Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Phát hành báo Đảng khó

Phát hành báo Đảng khó

Tham luận đầu tiên đọc tại Hội nghị điển hình tiên tiến của Hội Nhà báo (sáng qua 29-9) là của một vụ trưởng thuộc chi hội Tạp chí Cộng Sản, đại biểu Nguyễn Thuý Anh. Đại diện cho những người làm báo Đảng trong cả nước, bà đề cập thẳng tới một sự thật: càng giữ tôn chỉ mục đích, việc phát hành báo Đảng càng khó khăn!

Theo đại biểu này, những năm gần đây số lượng phát hành các báo, tạp chí của Đảng ngày càng giảm. Cơ quan phát hành nhiều lần bày tỏ việc khó khăn trong tiếp cận khách hàng để “tiếp thị” báo chí của Đảng, kể cả việc phải mang các chỉ thị, nghị quyết về đặt mua và đọc báo Đảng ra để giới thiệu. Thậm chí khối báo chí Đảng và các cơ quan phát hành đã mở nhiều cuộc hội thảo để mổ xẻ, đề xuất giải pháp song số lượng người đặt mua vẫn hạn chế, bạn đọc vẫn thờ ơ! Ngay Tạp chí Cộng Sản cũng trăn trở, đổi mới các hình thức thông tin, đưa lên website, mời “thầy” về giảng nghiệp vụ viết cho đội ngũ… nhưng các ấn phẩm của đơn vị vẫn chưa được bạn đọc đón đợi.

“Rõ ràng đang có sự cạnh tranh dữ dội. Bạn đọc đang có nhiều sự lựa chọn, nếu báo Đảng ít nói hoặc đề cập sơ sài tới các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống thì sẽ bị bạn đọc bỏ rơi” - đại biểu Nguyễn Thuý Anh đúc kết. Bà nói lâu nay khối báo chí của Đảng thường tránh né, đi sau những vấn đề đang diễn ra mà đó lại là vấn đề người dân quan tâm. Hoặc nếu có đề cập thì lại không đủ chiều sâu, không đủ độ sắc sảo, lập luận khoa học để bảo vệ lý lẽ, quan điểm của mình. Có lẽ đó là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến việc phát hành báo Đảng ngày một khó.

Mặc dù xác nhận rằng “định rõ những vấn đề bạn đọc quan tâm” là một việc không dễ làm, song việc vụ trưởng một cơ quan báo chí lớn như Tạp chí Cộng Sản công khai thừa nhận sự hạn chế trong tìm kiếm người đọc cho thấy nhu cầu thông tin của nhân dân “lớn” quá nhanh mà sự “đủng đỉnh” của báo chí chính thống chỉ mang đến thất bại.

Không quá khó để hiểu chuyện “có nhiều sự lựa chọn” như mô tả đại biểu Thuý Anh, bởi thực tế quá rõ: trong thời đại bùng nổ thông tin mọi sự kiện đều có thể được công khai, được đo lường ở mọi chiều kích. Báo chí chính thống im lặng hoặc nói chậm, ắt sẽ có những tiếng nói khác thay thế đáp ứng nhu cầu ấy.

Muốn báo Đảng tăng lượng người đọc, chỉ có cách là dấn thân!

---------

Khẳng định vai trò phản biện tích cực

(PL) Sáng 29-9, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến và Thi đua yêu nước năm 2010 với sự tham gia của trên 300 đại biểu đại diện gần 300 tổ chức cơ sở Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong báo cáo tổng kết, ông Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc TTXVN, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhận định báo chí ngày càng khẳng định vai trò là diễn đàn của nhân dân, phương tiện phản biện xã hội tích cực, góp phần to lớn vào việc tổng kết các bài học của công cuộc đổi mới trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống. Báo chí đã phát hiện kịp thời các vấn đề đang đặt ra trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập; phản ánh kịp thời các ý kiến, nguyện vọng phong phú của các tầng lớp nhân dân; trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất những giải pháp hợp lý. “Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các cơ quan báo chí phát hiện, đưa ra ánh sáng, nhờ đó mà ngăn chặn được những hành vi xâm phạm tiền bạc, tài sản của công hoặc gây thất thoát, lãng phí nguồn lực đất nước. Nhiều nhà báo và tập thể báo chí đã dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, bất chấp những khó khăn, nguy hiểm, theo đuổi tới cùng để xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực” - báo cáo của hội nhấn mạnh.

Được mời phát biểu tại hội nghị, đại diện báo Pháp Luật TP.HCM cho rằng việc gây dựng, duy trì và đánh giá đúng về phong trào thi đua trong giới báo chí không đơn giản do đặc thù của loại lao động trí óc. Nếu như số liệu về doanh thu, lợi nhuận của các ngành may mặc, dầu khí là “mảng sáng” của báo Công Thương cũng như khối báo chí kinh tế thì việc phát hiện, khám phá các nhóm tội phạm hình sự, tham nhũng… phải coi là những thông tin tích cực của khối báo chí nội chính. “Bản thân các tin bài này có tác dụng ghi nhận, động viên rất lớn đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được đánh giá rõ ràng, vẫn có ý kiến nói chung chung rằng đưa các vụ án là “mặt trái xã hội”” - đại diện báo Pháp Luật TP.HCM nói.

Kết thúc hội nghị, ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đã kêu gọi các cấp hội và toàn thể hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu công tác hội và công tác báo chí trong giai đoạn 2010-2015.

--------

Cuộc đời chính trị của tôi Nguyễn-Khoa Thái Anh

Hồi ký của cựu Thủ Tướng Anh, Tony Blair

Tuần báo Time số ra ngày 13 tháng Chín 2010 đăng đoạn trích “A Call to Greatness” lấy ra từ trong cuốn sách mới xuất bản: “A Journey: My Political Life” do cựu Thủ Tướng Anh Quốc Tony Blair viết những cảm nghĩ của ông về nước Mỹ và những vị Tổng Thống Mỹ ông có dịp làm việc chung với họ.

Thủ tướng Anh, Tony Blair. Ảnh: Libertypundits.net

Trong thời gian làm thủ tướng, tôi trở nên yêu quí nước Mỹ – tôi yêu ý tưởng vươn cao của họ, tôi yêu cái triết lý tự lập, xây dựng từ hai bàn tay trắng, để trở nên một người có giá trị trong xã hội. Cá nhân tôi không khởi đầu sự nghiệp theo kiểu đó, và tôi cũng không quen biết nhiều người Mỹ khi còn nhỏ, cái thời cắp sách đi học, hay khi lên đại học. Mãi đến năm 32 tuổi tôi mới đi thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên. Nhân sinh quan của tôi về nước Mỹ hình thành qua những phim ảnh, chương trình TV, và một vài chung đụng lẻ tẻ với du khách Mỹ. Tôi có chung cái cảm nghĩ giống như nhiều dân Anh khác là hay nhíu mặt, chau mày khi nghĩ đến người anh em họ xa ở bên châu Mỹ. Nhưng vào năm 1985, tôi được tham dự trong phái đoàn đại biểu Quốc Hội Anh đi gặp Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ James Baker, nghe ông nói chuyện về đề tài đánh thuế hai lần, một vấn đề khi hai quốc gia đòi đánh thuế chung một giao dịch kinh tế. Tôi không hề biết chút gì về ông Jim, song ai đó đã quyết định tôi sẽ là người phải đứng ra trình bầy với ông Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ về trường hợp của nước Anh, và phải thuyết trình một cách hùng hồn, mạnh mẽ. Giống như bất cứ một luật sư trẻ siêng năng cần mẫn vào lúc bấy giờ, tôi vội vàng thu thập tất cả những dữ kiện về đề tài, và nghiên cứu hối hả để mau trở thành một chuyên gia về đề tài đó. Kế đến, được vinh dự đi công tác bằng máy bay siêu thanh Concord làm cho tôi cảm thấy như mình là một nhân vật hết sức quan trọng.

Nhưng rồi, sau phiên họp, tôi có cảm giác như một võ sĩ quyền Anh được cho biết trước trận đấu được bán độ là đối thủ sẽ bị rớt đài trong hiệp hai, không ngờ lại bị đưa vào vòng đấu với một địch thủ siêu đẳng, cỡ võ sĩ Rocky Marciano, và tay này không biết gì về chuyện cáp độ đó. Vâng, quả thực ông Jim đã chủ động ngay từ đầu, ông ta nắm vững từng con số, từng chi tiết một, ông giải thích cho tôi cặn kẽ từng điểm phải làm như thế nào mới là đúng, ông khiến cho tôi bẽ mặt như một con hổ giấy, và làm cho tôi như con cá chết đuối nhìn sao ở trên trời. Tóm lại, ông là một người rất thông minh. Bài học mà tôi lãnh hội ngày hôm đó là người Mỹ thông minh lắm, có những người hết sức tinh thông.

Đó là một bài học hữu ích cho tôi khi tôi lên làm Thủ Tướng. Tôi có dịp làm việc chặt chẽ với hai Tổng Thống, Bill Clinton và George Bush, và biết được vị tổng thống thứ ba là ông Barack Obama, qua việc làm gần đây của tôi về tình hình ở Trung Đông. Nghệ thuật lãnh đạo là một năng khiếu riêng tư của mỗi cá nhân. Người đời thường nghĩ rằng nhà lãnh đạo là loại người duy nhất có khả năng tồn trữ những kiến thức mà người khác không có, và do địa vị của quyền chức họ có thể quan sát những điều mà người khác không thể có. Mặc cho giới truyền thông có xu hướng lôi đầu người lãnh đạo xuống bình địa, phô bầy những nhược điểm của họ thật nhặ̣m lẹ và xâm lấn đời tư kỹ càng hơn bao giờ hết, nhưng vẫn có một ý tưởng cho rằng nhà lãnh đạo, nhất là vị tổng thống của Hoa Kỳ thường là những nhân vật vượt bực, giống như người đứng từ trên đỉnh núi Olympia. Người thường dân cảm thấy thán phục chức vụ tổng thống, chí ít họ là cá nhân xuất chúng đang nắm giữ vai trò đó, khiến cho mọi người phải cảm phục.

Trong vai trò Thủ tướng nước Anh, có lẽ tôi biết được ít sự thật vì thường hay có dịp gần gũi thân mật với các tổng thống Hoa Kỳ – và khi đó bạn sẽ nhìn thấy những tính nết, đặc điểm cá nhân của từng người một. Bạn sẽ không chỉ quan sát họ dưới góc cạnh của một nhân vật đang nắm quyền lực ở xa bạn, song bạn có dịp nhìn rõ ông ta như những diễn viên bằng xương bằng thịt trong vở tuồng nhiều kịch tính của sân khấu chính trị. Trong trường hợp của tôi, tôi ở vị trí hết sức thuận lợi để nhận xét về những ông tổng thống, và cũng từ đó khiến tôi có thêm lòng kính trọng, ngưỡng mộ phẩm chất nghệ thuật lãnh đạo mà nước Mỹ đã sản sinh ra những vị tổng thống đó. Người ta thường hỏi tôi: “Ông hãy nói cho tôi nghe cảm nghĩ, hay những gì ông biết về ông Bill Clinton, và ông George Bush?” Câu trả lời của tôi là: “Đây là một nhận xét thật từ trong hậu trường: Hai ông ấy hoàn toàn khác hẳn nhau!.”. Nhưng cả hai đều có những ưu điểm riêng của họ.

Sức Đề Kháng và Khả Năng Nhận Xét Bén Nhậy

Khi mới quen ông Bill – và cho đến bây giờ – tôi nhận thấy ông ta vẫn là một chính khách tài ba, lỗi lạc nhất mà tôi từng gặp, ông ta vẫn còn có những đặc điểm đó. Thế mà khả năng và kinh nghiệm xuất chúng của ông trong việc am hiểu hành v chính trị nhiều khi làm cho người ta quên mất ông ta còn là một nhà tư tưởng vĩ đại. Ông có những chương trình, tư tưởng về triết lý chính trị rất rõ ràng được suy nghiệm sâu xa, đến nơi đến chốn. Ông có sự duyên dáng vô tận trong việc xã giao, làm quen với mọi người dân giả bình thường. Tôi nhớ hồi năm 2003, khi ông đến dự Hội Nghị thường niên của Đảng Lao Động Anh, tổ chức tại khu nghỉ mát Blackpool thường tình vùng bờ biển phía Bắc nước Anh. Buổi tối khuya, ông ta đi ra ngoài phố, ăn hamburger và khoai rán tại tiệm McDonald, để tán gẫu với người dân điạ phương. Làm cho một vài tốp người đi ăn khuya ngạc nhiên cứ như thể là ông ta đã từng đến đây vào mỗi tối thứ Ba để ăn tối với họ. Trong nhiều năm liên tiếp phe cực hữu cố tạo dựng một huyền thoại rằng Bill Clinton đã đắc cử vì ông là một tay giảo hoạt chính trị, có cái miệng khéo nói, trơn như bôi mỡ. Thật ra, ông Bill được bầu vì cử tri ông khôn ngoan, thông minh. Họ đầu tư vì ông đem đến cho họ những chương trình hành động hợp lý, tân tiến, khả th, dựa vào những nguyên lý thích hợp với tình hình cuộc sống của cử tri hơn bất cứ những gì được hứa hẹn trước giờ..

Ông Bill Clinton có một sức đề kháng bền bỉ, vô song. (Bạn hãy nhớ lại cái giai đoạn ông bị lôi ra đòi truất phế. Quả là kinh khủng không tưởng tượng được. Làm thế nào mà ông có thể tồn tại, sống sót nỗi? Thế mà ông ta đã thắng vượt qua được,và khi ra đi, vẫn có đến hơn 60% cử tri ủng hộ ông.). Trời cho ông ta có tính bình tĩnh, rất “cool”, cái tính này có tự bẩm sinh, và nó lộ ra vào những lúc ông bị dầu sôi lửa bỏng. Hơn thế nữa ông là một Tổng Thống xuất sắc. Nhiều lúc ông điều khiển chức vụ tổng thống một cách dễ dàng, thoải mái, chẳng hạn như ông chỉ đạo nền kinh tế một cách tài tình, làm được nhiều cải cách đáng khen, giải quyết cơn khủng hoảng ở Kosovo rất khéo, bằng một chỉ đạo tài ba. Ví như ông còn làm tổng thống sau biến cố 9/11 khi nước Mỹ bị đánh khủng bố, ông sẽ lãnh đạo ra sao? Đây là một đề tài lý thú cho chúng ta lý giải. Hoàn cảnh thế giới biến đổi rất nhanh, sự thông minh, duyên dáng của ông chưa đủ. Cần phải có một nhân vật có đủ “bản lãnh”, và “cứng cựa” để đối phó với tình thế. Tôi tin rằng ông chính là người hội đủ những yếu tố này.

Ông George Bush là loại người trực tính và thẳng thừng, và ông cũng rất thông minh. Một trong những hình ảnh được khuếch đại kỳ quặc và vô căn cứ nhất thường hay mô tả ông George Bush như một thằng ngố, bỗng dưng được rơi vào ghế tổng thống. Thực ra chẳng có ai bỗng dưng được rơ vào ghế tổng thống đâu, và lịch sử những cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ cho thấy biết bao nhân vật có tiếng là thông minh cũng vẫn rơi đài la liệt, bởi vì thông minh thôi vẫn chưa đủ. Ở Hoa Kỳ cũng như ở Anh quốc, trong đấu trường chính trị, đương nhiên bạn phải thông minh, nếu không bạn sẽ bị ăn tươi nuốt sống, bạn phải vượt trội hơn ngoài sự thông minh, và sáng trí.

Ông George Bush có đặc tính là hết sức trầm tĩnh. Tôi có mặt ở Toà Bạch Cung vào chiều ngày 20 tháng 9 năm 2001 với tổng thống Bush trước khi ông ra Quốc Hội đọc diễn văn đầu tiên về chuyện quân khủng bố tấn công ở New York và Washington chín ngày trước đó. Tôi thấy ông chẳng có chút gì là hoảng hốt, lo sợ, hay băn khoăn gì cả. Ông ta tỏ ra rất bình thản, ung dung. Ông có trách nhiệm hoàn thành sứ mạng của một tổng thống. Ông không bị buộc phải làm cái sứ mạng đó, và ông cũng không mong chờ nhận đón trách nhiệm này. Ông không tìm đến nó. Nó đã tìm đến ông. Trong tâm trí của ông vấn đề hết sức rõ ràng là tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, và trong vai trò tổng thống củ một cường quốc mạnh nhất thế giới, ông phải xông pha ra gánh vác trách nhiệm này vì hoàn cảnh đổi thay. Tôi buột miệng hỏi ông xem ông có bối rối không. Ông trả lời thật: “Không. Thật ra, chẳng có gì phải bối rối cả. Tôi có sẵn trong tay bài diễn văn, và bản thông điệp tôi hết sức rõ ràng.” Tôi ngạc nhiên trước thái độ bình tĩnh của ông. Tôi quan sát ông thật kỹ. Quả thực trông ông rất ung dung, bình thản.

Ông George Bush cũng có lối mẫn cảm riêng của ông. Nhưng lối mẫn cảm của ông Bush khác với lối của ông Clinton – ít có ý nghĩa về chính trị, song lại nặng về tính chất đúng hay sai, phải hay quấy nhiều hơn. Ý nghĩ không được nói lên the khả năng phân tích sự việc, hay trình độ trí thức. Nó chỉ được phát biểu như thế đó. Vì tôi thuộc trường phái của ông Clinton, hay lo xa, và muốn mọi việc chu toàn, nên đôi lúc tôi cảm thấy khó hiểu, và báo động. Đôi lúc có mặt với Tổng Thống Bush trong một buổi họp báo, ngay tại tâm điểm của mọi biến động làm chao đảo thế giới, tôi có ý định nhắc chừng ông: George, nhớ giải thích vấn đề đấy nhé, đừng có chỉ nói suông thôi.

Tuy nhiên theo thời gian và suy gẫm lại những biến cố trong quá khứ và những diễn biến xảy ra sau khi hết làm thủ tướng, tôi từ từ nhận ra được những đức tính giản tiện, thẳng thừng, và có khi liều lĩnh, táo bạo của ông Bush. Đó là ưu điểm và sức mạnh của ông. Đôi khi, ngay trong lý giải tìm lẽ phải chúng ta quên đi mục tiêu tìm một điểm đến, một lối ra trong một bát quái trận đồ, một giải pháp vững vàng mà có thể đúng không phải chỉ trong vòng vài tuần, vài tháng, một năm, hai năm, nhưng là tính chất lâu dài, bao la trong sự phán xét của lịch sử.

Và rồi tiếp đến là ông Barack Obama. Ông bước lên sân khấu chính trường ngay sau khi cơn khủng hoảng tài chánh, và hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Chưa hết, ông còn phải đối đầu với tình hình kinh tế suy thoái nhị trùng, và phải tìm cách ngăn chặn Iran trong việc phát triển vũ khí nguyên tử. Và như xưa nay, với một lãnh tụ mới, cá tính làm chính trị của ông cần phải có thời gian để thành hình, để được hiểu rõ. Về cá tính của ông, thì rất rõ ràng, ông là một con người có ý chí sắt đá. Nhưng những kỳ vọng lại rất quá đáng. Trong suốt quá trình làm việc, ông tỏ ra là một nhân vật tài giỏi, trầm tĩnh như từ bấy lâu nay. Và thưa các bạn, để làm được việc này không dễ đâu.Tôi chỉ giữ được tình thế ổn định, vững vàng vào lúc cuối nhiệm kỳ.

Tôi nghĩ rằng tôi hiểu được vị tổng thống mới này đang cố gắng làm những gì. Ông chỉ trích những người tiền nhiệm rất ít, có khi vì mục đích chính trị, ông sẽ được lợi lộc nếu ông nhận cái sai của họ, Ông không có một ảo tưởng nào về mức độ trầm trọng trong việc cải tiến tình hình kinh tế hay bảo vệ an ninh, và trong phong cách riêng, ông Obama cũng cứng rắn không thua gì ông Bush. Ông ta đang tìm cách uốn nắn một chính sách mới để đương đầu với những định hướng này. Ông tìm cách tránh những tác hại quá đáng của tình hình kinh tế, và không để Hoa Kỳ mất sự ủng hộ của đồng minh hiện có hay có thể có, trong việc đương đầu với tình hình an ninh thế giới.

Một Quan Niệm Rõ Ràng Về Quốc Gia

Tất nhiên, ba ông CLINTON, BUSH và OBAMA đều có cá tính riêng của mình. Nhưng cả ba đều có một mẫu số chung rất lớn. Ở một tầng ý thức hệ nào đó, họ chia sẻ một khái niệm rất tương đồng và rõ ràng về nước Mỹ. Các lãnh tụ trên thế giới đều có những xu hướng, cá tính khác biệt, và tôi đã từng gặp đủ loại nguyên thủ, lãnh đạo. Tôi nhớ có lần ngồi họp trước mặt một vài nhà lãnh đạo, họ tồi dở đến mức trong đầu tôi không còn một ý nghĩ nào khác hơn: “Chúa ơi,, sao dân chúng của nước nào mà bất hạnh đến thế.” Thật thế, bạn sẽ gặp những nhà lãnh đạo đần độn; xấu tính; tẻ nhạt; những người không xứng đáng làm lãnh tụ; những người quái gỡ; họ là sản phẩm của một chế độ điên rồ, bệnh hoạn, những lãnh tụ chai lì, đến độ trơ thổ địa, khiến mình thảng thốt không hiểu họ có còn cảm xúc gì nữa không, huống hồ biết cảm nhận. Đã có lần tôi hỏi một câu hơi tàn nhẫn khi được tin một nhà lãnh đạo qua đời: “Sao họ biết được là ông đã chết?”.

Nhưng cạnh đó, lại có những nhà lãnh đạo vừa thông minh, vừa khôn ngoan và tử tế. Họ là những người làm cho bạn phải cảm phục và quí mến. Và chính ở điểm này chúng ta cần ghi nhận: Có rất nhiều người hội đủ những đức tính đó, nhiều hơn mức bạn thường nghĩ.

Theo tôi, ngoài những thử thách về chính sách, óc phán xét, tài năng chính trị, và khả năng thao lược, một cuộc thử thách tối thượng về tài lãnh đạo của vị nguyên thủ là thử xem ông ta có đặt quyền lợi quốc gia trên hết hay không. Ông ta có đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc cao hơn lợi ích chính trị cá nhân của mình hay không? Đó chính là cuộc thử nghiệm cuối cùng. Có rất ít vị nguyên thủ đậu được cuộc thi này. Cả ba vị tổng thống tôi vừa kể trên đều làm được chuyện đó, bằng một lý do không chỉ liên hệ đến cá nhân mình.

Người Mỹ có thể bị tai tiếng đủ điều theo như phán xét của thế giới bên ngoài, nào là kiêu ngạo, ồn ào, tự kỷ, ám ảnh vì vai trò của mình, và nặng tay với bạn bè. Nhưng chắc chắn nuớc Mỹ vĩ đại vì có duyên cớ của nó. Mỹ vẫn là một cái gương để noi theo, bất kỳ mọi chỉ trích, vì có lý cớ của nó. Vâng, trong phẩm cách của người Mỹ có tinh thần mã thượng, hào hiệp, được hun đúc qua nhiều thế kỷ, xuất phát một phần từ tinh thần khai phá biên cương mới khi lập quốc, một phần từ những đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây tạo nên cốt cách, từ cuộc chiến đấu giành độc lập, đến cuộc Nội Chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng như những sự kiện tình cờ. Tất cả những tinh hoa nằm trong các yếu tố đó.

Tinh thần cao thượng này không có nghĩa là người Mỹ tử tế hơn, tốt hơn, hay thành công hơn người nước khác. Nó chính là cảm nhận của họ về đất nước mình sống. Chính lòng nhiệt thành của họ đối với lý tưởng của Hoa kỳ và ở một điểm nào đó, đã vượt qua được những ngăn cách về màu da, giai cấp, tôn giáo, hay tiến trình lớn khôn. Lý tưởng của người Mỹ là những giá trị như: Tự do, Pháp trị, và Dân chủ. Nó cũng nằm trong quá trình thành đạt của mỗi cá nhân: trọng dụng tài năng, phải siêng năng làm lấy bằng công sức mình. Song có lẽ điều quan trọng nhất trong việc vươn lên nhằm theo đuổi và bảo vệ lý tưởng đó, bạn trong vai trò cá nhân, sẽ xem mình là thứ hạng, đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết. Đây là nhân tố khiến cho đất nước cương quyết vượt qua những gian lao thử thách. Đây là nhân tố khiến chiến sĩ Mỹ hy sinh cuộc sống mình. Đây là nhân tố mà mọi người dân Mỹ, dù sang hèn đều sẵn sàng nghiêm chỉnh đứng chào khi bản quốc ca “The Star-Spangled Banner” được trổi lên. Đương nhiên lý tưởng đó không phải lúc nào cũng đạt được, song lúc nào người ta cũng cố gắng thực thi cho bằng được.

Người Mỹ cần hun đúc lòng Tự Tin.

Vài năm tới cốt cách của dân Mỹ sẽ được thử thách thêm một lần nữa. Hoa kỳ dưới sự trị vì của vị tổng thống này cũng chẳng được yêu mến gì hơn so với sự trị vì của các vị tổng thống trước đây. Nhưng nước Mỹ vẫn đáng được lòng tin. Lý tưởng đó, nhờ nó mà người Mỹ có tinh thần lạc quan, làm được thành tích mới, xứng đáng được trân quý và kỳ vọng. Lòng tự tin là một món quà quí nhất của một quốc gia có thể có. Thế giới đang chuyển mình đổi thay. Một vài cường quốc mới bắt đầu xuất hiện. Nhưng điều đó không làm suy giảm nhu cầu phải có lý tưởng của dân Mỹ. Lý do này do vậy càng xác định lại lý tưởng của Hoa kỳ, nó được tái sinh và minh định trách nhiệm cần thiết của nó. Bao giờ cũng hay có cách thử nghiệm rất bình dân về vị thế của một quốc gia: xem thử dân chúng có còn muốn nhập cư, hay muốn rút ra khỏi quốc gia này.Tôi nghĩ chúng ta biết câu trả lời trong tình huống của Hoa kỳ, lý tưởng và tôn chỉ do đó chính là nguyên do.

Có một người bạn kể cho tôi nghe chuyện này, cha mẹ anh là người di dân sang Mỹ lập nghiệp. Họ là người gốc Do Thái ở Âu châu đến Mỹ để tìm sự an bình. Cha mẹ anh định cư, và sinh sống ở New York. Gia đình không thuộc vào hàng khá giả cho lắm. Cha của anh chết lúc anh còn nhỏ. Mẹ của anh tiếp tục sống nuôi con. Sau một thời gian, anh lớn lên, trưởng thành và trở nên giàu có. Anh thường mời mẹ anh đi chơi xa, du lịch ngoài nước Mỹ. Nhưng bà chẳng bao giờ chịu đi đâu cả. Cuối cùng đến khi cụ mất, gia đình đi tìm cái hộp đựng nữ trang của cụ, cất gởi trong tủ sắt của ngân hàng. Trong hộp này, con cháu còn tìm thấy một cái hộp nhỏ khác. Hộp này không có chìa khoá. Vì vậy họ phải dùng khoan để mở ra. Họ thắc mắc không hiểu bà cụ để món nữ trang quí giá gì ở trong đó. Mở được nắp hộp ra. Trong đó có nhiều lớp giấy bao nữa, và cuối cùng là một bao thơ. Mọi người tò mò, hồi hộp không hiểu trong bao thơ đó có cái gì. Bao thơ đó đựng chứng chỉ trở thành Công Dân Mỹ của bà cụ. Ngoài ra, không có gì khác. Chứng chỉ trở thành công dân Mỹ của bà cụ được cụ quí trọng như bảo vật, quí hơn bất cứ loại báu vật nào của cụ. Vâng, trở thành công dân Mỹ là điều bà cụ trân quý nhất. Ngày nay, nước Mỹ cũng nên quí trọng đất nước, dân chúng của mình như vậy.

Thái-Anh phỏng theo Time ngày 13/9/2010

------- ----------

Người dân muốn Đại hội Đảng được truyền hình trực tiếp

- Cử tri Vũ Trọng Hốt (phường Trúc Bạch) "nhờ" Chủ tịch Quốc hội chuyển tới Bộ Chính trị mong muốn Đại hội Đảng XI sắp tới có nhiều phiên truyền hình trực tiếp để theo dõi.

>> Loạt bài Đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng XI

Ông Hốt bày tỏ mong muốn của mình tại buổi tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hôm nay (3/5) - 2 tuần trước kỳ họp giữa năm của Quốc hội.

"Không lẽ các bộ trưởng phải trả lời chất vấn mỗi khi họp Quốc hội, riêng Bộ Chính trị lại không?".

Theo ông Hốt, làm được điều này sẽ "nâng cao hẳn vị thế của Đảng, tiến một bước về dân chủ".

Khẳng định "sẽ chuyển ý kiến tới Bộ Chính trị", song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho hay: "Hiện nay chưa đến lúc xây dựng chương trình cho Đại hội. Tuy nhiên, nội dung nào truyền hình được trực tiếp thì sẽ làm".

Ông Trọng cũng nhấn mạnh, Đảng cũng đã có quy chế chất vấn trong Đảng. "Dù có truyền hình trực tiếp, có chất vấn hay không thì tinh thần của Đại hội XI vẫn là tiếp tục đổi mới, phát huy mạnh mẽ dân chủ... Đây là bản chất và mục tiêu của chế độ ta".

Hiện nay các văn kiện Đại hội Đảng đã được gửi tới từng đảng viên để họ góp ý. Quốc hội lần này cũng sẽ tổ chức thảo luận, góp ý về cương lĩnh, văn kiện và báo cáo chính trị cho Đại hội.

Không có chuyện bán đất cho nước ngoài

Mô tả ảnh.
Ông Dương Ngọc Văn: "Chuyện cho thuê đất rừng biên giới dân rất "lăn tăn". Quan điểm của Quốc hội thế nào?". Ảnh: LN

Một nội dung khác được nhiều cử tri quan tâm là việc cho thuê đất rừng.

Theo ông Nghiêm Chính Hợp (phường Giảng Võ), đất rừng biên giới đang được nhiều tỉnh cho nước ngoài thuê với giá rẻ như bèo. "Giá cho thuê một mét đất rẻ hơn đi mua một mớ rau muống", ông Hợp ví von.

Chuyện "tày đình" như vậy, nhưng mãi đến khi công luận lên tiếng mới thấy Thủ tướng yêu cầu rà soát lại.

Ông Hợp nêu câu hỏi với Chủ tịch Quốc hội: "Phải chăng những người làm luật vẫn chưa lường hết các kẽ hở về mặt pháp luật, nên đã không có sự ngăn ngừa, răn đe trước?".

Tiếp nối bức xúc của ông Hợp, ông Dương Ngọc Văn (Phường Ngọc Khánh) nêu thẳng vấn đề: "Cho thuê đất 50 năm là bán đất rừng cho nước ngoài... Tỉnh biết, Trung ương biết, nhưng tại sao vẫn làm? Như vậy là bán nước giá rẻ, thật đau lòng. Xin hỏi quan điểm của Quốc hội trước chuyện này là gì? Đồng tình hay phủ quyết?".

Là một người lính từng chiến đấu ở mặt trận biên giới, ông Văn cho rằng, chuyện này cần phải được giải quyết rốt ráo, vì tính từ sau công văn chỉ đạo kiểm tra của Thủ tướng đến nay vẫn hiểu mọi chuyện ngã ngũ thế nào?

Ông Ngô Thuận (phường Quán Thánh) cũng cho rằng, chúng ta luôn kêu gọi phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, nhưng liên tục nhiều năm gần đây hết chuyện lao động nước ngoài đến làm việc, sinh sống lâu dài ở các tỉnh Tây Nguyên đến chuyện cho thuê rừng dài hạn diễn ra khắp cả nước. Vậy bao giờ Quốc hội mới giám sát?

Đáp lời cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng giải thích, hiện nay các tỉnh cho thuê đất rừng theo luật chứ không có chuyện bán đất giá rẻ.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội không đề cập đến việc Quốc hội sẽ giám sát vấn đề này. Chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 7 tới, theo dự kiến, cũng không nhắc đến chủ đề cho nước ngoài thuê đất rừng.

"Quốc hội sẽ lựa chọn những nội dung thích đáng để đưa vào chương trình giám sát", Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri.

Quyết tâm thông qua Luật Thủ đô tháng 5

Các cử tri lão thành cũng gửi tới Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nguyện vọng liên quan đến các vấn đề của Thủ đô như sự cố sập dầm cầu Pháp Vân, lún nứt trên cầu Thăng Long, quy hoạch Thủ đô, Luật Thủ đô...
Ông Nghiêm Chính Hợp đề xuất Quốc hội nên sớm ban hành Luật Thủ đô để nhanh chóng giải quyết những vấn đề bức xúc của Hà Nội như chuyện nhập cư tràn lan, rác thải bừa bãi, ô nhiễm môi trường...

Ông Phùng Ngọc Đạo (phường Phúc Xá) hoan nghênh việc Quốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch Hà Nội mở rộng. Nhưng ông băn khoăn, liệu quy hoạch cũ về thành phố hai bên sông Hồng trước đây từng trưng bày rầm rộ cho người dân xem, đến nay có còn hiệu lực? Đây cũng là câu hỏi của hàng trăm hộ dân Phúc Xá sống ven sông Hồng, đang "án binh bất động" đợi quy hoạch.

Dẫn lại chuyện sập dầm cầu Pháp Vân và vết nứt trên cầu Thăng Long mới đây, ông Vũ Mạnh Đan (phường Ngọc Khánh) lo lắng, làm thế nào đảm bảo chất lượng các công trình lớn, vì tới đây còn tính tới việc xây đường sắt cao tốc Bắc Nam với số tiền đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng khẳng định những ý kiến này sẽ được đoàn ĐBQH Hà Nội tiếp thu.

Về Luật Thủ đô, ông Trọng nói, mục tiêu là thông qua ngay ở kỳ họp tháng 5 sắp tới vì đây là cơ sở pháp lý để xây dựng Thủ đô - trung tâm đầu não kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước.

Tuy chuẩn bị gấp rút nhưng phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp để luật được thực thi, chứ không cốt thông qua chỉ để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Người dân muốn Đại hội Đảng được truyền hình trực tiếp

----------

Blogger khác nhà báo ở những điểm nào?: Alexander Amzin, Kichbu chuyển ngữ

21.05.2010

Nếu tham dự bất kỳ hội nghị chuyên ngành nào bàn về internet và báo chí truyền thông đại chúng, có thể nghe được những từ và các cách diễn đạt: “báo chí công dân”, “các blogger như các nhà nhà báo”, “những lượng thông tin mới” và “user generated content”. Sự tranh luận về cách mạng thông tin mà nhờ cuộc các mạng này các blogger tất yếu sẽ thay thế báo chí đã trở nên thời sự đến mức mà một số người thực tế tin rằng một cuộc cách mạng như thế ắt sẽ xảy ra.

Tôi quyết định giải thích tại sao chưa một ai và chưa bao giờ có thể thay thế được các đại diện của ngành nghề cổ xưa nhất thứ hai này. Chúng ta sẽ xem điều này như là những luận điểm của tháng 5 độc đáo mà chúng sẽ che khuất một chút ít đề tài này.

Thứ nhất. Ở các blogger và các nhà báo có những vai trò khác nhau. Các blogger – xét về bản chất đó là những người chứng kiến, những người không nhất thiết bắt buộc phải biết viết một cách khúc chiết. Trong nửa đầu thế kỷ XX, người chứng kiến sự kiện thường kể cho các nhà báo cái gì đó. Trong nửa thứ hai – người chứng kiến đã đến đài truyền hình, như freken Bok, để kể cho toàn thế giới về bóng ma mê hồn.

Còn bây giờ người chứng kiến vào thẳng tạp chí sống ( life journal-Kichbu) tiện nghi và, dường như từ tháp truyền hình Ostankino của riêng mình, nói về tất cả những gì xảy ra cho bạn bè của mình, và những người này lại lan truyền những lời nói của người chứng kiến bay xa hơn nữa. Cuối cùng các nhà báo nhận thấy điều này và đưa thông tin đến cho tất cả những ai không có tạp chí sống. Những người như thế ở Nga có khoảng chừng 100 triệu.

Hai. Báo chí truyền thông đại chúng - đó là quy chế xã hội có chức năng xã hội hoàn toàn xác định. Nhiệm vụ của báo chí truyền thông đại chúng trong một nước dân chủ - thông tin cho dân chúng bằng cách thế nào đó để đảm bảo một quá trình có chọn lọc phù hợp.

Hay nói một cách khác, báo chí truyền thông đại chúng – đó là nguồn thông tin chính yếu về những điều xảy ra trong đất nước. Nếu bắt buộc các nhà báo viết một cái gì đó, thì dòng thông tin sẽ trở nên phiến diện, không khách quan, và nghiêng về hướng của thế lực chính trị này hay khác. Thường là – nghiêng về đảng cầm quyền.

Ở các blogger không có chức năng này. Những người chứng kiến, tức là những người tạo nên các tin tức mới và chiếm một phần nhỏ từ những người sử dụng nhật ký-internet. Họ không có trách nhiệm trước người đọc, họ chơi không theo các nguyên tắc đã được đưa ra đối với báo chí truyền thông đại chúng. Như thế, trong các blog không có cái gì đảm bảo việc phổ biến thông tin phù hợp và cách tiếp cận phê phán đối với thông tin đó.

Nếu xem xét giới blogger tỉ mỉ hơn, thì có thể nhận thấy rằng một phần rất đáng kể những bài viết được xây dựng trên nền tảng các thông tin của báo chí. Và điều này hoàn toàn đúng, bởi vì nhiệm vụ chủ yếu của các blogger cũng như mọi công dân bình thường khác – đó là thảo luận các thông tin xảy đến và tiếp nhận thông tin trên cơ sở của quyết định chính trị trong thời gian của các cuộc bầu cử hay là trong thời gian chuẩn bị cho các cuộc bầu cử.

Ba. Không tồn tại ngành báo chí blog như thế, bởi vì rằng có một tỷ lệ lớn các blogger nổi tiếng không đơn giản liên quan đến báo chí truyền thông đại chúng, mà còn hòa hợp với khuôn khổ của họ. Các cơ quan báo chí nhận thấy rõ các blogger và sử dụng sân chơi của họ để đưa ra những ý tưởng thú vị. Đồng thời các blogger thường thường tương đốinổi tiếng được biết đến ngay cả trong offline đến mức mà hoàn toàn hợp với vai “bàn thắng đang nói”.

Thực tế, Mr Freeman phân chia phỏng vấn, Frins Moiseebich Morgen viết cho “Nhi đồng/Hưu trí Nga, các blogger “thương mại” có tiếng nhất ngay càng nom như các báo chí giải trí – không phải ngẫu nhiên trong top các blogger của “Yadeks” có các website Ttoday.ru và Lifhacker.ru.

Tư. Hoạt động của truyền thông đại chúng – đó là quá trình thường xuyên. Vậy câu hỏi nào sẽ là đầu tiên khi chúng ta ở trong “Lenta.ru” định tạo ra khuôn khổ nào đó (ví dụ như “Oftopik)? Còn câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể thực hiện được việc này hàng ngày không?” sẽ như thế nào.

Cần phải có những bài viết tốt thường xuyên: lấy Eksler là ví dụ, ở ông các bài viết thụ vị xuất hiện hết bài này sau bài khác – luôn có cái gì đó để đọc. Ông hầu như làm việc hàng ngày với các tư liệu mà không hề phụ thuộc vào trạng thái, mà cũng không phải năm đầu tiên. Theo các dấu hiệu, site exler.ru ngày càng xích lại gần hơn với báo chí đại chúng. Điều này không liên quan đến phần đông cơ bản của các blog.

Năm. Ở các nhà báo có những kỹ năng không áp dụng đối với các blogger. Các cư dân của tạp chí sống không bắt buộc phải viết thành thạo, biết xây dựng cấu trúc văn bản, kiểm tra các sự kiện đã liệt kê trong bài viết trong các nguồn tin bổ sung, trích dẫn chính các nguồn tin này và thỏa thuận bài phỏng vấn với người trả lời phỏng vấn. Ở đây chúng ta không nhắc đến thói quen dễ thương của các hãng-PR sử dụng các blogger như những “quân trắng” và cũng như “quân tối” và trả cho họ những nhận xét tán tụng về những nhóm này hay khác và sản phẩm của họ.

Sáu: Các blogger có quyền thể hiện các trạng thái tình cảm theo cách nhìn nhận của riêng mình và tự do viết chỉ những gì mà họ thích. Các nhà báo, nếu chúng ta nói về các tin tức, cần phải tránh càng xa càng tốt các trạng thái tình cảm của mình và chỉ viết cái mà các blogger sẽ thích thú (surprise).

Nhà báo không thể kêu gọi mọi người thiêu đốt các cảnh sát trên quảng trường, còn đối với các blogger thì đó là việc dễ ợt. Trách nhiệm trước lời nói của mình trên Mạng nhỏ đến mức mà toàn bộ giới blogger rất ngạc nhiên khi những phát ngôn tương tự sẽ dẫn tới vụ án hình sự. Còn các điều tra viên đến với các nhà báo tối đa vào ngày thứ ba sau đó.

Bảy. Các blogger cực kỳ hữu ích khi một cái gì đó xảy ra trong hàng loạt cái xảy ra, và tại địa điểm đó có một blogger nào đó với camera và khả năng xâm nhập vào tạp chí sống. Tuy nhiên thực tế chứng minh rằng nói chung đội ngũ lưu động trong số các nhà báo làm việc theo nhóm với người quay phim thực hiện nhiệm vụ này còn tốt hơn nhiều.

Tám. Các nhà báo rất yêu mến các blogger, bởi giả như không có họ thì sẽ không có rất nhiều tin mới. Nhưng người mua cái tủ của IKEA sẽ không thay thế được người thợ mộc. Còn nếu thay thế được, thì sẽ không tống khứ các ông thợ mộc ra khỏi thị trường, mà sẽ hùa theo với họ.

Xin mời các blogger vào nghề.

-------------

Đào Tuấn - Yêu nước là nghĩa vụ của riêng dân chúng

Ấn tượng của Tại hạ nhân xem online lễ mít tinh kỷ niệm 30-4 có thể gói trong hai chữ: Quá dài và quá cũ.

Cái sự cũ là ở chỗ nó không mới từ những nhân vật trên lễ đài, đến bài diễn văn, đến kịch bản chương trình văn nghệ… Cái cũ quan trọng nhất là đã không có thông điệp gì mới được đưa ra trong bài diễn văn ước dài tối thiểu 7 ngàn chữ của Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP HCM, ông Lê Thanh Hải. Có cảm giác, nếu không có phần trao huy chương Sao vàng thì cả kịch bản chương trình lẫn bài diễn văn đều đã lấy từ kịp kỷ niệm 30 năm, thậm chí 20 năm ngày thống nhất đất nước. Và phải nói thêm là chương trình này, với bài diễn văn đó hoàn toàn có thể sẽ lại tái lập trong lễ kỷ niệm 40 năm-50 năm hoặc hơn.

Con trai Be của Tại hạ hôm đó đã thức dậy lúc 7h háo hức chờ đón vì nghe tin rằng sẽ có duyệt binh, sẽ có xe tăng, máy bay, có các chú lính thuỷ…Nhưng không chỉ con trai, cả vợ và chính bản thân Tại hạ cũng hoàn toàn không đủ kiên nhận đến độ dài mất lịch sự này. Riêng cho việc giới thiệu các vị đại biểu, mất đứt 17 phút. Những vị này chả xa lạ gì vì dường như dịp mít tinh kỷ niệm nào cũng có mặt. Sau đó, bài phát biểu của “bác Hải” mới thực sự là đoạ đầy, là thử thách lòng kiên nhẫn phi thường của cử toạ. Tại hạ còn nhớ như in lễ khai mạc Olympic Atlanta 1996. Trước sự hiện diện của nguyên thủ hàng chục quốc gia, 14.744 VDV và 85 ngàn khán giả trực tiếp theo dõi, chưa kể hơn 3,5 tỷ khán giả khắp hành tinh xem lễ khai mạc trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống nước chủ nhà Bill Clinton đã đọc bài diễn văn dài đúng 15 từ: Tôi tuyên bố khai mạc thế vận hội Atlanta, Olympic hiện đại lần thứ XXVI”. Nguyên tắc của các bài phát biểu, đặc biệt trên truyền hình, là chúng không được phép lặp lại và không nên quá dài. Người ta có thể kiên nhẫn đến 2 phút để nghe, bởi phút thứ 3 sẽ là phút “chỉ nghe và cười ngơ ngác”, và không thể nghe một vài thông điệp được lặp đi lặp lại trong suốt 30 phút. Nhà đài cũng đã cố chen vào đó một vài hình ảnh lịch sử, quang cảnh buổi lễ và các đại biểu quần chúng vung tay quạt phe phẩy. Trong 30 phút đó, 2 cử toạ trong gia đình Tại hạ đã liu riu ngủ lại.

Nếu được phép biên tập, Tại hạ sẽ chỉ cho bác Hải nói thế này: Thứ nhất, chúng ta khẳng định 30-4 vẫn còn ý nghĩa như một sự thống nhất đất nước. Thứ hai, chúng ta “kiên quyết, quyết tâm, nhất định, kiên định” với chủ nghĩa “Mác xít Lê nin nít”. Thứ 3, TP HCM là TP HCM phát triển chứ không còn tàn dư gì của “Viên ngọc Viễn Đông”.

Cái sự dài còn thể hiện ở việc các diễn giả cảm ơn quá nhiều. Chẳng hạn vị Phó Chủ tịch thường trực TP hai lần cảm ơn “đồng chí” Hà đã thay mặt Hội đồng thi đua khen thưởng trao huy chương Sao vàng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP, trong khi đồng chí Hà chỉ là người thực hiện việc trao chứ chả có công ơn gì với nhân dân để đến nỗi cái sự cảm, sự mừng như một sự hàm ơn đến như vậy.

Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất của Tại hạ đến ngay từ phút đầu tiên của buổi lễ khi quốc ca bắt đầu vang lên.

Tại hạ đã không ít lần “như có một luồng điện chạy dọc sống lưng”, xúc động xen lẫn tự hào khi hoà cùng 30 ngàn cổ động viên trên sân Mỹ Đình, hát vang bản Tiến quân ca. Đó là khi dân chúng bên cạnh Tại hạ, trong đó có vợ và con trai có thể rớt nước mắt không cần che dấu để hát bằng cả tấm lòng những câu hát “tiến mau ra sa trường”

Nhưng khi nghi thức hát quốc ca hôm 30-4 bắt đầu, Tại hạ quả thực ngạc nhiên, rồi sửng sốt, rồi bất bình. Trong tất cả các quan chức đứng dậy làm lễ chào cờ hôm đó, chỉ có duy nhất Tướng Phùng Thanh Quang hát quốc ca. “Các bác Triết”, tất nhiên là cả bác Triết, đã không hề hé miệng.

Có người nói yêu nước không cứ là phải hát quốc ca. Điều đó đúng. Có người cũng nói đôi khi lòng mình hát, có khi còn chân thành hơn những cái miệng lẩm bẩm. Điều này cũng đúng. Nhưng có một đòi hỏi còn đúng hơn. Đó là “các bác Triết” không thể không hát quốc ca.

Còn nhớ trong cuộc họp với MTTQ Việt Nam hôm 27-1, bên cạnh việc đề nghị Mặt trận mở cuộc vận động hoả thiêu thì bác Triết cũng đề nghị phát động phong trào hát quốc ca trong cả nước. Theo Tuổi trẻ thì ông còn nhấn mạnh “mà phải hát thật sự bằng cả tấm lòng”.

Nhưng với việc bác đã không hát, hoặc "chỉ hát trong lòng" tại một buổi lễ quan trọng, long trọng và được truyền hình trực tiếp, vì có thể bác không thuộc, hoặc vì bác nghĩ mình không cần phải hát thì phải chăng hát quốc ca, chí ít là một biểu hiện bề ngoài của lòng yêu nước, của sự tự hào dân tộc, chỉ là nghĩa vụ của riêng dân chúng?

-------------------------

Tiếp thị và dân chủ talawas blog

Bài “Tiếp thị như dân chủ và tiếp thị vì dân chủ” trên Tuần Việt Nam Net tường thuật cuộc trò chuyện giữa nhà báo Lê Khánh Duy và Giáo sư John Quelch, tác giả cuốn Greater Good về mối quan hệ giữa tiếp thị và dân chủ. Theo ông John Quelch, “cốt lõi của marketing” là “thông tin, lựa chọn, trao đổi và tiêu thụ và lôi kéo”. Ông giải thích,

“Marketing dân chủ về mặt chính trị đòi hỏi việc thông tin tới cử tri. Từ đó, cử tri có thể có thông tin trước khi tới địa điểm bỏ phiếu và đưa ra lựa chọn. Tại đây, họ sẽ phải đối mặt với việc đưa ra lựa chọn. Họ ‘trả giá’ cho việc bầu cử. Đổi lại, họ sẽ có được một vài lời hứa từ những người mà họ đã bầu cử. Hầu hết là những lời hứa này ít khi trở thành hiện thực. Và gần như là, việc thực hiện lời hứa này còn không hiệu quả bằng việc sản xuất ra hàng hóa.

Và còn một điểm tương đồng nữa giữa quá trình trao đổi trong một nền dân chủ và quá trình trao đổi trong một siêu thị. Thực tế thì tại một siêu thị, hàng hóa được bán ra còn dân chủ hơn nhiều so với trong môi trường chính trị. Một trong những lý do để giải thích điều này chính là, khi bạn bán một loại mặt hàng, người tiêu dùng bầu chọn với tư cách là người trả giá mỗi ngày tại siêu thị vì có thể họ cần tới sản phẩm đó. Còn với dân chủ trong lĩnh vực chính trị, bạn chỉ được bầu cử một lần cho mỗi kỳ hạn – có thể là 4 năm, 5 năm hoặc 6 năm – tùy thuộc vào quốc gia mà bạn nói tới. Khi mà việc bầu chọn đạt được kết quả, thì bạn không chỉ trả giá cho mỗi lần mua hàng vừa rồi mà bạn còn phải chung sống với hệ quả của chọn lựa đó.

Vậy nên, khi bạn mua hàng trong siêu thị, bạn có thể mua bất cứ những gì mà bạn muốn. Thậm chí, ngay cả khi nhãn hiệu mà bạn vừa mua chỉ chiếm có 10% thị phần của loại sản phẩm đó thì cũng không có nghĩa là bạn phải mua hàng của nhãn hiệu chiếm tới 90% thị phần còn lại. Nhưng trong lĩnh vực chính trị, bạn bầu cử cho ứng viên thua cuộc, thì bạn không thể sử dụng “sản phẩm” của bạn, mà phải xài “sản phẩm” mà số đông đã chọn. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai thị trường – kinh doanh và chính trị.”

Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng.

Bước dịch chuyển lớn của truyền thông

Ngày nay, khách hàng không còn là những mục tiêu hay khán giả thụ động của truyền thông.

Họ ngày càng có xu hướng tham gia vào truyền thông chứ không còn chỉ là ngắm từ xa nữa. Qua các trang web, postcad và blog, khách hàng bày tỏ quan điểm của mình một cách chủ động.

Nguyên lý thứ nhất: Người tiêu dùng và khách hàng phải được tham gia một cách tích cực với tư cách là những người sáng tạo, đóng góp và bình luận chứ không phải là những khán giả hay những mục tiêu thụ động.

Khi đề cập đến vai trò tham gia nhiều hơn của khách hàng, các nhà tiếp thị cần phải chuyển đổi trọng tâm từ cách tạo ra ấn tượng sang tham gia thực tế.

Các nhà tiếp thị phải từ bỏ lối tư duy tính chi phí trên mỗi ngàn người xem quảng cáo và nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về những gì mà mỗi kênh đang tạo ra về phương diện tham gia của khách hàng. Ngày nay, những công ty có mối quan hệ tốt đẹp nhất với khách hàng chính là những công ty giành chiến thắng.

Sự tham gia của khách hàng không chỉ là việc mọi người dành rất nhiều thời gian cho mỗi kênh. Thay vào đó, sự tham gia của khách hàng chính là việc tham gia một cách hào hứng và có cảm xúc để họ muốn phản hồi và tương tác. Sự tham gia thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau.

"Quyền lực thứ 5"

Bởi hai nguyên lý đó và với sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng. Quyền lực này đang ngày càng thể hiện một rõ nét.

Tại Việt Nam, đã có hơn 16 triệu người sử dụng mạng xã hội, với hơn 130.000 tên miền được đăng ký , tốc độ tăng trưởng 170% /năm, số người sử dụng internet đã lên tới hơn 23 triệu người sử dụng, và gần 5 tỷ số thuê bao di động….Đây là nền tảng rất tốt để truyền thông số phát triển tại Việt Nam.

Với xu hướng truyền thông số đang ngày càng phát triển, mỗi cá nhân sẽ trở thành nhà báo, mỗi doanh nghiệp trở thành các hãng thông tin tự cung cấp thông tin thì quyền lực mới đang được dịch chuyển về công chúng.

Khi nền tảng công nghệ ngày càng hỗ trợ đắc lực thì mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thể tự thiết lập cho mình các kênh truyền thông riêng. Nơi đó, các tiếng nói đều xuất phát từ gốc. Báo chí sẽ có thể dần mất đi quyền lực của mình. Đây là xu hướng có thật nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có tốc độ phát triển khác nhau.

Riêng Việt Nam, có 2 điểm khá thú vị là có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới Tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai (giai đoạn 2000-2008), và Việt Nam cũng là quốc gia có lượng người sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới. (Tính đến 15/3/2010 đã có 1,084160 người, chiếm 0.34% lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới. (Nguồn checkfacebook.com)

Một con số không nhỏ nếu chúng ta biết rằng, tại thời điểm tháng 4/2009, con số này chỉ vào khoảng 73,280 người sử dụng, khi đó Việt Nam còn nằm vị trí áp chót trong số 30 nước sử dụng Facebook ít nhất thế giới.

Với 2 đặc điểm này cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất năng động, có nhiều khả năng để dịch chuyển từ “quyền lực thứ 4” sang “quyền lực thứ 5” trong thời gian ngắn. Do vậy, Việt Nam cần có những chính sách, lộ trình và kế hoạch để các bước dịch chuyển đúng quy luật và phát triển bền vững.

Nguồn: Tiếp thị số và "quyền lực thứ năm"

----------


Tham luận đầu tiên đọc tại Hội nghị điển hình tiên tiến của Hội Nhà báo (sáng qua 29-9) là của một vụ trưởng thuộc chi hội Tạp chí Cộng Sản, đại biểu Nguyễn Thuý Anh. Đại diện cho những người làm báo Đảng trong cả nước, bà đề cập thẳng tới một sự thật: càng giữ tôn chỉ mục đích, việc phát hành báo Đảng càng khó khăn!

Theo đại biểu này, những năm gần đây số lượng phát hành các báo, tạp chí của Đảng ngày càng giảm. Cơ quan phát hành nhiều lần bày tỏ việc khó khăn trong tiếp cận khách hàng để “tiếp thị” báo chí của Đảng, kể cả việc phải mang các chỉ thị, nghị quyết về đặt mua và đọc báo Đảng ra để giới thiệu. Thậm chí khối báo chí Đảng và các cơ quan phát hành đã mở nhiều cuộc hội thảo để mổ xẻ, đề xuất giải pháp song số lượng người đặt mua vẫn hạn chế, bạn đọc vẫn thờ ơ! Ngay Tạp chí Cộng Sản cũng trăn trở, đổi mới các hình thức thông tin, đưa lên website, mời “thầy” về giảng nghiệp vụ viết cho đội ngũ… nhưng các ấn phẩm của đơn vị vẫn chưa được bạn đọc đón đợi.

“Rõ ràng đang có sự cạnh tranh dữ dội. Bạn đọc đang có nhiều sự lựa chọn, nếu báo Đảng ít nói hoặc đề cập sơ sài tới các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống thì sẽ bị bạn đọc bỏ rơi” - đại biểu Nguyễn Thuý Anh đúc kết. Bà nói lâu nay khối báo chí của Đảng thường tránh né, đi sau những vấn đề đang diễn ra mà đó lại là vấn đề người dân quan tâm. Hoặc nếu có đề cập thì lại không đủ chiều sâu, không đủ độ sắc sảo, lập luận khoa học để bảo vệ lý lẽ, quan điểm của mình. Có lẽ đó là nguyên nhân mấu chốt dẫn đến việc phát hành báo Đảng ngày một khó.

Mặc dù xác nhận rằng “định rõ những vấn đề bạn đọc quan tâm” là một việc không dễ làm, song việc vụ trưởng một cơ quan báo chí lớn như Tạp chí Cộng Sản công khai thừa nhận sự hạn chế trong tìm kiếm người đọc cho thấy nhu cầu thông tin của nhân dân “lớn” quá nhanh mà sự “đủng đỉnh” của báo chí chính thống chỉ mang đến thất bại.

Không quá khó để hiểu chuyện “có nhiều sự lựa chọn” như mô tả đại biểu Thuý Anh, bởi thực tế quá rõ: trong thời đại bùng nổ thông tin mọi sự kiện đều có thể được công khai, được đo lường ở mọi chiều kích. Báo chí chính thống im lặng hoặc nói chậm, ắt sẽ có những tiếng nói khác thay thế đáp ứng nhu cầu ấy.

Muốn báo Đảng tăng lượng người đọc, chỉ có cách là dấn thân!

---------

Khẳng định vai trò phản biện tích cực

(PL) Sáng 29-9, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Điển hình tiên tiến và Thi đua yêu nước năm 2010 với sự tham gia của trên 300 đại biểu đại diện gần 300 tổ chức cơ sở Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong báo cáo tổng kết, ông Hà Minh Huệ, Phó Tổng Giám đốc TTXVN, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nhận định báo chí ngày càng khẳng định vai trò là diễn đàn của nhân dân, phương tiện phản biện xã hội tích cực, góp phần to lớn vào việc tổng kết các bài học của công cuộc đổi mới trong tất cả lĩnh vực của cuộc sống. Báo chí đã phát hiện kịp thời các vấn đề đang đặt ra trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập; phản ánh kịp thời các ý kiến, nguyện vọng phong phú của các tầng lớp nhân dân; trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất những giải pháp hợp lý. “Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các cơ quan báo chí phát hiện, đưa ra ánh sáng, nhờ đó mà ngăn chặn được những hành vi xâm phạm tiền bạc, tài sản của công hoặc gây thất thoát, lãng phí nguồn lực đất nước. Nhiều nhà báo và tập thể báo chí đã dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, bất chấp những khó khăn, nguy hiểm, theo đuổi tới cùng để xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực” - báo cáo của hội nhấn mạnh.

Được mời phát biểu tại hội nghị, đại diện báo Pháp Luật TP.HCM cho rằng việc gây dựng, duy trì và đánh giá đúng về phong trào thi đua trong giới báo chí không đơn giản do đặc thù của loại lao động trí óc. Nếu như số liệu về doanh thu, lợi nhuận của các ngành may mặc, dầu khí là “mảng sáng” của báo Công Thương cũng như khối báo chí kinh tế thì việc phát hiện, khám phá các nhóm tội phạm hình sự, tham nhũng… phải coi là những thông tin tích cực của khối báo chí nội chính. “Bản thân các tin bài này có tác dụng ghi nhận, động viên rất lớn đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được đánh giá rõ ràng, vẫn có ý kiến nói chung chung rằng đưa các vụ án là “mặt trái xã hội”” - đại diện báo Pháp Luật TP.HCM nói.

Kết thúc hội nghị, ông Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, đã kêu gọi các cấp hội và toàn thể hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu công tác hội và công tác báo chí trong giai đoạn 2010-2015.

--------

Cuộc đời chính trị của tôi Nguyễn-Khoa Thái Anh

Hồi ký của cựu Thủ Tướng Anh, Tony Blair

Tuần báo Time số ra ngày 13 tháng Chín 2010 đăng đoạn trích “A Call to Greatness” lấy ra từ trong cuốn sách mới xuất bản: “A Journey: My Political Life” do cựu Thủ Tướng Anh Quốc Tony Blair viết những cảm nghĩ của ông về nước Mỹ và những vị Tổng Thống Mỹ ông có dịp làm việc chung với họ.

Thủ tướng Anh, Tony Blair. Ảnh: Libertypundits.net

Trong thời gian làm thủ tướng, tôi trở nên yêu quí nước Mỹ – tôi yêu ý tưởng vươn cao của họ, tôi yêu cái triết lý tự lập, xây dựng từ hai bàn tay trắng, để trở nên một người có giá trị trong xã hội. Cá nhân tôi không khởi đầu sự nghiệp theo kiểu đó, và tôi cũng không quen biết nhiều người Mỹ khi còn nhỏ, cái thời cắp sách đi học, hay khi lên đại học. Mãi đến năm 32 tuổi tôi mới đi thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên. Nhân sinh quan của tôi về nước Mỹ hình thành qua những phim ảnh, chương trình TV, và một vài chung đụng lẻ tẻ với du khách Mỹ. Tôi có chung cái cảm nghĩ giống như nhiều dân Anh khác là hay nhíu mặt, chau mày khi nghĩ đến người anh em họ xa ở bên châu Mỹ. Nhưng vào năm 1985, tôi được tham dự trong phái đoàn đại biểu Quốc Hội Anh đi gặp Bộ Trưởng Ngân Khố Hoa Kỳ James Baker, nghe ông nói chuyện về đề tài đánh thuế hai lần, một vấn đề khi hai quốc gia đòi đánh thuế chung một giao dịch kinh tế. Tôi không hề biết chút gì về ông Jim, song ai đó đã quyết định tôi sẽ là người phải đứng ra trình bầy với ông Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ về trường hợp của nước Anh, và phải thuyết trình một cách hùng hồn, mạnh mẽ. Giống như bất cứ một luật sư trẻ siêng năng cần mẫn vào lúc bấy giờ, tôi vội vàng thu thập tất cả những dữ kiện về đề tài, và nghiên cứu hối hả để mau trở thành một chuyên gia về đề tài đó. Kế đến, được vinh dự đi công tác bằng máy bay siêu thanh Concord làm cho tôi cảm thấy như mình là một nhân vật hết sức quan trọng.

Nhưng rồi, sau phiên họp, tôi có cảm giác như một võ sĩ quyền Anh được cho biết trước trận đấu được bán độ là đối thủ sẽ bị rớt đài trong hiệp hai, không ngờ lại bị đưa vào vòng đấu với một địch thủ siêu đẳng, cỡ võ sĩ Rocky Marciano, và tay này không biết gì về chuyện cáp độ đó. Vâng, quả thực ông Jim đã chủ động ngay từ đầu, ông ta nắm vững từng con số, từng chi tiết một, ông giải thích cho tôi cặn kẽ từng điểm phải làm như thế nào mới là đúng, ông khiến cho tôi bẽ mặt như một con hổ giấy, và làm cho tôi như con cá chết đuối nhìn sao ở trên trời. Tóm lại, ông là một người rất thông minh. Bài học mà tôi lãnh hội ngày hôm đó là người Mỹ thông minh lắm, có những người hết sức tinh thông.

Đó là một bài học hữu ích cho tôi khi tôi lên làm Thủ Tướng. Tôi có dịp làm việc chặt chẽ với hai Tổng Thống, Bill Clinton và George Bush, và biết được vị tổng thống thứ ba là ông Barack Obama, qua việc làm gần đây của tôi về tình hình ở Trung Đông. Nghệ thuật lãnh đạo là một năng khiếu riêng tư của mỗi cá nhân. Người đời thường nghĩ rằng nhà lãnh đạo là loại người duy nhất có khả năng tồn trữ những kiến thức mà người khác không có, và do địa vị của quyền chức họ có thể quan sát những điều mà người khác không thể có. Mặc cho giới truyền thông có xu hướng lôi đầu người lãnh đạo xuống bình địa, phô bầy những nhược điểm của họ thật nhặ̣m lẹ và xâm lấn đời tư kỹ càng hơn bao giờ hết, nhưng vẫn có một ý tưởng cho rằng nhà lãnh đạo, nhất là vị tổng thống của Hoa Kỳ thường là những nhân vật vượt bực, giống như người đứng từ trên đỉnh núi Olympia. Người thường dân cảm thấy thán phục chức vụ tổng thống, chí ít họ là cá nhân xuất chúng đang nắm giữ vai trò đó, khiến cho mọi người phải cảm phục.

Trong vai trò Thủ tướng nước Anh, có lẽ tôi biết được ít sự thật vì thường hay có dịp gần gũi thân mật với các tổng thống Hoa Kỳ – và khi đó bạn sẽ nhìn thấy những tính nết, đặc điểm cá nhân của từng người một. Bạn sẽ không chỉ quan sát họ dưới góc cạnh của một nhân vật đang nắm quyền lực ở xa bạn, song bạn có dịp nhìn rõ ông ta như những diễn viên bằng xương bằng thịt trong vở tuồng nhiều kịch tính của sân khấu chính trị. Trong trường hợp của tôi, tôi ở vị trí hết sức thuận lợi để nhận xét về những ông tổng thống, và cũng từ đó khiến tôi có thêm lòng kính trọng, ngưỡng mộ phẩm chất nghệ thuật lãnh đạo mà nước Mỹ đã sản sinh ra những vị tổng thống đó. Người ta thường hỏi tôi: “Ông hãy nói cho tôi nghe cảm nghĩ, hay những gì ông biết về ông Bill Clinton, và ông George Bush?” Câu trả lời của tôi là: “Đây là một nhận xét thật từ trong hậu trường: Hai ông ấy hoàn toàn khác hẳn nhau!.”. Nhưng cả hai đều có những ưu điểm riêng của họ.

Sức Đề Kháng và Khả Năng Nhận Xét Bén Nhậy

Khi mới quen ông Bill – và cho đến bây giờ – tôi nhận thấy ông ta vẫn là một chính khách tài ba, lỗi lạc nhất mà tôi từng gặp, ông ta vẫn còn có những đặc điểm đó. Thế mà khả năng và kinh nghiệm xuất chúng của ông trong việc am hiểu hành v chính trị nhiều khi làm cho người ta quên mất ông ta còn là một nhà tư tưởng vĩ đại. Ông có những chương trình, tư tưởng về triết lý chính trị rất rõ ràng được suy nghiệm sâu xa, đến nơi đến chốn. Ông có sự duyên dáng vô tận trong việc xã giao, làm quen với mọi người dân giả bình thường. Tôi nhớ hồi năm 2003, khi ông đến dự Hội Nghị thường niên của Đảng Lao Động Anh, tổ chức tại khu nghỉ mát Blackpool thường tình vùng bờ biển phía Bắc nước Anh. Buổi tối khuya, ông ta đi ra ngoài phố, ăn hamburger và khoai rán tại tiệm McDonald, để tán gẫu với người dân điạ phương. Làm cho một vài tốp người đi ăn khuya ngạc nhiên cứ như thể là ông ta đã từng đến đây vào mỗi tối thứ Ba để ăn tối với họ. Trong nhiều năm liên tiếp phe cực hữu cố tạo dựng một huyền thoại rằng Bill Clinton đã đắc cử vì ông là một tay giảo hoạt chính trị, có cái miệng khéo nói, trơn như bôi mỡ. Thật ra, ông Bill được bầu vì cử tri ông khôn ngoan, thông minh. Họ đầu tư vì ông đem đến cho họ những chương trình hành động hợp lý, tân tiến, khả th, dựa vào những nguyên lý thích hợp với tình hình cuộc sống của cử tri hơn bất cứ những gì được hứa hẹn trước giờ..

Ông Bill Clinton có một sức đề kháng bền bỉ, vô song. (Bạn hãy nhớ lại cái giai đoạn ông bị lôi ra đòi truất phế. Quả là kinh khủng không tưởng tượng được. Làm thế nào mà ông có thể tồn tại, sống sót nỗi? Thế mà ông ta đã thắng vượt qua được,và khi ra đi, vẫn có đến hơn 60% cử tri ủng hộ ông.). Trời cho ông ta có tính bình tĩnh, rất “cool”, cái tính này có tự bẩm sinh, và nó lộ ra vào những lúc ông bị dầu sôi lửa bỏng. Hơn thế nữa ông là một Tổng Thống xuất sắc. Nhiều lúc ông điều khiển chức vụ tổng thống một cách dễ dàng, thoải mái, chẳng hạn như ông chỉ đạo nền kinh tế một cách tài tình, làm được nhiều cải cách đáng khen, giải quyết cơn khủng hoảng ở Kosovo rất khéo, bằng một chỉ đạo tài ba. Ví như ông còn làm tổng thống sau biến cố 9/11 khi nước Mỹ bị đánh khủng bố, ông sẽ lãnh đạo ra sao? Đây là một đề tài lý thú cho chúng ta lý giải. Hoàn cảnh thế giới biến đổi rất nhanh, sự thông minh, duyên dáng của ông chưa đủ. Cần phải có một nhân vật có đủ “bản lãnh”, và “cứng cựa” để đối phó với tình thế. Tôi tin rằng ông chính là người hội đủ những yếu tố này.

Ông George Bush là loại người trực tính và thẳng thừng, và ông cũng rất thông minh. Một trong những hình ảnh được khuếch đại kỳ quặc và vô căn cứ nhất thường hay mô tả ông George Bush như một thằng ngố, bỗng dưng được rơi vào ghế tổng thống. Thực ra chẳng có ai bỗng dưng được rơ vào ghế tổng thống đâu, và lịch sử những cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ cho thấy biết bao nhân vật có tiếng là thông minh cũng vẫn rơi đài la liệt, bởi vì thông minh thôi vẫn chưa đủ. Ở Hoa Kỳ cũng như ở Anh quốc, trong đấu trường chính trị, đương nhiên bạn phải thông minh, nếu không bạn sẽ bị ăn tươi nuốt sống, bạn phải vượt trội hơn ngoài sự thông minh, và sáng trí.

Ông George Bush có đặc tính là hết sức trầm tĩnh. Tôi có mặt ở Toà Bạch Cung vào chiều ngày 20 tháng 9 năm 2001 với tổng thống Bush trước khi ông ra Quốc Hội đọc diễn văn đầu tiên về chuyện quân khủng bố tấn công ở New York và Washington chín ngày trước đó. Tôi thấy ông chẳng có chút gì là hoảng hốt, lo sợ, hay băn khoăn gì cả. Ông ta tỏ ra rất bình thản, ung dung. Ông có trách nhiệm hoàn thành sứ mạng của một tổng thống. Ông không bị buộc phải làm cái sứ mạng đó, và ông cũng không mong chờ nhận đón trách nhiệm này. Ông không tìm đến nó. Nó đã tìm đến ông. Trong tâm trí của ông vấn đề hết sức rõ ràng là tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, và trong vai trò tổng thống củ một cường quốc mạnh nhất thế giới, ông phải xông pha ra gánh vác trách nhiệm này vì hoàn cảnh đổi thay. Tôi buột miệng hỏi ông xem ông có bối rối không. Ông trả lời thật: “Không. Thật ra, chẳng có gì phải bối rối cả. Tôi có sẵn trong tay bài diễn văn, và bản thông điệp tôi hết sức rõ ràng.” Tôi ngạc nhiên trước thái độ bình tĩnh của ông. Tôi quan sát ông thật kỹ. Quả thực trông ông rất ung dung, bình thản.

Ông George Bush cũng có lối mẫn cảm riêng của ông. Nhưng lối mẫn cảm của ông Bush khác với lối của ông Clinton – ít có ý nghĩa về chính trị, song lại nặng về tính chất đúng hay sai, phải hay quấy nhiều hơn. Ý nghĩ không được nói lên the khả năng phân tích sự việc, hay trình độ trí thức. Nó chỉ được phát biểu như thế đó. Vì tôi thuộc trường phái của ông Clinton, hay lo xa, và muốn mọi việc chu toàn, nên đôi lúc tôi cảm thấy khó hiểu, và báo động. Đôi lúc có mặt với Tổng Thống Bush trong một buổi họp báo, ngay tại tâm điểm của mọi biến động làm chao đảo thế giới, tôi có ý định nhắc chừng ông: George, nhớ giải thích vấn đề đấy nhé, đừng có chỉ nói suông thôi.

Tuy nhiên theo thời gian và suy gẫm lại những biến cố trong quá khứ và những diễn biến xảy ra sau khi hết làm thủ tướng, tôi từ từ nhận ra được những đức tính giản tiện, thẳng thừng, và có khi liều lĩnh, táo bạo của ông Bush. Đó là ưu điểm và sức mạnh của ông. Đôi khi, ngay trong lý giải tìm lẽ phải chúng ta quên đi mục tiêu tìm một điểm đến, một lối ra trong một bát quái trận đồ, một giải pháp vững vàng mà có thể đúng không phải chỉ trong vòng vài tuần, vài tháng, một năm, hai năm, nhưng là tính chất lâu dài, bao la trong sự phán xét của lịch sử.

Và rồi tiếp đến là ông Barack Obama. Ông bước lên sân khấu chính trường ngay sau khi cơn khủng hoảng tài chánh, và hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Chưa hết, ông còn phải đối đầu với tình hình kinh tế suy thoái nhị trùng, và phải tìm cách ngăn chặn Iran trong việc phát triển vũ khí nguyên tử. Và như xưa nay, với một lãnh tụ mới, cá tính làm chính trị của ông cần phải có thời gian để thành hình, để được hiểu rõ. Về cá tính của ông, thì rất rõ ràng, ông là một con người có ý chí sắt đá. Nhưng những kỳ vọng lại rất quá đáng. Trong suốt quá trình làm việc, ông tỏ ra là một nhân vật tài giỏi, trầm tĩnh như từ bấy lâu nay. Và thưa các bạn, để làm được việc này không dễ đâu.Tôi chỉ giữ được tình thế ổn định, vững vàng vào lúc cuối nhiệm kỳ.

Tôi nghĩ rằng tôi hiểu được vị tổng thống mới này đang cố gắng làm những gì. Ông chỉ trích những người tiền nhiệm rất ít, có khi vì mục đích chính trị, ông sẽ được lợi lộc nếu ông nhận cái sai của họ, Ông không có một ảo tưởng nào về mức độ trầm trọng trong việc cải tiến tình hình kinh tế hay bảo vệ an ninh, và trong phong cách riêng, ông Obama cũng cứng rắn không thua gì ông Bush. Ông ta đang tìm cách uốn nắn một chính sách mới để đương đầu với những định hướng này. Ông tìm cách tránh những tác hại quá đáng của tình hình kinh tế, và không để Hoa Kỳ mất sự ủng hộ của đồng minh hiện có hay có thể có, trong việc đương đầu với tình hình an ninh thế giới.

Một Quan Niệm Rõ Ràng Về Quốc Gia

Tất nhiên, ba ông CLINTON, BUSH và OBAMA đều có cá tính riêng của mình. Nhưng cả ba đều có một mẫu số chung rất lớn. Ở một tầng ý thức hệ nào đó, họ chia sẻ một khái niệm rất tương đồng và rõ ràng về nước Mỹ. Các lãnh tụ trên thế giới đều có những xu hướng, cá tính khác biệt, và tôi đã từng gặp đủ loại nguyên thủ, lãnh đạo. Tôi nhớ có lần ngồi họp trước mặt một vài nhà lãnh đạo, họ tồi dở đến mức trong đầu tôi không còn một ý nghĩ nào khác hơn: “Chúa ơi,, sao dân chúng của nước nào mà bất hạnh đến thế.” Thật thế, bạn sẽ gặp những nhà lãnh đạo đần độn; xấu tính; tẻ nhạt; những người không xứng đáng làm lãnh tụ; những người quái gỡ; họ là sản phẩm của một chế độ điên rồ, bệnh hoạn, những lãnh tụ chai lì, đến độ trơ thổ địa, khiến mình thảng thốt không hiểu họ có còn cảm xúc gì nữa không, huống hồ biết cảm nhận. Đã có lần tôi hỏi một câu hơi tàn nhẫn khi được tin một nhà lãnh đạo qua đời: “Sao họ biết được là ông đã chết?”.

Nhưng cạnh đó, lại có những nhà lãnh đạo vừa thông minh, vừa khôn ngoan và tử tế. Họ là những người làm cho bạn phải cảm phục và quí mến. Và chính ở điểm này chúng ta cần ghi nhận: Có rất nhiều người hội đủ những đức tính đó, nhiều hơn mức bạn thường nghĩ.

Theo tôi, ngoài những thử thách về chính sách, óc phán xét, tài năng chính trị, và khả năng thao lược, một cuộc thử thách tối thượng về tài lãnh đạo của vị nguyên thủ là thử xem ông ta có đặt quyền lợi quốc gia trên hết hay không. Ông ta có đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc cao hơn lợi ích chính trị cá nhân của mình hay không? Đó chính là cuộc thử nghiệm cuối cùng. Có rất ít vị nguyên thủ đậu được cuộc thi này. Cả ba vị tổng thống tôi vừa kể trên đều làm được chuyện đó, bằng một lý do không chỉ liên hệ đến cá nhân mình.

Người Mỹ có thể bị tai tiếng đủ điều theo như phán xét của thế giới bên ngoài, nào là kiêu ngạo, ồn ào, tự kỷ, ám ảnh vì vai trò của mình, và nặng tay với bạn bè. Nhưng chắc chắn nuớc Mỹ vĩ đại vì có duyên cớ của nó. Mỹ vẫn là một cái gương để noi theo, bất kỳ mọi chỉ trích, vì có lý cớ của nó. Vâng, trong phẩm cách của người Mỹ có tinh thần mã thượng, hào hiệp, được hun đúc qua nhiều thế kỷ, xuất phát một phần từ tinh thần khai phá biên cương mới khi lập quốc, một phần từ những đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây tạo nên cốt cách, từ cuộc chiến đấu giành độc lập, đến cuộc Nội Chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng như những sự kiện tình cờ. Tất cả những tinh hoa nằm trong các yếu tố đó.

Tinh thần cao thượng này không có nghĩa là người Mỹ tử tế hơn, tốt hơn, hay thành công hơn người nước khác. Nó chính là cảm nhận của họ về đất nước mình sống. Chính lòng nhiệt thành của họ đối với lý tưởng của Hoa kỳ và ở một điểm nào đó, đã vượt qua được những ngăn cách về màu da, giai cấp, tôn giáo, hay tiến trình lớn khôn. Lý tưởng của người Mỹ là những giá trị như: Tự do, Pháp trị, và Dân chủ. Nó cũng nằm trong quá trình thành đạt của mỗi cá nhân: trọng dụng tài năng, phải siêng năng làm lấy bằng công sức mình. Song có lẽ điều quan trọng nhất trong việc vươn lên nhằm theo đuổi và bảo vệ lý tưởng đó, bạn trong vai trò cá nhân, sẽ xem mình là thứ hạng, đặt quyền lợi của đất nước lên trên hết. Đây là nhân tố khiến cho đất nước cương quyết vượt qua những gian lao thử thách. Đây là nhân tố khiến chiến sĩ Mỹ hy sinh cuộc sống mình. Đây là nhân tố mà mọi người dân Mỹ, dù sang hèn đều sẵn sàng nghiêm chỉnh đứng chào khi bản quốc ca “The Star-Spangled Banner” được trổi lên. Đương nhiên lý tưởng đó không phải lúc nào cũng đạt được, song lúc nào người ta cũng cố gắng thực thi cho bằng được.

Người Mỹ cần hun đúc lòng Tự Tin.

Vài năm tới cốt cách của dân Mỹ sẽ được thử thách thêm một lần nữa. Hoa kỳ dưới sự trị vì của vị tổng thống này cũng chẳng được yêu mến gì hơn so với sự trị vì của các vị tổng thống trước đây. Nhưng nước Mỹ vẫn đáng được lòng tin. Lý tưởng đó, nhờ nó mà người Mỹ có tinh thần lạc quan, làm được thành tích mới, xứng đáng được trân quý và kỳ vọng. Lòng tự tin là một món quà quí nhất của một quốc gia có thể có. Thế giới đang chuyển mình đổi thay. Một vài cường quốc mới bắt đầu xuất hiện. Nhưng điều đó không làm suy giảm nhu cầu phải có lý tưởng của dân Mỹ. Lý do này do vậy càng xác định lại lý tưởng của Hoa kỳ, nó được tái sinh và minh định trách nhiệm cần thiết của nó. Bao giờ cũng hay có cách thử nghiệm rất bình dân về vị thế của một quốc gia: xem thử dân chúng có còn muốn nhập cư, hay muốn rút ra khỏi quốc gia này.Tôi nghĩ chúng ta biết câu trả lời trong tình huống của Hoa kỳ, lý tưởng và tôn chỉ do đó chính là nguyên do.

Có một người bạn kể cho tôi nghe chuyện này, cha mẹ anh là người di dân sang Mỹ lập nghiệp. Họ là người gốc Do Thái ở Âu châu đến Mỹ để tìm sự an bình. Cha mẹ anh định cư, và sinh sống ở New York. Gia đình không thuộc vào hàng khá giả cho lắm. Cha của anh chết lúc anh còn nhỏ. Mẹ của anh tiếp tục sống nuôi con. Sau một thời gian, anh lớn lên, trưởng thành và trở nên giàu có. Anh thường mời mẹ anh đi chơi xa, du lịch ngoài nước Mỹ. Nhưng bà chẳng bao giờ chịu đi đâu cả. Cuối cùng đến khi cụ mất, gia đình đi tìm cái hộp đựng nữ trang của cụ, cất gởi trong tủ sắt của ngân hàng. Trong hộp này, con cháu còn tìm thấy một cái hộp nhỏ khác. Hộp này không có chìa khoá. Vì vậy họ phải dùng khoan để mở ra. Họ thắc mắc không hiểu bà cụ để món nữ trang quí giá gì ở trong đó. Mở được nắp hộp ra. Trong đó có nhiều lớp giấy bao nữa, và cuối cùng là một bao thơ. Mọi người tò mò, hồi hộp không hiểu trong bao thơ đó có cái gì. Bao thơ đó đựng chứng chỉ trở thành Công Dân Mỹ của bà cụ. Ngoài ra, không có gì khác. Chứng chỉ trở thành công dân Mỹ của bà cụ được cụ quí trọng như bảo vật, quí hơn bất cứ loại báu vật nào của cụ. Vâng, trở thành công dân Mỹ là điều bà cụ trân quý nhất. Ngày nay, nước Mỹ cũng nên quí trọng đất nước, dân chúng của mình như vậy.

Thái-Anh phỏng theo Time ngày 13/9/2010

------- ----------

Người dân muốn Đại hội Đảng được truyền hình trực tiếp

- Cử tri Vũ Trọng Hốt (phường Trúc Bạch) "nhờ" Chủ tịch Quốc hội chuyển tới Bộ Chính trị mong muốn Đại hội Đảng XI sắp tới có nhiều phiên truyền hình trực tiếp để theo dõi.

>> Loạt bài Đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng XI

Ông Hốt bày tỏ mong muốn của mình tại buổi tiếp xúc với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hôm nay (3/5) - 2 tuần trước kỳ họp giữa năm của Quốc hội.

"Không lẽ các bộ trưởng phải trả lời chất vấn mỗi khi họp Quốc hội, riêng Bộ Chính trị lại không?".

Theo ông Hốt, làm được điều này sẽ "nâng cao hẳn vị thế của Đảng, tiến một bước về dân chủ".

Khẳng định "sẽ chuyển ý kiến tới Bộ Chính trị", song Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho hay: "Hiện nay chưa đến lúc xây dựng chương trình cho Đại hội. Tuy nhiên, nội dung nào truyền hình được trực tiếp thì sẽ làm".

Ông Trọng cũng nhấn mạnh, Đảng cũng đã có quy chế chất vấn trong Đảng. "Dù có truyền hình trực tiếp, có chất vấn hay không thì tinh thần của Đại hội XI vẫn là tiếp tục đổi mới, phát huy mạnh mẽ dân chủ... Đây là bản chất và mục tiêu của chế độ ta".

Hiện nay các văn kiện Đại hội Đảng đã được gửi tới từng đảng viên để họ góp ý. Quốc hội lần này cũng sẽ tổ chức thảo luận, góp ý về cương lĩnh, văn kiện và báo cáo chính trị cho Đại hội.

Không có chuyện bán đất cho nước ngoài

Mô tả ảnh.
Ông Dương Ngọc Văn: "Chuyện cho thuê đất rừng biên giới dân rất "lăn tăn". Quan điểm của Quốc hội thế nào?". Ảnh: LN

Một nội dung khác được nhiều cử tri quan tâm là việc cho thuê đất rừng.

Theo ông Nghiêm Chính Hợp (phường Giảng Võ), đất rừng biên giới đang được nhiều tỉnh cho nước ngoài thuê với giá rẻ như bèo. "Giá cho thuê một mét đất rẻ hơn đi mua một mớ rau muống", ông Hợp ví von.

Chuyện "tày đình" như vậy, nhưng mãi đến khi công luận lên tiếng mới thấy Thủ tướng yêu cầu rà soát lại.

Ông Hợp nêu câu hỏi với Chủ tịch Quốc hội: "Phải chăng những người làm luật vẫn chưa lường hết các kẽ hở về mặt pháp luật, nên đã không có sự ngăn ngừa, răn đe trước?".

Tiếp nối bức xúc của ông Hợp, ông Dương Ngọc Văn (Phường Ngọc Khánh) nêu thẳng vấn đề: "Cho thuê đất 50 năm là bán đất rừng cho nước ngoài... Tỉnh biết, Trung ương biết, nhưng tại sao vẫn làm? Như vậy là bán nước giá rẻ, thật đau lòng. Xin hỏi quan điểm của Quốc hội trước chuyện này là gì? Đồng tình hay phủ quyết?".

Là một người lính từng chiến đấu ở mặt trận biên giới, ông Văn cho rằng, chuyện này cần phải được giải quyết rốt ráo, vì tính từ sau công văn chỉ đạo kiểm tra của Thủ tướng đến nay vẫn hiểu mọi chuyện ngã ngũ thế nào?

Ông Ngô Thuận (phường Quán Thánh) cũng cho rằng, chúng ta luôn kêu gọi phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, nhưng liên tục nhiều năm gần đây hết chuyện lao động nước ngoài đến làm việc, sinh sống lâu dài ở các tỉnh Tây Nguyên đến chuyện cho thuê rừng dài hạn diễn ra khắp cả nước. Vậy bao giờ Quốc hội mới giám sát?

Đáp lời cử tri, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng giải thích, hiện nay các tỉnh cho thuê đất rừng theo luật chứ không có chuyện bán đất giá rẻ.

Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội không đề cập đến việc Quốc hội sẽ giám sát vấn đề này. Chương trình nghị sự của kỳ họp thứ 7 tới, theo dự kiến, cũng không nhắc đến chủ đề cho nước ngoài thuê đất rừng.

"Quốc hội sẽ lựa chọn những nội dung thích đáng để đưa vào chương trình giám sát", Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri.

Quyết tâm thông qua Luật Thủ đô tháng 5

Các cử tri lão thành cũng gửi tới Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nguyện vọng liên quan đến các vấn đề của Thủ đô như sự cố sập dầm cầu Pháp Vân, lún nứt trên cầu Thăng Long, quy hoạch Thủ đô, Luật Thủ đô...
Ông Nghiêm Chính Hợp đề xuất Quốc hội nên sớm ban hành Luật Thủ đô để nhanh chóng giải quyết những vấn đề bức xúc của Hà Nội như chuyện nhập cư tràn lan, rác thải bừa bãi, ô nhiễm môi trường...

Ông Phùng Ngọc Đạo (phường Phúc Xá) hoan nghênh việc Quốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch Hà Nội mở rộng. Nhưng ông băn khoăn, liệu quy hoạch cũ về thành phố hai bên sông Hồng trước đây từng trưng bày rầm rộ cho người dân xem, đến nay có còn hiệu lực? Đây cũng là câu hỏi của hàng trăm hộ dân Phúc Xá sống ven sông Hồng, đang "án binh bất động" đợi quy hoạch.

Dẫn lại chuyện sập dầm cầu Pháp Vân và vết nứt trên cầu Thăng Long mới đây, ông Vũ Mạnh Đan (phường Ngọc Khánh) lo lắng, làm thế nào đảm bảo chất lượng các công trình lớn, vì tới đây còn tính tới việc xây đường sắt cao tốc Bắc Nam với số tiền đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng khẳng định những ý kiến này sẽ được đoàn ĐBQH Hà Nội tiếp thu.

Về Luật Thủ đô, ông Trọng nói, mục tiêu là thông qua ngay ở kỳ họp tháng 5 sắp tới vì đây là cơ sở pháp lý để xây dựng Thủ đô - trung tâm đầu não kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước.

Tuy chuẩn bị gấp rút nhưng phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp để luật được thực thi, chứ không cốt thông qua chỉ để kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Người dân muốn Đại hội Đảng được truyền hình trực tiếp

----------

Blogger khác nhà báo ở những điểm nào?: Alexander Amzin, Kichbu chuyển ngữ

21.05.2010

Nếu tham dự bất kỳ hội nghị chuyên ngành nào bàn về internet và báo chí truyền thông đại chúng, có thể nghe được những từ và các cách diễn đạt: “báo chí công dân”, “các blogger như các nhà nhà báo”, “những lượng thông tin mới” và “user generated content”. Sự tranh luận về cách mạng thông tin mà nhờ cuộc các mạng này các blogger tất yếu sẽ thay thế báo chí đã trở nên thời sự đến mức mà một số người thực tế tin rằng một cuộc cách mạng như thế ắt sẽ xảy ra.

Tôi quyết định giải thích tại sao chưa một ai và chưa bao giờ có thể thay thế được các đại diện của ngành nghề cổ xưa nhất thứ hai này. Chúng ta sẽ xem điều này như là những luận điểm của tháng 5 độc đáo mà chúng sẽ che khuất một chút ít đề tài này.

Thứ nhất. Ở các blogger và các nhà báo có những vai trò khác nhau. Các blogger – xét về bản chất đó là những người chứng kiến, những người không nhất thiết bắt buộc phải biết viết một cách khúc chiết. Trong nửa đầu thế kỷ XX, người chứng kiến sự kiện thường kể cho các nhà báo cái gì đó. Trong nửa thứ hai – người chứng kiến đã đến đài truyền hình, như freken Bok, để kể cho toàn thế giới về bóng ma mê hồn.

Còn bây giờ người chứng kiến vào thẳng tạp chí sống ( life journal-Kichbu) tiện nghi và, dường như từ tháp truyền hình Ostankino của riêng mình, nói về tất cả những gì xảy ra cho bạn bè của mình, và những người này lại lan truyền những lời nói của người chứng kiến bay xa hơn nữa. Cuối cùng các nhà báo nhận thấy điều này và đưa thông tin đến cho tất cả những ai không có tạp chí sống. Những người như thế ở Nga có khoảng chừng 100 triệu.

Hai. Báo chí truyền thông đại chúng - đó là quy chế xã hội có chức năng xã hội hoàn toàn xác định. Nhiệm vụ của báo chí truyền thông đại chúng trong một nước dân chủ - thông tin cho dân chúng bằng cách thế nào đó để đảm bảo một quá trình có chọn lọc phù hợp.

Hay nói một cách khác, báo chí truyền thông đại chúng – đó là nguồn thông tin chính yếu về những điều xảy ra trong đất nước. Nếu bắt buộc các nhà báo viết một cái gì đó, thì dòng thông tin sẽ trở nên phiến diện, không khách quan, và nghiêng về hướng của thế lực chính trị này hay khác. Thường là – nghiêng về đảng cầm quyền.

Ở các blogger không có chức năng này. Những người chứng kiến, tức là những người tạo nên các tin tức mới và chiếm một phần nhỏ từ những người sử dụng nhật ký-internet. Họ không có trách nhiệm trước người đọc, họ chơi không theo các nguyên tắc đã được đưa ra đối với báo chí truyền thông đại chúng. Như thế, trong các blog không có cái gì đảm bảo việc phổ biến thông tin phù hợp và cách tiếp cận phê phán đối với thông tin đó.

Nếu xem xét giới blogger tỉ mỉ hơn, thì có thể nhận thấy rằng một phần rất đáng kể những bài viết được xây dựng trên nền tảng các thông tin của báo chí. Và điều này hoàn toàn đúng, bởi vì nhiệm vụ chủ yếu của các blogger cũng như mọi công dân bình thường khác – đó là thảo luận các thông tin xảy đến và tiếp nhận thông tin trên cơ sở của quyết định chính trị trong thời gian của các cuộc bầu cử hay là trong thời gian chuẩn bị cho các cuộc bầu cử.

Ba. Không tồn tại ngành báo chí blog như thế, bởi vì rằng có một tỷ lệ lớn các blogger nổi tiếng không đơn giản liên quan đến báo chí truyền thông đại chúng, mà còn hòa hợp với khuôn khổ của họ. Các cơ quan báo chí nhận thấy rõ các blogger và sử dụng sân chơi của họ để đưa ra những ý tưởng thú vị. Đồng thời các blogger thường thường tương đốinổi tiếng được biết đến ngay cả trong offline đến mức mà hoàn toàn hợp với vai “bàn thắng đang nói”.

Thực tế, Mr Freeman phân chia phỏng vấn, Frins Moiseebich Morgen viết cho “Nhi đồng/Hưu trí Nga, các blogger “thương mại” có tiếng nhất ngay càng nom như các báo chí giải trí – không phải ngẫu nhiên trong top các blogger của “Yadeks” có các website Ttoday.ru và Lifhacker.ru.

Tư. Hoạt động của truyền thông đại chúng – đó là quá trình thường xuyên. Vậy câu hỏi nào sẽ là đầu tiên khi chúng ta ở trong “Lenta.ru” định tạo ra khuôn khổ nào đó (ví dụ như “Oftopik)? Còn câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể thực hiện được việc này hàng ngày không?” sẽ như thế nào.

Cần phải có những bài viết tốt thường xuyên: lấy Eksler là ví dụ, ở ông các bài viết thụ vị xuất hiện hết bài này sau bài khác – luôn có cái gì đó để đọc. Ông hầu như làm việc hàng ngày với các tư liệu mà không hề phụ thuộc vào trạng thái, mà cũng không phải năm đầu tiên. Theo các dấu hiệu, site exler.ru ngày càng xích lại gần hơn với báo chí đại chúng. Điều này không liên quan đến phần đông cơ bản của các blog.

Năm. Ở các nhà báo có những kỹ năng không áp dụng đối với các blogger. Các cư dân của tạp chí sống không bắt buộc phải viết thành thạo, biết xây dựng cấu trúc văn bản, kiểm tra các sự kiện đã liệt kê trong bài viết trong các nguồn tin bổ sung, trích dẫn chính các nguồn tin này và thỏa thuận bài phỏng vấn với người trả lời phỏng vấn. Ở đây chúng ta không nhắc đến thói quen dễ thương của các hãng-PR sử dụng các blogger như những “quân trắng” và cũng như “quân tối” và trả cho họ những nhận xét tán tụng về những nhóm này hay khác và sản phẩm của họ.

Sáu: Các blogger có quyền thể hiện các trạng thái tình cảm theo cách nhìn nhận của riêng mình và tự do viết chỉ những gì mà họ thích. Các nhà báo, nếu chúng ta nói về các tin tức, cần phải tránh càng xa càng tốt các trạng thái tình cảm của mình và chỉ viết cái mà các blogger sẽ thích thú (surprise).

Nhà báo không thể kêu gọi mọi người thiêu đốt các cảnh sát trên quảng trường, còn đối với các blogger thì đó là việc dễ ợt. Trách nhiệm trước lời nói của mình trên Mạng nhỏ đến mức mà toàn bộ giới blogger rất ngạc nhiên khi những phát ngôn tương tự sẽ dẫn tới vụ án hình sự. Còn các điều tra viên đến với các nhà báo tối đa vào ngày thứ ba sau đó.

Bảy. Các blogger cực kỳ hữu ích khi một cái gì đó xảy ra trong hàng loạt cái xảy ra, và tại địa điểm đó có một blogger nào đó với camera và khả năng xâm nhập vào tạp chí sống. Tuy nhiên thực tế chứng minh rằng nói chung đội ngũ lưu động trong số các nhà báo làm việc theo nhóm với người quay phim thực hiện nhiệm vụ này còn tốt hơn nhiều.

Tám. Các nhà báo rất yêu mến các blogger, bởi giả như không có họ thì sẽ không có rất nhiều tin mới. Nhưng người mua cái tủ của IKEA sẽ không thay thế được người thợ mộc. Còn nếu thay thế được, thì sẽ không tống khứ các ông thợ mộc ra khỏi thị trường, mà sẽ hùa theo với họ.

Xin mời các blogger vào nghề.

-------------

Đào Tuấn - Yêu nước là nghĩa vụ của riêng dân chúng

Ấn tượng của Tại hạ nhân xem online lễ mít tinh kỷ niệm 30-4 có thể gói trong hai chữ: Quá dài và quá cũ.

Cái sự cũ là ở chỗ nó không mới từ những nhân vật trên lễ đài, đến bài diễn văn, đến kịch bản chương trình văn nghệ… Cái cũ quan trọng nhất là đã không có thông điệp gì mới được đưa ra trong bài diễn văn ước dài tối thiểu 7 ngàn chữ của Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP HCM, ông Lê Thanh Hải. Có cảm giác, nếu không có phần trao huy chương Sao vàng thì cả kịch bản chương trình lẫn bài diễn văn đều đã lấy từ kịp kỷ niệm 30 năm, thậm chí 20 năm ngày thống nhất đất nước. Và phải nói thêm là chương trình này, với bài diễn văn đó hoàn toàn có thể sẽ lại tái lập trong lễ kỷ niệm 40 năm-50 năm hoặc hơn.

Con trai Be của Tại hạ hôm đó đã thức dậy lúc 7h háo hức chờ đón vì nghe tin rằng sẽ có duyệt binh, sẽ có xe tăng, máy bay, có các chú lính thuỷ…Nhưng không chỉ con trai, cả vợ và chính bản thân Tại hạ cũng hoàn toàn không đủ kiên nhận đến độ dài mất lịch sự này. Riêng cho việc giới thiệu các vị đại biểu, mất đứt 17 phút. Những vị này chả xa lạ gì vì dường như dịp mít tinh kỷ niệm nào cũng có mặt. Sau đó, bài phát biểu của “bác Hải” mới thực sự là đoạ đầy, là thử thách lòng kiên nhẫn phi thường của cử toạ. Tại hạ còn nhớ như in lễ khai mạc Olympic Atlanta 1996. Trước sự hiện diện của nguyên thủ hàng chục quốc gia, 14.744 VDV và 85 ngàn khán giả trực tiếp theo dõi, chưa kể hơn 3,5 tỷ khán giả khắp hành tinh xem lễ khai mạc trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống nước chủ nhà Bill Clinton đã đọc bài diễn văn dài đúng 15 từ: Tôi tuyên bố khai mạc thế vận hội Atlanta, Olympic hiện đại lần thứ XXVI”. Nguyên tắc của các bài phát biểu, đặc biệt trên truyền hình, là chúng không được phép lặp lại và không nên quá dài. Người ta có thể kiên nhẫn đến 2 phút để nghe, bởi phút thứ 3 sẽ là phút “chỉ nghe và cười ngơ ngác”, và không thể nghe một vài thông điệp được lặp đi lặp lại trong suốt 30 phút. Nhà đài cũng đã cố chen vào đó một vài hình ảnh lịch sử, quang cảnh buổi lễ và các đại biểu quần chúng vung tay quạt phe phẩy. Trong 30 phút đó, 2 cử toạ trong gia đình Tại hạ đã liu riu ngủ lại.

Nếu được phép biên tập, Tại hạ sẽ chỉ cho bác Hải nói thế này: Thứ nhất, chúng ta khẳng định 30-4 vẫn còn ý nghĩa như một sự thống nhất đất nước. Thứ hai, chúng ta “kiên quyết, quyết tâm, nhất định, kiên định” với chủ nghĩa “Mác xít Lê nin nít”. Thứ 3, TP HCM là TP HCM phát triển chứ không còn tàn dư gì của “Viên ngọc Viễn Đông”.

Cái sự dài còn thể hiện ở việc các diễn giả cảm ơn quá nhiều. Chẳng hạn vị Phó Chủ tịch thường trực TP hai lần cảm ơn “đồng chí” Hà đã thay mặt Hội đồng thi đua khen thưởng trao huy chương Sao vàng cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP, trong khi đồng chí Hà chỉ là người thực hiện việc trao chứ chả có công ơn gì với nhân dân để đến nỗi cái sự cảm, sự mừng như một sự hàm ơn đến như vậy.

Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất của Tại hạ đến ngay từ phút đầu tiên của buổi lễ khi quốc ca bắt đầu vang lên.

Tại hạ đã không ít lần “như có một luồng điện chạy dọc sống lưng”, xúc động xen lẫn tự hào khi hoà cùng 30 ngàn cổ động viên trên sân Mỹ Đình, hát vang bản Tiến quân ca. Đó là khi dân chúng bên cạnh Tại hạ, trong đó có vợ và con trai có thể rớt nước mắt không cần che dấu để hát bằng cả tấm lòng những câu hát “tiến mau ra sa trường”

Nhưng khi nghi thức hát quốc ca hôm 30-4 bắt đầu, Tại hạ quả thực ngạc nhiên, rồi sửng sốt, rồi bất bình. Trong tất cả các quan chức đứng dậy làm lễ chào cờ hôm đó, chỉ có duy nhất Tướng Phùng Thanh Quang hát quốc ca. “Các bác Triết”, tất nhiên là cả bác Triết, đã không hề hé miệng.

Có người nói yêu nước không cứ là phải hát quốc ca. Điều đó đúng. Có người cũng nói đôi khi lòng mình hát, có khi còn chân thành hơn những cái miệng lẩm bẩm. Điều này cũng đúng. Nhưng có một đòi hỏi còn đúng hơn. Đó là “các bác Triết” không thể không hát quốc ca.

Còn nhớ trong cuộc họp với MTTQ Việt Nam hôm 27-1, bên cạnh việc đề nghị Mặt trận mở cuộc vận động hoả thiêu thì bác Triết cũng đề nghị phát động phong trào hát quốc ca trong cả nước. Theo Tuổi trẻ thì ông còn nhấn mạnh “mà phải hát thật sự bằng cả tấm lòng”.

Nhưng với việc bác đã không hát, hoặc "chỉ hát trong lòng" tại một buổi lễ quan trọng, long trọng và được truyền hình trực tiếp, vì có thể bác không thuộc, hoặc vì bác nghĩ mình không cần phải hát thì phải chăng hát quốc ca, chí ít là một biểu hiện bề ngoài của lòng yêu nước, của sự tự hào dân tộc, chỉ là nghĩa vụ của riêng dân chúng?

-------------------------

Tiếp thị và dân chủ talawas blog

Bài “Tiếp thị như dân chủ và tiếp thị vì dân chủ” trên Tuần Việt Nam Net tường thuật cuộc trò chuyện giữa nhà báo Lê Khánh Duy và Giáo sư John Quelch, tác giả cuốn Greater Good về mối quan hệ giữa tiếp thị và dân chủ. Theo ông John Quelch, “cốt lõi của marketing” là “thông tin, lựa chọn, trao đổi và tiêu thụ và lôi kéo”. Ông giải thích,

“Marketing dân chủ về mặt chính trị đòi hỏi việc thông tin tới cử tri. Từ đó, cử tri có thể có thông tin trước khi tới địa điểm bỏ phiếu và đưa ra lựa chọn. Tại đây, họ sẽ phải đối mặt với việc đưa ra lựa chọn. Họ ‘trả giá’ cho việc bầu cử. Đổi lại, họ sẽ có được một vài lời hứa từ những người mà họ đã bầu cử. Hầu hết là những lời hứa này ít khi trở thành hiện thực. Và gần như là, việc thực hiện lời hứa này còn không hiệu quả bằng việc sản xuất ra hàng hóa.

Và còn một điểm tương đồng nữa giữa quá trình trao đổi trong một nền dân chủ và quá trình trao đổi trong một siêu thị. Thực tế thì tại một siêu thị, hàng hóa được bán ra còn dân chủ hơn nhiều so với trong môi trường chính trị. Một trong những lý do để giải thích điều này chính là, khi bạn bán một loại mặt hàng, người tiêu dùng bầu chọn với tư cách là người trả giá mỗi ngày tại siêu thị vì có thể họ cần tới sản phẩm đó. Còn với dân chủ trong lĩnh vực chính trị, bạn chỉ được bầu cử một lần cho mỗi kỳ hạn – có thể là 4 năm, 5 năm hoặc 6 năm – tùy thuộc vào quốc gia mà bạn nói tới. Khi mà việc bầu chọn đạt được kết quả, thì bạn không chỉ trả giá cho mỗi lần mua hàng vừa rồi mà bạn còn phải chung sống với hệ quả của chọn lựa đó.

Vậy nên, khi bạn mua hàng trong siêu thị, bạn có thể mua bất cứ những gì mà bạn muốn. Thậm chí, ngay cả khi nhãn hiệu mà bạn vừa mua chỉ chiếm có 10% thị phần của loại sản phẩm đó thì cũng không có nghĩa là bạn phải mua hàng của nhãn hiệu chiếm tới 90% thị phần còn lại. Nhưng trong lĩnh vực chính trị, bạn bầu cử cho ứng viên thua cuộc, thì bạn không thể sử dụng “sản phẩm” của bạn, mà phải xài “sản phẩm” mà số đông đã chọn. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa hai thị trường – kinh doanh và chính trị.”

Sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng.

Bước dịch chuyển lớn của truyền thông

Ngày nay, khách hàng không còn là những mục tiêu hay khán giả thụ động của truyền thông.

Họ ngày càng có xu hướng tham gia vào truyền thông chứ không còn chỉ là ngắm từ xa nữa. Qua các trang web, postcad và blog, khách hàng bày tỏ quan điểm của mình một cách chủ động.

Nguyên lý thứ nhất: Người tiêu dùng và khách hàng phải được tham gia một cách tích cực với tư cách là những người sáng tạo, đóng góp và bình luận chứ không phải là những khán giả hay những mục tiêu thụ động.

Khi đề cập đến vai trò tham gia nhiều hơn của khách hàng, các nhà tiếp thị cần phải chuyển đổi trọng tâm từ cách tạo ra ấn tượng sang tham gia thực tế.

Các nhà tiếp thị phải từ bỏ lối tư duy tính chi phí trên mỗi ngàn người xem quảng cáo và nhìn nhận một cách sâu sắc hơn về những gì mà mỗi kênh đang tạo ra về phương diện tham gia của khách hàng. Ngày nay, những công ty có mối quan hệ tốt đẹp nhất với khách hàng chính là những công ty giành chiến thắng.

Sự tham gia của khách hàng không chỉ là việc mọi người dành rất nhiều thời gian cho mỗi kênh. Thay vào đó, sự tham gia của khách hàng chính là việc tham gia một cách hào hứng và có cảm xúc để họ muốn phản hồi và tương tác. Sự tham gia thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau.

"Quyền lực thứ 5"

Bởi hai nguyên lý đó và với sự bùng nổ các phương tiện truyền thông mới đã khiến thế giới truyền thông dịch chuyển từ "quyền lực thứ 4" - quyền lực của các tờ báo sang quyền lực "thứ 5" - quyền lực của công chúng. Quyền lực này đang ngày càng thể hiện một rõ nét.

Tại Việt Nam, đã có hơn 16 triệu người sử dụng mạng xã hội, với hơn 130.000 tên miền được đăng ký , tốc độ tăng trưởng 170% /năm, số người sử dụng internet đã lên tới hơn 23 triệu người sử dụng, và gần 5 tỷ số thuê bao di động….Đây là nền tảng rất tốt để truyền thông số phát triển tại Việt Nam.

Với xu hướng truyền thông số đang ngày càng phát triển, mỗi cá nhân sẽ trở thành nhà báo, mỗi doanh nghiệp trở thành các hãng thông tin tự cung cấp thông tin thì quyền lực mới đang được dịch chuyển về công chúng.

Khi nền tảng công nghệ ngày càng hỗ trợ đắc lực thì mỗi cá nhân, doanh nghiệp có thể tự thiết lập cho mình các kênh truyền thông riêng. Nơi đó, các tiếng nói đều xuất phát từ gốc. Báo chí sẽ có thể dần mất đi quyền lực của mình. Đây là xu hướng có thật nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có tốc độ phát triển khác nhau.

Riêng Việt Nam, có 2 điểm khá thú vị là có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới Tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai (giai đoạn 2000-2008), và Việt Nam cũng là quốc gia có lượng người sử dụng Facebook tăng nhanh nhất thế giới. (Tính đến 15/3/2010 đã có 1,084160 người, chiếm 0.34% lượng người sử dụng Facebook trên toàn thế giới. (Nguồn checkfacebook.com)

Một con số không nhỏ nếu chúng ta biết rằng, tại thời điểm tháng 4/2009, con số này chỉ vào khoảng 73,280 người sử dụng, khi đó Việt Nam còn nằm vị trí áp chót trong số 30 nước sử dụng Facebook ít nhất thế giới.

Với 2 đặc điểm này cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất năng động, có nhiều khả năng để dịch chuyển từ “quyền lực thứ 4” sang “quyền lực thứ 5” trong thời gian ngắn. Do vậy, Việt Nam cần có những chính sách, lộ trình và kế hoạch để các bước dịch chuyển đúng quy luật và phát triển bền vững.

Nguồn: Tiếp thị số và "quyền lực thứ năm"

----------


Tổng số lượt xem trang