VIT - Nhằm tăng cường các hoạt động nghiên cứu hải dương, tìm kiếm nguồn thủy sản mới và khẳng định trái phép chủ quyền tại Hoàng Sa của Việt Nam, vừa qua Trung Quốc tiếp tục cử tàu nghiên cứu khoa học ra khu vực quần đảo này tác nghiệp. Nhật báo Nam Phương đưa tin, ngày 3/7 tàu khoa học nghề cá “NanFeng” (Nam Phong) do Trung Quốc tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo đã chính thức rời cảng Tân Châu-Quảng Châu xuống Hoàng Sa và vùng biển lân cận tiến hành khảo sát khoa học lần đầu tiên.
Được biết, tàu Nam Phong là tàu khoa học đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu, thiết kế và chế tạo. Tàu này dùng động cơ được chế tạo trong nước. Trong đó, tàu này có nhiệm vụ chính là điều tra khoa học nguồn lợi cá và môi trường biển.
Tàu nghiên cứu khoa học NanFeng do Trung Quốc chế tạo
Thông số kỹ thuật cụ thể như sau:
Độ giãn nước: 1537 tấn
Dài: 66,66m
Rộng: 12,4m
Khả năng hành trình liên tục: 8000 hải lý
Khả năng tác nghiệp: 60 ngày đêm
Tốc độ tối đa: 14 hải lý
Ngoài ra, tàu NanFeng còn được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, có khả năng chịu được bão và gió to, tác nghiệp tại vùng biển xa khơi.
Việc Trung Quốc đưa tàu khoa học ra quần đảo Hoàng Sa tác nghiệp là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và Tuyên bố chung ứng xử giữa các bên đối với vấn đề Biển Đông năm 2002. Nguồn tin: Oeeee
BIỂN ĐÔNG - INDONESIA: Đến lượt Indonesia phản đối đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc
Thuyền trưởng Rudy Lupton của chiến hạm USS Blue Ridge thuộc Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, đang phát biểu trong cuộc họp báo ngay trên boong tàu ngày 4/8/2010 tại Manila, rằng Trung Quốc cần hành động một cách có trách nhiệm tại Biển Đông.
Ða phương là cách duy nhất khả thi cho vụ tranh chấp Biển Ðông VOA
Thạc sĩ Hoàng Việt, một nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Biển Ðông, cho đài VOA biết rằng vì hiểu rõ những điểm yếu trong các luận điểm pháp lý của mình đối với tranh chấp này nên Trung Quốc muốn dùng đàm phán song phương để dựa vào tiềm lực kinh tế cũng như sức mạnh quân sự của mình nhằm “bẻ gãy từng chiếc đũa hơn là một bó đũa” đối với các bên tranh chấp khác. Mời quí thính giả theo dõi thêm chi tiết qua cuộc phỏng vấn do Duy Ái thực hiện sau đây.
VOA: Theo chỗ chúng tôi được biết, trong cuộc hội thảo về Biển Đông do nhiều học giả Việt Nam ở nước ngoài tổ chức hồi gần đây tại Đại học Temple ở Hoa Kỳ ông đã đóng góp một bài tham luận có tên “Tranh Chấp Biển Đông và Một Số Vướng Mắc của Luật Quốc Tế”. Xin ông vui lòng cho thính giả VOA được biết nội dung sơ lược của tham luận này.
GS Hoàng Việt: Trong tham luận này tôi muốn gợi mở một số vấn đề: Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp biển Đông phải sử dụng phương pháp hòa bình, và như vậy phải dựa vào luật pháp quốc tế; Thứ hai, dựa vào luật pháp quốc tế thì dựa vào những quy định nào? Bởi vì luật quốc tế nó không giống luật quốc nội. Như vậy thì chúng ta phải dựa vào các nguồn của luật quốc tế. Tuy nhiên, nguồn của luật quốc tế rất khác nhau, đặc biệt phải dựa vào nhiều án lệ trước đó. Tranh chấp biển Đông là một trong những tranh chấp phức tạp nhất thế giới, cho nên chưa có án lệ nào trước đó hoàn toàn giống như trong tranh chấp biển Đông, vì thế các án lệ chỉ được xem xét để giải quyết một phần nào của vấn đề. Nhưng luật pháp thì luôn tồn tại những “khoảng trống”, tức là có nhiều vấn đề luật chưa giải quyết được, cho đến thời điểm này. Vì vậy, phải có nhiều nghiên cứu để tìm cách lý giải các vấn đề này.
VOA: Chắc ông cũng đồng ý là những vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ rất khó giải quyết và phần lớn những vụ đã được giải quyết xong đều phải y cứ vào luật pháp quốc tế và dựa trên nguyên tắc tôn trọng sự thực lịch sử và tinh thần tương kính, tương nhượng. Ông đánh giá như thế nào về thiện chí của các bên liên quan trong vụ tranh chấp Biển Đông và triển vọng giải quyết vụ tranh chấp này.
GS Hoàng Việt: Một trong những nguyên tắc cơ bản của luật pháp trong việc giải quyết tranh chấp, đó là sự thiện chí. Như tôi đã nói, luật pháp quốc tế trong tranh chấp này rất phức tạp và chứa đựng nhiều điều không rõ ràng, mỗi một nhà nghiên cứu lại có góc nhìn của riêng mình. Theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thế giới nói chung thì có thể giải quyết bằng biện pháp thương lượng giữa các bên, hoặc hòa giải bởi một bên thứ ba, hay là sử dụng biện pháp tài phán, tức là đưa ra phân xử tại các Tòa án quốc tế. Trong tất cả các phương pháp đó, đều cần phải có sự thiện chí của tất cả các bên. Nói một cách ngắn gọn, nếu chỉ cần một trong các bên không có thiện chí thì tranh chấp gần như không thể giải quyết được.
VOA: Chắc ông cũng rõ là Trung Quốc đã cực lực chỉ trích Hoa Kỳ về việc cổ xướng cho đường lối đa phương để giải quyết vụ tranh chấp ở Biển Đông. Xin ông cho biết ý kiến về lập luận của Trung Quốc cho rằng đàm phán đa phương chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm chứ không ích lợi gì.
GS Hoàng Việt: Như tôi đã trình bày trong một số bài viết, lập trường của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp biển Đông là thông qua biện pháp thương lượng song phương. Trung Quốc luôn kiên trì quan điểm này. Trung Quốc hiểu rất rõ những điểm yếu trong các luận điểm pháp lý của mình đối với tranh chấp này, cho nên Trung Quốc muốn dùng đàm phán song phương để dễ dàng thông qua tiềm lực kinh tế cũng như sức mạnh quân sự của mình nhằm “bẻ gãy từng chiếc đũa hơn là một bó đũa” đối với các bên tranh chấp khác. Với lại, giải quyết song phương sẽ khiến cho các cường quốc như Hoa Kỳ không có cớ gì để “xen vào”.
Nhưng rõ ràng tranh chấp biển Đông liên quan đến rất nhiều quốc gia, chưa kể đến con đường vận tải biển chiến lược này liên quan đến rất nhiều quốc gia khác, trong đó 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc, 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản …phải đi qua vùng biển này. Chính Ngoại trưởng Hoa Kỳ mới đây cũng phải thừa nhận “Hoa Kỳ có lợi ích trên vùng biển này”. Tiềm lực quân sự và kinh tế của Trung Quốc thì không có quốc gia nào trong khu vực có thể sánh kịp, vì thế, trong bối cảnh này, việc đa phương hóa là cách làm duy nhất khả thi để giải quyết những tranh chấp biển tại khu vực này.
VOA: Trước đây đã có những vụ tranh chấp lãnh thổ nào có liên hệ tới nhiều nước và đã được giải quyết bằng phương pháp đa phương hay không, thưa giáo sư?
GS Hoàng Việt: Tranh chấp lãnh thổ nói chung thì ở Việt Nam cũng có lâu rồi. Việt Nam có rất nhiều tranh chấp lãnh thổ đất liền với nhiều nước, bây giờ đã giải quyết gần xong tất cả, nhưng tất cả những tranh chấp đó đều giải quyết bằng con đường thương lượng song phương chứ không phải đa phương. Tranh chấp biển Đông thì hoàn toàn khác, nếu như tranh chấp tại khu vực biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc chẳng hạn, thì chỉ liên quan đến hai nước mà thôi, cho nên thương lượng song phương là tất yếu, còn tranh chấp biển Đông ít nhất là liên quan trực tiếp tới 6 quốc gia và vùng lãnh thổ, chưa kể đây là vùng biển quốc tế nhộn nhịp, có những tuyến giao thông chiến lược trên biển, liên quan đến rất nhiều quốc gia, vì vậy muốn giải quyết tranh chấp này, con đường đa phương là tất yếu.
VOA: Thưa giáo sư, một số người cho rằng diễn tiến hồi cuối tháng 7 tại cuộc họp ở Hà Nội là một thắng lợi đáng kể về ngoại giao của Việt Nam. Ông nghĩ sao về ý kiến cho rằng Việt Nam nên dựa vào thắng lợi này để thực hiện những hành động cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi của mình thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố suông mỗi khi có sự xâm phạm của Trung Quốc?
GS Hoàng Việt: Theo tôi thì đúng là ngoại giao Việt Nam đã có những khởi sắc tốt trong chuyện này, nhưng muốn có những hành động cụ thể thì phải xem xét đến cục diện quốc tế cũng như khu vực trong giai đoạn này, trong đó một vấn đề cơ bản là thực lực quốc gia. Trong một hội thảo về biển Đông trong nước, một số nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế lâu năm cũng đã lên tiếng là ngành ngoại giao phải làm sao để không tạo cớ cho các nước lớn khác xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, có lẽ vì lẽ đó mà nhiều người dân khá bực bội, nhưng tôi cho rằng mình là nước nhỏ nên trong quan hệ phải khéo léo, khéo léo chứ không phải sợ sệt.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng trong khoảng 10 năm tới, chiến tranh trên biển Đông là điều khó xảy ra, nhưng tôi xin lưu ý là những va chạm vẫn luôn là nguy cơ thường trực. Nếu chúng ta không khéo léo, tạo cớ để các quốc gia khác có cớ xâm lược một số đảo của mình (trong quá khứ họ đã từng làm, còn chúng ta vì tiềm lực quân sự yếu nên phải chịu thiệt) thì đó là những điều không nên.
VOA: Xin chân thành cám ơn giáo sư Hoàng Việt đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn này.
Biển Đông là một phần của lãnh hải quốc tế
Hải quân Mỹ nhận "radar bay" E-2D đầu tiên