Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Công an Đà Nẵng dọa bắt giáo dân Cồn Dầu

-Đám tang bà Maria Đặng Thị Tân - Tình hình xứ đạo Cồn Dầu (RFA)-Tình hình tại xứ đạo Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ thành phố Đà Nẵng đến nay vẫn chưa yên.


Photo courtesy of vietinfo.eu
Ông Võ Bá Thanh tại Đại hội Đảng bộ Đà Nẵng khóa XX hôm 28/9/2010
Lý do cơ quan chức năng trong những ngày qua tiếp tục làm việc với những tín hữu ký tên vào đơn khiếu nại xin được tái định cư quanh nhà thờ sau khi đất ruộng cuả họ phải bị qui hoạch giao cho công ty tư nhân Mặt Trời thực hiện dự án khu đô thị sinh thái.
Gia Minh cập nhật thông tin liên quan.
Vào dịp Lễ Giáng sinh vừa rồi, báo Đà Nẵng đăng hình bí thư thành uỷ Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh đến Tòa giám mục tặng hoa cho giám mục Châu Ngọc Tri như là một dấu chỉ cho thấy mối quan tâm của chính quyền điạ phương đối với tín hữu theo đạo.

Yêu cầu của chính quyền

Tuy nhiên, những giáo dân tại Xứ Cồn Dầu cho biết ngay vào thời điểm những ngày lễ trọng của họ, công an quận và thành phố đã mời những người ký tên vào đơn khiếu nại đề ngày 26 tháng 11  năm 2010.
Được biết có cả 100 người dân xứ Cồn Dầu đã ký vào đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền và giáo quyền từ trung ương cho đến điạ phương đề nghị giải quyết quyền lợi hợp pháp của họ liên quan đến đất đai và tín ngưỡng.
Hôm trước công an xuống tận từng nhà yêu cầu rút tên ra khỏi đơn; nếu  không rút tên họ sẽ tịch thu nhà, sẽ giam giữ…
Một người dân Cồn Dầu
Đơn khiếu nại không hề được giải quyết, nhưng rồi những người ký tên trong thư đó bị cơ quan chức năng mời đi làm việc như trình bày của một người dân tại Cồn Dầu sau đây:
"Mấy hôm nay công an mời những người ký đơn tái định cư tại chỗ. Hôm trước công an xuống tận từng nhà yêu cầu rút tên ra khỏi đơn; nếu không rút tên họ sẽ tịch thu nhà, sẽ giam giữ…
Nói dân không được, nay họ mời dân về huyện. Những ngày đầu tiên Ban Thanh Tra Quận làm việc, bây giờ qua đồn Công an quận. Họ doạ nạt nếu không ký sẽ bị bỏ tù, sẽ bị thế này thế nọ; khiến có người ký, tuy nhiên có người chưa ký.
Họ cho biết đơn đó ngoài Bộ không chấp thuận, bây giờ họ sẽ hướng dẫn cho từng người một làm. Họ viết rồi mình ký vô.
Ngày đầu có 5 người ký vô, nay về lại buồn nói rằng đã xin tái định cư một lần rồi mà không cho thì thôi, nay tại sao ký lại lần thứ hai nữa; như thế nguy hiểm. Sau có 5 người được mời nhưng có hai người không đi. Hôm nay ông Thái Văn Liên ( một trong người ký tên) bị mời lên ngày thứ hai.
Họ yêu cầu ông này phải rút tên ra khỏi đơn, và nói là việc kiểm định trước đây không hề có công an đi cùng, tại đây tự do tín ngưỡng, không có ‘phân sát’ (phân chia) như thời vua Tự Đức. Nhưng ông Liên không chấp nhận."
RFA-file-photo-250.jpg
Giáo dân Cồn Dầu phá hàng rào do Cảnh sát cơ động dựng lên để ngăn cản tang lễ cụ bà Hồ Nhu ở Cồn Dầu, Đà Nẵng hôm 4-5-2010. RFA file Photo
Bà Phan Lê  Nguyên Nhung, một trong những người ký tên vào đơn khiếu nại và cũng là vợ của ông Lê Thanh Lâm, một trong sáu giáo dân Cồn Dầu bị bắt giam và đưa ra toà xét xử với mức án treo sau mấy tháng bị giam giữ, cho hay bà cũng nằm trong số được để ý đến:
"Họ hỏi ông Thái Văn Liên là tôi ở đâu. Tôi do công ăn việc làm nên phải đi xa một thời gian. Hôm qua nghe thế tôi có gọi cho Ông Hùng, điều tra viên, nói nếu muốn gặp thì gửi giấy mời tôi sẽ đến. Đừng nhắn qua người khác, khủng bố tinh thần họ. Ông hỏi tôi đang ở đâu, tôi trả lời đang ở Cồn Dầu. Ông nói gửi giấy mời nhưng bây giờ chưa thấy."
Vào trưa ngày 30 tháng 12, chúng tôi đã liên lạc với ông Lê Tấn Hùng, viên chức công an điều tra mà bà Nhung nhắc đến. Lần gọi thứ nhất ông này cho biết đang bận ăn cơm trưa không trả lời: "Tôi đang ăn cơm trưa, ông tắt máy đi."
Đến tối chúng tôi gọi lại, thì ông từ chối không tiếp chuyện qua điện thoại mà phải đến gặp trực tiếp mới làm việc:
"Tôi không trả lời qua điện thoại, nếu  không đến trực tiếp thì tôi không trả lời."
Căng thẳng cao độ đã xảy ra tại xứ đạo Cồn Dầu vào hồi ngày 4 tháng 5, khi giáo dân tham gia đưa tang cụ bà Hồ Nhu, nhũ danh Đặng thị Tân, đến nghĩa trang của giáo xứ đã tồn tại cả 135 năm qua, và lực lượng công an đã sử dụng vũ lực để đưa quan tài đi cũng như đánh đập giải tán những giáo dân tham gia đám tang.
Nhiều người đã bị bắt. Cuối cùng là sáu người bị giam từ ngày hôm đó cho đến khi ra toà vào ngày 27 tháng 10 năm 2010.
Một người tham gia đội trợ tang là ông Nguyễn Thành Năm, sau nhiều lần làm việc với công an đã qua đời hồi ngày 3 tháng 7, mà cái chết cuả ông được nói vì do dân quân, công an đánh đập.
Văn phòng Luật Cù Huy Hà Vũ được một số giáo dân mời tham gia bào chữa trong phiên xét xử sơ thẩm hôm ngày 27 tháng 10 đã bị Toà án Nhân dân quận Cẩm Lệ từ chối.
Những người trong cuộc đều cho rằng họ đòi hỏi quyền lợi chính đáng và không hề chống đối Nhà Nước. Theo họ nếu dự án vì công ích thì không có gì để nói, còn việc chính quyền thu hồi nhà ở, đất ruộng cuả họ để giao cho một công ty tư nhân làm dự án mà việc thỏa thuận giữa hai phiá chưa thống nhất là không đúng những qui định cuả chính pháp luật tại Việt Nam. Công an Đà Nẵng dọa bắt giáo dân Cồn Dầu
Công an Đà Nẵng dọa bắt giáo dân Cồn Dầu
 VRNs (29.12.2010) – Đà Nẵng – Sự bất an và đau khổ  vẫn cứ bị ám ảnh giáo dân Cồn Dầu, đeo đuổi họ do phía công an, chính quyền địa phương gây ra. Theo tin chúng tôi nhận được từ giáo xứ Cồn Dầu, công an đang có một cuộc công kích mới vào các giáo dân ký vào đơn khiếu nại tập thể của giáo xứ Cồn Dầu . Công an đặc biệt nhắm đến ông Thái Văn Liên.
Phóng viên VNRs tại Đà Nẵng đã tìm hiểu giáo dân nơi đây về sự việc công an tiếp tục sách nhiễu, dọa nạt và đòi bỏ tù giáo dân nếu họ không nghe lời chính quyền. Trong đó có ông Liên có thể sẽ bị bắt và bị tù nếu như ông Liên không  rút lại chữ ký trong đơn khiếu nại.

Giáo dân nói rằng bầu khí nơi họ ở như một nhà tù ngay trong xứ đạo, lúc nào cũng có công an dọa nạt, khủng bố tinh thần. Công an có mặt khắp mọi nơi, theo dõi từng bước. Giáo dân rất sợ sẽ bị công an sử dụng những trò bỉ ổi.
Hiện nay, công an tiếp tục dọa nạt bắt tù đối với ai đã ký trong đơn khiếu nại để bắt họ rút lại chữ ký và phản lại những gì mà mình đã nói.
Một Giáo dân trung niên cho biết bây giờ ông Thái Văn Liên đang ở trong tình trạng nguy hiểm và có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Giáo dân này nói tiếp: “Chúng tôi không gặp được ông Liên, chúng tôi gọi điện cho ông Liên cũng không được, đã nhiều ngày ông Liên không dám mở máy, không dám liên lạc với ai. Công an bắt ông Liên phải tường thuật rằng công an không có tham gia, không có mặt trong việc kiểm kê đất đai đó, không có đàn áp tôn giáo, và tất cả đều là không có công an. Nếu ông Liên không đồng ý tường thuật như vậy thì sẽ bị ở tù, như công an đe dọa là từ 6 tháng đến 3 năm. Ông Liên đã phải làm việc với công an rất nhiều, đầu óc, tinh thần, thể chất của ông ấy rất là mệt mỏi. Chiều hôm qua ông Liên phải tiếp tục làm việc và nếu ông ấy không nghe theo những gì mà công an chỉ định thì hậu quả ông Liên phải sẽ bị bắt theo như lời công an đã nói từ trước.”
NHiều giáo dân khác cũng xác nhận với phóng viên VRNs  như vậy.Hiện nay mọi người rất sợ và xin đừng nêu danh tánh họ khi đưa tin.  Ngoài ra công an cũng kêu những người khác có ký trong đơn lên làm việc, công an ép giáo dân khai ra ai là kẻ chủ mưu trong đơn kiện này. Họ cũng áp đặt cho giáo dân là trong đơn có ý không thuận theo chính quyền, chống đối chính quyền.
Về lá đơn khiếu nại một giáo dân trẻ tuổi bày tỏ:  “Thật ra đơn này thì người dân cũng chỉ muốn nêu lên nguyện vọng của họ từ trước đến nay là được tái định cư xung quanh nhà thờ Cồn Dầu thôi, cũng mong nhà nước đền bù thỏa đáng cho người dân và để  giáo dân tiếp tục được theo đạo mà không bị hạn chế. Còn những ý như là  ‘nhiều công an đến khi kiểm định nhà và đất của dân’ thì ngưới ta cũng chỉ có ý muốn nêu rõ bối cảnh hiện thưc đã xảy ra thôi. Mà nêu lên hiện thực xã hội thì là phản động là chống đối chính quyền ư? Có lẽ  tại chính quyền có tật thì giật mình thôi.”
Ở Cồn Dầu một bầu khí hoảng loạn tinh thân đang bao trùm lên các giáo dân, họ đang rất sợ và hoang hoang trước cách làm của công an và chính quyền nơi đây. Họ rất mong muốn được sự hiệp thông chia sẻ của anh chị em đồng đạo khắp nơi trên toàn thế giới, và rất mong HĐGM Việt Nam kịp thời lên tiếng để chở che, nâng đỡ họ. Giáo dân Cồn Dầu cũng mong mỏi những cảm thông chia sẻ và lên tiếng bênh vực của tất cả những ai quan tâm, yêu mến công lý và hòa bình hầu mong họ có được tinh thần tốt để vượt qua những sóng gió do công an và chính quyền đang gây ra.

Nam Việt, VNRs
Tường trình từ Đà Nẵng.

--Giáo dân Cồn Dầu kháng cáo lên Tòa án Đà Nẳng (RFI)- Trong phiên xử sơ thẩm ngày 27/10 vừa qua, sáu giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu đã bị Tòa án Nhân dân Quận Cẩm Lệ, Đà Nẳng, kết án tù giam hoặc tù treo với tội danh "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Trong số 6 người này, có 5 người đã gởi đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân Đà Nẳng.-Việt Nam: quan hệ giữa nhà nước và giáo hội Công giáo vẫn khó khăn (RFI)
-Nhật báo công giáo La Croix số ra ngày hôm nay trong bài viết mang tựa đề « Tại Việt Nam, quan hệ giữa nhà nước và giáo hội vẫn khó khăn », đã nhận định, những cảnh báo của Ủy ban Công lý và Hòa bình trong vụ xử 6 giáo dân Cồn Dầu tuần rồi đã không được tòa án quan tâm.
Cảnh Hà NộiGiáo dân Cồn Dầu bị bác đơn kháng cáo (RFA)-Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng đã không nhận đơn kháng cáo của hai giáo dân Cồn Dầu là ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn qua thân nhân.Ông Minh và Bà Nhẫn là hai trong sáu giáo dân Cồn Dầu vừa mới bị kêu án 12 và 9 tháng tù giam ngày 27/10 vừa qua, với lý do hai người này phải gởi thư qua bưu điện hay đến tận tòa án thành phố để nộp đơn.Trái pháp luật
Tôi cho cái việc mà không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn là hoàn toàn trái pháp luật.
LS Cù Huy Hà Vũ
Sau ngày nhận được các bản án từ tòa sơ thẩm, sáu giáo dân Cồn Dầu đã đề đơn kháng cáo vì hoàn toàn tin rằng họ vô tội.
Theo bản án từ tòa án sơ thẩm, ông Nguyễn Hữu Minh bị kết án 12 tháng tù, bà Phan Thị Nhẫn bị 9 tháng tù, những người còn lại hưởng án treo, là các ông Nguyễn Hữu Liêm, Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, và bà Nguyễn Thị Thế.
Tuy nhiên, đơn kháng cáo của hai bị cáo Nguyễn Hữu Minh và Phan Thị Nhẫn đã bị Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng từ chối với lý do thân nhân không được thay mặt để nộp đơn này mà chính các bị cáo phải gởi qua bưu điện hay chính tay đem đến tòa án.
Theo lẽ thường, khi trở lại trại giam sau khi nhận án từ tòa sơ thẩm, các bị cáo có 15 ngày để nộp đơn kháng cáo. Các cán bộ trại giam sẽ tiếp nhận đơn và có trách nhiệm chuyển cho tòa án vì các bị cáo trong trại giam không có điều kiện gởi đơn kháng cáo qua bưu điện.
Luật sư Cù Huy Hà Vũ cho biết nhận xét của ông về việc kháng cáo bất thành này. Ông nói:

Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng. Photo courtesy of danang.gov.vn
Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng. Photo courtesy of danang.gov.vn
“Tôi cho cái việc mà không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn là hoàn toàn trái pháp luật, bởi vì Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định những người kháng cáo có thể là bị can, bị cáo hoặc những người đại diện hợp pháp của họ, mà trong trường hợp này không ai có thể hợp pháp hơn là chống hoặc vợ của đương sự, của người bị giam giữ hoặc đã bị kết án tại tòa sơ thẩm.”

Ông Cù Huy Hà Vũ giải thích thêm về quá trình kháng cáo:
“Việc kháng cáo của những người đại điện hợp pháp đó chỉ có giá trị khi người bị can, bị cáo, trong trường hợp này là ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn, chấp nhận, thế thì Tòa án Nhân dân Tối cao đã có một cái nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã có quy định rất rõ về điều này. Theo đó, bất kỳ ai, thân thích, trong trường hợp này là những người đại diện hợp pháp…”

Đích thân bị án phải kháng cáo?

Chúng tôi đã tìm cách liên lạc được với gia đình ông Nguyễn Hữu Minh và bà Phan Thị Nhẫn nhưng không thành công. Tuy nhiên, chúng tôi đã gọi được cho bà Nhung, vợ của ông Lê Thanh Lâm, một trong bốn người được hưởng án treo.
Bà Nhung cho biết những giáo dân Cồn Dầu không hề có tội hay phạm luật, do đó việc kháng cáo là chuyện phải làm vì đây là một bản án hình sự và nếu không kêu oan thì vết nhơ của bản án này sẽ theo họ suốt cả cuộc đời. Bà Nhung kể lại những gì bà được biết:
Có những điều họ không thể không làm như thế, nói may mắn thì cũng không đúng vì thực tế là chồng tôi không có tội mà vẫn bị án treo.
Bà Nhung
“Nói chung vấn đề này thì mình cũng đã gặp luật sư để tham khảo, luật sư nói là người đại diện hợp pháp có thể kháng cáo nhưng mà hôm vừa rồi khi đi lên Tòa án Nhân dân huyện Cẩm Lệ thì tòa án nói là phải đích thân bị án kháng cáo còn riêng với tòa thành phố thì mình đem đơn tới thì có người cầm đơn đem vô thôi, không gặp được thư ký, cũng không gặp được nhân viên tòa án nên cũng không biết họ có tiếp nhận đơn hay không. Mình cũng ra bưu điện mình gởi đơn thôi.”

Nhận xét về bản án chồng mình nhận được, bà Nhung cho biết:
“May mắn thì có một chút may mắn nhưng may mắn đó không do chính quyền ban bố cho mình. Tôi nghĩ bây giờ mọi dư luận đều đè nặng lên vai họ, có những điều họ không thể không làm như thế, nói may mắn thì cũng không đúng vì thực tế là chồng tôi không có tội mà vẫn bị án treo, vẫn bị sáu tháng tù giam rồi chín tháng án treo, cái đó không gọi là may mắn được.”

Tuy biết tin tức của nhau nhưng bà Nhung lo ngại rằng bây giờ sự việc đã khác, có thể vì lý do an toàn nên gia đình bà Nhẫn và ông Minh ngại trả lời báo giới hải ngoại, đó cũng là điều dễ hiểu.
Cơ chế luật pháp của nhà nước Việt Nam đang có những điều bất cập vì người dân dù được tư vấn luật pháp, vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu của nhà nước nhằm minh oan cho gia đình, người thân.
Người dân thường tự hỏi đến khi nào thì luật pháp và hành pháp Việt Nam thật sư minh bạch, dễ hiểu để họ biết nơi tìm đến khi cần thiết?
------------
Một video về Cồn Dầu, với một cái nhìn khác:
VP Luật sư Cù Huy Hà Vũ yêu cầu khởi tố hình sự  Chánh án TAND Quận Cẩm Lệ “khi không được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các nạn nhân theo luật định”. —  (Nuvuongcongly.net).
- Trong khi chuyến viếng thăm của bà Clinton đang đến gần, thì Việt Nam bắt giữ các blogger, kết án tù các nhà hoạt động - As Clinton visit nears, Vietnam arrests bloggers, sentences activists (The Washington Post)

Sáu giáo dân Cồn Dầu trong phiên xét xử sơ thẩm DCVOnlinetin tức
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án sáu giáo dân Cồn Dầu đã diễn ra trong ngày 27/10/2010 tại Tòa án Nhân dân quận Cẩm Lệ - Đà Nẵng với tội danh “gây rối trật tự công cộng” và “đánh người thi hành công vụ”
Đến cuối ngày làm việc, Hội đồng xét xử đã tuyên án 12 tháng tù ở đối với ông Nguyễn Hữu Minh, 9 tháng tù ở cho bà Phan Thị Nhẫn, 4 giáo dân còn lại bị án tù treo từ 12 tháng đến 9 tháng.
Thân nhân các bị can cho DCVOnline biết là họ được vào tham dự phiên tòa ngay từ đầu.
Buổi xét xử được các thân nhân mô tả là mang nặng tính cách áp đặt với mục đích là bắt buộc sáu bị can phải nhận tội.
Các thân nhân này nói rằng bà chánh án Tán Thị Thu Dung đã hỏi tất cả các bị can cùng một câu là “Tại sao không phải là thân nhân của bà Hồ Thu mà lại tham gia đám tang” với giọng áp đặt chứ không phải là hỏi để nghe các bị can trả lời.
Luật sư trong phiên tòa.
Các luật sư cũng có mặt tại phiên tòa, đó là luật sư Nguyễn Trung Điển bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Minh, luật sư Nguyễn Trung Kiên bào chữa cho ông Nguyễn Hữu Liêm và luật sư Nguyễn Thị Lộc bào chữa cho bà Phan Thị Nhẫn. Ba luật sư này thuộc đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng.
“Theo cháu thấy luật sư không được hỏi một cách tường tận còn bị cáo cũng không nói rõ được ý của mình vì bị bên Hội đồng xét xử luôn luôn cắt lời. Thứ hai nữa là chỉ hỏi những câu có/không chứ không hỏi tường tận và không cho trình bày”, Nguyễn Hữu Trần Khắc Tự, con của ông Nguyễn Hữu Liêm bị kết án 12 tháng tù treo, nói.
Bà Huỳnh Thị Phụng, vợ ông Nguyễn Hữu Minh cho DCVOnline biết rằng “Luật sư bào chữa cho anh Minh nói là anh Minh vô tội, không có mắc tội gây rối trật tự và chống người thi hành công vụ”.
Bà Phụng kể rằng “bên tòa án nói là anh Minh nói không đúng sự thật vì bên đó có bằng chứng nói anh Minh cầm đầu, dẫn đầu nhưng nói không rõ bằng chứng đó”.
Bà Phụng cho biết chồng bà đã rời khỏi đám tang lúc khoảng 6 giờ 30 sáng trước khi vụ lộn xộn xảy ra và mãi đến 20 ngày sau công an mới bắt giữ chồng bà. Do đó không thể kết tội ông Minh là cầm đầu trong vụ đánh lại người thi hành công vụ được.
Ông Nguyễn Hữu Minh nằm trong hội đồng giáo xứ nên “Chính quyền bảo ảnh đi để dàn xếp với giáo dân chứ nói đúng ra thật sự ảnh không muốn đi”, bà Phụng nói.
Khi được hỏi có hài lòng với khả năng bảo vệ của các luật sư không, Nguyễn Hữu Trần Khắc Tự cho biết: “Thực sự thì tôi cũng hài lòng vì họ đã bào chữa cho ba tôi là vô tội, bên luật sư mình luôn kiên quyết như vậy”
Tuy nhiên, không phải bị can nào cũng có luật sư bào chữa.
Đó là trường hợp của các ông Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt và bà Nguyễn Thị Thế, cả ba đều bị tuyên 9 tháng tù treo.
Ông Trần Thanh Việt cho DCVOnline biết là “Tôi cũng không có yêu cầu luật sư nên không có luật sư”
Trong khi đó bà Nhung, vợ ông Lê Thanh Lâm nói: “Luật sư mình thuê nó không cho vào, nó cũng chả chỉ định luật sư cho ảnh luôn nên tự ảnh phải tự bào chữa giữa tòa cho nên đâu có nói được gì đâu, chỉ biết nhận tội thôi à”
Nhận tội và kháng án.
Ông Liêm đã không nhận nhiều tội mà tòa án gán ghép, “Ba tôi chỉ nhận tội có đến đó là sai trái vì ngay chỗ đó có bảng cấm nhưng thực chất mình chưa vào trong nhưng họ quy tội mình như vậy”. Khắc Tự nói
Tuy nhiên, theo bà Nhung thì “đất đó là đất của giáo dân và chưa xong thỏa thuận giải tỏa cho nên việc đặt bảng cấm ở đấy cũng là sai”
Tuy cho bị cáo được quyền tự bào chữa nhưng “Khi bị tra tấn như thế thì có dám đứng lên nói nữa không nếu như không có người nào làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mình. Cho nên anh ấy có nhận tội như thế là điều tôi không lạ” và “tôi biết tất cả những lời khai đó đều bị ép buộc”, bà Nhung vợ ông Lê Thanh Lâm nói.
Bà Huỳnh Thị Phụng và bà Nhung cho biết sẽ tiếp tục kháng án.
Bà Nhung đã mạnh mẽ tuyên bố rằng “Tôi sẽ tranh đấu đến lúc nào chồng tôi vô tội thì thôi” và “sẽ cùng với ít nhất 2 gia đình còn lại tiếp tục kháng án”, “tôi sẽ đi đến cùng”..
Tuy nhiên, ông Trần Thanh Việt khi được DCVOnline hỏi về vấn đề kháng án thì ông nói rằng “Tôi thấy bản án quá phù hợp, nhà nước cũng quá thương và khoan hồng cho nên tôi quá mừng rồi nên cũng không kháng án gì hết”
Tra tấn.
Khi được hỏi về vấn đề sức khỏe, ông Lê Thanh Lâm nói rằng ông “thấy trong người cũng mệt nhưng để mai tôi phải đi giám định sức khỏe đã thì mới biết được”.
Chúng tôi hỏi tại sao cần phải giám định sức khỏe thì ông Lâm kể lại: “Ban đầu mới vô tù khi đi cung thì họ có tra tấn tôi nhiều”, “họ dùng bạo lực ép cung cỡ 4, 5 ngày đầu”
“Tôi là người không có tội nhưng họ tra tấn ép tôi thành người có tội” nên “tôi buộc phải nhận tội”.
DCVOnline hỏi ông Lâm đã bị tra tấn cụ thể như thế nào thì ông nói là tuy đã được thả về nhưng “tôi rất là ngại phải trả lời những câu như vậy”.
Vợ ông Lâm, bà Nhung cho biết chuyện tra tấn diễn ra “đã vài tháng rồi nên đến giờ không còn thấy thương tích gì bên ngoài”.
Còn anh Trần Thanh Việt nói rằng: “Họ đối xử cũng tốt, cũng quan tâm chứ không đánh đập không hành hạ gì hết”
Tuy nhiên, khi được hỏi anh ra tòa với tinh thần như thế nào thì anh nói rằng “Tôi quá run sợ”.
© DCVOnline

2 jailed over cemetery dispute (Straits Times)-HANOI - TWO Roman Catholics in Vietnam have been convicted of causing public disorder for taking part in a funeral clash between police and parishioners over land rights - a case the US called a violation of human rights.
Vietnam is home to 6 million Catholics - the second-largest Catholic community in Southeast Asia after the Philippines - but there have been tensions for decades between Catholics and the Hanoi government over church property seized by the communists and other issues.
Dân biểu Hoa Kỳ chống đối sự “hành hạ” người dân Cồn Dầu-US Congressmen appeal in Vietnam 'torture' case. AFP, 27 October 2010.
Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế đã bày tỏ quan ngại trước các vụ xét xử các nhân vật hoạt động xã hội và bắt giữ blogger ở Việt Nam.
Hôm 26/10, Tòa án tỉnh Trà Vinh kết án ba người là ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, bà Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Đoàn Huy Chương từ 7-9 năm tù giam vì tội Phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân.
Sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa ra thông cáo bày tỏ "quan ngại" trước sự việc này.
Ba ông bà Hùng, Hạnh và Chương bị buộc tội đã xúi giục công nhân ở Trà Vinh đình công.
Thông cáo của Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng viết Mỹ lo ngại về các vụ bắt giữ các blogger Lê Nguyễn Hương Trà và Phan Thanh Hải tại TP Hồ Chí Minh; và việc tiếp tục giam giữ blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), người đã hoàn tất án tù hai năm rưỡi vì tội trốn thuế.
Theo cơ quan đại diện của Chính phủ Mỹ tại Việt Nam, các sự việc kể trên cùng với phiên xử sáu giáo dân Cồn Dầu hôm thứ Tư 27/10 đã "mâu thuẫn với cam kết của chính Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về nhân quyền đã được quốc tế công nhận".
Hôm thứ Ba, ba dân biểu Mỹ đã lên tiếng kêu gọi lãnh đạo Việt Nam can thiệp và thả các giáo dân. Tuy nhiên họ vẫn bị mang ra xử, và theo Sứ quán Mỹ, ba trong số sáu bị cáo đã không được quyền "có đại diện pháp lý theo pháp luật" Việt Nam.
Bản thông cáo kết thúc bằng kêu gọi Chính phủ Việt Nam "trả tự do cho các cá nhân này". Thông cáo của Amnesty International ra hôm 27/10 đưa thống kê rằng có ít nhất bảy vụ xét xử 17 nhân vật bất đồng chính kiến khác ở Việt Nam kể từ tháng 9/2009, và bảy vụ bắt bớ chỉ trong năm tháng gần đây.
US criticizes Vietnam jailing of activists and Catholics DPA-VN xét xử giáo dân Cồn Dầu bất chấp kêu gọi của Dân biểu Mỹ (RFA)-Hôm 26/10 Dân biểu Cao Quang Ánh cùng Dân biểu Chris Smith và Dân biểu Frank Wolf cùng ký tên vào bức thư gởi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng để yêu cầu can thiệp không đưa 6 giáo dân Cồn Dầu ra xét xử.
Xét xử vụ gây rối và chống người thi hành công vụ tại Cồn Dầu Thanh Niên
Hôm qua 27.10, TAND Q.Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 7 bị cáo trú tại P.Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ) và xã Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang) về tội “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ”. Theo cáo trạng, ngày 1.5.2010 ...Bảy bị cáo gây rối trật tự công cộng ở Cồn Dầu lãnh ánNgười Lao Động-Đà Nẵng: Xét xử 7 bị cáo gây rối tại nghĩa địa Cồn DầuSài gòn Giải Phóng-Xét xử các đối tượng gây rối tại Nghĩa trang Cồn DầuBáo Đất Việt-Đài Á Châu Tự Do -TTX Công Giáo Việt Nam -Radio France Internationale-tất cả 26 bài viết »
Các dân biểu Mỹ gửi thư cho lãnh đạo VN về vụ Cồn Dầu Đàn Chim Việt
Thư gửi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết:
Ngày 26 tháng 10, 2010
Kính gởi ông Nguyễn Minh Triết
Chủ Tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Hà Nội
Kính thưa ông Chủ tịch:
Chúng tôi viết thư nầy yêu cầu ông Chủ tịch can thiệp vào vụ xử án sắp tới liên quan đến 6 người giáo dân Cồn Dầu, TP Đà Nẵng. Chúng tôi rất quan tâm đến vụ án nầy và tình trạng của giáo xứ Cồn Dầu. Quốc Hội Hoa Kỳ đã thu thập rất nhiều báo cáo đáng tin cậy từ những giáo dân Cồn Dầu phải đối đầu với bạo lực, bắt bớ, và hăm dọa của công an bởi vì chính quyền địa phương muốn xây dựng một khu du lịch sinh thái. Thêm nữa, một giáo dân đã bị thiệt mạng sau khi bị công an tra tấn đánh đập nhiều lần, và hai phụ nữ đã bị sẩy thai. Trong khi quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt-Mỹ trên đà gia tăng, chúng tôi thiết nghĩ rằng sự tiến triển ấy không thể nào được biện minh bằng những hàng động đàn áp như trên.
Vì thế, chúng tôi yêu cầu ông Chủ tịch lập tức trả tự do vô điều kiện cho những tù nhân có tên sau đây:
Nguyễn Hữu Liêm
Trần Thanh Việt
Lê Thanh Lâm
Nguyễn Hữu Minh
Nguyễn Thị Thế
Phan Thị Nhẫn
Những tù nhân trên đã bị giam giữ suốt nhiều tháng qua, bị đánh đập tra tấn dã man, và còn bị ép cung trong vòng lao lý. Đồng thời, chúng tôi yêu cầu các bị cáo được cấp thời gặp gỡ các luật sư biện hộ một cách đầy đủ. Và nếu vụ nầy được đem ra xét xử, thì phiên toà phải được mở rộng cho quan sát viên quốc tế tiện theo dõi.
Ngoài ra, chúng tôi trân trọng yêu cầu ông Chủ tịch lập tức mở một cuộc điều tra về những sự tra tấn hành hạ tù nhân, kể cả cái chết của giáo dân Nguyễn Thành Nam. Chúng tôi tin rằng những báo cáo về việc tra tấn và hành hạ bởi công an và mật vụ đối với giáo dân Cồn Dầu là chính xác. Do đó, qúy vị phải giải quyết thoả đáng những hành động phạm pháp của công an giống như các trường hợp khác đã xảy ra trước đây.
Chúng tôi vẫn tin tưởng vào một quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia Việt-Mỹ, nhưng, chúng tôi và nhiều vị đồng viện trong trong Quốc Hội vẫn chủ trương rằng vấn đề nhân quyền là một quan tâm hàng đầu trong chính sách của Hoa Kỳ và là điểm trọng yếu trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Trân trọng (ký tên)
DB Christopher Smith
DB Joseph Cao Quang Anh
DB Frank Wolf
—————————————
Bản chụp bức thư:
Một bức thư với nội dung như trên, cũng của các dân biểu này được gửi tới thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng.
-Kết quả vụ xử sáu giáo dân Cồn Dầu (RFA).   – 3 dân biểu Mỹ yêu cầu Việt Nam thả giáo dân Cồn Dầu(RFI).  Trong một lá thư gởi cho Chủ tịch nước và Thủ tướng Việt Nam, ba dân biểu Mỹ đã yêu cầu trả tự do lập tức cho 6 giáo dân Cồn Dầu, bị đưa ra tòa hôm nay 27/10 tại Đà Nẵng. Tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Ngoại trưởng Hillary Clinton nêu ra vấn đề này trong chuyến viếng thăm Hà Nội.
Thêm bốn người dân bị bắt giam vô cớ (RFA).   – Vietnam: Vietnamese bishops ask government to “explain” Con Dau situation (Spero News)-Phản ứng của thân nhân Giáo dân Cồn Dầu vừa bị tuyên án (RFA)- Phiên xử những giáo dân Xứ Cồn Dầu bị bắt trong vụ đám tang cụ bà Hồ Nhu hồi ngày 4 tháng 5 vừa qua đã kết thúc hôm 27/10.
Đà Nẵng: Xét xử vụ gây rối tại giáo xứ Cồn Dầu
27/10/2010 18:21:27- Ngày 27/10, Toà án nhân dân quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) đã đưa ra xét xử sơ thẩm 7 đối tượng về hành vi gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ tại giáo xứ Cồn Dầu.
Các đối tượng gồm: Nguyễn Hữu Liêm (47 tuổi, tổ 23), Phan Thị Nhẫn (45 tuổi, tổ 23), Nguyễn Thị Thế (thường gọi Quy, 50 tuổi, tổ 22), Đoàn Cảng (45 tuổi, tổ 20), Lê Thanh Lâm (31 tuổi, tổ 21) cùng trú thôn Cồn Dầu - Cẩm Lệ và Trần Thanh Việt (39 tuổi, trú thôn Thạch Nham Tây, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang).
Theo cáo trạng, ngày 1/5/2010, cụ bà Đặng Thị Tân (nhũ danh Maria Đặng Thị Tân) từ trần tại thôn Cồn Dầu, hưởng thọ 82 tuổi. Do nghĩa địa Cồn Dầu nằm trong khu vực giải tỏa thuộc dự án Đô thị sinh thái (ĐTST) Hòa Xuân nên từ tháng 3/2010, chính quyền địa phương đã thông báo rộng rãi và giải thích cặn kẽ về việc ngừng chôn cất người mới qua đời tại khu vực này.
Các đối tượng trước toà
Các đối tượng trước toà
Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra đám tang cụ bà Đặng Thị Tân, nhóm đối tượng nói trên đã có hành vi lôi kéo, kích động gia đình người chết để họ chôn cụ tại nghĩa địa Cồn Dầu nhằm mục đích chống lại chủ trương triển khai dự án ĐTST Hòa Xuân.
Trước thái độ quá khích và hành vi sai trái của các đối tượng trên, lực lượng chức năng đã phải lập rào chắn phía trước nghĩa địa. Sáng 4/5, trong lúc đưa tang, đoàn đưa tang đã lao thẳng quan tài cụ Đặng Thị Tân vào rào chắn. Nhiều đối tượng liên tục chửi bới, ném cây, gậy, cuốc, xẻng, bồ cào, đá, vật hôi thối, tạt dầu ăn đun nóng trộn với nước mắm vào lực lượng làm nhiệm vụ.
Căn cứ vào vai trò và hành vi sai phạm của từng bị cáo, TAND quận Cẩm Lệ đã tuyên phạt Nguyễn Hữu Minh 12 tháng tù, Phan Thị Nhẫn 9 tháng tù. 5 bị cáo còn lại cùng bị tuyên phạt mức án 9 tháng tù, cho hưởng án treo.
Sông Tranh
Kết quả vụ xử sáu giáo dân Cồn Dầu(BBC)
Tin cho biết vào cuối giờ chiều hôm nay, phiên xử của tòa án quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, đã kết thúc với mức án tù giam 12 tháng cho ông Nguyễn Hữu Minh, 9 tháng cho bà Phan Thị Nhẫn.
Ba người khác - Lê Thanh Lâm, Trần Thanh Việt, Nguyễn Thị Thế, bị án 9 tháng nhưng hưởng án treo. Ông Nguyễn Hữu Liêm nhận 12 tháng tù treo.
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho BBC biết ông Nguyễn Hữu Minh bị quy là "người cầm đầu vụ gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ".
Diễn biến tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng, liên quan tới những tố cáo về việc chính quyền địa phương ngăn chặn đám tang của cụ Maria Đặng Thị Tân hôm 04/05.
Gia đình bà Tân muốn chôn cất bà tại nghĩa trang Cồn Dầu, nhưng chính quyền địa phương nói đã thông báo đây là "khu vực giải toả thuộc Dự án Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, không được chôn cất, nhằm đảm bảo tiến độ của dự án".
Trong vụ này, sáu giáo dân bị khởi tố tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ. Một giáo dân khác, ông Nguyễn Thành Năm, chết sau khi bị công an bắt.
Sau vụ này, hàng chục người đã trốn khỏi Việt Nam sang Thái Lan xin tỵ nạn chính trị.
Tiếp tục cập nhật...
- GM Nguyễn Thái Hợp: còn nhiều điểm chưa sáng tỏ trong vụ Cồn Dầu (RFA).  – Phỏng vấn Giám Mục Nguyễn Thái Hợp về vụ Cồn Dầu (Người Việt) “… chúng tôi đang chú ý vấn đề pháp lệnh tôn giáo, làm thế nào để một đất nước ít pháp lệnh hơn mà lại nhiều luật hơn. Mà luật tôn giáo nên được đưa vào dân luật, chứ không phải pháp lệnh. Một đất nước mà người dân bị cai trị bằng pháp lệnh thì không thể tiến bộ được”.    – Cồn Dầu trở thành vụ một vụ tranh tụng pháp lý (RFA)
- US Congressmen appeal in Vietnam ‘torture’ case (AFP). “Three US Congressmen have asked top Vietnamese leaders to intervene in the trial of six villagers whom they allege were tortured after a dispute over a cemetery”
-- Hội đồng Các nhà thờ thế giới muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam (Quân đội ND)- Tiến trình phong chân phước Hồng y Nguyễn Văn Thuận đòi hỏi nhân lực(RFI)- Phạm Quế Dương: Dưới chế độ thực dân Pháp, Việt Nam đã từng có tự do báo chí (Thông luận).
-Luật sư bảo vệ cho sáu giáo dân Cồn Dầu trong phiên sơ thẩm (DCVOnline)-- Tòa án vẫn không chấp nhận luật sư bào chữa cho các giáo dân Cồn Dầu(RFI).   – USCIRF yêu cầu VN thả các giáo dân Cồn Dầu đang bị giam (VOA) Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, USCIRF, hôm thứ Ba kêu gọi Ngoại trưởng Hoa Kỳ lên tiếng về vụ Cồn Dầu khi bà đến Hà Nội cuối tuần này.
USCIRF cũng yêu cầu bộ Ngoại giao Mỹ tìm cách để trả tự do vô điều kiện cho các dân làng, cùng lúc với việc hối thúc Việt Nam bảo vệ các quyền về tôn giáo, pháp lý và tài sản của họ, dựa trên luật pháp Việt Nam và các công ước nhân quyền quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết.
Ông Leonard Leo, Chủ tịch của USCIRF cho biết: “Chúng tôi đề nghị Bộ trưởng Clinton nêu vấn đề với Việt Nam, vừa công khai vừa riêng tư, về vụ Cồn Dầu và đưa ra tuyên bố công khai lên án việc các cộng đồng tôn giáo Việt Nam tiếp tục đối mặt với bạo động và đối xử thô bạo.”
Ông nói tiếp: “Chính quyền Việt Nam sử dụng cách hù dọa và bạo hành để buộc giáo dân Cồn Dầu bán tài sản. 6 người đang bị giam phải được trả tự do vô điều kiện và nhà chức trách cần điều tra về những tố giác cho rằng công an đã tra tấn những người bị giam và làm 1 người dân Cồn Dầu thiệt mạng.”
6 giáo dân Cồn Dầu sẽ bị mang ra xử vào thứ Tư, 27 tháng 10, vì không chịu bán đất và dời đi nơi khác, kể cả một địa điểm chôn cất đã có trong làng từ 135 năm qua, để chính quyền lập một khu du lịch.
Lê Tuấn Huy – Cồn Dầu
Theo dự kiến, ngày 27/10/2010, Đà Nẵng sẽ tiến hành xét xử sáu “bị cáo” của Giáo xứ Cồn Dầu. Liên quan đến vụ việc, ngày 22/10/2010, Chánh án Tòa án Nhân dân quận Cẩm Lệ ra công văn “từ chối việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa” cho hai luật sư thuộc Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ. Cũng ngày 22/10/2010, Giám mục Giáo phận Vinh, với tư cách Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã ký văn thư số 01/VT-UBCL-HB gửi các bên liên quan để bày tỏ quan điểm về sự việc Cồn Dầu.
Việc một buổi đưa đang diễn ra trong bạo lực, để rồi sau đó một người “đột quỵ” sau những ngày làm việc tại công an sở tại, và có đến trên dưới bốn mươi người trốn chạy, tìm cách lánh nạn ở nước ngoài, không thể không là điều ít nhiều đánh động đến lương tri của những người quan tâm thời cuộc, của giáo quyền và chính quyền.
Không kể những tiếng nói không chính thức, trong nước, trước khi văn thư nói trên của Giám mục Nguyễn Thái Hợp được loan ra (25/10/2010), hầu như chỉ có TS. Cù Huy Hà Vũ công khai phản biện trước luồng thông tin “chính thống” về sự việc. Cả trí thức ngoài Công giáo và Công giáo có lẽ nên có chút hổ thẹn chăng, vì đã (đành) làm ngơ trước những vụ việc đạo-đời của người Công giáo trong khi họ vẫn không hề bỏ mặc mối lo đối với an nguy của đất nước, mà điển hình là cuộc vận động riêng của họ nhằm phản đối dự án bauxite Tây Nguyên?
Về phía Giáo hội, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Hội đồng Giám mục (cùng với các đơn vị truyền thông trực thuộc), với tư cách cơ quan tối cao của giáo quyền, không thể rời khỏi vị thế trung dung và uy nghi của mình để trực tiếp đối đầu với chính quyền ở một sự việc cụ thể, như đòi hỏi của một phía dư luận. Tuy nhiên, điều đó không bào chữa cho sự bất động đến độ tê liệt như thời gian qua, bởi lẽ, sự việc ở Cồn Dầu không hoàn toàn là chuyện đời, mà còn là chuyện người dân xứ đạo muốn bảo tồn một di sản đã tồn tại hơn trăm năm trong tiến trình chung của Công giáo Việt Nam. Ngoài ra, giáo quyền địa phương cũng là nơi rất cần tự vấn về hành xử của mình trong vụ việc.
Về phía chính quyền, trên bề mặt, thái độ và lời đáp (nếu có) của các cơ quan hữu trách sẽ luôn xem đây là một vụ “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ”. Nhưng nếu chỉ gói gọn vào những lời lẽ quy buộc ấy, e rằng sẽ có cái nhìn thiếu thấu đáo.
Vụ việc không thể không liên quan đến vấn đề sở hữu đất đai, vốn đang ngày càng nóng bỏng trên khắp đất nước, cũng như trên phạm vi học thuật và thông tin.
Việc quyền lực và bạo lực nhà nước được sử dụng phục vụ cho dự án kinh tế của một công ty cổ phần không thể không liên quan đến vấn đề nhóm lợi ích, nay cũng đang trở nên gay gắt trong tiến trình kinh tế – chính trị và trong lý luận.
Ý chí bất thuận của giáo dân sở tại khó mà không liên quan đến vấn đề về mối quan hệ chính trị – tôn giáo – văn hóa. Chủ trương phát triển bằng mọi giá đã có quá nhiều bài học, ở khắp nơi; và trong trường hợp này, có lẽ những người có trách nhiệm nên nghĩ đến hệ quả văn hóa và tôn giáo của nó.
Giáo hội hay những người lên tiếng phản biện chắc chắn không có được quy hoạch của dự án liên quan đến Cồn Dầu, trong tổng thể quy hoạch của Đà Nẵng, để có thể đưa ra được nhận định khả tín về tính chính đáng và duy nhất của nó. Thế nhưng, chắc chắn có thể nói một điều, rằng việc xóa trắng một giáo xứ lâu đời, ngay trên mảnh đất khai sinh của nó sẽ không chỉ là việc thu hồi đất và đền bù hợp lý hay không, việc dự án có hiệu quả và đem lại sự phát triển hay không, mà còn là việc xóa sạch một giáo xứ trên bản đồ phân bổ của một giáo hội và bản đồ tôn giáo của một đất nước, xóa sạch một phần lịch sử của một tôn giáo và một phần văn hóa của một tiểu vùng
Những người có chút hiểu biết đều rõ, đối với Công giáo, giáo xứ là cơ sở xã hội căn bản nhất trong cấu trúc của họ. Tại mỗi giáo xứ, giáo dân, cùng với cuộc sống tại gia đình mình, luôn quây quần quanh nhà thờ của giáo xứ, từ thế hệ này sang thế hệ khác mà duy trì cộng đồng mang tính tế bào đó. Bởi vậy, nói chung, ở bất cứ đâu, về lý thuyết, nếu muốn phá vỡ hay làm suy yếu Công giáo, thì trực tiếp và hiệu quả nhất, là nhắm vào việc phá vỡ các giáo xứ. Trong vấn đề Cồn Dầu, dù không có ác ý thì việc xóa trắng cũng đã vô tình phá vỡ một tế bào của Công giáo Việt Nam. Đẩy những người dân quê ra mấy chục cây số, cách xa nhà thờ xứ đạo mà họ vẫn bao đời nay sớm hôm ra vào, gửi gắm buồn vui trong đời sống tâm linh, là việc làm thiếu cái tâm và sẽ để lại hậu quả lâu dài, không chỉ đối với đời sống và tinh thần người dân sở tại, mà cả lên quan hệ giữa chính trị với tôn giáo, giữa xã hội với văn hóa.
Đến đây, thiết nghĩ, cần nói rộng ra một chút.
Việc cổ súy cho Phật giáo như một phần căn bản trong bản sắc dân tộc là điều dễ nhận thấy trong thời gian gần đây. Ngoài những cái “nhất”, “nhất” có thể chấp nhận được về chùa hay tượng, tiến trình có chủ tâm này lộ liễu đến mức ở một xứ sở thế tục, một nhà nước có chủ thuyết tuyệt đối vô thần, lại có những hành động tô phết đến độ mang màu sắc mê tín, lố bịch và đáng thương cho Phật giáo[1], khiến công luận phải ái ngại.
Trong khi đó, đối với Công giáo, có những việc dường như thiếu khoan dung từ phía nhà nước. Đơn cử, là chuyện bức tượng Đức Mẹ Bàu Sen (Bố Trạch, Quảng Bình). Trên nhiều nẻo đường đất nước, ta đều thấy đâu đó trên những ngọn đồi, bên vệ đường, trong và quanh các nghĩa trang… có dựng tượng của Phật Tổ, Phật Bà, chữ Vạn, Chúa Jesus, Thánh giá, Thiên thần, Tam Tạng… Bởi trong tâm thức người Việt, các tượng này không chỉ an ủi cho vong linh người chết, xua đuổi tà ma, mà còn đem sinh khí cho cảnh quan chết chóc, làm ấm lòng người sống… Việc có thêm một tượng Đức Mẹ ở Bàu Sen, trong khu vực quanh nhà thờ và nghĩa trang giáo xứ, chẳng những không làm hại gì ngoài ý nghĩa tâm linh như vậy, mà còn làm đẹp và sống động cho cảnh quan nơi đó, có lẽ nên nhận được sự chấp nhận mang tính bao dung của chính quyền hơn là quyết tâm dỡ xuống (11/2009).
Việc dùng hệ thống chính trị – xã hội để khuếch trương cho tôn giáo này đồng thời kiềm chế tôn giáo kia, tức một biến tướng của việc tôn giáo hóa nhà nước và nhà nước hóa tôn giáo, vào thời nào cũng vậy, ở đâu cũng vậy, luôn để lại những hậu quả dài lâu, mà nặng nề nhất là sự xung đột văn hóa-tín ngưỡng trong lòng xã hội. Đó là một chủ trương cần tránh của bất kỳ nhà nước công chính nào, cho dù nó có phục vụ tốt cho mục tiêu trước mắt nào đó, vì kết quả này tuyệt nhiên không thể bù đắp cho hậu quả vừa nói. Ở Việt Nam ta, hậu quả của việc chính quyền Ngô Đình Diệm dùng quyền lực nhà nước để ưu ái cho Công giáo và đè nén Phật giáo, là một bài học sống động và quý giá. Giả định, nếu có hướng ngược lại, điều sẽ diễn ra chắc hẳn cũng khó mà xem thường.
Nay quay lại sự việc Cồn Dầu.
Những người dự kiến sẽ ra tòa ngày 27/10/2010, cho dù có nhận mức án thế nào, về thực chất, cũng chỉ là nạn nhân của một quan niệm và chính sách đất đai hoàn toàn lỗi thời, như bao nạn nhân đất đai khác, những người đang định hình nên nội hàm của một từ mới trong tiếng Việt: “dân oan”. Nhưng khác với những dân oan khác, họ mang yếu tố tôn giáo mà cho dù có bác bỏ, cũng không thể xóa được thực tế là họ “phạm tội” vì muốn giữ lại cộng đồng tín ngưỡng sở tại của mình.
Những xung đột tín ngưỡng, nếu không được xoa dịu đi, chỉ luôn khiến cho tình hình ngày một xấu hơn dưới bề mặt yên ổn và được kiểm soát của nó.
Phiên tòa Cồn Dầu sẽ là phiên tòa hòa giải – như vụ án mà hai bên cùng thắng khi xử giáo dân Thái Hà (27/03/2009), hay sẽ là phiên tòa trấn áp – như những vụ xử mang có yếu tố “an ninh quốc gia” hồi gần đây, có lẽ là việc mà các cấp thẩm quyền nên cân nhắc khi xét đến những hệ quả xã hội khả dĩ của nó.
26/10/2010
© 2010 Lê Tuấn Huy
© 2010 talawas

[1] Ngoài những lễ cầu siêu hoành tráng còn thể tạm chấp nhận, là những việc kiểu như rước xá lợi Phật đầy tốn kém, điểm nhãn cho 1000 rồng 1000 năm Thăng Long, yểm tâm cho tượng Thánh Gióng và ngựa của Thánh (mà blog Ba Sàm đã “suy luận” hoàn toàn logic là cũng cần như vậy cho tượng đài Bác Hồ – Bác Tôn mới đây)…
-Đức GM Nguyễn Thái Hợp nói về vụ Cồn Dầu(RFA)-Trước khi phiên xử sáu giáo dân Xứ đạo Cồn Dầu, thành phố Đà Nẵng dự kiến diễn ra vào ngày 27 tháng này, thân nhân của họ đã gửi thư đến cho Uỷ ban Công Lý - Hòa Bình mới thành lập của Hội đồng Giám mục Việt Nam.-Truyền thông Chúa Cứu Thế VN gửi các cấp chính quyền
-Vụ án Cồn Dầu dưới góc độ pháp luật Việt Nam hiện hành-Ts Cù Huy Hà Vũ: Không cho luật sư bảo vệ sáu giáo dân, có thể dẫn đến nổi dậy-Thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân Cồn Dầu

VIỆT NAM - TÔN GIÁO: Hội đồng giám mục Việt Nam lên tiếng về vụ xét xử 6 giáo dân Cồn Dầu (RFI)-Theo dự kiến, ngày 27/10 tới, 6 giáo dân tại giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẳng sẽ bị đem ra xử tại Tòa án Nhân dân Quận Cẩm Lệ, với tội danh : "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Trước tình hình này, thân nhân của các bị cáo đã viết thư cầu cứu Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng như Giám mục Đà Nẵng.

Hôm qua, trang web của Giáo phận Vinh vừa phổ biến một bức thư của Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức cha Nguyễn Thái Hợp, gởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Đà Nẵng và Chánh án Tòa án quận Cẩm Lệ.
Trong thư, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, cũng là Giám mục Vinh đặt câu hỏi : "Tại sao đẩy các giáo dân hiền hòa tại Cồn Dầu vào tình trạng bi thảm hiện nay : Một người chết, một số bị bắt, nhiều người đang lo sợ bị mất trắng cơ nghiệp và hàng chục người đã phải bỏ trốn sang nước khác tỵ nạn, tạo nên những dấu hỏi lớn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ? "
Trong thư, chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình đã yêu cầu hoãn vụ xét xử để làm sáng tỏ những nghi vấn chung quanh vụ án, từ việc thu hồi đất đai, giá đền bù, cho đến việc sử dụng bạo lực đối với những giáo dân. Đức cha Nguyễn Thái Hợp còn đề nghị cho đối thoại giữa các hộ gia đình bị giải tỏa với công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời, với sự tham dự của đại diện chính quyền và Giáo hội.
Còn nếu đưa ra xét xử, Đức cha Hợp yêu cầu phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đặt biệt là quyền của bị cáo có luật sư biện hộ. Vấn đề là ngày 22/10 vừa qua, Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ đã bị từ chối tư cách bào chữa cho 6 giáo dân Cồn Dầu, nhưng Tòa án quận Cẩm Lệ không giải thích lý do của sự từ chối này.
Đại diện Hội đồng Giám mục lên tiếng về vụ Cồn Dầu (BBC)-Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Nguyễn Thái Hợp gửi thư cho chính quyền về vụ xét xử giáo dân Cồn Dầu trong khi Giáo xứ Thái Hà tổ chức hiệp thông.- Phỏng vấn Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp (BBC)-Chủ tịch Hội đồng Hòa bình và Công lý, Hội đồng Giám mục Việt Nam, lên tiếng về vụ Cồn Dầu.
Văn thư của Đức cha Chủ tịch UB CL&HB gửi ông Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng
24.10.2010

Văn thư của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp
Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình
trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam
gửi Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng
và Chánh án TAND Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng















Đính kèm: Văn thư của UB-CL&HB / HĐGMVN về vấn đề Cồn Dầu (PDF)
+GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp

- Hơn 2,000 giáo dân Thái Hà cầu nguyện cho nạn nhân Cồn Dầu và lũ lụt (Người Việt). Và ở Sài Gòn: Thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân Cồn Dầu(Chuacuuthe.com).
Văn thư của Tòa án Nhân dân quận Cẩm Lệ và Văn thư của VPLS Cù Huy Hà Vũ gửi các cấp chính quyền(Nuvuongcongly.net)
Thân nhân giáo dân Cồn Dầu gặp trở ngại khi kiếm luật sư bào chữa (RFA)-Ngày sáu giáo dân xứ Cồn Dầu phải ra hầu tòa sau hơn năm tháng bị giam giữ sắp đến gần; thế nhưng việc nhờ luật sư bào chữa cho họ trước tòa đang gặp những trở ngại đáng kể.- Ts. Cù Huy Hà Vũ: Tòa án Cẩm Lệ đã làm trái pháp luật (Chúa cứu thế). —- Phóng sự về ngày mở án phong chân phước cho Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận (RFI)
- Bên lề vụ 6 giáo dân Cồn Dầu bị ra xét xử. (Người buôn gió) “…sau khi thấy những người phụ nữ dân quê tội nghiệp tất tả mấy lần đến nhờ, và biết họ cũng không tìm được nơi nào có thể yên tâm trông cậy, cuối cùng trong một nỗ lực đáng phục, văn phòng luật Dương Hà- Cù Huy Hà Vũ đã gắng hết sức để nhận bào chữa cho các giáo dân Cồn Dầu”. - Văn phòng Luật Dương Hà – Cù Huy Hà Vũ bị từ chối cấp giấy chứng nhận bào chữa cho giáo dân Cồn Dầu (Nuvuongcongly.net).

- Về Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận (BBC). Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận, đầu năm 2002. Ngài được phong Hồng y năm 2001 –- Linh mục Cao Văn Cường, quản hạt Đà Nẵng: Giáo phận Đà Nẵng với thư cầu cứu của giáo dân Cồn Dầu (RFA)
Cáo trạng 6 giáo dân Cồn Dầu
VRNs (22.10.2010) - Đà Nẵng – Ngày 27/08/2010 ông Nguyễn Văn Bung, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng đã ký bản Cáo trạng số 31/CT-VKS liên quan đến 6 giáo dân Giáo xứ Cồn Dầu.
Phiên tòa xử 6 giáo dân này sẽ diễn ra vào lúc 7g30 ngày 27/10/2010 tại Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng. Các nhân chứng do tòa án bất công này gửi giấy mời đã biết thông tin về phiên tòa, trong khi đó gia đình 6 nạn nhân cho đến giờ này vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào về phiên tòa xử người thân của họ.
Liệu phiên tòa sắp tới có phải là “phiên tòa ô nhục” cho nền hành pháp Việt Nam hay không khi nó liên quan đến các quan chức cao cấp, nhất là ông bí thư vừa “tái đắc cử” của TP. này?
Xin mời quý độc giả xem nội dung bản cáo trạng:


- Giáo dân Cồn Dầu cầu cứu Hội Đồng Giám Mục VN(RFA).-Ra tòa vì tham dự đám tang cụ bà Hồ Nhu (RFA)-Thông tin cho hay vào ngày 27 tháng 10 tới đây, sáu gíao dân xứ Cồn Dầu, thuộc phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng sẽ ra toà về vụ việc hôm 4 tháng 5 vừa qua tại đó.- Đàn Áp Cồn Dầu Có Thể Ảnh Hưởng Mậu Dịch Với Hoa Kỳ (Mạch sống). - Lý do thật sự của vụ án 6 giáo dân Cồn Dầu?(RFA)
- Ngày trọng đại 22.10: Chính thức mở án phong chân phước cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận tại Roma (Vietcatholic). – Án phong chân phước Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận chính thức được khai mở tại Roma (RFI).
- Phỏng vấn Ông Scott Flipse sau cuộc gặp gỡ một số giáo dân Cồn Dầu ở Thái Lan (RFA). Thưa quý thính giả, mới đây trong chuyến công tác tại Thái Lan, ông Scott Flipse, Phó Giám đốc Phụ trách Chính sách và Nghiên cứu của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, có gặp gỡ một số người trong nhóm giáo dân Cồn Dầu đang ở đây.
Thư kêu cứu của giáo dân Cồn Dầu Giáo dân Cồn Dầu (17-Oct-2010 16:54)
-
-------------Open letter of Con Dau's parishioners


Con Dau's parishioners (17-Oct-2010 16:51)
VRNs (16/10/10 4:01 AM ) – Tin từ Cồn Dầu cho hay 6 giáo dân Cồn Dầu đang bị tạm giam tại công an Đà nẵng sẽ bị đem ra xét xử vào ngày 27 tháng 10 tới đây.
Đó là các ông bà:
1- Mátthêu Nguyễn Hữu Liêm
2- Giuse Trần Thanh Việt
3- Tadêô Lê Thanh Lâm
4- Simon Nguyễn Hữu Minh
5- Têrêxa Nguyễn Thị Thế
6- Maria Phan Thị Nhẫn
Sáu giáo dân này bị bắt vì bị cho là đã liên quan tới đám tang của bà Hồ Nhu, nhũ danh Maria Đặng Thị Tân và bị chính quyền Đà Nẵng khép vào tội “gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ” – những tội danh mà chính quyền cộng sản thường áp đặt cho những người tích cực đấu tranh trong các vụ tranh chấp đất đai trên khắp mọi miền đất nước.
Thực tế, theo thân nhân và các nhân chứng cho biết, những giáo dân này bị chính quyền Đà Nẵng bắt giam chỉ vì đã nhiệt thành trong việc đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trong số họ, có những người đang là thành viên của Ban Mục vụ giáo xứ. Có người bị bắt ngay tại đám tang, nhưng cũng có người như ông Simon Nguyễn Hữu Minh, dù anh được chính quyền mời đi đến đám tang bà Hồ Nhu để hỗ trợ cùng với chính quyền trong việc kêu gọi giáo dân hợp tác với chính quyền, nhưng vẫn bị bắt giữ vào ngày 20/5/2010, tức hơn hai tuần sau đó.
Theo thông tin nhận được, trong suốt quá trình thẩm vấn điều tra, sáu giáo dân này đã nhiều lần bị bắt ký giấy từ chối luật sư. Họ còn bị những nhà hành pháp tại Đà Nẵng hành hạ, đe dọa nếu thuê luật sư cãi lại Viện kiểm soát thì sẽ bị trừng phạt và bị tăng án khiến thân nhân và gia đình họ hết sức sợ hãi.
Việc chính quyền Đà Nẵng ngăn cản không cho các nạn nhân thuê luật sư chứng tỏ công lý đang đứng về phía những giáo dân Cồn Dầu. Tuy nhiên, với một chính quyền “chỉ biết còn đảng, còn mình”, lấy bạo lực làm đầu như chính quyền Đà Nẵng, thì họ sẽ bất chấp tất cả.
Theo nhận định của nhiều người, vụ án Cồn Dầu sẽ là vụ án điểm mà chính quyền Đà Nẵng muốn dùng để đe dọa người khác, làm triệt tiêu tinh thần đấu tranh không chỉ của người dân Cồn Dầu mà còn cả các thôn làng lân cận, bởi một lý do đơn giản, dự án đã triển khai, tiền thì đã chảy vào túi các quan chức chính quyền Đà Nẵng.
Có thể nói, trong vụ án Cồn Dầu, chuyện xảy ra ở đám tang bà Hồ Nhu chỉ là cái cớ để chính quyền Đà Nẵng thẳng tay đàn áp những giáo dân trung thành, nhằm bịt miệng những người dám công khai đứng lên tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chính quyền Đà Nẵng trong việc thu hồi đất đai tại giáo xứ Cồn Dầu.
Trong một diễn biến khác, những ngày gần đây, công an Đà Nẵng liên tục tới gia đình anh Tôma Nguyễn Thành Năm vừa dụ dỗ, vừa đe dọa chị Đoàn Thị Hồng Anh, yêu cầu chị phải nói lại về cái chết của chồng mình rằng: “Anh Tôma bị chết vì đột quỵ”. Họ còn nói rằng, 40 giáo dân đang tị nạn tại Thái Lan đang lợi dụng cái chết của anh Tôma Nguyễn Thành Năm để được tị nạn. Vì thế, họ yêu cầu chị Hồng Anh phải hợp tác để đưa 40 giáo dân đang chờ đi tị nạn sớm trở về.
14/10/2010
Nguồn: Nữ Vương Công Lý
Khởi tố 6 người gây rối tại TP Đà Nẵng Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Sau khi điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ, chiều 13/5, Phòng Cảnh sát điều tra, Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ra quyết định khởi tố 6 bị can vì tội gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ.
Sự việc bắt đầu vào ngày 1/5/2010, khi cụ bà Đặng Thị Tân, sinh năm 1918, qua đời tại khối phố Cồn Dầu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Mặc dù, chính quyền địa phương đã thông báo nghĩa địa Cồn Dầu nằm trong khu vực giải toả thuộc Dự án Khu đô thị sinh thái Hoà Xuân, không được chôn cất, nhằm đảm bảo tiến độ của Dự án, nhưng, một số đối tượng quá khích đã có hành động lôi kéo, ép buộc, gia đình bà Đặng Thị Tân chôn cất tại nghĩa địa Cồn Dầu.
Tiếp đó, ngày 4/5 khi đưa tang bà Tân, nhóm người này lại có những hành vi chống đối chính quyền và người thi hành công vụ. Thượng tá Nguyễn Viết Lợi, Chánh Văn phòng- người phát ngôn Công an thành phố Đà Nẵng cho biết: “Việc làm vi phạm pháp luật của những người này sẽ được Cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý, đảm bảo đúng người, đúng tội nhằm răn đe những người có hành vi coi thường pháp luật, đảm bảo ổn định xã hội, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương”./.
Khởi tố 6 đối tượng trong vụ gây rối ở Cồn Dầucand.com
Nói với anh công an Đà Nẵng trên nghiã trang Cồn DầuTTX Công Giáo Việt Nam
Khởi tố 6 kẻ gây rối tại Cồn Dầu - Đà NẵngNgười Lao Động
-----------------
Không được bịa đặt, bôi nhọ Việt Nam
12:16:00 07/05/2010
Về thông tin nói ngày 4/5, Công an đã ngăn cản một gia đình giáo dân tổ chức mai táng cho người thân (bà Hồ Nhu – Maria Đặng Thị Tân) tại khu nghĩa trang Cồn Dầu, thuộc phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 6/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, những thông tin trên là bịa đặt với dụng ý xấu nhằm bôi nhọ Việt Nam.
Sự thật là sự việc này hoàn toàn không có liên quan gì đến tôn giáo. Khu nghĩa trang Cồn Dầu nằm trong quy hoạch phát triển khu đô thị mới của TP Đà Nẵng đã được công khai cho nhân dân biết từ trước. Hiện thành phố đang tiến hành đền bù giải tỏa và không tiến hành chôn cất ở đây nữa. Thành phố đã vận động gia đình bà Maria Đặng Thị Tân (Hồ Nhu) không chôn cất bà Tân tại địa điểm này và gia đình đã đồng ý tiến hành hỏa táng
http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2010/5/130359.cand
----------------

Vietnam police charge six villagers over Catholic funeral

Hanoi - Police in the central Vietnamese city of Danang have charged six villagers who participated in an unauthorized Catholic funeral with public disorder, police and local sources said Tuesday.
The charges stem from a May 4 clash between police and Catholic parishioners trying to perform a burial in a cemetery that authorities have closed and slated for a tourism development.
The clash is the latest in a series of recent land disputes between Vietnamese government agencies and Catholic churches and parishioners.
Five of the villagers charged are in detention while one has been released on bail after police said he made a 'sincere statement.'
Authorities barred further burials as of April 20 at the traditional Catholic cemetery in the village of Con Dau in the Cam Le district just south of Danang. The area has been condemned for a 400-hectare ecotourism development by the local Mat Troi (Sun) Co, a local police officer said.
The mainly Catholic villagers have refused to accept the compensation the government offered or to move the tombs to another cemetery the government has designated 20 kilometres away.
When an 82-year-old woman died May 1, having asked to be buried in the local cemetery next to her husband, the parish priest and other villagers attempted to perform the burial in violation of police warnings.
Police blocked the cemetery with steel netting and arrested 60 to 70 villagers, of whom six have been charged with causing public disorder and interfering with officials. Cam Le District Police Chief Nguyen Van Tien said police were considering further charges for damaging police vehicles.
Under Vietnamese law, the charges are punishable by up to two years in prison.
At a May 6 press briefing in Hanoi, Vietnamese government spokeswoman Nguyen Phuong Nga called press reports of the clash 'a fabrication created with the ill intent of slandering Vietnam.'
In January, Catholics in the village of Dong Chiem outside Hanoi clashed with authorities who removed a hilltop cross they had erected at a disused cemetery. In 2008, Catholics held prayer vigils and protests over land parcels in Hanoi the church said were illegally seized from it by the Communist authorities.
Vietnam has South-East Asia's second-largest Catholic community after the Philippines with at least 6 million followers.
------------

Tổng số lượt xem trang