Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

Tường trình từ các vụ cháy rừng chưa từng thấy ở miền Bắc nước ta: Vớirừng già thì phải… thật thà !

Rừng quốc gia giá bao nhiêu?
Ảnh hưởng của thủy điện tới rừng đầu nguồn là ảnh hưởng của cả một hệ thống "thập diện mai phục". Nhưng báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chỉ lập theo từng dự án, tác hại đã bị cắt nhỏ.

LTS: Thời gian gần đây, báo chí và tại diễn đàn Quốc hội nhiều ý kiến đã bày tỏ quan ngại về việc một số rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh bị tổn thương nghiêm trọng bởi sự phát triển tràn lan của các đập thuỷ điện lớn, nhỏ. Giới khoa học cũng nhiều lần cảnh báo, nếu không thận trọng, trong tương lai gần chúng ta phải trả giá đắt khi môi trường bị tàn phá. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết 5 kỳ của CTV Hoàng Xuân về hiện trạng đập thuỷ điện tại một số khu vực rừng đầu nguồn.



Thác Dray Sap, còn được gọi là Thác ngựa trắng với hình ảnh những ngọn sóng tạo thành đàn ngựa trắng tung vó. Ảnh Tư liệu


Bài 1: Thủy điện... thập diện mai phục

Vườn quốc gia Nam Cát Tiên cách ngã ba km 125 quốc lộ 20 đi Đà Lạt đúng 24 km, cách TP HCM khoảng 160 km.

Sau những trận mưa sớm đầu mùa, bướm từng đàn bay lẫn với nắng trong Vườn. Ngay bước chân đầu tiên đặt xuống bến đò vào Vườn, khách du ngoạn sẽ được thưởng thức một cảnh tượng khó quên. Đó là cảm giác của vị Hương phi nổi tiếng trong bộ phim Hoàn Châu cách cách khi mỗi bước chân đều đi giữa một đàn bướm rập rờn. Những cánh bướm xanh thẫm óng ánh những cái vảy tí xíu màu cổ vịt  hoặc màu lá non, thỉnh thoảng điểm một cánh bướm màu lửa hớn hở, hàng trăm hàng ngàn con lúc đậu san sát nhau trên một khoảnh đất nhỏ bằng chiếc gối sát mép nước, lúc tung cánh trên những khóm cây bụi.Cát Tiên, tên chính thức là Vườn bảo tồn quốc gia, dân quanh vùng gọi là Rừng cấm, là một mảnh rừng hiếm hoi còn sót lại gần TP HCM.






Vườn quốc gia Nam Cát Tiên có diện tích trên 70.000 ha, trải dài trên 4 tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, Đắc Nông. Thực vật có trên 1.600 loài, trong đó có 38 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam 2007 như gõ đỏ, giáng hương, cẩm lai, căm xe, cẩm thị... và 22 loài đặc hữu bản địa. Động vật, thú có 105 loài, 43 loài có tên trong sách đỏ IUCN 2008 và sách đỏ Việt Nam 2007. Chim có 351 loài, 31 loài có tên trong sách đỏ IUCN 2008 và sách đỏ Việt Nam 2007. Bò sát 79 loài, 23 loài có tên trong sách đỏ IUCN 2008 và sách đỏ Việt Nam 2007. Cá có 179 loài, 9 loài có tên trong sách đỏ IUCN 2008 và sách đỏ Việt Nam 2007.

Con sông Đồng Nai chảy qua Vườn khoảng 90 km, bao quanh khoảng 1/3 ranh giới Vườn, tạo thành ranh giới tự nhiên chia cắt Vườn với khu dân cư sống sát đó. Vườn trải rộng trên ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Nhờ lượng nước của con con sông này mà Bàu Sấu trong Vườn được Ban thư ký công ước Ramsar công nhận là Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế vào năm 2005. Năm 2001, Ủy ban Unesco quốc tế đã công nhận Vườn quốc gia Nam Cát Tiên là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới.

Song, nhiều nhà khoa học và chính những người đang trực tiếp quản lý, bảo tồn Rừng cấm đang hết sức lo lắng trước thực tế rừng dần dần mất đi trước sự tàn phá của con người.

Trên bản đồ, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên đang bị bao vây bởi hàng loạt dự án thủy điện. Chưa kể các nhà máy thủy điện đã hoạt động lâu nay, còn có dự án thủy điện Đồng Nai 5, công suất 173 MW, sẽ khởi công trong năm nay. Đồng Nai 6 công suất 180 MW đã được chính phủ đồng ý bổ sung và chia thành Đồng Nai 6 (135 MW), Đồng Nai 6A (106 MW) đang làm thủ tục triển khai. Đồng Nai 8, công suất 195 MW (đang đề nghị chia thành 5 công trình với công suất 164 MW). Đồng Nai 7 (Đạ Kho) và Đức Thành (Đabôngcua) đang đề nghị bổ sung quy hoạch.

Tất cả các công trình thủy điện này nằm trên 100 km dọc sông Đồng Nai từ thượng nguồn đến hạ nguồn VQG. Trong đó, Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A nằm ngay trong vùng đệm và lấn sang vùng lõi Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, còn dự án thủy điện Đức Thành chỉ cách ranh giới Vườn 600 m.



"Các dự án thủy điện trên đe dọa công tác bảo vệ rừng, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, các vùng đất ngập nước và các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm ở Vườn quốc gia Nam Cát Tiên"-ông Nguyễn Văn Thành, giám đốc Vườn quốc gia Nam Cát Tiên cảnh báo.

Theo quy định, các dự án thủy điện có ảnh hưởng đến Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, đơn vị đầu tư phải gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường đến để nơi này có ý kiến.

Nhưng theo ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng phòng kỹ thuật Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, "họ chỉ đánh giá những tác động mang phụ, tạm thời như bụi, tiếng ồn khi nổ mìn, sự di cư của thủy sinh lên xuống.. mà phớt lờ những tác động về xâm hại vùng lõi rừng bảo tồn, thay đổi toàn bộ hệ sinh thái trong rừng bảo tồn"."Tóm tắt dự án thủy điện Đồng Nai 5 (do tập đoàn Than-khoáng sản Việt Nam đầu tư) còn y nguyên dấu sao chép, cắt dán từ tài liệu khác mà không chỉnh sửa. Như trong chương 2, mục 2.1 (trang 5 - 11), tóm tắt nêu ra một loạt những địa danh... sông Mã, Quốc lộ 15A, Khu BTTN Xuân Nha, Pù Hu.. Đây là sao chép nguyên bản của đánh  giá tác động môi trường trên sông Mã, tít ngoài Bắc".

"Dự án Đức Thành thì nói khi họ xây dựng, các tuyến đường trong vùng thủy điện sẽ giúp Vườn quản lý tốt hơn. Trời, tuyến giao thông nằm sát lõi rừng bảo tồn thì chỉ giúp lâm tặc vô phá rừng tốt hơn chứ quản lý cái gì".

"Vậy nhưng khi chúng tôi gửi ý kiến đi thì chẳng thấy họ phản hồi, kể cả chủ đầu tư lẫn cơ quan chủ quản cấp trên. Họ cứ tiếp tục trình lên các cấp trên. Thậm chí dự án được duyệt rồi mà Vườn cũng không biết. Chỉ đến khi họ đến khoan thăm dò trên vùng rừng của mình, chúng tôi mới biết. Hoặc là biết qua nguồn khác"-ông Thanh nói.

Từ nhiều năm nay, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên được chú ý hơn vì phát hiện có tê giác một sừng sinh sống và đang có nguy cơ tuyệt chủng (khu vực Cát Lộc, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng). Tuy vậy, hơn chục năm đã qua,  các nhà khoa học quốc tế vẫn chưa khảo sát được còn bao nhiêu cá thể tê giác, thuộc loài nào và giới tính ra sao để vạch kế hoạch bảo tồn chi tiết. Song dự án thủy điện Đồng Nai 5,  nằm sát nách khu vực bảo tồn tê giác vẫn được duyệt.

Tuyến đập của Đồng Nai 5 thuộc địa phận xã Đắc Sin, huyện Đắc Rlấp, tỉnh Đắc Nông (bờ phải) và xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (bờ trái).Ngay trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này cũng ghi rõ: sẽ có khoảng 445 ha rừng kín thường xanh bị ngập và bị trưng dụng cho việc xây dựng (số liệu của Trung tâm tư liệu thuộc bộ Tài nguyên và môi trường). Tất cả diện tích rừng này đều nằm trong phân khu rừng phòng hộ Vườn  Cát Tiên, là, trong đó có khoảng 95% là rừng kín thường xanh có trữ lượng cao. Một số loài thực vật quý hiếm sẽ bị chặt phá. Về động vật, "một số loài họ mèo sẽ phải thu hẹp địa bàn hoạt động, một số loài động vật ở khu vực ven sông, suối sẽ mất nơi kiếm ăn. Các loài động vật cư trú trong hang hốc có thể bị chết ngạt khi dâng nước hồ, chúng phải di chuyển lên cao hơn hoặc đi nơi khác kiếm ăn khiến tập tính và cuộc sống bị xáo trộn."

"Các tuyến giao thông, các khu phụ trợ mới xây dựng có thể làm chia cắt các tuyến di chuyển của các loài động vật hoang dã. Các quần thể động vật hoang dã khó liên hệ được với nhau. Việc khai thác vật liệu xây dựng (đất đá, gỗ..) chắc chắn sẽ làm thu hẹp sinh cảnh sống của một số loài động vật hoang dã".






Sơ đồ vị trí các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai, bao vây Vườn quốc gia Cát Tiên. Ảnh Tư liệu

Báo cáo nêu rõ như vậy, nhưng kết luận hoàn toàn ngược lại: "Thuận lợi là Vườn Cát Tiên chỉ cách khu vực công trường 1 km. Các loài động vật hầu hết sẽ di chuyển đến đó".

Trong văn bản trả lời tập đoàn Than-khoáng sản Việt Nam, lãnh đạo Vườn quốc gia Nam Cát Tiên cho biết, hiện nay việc khai thác cát  trên sông Đồng Nai khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên đang diễn ra phức tạp, đã gây sạt lở nhiều đoạn bờ sông, làm tăng độ đục của dòng sông và phá hủy nơi đẻ trứng của các loài cá, ngoài ra xuồng hút cát còn tiếp tay cho các vụ xâm phạm rừng.

"So với những năm trước, khi thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 chưa khởi công, mực nước thấp hẳn đi. Thường vào mùa mưa nước sông lên tới tận đường đi hay lên tới thềm khu nhà xây (khu trụ sở Vườn Cát Tiên), nhưng năm nay nước chỉ mấp mé bậc bê tông của bến đò. Chuyện này trước kia chưa bao giờ có"-một cán bộ kiểm lâm Vườn quốc gia Nam Cát Tiên nhận xét.

Ảnh hưởng của thủy điện tới rừng đầu nguồn là ảnh hưởng của cả một hệ thống "thập diện mai phục". Nhưng báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chỉ lập theo từng dự án, nên khá dễ dàng để chỉ nhìn thấy ích lợi (đặc biệt cho địa phương) trong đó, còn tác hại thì đã bị cắt nhỏ.

Vẫn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Đồng Nai 5: "chế độ hoạt động ngày đêm của hồ chứa sẽ gây tác động tiêu cực đến thủy sinh ở hạ du dòng chính" nhưng vớt vát "nếu không có Đồng Nai 5 thì Đồng Nai 4 với chế độ điều tiết ngày đêm cũng gây nên sự bất ổn định ở dòng chính hạ du". Cụ thể, trong một ngày ít nhất có 4giờ 35 phút dòng chảy tại đoạn sông 20 km sau đập Đồng Nai 5 không đáp ứng đủ nhu cầu dòng chảy môi trường (4,3 m/s).






Theo tiến sĩ Nguyễn Danh Oanh, Viện Năng lượng, hiện trên sông Đồng Nai có đến 17 công trình thủy điện. Bao gồm 5  công trình đã xây dựng: Đa Nhim, Hàm Thuận-Đa Mi, Trị An, Cần Đơn và Thác Mơ (đã xây dựng, đang mở rộng thêm 75MW) và  12 công trình đang xây dựng hoặc đang trình dự án: SrokPhumieng, Đại Ninh, Daktih, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 và 6A, Đồng Nai 8, La Ngâu, Đạ Dâng và Bù Gia Mập.

Rừng quốc gia giá bao nhiêu?

---------------

Tường trình từ các vụ cháy rừng chưa từng thấy ở miền Bắc nước ta:  Với rừng già thì phải… thật thà !
Phóng sự và chùm ảnh của Lãng Quân

Chưa bao giờ cả nước nóng ran, nóng rẫy với các vụ cháy rừng khủng khiếp như những ngày đầu năm 2010 này. Khởi mào bằng vụ cháy lịch sử, cháy xuyên từ sau ngày ông Táo chầu trời đến tận mùng 2 Tết Nguyên đán Canh Dần trên khu vực núi Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam, cao nhất cõi Đông Dương (đỉnh Phan Si Păng, cao 3.143m). Vụ cháy khiến cho hàng nghìn binh sỹ, công an, các lực lượng và cả vạn lượt người dân phải bạc mặt, mất hẳn việc “ăn chơi Tết” vì phải đi dập lửa. Chỉ riêng trong vụ cháy ở Vườn quốc gia Hoàng Liên này, đã có 700 ha, hoặc 1.700ha, hoặc gần 3.000 ha (các con số này đều đang được đưa ra và gây khá nhiều tranh cãi) rừng đặc dụng bị thiêu chết, trong đó có nhiều chục héc-ta rừng già, rừng trong vùng lõi bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Di sản ASEAN, vườn ở xung quanh Phan Si Păng, đỉnh núi tuyệt vời với sức cuốn hút mãnh liệt du khách trong và ngoài nước, nơi Nhà nước Việt Nam đã chính thức phát động bầu chọn để trở thành Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Vụ cháy Vườn quốc gia với diện tích chưa từng có, kéo dài chưa từng có (8 ngày) kể trên đã khiến cả nước xót xa. Đích thân Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cùng 2 vị tướng quân đội phải có mặt tại hiện trường chỉ đạo, kiểm tra việc đánh “giặc lửa”.

Bước đi hãi hùng và chưa từng có của thần lửa trên núi lớn Hoàng Liên

Chúng ta đã phải huy động tới 4 máy bay trực thăng và phương tiện tối tân nhất có thể huy động được để dập lửa, nhưng, gió bay người, lửa bốc cao hàng trăm mét, mọi phương tiện hiện có đều bất lực trong cơn thịnh nộ của bà hỏa nanh nọc. Đúng như ông Hà Công Tuấn, Cục trưởng Cục kiểm lâm nói: “Với đặc thù của rừng Việt Nam, nếu rừng đã cháy to thì xem như… bó tay”. Cực kỳ bó tay! Khi mà cả nước vào mùa hanh khô chưa từng thấy, cháy rừng tràn lan khắp Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, thì nóng bỏng nhất, tang thương nhất vẫn là rừng của dãy Hoàng Liên Sơn. Là bởi nơi này rừng quá giàu, với những dải rừng nguyên sinh hiếm hoi còn sót lại; thêm nữa, rừng ở đây bị đối xử quá nhẫn tâm và vô trách nhiệm. Bảy tháng trời, khu vực Sa Pa, Phan Si Păng, Lai Châu (vẫn là đỉnh và các sườn của dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ) không có một giọt mưa. Nạn đốt nương bừa bãi, người dân với gần ba chục bản làng nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên (!), lâm tặc hành hoành, lại thêm hanh khô đến mức nhiều loại lá rừng vò nhẹ là nát vụn qua kẽ ngón tay, thì dĩ nhiên rừng phải cháy. Khi lửa đã bốc lên trong rừng già, ở độ cao gió bạt cả những người to béo nhất, thì chỉ còn cách ngồi chờ bao giờ lửa tự tắt, chứ với phương tiện hiện có, ở địa bàn quá hiểm trở như Hoàng Liên Sơn, chúng ta (dù không muốn vẫn phải công nhận) đành bó tay. Dãy Hoàng Liên Sơn dài 180km, rộng gần 40km, chạy dọc ngang các tỉnh Tây Bắc, như xương sống của toàn miền Bắc Việt Nam. Núi phân chia ra các tiểu vùng khí hậu khác hẳn nhau, núi vô tình tạo ra sự phân bố dân cư đa sắc và sặc sỡ cho miền đất nồng say nhất Việt Nam này.

Nhìn vào bước đi đau đớn của “thần lửa” quá nhẫn tâm với rừng già hiện nay, chúng ta có thể hình dung, cháy rừng đang vây ráp vào hang ổ cuối cùng của kho báu thiên nhiên giàu có, bí ẩn nhất Việt Nam - dãy núi Hoàng Liên Sơn. Lửa bùng phát vào 25 Tết Nguyên Đán, cháy “hết tết” khiến cả vạn người, trong đó có nhiều vị lãnh đạo trung ương và địa phương phải lao đao lên Sa Pa, “trực chiến” ở đèo Ô Quy Hồ (con đèo cao và dài nhất nước ta, 54km). Tám ngày sau, người ta công bố dập tắt các đám cháy. Nhưng thực tế, 15 ngày sau vụ công bố hoan hỉ đó (đầu tháng 3 năm 2010), khi tôi (nhà báo) xâm nhập các cánh rừng ở độ cao 2.500m so với mực nước biển của Vườn di sản ASEAN Hoàng Liên (nơi cao nhất, ở vùng lõi nhất, giàu nhất được thừa nhận là có cháy rừng), vẫn tiếp tục phát hiện thêm các cột khói, các đám cháy âm ỉ và điên cuồng nhất, với tiếng nổ kinh hoàng. Thông tin đó đã khiến dăm chục kiểm lâm và người dân Mông mất ăn mất ngủ, “đánh giặc lửa” cả ngày lẫn đêm! Chưa xong việc rừng bảo tồn vùng thấp Séo Mý Tỷ, Ma Quái Hồ của VQG Hoàng Liên bị chết cháy mấy trăm héc-ta, lại đến việc ngọn lửa bùng phát trong rừng già sườn Tây Hoàng Liên Sơn (giáp ranh tỉnh Lai Châu). Lửa tạm ngơi, phía các huyện Tân Uyên, Than Uyên tỉnh Lai Châu (sườn khác của Hoàng Liên Sơn) lại ùa ập, náo loạn với hơn 10 đám cháy, có đám vài ngày vẫn điên cuồng, lửa nhảy múa tai quái trong gió non cao.

Đặc biệt, cũng trong dãy Hoàng Liên Sơn lưng trời mây trắng, vòi vọi và hoang thẳm ấy, lửa cháy chán ở Lào Cai, Lai Châu, lửa ùa về Yên Bái, Sơn La. Nơi cao nhất của 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La, cũng lại là dãy Hoàng Liên Sơn. Núi vạt hai mái cao vút, đỉnh núi có đường phân thủy là nơi giáp ranh 2 tỉnh. Chỗ ấy, cũng có một Khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn và màu mỡ nổi tiếng: Tà Xùa. Tà Xùa, đến khi tôi viết những dòng này (ngày 7/3/2010), ngọn lửa vẫn điên loạn cháy trong rừng già khiến hàng trăm kiểm lâm và lực lượng liên ngành, bà con phải mất ăn mất ngủ, kiệt sức vì leo núi dập lửa. Một sự náo loạn, một cuộc động rừng thật sự, rừng nguyên sinh quý báu bị thiêu trụi tàn độc nhất. Chỗ cháy là rừng già gần đỉnh (có thể khi bạn đọc những dòng này, ngọn lửa đã lên đến đỉnh, chưa biết chừng) Hoàng Liên Sơn, ở khúc núi trùm phủ cái bóng dáng to lớn, in sẫm trên nền trời của mình dọc qua 2 tỉnh mênh mông: Yên Bái và Sơn La. Bên này là huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; vượt qua đỉnh núi hơn 2.000m so với mực nước biển kia, là đến các huyện Bắc Yên, Phù Yên của tỉnh Sơn La. Con số được thừa nhận, tính đến khi tôi viết những dòng này là: dăm bảy chục héc-ta rừng già thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, trên địa bàn Sơn La đã bị thiêu chết, con số ở Yên Bái cũng chẳng bé hơn. Điều đau đớn hơn, là tôi đã sống những ngày tuyệt đối hoang sơ và ám ảnh trên các sườn non có sức cuốn hút ma mị đó…

Rừng đã cháy, nhưng rừng quá rộng, núi quá cao, toàn đèo cao nhất Việt Nam với núi cao và hiểm trở nhất Đông Dương bị cháy, sức người nào đong đếm hết được thiệt hại kia? Thế là, chuyện không thật thà với rừng cứ thế xảy ra. Cách đây chưa lâu, cơn đại hỏa ở Sơn La đang ầm ĩ, diện tích rừng bị thiệt hại liên tục thay đổi, những người có trách nhiệm còn lớn tiếng “công kích” báo chí, khi nhà báo dẫn lời cơ quan chức năng nói quá trung thực về tổn thất tài nguyên rừng do cháy. Sơn La, có khi trong một tuần xảy ra tới 19 vụ cháy. Các vụ cháy trong 8 ngày liền tù tì, xuyên qua Tết Nguyên Đán Canh Dần 2010 vừa qua, đã khiến gần 3000 ha rừng già và rừng của Vườn quốc gia Hoàng Liên bị xóa sổ. Đó là con số mà lãnh đạo Lào Cai trả lời báo chí, đã được chính thức đăng tải và hai bên cùng công nhận. Nhưng, sau đó, trong một báo cáo vội vàng nhằm tổng kiểm kê thiệt hại (không biết dựa trên cơ sở nào), tỉnh Lào Cai đưa ra con số bằng văn bản phát cho báo chí, là mất: 1.700ha rừng trong trận “hỏa công” chưa từng thấy vừa qua (giảm gần một nửa). Con số này, lập tức bị Vườn Quốc gia Hoàng Liên (nơi phải chịu sự khiển trách nặng nề vì yếu kém trong quản lý bảo vệ rừng để đến nỗi cháy rừng kinh hoàng ập đến) lên tiếng “phản pháo”, rằng: diện tích rừng cháy là 700ha (lại giảm một nửa nữa). Bảy trăm héc-ta rừng, trong đó nhiều cánh rừng già là báu vật, thuộc vào khu được đất nước ta vận động người trong và ngoài nước bầu chọn là Kỳ quan thiên nhiên thế giới (đỉnh Phan Si Păng) bị cháy, cũng đã là một tổn thất quá lớn. Kỷ lục buồn: tổn thất lớn nhất trong lịch sử các vườn quốc gia và khu bảo tồn của Việt Nam! Tuy nhiên, con số này được báo chí đặt vấn đề là: liệu có đúng với thực tế không? Bởi: chính trong cuộc họp kiểm điểm lực lượng bảo vệ rừng kể trên, khi mà VQG Hoàng Liên đưa ra con số theo ý mình (700ha bị cháy), trớ trêu thay, đích thân ông Hạnh, Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai lại đứng lên kịch liệt bày tỏ niềm… không tin tưởng. Ông cho rằng, đó là con số quá tròn trịa, khó tin, và không đúng với thực tế. Trước đó, trả lời báo chí (đã đăng), ông Hạnh vẫn bảo vệ quan điểm, ông là Giám đốc Sở NNPTNT, ông quá hiểu chuyện rừng và diện tích rừng của Lào Cai, lượng rừng bị cháy phải là từ 2.500-3.000ha.

Trong những ngày rừng bị cháy, ngoài lực lượng quản lý, bảo vệ, chống cháy rừng, toàn bộ hoạt động không liên quan không được phép bén mảng đến các khu rừng bị giết chết tức tưởi bởi bà hỏa ở Hoàng Liên Sơn (có văn bản do lãnh đạo tỉnh ký). Và, bí ẩn về diện tích, mức độ thiệt hại tài nguyên rừng cứ là một dấu hỏi treo trên các cánh rừng Hoàng Liên Sơn. Thế rồi, một nhà báo xâm nhập được vào rừng, phát hiện thêm các đám cháy lớn, báo cáo với kiểm lâm để huy động lực lượng tiếp tục đi dập lửa. Các bức ảnh về các “bảo tàng” cây cổ thụ khổng lồ bị xẻ thịt, bị cháy thành than được công bố. Dường như, một phần nỗi đau đã được lộ ra. Và, bài toán về việc chúng ta không thật thà với bà mẹ Rừng của mình bắt đầu được tính đếm.

Rừng cháy, không phải chỉ tại ông trời đâu!

Sau thảm họa 8 ngày cháy Vườn quốc gia Hoàng Liên, chúng tôi đi trên các rông núi cao vời, trên 2.500m so với mực nước biển của dãy Hoàng Liên Sơn án ngữ, tối sẫm cả vùng trời địa đầu Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La... Không ít các đỉnh núi kỳ diệu từng làm nào lòng người Việt Nam và bạn bè quốc tế, giờ chỉ còn là tro bụi. Lực lượng chữa cháy bất lực, bởi gió nơi này cực lớn, lớn đến mức, người đi trên sườn non bị thổi ngã sấp, xe máy dựng ở Séo Mý Tỷ (một bản làng định cư ở nơi cao nhất Việt Nam), gió lồng đến, xe nào cũng đổ bồm bộp như có người vô hình du đẩy. Thắng, kiểm lâm viên Séo Mý Tỷ, vừa mở cửa trạm kiểm lâm, gió giật cửa bất ngờ, tay Thắng kẹp vào cánh cửa, bung thịt, lòi xương. Tôi và ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên cùng đoàn kiểm lâm đánh giặc lửa hạ trại ở đỉnh cao 2000m của Vườn, bữa đến, bưng bát cơm lều lán trong rừng hoa đỗ quyên, chưa kịp đưa lên miệng, gió đã táp tới, phủ đất đen kịt các gương mặt và bát cơm trắng. Tôi và các nữ kiểm lâm của Vườn phải chui vào lều bạt, mái lều vải thấp lúp xúp, chúng tôi úp mặt sát bát cơm mà và lấy và để nhằm chống… chết đói. Gió mạnh đến mức, anh chị em kiểm lâm lập đường băng cản lửa rộng tới 100m (gấp 8 lần mức độ bình thường), mà các đụn lửa có cánh vẫn bay vù vù, nối đám cháy với rừng già để hạ sát tập thể. Hệ thống cây già, rêu mốc, cành tán từng búi từng ụ khô ron, suốt 7 tháng qua chưa có một giọt mưa, cho nên, một tàn lửa như que nhang, cũng đủ khiến rừng bốc cháy bất ngờ. Có khi, tàn lửa ma quái như tàn thuốc lá, cứ bay lơ lửng trên bầu trời, nó đậu vào tán cây già cao mấy chục mét, rồi lửa ùa ập leo bám như yêu tinh, lửa ngấm ngầm cháy từ ngọn cây cháy xuống gốc cây. Chàng kiểm lâm ngồi canh gốc cây già trong hỏa hoạn, đang chắc mẩm tàng cây cổ thụ của mình an toàn, bỗng giật thột: lửa từ trên trời bò xuống chập chờn, đỏ ối! Bốn chiếc máy bay trực thăng được huy động bay lên Sa Pa, đỗ ở sân vận động trung tâm, cứ lượn lên trời dòm ngó đám cháy rồi lại phải bay xuống, bởi lửa bốc cao. Không dám hạ thấp, bởi gió to khiến các con chim sắt chao nghiêng như muốn rụng. Mỗi máy bay cõng được vài bịch nước, mỗi bịch 4m3, đi tưới vào rừng như… muối bỏ bể. Một lãnh đạo tỉnh Lào Cai phân tích, máy bay bé thế, lượng nước ít thế, tưới xuống đại ngàn Hoàng Liên Sơn, chỉ có tác dụng mang thêm ô xy cho vùng cháy ngột ngạt, khiến lửa bốc cao hơn. Không hẹn mà các kiểm lâm tôi gặp, đều ví việc tưới nước đó như bọ xít… đái vào Phan Si Păng thôi. Hàng chục cái bình cứu hỏa nằm đỏ rực các rông núi vừa bị cháy, nhưng không một cây nào được cứu, cho đến khi ngọn lửa tự rút lui.

Tôi nhao người theo đám cháy, tôi buốt lòng thương nam nữ kiểm lâm cầm can nhựa 5 lít đi 2 tiếng leo núi để cõng nước lên tưới vào lửa rừng hừng hực, thương họ lắm, nhưng vẫn phải nói rằng: với can nhựa và cành cây tươi dập lửa đó, thì người ta đi cứu rừng chỉ là một cách để thể hiện lòng nhiệt tình và trách nhiệm với thiên nhiên của mình thôi. Hai vị tướng quân đội, trong đó có một Thiếu tướng, Phó tư lệnh quân khu 2, chỉ huy 1.200 binh sỹ tinh nhuệ đánh giặc lửa, nhưng mồ hôi công sức của các con người dũng cảm đó, hầu như không chống lại được bao nhiêu trước “giặc lửa” Hoàng Liên Sơn? Hoàng Liên Sơn biến thành Hỏa Diệm Sơn suốt mấy ngày Tết. Và, trong những ngày ở trên núi, người bị nhuộm đen thui vì than củi, vì những bảo tàng toàn cây gỗ đường kính ba đến… bảy người ôm bị cháy trơ trụi, tôi nhận ra rằng: đến việc thám sát, canh chừng xem khu rừng nào đang bốc lửa, dâng khói để hô quân dập lửa, đã là việc không thể làm rốt ráo được, chứ đừng nói đến chữa cháy. Rừng quá rộng, quá hiểm trở, leo vài tiếng, leo kiệt sức mới đến được một rông núi. Trong tay chỉ có cái can nhựa không sao kiếm tìm được một giọt nước (vì suối nguồn khô cạn), trong tay chỉ có con dao phát với vài cành cây tươi, thì không thể dập tắt được lửa, nếu như rừng Hoàng Liên thực sự cháy. Tôi là người phát hiện các đám cháy để huy động lực lượng kiểm lâm dập lửa, tôi đã từng sống trong cái cảm giác hãi hùng: rừng rậm mang tầm vóc quốc tế của Hoàng Liên này nó cháy ở gần tôi, gió lồng lộng cõng lửa về phía tôi, tôi làm gì để sống sót đây? Chặt cây dựng đường băng cản lửa, tôi có chặt được đường băng rộng cả 100m không? Một mình tôi thì không. Mà nhiều người cũng không, vì lửa lan nhanh lắm, trong tích tắc, có đến Tôn Ngộ Không cũng chả phát hết được cái đường băng rộng 100m toàn rừng già, cây cổ thụ. Thế nên, nhiều người dũng cảm đã ngất xỉu, đã cháy tóc, cháy lông mày, quần áo…, vì lửa “Hỏa Diệm Sơn” nó táp. Đầu tháng 3 năm 2010, ở Sơn La, Yên Bái, cũng trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, hơn 10 chiến binh dập lửa đã tưởng như thiệt mạng vì lửa vây hãm. Đồng đội tá hỏa kiếm tìm, cấp cứu bằng những nỗ lực đáng xúc động nhất, họ đã thoát chết trong gang tấc.

Trước bối cảnh đó, chỉ có một cách để rừng không bị thảm sát hàng loạt như đã và đang diễn ra, ấy là: đừng để cho lửa bốc kéo đến. Thật khó để nói rằng, trong số dăm bảy chục vụ cháy vừa qua ở miền Bắc nước ta, vụ nào cũng là vì rừng tre nứa tự cọ vào nhau như bùi ngùi để nó bốc hỏa. Không có! Lửa cháy là do sự bất cất hoặc cố tình đốt rừng (như phát nương, như kẻ xấu mượn gió bẻ măng - vụ 2 đối tượng chủ ý đốt rừng ở Trạm Tấu đã bị bắt và xét xử) của người ta khi sử dụng lửa. Lửa cháy rồi, người ta nói dối nhau, nói dối rừng về cái diện tích và trữ lượng rừng cháy, vì ai đó sợ trách nhiệm. Chủ rừng sợ, Vườn quốc gia sợ, xã sợ, huyện sợ, tỉnh sợ - cấp dưới sợ cấp trên kỷ luật, tỉnh sợ trung ương kỷ luật. Bởi quy định của chúng ta rất rõ ràng: để cho rừng bị phá, bị cháy, xã chịu trách nhiệm trước huyện, huyện chịu trách nhiệm trước tỉnh, tỉnh - thành chịu trước Chính phủ. Thế là, rất nhiều khi, người ta tìm cách ém nhẹm bớt nỗi đau rừng bị giết đi. Nhưng, nhưng đau đớn hơn, là ngay từ khi rừng chưa bị cháy, người ta đã tự nói dối mình và nói dối người khác thông qua việc quản lý bảo vệ rừng một cách rất èo uột, được chăng hay chớ, không thật sự hiệu quả, không thật sự vì sự bình an cho các cánh rừng - báu vật thiên nhiên, lá phổi xanh, tay nôi chở che cuộc sống này.

Ví dụ ở VQG Hoàng Liên, đã có quá nhiều lời cảnh báo về nạn khai thác gỗ quý (như pơ-mu), làm nương, đốt nương, nấu nướng trong vùng lõi của rừng, họ là người làm nương với hàng trăm hộ sống trong lõi rừng một cách hợp pháp (!), họ là nhiều ngàn khách du lịch chinh phục Phan Si Păng mỗi năm. Tôi từng chứng kiến quá đông du khách đẵn tre trúc, nổi lửa nấu nướng ầm ĩ, đốt lửa sưởi qua đêm ở trong rừng già Hoàng Liên. Những việc làm đó, là hoàn toàn sai với quy định bảo tồn và luật pháp về bảo vệ rừng đặc dụng. Nhưng, VQG Hoàng Liên vẫn khai thác du lịch bằng cái kiểu đặt tính mạng của Vườn di sản ASEAN, vườn quốc gia màu mỡ và đa dạng có tầm cỡ quốc tế vào tay những hướng dẫn viên du lịch cẩu thả và thiếu ý thức nhất! Đáng sợ hơn, hiện nay, có tới 26 thôn bản nằm trên diện tích quản lý của rừng đặc dụng Hoàng Liên, trong đó 7 cái bản người Mông nằm trọn vẹn trong vùng lõi Vườn quốc gia (!), bà con trồng thảo quả, dựng lều lán, sinh hoạt mọi thứ tuốt tuột ở trong rừng già. Hàng nghìn người, ngày 24 tiếng sống trong rừng, ai dám chắc sự bất cẩn sử dụng lửa không xảy ra? Nhưng chúng ta (không chỉ ban quản lý, các kiểm lâm của VQG mà là tất cả chúng ta) đã để mặc điều vô lý đó tồn tại. Cho nên, có thể nói: rừng cháy là không có gì khó hiểu.

Tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa (tỉnh Sơn La, khúc dưới của dãy Hoàng Liên Sơn), khi chúng tôi được anh Đào Duy Giang, trong tư cách giám đốc Khu bảo tồn giắt súng K54 đưa đi bộ 4 ngày xuyên qua vùng lõi rừng để khảo sát, thì chúng tôi đều choáng váng. Nhiều người Thái, người Mông sống trong rừng như thổ phỉ. Có quá nhiều bản Thái, bản Mông, 90% người trong độ tuổi đều là lâm tặc, có cái làng rất nhiều trai tráng nghiện hút và la liệt nhiễm HIV vì “đi gỗ” trong đại ngàn Hoàng Liên, rồi thi nhau sử dụng ma túy. Họ dựng lều, đốt lửa um tùm, xẻ những cây pơ-mu đường kính gần 2m (xem ảnh) rồi cõng xuôi núi về bán cho đầu nậu. Chúng tôi đi trong những tán rừng cháy xém, nham nhở vết cưa đục, băm chặt, đen thui lửa khói. Có cảm giác họ đang khai thác một cánh rừng vô chủ, bằng phương pháp tàn độc và kẻ cướp nhất: một cây pơ-mu bị chặt hạ, cả thảm rừng bị giết, người ta chỉ bóc lấy vài súc gỗ chất lượng cao, rồi bỏ lại. Bỏ lại để lũ quét, lũ bùn trôi cả về, xóa sổ các bản làng, với những buổi chiều tang thương mấy chục cái quan tài nằm la liệt mà tôi đã chứng kiến sau đó (tại xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn).

Câu hỏi đặt ra là gì? Là chúng ta có thật sự muốn giữ rừng khỏi sự tàn sát lâm tặc, khỏi các đám cháy chỉ có giời mới dập được lửa kia không? Câu trả lời là có. Có muốn thì chúng ta mới thành lập Khu bảo tồn, Vườn quốc gia với hàng trăm cán bộ kiểm lâm được trả lương, được cấp súng và công cụ hỗ trợ (cùng các lực lượng liên quan). Tuy nhiên, điều gì đang diễn ra ở trong lõi rừng già, trong kho báu thiên nhiên mà chúng ta vẫn nghĩ là nó đang an toàn kia? - xin khẳng định mà không sợ quá hồ đồ: trong đó, đôi khi chứa quá nhiều lời nói dối, sự vô trách nhiệm. Lỗi này, không chỉ thuộc về những người nói dối, mà thuộc về cả chúng ta, những người có quyền và có trách nhiệm giám sát, thanh kiểm tra công tác quản lý và bảo vệ rừng. Sự thật hiểm nguy và tang thương trên dãy Hoàng Liên Sơn, đã được báo chí và dư luận cảnh báo quá nhiều. Sự thật về những bản làng, những nhóm lâm tặc đốt lửa dựng lều, ngả cây đại thụ trong rừng đặc dụng ở nóc nhà Việt Nam đã được đăng báo, những hiểm nguy chết chóc đã được khuyến cáo rõ ràng mà không ai xử lý rốt ráo, đến lúc tai họa ập đến, trách nhiệm ấy thuộc về ai?

Trong rừng cháy, những gốc cây, những thân gỗ đường kính hai ba mét, những hang hốc do thân cây bị cháy tạo thành cứ khổng lồ như các địa đạo để nhà báo và kiểm lâm có thể chui vào và đi lại được… Tất cả, đen trũi hiện ra. Rừng cháy trụi, thế là các súc gỗ to chưa từng thấy được cưa xẻ vuông vắn, những gốc cây bị cưa đứt đục suốt bởi bàn tay con người lần lượt hiện ra. Sự thật về việc chọc tiết rừng được phơi bày bởi vị thần lửa tàn độc và công tâm. Cháy rừng, lộ ra mặt lâm tặc, nhưng nó cũng lộ ra các lỗ hổng, các bất cập quá lớn trong quản lý bảo vệ rừng của chúng ta. Lộ ra những lời điêu trá.
Một lãnh đạo cấp Sở của tỉnh Yên Bái, đường đột gọi cho tôi sau 2 năm chúng tôi quen nhau trên đường đi cứu rừng già bị cháy ở huyện Trạm Tấu, anh bảo: nhà báo ơi, rừng cháy ở quê tôi 6 ngày rồi, lửa cao ngất trời, không lúc nào tắt. Nếu cứ dập lửa kiểu như dùng can nhựa và cành cây đi vung vẩy… xem rừng cháy thế này, quê tôi hết rừng mất. Hết rừng thì còn gì là Trạm Tấu, Văn Chấn “nhìn núi Hoàng Liên mây trắng ngang trời” nữa đây. Nói xong, bất ngờ, anh lãnh đạo Sở người Mông bật khóc. Tôi thở dài: nếu cứ cháy như đợt đại hỏa toàn miền Bắc đầu năm 2010 này, chỉ ít ngày nữa thôi, nóc nhà Việt Nam, nơi màu mỡ và rừng già hoang thẳm nhất Việt Nam - dãy Hoàng Liên Sơn thương mến, cũng sẽ không còn rừng.
Nếu vậy, đó sẽ là một mất mát lớn lao ngoài sức tưởng tượng của người viết bài này.

Viết dọc các điểm nóng cháy rừng của Tây Bắc; và trong một đêm xót xa nghe anh Lầu A Páo gọi điện kêu trời vì quê anh sắp hết rừng - năm 2010.

Lãng Quân

Bài đã đăng báo An ninh thế giới. Sau đây là ít ảnh đăng báo TT, anh chị em nghe tin Hắn leo rừng, bèn đặt viết (viết lại):
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=367450&ChannelID=118

Bài phản hồi trước đó, rất nhiều, xung quanh vụ Chùa Hương xả thịt thú rừng kinh hãi, dã man:
http://www.laodong.com.vn/Home/Oi-cai-su-cau-o-Chua-Huong/20103/176736.laodong

Nguồn:

Mất ngủ và buốt lòng vì rừng già Tà Xùa cháy suốt nhiều ngày, Hắn ngồi dậy và viết (nghe cứ như thi sỹ làm thơ)

------------

- Ôi, vàng, vàng, vàng ! (Đỗ Doãn Hoàng)

Cần chấm dứt mọi hoạt động khai thác vàng trên sông Hiến, kiểm điểm trách nhiệm của những người liên quan !

Như đã đưa tin, sau khi Báo Lao Động đăng liên tiếp 2 loạt bài dài kỳ bài xung quanh vấn đề tàn sát thiên nhiên, đầu độc môi trường thông qua khai thác khoáng sản ở đầu nguồn sông Hiến và rừng đặc dụng Phia Oắc (tỉnh Cao Bằng), Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đã có 2 công văn yêu cầu UBND tỉnh Cao Bằng và Bộ Tài nguyên môi trường cùng ngành chức năng xử lý việc báo nêu và sớm có văn bản báo cáo (các loạt bài: “Thị xã bị đầu độc” - 2 kỳ, Vàng tặc thách thức cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Cao Bằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nông Văn Páo có ý kiến phản hồi; và, phóng sự “Bới tung rừng Phia Oắc”, “Tàn sát kho di sản miền Đông Bắc”, “Rừng đặc dụng Phia Oắc, vô chủ đến bao giờ?”...). Tính đến nay, nhiều chục ngày đã trôi qua, các phóng viên và các toà soạn chúng tôi chưa nhận được bất cứ thông tin nào về động thái tiếp thu, xử lý các điểm nóng gây bức xúc trong công luận kể trên, của cơ quan hữu trách và tỉnh Cao Bằng.
Được biết, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Cao Bằng, là cơ quan đã sớm tiếp nhận ý kiến phản ánh của cử tri, sớm kiến nghị giải quyết vụ việc từ trước khi các bài báo kể trên đề cập (trong một kỳ họp HĐND tỉnh, năm 2009), tiếp đó, cơ quan này cũng có nhiều động thái quyết liệt, nghiêm túc, trách nhiệm, ngõ hầu chấm dứt thảm trạng kể trên, PV chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Triệu Sỹ Lầu, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng.

Phải kiểm điểm trách nhiệm của những người cấp phép đào vàng

Ông Triệu Sỹ Lầu nói:

“Tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức họp thường trực, với sự tham gia của “3 bên”: tài nguyên môi trường, huyện Thạch An và huyện Nguyên Bình (2 huyện để xảy ra tình trạng phá rừng, khai thác vàng, khoáng sản trái phép mà Thủ tướng và Văn phòng Chính phủ đã có 2 công văn yêu cầu xử lý) . Tôi không dự được (vì bận việc khác) nhưng Phó văn phòng của tôi có đi dự rồi báo cáo lại tinh thần cuộc họp theo yêu cầu của tôi. Theo đó, Bí thư Tỉnh uỷ (bà Nguyễn Thị Nương) chỉ đạo rất kiên quyết trong việc chấm dứt các điểm nóng mà hai chùm phóng sự của Lao Động đã nêu, rằng: phải chấm dứt ngay toàn bộ các hoạt động khai thác vàng, khoáng sản trái phép cũng như tìnhh trạng tàn sát rừng đặc dụng quý hiếm Phia Oắc.

Trước mắt, vận động tất cả phải chấm dứt ngay các hoạt động khai thác mà không xử lý bằng biện pháp hành chính nữa. Phải chấm dứt toàn bộ các hoạt động vi phạm, trái phép kia ngay. Nếu bên nào cố tình vi phạm, lực lượng xử lý sẽ có “đặc quyền” tịch thu toàn bộ phương tiện máy móc và tiêu huỷ tang vật (các máy đào vàng trị giá tiền tỷ, chưa bao giờ tỉnh Cao Bằng tịch thu và tiêu huỷ các tang vật này - chỉ phạt hành chính, cho nên việc dẹp “vàng tặc” suốt nhiều năm như “bắt cóc bỏ đĩa” - PV).

PV: Có một bài toán đơn giản thế này: sông Hiến là nguồn nước ăn của 6 vạn cư dân thị xã Cao Bằng, dù thế nào thì cũng không ai cấp phép cho doanh nghiệp với vài trăm công nhân đào bới xới lộn, đặt bể nước ăn của mình trước nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân và xianua cao độ như thế cả. Khi “vàng tặc” đã hành hoành, cũng không ai tin được khi lực lượng chức năng nói rằng: “không thể bắt được những kẻ khai thác vàng trái phép” cả. Vì mỗi cỗ máy đào vàng trị giá hàng trăm triệu đồng, lên tới hàng tỷ đồng, nó hoạt động đinh tai nhức óc, nó đi rù rì như con rùa ngoài bùn suối, giữa ban ngày ban mặt. Là Phó trưởng Đoàn đại biểu quốc hội của tỉnh, trực tiếp nghe ý kiến của cử tri về vấn đề này, xin hỏi, cá nhân ông Triệu Sỹ Lầu nghĩ sao?

Ông Triệu Sỹ Lầu: Quan điểm của tôi là phải chấm dứt ngay tất cả mọi hoạt động khai thác khoáng sản trên thượng nguồn sông Hiến. UBND tỉnh phải tỏ ra một “thái độ” thật sự kiên quyết, nhằm chấm dứt toàn bộ hoạt động khai thác khoáng sản này mới hợp lòng dân và đúng với chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Phải làm như thế để đảm bảo sinh mệnh, cuộc sống lâu dài cho hàng vạn người dân của thị xã.

PV: Xin hỏi, lý do vì sao ông Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng yêu cầu phải chấm dứt hoàn toàn khai thác khoáng sản trên đầu nguồn sông Hiến? Vì phía những người muốn cấp phép khai thác khoáng sản ở nơi này, họ nói là làm thế để có nguồn thu cho ngân sách; rằng: mình vẫn có thể khai thác, cố gắng đảm bảo yếu tố môi trường với bể lắng bể lọc, hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường..., nghĩa là vừa “an toàn sạch đẹp” lại vừa có tiền cho ngân sách... và...

Ông Triệu Sỹ Lầu: Không! Cái quan điểm đó chỉ có trên lý thuyết thôi chứ không bao giờ (các doanh nghiệp được cấp phép) mà (họ) làm (được). Hơn nữa quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng đã ra đời rồi từ năm 2009 rồi: cấm toàn bộ các hoạt động khai thác cát sỏi và khoáng sản trên sông. Cái đó thì mình phải thực hiện nghiêm chỉnh chứ. Mà hơn nữa từ xưa đến nay, họ (các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản trên sông Hiến) không chỉ có (vi phạm ở) điểm này (gây ô nhiễm nguồn nước ăn nghiêm trọng, độ đục nước sông Hiến vượt 400 lần so với mức độ cho phép) mà còn vi phạm ở rất nhiều điểm khác nữa, như: thu ngân sách không đáng bao nhiêu. Họ toàn nợ (tiền thuế và các khoản đóng góp khác). Họ không thực hiện đúng các điều khoản cam kết trong đánh giá tác động môi trường, trong các quyết định, các giấy phép mà họ đã có.

PV: Dư luận có quyền đặt dấu hỏi: đằng sau việc cấp phép, việc quản lý không hiệu quả ở các “bãi vàng” kia đó là cái gì? Nhất là khi mà các doanh nghiệp ở vùng vàng Thạch An, lần nào kiểm tra họ cũng vi phạm, đoàn kiểm tra liên tục có văn bản hẳn hoi, UBND tỉnh kiểm tra có văn bản, UBND huyện kiểm tra có văn bản, Sở TNMT kiểm tra cũng có văn bản, Phó Giám đốc CA tỉnh đi kiểm tra cũng có văn bản..., văn bản nào cũng kết luận về “điểm nóng” vàng tặc, về việc “nói dối” của các danh nghiệp, họ không có bể lắng, bể xử lý nước thải trước khi xả ra sông suối, thậm chí, có doanh nghiệp đánh giá báo cáo tác động môi trường chưa được... duyệt. Các vi phạm có hệ thống như thế, tại sao UBND tỉnh Cao Bằng và ngành chức năng vẫn cho các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động “đầu độc” thị xã Cao Bằng và nhiều vùng cư dân... như thế?

Ông Triệu Sỹ Lầu: Tôi mà được đi dự các cuộc họp, tôi cũng sẽ nói những quan điểm của mình như thế, đồng thời kiến nghị các biện pháp thật là quyết liệt. Bây giờ, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã ra biện pháp mạnh rồi nhưng theo tôi còn có biện pháp về hành chính nữa, nghĩa là phải rà soát lại tất cả các thứ, nếu ai vi phạm vẫn phải xử lý về mặt trách nhiệm. Ví dụ, tại sao các thông tư văn bản nhà nước đã có hiệu lực (cấm khai thác cát sỏi, khoáng sản trên sông) mà các đơn vị liên quan vẫn vi phạm, trong khi, UBND tỉnh đã ra quy định, tại sao đơn vị liên quan vẫn vi phạm? Vi phạm rồi sao không xử lý? Trách nhiệm thuộc về ai? Ta phải kiểm điểm đến nơi đến chốn chứ.

Thứ hai nữa, trong quá trình chấm dứt, xử lý các vi phạm thì phải tìm cho ra các đối tượng nào chây ì cố tình dấm dúi không thực hiện quyết định của cấp trên, cũng phải xử lý, thậm chí phải có những biện pháp mạnh đưa ra xử lý hình sự chứ.

Cấp phép đào vàng: thu ngân sách hay chỉ là phục vụ “lợi ích” cho một số cá nhân thôi?

PV: Được biết, vụ việc “Thị xã bị đầu độc” ở Cao Bằng chỉ thật sự phát lộ, trở thành điểm nóng khi cử tri thị xã bức xúc kiến nghị trong kỳ họp HĐND tỉnh năm 2009, và đại biểu quốc hội Hoàng Thị Bình của Cao Bằng cũng đã nói rất kiên quyết trong kỳ họp mới đây. Ở cương vị là Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, cụ thể, ông Triệu Sỹ Lầu đã nghe cử tri nói gì?

Ông Triệu Sỹ Lầu: Nói chung, cử tri của thị xã phản ánh dứt khoát không cho khai thác vàng có phép và trái phép trên sông Hiến. Một cái nữa là cử tri cũng nói cho phép như thế nhưng thu ngân sách tỉnh thu đượcc bao nhiêu hay chỉ phục vụ cho một số cá nhân thôi? Đấy là ý kiến của cử tri thế. Rất tiếc là chúng tôi chưa đi thực địa, khảo sát vấn đề này kỹ càng được, dù đã lên kế hoạch, dự kiến từ lâu. Điều nữa là vấn đề khai thác này được phản ánh lâu rồi, kỳ họp HĐND tỉnh vừa rồi có đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Bình (bà Bình đang là Chủ tịch MTTQ tỉnh Cao Bằng) chất vấn, đồng thời giám đốc Sở Tài nguyên môi trường cũng đã trả lời sẽ xem xét cẩn thận, nhưng họ vẫn khẳng định chưa có chứng cứ nào nói ô nhiễm môi trường. Mà từ đó đến nay, giả sử lại phải chờ thêm một kì họp Hội đồng nhân dân tỉnh nữa thì thật tai hạ cho sức khoẻ của hàng vạn bà con ta. Cho nên, quả thật, từ đáy lòng, tôi rất hoan nghênh các nhà báo, các toà báo kịp thời lên tiếng, để Thủ tướng Chính phủ kịp thời chỉ đạo giải quyết dứt khoát các “điểm nóng”.

PV: Khi thực hiện các bài viết của mình, các nhà báo chúng tôi cũng đã tham khảo ý kiến rất nhiều các nhà khoa học, cả đồng chí lãnh đạo cấp cao của Bộ TNMT, cả rất nhiều các nhà khoa học uy tín nữa, họ đều kết luận: không có doanh nghiệp nào làm vàng quy mô lớn (thực tế họ có tới hơn 220 công nhân/ doanh nghiệp) mà không sử dụng hoá chất cực độc (như thuỷ ngân và xianua). Bằng chứng nữa là, lãnh đạo Công ty TNHH một thành viên cấp nước Cao Bằng đã liên tục có văn bản chính thức gửi lên UBND tỉnh Cao Bằng, nói rằng: nguy có nhiễm độc thuỷ ngân và xianua trong nguồn nước ăn của thị xã Cao Bằng là nhãn tiền và đó là 1 sự thật người dân đã phản ánh trực tiếp với lãnh đạo nhà máy. Ông có nghĩ rằng nguồn nước sông Hiến, nguồn nước ăn của 6 vạn dân kia, dù ít dù nhiều cũng đã nhiễm 2 chất độc chất “chết người” kể trên không?

Ông Triệu Sỹ Lầu: Bây giờ thực tế xét nghiệm nước sông Hiến để tìm xem có nhiễm độc thuỷ ngân và xianua hay không, ở mức độ nào, chưa có cơ quan nào đứng ra làm. Hoặc có làm thì Sở TNMT cũng không (thấy) “báo cáo”; nhưng xét về phản ứng chủ quan của nhân dân thì người ta bảo cái đó rõ ràng đã là khai thác vàng công nghiệp thì dứt khoát phải có hoá chất, song, chỉ có điều là chưa có chứng cớ để chứng minh về nó thôi.
Bây giờ có một việc mong các nhà báo đề xuất ở chỗ là đề nghị UBND tỉnh phải kiên quyết xử lý, xét về nguyên tắc thì phải cấm toàn bộ mọi hoạt động khai thác vàng ở đầu nguồn sông Hiến. Còn về “kỹ thuật”, tất cả các mặt và giải pháp, thủ tục xem xét lại các quyết định cấp phép ấy, cái nào đáng đền bù thì đền bù (cho doanh nghiệp đã đầu tư), cái nào sai phạm thì không những không đền bù mà phải phạt tiền nữa. Phải phạt thêm như thế nữa, thì mới đúng tinh thần. Người nào (doanh nghiệp) mất tiền đầu tư cơ sở vật chất để khai thác vàng rồi, mình cấp phép cho họ đầu tư rồi, bây giờ mình “cấm triệt để” thì mình đền bù thiệt hại cho người ta; nhưng cái nào sai (cấp phép sai, đầu tư trái phép) thì không thể làm như vậy được mà thậm chí còn phạt, còn phải kiểm điểm cả trách nhiệm của người quản lý, cấp phép, giám sát... nữa.

PV: Cảm giác cá nhân của ông, là người Cao Bằng, đang sống tại “Thị xã bị đầu độc” Cao Bằng, ông có thấy cái việc mà: huyện, tỉnh cùng ra quân liên tục mà không hiệu quả; toàn những đến nơi máy móc chỏng chơ, “vàng tặc” trốn hết là hoàn toàn... bại bị lộ về nghiệp vụ, cũng có thể hiểu: việc các đoàn tiến hành “kiểm tra” nó rất là hình thức - đằng sau nó là việc không muốn bắt các đối tượng vi phạm một cách triết để. Ông có nghĩ: bây giờ, việc buôn bán một tép hêrôin người ta còn bắt được, đằng này cái máy làm vàng to đùng như thế, cả một đội quân khai thác vàng nườm nượp thế mà không bắt được, là rất vô lý?

Ông Triệu Sỹ Lầu: Riêng vấn đề này, rất đúng, cho đến nay, thường vụ Tỉnh uỷ đã phải kiểm điểm sâu sắc về vấn đề này.

PV: Xin cảm ơn ông.

Đỗ Doãn Hoàng (thực hiện)- Ôi, vàng, vàng, vàng ! (Đỗ Doãn Hoàng)

-------------

Đục mủ rừng Tây Yên Tử

- Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Bắc Giang hiện nay mỗi ngày không biết có bao nhiêu người vào phá rừng. Hành trang của mỗi người chỉ là một con dao mỏng, một cái xô nhựa. Họ “đục rừng” lấy mủ trám. “Nghề” này đã có từ lâu, nhưng gần đây mới đáng báo động vì những hệ lụy kèm theo

“Đục” trám mưu sinh.

Thôn Nà Ó xã An Lạc, một trong những nơi nổi tiếng nhất về số lượng và chất lượng nhựa trám. Ông Nguyễn văn Tư, trưởng thôn Nà Ó cho biết: “Nghề này đã có ở thôn hơn 10 năm nay rồi. Trước đây tôi cũng làm nhưng giờ nhà neo người quá nên cho anh em trong họ mượn làm”.

Thôn có 56 hộ, thì quá nửa số hộ đều có một đường Trám riêng trong rừng. Do vị trí của thôn nằm ngay chân khu bảo tồn Khe Rỗ, thuộc khu bảo tồn Tây Yên Tử nên thôn có nhiều thuận lợi hơn các thôn khác trong nghề này. Nhựa Trám ở đây nhiều và chất lượng tốt hơn, do nhựa trắng hơn, sạch dăm nên thường bán được với giá cao hơn.









a
"Đục mủ Trám" - Nghề mang lại thu nhập cao cho người dân An Lạc


Nghề này đã đem lại thu nhập cao cho người dân nơi đây, trung bình mỗi ngày mỗi người cũng được từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng. Như các hộ Na Văn Toòng, Na Văn Cường, Na Văn Cao…mỗi phiên chợ (5 ngày/ phiên) cũng được trên 10kg. Mỗi kg bán với giá từ 27-30 ngàn đồng. Mỗi tháng cũng có thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/ hộ.

Nhiều hộ đã tậu được xe, xây được nhà… thậm chí là nuôi con học đại học cũng từ  nghề lấy nhựa trám. Do đây là nghề tốn ít nhân công, đầu từ ít vốn lại cho thu nhập cao nên không chỉ riêng thôn Nà Ó mà tất cả các thôn trong xã An Lạc đều có người đi đục nhựa Trám. Nhựa lấy về đến đâu đều có lái buôn đến tận nhà thu mua đến đó.

“Đục” cả rừng phòng hộ lẫn rừng cấm


An Lạc là một trong những xã nằm trong BQL khu bảo tồn Tây Yên Tử. Xã có 9.364,08 ha diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng nằm trong BQL rừng phòng hộ của huyện quản lý, bảo vệ là 1.630,28 ha. Diện tích rừng nguyên sinh do BQL bảo tồn Tây Yên Tử quản lý, bảo vệ là 6.907ha.









a
Một cây Trám đang bị “đục” mủ phục vụ mưu sinh

Hàng ngày có rất nhiều cây Trám trong khu bảo tồn bị “đục nhựa”. Mỗi ngày cũng có hàng chục, thậm chí là hàng trăm kg nhựa trám được khai thác, vận chuyển và tiêu thụ trên địa bàn.

Ban đầu người dân địa phương cũng chỉ khai thác ở vùng đệm, khu rừng sản xuất đã giao cho từng hộ dân quản lý bảo vệ… Nhưng sau vì lợi nhuận nhiều hộ vào cả rừng phòng hộ, rừng cấm nằm sâu trong khu bảo tồn để khai thác nhựa trám. Ở nhiều thôn như: Coò Nọc, Nà Trắng, Thác, Nà Ó, Đội Mới, Đồng Khao… nhiều người dân còn dựng trại ngủ luôn trong rừng để tiện cho việc khai thác.

Cấm cách đây… 10 năm

Theo phản ánh của người dân nơi đây thì, ban đầu khi người dân mới đục trám thì bị cấm “ghê” lắm. Bị bắt sẽ bị tịch thu cả tang vật lẫn phương tiện vận chuyển. Lệnh cấm khai thác nhựa Trám cũng đã được ban bố nhiều lần. Nhiều kỳ họp hội đồng nhân dân xã An Lạc cũng đưa ra thông báo. Thế nhưng…









Một cây Trám to với hang chục vết “đục” quanh gốc.
Một cây Trám to với hang chục vết “đục” quanh gốc.

Đó là chuyện của gần 10 năm trước. Giờ đây, người dân thì cứ tự do vào khu bảo tồn để khai thác nhựa Trám. Không biết tự bao giờ lực lượng kiển lâm ở đây không còn xử lý việc này nữa. Có lẽ vì vậy mà những cánh rừng Trám ở đây đang kiệt quệ sức sống. Nhiều cây Trám đã lụi dần và chết do bị đục Trám quá mức.

Ông Trần Dìn, chủ tịch UBND xã An Lạc khẳng định: “Nhựa Trám chỉ được phép khai thác vận chuyển tại các khu rừng thuộc dự án 661và rừng 02 (đã giao cho từng hộ dân quản lý, bảo vệ), khi khai thác cũng phải dựa trên cơ sở xác định đủ điều kiện khai thác. Khi đó xã sẽ làm thủ tục cho người dân vận chuyển, tiêu thụ. Còn lại thì không được phép khai thác”.

Với cách khai thác “vô tổ chức” như hiện nay, sợ rằng những cánh rừng Trám nơi đây sẽ sớm bị xóa sổ. Đã đến lúc cần phải xem xét lại cách bảo vệ rừng khi “máu rừng” hàng ngày vẫn chảy.

Đục mủ rừng Tây Yên Tử

---------------------


TT - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có báo cáo gửi Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về vụ phá rừng trồng cao su tại tiểu khu 72 (xã Ba, huyện Đông Giang) của Công ty cổ phần Đầu tư và sản xuất Việt - Hàn (Tuổi Trẻ đã đưa tin).


--------

Vườn quốc gia Tràm Chim cháy lớn
TTO - Đến 13g trưa hôm nay 26-4, Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) vẫn tiếp tục cháy lớn, thiêu rụi khu rừng A1 và lan rộng sang các khu vực xung quanh.

- UNESCO công nhận mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển của thế giới (VOV)

Công nhận mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển thế giới Dân Trí

(Dân trí) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ văn hóa - du lịch Đất Mũi”, sáng 25/4 tỉnh Cà Mau đã long trọng đón nhận danh hiệu mũi Cà Mau là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” do UNESCO công nhận. Khu dự trữ sinh quyển này với diện tích hơn 370.000 ha bao gồm ...



Giảm chi phí bằng công nghệ hạ tầng xanh



Tôi từng đề cập đến các cách thức có thể áp dụng công nghệ hạ tầng xanh – một phương pháp truy cứu các thông tin về sản phẩm và dịch vụ lên hay xuống theo chuỗi giá trị.








--------------

Tổng số lượt xem trang