Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị đưa tàu sân bay USS George Washington tới tập trận với Hàn Quốc ở Hoàng Hải trong sự phản đối của Trung Quốc.
Mỹ chuẩn bị đưa tàu sân bay USS George Washington tới gần Trung Quốc. |
Hiện chưa quan chức nào xác nhận thông tin trên nhưng Chosun Ilbo đưa tin, Trung Quốc chuẩn bị thử nghiệm tên lửa đạn đạo diệt tàu chiến Dong Feng 21D, loại vũ khí được miêu tả là “sinh ra để diệt tàu sân bay của Mỹ”.Internet China National Radio thì đăng tải thông tin, Tổ hợp công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc sẽ sớm thử “một loại vũ khí nằm trong một dự án quân sự quan trọng của quốc gia”.
Dù hãng tin này không nói chính xác đây là dự án gì nhưng họ phát đi một bức ảnh của một tên lửa đạn đạo tầm trung Dong Feng 21C, “anh em” với Dong Feng 21D, một lọa tên lửa có mục tiêu là diệt hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Tên lửa Trung Quốc ngày càng mạnh. |
Hiện Trung Quốc chưa xác nhận nhưng cũng chẳng bác bỏ thông tin từ phương Tây rằng, Bắc Kinh hoàn tất việc phát triển tên lửa Dong Feng 21D và thử nghiệm nó từ nay tới cuối năm.
Chosun Ilbo đưa tin, việc đưa tin về loại vũ khí mới có thể là động thái nhằm đáp trả việc Mỹ triển khai hàng không mẫu hạm USS George Washington tới biển Đông và Hoàng Hải, gần Trung Quốc.
Dong Feng 21 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hiện đại tầm trung có thể phóng bằng xe phóng của Trung Quốc. DF-21 có tầm phóng 1.800 km (DF-21A) và có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân nặng 600kg.
DF-21 trên xe phóng. |
Sau khi bắn thử thành công vào tháng 5/1985, khoảng 100 tên lửa DF-21/JL1 được sản xuất. Theo sách trắng công bố tháng 7/2002 của Nhật Bản thì Trung Quốc có khoảng 70 tên lửa có khả năng bay tới Nhật Bản, trong đó phần nhiều là DF-21.
DF-21 xuất hiện thay thế hoàn toàn loại DF-3 cũ kỹ trang bị trong quân đội của Trung Quốc. DF-21 thể hiện rõ sự ưu việt so với DF-3 ở khả năng phóng cực nhanh (thời gian chuẩn bị từ 10 – 15 phút) và độ chính xác rất cao (độ lệch từ 3 đến 400m).
Mô hình xe phóng tên lửa DF-21. |
Tên lửa DF-21 cũng là tên lửa đạn đạo đầu tiên được Trung Quốc cải tiến để trang bị cho lực lượng tàu ngầm chiến lược của nước này với tên JL-1 (Cự Lãng 1).
Trong khi đó, Dong Feng 21D là tên lửa tầm trung có tầm bắn 1.300-1.800 km và có thể mang 6 đầu đạn nặng tổng cộng 450 kg. Nó được coi là “kẻ hủy diệt tàu sân bay” do có khả năng đánh chìm ngay lập tức hàng không mẫu hạm, sau khi vượt qua “lưới phòng vệ” của tàu và khi lọt vào tàu, nó phát nổ từ bên trong.
Nga cho phép Trung Quốc sản xuất trực thăng “Kẻ hủy diệt”
Trung Quốc chào bán xe thiết giáp chở quân WZ-523
Mỹ chuyển giao cho Philippines 4 tàu tuần tra biển
US donates four gunboats to Philippine border patrol DPA
Trung Quốc sẽ thử tên lửa chống tàu mới
Bắc Kinh – Lề lối suy nghĩ của quân đội Trung Quốc đang lỗi thời và nên học hỏi từ những nước khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, khi Trung Quốc đang hiện đại hóa quân lực khổng lồ của mình, theo một tờ báo hàng đầu của quân đội hôm Chủ Nhật ngày 15 tháng Tám năm 2010.
Lời bình luận đăng trên Nhật báo Quân đội Giải phóng nói rằng hiện đại hoá quân đội Trung Quốc đặt trọng tâm vào những cải tiến được xem như là sự đầu tư rất lớn vào những vũ khí với kỹ thuật cao cấp chẳng hạn như chiến đấu cơ tối tân. Trung Quốc đã giảm nhẹ bộ máy quân sự của họ, là quân đội đông nhất thế giới tính theo quân số, trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã cố gắng xây dựng một quân đội có hiệu năng để đối phó với Đài Loan và Nhật Bản vốn được Hoa Kỳ cung cấp (vũ khí), cũng như để đối phó với ngay chính Hoa Kỳ.
Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự năm rồi nhân ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân. Nguồn: DCVOnline tổng hợp |
Nhưng điều này cần sự sáng tạo và một lề lối suy nghĩ thông thoáng, rộng rải hơn, theo tờ báo này, vì điều này có thể là một vấn đề. “Có một sự ảnh hưởng lớn của lối suy nghĩ bảo thủ theo truyền thống văn hoá Trung Hoa, việc làm mới cái văn hoá và lối suy nghĩ của quân đội chúng ta sẽ cực kỳ khó khăn,” theo bài báo. Trung Quốc phải “học hỏi một cách táo bạo cái kinh nghiệm của nền văn hoá thông tin từ giới quân sự ngoại quốc.”
“Lịch sử và thực tế một lần nữa cho thấy một đất nước không có tầm nhìn bao quát về thế giới là một đất nước đi thụt lùi. Một quân đội thiếu một viễn kiến toàn cầu là một quân đội vô vọng.” Hoa Kỳ là một mẫu mực hay để học hỏi về hai phương diện nói trên, bài báo nói thêm.
“Một đất nước không có tầm nhìn bao quát về thế giới là một đất nước đi thụt lùi. Một quân đội thiếu một viễn kiến toàn cầu là một quân đội vô vọng.” Nguồn: DCVOnline tổng hợp |
Quân đội Hoa Kỳ mua những kỹ thuật có sẵn trên thị trường khi có thể, chẳng hạn như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được dùng trong cuộc Chiến Vùng Vịnh, là một phương pháp mang tính thực tiển hơn, và rẽ hơn nếu cố phát triển những máy móc như thế, bài bình luận nói. Và Hoa Kỳ rất chú ý đến sự huấn luyện, “tuyển mộ một số lớn những người có khả năng và sử dụng họ một cách rõ ràng, đến nơi đến chốn.”
Giới quân sự Trung Hoa theo dõi với nỗi hãi hùng trong suốt cuộc Chiến Vùng Vịnh năm 1990-1991, khi hỏa tiển được điều khiển bằng vệ tinh và “bom chính xác” đánh các mục tiêu của Iraq một cách dễ dàng như xe tăng, mà đa số tương tự như xe tăng của Trung Quốc có trong thời đó. Kể từ đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã vụt canh tân, một cách nhanh chóng, tuy rằng nhiều nhà phân tích cho rằng sự huấn luyện nghèo nàn, sơ sài cũng như sự phối hợp lõng lẽo giữa các ngành trong quân đội vẫn là những thách đố nghiêm trọng nhất.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) China military ‘outmoded’. Reuters, 16 August 2010
———
Cuộc biểu dương lực lượng của HK tại vùng biển châu Á là mối đe dọa đối với TQ
Xinhua English.news.cn, ngày 14-8-2010
Hàng không mẫu hạm chạy băng năng lượng nguyên tử của Hoa Kỳ USS George Washington tham gia các cuộc thao diễn hải quân và không quân chung với Nam Triều Tiên tại một bến cảng hải quân ở Busan, Nam Triều Tiên, ngày 25-7-2010 (Ảnh của Xinhua/Yonhap)
BẮC KINH, 14 tháng 8 (Tân Hoa Xã) – Các động thái nguy hiểm gần đây và được lên kế hoạch từ trước của Hoa Kỳ trong vùng Đông Bắc và Đông Nam Á là biểu hiện của tâm lý Chiến tranh Lạnh của Washington và đặt ra một mối đe dọa đến an ninh của Trung Quốc và toàn bộ khu vực, tạp chí Globe nhận xét như vậy trong bài bình luận.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc mới đây đã tổ chức tập trận tại Biển Nhật Bản. Lầu Năm Góc đã loan báo rằng hai nước cũng sẽ tổ chức các trò chơi chiến tranh [tập trận] mới trên vùng Biển Nhật Bản và Hoàng Hải. Ngoài ra, Washington cũng đã ngụ ý rằng họ sẽ thọc mũi vào biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], khi tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ trong khu vực có một mối liên hệ với những lợi ích quốc gia của Mỹ.
Các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc vào cuối tháng Bảy không phải là những trò chơi chiến tranh bình thường, theo bài báo của tác giả Ju Wen. Các cuộc tập trận này là chưa từng thấy trong ba thập kỷ qua cả về quy mô lẫn vũ khí. Các nguồn lực tham gia vào đây được cho là đủ để phát động một cuộc chiến tranh toàn diện, bài báo đánh giá.
Với sự tham gia của 8.000 quân, các trò chơi này còn có cả tàu sân bay USS George Washington và khoảng 20 tàu chiến khác cũng như khoảng 200 phi cơ, trong đó có máy bay chiến đấu F-22 tiên tiến nhất.
Hành động đe dọa của Hoa Kỳ đã kích động thái độ giận dữ và làm dấy lên những phản đối từ các nước trong khu vực. Nhưng Washington đã từ chối thay đổi tiến trình này và dường như kiên quyết thậm chí mở rộng phạm vi của trò chơi chiến tranh của họ trong vùng biển châu Á, theo tạp chí này nhận xét.
Tuần trước, Lầu Năm Góc cho biết rằng quân đội Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đang lên kế hoạch cho một loạt các cuộc thao diễn, được thực hiện trong vùng Biển Nhật Bản và Hoàng Hải cùng một lúc trong vài tuần tới. Hơn nữa, Lầu Năm Góc còn nói rằng sẽ có thêm những cuộc thao diễn chung có thể kéo dài hàng tháng.
Tờ tạp chí còn đánh giá, trong lúc các cuộc biểu dương cơ bắp đang nổi lên ở vùng biển Đông Bắc Á, Washington còn cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và đã cố gắng xen vào giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của nước này.
Trong một bài phát biểu vào tháng Bảy tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố rằng việc giải quyết tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] được Hoa Kỳ coi như là một “lợi ích quốc gia”.
Bà cũng nói với các nhà lãnh đạo Việt Nam rằng Washington hy vọng sẽ nâng cấp quan hệ của mình với Hà Nội lên một cấp độ mới và coi mối quan hệ với Việt Nam là “một phần của chiến lược nhằm tăng cường sự tham gia của Mỹ ở châu Á và đặc biệt là Đông Nam Á.”
Hoa Kỳ đã đề nghị một thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam và gần đây nhất, họ đã tiến hành các bài tập huấn luyện hải quân chung, có thể gây nên những tranh cãi, trên biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], liên quan đến tàu sân bay USS John S. McCain và USS George Washington.
Washington cho biết cuộc diễn tập quân sự gần đây tại các vùng biển châu Á là dành cho mục đích hòa bình. Nhưng điều đó mâu thuẫn với các sự kiện, tạp chí này nhận xét.
Những trò chơi chiến tranh Hoa Kỳ-Nam Triều Tiên được cho là nhằm ngăn chặn việc lặp lại sự cố như vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc và duy trì hòa bình của bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, các trò chơi chiến tranh đã quá đủ để đe dọa nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, theo đánh giá của tờ tạp chí. Chúng thực sự là một cuộc biểu dương lực lượng chống lại Trung Quốc, tờ tạp chí viết tiếp.
Chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington, được cho là tham gia vào các trò chơi chiến tranh sắp tới trong biển Hoàng Hải, có tầm do thám bao trùm toàn bộ khu vực phía Bắc Trung Quốc, do đó nó đặt ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp đến Trung Quốc, tạp chí này đánh giá.
Mục đích thực sự của các cuộc diễn tập của Hoa Kỳ trong vùng biển Đông Bắc Á, theo bài bình luận, là để củng cố liên minh quân sự Hoa Kỳ-Nam Triều Tiên và Hoa Kỳ-Nhật Bản và tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực, và do đó đe dọa và kìm chế Trung Quốc.
Theo tờ tạp chí, ý định của Washington muốn kìm chế Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn khi nước này cố can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] và tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại Đông Nam Á.
Hướng tới một quy mô lớn hơn, các động thái của Mỹ phản ánh tham vọng của chính quyền Obama nhằm trở lại châu Á để tìm kiếm địa thống trị trong các vấn đề của khu vực.
Barack Obama tuyên bố tại Tokyo năm ngoái rằng ông là tổng thống Mỹ đầu tiên với một “định hướng Châu Á-Thái Bình Dương”. Clinton nói tại Hawaii vào đầu năm nay rằng tương lai của Mỹ liên quan chặt chẽ đến Châu Á Thái Bình Dương và rằng tương lai của Châu Á Thái Bình Dương phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Thật không may, Washington mong muốn quay trở lại châu Á không có nghĩa là nó sẽ mang lại các khoản đầu tư hay công nghệ, thứ rất cần thiết để thúc đẩy sự thịnh vượng của khu vực này. Thay vào đó, mục tiêu là để củng cố sự thống trị của mình tại châu Á Thái Bình Dương, tờ tạp chí nhận xét.
Ngoài việc tăng thêm quân tại Afghanistan, quân đội Mỹ đang chuyển Guam thành trung tâm tấn công chiến lược mới của mình, có thể bao trùm cả khu vực rộng lớn của Châu Á Thái Bình Dương. Họ đã tái bố trí 60 phần trăm hạm đội tàu ngầm hạt nhân của mình đến Thái Bình Dương và đã và đang củng cố các căn cứ của mình ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Các trò chơi chiến tranh gần đây đã chứng minh ý định mở rộng phạm vi ảnh hưởng quân sự của Mỹ vào biển Hoàng Hải và biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], tạp chí này cho biết.
Mặc dù những trò chơi chiến tranh không phải là cuộc chiến tranh thực tế, song tiếng huyên náo từ cỗ máy chiến tranh của Mỹ ở vùng biển châu Á nhắc nhở mọi người trong khu vực về “chính sách pháo hạm” khét tiếng của các cường quốc phương Tây trong kỷ nguyên thuộc địa.
Tiếng ồn khó chịu đương nhiên dẫn đến căng thẳng trong khu vực và nguy cơ đối đầu quân sự, tạp chí này nhận định.
Bài viết phân tích tiếp, rằng trong thế giới ngày nay, mà chủ đề của nó là thế giới đa cực, toàn cầu hoá và phát triển chung, không có quốc gia hoặc khu vực nào có thể thành công trong việc tìm kiếm sự thống trị toàn cầu thông qua sức mạnh quân sự. Các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan như là những ví dụ điển hình.
Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là những quốc gia có thế lực trên thế giới. Họ có nhiệm vụ bảo vệ hòa bình thế giới. Bởi vậy, chung sống hòa bình, cùng có lợi và thịnh vượng chung là sự lựa chọn duy nhất cho hai nước và mọi người dân, tạp chí nhận định.
Trung Quốc thua xa so với Hoa Kỳ tổng thể về mặt kinh tế và quân sự, và cũng không có ý định và cũng như khả năng đe dọa Hoa Kỳ.
Thay vì đặt ra bất kỳ mối đe dọa nào, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang làm lợi cho Hoa Kỳ. Sức mạnh kinh tế đang lên của Trung Quốc đã giúp Hoa Kỳ phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính gần đây nhất.
Washington nên vứt bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và chính sách pháo hạm, và đưa hòa bình trở lại cho vùng Biển Nhật Bản, Hoàng Hải và Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], tờ tạp chí viết.