Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin bị bắt

- Giải pháp nào cho Vinashin? (RFA)

“Khai tử” 3 dự án của Vinashin Dung Quất

Đó là các dự án: Câu lạc bộ thủy thủ, Trung tâm thương mại Vinashin, Biệt thự cao cấp Vinashin Dung Quất.

Chủ tịch PetroVietnam Đinh La Thăng: Rất nhiều bài học từ Vinashin (TP 6-8-10)

Đổ nợ bao nhiêu mới … vượt tầm kiểm soát ? (Tầm nhìn). “Tài chính quốc gia đâu “nhiều như lá rừng” mà chỉ khoảng 22 lần 86.000 tỷ đồng thôi, nên chắt chiu từng đồng tiền thấm đẫm mồ hôi, xương máu để xây dựng và phát triển đất nước là trách nhiệm công dân của bất cứ ai trên dải đất hình chữ S này.”

Chả lẽ có luật riêng?

Ngay điều khoản đầu tiên về nguyên tắc, Bộ luật Hình sự (BLHS) của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”. Bộ luật cũng “mở” ở Điều 25 cho phép miễn trách nhiệm hình sự khi người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc và hợp tác khắc phục thiệt hại.

Chính vì thế dư luận phẫn nộ trước sự việc ông viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Bình Phạm Hồng Tâm uống bia vẫn lái xe hơi (biển số 73L-3565) gây tai nạn giao thông (đâm 3 mẹ con ngã, xe mô tô hỏng nặng) rồi lại thản nhiên bỏ chạy, không giữ nguyên hiện trường, không cấp cứu nạn nhân... Như vậy hành vi của người đứng đầu một cơ quan công tố cấp tỉnh đã đủ dấu hiệu vi phạm điểm c, khoản 2, Điều 202 BLHS với tình tiết “gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”.

Tương tự thế, sau khi VKSND tối cao phê chuẩn lệnh khởi tố, bắt giam nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165), giới luật đã tự hỏi, tại sao lại chậm xử lý khi dấu hiệu tội phạm đã quá rõ?

Tại cuộc họp báo trước khi bắt ông Bình, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết “Chính phủ giao nhiệm vụ (cho Vinashin) là đóng tàu chứ không phải đi mua tàu. Nhưng tuần này Thủ tướng ký giấy thì sang đến tuần sau đã đi mua tàu rồi”. Có lẽ lãnh đạo cấp trên đã bị ông Bình “báo cáo sai”, nhưng sau đó các cấp này đều biết rõ những gì ông này đã làm không đúng, thậm chí đã có hậu quả. Có thể kể ra một ví dụ điển hình là việc vị này mua tàu Hoa Sen ngày 7-5-2007 với giá lên tới 1390 tỷ đồng, nhưng không qua Hội đồng định giá. Đến 2008 con tàu đã “đắp chiếu” do nứt đáy và doanh thu không bù nổi chi phí.

Như vậy dấu hiệu “cố ý làm trái…” đã có từ 2007, đã bị phát giác sớm và đương sự (ông Bình) không tự thú vậy mà cơ quan chủ quản cũng như tư pháp chẳng “hỏi thăm” ông ta. Phải chăng sự chậm chạp này đã khiến hâu quả lan rộng, lên tới 80.000 tỷ đồng nợ khó trả?

Cũng trong BLHS có một nguyên tắc “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”.

Thế mà hai vị kể trên như có luật riêng, tại sao?

Trò chuyện với Chủ tịch Vinashin trước giờ bị bắt 06/08/2010 08:48:11

Không giống như nhiều quan chức khác trước khi bị bắt thường là ủ dột, não nề; ông Bình bình thản lạ lùng. Ông Bình ngồi bên cạnh con tàu thủy bằng gỗ vẻ trầm ngâm, chênh chếch phía đối diện là tượng Quan Công mặt đỏ lựng tay xách đại đao. Ông nói: "Cũng xác định tư tưởng hết rồi...".

TIN LIÊN QUAN

Bỏ biển lên bờ

Trước khi ông Phạm Thanh Bình (Nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Vinashin) bị bắt, phóng viên đã có dịp hiếm hoi gặp với ý định phỏng vấn về những vấn đề đang gây sốt dư luận. Tuy nhiên, cuộc phỏng vấn bị từ chối, tôi cũng tôn trọng ông nên buổi gặp gỡ đó chỉ là cuộc trao đổi ngoài lề đầy tâm tư.

Căn phòng làm việc của ông tại trụ sở Vinashin (trên đường Ngọc Khánh, gần triển lãm Giảng Võ) rộng, được bố trí đặc trưng phong thủy. Chặn trước cửa là một bức bình phong trang trí hình con hổ dữ, kế đến là tượng Quan Công mặt đỏ xách đại đao; tôi tìm mãi không thấy tượng Gia Cát Lượng đối xứng ở trong phòng. Trong buổi chuyện trò, ông Bình miên man tới những câu chuyện thời chiến quốc. Hôm đó, ông Bình vừa bị đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin.

s
Thuyền trưởng Vinashin Phạm Thanh Bình trong phòng làm việc trước ngày bị bắt

Không giống như nhiều quan chức khác trước khi bị bắt thường là ủ dột, não nề; ông Bình bình thản lạ lùng. Tôi chỉ tay hướng bức tranh đặc tả những cột sóng tung trắng xóa và khen đẹp thì ông nói: "Đó là bức tranh mình thích. Đời mình gắn bó nhiều với biển to, sóng dữ". Có lẽ ít người biết, hồi còn trẻ, ông Bình từng kéo theo đội quân đi kè đảo và xây đèn biển.

"Vì nó trót là con tôi nên mới khó xử và được mọi người chú ý, chứ nếu là một người trẻ tài năng nào đó thì lại khác. Cháu nó phải có thành tựu gì, tôi mới cất nhắc được chứ. Hơn nữa, với vị trí hiện nay thì phải thi cử đàng hoàng."

Ông kể, có lần xây một bờ kè ở đảo chìm xa ngoài khơi, sóng dữ dằn, cá mập lượn lờ, các công nhân dưới quyền đều sợ đứng nhìn trên bờ. Lúc đó, ông Bình đã mặc bộ đồ lặn bất chấp tất cả và hoàn thành múi hàn một đoạn kè quan trọng.

Lang thang đi xây đèn biển, kè đảo một thời gian, rồi ông Bình lên bờ đóng tàu. "Ở dưới biển, tôi bơi rất khỏe, có thể ăn ngủ trên sóng", ông Bình nói. Đó là câu chuyện thời trai trẻ và vô tư. Không hiểu sao, tôi lại nhớ tới chuyện Lý Quỳ đánh chết hổ trên núi nhưng khi giao chiến với người dưới nước lại bị nhận chìm, thua liểng xiểng.

Đề cập chuyện đang ập tới, ông nói: "Cái số đã thế rồi thì khó tránh lắm. Vừa họp cơ quan xong, sợ anh em buồn, tôi còn lên sân khấu hát những bài truyền thống về Vinashin. Có bác công nhân còn nói, trước dư luận ồn ào mà thấy anh Bình thế này thì chúng tôi yên tâm. Bây giờ, dù không có chức danh gì nhưng tôi vẫn cố hoàn thành nốt những phần việc còn lại để bàn giao".

Vì nó trót là con tôi

Thế chuyện về con trai, em trai ông được ưu ái cất nhắc thì sao? "Em trai mình chỉ đại diện phần vốn của Nhà nước có vài chục phần trăm thôi. Mấy chục phần trăm này có phải là tiền đâu, đó chỉ là thương hiệu Vinashin quy ra tiền. Mang tiếng đại diện phần vốn nhưng cũng không có quyền hành gì".

Rồi, ông kể về cậu con trai hiện làm Phó Viện trưởng Khoa học Công nghệ tàu thủy. Trước khi cậu con trai đi du học nước ngoài đã từng được gửi vào học lớp Đóng tàu biển (Đại học Bách khoa Hà Nội). "Khi tôi đề xuất với Đại học Bách khoa để mở lớp, các thầy ở đó sợ không có ai học nên tôi tình nguyện đưa con vào học đầu tiên để làm tin. Sau đó, con mình thi được học bổng nước ngoài thì lại gửi đứa cháu vào. Mình không muốn thanh minh nhưng con mình là đứa thực sự có năng lực", ông Bình tâm sự.

Tôi đã được nghe một câu chuyện khác về Viện phó Khoa học Công nghệ tàu thủy Phạm Bình Minh (sinh năm 1980): Tốt nghiệp đại học một trường danh tiếng ở Mỹ chuyên ngành kỹ sư vỏ tàu thủy được giữ lại trường nghiên cứu tiếp và được một số công ty ở Mỹ mời làm việc, về nước năm 2003 và làm công nhân ở Nhà máy tàu biển Hyundai một thời gian.

Ông Bình cho biết: "Đó là thời gian trải nghiệm để cháu nó hiểu đời sống thực của công nhân đóng tàu. Ông giám đốc nhà máy mãi mới biết đó là con trai tôi vì tìm hiểu cậu công nhân nói tiếng Anh giỏi. Thậm chí, có lần cháu nó suýt chết khi trèo lên kiểm tra hiện trường lúc còn làm công nhân ở đó. Người ta học đại học 5 năm, nó học chỉ ba năm rưỡi đã tốt nghiệp. Về nước còn bị hồ nghi là chưa tốt nghiệp".

Thế nhưng, quan lộ của con trai ông như hiện nay là quá hanh thông? Dù thi nhưng khi ông là Chủ tịch HĐQT liệu kết quả có khách quan? "Có hội đồng chấm thi có cả người ngoài và các ứng cử viên phải đứng thuyết trình công khai... Thi đỗ và đủ các tiêu chuẩn rồi cũng có phải được đề bạt ngay đâu. Chứ không hẳn, Chủ tịch HĐQT muốn là được".

Theo ông Bình, với năng lực hiện có, con trai ông có quyền lựa chọn vị trí tốt với mức thu nhập cao gấp nhiều lần nếu làm bên ngoài thay vì mỗi tháng lĩnh khoảng 7 triệu đồng ở Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy. "Trong tương lai, nếu mà có chuyện gì xảy ra, khả năng các con (con thứ 2 cũng học về đóng tàu biển - PV) tôi sẽ thôi không đi theo niềm đam mê của bố nó nữa", ông Bình thổ lộ.

Ông Bình từng chèo lái một con tàu Vinashin khổng lồ trên một hải trình đứt gãy; nhưng xem ra những ngày trước khi bị bắt, ông lại thận trọng dẫn lái con thuyền gia đình để đối mặt với khủng hoảng. Trước khi tạm biệt ông Bình, tôi trộm nghĩ tại thời điểm này, con hổ dữ trên bức bình phong chắn ngang cửa phòng và cả tượng Quan Công hình như không phát huy tác dụng mà chủ nhân mong muốn khi sắp đặt phong thủy. Tượng Gia Cát thì vẫn không thấy đâu…

(Theo TPO)

-2/3 đội tàu của Vinashin không chạy được

TT - Ông Dương Chí Dũng, chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), khẳng định như trên khi nói về đội tàu trị giá 14.000 tỉ đồng từ Vinashin chuyển sang Vinalines.
------------------------

-Bài này BBC đã bình khá nhiều, và khá thẳng: 1) lãnh đạo tại VN cao nhất là Đảng ; DNNN là khu vực chủ đạo của Đảng, 2) đã dùng tiền thuế của dân kinh doanh tràn lan 3) không có tự do báo chí tại VN

Khi Đảng cố sức đóng tàu

Công an và phóng viên bên ngoài nhà ông Phạm Thanh Bình trước giờ ông bị bắt

Vụ bắt ông Phạm Thanh Bình, 57 tuổi, người gốc Cà Mau, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinashin đang thu hút dư luận trong và ngoài nước với các câu hỏi về chính sách quản trị tập đoàn của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam.

Các hãng thông tấn nước ngoài chú ý vào cách xử lý song hành của các nhà lãnh đạo Việt Nam về vụ này.

Theo AP, về phía Chính phủ, tháng trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định đình chỉ chức chủ tịch hội đồng quản trị của ông Bình.

Nhưng một cơ quan của Đảng giám sát các doanh nghiệp nhà nước lớn cũng nêu ra rằng ông Bình "thiếu trách nhiệm" trong việc điều hành tập đoàn đóng tàu lớn nhất nước, và sử dùng sai vốn đầu tư, như mua các tàu thủy cũ, không dùng đi biển được.

Beth Thomas của hãng Bloomberg ngày 5 tháng 8 thì nêu ra rằng chính quyền đang điều tra các khó khăn tài chính của Vinashin theo sau vụ bắt ông Bình.

Bloomberg cũng trích các nguồn Việt Nam rằng Vinashin mắc khoản nợ 4,5 tỷ USD sau cuộc suy thoái toàn cầu và vì việc bành trướng làm ăn vào các hình thức mới.

Trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, tập đoàn này đã sa thải 5000 công nhân.

Hãng tin Dow Jones Newswires cho hay đại diện của Vinashin "từ chối bình luận" khi được họ liên lạc.

Tàu to 'chớ để đắm'

Các hãng tin nước ngoài cũng chú ý cách đối phó của chính phủ và ghi nhận chuyện Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng họp báo hôm 04 tháng 8 để nêu rằng không thể để Vinashin sụp đổ.

Vì sao lại có chuyện đó?

Dự thảo cương lĩnh sửa đổi của Đảng Cộng sản vẫn nêu doanh nghiệp nhà nước là khu vực kinh tế chủ đạo

David Koh

Bên cạnh các đồn đoán về đấu đá nội bộ liên quan đến thời điểm "tái cơ cấu Vinashin", và cả việc bổ nhiệm tân bí thư Bắc Giang trước kỳ đại hội Đảng năm tới, các phân tích gần đây nói rằng chính sách của Đảng cầm quyền ở Việt Nam là dựa vào các tập đoàn nhà nước.

Ông David Koh, một chuyên gia quan sát Việt Nam từ Singapore gần đây cho rằng cần nhìn vụ Vinashin trong bối cảnh đường lối của Đảng.

Trong bài trên Strait Times 30/7, ông Koh viết "Vinashin chỉ là một trong hàng loạt doanh nghiệp nhà nước (ở Việt Nam) rơi vào khó khăn".

"Nhưng dự thảo cương lĩnh sửa đổi của Đảng Cộng sản vẫn nêu doanh nghiệp nhà nước là khu vực kinh tế chủ đạo. Vì thế, rõ ràng là Đảng Cộng sản phải hòa hợp thực tế với các tuyên bố về học thuyết của mình."

Các nhà quan sát từ bên ngoài cũng chú ý đến câu nói của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng rằng Vinashin "nay phải tập trung vào đóng tàu".

Vinashin bị xem là đã không tập trung vào ngành kinh doanh chính là đóng tàu (www.vinashin.com.vn)

Việc tập đoàn này dùng tiền nhà nước tức là tiền dân đóng thuế để đầu tư ra quá nhiều ngành khác khiến Vinashin sa vào hố sâu của nợ nần.

Nhưng đây cũng là dịp để xem việc điều hành từ cấp cao nhất đối với Vinashin ra sao và cách báo chí Việt Nam được chỉ đạo đưa tin vụ này.

Theo AFP, "vì kỳ Đại hội Đảng trọng yếu sắp tới, chính quyền cũng yêu cầu quản lý công tác thông tin và tuyên truyền về vụ Vinashin nhằm ngăn ngừa vụ việc tác động xấu đến Đảng và Nhà nước".

Giới Bấm báo chí Việt Nam thì cũng đã nói từ lâu đến cơn sốt xây dựng tập đoàn của chính phủ Việt Nam.

Các tổng công ty và tập đoàn bị cho là tạo ra cạnh tranh bất bình đẳng vì không chỉ được sự bảo trợ chính trị mà còn hưởng lãi suất ưu đãi so với doanh nghiệp tư nhân.

Một nhà báo muốn ẩn danh cho BBC hay hôm 5/8 rằng "Mô hình tập đoàn là nguyên nhân gây độc quyền, điều các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn nói họ muốn chống khi làm ăn với các nước khác".

Trước đó, chuyên gia Việt Kiều như Bấm GS Ngô Vĩnh Long đã bình luận về chuyện các tập đoàn lợi ích riêng lũng đoạn kinh tế Việt Nam.

Việc động vào các 'đại gia nhà nước' này cũng có nghĩa là gây ảnh hưởng đến quyền lực.

Nhắc lại chuyện sơn sốt "lên tập đoàn" bằng cách dồn vốn của chính quyền, khi các tổng công ty được ca ngợi là "quả đấm thép" cho nền kinh tế, nay có ý kiến than rằng "Quả đấm thép Vinashin đấm dân méo mặt".

Nếu cho phá sản Vinashin thì phải xây dựng ngành công nghiệp tàu thủy mới, và nếu không cứu vãn nổi tập đoàn này thì “104.000 tỉ đồng tài sản, tương đương hơn 5 tỉ USD sẽ thành đống sắt vụn. Không vực dậy thì nợ nần sẽ rất nghiêm trọng, tác động dây chuyền

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng

Một số ý kiến từ Việt Nam nói với BBC rằng trong vụ PMU18 vừa mới xong và Bộ Giao thông Vận tải chỉ đến toà là nguyên đơn dân sự, nay đã đến Vinashin, và còn ai "sẽ chịu trách nhiệm liên đới?"

Người ta cũng đặt ra câu hỏi không chỉ về trách nhiệm điều hành, giám sát của các bộ trưởng, Phó Thủ tướng và Thủ tướng về vụ Vinashin, mà còn về lý do tại sao lập ra nó.

Ngành đóng tàu chưa bao giờ là lợi thế của Việt Nam, một quốc gia hiện chưa có nhiều ngành công nghiệp nặng cần thiết như luyện kim, cầu cảng hay công nghệ thiết kế.

Thậm chí làm ăn trong ngành đóng tàu không phải là dễ với một nước như Hàn Quốc.

Tin của hãng Yonhap 5 tháng 8 này cho hay tập đoàn Daewoo Shipbuilding, hãng đóng tàu lớn nhất Hàn Quốc vừa cho hay lợi nhuận quý II của họ bị sụt giảm 32% vì thiếu đơn đặt hàng.

Tính từ tháng 4 đến hết tháng 6 năm nay, dịch vụ đóng tàu của Daewo chỉ đạt 141 tỷ won, so với 207 tỷ cùng kỳ năm 2009.

Vinashin, với số vốn đăng ký tương đương 420 triệu đô la Mỹ đang trên bờ phá sản vì khách hàng hủy 2/3 số hợp đồng trị giá 12 tỷ của họ.

Nhưng ở Việt Nam, chính quyền, qua lời ông Nguyễn Sinh Hùng, vẫn tỏ quyết tâm không để cho Vinashin sụp đổ.

Về tác động đến học thuyết tư bản nhà nước ở Việt Nam, có ý kiến nói sau các vụ như Tổng Công ty Điện lực EVN và Vinashin, có thể Đại hội Đảng tới cần xem lại cương lĩnh.

Vẫn theo ông David Koh, một lối thoát có thể là định nghĩa lại vai trò của doanh nghiệp nhà nước từ "chủ đạo" sang thành "một trong những khu vực kinh tế chủ đạo" ở Việt Nam.

- “Lợi nhuận Vinalines có thể giảm 60% vì gánh nợ Vinashin” (Tin tức)

Viet ex-shipping boss held Straits Times

HANOI - THE former top boss of one of Vietnam's largest state-owned companies has been arrested for mismanagement that nearly bankrupted the shipbuilding enterprise, the government said on Thursday.

Pham Thanh Binh, 57, was taken into police custody in Hanoi on Wednesday for allegedly 'intentionally contravening' state regulations causing serious consequences, the government said in a statement on its website.

Ông Phạm Thanh Bình - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin --Theo tôi, không thể loại trừ khả năng Vinashin có thể nhượng quyền sử dụng đất theo giá thị trường để trả nợ, điều này nhất thiết phải bị ngăn chặn vì đất đai là tài sản quốc gia, giao cho Vinashin kèm theo nhiệm vụ kinh doanh công nghiệp tàu thủy, không phải để mang nhượng lại để trả nợ.

Vinashin đứng trước nguy cơ phá sản

TT - Tại cuộc họp báo chiều 4-8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Chính phủ đã nghe và thảo luận về tình hình tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cũng như việc tái cơ cấu tập đoàn này.

Vietnam arrests head of shipbuilding group for alleged mismanagement DPA
Hanoi - Vietnamese authorities have arrested the head of one of the country's largest state-owned enterprises for alleged mismanagement that led the company to the brink of bankruptcy, officials and state media said Thursday.

The Investigative Police Agency arrested Pham Thanh Binh, 57, chairman of Vietnam Shipbuilding Industry Group (Vinashin), late Wednesday, police said.

Binh was accused of violating Article 165 of the Criminal Code, which prohibits 'deliberately acting against the State regulations on economic management, causing serious consequences.'

If charged and found guilty, he would face between 10 and 20 years in prison.

Vinashin got into financial trouble when it diversified outside its core business and the global recession hit its revenue, leaving it unable to keep up with its debt repayments.

In a move to rescue Vinashin from bankruptcy, the premier last month decided to restructure the company by moving some subsidiaries - and 20 trillion dong (1.05 trillion dollars) worth of debt - to other state enterprises.

Several prominent economists and experts have said the government's restructuring let one of the country's largest state-owned enterprises to the brink of bankruptcy.

Prominent lawyer Cu Huy Ha Vu, who sued Prime Minister Nguyen Tan Dung last year over bauxite-mining projects, called on the National Assembly to investigate the Vinashin case and bring charges against Dung for his role in its alleged mismanagement.

But Deputy Prime Minister Nguyen Sinh Hung said 'Vinashin is still within the government's capacity to solve.'

Hung said Binh should take responsibility for the company's performace and needed to be punished.

Meanwhile, the government wouldn't let Vinashin fail and 'would continue to issue bonds for Vinashin if necessary.'

Vinashin received a 750-million-dollar loan from the government in 2005, financed by an issue of international bonds. The move was widely criticized as unjustified state support of the company.

Vinashin tiếp tục được chính phủ cho vay

05/08/2010 11:28:45-Thông tin mới nhất từ cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 4/8/2010, tập đoàn Vinashin vẫn sẽ được cho vay trái phiếu để cân đối các khoản nợ và tái cơ cấu toàn diện.

TIN LIÊN QUAN

Hiện tại, Tập đoàn Vinashin đang nợ trên 86.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.

f
Ảnh: VnEconomy.

Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho hay, nếu để cho Vinashin phá sản thì toàn bộ tài sản của tập đoàn này sẽ thành “đống sắt vụn”. Còn Chính phủ thì vẫn phải xây dựng lại một tập đoàn đóng tàu khác.

Tái cơ cấu toàn bộ tập đoàn là giải pháp hiện tại của chính phủ được đưa đối với Vinashin. Vì thế tập đoàn này sẽ được sự trợ giúp của nhà nước để duy trì và từng bước ổn định, hoạt động với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển, với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị, xã hội.

Tuy nhiên theo thông tin từ buổi họp báo chiều qua, quá trình tái cơ cấu Vinashin sẽ tuyệt đối không ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế.

Về ngành nghề của Vinashin, Phó thủ tướng cho hay “Tập đoàn sẽ mang một bộ mặt mới, không có nhiều ngành nghề như trước đây. Vinashin mới sẽ đủ sức để khắc phục hậu quả mà Vinashin cũ để lại.” Không như hiện tại trong tập đoàn, cơ chiế hiện cho đa ngành, đa nghề nhưng không nói rõ gồm những ngành gì, bao nhiêu phần trăm.

Ngoài ra, một trong những giải pháp hữu hiệu trong quá trình tái cơ cấu Vinashin là xử lý các dự án, công ty con kém hiệu quả bằng cách bán, chuyển nhượng hoặc cổ phần hóa nhằm thu lại vốn để trả nợ và tiếp tục đầu tư.

"Với những giải pháp và phương án kinh doanh dự kiến trên, Chính phủ cũng như Vinashin tính toán từ nay đến 2012 có thể vẫn tiếp tục lỗ, song từ năm 2013, 2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau 2015 phát triển ổn định”, Phó thủ tướng cho hay.

Về vốn, Chính phủ nếu thấy cần thì phải tiếp tục phát hành trái phiếu cho Vinashin vay để cân đối khoản nợ. Nhà nước sẽ cấp đủ vốn điều lệ từ quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và bằng các nguồn tài chính thích hợp cho Vinashin vay để trả nợ nước ngoài đến hạn, cơ cấu lại nợ tín dụng, hoàn thành các dự án dở dang, các con tàu đang đóng để đưa vào sử dụng, để bán và sẽ hoàn trả vốn vay từ kết quả sản xuất kinh doanh.

Vụ Vinashin: "Xử lý nghiêm các cá nhân sai phạm"

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Thanh tra chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện việc thanh kiểm tra, điều tra về những sai phạm của các cá nhân, lãnh đạo tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và sẽ có biện pháp xử lý nghiêm.

Sai phạm ở Vinashin do chủ quan là chính

* Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình

Vinashin trở thành nội dung duy nhất được trao đổi trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ chiều qua 4.8. Cuộc họp do Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng chủ trì.

Dự báo đến 2013 Vinashin bắt đầu có lãi CafeF

Về tài chính, Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; bằng các nguồn tài chính thích hợp cho Tập đoàn Vinashin vay để trả nợ nước ngoài đến hạn.

Vụ Vinashin: Xử nghiêm theo quy định pháp luật

(VietNamNet) - Những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

Nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin bị bắt

Thứ Tư, 04/08/2010 (GMT+7)- Khoảng 19g tối nay (4/8), Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an thực hiện lệnh bắt giam thời hạn 4 tháng đối với ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).Được biết, ông Bình bị bắt để điều tra về hành vi “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Khoảng 19g, bốn mũi công tác của cơ quan điều tra đã đồng loạt thực hiện lệnh khám xét tại 4 địa điểm: nơi làm việc của ông Bình tại trụ sở Vinashin ở 172 Ngọc Khánh, nơi đăng ký thường trú của ông Phạm Thanh Bình tại số 10 Ngô Văn Sở, một căn hộ chung cư tại 17T6 Trung Hòa – Nhân Chính và một căn biệt thự ở khu vực Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.

Trước đó, ngày 12/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có văn bản kết luận về những sai phạm của ông Phạm Thanh Bình là “do thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái và có biểu hiện vụ lợi cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội”. Ủy ban này đề nghị chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý theo quy định pháp luật.

Cụ thể, ông Bình thiếu trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng tiền vốn nhà nước cấp, cho vay hoặc bảo lãnh cho vay khi thực hiện các dự án nâng cao năng lực, nâng cấp và xây dựng mới các khu công nghiệp, nhà máy đóng tàu; đầu tư mua sắm nhiều tàu cũ, tàu không thích hợp trong vận tải biển dẫn đến thua lỗ, gây hậu quả nghiêm trọng khiến Tập đoàn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn.

Ông Bình đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Nhà nước về lập, phê duyệt và tổ chức đấu thầu các dự án do Tập đoàn và các đơn vị thành viên làm chủ đầu tư.

Chủ tịch Vinashin đã thành lập nhiều đơn vị thành viên, công ty cổ phần không đủ năng lực tài chính, kinh doanh; bổ nhiệm, cử con trai, em trai làm đại diện phần vốn của Nhà nước và giữ nhiều cương vị trái quy định của Đảng, Nhà nước.

Một ngày sau Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, tại trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, lãnh đạo Bộ Giao thông – Vận tải, đại diện Bộ Nội vụ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT Vinashin đối với ông Phạm Thanh Bình, để kiểm điểm trách nhiệm và thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tại cuộc họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều nay (4/8), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Chính phủ sẽ xử lý nghiêm, đúng pháp luật với những lãnh đạo Vinashin có hành vi vi phạm pháp luật.

Trước đó, Bộ Chính trị đã giao ông Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cấu trúc Tập đoàn Vinashin để giữ vững và phát triển ngành kinh tế biển Việt Nam.

Phó Thủ tướng khẳng định quyết tâm phục hồi, xây dựng ngành đóng tàu Việt Nam trên nền tảng cơ cấu lại tập đoàn này.

Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, tình hình của Vinashin tuy khó khăn như vậy song vẫn trong tầm kiểm soát, mọi chuyện chưa tuột khỏi tay chúng ta. “Còn nếu cho nó phá sản đi thì chúng ta lại phải dựng nên một ngành công nghiệp tàu thủy mới”, ông Hùng nói.

(VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật sự kiện này)

Khởi tố, khám xét nhà nguyên Chủ tịch HĐQT VINASHIN

TTO đang cập nhật - Vào 19g tối nay 4-8, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã đồng loạt tiến hành khám xét nơi làm việc và các nơi cư trú của ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).>> Vụ Vinashin: Xử lý nghiêm các cá nhân có sai phạm

Ông Bình bị cơ quan điều tra khởi tố với tội danh cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong lúc này, Cơ quan An ninh điều tra đã và đang thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc của ông PHạm Thanh Bình tại trụ sở Vinashin ở 172 Ngọc Khánh, nơi đăng ký thường trú của ông Phạm Thanh Bình tại số 10 Ngô Văn Sở, một căn hộ chung cư tại 17T6 Trung Hòa – Nhân Chính và một căn biệt thự ở khu vực Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.

Nguyên chủ tịch HĐQT Vinashin, ông Phạm Thanh Bình – Ảnh tư liệu

Ông Phạm Thanh Bình sinh năm 1953 ở Thới Bình – Cà Mau – Minh Hải (nay thuộc Cà Mau), quê ở An Dương – Hải Phòng. Vào đảng ngày 9-4-1990, vào chính thức 9-4-1991, được tuyển dụng ngày 14-5-1977, trình độ văn hoá 10/10, trình độ chuyên môn kỹ sư vỏ tàu. Quá trình công tác, ông Bình được đánh giá là người thăng tiến nhanh và gặp nhiều thuận lợi.

Ngày 13-7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ tịch HĐQT Vinashin của ông Phạm Thanh Bình để kiểm điểm trách nhiệm và phục vụ công tác thanh tra, điều tra, làm rõ các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Thủ tướng cũng quyết định phân công ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin.

Thông báo của Văn phòng Chính phủ về Tập đoàn Vinashin
Tại Phiên họp thường kỳ tháng 7/2010 (Hà Nội, ngày 3-4/8), Chính phủ đã thảo luận, thống nhất đánh giá về tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Ngày 4/8/2010, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo về vấn đề trên. Cổng TTĐT Chính phủ xin cung cấp toàn văn bản Thông báo nói trên tới quý bạn đọc.

Mời bạn đọc nhấn vào đây để xem toàn văn Thông báo.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______ ______________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2010

THÔNG BÁO

Về tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển

Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam

Gần 5 năm qua, nhất là từ năm 2008 đến nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, tác động nặng nề tới nền kinh tế nước ta, hầu hết các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế và bảo đảm phúc lợi - an sinh xã hội của đất nước. Riêng Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Tập đoàn Vinashin), do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Chính phủ đã chỉ đạo nhiều biện pháp để tháo gỡ. Ngày 31/7/2010, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã báo cáo và được Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương. Tại phiên họp ngày 03 tháng 8 năm 2010, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất về đánh giá tình hình và mục tiêu, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Vinashin.

1. Việc hình thành, phát triển Tập đoàn Vinashin mạnh để làm nòng cốt trong việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy của đất nước, đáp ứng nhu cầu kinh tế quốc dân, quốc phòng, an ninh là chủ trương đúng đắn, rất cần thiết, phù hợp với các Nghị quyết liên quan của Đảng. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam các giai đoạn với mục tiêu, lộ trình và một số chính sách hỗ trợ cần thiết. Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; năm 2003, thí điểm chuyển Tổng công ty này sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; năm 2006, quyết định thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

2. Những kết quả đạt được của Tập đoàn Vinashin

Bước đầu, đã hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và khá đồng bộ của ngành công nghiệp đóng tàu biển với 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm tàu biển được thế giới công nhận về chất lượng, có thương hiệu, uy tín trong ngành đóng tàu thế giới. Đội ngũ lao động trên 70.000 người, trong đó trình độ đại học, trên đại học 12.500 người, công nhân kỹ thuật trên 55.000 người với tay nghề khá, có hơn 5.000 người đạt chứng chỉ quốc tế. Đã thiết kế được phần công nghệ, bước đầu thực hiện được phần thiết kế kỹ thuật cho các tàu 58.000 tấn, 115.000 tấn. Xây dựng được một số cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ, nâng cao được một bước tỷ lệ nội địa hóa trong đóng và sửa chữa tàu biển.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2007 đạt từ 35%-40%/năm, đều có lãi; doanh thu thuần năm 2008 đạt gần 29.000 tỷ đồng. Tổng số đến hết năm 2009 đã đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 3.300 tỷ đồng. Từ chỗ vốn chủ sở hữu chỉ có hơn 100 tỷ đồng và chỉ đóng được tàu 1.000 - 3.000 tấn, đến nay, vốn chủ sở hữu đã tăng lên 8.000 tỷ đồng, giá trị tài sản 104.000 tỷ đồng, đóng được tàu hàng đến 53.000 tấn, tàu chở dầu thô đến 105.000 tấn, tàu chở ô tô đến 6.900 xe, kho nổi chứa xuất dầu…

Đến tháng 3 năm 2009, đã có nhiều đơn hàng và thỏa thuận hợp đồng sơ bộ đóng tàu với tổng giá trị khoảng 12 tỷ USD. Đã hoàn thành đóng và bàn giao được 279 tàu trị giá trên 1,8 tỷ USD, bao gồm: 59 tàu trọng tải 6.500 tấn, 15.000 tấn, 9 tàu 22.500 tấn - 34.000 tấn, 9 tàu 53.000 tấn, 6 tàu container, 1 tàu chở ô tô 4.900 xe, kho nổi chứa xuất dầu 150.000 tấn và nhiều loại tàu khác. Trong số tàu trên, đã xuất khẩu cho các chủ tàu nước ngoài 155 tàu, trị giá trên 1,1 tỷ USD; bán cho các chủ tàu trong nước 124 tàu, trị giá 700 triệu USD. Ngoài ra, còn hoàn thành nhiều loại phương tiện thủy khác phục vụ cho nhu cầu rất đa dạng của nền kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Đã hình thành được đội tàu viễn dương có tổng tải trọng khoảng 700 nghìn tấn từ nguồn tự đóng mới và mua của nước ngoài, góp phần tăng thêm năng lực vận biển của đất nước.

Chế tạo thành công thép tấm khổ lớn, cần cẩu 150 tấn, cổng trục 450 tấn, máy ép thủy lực 2.000 tấn, máy uốn tôn cán được khổ 13m, sản xuất dây hàn lõi thuốc, nắp hầm hàng, cáp điện tàu thủy, chân vịt tàu 10.000 tấn, lắp ráp động cơ 8.400 mã lực… mà 5 năm trước phải nhập khẩu 100%.

3. Những yếu kém, khó khăn của Tập đoàn Vinashin

Bước vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho kinh tế thế giới suy giảm mạnh, hàng loạt định chế tài chính, tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới có bề dày hoạt động cả trăm năm bị sụp đổ; nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng rất lớn, thị trường xuất khẩu thu hẹp, sản xuất khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và giảm thấp; Tập đoàn Vinashin chịu tác động hết sức nặng nề, đặc biệt về thị trường và nguồn vốn.

Ngân hàng thắt chặt cho vay, các dự án đầu tư đang triển khai thiếu vốn không hoàn thành được để đưa vào sản xuất. Nhiều hợp đồng đóng tàu đã ký không tiếp tục vay được vốn để hoàn thành đúng tiến độ.

Ngành vận tải viễn dương bị đình đốn, các chủ tàu đã hủy hợp đồng và các thỏa thuận đóng tàu trị giá hơn 8 tỉ USD. Riêng trong năm 2010 số hợp đồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới trên 700 triệu USD.

Mặt khác, do công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, có dự án chưa thật cần thiết, nên nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu tư. Vốn điều lệ còn hạn chế, vốn tự có trong nhiều dự án rất thấp, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay. Do vậy, hầu hết các dự án đầu tư đều triển khai dở dang, như các dự án giải phóng mặt bằng khu công nghiệp, dự án đóng tàu xuất khẩu, những dự án này chưa đưa vào sử dụng nhưng vẫn phải trả lãi. Đầu tư cho phát triển đội tàu trong đó có những tàu mua của nước ngoài quá cũ, hoạt động kém hiệu quả. Phát triển nhanh nhiều doanh nghiệp, góp vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính quá rộng, cho vay và bảo lãnh cho các công ty liên kết vay, nhiều đơn vị làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ, không kiểm soát được. Việc sử dụng vốn không hiệu quả nêu trên đã gây hậu quả nặng nề về tài chính đối với Tập đoàn Vinashin.

Để giải quyết khó khăn nêu trên, Tập đoàn Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chi đầu tư. Kết quả là từ năm 2009 Tập đoàn Vinashin kinh doanh thua lỗ. Đến tháng 6 năm 2010, tổng tài sản của Tập đoàn Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.

4. Nguyên nhân của những khó khăn, yếu kém

(1) Về khách quan, thị trường đóng tàu và vận tải biển thế giới sụt giảm đột ngột

Từ năm 1999 đến 2007 ngành công nghiệp đóng tàu thế giới phát triển rất mạnh với tổng trọng tải đóng mới bằng 51% tổng tải trọng của toàn bộ đội tàu đang hoạt động trên thế giới. Bước sang năm 2008, ngành vận tải biển bị đình đốn, ngành công nghiệp đóng tàu thế giới rơi vào suy thoái. Tổng giá trị hợp đồng đóng mới giảm 38% so với năm 2007. Giá đóng mới tàu giảm một nửa song thị trường đóng tàu vẫn ngừng trệ, các đơn đặt hàng giảm mạnh (tàu chở container giảm 57%, tàu chở hàng rời cỡ lớn giảm 66%), nhiều tàu loại khác (chở khí tự nhiên, hóa chất) giảm tới 80%, có loại tàu không còn hợp đồng đóng mới. Một số công ty vận tải biển phải hủy hợp đồng đã ký. Nhiều hãng đóng tàu thế giới có nguy cơ phá sản buộc phải cắt giảm nhân công, thu hẹp sản xuất và đầu tư.

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tập đoàn Vinashin là đóng mới, sửa chữa tàu biển và vận tải viễn dương, đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới nên trong bối cảnh trên việc đầu tư phát triển, sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Tập đoàn Vinashin bị ảnh hưởng hết sức nặng nề.

Mặt khác, mô hình tập đoàn kinh tế còn đang trong giai đoạn thí điểm; cơ chế chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ.

(2) Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu, với những biểu hiện cụ thể như sau:

+ Năng lực quản trị doanh nghiệp và dự báo yếu kém, trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp quá nhanh, quá nóng, không phù hợp với nguồn vốn, năng lực quản lý và quy hoạch phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý đầu tư, quản lý tài chính lỏng lẻo, kém hiệu quả, nhiều quyết định trái quy định của pháp luật; tổ chức phát triển hệ thống doanh nghiệp quá dàn trải và quản lý nhân sự cán bộ không chặt chẽ.

+ Báo cáo không đúng thực trạng về sử dụng vốn, về đầu tư, về phát triển thêm doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi lần báo cáo số liệu khác nhau. Năm 2009 và Quý I năm 2010 thua lỗ nhưng vẫn báo cáo có lãi. Khuyết điểm này của lãnh đạo, trước hết của người đứng đầu Tập đoàn làm cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ sở hữu cấp trên nắm không đúng thực trạng nên chỉ đạo không kịp thời, đầy đủ.

+ Quyết định thực hiện nhiều dự án đầu tư ngoài quy hoạch, không đúng quy định của pháp luật hiện hành; quyết định sử dụng vốn kém hiệu quả, có biểu hiện sai trái; sử dụng một số vốn lớn để mua tàu vận tải biển của nước ngoài, trong đó có những con tàu mua quá cũ; không nghiêm túc thực hiện những ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng, nhất là về đầu tư, về sử dụng vốn của lãnh đạo Tập đoàn cộng với những yếu tố khách quan tác động nặng nề, đã làm cho Tập đoàn thua lỗ, không vay được vốn, mất khả năng chi trả, không còn vốn để hoạt động. Từ năm 2008, nhiều dự án đầu tư phải dừng lại, một số đơn vị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, một bộ phận không nhỏ người lao động bỏ việc, mất việc.

(3) Việc quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sở hữu của Chính phủ đối với DNNN, tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn Vinashin nói riêng còn nhiều bất cập, kém hiệu quả

Thể chế về quản lý đầu tư và huy động sử dụng vốn, về thành lập mới doanh nghiệp và mở thêm ngành nghề kinh doanh, về tuyển chọn và sử dụng cán bộ của DNNN, tập đoàn kinh tế còn nhiều bất cập. Thể chế, cơ chế thực hiện quyền và trách nhiệm chủ sở hữu chưa đủ rõ, còn sơ hở. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DNNN, tập đoàn kinh tế là cần thiết, nhưng thể chế, cơ chế về thẩm định, kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, quản lý tài chính nội bộ hiện hành còn kém hiệu quả.

Bộ quản lý ngành và các bộ chức năng chưa thực hiện tốt việc tham mưu, đề xuất, hoàn thiện cơ chế, chính sách và chưa kiểm soát được kịp thời tình hình, chưa phát hiện được đầy đủ và ngăn chặn có hiệu quả những quyết định sai trái về đầu tư, về sử dụng vốn, về phát triển thêm doanh nghiệp và mở thêm ngành nghề kinh doanh của lãnh đạo Tập đoàn.

5. Sự chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ ngành trong việc khắc phục yếu kém, sai phạm và tháo gỡ khó khăn cho Tập đoàn Vinashin

Ngay từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc huy động, sử dụng vốn của Tập đoàn, yêu cầu cắt giảm các dự án đầu tư nhằm tập trung vào các dự án hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở đóng mới tàu biển, từ gần 200 dự án, qua các đợt cắt giảm, dừng, hoãn và đến năm 2010 tập trung đầu tư 13 dự án đóng tàu cấp thiết nhất.

Các năm 2008, 2009, Thường trực Chính phủ đã họp nhiều lần để xử lý các vấn đề liên quan đến tháo gỡ khó khăn, duy trì phát triển đối với Tập đoàn Vinashin với các giải pháp khá đồng bộ; ngày 18 tháng 6 năm 2010 đã quyết định tái cơ cấu một bước Tập đoàn Vinashin với nhiều nội dung quan trọng như: yêu cầu Tập đoàn rà soát để cắt giảm, đình hoãn, chuyển giao các dự án, chỉ giữ lại các dự án đầu tư thật sự cấp thiết, có hiệu quả trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu; chủ động tìm chủ tàu mới để bán đối với những dự án tàu đang đóng bị hủy hợp đồng; ngừng triển khai đầu tư đóng, sửa chữa tàu nhưng chưa có khả năng thu xếp vốn; chưa ký kết các hợp đồng đóng tàu mới; rà soát lại để nắm thật chắc và quản lý sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn; sắp xếp lại hệ thống tổ chức doanh nghiệp của Tập đoàn gắn với việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính; thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp, giảm vốn hoặc giải thể các công ty thành viên có các ngành nghề không gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, các công ty hoạt động không hiệu quả và không thật cần thiết trong chiến lược phát triển của Tập đoàn; điều chuyển 12 đơn vị và 5 dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Những giải pháp nêu trên bước đầu đã có một số kết quả. Các dự án về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã khởi động trở lại, ở Nhà máy đóng tàu Dung Quất hơn 1.000 công nhân nghỉ việc (trong tổng số hơn 6.000) đã trở lại làm việc, dự kiến tháng 10 năm 2010 sẽ hạ thủy được tàu chở dầu 104.000 tấn. Nhiều tàu trong đội tàu viễn dương chuyển về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã hoạt động trở lại, khắc phục tình trạng ngưng trệ hàng loạt. Mới đây, Tập đoàn Vinashin đã bán được 4 con tàu đóng mới trị giá gần 110 triệu USD (1 tàu 53.000 tấn, 1 tàu 56.000 tấn, 2 tàu 17.000 tấn) cho khách hàng và chuyển nhượng được một số dự án đầu tư ngoài ngành chính để thu hồi vốn; đang dồn sức hoàn tất những con tàu đang đóng dở dang.

6. Chủ trương, mục tiêu yêu cầu và nhiệm vụ giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Vinashin

Từ đánh giá tình hình, nguyên nhân, sự chỉ đạo của Chính phủ và kết quả bước đầu nêu trên; sau khi báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ chủ trương tái cơ cấu toàn diện với sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Tập đoàn Vinashin với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển; với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Yêu cầu cụ thể là:

+ Không để ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư chung của nền kinh tế.

+ Tái cơ cấu lại toàn diện Tập đoàn Vinashin theo hướng giữ và từng bước ổn định, phát triển có hiệu quả ngành đóng tàu, cơ sở nghiên cứu thiết kế và đào tạo; khai thác sử dụng có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại những tài sản đã, đang đầu tư và cố gắng giữ đội ngũ công nhân kỹ thuật ngành đóng, sửa chữa tàu biển đã được hình thành.

+ Làm rõ và công khai về những kết quả đã đạt được, cũng như những khuyết điểm, yếu kém, sai phạm và xử lý đúng pháp luật đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

Nhiệm vụ giải pháp

(1) Kiện toàn tổ chức và bộ máy lãnh đạo, duy trì sản xuất kinh doanh và tiếp tục tái cơ cấu

+ Khẩn trương kiện toàn tổ chức quản lý, nhân sự lãnh đạo Tập đoàn, phê duyệt Điều lệ, quy chế quản lý tài chính và các quy chế nội bộ khác để thực hiện việc quản lý, điều hành Tập đoàn thông suốt và có hiệu lực, hiệu quả.

+ Tập trung giữ, từng bước ổn định sản xuất, dồn sức hoàn thành các hợp đồng đóng tàu còn hiệu lực để bàn giao cho khách hàng, hạn chế tối đa việc tiếp tục hủy các hợp đồng đóng tàu trong năm 2010-2011, bảo đảm việc làm và giữ đội ngũ lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề; chuẩn bị điều kiện để phát triển khi thị trường đóng tàu thế giới hồi phục.

+ Tiếp tục thực hiện phương án tái cơ cấu đang triển khai, khẩn trương thoái vốn ở những doanh nghiệp ngoài ngành kinh doanh chính, rà soát để bán hoặc chuyển giao các dự án; di dời các nhà máy đóng tàu để sử dụng quỹ đất cho mục tiêu mới để có thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất.

+ Điều chỉnh lại phương án phát triển của Tập đoàn Vinashin một cách toàn diện và khả thi. Phê duyệt lại chiến lược và quy hoạch phát triển phù hợp của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam cho giai đoạn 2011-2015, có tính đến 2020. Điều chỉnh chương trình, kế hoạch triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển này.

(2) Về tài chính

+ Trước hết, Tập đoàn Vinashin có trách nhiệm, chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề về tài chính của mình thông qua việc thu hồi, thoái vốn, cổ phần hóa, bán, chuyển giao dự án ngoài ngành chính để có nguồn tài chính phục vụ cho yêu cầu duy trì và phát triển sản xuất.

+ Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; bằng các nguồn tài chính thích hợp cho Tập đoàn Vinashin vay để trả nợ nước ngoài đến hạn, cơ cấu lại nợ tín dụng, hoàn thành các dự án dở dang, các con tàu đang đóng để đưa vào sử dụng, để bán và sẽ hoàn trả vốn vay từ kết quả sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở định hướng với các nhiệm vụ giải pháp nêu trên, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vinashin bước đầu đã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mới, sơ bộ tính toán các năm 2010-2012 còn lỗ, dự báo năm 2013, 2014 bắt đầu có lãi và sau 2015 phát triển ổn định.

(3) Hoàn thiện thể chế, cơ chế để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện tốt chức năng của chủ sở hữu đối với DNNN, tập đoàn kinh tế

Khẩn trương hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN, tập đoàn kinh tế, trước hết là về huy động và sử dụng vốn, về đầu tư, về ngành nghề kinh doanh, thành lập mới doanh nghiệp và quản lý, sử dụng cán bộ. Rà soát để quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với DNNN trong việc thẩm định kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và xây dựng chế tài xử lý đối với đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp.

(4) Việc xử lý các cá nhân có sai phạm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra để xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kịp thời ổn định, chấn chỉnh nội bộ và không để ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

(5) Thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách, thành phần có lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan để tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

7. Thống nhất tư tưởng, làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận về chủ trương, mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ giải pháp của Chính phủ, bảo đảm thực hiện có kết quả việc củng cố, ổn định và phát triển Tập đoàn Vinashin, ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải biển của đất nước. Không để từ việc yếu kém, sai phạm ở Tập đoàn Vinashin mà phủ nhận thành tựu to lớn, toàn diện đạt được của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước trong các năm qua; phủ nhận vai trò của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; làm giảm lòng tin đối với Đảng, Nhà nước./.

"Nếu để Vinashin phá sản, tất cả sẽ thành đống sắt vụn"

Thứ Tư, 04/08/2010 (GMT+7)- Phát biểu trong phiên họp báo Chính phủ thường kỳ vừa kết thúc tối nay (4/8), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định "nếu cứ để cho phá sản Vinashin thì tất cả sẽ thành đống sắt vụn".

>> Phó Thủ tướng: ’Nuôi quân ba năm, dùng một giờ’
>> Tái cơ cấu hay "giải cứu" Vinashin?
>> Chặn bình thông nhau

Phó Thủ tướng khẳng định quyết tâm phục hồi, xây dựng ngành đóng tàu Việt Nam trên nền tảng cơ cấu lại tập đoàn này.

Mô tả ảnh.

Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, tình hình của Vinashin tuy khó khăn như vậy song vẫn trong tầm kiểm soát, mọi chuyện chưa tuột khỏi tay chúng ta. "Còn nếu cho nó phá sản đi thì chúng ta lại phải dựng nên một ngành công nghiệp tàu thủy mới", ông Hùng nói.

Trước đó, trong phiên họp thường trực Chính phủ tháng 7 vừa diễn ra, Chính phủ đã thảo luận, thống nhất đánh giá về tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Ngay sau phiên họp, chiều nay, Văn phòng Chính phủ ra thông báo về tình hình hoạt động và chủ trương, giải pháp để ổn định, phát triển Vinashin. Chính phủ đã ra thông báo.

Mời độc giả bấm vào đây để đọc.

Những món nợ giấu kín

Khi dư luận tại Việt Nam bàng hoàng vì vụ tập đoàn quốc doanh Vinashin bị ngập nợ thì ở bên ngoài, thế giới lại chú ý đến một hiện tượng bất ngờ không kém.Đó là những khoản nợ vĩ đại của các chính quyền địa phương tại Trung Quốc, nơi mà người ta cứ tưởng là có dự trữ ngoại tệ dồi dào và còn đem tiền cho người khác vay. Nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng hai hiện tượng Vinashin và Trung Quốc mắc nợ đều có chung một số nguyên do. Ông trình bày sự việc và giải thích như sau với Việt Long trong mục Diễn đàn Kinh tế tuần này...

Cùng hệ thống - cùng hậu quả

Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Trước hết, chúng ta nói qua về vụ tập đoàn quốc doanh Vinashin bị mắc nợ có thể đến hơn bốn tỷ đô la, là một biến cố đang gây chấn động tại Việt Nam khiến ông Chủ tịch Tổng giám đốc đã bị ngưng chức. Sau đó thì mình sẽ tìm hiểu vì sao mà người ta có thể đi vay dễ dàng như vậy...

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi lại xin nói ngược và nêu lên một vấn đề khác vì hiện tượng Vinashin không là hãn hữu. Vấn đề khác là Trung Quốc thật ra cũng ngập nợ mà dư luận bên ngoài không biết. Các Công ty Đầu tư Địa phương của xứ này được chính quyền địa phương lập ra để đi vay tiền vô tội vạ và tính đến đầu năm nay thì mắc nợ ít ra là một ngàn bảy trăm tỷ đô la, bằng một phần ba tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc. Y như Vinashin tại Việt Nam, họ hồn nhiên vay tiền để thổi vào các dự án vô giá trị về kinh tế và không thể sinh lời nên sẽ vỡ nợ.

Khi ấy, chính quyền Bắc Kinh sẽ giải quyết ra sao? Người ta cứ nói rằng với hơn hai ngàn tỷ đô dự trữ ngoại tệ, Trung Quốc đang là một quốc gia chủ nợ của thế giới mà ít khi nhìn ra khối nợ bị che giấu đó. Đấy là "hiện tượng Vinashin", nhưng với màu sắc và kích thước Trung Quốc! Và nguyên nhân vì sao thì tất nhiên là cũng giống nhau.

Việt Long: Ông vừa nêu ra một con số gây giật mình là 1.700 tỷ đô la nợ nần của các Công ty Đầu tư Địa phương của Trung Quốc. Các công ty này là gì mà có thể vay mượn đến như vậy?

Tôi xin đề nghị là mình hãy nhìn sâu vào cơ chế và hệ thống kinh tế của Trung Quốc thì có khi thấy ra những nguyên nhân đã dẫn tới vụ Vinashin ở Việt Nam. Cùng một hệ thống thì cũng dẫn tới một hậu quả.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin đề nghị là mình hãy nhìn sâu vào cơ chế và hệ thống kinh tế của Trung Quốc thì có khi thấy ra những nguyên nhân đã dẫn tới vụ Vinashin ở Việt Nam. Cùng một hệ thống thì cũng dẫn tới một hậu quả. Tôi xin trình bày sự kiện, rồi mới phân tích nguyên do trước khi ta rút kết luận về hiện tượng Vinashin.

Trước hết, các chính quyền địa phương tại Trung Quốc thường thiếu hụt ngân sách nên phải vay tiền. Nhưng theo luật lệ có dời đổi liên miên, mức vay của họ bị trung ương hạn chế. Vì vậy, chính quyền các tỉnh, huyện hay thành phố mới lập ra Công ty Đầu tư Địa phương để thay mặt vay tiền từ các ngân hàng cũng là quốc doanh. Chính quyền trung ương có thấy việc đó, nhưng từ hai năm nay lại khuyến khích - như chính quyền Việt Nam đã khuyến khích Vinashin dù rằng tập đoàn này đã bị trễ nợ khi đáo hạn từ hai năm nay rồi. Lý do khiến Bắc Kinh khuyến khích chuyện đó vì tin rằng nhờ vậy mà tiền sẽ sớm được giải ngân thực hiện các dự án ở địa phương.

Kết quả thì có hơn 8.000 Công ty Đầu tư Địa phương đã ra đời và vay tiền các ngân hàng của nhà nước ở địa phương, với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, để thực hiện các dự án cho địa phương, như cầu đường, nhà máy điện hay khách sạn, văn phòng, sân vận động, v.v... đôi khi với đất đai do chính quyền địa phương cấp cho các công ty đầu tư này làm tài sản thế chấp và thường thì với điều kiện tín dụng ưu đãi vì là dự án của địa phương.

yuan-dollar-euro.jpg-250.jpg
Hình minh họa. AFP photo

Việt Long: Ông vui lòng xác định với thính giả một bản sơ đồ toàn cảnh trước khi nói đến sự vận hành của hệ thống đó. Như quý thính giả có thể hiểu: trung ương cho địa phương lập ra công ty đầu tư thực tế là quốc doanh ở địa phương, đi vay tiền của ngân hàng cũng quốc doanh ở địa phương, với đất đai, tiếng là tài sản của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý ở địa phương để đưa vào dự án của địa phương. Tức là một hệ thống kinh tế của nhà nước, mà ở cấp bộ địa phương, có phải vậy không? Nhưng chắc ông không quên rằng Vinashin là tập đoàn mang tầm cỡ quốc gia, kinh doanh một ngành chiến lược cho quốc gia?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Về việc lập ra tập đoàn gọi là có tầm cỡ quốc gia như Vinashin thì chỉ là sáng kiến dại dột năm 2006, học lại từ các "chaebol" Nam Hàn mà quên mất hậu quả là khủng hoảng năm 1997 khiến nhiều "chaebols" vỡ nợ và phải cải cách sau đó. Mà "chaebols" Nam Hàn đều là tư doanh đi lên sau mấy chục năm tích lũy, học hỏi chứ các tập đoàn Việt Nam chỉ là con ếch muốn sớm to bằng con bò, được nhà nước thổi lên bằng tiền đi vay. Nói chung, tập đoàn nhà nước hay công ty đầu tư địa phương, tất cả chỉ là hệ thống do nhà nước ban xuống, bên trong là do đảng lập ra và chỉ đạo vì nếu không là đảng viên thì chẳng thể ngồi vào các vị trí quyết định ấy. Ông Chủ tịch Vinashin cũng thế, là bí thư đảng trong tập đoàn này, và thi hành chiến lược quốc gia bằng cách mua hàng đồng nát và kinh doanh bừa phứa qua mấy trăm chi nhánh.

Nhìn chung thì trong hệ thống kinh tế nhà nước, mọi người đều tin là có nhà nước yểm trợ nên nảy sinh tâm lý ỷ thế mà bất cẩn. Cụ thể tại Trung Quốc nếu dự án không có đất làm tài sản thế chấp thì ngân hàng địa phương đòi chính quyền ký giấy đảm bảo rồi cho vay. Ấn tín nhà nước là yếu tố an toàn cho hệ thống, nhưng theo kiểu "cha chung không ai khóc".

Bây giờ, nói về sự vận hành của hệ thống thì yếu tố chính trị thực tế là quan hệ giữa đảng viên và quan chức địa phương với nhau trong các địa hạt hành chính, ngân hàng và đầu tư. Yếu tố tiền tài thực tế là sự chia chác đỉnh chung cho từng hợp đồng tín dụng, từng dự án. Đều là của công mà do cán bộ phân bố cho nhau và báo cáo lên trên là đã có dự án này dựa án kia được thực hiện, rồi cắt băng khánh thành hay hạ thủy...

Hệ thống kinh tế - chính trị

vinashin2-250.jpg
Một cửa hàng kinh doanh ôtô, xe máy tại Hà Nội thuộc Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy và xe máy - một trong 200 công ty của Vinashin. Photo courtesy of tuoitre.vn

Việt Long: Bây giờ, ta nói qua kết quả của chuỗi hiện tượng đó. Các Công ty Đầu tư và ngân hàng cùng chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã làm được những gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Kết quả của sự vận hành sáng tạo ấy là người ta lấy quyết định kinh tế mà bất kể rủi ro lời lỗ, nhưng đảng viên cán bộ thì đều có lợi. Trước hết là tín dụng ngân hàng của nhà nước được cấp dễ dàng cho các dự án đầu tư hay đầu cơ về bất động sản ở địa phương. Dân thì mất đất, nhưng quan chức có lợi và ngân hàng ôm vào một núi nợ khi bong bóng đầu cơ bị bể. Thế giới đang chờ đợi một vụ khủng hoảng ngân hàng vô cùng vĩ đại tại Trung Quốc vì khoản nợ lên tới một phần ba tổng sản lượng quốc gia lại là nợ thối, không sinh lời và sẽ mất. Các trương chủ bỏ tiền tiết kiệm vào ngân hàng sẽ trắng tay và nổi loạn nếu nhà nước không đứng ra trả nợ đậy.

Thứ hai, người ta thực hiện các dự án vĩ đại mà vô dụng, không kém gì các dự án của tập đoàn Vinashin đang được phanh phui ở nhà. Một thí dụ được giới nghiên cứu quốc tế nhắc tới là tại thành phố Ngân Xuyên, thủ phủ của Khu tự trị Ninh Hạ, gọi là Hồi Ninh Hạ.

Ninh Hạ là tỉnh nghèo vào hạng thứ ba của cả Hoa lục - chỉ có hai tỉnh hay khu hành chính nghèo hơn - cần trung ương cấp cho 70% số thu ngân sách mà lại đang mắc nợ 15 tỷ đô la, bằng 75% sản lượng kinh tế của cả địa phương. Lý do là họ vay tiền thực hiện các dự án quy mô và vô dụng, như một cao ốc có kích thước và dáng vẻ của tòa nhà Empire State Building tại Mỹ, hơn 100 tầng, cao gần 400 thước. Hoặc một viện bảo tàng nguy nga, một thư viện khổng lồ, một trung tâm khoa học và công nghệ tân tiến, cái nào cũng lớn bằng mấy sân banh, mà trống không, chưa nói đến sân vận động thênh thang và nhiều biệt thự tráng lệ cho tiêu chuẩn triệu phú. Cư dân nơi đó thưa thớt, đa số thuộc tộc Hồi, và quá nghèo để sử dụng loại phương tiện công ích hoành tráng như vậy. Mà địa phương không thể thu được tiền thì làm sao bảo trì và trả nợ?

Việt Long: Vì sao người ta lại thực hiện loại công trình như vậy ở giữa một khu vực khô cằn của sa mạc trong một địa phương thật ra vẫn còn rất nghèo? Người ta không biết tính hay sao?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Như trong vụ Vinashin, người ta có biết tính cả đấy. Nhưng là ai tính và tính cho ai, vì mục đích gì? Trong ngần ấy dự án phi lý này, cái hợp lý là mối lợi của đảng viên quan chức khi ký hợp đồng cho vay và thực hiện công trình, rồi phó mặc tất cả cho người khác.

Cấp lãnh đạo địa phương thì viện dẫn lý do rất phải đạo rằng họ thi hành chỉ thị của trung ương, là góp phần phát triển các khu vực lạc hậu nghèo đói ở miền Tây. Cấp lãnh đạo tại trung ương thì té ngửa, rồi đành tự an ủi và tuyên truyền rằng tộc Hồi được nâng đỡ và Ninh Hạ đang nhảy vọt vào thế kỷ 21. Nó cũng tương tự như lời quảng cáo về Vinashin đã xuất hiện từ năm 2008 là có công nghiệp đóng tàu tiên tiến nhất, có thể vượt qua cả nước Anh về tính hiện đại!

000_Hkg3832193-250.jpg
Trụ sở Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) tại Bắc Kinh hôm14 tháng 7 năm 2010. AFP Photo

Thực tế thì Bắc Kinh có thấy ra mối nguy nên từ tháng Sáu vừa qua, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra chỉ thị. Rằng thứ nhất, các chính quyền địa phương phải đảm bảo là mọi cơ sở đầu tư của địa phương đều có khả năng trả được nợ. Nếu sau này không trả được thì sự việc sẽ ra sao, chúng ta chưa biết. Thứ hai, địa phương phải hoàn tất các dự án dang dở trước khi khởi công dự án mới. Nếu đang thi công mà không vay thêm được tiền thì các dự án lưng chừng này sẽ đổ xuống đâu, người ta cũng chưa biết, nhưng chắc chắn đang là nỗi đau đầu cho địa phương.

Trong khi ấy, thực tế phũ phàng của kinh tế và chính trị khiến chính quyền trung ương vẫn không thể đạp thắng được vì cần tạo ra việc làm. Và họ phải tiếp tục Chương trình Phát triển miền Tây trong 10 năm tới, với ngân khoản hơn một trăm tỷ đô la riêng cho năm nay, vì sợ động loạn xuất phát từ nông dân nghèo, từ đám "dân công" là công nhân di động đang đi kiếm việc, từ dân thiểu số sắc tộc. Vì vậy, Bắc Kinh đang gặp thế lưỡng nan là bị khủng hoảng ngân hàng với kích thước vĩ đại của Trung Quốc, hoặc bị suy trầm kinh tế và động loạn xã hội.

Trong khi núi nợ vẫn chồng chất hàng ngày, lãnh đạo đòi kích thích kinh tế cho hồ hởi để chuẩn bị Đại hội đảng và thế giới thì hạ mức khả tín của Việt Nam khi vay tiền.

Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa

Việt Long: Tổng kết lại câu chuyện kinh hoàng này và nhớ tới vụ Vinashin, ta rút tỉa ra những bài học gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Về Trung Quốc, lãnh đạo xứ này phải quan niệm lại vai trò và trách nhiệm ngân sách của các địa phương và phải kiểm soát được sự chi tiêu hay gọi là đầu tư của các địa phương. Nếu không, trung ương è cổ lãnh nợ chứ không thể huênh hoang được nữa.

Thứ hai, chuyện này đưa ta trở về Việt Nam, cần giải tỏa hệ thống kinh tế thực tế là nhà nước, khi thì đội mũ tập đoàn quốc doanh, khi thì khoác áo tổng công ty nhà nước, hay ngân hàng của nhà nước, và khi nào cũng có thể lấy quyết định mờ ảo và mờ ám mà thị trường và luật pháp không kiểm soát được trong khi vẫn được ở trên bao che vì cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa". Đây không chỉ là vụ đảng viên cán bộ tham ô làm thất thoát tài sản quốc gia. Tham nhũng hay tệ nạn đưa thân nhân gia đình vào chốn bẻo bở này chỉ là hậu quả. Nguyên nhân nằm trong hệ thống kinh tế và chính trị ở trên.

Chuyện Vinashin kinh doanh sai trái và vỡ nợ về pháp lý vì trễ hạn trả nợ đã xảy ra từ cuối năm 2008. Vậy mà sau đó chính nhà nước, là Chính phủ và Thủ tướng, vẫn bao che vì lý do này lý do nọ để Vinashin vay thêm và thực hiện các dự án quái đản và hoang phí cho tới ngày phá sản. Khi ta mới chỉ thấy Vinashin vỡ mủ thì nhiều doanh nghiệp nhà nước khác vẫn đang mưng mủ mà dân chúng không biết. Trong khi núi nợ vẫn chồng chất hàng ngày, lãnh đạo đòi kích thích kinh tế cho hồ hởi để chuẩn bị Đại hội đảng và thế giới thì hạ mức khả tín của Việt Nam khi vay tiền.

Việt Long: Ông nhắc đến việc công ty lượng cấp tín dụng là Fitch vừa hạ trái phiếu Việt Nam xuống bốn nấc dưới cấp đầu tư, tức là có giá trị của giấy lộn, của junk bond. Câu hỏi cuối, thưa ông, trong hoàn cảnh hôm nay đâu là những rủi ro của Việt Nam, và ông có thấy gì sáng sủa đôi chút không?

Nguyễn Xuân Nghĩa: Hạ tầng cơ sở vật chất và luật pháp lạc hậu lẫn giáo dục tồi tệ khiến xứ này khó phát triển lành mạnh, bền vững và cân đối được, cho dù bất cứ ai lên lãnh đạo vào lúc này hay vào những năm tới. Đó là rủi ro từ trung hạn đến trường kỳ. Trước mắt, tham nhũng làm vẩn đục môi trường đầu tư và nản chí doanh gia quốc tế, và khả năng trả nợ rất yếu khiến Việt Nam vay tiền khó hơn, trả nợ càng đắt hơn. Mà nếu lại vay tiền theo kiểu Ninh Hạ thì khủng hoảng sẽ là tất yếu: vốn liếng của Việt Nam chi đủ cho hai tháng nhập khẩu thôi!

Việt Long: Xin cảm ơn ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Tổng số lượt xem trang