Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

Điểm tin 12/3

- Chuyện nghiêm trọng! Chữ “Trung Quốc” tiếp tục xuất hiện ở quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ thế giới.
Thêm một minh chứng về khả năng phía Trung Quốc dùng đủ thứ xảo thuật, kể cả những hành động mờ ám, để hợp thức hóa sự chiếm đóng phi pháp. Mời bà con đọc bài hôm nay dưới trang Điểm báo này.
Tạp chí National Geographic Society có đăng bản đồ thế giới trực tuyến, trong đó quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa có chữ “China”. Quỹ Nguyễn Thái Học đã viết thỉnh nguyện thư yêu cầu gỡ xuống.

Mời quý vị bấm vào đây ký thỉnh nguyện thư yêu cầu National Geographic Society bỏ chữ “China” trên bản đồ. Xin điền vào khung bên dưới (phần họ tên không cần phải để tên thật) rồi bấm vào “Sign this petition!”

Nó sẽ dẫn đến hình này. Chỉ cần điền vào khung bên trái dòng chữ hiện ra trong ngoặc kép (ví dụ, dòng chữ trong khung hình này là “$180 savings”), chỗ “your answer”, rồi bấm “Submit” là xong.
Đây là nội dung bức thư, xin tạm dịch:
Thưa ông Jones:
Chúng tôi viết thư này liên quan đến chữ “Trung Quốc” trên quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa trong bản đồ thế giới trực tuyến...

- Anh đầu tư 15 triệu USD cho dự án khảo sát dầu khí tại bãi Cỏ Rong

Dông dài chuyện rừng vàng biển bạc (boxitvn).



Xây 10.000 km đường tuần tra biên giới
Thiếu tướng Hoàng Kiền cho biết việc triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới cơ bản đảm bảo tiến độ, chất lượng tốt.



Điện Biên tôn tạo, tăng dày 28 cột mốc biên giới--- VOV News
Hiện nay, tỉnh Điện Biên và tỉnh Phong Sa Ly (Lào) đang tập trung khảo sát song phương 10 vị trí tiếp theo trên tuyến biên giới chung giữa hai tỉnh để tiến hành cắm mốc trong mùa khô này
VIT - Theo tin ngày 10 tháng 3 vừa qua cho biết, hiện Tam Á (thành phố thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc) đang lên kế hoạch phát triển hơn nữa nguồn tài nguyên du lịch và khai thác kinh tế biển trên vùng Biển Đông. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển hai khu vực thuộc Hoàng Sa và Trung Sa.



Trung quốc cố tình đẩy mạnh hoạt động khai thác kinh tế trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam
VIT - Theo tin ngày 10 tháng 3 vừa qua cho biết, hiện Tam Á (thành phố thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc) đang lên kế hoạch phát triển hơn nữa nguồn tài nguyên du lịch và khai thác kinh tế biển trên vùng Biển Đông. Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển hai khu vực thuộc Hoàng Sa và Trung Sa.





Hàng trăm ý kiến độc giả gửi về đồng tình với bài viết của tác giả Nguyễn Trung và đề xuất của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: nhất thể hóa chức danh lãnh đạo và mong sẽ được thấy "dân chủ thật" trong việc bầu cử.




Chính khách và việc giữ gìn hình ảnh
Tại hội thảo về đề tài chống xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, đăng tin sai sự thật vừa được tổ chức, đại diện Cục Báo chí khẳng định đấy là “việc quan trọng trong quản lý nhà nước về báo chí” thể hiện ở việc định hướng và xử phạt.
Một số ý kiến nhận xét không chỉ có việc xử lý hành chính, mà chuyện báo chí phải xin lỗi, bồi thường dân sự, phóng viên lãnh án tù... do thông tin trên báo cũng đã và đang tiếp tục xảy ra. Đó là giá phải trả cho những tổn thất từ những tin sai trên báo.
Thực tế, dù đã có những quy định để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân tránh bị báo chí xâm phạm nhưng khái niệm “tổ chức, cá nhân”, là chủ thể thường xuyên bị (được) phản ánh trên báo chí, đã không có sự phân biệt nên xem như mọi tổ chức, công dân đều là đối tượng được bảo vệ. Từ ông bộ trưởng thực thi công vụ đến người ăn trộm bị công an bắt...
Vì thế nhiều người dự hội thảo đã ngạc nhiên trước thông tin: báo chí nước ngoài có thể đăng tải những bài viết châm biếm, tranh biếm họa về những người nổi tiếng mà lại không bị kiện!?
Dĩ nhiên, các chính khách đều là những người nổi tiếng, bởi đơn giản các quyết định của họ đều ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, sinh hoạt của dân. Do đó luật pháp nhiều nước như Anh quốc, trao quyền miễn trừ cho các phát ngôn của các cá nhân thuộc cơ quan lập pháp, tư pháp khi thực thi công vụ. Đặc quyền này cũng trao một phần cho các nhà báo tường thuật khi đảm bảo rằng tin tức đó phục vụ công chúng. Đó là cách những người đóng thuế, thông qua truyền thông, gián tiếp buộc “người của công chúng” phải giữ gìn hình ảnh và danh tiếng chứ không buộc báo chí phải bảo vệ điều đó vô điều kiện như với công dân bình thường khác.
Một nhà nước pháp quyền bao giờ cũng xem việc bảo vệ công dân (cả về tính mạng và danh dự) là điều quan trọng. Nhưng việc quan trọng không kém là tạo cơ chế để công dân giám sát những người được mình trao quyền lực đã hành xử ra sao, mà truyền thông là phương tiện hữu hiệu nhất.
<<<:: chính khách, VN mới đang tập theo thôi >>>

Kinh tế:


Đấu thầu 1.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành-- CafeF
Sẽ có 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm.


VN cam kết tham gia chuỗi cung cấp dịch vụ toàn cầu
(NLĐ) - Sự tham gia vòng đàm phán chính thức đầu tiên cho đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, từ ngày 15 đến 19-3, tại Melbourne - Úc) thể hiện cam kết mạnh mẽ của VN tham gia chuỗi cung cấp dịch vụ toàn cầu, cũng như tỏ rõ thế mạnh trong các lĩnh vực dịch vụ, chế biến và nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế


6,5 triệu lao động được giải quyết việc làm từ Chương trình mục tiêu Quốc gia (ĐCS)
- Điểm yếu của thanh niên: Vẫn học nghề theo kiểu ăn xổi (TPhong).


Xã hội:

Phải xóa bỏ tâm lý chuộng bằng cấp
(Thanh tra)- Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa tuyển sinh, công tác phân luồng học sinh (HS) phổ thông lại được nhắc đến như là một trong những lý do chính dẫn đến hiện trạng “đìu hiu” của các trường nghề và trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) khi phần ...
Học sinh đánh nhau: Hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dụcDân Trí
Khởi động chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường họcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, sinh viênNhân Dân
VietNamNet -An ninh thủ đô -Báo điện tử Sơn La



Đêm qua, Cụ Lý Thái Tổ đã rời Hà Nội(?)
Vào khoảng canh ba, tôi thấy Cụ Lý Thái Tổ lặng lẽ rời khỏi tượng đài ở vườn hoa cạnh Hồ Gươm ra đi. Tôi đến trước Cụ và dập đầu hỏi Cụ đi đâu trong đêm khuya khoắt như thế này khi mà cả thành phố đang náo nức chuẩn bị đủ thứ cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long.



Internet và kiểm duyệt
Thông tấn xã Việt Nam đưa tin “Google sẵn sàng ngừng hoạt động tại Trung Quốc” “nếu Bắc Kinh vẫn nói rằng cần phải thực hiện kiểm duyệt đối với Google.” Bài báo cho biết,
“Phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ, bà Nicole Wong, Phó Chủ tịch Google, cho biết họ đã sẵn sàng cho quyết định đóng cửa tên miền “.cn,” “đồng nghĩa với việc rời khỏi Trung Quốc. Bà Vương còn nói rằng quyết định này là “khá nghiêm trọng và nhạy cảm,” nhưng họ thấy cần phải làm như vậy.”
Theo Trưởng Văn phòng Internet của RSF Lucie Morillon, trong năm 2009 và 2010, Việt Nam nằm trong danh sách “kẻ thù của internet”. Bà tuyên bố,
“Điều đáng nói nhất là tại Việt Nam trong những tháng gần đây nhiều đợt đàn áp mạnh tay đã xảy ra với những nhà dân chủ, người cầm bút, trí thức, bloggers, nhà báo, luật sư…
Trước đây, vì muốn được kết nạp vào các định chế quốc tế như WTO, Hà Nội đã bày tỏ thịên chí khiến người ta cho là Việt Nam thực sự muốn cải tiến dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Nhưng nay thì chuyện cởi mở ấy trở thành xa vời, bị rơi vào quên lãng.”




Phát ngôn&Hành động: Người giàu cũng khó, người cao cũng buồn
Từ chuyện tìm người "xuất chúng", cái "thở dài" của một nghị sĩ, chuyện sân golf... cho đến chuyện chó được phép cắn chết người? được chọn vào Phát ngôn & Hành động tuần này. <<<:: đã bị rút tại TVN- vào liên kết dưới>>
http://www.baomoi.com/Info/Phat-ngonHanh-dong-Nguoi-giau-cung-kho-nguoi-cao-cung-buon/144/3969461.epi
11 dự án và mắt xích hỏng ở Hà Nội
Vậy là sau cuộc tổng rà soát các dự án sân golf tại Hà Nội, ngày 6/3 vừa qua, các báo đồng loạt đưa tin UBND Hà Nội đã ra văn bản "yêu cầu 11 dự án sân golf chuyển đổi mục tiêu đầu tư". Lý do, sau khi xem xét lại, UBND Hà Nội thấy các dự án này hoặc sử dụng đất trồng lúa ở vùng đông dân cư, hoặc không phù hợp với quy hoạch. UBND lại thấy, "việc thu hồi đất làm các dự án này khiến nhiều người mất việc làm, cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng."
Chà, nếu đúng UBND TP Hà Nội thấy thế thật, dù có muộn màng, thì cũng hoan nghênh UBND ở cái tinh thần biết nghĩ đến lợi thiệt của người dân.
Nhưng ở góc độ làm ăn, luật pháp, thì ít nhất phải có nhân vật nào đứng ra chịu trách nhiệm, bồi thường cho các chủ đầu tư chứ nhỉ?



Giúp blogger Việt Nam
Theo BBC Vietnamese, tổ chức phi chính phủ Trung tâm Truyền thông Mạng Đông Nam Á tại Malaysia sẵn sàng trợ giúp các blogger Việt Nam khi họ gặp khó khăn. Giám đốc điều hành Sean Ang tuyên bố,
“Mục đích đầu tiên là thúc đẩy quyền tự do bày tỏ chính kiến. Chúng tôi giúp đỡ truyền thông độc lập, huấn luyện cho blogger và các nhà báo công dân. Mục đích thứ hai là theo dõi nhân quyền. Chúng tôi có chế độ theo dõi, cập nhật các vụ vi phạm nhân quyền của chính phủ tại Đông Nam Á. Thứ ba là thúc đẩy dân chủ. Chúng tôi giúp đỡ các nhóm người bị yếu thế, bị cô lập, trợ giúp họ trong chuyện có tiếng nói. Giúp họ bảo vệ chính kiến, hành động.”
Ông cũng cho biết,
“Chúng tôi nhắm đến các lĩnh vực nhân quyền, dân chủ và tự do ngôn luận để trợ giúp. Người ấy có thể viết về chính trị, xã hội, kinh tế, vân vân. Tôi không quyết định chủ đề, hay câu chuyện sẽ blog. Người blogger quyết định chuyện này. Chúng tôi giúp ai đó theo nguyên tắc tự do ngôn luận cần phải giúp.”
“Nếu một chế độ chuyên chính không chịu nghe ai cả, người ta sẽ không có ý tưởng hay nhất để điều hành quốc gia. Trong một xã hội mở, nhiều ý kiến sẽ xuất hiện, chúng sẽ cạnh tranh nhau. Ví dụ như chuyện xây đập thủy điện. Sẽ có người hậu thuẫn, người chống đối, hoặc người đưa ra các giải pháp thay thế. Nếu như người ta cho phép các ý kiến này được phát biểu, được trình bày một cách công khai, cuối cùng chúng ta sẽ có ý kiến tốt nhất. Nếu ý tưởng tốt nhất được mang ra thực hiện, chất lượng đời sống của người dân sẽ tốt hơn. Nếu tự do phát biểu bị cấm đoán, một số người điều hành sẽ lợi dụng để kiếm lợi cho bản thân. Khi ấy dân chúng sẽ bị thua thiệt.”

Báo chí khiến người dân hiểu sai về quy định sinh con thứ 3
(VnMedia) - Mấy ngày qua, một thông tin do báo chí đưa ra nhân sự kiện Chính phủ ban hành nghị định số 20/2010/NĐ-CP về Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã khiến người dân hiều sai về Nghị định này. Theo đó, một số tờ báo đã giải thích rằng người sinh con lần đầu mà sinh ba trở lên thì được sinh thêm lần 2...
(12/3/2010)


Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải: “Càng giúp nông dân, càng tìm được nhiều phương pháp" (LĐ 7-3-10)


Vài phân tích về nghiên cứu khoa học ở Việt NamMất ngủ và buốt lòng vì rừng già Tà Xùa cháy suốt nhiều ngày, Hắn ngồi dậy và viết (nghe cứ như thi sỹ làm thơ)


Phát hiện vị giác thứ 6: khả năng cảm nhận chất béo
(Dân trí) - Vị béo giờ đây có thể được bổ sung vào những vị thông thường khác như : ngọt, chua, đắng, cay và vị mặn khi các nhà khoa học Úc vừa khám phá ra rằng loài người có thể nếm chất béo.

Đề nghị Trung Quốc cung cấp dữ liệu về đập Tiểu Loan trên sông Mekong (TTrẻ) - Nỗi lo khô hạn vùng Mê Kông (thiennhien.net).

Quốc tế:

Khi quốc gia trở thành con nợ
Bắt đầu bùng lên từ cuối năm 2009, cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp "hứa hẹn" biến quốc gia này trở thành một Dubai của châu Âu. Và cho đến nay, chưa có dấu hiệu gì về việc quốc gia có nền văn minh vào loại xưa cũ nhất của châu Âu này sẽ sớm thoát khỏi vận bĩ. <<<:: coi chừng bị đòi bán đảo trả nợ, Đức đã dọa rùi >>>


Hoa Kỳ cân nhắc sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Đông Nam Á
By Peter J Brown


10-03-2010
Trong khi có đầy đủ tài liệu về những thoả thuận kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, ông Wortzel lưu ý rằng gần đây Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng an ninh với Đông Nam Á, bao gồm cả việc bán vũ khí và tập trận chung. “Các cuộc viếng thăm quân sự cao cấp giữa Trung Quốc và Đông Nam Á gia tăng, cũng như các cuộc viếng thăm từ các tàu hải quân Trung Quốc”, ông Wortzel nói.

Buổi điều trần xảy ra ngay sau khi các thành viên USCC đến Đài Loan và Việt Nam hồi tháng 12 và đã thảo luận việc gia tăng sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực. Trong khi mở rộng quan hệ an ninh, Ủy ban Nghiên cứu Kinh tế An ninh Mỹ – Trung thường xuyên được nhắc nhở ở Việt Nam rằng, Hà Nội ngày càng lo lắng hơn về việc Trung Quốc gia tăng sự khẳng định của họ trên Biển Đông, nơi mà nhiều nước trong khu vực có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

“Khi hải quân Trung Quốc cải thiện sức mạnh, có thể gồm cả hạm đội tàu sân bay trong tương lai không xa, cán cân quyền lực trong khu vực nghiêng hẳn về phía Trung Quốc”, ông Wortzel nói. “Đã có một số quốc gia bắt đầu phản ứng, có thể thấy rõ qua việc công bố kế hoạch gần đây của Việt Nam mua sáu tàu ngầm hiện đại và 12 máy bay chiến đấu của Nga. Sư xuất hiện của dầu hỏa và khí đốt trong khu vực chỉ làm trầm trọng thêm, “ông Wortzel nói....
Chính sách ngoại giao chia rẽ

Ông Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại The Heritage Foundation ở Washington, ghi nhận sự khác biệt quan trọng trong cách ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khu vực.
“Chỉ đơn giản là bạn không thể hiểu được quá trình ra quyết định của ASEAN theo cách mà chúng ta học ở trường, với các nước đang tìm cách gia tăng tối đa những thuận lợi mà không cân nhắc đến các vấn đề trong nước, đôi khi các nhu cầu về con người từ phía các nhà lãnh đạo. Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các vấn đề ngoại giao kinh tế về sự năng động này, họ làm theo cách mà chúng ta không làm”, ông Lohman nói.

“Hoa Kỳ không thể bắt chước cách làm của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Dĩ nhiên, các viên chức Mỹ có trách nhiệm với người dân Mỹ theo cách mà Trung Quốc không làm đối với người dân của họ. Chúng ta không thể lập các hiệp định thương mại theo cách chỉ chọn người thắng và kẻ bại bằng chính sách ngoại giao hoặc công nghiệp bắt buộc.

“Người Trung Quốc cũng gần hơn và gửi nhiều nhà ngoại giao tới ASEAN. Chúng ta có thể làm tốt hơn là chúng ta bảo vệ ASEAN, nhưng chúng ta không thể làm giống hệt như cách người Trung Quốc làm, ngoại giao giống như ngoại giao của họ, diễn đàn như diễn đàn của họ,” Lohman nói thêm, rằng Hoa Kỳ không nên “bật dậy trật tự kinh tế hiện nay”, nhưng thay vào đó, sử dụng chính sách “đòn bẩy”.

“Nếu Trung Quốc muốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở ASEAN, tốt thôi. Hoa Kỳ cần có các mối quan hệ trong khu vực để giúp ASEAN quyết định điều gì là quan trọng đối với họ và lên tiếng về những điều mà họ quan tâm. Nếu các công ty đa quốc gia của Trung Quốc muốn đầu tư vào ASEAN, thật tuyệt vời. Làm sao cho họ tuân theo các tiêu chuẩn thân thiện của Hoa Kỳ và đưa họ hội nhập vào các chuỗi cung ứng của Mỹ “, ông Lohman nói.
“Nếu có thể tăng thêm giao thương giữa ASEAN và Trung Quốc, các công ty Mỹ nên đầu tư vào cả hai phía và hội nhập vào các thị trường ở trong nước. Tranh đấu với xu hướng kinh tế hiện nay chỉ hủy hoại tiếng tăm về khả năng lãnh đạo của chúng ta”.

Tổng số lượt xem trang