-CSVN lặng lẽ bỏ các chương trình giỗ tổ Hùng Vương trên cả nước
07/14/2014 - 04:00
Trong một công văn đã được phê duyệt gửi đi đến các cơ quan chính phủ, cho biết rằng từ năm 2015, tất cả các chương trình kỷ niệm, giỗ tổ Hùng Vương cấp Quốc gia... sẽ bị Hà Nội huỷ bỏ, và chỉ được tổ chức tượng trưng ở tỉnh Phú Thọ, miền bắc, nơi có di tích Đền Hùng.
Di tích Đền Hùng là nơi vốn quanh năm có người đến viếng. Học sinh cũng được đưa lại đây để tìm hiểu và nhận thức rõ Việt Nam là một dân tộc độc lập, trị vì ở phía Nam, từ ngàn đời nay.
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Được coi là ngày quốc tổ của Việt Nam, nhắc lại ý thức người Việt con rồng cháu tiên, tự do và độc lập. Cả nước vẫn tổ chức lễ giỗ tổ như một cách giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Thế nhưng chiếu theo công văn của Hà Nội, thì từ năm 2015, các lễ này sẽ bị huỷ bỏ, chỉ duy nhất một nơi được thực hiện mang tính hình thức mà thôi.
Trong công văn số 1063/QĐ-TTg, ký ngày 2 tháng 7 năm 2014, có tiêu đề phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015, quyết định này ghi rõ rằng lễ giỗ tổ Hùng Vương chỉ tổ chức ở tỉnh Phú Thọ tổ chức mà thôi.
Các nhà sử học và xã hội học trong nước đang hết sức ngạc nhiên về quyết định này của Hà Nội. Vì việc nhấn mạnh nguồn gốc và nâng cao tinh thần dân tộc của người Việt Nam lúc này hết sức quan trọng, đặc biệt lúc hoạ xâm lăng từ phía Bắc đang ngày càng rõ. Nhưng không hiểu sao các quan chức lãnh đạo chóp bu lại nhấn mạnh việc phải bỏ đi ngày lễ quan trọng này mà không giải thích lý do.
Ngược lại, trong khi đó, công văn từ Ba Đình, Hà Nội lại nhấn mạnh phải tổ chức rầm rộ các lễ kỷ niệm ngày sinh các quan chức cộng sản như Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt. Đặc biệt quan trọng phải tổ chức kỷ niệm lớn 125 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh.
Lâu nay người Việt trẻ trong nước đang ngày càng thờ ơ với sử sách nước nhà, thậm chí, tên tuổi cha ông bị lãng quên rất nhiều do chính sách xâm lăng văn hoá từ Trung Cộng. Trẻ con hôm nay có thể thuộc tên một diễn viên điện ảnh Trung Cộng hay sử Tàu, tốt hơn là nhớ được một danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
Rất nhiều người đang đặt câu hỏi rằng việc cố tình làm quên lãng nguồn cội cha ông, quên lịch sử của dân tộc Việt có là một trong những thoả ước của chính quyền CSVN với Bắc Kinh trong tiến trình bán nước hay không. (N. Khanh)
Nguồn: "Rút ruột" đức tin Hàng ngày, những người trần mắt thịt đã phải nhiều lần sửng sốt với những công trình 'treo móng', 'rút xương', 'khoét lõi'; những thuật ngữ cả người đọc lẫn người viết đều cảm thấy tê đắng. Thế nhưng cảm giác tê đắng ấy giờ đây những đấng linh thiêng cũng phải nếm trải...
Cũng tương tự như chuyện cách đây vài năm người ta dâng bánh dầy khổng lồ bằng xốp và lõi sắt lên các Vua Hùng. Khi được xuất phát từ tâm không thành, lễ lạt biến thành xúc phạm. Đức tin chỉ còn là chiếc áo "khổng lồ" nặng hình thức, màu mè giả dối; giả dối ngay với tổ tiên và với linh hồn người đã khuất. Nếu đây không phải là một sản phẩm chỉ để lòe loẹt phô trương mà là một chiếc bánh dâng vua thực sự thì tội ấy bao người sẽ rơi đầu?
07/14/2014 - 04:00
Trong một công văn đã được phê duyệt gửi đi đến các cơ quan chính phủ, cho biết rằng từ năm 2015, tất cả các chương trình kỷ niệm, giỗ tổ Hùng Vương cấp Quốc gia... sẽ bị Hà Nội huỷ bỏ, và chỉ được tổ chức tượng trưng ở tỉnh Phú Thọ, miền bắc, nơi có di tích Đền Hùng.
Di tích Đền Hùng là nơi vốn quanh năm có người đến viếng. Học sinh cũng được đưa lại đây để tìm hiểu và nhận thức rõ Việt Nam là một dân tộc độc lập, trị vì ở phía Nam, từ ngàn đời nay.
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Được coi là ngày quốc tổ của Việt Nam, nhắc lại ý thức người Việt con rồng cháu tiên, tự do và độc lập. Cả nước vẫn tổ chức lễ giỗ tổ như một cách giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Thế nhưng chiếu theo công văn của Hà Nội, thì từ năm 2015, các lễ này sẽ bị huỷ bỏ, chỉ duy nhất một nơi được thực hiện mang tính hình thức mà thôi.
Trong công văn số 1063/QĐ-TTg, ký ngày 2 tháng 7 năm 2014, có tiêu đề phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015, quyết định này ghi rõ rằng lễ giỗ tổ Hùng Vương chỉ tổ chức ở tỉnh Phú Thọ tổ chức mà thôi.
Các nhà sử học và xã hội học trong nước đang hết sức ngạc nhiên về quyết định này của Hà Nội. Vì việc nhấn mạnh nguồn gốc và nâng cao tinh thần dân tộc của người Việt Nam lúc này hết sức quan trọng, đặc biệt lúc hoạ xâm lăng từ phía Bắc đang ngày càng rõ. Nhưng không hiểu sao các quan chức lãnh đạo chóp bu lại nhấn mạnh việc phải bỏ đi ngày lễ quan trọng này mà không giải thích lý do.
Ngược lại, trong khi đó, công văn từ Ba Đình, Hà Nội lại nhấn mạnh phải tổ chức rầm rộ các lễ kỷ niệm ngày sinh các quan chức cộng sản như Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt. Đặc biệt quan trọng phải tổ chức kỷ niệm lớn 125 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh.
Lâu nay người Việt trẻ trong nước đang ngày càng thờ ơ với sử sách nước nhà, thậm chí, tên tuổi cha ông bị lãng quên rất nhiều do chính sách xâm lăng văn hoá từ Trung Cộng. Trẻ con hôm nay có thể thuộc tên một diễn viên điện ảnh Trung Cộng hay sử Tàu, tốt hơn là nhớ được một danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
Rất nhiều người đang đặt câu hỏi rằng việc cố tình làm quên lãng nguồn cội cha ông, quên lịch sử của dân tộc Việt có là một trong những thoả ước của chính quyền CSVN với Bắc Kinh trong tiến trình bán nước hay không. (N. Khanh)
VƯƠNG-TRÍ-NHÀN Không chỉ tinh tế khi tả thức ăn mà trong Hà Nội băm sáu phố phường (in trên Ngày nay từ 1940 ), Thạch Lam còn khéo ghi nhận cái thói quen dễ dãi cẩu thả của người mình trong cách làm thức ăn. Như trong câu chuyện về mấy bát mằn thắn.
Trong khi bát mì của mấy chú khách (tức đám Hoa kiều ) đầy đặn thì người mình chỉ giỏi giả lễ bà chúa mường. Bát mằn thắn của các ông chủ người Việt có đủ cả rau thơm, xá xíu, đôi khi mấy miếng dồi và một phần chia tám quả trứng vịt, song mằn thắn bột thì thô, nhân là một tí thịt bạc nhạc, nước rất nhiều nhưng nhạt.
Cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI này nhiều người đi nước ngoài còn chứng kiến kiểu làm ăn tương tự. Như ở Paris , một nhà báo kể với tôi là chả có cửa hàng ăn nào của người Việt đậu được lâu. Lúc mới khai trương cũng rôm rả. Nhưng chỉ một hai năm là chất lượng kém hẳn đi và người ăn bỏ hết sang các hiệu khác.
Người ta bắt gặp ở đây một quan niệm sống tầm thường dễ dãi, không bao giờ duy trì được sự liên tục có trước có sau tức không đạt tới một trình độ chuyên nghiệp ổn định.
Một thói xấu khác của các nhà hàng buôn bán người mình được Thạch Lam ghi nhận là thói dễ thỏa mãn. Ông lấy ví dụ như mấy hiệu kẹo lạc kẹo vừng Cự Hương, Ngọc Anh. Lúc đầu còn chịu khó làm thật ngon để chiều khách, sau ngủ yên trên danh vọng. Hình như dân mình động giàu là ra mặt vênh váo và bắt đầu làm ăn chểnh mảng - tác giả Gió đầu mùa khái quát. Và ông hồn nhiên tự hỏi “Ồ, sao sự cố gắng ở nước này không được lâu bền nhỉ ! “.
Người xưa có câu “Nhân bần trí đoản”, với nghĩa người nghèo hèn,kẻ hiểu biết nông cạn thì không còn đáng để ai đếm xỉa tới nữa.
Không đâu thấy rõ sự ngắn hơi và dễ thỏa mãn như trong hoạt động của người làm nghệ thuật ở Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ quê gốc tôi có nhiều nghệ nhân có tác phẩm để đời. Nhưng tên tuổi tác giả những bức tranh đó thì không ai biết. Đại khái đó là những ông thợ tài hoa nhưng cẩu thả, lúc vợ ốm con đau hoặc thua bạc cần tiền thì vẽ vội mấy bức mang bán cho các nhà giàu trong làng, và không có ý niệm gì về bản quyền trên tranh. Cũng giống như các cửa hàng kẹo bánh của Thach Lam “không biết rằng hàng của mình ngon hơn hàng khác “, các nghệ nhân đó cũng không thể nghĩ rằng lẽ ra tên tuổi mình có thể còn mãi với lịch sử mỹ thuật. Chính họ tước đi khả năng đó ở họ.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thời cổ văn xuôi Trung quốc chỉ có biền văn, chưa có tự sự. Tự sự Trung quốc là học được từ Ấn Độ qua du nhập sách Phật. Nhưng khi đã nắm được rồi thì người Trung Hoa đưa nghệ thuật này lên đến đỉnh điểm. Những bộ tiểu thuyết như Hồng lâu mộng, Kim bình mai có độ dài và trình độ kết cấu không thua kém gì những thiên tự sự đồ sộ nhất của phương Tây.
Trong khi đó các tác phẩm tự sự của người Việt chỉ theo dõi con người trong những khoảng thời gian ngắn. Không tìm đâu ra loại tác phẩm có khả năng bao quát cuộc sống nhân vật trong thời gian dài,dựng lại lịch sử cả mấy thế hệ như truyện Tàu. Các cuốn tiểu thuyết hiện đại thường kém về kết cấu toàn cục. Cố lắm chỉ được vài chương đầu. Càng về cuối càng hỏng.
Manh mún nhỏ lẻ không chỉ là cách làm ruộng đi buôn mà cũng là cách người Việt làm nghệ thuật. Chúng ta chỉ có những tác phẩm nhỏ nhỏ xinh xinh, chùa Một Cột chẳng hạn chỉ tồn tại như một ý niệm hơn là một công trình thực tế.
Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng có lần bảo với tôi : Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay của chùa Bút Tháp đẹp thật, nhưng lưng tượng thì chỉ được làm dối dá cốt cho xong chuyện.
Trong truyện ngắn Đất xóm chùa( in trên Văn Nghệ số 42 năm 1993), nhà văn Đoàn Lê để cho một nhân vật phát biểu tạt ngang : “Khốn nạn, cái vạt đất tí hin bị bỏ quên sau mấy lũy tre, mơ ước hào hoa nhất chỉ là nồi cơm Thạch Sanh cả làng ăn không hết, chuyện tinh tướng bốc giời nhất cũng chỉ chuyện củ khoai to bằng cái đình …..Cứ ra cái điều !”
TT&VH 10-7-07
Cho đến những năm cuối thế kỷ XX đầu XXI này nhiều người đi nước ngoài còn chứng kiến kiểu làm ăn tương tự. Như ở Paris , một nhà báo kể với tôi là chả có cửa hàng ăn nào của người Việt đậu được lâu. Lúc mới khai trương cũng rôm rả. Nhưng chỉ một hai năm là chất lượng kém hẳn đi và người ăn bỏ hết sang các hiệu khác.
Người ta bắt gặp ở đây một quan niệm sống tầm thường dễ dãi, không bao giờ duy trì được sự liên tục có trước có sau tức không đạt tới một trình độ chuyên nghiệp ổn định.
Một thói xấu khác của các nhà hàng buôn bán người mình được Thạch Lam ghi nhận là thói dễ thỏa mãn. Ông lấy ví dụ như mấy hiệu kẹo lạc kẹo vừng Cự Hương, Ngọc Anh. Lúc đầu còn chịu khó làm thật ngon để chiều khách, sau ngủ yên trên danh vọng. Hình như dân mình động giàu là ra mặt vênh váo và bắt đầu làm ăn chểnh mảng - tác giả Gió đầu mùa khái quát. Và ông hồn nhiên tự hỏi “Ồ, sao sự cố gắng ở nước này không được lâu bền nhỉ ! “.
Người xưa có câu “Nhân bần trí đoản”, với nghĩa người nghèo hèn,kẻ hiểu biết nông cạn thì không còn đáng để ai đếm xỉa tới nữa.
Không đâu thấy rõ sự ngắn hơi và dễ thỏa mãn như trong hoạt động của người làm nghệ thuật ở Việt Nam. Làng tranh Đông Hồ quê gốc tôi có nhiều nghệ nhân có tác phẩm để đời. Nhưng tên tuổi tác giả những bức tranh đó thì không ai biết. Đại khái đó là những ông thợ tài hoa nhưng cẩu thả, lúc vợ ốm con đau hoặc thua bạc cần tiền thì vẽ vội mấy bức mang bán cho các nhà giàu trong làng, và không có ý niệm gì về bản quyền trên tranh. Cũng giống như các cửa hàng kẹo bánh của Thach Lam “không biết rằng hàng của mình ngon hơn hàng khác “, các nghệ nhân đó cũng không thể nghĩ rằng lẽ ra tên tuổi mình có thể còn mãi với lịch sử mỹ thuật. Chính họ tước đi khả năng đó ở họ.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thời cổ văn xuôi Trung quốc chỉ có biền văn, chưa có tự sự. Tự sự Trung quốc là học được từ Ấn Độ qua du nhập sách Phật. Nhưng khi đã nắm được rồi thì người Trung Hoa đưa nghệ thuật này lên đến đỉnh điểm. Những bộ tiểu thuyết như Hồng lâu mộng, Kim bình mai có độ dài và trình độ kết cấu không thua kém gì những thiên tự sự đồ sộ nhất của phương Tây.
Trong khi đó các tác phẩm tự sự của người Việt chỉ theo dõi con người trong những khoảng thời gian ngắn. Không tìm đâu ra loại tác phẩm có khả năng bao quát cuộc sống nhân vật trong thời gian dài,dựng lại lịch sử cả mấy thế hệ như truyện Tàu. Các cuốn tiểu thuyết hiện đại thường kém về kết cấu toàn cục. Cố lắm chỉ được vài chương đầu. Càng về cuối càng hỏng.
Manh mún nhỏ lẻ không chỉ là cách làm ruộng đi buôn mà cũng là cách người Việt làm nghệ thuật. Chúng ta chỉ có những tác phẩm nhỏ nhỏ xinh xinh, chùa Một Cột chẳng hạn chỉ tồn tại như một ý niệm hơn là một công trình thực tế.
Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng có lần bảo với tôi : Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay của chùa Bút Tháp đẹp thật, nhưng lưng tượng thì chỉ được làm dối dá cốt cho xong chuyện.
Trong truyện ngắn Đất xóm chùa( in trên Văn Nghệ số 42 năm 1993), nhà văn Đoàn Lê để cho một nhân vật phát biểu tạt ngang : “Khốn nạn, cái vạt đất tí hin bị bỏ quên sau mấy lũy tre, mơ ước hào hoa nhất chỉ là nồi cơm Thạch Sanh cả làng ăn không hết, chuyện tinh tướng bốc giời nhất cũng chỉ chuyện củ khoai to bằng cái đình …..Cứ ra cái điều !”
TT&VH 10-7-07
Nguồn: "Rút ruột" đức tin Hàng ngày, những người trần mắt thịt đã phải nhiều lần sửng sốt với những công trình 'treo móng', 'rút xương', 'khoét lõi'; những thuật ngữ cả người đọc lẫn người viết đều cảm thấy tê đắng. Thế nhưng cảm giác tê đắng ấy giờ đây những đấng linh thiêng cũng phải nếm trải...
Chữ tâm nhem nhọ
Những ngày này, khi phiên tòa 'tượng đài Điện Biên' đang diễn ra, dư luận lại có dịp hướng sự chú ý về Điện Biên, nơi có công trình tượng đài bằng đồng lớn nhất từ trước đến nay, nhưng cũng "đau khổ" nhất khi chưa hoàn thành đã bị chính những người thực hiện rút ruột cả trăm tấn đồng.
Chưa có lúc nào, cụm từ "khổng lồ" được phổ biến như hiện nay. Khắp nơi nơi người ta đua nhau trưng ra những thứ khổng lồ nhất: bức tranh dài nhất, chiếc bánh lớn nhất... Nếu cần phải bắt căn nguyên một hội chứng xã hội nào đó, có lẽ cần phải đưa cuốn sách Guiness Việt Nam ra làm "tội đồ" chăng? Bởi nó đã và đang rập khuôn ra một trào lưu xã hội chạy theo hình thức.
Tượng đài Điện Biên, Ảnh VNN |
Tượng đài Điện Biên cũng nằm trong những sản phẩm khổng lồ đó. Báo chí theo sát diễn biến quá trình đúc tượng, ngày bức tượng được khai trương là ngày hội lớn. Bao ngôn từ đẹp đẽ ngợi ca làm nức lòng người sống, và những người nằm xuống có linh thiêng hẳn cũng mát lòng. Đó thực sự là một sự kiện đẹp đẽ để tôn kính quá khứ, đồng thời để lại cho đời một tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu.
Nhưng chao ôi, chỉ vài ngày sau người ta đã phát hiện bên trong sự tôn kính ấy là sự giả dối, phản trắc lọc lừa mà ai đó đã lợi dụng chiếc áo đức tin phủ ngoài để toan tính những vụ lợi cá nhân đê hèn nhất. Một khối lượng 'ruột' bị rút lõi 'khổng lồ'; từ những thủ đoạn và sự vô liêm sỉ 'khổng lồ'. Một trăm tấn đồng vật chất - quy đổi bằng niềm tin của xã hội, đức tin của tâm linh, máu xương người nằm xuống - phải là bao nhiêu tấn?
Sau tai tiếng, tượng được xử lý bằng bột nền kim loại và phun phủ nhiệt bằng đồng.Ảnh VTC |
Hàng ngày, những người trần mắt thịt đã phải nhiều lần sửng sốt với những công trình 'treo móng', 'rút xương', 'khoét lõi'; những thuật ngữ cả người đọc lẫn người viết đều cảm thấy tê đắng. Thế nhưng cảm giác tê đắng ấy giờ đây những đấng linh thiêng cũng phải nếm trải, mới thấy lòng tham con người là khôn cùng.
Chiếc áo lòe loẹtCũng chỉ mới đây thôi, người ta cũng tranh cãi ồn ào quanh một ngôi trường chỉ vì cái tên của nó. Chuyện tưởng nhỏ nhưng hóa ra lại kinh động đến cả các bậc mang trọng trách 'quốc gia đại sự'. Ngôi trường vốn được sinh ra từ một hợp tác quốc tế đã gắn bó với bao thế hệ học sinh thủ đô. Thế nhưng người ta nhất định đòi đổi tên ngôi trường ấy chỉ để chào mừng một dịp kỷ niệm, chỉ vì 'người ta' ấy đã bỏ tiền xây ngôi trường khi nó đã đến lúc phải nâng cấp di dời.
Nếu đây không phải là một sản phẩm chỉ để lòe loẹt phô trương mà là một chiếc bánh dâng vua thực sự thì tội ấy bao người sẽ rơi đầu? Ảnh Tuổi Trẻ |
Chao ơi, khi người ta đưa ra những dự định quá lớn lao vĩ đại rồi vì đủ thứ lý do đến lúc thật cấp bách rồi vẫn không làm được gì cả, để rồi người ta phải tận dụng cả một cái tên để điền vào, cũng như cách người ta đã từng làm với một tòa nhà cao tầng Hàn Quốc. Chưa khi nào câu thành ngữ 'Đầu voi đuôi chuột' lại đúng đắn và thấm thía như thời đại 1000 năm Thăng Long này. Lại một hoạch định 'khổng lồ', với những con số về thời gian tiền bạc ban bệ vô cùng vĩ mô, để rồi người ta phải dùng những thứ 'vi mô' như cái tên để đưa vào '1000 năm Đại cáo'.
Cũng chưa bao giờ những cụm từ Đại lễ, quốc lễ... lại trở nên HOT như hiện nay, thậm chí trở thành ám ảnh. Thế nhưng còn nhiều thứ khác như 'quốc nạn; 'quốc khố' 'quốc dân' hay đại hạn, đại hung... từ những nguy cơ mất rừng đầu nguồn, từ những con sông đang cạn kiệt trơ đáy; từ những khoản vay mượn quốc tế để lại cho cháu con ngày một nặng lên; hay từ những đường phố lùng nhùng không lối thoát hoặc chẳng bao giờ thoát lại chưa thành cụm từ HOT.
Trước tháng 6/2010 các tuyến phố Hà Nội sẽ hoàn tất việc 'thay áo', Ảnh Bee |
Rồi gần đây - cũng 'trên đà' hướng về ngày Đại lễ của dân tộc - người ta lại lên kế hoạch bỏ ra vài chục tỷ để chỉnh trang các tuyến phố thủ đô, trong đó nhiều dãy phố sẽ được sơn màu giống nhau.
Chưa biết vài chục tỷ đó có phải là cách chi tiêu hợp lý hay không, nhưng sau bao thời gian công sức thảo luận về giữ gìn di sản và bản sắc, người ta lại lựa chọn cách đánh đồng già trẻ gái trai vào một kiểu đồng phục, trong khi còn bao nhem nhọ trên mặt mũi chân tay họ chẳng được giải quyết.
Một số tiền lớn chỉ để phủ lớp phấn son bề ngoài, còn những xấu xí khuyết tật bên trong vẫn nguyên như cũ. Chẳng lẽ đây là cách hay nhất để người hậu thế bày tỏ sự cung kính tiên tổ, trọng vọng tiền nhân chăng?
Đã có lúc người ta định đập bỏ cầu Long Biên, lúc người ta lại đòi bán biệt thự cổ, rồi người ta tính đủ phương cách để 'phát triển' 'văn minh' đô thị, nhưng cuối cùng càng tính đô thị càng trở nên rối rắm, phát triển kiểu hỗn mang năm bề bốn phía chen chúc. Thế là người ta tìm được một cách giải quyết thật hoàn hảo: may cho nó tấm áo mới, khoác lên nó bộ mặt hân hoan cung nghinh tiên tổ trong ngày trọng đại.
Chỉ sợ chưa đến lúc cung nghinh, chiếc áo đã tơi tả trôi tuột trơ ra đủ thứ ghẻ lở.
Cái cần sự 'khổng lồ' nhất là Tâm thì nhỏ hẹp quá, mà chiếc áo kia thì quá rộng. Chao ơi!
Nguồn: "Rút ruột" đức tin