Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2010

Việt Nam quốc tế hóa Biển Đông

Việt Nam quốc tế hóa Biển Đông
Lần đầu tiên, một hội thảo về Biển Đông bao gồm quan chức Việt Nam cùng giới học giả tại Mỹ được tổ chức tại Đại học Temple, thành phố Philadelphia vào hôm 25/3/2010.
Tuy cuộc hội thảo diễn ra trong phạm vi học thuật nhưng được phái đoàn Việt Nam đánh giá thành công về mặt dư luận.
Theo lời một diễn giả trong phái đoàn Việt Nam, cuộc hội thảo về Biển Đông như thế này dự định diễn ra tại Pháp vào tháng trước nhưng phải huỷ bỏ vào phút cuối do sức ép của tòa đại sứ Trung Quốc.
Ngoài những chủ đề nóng về việc tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa với Trung Quốc, diễn giả Việt Nam còn mang theo những thông điệp gợi ý sự hợp tác vào tuyến hàng hải trên Biển Đông như là vấn đề lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.

Chương trình được khởi xướng bởi một số chuyên gia Mỹ nghiên cứu về Việt Nam lấy vị trí chiến lược Biển Đông làm cơ sở với sự hợp tác của học viện bộ ngoại giao Việt Nam.
Đứng trước những ý đồ và tham vọng của Trung Quốc, Việt Nam nay hầu như đã chọn con đường quốc tế hoá Biển Đông bằng cách vận động các nước Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ làm “bạn chiến lược”.
Hoa Kỳ cũng có trách nhiệm lịch sử
Một vị tiến sĩ sử học đến từ Việt Nam, ông Nguyễn Nhã cho biết ông từng khóc khi làm về công tác bản đồ sau năm 1975. Ông đã cảm thấy xót xa khi Mỹ đã không can thiệp giúp Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974.
Việt Nam còn nêu lên những trường hợp “Trung Quốc đã không tôn trọng vành đai đánh cá, bắn giết ngư dân Việt Nam quanh ngư trường Hoàng Sa như là những bằng chứng vi phạm nhân quyền, tiêu diệt môi trường sống của hàng triệu người Việt Nam bên bờ Biển Đông.”
“Trung Quốc còn sử dụng những luận điệu hàm hồ về lịch sử để phủ nhận những tranh chấp về các hải đảo và vùng biển trong vùng Đông Nam Á.”

Giáo sư Ngô Vĩnh Long và “anh Khải” một người Mỹ nói tiếng Việt nổi tiếng trong chương trình văn nghệ hải ngoại
“Biển Đông vốn là tuyến hàng hải quan trọng tới Nhận Bản và Đại Hàn cho nên Hoa Kỳ không thể bỏ mặc cho Trung Quốc độc quyền thao túng.”
Giáo sư Philip Alperson, giám đốc trung tâm Triết-học, Văn-hóa, và Xã-hội Việt Nam của Temple University cho biết theo quan điểm về mặt chính trị của người Mỹ - không dễ gì chọn bên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng về mặt tình cảm, ông thiên vị cho Việt Nam vì nhìn thấy những thiệt thòi khách quan về hiện trạng và lịch sử mà nước Mỹ có phần. Ông hy vọng những cuộc hội thảo như thế này được diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng và có hiệu quả ở cấp độ cao hơn.
Thảo Luận Nóng
Trong suốt một ngày sôi nổi đánh dấu lần đầu quan chức Việt Nam thảo luận với học giả Hoa Kỳ công khai về vấn đề Trung Quốc. Thậm chí nhiều người có cảm tưởng đây là diễn đàn tố cáo Trung Quốc trước Hoa Kỳ với sự có mặt của quan chức Việt Nam.
Tuy vậy, phái đoàn Việt Nam cũng đã đụng phải sự chất vấn nảy lửa của một số nhân vật trong cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Cô Nguyễn Ngọc Giao, thuộc cộng đồng Việt Nam tại thủ đô Washington dùng thời lượng của mình để kêu gọi tự do dân chủ nhân quyền, giải thể đảng cộng sản Việt Nam, và chất vấn về công hàm Phạm Văn Đồng 1958.
Học giả Việt Nam giải thích với cô Ngọc Giao rằng công hàm đó chỉ là đối sách chính trị không có giá trị về mặt chủ quyền vì miền Bắc thời đó không quản lý lãnh thổ phía Nam. Phía Việt Nam cũng cố gắng trình bày vấn đề chủ quyền và chính quyền vốn là hai khái niệm.

Cô Nguyễn Ngọc Giao, phó chủ tịch ngoại vụ cộng đồng Việt Nam tại Washington đang chất vấn phái đoàn Việt Nam về lịch sử hai miền Nam Bắc.
Một vài ý kiến khác nêu lên những vấn đề tàn phá môi trường, buôn bán phụ nữ, Trung Quốc xâm lăng làm không khí có lúc như nghẹt thở.
Người Mỹ điều hợp chương trình, giáo sư Andrew Scobell nói rằng ông hiểu rõ tâm trạng chia cắt về chính trị của người Việt hải ngoại. “Nhưng như Hoa Kỳ, cho dù thích hay không thì cũng phải thừa nhận sự hiển nhiên của chính quyền hiện nay của Việt Nam.”
Tuy nhiên, sau mọi căng thẳng không khi cũng trở lại hòa nhã nghiêm túc. Phía Việt Nam có người tỏ ra không chịu được nhưng cũng có người ghi nhận đây là những chất vấn bình thường và có phần thú vị.
Người Mỹ năng động
Chương trình còn có cuộc thảo luận bàn tròn do giáo sư Ken MacClean của Clark University chủ trì. Với sự hiểu biết tinh tế về Việt Nam, vị giáo sư này làm cho không khí hòa bình và những ý kiến đóng góp càng trở nên thiết thực.
Người Mỹ vốn không có những thái độ áp đặt và những định kiến cực đoan lịch sử, về lòng yêu nước cho nên đề đạt ra những đường hướng ứng xử với Trung Quốc bao gồm vấn đề môi trường, bảo vệ tài nguyên (như san hô) trên biển rất dễ nghe, có sức thuyết phục lớn trên diễn đàn quốc tế.
Cho dù học giả Mỹ không muốn biểu lộ nhiều định kiến về quan hệ Trung Việt, nhưng thái độ ứng xử và sự nhiệt thành góp ý tưởng làm người Việt Nam nói chung rất yên tâm là họ sẽ có những tiếng nói bênh vực.
Các giáo sư người Mỹ cũng đề nghị bước tiếp theo là đánh động lương tâm về Biển Đông tới những cơ quan hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc ban lịch sử Á Châu của đại học Maine cho rằng vai trò của người Mỹ gốc Việt là rất quan trọng việc tố cáo dã tâm của Trung Quốc trước dư luận quốc tế.


Việt - Nhật tăng cường hợp tác quốc phòng
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản.



Trung Quốc: Nhu cầu dầu mỏ năm 2010 sẽ tăng lên 5%
VIT - Theo nhận định của Zhang Fuqin, phó kỹ sư phòng kỹ thuật thuộc Viện kỹ thuật và kế hoạch dầu mỏ Trung Quốc, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc sẽ tăng khoảng 4% tới 5% trong giai đoạn năm 2010 - 2015. Bà cho biết, con số này được tính toán dựa trên mức tăng trưởng kinh tế thường niên 7,5% của quốc gia này.



Nhập tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam
Hôm nay (26/3), tại kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (đảo Mỹ Giang, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà), Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã đón tàu chở dầu Vân Phong 1 có trọng tải lớn nhất Việt Nam hiện nay, do Petrolimex làm chủ đầu tư. Tầu Vân Phong 1 có trọng tải 105.636 tấn, tổng dung tích hầm hàng 125.204 m3, Vân Phong 1 do Petrolimex làm chủ đầu tư thuộc nhóm tàu aframax size, được đóng tại Hàn Quốc....



- Tăng lương tối thiểu lên 730.000 đồng từ ngày 1/5/2010 “tức là tăng 80.000 đồng/tháng so với mức lương 650.000 đồng hiện đang áp dụng” (CPhủ).Từ 1/5, lương tối thiểu lên 730.000 đồng Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ngày 25/3, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2010/NĐ-CP, quy định mức lương tối thiểu chung; theo đó, từ 1/5/2010, mức lương tối thiểu chung sẽ là 730.000 đồng/tháng, tức tăng 80.000 đồng/tháng so với mức lương hiện đang áp dụng. ...
Lương tối thiểu sẽ tăng từ 1/5VnEconomy


Absolute poverty (giangle)

Theo tiêu chuẩn của WB, một người có thu nhập dưới $1/ngày được coi là thuộc diện "nghèo tuyệt đối". Quả thật số lượng người nghèo ở VN có thu nhập dưới 19000 VNĐ/ngày chắc không nhiều. Vậy mà ở Bắc Triều tiên hiện tại thu nhập bình quân của một lao động phổ thông khoảng 2500 won, tương đương với $1 trong ... 1 tháng. Những người này phải trả khoảng 1 tuần tiền lương để có thể mua được ... 1 quả trứng. Đấy là những gì vị "lãnh tụ kinh yêu" Kim Jong Il đem lại cho thần dân của mình sau lần đổi tiền ngu xuẩn vừa rồi.

Cũng như VN thời 80s, Bắc Triều tiên đổi tiền với mục đích chống lại lạm phát phi mã. Bắc Triều tiên cho rằng nguyên nhân của lạm phát là sự tham lam của bọn con phe ngoài chợ đen, hàng ngày hàng giờ đẩy giá lên để kiếm lời. Do vậy giải pháp chống lại lạm phát là tiêu diệt chợ đen bằng cách tước đoạt gần như tất cả số cash đang lưu hành trong dân chúng. Nếu không giết được toàn bộ thị trường chợ đen này, chí ít lượng liquidity giảm xuống cũng sẽ kéo giá giảm xuống (a standard monetarism view).

Cũng như VN thời 80s, cuộc đổi tiền này của Bắc Triều tiên không những không ngăn được lạm phát mà còn đẩy giá cả lên cao hơn nữa. Lý do là supply trên thị trường chợ đen collapse vì producers thiếu liquidity. Những cán bộ Bắc Triều tiên nuôi heo trên tầng 5 nhà tập thể giống như GS Văn Như Cương ngày xưa ở HN không còn cash để mua cám cho heo ăn nữa, buộc phải đóng cửa "sản xuất" dù các anh công an phường có thông cảm, supply collapse là điều tất yếu.

Cũng như VN thời 80s, nguyên nhân sâu xa của lạm phát ở Bắc Triều tiên là chính phủ in tiền chi tiêu vì ngân sách thâm hụt quá nặng. Tất nhiên số cash đó không chóng thì chầy cũng sẽ chạy ra thị trường chợ đen và giúp cho liquidity trên thị trường này phục hồi dần. Chợ đen rồi sẽ lại nhộn nhịp nhưng với mức giá gấp hàng chục lần trước đây. Rồi chính phủ lại đổi tiền một lần nữa...

Viết đến đây chợt nghĩ VN mình còn may mắn chán, và bỗng nhớ lại một anh chàng thất nghiệp người Úc trên một chuyến bay sang VN du lịch tuyên bố rằng hắn ta vẫn còn may mắn chán...



VỤ LẤY ĐẤT KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHIA CHO 238 CÁN BỘ Ở LONG AN
Cùng nhau chiếm đất công
Ban đầu là “mượn” đất công, sau là cho thuê rồi âm thầm cấp hẳn, nhiều cán bộ đã mang đất công cho thuê lại để trục lợi
Liên quan đến việc UBND huyện Tân Hưng, tỉnh Long An lấy gần 400 ha đất trong khu vực bảo tồn rừng ngập mặn Láng Sen chia cho 238 cán bộ dưới hình thức “cho mượn”, Báo NLĐ ngày 22-3 đã thông tin, tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết năm 1994, lãnh đạo huyện Tân Hưng xin UBND tỉnh Long An cho phép cắt 400 ha thuộc vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen để làm quỹ đất công do huyện trực tiếp quản lý, sử dụng khi cần thiết.
Danh sách 238 cán bộ được chia đất quận 8 - TPHCM

Trong văn bản xin lập quỹ đất công, UBND huyện Tân Hưng nói rõ: Dùng vào việc bồi thường cho những hộ dân bị thu hồi đất xây dựng những công trình phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng, trụ sở làm việc... Tuy nhiên, sau khi được tỉnh phê duyệt, UBND huyện Tân Hưng liền biến quỹ đất công thành “quỹ đất của cán bộ”.

Lãnh đạo được nhiều hơn nhân viên


Để ổn định tư tưởng cán bộ !?

Trao đổi với báo chí về chủ trương của UBND huyện Tân Hưng lấy đất công cho cán bộ “mượn”, ông Lương Thanh Hải, nguyên phó chủ tịch UBND huyện (nay là cán bộ Ban Phòng chống tham nhũng tỉnh Long An), lý giải: Khi huyện Tân Hưng mới thành lập, đời sống cán bộ khó khăn trăm bề vì vậy, lãnh đạo huyện mới có chủ trương cho anh em mượn đất sản xuất. Đó cũng là cách giúp anh em “an tâm tư tưởng” công tác lâu dài!?

Theo tài liệu chúng tôi có được, bản thân ông Hải đã hai lần viết đơn “mượn” đất, lần thứ nhất vào ngày 3-6-1998 với 10 ha. Lần thứ hai vào ngày 9-9-1999 với diện tích 3 ha. Trong đó, phần đất ông Hải “mượn” lần hai đã được UBND huyện Tân Hưng cấp sổ đỏ vào ngày 23-11-1999.
Ngay từ năm 1997, UBND huyện Tân Hưng đã lấy 332,5 ha trong nguồn quỹ 400 ha cho 238 cán bộ “mượn” theo tiêu chuẩn mỗi một cán bộ trong huyện được “mượn” 1 ha đối với người độc thân, 1,5 ha đối với người đã lập gia đình. Riêng cán bộ lãnh đạo thì được cấp nhiều đất hơn cán bộ thường.

Chẳng hạn, trường hợp ông Lương Thanh Hải, lúc bấy giờ là phó chủ tịch UBND huyện Tân Hưng, được “mượn” đến 10 ha, khi nhận đất thì diện tích lên đến 11 ha; ông Nguyễn Văn Bãnh, nguyên chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện, được “mượn” 3,5 ha; ông Phan Hữu Hạnh, nguyên trưởng Công an huyện, nay là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Long An, “mượn” 3 ha; ông Phạm Hải Ngư, nguyên phó trưởng Công an huyện, “mượn” 2,5 ha; ông Hồ Quốc Việt, nguyên kiểm sát viên VKSND huyện, nay là Phó chánh Thanh tra huyện, “mượn” 2,5 ha; ông Nguyễn Hữu Thu, Phó trưởng Công an huyện, “mượn” 2 ha; ông Hồ Văn Dân, nguyên giám đốc Bưu điện huyện, nay là Phó Chủ tịch UBND huyện, “mượn” 2 ha...

Ngoài ra, UBND huyện Tân Hưng còn cho nhiều cán bộ không làm việc tại huyện nhà “mượn” đất nhằm mục đích “giao tế”.

Điển hình như trường hợp của các ông Lê Văn Đạt, nguyên phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An, được “mượn” 2 ha; ông Trần Văn Cường, công tác tại Công an tỉnh Long An, “mượn” 2 ha; ông Nguyễn Hữu Hồng, Trưởng Phòng Tài chính huyện Vĩnh Hưng, “mượn” 2 ha...

Tại huyện Vĩnh Hưng, còn có 8 cán bộ được UBND huyện Tân Hưng cho “mượn” từ 1,5 ha đến 2ha.

Cho thuê lại giá cao

Tuy thời hạn cho “mượn” đất là 10 năm, như vậy đến năm 2007, UBND huyện Tân Hưng phải thu hồi toàn bộ số đất đã cho cán bộ “mượn”. Nhưng thực tế cho thấy UBND huyện Tân Hưng chẳng những không thu hồi mà còn kiến nghị UBND tỉnh Long An hợp thức hóa quyền sử dụng đất lâu dài cho số cán bộ đã “mượn” đất.

Theo viện dẫn của UBND huyện Tân Hưng, những cán bộ “mượn” đã “trực canh” liên tục trên 10 năm, là đối tượng ưu tiên xét giao đất canh tác lâu dài. Tuy nhiên, kiến nghị này đã không được UBND tỉnh Long An chấp thuận. Vì theo Luật Đất đai quy định, cán bộ, viên chức Nhà nước không thuộc diện xét giao đất nông nghiệp.

Không được cấp sổ đỏ cho 238 cán bộ “mượn” đất, UBND huyện Tân Hưng tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh Long An cho chủ trương chuyển từ “mượn” sang cho thuê thay vì thu hồi trả vào quỹ đất công.

Kiến nghị này đã được UBND tỉnh Long An chấp thuận, giao cho Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh giải quyết. Nhận được chủ trương này, UBND huyện Tân Hưng nhanh chóng ban hành giá cho thuê đất.

Theo đó, giá cho thuê đất vào thời điểm năm 2007 là 700.000 đồng/ha/năm. Thời hạn cho thuê là 10 năm. Sau đó, nhiều cán bộ được cho thuê đất với giá bèo đã nhanh chóng cho dân địa phương thuê lại với giá cao hơn từ 10 đến 14 lần.

Cụ thể, ông Ngô Văn Phục, Giám đốc Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, cho ông Nguyễn Văn Giàu thuê 7 ha, giá 10 triệu đồng/ha/năm, thời hạn cho thuê là 10 năm. Như vậy, mỗi năm, ông Phục “ngồi không” cũng thu lãi trên 65 triệu đồng. Ngoài ông Phục, nhiều cán bộ khác cho nông dân thuê lại với giá 12 triệu đồng/ha/năm.

Ban đầu là “mượn”, rồi chuyển sang thuê, sau đó UBND huyện Tân Hưng đã âm thầm cấp “sổ đỏ” cho cán bộ đã về hưu hoặc chuyển công tác ra khỏi địa bàn huyện nhà, với lý do những người này không còn cán bộ, công chức Nhà nước, được xem là đối tượng được xét cấp đất.

Cụ thể, tháng 8-2007, UBND huyện Tân Hưng cấp sổ đỏ cho 5 cán bộ nghỉ hưu với diện tích 8,5 ha; năm 2008, UBND huyện Tân Hưng tiếp tục cấp sổ đỏ cho 8 cán bộ nghỉ hưu, chuyển công tác với diện tích 11,5 ha. Việc làm này đã gây bất bình đối với người dân ở hai xã Vĩnh Châu A và Vĩnh Lợi, vì hai địa phương này còn nhiều hộ nông dân nghèo không đất hoặc thiếu đất sản xuất.
Bài và ảnh: Trần Hải Nguyên



Những chiêu dàn cảnh để cướp giật tại Sài Gòn Bee
Tình trạng cướp hết sức lộng hành, người dân ra đường luôn cảnh giác, nhưng vẫn bị mắc lừa những chiêu thức cũ của bọn cướp.


Thanh tra y tế 'truy lùng' kẹo mút phát sáng cực độc VietNamNet
- Ngày 26/3, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã nhận được phản ánh về sản phẩm kẹo mút có phát sáng, không nguồn gốc, xuất xứ đang lưu hành trên thị trường. Loại kẹo này được kinh doanh tại các điểm bán lẻ gần trường học, có nguy cơ đe dọa ảnh hưởng đến sức ...
Kẹo mút phát sáng chứa chất cực độc, gây ung thưThanh Niên
Kẹo phát sáng có chất gây ung thưTiền Phong Online
Kẹo mút phát sáng chứa chất gây ung thưVNExpress
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật


- Xuất khẩu tinh quặng, nhìn từ hai phía (SGTT)

- Hà Nội sắp có vườn thú hoang dã (TTVH)

Thời tiết Việt Nam ngày càng cực đoan
(Dân trí) - Nước biển dâng, nắng nóng kéo dài sẽ gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan tại Việt Nam. Đó là khẳng định của TS Christopher Field, Giám đốc văn phòng sinh thái toàn cầu, Viện nghiên cứu Carnegie trong buổi họp báo sau hội nghị Quản lý ...
Quản lý rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậuĐài Tiếng Nói Việt Nam
Ứng phó với biến đổi khí hậuAn ninh thủ đô
Việt Nam cần sáng suốt trong khai thác tự nhiênVNMedia
Nhân Dân -Thanh Tra -Sài gòn Giải Phóng


Đài Loan đề nghị giúp đỡ đồng minh về mực nước biển dâng cao

- Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được Vedan bồi thường đầu tiên (ĐViệt).

(M&C)

UN disappointed by Myanmar's lack of democratic electoral laws M&C

China's Currency Stand and Japan's Lost Decade
As calls grow louder in the U.S. for the Obama administration to pressure China over its undervalued currency, it’s good to check in with William Fung, group managing director of Li & Fung, the giant Hong Kong-based trading company that sources goods from China and other countries for companies ...


Trung Quốc - Mặt trái: The Dark Side of China Aid (NYT 24-3-10)
Trung Quốc - Chiến Lược: Chinese Strategic Thinking: People’s War in the 21st Century (Jamestown 18-3-10)

Tổng số lượt xem trang