Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Ai sẽ bá chủ, ai bị bỏ lại đằng sau?

Ai sẽ bá chủ, ai bị bỏ lại đằng sau? Tuan Viet Nam
Sự hiện diện của các nước châu Á tại Trung Đông đang gia tăng thời gian gần đây trong bối cảnh Mỹ đang gần đạt tới sự bá quyền không thể tranh cãi về quân sự.
Chưa thể nói trước sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực này trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự sẽ thế nào.
Liệu đây là một mối đe dọa với Mỹ hay sẽ là cơ hội để tăng cường hợp tác chống lại các mối đe dọa an ninh ngày càng lớn?Mỹ đã quen với vai trò bá chủ về quân sự tại Trung Đông. Liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu chống Iraq sau khi nước này xâm lược Kuwait tháng 8/1990 đã dẫn tới sự hiện diện trực tiếp ngày càng gia tăng của quân đội Mỹ tại vùng Vịnh. Sự hiện diện này càng được thúc đẩy sau các vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 9/11/2001 và các cuộc chiến tranh sau đó tại Afghanistan và Iraq. Ngày nay, các lực lượng của Mỹ đã được huy động trên khắp Trung Đông, từ sa mạc Sinai đến Vịnh Arập, Vịnh Ba Tư, Biển Arập và Ấn Độ Dương, cũng như ở Afghanistan.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ gần đạt tới sự bá quyền không thể tranh cãi về quân sự, các quốc gia chủ chốt ở châu Á - đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - cũng đang gia tăng sự hiện diện của mình ở Trung Đông. Mỹ không nên xem đây là một mối đe dọa mà phải coi đó là một cơ hội để tăng cường hợp tác trong bối cảnh những lo ngại an ninh đang ngày càng lớn.
Các dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của châu Á tại vùng Vịnh có ở khắp nơi. Trên toàn Vịnh Arập, các khách sạn, ngân hàng, trường học và các trung tâm mua sắp đều do các công nhân châu Á quản lý, trong khi hầu hết lao động chân tay trong khu vực này là người châu Á. Thiếu lực lượng lao động châu Á, các nền kinh tế nhiều dầu mỏ ở vùng Vịnh sẽ sụp đổ.
Rất nhiều trong số các dự án xây dựng ở Doha, Abu Dhabi, Dubai và các thành phố khác đều do các công ty của Hàn Quốc giám sát. Hầu hết xe hơi và xe tải lưu thông trên các đường phố ở đây là của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Hàng đoàn dài không ngớt các tàu chở dầu đi từ các cảng lớn ở vùng Vịnh mang dầu và khí tự nhiên hóa lỏng hướng đến các thị trường châu Á ngày càng nhiều.Các dự án cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng biển, đường không mới, cũng như các đường ống dẫn dầu khí và các đường dây viễn thông dưới biển, đang trải rộng ra cả Trung Đông và Trung Á, khiến sự kết nối giữa hai khu vực này trở nên dễ dàng và đỡ tốn kém hơn. Các xu hướng trên cho thấy nếu suy thoái kinh tế toàn cầu không lan rộng, sự hiện diện của châu Á ở Trung Đông sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể trong thập kỷ tới.

Trong 30 năm tới, các nền kinh tế Ấn Độ và Trung Quốc được dự báo là sẽ vượt qua Mỹ về quy mô (dù nếu tính cả mức tăng trưởng dân số thì bình quân thu nhập đầu người sẽ vẫn tương đối thấp), tạo cho các chính phủ này vị thế toàn cầu và khu vực ngày càng tăng.
Khi Trung Quốc và Ấn Độ đang lên, Nhật Bản sẽ bị bỏ lại đằng sau. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ vẫn là một cường quốc quan trọng ở châu Á vì họ có quan hệ thân thiết với Mỹ. Hơn nữa, như cầu năng lượng của Nhật Bản sẽ vẫn gắn chặt với vùng Vịnh.
Tương tự, Hàn Quốc dù nhỏ hơn Nhật Bản, cũng đã sẵn sàng cam kết sâu hơn vào Trung Đông, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Vì không có dự trữ dầu trong nước, Hàn Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu nhiều thứ 5 thế giới và đứng thứ 7 về nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng. Hơn nữa, các công ty xây dựng của Hàn Quốc đã được thuê để xây các nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa dầu, các văn phòng và nhiều cơ sở hạ tầng khác trên khắp Trung Đông.
Ấn Độ là tác nhân hiện đang được đánh giá chưa đúng mức ở Trung Đông mới của châu Á. Tiểu lục địa Ấn từng có quan hệ thương mại gắn bó với vùng Vịnh từ nhiều thế kỷ trước, và Ấn Độ ngày nay đã thiết lập được quan hệ tốt với tất cả các quốc gia Trung Đông, trong đó có Israel.
Bên cạnh các lợi ích kinh tế - nền tảng cho các quan hệ này - Ấn Độ cũng đã có một vai trò khiêm tốn về quân sự. Chính phủ Ấn Độ đã tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình ở Trung Đông từ năm 1956. Hơn nữa, New Delhi đã tăng cường các quan hệ quân sự song phương với tất cả các nước nhỏ ở vùng Vịnh. Ấn Độ sẽ tạo dựng một sự hiện diện lớn hơn và rõ rệt hơn ở vùng Vịnh trong những thập kỷ tới.
Tất nhiên, Trung Quốc là nước được chú ý nhiều nhất. Trong một giai đoạn ngắn hồi thế kỷ 15, Trung Quốc đã từng là cường quốc bá chủ Ấn Độ Dương, song trong các thế kỷ sau đó, họ lại ít tham gia vào Trung Đông. Sau cuộc cách mạng năm 1949, Trung Quốc đã nỗ lực thiết lập các quan hệ mật thiết hơn với các lực lượng cách mạng trong thế giới Arập, song các nỗ lực này bị phong trào dân tộc Arập phản đối.
Sau khi quan hệ Trung Quốc - Liên Xô sứt mẻ, và rốt cục là Trung Quốc xích lại gần hơn với Mỹ năm 1972, Bắc Kinh đã thay đổi lộ trình và tìm cách thiết lập quan hệ bằng hữu với các chính phủ ở Trung Đông. Đặc biệt, họ đã bắt đầu tham gia trực tiếp hơn vào các vấn đề địa chính trị trong khu vực thông qua việc bán vũ khí, đặc biệt cho Arập Xêút, Iran và Iraq trong những năm 1980. Mới đây, Trung Quốc đã theo gương Ấn Độ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình ở Trung Đông. Nước này đã chính thức tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Lebanon (UNIFIL) từ ngày 9/4/2006.
Chưa thể nói trước sự hiện diện của Trung Quốc tại khu vực này trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự sẽ thế nào. Từ Trung Quốc tới vùng Vịnh là cả một quãng đường dài, song hải quân của họ đã với tới Ấn Độ Dương và tiềm năng bộ binh đã trải xuyên tới Trung Á qua Pakistan, khiến Bắc Kinh có thể trở thành một tác nhân chiến lược chính ở Trung Đông. Vai trò của Trung Quốc trong cuộc tranh luận về các trừng phạt chống lại Iran ngày nay hoàn toàn khác với vai trò rất hạn chế của họ trong cuộc tranh luận về các lệnh trừng phạt Iraq trong những năm 1990.
Rất dễ thấy nhiều người ngày càng lo ngại về việc liệu Mỹ tiếp tục hiện diện trong khu vực như người bảo vệ vùng Vịnh và Ấn Độ Dương trong bao lâu nữa. Hai cuộc chiến tranh đã làm kiệt kệ các nguồn lực của Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính cũng làm hoen ố uy tín của Mỹ khi làm dấy lên những câu hỏi về hiệu lực mô hình kinh tế của họ, mà bán đảo Arập - phần giàu có nhất của Trung Đông - đang theo đuổi.
Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện ngày càng lớn của châu Á ở Trung Đông sẽ mang lại một hơi thở mới cho một khu vực vốn là "di sản" chua xót của sự đô hộ của châu Âu, hiện đang phản đối vai trò bá chủ của Mỹ.
Nếu tất cả các nhân tố này cùng gộp lại dẫn tới sự rút lui dần dần của Mỹ khỏi khu vực, thì cường quốc châu Á nào sẽ lấp chỗ trống của họ?Về điểm này vẫn chưa có sự nhất trí chung. Một số người thừa nhận tầm quan trọng của sự mở rộng về kinh tế và văn hóa châu Á tới Trung Đông, song cho rằng các nhân tố trong nước sẽ khiến Ấn Độ và Trung Quốc bị hạn chế khả năng đóng vai trò của Mỹ hiện nay. Ngược lại, một số khác vẫn nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn tại Trung Đông và phát triển các quan hệ mật thiết với các nước như Syria và Iran. Một số người khác nữa thì tập trung vào quan hệ tăng cường giữa Ấn Độ và Mỹ, cho rằng đây sẽ là đối trọng với những tham vọng của Trung Quốc.
Các xung lực mới sẽ tạo ra không chỉ những thách thức ngày càng lớn về hệ tư tưởng đối với phương Tây, mà làm trở lại sự cân bằng quyền lực chính trị truyền thống, khi mà các nước châu Á trở thành tác nhân thế giới và trong bối cảnh Mỹ có thể một ngày nào đó thấy mệt mỏi vì phải bảo vệ tài sản của "những người đi săn tự do".
Trong nhiều trường hợp, sự hiện diện ngày càng lớn của châu Á ở Trung Đông sẽ mang lại một hơi thở mới cho một khu vực vốn là "di sản" chua xót của sự đô hộ của châu Âu, hiện đang phản đối vai trò bá chủ của Mỹ. Các tác nhân châu Á chính ở Trung Đông không phải là người đô hộ hay người bị đô hộ, và không tham gia và cuộc xung đột Arập - Israel. Nói cách khác, điều đó có nghĩa là họ tiếp cận các vấn đề chính trị và các cuộc xung đột dai dẳng ở đây với thái độ mà một số người nói là bàng quan, như việc Trung Quốc không can thiệp vào vấn đề nhân quyền ở Sudan.
Tuy nhiên, các nước châu Á không can thiệp trực tiếp vào chính trị Trung Đông, vì vậy giữ quan hệ tốt với hầu hết các nước. Vấn đề là họ sẽ duy trì quan điểm này được bao lâu nữa nếu họ lao vao mớ bùng nhùng chính trị Trung Đông vì sự chế ngự về kinh tế và những đặt cược chiến lược của mình trong khu vực, khi mà Mỹ đang vỡ mộng về gánh nặng của sự bá quyền.
Từ nay tới lúc đó, sẽ là có lợi cho cả Mỹ và các nước châu Á nếu đạt đồng thuận về tầm quan trọng của việc tránh các xung đột mới trong khu vực và cùng tham gia đảm bảo an ninh trên tuyến đường biển huyết mạch qua Ấn Độ Dương. Hợp tác chống hải tặc ngoài khơi Somalia là phép thử đầu tiên cho thực tế chiến lược mới này.
Quốc Thái (dịch từ Foreign Policy)
  • Thông tin tác giả: Geoffrey Kemp là giám đốc Chương trình chiến lược khu vực của Trung tâm Nixon. Ông cũng là tác giả cuốn "Trung Đông hướng về phía Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và sự hiện diện lớn dần của châu Á ở Trung Đông".

Nga- Mỹ- Canada tập trận chung VOV
Ba nước này sẽ tiến hành tập trận không quân chống khủng bố chung từ 6-14/8 tới. Cuộc tập trận mang tên Đại bàng cảnh giác (Vigilant Eagle).
Mỹ - châu Á: Washington Shores Up Its Strategic Assets in Asia (NYT 2-8-10) --"no one has an interest in seeing Beijing in control of the strategically vital South China Sea" Yes! It's that simple!
Mỹ - Trung Quốc - châu Á: U.S. enlists China's worried neighbours (The Australian 3-8-10) -- Alan Dupont: "Barack Obama's stance on Chinese naval ambitions is hardening, and Asian states are glad of it"


Trung Quốc - Đông Á - Mỹ - Nga: Tilting balance of power (China Daily 3-8-10) -- Trung Quốc có vẻ lo ngại về việc Mỹ và Nga được mời vào các diễn đàn Đông Nam Á ◄


Trung Quốc - Mỹ: What ails Sino-US relations (China Daily 3-8-10) -- P/v Yan Xuetong của Đại học Thanh Hoa
Trung Quốc - Mỹ - Biển Đông: China Spats (National Interests 3-8-10) -- Ted Galen Carpenter dám "cố vấn" Mỹ như vầy: "..getting China to be more restrained in its South China Sea territorial claims may require concession on other issues. A trade-off might involve recognizing more limited Chinese claims in that area, combined with a willingness to cut back on U.S. arms sales to Taiwan. There may be other possibilities, but the underlying point is that Washington must be prepared to be flexible"

Tổng số lượt xem trang