Những nguy cơ nền kinh tế sẽ phải đối mặt: lạm phát cao, mất cân bằng cán cân thương mại, những thách thức trong điều hành chính sách tài chính, tiền tệ…
(TBKTSG Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, một số ngân hàng thương mại Nhà nước hiện đang cho vay ở mức lãi suất dưới 14%/năm, thậm chí các khách hàng thân quen của ngân hàng còn được hưởng mức lãi suất 12%.
Doanh nghiệp Italy đánh giá cao tiềm năng thị trường Việt Nam VOV
"Trẻ trung, năng động và đầy tiềm năng phát triển cũng như các cơ hội đầu tư" là kết luận được đưa ra tại hội thảo về đầu tư của các doanh nghiệp địa phương Italy vào Việt Nam, kết thúc ngày 3/4 ở thành phố Vicenza, miền Bắc Italy.
9 cán bộ chủ chốt của xã Thanh Xuân (Thanh Chương-Nghệ An), trong đó có gia đình chủ tịch, Bí thư xã bỗng dưng biến thành hộ nghèo.
(VietNamNet) - ASEAN và MRC sẽ hỗ trợ các nước lưu vực Mekong, trong đó có Việt Nam, xây dựng kế hoạch quản lý và phát triển nguồn tài nguyên nước.
Tuần báo Pháp Courrier International trích dẫn báo chí trong nước, nêu bật hiện tượng du khách Hàn Quốc ào ào đến Việt Nam tìm mua loại thuốc đông y này mà không biết rằng hành động của họ là phạm pháp.
Hiện tượng đông đảo du khách Hàn Quốc đến Việt Nam tìm mua mật gấu hệ trọng đến nỗi một đại biểu Quốc Hội Việt Nam, ông Nguyễn Đình Xuân, đã phải viết thư cho chính quyền Seoul, yêu cầu can thiệp. Theo ông Nguyễn Đình Xuân, sau lá thư ông gởi cho Bộ Môi trường Hàn Quốc, Đại sứ quán nước này ở Việt Nam đã tỏ vẻ thông cảm với vấn đề.
VIỆT NAM: Phó thủ tướng Singapore công du Việt Nam
Hôm nay, phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng Nội vụ Singapore Wong Kan Seng bắt đầu chuyến công du Việt Nam trong vòng 4 ngày, từ ngày 4 tháng tư đến 8 tháng 4 năm 2010.
Chuyến viếng thăm Việt Nam của phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng Nội vụ Singapore Wong Kan Seng được thực hiện theo lời mời của bộ trưởng Công an Việt Nam, tướng Lê Hồng Anh.
Theo Channelnewsasia, phó thủ tướng Singapore Wong Kan Seng sẽ có các cuộc hội đàm với các quan chức Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực chống khủng bố, phòng thủ dân sự.
Nhân dịp này, hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phòng chữa cháy, tìm kiếm và cứu hộ. Tháng 12 năm 2006, Việt Nam và Singapore đã ký thỏa thuận hợp tác phòng chống các tội phạm xuyên quốc gia.
Theo Channelnewsasia, phó thủ tướng Singapore Wong Kan Seng sẽ có các cuộc hội đàm với các quan chức Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực chống khủng bố, phòng thủ dân sự.
Nhân dịp này, hai bên sẽ ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phòng chữa cháy, tìm kiếm và cứu hộ. Tháng 12 năm 2006, Việt Nam và Singapore đã ký thỏa thuận hợp tác phòng chống các tội phạm xuyên quốc gia.
Mỹ đã quyết định lùi thời gian công bố Báo cáo về tình hình kinh tế và chính sách tỷ giá của các đối tác thương mại chính của Mỹ. Với những người quan tâm đến quan hệ Trung-Mỹ, đây là động thái rất đáng lưu ý.
TRUNG QUỐC: Bob Dylan không được biểu diễn tại Trung Quốc
Ca sĩ người Mỹ Bob Dylan đã bị chính quyền Trung Quốc từ chối không cho biểu diễn tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Theo ban tổ chức, Bob Dylan vẫn duy trì buổi biểu diễn tại Hồng Kông.
“Karl Marx – nhà tiên tri giận dữ”
Thành viên YesMan2008 trên Diễn đàn X-cafe đăng bản dịch Chương 5 cuốn Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối (Hướng tới những tư tưởng kinh tế hiện đại) do thành viên này hiệu đính và dịch lại một số đoạn. Tác giả phân tích,
“1.Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx bẻ cong khái niệm lao động thặng dư như thế nào: Trong tác phẩm Những người khốn khổ của Victor Hugo, Jean Valjean thường xuyên phải đối diện với kẻ báo oán: Thanh tra Javert. Và cuộc đời cứ luôn kéo Javert về đối diện với Valjean. Tính biện chứng văn chương tạo ra một cuộc tranh đấu kịch tính cho mỗi bên. Nếu không có nhân vật kia, cuộc đời sẽ trở nên quá đơn giản đối với họ.
Vấn đề trong chủ nghĩa lịch sử của Marx là ở chỗ nhà biện chứng bậc thầy này lại bỏ qua sự biện chứng kịch tính nhất: giữa những nguyên nhân ý thức và những nguyên nhân vật chất. Về cơ bản, Marx miêu tả những yếu tố vật chất là nguyên nhân cho mọi sự thay đổi. Chúng thiết lập và thay đổi ý thức hay thượng tầng kiến trúc của xã hội một cách định kỳ. Mặc dù thừa nhận mối quan hệ này nhưng Marx lại luôn coi thường những tác động của ý thức. Và sai lầm này lan sang hủy hoại lý thuyết kinh tế của ông.
Khái niệm về lao động thặng dư là cơ sở cho toàn bộ học thuyết Marx về chủ nghĩa tư bản. Hãy nhớ lại phép tam đoạn luận đơn giản. Tại sao lao động phải bị bóc lột? Bởi vì Marx nắm chặt lấy “học thuyết giá trị lao động” để giải thích việc nhà tư bản thu được lợi nhuận. Theo Marx, “không một nguyên tử” giá trị nào bắt nguồn từ nhà tư bản.30 Không chút đắn đo, Marx cho rằng cô thợ may Jasmine hay người thợ rèn đang đập thình thịch vào cái đe mới tạo ra giá trị.
Marx đã quên mất điều gì? Ông không để ý tới khả năng sáng tạo và tài kinh doanh. Để tạo ra của cải đòi hỏi phải có những thứ hơn cả nguyên liệu hữu hình. Việc chế tạo ra các đầu máy video (VCR) không cần những loại vật liệu thô mới hay những phương thức bóc lột lao động tàn nhẫn hơn. Ngành công nghiệp video đòi hỏi hai điều: phát minh và bản lĩnh kinh doanh – sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong đầu tư. Tại sao người Nga sống dưới chế độ cộng sản lại phải xin những chiếc quần bò vải bông chéo do người Mỹ làm ra? Không phải vì Liên Xô thiếu bông hay thiếu công nhân để sản xuất quần áo chất lượng cao, mà bởi vì họ thiếu năng lực sáng tạo, động cơ làm việc và kỷ luật. Chính những cái vô hình này phân biệt những công ty và quốc gia thành công với số còn lại.
Chủ nghĩa duy vật của Marx không may lại làm ông phớt lờ tất cả các loại vốn, như vốn nhân lực tức là tri thức, tài khéo léo hay kỹ năng quản lý đều rất quan trọng đối với lợi nhuận. Làm thế nào mà học thuyết giá trị lao động có thể giải thích được những giây phút lóe sáng hay sự sáng suốt như ví dụ dưới đây?
Vài năm trước, khi một người bước qua một khu rừng, một bông gai nhỏ bắt chặt lên chiếc tất len của anh ta. Tài khoản ngân hàng của anh ta giờ đây đầy ắp tiền. Anh ta phát minh ra khóa dán Velcro. Liệu tất cả lợi nhuận của anh ta có được là do đánh cắp của công nhân?”
và
“Người Trung Quốc tôn thờ Marx sau cuộc cách mạng năm 1949 của họ. Ngay sau đó họ trở thành người đa thần giáo bằng cách đặt Mao Trạch Đông lên cùng bàn thờ. Nhưng đến cuối những năm 1970, dưới thời Đặng Tiểu Bình, người Trung Quốc bắt đầu nhanh chóng chuyển hướng sang tự do kinh doanh trong nhiều khu vực kinh tế. Điều này thực sự là sự quở trách Marx và chửi rủa Mao. Đặng, người đã bị Mao tống vào tù hồi Cách mạng Văn hóa đẫm máu trong những năm 1960, là một người thực dụng. Ông phát biểu rằng “mèo trắng hay mèo đen không thành vấn đề miễn là bắt được chuột”.38 Ông cho phép các chủ hiệu được giữ lại lợi nhuận và nông dân được tự do bán lương thực của mình. Họ gọi xu hướng này là gì? Họ đã chuyển chữ thuật ngữ “thị trường tự do”. Hàng triệu người Trung Quốc tưởng rằng “thị trường tự do” là một thuật ngữ gốc Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khoảng mười năm tự do hóa, những lực lượng bảo thủ khẳng định lại vị thế của họ vào năm 1987 (mặc dù họ không chấm dứt việc kinh doanh của nhà hàng Gà Rán Kentucky – KFC nằm ở phía đối diện của lăng Mao Trạch Đông). Mặc dù vậy, sự thụt lùi chỉ là tạm thời. Sau khi Đặng chết, thủ tướng mới Chu Dung Cơ và chủ tịch Giang Trạch Dân cam kết thúc đẩy hơn nữa kinh tế tư nhân và cắt giảm phạm vi hoạt động của các công ty đại chúng. Năm 1998, Giang thậm chí còn nắm cả quân đội. Những ngón tay của ông ta có thể sờ đến tất cả các khu vực kinh doanh từ khách sạn, các nhà máy sản xuất tủ lạnh, đến các quầy bar karaoke. Các doanh nhân Trung Quốc đã len lỏi vào nền kinh tế thế giới. Hầu hết đồ chơi tại các cửa hàng đồ chơi Toys “R” Us ở địa phương nơi bạn ở đều được chế tạo tại Trung Quốc. Trong khi đó, ngày càng nhiều người Trung Quốc gội đầu bằng dầu gội đầu Procter & Gamble hơn bất kỳ nhãn hiệu nào! Điều kỳ quặc trong sự thành công của Chu và Giang là trong khi thúc đẩy hơn nữa tự do kinh doanh, họ vẫn duy trì quyền lực của Đảng Cộng sản để dọa dẫm. Mặc dù vẫn còn một số hồ nghi nhưng đó không còn là Đảng Cộng sản của cha ông họ nữa.
Liên Xô và Trung Quốc là những quốc gia cuối cùng trong số các quốc gia cộng sản lớn nhất tuyên bố trung thành với chủ nghĩa Marx. Khi Bức Màn Sắt tan chảy dọc theo đường biên giới của Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Hungary và Rumani, ngày càng có nhiều công nhân giành được tự do để đoàn kết; chống lại những tư tưởng của Marx.Cho tới nay, không còn một nước nào tuân theo chủ nghĩa Marx đúng như trong mường tượng của những người ngưỡng mộ ông ta nữa. Ngay cả khu định cư của Israel dường như cũng đang chuyển đổi từ những dự án xã hội chủ nghĩa thành những dự án tư bản chủ nghĩa. Có lẽ sẽ không còn nước nào thực hiện giấc mơ của Marx nữa. Giấc mơ hứa hẹn hơn cả thế giới thực tại, một thế giới đầy rẫy sự khan hiếm, sự ích kỷ và xấu xa. Đó là một giấc mơ giống kiểu một thiên đàng đã bị mất, phù hợp hơn đối với những thiên thần hơn là với những người vô sản. Thật không may, lòng mong mỏi khát khao trở nên mạnh mẽ tới mức những người tốt đã bị mê hoặc. Họ ủng hộ những chế độ đồi bại chuyên giảng đạo, nhưng lại không thực hiện giáo lý của chủ nghĩa Marx. George Bernard Shaw đã bắt tay Stalin và quan sát sự đàn áp của chế độ Xô viết trong một thời gian dài trước khi ông tỉnh ngộ.Đối với nhân loại ngày nay, Marx nhắc nhở chúng ta rằng thay đổi về kinh tế có thể gây ra đau đớn, rằng quyền lực có thể chuyển thành sự áp bức và bộ phận dân cư tầng lớp dưới phải được bảo vệ khỏi sự bóc lột. Những chế độ cộng sản đã cho thấy những cảnh báo trên là hoàn toàn chính xác. Những người ngưỡng mộ Marx tán dương Marx thời trẻ và Marx ít khoa học hơn. Không phải là một nhà kinh tế lý thuyết có sức thuyết phục hay một nhà lãnh đạo chính trị uy tín, Marx trở thành một tiếng nói hiện thời cho sự công bằng xã hội mang tính nhân văn. Ông trở nên giống như Tom Joad trong tác phẩm Chùm nho uất hận của John Steinbeck:
Bao giờ con cũng có mặt trong bóng tối, khắp nơi. Khắp nơi nào mẹ nhìn. Khắp nơi nào mà có một cuộc đánh lộn để con người đói khát có thể giành giật nhau miếng ăn, nơi đó sẽ có con. Khắp nơi nào có một tên cảnh sát đang đánh đập một con người, sẽ có con.… nơi nào có tiếng kêu thét của những người đang nổi giận vì họ đói khát, con sẽ ở đấy … Và khi nào những người cùng cảnh với chúng ta đang ngồi trước bàn ăn có đủ những thứ họ trồng trọt và gặt hái khi nào họ ăn ở trong những ngôi nhà mà họ xây dựng ở đây, sẽ có con. Mẹ hiểu không, mẹ? 39Đặt sự lạm dụng và tàn bạo dưới cái tên của Marx, đây có lẽ là chỗ tốt nhất dành cho ông ta.” Nguồn: “Karl Marx – nhà tiên tri giận dữ”