Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010

Dự án bô xít ở Tây Nguyên đã được Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội thông qua, quyết định dừng dự án hay không là vấn đề lớn

Một công ty Australia đã phải hủy dự án khai thác bô-xít vì luật môi trường; kế hoạch mở rộng nhà máy nhôm của Vedanta Resources tại Ấn Độ đang gặp trục trặc...-Giám sát bauxite Thanh Niên
Dù vấn đề bauxite không có trong nghị trình của kỳ họp lần này, nhưng nhiều đại biểu (ĐB) QH vẫn bày tỏ sự lo ngại về mối nguy bùn đỏ, sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary. Thậm chí, có ĐB ngay trước kỳ họp đã gửi thư cho Chủ tịch QH nói về vấn đề bauxite. ...Sẽ “giám sát bùn đỏ” ngay khi Quốc hội đang họpVnEconomy-Chỉ động đất mới vỡ được hồ bùn đỏ Tây NguyênVNExpress

Ký trực tiếp vào bản “Kiến nghị bô-xít”, tại trụ sở Liên hiệp Các hội Khoa học&Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), 53 Nguyễn Du, Hà Nội, ngày 15-10-2010

Bài đã được xuất bản.: 5 giờ trước (tức 0 giờ 10 phút, ngày 22-10-2010)

Sau sự cố bùn đỏ ở Hungary, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nhiều nhân sĩ – trí thức đã gửi thư lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước kiến nghị về dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên.

Mời các bạn xem toàn văn thư kiến nghị của các nhân sĩ – trí thức (cuối trang)

Nghiên cứu lại tổng thể vấn đề bô-xít Tây Nguyên

Với tư cách “những người Việt Nam gắn bó với vận mệnh tồn vong của đất nước”, bà Nguyễn Thị Bình và các nhân sĩ trí thức đã gửi thư tới Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Cùng kí tên trong thư với bà Bình còn có Thiếu tướng Lê Văn Cương, GS Hồ Ngọc Đại, nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang, GS Chu Hảo, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, nhà văn Nguyễn Khắc Mai, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà văn hóa Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu Trần Đức Nguyên, nhà thơ Trần Việt Phương, Vũ Quần Phương, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung, TS Tô Văn Trường, GS Hoàng Tụy, và GS Đặng Hùng Võ.

Trong thư, bà Bình và các nhân sĩ trí thức “khẩn thiết yêu cầu” Bộ Chính trị, BCH TƯ Đảng, Quốc hội và Chính phủ xem xét lại việc khai thác bô-xít Tây Nguyên.

Trên cơ sở “lường trước nguy cơ không thể kiểm soát nổi vấn đề bùn đỏ độc hại trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên”, các nhân sĩ kiến nghị Đảng và Nhà nước “quyết định cho ngừng ngay việc xây dựng nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý; tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông; tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học”.

Đồng thời đề xuất “nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bô-xít Tây Nguyên” trên cơ sở “lập một nhóm nghiên cứu độc lập (nhóm đặc nhiệm)”. Nhóm này gồm những cá nhân có uy tín và có tâm huyết với đất nước trong giới các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế và những người hoạt động xã hội độc lập, để tiến hành nghiên cứu toàn bộ vấn đề bô-xít Tây Nguyên.

“Những kết quả nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bô-xít Tây Nguyên của nhóm đặc nhiệm này sẽ được trình bày trước Quốc hội, đồng thời được đem trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế – xã hội vô cùng nhạy cảm này để quyết định”, các nhân sĩ – trí thức viết.

Lời cảnh báo nghiêm khắc từ thảm hoạ bùn đỏ Hungary

Trong thư, các nhân sĩ nhắc lại tính “phi kinh tế, hủy hoại môi trường, để lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia” của dự án bô-xít Tây Nguyên đã được giới khoa học chỉ ra trong các cuộc hội thảo tiến hành trong hai năm 2008, 2009.

Khả năng sinh lời trong khai thác bô-xít Tây Nguyên “không hiện thực, thậm chí hầu như chắc chắn là lỗ”. Vấn đề vận tải và cảng cho việc sản xuất, xuất khẩu alumina hiện tại và trong vài năm tới “hoàn toàn bế tắc chưa thể giải quyết”. Nhà máy sản xuất alumina Tân Rai nếu làm xong, cũng có thể có nguy cơ phải nằm đắp chiếu một thời gian.

Hơn nữa, “việc sản xuất ra alumina với khối lượng vài triệu tấn/năm là quá nhỏ so với thị trường bô-xít/nhôm trên thế giới và trong thực tế chỉ có thể bán được cho một thị trường duy nhất là Trung Quốc,… tạo thêm nguy cơ phụ thuộc kinh tế và chính trị rất bất lợi cho đất nước”.

Vả lại, “cứ sản xuất một tấn nhôm sẽ tạo ra 3 tấn bùn thải có chứa hóa chất độc hại, càng sản xuất nhiều đòi hỏi phải có hồ chứa bùn đỏ càng lớn, nguy cơ thảm họa môi trường càng hơn”.

“Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên”, các nhân sĩ viết trong thư.

“Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m3 treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai và Bắc Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ…”.

“Các hồ chứa bùn đỏ sẽ là những quả bom độc treo trên đầu hàng chục triệu người với tai họa khôn lường“, lá thư lưu ý. Đó là chưa kể, “khả năng quản lý, thực thi pháp luật, lực lượng vật chất kĩ thuật phòng chống thiên tai của ta chưa thể so sánh với Hungary”.Trách nhiệm tuyệt đối với vận mệnh quốc gia

Từ những phân tích khoa học, các nhân sĩ cho rằng, việc tạm ngưng khai thác bô-xít và nghiên cứu tổng thể lại toàn bộ vấn đề bô-xít Tây nguyên “là phương án an toàn nhất, có thể giúp đất nước có đủ thời gian tìm ra những phương án tối ưu trong việc xem xét vấn đề bô-xít Tây Nguyên nói riêng và cho vấn đề phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên nói chung”.

Nhìn lâu dài về tổng thể, đây còn là phương án tốt nhất, kinh tế nhất và toàn diện nhất, với nghĩa các tổn thất được tạm hủy ngay hoặc thậm chí có khi phải đi tới kết luận sẽ phải hủy hoàn toàn việc khai thác bô-xít Tây Nguyên.

Theo các nhân sĩ – trí thức, thực hiện thỉnh cầu này đồng nghĩa với việc phải thực hiện “một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế Việt Nam và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế phải chịu đựng, nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ”.

Nhưng “dù sao, sẽ vẫn còn rẻ hơn cái giá phải trả không thể lường hết được và thậm chí không thể cứu vãn được cho những hệ quả và thảm họa có thể xảy ra”, các nhân sĩ viết trong thư.

“Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối với vận mệnh quốc gia” của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, cùng “sự thông cảm” của nhân dân cả nước “mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này”, các nhân sĩ nhấn mạnh.

Hiện nay, đã có hơn 1500 người cùng kí tên vào thư kiến nghị này.

Báo chí đưa tin chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều mỏ khai thác bô-xít trên lãnh thổ Trung Quốc để tránh thảm họa môi trưởng. Vì vậy, chúng ta có căn cứ để giải quyết vấn đề này với phía đối tác nước ngoài tham gia dự án.”

—–

———-

TỪ THẢM HỌA BÙN ĐỎ Ở HUNG-GA-RI

KIẾN NGHỊ

VỀ DỰ ÁN KHAI THÁC BÔ-XÍT Ở TÂY NGUYÊN

Kính gửi: – Ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư BCHTƯ Đảng CSVN

– Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN

- Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCNVN

- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN


Ngày 04-10-2010 đã xảy ra sự cố vỡ hồ bùn đỏ chứa phế thải từ việc sản xuất alumina cho luyện nhôm của Nhà máy Bauxit Ajka tại vùng Ajka, cách thủ đô Budapest 160 km về phía Tây Nam. Khoảng 1,1 triệu m³ nước thải bùn đỏ từ hồ bị vỡ này đổ xuống các vùng thấp chung quanh rộng gần 40 km² và một số con sông, trong đó có sông Danube. Trong vùng xảy ra tai nạn có thị trấn Kolontar hoàn toàn bị ngập trong mầu đỏ chết người. Tai nạn này (tính đến ngày 9-10-2010) làm bị thương (dưới dạng bị bỏng hóa chất) 122 người do các hóa chất độc hại có chất ăn mòn cao trong bùn gây ra, 6 người mất tích, 5 người chết, cuốn trôi khoảng 270 căn nhà, phá hủy nhiều cầu đường và làm hư hại nhiều xe cộ, tài sản khác. Số người thương vong còn có thể tăng lên do tác động của bùn đỏ chứa hóa chất tiếp tục ngấm vào cơ thể những người đã tiếp xúc với chất thải này khi hồ vỡ.

Chính phủ Hungary coi đây là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử quốc gia này. Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định thảm họa này có nhiều khả năng do lỗi của con người gây ra, vì xảy ra trong lúc tình hình thời tiết hoàn toàn bình thường, không có mưa và chưa đến mùa tuyết rơi; trước khi xảy ra tai nạn hai tuần, một phái đoàn thanh tra Thủy lợi đã có chuyến đi kiểm tra hồ và không thấy có dấu hiệu gì khác thường; trong khi đó nhà máy vẫn thường xuyên nhắc lại cam kết với nhà nước hồ bùn đỏ này không nguy hiểm… Thủ tướng Viktor Orban đánh giá thảm họa này lớn gấp nhiều lần so thảm họa tương tự đã xảy ra ở vùng Baia Mare tại Romania năm 2000. Trước tình hình như vậy Thủ tướng Viktor Orban đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vùng nơi xảy ra thảm họa và thừa nhận các khu vực bị bùn đỏ tấn công đã “không còn có thể sống được nữa”, dân cư có thể phải xây dựng cộng đồng ở những nơi khác.

Theo nhận định của người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý thảm họa của Hungary, ông Tibor Dobson, thảm họa này sẽ có thể ảnh hưởng đến 6 nước hạ lưu là Crotia, Serbia, Bulgaria, Moldova, Ukraina và Romania, và có nguy cơ trở thành thảm họa sinh thái châu lục Âu châu. Tại một số nơi nhiều thủy sản cây cối, hoa mầu và gia súc đã chết. Nhìn chung chưa đánh giá được toàn diện thiệt hại. Quốc vụ khanh Illes nói các đội cứu hộ của Hungary đang làm việc một cách tuyệt vọng, phải mất ít nhất một năm và tốn nhiều tiền của mới xử lý được; Hung-ga-ri kêu gọi sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.

Thảm họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với vấn đề hồ bùn đỏ chứa chất thải trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên.

Lường trước nguy cơ không thể kiểm soát nổi vấn đề bùn đỏ độc hại trong sản xuất alumina ở Tây Nguyên, chúng tôi, những người Việt Nam gắn bó với vận mệnh tồn vong của đất nước ký tên trong bản kiến nghị này, khẩn thiết yêu cầu

- Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Quyết định cho ngừng ngay việc xây dựng nhà máy chế biến alumina ở Tân Rai/Lâm Đồng để nghiên cứu tiếp cách xử lý;

2. Tạm hủy dự án đang đàm phán tiếp với đối tác nước ngoài về Nhà máy Nhân Cơ ở Đắc Nông;

3. Tạm thời đình chỉ việc triển khai toàn bộ tổng dự án hiện thời về việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học;

4. Lập nhóm nghiên cứu độc lập (nhóm đặc nhiệm) gồm những cá nhân có uy tín và có tâm huyết với đất nước trong giới các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế và những người hoạt động xã hội độc lập, để tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề bô-xít Tây Nguyên.

5. Những kết quả nghiên cứu lại một cách tổng thể vấn đề bô-xít Tây Nguyên của nhóm đặc nhiệm này sẽ được trình bày trước Quốc hội, đồng thời được đem ra trưng cầu ý kiến nhân dân cả nước về đề tài kinh tế – xã hội vô cùng nhạy cảm này để quyết định.

5 yêu cầu nêu trên của chúng tôi dựa vào các lý do sau đây:

Một là: Hầu hết các phản biện trong nhiều cuộc hội thảo được tiến hành năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh có sức thuyết phục là việc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên để sản xuất alumina như đang triển khai là phi kinh tế, hủy hoại môi trường, để lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia.

Hai là: Chưa nói đến những khoản đầu tư là rất lớn, rất đắt, nhưng khả năng sinh lời trong khai thác bô-xít Tây Nguyên lại không hiện thực, thậm chí hầu như chắc chắn là lỗ, việc khai thác bô-xít Tây Nguyên để sản xuất quặng sơ chế alumina rất khó cân đối được đầu vào về nguồn nhiên liệu và nguồn nước vốn rất khan hiếm ở Tây Nguyên; việc từ quặng sơ chế alumina để sản xuất ra nhôm hoàn toàn bị loại trừ vì không có đủ nguồn điện. Các phản biện của các cuộc hội thảo năm 2008 và năm 2009 đã chứng minh không thể phản bác được những nhận định này. Việc sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu tấn/năm là quá nhỏ so với thị trường bô-xít/nhôm trên thế giới và trong thực tế chỉ có thể bán được cho một thị trường duy nhất là Trung Quốc, vì cước phí vận tải rất cao; tình hình này sẽ góp phần tạo thêm nguy cơ phụ thuộc kinh tế và chính trị rất bất lợi cho đất nước. Nếu định nâng sản xuất alumina lên 5 – 6 triệu tấn/năm vào năm 2020 như dự kiến, thì đấy vẫn chỉ là một thị phần rất nhỏ trong thị trường bô-xít/nhôm thế giới và cũng vẫn chỉ có thể bán cho một người mua duy nhất là Trung Quốc, vì xu thế chung trên thế giới hiện nay là sản xuất nhôm ngay tại chỗ khai thác bô-xít để giảm chi phí vận tải. Cứ sản xuất 1 tấn nhôm sẽ tạo ra 3 tấn bùn thải có chứa hóa chất độc hại; càng sản xuất nhiều đòi hỏi phải có hồ chứa bùn đỏ càng lớn, nguy cơ thảm họa môi trường càng lớn. Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m³ treo lơ lửng trên đầu đồng bằng sông Đồng Nai và miền Bắc Nam Bộ, miền Nam Trung bộ, nơi có hàng chục triệu dân cư sinh sống. Tây Nguyên là vùng đầu nguồn của những con sông huyết mạch và có tầm ảnh hưởng quan trọng tới các vùng kinh tế trọng yếu của đất nước. Trong khi đó, do tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai ở miền Trung và ở Tây Nguyên xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn; chưa kể đến tình hình khí hậu và kiến tạo địa hình nơi khai thác bô-xít ở Tây Nguyên khắc nghiệt hơn rất nhiều (mưa cường độ lớn và tập trung trong mùa mưa, địa hình đất đai có độ dốc cao…) so với vùng Ajka ở Hungary. Ajka là vùng tương đối thấp, trong khi các vùng dự định khai thác bauxit ở Tây Nguyên đều ở trên cao, thuộc vùng Nam Trường Sơn với sườn phía Đông dốc đứng. Các hồ chứa bùn đỏ ở đây sẽ là những quả bom độc treo trên đầu hàng nhiều chục triệu người với tai họa khôn lường. Ngoài ra khả năng quản lý, thực thi pháp luật, lực lượng vật chất kỹ thuật phòng hộ chống thiên tai… của ta hiện nay chưa thể so sánh với Hungary.

Ba là: Các khảo sát nghiêm túc của nhiều nhà khoa học và kinh tế đã được trình bầy trong các hội thảo năm 2008 và năm 2009 và đã được nêu lên trong nhiều kiến nghị gửi đến Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ cho thấy: Hiện tại và trong một vài năm tới hoàn toàn bế tắc chưa có thể giải quyết được vấn đề vận tải (dù là phương án đường bộ hay đường sắt) và cảng cho việc sản xuất và xuất khẩu alumina. Các tuyến đường bộ và cảng được dự kiến trong các dự án của Tập đoàn Than & Khoáng sản (TKV) nếu định thực hiện cũng phải mất một vài năm và phải chi thêm những khoản đầu tư rất lớn, vì những tuyến đường bộ hiện có định đưa vào sử dụng đều hẹp, nhiều cua gấp tay áo và có nhiều đèo dốc cao, không thể sử dụng cho xe vận tải lớn với trọng tải và lưu lượng lớn; nếu thực hiện phương án vận tải đường sắt thì còn phải chi thêm nhiều tỷ đô-la và cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa. Có thể khẳng định, ít nhất là trong một, hai năm tới hoặc lâu hơn vấn đề vận tải hoàn toàn bế tắc. Điều này cũng có nghĩa nhà máy sản xuất alumina Tân Rai nếu làm xong, cũng có thể có nguy cơ phải nằm đắp chiếu một thời gian.

Bốn là: Giả thiết rằng các tuyến đường vận tải và cảng đã sẵn sàng, một giả thiết hoàn toàn không tưởng, chi phí cho vận tải chở các nguyên liệu và than lên núi cho sản xuất và chở alumina xuống núi cho xuất cảng rất lớn, vì đoạn đường quá dài (khoảng gần 200 km hoặc hơn nữa, tùy phương án lựa chọn), sẽ đội giá thành lên rất cao. Điều này có nghĩa chỉ riêng vấn đề chi phí vận tải trên bộ để xuất cảng theo giá FOB đã gây ra nguy cơ thua lỗ lớn. Luận chứng này cũng đã được chứng minh trong nhiều tham luận khoa học có liên quan trong suốt năm 2008 và năm 2009.

Năm là: Những vấn đề về văn hóa-xã hội, từ đó dẫn đến những vấn đề về dân tộc ở Tây Nguyên vừa qua đã khá phức tạp, hoàn toàn chưa thể coi là ổn định; nay thêm dự án bô-xit với nhiều tác hại đã chỉ ra, chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống mọi mặt của các dân tộc tại chỗ, càng làm suy thoái văn hóa các tộc người Tây Nguyên, làm rắc rối thêm các vấn đề xã hội, sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn, cả về an ninh và quốc phòng ở vùng chiến lược này.

Sáu là: Với 5 lý do trình bày trên, chúng tôi thấy việc thực hiện 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này là phương án an toàn nhất, có thể giúp đất nước có đủ thời gian tìm ra những phương án tối ưu trong việc xem xét vấn đề bô-xit Tây Nguyên nói riêng và cho vấn đề phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên nói chung. Nhìn lâu dài về tổng thể, 5 yêu cầu nêu trong kiến nghị này còn là phương án tốt nhất, kinh tế nhất và toàn diện nhất, với nghĩa các tổn thất do phải tạm hủy ngay hoặc thậm chí có khi phải đi tới kết luận sẽ phải hủy hoàn toàn việc khai thác bô-xit Tây Nguyên, dù sao sẽ vẫn còn “rẻ” hơn cái giá phải trả không thể lường hết được và thậm chí không thể cứu vãn được cho những hệ quả và thảm họa có thể xảy ra. Báo chí đưa tin chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa nhiều mỏ khai thác bô-xit trên lãnh thổ Trung Quốc để tránh thảm hoạ môi trường. Vì vậy, chúng ta có căn cứ để giải quyết vấn đề này với phía đối tác nước ngoài tham gia dự án.

Thưa các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,

Chúng tôi hiểu thực hiện lời thỉnh cầu khẩn thiết này có nghĩa là phải thực hiện một quyết định rất đau đớn chưa hề có trong lịch sử kinh tế nước ta và sẽ là một tổn thất lớn mà nền kinh tế nước ta phải chịu đựng – nhất là Nhà máy chế biến alumina Tân Rai đã hoàn thành được một phần lớn và đã làm được nhiều việc quan trọng trong triển khai dự án Nhà máy Nhân Cơ. Chỉ có lòng dũng cảm và ý thức trách nhiệm tuyệt đối đối với vận mệnh quốc gia của các vị cùng với sự thông cảm của đồng bào cả nước mới đủ sức đi tới thực hiện quyết định khó khăn này. Song thà chịu như vậy còn hơn để lại hậu họa khôn lường cho mai sau!

Kính mong Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ xem xét và chấp nhận.

Làm tại Hà Nội ngày 9 tháng 10 năm 2010


Chuẩn bị kiểm tra thực địa các dự án bôxít(VietNamNet)- Ủy ban KHCN&MT Quốc hội sẽ tham gia đoàn công tác liên ngành đi tìm hiểu tình hình triển khai các dự án bôxít Tây Nguyên, sau sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ ở Hungary.

Kiến nghị kính gửi Tam Vị chủ trương trang mạng Bauxite Việt Nam: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng

Người viết kiến nghị: Bằng Phong Đặng văn Âu

Thành phố Houston, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, ngày 20 tháng 10 năm 2010

Kính thưa Tam Vị,

Xin tự giới thiệu: Họ tên tôi là Đặng văn Âu, sinh quán làng Nho Lâm, Phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Trung Việt. Vì sinh ra trên đất nước Việt Nam, tôi được mang quốc tịch Việt Nam. Năm 1954, các cường quốc chia đôi nước Việt Nam tại vỹ tuyến 17 thành hai quốc gia: Miền Bắc là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa; Miền Nam là nước Việt Nam Cộng Hòa. Mẹ tôi chọn Miền Nam làm nơi sinh sống; do đó, tôi trở thành công dân nước Việt Nam Cộng Hòa. Đó là sự chọn lựa của Mẹ tôi. Lúc thành niên, tôi đã tình nguyện gia nhập quân đội để chiến đấu bảo toàn lãnh thổ và nền tự do của nước tôi. Cuộc chiến đấu ấy rất chính đáng (noble cause) vì nhằm bảo vệ giá trị truyền thống dân tộc. Bởi yếu thế, nên nước Việt Nam Cộng Hòa phải dựa vào Hoa Kỳ để ngăn chặn làn sóng Đỏ, giống như ngày nay nhân dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hân hoan trước lời tuyên bố của bà Ngoại trưởng – Hillary Clinton – rằng nền an ninh của Biển Đông cũng là nền an ninh của Hoa Kỳ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xâm lăng nước tôi, thủ tiêu nước Việt Nam Cộng Hòa. Vì sự sống còn của bản thân, tôi đã lưu vong ra hải ngoại. Năm 1982, được Hoa Kỳ chấp nhận, tôi đã tuyên thệ trở thành công dân Hoa Kỳ với đầy đủ quyền hạn như một người sinh ra tại chính quốc, chẳng có sự phân biệt đối xử nào. Lần này là sự lựa chọn của bản thân. Tôi rất lấy làm hãnh diện làm công dân của quốc gia mà tôi có quyền công khai bày tỏ nguyện vọng hay phản đối một cách thẳng thắn, không hề lo sợ bất cứ một sự đe dọa nào từ phía nhà cầm quyền.

Nhân đọc thấy trên trang mạng của Tam Vị đăng kiến nghị thỉnh cầu Đảng Cộng Sản Việt Nam ngưng lập tức công trình khai thác quặng mỏ “bauxite” tại Tây Nguyên do Trung Quốc điều hành, tôi cũng xin có một kiến nghị kính gửi tới Tam Vị. Dĩ nhiên đây là vấn đề sinh tử của Đất Nước của Tam Vị, tôi là người đã mất nước (VNCH) và trở thành công dân Hoa Kỳ thì dính dáng gì mà tôi lại xen vào, phải không? Tôi đoán chừng Tam Vị sẽ thắc mắc như thế. Xin thưa: Dù không còn là công dân Việt Nam, nhưng đứng trên phương diện tình nhân loại, tôi vẫn phải có bổn phận của một con người đối với con người như những thành viên của Hội Y Sĩ Không Biên Giới, Nhà Báo Không Biên Giới chẳng dính dáng gì đến dân tộc khác mà họ vẫn thường lên tiếng bênh vực cho quyền làm người ở các quốc gia trên thế giới. Huống chi tôi còn có mối quan hệ huyết thống với nòi giống Việt Nam thì bổn phận đóng góp ý kiến của tôi cũng là một nghĩa vụ chính đáng (noble cause).

Tuy tôi viết kiến nghị kính gửi Tam Vị bằng ngôn ngữ Việt Nam, nhưng sợ rằng vì hệ tư tưởng khác nhau thì ngữ nghĩa của câu chữ sẽ khác nhau. Ví dụ: Miền Bắc xua quân xâm lăng Miền Nam, biến Miền Nam thành nhà tù khổng lồ thì Miền Bắc gọi là giải phóng; trong khi ấy cùng là ngôn ngữ Việt Nam thì Miền Nam hiểu nghĩa chữ giải phóng là mang lại tự do cho kẻ đang bị cùm kẹp, nô lệ. Nhân dân Miền Nam có tự do hơn Miền Bắc, chúng tôi không cần được giải phóng. Thành thử, tôi đã gọi điện về Việt Nam để hỏi một vị danh sĩ Bắc Hà, người từng bị tù vì bất đồng chính kiến:

– Thưa anh, tôi định viết một kiến nghị, nhưng muốn cho chính xác nên xin hỏi anh, có phải kiến nghị nghĩa là đạo đạt một ý kiến, một đề nghị của cấp dưới lên cấp trên?

Vị danh sĩ đáp:

– Đúng thế!

Tôi hỏi tiếp:

– Tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, là vị Cha Đẻ Quân Đội Nhân Dân, mà khi đưa ra một đề nghị cho hàng con cháu của mình thì lại viết kiến nghị mà không bảo ban? Ông Giáp ở tư thế cha chú của lãnh đạo Đảng, đâu phải là cấp dưới?

Vị danh sĩ giải thích:

– Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nghỉ hưu, không còn ở trong hàng ngũ lãnh đạo, đã trở thành thường dân thì phải đạo đạt ý kiến của mình lên người đang lãnh đạo Đất Nước!

Tôi vẫn chưa cảm thấy thỏa đáng với lời giải thích đó, bèn hỏi tiếp:

– Thưa anh, tôi nghe nói người dân trong nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là chủ nhân của xứ sở và người cán bộ là đầy tớ của nhân dân. Tại sao khi ông Giáp về hưu, trở thành chủ nhân lại viết thư xin xỏ đầy tớ là nghĩa làm sao? Có phải câu đồng dao của đám trẻ con đời xưa hát rằng “sinh con rồi mới sinh cha; sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông” ứng với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa?

Có lẽ vị danh sĩ ngại bị rơi vào vùng “nhạy cảm”, nên ông chỉ cười Trừ (–). Ông không dám cười Cộng (+). Tôi hoàn toàn thông cảm tình cảnh của danh sĩ phải sống dưới chế độ dân chủ gấp vạn lần, nên trong cái cười cũng phải làm phép tính Cộng Trừ. Cười Cộng (+) là phạm tội chế nhạo lãnh tụ!

Kính thưa Tam Vị,

Như đã xác minh ở phần mở đầu, tôi là công dân Hoa Kỳ, không phải là Việt Kiều. Hai chữ “Việt Kiều” do Nhà Nước Cộng Sản đặt ra để gọi những người có nguồn gốc Việt Nam sống ở nước ngoài, tôi không chấp nhận danh xưng do Đảng Cộng Sản gán ghép. Cũng như tôi không chấp nhận hai chữ “Ngụy quân” do cộng sản chụp mũ tôi. Trước sau, tôi vẫn là người chiến đấu cho lý tưởng tự do (noble cause). Dù không phải là cấp dưới của Tam Vị, nhưng tôi kính trọng những nhà trí thức như Tam Vị đã kiên trì thay mặt quốc dân bày tỏ nguyện vọng, nên Tam Vị hãy coi đây là một kiến nghị của người có liên hệ huyết thống nòi giống Việt đạo đạt ý kiến lên Tam Vị bằng lời lẽ hết sức trân trọng.

Tính đến nay, có cả ngàn kiến nghị của nhiều cấp bộ trong Đảng Cộng Sản Việt Nam gửi đến các nhà lãnh đạo – từ các vị mệnh danh là “lão thành cách mạng” từng vào tù ra khám, từng nằm gai nếm mật, từng hy sinh máu xương để mang lại “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc” cho nhân dân; từ những nhà trí thức, nghệ sĩ, chiến sĩ các cấp luôn luôn khao khát giá trị nhân bản làm thăng hoa cuộc sống cho giống nòi. Nhưng tất cả những kiến nghị thành khẩn, tha thiết đều bị ném vào sọt rác. Thiết nghĩ người viết kiến nghị phải tự đặt câu hỏi: Phải chăng các nhà lãnh đạo này bị mắc bệnh lòa, bệnh điếc, bệnh kiêu ngạo? Phải chăng các nhà lãnh đạo này không có trái tim, đã mất hết bản tính người? Phải chăng các nhà lãnh đạo này là nhân thân của ngoại bang được phái tới Việt Nam để đô hộ cái dân tộc này?

Và câu trả lời là phải, thì tại sao Tam Vị cứ tiếp tục gửi kiến nghị đến kẻ khinh rẻ mình, những kẻ không thèm đếm xỉa đến nguyện vọng dân mình, mà không gửi kiến nghị cho quốc dân? Tôi đang sống ở hải ngoại, tức là ngoài vòng kiềm tỏa của chế độ, chẳng có điều gì nguy hại cho bản thân, nếu tôi đặt bút ký vào bản kiến nghị đang đăng trên mạng Bauxite Việt Nam là việc quá dễ dàng. Nhưng tôi không xin ghi tên mình vào bản kiến nghị đó, vì tôi không tin sự ủng hộ của mình sẽ được lãnh đạo cộng sản Việt Nam đáp ứng. Tôi sẵn sàng ký, nếu bản kiến nghị ấy gửi cho nhân dân Việt Nam, những chủ nhân của Đất Nước. Đây là phác thảo bản gợi ý kiến nghị mà tôi xin trân trọng gửi đến Tam Vị:

“Kính thưa quốc dân đồng bào, những chủ nhân của Đất Nước,

Từ nhiều thập niên qua, đã có rất nhiều nhà yêu nước đủ mọi thành phần xã hội, nam phụ lão ấu, đã đạo đạt kiến nghị lên các nhà lãnh đạo Đất Nước, nhưng họ không nhận được bất cứ một đáp ứng nào từ phía những người có trách nhiệm với xứ sở.

Các Thủ tướng đã từng than thở Việt Nam đang đối diện hai trận giặc: Nội xâm và Ngoại xâm. Giặc nội xâm là nạn tham quan ô lại, cán bộ biến chất, hống hách cửa quyền, hà hiếp nhân dân. Giặc ngoại xâm là ngoại bang giả trá nhân nghĩa: nơi cửa miệng rêu rao tình đoàn kết môi hở răng lạnh, mười sáu chữ vàng; nhưng thâm tâm vẫn nuôi tham vọng truyền kiếp đồng hóa dân ta, biến nước ta thành Giao Chỉ quận. Thế mà từ bao năm nay, các nhà lãnh đạo không hề có một động thái nào để chống lại hai trận giặc đó. Tham nhũng càng ngày càng hoành hành, quan chức càng ngày càng ức hiếp dân, nỗi oan không hề được giải quyết. Trước sự hống hách, lấn chiếm của kẻ thù Phương Bắc, chính quyền tỏ ra nhu nhược đã đành, mà còn đàn áp, đánh đập, bỏ tù bất cứ ai lên tiếng đòi bảo vệ tấc đất của tổ tiên.

Phương châm cai trị của Đảng là: “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp – cha đẻ Quân đội Nhân Dân – cùng nhiều Tướng lĩnh khác đã gửi kiến nghị đến lãnh đạo Đảng để yêu cầu tạm dừng dự án khái thác quặng bauxite ở Tây Nguyên để xem xét lợi, hại. Nhưng lãnh đạo trả lời rằng đó là chủ trương lớn của Đảng, không còn bàn bạc gì nữa!

Tây Nguyên là cao điểm chiến lược, là yết hầu của cả nước. Hơn một ngàn năm qua Trung Quốc vẫn thèm khát thôn tính Việt Nam. Dù hiện nay lãnh đạo của ta đã thắt chặt hữu nghị với các nước trong khối ASEAN, Ấn độ, Nhật Bản, Đại Hàn và Hoa Kỳ, giao thông hàng hải trên Biển Đông tuy hy vọng được bảo đảm an toàn, nhưng yết hầu của ta đang bị bàn tay Trung Quốc có thể xiết bất cứ lúc nào. Ấy là khi Trung Quốc xây xong hồ chứa bùn đỏ có dung tích hàng chục triệu thước khối. Nếu lãnh đạo ta ngoan ngoãn đối với Trung Quốc thì họ để yên. Nếu lãnh đạo ta không biết vâng lời, họ sẽ “xả hồ” cho hàng chục triệu thước khối bùn đỏ đổ xuống đồng bằng Đồng Nai. Hồ chứa bùn đỏ kia là một quả bom nổ chậm treo lơ lửng trên nóc nhà Việt Nam. Trong tình huống đó thì nước ta còn gì là chủ quyền?

Mới đây, chứng kiến hồ chứa bùn đỏ ở Hung-Ga-Ry bị tràn, gây tác hại đến các quốc gia Âu Châu, chúng tôi liền mượn dịp này để một lần nữa cảnh báo với lãnh đạo Đảng về nguy cơ tồn vong của xứ sở nhằm thỉnh cầu chấm dứt khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Hiện nay đã có hơn một ngàn chữ ký (hy vọng sẽ gia tăng) của người Việt khắp bốn bể năm châu, nhưng hy vọng được lãnh đạo Đảng lắng nghe rất mong manh, bởi vì chúng tôi không có một biện pháp nào để buộc lãnh đạo tuân thủ nguyện vọng. Bởi vậy, chúng tôi xin kính gửi kiến nghị này đến toàn thể quốc dân hợp sức nhau cùng có hành động nào đó thì may ra mới có thể áp lực lãnh đạo Đảng không còn coi khinh nguyện vọng quần chúng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp giành độc lập, chúng ta tuy yếu thế nhưng đã hành động (tuy thụ động) rất hiệu quả. Đó là đình công bãi thị, bãi khóa, tiêu thổ kháng chiến, vườn không nhà trống. Nay mối nguy trước mắt sẽ khủng khiếp hơn sự cai trị của Thực dân, vậy đồng bào không thể ngồi yên chờ cho thảm họa xảy tới. Năm kia, một thiếu nữ bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc sát nhập hải đảo Trường Sa, Hoàng Sa vào huyện Tam Sa của họ bằng một hành động rất ngoạn mục mà chúng tôi tin rằng nếu đồng bào cả nước noi gương cô thi hành thì chắc chắn lãnh đạo Đảng không cách nào bỏ tù toàn thể nhân dân được. Đó là cô Phạm Thanh Nghiên, quê quán Hải Phòng, dáng người nhỏ bé, yếu ớt, nhưng ý chí dũng cảm kiên cường, đã tọa kháng tại gia và cầu nguyện. Cô đã bị Nhà Nước bỏ tù từ đó. Nay đồng bào cả nước làm cuộc Tổng Tọa Kháng Tại Gia như cô Phạm Thanh Nghiên để xem có thể cứu vãn Đất Nước được hay không?

Chúng tôi xin kiến nghị với toàn thể đồng bào:

Tiến hành cuộc Tổng Tọa Kháng Đợt I kéo dài một ngày (ngày phát khởi do Tam Vị quyết định), đồng bào cả nước tọa kháng tại gia, nhất định không đi ra đường, không làm việc gì cả, chỉ cất tiếng cầu kinh tùy theo tôn giáo của mình. Nếu người nào không có tín ngưỡng tôn giáo thì đem Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du ra đọc, vì “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn; tiếng ta còn thì nước ta còn” (Phạm Quỳnh). Tiếng cầu kinh, tiếng thơ Kiều sẽ vang lừng cả nước thì nhất định phải tới tai lãnh tụ. Nếu không thấy Đảng có một động thái nào, chúng ta sẽ phát động Đợt II kéo dài hai ngày (ngày phát khởi cũng sẽ do Tam Vị quyết định). Cứ thế tăng dần số ngày sau mỗi đợt cho đến khi nào các lãnh đạo chịu nghe theo nguyện vọng nhân dân thì mới thôi. Năm ngoái, Hòa thượng Quảng Độ đã lên tiếng kêu gọi đồng bào thi hành chiến dịch phản kháng cũng bằng phương thức này, nhưng bất thành, vì (1) sự quảng bá chưa được phổ biến rộng rãi; hoặc (2) vì lúc bấy giờ đồng bào chưa nhìn thấy thảm họa bùn đỏ ghê gớm xảy ra tại Hung-ga-ry? Nay “bùn đỏ Tây Nguyên” đích thực là quả bom nổ chậm mà Trung Quốc sẵn sàng châm ngòi thì lẽ nào đồng bào không đáp ứng lời kêu gọi của chúng tôi?”

Kính thưa Tam Vị cùng toàn thể quý vị đã đặt bút ký vào bản kiến nghị về nguy cơ Bauxite ở Tây Nguyên,

Tôi tin chắc rằng một khi quý vị đạo đạt kiến nghị phản ảnh sự sống còn của dân tộc mà được quần chúng phụ họa, thì quý vị hy vọng người có trách nhiệm với Đất Nước phải nghe theo, chứ không phải quý vị làm cho có hình thức như kiến nghị được đăng tải trên trang mạng Bauxite hiện nay để lương tâm yên ổn. Thiết nghĩ, đã đến lúc quý vị phải kêu gọi sự hỗ trợ của quần chúng, vì các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện nay đều đã bị cấy “sinh tử phù” nên không cần đếm xỉa đến tiếng kêu của hàng ngũ trí thức, họ để mặc cho Đất Nước ra sao thì ra. Chủ nghĩa Xã Hội (CNXH) đã bị nhân loại ném vào thùng rác, họ vẫn nhất định đẩy Cả Nước Xuống Hố (CNXH) thì không còn nghi ngờ cái dã tâm của họ nữa!

Để cho công cuộc vận động đến được với quảng đại quần chúng, tôi đề nghị Tam Vị gửi kiến nghị đến các lãnh đạo tôn giáo để các Ngài vận động giáo dân của các Ngài. Nếu cuộc vận động này mà cũng bị đồng bào Việt Nam không đáp ứng thì rõ ràng nhân dân Việt Nam chấp nhận nằm chờ chết, vì ý lực sinh tồn đã mất. Chúa, Phật, Thánh Thần giáng trần cũng đành bó tay!

Kính thưa giáo sư Nguyễn Huệ Chi,

Kính thưa nhà giáo Phạm Toàn,

Kính thưa Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng,

Tuy nay tôi là công dân Hoa Kỳ, nhưng Việt Nam là nơi chôn nhau cắt rốn của tôi, là nơi nắm xương của tổ tiên, ông bà, cha mẹ tôi làm cho đất Việt mầu mỡ, là nơi bà con quyến thuộc bạn bè tôi sinh sống, nên tôi vẫn phải có nghĩa vụ đóng góp tâm nguyện của tôi cho non sông. Ước mong rằng kiến nghị này của tôi được Tam Vị lắng nghe và thi hành, cũng như Tam Vị cùng những vị đã đặt bút ký vào kiến nghị mong ước lãnh đạo Việt Nam lắng nghe. Tam Vị chẳng còn gì để mất mát, tại sao ngần ngại không thử thi hành giải pháp do tôi đề nghị?

Tôi mãnh liệt tin rằng hành động “Tọa Kháng” của cô Phạm Thanh Nghiên là một thông điệp do hồn thiêng sông núi gửi cho nhân dân Việt Nam. Cô Phạm Thanh Nghiên chính là sứ giả của Tổ Hùng Vương gửi xuống trần thế! Vấn đề còn lại là ý chí nhân dân Việt Nam có muốn thể hiện thông điệp ấy hay không mà thôi. Tôi hy vọng Tam Vị lưu tâm nghiên cứu đề nghị của tôi, rồi cùng nhau bàn bạc để viết ra một bản kiến nghị gửi cho quốc dân giống như một hịch truyền bằng lời lẽ hùng hồn, thống thiết chẳng khác nào xưa kia Đức Trần Hưng Đạo đã viết bài Hịch Tướng Sĩ.

Đất Nước Việt Nam đang trên bờ vực thẳm, tình thế cấp bách lắm rồi! Sự thỏa hiệp của Tam Vị với Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tới cực điểm rồi! Đây là thời khắc Tam Vị phải kêu gọi quần chúng Việt Nam bày tỏ thái độ ôn hòa, nhưng cương quyết, vì quả bom “Bauxite” có thể nổ bất cứ lúc nào.

Kính bút,

Bằng Phong Đặng văn Âu

Ghi chú: Trước tiên, tôi gửi kiến nghị này trực tiếp đến Tam Vị và sau đó sẽ gửi các trang mạng khác để nhờ phổ biến rộng rãi khắp toàn cầu.

Xử lý lưu huỳnh trong bioga bằng bùn đỏ

21/10/2010 20:59:00- Viên lọc được sản xuất từ bùn đỏ có thể xử lý khí lưu huỳnh (H2S) trong khí biogas - trước khi được đưa vào bếp đốt .

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Trường ĐH Bách khoa TP. HCM phối hợp với Viện Công nghệ sinh học Việt Nam, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM và ĐH Tokyo, đã thống nhất chọn viên lọc được sản xuất từ bùn đỏ để xử lý khí lưu huỳnh (H2S) trong khí biogas - trước khi được đưa vào bếp đốt (thuộc dự án biomass) tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.

Công nghệ này được hình thành từ ý tưởng tận dụng thành phần có ích của bùn đỏ - vốn có khả năng hấp phụ cao, giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo TS. Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu (RPTC), ĐH Bách khoa TP.HCM, ngoài lưu huỳnh, trong biogas còn có CO2 và nước, song lưu huỳnh là chất khó xử lý và gây hại cho thiết bị đốt. Nhờ đặc tính nhiều sắt và nhôm của bùn đỏ, bùn đỏ dễ tạo thành viên để lọc lưu huỳnh trong khí biogas trước khi đốt.

Sau thời gian lọc khoảng 6 tháng, lưu huỳnh sẽ được tách ra để tái sử dụng. So với việc xử lý lưu huỳnh bằng mạt sắt trước đây, bùn đỏ xử lý được lưu huỳnh hiệu quả tốt hơn, chi phí thấp hơn.

Trước đó, Công ty TNHH Sản xuất - Xuất nhập khẩu lương thực Bình Dương (Bidofood) cũng đã sử dụng viên lọc này để lọc khí lưu huỳnh trong quá trình sấy bột và chạy máy phát điện.

Theo TS Quyền, ngoài việc áp dụng hút lưu huỳnh trong biogas, bùn đỏ còn có thể xử lý lưu huỳnh trong các môi trường và công việc khác.

- “Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban nhôm – bô xít, Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV)” : Chỉ động đất mới vỡ được hồ bùn đỏ Tây Nguyên (VNE). – “Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc TKV” Hồ chứa bùn đỏ Tây Nguyên chịu được động đất cấp 7? (SGTT). - Ghi lại trên bia đá Văn Miếu Trấn BiênThôi hết hy vọng rồi. Bây giờ chỉ còn mỗi cách là về Văn Miếu Trấn Biên ghi rõ vào bia đá: “Năm Canh Dần ,2010, mấy quan có quyền nhưng vì cái ăn, cái mặc của bản thân ,gia đình và dòng họ, nên đã im lặng chấp nhận cho việc sản xuất bùn đỏ trên đầu nguồn sông Đồng Nai. Dù rằng họ biết khi bùn đỏ tràn xuống hạ lưu, Văn miếu Trấn Biên sẽ hoang tàn vì người người phải di tản. Xin tổ tiên thứ lổi cho dân đen bất tài, bất lực không thể can ngăn!” (Kinh tế biển). – Tranh luận về thảm họa bùn đỏ: TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN (Nhịp cầu TG)- DANH SÁCH KÝ KIẾN NGHỊ TÍNH ĐẾN NGÀY 20/10/2010 (1500 người) (talawas)

- Ba câu hỏi lớn dành cho Quốc hội (SGTT 20-10-10) -- Bài Mỹ Lệ . ““Vụ án” Vinashin và những hệ luỵ đằng sau nó, hiệu quả của nhà máy lọc dầu Dung Quất, việc khai thác bôxít ở Tây Nguyên là ba câu hỏi lớn đang được chờ đợi câu trả lời từ Quốc hội”

- Chúng ta tham một chút thì con cháu không còn đất lành để sống (SGTT 20-10-10) -- Bài Đặng Hùng Võ . “Vấn đề khai thác bôxít ở nước ta đã được dư luận quan tâm từ vài năm nay với những ý kiến của nhiều trí thức, người dân chưa đồng tình với các dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên. Đây là những ý kiến hết sức xây dựng, lo lắng cho nỗi lo lắng của nước, trăn trở với nỗi trăn trở của dân. Khai thác ngày hôm nay, khi công nghệ chưa cao thì vừa làm mất đi khoáng sản khi khoáng sản đó không phải là yếu tố quyết định cho con đường phát triển, vừa làm tổn hại quá lớn cho môi trường mà rất nhiều người dân phải gánh chịu.”

- Nhà thơ Nguyễn Duy: Xin đừng tạo thêm nguy cơ thảm hoạ nữa! (SGTT 20-10-10) . “Rất nhiều ý kiến phản biện cho rằng: việc khai thác bôxít ở Tây Nguyên để sản xuất alumin như đang triển khai là phi kinh tế, huỷ hoại môi trường, để lại nhiều hệ quả khó lường về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội, uy hiếp nghiêm trọng an ninh quốc phòng của quốc gia…”

- TKV nói gì về mối lo bùn đỏ? (Thanh niên). - Vì môi trường, Úc hủy dự án bauxite.

- Học Hungary kinh nghiệm xử lý bùn đỏ (Người LĐ). -- Hungari Chuẩn bị bồi thường cho nạn nhân bùn đỏ (PLTP)

Hồ chứa bù đỏ Tây Nguyên chịu được động đất cấp 7? (Sgtt)-*Xuất khẩu than để cân đối tài chính

SGTT.VN - Chiều nay (20.10), tại cuộc họp báo của tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV), ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc TKV, trả lời câu hỏi về các giải pháp của TKV đang thực hiện để đảm bảo an toàn cho các hồ chứa bùn đỏ phục vụ việc khai thác bauxite tại Tây Nguyên, ông Hùng nói TKV đã nghiên cứu, sử dụng các loại thiết bị, công nghệ xây dựng, bảo quản hồ chứa được nghiên cứu, tư vấn, thẩm định kỹ trước khi áp dụng. Các hồ chứa bùn đỏ được xây dựng xa hệ thống sông suối, xa các khu dân cư. Mỗi hồ được chia thành các khoang, mỗi khoang có diện tích 14-16 ha, có khả năng chứa hàng triệu m3. Các hồ nằm ở thung lũng, phần thấp sẽ làm đập. Bùn sẽ đưa vào từng hồ một.


Bùn đỏ bao trùm hàng chục km2 với nhiều nhà dân tại Hungary.

"Các hồ chứa được xây dựng có thể chịu đựng được động đất cấp 7 trong khi thực tế ở Tây Nguyên, mức động đất cao nhất lâu nay đo được là ở cấp 6", ông Hùng nói.

* Về nguyên nhân việc cung ứng than cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng khó khăn, gây nên phản ứng từ hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa qua, ông Hùng cho rằng có nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của thời tiết, gây khó khăn cho hoạt động khai thác than của tập đoàn này. Nhưng theo ông Hùng, về phía khách hàng, cũng có chuyện một số công ty xi măng mới hoạt động nên sản xuất chậm hơn dự kiến hoặc sản xuất chưa ổn định trong thời gian đầu nên khối lượng than mua thấp hơn dự kiến.

Tổng số lượt xem trang