-Thu hồi 1.000 ha đất rừng cho công ty Trung Quốc thuê
- Tỉnh Quảng Nam đã cho thuê với giá rất rẻ, gần như cho không công ty Innovgreen (Đài Loan) hơn 1.000 ha đất tại các huyện miền núi có vị trí chiến lược và các huyện biên giới. Số đất này vừa bị kiểm tra thu hồi.
Quá trình kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam cho thấy, diện tích đất được giao và tạm giao cho công ty Innovgreen Quảng Nam trồng rừng nguyên liệu nằm trong khu vực ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng nên buộc phải thu hồi.
Diện tích đất bị thu hồi ở 5 xã thuộc huyện Nam Trà My (Trà Dơn, Trà Mai, Trà Don, Trà Vân, Trà Tập). Công ty này cũng không được triển khai việc trồng rừng và các hoạt động xây dựng vùng dự án tại các xã của huyện Nam Trà My.
Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, tạm giao đất và cho thuê đất, tại huyện Nam Trà My, Innovgreen đã trồng khoảng 70ha cây bạch đàn. Tại huyện Tây Giang, công ty này trồng được 16,8ha, trong đó 7,94/158ha được tạm giao và 8,86/1002ha được cho thuê.
-
Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
Thế nhưng, chưa được hưởng lợi gì từ dự án thì họ đã thấy mình bị “hớ”. Tiền làm thuê trồng rừng bị nợ, những lợi ích khác thì không thấy… Một số ít người dân còn lại thì nhất quyết không đồng ý giao đất rừng cho doanh nghiệp nước ngoài này vì họ không biết con cháu họ sẽ sống bằng gì trên vùng đất khó khăn này?.
Đời sống của bà con xã Đông Quan cứ bình lặng trôi đi như cái nghèo “khó mà thay đổi được” thì bất ngờ năm 2007 Công ty Innov Green (Hồng Kông – Trung Quốc) vào thuê đất rừng với thời hạn 50 năm để trồng bạch đàn lấy gỗ công nghiệp.
Khi vào xã Đông Quan, công ty có nguồn gốc nước ngoài này đã đem theo những lời hứa hẹn mở đường, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm cho bà con nên nhiều hộ dân đã tin tưởng giao đất rừng cho công ty và tiến hành trồng bạch đàn.
“Nhiều hộ thận trọng lo cho công ăn việc làm của con cháu mai sau nên nhất quyết không giao đất rừng cho công ty”, ông Vi Văn Mài, trưởng thôn Song Sài, xã Đông Quan cho biết. Theo chỉ dẫn của ông Mài, chúng tôi được anh Lành Văn Nga, một người dân trong thôn chỉ đường đến nhà chị Lý Thị Thiết ở thôn Song Sài. Xung quanh hai bên đường rộng chừng 40 - 50 cm ngoằn ngoèo uốn lượn là những cây thông đã được người dân trồng từ năm 2004 nhờ dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Lạng Sơn.
“Công ty có hẹn tôi đến ngày 28/1 sẽ trả tiền công, nhưng cứ hết lần này đến lần khác tôi vẫn chưa được công ty trả tiền công đào hố trồng cây, chỉ có thỉnh thoảng nhận được vài trăm tiền tạm ứng. Trong khi đó tiền bồi thường đất và cây thông đến nay tôi vẫn không nhận được vì nay nghe cán bộ nói đất đó của gia đình sử dụng nhưng chưa cấp sổ”, chị Thiết bức xúc.
Chị Thiết dẫn chúng tôi leo trèo hơn 30 phút trên nhiều quả đồi để đến địa điểm đất đồi đã được công ty nước ngoài này trồng bạch đàn. Số cây bạch đàn không thể đếm xuể, tuy đã trồng được 6 tháng nhưng cũng mới chỉ cao được 50cm. Chị Khiết cho biết, toàn bộ vùng bạch đàn này là công sức của chị và người dân Song Sài.
Chị Cầu bức xúc: “Giao đất cho công ty rồi chúng tôi phải đi làm thuê cho họ. Nhưng khi chúng tôi trồng cây xong thì tiền công họ cũng không trả đủ. Chúng tôi có hỏi tiền bồi thường từ đất và cây thì bất ngờ lại được xã cho biết đất không có sổ thì không được bồi thường. Cứ đà này không biết gia đình tôi phải làm gì để kiếm sống”.
Được biết, hàng chục hộ dân khác ở thôn Song Sài giao đất, rừng rồi làm thuê cho công ty này cũng đang bị nợ. Và đến nay khi nghe thông tin không được đền bù đất nữa thì họ không muốn giao đất cho công ty của người nước ngoài.
Anh Nga bảo: “Khi công ty vào lấy đất rừng tôi kiên quyết không đồng ý vì thời hạn thuê đất 50 năm thì đời tôi coi như đã hết, nhưng đến đời con cháu tôi lấy đâu ra đất rừng để làm. Không có đất rừng thì chúng tôi chết đói vì ngoài mấy sào ruộng làm không đủ ăn, chúng tôi chỉ biết trông chờ vào diện tích đất rừng để trồng rừng và chăn thả”.
Chính quyền Lạng Sơn giải thích việc cho nước ngoài thuê rừng
* Thưa ông, dự án này sẽ làm thí điểm trong bao lâu?
Ai đứng sau việc trốn thuế của Cty Dòng Hiền?
Hầu hết chủ đầu tư “quên” hạ tầng xã hội
Lao động nữ mất việc được hỗ trợ 3 triệu đồng học nghề--- CafeF
Lao động 'Nam tiến': Đi mắc núi, ở mắc sông
- Tỉnh Quảng Nam đã cho thuê với giá rất rẻ, gần như cho không công ty Innovgreen (Đài Loan) hơn 1.000 ha đất tại các huyện miền núi có vị trí chiến lược và các huyện biên giới. Số đất này vừa bị kiểm tra thu hồi.
Quá trình kiểm tra của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam cho thấy, diện tích đất được giao và tạm giao cho công ty Innovgreen Quảng Nam trồng rừng nguyên liệu nằm trong khu vực ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng nên buộc phải thu hồi.
Diện tích đất bị thu hồi ở 5 xã thuộc huyện Nam Trà My (Trà Dơn, Trà Mai, Trà Don, Trà Vân, Trà Tập). Công ty này cũng không được triển khai việc trồng rừng và các hoạt động xây dựng vùng dự án tại các xã của huyện Nam Trà My.
Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, tạm giao đất và cho thuê đất, tại huyện Nam Trà My, Innovgreen đã trồng khoảng 70ha cây bạch đàn. Tại huyện Tây Giang, công ty này trồng được 16,8ha, trong đó 7,94/158ha được tạm giao và 8,86/1002ha được cho thuê.
Rừng trồng của công ty Innovgreen tại vùng biên giới Tây Giang |
Do thiếu đất canh tác nên người dân Nam Trà My phá rừng làm rẫy. Trong khi đó, tỉnh lại hào phóng cho công ty Trung Quốc đất rừng |
Tuy nhiên, tiến độ đầu tư trồng rừng chậm, diện tích trồng rừng rất ít so với tổng diện tích được tạm giao và cho thuê. Do đó, ngày 15/3/2013, UBND tỉnh Quảng Nam đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của Công ty Innovgreen Quảng Nam.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở TN-MT tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của công ty trên địa bàn huyện Tây Giang.
Đầu tháng 6/2015, tại cuộc họp của UBND tỉnh Quảng Nam, tất cả thành viên trong đó có đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đều thống nhất đề nghị chấm dứt việc cho thuê đất để trồng rừng nguyên liệu của Công ty Innovgreen Quảng Nam và thực hiện việc bồi thường cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo UBND tỉnh, tại thời điểm năm 2008, 2009 việc cho công ty Innovgreen thuê đất để trồng rừng nguyên liệu là xuất phát từ mong muốn phủ xanh đất trống đồi trọc với quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.
Công ty TNHH MTV Innov Green Quảng Nam nhanh chóng được thành lập và triển khai dự án trồng rừng công nghệ cao tại địa bàn 8 huyện miền núi Quảng Nam, với diện tích được UBND tỉnh cấp lên đến 30.000 ha, trong thời hạn 50 năm. Tổng số vốn đầu tư là 40 triệu USD.
Tại thời điểm đó, Sở Tài nguyên Môi trường Quảng Nam khẳng định, việc cấp đất cho dự án đầu tư nước ngoài trồng rừng tại địa bàn các huyện miền núi Quảng Nam là hoàn toàn đúng pháp luật. Tuy nhiên, giá thuê đất gần như được "cho không", chỉ 2,75 đồng/m2.
Toàn bộ diện tích đất rừng được thoả thuận cấp đất cho Cty TNHH MTV Innov Green Quảng Nam tại 8 huyện vùng núi, biên giới, chỉ trừ diện tích đất tại huyện Quế Sơn sẽ được tỉnh miễn tiền thuê đất trong 7 năm kể từ ngày xây dựng hoàn thành đưa dự án vào hoạt động.
-
Tận mắt chứng kiến việc giao đất rừng cho người nước ngoài
Cập nhật lúc 08:00, Thứ Hai, 01/03/2010 (GMT+7)
- Với lời hứa sẽ đền bù đất, cây, mở đường, đưa điện và tạo công ăn việc làm cho bà con thôn xóm, nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) đã đồng ý giao đất giao rừng cho Công ty Innov Green (Hồng Kong – Trung Quốc, chi nhánh Lạng Sơn). Tướng Đồng Sỹ Nguyên cảnh báo việc cho nước ngoài thuê rừng
Tin lời hứa, dân mất đất trồng rừng?
Xã Đông Quan, huyện Lộc Bình là một xã miền núi nghèo, ngoài nghề trông lúa trên diện tích ruộng khô cằn thì đời sống của các hộ dân trong xã chủ yếu chỉ biết trông chờ vào diện đất đồi núi để trồng rừng, chăn thả trâu bò.
Anh Nga bảo: “Đường sá khó khăn thế này nên khi nghe công ty vào mở đường, đem điện đến nên không ít bà con cả tin đã giao đất rừng cho công ty của người nước ngoài bất chấp những cây thông xanh tốt nhiều khả năng sẽ bị chặt phá”.
Trong căn nhà tuềnh toàng được làm bằng gạch đất của chị Lý Thị Thiết, khi nghe chúng tôi hỏi về chuyện giao đất rừng cho công ty Innov Green, chị Thiết với khuôn mặt buồn rượi cho biết: “Đã nhiều tháng nay tôi mất ăn mất ngủ vì đã trót giao 3,8ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green trồng bạch đàn. Nhưng khi giao đất cho họ rồi đến nay tôi mới biết mình đã bị lừa…”.
Chị Thiết kể: Đầu năm 2008 người của công ty này và cả người của UBND xã Đông Quan có vào nói với gia đình chị, nếu giao đất rừng cho công ty gia đình chị sẽ được nhận bồi thường tiền đất, tiền trồng thông, ngoài ra gia đình chị còn được nhận vào làm công nhân với mức lương cao.
Tin lời công ty, chị Thiết đã giao 3,8 ha rừng trồng thông cho Công ty Innov Green và chấp nhận bất chấp mưa nắng mất hàng tháng trời đi đào hố, gánh phân lên đồi Pa Cà Nông để trồng bạch đàn cho công ty với mức lương 100 nghìn đồng/ ngày. Nhưng kể từ khi giao đất rừng, trồng bạch đàn cho công ty Inno Green xong đến nay đã hơn 5 tháng chị Thiết vẫn chưa được công ty trả tiền công chứ chưa nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng.
Cũng như gia đình chị Thiết, gia đình chị Bế Thị Cầu cùng thôn Song Sài đã giao 3 ha diện tích đất rừng cho Công ty Innov Green và đi trồng thuê bạch đàn cho công ty nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền công.
“Giao rừng cho họ con cháu tôi làm gì để sống?”
Không “cả tin” như các hộ dân giao đất rừng cho công ty Innov Green, nhiều gia đình trong thôn Song Sài và cả thôn Nà Lâu, xã Đông Quan kiên quyết không giao đất rừng cho phía công ty Inno Green. Lý do mà các hộ dân không giao đất đưa ra: Tấc đất tấc vàng, mất đất mất việc làm.
Anh Lành Văn Nga (27 tuổi), ở thôn Song Sài cho biết, cuối năm 2007 đầu năm 2008 công ty Innov Green và người của UBND xã có đến yêu cầu gia đình anh giao 3,1 ha diện tích đất rừng cho công ty, nhưng anh nhất quyết không đồng ý.
Anh Nga bảo: “Khi công ty vào lấy đất rừng tôi kiên quyết không đồng ý vì thời hạn thuê đất 50 năm thì đời tôi coi như đã hết, nhưng đến đời con cháu tôi lấy đâu ra đất rừng để làm. Không có đất rừng thì chúng tôi chết đói vì ngoài mấy sào ruộng làm không đủ ăn, chúng tôi chỉ biết trông chờ vào diện tích đất rừng để trồng rừng và chăn thả”.
Người nông dân tên Nga này còn cho biết thêm, việc anh không đồng ý giao đất cho dự án không chỉ muốn giữ cho con cháu anh mà việc giữ đất còn là để giữ nước nữa.
Cũng như anh Nga, gia đình anh Vy Văn Ý ở thôn Song Sài được giao 3 ha diện tích đất rừng trồng thông theo dự án trồng thông làm giấy của tỉnh Sơn La từ năm 2004. Đến nay dù diện tích thông còn sống không nhiều nhưng đất rừng là nơi để anh chăn thả trâu bò và những hàng thông đang lớn dần sẽ là vốn liếng để anh để lại cho con cháu anh sau này.
Anh Ý bức xúc: Trước đây với diện tích đất rừng chăn thả rộng chúng tôi nuôi trâu nuôi bò thả rất thoải mái, nhưng kể từ khi công ty Inn o Green tiến hành trồng 60 ha bạch đàn từ diện tích đất rừng thì việc chăn thả trâu bò của các hộ dân chúng tôi cũng hết sức khó khăn”.
Cùng quan điểm và kiên quyết như gia đình anh Nga, anh Vy, hàng chục hộ dân ở thôn Nà Lâu cũng kiên quyết không giao đất cho Công ty Innov Green.
Bà Bế Thị Chấm, thành viên hội phụ nữ thôn Nà Lâu cho biết: “Năm ngoái khi chúng tôi bắt đầu trồng thuốc lá trên diện tích đất rừng thì UBND xã và người của công ty Inn ov Green vào bảo dân chúng tôi nhường đất và đi làm công nhân cho công ty. Nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì mất đất là chúng tôi không còn gì cả”.
Chính quyền Lạng Sơn giải thích việc cho nước ngoài thuê rừng
Cuối năm 2008 làm được 200 ha trên xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, cuối năm 2009 số lượng khoảng 400 ha.
Nước ngoài trồng rừng trải rộng 49 xã
Ông Thân Văn Lợi, Trưởng phòng NN của Sở KHĐT Lạng Sơn cho biết: "Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện tại có 16 dự án đầu tư trồng rừng có giấy chứng nhận của UBND tỉnh, trong đó có ba dự án của ba công ty nước ngoài và liên kết nước ngoài thực hiện gồm, công ty TNHH một thành viên Innovgreen của Trung Quốc với tổng quy mô dự án lên tới 63.000ha, công ty TNHH một thành viên Champion Logis của Đài Loan tổng quy mô dự án là 9.945 ha và công ty lâm nghiệp Lộc Bình (Việt Nam) liên kết công ty lâm trường Phái Dương Sơn của Trung Quốc có tổng quy mô 200ha".
Trong ba công ty nước ngoài xin thuê đất trồng rừng tại tỉnh Lạng sơn chỉ còn hai công ty, công ty TNHH một thành viên Innovgreen và sự liên kết của hai công ty lâm nghiệp Lộc Bình của Việt Nam và công ty lâm trường Phái Dương Sơn của Trung Quốc là còn đang hoạt động. Công ty Champion Logis vì lí do khách quan đã không thuê tiếp.
Theo ông Lâm Văn Chấn, Chi cục phó Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn cho biết, chỉ có công ty TNHH Innovgreen là có quy mô nhất nhưng chỉ được trồng thử nghiệm từ cuối năm 2008. Cây trồng chủ yếu là Keo và Bạch Đàn, mục tiêu công suất cung cấp gỗ từ 1 -1,5 triệu m3/ năm.
Ông Thân Văn Lợi, Trưởng phòng NN của Sở KHĐT Lạng Sơn cho biết: "Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện tại có 16 dự án đầu tư trồng rừng có giấy chứng nhận của UBND tỉnh, trong đó có ba dự án của ba công ty nước ngoài và liên kết nước ngoài thực hiện gồm, công ty TNHH một thành viên Innovgreen của Trung Quốc với tổng quy mô dự án lên tới 63.000ha, công ty TNHH một thành viên Champion Logis của Đài Loan tổng quy mô dự án là 9.945 ha và công ty lâm nghiệp Lộc Bình (Việt Nam) liên kết công ty lâm trường Phái Dương Sơn của Trung Quốc có tổng quy mô 200ha".
Trong ba công ty nước ngoài xin thuê đất trồng rừng tại tỉnh Lạng sơn chỉ còn hai công ty, công ty TNHH một thành viên Innovgreen và sự liên kết của hai công ty lâm nghiệp Lộc Bình của Việt Nam và công ty lâm trường Phái Dương Sơn của Trung Quốc là còn đang hoạt động. Công ty Champion Logis vì lí do khách quan đã không thuê tiếp.
Theo ông Lâm Văn Chấn, Chi cục phó Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn cho biết, chỉ có công ty TNHH Innovgreen là có quy mô nhất nhưng chỉ được trồng thử nghiệm từ cuối năm 2008. Cây trồng chủ yếu là Keo và Bạch Đàn, mục tiêu công suất cung cấp gỗ từ 1 -1,5 triệu m3/ năm.
Địa điểm đầu tư thực hiện dự án tại 49 xã thuộc 7 huyện. Văn Quan, Tràng Định, Lộc Bình, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn, Đình Lập. Huyện Tràng Định gồm 14 xã, huyện Cao Lộc gồm 4 xã, huyện Văn Quan 12 xã, huyện Lộc Bình 7 xã, huyện Đình Lập 3 xã, huyện Chi Lăng 1 xã, huyện Bắc Sơn 8 xã.Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.
“Hàng năm, chúng tôi vẫn đi cùng tỉnh kiểm tra các nguồn giống của họ (Công ty liên kết với Trung Quốc-PV) đem trồng ở địa phương mình, cây trồng chủ yếu của họ là Keo và Bạch Đàn. Cuối năm 2008 làm được 200 ha trên xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, cuối năm 2009 số lượng khoảng 400 ha. Khoảng 5-6 năm là họ khai thác một đợt. Chúng tôi chỉ quán lí về mặt cây trồng chứ không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp họ” - ông Chấn nói.
Dân chặn không cho cuốc rừng
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Nguyên giám đốc công ty TNHH Innovgreen lại cho biết, hiện tại công ty chỉ được tỉnh Lạng Sơn cấp bìa đỏ khoảng 400 ha. “Còn lại là phần công ty đi liên kết với dân, tức là đất của dân mình bỏ tiền đầu tư cho người dân hai bên liên kết ăn chia sản phẩm. Chúng tôi cần gỗ, nhưng giá không thỏa đáng thì chúng tôi cũng không ép dân. Hiện tại, công ty trồng chủ yếu là Bạch đàn và Keo, Keo thông. Khai thác xong thì làm dăm, gỗ trích nghiền thành mảnh, làm ván ép. Vì đường kính nhỏ, gỗ non, đường kính khoảng 18-20 cm là khai thác rồi” ông Nguyên nói.
Tại huyện Lộc Bình, một trong những huyện có dự án cho thuê đất trồng rừng lâu năm giữa hai công ty lâm nghiệp Lộc Bình và công ty lâm trường Phái Dương Sơn (của Trung Quốc). Dự án thuê đất được đặt ở hai xã Lợi Bác và Nam Quan.
“Hàng năm, chúng tôi vẫn đi cùng tỉnh kiểm tra các nguồn giống của họ (Công ty liên kết với Trung Quốc-PV) đem trồng ở địa phương mình, cây trồng chủ yếu của họ là Keo và Bạch Đàn. Cuối năm 2008 làm được 200 ha trên xã Kháng Chiến, huyện Tràng Định, cuối năm 2009 số lượng khoảng 400 ha. Khoảng 5-6 năm là họ khai thác một đợt. Chúng tôi chỉ quán lí về mặt cây trồng chứ không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp họ” - ông Chấn nói.
Dân chặn không cho cuốc rừng
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Nguyên giám đốc công ty TNHH Innovgreen lại cho biết, hiện tại công ty chỉ được tỉnh Lạng Sơn cấp bìa đỏ khoảng 400 ha. “Còn lại là phần công ty đi liên kết với dân, tức là đất của dân mình bỏ tiền đầu tư cho người dân hai bên liên kết ăn chia sản phẩm. Chúng tôi cần gỗ, nhưng giá không thỏa đáng thì chúng tôi cũng không ép dân. Hiện tại, công ty trồng chủ yếu là Bạch đàn và Keo, Keo thông. Khai thác xong thì làm dăm, gỗ trích nghiền thành mảnh, làm ván ép. Vì đường kính nhỏ, gỗ non, đường kính khoảng 18-20 cm là khai thác rồi” ông Nguyên nói.
Tại huyện Lộc Bình, một trong những huyện có dự án cho thuê đất trồng rừng lâu năm giữa hai công ty lâm nghiệp Lộc Bình và công ty lâm trường Phái Dương Sơn (của Trung Quốc). Dự án thuê đất được đặt ở hai xã Lợi Bác và Nam Quan.
Theo ông Chu Văn Đặng, giám đốc công ty lâm nghiệp Lộc Bình cho biết, tính tới thời điểm này hai công ty vẫn chưa triển khai được tí dự án nào do gặp khó khăn từ phía người dân. Người dân ở hai xã này cho biết, họ không muốn người nước ngoài vào làm ăn trên mảnh đất của mình. “Chúng tôi liên doanh với Trung Quốc, chuẩn bị cuốc hố , phát thực bì xong nhưng dân ra không cho làm. Dự án là 200 ha, nhưng hiện giờ chưa triển khai được chút nào vì mắc dân. Phát thực bì từ năm ngoái nhưng chuẩn bị làm thì dân không cho làm, cuốc hố được hơn 1000 hố xong thì dân lên chặn đường không cho cuốc rừng, họ không đồng ý cho người nước ngoài vào làm ở đây. Chúng tôi liên doanh theo hình thức mình góp đất, còn cây giống, phân bón, kĩ thuật đều của phía Trung Quốc lo” ông Nguyên chia sẻ.
Diện tích đã cho thuê không phải là rừng phòng hộ
Trước thông tin, Lạng Sơn có cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng phòng hộ. Ông Thân Văn Lợi, trưởng phòng NN&PTNT (Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn) giải thích: “Chúng tôi không cho thuê đất rừng phòng hộ mà chỉ cho thuê trên đất rừng sản xuất. Mình cho thuê theo luật pháp của việt Nam, chỉ cho thuê rừng sản xuất chứ không có rừng phòng hộ” ông Lợi nhấn mạnh.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lâm Văn Chấn, chi cục phó Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn cho biết, quan trọng trong 50 năm mình cho nước ngoài thuê đất trồng rừng thì chúng ta quản lí như thế nào, bằng cách nào mà thôi. Trên thế giới họ cũng cho thuê chứ đâu chỉ chúng ta, quan trọng là cách thức quản lí.
Trước thông tin, Lạng Sơn có cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng phòng hộ. Ông Thân Văn Lợi, trưởng phòng NN&PTNT (Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn) giải thích: “Chúng tôi không cho thuê đất rừng phòng hộ mà chỉ cho thuê trên đất rừng sản xuất. Mình cho thuê theo luật pháp của việt Nam, chỉ cho thuê rừng sản xuất chứ không có rừng phòng hộ” ông Lợi nhấn mạnh.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lâm Văn Chấn, chi cục phó Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn cho biết, quan trọng trong 50 năm mình cho nước ngoài thuê đất trồng rừng thì chúng ta quản lí như thế nào, bằng cách nào mà thôi. Trên thế giới họ cũng cho thuê chứ đâu chỉ chúng ta, quan trọng là cách thức quản lí.
Tỉnh Lạng Sơn là một trong những tỉnh biên giới có điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, chiếm 80% diện tích đất đai toàn tỉnh. Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Lạng Sơn, độ che phủ rừng năm 2008 là 46,42%, năm 2009 48,1%. Trong đó tổng diện tích tự nhiên năm 2008 là 8.323,78 km2 chiếm 832.378,38 ha. Diện tích tự nhiên năm 2009 là 400.373,81 ha. Báo cáo của Chi cục phát triển lâm nghiệp Lạng Sơn cho biết, rừng đặc dụng toàn tỉnh là 8.129,4 ha, rừng phòng hộ 85.630,m 29 ha, rừng sản xuất 278.741,52 ha. |
TT - Dự án khai thác bôxit ở Đắk Nông, theo ông Trần Quốc Huy - bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông, chỉ mới làm thí điểm (Tuổi Trẻ 26-2-2010). Vậy việc làm thí điểm này sẽ được triển khai như thế nào?
Tuổi Trẻ đã phỏng vấn tiếp ông Bùi Quang Tiến, tổng giám đốc Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV), ngay trước ngày khởi công xây dựng Nhà máy alumin Nhân Cơ dự kiến vào 28-2.
Ông Bùi Quang Tiến - Ảnh: N.TRIỀU |
Chôn lấp bùn đỏ
15 yêu cầu bắt buộc về môi trường Quyết định số 2538/QĐ ngày 31-12-2009 của Bộ Tài nguyên - môi trường yêu cầu chủ đầu tư là Công ty cổ phần alumin Nhân Cơ - TKV thực hiện đúng những nội dung được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và 15 yêu cầu bắt buộc khác. Trong đó, phải lựa chọn các thông số kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ (đặc biệt lưu ý đối với diện tích, dung tích của hồ, kết cấu của lớp lót chống thấm; điều kiện địa chất ở khu vực hồ chứa bùn đỏ và đập chắn, kết cấu của đập chắn) và tính toán đầy đủ các sự cố có thể xảy ra kèm theo các giải pháp quan trắc chấn động, phòng chống ứng cứu sự cố để bổ sung vào hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ và trình Bộ Công thương phê duyệt. Ngoài ra, các hoạt động giải phóng mặt bằng, di dân, tái định canh, tái định cư, di dời các công trình khác có liên quan phải được thực hiện theo quy mô, phạm vi phù hợp với từng giai đoạn của dự án và bảo đảm tính bền vững theo nguyên tắc phù hợp với phong tục, tập quán và các điều kiện sinh hoạt của đồng bào Tây nguyên, đồng thời tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật. Quyết định của Bộ Tài nguyên - môi trường nhấn mạnh: “Dự án chỉ được đi vào hoạt động chính thức sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận về việc chủ dự án đã thực hiện các nội dung của báo cáo và các yêu cầu của quyết định này”. |
- Chính phủ không đặt ra thời hạn làm thí điểm mà chỉ yêu cầu TKV xây dựng nhà máy sản xuất để xem hiệu quả thế nào. Thời gian xây dựng nhà máy là hai năm. Theo tính toán, chỉ cần giá alumin bán ra khoảng 335 USD/tấn đã có hiệu quả nhưng hiện giá thị trường thế giới đã trên 400 USD/tấn.
* Còn vấn đề môi trường, những lo ngại mà các nhà khoa học đặt ra đã được giải quyết ra sao?
- Hội đồng thẩm định của Bộ Tài nguyên - môi trường đã kiểm tra công tác chuẩn bị và kết luận đã đáp ứng được. Các vấn đề về nguồn nước, xử lý bùn đỏ, hoàn thổ... đều đã được tính toán. Quan trọng hơn là trong quá trình triển khai sau này hội đồng của bộ cũng sẽ tiếp tục kiểm tra.
* Vấn đề nguồn nước và bùn đỏ sẽ được giải quyết như thế nào, thưa ông?
- Đắk Nông có lượng mưa rất cao, trên 2.500mm/năm. Nguồn nước dùng cho nhà máy khoảng trên 30 triệu m3/năm và sẽ được cấp từ hai nguồn là suối Đăk Tih và hồ Cầu Tư. Về bùn đỏ, thực chất là bùn đất từ quá trình tách lọc quặng nên thành phần độc hại chủ yếu là dung dịch xút (NaOH) thừa, có nồng độ pH rất cao. Do đó trong phương án xử lý phần xút này sẽ được thu hồi để tái sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa hạn chế ô nhiễm, thẩm thấu vào nguồn nước. Và theo tính toán, tỉ lệ thu hồi có thể đạt đến 60%.
* Nhưng đến nay bùn đỏ vẫn là vấn đề đau đầu của các nước phát triển vì chưa có cách nào xử lý triệt để ngoài việc chôn lấp?
- Bùn đỏ ở đây cũng được xử lý chôn lấp trong một hồ chứa vốn là thung lũng có diện tích trên 100ha. Thung lũng này sẽ được xử lý, gia cố nền bằng các lớp sét chống thấm, lót vải địa kỹ thuật và giải pháp chống chảy tràn do mưa. Hồ này chia thành những ngăn nhỏ để chôn lấp trong từng ngăn một và bảo đảm nếu chẳng may ngăn này bị vỡ thì chỉ tràn qua ngăn khác mà không thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Hồ chứa này được thiết kế có khả năng chịu được động đất 7 độ Richter, mặc dù theo dự báo vùng này chỉ có thể xảy ra động đất 5 độ Richter.
* Liệu có bảo đảm hồ chứa bùn đỏ sẽ an toàn 100%?
- Chẳng có gì là tuyệt đối cả. Nhưng dù có xảy ra động đất làm vỡ hồ thì bùn đỏ cũng không thể trôi đi đâu ào ào như nước được, vì theo thời gian nó sẽ khô cứng, có thể đi lại được trên đó.
Chỉ tính hiệu quả kinh tế dự án thí điểm
* Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng các nước hiện có xu hướng ngưng khai thác bôxit ở đất nước mình để bảo vệ môi trường, thay vào đó là đi khai thác ở nước khác?
- Họ thấy cái nào có lợi thì họ làm. Trung Quốc có rất nhiều nhà máy alumin, theo tôi biết có hai nhà máy ở Sơn Đông sử dụng quặng từ Indonesia. Chi phí khai thác và sản xuất alumin bằng quặng của Trung Quốc (khác loại quặng của VN) đắt hơn nhiều, giá thành cao hơn là mua ở nước khác.
* Kết luận về hiệu quả kinh tế được tính toán đối với dự án thí điểm nhà máy alumin ở quy mô 650.000 tấn/năm hay cả dự án khai thác bôxit dài hạn, thưa ông?
- Thủ tướng chỉ yêu cầu xem xét hiệu quả kinh tế đối với dự án này thôi. Dự án có công suất 650.000 tấn alumin/năm với tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỉ đồng. Dù thí điểm nhưng không thể làm bé được, trước đây đã dự tính quy mô 100.000 tấn/năm, rồi 300.000 tấn/năm nhưng quy mô nhỏ không thể hiệu quả.
* Theo kế hoạch, năm năm đầu tiên sẽ khai thác trên diện tích 293 ha, trong đó có đến 271 ha là đất người dân trồng cà phê, điều và cao su. Như vậy đối với người dân, hiệu quả kinh tế được tính toán ra sao?
- Số liệu thống kê cho thấy cây trồng ở vùng này năng suất thấp hơn những vùng khác. Khi khai thác bôxit xong thì phần đất còn lại sẽ tốt hơn, màu mỡ hơn nên sẽ trồng cấy tốt hơn.
* Đã có công trình nghiên cứu nào kết luận cây trồng trên đất có bôxit có năng suất thấp hơn các nơi khác hay chưa, thưa ông?
- Theo tôi biết là chưa có nhưng số liệu thống kê cho thấy năng suất ở đây thấp hơn nơi khác do có bôxit. Nhưng chỉ cần quan sát bằng mắt cũng dễ dàng thấy cây cối ở đây kém xanh tươi hơn nơi khác.
Khu vực thung lũng dự định làm hồ chứa bùn đỏ có chứa xút độc hại thải ra từ Nhà máy alumin Nhân Cơ - Ảnh: N.TRIỀU |
Kiểm soát lao động nước ngoài
* Một vấn đề khác mà người dân rất quan tâm là quản lý lao động nước ngoài trong quá trình xây dựng nhà máy. Chủ đầu tư đã có giải pháp gì để tránh tình trạng như từng xảy ra ở dự án khai thác bôxit ở Tân Rai, Lâm Đồng?
- Dự kiến trong quá trình xây dựng nhà máy sẽ có 600-700 lao động người Trung Quốc của nhà thầu Chalieco. Rút kinh nghiệm từ dự án Tân Rai là không kiểm soát từ đầu, chúng tôi sẽ có hẳn một quy chế về sử dụng lao động nên sẽ quản lý được ngay, những lao động không đầy đủ thủ tục theo quy định sẽ không được chấp nhận. Các ý kiến lo ngại, cảnh báo thì chúng tôi lắng nghe nhưng không nên quá lo lắng. Tôi đã đi thăm nhà máy sản xuất alumin ở một số nước như Brazil, Úc, Trung Quốc... và thấy họ làm rất tốt.
* Công nghệ của nhà thầu Trung Quốc sử dụng cho Nhà máy alumin Nhân Cơ có phải là công nghệ hiện đại?
- Công nghệ Bayer mà chúng ta sử dụng là công nghệ hiện đại và các nước cũng đang dùng, đáp ứng các yêu cầu về ít tiêu tốn năng lượng, nguyên liệu sử dụng thấp, chất lượng sản phẩm cao. Trong hợp đồng chúng ta đã đặt ra những điều kiện đó.
* Thưa ông, đây chỉ là dự án thí điểm nên có thể sẽ thành công và cũng có thể không thành công. Ông có chuẩn bị phương án xử lý cho cả hai tình huống này?
- Đã chuẩn bị đến như thế mà còn lo chuyện thất bại thì bản lĩnh hơi kém. Dĩ nhiên không thể đòi hỏi toàn diện các mặt nhưng với giá alumin trên thị trường như thời điểm hiện nay, tôi tin dự án thành công.
NHÓM PV TUỔI TRẺ thực hiện
Dự án có hiệu quả kinh tế nhưng có rủi ro
Đây là một trong những nội dung kết luận của Hội đồng kiểm tra, tính toán, đánh giá lại hiệu quả kinh tế dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ do Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang làm chủ tịch (ông Quang đồng thời là chủ tịch HĐQT TKV) ngày 13-1-2010.
Theo đó, hiệu quả kinh tế của dự án được phân tích, tính toán trong điều kiện cập nhật những biến động mới nhất của thị trường alumin - nhôm thế giới và các yếu tố ảnh hưởng khác. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra hiệu quả kinh tế với cơ chế, chính sách hiện hành cho thấy về phía chủ đầu tư, “dự án có hiệu quả kinh tế nhưng có rủi ro”.
Hội đồng đề nghị Chính phủ chỉ đạo cho phép áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư, điều chỉnh chính sách thuế, phí hợp lý nhằm bảo đảm cho dự án có hiệu quả vững chắc. Cụ thể, cho phép chủ đầu tư thuê đất với thời hạn tối đa theo quy định là 70 năm và được miễn thuế thuê đất đối với diện tích chiếm đất cố định trong suốt thời thạn thuê, đồng thời cho phép vay một phần vốn cố định từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Mặt khác, hội đồng cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế xuất khẩu alumin từ 20% hiện hành xuống còn 10-15% và giảm phí môi trường đối với sản phẩm tinh quặng bôxit (hiện áp dụng mức 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai).
Hy vọng gì khi mở rộng đối tượng Việt kiều được mua nhà?
Dự kiến tháng 4.2010, Chính phủ sẽ ban hành một nghị định (sửa đổi Nghị định 90) về một số quy định cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư tại nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam.
Suốt từ năm 2008 đến nay, các cơ quan chức năng thuộc ngành GTVT, cảnh sát kinh tế liên tục kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra hành vi trốn thuế tại Cty cổ phần ôtô Dòng Hiền (Cty Dòng Hiền) để chống thất thu cho ngân sách nhà nước.
Mặc dù mới chỉ tiến hành kiểm tra 7 dự án phát triển khu đô thị ở Hà Nội, nhưng kết quả cho thấy rất nhiều vấn đề bất cập.
Mục tiêu của Đề án là tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40%, tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%.
TP - Theo thống kê chưa đầy đủ, hằng năm miền Trung có hàng chục vạn lao động vào Nam tìm việc. Họ là những thanh niên nông thôn không có cơ hội làm việc tại quê nhà. Không trình độ, không tay nghề, chỉ có sức khoẻ... Và miền Nam là vùng đất để họ kiếm sống. Bảo vệ tiếng Việt và chuyện... leo cột mỡ
Châu Á: Mối đe dọa tinh thần quốc gia cực đoan (Cổ Lũy) Tinh thần quốc gia “cực đoan” (extreme nationalism ngả đến mức “jingoism,” khác với tinh thần quốc gia “hướng nội” hay “thực tiễn” nhằm phát triển, xây dựng đất nước và củng cố quyền lực chính quyền) ở Châu Á rút từ những bất công và hận thù lịch sử nay bị xem như mối đe dọa lớn cho nhiều nước ở đây.
"Nói là buồn cũng không hẳn. Tôi thấy băn khoăn và hơi tiếc. Tiếng Việt đang bị xâm lấn bởi ngôn ngữ mạng, bởi tiếng Anh..."