ttngbt vừa nhắc thì có ngay tin nè:-Ngày mai Lý Sơn đón 9 ngư dân trở về TTO - Ngày mai 25-10, phía Trung Quốc sẽ lai dắt tàu cá QNg-66478 của ông Mai Phụng Lưu, xã An Hải, huyện Lý Sơn từ đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) cùng 9 ngư dân trên tàu cá này bàn giao cho Việt Nam ngay trên biển.
Chiều 24-10, ông Võ Xuân Huyện, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), cho biết như vậy.
Bà Phạm Thị Lên (65 tuổi, mẹ ruột của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu) và bà Phạm Thị Lan (vợ của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu) không kìm được cảm xúc khi nhận được tin chồng con gọi từ đảo xa về - Ảnh tư liệu |
Ông Huyện cho biết sẽ có 2 tàu của Việt Nam (1 tàu của cảnh sát biển và 1 tàu cứu hộ cứu nạn) ra đón 9 ngư dân, đồng thời huyện Lý Sơn cũng đang kêu gọi một số tàu thuyền của ngư dân ra Hoàng Sa cùng cùng đón và đưa ngư dân trên tàu QNg-66478 về quê.
Vị trí đón 9 ngư dân tại tọa độ 16 độ 30 phút độ vĩ bắc - 111 độ 06 phút độ kinh đông.
Chiều cùng ngày, ông Trương Ngọc Nhi, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi , nói sau khi các tàu đón 9 ngư dân về địa phương, UBND tỉnh sẽ có buổi gặp mặt, thăm hỏi, động viên 9 ngư dân này.
Hiện tại, gia đình của 9 ngư dân vẫn đang mòn mỏi chờ ngày đoàn tụ.
Ông Trương Thế Mỹ, phó chủ tịch UBND xã An Hải, huyện Lý Sơn, cho hay địa phương đã hỗ trợ trước mắt 15kg gạo/tháng/khẩu đối với gia đình của 9 ngư dân.
Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn – đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng sẽ hỗ trợ số tiền 5 triệu đồng/ngư dân cho 9 ngư dân trên tàu QNg-66478 có điều kiện ổn định cuộc sống sau sự cố này.
- Ngày 25/10, Trung Quốc bàn giao tàu cá cùng 9 ngư dân“…tại tọa độ 16 độ 30 phút độ vĩ bắc – 111 độ 06 phút độ kinh đông” (Bee). anhbasam:– Trân quý lời người xưa (Nguyễn Vĩnh) “Cho nên cái họa lâu dài của ta là họa Trung Quốc. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp, không thôn tính được ta thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lần lần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích”.-Đất hiếm mà không hiếm (Bee)-Việt Nam là nước có tiềm năng về đất hiếm, dự báo đạt trên 10 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn.
- Cuốn sách về cuộc chiến tranh VN xuất bản năm 1972, nay lại được tái bản với phần giới thiệu và phân tích thêm của tác giả liên quan tới kinh nghiệm cho cuộc chiến ở Afghanistan của Mỹ - Deep into the roots of war: War Comes to Long An by Jeffrey Race (Asia Times).
- Coi tin nầy, khó ai biết ông tướng đó là ai: Đoàn Gia quyến Tướng Hồng Thủy Việt Nam sang thăm Trung Quốc (CRI). Hoa ra là tướng Nguyễn Sơn, được mệnh danh là “lưỡng quốc tướng công”. Có điều đài CRI tiếng Việt của Trung Quốc không hề gọi tên Việt Nam của ông.-
- Phái đoàn quân sự Trung Quốc thăm Bắc Triều Tiên (VOA).- China breaks up anti-Japan protestsLANZHOU, China (Reuters) - Chinese police on Sunday broke up protests against Japan in the northwestern city of Lanzhou over a territorial dispute that has stoked tensions between Asia's two biggest economies.-Khác với Việt Nam, sinh viên học sinh Trung Hoa và Nhật Bản tha hồ biểu tình! (DCVOnline)-
- Đối phó với nạn làm nhái: Nga xiết chặt luật xuất khẩu vũ khí (VietnamDefence). – Châu Âu tấp tểnh bỏ cấm vận vũ khí với Trung Quốc: Italia mời chào máy bay C-27J.
Chuyện 9 ngư dân đã về chưa không biết???-- Ngoại trưởng Mỹ thăm Hà Nội vào tuần tới (Lao động).
Trung Quốc có bản đồ trực tuyến có thể xem dạng 3D (Bee)-Dịch vụ bản đồ được kiểm soát chặt chẽ ở Trung Quốc và công ty nào muốn cung cấp phải có giấy phép.-Lo sợ Trung Quốc, Nhật Bản tăng cường tàu ngầm? (Đất Việt)-Nhật Bản đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội tàu ngầm lên con số 22 chiếc thay vì 16 chiếc như hiện nay nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản.
- “Đất hiếm”, một thứ vũ khí mới của Bắc Kinh — (RFI) Kể từ cuối tháng chín trở lại đây khi quan hệ Trung Nhật trở nên căng thẳng thì người ta thấy Trung Quốc đã tung ra một chiêu mới hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Có vẻ như thứ "vũ khí" này tỏ ra có hiệu quả ngay, khiến Tokyo phải nháo nhào đi tìm nguồn cung ứng đất hiếm mới, một nguyên vật liệu không thiếu được cho lĩnh vực công nghệ cao cấp.
Tướng TQ Lưu Á Châu: “Đâu là chỗ đáng sợ của nước Mỹ”? Đàn Chim Việt
Trích bài nói chuyện của Trung tướng Lưu Á Châu. Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ?
Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy.
Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán. Lên lớp giờ chính trị, một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.” Nhưng, chính là cái nước tư bản mục nát suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới.
Vậy cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
1. Cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế,
a. họ không mắc sai lầm hay họ ít mắc sai lầm;
b. họ mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai, lại thường xuyên mắc sai lầm.
Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân ! Có lòng dân thì quốc gia có lực hội tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất.
Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, mà chưa thấy sự mất cân đối nghiêm trọng về chiến lược. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ , Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước như Hàn Quốc, Phillippines , Indonesia , vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
2. Nền văn hoá hừng hực khí thế đi lên. Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi nói: Tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá hừng hực khí thế đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết.
3. Sức mạnh tinh thần, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ. Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai họa ập đến thể xác ngã xuống, nhưng tinh thần vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc qua đó chúng ta có thể để nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ.
a. Sau khi toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy ùng ùng. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm.
Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy.
b. Hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị đập phá, một số thương nhân người A Rập bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết.
c. Chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Dù trong tình hình ấy họ còn biểu quyết có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Dân chủ là gì? đây là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
- Nga-Hàn cạnh tranh cung cấp tàu ngầm cho Indonesia (VTC/Armstrade).-- Lý do chính khiến Nhật Bản tăng cường tàu ngầm? (Bee).
Đẩy mạnh tuyên truyền về biển, đảo cho kiều bào (TNO)-Hôm qua 22.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Ngoài nước và Quân chủng Hải quân đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động tuyên truyền về biển, đảo giai đoạn 2010-2015. Hôm qua 22.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Ngoài nước và Quân chủng Hải quân đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động tuyên truyền về biển, đảo giai đoạn 2010-2015.
Cũng trong chương trình này, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Công tác Đảng ngoài nước (31.3.1963 - 31.3.2011), Đảng ủy Ngoài nước sẽ phát động cuộc vận động “Cán bộ, đảng viên, người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Trường Sa, hướng về biển, đảo của Tổ quốc thân yêu” để ủng hộ bộ đội hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK1. <<:: còn thiếu mà: HS-TS-VN>>
Indian premier to visit Japan, Malaysia, Vietnam DPA-Hàn Quốc chạy đua xuất khẩu vũ khí (Bee)-Chính phủ Hàn Quốc dự định tăng kim ngạch xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự đến 4 tỷ USD vào năm 2020.
Nhật - Tàu ngầm - Chạy đua vũ khí: Japan's submarine plan raises arms race fears (SCMP 22-10-10)
Báo “Nhân đạo” Pháp ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp (VOV)-Tờ tạp chí “Nhân đạo” của Pháp số cuối tuần 22 và 23/10 dành đặc biệt 6 trang in màu để viết về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.
Trung Quốc dùng "con bài" đất hiếm để đáp trả Mỹ (CafeF)-Nắm thế “thượng phong” về cái mà thế giới đang khao khát, Trung Quốc khiến cả Mỹ, Nhật, châu Âu phải đau đầu.-China launches own online mapping service (Financial Times)-The Chinese government has unveiled a rival to Google Maps as part of a wider drive to tighten controls on sensitive information available online- Trung Quốc điều tàu thăm dò tới khu vực tranh chấp (Bee)-Bất chấp căng thẳng về chủ quyền quần đảo Senkaku, Trung Quốc vẫn điều tàu thăm dò vùng biển xung quanh các mỏ khí.- Tokyo: Kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc chấm dứt mọi trả đũa (CATPHCM).
Việt Nam: Hy vọng của các cường quốc "thóat khỏi" Trung Quốc(Bee)-Có thể khẳng định đất hiếm không hiếm, chính khả năng khai thác với chi phí thấp nhất mới hiếm.-VIỆT NAM-NHẬT BẢN : Tokyo thúc đẩy hợp tác khai thác kim loại hiếm tại Việt Nam (RFI)-Để giảm bớt mức độ lệ thuộc vào kim loại hiếm nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản đang có kế hoạch khai thác đất hiếm tại Việt Nam. Mục tiêu đề ra là đến năm 2013 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu khoảng 7000 tấn đất hiếm/ năm sang Nhật Bản. Tổng số vốn đầu tư của dự án lên tới 200 triệu đô la.
- Về nội dung chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại hội Đảng CS Khóa 17 (Nghiên cứu BĐ).
- Trung Quốc mời Australia tập trận (Nghiên cứu BĐ).
Trung Quốc - Xâm lược: Checking China's Territorial Moves (CFR 21-10-10) -- Bàn tròn: Liz Economy, Josh Kurlantzick, Sheila Smith, Scott Snyder ("Elizabeth Economy says the United States has shown proper resolve and will need to consistently back its allies to ensure security in the South and East China seas. Sheila Smith, writing from Tokyo, says the United States and Japan should convey to Beijing a "strong sense of common strategic purpose." Joshua Kurlantzick says Washington should let Southeast Asian states take the lead on territorial matters because of their added leverage with China and because that could limit direct U.S.-Chinese confrontations. Also important, says Scott Snyder, is for Washington to be prepared to cooperate with China in areas of mutual interest, such as reducing tensions on the Korean peninsula") ◄- Sống chung với nước láng giềng lớn hơn: Thực tiễn và chính sách (Nghiên cứu BĐ)
-Nhật Bản không chấp nhận đề nghị gác lại tranh chấp Senkaku (Bee)-Nhật Bản tiếp tục thể hiện thái độ cương quyết với Trung Quốc khi khẳng định không bao giờ chấp nhận đề nghị gác lại tranh chấp tại Senkaku.
Nhìn vào Quân ủy Trung ương Trung Quốc 2012 (IV) (Bee)-Trong quân sự, họ dường như hình thành một nhóm thống nhất với quan điểm chặt chẽ.
Nhật - Việt Nam: Hatoyama to Lobby Vietnam on Rare Earth Supplies, Atomic Project (Bloomberg 21-10-10)-Japan, Vietnam to team up (Straits Times)-TOKYO - JAPAN and Vietnam are set to agree on joint development of rare earth minerals this month as countries scramble to secure supplies after a squeeze by China, a report said on Friday.Japanese Prime Minister Naoto Kan and his Vietnamese counterpart Nguyen Tan Dung are expected to agree on the joint development plan in their meeting on Oct 31, with Japan providing exploration and smelting technologies for mining in Vietnam, the business daily Nikkei reported, without citing sources.
Trung Quốc được gì từ "sự kiện Biển Hoa Đông"? (TVN) -Trong khi, những hành động của Trung Quốc tỏ ra "phản tác dụng trong quan hệ đối ngoại, khiến họ trở nên ngày càng bị cô lập", như nhận xét của Giáo sư Thayer, Nhật Bản và các nước lại tận dụng tốt "cơ hội" này.-- Ấn Độ “hướng đông” để phá gọng kềm của Trung Quốc — (RFI)
Trung Quốc 'đẩy' Nga vào 'vòng tay' phương Tây (Đất Việt)-Đối mặt với một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, Nga tính đến việc hợp sức cùng phương Tây, AP nhận định. Tuy nhiên, cuộc Tây tiến này gặp đôi chút khó khăn do vấn phải sự phản đối của Washington trong một vài lĩnh vực.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM-Tài liệu tham khảo đặc biệt-Thứ Năm, ngày 21/10/2010
CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ
TTXVN (Niu Đêli 15/10)
Theo các nhà phân tích chiến lược Ấn Độ, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ chính sách kiềm chế không cho Ấn Độ nổi lên thành một cường quốc tầm cỡ thế giới, và cho rằng Niu Đêli cần nhận thức rõ vấn đề này để sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Bài viết của các nhà phân tích chiến lược và chuyên gia quân sự Ấn Độ Muzaffa Husein, Safraraz Ahmed và Daniel T Chang trong tạp chí “Các vấn đề chiến lược” tháng 9 viết về vấn đề này như sau:
Nhà chiến lược huyền thoại của Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk từng nhận xét về sự lựa chọn của một quốc gia: “hoặc là độc lập hoặc là chết”. Trong bối cảnh Trung Quốc thể hiện sự gây hấn mới đây, chiến lược quân sự của Ấn Độ đối với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cần phải dựa theo tinh thần này.
Quân đội Ấn Độ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thứ 2 mang tính quyết định với Trung Quốc. Đó là cách duy nhất để răn đe sự phiêu lưu của PLA trong bất kỳ một cuộc xung đột tương lai nào và ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.
Chiến tranh hiện đại chứng tỏ rằng quy mô của quân đội không phải là vấn đề chính để giành ưu thế, mà nhiều khi lại trở thành gánh nặng. Khả năng cơ động và tác chiến của PLA vẫn còn ở mức thấp và họ sẽ phải hoàn thiện trong nhiều thập kỷ nữa.
Vấn đề chủ yếu nhất là đại đa số các loại vũ khí do Trung Quốc chế tạo chưa được thử thách qua chiến trường, bởi vậy các viên chỉ huy PLA thường sử dụng vũ khí nhập khẩu làm phương tiện tấn công hàng đầu. Mặc dù Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội với tốc độ rất nhanh, khả năng chiến đấu của họ vẫn chưa phải ở mức cao. Trung Quốc dựa vào quy mô quân đội của họ để đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn.
Trên thực tế, Trung Quốc là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh ở châu Á. Thái độ hung hăng của họ thể hiện từ khu vực Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương đã gây ra môi trường không ổn định, báo hiệu sự bất ổn định về môi trường an ninh trong tương lai. Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào là mô hình cổ điển của nước Đức phát xít trong thế kỷ 20, có thể vứt bỏ mọi nguyên tắc được tuyên bố như “sự trỗi dậy hòa bình” vào sọt rác. Bởi vậy, cách họ xử sự với Ấn Độ cũng không khác gì.
Trung Quốc hoàn toàn là một nước tư bản, có mưu đồ bá quyền đối với các nước láng giềng châu Á nên gọi đây là nước cộng sản là sai về thuật ngữ. Đôi khi họ dùng ý thức hệ làm phương tiện để ngụy trang, và thường sử dụng chiến thuật gây sức ép và bắt nạt.
Hiện nay, Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ với đại đa số các nước láng giềng. Trong khi một số tranh chấp là do vấn đề lịch sử để lại, hầu hết các tranh chấp này xuất phát từ sự “thúc đẩy” phù hợp với ý đồ của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc nhằm kích động tâm lý dân tộc chủ nghĩa và hợp pháp hóa việc nắm quyền lực của họ về lâu dài.
Trung Quốc có nhiều mánh khóe trong việc sử dụng tư liệu lịch sử một cách chọn lọc để đòi sự nhượng bộ từ các nước khác hoặc gây tranh chấp biên giới. Do lãnh thổ là biểu tượng thể hiện quyền lực và uy thế trong tư duy cổ của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đang từ từ nổi lên như một trung tâm quyền lực riêng, đôi khi Đảng cộng sản Trung Quốc (CPC) phải tuân theo sự áp đặt của trung tâm này.
Đã có thời CPC kiểm soát được PLA qua các chính ủy, song hiện nay PLA đã tìm được cách kiểm soát CPC cũng qua các chính ủy có vai trò giống như con dao hai lưỡi. Hiện nay CPC phải nghe theo PLA trong một số vấn đề, trong đó có lợi ích kinh doanh của các tướng lĩnh.
Tất cả các vấn đề biên giới và nhạy cảm đều thuộc thẩm quyền giải quyết riêng của PLA. CPC không có vai trò trực tiếp. Ấn Độ bị Trung Quốc xếp vào diện nước có tranh chấp biên giới và thù địch với họ. Như vậy, chính PLA kiểm soát chính sách đối với Ấn Độ chứ không phải CPC. PLA luôn mang hệ tư tưởng cũ và có xu hướng phiêu lưu dù đó là vấn đề biên giới, xâm nhập hay đưa quân vào vùng Giamu và Casơmia do Pakixtan chiếm đóng (PoK).
Mặc dù Trung Quốc đã trở thành một xã hội trọng vật chất và hiện nay đại đa số người nước này thích cuộc sống phồn vinh trong nền kinh tế thị trường, “Bức tường thép vĩ đại” của Trung Quốc, PLA – thực thể đắm mình trong hào quang vẫn sống với tư duy của những ngày xưa cũ. Bởi vậy thế giới nhìn thấy ở Trung Quốc những hình ảnh rất tương phản nhau.
Một mặt của Trung Quốc là mới hoặc siêu mới, trong khi phần còn lại thuộc về lực lượng nuối tiếc quá khứ. Nhìn bề ngoài, Trung Quốc có vẻ là một khối đồng nhất, song trên thực tế có nhiều Trung Quốc khác nhau. Ví dụ, Trung Quốc thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình hay Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào, tất cả những nhà lãnh đạo này đều chỉ trích lẫn nhau khi lên nắm quyền lực nhằm tôn vinh bản thân như là “vị cứu tinh” của dân tộc Trung Hoa.
Giống như tệ tham nhũng thường được gọi bằng thuật ngữ “vô ký luật” – một biệt ngữ cộng sản giả mạo, những trung tâm quyền lực khác nhau và sự kình địch về quyền lực thường được gán cho cái tên gọi là “các cải cách cơ cấu” trong nội bộ đảng. Như vậy, sự kình địch giữa PLA và CPC trong nhiều trường hợp được che giấu dưới những biệt ngữ khó hiểu đối với những người ngoài cuộc.
Tuy nhiên, tồn tại nhiều sự căng thẳng giữa hai bên. Hai trụ cột khác của hệ thống quyền lực Trung Quốc – giới tinh hoa lãnh đạo mà Đại sứ Trung Quốc Trương Viêm là một thành viên và giới maphia Trung Quốc đã biết cách tồn tại trong hòa bình.
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) là một thứ gì đó giả mạo. Đôi khi người ta đã thảo luận đề tài giữa PRC và Đài Loan đâu là Trung Quốc thực sự? Nhân dân Trung Quốc ủng hộ cuộc cách mạng năm 1949 và đã tham gia cuộc Vạn lý trường chinh, song họ chưa bao giờ thừa nhận Bộ chính trị CPC có quyền lãnh đạo đất nước tới muôn đời. Bởi vậy, những người cộng sản Trung Quốc mới luôn kêu gào về quyền lãnh đạo hợp pháp của CPC và nghi ngờ về tương lai của bản thân họ.
Do vậy, cơn sốt dân tộc chủ nghĩa giúp CPC nắm giữ quyền lực và bảo đảm với dân chúng của họ rằng đảng này được kiểm soát. Điều ưu tiên cao nhất, Bộ chính trị CPC kê cho dân chúng Trung Quốc một toa thuốc: sẽ là tốt cho Trung Quốc khi CPC nắm quyền lực – một sự tưởng tượng hoang đường.
Nguy cơ thực tế
Yếu tố quyết định chiến thắng trong một cuộc chiến tranh không phải là vũ khí mà chủ yếu là cuộc đấu trí. Tuy vậy, sẽ là điều nguy hiểm đối với Ấn Độ nếu nước này không chịu công nhận Trung Quốc là kẻ thù số một mà không cần lãng phí thời gian vào các cuộc tranh luận kéo dài bất tận.
Trong nhiều thập kỷ qua, Ấn Độ đã bị ám ảnh bởi Pakixtan vì đó là trò chơi giữa các tướng lĩnh người Punjab ở cả hai phía (bang Punjab ở Ấn Độ và tỉnh Punjab ở Pakixtan), song mối đe dọa thực sự đối với chủ quyền của Ấn Độ chính là từ Trung Quốc. Trung Quốc đã thể hiện họ không thèm đếm xỉa tới chủ quyền của Ấn Độ và thách thức Ấn Độ ở bất kỳ cơ hội nào có thể nhằm khẳng định họ chứ không phải Ấn Độ nắm quyền lực thực sự ở châu Á.
Việc Trung Quốc triển khai quân đội ở vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng (PoK), mặc dù họ bác bỏ về mặt chính thức, là động thái khiêu khích mới nhất đối với Niu Đêli, và cả Bắc Kinh và Ixlamabát đều chờ đợi Ấn Độ mắc sai lầm để họ có thể thực hiện kế hoạch tiếp theo.
Một mặt, Trung Quốc rất nhạy cảm đối với việc Thủ tướng Manmohan Singh thăm Arunachal Pradesh vốn là một phần lãnh thổ Ấn Độ, song họ lại chờ đợi những nước khác phải giữ im lặng khi họ có những hành động thù địch nhất.
Đáng tiếc rằng Ấn Độ không nắm được ma trận quyền lực thực sự của Trung Quốc… Cũng giống như các nước Đông Nam Á, Ấn Độ đã mắc sai lầm tương tự trong thời gian dài khi cho rằng việc Trung Quốc nổi lên không làm mất sự cân bằng quyền lực hiện nay, ít nhất là về quân sự. Điều thú vị là cả Cố vấn an ninh quốc gia và Bí thư đối ngoại đều mang danh “các chuyên gia” của Ấn Độ về Trung Quốc vì có thời gian dài làm việc tại đế chế của Hồ Cẩm Đào.
Phủ Thủ tướng và các cơ quan khác của Chính phủ Ấn Độ thường đưa ra câu chỉ đạo: “Mối đe dọa Trung Quốc không phải là thực sự” và mỗi khi có một nhà lãnh đạo Ấn Độ nào đó thăm Bắc Kinh thì các chuyến thăm đó đều được gọi là “thành công”. Còn hiện tại thì mối đe dọa đó đã kề tận cổ.
Ấn Độ cần phải hành động tích cực hơn nữa để đề phòng Trung Quốc. Vụ tranh cãi xung quanh vấn đề visa là thách thức trực tiếp đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Bây giờ Ấn Độ có thể xé toạc tấm bản đồ Trung Quốc và tuyên bố từ bỏ “chính sách một Trung Quốc”.
Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn quan hệ bình thường với Đài Loan. Người ta từ chối công nhận Đài Loan chẳng qua vì e ngại trước sức nặng kinh tế và chính trị của Trung Quốc mà thôi.
Đã tới lúc Ấn Độ cần phải xây dựng quan hệ quân sự mạnh mẽ với Đài Loan để có thể lường trước sự bố trí quân sự của Trung Quốc. Hợp tác chiến lược và chia sẻ thông tin tình báo với Đài Loan cần phải là bước đầu tiên để đề phòng trước mưu đồ của Trung Quốc, song Ấn Độ lại mềm yếu đầu hàng trước sức ép của Trung Quốc.
Trừ phi lựa chọn giành thắng lợi đột phá ở Tây Tạng và phá hủy các hệ thống đường bộ và đường sắt ở Tây Tạng bằng các cuộc ném bom quy mô lớn, khó khăn đối với Ấn Độ sẽ tiếp tục đến. Ý tưởng này nhằm đảo ngược cuộc chiến năm 1962 và gây thiệt hại nặng nề cho PLA tương tự như quân Trung Quốc đã gây ra cho quân đội Ấn Độ năm 1962.
Trung Quốc chỉ tôn trọng những kẻ mạnh chứ không nể những kẻ mềm yếu như ông Manmohan Singh.
Về mặt quân sự, cần phải tiến hành một cuộc chiến tranh trên hai phương diện. Một là cuộc chiến trên không trên bộ tại Tây Tạng, và một cuộc chiến không quân – hải quân ở đâu đó để can dự với Trung Quốc trên hai mặt trận chiến lược nhằm cắt đứt các đường tiếp tế năng lượng của họ. PLA đã tích lũy lượng lớn vũ khí và phương tiện quân sự song bản thân họ cũng không nắm rõ kỹ năng sử dụng chúng tới mức nào.
Việc kẻ thù vẫn hoài nghi về khả năng của họ là một lợi thế lớn đối với Ấn Độ. Dự án đường Karakoram không phải là ý tưởng của Pakixtan tới Trung Quốc trong 6 tháng gần đây, trong đó có Tướng Ashfaq Kayani nắm quyền lực lớn nhất, là bằng chứng về điều đó.
Binh lính Trung Quốc mặc quần áo công nhân như trường hợp ở châu Phi, nơi Trung Quốc có các dự án đầu tư với quy mô lớn, đang sẵn sàng mở một mặt trận mới đối với Ấn Độ. Để đề phòng con đường này và sự tập trung binh lính Trung Quốc, Ấn Độ cần phải triển khai tên lửa BrahMos ở các khu vực phía trước.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, tên lửa BrahMos vốn không có đối thủ ở giai đoạn hiện nay, kể cả tên lửa Mỹ, có thể dễ dàng quét sạch các đơn vị quân đội của đối phương. Tên lửa BrahMos có thể tiêu diệt phần lớn các mục tiêu với mức độ khá chính xác và nó có thể tránh sự phát hiện của rađa và hệ thống phòng thủ phối hợp của Trung Quốc – Pakixtan.
Tướng Kayani mới đây đã phối hợp với Trung Quốc đưa Gulbuddin Hekmatyar được Cơ quan tình báo Trung ương Pakixtan (ISI) bảo trợ và Tổng thống Ápganixtan Hamid Karzai ngồi vào bàn thương lượng. Khi ông Karzai thăm Bắc Kinh cách đây vài tháng, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên đã đồng ý với ý tưởng này.
Nếu Trung Quốc có thể làm trung gian giữa ông Karzai và Taliban một khi Mỹ rút khỏi vùng đất của các chiến binh này, thì Bắc Kinh có thể biến Pakixtan thành một châu Phi khác, nơi họ săn lùng các nguồn tại nguyên y hệt những kẻ thực dân châu Âu đã làm trong thế kỷ 19.
Phản ứng của Ấn Độ
Kỷ niệm lần thứ 60 thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc là dịp để thể hiện quan hệ đa chiều giữa hai cường quốc đang nổi lên ở châu Á.
Sự khiêu khích mới nhất mà phía Trung Quốc tạo ra là khi họ từ chối cấp visa cho một viên tướng cấp cao của Quân đội Ấn Độ với lý do ông chỉ huy quân khu miền Bắc, trong đó có Giamu và Casơmia mà Bắc Kinh coi là vùng đất tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakixtan.
Tướng Jaswal được cử tới Trung Quốc tham gia cuộc gặp các quan chức quân sự cấp cao thường kỳ giữa hai nước. Theo nguồn tin đáng tin cậy, từ tháng 7, Ấn Độ đã được phía Trung Quốc thông báo rằng sẽ là “khó khăn” cho ông Jaswal thực hiện chuyến thăm vì ông giám sát một khu vực “khó khăn”.
Thông điệp là rõ ràng và Niu Đêli coi đó là thủ đoạn đặt vấn đề về chủ quyền của Ấn Độ đối với Giamu và Casơmia. Điều đó xảy ra bất ngờ bởi Bắc Kinh đã lặng lẽ tỏ thái độ trung lập, không đứng về phía Pakixtan cũng như Ấn Độ trong suốt nhiều thập kỷ qua trong vấn đề Casơmia.
Rõ ràng là bằng hành động trắng trợn như vậy, Bắc Kinh cố tình khiêu khích Ấn Độ bất chấp các nhà lãnh đạo Trung Quốc liên tiếp lặp lại các tuyên bố về xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và kinh tế mạnh mẽ hơn với Ấn Độ.
Niu Đêli đã trả đũa bằng cách từ chối cấp visa cho 3 sĩ quan quân đội Trung Quốc, trong đó có một đại tá và hai đại úy tới Ấn Độ và ngừng tất cả các cuộc trao đổi quốc phòng cho tới khi vấn đề visa được giải quyết.
Niu Đêli cũng nhắc nhở Bắc Kinh thể hiện “sự nhạy cảm đối với các vấn đề lo ngại của nhau”. Hành động từ chối cấp visa cho một tướng lĩnh cấp cao Ấn Độ diễn ra sau việc Trung Quốc cấp visa trên tờ rời (thay vì trong hộ chiếu) thời gian gần đây cho người dân Ấn Độ ở vùng Jammu và Casơmia. Ấn Độ đã giận dữ phản đối hành động xảo quyệt này của Trung Quốc, song mọi lời phản đối đó đều rơi vào những cái tai điếc.
Trong thời gian Bắc Kinh thông báo quyết định của họ không cấp visa cho Tướng Jaswal, Ấn Độ thể hiện sự bất bình của mình bằng cách gặp gỡ Đạtlai Lạtma, Thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng, người là quân bài tốt nhất để gây khó chịu cho lãnh đạo Trung Quốc.
Trước tiên là cuộc gặp kín giữa Bí thư đối ngoại Nirupama Rao và Đạtlai Lạtma tại Dharamsala, trụ sở của Chính phủ Tây Tạng lưu vong hồi tháng 7. Tháng 8 Thủ thướng Manmohan Singh đã tiếp Đạtlai Lạtma tại tư dinh của ông ở Niu Đêli.
Trung Quốc phản đối, song Ấn Độ phản bác thẳng thừng rằng thủ lĩnh người Tây Tạng là “khách danh dự của Ấn Độ” và bởi vậy, ông có quyền tự do gặp các nhà lãnh đạo Ấn Độ và thăm bất kỳ nơi nào thuộc nước này. Lập trường này đã được Thủ tướng Singh đưa ra trong cuộc gặp của ông với người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ – ASEAN tại khu du lịch Huahin của Thái Lan hồi năm ngoái.
Vấn đề Đạtlai Lạtma đã phủ bóng đen lên quan hệ Ấn – Trung năm ngoái, khi Chính phủ Ấn Độ cho phép Thủ lĩnh người Tây Tạng này thăm thành phố Tawang ở bang Arunachal Pradesh. Thủ tướng Singh cũng đi thăm Arunachal Pradesh và tuyên bố về một loạt dự án phát triển bang vùng Đông-Bắc này của Ấn Độ mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Trung Quốc kịch liệt phản đối hai chuyến thăm này, song Ấn Độ giữ vững lập trường của mình.
Tuy nhiên, hai bên đã giảm nhẹ sự kình địch và căng thẳng khi đưa ra lập trường chung về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại hội nghị của LHQ về biến đổi khí hậu toàn cầu ở Côpenhaghen (Đan Mạch) năm ngoái, Ấn Độ và Trung Quốc đã gây kinh ngạc cho thế giới khi liên kết với các nước khác trong nhóm BASIC (Braxin và Nam Phi) cứu các cuộc thương lượng về khí hậu khỏi nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, cái gọi là “tình bạn Côpenhaghen”, không tồn tại lâu. Năm 2010 được bắt đầu bằng dấu hiệu tích cực với việc cả hai bên nỗ lực giữ quan hệ không bị chao đảo và xây dựng kế hoạch về một hành trình tham vọng nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thủ tướng Singh gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRIC tại Brasillia hồi tháng Tư, với việc nhóm BRIC cam kết thúc đẩy chương trình nghị sự chung về cải cách cấu trúc quản lý toàn cầu, trong đó có LHQ.
Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Krishna tới Bắc Kinh, Tổng thống Pratibha Patil đã thăm chính thức Trung Quốc vào tháng 5. Trung Quốc đã trải thảm Đỏ chào đón Tổng thống Ấn Độ. Bắc Kinh tỏ dấu hiệu sẽ không phản đối Ấn Độ ứng cử vào ghế thường trực Hội đồng an LHQ.
Quan hệ Trung Quốc – Pakixtan
Mối quan hệ này tỏ ra đi đúng hướng cho tới khi thỏa thuận hạt nhân bí mật giữa Trung Quốc và Pakixtan được đưa ra công khai, gây nhiều lo ngại ở Niu Đêli. Theo thỏa thuận này, Trung Quốc sẽ xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân cho Pakixtan với lý lẽ thỏa thuận được ký kết từ trước khi Trung Quốc tham gia câu lạc bộ Nhóm các nước cung cấp hạt nhân (NSG).
Ấn Độ phản đối thỏa thuận này và coi đó là động thái khuyến khích phổ biến hạt nhân và đe dọa an ninh của Ấn Độ. Thỏa thuận hạt nhân Trung Quốc – Pakixtan đánh dấu điểm căng thẳng mới nhất trong quan hệ Ấn – Trung vốn đã có thể thấy trước kể từ khi Ấn Độ và Mỹ ký hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự lịch sử (chính thức ký tháng 10/2008 sau các cuộc thảo luận kéo dài ở cả hai nước).
Trong thực tế, căng thẳng hiện nay có thể bắt nguồn từ hiệp định hạt nhân Ấn – Mỹ mà Trung Quốc coi là bước đi chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc toàn cầu. Cách đây vài tháng, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã thăm Niu Đêli, một chuyến thăm thành công, trong đó hai bên đã thảo luận về các nguyên tắc chỉ đạo và giới hạn chính trị để giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài nhiều thập kỷ qua thông qua giải pháp cả gói bằng cách tìm kiếm sự điều chỉnh lẫn nhau trong vấn đề lãnh thổ từ triển vọng chính trị cao hơn.
Tháng 7/2005, Mỹ – Ấn Độ xúc tiến đàm phán về hiệp định hạt nhân giữa hai nước, động thái làm cho Trung Quốc khó chịu, song Bắc Kinh quyết định không làm căng vấn đề này và tập trung vào mở rộng quan hệ thương mại song phương. Khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Ấn Độ, ông đã đồng ý một cách đáng ngạc nhiên về hợp tác chặt chẽ hơn với Niu Đêli trong lĩnh vực năng lượng, song vẫn giữ thái độ không rõ ràng về vấn đề ủng hộ Ấn Độ tại NSG.
Sự lưỡng lự nói trên đã chuyển thành thái độ thù địch ngấm ngầm vào tháng 9/2008, khi Trung Quốc tìm cách ngăn chặn NSG đạt được đồng thuận trong việc bãi bỏ cấm vận hạt nhân đối với Ấn Độ bằng cách vận động các nước nhỏ hơn có lập trường cứng rắn trong vấn đề cấm phổ biến hạt nhân. Kiểu chơi đòn ngầm của Trung Quốc tại NSG đã khiến Ấn Độ bị bất ngờ bởi Niu Đêli vẫn cho rằng Bắc Kinh có thể bảo lưu ý kiến song không chống lại sự đồng thuận của NSG.
Sự lưỡng lự nói trên đã chuyển thành thái độ thù địch ngấm ngầm vào tháng 9/2008, khi Trung Quốc tìm cách ngăn chặn NSG đạt được đồng thuận trong việc bãi bỏ cấm vận hạt nhân đối với Ấn Độ bằng cách vận động các nước nhỏ hơn có lập trường cứng rắn trong vấn đề cấm phổ biến hạt nhân. Kiểu chơi đòn ngầm của Trung Quốc tại NSG đã khiến Ấn Độ bị bất ngờ bởi Niu Đêli vẫn cho rằng Bắc Kinh có thể bảo lưu ý kiến song không chống lại sự đồng thuận của NSG.
Cách hành xử của Trung Quốc tại NSG đã phủ bóng đen lên mối quan hệ song phương cho tới tận ngày nay. Hiện Trung Quốc tìm cách trả đũa hiệp định hạt nhân Mỹ – Ấn bằng một hiệp định tương tự với Pakixtan, nhằm ngăn chặn sự nổi lên của Ấn Độ bằng cách kiềm chế không để Ấn Độ vượt ra ngoài “cái hộp” Nam Á.
Kiềm chế Ấn Độ và đối phó với quan hệ Mỹ – Ấn đang gia tăng, trên thực tế đã trở thành động lực quan trọng trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh ở khu vực và những toan tính của họ thể hiện qua những hành động gây hấn về vấn đề biên giới bằng cách tái khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với bang Arunachal Pradesh và, gần đây nhất, tỏ ý không chấp nhận chủ quyền của Ấn Độ đối với vùng Giamu và Casơmia. Năm ngoái, Bắc Kinh không những chỉ phản đối các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo Ấn Độ tới Arunachal Pradesh mà còn tìm cách ngăn chặn Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho Ấn Độ vay tiền với lý do một phần khoản vay này nhằm thực hiện một số dự án phát triển ở Arunachal Pradesh.
Ngoài ra, mới đây có những thông tin về việc Trung Quốc triển khai 11.000 quân tại Gilgit – Batisatn, một phần của vùng Casơmia do Pakixtan chiếm đóng (PoK). Trung Quốc bác bỏ thông tin này, song căn cứ vào các kế hoạch tham vọng của Trung Quốc trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở tại PoK, các thông tin này đã làm sống lại nỗi ám ảnh về mối đe dọa hiển hiện của Trung Quốc.
Đằng sau động thái gây hấn của Trung Quốc ở vùng Casơmia ẩn chứa một ý đồ chiến lược to lớn hơn nhiều, đặc biệt nếu người ta đặt câu hỏi vì sao Trung Quốc tỏ thái độ trung lập về vấn đề này trong suốt 3 thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đang chơi con bài Casơmia để “giam chân” Ấn Độ tại Nam Á và tiếp sức cho đồng minh Pakixtan của họ đang ngày càng tỏ ra là một nhà nước thất bại.
Theo một số thống kê, Trung Quốc có kế hoạch chi 16-20 tỷ USD cho môt loạt dự án phát triển ở PoK. Kế hoạch này nhằm mục tiêu kết nối Trung Quốc với khu vực Trung Đông giày năng lượng bằng cách hiện đại hóa tuyến đường Karakoram và mở rộng tuyến đường này tới cảng Gwada của Pakixtan.
Trung Quốc hành động như vậy trên cơ sở cho rằng Ấn Độ không thể chất vấn theo kiểu như vậy về chủ quyền của họ đối với Tây Tạng. Tuy nhiên, Ấn Độ không chịu ngồi yên. Năm ngoái, Ấn Độ đã lặng lẽ khôi phục lại con bài Tây Tạng.
Chính phủ Ấn Độ đã cho phép Đạtlai Lạtma thăm Tawang ở Arunachal Pradesh và Thủ tướng Manmohan Singh năm ngoái cũng tới thăm bang này. Thủ tướng Singh gặp Đạtlai Lạtma hồi tháng 8 năm ngoái bất chấp việc biết trước Trung Quốc sẽ phản đối.
Sau đó, Ngoại trưởng Krishna khi ngồi cạnh người đồng cấp Nhật Bản đã tái khẳng định rằng Đạtlai Lạtma là khách danh dự của Ấn Độ có quyền gặp các nhà lãnh đạo Ấn Độ và đến thăm bất kỳ nơi nào thuộc lãnh thổ Ấn Độ mà ông này muốn. Rõ ràng quan hệ hai bên trở nên lạnh nhạt, song cả hai bên đều cố gắng không để việc cãi nhau nhỏ nhặt về vấn đề visa vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Bóng đen phủ lên quan hệ giữa hai cường quốc châu Á dường như sẽ không sớm chấm dứt cho tới khi vấn đề biên giới được giải quyết.
Trong khi đó, lãnh đạo hai nước đang tìm kiếm những biện pháp ngăn chặn không để các vấn đề gai góc ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ song phương rộng lớn hơn. Bất chấp tất cả những bất đồng, dường như họ tiếp tục hợp tác trên các diễn đàn đa phương về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và cải cách các thể chế tài chính quốc tế./.
- Người phát ngôn: Bảo đảm an toàn cho ngư dân được Trung Quốc thả về (CAND). – “Lấy chồng nghề biển hồn treo cột buồm…” (Bee).-- ‘Con át chủ bài’ của Trung Quốc trong quan hệ với Nhật (VNN).- Nước cờ “độc” giúp Mỹ khống chế Nhật bản sau thế chiến thứ 2 (ĐS&PL).-- Laos and the Resource Curse (Asia Sentinel)- Tư lệnh Hải quân: Nên bàn kỹ địa điểm trả ngư dân (VNN). “Cứ theo tập quán hai nước thì khi phía bạn họ đã công bố thả rồi thì ở nhà vẫn sẽ chờ ngư dân tự đi về. Phía bạn thả ngư dân đồng thời phải cấp cả lương thực. Như bình thường thì về rồi nhưng lần này lại gặp trục trặc. Nhưng sau khi xảy ra chuyện vừa qua thì có lẽ cũng phải rút kinh nghiệm là sau này, khi đã thông báo địa điểm bàn giao như thế nào thì sẽ phải bàn kĩ hơn.” Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Hiến --Sẵn sàng điều tàu đón 9 ngư dân (TT)-
Trung Quốc: Nhìn từ bên trong x-cafevn.org -Khi các cuộc tranh đua đấu đá nhau cho tiến trình chuyển đổi quyền lực 2012-2013 gia tăng, mối cám dỗ sẽ đưa ra cho các nhà lãnh đạo một cơ hội từ bỏ các cải cách khó khăn và xuất hiện cứng rắn trong đối mặt với các áp lực từ nước ngoài. Nếu điều đó xảy ra, cơn mưa lũ của các tranh chấp quốc tế đã đánh dấu tuần qua dường như sẽ không phải là cơn cuối cùng.
-- Ngoại trưởng Nga và Mỹ cùng trở lại Hà Nội (VNN)- Giáo sư Trung Quốc nói về quan hệ Mỹ – Trung — (BBC)
Biểu tình phản đối Nhật Bản ở Trung Quốc- Trung Quốc đưa tàu đến “đảo tranh chấp với Nhật” (DVT). – Biểu tình tại 24 thành phố của Trung Quốc: Chính quyền ủng hộ thể hiện lòng yêu nước có chừng mực (SGTT). -Quan hệ Nhật – Trung đi vào “tâm bão” (Bee). —
- Người giải mã từng tấc đất Việt Nam – nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu - “… nghiên cứu qua 200 bản đồ cổ mà quốc tế vẽ về Việt Nam, ông phát hiện ra rằng chưa có bản đồ nào nói Trường Sa, Hoàng Sa không phải của Việt Nam”. (ANTĐ).-
'Tăng cường quan hệ Việt-Trung phù hợp lợi ích chung của hai nước' (VOA)-Việc tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là phù hợp với lợi ích chung của hai nước. Theo tin của Tân Hoa Xã, ông Giả Khánh Lâm, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc, đã phát biểu như thế hôm thứ ba tại thành phố Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây trong lúc tiếp kiến phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng của Việt Nam đang tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 7.
Ông Giả Khánh Lâm nói thêm rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc chung với Việt Nam để gia tăng sự tin tưởng lẫn nhau, tăng cường hợp tác, và khắc phục các chướng ngại để xúc tiến các mối quan hệ song phương.
Về phần mình, ông Trương Vĩnh Trọng cho biết Việt Nam coi trọng sự lớn mạnh của mối quan hệ hợp tác hữu nghị với Trung Quốc và sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Ông Trọng cũng chúc mừng Trung Quốc về việc tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và nói rằng kinh nghiệm thành công của Trung Quốc trong công cuộc phát triển và vượt qua vụ khủng hoảng tài chánh toàn cầu đang mang lại sự tự tin và cơ hội cho nhiều nước khác, kể cả Việt Nam.
Nguồn: Xinhua, VOV
TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN: Bắc Kinh lại cử tàu ngư chính đến vùng đảo tranh chấp chủ quyền với Tokyo (RFI)-Hôm 20/10/2010, báo chí Nhật Bản cho biết là chính quyền Trung Quốc lại điều các tàu tuần tra tới khu vực lân cận các đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trên biển Hoa Đông. Đây là những hòn đảo không có người ở và hiện do Tokyo quản lý nhưng cả Bắc Kinh và Đài Bắc lại khẳng định thuộc chủ quyền của mình.
- Trung Quốc ‘đưa tàu đến đảo tranh chấp’ với Nhật (VNE).Trung Quốc 'đưa tàu đến đảo tranh chấp' – Biểu tình tại 24 thành phố của Trung Quốc: Chính quyền ủng hộ thể hiện lòng yêu nước có chừng mực (SGTT).
- Trung Quốc không bằng Hoa Kỳ (Đại kỷ nguyên).-- Nhà chức trách Mỹ điều tra về vụ bắn vào Ngũ Giác Đài — (VOA).-Taipei says China now has 1,410 missiles aimed at Taiwan DPA
Trung Quốc xác nhận 37 thợ mỏ bị kẹt, đã chết Nguoi-Viet Online
Ba mươi bảy thợ mỏ Trung Quốc bị kẹt sau vụ nổ hầm mỏ, nay được xác nhận không ai sống sót, theo tin của The Telegraph. Tin này khiến người ta liên tưởng đến tai nạn tương tự xảy ra ở Chile, trong đó tất cả 33 người thợ bị kẹt suốt 69 ngày đều còn sống và được cứu thoát hồi tuần qua.
Máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nhật Bản, Trung Quốc (Bee)-Bee tiếp tục giới thiệu máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nhật Bản và Trung Quốc.-Lầu Năm Góc bị tấn công (Đất Việt)-Bộ Quốc phòng Mỹ đang điều tra về những phát đạn được bắn vào trụ sở Lầu Năm Góc ngay bên ngoài Thủ đô Washington hôm qua.-CIA acknowledges "missteps" led to officers' deathsWASHINGTON (Reuters) -- more -->- The CIA on Tuesday acknowledged "missteps" and "shortcomings" that allowed a would-be informant to enter a U.S. base in Afghanistan and blow himself up on December 30, killing seven CIA officers.-CIA admits errors led to Afghanistan bombing (Financial Times)- The Central Intelligence Agency has acknowledged that a series of missteps and errors led to the worst attack on its staff in decades-Ấn Độ - Việt Nam: India's pearls? (SCMP 19-10-10) -- Greg Torode: "Liên minh Ấn Việt sẽ làm Trung Quốc lo nhất!"
- Trương Nhân Tuấn – Vài nhận định về các tính toán sai lầm chiến lược của Trung Quốc — (talawas)
Từ đầu năm 2010 đến nay bang giao Trung-Mỹ đã trải qua nhiều sóng gió, đối đầu nhau trên các lãnh vực như nhân quyền, thuơng mại, vấn đề Đài Loan, về trách nhiệm của nước lớn trước các thử thách quốc tế và nỗ lực gia tăng quốc phòng không có lý do của Trung Quốc.
Về nhân quyền, sau khi bị chỉ trích kịch liệt do bỏ qua vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Trung Quốc mà B. Obama đã hứa hẹn sau khi đắc cử, nhất là sau khi lãnh giải Nobel Hòa bình, ông Obama đã cố gắng chấn chỉnh lại uy tín của mình qua việc tiếp đón đức Đại Lai Lạt Ma vào trung tuần tháng 2 năm 2010. Vấn đề Đài Loan, do ràng buộc của kết ước Taiwan Act năm 1979, Hoa Kỳ có cam kết bảo vệ an ninh xứ đảo này, bao gồm việc chuyển giao vũ khí tự vệ dưới hình thức mua bán. Vì thế Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan (một số lượng vũ khí tương đương 6,5 tỉ USD, bao gồm trực thăng, hỏa tiễn phòng không PAC-3 và có thể các thiết kế cho tàu ngầm). Về kinh tế, Hoa Kỳ cho rằng Bắc Kinh đã không tôn trọng các luật lệ WTO ràng buộc như trợ giá cho các mặt hàng xuất khẩu hoặc cố giữ tỉ giá đồng Nguyên thấp. Áp dụng các biện pháp này Trung Quốc dễ dàng thúc đẩy được hàng hóa nội địa xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng tai hại đến nhiều kỹ nghệ sản xuất của nhiều nước khác. Về ngoại giao, thực ra là về nghĩa vụ của một nước lớn trước các vấn đề liên quan đến an ninh quốc tế, Trung Quốc luôn ủng hộ Iran và phản đối Liên hiệp quốc khi cơ quan quốc tế này dự định ra nghị quyết trừng phạt Iran trong vấn đề làm giàu chất fissile (chất phân nhân). Riêng vấn đề diệt chủng tại Darfur, Bắc Kinh luôn đứng về phía thủ phạm, vì Trung Quốc cần nguồn nguyên liệu dồi dào và rẻ tại Sudan. Mặc dầu trên quan điểm quốc tế công pháp, đối với chế độ diệt chủng dã man này, Liên hiệp quốc cần phải áp dụng nguyên tắc “quyền và nghĩa vụ can thiệp” (droit et devoir d’ingérance) để bảo vệ sinh mạng cho dân chúng. Nhưng Bắc Kinh lại đứng sau chế độ độc tài khát máu này ở Khartoum, chống lại mọi nghị quyết của Liên hiệp quốc, để hưởng lợi nhuận từ việc mua bán quặng mỏ. Bắc Kinh cũng luôn ủng hộ Bắc Hàn, một chế độ cộng sản sắt máu cuối cùng còn sót lại trên thế giới, nuôi dưỡng chế độ của Kim Jong Il, thường trực đe dọa an ninh toàn vùng Đông Á, như Nhật Bản và Nam Hàn, đồng thời làm khó hội đàm 6 bên về vũ khí hạt nhân và tương lai bán đảo Triều Tiên. Về phương diện nghĩa vụ của nước lớn trước những vấn nạn liên hệ đến cả nhân loại, ta cũng không thể không nhắc thái độ trịch thuợng, vô trách nhiệm của Trung Quốc năm 2009 qua hội nghị thế giới về biến đổi khí hậu tại Copenhagen…
Dưới mắt lãnh đạo Bắc Kinh, khi đặt các vấn đề ở các việc trên, Hoa Kỳ (trong một chừng mực Liên hiệp quốc) đã can thiệp vào nội bộ của Trung Quốc. Bắc Kinh phản ứng lại bằng nhiều biện pháp, chính đạo cũng có, tà đạo cũng có, nhưng mãnh liệt nhất là những vấn đề liên quan đến Tây Tạng và Đài Loan. Bắc Kinh đơn phương ngưng các trao đổi về quốc phòng với Hoa Kỳ đồng thời đe dọa sẽ sử dụng vũ lực với Đài Loan. Ngoài ra còn điệu võ dương oai thử hỏa tiễn đánh phá các mục tiêu trên biển nhằm ngăn chặn hạm đội Mỹ tiến gần biển Đài Loan hay biển Hoa Nam (tức biển Đông theo Việt Nam), cho tập trận biểu dương lực lượng hải quân, không quân…, cho thử hỏa tiễn chống vệ tinh (làm ô nhiễm vùng không gian, vùng qua lại của các vệ tinh ở quĩ đạo thấp, mặc dầu việc này bị thế giới lên án vì đã quân sự hóa vùng không gian bên ngoài quả đất). Trung Quốc cũng mở các cuộc tấn công tin học (như vụ Google). Nói chung, các phản ứng của Bắc Kinh phần lớn tập trung vào việc biểu dương “cơ bắp” nhằm răn đe hơn là nghiên cứu bề sâu để thay đổi về bản chất. Việc này đã gây nên những sai lầm trong tính toán chiến lược.
Trong khi đó Ngũ Giác Đài thường xuyên bày tỏ quan ngại về khả năng quốc phòng ngày càng lớn mà không có lý do giải thích của quân đội nhân dân Trung Quốc…
Nhưng các vấn đề nổi bật, ảnh hưởng đến việc thay đổi toàn bộ cục diện vùng Châu Á Thái Bình Dương, xảy ra từ đầu năm cho đến hôm nay vẫn là: 1/ biến cố chiếc tuần dương hạm Cheonan của hải quân Nam Hàn bị chìm trong biển Hoàng Hải vào tháng 3 năm 2010, 2/ tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ H. Clinton về chủ trương của Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông tháng 7 năm 2010 và 3/ biến cố Nhật-Trung về tranh chấp quần đảo Senkaku tháng 9 năm 2010.
Nói là do các biến cố này, nhưng thực ra là do hậu quả của việc tính toán sai lầm chiến lược của lãnh đạo Bắc Kinh sẽ nói dưới đây. Việc này đã giúp cho Hoa Kỳ một dịp may hiếm có, củng cố lại vị trí đang lung lay của mình tại Nhật Bản, Nam Hàn. Riêng tại các xứ Đông Nam Á, những sai lầm của Trung Quốc đã giúp Hoa Kỳ trở lại (ở một vài nước), đã được nước chủ nhà tiếp đón long trọng và hoan hỉ chưa từng thấy. Dường như chưa bao giờ danh dự và uy tín của Hoa Kỳ lại được tuyên dương đến mức cao như thế ở khu vực này!
Trong vấn đề chiếc tàu tên Cheonan, một tuần dương hạm thuộc hải quân Nam Hàn, dài 88m, rộng 10m có trọng tải 1.200 tấn, thủy thủ đoàn là 104 người, tàu này đã bị nổ, gãy làm hai, chìm tại Hoàng Hải ngày 26 tháng 3 năm 2010, làm cho 46 người thiệt mạng. Theo tin tức đăng tải thì chiếc Cheonan lúc bị nạn còn đang hoạt động trong vùng biển thuộc kiểm soát của Nam Hàn. Nguyên nhân của vụ chìm tàu, kết quả từ các cuộc điều tra đa quốc gia, trong đó có cuộc điều tra độc lập của Nga, đều đồng ý cho rằng tàu chìm không phải do tai nạn, như vũ khí trên tàu phát nổ, mà do vật nổ (thí dụ: một quả thủy lôi) đến từ bên ngoài. Tuy nhiên độ sâu của vùng biển nơi tàu chìm chỉ có khoảng 20m, là mực nước khó có thể cho một tàu ngầm nào hoạt động. Thật là điều bí ẩn vì vật nổ này (quả thủy lôi) đến từ đâu? Phía Nam Hàn và Hoa Kỳ đều thuyết phục rằng thủ phạm chính là thủy lôi của Bắc Hàn, có thể do cá heo hay một chiếc tiềm thủy đỉnh loại cực nhỏ bắn vào. Vết tích của thủy lôi còn tìm thấy trên xác tàu, các chuyên gia Hoa Kỳ và Nam Hàn khẳng định thủy lôi đó được sản xuất tại Bắc Hàn. Nhưng phía Bình Nhưỡng kịch liệt phản đối, đe dọa sẽ phát động chiến tranh toàn diện. Họ đã phủ nhận mọi kết án từ phía Hoa Kỳ và Nam Hàn. Thái độ của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, triệu tập do yêu cầu của Nam Hàn, cũng tỏ ra thận trọng, không “lên án” Bắc Hàn, vì chưa có bằng chứng cụ thể. Dĩ nhiên Bắc Kinh đứng về phía Bình Nhưỡng trong vụ này. Nhân dịp này các cuộc biểu dương qui mô giữa lực lượng hải quân Hoa Kỳ và Nam Hàn đã diễn ra, có cả sự tham gia (lần đầu tiên) của Nhật Bản và hải quân nhiều nước khác, như đã thấy vừa qua (tháng 7 và tháng 10) tại vùng biển Nhật Bản hay Hoàng Hải.
Ai là thủ phạm bắn chìm tàu Cheonan, ngoài Bắc Hàn? Trái với khẳng định Hoa Kỳ và Nam Hàn, các chuyên gia Nga thì dè dặt trong kết luận. Từ đầu tháng Mười 2010, Nga cho biết không có gì chắc chắn để kết luận thủ phạm là Bắc Hàn, nhưng họ lại không công bố nội dung kết quả nghiên cứu để biết ai là thủ phạm. Có thể việc không công bố là một lựa chọn mang tính “chiến lược” của Nga.
Biến cố Cheonan tạo nên căng thẳng chưa từng thấy ở hai bên Hàn Quốc từ khi hiệp ước đình chiến 1953 (hiệp ước ngưng bắn nhưng không kết thúc chiến tranh, tức tình trạng chiến tranh ở hai bên vẫn còn tiếp diễn). Ai cũng cho rằng chiến tranh sẽ bùng nổ trở lại vì Nam Hàn không thể ngồi yên không trả đũa (nếu thủ phạm là Bắc Hàn).
Nhưng Bắc Hàn không là thủ phạm thì ai là thủ phạm? Nếu loại bỏ những rủi ro đến từ hành động vô ý, tính toán sai lầm của binh sĩ Bắc Hàn ở các cấp dưới, thủ phạm đánh chìm chiếc tàu Cheonan sẽ phải là phía có lợi nhất, nếu chiến tranh Nam, Bắc Hàn xảy ra.
Phía Bắc Hàn có lợi gì nếu cuộc chiến bùng nổ trở lại? Điều mà lãnh đạo Bình Nhưỡng phải nắm vững là cuộc chiến này họ không thể thắng. Họ có thể gây thiệt hại ghê gớm cho Nam Hàn (và trong chừng mực Nhật Bản) nhưng họ không thể thắng. Từ lâu phía Bắc Hàn đã khai thác tối đa khả năng răn đe (có khả năng gây thiệt hại ghê gớm) này, một mặt nhằm kéo dài chế độ độc tài gia đình trị, một mặt bắt chẹt Nam Hàn và Hoa Kỳ đòi hỏi hàng hóa “viện trợ”. Hơn nữa, với tình hình lãnh tụ Kim Jong Il bệnh tật, (người kế vị chưa ổn định), gây chiến đồng nghĩa với tự sát. Chiến tranh xảy ra, Bắc Hàn sẽ mất hết, vừa mất nước và những cái quí nhất của Kim Jong Il, như tính mạng của cả dòng họ và quyền lãnh đạo.
Như thế Bắc Hàn không có lợi gì nếu chiến tranh bùng nổ trở lại. Trong khi phía chính đáng là Nam Hàn sẽ được sự ủng hộ của thế giới vì là cuộc chiến tự vệ, vì Bắc Hàn khai hỏa trước. Nếu suy luận như thế thì khó có thể kết luận thủ phạm là lãnh đạo Bình Nhưỡng. Trong khi bằng chứng cụ thể thì không có gì chắc chắn.
Vậy thì ai có lợi?
Trong một bài xã luận mới đây đăng trên Đại Công Báo (Hồng Kông), tác giả Giáo sư Trần Khởi Mậu[i], Phó Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Thượng Hải, cho rằng Hoa Kỳ có lợi nhất trong biến cố này:
Nhìn lại diễn biến khu vực thời gian qua có thể thấy rõ, trước khi xảy ra sự kiện tàu Cheonan, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ở một mức độ nào đó, Mỹ đã lâm vào khó khăn chiến lược: việc di chuyển căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng Nhật Bản; Hàn Quốc cũng không còn hoan nghênh việc đóng quân lâu dài của quân đội Mỹ tại đất nước này và đã đạt được với Mỹ một hiệp định về việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Hàn Quốc trong hai năm tới; chính phủ của cựu Thủ tướng Hatoyama đề xuất việc xây dựng một cộng đồng Đông Á không bao gồm Mỹ trong đó cũng khiến Mỹ cảm nhận được nguy cơ bị đẩy ra khỏi vòng tròn kinh tế Đông Á đang có sức phát triển mạnh…
Sau sự kiện tàu Cheonan, Mỹ nhận thấy đây là cơ hội tôt để củng cố địa vị bá quyền của mình tại châu Á – Thái Bình Dương, lập tức nắm lấy cơ hội này, điều binh khiển tướng, thể hiện sức mạnh, ra sức ủng hộ Hàn Quốc về mặt ngoại giao, thừa cơ tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản. Mỹ đã đạt được với Hàn Quốc về một hiệp định đóng quân lâu dài tại nước này…
Một vài ý kiến trong bài này cần thảo luận lại, như hiệp định về việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Hàn Quốc trong hai năm tới, hay việc đánh giá quá cao việc xây dựng một cộng đồng Đông Á không bao gồm Mỹ của Nhật
Thực ra các nước Nhật và Đại Hàn là đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ từ sau Thế chiến thứ hai. Mặc dầu có nhiều tiếng nói chống đối lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Okinawa (Nhật) và Nam Hàn, việc này không phải chỉ xảy ra mới đây mà từ trước đến nay đều có những phản đối như vậy. Hai nước này có chế độ dân chủ tự do, người dân có quyền biểu lộ chính kiến, do đó việc phản đối quân đội nước ngoài trên nước mình thường xuyên được giới chính trị sử dụng để kiếm phiếu. Nhưng trên vấn đề an ninh quốc gia, với sự đe dọa ngày một lớn của Trung Quốc ở phía Tây và của Nga ở phía Bắc, hai nước này không có lý do loại Mỹ ra ngoài một cách đơn giản.
Ở Nam Hàn, người viết chưa hề nghe đến một hiệp ước “giảm binh” với Hoa Kỳ trong hai năm tới như bài viết của GS Trần.
Nếu Hoa Kỳ rút toàn bộ quân đội ra khỏi Nam Hàn, chắc chắn Nam Hàn sẽ lọt vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc trong một thời gian ngắn. Lãnh đạo ở Hán Thành không đến nỗi suy nhược thần kinh để không biết tầm quan trọng về vị trí chiến lược của bán đảo Triều Tiên, nơi hội tụ các thế lực mạnh (Hoa Kỳ, Nhật Bản) và các thế lực đối chọi, ảnh hưởng chủ nghĩa bành trướng ở cận bên là Trung Quốc và Nga. Nhiều lý thuyết chiến lược đương đại trên thế giới đều đặt bán đảo Triều Tiên ở tầm quan trọng bật nhất (nhất là thuyết Rim land và Heartland của H. Mackinder). Vấn đề là cần phải tìm hiểu sự hiện hữu (nếu có) và nội dung của hiệp định về việc rút toàn bộ lính Mỹ khỏi Hàn Quốc trong hai năm tới để có thể có một quan điểm rõ rệt.
Với Nhật Bản, trang nhà của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đăng tải đầy đủ các kết ước giữa Hoa Kỳ và Nhật, ai cũng có thể tham khảo. Ta thấy hiện nay Hoa Kỳ đang thực hiện việc xây dựng lại phi trường để đổi hướng phi đạo ở Okinawa cũng như thay đổi giờ bay của các phi vụ quân sự để không quấy nhiễu sự yên tĩnh của dân chúng. Về các việc vận động tạo vùng thịnh vượng chung không có Mỹ như ASEAN+3, khối Châu Âu v.v… đều không nhằm mục tiêu chống Hoa Kỳ. Trong khi đó quan hệ thuơng mại của Nhật và Trung Quốc năm 2008 lên tới 267 tỉ đô la, vượt qua mọi quan hệ thuơng mại giữa Nhật – Hoa Kỳ (vượt qua từ năm 2004) và Nhật – Châu Âu (vượt qua từ 2003). Trong khi đó, cán cân thuơng mại Nhật-Trung, theo văn bản của Nhật năm 2009, Nhật đã thâm thủng 18 tỉ. Nếu Hoa Kỳ lo ngại hay phản đối thì đã lên tiếng từ năm 2004, chứ không chờ đến việc Nhật xây dựng một cộng đồng Đông Á không bao gồm Mỹ mới bắt đầu lo ngại.
Bài viết của GS Giáo sư Trần Khởi Mậu do đó phải có mục đích khác. Theo tôi, có hai việc, thứ nhất là nhấn mạnh Hoa Kỳ “có lợi” trong biến cố Cheonan, thứ hai là giảm thiểu mọi cảm giác, hay xóa bỏ những hình ảnh một Trung Quốc hung hăng và bành trướng trước cộng đồng quốc tế.
Thật vậy, nếu xem xét lại một cách thận trọng các dữ kiện lịch sử hay các biến cố đương đại liên quan đến Trung Quốc thì ta sẽ có một cái nhìn hoàn toàn khác.
Về tuyên bố “lợi ích cốt lõi” ở biển Đông của một viên chức ngoại giao Trung Quốc với giới có thẩm quyền Hoa Kỳ, dường như khoảng đầu năm 2010, hiện nay đang được Bắc Kinh thẩm định lại. Nhiều tiếng nói trỗi lên cho rằng điều đó không (hay chưa) phải là quan điểm chính thức của Trung Quốc. Nhưng việc này không xóa bỏ được những nghi kỵ của các nước liên quan. Các động thái của Trung Quốc qua các hành vi như đơn phương cấm bắt đánh cá, kể cả trong các vùng biển thuộc hải phận của nước khác, hay là tuyên bố ngoại giao biểu hiện qua tấm bản đồ chín gạch, lần đầu tiên nộp lên Liên hiệp quốc nhân việc nước này phản đối hồ sơ “thêm lục địa mở rộng” của Việt Nam nộp chung với Mã Lai và hồ sơ riêng của Việt Nam, vào tháng 8 năm 2009. Các việc này đã cho thấy ý định rõ rệt của Trung Quốc ở biển Đông là giành gần trọn vẹn vùng biển và các quần đảo ở đây về Trung Quốc. Tuyên bố “lợi ích cốt lõi” ở biển Đông do đó chỉ là cách thể hiện bằng ngôn từ các hành động cấm đánh cá hay tấm bản đồ 9 gạch giành 80% biển Đông về Trung Quốc mà thôi!
Do đó các vận động nhằm điều chỉnh lại tuyên bố “lợi ích cốt lõi” sẽ không thuyết phục được ai, nếu như tấm bản đồ 9 gạch chưa được rút về hay việc cấm đánh cá trên các vùng biển của nước khác chưa được Bắc Kinh bãi bỏ.
Nhưng điều này phản ảnh việc tính toán sai lầm trầm trọng về chiến lược của phía Trung Quốc trong thời gian vừa qua.
Nếu ta ngược thời gian, đến tháng 3 năm 2008, lúc Trung tướng Lương Quang Liệt được phong làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Liền sau đó ông này tuyên bố: “Ba ngày, tôi sẽ lấy xong Đài Loan”[ii]. Điều đáng quan tâm là ông Liệt đã từng biểu lộ trước đó quan điểm quốc phòng của mình: “Đối với Đài Loan, đánh chậm không bằng đánh sớm, đánh nhỏ không bằng đánh lớn, đánh chiến tranh thường qui không bằng đánh chiến tranh hạt nhân, chỉ đánh Đài Loan không bằng lôi cả Nhật Bản vào cùng đánh”[iii].
Điều này không mới mẻ gì, trong sách trắng quốc phòng của Đài Loan đã từng phân tích nguy cơ Trung Quốc tấn công Đài Loan, việc này sẽ kéo Hoa Kỳ cùng toàn bộ khu vực Đông Á và Đông Nam Á vào cuộc chiến.
Nhưng nó cho ta thấy rõ rệt ý đồ “chiến lược” của Trung Quốc: vấn đề Đài Loan bao gồm luôn Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Về Hoa Kỳ, các viên chức quân đội của Trung Quốc, nhân buổi nói chuyện nhậm chức của Lương Quang Liệt, đe dọa như sau: “Nếu nước Mỹ đánh vào lãnh thổ nước ta, chúng ta sẽ dùng một nửa Trung Quốc kể từ Tây An trở về đông để đổi lấy 400 thành phố của Mỹ.”[iv]
Mặt khác, Trung Quốc cũng vận động để chuẩn bị dư luận cho tính chính đáng của mình. Ta đã thấy Trung Quốc luôn tìm cách đưa các tranh chấp lãnh thổ với các nước khác vào vấn đề “nội bộ”. Tuyên bố “lợi ích cốt lõi” ở biển Đông vừa xong thì xảy đến biến cố Senkaku[v] với Nhật. Trong các tuyên bố của Trung Quốc về quần đảo Senkaku, về Hoàng Sa và Trường Sa hay về biển Đông…, Trung Quốc luôn cho rằng chúng đều thuộc chủ quyền “bất khả tranh nghị” của Trung Quốc. Như thế, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm vùng biển hay các đảo đó thì họ sẽ hành động dưới hình thức “tự vệ”. Trung Quốc hy vọng làm thế sẽ tránh được mọi sự can thiệp của các nước khác, nhất là Hoa Kỳ. Cuộc chiến xảy ra ít nhất họ tạo được thế “chính nghĩa”.
Các thí dụ sau đây là bằng chứng điển hình về việc vận động dư luận cho các cuộc chiến tự vệ của Trung Quốc:
Nhắc lại lời tuyên bố ngày 20 tháng 1 năm 1974 của Trung Quốc sau khi xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Trung Quốc là một quốc gia xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi không bao giờ chiếm đóng lãnh thổ của nước khác, nhưng chúng tôi cũng sẽ không để cho các nước khác chiếm đóng lãnh-thổ của chúng tôi… Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Hoa có quyền làm mọi hành vi cần thiết để tự vệ.”[vi]
Trung Quốc cũng tuyên bố tương tự như thế cho cuộc chiến xâm lược vùng biên giới Việt-Trung tháng 2 năm 1979. Và nội dung tuyên bố năm 1988, 1989 sau khi chiếm một số đảo Trường Sa của Việt Nam cũng không khác.
Với những chuẩn bị như thế, cuộc chiến tự vệ sắp tới (nếu có) sẽ mang tên: giải quyết vấn đề Đài Loan và thâu hồi các vùng lãnh thổ của Trung Quốc đã bị nước ngoài chiếm đóng. Còn lại chỉ là “thời cơ”, tức thời điểm thuận lợi nhất để Trung Quốc hành động. “Thời cơ” này có thể là “cơ trời” hay sẽ do Trung Quốc tạo nên.
Trở lại biến cố Cheonan, mặc dầu chưa thể quyết đoán ai là thủ phạm, nhưng sự việc biển Đông hay Senkaku đều xảy ra có lớp lang, đều do Trung Quốc đứng chủ động phía sau.
Ai cũng thấy rằng biến cố Cheonan tạo thời cơ cho Trung Quốc.
Nam Hàn đe dọa trả đũa Bắc Hàn bằng vũ lực. Nếu việc này thành hiện thực thì chắc chắn sẽ châm ngòi lại cuộc chiến Triều Tiên (tạm ngưng bắn từ năm 1953). Chiến tranh Nam, Bắc Hàn bùng nổ, Hoa Kỳ và Nhật Bản ban đầu chắc chắn sẽ lúng túng vì phải đối phó tấn công của Bắc Hàn. Việc này sẽ tạo cơ hội bằng vàng để Trung Quốc chiếm toàn biển Đông và quần đảo Senkaku cùng với Đài Loan.
Nếu suy luận như thế, không phải Hoa Kỳ, phía Trung Quốc mới là phía có lợi nhất nếu chiến tranh Nam, Bắc Hàn bùng nổ.
Nhưng Trung Quốc đã tính toán sai lầm về chiến lược. Đối với biển Đông, tuyên bố của Hoa Kỳ qua bà Ngoại trưởng H. Clinton vào tháng 7 năm 2010 nhân hội nghị ASEAN tại Hà Nội cho thấy Hoa Kỳ sẽ không đứng ngoài. Đối với quần đảo Senkaku, Hoa Kỳ đã tái khẳng định khu vực biển và các đảo này nằm trong hiệp ước an ninh hỗ tương giữa Nhật và Hoa Kỳ, tức là Hoa Kỳ sẽ can thiệp. Tuần vừa qua, Hoa Kỳ, Nhật Bản cùng một số nước đồng minh của Hoa Kỳ diễn tập trận chiến “chiếm lại Senkaku”, cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ và đồng minh sẽ không nói suông. Phía Trung Quốc phản ứng lại bằng cách biểu dương tập trận bắn rớt chiến đấu cơ Raptor F22 của Hoa Kỳ (nhưng hư thực thì binh bất yếm trá!). Sai lầm của Trung Quốc là không “tính” được phản ứng của Hoa Kỳ và các nước liên quan. Dĩ nhiên thái độ của Hoa Kỳ có được như vậy là do sự vận động kín đáo nhưng có hiệu quả của các nước liên quan.
Về bài viết của GS Trần ở trên, vấn đề chiếc tàu Cheonan còn nhiều uẩn khúc, chưa biết thủ phạm, nhưng ông này đã nói đúng rõ ràng Hoa Kỳ có “lợi”. Nhưng khi tình hình khu vực Đông và Đông Nam Á căng thẳng thì sự có mặt của Hoa Kỳ ở các khu vực này sẽ được hoan nghênh, nhất là sự căng thẳng đó đem lại từ những đe dọa của Trung Quốc, dầu có hay không có biến cố Cheonan.
Đây sự thất bại cho toan tính chiến lược của Trung Quốc. Việc này thấy được qua việc Lương Quang Liệt đã xuống giọng, so với Dương Khiết Trì trước đó, trong các tuyên bố về biển Đông qua buổi họp ADMM + vào đầu tháng 10.2010 tại Hà Nội. Các thất bại từ tính toán chiến lược của Trung Quốc đã để lộ tham vọng của Trung Quốc, đã gây hiệu quả ngược, rất tai hại cho Trung Quốc trên đường dài. Vòng vây bao quanh Trung Quốc sẽ ngày càng chặt chẽ. Các thế hệ lãnh đạo hiện tại và tương lai của Trung Quốc còn phải nghe lời lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ẩn nhẫn giấu mình thêm nhiều năm nữa.Và điều không nghi ngờ, sự trở lại (hay việc tái khẳng định sự hiện diện) của Hoa Kỳ tại khu vực Đông và Đông Nam Á, là dấu hiệu của sự việc chuyển trục thế giới từ Châu Âu-Đại Tây Dương sang Đông, Đông Nam Á-Thái Bình Dương.
Riêng về các nỗ lực của Việt Nam, nhất là phe quân đội, đã có đóng góp không nhỏ, đã được thế giới khen ngợi thành quả “ngoại giao du kích” (guerilla diplomacy)[vii] , như nội dung một bài viết trên báo chi nước ngoài gần đây. Thành quả này cần phải được xem xét và đánh giá lại cho đúng mức. Sự “dấn thân” của Hoa Kỳ ở biển Đông chỉ ở mức “tuyên bố”, chưa có gì ràng buộc. Trong khi những vận động của Việt Nam về quốc tế hóa biển Đông thì hình như trụ lại ở ASEAN. Đã có dấu hiệu mâu thuẫn giữa hai phía ngoại giao và quốc phòng. Phe “văn” nói một đường, phe “võ” làm một nẻo. Người viết sẽ trở lại qua bài sau, về chủ đề quốc tế hóa biển Đông, một tranh chấp thuộc phạm vi khu vực được chiếu dưới ánh sáng quốc tế, hy vọng đưa ra một cái nhìn khác.
© 2010 Trương Nhân Tuấn
© 2010 talawas
[i] Xem http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/1099-s-chuyn-dch-ban-c-trung-m-ti-chau-a–thai-binh-dng
[ii] Xem Talawas http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=12712&rb=0402 “Vài nét về Bộ trưởng Quốc phòng mới của Trung Quốc” do Tam Dương giới thiệu và chú thích.
[iii] Idem.
[iv] Idem.
[v] Xem “Tìm hiểu sơ lược tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Điếu Ngư” của Trương Nhân Tuấn tại : http://www.x-cafevn.org/node/971
[vi] Xem bài “Vấn-Đề Chủ-Quyền Đối với Hai Quần-Đảo Hoàng-Sa Và Trường-Sa: Vài Nhận-Xét Về Lập Luận Của hai chính-phủ Bắc-Kinh và Đài-Loan” của Tạ Quốc Tuấn : http://tiengnoitudo.wordpress.com/2008/02/08/l%E1%BA%ADp-lu%E1%BA%ADn-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%AFc-kinh-va-dai-loan-v%E1%BB%81-ch%E1%BB%A7-quy%E1%BB%81n-hoang-sa-va-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa-t%E1%BA%A1-qu%E1%BB%91c-tu%E1%BA%A5n/
[vii] Xem “Vietnam revives guerilla tactics” của Greg Torode trên South China Morning Post ngày 14 tháng 10 năm 2010: http://www.viet-studies.info/kinhte/VN_guerrilla_tactics.htm
------------
- Trung Quốc đang vi phạm lệnh cấm của LHQ đối với Iran? (VTC) - Nga sẵn sàng tham gia vào dự án lá chắn tên lửa của NATO — (RFI)