Thứ Ba, 16 tháng 3, 2010

Điểm tin 16/3

Phúc đáp thư của Hòa thượng Quảng Độ
Bà Loretta Sanchez, Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ và bà Therese Jebsen, Giám đốc Sáng hội Rafto, vừa trả lời phỏng vấn RFA về bức thư của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ về vấn đề nhân quyền, dân chủ và tự do tôn giáo.



Vietnam frees dissident priest
HANOI - VIETNAM freed one of its highest-profile political prisoners on Monday, releasing outspoken Catholic priest Nguyen Van Ly five years before his sentence was up, a US-based advocacy group said.

A spokesman for the US embassy in Hanoi said he was aware of reports that Ly had been paroled for medical treatment and said: 'If these are true it would be a welcome humanitarian gesture.' A perennial thorn in the side of the ruling Communist Party, Ly has spent some 16 years in prison over the past three decades for advocating greater human rights in the one-party state.

LM Nguyễn Văn Lý được tạm tha: Vui nhưng không hài lòng
Trước thông tin về việc Linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do vào ngày 15/03/2010, dư luận thuộc những tôn giáo khác nhau đều vui mừng nhưng không ai được hài lòng.



Linh mục Nguyễn Văn Lý được trả tự do
“Người nhà linh mục cho biết họ chỉ mới nói chuyện nhanh qua điện thoại và chưa rõ là linh mục Lý được thả luôn hay chưa, hay chỉ để chữa bệnh.
Có tin chưa kiểm chứng nói ông chỉ được ra tù trong 12 tháng để chữa bệnh.
Được biết sức khỏe của linh mục Lý đã xấu đi kể từ lần bị đột quỵ hồi tháng 11 năm ngoái.”

Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý được đình hoãn thi hành án trong 1 năm vì lý do sức khỏe


- Phỏng vấn-Linh mục Nguyễn Văn Lý được đưa về Tòa Tổng Giám mục Huế để điều trị trong 12 tháng (RFI). – Cha Nguyễn Văn Lý được thả (BBC). - LM Lý: ‘Tù đày là cái giá phải trả của những người đấu tranh chân chính’ (VOA). – Giám mục Mai Thanh Lương chúc mừng Tổng Giáo phận Huế (VOA).
- Lê Công Định kháng cáo xin giảm án, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long kháng cáo kêu oan. Riêng Nguyễn Tiến Trung không kháng cáo (TNiên)


Lê Công Định kháng cáo Đài Tiếng Nói Việt Nam
Trong vụ án này, cùng kháng cáo còn có Trần Huỳnh Duy Thức (SN 1966, ngụ quận Tân Bình TPHCM, bị án sơ thẩm tuyên 16 năm tù) và Lê Thăng Long (SN 1967, ngụ TP Hà Nội, bị tuyên 5 năm tù). Ngày 15/3, nguồn tin từ Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM cho ...
Lê Công Định kháng cáo xin giảm ánThanh Niên
Ngày mai xử phúc thẩm ông Huỳnh Ngọc SĩDân Trí
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ sắp ra tòa phúc thẩmTuổi Trẻ

Để Đảng nói tiếng dân
(VietNamNet) - Làm sao để nhân dân sôi nổi góp ý vào văn kiện Đại hội XI? Làm sao tiếp thu ý chí toàn dân tộc, biến thành đường lối phát triển mới.


“Không có việc nước ngoài lách luật khai thác nội địa”-- Lao Động
Cục phó Cục hàng không VN Lại Xuân Thanh đã khẳng định như vậy khi trao đổi với PV Lao Động sáng 15.3, về việc Vietnam Airlines cho rằng Hãng Hàng không Malaysia Air Asia (AA) đã lách luật để khai thác thị trường nội địa bằng động thái mua cổ phần của Vietjet Air (VJ).


- Cuộc chiến chống tham nhũng ở VN sẽ tập trung vào 7 lĩnh vực (VOA).

Hôm nay, Hội Địa lý VN sẽ có thư ngỏ phản đối (PLTP).
Quyền chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Hồ Uy Liêm đã ký công văn chính thức Yêu cầu Hội Địa lý Hoa Kỳ đính chính bản đồ (TTrẻ)
- Phản ứng xung quanh việc National Geographic phát hành bản đồ sai sự thật(Vit)


- Trường học VN đã nằm bên kia biên giới Tàu (boxitvn).
- Hồi âm bài Việc 10 tỉnh tự ý cho người nước ngoài thuê rừng: Tại sao các tỉnh lại làm liều như vậy? (boxxitvn)

- Vì sao Trung Quốc chỉ thích đàm phán song phương? (RFA). – Những ai không muốn quốc tế hoá tranh chấp ở biển Đông? (phần 3).
- Triệu trái tim hướng về biển, đảo Tổ quốc (CT)

- Hồ Bạch Thảo: Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) có được nói đến như là đất Trung Quốc trong Thanh Sử CảoĐại Nam Nhất Thống Toàn Đồ không? (TCTĐM)

Kinh tế:
- Vũ Quang Việt: Tranh luận về chính sách kích cầu – kinh nghiệm cho Việt Nam (TBKTSG)


Outsourcing To Vietnam (Forbes 15-3-10)
Khi FDI là... đất và vốn nội--- CafeF
FDI từ đầu năm đến nay đã giảm hơn 70% so với năm ngoái, nhưng điều lo ngại hơn cả là chất lượng, hiệu quả sử dụng dòng vốn này.


Việt Nam có thể là nguyên nhân gây khủng hoảng tín dụng
Việt Nam có thể là mắt xích yếu kém nhất trong các nền kinh tế Châu Á trước khả năng xảy ra khủng hoảng tín dụng như bên Châu Âu.



- Vùng mía nóng ngày càng… nóng hơn (NNVN). – Nhức nhối từ vùng sắn lớn của Thanh Hóa.
Nhà cung cấp xăng dầu lớn nhất VN - Petrolimex vừa thông báo tính đến chiều 15/3, với mỗi lít xăng bán lẻ hãng đang lỗ khoảng 826 đồng, các mặt hàng dầu cũng gần như không còn đồng lãi.>Yêu cầu doanh nghiệp xăng dầu giảm tần suất tăng giá


Fitch Warns of Vietnam Ratings Cut (WSJ 15-3-10) -- Một viên chức Ngân Hàng Nhà Nước cho biết là ông không hay biết gì về tin này” Ối giời ơi! Có lẽ ông không đọc viet-studies?
Nguyên do của việc Fitch dự trù hạ điểm của Việt Nam vì thiếu sự tin tưởng vào tiền đồng, do những dấu hiệu về tăng trưởng nóng và mối lo ngại về dự trữ ngoại tệ cho Việt Nam. RFI phỏng vấn tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội.

Ôi, "chia sẻ"!
Chỉ vài người đọc báo biết 15-3 năm nay là kỷ niệm 50 năm “Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới” thông qua bản tin về một cuộc mít-tinh.
Cuộc này quy tụ hơn trăm người, tại một siêu thị điện máy mới khai trương, xa trụ sở Bộ Công thương gần 10 km.
Còn nhớ mỗi lần giá xăng, điện, nước… tăng, người tiêu dùng thường bắt gặp hình ảnh các quan chức nhà nước trên tivi đi kèm các mỹ từ: nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng chia sẻ. Nhưng thực tế nhà nước có “chia sẻ” với người tiêu dùng không?
Theo báo cáo mới đây của Bộ Công thương thì trong cơ cấu giá xăng dầu, các loại thuế, phí, khoản thu đang chiếm tỉ lệ khá lớn. Cụ thể như: trích quỹ bình ổn 300 đồng/lít; thuế nhập khẩu xăng 20%, dầu diesel 15%; thuế tiêu thụ đặc biệt 10%; thuế giá trị gia tăng 10%; phí giao thông 1.000 đồng/lít đối với xăng, 500 đồng/lít đối với dầu diesel...
Bộ này cũng phải thừa nhận để cân bằng lợi ích (với người tiêu dùng) thì cần phải điều chỉnh (giảm) mức thuế đối với mặt hàng xăng!
Còn ở lĩnh vực dịch vụ ngân hàng thì người tiêu dùng đang thiệt đơn, thiệt kép. Trong khi nhà nước ra tay khống chế lãi suất huy động (không vượt quá mức trần 10,499%/năm) thì lại đồng ý bỏ trần lãi suất cho vay (trung, dài hạn). Vì thế, mức lãi suất cho vay lên mức 16%-18%/năm nhưng người gửi tiết kiệm chỉ nhận quanh mức 10,49%/năm!
Đây là chủ đề đang rất bức xúc vì nghịch lý: “Đầu ra” không có trần nhưng “đầu vào” lại có trần thì lợi ích sẽ nghiêng về các ngân hàng thương mại chứ không nghiêng về người gửi tiền và cũng không nghiêng về người vay. Thực tế lãi suất gửi tiết kiệm đã bị thực âm từ tháng cuối năm trước đến nay khi tốc độ tăng giá tiêu dùng liên tục cao hơn lãi suất tiết kiệm. Hiệp hội Ngân hàng từng có kiến nghị tại cuộc họp ngày 9-3 về nghịch lý này nhưng không có hồi âm.
Trong tiếng Việt, “chia sẻ” là động từ mang ý nghĩa cùng chia với nhau để cùng được, cùng hưởng theo kiểu có đi có lại. Thế nhưng với cách quản trị mặt hàng xăng dầu và dịch vụ tài chính như trên thì nhiều ngày 15-3 nữa trôi đi, hàng chục triệu người tiêu dùng Việt vẫn chưa được nếm sự ngọt ngào trên tư cách “thượng đế”!

Việt Nam sẽ xây dựng đường xe lửa cao tốc Bắc-Nam
Việt Nam có kế hoạch xây dựng đường xe lửa tốc hành Bắc-Nam, Liên Doanh Tư Vấn Việt Nam-Nhật Bản (VJC) mô tả đây là dự án giao thông lớn nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Tân Hoa Xã từ Hà Nội đưa tin này hôm 15/3.

Xã hội:
Câu hỏi độc ác từ những đứa trẻ
Rồi đến một ngày, chúng sẽ đứng trước xã hội một cách ngạo mạn, hống hách và ác độc cất tiếng đòi hỏi và đe dọa xã hội bằng bạo lực. Và nếu không được xã hội thỏa mãn những dục vọng của mình, chúng sẽ tàn phá xã hội một cách không thương tiếc...


- Trừ lương giáo viên để… tiếp khách (TTrẻ)
- Hiệp hội chống bắt nạt quốc tế khuyên phụ huynh 5 điều (VNN)


Chợ Trời ngang nhiên tồn tại dù nằm ngoài quy hoạch(II)
Nằm ngay giữa trung tâm thủ đô, với những cái bát nháo ấy, chợ Trời nghiễm nhiên tồn tại và đến nay, cũng đã quá nửa thế kỷ trôi qua. Mặc dù, chưa bao giờ chợ Trời có tên trong qui hoạch thương mại của Thành phố Hà Nội.



Chợ Trời ngang nhiên tồn tại vì "không thể" giải toả
(VietNamNet) - Với những cái bát nháo ấy, chợ Trời tồn tại đã quá nửa thế kỷ trôi, mặc dù chưa bao giờ chợ có tên trong qui hoạch thương mại Hà Nội.


Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si
Vấn đề phức tạp trong thực hành tâm linh ở nước ta hiện nay có phải do điều kiện kinh tế thị trường, hàng hoá quy định hay trước hết do nhận thức không đầy đủ ở mỗi người? - PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đặt câu hỏi.



Triệt phá vụ môi giới hôn nhân trái phép trong sân bay Tân Sơn Nhất Nhân Dân
TTXVN - Chiều 15-3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 14) Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp Công an quận Tân Bình đã ngăn chặn kịp thời một vụ môi giới hôn nhân trái phép cho người nước ngoài, ngay trong khuôn viên sân bay quốc tế ...
Xem mắt cô dâu trên xe du lịchThanh Niên
Môi giới hôn nhân trái phép trong sân bayNgười Lao Động
Chờ xem mặt lấy chồng Hàn ngay tại sân bayVietNamNet
Trai Hàn tuyển vợ Việt ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất
Để qua mắt lực lượng công an, buổi xem mắt “lưu động” giữa các trai Hàn và 18 cô gái Việt diễn ra tại bãi đậu xe ô tô thuộc sân bay Tân Sơn Nhất. Duyên chưa kịp se, các đối tượng tham gia vụ môi giới hôn nhân trái phép đã bị tóm gọn.


Chuyện kể dưới ngọn đèn đường: Chuyện của Vân (Phần 7)
TP - Vân ở Đồng Tháp. Bà dì về quê dắt cả chùm hơn chục cô lên Sài Gòn, nói lấy chồng Đài Loan sướng lắm, có nhiều tiền gửi về quê. Vân nói, em thích đi máy bay lắm, em cũng chỉ mơ ước suốt ngày được ngồi xem ti vi, nên đồng ý ngay.



- Yêu cầu Vinashin chuyển hết tiền bồi thường cho dân tại “dự án Khu Công nghiệp tàu thủy Lai Vu” (VNN)




Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), chỉ 1/3 số người lao động xuất khẩu tham gia điều tra cho biết, họ đã trả được hết các khoản nợ nần khi về nước.

<<<::: a="a" b="b" c="c" d="d" h="h" i="i" kh="kh" ki="ki" l="l" lao="lao" m="m" n="n" ng="ng" ngh="ngh" nh.="nh." o="o" p="p" ph="ph" r="r" ra="ra" s="s" t="t" th="th" tuy="tuy" u="u" v="v" xu="xu" y="y">
"LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐẾN MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á: Chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của NGO"
ISDS tổ chức với sự tài trợ của IDRC, trường ĐH Kyoto và Western Ontario
Hội thảo này có những nét đặc biệt, đã có những nhân chứng sống kể về cuộc sống lao động xứ người vất vả ra sao, họ có ít thông tin về cuộc sống nơi ở mới thế nào, và quá trình tái hòa nhập sau khi về vất vả ra sao,
Người lao động ít được bảo vệ khi lao động, câu chuyện về một người lao động tại Malaysia quê ở Hà tĩnh, đã chết sau 1 thời gian ngắn làm việc tại Malaysia, được chôn cất nhờ sự đóng góp của những người cùng lao động.
Người lao động tại Hàn Quốc vất vả ra sao khi phải đi những chặng đường dài tới Đại sứ quán làm hộ chiếu với mức phí quá mức từ USD 150-300, trong khi quy định ở trong nước chỉ có VND 200k. Họ cũng hiểu biết rất ít về quyền lợi của mình, như được hưởng tháng lương 13 sau khi làm đủ 365 ngày. Chủ lao động Hàn quốc thường tìm cớ cho họ nghỉ khi họ làm được 364 hay 363 ngày.
Người lao động cũng không hiểu biết nhiều để đòi bảo hiểm, lấy lại thuế sau khi đã nộp.
Đa số họ đều bị giữ hộ chiếu, điều này vi phạm công ước về Quyền của người lao động di trú.
Cuối cùng nói về thắng và thua: tỷ lệ 60%-40%. Liệu đây có phải là con số quá rủi ro cho người lao động. Phải nói thêm là tỷ lệ này cũng thay đổi theo địa phương đưa lao động đi, Hà Tây thì thành công nhất (60/40) với lao động đi Hàn Quốc, Đài Loan nhiều hơn.. và Hà tĩnh thì thấp hơn không được mức đó. Liệu có phải Hà Tây có nhiều đường dây môi giới và nhiều thông tin hơn nên thành công cao hơn. Hà tĩnh chủ yếu đi Malaysia nên không có được thành công bằng lao động đi từ các tỉnh khác.
Cũng cần nói về thời gian đi lao động, phải làm việc từ 1,5 -2 năm mới có thể trả được nợ trước khi ra đi, và sau đó mới để ra được . Lao động tại Malaysia thường phải về nước sớm nên họ mắc nợ và phải về khi vẫn còn mang nợ. Hợp đồng làm việc thường 2 năm (3 năm) cho nên lao động Việt Nam phải bỏ trốn và tiếp tục ở lại làm phi pháp để kiếm thêm thu nhập gửi về gia đình. Hiện nay người lao động được quyền gia hạn hợp đồng (trước kia thì không). Khi người lao động ở lại bất hợp pháp họ mất tiền đặt cọc, thường phải tới USD 2000.
Hội thảo mang lại nhiều thông tin giá trị dưới lăng kính từ tổng quan tới chi tiết rồi lại quay lại với cái nhìn tổng quát hơn. Từ kết quả nghiên cứu, nhìn vấn đề lao động di trú dưới góc độ khung pháp lý, tới hoạt động của NGO (hơi buồn là chỉ có NGO của Nhật, Hàn, Malaysia chứ không thấy Việt Nam), cùng với trải nghiệm của chính người lao động kể về cuộc sống của họ, tới hành động của ASEAN.
Rất cảm ơn bà Khuất Thu Hồng đã tổ chức Hội thảo này.
--
Sau hội thảo, cái thu được là người lao động Việt Nam phải tự bơi là chính (ai nói dân ta ỷ lại lắm đây), rủi ro họ tự gánh chịu. Vai trò của cơ quan môi giới , trung tâm đưa người lao động đi rất hạn chế, trong khi chi phí ra đi của người lao động Việt Nam so với các nước khác là cao. Người lao động than phiền về các cơ quan môi giới lừa đảo và có quá ít thông tin, về nghề nghiệp, ngoai ngữ, pháp luật, văn hóa tại nước họ tới.
Hiện nay các NGO tại các nước nhận lao động như Nhật , Hàn, Malaysia đã bắt đầu có hoạt động giúp đỡ người lao động di trú Việt Nam.

- Đòi chất lượng lao động Nhật, trả lương ‘tối thiểu’ Việt Nam (VNN)
- Bức xúc vì lương thấp, điều kiện làm việc tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại mà không được phụ cấp và hàng loạt lý do “bất công” khác khiến gần 100 công nhân của Công ty thép Endo Stainless Stell Việt Nam (gọi tắt là Công ty Endo) tại Khu công nghiệp Nội Bài đình công trong nhiều ngày liên tiếp.
Muốn đi vệ sinh phải xin 3 chữ kí

- Giám đốc “nã” 2 người bị thương được cấp súng vì nể (VNN)




Thu tiền điện cao với người thuê nhà sẽ bị xử lý
Chủ nhà thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn mức giá trong hoá đơn tiền điện do đơn vị bán lẻ điện phát hành sẽ bị xử phạt



Nạn sản xuất, buôn bán phân bón giả: Người ngay sợ kẻ gian- Lao Động
Nhiều vụ án làm phân bón giả đã bị khởi tố từ lâu, nhưng đến nay vẫn "đắp chiếu", gây bức xúc cho doanh nghiệp và nông dân. Đáng lưu ý, đã xuất hiện hành vi biến thuốc bảo vệ thực vật có độc chất thành phân bón có thể gây nguy hại cho sức khoẻ tính mạng nông dân, môi trường...

Môi trường:

Mêkông kiệt nước, Trung Quốc bị chỉ trích
Mực nước thấp ở hạ nguồn sông Mekong lại tiếp tục làm dấy lên những chỉ trích đối với các đập thủy điện mà Trung Quốc đã dựng lên trên các đoạn sông thượng nguồn.


Chinese dams blamed for Mekong’s dwindling flows and fish stocks (Vancouver Sun 14-3-10) - When the Mekong runs dry (Asia Times 13-3-10)

- Bình Dương: Nước ngầm sâu 70m cũng bị ô nhiễm (SGTT)
- 49% cơ sở được thanh tra không thực hiện cam kết bảo vệ môi trường (ĐĐKết)

Thêm nhiều trẻ em nhiễm độc chì ở Trung Quốc-- Đất Việt
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 14/3 thông báo đã phát hiện thêm 94 trường hợp, trong đó có 88 trẻ em, bị nhiễm độc chì.

Loài hổ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng
(ANTĐ) - Trong khi hổ hoang dã ở Việt Nam ngày càng có nguy cơ tuyệt chủng thì tình trạng săn bắn, buôn bán, vận chuyển hổ ngày một gia tăng. Nhu cầu sử dụng lớn, lợi nhuận cao khiến loài hổ đang dường như chỉ còn tồn tại trên sách báo, tranh ảnh. ...
Cứu 'chúa sơn lâm'Báo Đất Việt
Tăng cường quản lý các trại nuôi hổHà Nội Mới
Nhu cầu sử dụng xương hổ nấu cao đang gia tăngThanh Tra
Thanh Niên -VNMedia



Quốc tế:

Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (Phần 2)
Người Mỹ thường xuyên la hét thuyết nước Mỹ suy tàn; sau đại chiến II họ từng 8 lần làm như vậy. Người Nhật luôn nhắc nhau thuyết Nhật Bản chìm đắm. Còn tác giả "Giấc mơ Trung Quốc" nhắc mọi người luôn nhớ Tinh thần quốc ca, tức nhớ câu Dân tộc TQ đã tới lúc nguy hiểm nhất trong bài quốc ca TQ.


Trung Quốc giữ vững vị trí chủ nợ số 1 của Mỹ-- CafeF
Thực tế trong tháng 1/2010, Trung Quốc đã giảm lượng nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.



Can US squeeze into the 'Chinasean' bed? (Straits Times 15-3-10) -- Mỹ có chen được vào chung gường với ASEAN và Trung Quốc không?

Mỹ giật mình khi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở ĐNA
Ủy ban Xem xét kinh tế và an ninh Mỹ - Trung (USCC) vừa tổ chức một buổi điều trần dài về các hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á.



Vì sao Trung Quốc chỉ thích đàm phán song phương?
Những hành động của Trung Quốc trên biển Đông nói riêng và nỗ lực chống “quốc tế hóa biển Đông”, khước từ tham dự các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp đã gây nhiều thắc mắc.

Worldwide arms trade flourishing despite recession, report warns (Guardian 15-3-10) -- Arms resurgence in South-east Asia (Straits Times 15-3-10) -- Có nói đến VN. Thế giới chạy đua võ trang? (BBC 15-3-10)

- Australia: Trung Quốc không nên lũng đoạn giá thị trường quặng sắt (Vit)

Tổng số lượt xem trang