Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

30 nữa Trung Quốc sẽ thống trị châu Á?

30 nữa Trung Quốc sẽ thống trị châu Á? Đất Việt

Giáo sư John Mearsheimer của ĐH Chicago vừa cảnh báo trong 30 năm tới, Trung Quốc sẽ mưu cầu địa vị thống trị châu Á và rằng sự trỗi dậy đó sẽ không hòa bình.

Nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu nước Mỹ này nhận định: “Nếu Trung Quốc tiếp tục phát triển 30 năm tới như trong 30 năm qua thì họ sẽ tìm cách thống trị châu Á theo cách mà Mỹ thống trị bán cầu Tây”. Sức mạnh kinh tế khổng lồ sẽ được Bắc Kinh chuyển thành sức mạnh quân sự tương xứng.

Trung Quốc sẽ mưu cầu địa vị thống trị châu Á và rằng sự trỗi dậy đó sẽ không hòa bình, Giáo sư John Mearsheimer cảnh báo.

Ngoài triển vọng trên, theo ông Mearsheimer, “nếu Trung Quốc phát triển theo kiểu Hong Kong, họ sẽ đẩy Mỹ ra khỏi châu Á và phát triển học thuyết riêng của mình giống như học thuyết Munroe của Mỹ”.

Cơ sở cho nhận định này thì có nhiều và gần đây, chúng xuất hiện ngày càng dày đặc. Theo RFA, hồi tháng 4 vừa qua, Trung Quốc thông báo với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James B. Steinberg rằng, biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, tức là Bắc Kinh xem biển Đông là vùng biển của riêng họ và sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của Mỹ hay bất kỳ nước nào vào biển Đông.

Báo giới nước ngoài nhận định rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng cụm từ này đối với biển Đông, nâng tầm quan trọng của khu vực này lên ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng. Nó cho thấy, Trung Quốc thể hiện thái độ, hành động "mạnh mẽ" hơn trước nhiều.

Và gần đây nhất, Trung Quốc cực lực phản đối Mỹ, Hàn Quốc tập trận ở Hoàng Hải, gần Trung Quốc. Đây rõ ràng là nỗ lực đẩy Mỹ ra xa bờ biển Đại lục và nếu sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị Trung Quốc mạnh hơn nữa, chắc chắn họ sẽ đẩy Mỹ còn xa hơn, giống như Mỹ từng giữ Tây bán cầu làm của riêng trước sự nhòm ngó của các cường quốc khác.

Trung Quốc phản đối Mỹ, Hàn tập trận tại Hoàng Hải.

Nhưng dù Trung Quốc tiến triển theo phương hướng nào, theo vị giáo sư này, đó không phải sự trỗi dậy hòa bình. Ông nhất mạnh: “Trung Quốc không trỗi dậy hòa bình và điều đó gần như chắc chắn sẽ xảy ra”.

Tuy nhiên, khả năng xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung là không cao bởi cả hai nước đều hùng mạnh nhất thế giới và có vũ khí hạt nhân. Giống như thời chiến tranh Lạnh, dù nhiều lúc đối đầu Liên Xô-Mỹ trở nên gay gắt (điển hình là sự kiện vịnh tên lửa ở Cuba năm 1962) nhưng hai bên đều chỉ đứng bên miệng hố chiến tranh mà không đi xa hơn bởi họ biết rằng phía trước là hố sâu, đã vào là không thể ra được.

Để đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc, ông Mearsheimer cho rằng Mỹ và các đồng minh châu Á cần triển khai chính sách “kiềm chế và cân bằng” với Trung Quốc. Cụ thể thì tại châu Á-Thái Bình Dương, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore và Australia…cần lập liên minh dưới sự dẫn dắt của Mỹ. Khi đó, khối này sẽ đủ sức mạnh kiềm chế Trung Quốc.

Mỹ, Ấn Độ tăng cường hợp tác.

Không giống với ông Mearsheimer, Giáo sư Stuart Harris của Trường nghiên cứu chiến lược chính trị quốc tế của ĐH Quốc gia Australia cho rằng, nhận định(30 nữa Trung Quốc sẽ thống trị châu Á ) trên quá bi quan.

Ông cho rằng: “Thời mà ông Mearsheimer nói tới là 30 năm tới và cách nhìn về Trung Quốc quá bi quan. Trung Quốc là đề tài tranh cãi gần 30 năm qua và giới lãnh đạo nước này có những bước đi rất thận trọng trong hầu hết mọi vấn đề. Họ sẽ cân nhắc rất kỹ sẽ phải làm gì trong tương lai”.

Sau đó, ông Harris khẳng định: “Không có gì phải nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ trở nên năng động hơn và một phần nào đó thống trị Đông Nam Á nhưng họ sẽ không thể đánh bật Mỹ khỏi châu Á trong khoảng thời gian 30 năm bởi Mỹ chẳng dễ từ bỏ”.

Hải quân Trung Quốc lớn mạnh rất nhanh.

Giải thích cho nhận định của mình, ông Harris tin rằng Trung Quốc đang vấp phải nhiều khó khăn trong nước như hàng triệu người vẫn sống dưới mức nghèo khổ dù kinh tế phát triển thần tốc trong 30 năm qua; hay như xã hội, chính trị có nhiều khúc mắc khi phải chuyển đổi sang nền kinh tế mở cửa hơn, hay như vấn nạn tham nhũng, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng…

Do đó, theo ông Harris, dù quân đội Trung Quốc có thể vươn tới vị thế thống trị châu Á thì giới lãnh đạo nước này cũng duy trì quan điểm kiềm chế. Theo ông, “Trung Quốc sẽ phải mất rất nhiều công sức mới có thể đối phó với những thách thức này". Nhiều người Trung Quốc muốn nước họ mạnh như lời ông Mearsheimer nói nhưng họ còn phải lo xử lý các thách thức trong nước trước đã. Do đó, giới lãnh đạo nước này sẽ không sơ xuất để các nước Đông Nam Á ngả về Mỹ mà chống lại họ.

Ông Harris khẳng định, không dễ để đẩy Mỹ ra khỏi châu Á.

Giải thích thêm, Giáo sư Harris cho rằng trong tương lai, chưa chắc Trung Quốc có thể triển khai chính sách hiếu chiến, thống trị châu Á như đồng nghiệp Mearsheimer dự đoán bởi Bắc Kinh cũng dễ tổn thương. Dễ thấy nhất là trung tâm kinh tế Trung Quốc nằm dọc bờ biển Thái Bình Dương, là "mồi ngon" cho các cuộc tấn công quân sự. Do đó, Trung Quốc sẽ không khiêu khích Mỹ nếu Mỹ không làm việc đó trước. Và do hai nước đều có vũ khí hạt nhân, sẽ không có chiến tranh nóng Trung-Mỹ.

Trong khi các cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra, Trung Quốc luôn khẳng định sự trỗi dậy của mình là hòa bình, không tạo nên bất ổn hay thay đổi nào. Ở biển Đông, theo RFA, Trung Quốc từ lâu không muốn quốc tế hóa tranh chấp biển Đông mà chỉ nên giải quyết song phương với từng nước, giúp Trung Quốc có cơ hội sử dụng quyền lực của một nước lớn, gây sức ép lên từng nước nhỏ dễ dàng hơn.

Việc Mỹ nêu ra quan điểm các nước nên sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp là trực tiếp tấn công vào chiến lược của Bắc Kinh ở biển Đông.

Mỹ - Trung Quốc - châu Á: Top thinker says China may 'push the US out of Asia' (The Australian 3-8-10) -- John Mearsheimer báo đông!

ONE of the US's leading strategic thinkers has warned Australia that over the next 30 years, China would seek to dominate Asia.

The warning came from John Mearsheimer of the University of Chicago, who said China's rise would not be peaceful.

At the same time, Professor Mearsheimer said the US faced defeat on its four main challenges in the wider Middle East -- he predicted it would fail in Afghanistan and Iraq, that Iran would acquire nuclear weapons and there would be no "two-state" solution for Israel and the Palestinians.

"If China grows in the next 30 years as it has over the last 30 years, it will seek to dominate Asia the way America dominates the western hemisphere," the professor said at Sydney University.

"If China turns into a greater Hong Kong, it will try to push the United States out of Asia and develop its own Munroe Doctrine" -- a reference to US hegemonic assertion in the Americas.

"I think that China cannot rise peacefully and that this is largely pre-determined."

A foreign policy realist, Professor Mearsheimer opposed the Iraq war, is a fierce critic of the Israeli lobby in the US and a sceptic about American decline. He will deliver the annual Michael Hintze Lecture at Sydney University tomorrow. His host, Sydney University's Alan Dupont, described Professor Mearsheimer as "America's boldest and perhaps most controversial thinker in the field of international relations".

Professor Mearsheimer believes the US and its Asian allies, including Australia, will follow a strategy of "containment" and of "balancing" China in Asia. He says there is no difference between these concepts -- thus dismissing the formula that underpins Australia's policy towards China.

Professor Mearsheimer says that containment of China "is desirable from an American point of view". On Australia's potential conflict as a US ally and China's economic partner, he predicted we would develop closer economic ties with China but support the US to contain China's power.

The presence of nuclear weapons, he argued, meant there would be "no shooting war" between the US and China.

"I think in Afghanistan and Iraq, America will be seen to lose both wars," he said. It was inevitable that American withdrawal "would leave a mess behind" in both countries. In the northern autumn last year, "it was clear Afghanistan was not a winnable war yet President (Barack) Obama upped the ante".

Professor Mearsheimer said there was "no sign" of a two-state solution in the Middle East. The alternative of a Greater Israel, Benjamin Netanyahu's real policy, risked the future of Israel as a state: "Most Americans and most American Jews do not appreciate how much trouble Israel is in.

"I am in favour of a much more prudent US," he said. "I think it important that the US retain its primacy." That meant grasping the limits to military power, avoiding invasions of Arab and Islamic nations and moving to balance the rise of China.

Trung Quốc trữ kim loại hiếm, Đức thấp thỏm lo âu

Mùa chính trị nóng với đất hiếm và Biển Đông Thứ Tư, 04/08/2010 (GMT+7)

Chuyện “phong tỏa” nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc trở nên nóng hơn khi nước này không ngại ngần đưa ra tuyên bố cứng rắn với Mỹ xung quanh Biển Đông.

Mỹ và châu Âu chưa từng phải lo nghĩ đến nguồn cung cấp các kim loại hiếm dùng trong nhiều ngành công nghệ chủ chốt, từ động cơ tổ hợp đến điện thoại di động, chất siêu dẫn, rađa và bom thông minh.

Việc thiếu hoạch định kế hoạch chiến lược của phương Tây đã để cho Trung Quốc nắm giữ vị trí độc quyền thế giới trong danh mục 17 kim loại hiếm.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu những kim loại này tới 72% trong nửa cuối năm nay. Đây có lẽ là quyết định gây tác động rất lớn với các cường quốc xung quanh cuộc tranh giành nguồn tài nguyên hiếm có.

s
Mỏ đất hiếm Bayan Obo, Trung Quốc. Ảnh: aist

Lầu Năm Góc và Cơ quan Năng lượng Mỹ vẫn đang vật lộn tính toán, cân nhắc ý nghĩa sống còn của nó với an ninh Mỹ.

Một báo cáo nội bộ từ Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) đã đưa ra những thông tin thực tế nhất về tình hình hiện tại. “Trước đây, Mỹ có mặt trong mọi giai đoạn của chuỗi cung cấp kim loại đất hiếm, nhưng giờ đây, phần lớn tiến trình gia công kim loại hiếm này lại diễn ra ở Trung Quốc, thực tế đem lại cho nước này một vị trí độc quyền. Năm 2009, Trung Quốc sản xuất khoảng 97% oxit đất hiếm. Tái thiết một chuỗi cung cấp đất hiếm của Mỹ có thể phải mất 15 năm”, báo cáo nhấn mạnh.

Chuyện “phong tỏa” nguồn cung đất hiếm của Trung Quốc trở thành vấn đề nóng hơn khi những ngày gần đây, nước này đã không ngại ngần đưa ra tuyên bố cứng rắn với Mỹ xung quanh Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” với vùng biển là một trong những tuyến vận chuyển hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới. Điều đáng chú ý là, vùng biển này cách khá xa Trung Quốc nhưng lại gần Việt Nam, Philippines và Brunei.

Tranh cãi chủ quyền tại Biển Đông không còn là điều mới mẻ, nhưng mới là ở chỗ, Trung Quốc đã chọn cách gây áp lực với vấn đề khi vùng biển này là “lợi ích cốt lõi” của họ, đồng thời tiến hành các cuộc diễn tập không quân, hải quân bắn đạn thật tại đây.

Tương tự như vậy, phản ứng của chính quyền Obama mới là ở chỗ đã chọn cách “kháng cự” - một sự thay đổi về chiến thuật. "Chúng tôi phản đối việc sử dụng hoặc đe doạ vũ lực của bất kỳ bên nào liên quan. Các bên tham gia tranh chấp theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và các quyền kèm theo đối với vùng biển phải phù hợp với công ước LHQ về luật Biển”, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập tức cho rằng, đây là cách “tấn công vào Trung Quốc” và cáo buộc Washington cố gắng “ép” các nước nhỏ hơn sang bên trong cuộc tranh cãi.

Trở lại báo cáo của GAO. Cơ quan này nhấn mạnh, Mỹ từng tự túc kim loại đất hiếm trong hầu hết kỷ nguyên hậu chiến. Mỏ khai thác chính tại Mountain Pass ở California đóng cửa những năm 1990 khi Trung Quốc tràn ngập thị trường với hàng hoá xuất khẩu và khiến các mỏ phương Tây ra khỏi ngành khai thác này. Dần dần, những nhà máy chế biến gia công có trụ sở tại Mỹ do các hãng Đức hay Nhật sở hữu bắt đầu chuyển hoạt động sang Trung Quốc.

Hàng loạt công nghệ vũ khí Mỹ như xe tăng M1A2 Abrams hay rađa Aegis Spy-1, tên lửa Hell Fire, thiết bị vệ tinh, hàng không, thiết bị nhìn đêm… đều cần tới kim loại đất hiếm từ Trung Quốc. Kim loại đất hiếm được ví như “muối của cuộc sống” với cuộc cách mạng công nghệ cao – khi xuất hiện từ iPad tới Blackberry, tivi tinh thể lỏng, máy lọc nước, hoặc laser.

Ngành công nghiệp ô tô cũng phụ thuộc lớn vào kim loại đất hiếm.

Các quốc gia không thể sở hữu những kim loại này - ở bất cứ giá nào - cũng sẽ không có “phần” trong cuộc cách mạng công nghệ.

Nhật Bản đã có một “chiến lược đảm bảo nguồn cung kim loại hiếm ổn định”. Các công ty Nhật cuống cuồng tích trữ nguồn tài nguyên quý hiếm trong suốt 5 năm qua - đó có thể là một lý do tại sao Trung Quốc cắt giảm nguồn cung đất hiếm.

Hiệp hội Vật liệu từ tính Mỹ cảnh báo, Mỹ đã bị cuốn vào một “cuộc khủng hoảng thầm lặng” và cần nhanh chóng kiến tạo lại chuỗi cung cấp của chính mình trong vòng 3 - 5 năm. "Cần hành động ngay lập tức để đưa Mỹ thoát khỏi ưu thế nước ngoài”.

Kim loại hiếm trên thực tế không phải quá hiếm. Một số lượng lớn tồn tại ở Mỹ, Canada, Australia, Nam Phi, Nga, Thụy Điển, Việt Nam…Hiếm là ở chỗ có thể tìm ra những tài nguyên ấy ở một nơi tập trung.

Các cường quốc phương Tây hiện tại đã bắt đầu đổ tiền của vào khai thác trở lại kim loại hiếm. Những nhà đầu tư mạo hiểm có thể muốn nhìn vào Molycorp Inc, đã mở lại mỏ Mountain Pass. Cùng với Arafura và Lynas Corp ở Australia, hãng này hy vọng sẽ sản xuất khoảng 50.000 tấn kim loại đất hiếm vào giữa thập niên này. Dĩ nhiên, nó không đủ đáp ứng nhu cầu của thế giới.

Việc cắt giảm xuất khẩu của Bắc Kinh có thể hiểu ở một mức nào đó. Ngành công nghiệp nội địa cần đến phần lớn sản lượng của chính Trung Quốc trong vòng 3 - 4 năm. Đồng thời, quyết định hạn chế xuất khẩu cũng có thể nhằm bắt các công ty công nghệ nước ngoài xây dựng nhà máy tại Trung Quốc. Nếu quả thực vậy thì đó là động thái phá vỡ quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Một lần nữa, người ta lại được chứng kiến cách tham gia của Trung Quốc trong cuộc chơi toàn cầu: Tận dụng mọi lợi thế khi vào WTO để tiếp cận thị trường phương Tây nhưng không mở cửa thị trường của chính mình ở mức độ tương tự.

* Theo tài liệu của Cục điều tra địa chất Mỹ, tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học với những tên gọi rất khó phát âm như yttrium, dysprosium and neodymium… gọi là kim loại đất hiếm. Chúng có có hàm lượng rất nhỏ có trong trái đất.

Những nguyên tố này được dùng trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao như laser, tấm pin năng lượng mặt trời, đánh bóng thủy tinh và đồ sứ; bộ chuyển đổi tiếp xúc ô tô, màn hình máy tính, chiếu sáng, ti vi và dược phẩm… Kim loại đất hiếm là thứ hàng hóa “được khao khát” trong công nghệ cao và khá đắt đỏ.


Mỹ -- Trung Quốc - Biển Đông: Hoa Kỳ và thái độ quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông (RFI 2-8-10)

Biển Đông: Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa theo lập luận của TS Vũ Quang Việt (RFA 3-8-10) ◄◄

Biển Đông: US ventures into troubled Asian waters (FT 3-8-10) Spat over Spratlys (FT 3-8-10)



Tổng số lượt xem trang