-CUBA: Thêm 3 tù chính trị Cuba sẽ được trả tự do (RFI)-Hôm qua, Giáo hội Công giáo Cuba loan báo là ba tù chính trị Cuba, bị kết án với tội danh "phá hoại" và "hải tặc", đã chấp nhận đề nghị đi sống lưu vong ở Tây Ban Nha và như vậy sẽ được phóng thích. Theo Giáo hội Công giáo, với ba người nói trên, tổng số tù chính trị Cuba chấp nhận sống lưu vong để được tự do nay lên tới 53 người.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM-Tài liệu tham khảo đặc biệt-Thứ tư, ngày 201/10/2010
CUBA TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC VÀ THAY ĐỔI LỚN
TTXVN (La Habana 12/10)
Tờ Rebelión của Tây Ban Nha mới đây đã có bài phân tích liên quan tới việc Chính phủ Cuba thông báo sẽ cắt giảm nửa triệu người lao động dư thừa tại các cơ quan và xí nghiệp nhà nước trong vòng nửa năm tới.
Ngày 13/9 vừa qua, Trung tâm những người lao động Cuba (CTC), tổ chức công đoàn duy nhất của nước này, thông báo từ nay tới tháng 4/2011, Nhà nước sẽ cắt giảm 500.000 người lao động làm việc tại các cơ quan và xí nghiệp nhà nước và sau đó cũng sẽ tiếp tục cắt giảm một số lượng người lao động tương đương. Các phương tiện truyền thông phương Tây ngay lập tức đã đặt câu hỏi liệu đây có phải là dấu chấm hết của chủ nghĩa xã hội Cuba? Sẽ phải lý giải sự việc này như thế nào? Thực ra, chính sách này đã được Cuba chuẩn bị từ vài năm trước và cũng đã được thảo luận rộng rãi. Trước đó ngày 1/8, đích thân Chủ tịch Cuba Raul Castro đã đề cập tới vấn đề này trước Quốc hội.
Thời kỳ đặc biệt
Để hiểu được những gì đang diễn ra, cần phải nói lại quá khứ cách đây 20 năm. Khi Bức tường Becslin sụp đổ vào năm 1989, dẫn tới việc Liên Xô tan rã 2 năm sau đó, cùng với chính sách bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ ngày càng thắt chặt, nền kinh tế Cuba rơi vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng chưa từng xảy ra trước đó: kim ngạch ngoại thương giảm xuống dưới ¼ so với thời kỳ trước đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 35%. Những tác động của “thời kỳ đặc biệt” đối với người dân rất đáng kể: trong giai đoạn khó khăn nhất (1991-1994), người dân Cuba từng bị đói, điện bị cắt tới 16 tiếng/ngày, hệ thống giao thông công cộng gần như bị tê liệt hoàn toàn … Có thể nói người dân lúc đó sống trong thời kỳ chiến tranh mặc dù đất nước hoàn toàn hòa bình. Nhiều người tin chắc rằng cuộc Cách mạng Cuba đã đi tới hồi kết. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra. 15 năm sau, nền kinh tế Cuba đã hồi phục ngang bằng ở mức như năm 1989.
Cho tới ngày hôm nay, hậu quả tồi tệ của “thời kỳ đặc biệt” vẫn còn để lại dấu ấn sâu sắc. Toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phần lớn các ngành công nghiệp gần như ngừng trệ. Một loạt nhà máy và xí nghiệp vẫn được tiếp tục duy trì cho dù chỉ sản xuất một phần rất nhỏ so với công suất thiết kế. Người lao động không bị cắt giảm hàng loạt giống như tại các nền kinh tế tư bản, lẽ đương nhiên có quá nhiều người dư thừa tại các cơ sở này. Có khoảng 20% số người lao động trong lĩnh vực công của Cuba bị dôi dư. Tuy nhiên, việc đồng peso nội tệ bị mất giá hoàn toàn mới là điều làm cho nền kinh tế Cuba bị phá sản. Vấn đề này đã và đang tác động vô cùng nặng nề tới Quốc đảo Caribê này. Bên cạnh đó, nền kinh tế Cuba phụ thuộc rất nhiều vào bên ngoài, và cuộc bao vây cấm vận càng làm cho vấn đề này trở nên phức tạp hơn. Kể từ thời điểm đó, vị thế của Cuba trên thị trường thế giới trở nên rất yếu ớt. Vào thời điểm đó, Chính phủ Cuba quyết định cho ra đời đồng tiền mới, đồng CUC (peso chuyển đổi), có giá hơn đồng USD. Hệ thống đồng tiền kép đã tạo khoảng cách lớn giữa những người có nguồn thu ngoại tệ (khoảng 60% người dân Cuba) như những người làm trong ngành du lịch hoặc những người nhận được kiều hối từ nước ngoài, với những người không có khả năng tiếp cận ngoại tệ.
Khoảng trống cho những ý tưởng mới
Cho tới nửa đầu thập kỷ này, nền kinh tế Cuba vẫn nỗ lực để không bị chìm và hồi phục từ cuộc khủng hoảng vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Sau khi kinh tế đất nước tương đối hồi phục, Fidel Castro muốn thiết lập lại trật tự và vào tháng 11/2005, nhà lãnh đạo Cuba đã mở một cuộc đối đầu trực diện chống lại nạn tham nhũng và bắt đầu thực hiện những chính sách mới. Điều này xảy ra chỉ 6 tháng trước khi Fidel lâm trọng bệnh. Mùa hè năm 2007, Raul Castro đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch lâm thời tiếp quản tiến trình này và chỉ trích tình trạng nền kinh tế kém hiệu quả.
Ông Raul đã mở một cuộc trưng cầu dân ý với ý tưởng tìm ra một mô hình kinh tế mới đáp ứng những thách thức mới và hoàn cảnh lịch sử mới. Từ cuộc đối thoại này nhiều kế hoạch đã nảy sinh, tuy nhiên mọi việc buộc phải ngắt đoạn hai lần trong giai đoạn 2008-2009. Lần thứ nhất là do 3 cơn bão tàn phá Cuba vào mùa Thu năm 2008, để lại hậu quả khôn lường. Thiệt hại kinh tế do thảm họa thiên tai này để lại tương đương 20% GDP của Cuba. Lần thứ hai là do cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới, tác động nặng nề tới nền kinh tế Cuba, phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Cuộc khủng hoảng dồn Cuba vào tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng trong thời gian ngắn hạn, tuy nhiên vào mùa Hè năm nay, vấn đề này cũng đã được giải quyết sau khi nước này đạt được thỏa thuận cơ cấu lại nợ với các đối tác.
Bất chấp sự gián đoạn nêu trên cùng với những vấn đề vô cùng khó khăn của một số ngành như nông nghiệp, nền kinh tế Cuba về tổng thể vẫn chống đỡ tương đối tốt. Trong giai đoạn 2004-2009, kinh tế Cuba đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức 6%, mức cao so với tỷ lệ trung bình của Mỹ Latinh là 3,6%. Do đó, Cuba có điều kiện để thực hiện những ý tưởng mới và cũng đã tới thời điểm Cuba cần đối mặt với những thách thức về cơ cấu.
Những thách thức cơ bản
Thách thức quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Cuba hiện tại đó là xóa bỏ hố sâu ngăn cách giữa phát triển xã hội, văn hóa và nhận thức với phát triển kinh tế. Về xã hội, văn hóa và nhận thức, người dân Cuba có trình độ có thể so sánh với trình độ của bất cứ quốc gia giàu có và phát triển nào trên thế giới. Tuy nhiên, về kinh tế, Cuba là quốc gia nghèo như bất cứ quốc gia nghèo nào ở Mỹ Latinh. Đây là hệ quả của tính ưu việt của hệ thống CNXH, bắt đầu từ một nền tảng kinh tế mong manh và có vị trí vô cùng yếu ớt trên thị trường thế giới. Trình độ xã hội, văn hóa và nhận thức phát triển ở mức cao làm người ta kỳ vọng nhiều vào những điều mà đất nước không thể đáp ứng được do điều kiện kinh tế không cho phép. Điều này khiến người dân thất vọng. Một nghệ sĩ dương cầm danh giá không thể mua được cho mình một chiếc đàn, một bác sĩ phẫu thuật phải chen lấn xô đẩy trên xe buýt để đi làm vì không có đủ tiền mua cho mình một chiếc ô tô, một kỹ sư không có điện thoại di động cũng chẳng có máy tính xách tay… Vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi mà ngành du lịch ngày càng phát triển tại Cuba. Một du khách nước ngoài tới Cuba mang theo nào là máy quay, điện thoại di động, máy nghe nhạc Ipod, những vật dụng quá phổ thông trên thế giới, tuy nhiên với đa phần người dân Cuba đây là những thứ mà chẳng bao giờ họ dám mơ. Điều này làm người ta đau đớn và thực sự khó chịu.
Những sự thất vọng này làm ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất. Người lao động không thể làm việc có năng suất khi mà đồng lương của họ không đủ để mua những cái họ cần. Sẽ chẳng có một thanh niên nào với trình độ học vấn cao lại muốn ra đồng làm việc dưới cái nắng mặt trời gay gắt. Ở khía cạnh này, Cuba ít nhiều là nạn nhân của chính những thành tựu của mình.
Thách thức căn bản thứ hai liên quan tới những gì đã nảy sinh trong “thời kỳ đặc biệt”. Đồng lương của người lao động, được tính bằng tiền peso, gần như đã mất giá hoàn toàn khi so sánh với đồng USD hoặc đồng CUC. Một người chỉ có nguồn thu bằng peso sẽ không thể mua được bất cứ thứ gì từ giày dép, tới lò vi sóng hay một ít thịt bò được bán bằng đồng CUC. Người ta cũng chẳng quan tâm xem là nên làm ít hay làm nhiều bởi với đồng lương ít ỏi mà Nhà nước trả, họ sẽ chẳng mua nổi bất cứ cái gì. Nói cách khác không có mối quan hệ giữa việc làm, tiền lương và sức mua. Tình trạng này bất lợi tới mức không thể khuyến khích người lao động sản xuất. Và từ đây nảy sinh một vấn đề đó là nhiều người Cuba “làm chui” và có sự tham ô trong các cơ quan nhà nước và xí nghiệp để tuồn của công ra ngoài. Những người tuồn tài sản thuộc sở hữu nhà nước ra ngoài cũng nhằm mục đích kiếm chác thêm chút tiền CUC để cải thiện cuộc sống. Ở Cuba thị trường chợ đen phát triển vô cùng phong phú và giá cả tại thị trường này cũng rất đa dạng. Điều nguy hiểm là người lao động Cuba hoàn toàn thờ ơ với nền kinh tế đất nước. Giờ đây họ không cảm thấy cần phải có trách nhiện với sản phẩm do họ làm ra hay dịch vụ mà họ cung cấp. Đương nhiên sẽ chẳng có mấy người cảm thấy họ là chủ nhân của phương tiện sản xuất. Tuy nhiên, đây lại là nền tảng của mô hình xã hội chủ nghĩa.
Câu trả lời dành cho những thách thức
Tình hình nêu trên nếu tiếp tục kéo dài sẽ làm đất nước suy sụp. Đồng lương cần phải có mối liên hệ với sản phẩm và trách nhiệm. Do đó từ đầu năm 2008, Chính phủ đã bắt đầu thực hiện một loạt giải pháp như tăng lương dành cho giáo viên và cho phép người lao động có thể có nhiều việc làm. Từ niên học 2009-2010, các sinh viên đã được phép đi làm thêm. Tại một vài doanh nghiệp người ta bắt đầu có ý thức quan tâm tới nỗ lực của người lao động, việc đi làm đúng giờ và chất lượng công việc khi trả lương. Những giải pháp này là một sự khởi đầu tốt, tuy nhiên còn thiếu quá nhiều yếu tố cấu thành. Từ đó dẫn tới sự điều chỉnh hiện nay: tái cơ cấu lực lượng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước. Tiến trình này có 4 mục đích: tạo cơ hội cho những người lao động dôi dư tìm việc làm mới, phi tập trung sản xuất, giao thêm quyền tự quyết cho doanh nghiệp tư nhân và làm cho người lao động ý thức rằng việc làm là nguồn thu nhập chính để họ có thể trang trải những nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày.
Để đạt được điều này, Chính phủ Cuba muốn chuyển đổi 500.000 lao động thuộc khu vực nhà nước sang các thành phần kinh tế khác hoặc tạo cơ hội cho họ từ làm việc kể từ tháng 3/2011. Mới đây, Chính phủ đã dành nhiều nguồn vốn đầu tư quan trọng cho những lĩnh vực như khai thác dầu khí, xây dựng, công nghệ sinh học, công nghiệp dược phẩm và du lịch. Nhiều người sẽ tìm được việc làm trong các dự án đầu tư này. Trong khi đó, nhiều người cũng sẽ tìm được việc làm tại các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, các trang trại hay tự thuê đất của nhà nước để canh tác. Nhiều quy định cấm đoán trước đây cũng đã được dỡ bỏ. Những người muốn đăng ký kinh doanh tư nhân có thể tiếp cận tín dụng của ngân hàng và hệ thống bảo hiểm xã hội. Họ cũng sẽ được thuê nhân công và ký hợp đồng với nhà nước, với điều kiện duy nhất là đóng góp thuế.
Việc tái định hướng những người lao động tới những ngành nghề khác hay chuyển đổi mô hình kinh tế từng bước sẽ được thực hiện và điều này sẽ tạo cơ sở để người lao động có sự cạnh tranh. Tiến trình này đang được tổ chức công đoàn CTC hướng dẫn thực hiện. CTC sẽ giám sát để tiến trình này được diễn ra có trật tự và có trách nhiệm xã hội. Để việc làm này có kết quả, người lao động cần phải thay đổi tư duy làm việc. Từ nay trở đi, người lao động cần phải ý thức về chất lượng sản phẩm do họ làm ra, hay kết quả của công việc mà họ phải làm cũng như cần phải nỗ lực. Như Chủ tịch Raul Castro đã nói: “Cần phải chấm dứt điều mà người ta vẫn nói đó là Cuba là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mà người ta chẳng cần làm việc vẫn có thể sống”.
Cập nhật hóa mô hình xã hội chủ nghĩa
Việc tinh giảm nửa triệu người trong tổng số 5 triệu người ở độ tuổi lao động sẽ để lại hậu quả sâu sắc. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên người Cuba tiến hành những thay đổi lớn. Vào những năm 1990, người ta đã điều chuyển 300.000 nông dân làm việc tại các xí nghiệp nhà nước sang các hợp tác xã và 200.000 người đã tham gia nền kinh tế tư nhân. Vào những năm đầu của thập niên này, số lượng người lao động trong ngành mía đường đã giảm xuống còn một nửa, do giá đường trên thế giới giảm đáng kể. Hơn 100.000 lao động của ngành mía đường đã chuyển sang làm những ngành nghề khác. Trong lịch sử của cuộc Cách mạng Cuba, người lao động chưa bao giờ bị đẩy ra đường, cho dù ở vào những giai đoạn khó khăn nhất.
Những cải cách mà Cuba đang tiến hành không có nghĩa là cuộc Cách mạng Cuba đang thay đổi mô hình hay hướng đi, hoặc dự định thay đổi. Như Chủ tịch Raul Castro đã phát biểu Chính phủ sẽ tìm tới giải pháp kinh tế nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời đảm bảo gìn giữ hệ thống chính trị và xã hội của đất nước, hay nói cách khác gìn giữ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Điều này đồng nghĩa với việc Cách mạng Cuba không hoàn toàn rũ bỏ những mô hình trước đây mà chỉ mềm dẻo thích ứng với những thách thức và hoàn toàn mới.
***
Vừa qua, tờ Rebelion của Tây Ban Nha đã có bài phỏng vấn ông José Ramón Vidal, giáo sư Khoa Truyền thông Đại học La Habana và là điều phối viên Chương trình Thông tin Trung tâm Luther King (CMLK), có trụ sở tại La Habana, về những chính sách kinh tế mới được Chính phủ Cuba thông báo.
Ngày 13/9, Trung tâm những người lao động Cuba (CTC) đã ra thông cáo về kế hoạch của Chính phủ cắt giảm 500.000 người lao động trong khu vực nhà nước trong vòng 6 tháng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tư nhân hoạt động. Mục đích của việc làm này là cải thiện hiệu quả của nền kinh tế đất nước đang trên đà suy giảm trong những năm gần đây, sau khi đã hồi phục từ những khó khăn của “thời kỳ đặc biệt”, giai đoạn sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu tan rã, khiến Cuba bị cắt hoàn toàn viện trợ.
Ngay lập tức báo chí quốc tế đã loan tin chủ nghĩa xã hội tại Quốc đảo Caribê đang đi tới hồi kết. Tuy nhiên, giáo sư Vidal cho rằng những biện pháp mới của La Habana không những phù hợp với mô hình xã hội chủ nghĩa, mà còn vô cùng cần thiết để Cuba có thể phát triển trong hoàn cảnh thực tế hiện nay. Ông Vidal cho rằng Nhà nước vẫn sẽ quản lý phương tiện sản xuất và hệ thống phân phối cơ bản. Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng những chuyến đổi tới đây tại Cuba sẽ củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa nếu chủ thể của sự thay đổi đó là nhân dân. Nếu La Habana nhìn nhận những sự thay đổi này từ góc độ những nhà kỹ trị mà không tính đến sự đồng thuận của tất cả nhân dân, đặc biệt là quyền lợi chính đáng của nhiều tầng lớp xã hội, thì sự chuyển đổi này vô cùng nguy hiểm đối với sự nghiệp xã hội chủ nghĩa tại Quốc đảo Caribê.
Rebelion: Với những chính sách mới được đưa ra, Chính phủ Cuba dự định tìm kiếm điều gì?
Rosé Ramón Vidal: Cho tới nay, những thay đổi trong mô hình kinh tế Cuba tập trung vào việc cắt giảm và hủy bỏ những hình thức trợ cấp miễn phí thái quá, giảm lực lượng lao động dôi dư (giai đoạn thứ nhất sẽ diễn ra trong vòng nửa năm tới với việc cắt giảm nửa triệu người), mở rộng thị trường nội địa (cho phép người dân Cuba được nghỉ tại các khách sạn trả bằng ngoại tệ, bán sản phẩm điện tử cho người dân, cho phép người dân tiếp cận dịch vụ di điện thoại trả bằng ngoại tệ), mở rộng mô hình tự kinh doanh (hay còn gọi là nền kinh tế tư nhân). Tất cả những chính sách trên đều hướng tới việc làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn và khuyến khích người lao động làm việc để sinh nhai, những vấn đề có thể được coi là có ý nghĩa sống còn đối với đất nước hiện nay. Những giải pháp này cũng sẽ giải phóng Nhà nước khỏi những ngành kinh doanh và dịch vụ nhỏ mà từ lâu đã trở nên quá tải đối với mô hình Xã hội chủ nghĩa.
Những thay đổi trong mô hình kinh tế Cuba được thực hiện đúng vào lúc tình hình rất phức tạp: nền kinh tế gặp quá nhiều khó khăn, sản lượng và năng suất lao động luôn ở mức thấp kể cả trong công nghiệp và nông nghiệp, tình trạng tham ô tràn lan và có quá nhiều sai phạm, tác động tiêu cực từ thị trường bên ngoài (giá niken giảm xuống ở mức rất thấp và doanh thu từ du lịch cũng giảm), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm (1,4% trong năm 2009, và dự kiến ở mức 1,9% trong năm nay, theo thống kê chính thức) và cuộc khủng hoảng tài chính trong hệ thống ngân hàng quốc gia. Bên cạnh đó, cũng không thể không đề cập tới những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc bao vây, cấm vận do Mỹ áp đặt đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính Cuba, và những hậu quả nặng nề do 3 cơn bão lớn để lại từ năm 2008. Tất cả những chính sách mới được đưa ra cần phải đương đầu với mọi tình huống khó khăn nêu trên.
Rebelion: Có thể nhận định rằng đây là sự thay đổi triệt để nhất tại Cuba kể từ khi La Habana đi theo con đường Xã hội chủ nghĩa hay không? Tại sao? Liệu đây có phải là một mô hình kinh tế mới?
ớp xã hội, thì sự chuyển đổi này vô cùng nguy hiểm đối với hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Nếu những chính sách này được định hướng để tạo thuận lợi cho sự tham gia tích cực hơn của những người lao động đối với những công việc họ làm, nếu cơ chế quyền lực của các hội đồng nhân dân được củng cố và không hộ gia đình nào bị nhà nước bỏ rơi sau khi cắt giảm người lao động vì thực tế họ không thể tìm được việc làm nào phù hợp thì hệ thống Xã hội chủ nghĩa tại Cuba mới củng cố và được giữ vững.
Rebelion: Như tất cả chúng ta đều biết, nền kinh tế Cuba luôn phụ thuộc rất nhiều vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Những chính sách mới liệu có mở đường cho Cuba tiến tới việc thiết lập một nền sản xuất mạnh và năng động, giảm bớt phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các nước?
José Ramón Vidal: Lẽ đương nhiên việc tăng cường năng suất và hiệu quả lao động sẽ giúp củng cố nền kinh tế đất nước và tạo điều kiện thuận lợi cho Cuba tham gia các tiến trình hội nhập khu vực. Cuba rất giàu tiềm năng nhân lực có trình độ cao và việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn chất xám này sẽ đem lại lợi ích không chỉ cho Cuba mà còn cho cả các quốc gia khác đã và đang nhận sự giúp đỡ của Cuba.
Rebelion: Người dân Cuba phản ứng thế nào trước việc Chính phủ tuyên bố những chính sách mới? Quá trình hoạch định và thảo luận những chính sách này được tiến hành thế nào?
José Ramón Vidal: Lẽ đương nhiên nhiều người lo lắng về tương lai tới đây của họ. Ai cũng tự hỏi liệu mình có nằm trong danh sách nửa triệu người bị cắt giảm hay không? Đây là một quá trình khó khăn và có rất nhiều gia đình bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Tại nhiều cơ quan và xí nghiệp, tổ chức công đoàn đang thảo luận về quyết định này của Chính phủ. CTC khẳng định đây là một quá trình hoàn toàn minh bạch, với sự tham gia của tất cả các công đoàn viên. Trên thực tế, việc triển khai áp dụng chính sách này là điều khó khăn nhất. Một vấn đề được đặt ra là liệu trong năm 2011, người ta có thể tạo ra đủ việc làm cho những người bị cắt giảm hay không. Chính phủ hy vọng là những người này sẽ tự tìm việc làm thông qua hình thức tự doanh, hoặc chuyển sang làm việc tại những khu vực thiếu lao động như nông nghiệp hay xây dựng. Những giải pháp còn lại sẽ ít gặp khó khăn hơn trong quá trình thực hiện để có sự đồng thuận cao của người dân, mà thực ra các chính sách khác đem lại hy vọng cho người dân có thể tự cải thiện cuộc sống.
Rebelion: Những thay đổi trong chính sách kinh tế cho phép các công ty nhỏ và chủ kinh doanh được thuê nhân công. Điều gì sẽ đảm bảo để không xảy ra tình trạng bóc lột và không có sự gia tăng giàu nghèo?
José Ramón Vidal: Trong thời kỳ mà chúng tôi gọi là “đặc biệt”, tình trạng giàu nghèo đã gia tăng. Việc nhiều người có tiền bằng cách hợp pháp hay bất hợp pháp đã dẫn đến tình trạng này. Đối với Cuba, điều này hoàn toàn không được mong đợi, tuy nhiên các chỉ số bất công xã hội của Cuba còn cách xa các nước tại khu vực. Để điều này được khống chế, người thuê nhân công sẽ phải trả bảo hiểm xã hội cho người lao động. Người ta sẽ phải tìm các giải pháp bảo vệ để người thuê lao động tôn trọng các nhân công. Tôi cho rằng các tổ chức công đoàn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này./.
George F. Will – Bóng đèn cuối cùng sáng trên đầu Castro
Trần Quốc Việt dịch
Washington – Fidel Castro, 84 tuổi, mắt mũi có thể bị kèm nhem, nhưng ông đã nhận thấy một điều: “Mô hình Cuba đối với chúng tôi thật ra không còn thành công nữa.” Thế là bí mật thành bật mí. Nghe tin, những khách quen cũ ngày xưa vào thời vàng son của Les Deux Magots, giờ nếu vẫn còn sống, chắc cũng chẳng lấy làm vui.
Quán cà phê đó ở Paris, giờ thành địa điểm thu hút du khách, ngày xưa là nơi trước và sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II Jean-Paul Sartre và những người cùng tư tưởng đã bàn về sự vô nghĩa của cuộc đời và hiểm họa Mỹ. Về mối hiểm hoạ này, tờ báo chính, tờ Le Monde, viết trong bài xã luận vào ngày 29 tháng Ba năm 1950: “Coca-Cola là Danzig của Văn hoá Châu Âu”. (Xin nhắc lại lịch sử xưa: Danzig là thành phố của Ba Lan, nhưng Đức nghĩ là của Đức, nơi châm ngòi cho cuộc thế chiến.)
Đối với những người có tư tưởng cấp tiến, Castro là người loan tin mừng về “dân chủ trực tiếp” cùng với bao nhiêu điều khác. Ông lên nắm quyền vào ngày 1 tháng Giêng năm 1959, và năm sau Sartre đến tận nơi để giải thích Ý nghĩa của Sự kiện theo cách của các trí thức Paris.
Giống như bao kẻ đắm mình trong bầu không khí trí thức thời ấy – những sinh viên mặc áo len che kín cổ, những người hâm mộ phim nước ngoài (nhưng làm ơn đừng có “phim Mỹ”) – Sartre là người theo chủ nghĩa hiện sinh. Có nhà phê bình đã gọi chủ nghĩa hiện sinh là niềm tin rằng vì cuộc đời là vô nghĩa, triết học cũng nên vô nghĩa theo. Nhưng bước chân hành hương của Sartre đã đưa ông cùng với Castro vào miền quê của Cuba. Ở đấy họ dừng lại ở một cửa hàng bên đường để uống nước chanh rồi bất chợt ngộ ra chân lý.
Nước chanh ấm, nên Castro nổi nóng liền bảo chị bán hàng rằng cái thứ nước chanh chẳng ra gì này “bộc lộ sự thiếu ý thức cách mạng.” Chị đáp do tủ lạnh bị hư. Castro “gằn giọng” (theo lời kể đắc ý của Sartre) nói chị ta nên “bảo với người phụ trách cửa hàng của đồng chí rằng nếu họ không giải quyết cho xong chuyện này, họ chắc chắn sẽ có chuyện với tôi.” Ngay lập tức Sartre hiểu ra “điều tôi gọi là ‘dân chủ trực tiếp’”: “Tuy không nói ra, giữa chị bán hàng và Castro đã có một sự đồng cảm tức thì. Qua giọng nói, qua những nụ cười, và qua cái nhún vai của chị ta thấy chị không có ảo tưởng.”
Nửa thế kỷ sau, Castro dường như đã đuổi kịp chị. Người đã tuyên bố trong phiên toà vào năm 1953 rằng “Lịch sử sẽ xoá án cho tôi” cuối cùng có thể mất đi ảo tưởng có tính chất huỷ diệt nhất của nền chính trị hiện đại, ý tưởng cho rằng Lịch sử là một danh từ riêng.
Ý tưởng cho rằng Lịch sử là một hoàn cảnh (thing) độc lập có một logic mở rộng, mà nếu được những người tiên phong của một thiểu số sáng suốt thấu hiểu được cơ chế của nó tác động đến, tất sẽ cuối cùng đưa đến thiên đường như hoạch định. Cho nên, theo Czelaw Milosz viết trong tác phẩm Tâm hồn Tù hãm (The Captive Mind) vào năm 1953, những người cộng sản tin rằng nhiệm vụ của trí thức không phải là suy nghĩ mà chỉ để hiểu.
Qua những lời ông phát biểu gần đây về “mô hình Cuba” (ông nói điều này với Jeffrey Goldberg của tờ Atlantic), Castro dường như đã trở thành người cuối cùng bên ngoài chế độ Bắc Hàn hiểu được nhà nước độc tài bóp nghẹt xã hội như thế nào. Từ đấy kế hoạch của chính quyền Cuba là sa thải 500.000 nhân viên nhà nước.
Điều này theo sau một vài biện pháp khác, chẳng hạn phi quốc hữu hoá các tiệm thẩm mỹ và tiệm cắt tóc nếu những tiệm này không có hơn ba ghế. Còn có bốn ghế trở lên, chúng vẫn là các xí nghiệp quốc doanh. Những “cải cách” như thế dưới chủ nghĩa xã hội tại một nước vào năm 1959, dựa trên nhiều dấu chỉ khác nhau về xã hội và kinh tế, là một trong năm nước tiên tiến nhất của Châu Mỹ La tinh, nhưng giờ đây lương trung bình chỉ độ khoảng 20 Mỹ kim. Nhiều bệnh nhân nhập viện phải mang theo khăn trải giường riêng. Hàng ngàn bác sĩ đang làm việc ở Venezuela để nuôi Cuba như Liên Xô ngày xưa từng cưu mang.
Sau cuộc đổ bộ Vịnh Con Heo vào tháng Tư năm 1961- có lẽ đây là việc sử dụng vô ích nhất sức mạnh Mỹ từ xưa đến nay- Robert bào đệ của tổng thống Kennedy gọi Cuba là “ưu tiên hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ -tất cả những điều khác đều là phụ – do đó không ngại tốn kém thời gian, tiền bạc, hay nhân lực.” Kể từ đấy, bao ngôn từ đanh thép đều được cả hai đảng dùng đến để giành lá phiếu của cộng đồng lưu vong 1.6 triệu người Cuba tại Mỹ, đặc biệt ở Florida, tiểu bang lớn nhất quyết định kết quả cuộc bầu cử tổng thống. Ví dụ, vào năm 1992, ứng cử viên tổng thống Bill Clinton hứa hẹn sẽ “giáng búa xuống” đầu Castro, người vẫn sống sót dù không được lòng của 11 đời tổng thống Mỹ.
Ngày nay, chính sách cô lập Cuba của Mỹ qua cấm vận kinh tế và hạn chế du lịch phục vụ hai mục tiêu của Castro: nó tạo ra sự ngoại phạm cho điều kiện xã hội của Cuba, và nó tránh cho Cuba khỏi tác động của một số lực lượng văn hoá và chính trị làm sụp đổ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Vị tổng thống thứ 11, Barack Obama, sinh ra hơn hai năm sau khi Castro tiếm quyền, có lẽ nên nghĩ lại chính sách cấm vận này, dù sao ngay cả đến Castro cũng xét lại những nền tảng căn bản nhất.
George F. Will là nhà bình luận Mỹ nổi tiếng. Tựa đề từ một tờ báo khác.
Nguồn: “Cuba’s Castro learns what most of us already knew” Washington Post, 17/9/2010
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Quốc Việt
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
GIẢI MÃ NHỮNG PHÁT BIỂU CỦA FIDEL anhbasam
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ năm, ngày 23/09/2010 GIẢI MÃ NHỮNG PHÁT BIỂU CỦA FIDEL TTXVN (La Habana 17/9)Fernando Ravsberg, một chuyên gia chuyên nghiên cứu về tình hình Cuba, có bài viết đăng trên trang điện tử BBC Mundo đề cập về những phát biểu gần đây của Fidel Castro từng gây xôn xao dư luận quốc tế, khi tuyên bố rằng “Mô hình Cuba không còn phù hợp ngay cả đối với chúng tôi”.
Để hiểu rõ vì sao Fidel lại bắt đầu một quá trình tự phê phán quả không đơn giản. Ông đề cập về những vấn đề mà trước đây ít ai đụng chạm tới, chỉ nêu ra và không đi sâu phân tích nhiều. Điều mà ai cũng biết, đó là Fidel nổi tiếng là một chính trị gia thông minh và lanh lợi.
Trong một số phát biểu gần đây, Fidel tự nhận trách nhiệm về chiến dịch đàn áp những người đồng tính, trăn trở, hối hận vì đã khuyên các đồng minh Liên Xô (cũ) mở cuộc tấn công hạt nhân sang đất Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 1962, và đặc biệt đã thừa nhận “mô hình Cuba” do chính ông dựng lên không còn phù hợp nữa.
Và những ngày sau đó, tại Trường Đại học La Habana, Fidel lại đưa ra những giải thích càng thêm khó hiểu, gây ra nhiều tranh luận khác nhau, từ việc cho rằng ông đã rút lại điều mình từng nói đến việc khẳng định có phát biểu như vậy trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ…
Tôi (Fernando Ravsberg) là một trong những người luôn tin rằng Fidel Castro không bao giờ nhầm khi đưa ra nhận xét: “Mô hình Cuba không còn phù hợp nữa, kể cả đối với chúng tôi”, và ngay lập tức khẳng định lời tuyên bố của mình đưa ra “không một chút cay đắng và băn khoăn”.
Nhưng sau đó, Fidel lại khẳng định là các nhà báo đã truyền đạt sai ý ông muốn nói. Hầu như có một sự mâu thuẫn, nhưng trong phần tiếp theo ông đưa ra một sự khác biệt rõ ràng. Fidel bỏ dùng từ “mô hình” và chuyển sang từ “hệ thống”, nhấn mạnh rằng “hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn tác dụng không những đối với nước Mỹ mà đối với cả thế giới”, rồi tự hỏi: “Lẽ nào một hệ thống tương tự có thể phù hợp đối với một đất nước XHCN như Cuba?”.
Một trí thức thuộc Đảng Cộng sản yêu cầu giấu tên, giải thích với tôi rằng đối với họ chỉ tồn tại hai “hệ thống”, đó là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, có các “mô hình” khác nhau để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chẳng hạn như mô hình Trung Quốc, mô hình Liên Xô hay mô hình Nam Tư trước đây v.v.
Cuba, từ năm 1968 – thời kỳ quốc hữu hóa tất cả các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ thương mại, kể cả những người bán hàng rong trên đường phố – bắt đầu theo mô hình Liên Xô (cũ) và đã tồn tại dưới cái bóng của cường quốc Cộng sản lúc bấy giờ.
Mô hình đó và thứ áo giáp được bảo vệ bằng sắc luật và những nghị quyết đến nay đã lỗi thời. Chính các nhà kinh tế thuộc Đảng Cộng sản và những người bị cho là những phần tử bất đồng chính kiến đều đi đến khẳng định mô hình đó là một trở ngại lớn đối với sự phát triển lực lượng sản xuất của đất nước.
Fidel Castro không phải là một khám phá lớn với những tuyên bố của mình. Ông có thể là một người Cuba sau cùng thừa nhận cái điều buộc phải thừa nhận. Tuy nhiên, khi đề cập về một chính trị gia tầm cỡ như Fidel, thì bao giờ những tuyên bố của ông cũng có ý nghĩa sâu xa.
Khi khẳng định mô hình này không còn phù hợp, vị Tổng tư lệnh Cách mạng Cuba muốn mở lối cho người em trai Raul Castro thay đổi những gì mà ông cho là cần thiết, tránh việc một số người khác có thể lợi dụng uy tín của Fidel để cản bước Raul.
Tôi không cho là có mối liên quan mật thiết giữa những tuyên bố của Fidel với những thay đổi hình mẫu được loan báo chỉ vài ngày sau đó, trong đó có việc cho phép hành nghề tự do, thành lập doanh nghiệp tư nhân nhỏ, những điều từng bị cấm trong 40 năm qua.
Mới đầu, nhiều người cho rằng không thể tồn tại đồng thời cách mạng XHCN và mô hình theo kiểu Liên Xô. Có thể Fidel buộc phải chọn lựa giải pháp cứu lấy Cách mạng, mặc dù trên một số khía cạnh, điều đó có nghĩa trở về với điểm xuất phát ban đầu.
Tình hình đã rơi vào thế bí, vì nếu tiếp tục với mô hình kinh tế kém hiệu quả thì có thể dẫn đến những thứ được gọi là “thắng lợi của cách mạng” như y tế, giáo dục, thể thao và văn hóa sẽ đổ bể không gì cứu vãn nổi.
Fidel cũng bật đèn xanh cho Raul trong việc xích lại gần với Oasinhton (nguyên văn: Giơ một cành ô liu với Oasinhton) mà ông từng tuyên bố sau khi lên nắm quyền điều hành đất nước vào năm 2006. Tương tự, Fidel đã chuyển bức thông điệp đến cộng đồng Do Thái đầy ảnh hưởng ở Oasinhton, thông qua hai nhà báo tên tuổi và khá thân cận với họ. Đó là việc lên tiếng phê phán Iran vì đã “làm bẽ mặt” Ixraen và thừa nhận các cuộc truy đuổi dân Do Thái.
Hình tượng Fidel dần dần thể hiện rõ hơn so với mấy tháng trước đây khi chỉ khăng khăng kêu gọi cả thế giới chống lại cuộc chiến tranh hạt nhân chưa được định hình. Gần như chưa gương súng lên ngắm vào đầu kẻ thù, thì chính kẻ thù đã khiến ông phải đưa ra lời tự phê phán trong cuộc khủng hoảng tên lửa Liên Xô – Mỹ năm 1962.
Sự hậu thuẫn của Fidel đối với người em trai của mình không làm bất kỳ ai ngạc nhiên, bởi chính vị Tổng tư lệnh là người đề nghị Raul Castro làm người kế nhiệm ngay từ phút ban đầu, và luôn duy trì ông như một phó sếp trong suốt 50 năm qua.
Có lẽ tốt hơn hết tôi cũng nên khép lại bài viết này với lời tuyên bố là những lời tôi đã nói ở trên “hoàn toàn mang ý nghĩa ngược lại”. Dù sao tôi cũng sẽ mạo hiểm, và mong rằng sự nhầm lẫn của tôi sẽ không bao giờ là điều mà tôi muốn hạ thấp uy tín của một nhà chính trị tầm cỡ như Fidel./.
Để hiểu rõ vì sao Fidel lại bắt đầu một quá trình tự phê phán quả không đơn giản. Ông đề cập về những vấn đề mà trước đây ít ai đụng chạm tới, chỉ nêu ra và không đi sâu phân tích nhiều. Điều mà ai cũng biết, đó là Fidel nổi tiếng là một chính trị gia thông minh và lanh lợi.
Trong một số phát biểu gần đây, Fidel tự nhận trách nhiệm về chiến dịch đàn áp những người đồng tính, trăn trở, hối hận vì đã khuyên các đồng minh Liên Xô (cũ) mở cuộc tấn công hạt nhân sang đất Mỹ trong cuộc khủng hoảng năm 1962, và đặc biệt đã thừa nhận “mô hình Cuba” do chính ông dựng lên không còn phù hợp nữa.
Và những ngày sau đó, tại Trường Đại học La Habana, Fidel lại đưa ra những giải thích càng thêm khó hiểu, gây ra nhiều tranh luận khác nhau, từ việc cho rằng ông đã rút lại điều mình từng nói đến việc khẳng định có phát biểu như vậy trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ…
Tôi (Fernando Ravsberg) là một trong những người luôn tin rằng Fidel Castro không bao giờ nhầm khi đưa ra nhận xét: “Mô hình Cuba không còn phù hợp nữa, kể cả đối với chúng tôi”, và ngay lập tức khẳng định lời tuyên bố của mình đưa ra “không một chút cay đắng và băn khoăn”.
Nhưng sau đó, Fidel lại khẳng định là các nhà báo đã truyền đạt sai ý ông muốn nói. Hầu như có một sự mâu thuẫn, nhưng trong phần tiếp theo ông đưa ra một sự khác biệt rõ ràng. Fidel bỏ dùng từ “mô hình” và chuyển sang từ “hệ thống”, nhấn mạnh rằng “hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn tác dụng không những đối với nước Mỹ mà đối với cả thế giới”, rồi tự hỏi: “Lẽ nào một hệ thống tương tự có thể phù hợp đối với một đất nước XHCN như Cuba?”.
Một trí thức thuộc Đảng Cộng sản yêu cầu giấu tên, giải thích với tôi rằng đối với họ chỉ tồn tại hai “hệ thống”, đó là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, có các “mô hình” khác nhau để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chẳng hạn như mô hình Trung Quốc, mô hình Liên Xô hay mô hình Nam Tư trước đây v.v.
Cuba, từ năm 1968 – thời kỳ quốc hữu hóa tất cả các nhà máy, xí nghiệp, dịch vụ thương mại, kể cả những người bán hàng rong trên đường phố – bắt đầu theo mô hình Liên Xô (cũ) và đã tồn tại dưới cái bóng của cường quốc Cộng sản lúc bấy giờ.
Mô hình đó và thứ áo giáp được bảo vệ bằng sắc luật và những nghị quyết đến nay đã lỗi thời. Chính các nhà kinh tế thuộc Đảng Cộng sản và những người bị cho là những phần tử bất đồng chính kiến đều đi đến khẳng định mô hình đó là một trở ngại lớn đối với sự phát triển lực lượng sản xuất của đất nước.
Fidel Castro không phải là một khám phá lớn với những tuyên bố của mình. Ông có thể là một người Cuba sau cùng thừa nhận cái điều buộc phải thừa nhận. Tuy nhiên, khi đề cập về một chính trị gia tầm cỡ như Fidel, thì bao giờ những tuyên bố của ông cũng có ý nghĩa sâu xa.
Khi khẳng định mô hình này không còn phù hợp, vị Tổng tư lệnh Cách mạng Cuba muốn mở lối cho người em trai Raul Castro thay đổi những gì mà ông cho là cần thiết, tránh việc một số người khác có thể lợi dụng uy tín của Fidel để cản bước Raul.
Tôi không cho là có mối liên quan mật thiết giữa những tuyên bố của Fidel với những thay đổi hình mẫu được loan báo chỉ vài ngày sau đó, trong đó có việc cho phép hành nghề tự do, thành lập doanh nghiệp tư nhân nhỏ, những điều từng bị cấm trong 40 năm qua.
Mới đầu, nhiều người cho rằng không thể tồn tại đồng thời cách mạng XHCN và mô hình theo kiểu Liên Xô. Có thể Fidel buộc phải chọn lựa giải pháp cứu lấy Cách mạng, mặc dù trên một số khía cạnh, điều đó có nghĩa trở về với điểm xuất phát ban đầu.
Tình hình đã rơi vào thế bí, vì nếu tiếp tục với mô hình kinh tế kém hiệu quả thì có thể dẫn đến những thứ được gọi là “thắng lợi của cách mạng” như y tế, giáo dục, thể thao và văn hóa sẽ đổ bể không gì cứu vãn nổi.
Fidel cũng bật đèn xanh cho Raul trong việc xích lại gần với Oasinhton (nguyên văn: Giơ một cành ô liu với Oasinhton) mà ông từng tuyên bố sau khi lên nắm quyền điều hành đất nước vào năm 2006. Tương tự, Fidel đã chuyển bức thông điệp đến cộng đồng Do Thái đầy ảnh hưởng ở Oasinhton, thông qua hai nhà báo tên tuổi và khá thân cận với họ. Đó là việc lên tiếng phê phán Iran vì đã “làm bẽ mặt” Ixraen và thừa nhận các cuộc truy đuổi dân Do Thái.
Hình tượng Fidel dần dần thể hiện rõ hơn so với mấy tháng trước đây khi chỉ khăng khăng kêu gọi cả thế giới chống lại cuộc chiến tranh hạt nhân chưa được định hình. Gần như chưa gương súng lên ngắm vào đầu kẻ thù, thì chính kẻ thù đã khiến ông phải đưa ra lời tự phê phán trong cuộc khủng hoảng tên lửa Liên Xô – Mỹ năm 1962.
Sự hậu thuẫn của Fidel đối với người em trai của mình không làm bất kỳ ai ngạc nhiên, bởi chính vị Tổng tư lệnh là người đề nghị Raul Castro làm người kế nhiệm ngay từ phút ban đầu, và luôn duy trì ông như một phó sếp trong suốt 50 năm qua.
Có lẽ tốt hơn hết tôi cũng nên khép lại bài viết này với lời tuyên bố là những lời tôi đã nói ở trên “hoàn toàn mang ý nghĩa ngược lại”. Dù sao tôi cũng sẽ mạo hiểm, và mong rằng sự nhầm lẫn của tôi sẽ không bao giờ là điều mà tôi muốn hạ thấp uy tín của một nhà chính trị tầm cỡ như Fidel./.
Fidel Castro, 84, may have failing eyesight but he has noticed something : "The Cuban model doesn't even work for us anymore." So, the secret is out. And there is no joy among the alumni, if any still live, of the golden days of Les Deux Magots.
Cựu Chủ tịch Cuba cho biết thêm, ông biết điều đó vì ông đã đọc tài liệu WikiLeaks công bố trên mạng internet gần đây.
CUBA : Thêm sáu tù nhân vì chính kiến Cuba sắp được tự do để đến Tây ban Nha
Theo tin Giáo hội Công giáo Cuba hôm qua (24/08/2010), sẽ có thêm 6 tù nhân chính trị sắp được trả tự do và lên đường qua Tây Ban Nha. Họ nằm trong số hơn 50 người mà chính quyền La Habana cam kết trả tự do trong khuôn khổ cuộc thương lượng với giáo hội Cuba.
Three more Cuban political prisoners arrived in Madrid yesterday, bringing the number who have been released into exile under Cuba's pledge to free dissidents jailed in the country since 2003 up to 23.
- Xã hội Chủ nghĩa theo định nghĩa của Venezuela (VOA)
- Mấy lần xuất hiện gần đây của Fidel Castro mang ý nghĩa gì cho Cuba? (VOA) . – Cuba sẽ trả tự do thêm cho 6 người bất đồng chính kiến
CUBA: Cuba phải khẩn trương thay đổi nếu không muốn mất ổn định
Cuba cần phải gấp rút thay đổi nếu không muốn rơi vào bất ổn định. Đây là thông điệp các bài báo mà tạp chí Pháp Courrier International đã tập hợp trong hồ sơ chính dành cho Cuba, dưới tựa đề : Cuba chuyển từng bước đến Tự Do.
Hôm qua, lãnh đạo Cuba Fidel Castro, vào thứ sáu tới sẽ tròn 84 tuổi, đã được các đại biểu Quốc hội, thành viên chính phủ và chủ tịch Raoul Castro vỗ tay nồng nhiệt đón chào. Đây là lần đầu tiên Fidel Castro dự một cuộc họp của Quốc hội Cuba kể từ ông chuyển giao quyền cho người em. Đây là một phiên họp đặc biệt, được triệu tập theo yêu cầu của ông Fidel Castro.
Trong bài phát biểu kéo dài 11 phút, ông Fidel đã nói về tình hình quốc tế và tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Fidel đã có bài phát biểu 15 phút trước Quốc hội về tình hình quốc tế, sau đó lắng nghe ý kiến và trả lời câu hỏi của các đại biểu.
Chính phủ Cuba ngày 5/8 ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ việc Mỹ liệt quốc đảo này vào danh sách các nước bảo trợ khủng bố quốc tế, đồng thời yêu cầu Chính phủ Mỹ ngay lập tức xóa tên Cuba khỏi danh sách này.Quan chức Bộ Ngoại giao Cuba phụ trách khu vực Bắc Mỹ Josefina Vidal nêu rõ bằng việc đưa Cuba vào danh sách này, Mỹ đã làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của Washington chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và đây cũng là bằng chứng cho thấy Mỹ vẫn duy trì các khía cạnh vô lý trong chính sách thù địch chống Cuba.
Tuyên bố trên của Cuba được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo thường niên về chủ nghĩa khủng bố năm 2009, cáo buộc Cuba tiếp tay cho các nhóm vũ trang của Colombia và tổ chức ly khai ETA của Tây Ban Nha, hai tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách các nhóm khủng bố.
Trong báo cáo này, Mỹ cũng chỉ trích các đồng minh của Cuba tại Mỹ Latinh, trong đó có Venezuela, Bolivia và Nicaragoa với lý do tương tự.
Những nước nằm trong "danh sách đen" của Mỹ sẽ không nhận được các khoản viện trợ kinh tế từ Mỹ, không được hưởng những ưu đãi về thương mại cũng như ký kết các thỏa thuận thương mại.
Gần đây, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã điều chỉnh chính sách thúc đẩy đối thoại với các nước "chống Mỹ". Năm 2009, Washington đã nới lỏng hạn chế trong vấn đề kiều bào Cuba gửi tiền và về quê hương thăm thân nhân. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm vận đã tồn tại gần nửa thế kỷ chống Cuba./.
TTXVN
- Cuba sẽ bán bất động sản cho người nước ngoài (TTXVN)
- Cuba cho phép người dân mở doanh nghiệp nhỏ (SGTT)
Tuyên bố trên của Cuba được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố Báo cáo thường niên về chủ nghĩa khủng bố năm 2009, cáo buộc Cuba tiếp tay cho các nhóm vũ trang của Colombia và tổ chức ly khai ETA của Tây Ban Nha, hai tổ chức bị Mỹ liệt vào danh sách các nhóm khủng bố.
Trong báo cáo này, Mỹ cũng chỉ trích các đồng minh của Cuba tại Mỹ Latinh, trong đó có Venezuela, Bolivia và Nicaragoa với lý do tương tự.
Những nước nằm trong "danh sách đen" của Mỹ sẽ không nhận được các khoản viện trợ kinh tế từ Mỹ, không được hưởng những ưu đãi về thương mại cũng như ký kết các thỏa thuận thương mại.
Gần đây, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã điều chỉnh chính sách thúc đẩy đối thoại với các nước "chống Mỹ". Năm 2009, Washington đã nới lỏng hạn chế trong vấn đề kiều bào Cuba gửi tiền và về quê hương thăm thân nhân. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì lệnh cấm vận đã tồn tại gần nửa thế kỷ chống Cuba./.
TTXVN
- Cuba sẽ bán bất động sản cho người nước ngoài (TTXVN)
- Cuba cho phép người dân mở doanh nghiệp nhỏ (SGTT)
Trong diễn văn đọc tại quốc hội chiều chủ nhật 01/08/2010, Chủ tịch Cuba Raul Castro thông báo một số biện pháp cải cách kinh tế nhưng loại trừ mọi thay đổi chính trị. Phát biểu lần đầu tiên sau khi trả tự do cho 53 tù nhân chính kiến, Raoul Castro khẳng định là « cách mạng không dung thứ kẻ thù của Tổ quốc ».
Từ khi Raoul Castro thay ông anh Fidel làm chủ tịch Cuba cách nay 4 năm, những người am hiểu tình hình Cuba đều nhận định là đang có biến chuyển trong chế độ khép kín này. Nhưng câu hỏi then chốt là biến chuyển gì ? Raoul Castro có thực quyền hay bị các thế lực khác nhau trong hậu trường chính trị trói tay ? Ông thật sự muốn cởi trói Cuba hay tiếp tục con đường chuyên chế ?
Trong tuần lễ vừa qua, một sự kiện nổi bật được ghi nhận là dự tái xuất hiện của cựu chủ tịch Fidel Castro. Truyền thông nhà nước tường thuật ông lên tiếng 7 lần trong 7 ngày và tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. Phải chăng cha đẻ cuộc cách mạng Cuba, 84 tuổi, muốn bắn tín hiệu ủng hộ em trai 79 tuổi của mình hay chính bản thân ông muốn ngăn chận trào lưu muốn thay đổi trong dân chúng hiện nay ?
Cách nay hai tuần, qua trung gian hòa giải của Giáo Hội Công Giáo, chính quyền Cuba thông báo trả tự do cho 53 nhà đối lập trong số khoảng 200 người bị giam vì tranh đấu dân chủ hóa. 20 người sang Tây Ban Nha tỵ nạn và một người được Hoa Kỳ đón nhận. Thái độ chấp nhận đối thoại của chính quyền Cuba làm phát sinh nhiều tia hy vọng. Tuy nhiên, trong thông điệp truyền thanh truyền hình hôm qua, ông Raoul Castro nói rõ là « cách mạng có thể bao dung vì nó mạnh. Sức mạnh của cách mạng dựa vào hậu thuẫn của đa số dân chúng…do vậy, cần phải nhắc lại rằng sẽ không có chuyện dung thứ cho kẻ thù của Tổ quốc, những người gây hiểm nguy cho nền độc lập ».
Trong lãnh vực kinh tế và xã hội, ông Raoul Castro thừa nhận nguyện vọng khẩn thiết của dân chúng là muốn « đổi mới » nhưng ông khẳng định là sẽ cải cách « từng bước một , theo nhịp độ sẽ được quyết định » sao cho không phạm sai lầm. Cụ thể , Raoul Castro hứa hẹn sẽ đưa hàng chục ngàn người thất nghiệp vào các lãnh vực thiếu tay nghề như hớt tóc, lái xe taxi hoặc mở tiệm ăn cá thể. Để thu hút ngoại tệ, ông thông báo dự án xây 16 sân golf cùng với nhiều biệt thự hạng sang bán cho khách hàng ngoại quốc nhiều tiền. Trong khi đó thì nhà nước tiếp tục kiểm soát 95% sinh hoạt kinh tế quốc gia.
Theo chuyên gia địa lý chính trị Pháp Jean-Jacques Kourliandski thì Cuba bị rơi vào chiếc bẫy của chính mình khi từ chối đổi mới thật sự : La Habana không cải cách chính trị « theo con đường Perestroika và Glasnost của Liên Xô cũ, cũng không theo mô hình Trung Quốc kinh tế thị trường do một đảng lãnh đao ». Giới lãnh đạo Cuba « tự trói tay » mình trong mô hình riêng « một đảng chuyên chế, một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ».
Thế mà, Cuba đang đứng trước những nhu cầu cấp bách. Chính sách ưu tiên bảo vệ đảng đã không bảo vệ được kinh tế quốc gia đang bị tác hại trực tiếp do khủng hoảng thế giới. Nguồn ngoại tệ giảm trầm trọng vì thiếu du khách. Mà ngoại tệ là nhu cầu sinh tử của Cuba để nhập khẩu lương thực và nhiều nhu yếu phẩm khác.
Đối với phong trào đối lập, thì quyết định trả tự do cho hơn 50 tù nhân chính trị chỉ là một động thái nhượng bộ giai đoạn trước cuộc đấu tranh kiên quyết của nhà ly khai Orlando Zapata tuyệt thực đến chết hồi tháng 4. Giáo sư kiêm nhà văn Jacobo Machover, tỵ nạn tại Pháp, nhận định là không nên hy vọng « chế độ này thay đổi ». Thông điệp của giới ly khai và người dân trong nước là quốc tế nên « tiếp tục gây sức ép ».
Cuba: Cuba says will ease state's role in economy (Reuters 1-8-10) -- "the communist-led island is "updating," not reforming its fragile economy and does not plan to copy the market socialism of China or Vietnam"
Trong tuần lễ vừa qua, một sự kiện nổi bật được ghi nhận là dự tái xuất hiện của cựu chủ tịch Fidel Castro. Truyền thông nhà nước tường thuật ông lên tiếng 7 lần trong 7 ngày và tiếp ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì. Phải chăng cha đẻ cuộc cách mạng Cuba, 84 tuổi, muốn bắn tín hiệu ủng hộ em trai 79 tuổi của mình hay chính bản thân ông muốn ngăn chận trào lưu muốn thay đổi trong dân chúng hiện nay ?
Cách nay hai tuần, qua trung gian hòa giải của Giáo Hội Công Giáo, chính quyền Cuba thông báo trả tự do cho 53 nhà đối lập trong số khoảng 200 người bị giam vì tranh đấu dân chủ hóa. 20 người sang Tây Ban Nha tỵ nạn và một người được Hoa Kỳ đón nhận. Thái độ chấp nhận đối thoại của chính quyền Cuba làm phát sinh nhiều tia hy vọng. Tuy nhiên, trong thông điệp truyền thanh truyền hình hôm qua, ông Raoul Castro nói rõ là « cách mạng có thể bao dung vì nó mạnh. Sức mạnh của cách mạng dựa vào hậu thuẫn của đa số dân chúng…do vậy, cần phải nhắc lại rằng sẽ không có chuyện dung thứ cho kẻ thù của Tổ quốc, những người gây hiểm nguy cho nền độc lập ».
Trong lãnh vực kinh tế và xã hội, ông Raoul Castro thừa nhận nguyện vọng khẩn thiết của dân chúng là muốn « đổi mới » nhưng ông khẳng định là sẽ cải cách « từng bước một , theo nhịp độ sẽ được quyết định » sao cho không phạm sai lầm. Cụ thể , Raoul Castro hứa hẹn sẽ đưa hàng chục ngàn người thất nghiệp vào các lãnh vực thiếu tay nghề như hớt tóc, lái xe taxi hoặc mở tiệm ăn cá thể. Để thu hút ngoại tệ, ông thông báo dự án xây 16 sân golf cùng với nhiều biệt thự hạng sang bán cho khách hàng ngoại quốc nhiều tiền. Trong khi đó thì nhà nước tiếp tục kiểm soát 95% sinh hoạt kinh tế quốc gia.
Theo chuyên gia địa lý chính trị Pháp Jean-Jacques Kourliandski thì Cuba bị rơi vào chiếc bẫy của chính mình khi từ chối đổi mới thật sự : La Habana không cải cách chính trị « theo con đường Perestroika và Glasnost của Liên Xô cũ, cũng không theo mô hình Trung Quốc kinh tế thị trường do một đảng lãnh đao ». Giới lãnh đạo Cuba « tự trói tay » mình trong mô hình riêng « một đảng chuyên chế, một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ».
Thế mà, Cuba đang đứng trước những nhu cầu cấp bách. Chính sách ưu tiên bảo vệ đảng đã không bảo vệ được kinh tế quốc gia đang bị tác hại trực tiếp do khủng hoảng thế giới. Nguồn ngoại tệ giảm trầm trọng vì thiếu du khách. Mà ngoại tệ là nhu cầu sinh tử của Cuba để nhập khẩu lương thực và nhiều nhu yếu phẩm khác.
Đối với phong trào đối lập, thì quyết định trả tự do cho hơn 50 tù nhân chính trị chỉ là một động thái nhượng bộ giai đoạn trước cuộc đấu tranh kiên quyết của nhà ly khai Orlando Zapata tuyệt thực đến chết hồi tháng 4. Giáo sư kiêm nhà văn Jacobo Machover, tỵ nạn tại Pháp, nhận định là không nên hy vọng « chế độ này thay đổi ». Thông điệp của giới ly khai và người dân trong nước là quốc tế nên « tiếp tục gây sức ép ».
Cuba: Cuba says will ease state's role in economy (Reuters 1-8-10) -- "the communist-led island is "updating," not reforming its fragile economy and does not plan to copy the market socialism of China or Vietnam"
Sự thống nhất của những người cách mạng, giới lãnh đạo và phần lớn dân chúng chính là vũ khí quan trọng nhất của chúng tôi.
Theo lời Raul Castro, tin đồn về những mâu thuẫn đã xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước sau ngày 26/7 - ngày kỷ niệm cuộc nổi dậy của dân tộc. Trong ngày này, sau hàng chục năm, lần đầu tiên người đứng đầu quốc gia không phát biểu trước nhân dân mà thay vào đó lại là Phó chủ tịch Jose Ramon Machado Ventura. Xuất phát từ vấn đề này, nên hàng loạt các nhà quan sát nước ngoài đã "tự cho phép bản thân mình" khẳng định rằng, giới lãnh đạo cách mạng có sự lục đục nội bộ và tranh giành quyền lợi phe phái.
Chủ tịch Raul Castro nói: "Sự thống nhất của những người cách mạng, giới lãnh đạo và phần lớn dân chúng chính là vũ khí quan trọng nhất của chúng tôi. Hiện nay, trong giới lãnh đạo đất nước có sự đoàn kết thống nhất cao, chứ không phải là sự thống nhất giả tạo".
Người đứng đầu Nhà nước nhấn mạnh: "Sự thống nhất trong giới lãnh đạo hiện nay chặt chẽ hơn mọi khi, nó không phải là sự thống nhất giả tạo hoặc cơ hội ".
Raul Castro cho biết, ông sẵn sàng thảo luận rộng rãi với nhân dân về bất kỳ vấn đề cần tranh luận nào.
Nguyễn Hoàng (Theo RIA Novosti)
- Cuba says will ease state’s role in economy (The Star/Reuters)
- Castro says Cuba will allow more self-employed (msnbc)
- Cuba thay đổi mô hình kinh tế, Fidel Castro không xuất hiện (VOA)
Một bi kịch khác [1] Bùi Quang Vơm
Lời người dịch: Sau bốn năm vắng mặt trên chính trường, do lý do sức khỏe, phải trao quyền lãnh đạo Cuba cho em trai ông là Raul Castro, vừa rồi, ngày 12/07/2010, Fidel đột ngột xuất hiện trong một cuộc họp bàn tròn, sau đó được phát trên truyền hình cuba. Người ta thấy một Fidel khỏe mạnh, có vẻ như hoàn toàn bình phục, hoạt bát và sắc sảo, khúc triết, nhưng với giọng nói có phần chậm rãi không giống thói quen hùng biện vốn nổi tiếng của ông. Fidel quay lại với một loạt bài viết đăng trên báo Cubadebate, thành một mục riêng, gọi là: “Suy nghĩ của Fidel“. Trong một bài viết hôm đầu tháng 7, Fidel đã cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh nguyên tử hủy diệt mà ông gọi là ngày tận thế của thế giới, do Mỹ tiến hành, chống lại Iran và có thể cả Bắc Triều tiên. Những nguy cơ này có xuất phát điểm từ Quyết định trừng phạt của Liên hợp quốc với Iran sẽ hết hạn tái đàm vào ngày 8/2008, cộng với vụ đắm tàu Cheonan của Nam Hàn, dẫn đến cuộc tập trận chung sẽ diễn ra vào thứ bảy này. Tôi sẽ lần lượt dịch và giới thiệu với bạn đọc của Danchimviet loạt bài suy nghĩ của Fidel.
———————————————————————————–
Trong cuộc họp của tôi với các nhà kinh tế của trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế(ICES), hômThứ Ba, ngày 13 Tháng 7, tôi đã nói về bộ phim tài liệu xuất sắc của đạo diễn Pháp Yann Arthus – Bertrand, HOM, với sự tham gia của những nhân vật quốc tế có hiếu biết và đầy đủ thông tin nhất, về một mối nguy khủng khiếp cho loài người đang xảy ra trước mắt chúng ta: đó là sự hủy diệt môi trường.
Các tài liệu nói một cách rõ ràng và sắc bén:
“Trong cuộc đại phiêu lưu của sự sống trên Trái Đất, mỗi loài có một vai trò và chỗ đúng riêng . Không có gì là vô ích hay có hại , tất cả đều cân bằng. Và đó là nơi mà bạn, homo sapiens, người có trí khôn, bước vào lịch sử. Bạn được hưởng lợi từ một di sản tuyệt vời 4 tỷ năm, doTrái Đất đem lại. Bạn chỉ có 200 000 năm, nhưng chính bạn đã thay đổi bộ mặt của thế giới.”
“Sự ra đời của nền văn minh nông nghiệp đã thay đổi lịch sử của chúng ta. Từ cách đây gần 10 000 năm.”
“Nông nghiệp là cuộc cách mạng lớn đầu tiên được của loài người. Đem lại những dư thừa đầu tiên, từ đó ra đời các thành phố và các nền văn minh . Những ký ức về hàng ngàn năm tìm kiếm cái ăn đã biến mất. Từ những hạt mầm của sự sống, con người đã biết nhân rộng các chủng loại và học cách thích nghi chúng với đất đai và khí hậu.Con người chỉ là một loài như tất cả mọi loài khác trên Trái Đất. Mối lo lắng chủ yếu hàng ngày của con người là nuôi sống mình. Khi đất đai trở nên ít rộng lượng hơn và nước thì ngày càng khan hiếm, con người có khả năng làm những nỗ lực phi thường để rút tỉa từ trái đất đủ để tiếp tục tồn tại.”
“Một nửa số nhân loại kiếm sống từ đất , hơn ba phần tư bằng hai bàn tay.”
“Năng lượng thuần túy, năng lượng mặt trời, thu được trong hàng triệu năm bởi hàng triệu cây cối. Đó là than đá. Đó là khí đốt. Nhưng trên hết là dầu lửa”.
“Trong 60 năm gần đây, dân số của Trái đất đã tăng gần gấp ba lần. Và hơn 2 tỷ người đã di chuyển đến các thành phố.”
“New York. Đại Đô thị đầu tiên của thế giới, là biểu tượng của việc khai thác năng lượng trái đất phục vụ cho sự khôn ngoan của con người. Nhân công của hàng triệu dân nhập cư, năng lượng từ than đá, từ dự trữ dầu lửa . Hoa Kỳ là người đầu tiên trong cuộc viễn du vĩ đại của cuộc cách mạng “vàng đen” . Trên các cánh đồng, máy móc thay cho con người. Một lít dầu tạo ra sản phẩm ngang với năng lượng của 200 cặp bàn tay làm việc trong 24 giờ”.
“Lương thực do họ sản xuất ra đủ để nuôi sống 2 tỷ người. Nhưng một phần lớn lượng lương thực này không được dùng để nuôi người. Ở đây, cũng như ở nhiều nước công nghiệp phát triển khác, chúng được chế biến thành thức ăn gia súc hoặc nhiên liệu sinh học”.
“Suốt tầm mắt có thể thấy, bên dưới là phân bón còn bên trên là các tấm nhựa. Các nhà kính của Almeria, Tây Ban Nha , là những vườn-nhà máy của châu Âu. Một thành phố những vườn rau có kích thước như nhau, chờ mỗi ngày hàng trăm xe tải, chở đến các siêu thị trên toàn lục địa. Một nước càng phát triển, dân chúng tiêu thụ thịt càng nhiều. Làm sao đáp ứng nổi mà không cần tới những trại chăn nuôi theo kiểu trại tập trung? Mỗi lúc một nhanh hơn. Như cả đời một con vật nuôi chưa hề được trông thấy đồng cỏ.”
“Trong những lô thức ăn này, đóng gói cho hàng triệu đầu gia súc, không có mặt lấy một sợi cỏ. Một đoàn xe tải từ khắp mọi nơi của đất nước chở đến những tấn ngũ cốc, bột đậu nành và các hạt proteine và được được chuyển đổi thành những tấn thịt. Kết quả là phải mất 100 lít nước để sản xuất một kg khoai tây, 4.000 lít cho một kg gạo và 13.000 lít cho một kg thịt bò. Đấy là chưa kể đến dầu đốt trong quá trình sản xuất và vận chuyển. ”
“Chúng ta biết rằng dầu giá rẻ sẽ phải kết thúc bất cứ lúc nào, nhưng vẫn cố từ chối tin điều đó”.
“Los Angeles. Trong thành phố kéo dài trên hơn 100 km này, số lượng xe ô tô là gần bằng lượng dân số. ”
“Ở đây, ngày chỉ là phản chiếu nhợt nhạt của đêm, vốn biến thành phố thành một bầu trời đầy sao.”
“Khắp nơi, máy móc đào bới, rút tỉa, moi móc từng mẩu những ngôi sao chôn vùi trong lòng đất sâu từ ngày khởi thủy… Khóang sản.”
“80% tài nguyên khoáng sản dùng cho tiêu thụ của 20% dân số thế giới. Trước cuối thế kỷ này, toàn bộ dự trữ khoáng sản trên hành tinh sẽ cạn kiệt.
“Từ năm 1950, khối lượng thương mại quốc tế đã tăng 20 lần; 90 % thương mại thế giới thông qua đường biển. 500 triệu container di chuyển mỗi năm tới những trung tâm tiêu thụ lớn nhất…”
“Từ năm 1950, sản lượng cá đánh bắt tăng 5 lần, từ 18 lên 100 triệu tấn trong một năm. Hàng nghìn tàu-nhà máy đang làm rỗng các đại dương. Ba phần tư các vùng đánh cá đã cạn kiệt, hoặc đang cạn kiệt.”
“Năm trăm triệu người sống trong các vùng đất sa mạc của trái đất, hơn toàn bộ dân số châu Âu gộp lại.”
“Israel đã biến sa mạc thành đất trồng trọt. Mặc dù bây giờ, các nông trại vẫn còn phải tưới từng giọt- từng giọt, nhưng tiêu thụ nước tăng lên từng ngày cùng với xuất khẩu”.
“Con sông Jordan từng là rất mạnh, bây giờ chỉ còn là một con suối, nước của nó đã bay tới các siêu thị toàn thế giới trong các hộp rau và quả.”
“Ấn độ có nguy cơ là nước chịu nhiều nhất nạn thiếu nước trong thể kỷ tới. Tưới tiêu ồ ạt để nuôi sống số dân ngày một tăng và trong 50 năm gần đây, 21 triệu giếng nước đã được khoan”.
“Las Vegas đã được xây dựng trên sa mạc. Hàng triệu người đang sống ở đó. Hàng nghìn người đang đến đó mỗi tháng. Dân cư của thành phố này là một trong những người tiêu thụ nhiều nước nhất trên thế giới.”
“Palm Spring là một thành phố khác trên sa mạc, với rau quả nhiệt đới và những sân golf hảo hạng. Phép lạ này sẽ tiếp tục sự thịnh vượng như vậy bao lâu nữa?
“Con sông Rio Colorado mang nước đến các thành phố này là một trong những con sông không còn đủ nước để ra đến được biển nữa.”
“Sự khan hiếm nước sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt của 2 tỷ người trước năm 2025”.
“Mọi nguyên liệu cho cuộc sống gắn kết với nhau: nước, không khí, đất đai, cây cối”.
“Rừng nguyên sinh cung cấp nơi cư trú cho ba phần tư đa sinh trên hành tinh, nghĩa là toàn bộ sự sống trên trái đất.”
“… chỉ trong vòng 40 năm, vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rừng Amazone, đã bị thu hẹp 20%, nhường chỗ cho những trại chăn nuôi gia súc và nông trại trồng đậu nành.; 95% sản lượng đậu nành ở đây dành cho chăn nuôi gia súc và gia cầm của châu Âu và châu Á. Như vậỵ, một phần rừng đã biến thành thịt”.
“Hơn 2 tỷ người, gần một phần ba dân số thế giới, còn lệ thuộc vào than đá. Ở Haiti, một trong nước nghèo nhất thế giới, than đá là một mặt hàng tiêu thụ chính của dân chúng.”
“Mỗi tuần, dân cư thành phố trên thế giới tăng hơn một triệu người. Một trên sáu người sống trong môi trường bất ổn, mất vệ sinh, mật độ quá đông để tiếp cận các nhu cầu hàng ngày, như nước, điện, điều kiện vệ sinh. Nạn đói lại một lần nữa lan tràn. Ảnh hưởng tới hàng tỷ người. Trên khắp hành tinh, những người nghèo giành giật để sống sót, trong khi chúng ta tiếp tục đào bới tài nguyên mà không có chúng, chúng ta không thể sống.”
“Hành động của chúng ta làm thải ra những lượng dioxin khổng lồ. Một cách vô thức, với từng phân tử, chúng ta đã đang làm mất sự cân bằng khí hậu của trái đất.”
“Mặt phủ băng của Bắc băng dương đang dần thu hẹp, do tác động của nóng lên toàn cầu. Mặt băng phủ đã giảm mất đi 40% chiều dày của nó trong 40 năm. Diện tích của nó trong mùa hè co hẹp lại từng năm. Có thể sẽ biến mất trọng những tháng hè năm 2030. Một số người còn cho rằng cuối năm 2015.”
“Tới năm 2050, một phần tư các loài trên cạn có thể bị de dọa tuyệt chủng”.
“ …do Groenland bị nóng lên nhanh, nước ngọt của cả một lục địa này sẽ bị hòa vào nước mặn của đại dương”.
“Băng của Groenland chiếm khoảng 20% lượng nước ngọt của cả hành tinh, nếu bị tan ra, mực nước biển sẽ dâng lên gần 7m. Bầu khí quyển của chúng ta là một thể thống nhất không thể chia cắt. Đó là một tài sản chung mà tất cả cùng hưởng.”
“Ở Groenland, khung cảnh đang xuất hiện những hồ nước. Lớp băng đang bị giảm với một tốc độ mà thậm chí những nhà khoa học bi quan nhất 10 năm trước cũng không dự đoán được. Càng ngày, các dòng sông được nuôi dưỡng từ băng tan càng nối liền với nhau và hiện lên trên bề mặt. Người ta đã tưởng rằng, nước đông lại phía sâu bên dưới, nhưng không phải, nó đang ngầm chảy, và đang đưa những khối băng ấy ra biển, nơi chúng bị phá vỡ và trở thành những iceberg, những tảng băng trôi.
“Sự giãn nở của nước do nóng, chỉ trong thế kỷ XX, đã làm mực nước dâng lên 20cm. Tất cả trở nên bất ổn. Các thềm san hô cực kỳ nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ của nước; 30% đã biến mất. Đó là mắt xích chính trong sợi dây của các loài.”
“Nếu mực nước biển tiếp tục tăng ngày một nhanh, các thành phố lớn, như Tokyo đông dân nhất thế giới chẳng hạn, sẽ làm gì?”
“… ở Siberia, và trên nhiều nơi của thế giới, thời tiết lạnh tới mức mặt đất thường xuyên bị đóng băng. Người ta gọi là permafrost. Bên dưới lớp bề mặt này là một quả bom nổ chậm của khí hậu: mêtan, một loại khí tạo hiệu ứng nhà kính 20 lần mạnh hơn dioxit cacbon( CO2). Nếu lớp permafrost bị tan , sự giải phóng khí mêtan sẽ gây ra một hiệu ứng nhà kính không thể kiểm soát, với những hậu quả không một ai có thể lường trước.”
“ Thế giới chi tiền cho các chi phí quân sự 20 lần nhiều hơn chi phí hỗ trợ các nước đang phát triển.”
“5000 người chết mỗi ngày do uống nước nhiễm bẩn, 1 tỷ người không có nước ngọt.”
“ Gần 1 tỷ người bị đói”.
“ Hơn 50% lương thực buôn bán trên thế giới được dùng cho chăn nuôi gia súc và nhiên liệu sinh học.”
“Các chủng loại đang chết 1000 lần nhanh hơn tự nhiên.”
“Ba phần tư các vùng cá đang cạn kiệt, suy giảm hoặc đe dọa nguy hiểm”.
“Nhiệt độ bình quân trong 15 năm gần đây được ghi nhận cao chưa từng có”.
“Lớp băng mỏng đi 40% so với 40 năm trước”.
Trong những phút cuối của bột phim tài liệu, Tiến sĩ Yannb Arthus-Bertrand, hạ giọng, khuyến khích những việc làm tích cực của các nước, dù không lên án cũng không truy vấn, ông coi đó là một bổn phận.
Những lời cuối cùng của ông , là:
“Đã đến lúc tất cả phải sát cánh. Điều quan trọng không phải là những gì đã làm, mà là những gì sắp tới. Chúng ta vẫn còn một nửa rừng trên thế giới, hàng nghìn cọn sông, hồ và băng hà, hàng nghìn chủng loại triển vọng.
Chúng ta biết rằng, chính hôm nay, các giải pháp đã có. Tất cả chúng ta có quyền thay đổi. Vậy thì, chúng ta còn chờ gì?
Viết tiếp những gì – hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta. Tất cả chúng ta.”
***
Vấn đề chiếm phần lớn những cố gắng của tôi: đó là sự huy hiểm, đến bất cứ lúc nào, của một cuộc chiến tranh sẽ trở thành cuộc chiến tranh cuối cùng của lịch sử nhân loại, vấn đề đã qua 9 Suy nghĩ của tôi, kể từ ngày 1 tháng Sáu, là vấn đề đang trở nên nghiêm trọng từng ngày.
Một cách lô gic, có 99,9% số người hy vọng rằng một ý nghĩa cơ bản chung sẽ thắng thế.
Thật không may, qua tất cả những yếu tố mà tôi cảm nhận được, tôi không thấy một một khả năng tối thiểu nào như vậy.
Bởi vậy, tôi nghĩ rằng, sẽ thực tế hơn nhiều, nếu nhân dân chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với thực tế đó. Đó là hy vọng duy nhất của chúng ta.
Người dân Iran đang làm đúng như vậy, như chính chúng ta đã từng làm trong tháng 10 năm 1962. Chúng ta đã lựa chọn thà chết chứ nhất định không cuốn cờ khuất phục.
Đó là chuyện hôm qua cũng như chuyện hôm nay, với những nét vẽ ngẫu nhiên, chẳng phải trí thông minh hay sự xứng đáng của lịch sử cá nhân của mỗi một người trong chúng ta.
Những tin tức đến từng ngày từ Iran, không tách rời 1mm khỏi lập trường mà họ đã chỉ ra là giữ quyền chính đáng về hòa bình và phát triển, với một nhân tố mới: họ đã sản xuất được 20kg uranium làm giàu 20%, đủ để sản xuất một vũ khí hạt nhân, điều đã làm điên đầu những kẻ từ lâu đã chấp nhận quyết định tấn công họ. Điều này, tôi đã phân tích, ngày 16/07 cùng với các đại sứ của chúng ta.
Obama không thể thay đổi được điều đó, và ông ta cũng chưa hề chỉ ra làm điều đó vào lúc nào.
Fidel Castro Ruz (Theo “ Các suy nghĩ của Phidel Castro” trên CUDEBATE)
18/06/2010
© Bùi Quang Vơm
© Đàn Chim Việt
Suy nghĩ của Fidel [2]: Biết sự thật vào đúng lúc Bùi Quang Vơm
———————————————————————————–
Trong cuộc họp của tôi với các nhà kinh tế của trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế(ICES), hômThứ Ba, ngày 13 Tháng 7, tôi đã nói về bộ phim tài liệu xuất sắc của đạo diễn Pháp Yann Arthus – Bertrand, HOM, với sự tham gia của những nhân vật quốc tế có hiếu biết và đầy đủ thông tin nhất, về một mối nguy khủng khiếp cho loài người đang xảy ra trước mắt chúng ta: đó là sự hủy diệt môi trường.
Các tài liệu nói một cách rõ ràng và sắc bén:
“Trong cuộc đại phiêu lưu của sự sống trên Trái Đất, mỗi loài có một vai trò và chỗ đúng riêng . Không có gì là vô ích hay có hại , tất cả đều cân bằng. Và đó là nơi mà bạn, homo sapiens, người có trí khôn, bước vào lịch sử. Bạn được hưởng lợi từ một di sản tuyệt vời 4 tỷ năm, doTrái Đất đem lại. Bạn chỉ có 200 000 năm, nhưng chính bạn đã thay đổi bộ mặt của thế giới.”
“Sự ra đời của nền văn minh nông nghiệp đã thay đổi lịch sử của chúng ta. Từ cách đây gần 10 000 năm.”
“Nông nghiệp là cuộc cách mạng lớn đầu tiên được của loài người. Đem lại những dư thừa đầu tiên, từ đó ra đời các thành phố và các nền văn minh . Những ký ức về hàng ngàn năm tìm kiếm cái ăn đã biến mất. Từ những hạt mầm của sự sống, con người đã biết nhân rộng các chủng loại và học cách thích nghi chúng với đất đai và khí hậu.Con người chỉ là một loài như tất cả mọi loài khác trên Trái Đất. Mối lo lắng chủ yếu hàng ngày của con người là nuôi sống mình. Khi đất đai trở nên ít rộng lượng hơn và nước thì ngày càng khan hiếm, con người có khả năng làm những nỗ lực phi thường để rút tỉa từ trái đất đủ để tiếp tục tồn tại.”
“Một nửa số nhân loại kiếm sống từ đất , hơn ba phần tư bằng hai bàn tay.”
“Năng lượng thuần túy, năng lượng mặt trời, thu được trong hàng triệu năm bởi hàng triệu cây cối. Đó là than đá. Đó là khí đốt. Nhưng trên hết là dầu lửa”.
“Trong 60 năm gần đây, dân số của Trái đất đã tăng gần gấp ba lần. Và hơn 2 tỷ người đã di chuyển đến các thành phố.”
“New York. Đại Đô thị đầu tiên của thế giới, là biểu tượng của việc khai thác năng lượng trái đất phục vụ cho sự khôn ngoan của con người. Nhân công của hàng triệu dân nhập cư, năng lượng từ than đá, từ dự trữ dầu lửa . Hoa Kỳ là người đầu tiên trong cuộc viễn du vĩ đại của cuộc cách mạng “vàng đen” . Trên các cánh đồng, máy móc thay cho con người. Một lít dầu tạo ra sản phẩm ngang với năng lượng của 200 cặp bàn tay làm việc trong 24 giờ”.
“Lương thực do họ sản xuất ra đủ để nuôi sống 2 tỷ người. Nhưng một phần lớn lượng lương thực này không được dùng để nuôi người. Ở đây, cũng như ở nhiều nước công nghiệp phát triển khác, chúng được chế biến thành thức ăn gia súc hoặc nhiên liệu sinh học”.
“Suốt tầm mắt có thể thấy, bên dưới là phân bón còn bên trên là các tấm nhựa. Các nhà kính của Almeria, Tây Ban Nha , là những vườn-nhà máy của châu Âu. Một thành phố những vườn rau có kích thước như nhau, chờ mỗi ngày hàng trăm xe tải, chở đến các siêu thị trên toàn lục địa. Một nước càng phát triển, dân chúng tiêu thụ thịt càng nhiều. Làm sao đáp ứng nổi mà không cần tới những trại chăn nuôi theo kiểu trại tập trung? Mỗi lúc một nhanh hơn. Như cả đời một con vật nuôi chưa hề được trông thấy đồng cỏ.”
“Trong những lô thức ăn này, đóng gói cho hàng triệu đầu gia súc, không có mặt lấy một sợi cỏ. Một đoàn xe tải từ khắp mọi nơi của đất nước chở đến những tấn ngũ cốc, bột đậu nành và các hạt proteine và được được chuyển đổi thành những tấn thịt. Kết quả là phải mất 100 lít nước để sản xuất một kg khoai tây, 4.000 lít cho một kg gạo và 13.000 lít cho một kg thịt bò. Đấy là chưa kể đến dầu đốt trong quá trình sản xuất và vận chuyển. ”
“Chúng ta biết rằng dầu giá rẻ sẽ phải kết thúc bất cứ lúc nào, nhưng vẫn cố từ chối tin điều đó”.
“Los Angeles. Trong thành phố kéo dài trên hơn 100 km này, số lượng xe ô tô là gần bằng lượng dân số. ”
“Ở đây, ngày chỉ là phản chiếu nhợt nhạt của đêm, vốn biến thành phố thành một bầu trời đầy sao.”
“Khắp nơi, máy móc đào bới, rút tỉa, moi móc từng mẩu những ngôi sao chôn vùi trong lòng đất sâu từ ngày khởi thủy… Khóang sản.”
“80% tài nguyên khoáng sản dùng cho tiêu thụ của 20% dân số thế giới. Trước cuối thế kỷ này, toàn bộ dự trữ khoáng sản trên hành tinh sẽ cạn kiệt.
“Từ năm 1950, khối lượng thương mại quốc tế đã tăng 20 lần; 90 % thương mại thế giới thông qua đường biển. 500 triệu container di chuyển mỗi năm tới những trung tâm tiêu thụ lớn nhất…”
“Từ năm 1950, sản lượng cá đánh bắt tăng 5 lần, từ 18 lên 100 triệu tấn trong một năm. Hàng nghìn tàu-nhà máy đang làm rỗng các đại dương. Ba phần tư các vùng đánh cá đã cạn kiệt, hoặc đang cạn kiệt.”
“Năm trăm triệu người sống trong các vùng đất sa mạc của trái đất, hơn toàn bộ dân số châu Âu gộp lại.”
“Israel đã biến sa mạc thành đất trồng trọt. Mặc dù bây giờ, các nông trại vẫn còn phải tưới từng giọt- từng giọt, nhưng tiêu thụ nước tăng lên từng ngày cùng với xuất khẩu”.
“Con sông Jordan từng là rất mạnh, bây giờ chỉ còn là một con suối, nước của nó đã bay tới các siêu thị toàn thế giới trong các hộp rau và quả.”
“Ấn độ có nguy cơ là nước chịu nhiều nhất nạn thiếu nước trong thể kỷ tới. Tưới tiêu ồ ạt để nuôi sống số dân ngày một tăng và trong 50 năm gần đây, 21 triệu giếng nước đã được khoan”.
“Las Vegas đã được xây dựng trên sa mạc. Hàng triệu người đang sống ở đó. Hàng nghìn người đang đến đó mỗi tháng. Dân cư của thành phố này là một trong những người tiêu thụ nhiều nước nhất trên thế giới.”
“Palm Spring là một thành phố khác trên sa mạc, với rau quả nhiệt đới và những sân golf hảo hạng. Phép lạ này sẽ tiếp tục sự thịnh vượng như vậy bao lâu nữa?
“Con sông Rio Colorado mang nước đến các thành phố này là một trong những con sông không còn đủ nước để ra đến được biển nữa.”
“Sự khan hiếm nước sẽ ảnh hưởng tới sinh hoạt của 2 tỷ người trước năm 2025”.
“Mọi nguyên liệu cho cuộc sống gắn kết với nhau: nước, không khí, đất đai, cây cối”.
“Rừng nguyên sinh cung cấp nơi cư trú cho ba phần tư đa sinh trên hành tinh, nghĩa là toàn bộ sự sống trên trái đất.”
“… chỉ trong vòng 40 năm, vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rừng Amazone, đã bị thu hẹp 20%, nhường chỗ cho những trại chăn nuôi gia súc và nông trại trồng đậu nành.; 95% sản lượng đậu nành ở đây dành cho chăn nuôi gia súc và gia cầm của châu Âu và châu Á. Như vậỵ, một phần rừng đã biến thành thịt”.
“Hơn 2 tỷ người, gần một phần ba dân số thế giới, còn lệ thuộc vào than đá. Ở Haiti, một trong nước nghèo nhất thế giới, than đá là một mặt hàng tiêu thụ chính của dân chúng.”
“Mỗi tuần, dân cư thành phố trên thế giới tăng hơn một triệu người. Một trên sáu người sống trong môi trường bất ổn, mất vệ sinh, mật độ quá đông để tiếp cận các nhu cầu hàng ngày, như nước, điện, điều kiện vệ sinh. Nạn đói lại một lần nữa lan tràn. Ảnh hưởng tới hàng tỷ người. Trên khắp hành tinh, những người nghèo giành giật để sống sót, trong khi chúng ta tiếp tục đào bới tài nguyên mà không có chúng, chúng ta không thể sống.”
“Hành động của chúng ta làm thải ra những lượng dioxin khổng lồ. Một cách vô thức, với từng phân tử, chúng ta đã đang làm mất sự cân bằng khí hậu của trái đất.”
“Mặt phủ băng của Bắc băng dương đang dần thu hẹp, do tác động của nóng lên toàn cầu. Mặt băng phủ đã giảm mất đi 40% chiều dày của nó trong 40 năm. Diện tích của nó trong mùa hè co hẹp lại từng năm. Có thể sẽ biến mất trọng những tháng hè năm 2030. Một số người còn cho rằng cuối năm 2015.”
“Tới năm 2050, một phần tư các loài trên cạn có thể bị de dọa tuyệt chủng”.
“ …do Groenland bị nóng lên nhanh, nước ngọt của cả một lục địa này sẽ bị hòa vào nước mặn của đại dương”.
“Băng của Groenland chiếm khoảng 20% lượng nước ngọt của cả hành tinh, nếu bị tan ra, mực nước biển sẽ dâng lên gần 7m. Bầu khí quyển của chúng ta là một thể thống nhất không thể chia cắt. Đó là một tài sản chung mà tất cả cùng hưởng.”
“Ở Groenland, khung cảnh đang xuất hiện những hồ nước. Lớp băng đang bị giảm với một tốc độ mà thậm chí những nhà khoa học bi quan nhất 10 năm trước cũng không dự đoán được. Càng ngày, các dòng sông được nuôi dưỡng từ băng tan càng nối liền với nhau và hiện lên trên bề mặt. Người ta đã tưởng rằng, nước đông lại phía sâu bên dưới, nhưng không phải, nó đang ngầm chảy, và đang đưa những khối băng ấy ra biển, nơi chúng bị phá vỡ và trở thành những iceberg, những tảng băng trôi.
“Sự giãn nở của nước do nóng, chỉ trong thế kỷ XX, đã làm mực nước dâng lên 20cm. Tất cả trở nên bất ổn. Các thềm san hô cực kỳ nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ của nước; 30% đã biến mất. Đó là mắt xích chính trong sợi dây của các loài.”
“Nếu mực nước biển tiếp tục tăng ngày một nhanh, các thành phố lớn, như Tokyo đông dân nhất thế giới chẳng hạn, sẽ làm gì?”
“… ở Siberia, và trên nhiều nơi của thế giới, thời tiết lạnh tới mức mặt đất thường xuyên bị đóng băng. Người ta gọi là permafrost. Bên dưới lớp bề mặt này là một quả bom nổ chậm của khí hậu: mêtan, một loại khí tạo hiệu ứng nhà kính 20 lần mạnh hơn dioxit cacbon( CO2). Nếu lớp permafrost bị tan , sự giải phóng khí mêtan sẽ gây ra một hiệu ứng nhà kính không thể kiểm soát, với những hậu quả không một ai có thể lường trước.”
“ Thế giới chi tiền cho các chi phí quân sự 20 lần nhiều hơn chi phí hỗ trợ các nước đang phát triển.”
“5000 người chết mỗi ngày do uống nước nhiễm bẩn, 1 tỷ người không có nước ngọt.”
“ Gần 1 tỷ người bị đói”.
“ Hơn 50% lương thực buôn bán trên thế giới được dùng cho chăn nuôi gia súc và nhiên liệu sinh học.”
“Các chủng loại đang chết 1000 lần nhanh hơn tự nhiên.”
“Ba phần tư các vùng cá đang cạn kiệt, suy giảm hoặc đe dọa nguy hiểm”.
“Nhiệt độ bình quân trong 15 năm gần đây được ghi nhận cao chưa từng có”.
“Lớp băng mỏng đi 40% so với 40 năm trước”.
Trong những phút cuối của bột phim tài liệu, Tiến sĩ Yannb Arthus-Bertrand, hạ giọng, khuyến khích những việc làm tích cực của các nước, dù không lên án cũng không truy vấn, ông coi đó là một bổn phận.
Những lời cuối cùng của ông , là:
“Đã đến lúc tất cả phải sát cánh. Điều quan trọng không phải là những gì đã làm, mà là những gì sắp tới. Chúng ta vẫn còn một nửa rừng trên thế giới, hàng nghìn cọn sông, hồ và băng hà, hàng nghìn chủng loại triển vọng.
Chúng ta biết rằng, chính hôm nay, các giải pháp đã có. Tất cả chúng ta có quyền thay đổi. Vậy thì, chúng ta còn chờ gì?
Viết tiếp những gì – hoàn toàn phụ thuộc vào chính chúng ta. Tất cả chúng ta.”
***
Vấn đề chiếm phần lớn những cố gắng của tôi: đó là sự huy hiểm, đến bất cứ lúc nào, của một cuộc chiến tranh sẽ trở thành cuộc chiến tranh cuối cùng của lịch sử nhân loại, vấn đề đã qua 9 Suy nghĩ của tôi, kể từ ngày 1 tháng Sáu, là vấn đề đang trở nên nghiêm trọng từng ngày.
Một cách lô gic, có 99,9% số người hy vọng rằng một ý nghĩa cơ bản chung sẽ thắng thế.
Thật không may, qua tất cả những yếu tố mà tôi cảm nhận được, tôi không thấy một một khả năng tối thiểu nào như vậy.
Bởi vậy, tôi nghĩ rằng, sẽ thực tế hơn nhiều, nếu nhân dân chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu với thực tế đó. Đó là hy vọng duy nhất của chúng ta.
Người dân Iran đang làm đúng như vậy, như chính chúng ta đã từng làm trong tháng 10 năm 1962. Chúng ta đã lựa chọn thà chết chứ nhất định không cuốn cờ khuất phục.
Đó là chuyện hôm qua cũng như chuyện hôm nay, với những nét vẽ ngẫu nhiên, chẳng phải trí thông minh hay sự xứng đáng của lịch sử cá nhân của mỗi một người trong chúng ta.
Những tin tức đến từng ngày từ Iran, không tách rời 1mm khỏi lập trường mà họ đã chỉ ra là giữ quyền chính đáng về hòa bình và phát triển, với một nhân tố mới: họ đã sản xuất được 20kg uranium làm giàu 20%, đủ để sản xuất một vũ khí hạt nhân, điều đã làm điên đầu những kẻ từ lâu đã chấp nhận quyết định tấn công họ. Điều này, tôi đã phân tích, ngày 16/07 cùng với các đại sứ của chúng ta.
Obama không thể thay đổi được điều đó, và ông ta cũng chưa hề chỉ ra làm điều đó vào lúc nào.
Fidel Castro Ruz (Theo “ Các suy nghĩ của Phidel Castro” trên CUDEBATE)
18/06/2010
© Bùi Quang Vơm
© Đàn Chim Việt
Suy nghĩ của Fidel [2]: Biết sự thật vào đúng lúc Bùi Quang Vơm
Tiếp theo phần I:
Khi viết mỗi suy nghĩ vừa rồi, giữa lúc một tai họa cho nhân loại đang ngày một đến gần, điều tôi lo lắng là thực hiện nhiệm vụ thông tin cho toàn thể nhân dân.
Hôm nay, tôi thấy yên tâm hơn 26 ngày trước. Vì vẫn còn xảy ra những việc với hy vọng mỏng manh, tôi có thể tiếp tục và làm giàu thêm thông tin cho dư luận trong nước và quốc tế.
Obama đã hứa sẽ dự xem trận tứ kết ngày 2 tháng 7, nếu đội bóng nước ông giành chiến thắng ở vòng tám. Ông ta chắc chắn biết rõ hơn bất cứ người nào khác rằng trận tứ kết này không thể có trước khi xảy ra một sự cố cực kỳ nghiêm trọng. Ít nhất, ông ta phải biết điều đó.
Ngày thứ sáu, 5 tháng sáu vừa rồi, một hãng thông tấn quốc tế, với sự thận trọng có tiếng trong những chi tiết của thông tin mà họ làm việc, đã đăng tuyên bố của “ vị tư lệnh các lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo, tướng Ali Fadavi” rằng “nếu Mỹ và đồng minh của Mỹ khám xét các tàu của Iran trên biển quốc tế, họ sẽ nhận được sự đáp trả tại Vịnh Persic và eo biển Ormuz”.
Thông tin trên đã được hãng tin địa phương Merh của Iran xác nhận.
Hãng tin này, theo văn phòng, đã công bố: “Fadavi còn nói thêm rằng ‘quân đội vệ binh cách mạng hiện có hàng trăm tàu phóng tên lửa’”.
Thông tin trên gần đúng cùng một giờ với thông tin đăng trên báo Granma, hoặc có thể trước một chút, có vẻ như một số điểm là chép lại các mục được viết trong Suy nghĩ viết ngày thứ năm, 24 tháng sáu và được đăng trên Granma ngày thứ sáu, 25.
Sư trùng lặp có thể giải thích là do cách dùng cơ bản mà tôi luôn luôn áp dụng là suy luận lô-gic. Tôi không hề biết một chữ trong những gì đăng trên báo điạ phương của Iran.
Tôi không hề nghi ngờ rằng sắp tới đây, tàu chiến của Mỹ và Israel sẽ vào vị trí, cùng với những chiếc tàu chiến Mỹ còn lại, nằm gần bờ biển Iran, mưu toan kiểm soát chuyến tàu chở hàng đầu tiên của Iran, sẽ hứng chịu một trận mưa tên lửa, trên mọi hướng. Đó chính xác là lúc khởi đầu của một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Không thể đoán trước bao nhiêu con tàu sẽ bị đắm và mang quốc kỳ nước nào.
Biết được sự thật đúng lúc là điều quan trọng nhất đối vối nhân dân ta.
Bất kể theo bản năng tự nhiên, có thể 99,9% đồng bào giữ một hy vọng, cũng trùng với mong muốn thật sự của tôi, rằng đây là một sự nhầm lẫn. Tôi đã thảo luận với những người trong số những người gần gũi nhất và cùng lúc nhận tin tức từ nhiều nhân vật nổi tiếng, có trách nhiệm và luôn là những người hoàn thành nhiệm vụ, khi đọc những Suy nghĩ của tôi, không hề có ý kiến khác biệt, hoặc có những suy nghĩ tương tự, tin tưởng và ủng hộ những suy luận do tôi trình bày, và ngay lập tức dành thời gian và công sức vào nghiên cứu và phân tích.
Đấy chính là những gì mà chúng ta muốn có ở những người đồng bào của chúng ta . Điều xấu nhất là người ta đột nhiên được biết tin tức về một sự cố cực kỳ nghiêm trọng mà không hề nghe một tin gì trước về khả năng đó, điều có thể gây ra nhầm lẫn và dao động, thật không xứng với một dân tộc anh hùng như dân tộc cuba, đã từng đứng trện bờ vực của một cuộc tấn công hạt nhân hủy diệt vào tháng mười năm 1962, mà không một phút dao động và họ đã hoàn thành sứ mạng.
Trong khuôn khổ của sứ mệnh quốc tế cao cả, các chiến sĩ và chỉ huy anh dũng của Lực lượng vũ trang cách mạng suýt trở thành nạn nhân của cuộc tấn công hạt nhân chống lại quân đội cuba đang ở gần biên giới phía nam Angola và Nam Phi, nơi lực lượng phân biệt chủng tộc đã bị đánh bật gần Bataille de Cuito và bị cắt thành từng đoạn, dọc biên giới với Namibia.
Chính tổng thống Mỹ cũng biết, Lầu Năm góc, thông qua Israel, đã cung cấp cho lực lượng phân biệt chủng tộc Nam Phi gần 14 đầu đạn hạt nhân, có sức công phá mạnh hơn những quả bom từng ném xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật bản, như tôi đã trình bày trong những Suy nghĩ trước.
Tôi không phải là nhà tiên tri hay thầy bói. Không một ai báo cho tôi một lời về những gì có thể xảy ra; tất cả là kết quả của điều mà tôi đánh giá là suy luận lô-gic.
Chúng ta không phải là những kẻ ấu trĩ hoặc tò mò trong vấn đề phức tạp này.
Sau khủng hoảng hạt nhân, chúng ta có thể thấy trước được những gì xảy ra đối với phần còn lại của châu Mỹ Latin.
Trong bối cảnh như vậy, không thể nói gì về tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Chỉ có thể mở ra một giai đoạn quản trị những hàng hóa và dịch vụ có sẵn trên phần này của châu lục. Mỗi quốc gia khộng thể tránh được quản trị những gì đang đối mặt với chính phủ, một số đang gần với chủ nghĩa xã hội, còn một số khác đầy phấn khởi vì sự mở cửa của một thị trường toàn cầu, hôm nay được mở ra cho nhiên liệu, cho uranium, đồng, litium, nhôm, sắt và những kim loại khác mà người ta gửi đến các nước phát triển và đột ngột biến mất.
Rất nhiều thực phẩm khác mà hôm nay người ta xuất khẩu tới những thị trường đó, cũng sẽ biến mất một cách đột ngột.
Trong hoàn cảnh tương tự, các sản phẩm thiết yếu hơn, cần cho cuộc sống: lương thực, nước uống, chất đốt, và tài nguyên của bán cầu phía Nam nước Mỹ, dư thừa để duy trì một chút nền văn minh, mà một sự phát triển không kiểm soát sẽ đưa nhân loại tới thảm họa.
Tuy nhiên, có những việc còn chưa chắc chắn. Liệu hai cường quốc hạt nhân, Mỹ và Nga, có từ chối sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại nhau?
Điều mà chúng ta không hề nghi ngờ rằng, từ châu Âu, vũ khí hạt nhân của Anh, Pháp, và Israel đồng minh của Mỹ, đã áp đặt một cách hào hứng một nghị quyết mà việc dẫn đến bùng nổ một cuộc chiến tranh là không thể tránh khỏi, và , với những nguyên nhân đã phân tích, sẽ trở thành cuộc chiến tranh hạt nhân, đe dọa lãnh thổ Nga, và tương tự là Trung quốc, mặc dù cố gắng để tránh, cả về sức mạnh lẫn khả năng của mỗi bên.
Nền kinh tế của các siêu cường sẽ sụp xuống như những lâu đài dựng bằng những con bài giấy. Xã hội Mỹ là xã hội ít sẵn sàng nhất để kháng cự một cuộc thảm họa mà chính Đế quốc đã tạo ra trên chính lãnh thổ của mình, nơi nó khởi phát.
Chúng ta không biết được những tác hại đến môi trường từ vũ khí hạt nhân, mà chắc chắn xảy ra với một vài nơi trên hành tinh của chúng ta, và rằng trong một phương án ít tệ hại nhất, sẽ sản xuất dư thừa.
Giá mà giả thuyết về nguy cơ chỉ là một câu chuyên khoa học viễn tưởng của chính tôi.
Bùi Quang Vơm dịch
Những suy nghĩ của Fidel 3: Giá mà tôi nhầm!
Khi Granma đăng những dòng này vào ngày Thứ Sáu , 26 tháng bảy, ngày mà chúng ta luôn luôn nhớ với niềm tự hào vinh dự đã kháng cự những cú đòn của Đế quốc, còn cách xa, mặc dù chỉ còn 32 ngày nữa.Những điều quyết định từng bước đi của kẻ thù tồi tệ nhất của nhân loại – chủ nghĩa đế quốc Mỹ, sự trộn lẫn lợi ích vật chất bẩn thỉu, sự khinh rẻ và coi thường những người khác trên hành tinh – đã được tính toán tấ cả với độ chính xác toán học.
Tôi đã viết trong Suy nghĩ ngày 16 tháng sáu: “Giữa hai trận đấu cua giải bóng đá Thê giới, những tin tức quái quỷ đã được tuồn đi từng tí một, để không ai để ý…”
Sự kiện thể thao ầm ĩ đang bước vào những giây phút thú vị nhất. Trong mười bốn ngày, các đội bóng gồm các cầu thủ tốt nhất của ba mươi hai nước đang thi đấu cho vòng tám, để giành chiến thắng vào vòng tứ kết, rồi vào bán kết và chung kết.
Sự cuồng nhiệt thể thao không ngừng tắng, lôi cuốn hàng trăm, thậm chí hành nghìn triệu con người trên cả hành tinh.
Tuy nhiên, cần phải tự hỏi, có bao nhiêu người biết rằng, từ ngày 20 tháng sáu, tàu chiến Mỹ, bao gồm cả tàu chở máy bay Hary S. Truman, do một hoặc nhiều tầu ngầm nhạt nhân, và những tàu phóng lôi và tên lửa khác, mạnh hơn các chiến hạm cũ dùng trong cuộc chiến tranh thê giới thứ hai 1939-1945, vượt qua kênh Suez đang tiến vào bờ biển I ran?
Cùng với lực lượng hải quân Hoa kỳ, tàu chiến của Israel cũng được trang bị vũ khí tiên tiến, phối hợp để kiểm soát bất kỳ tàu chở hàng xuất khẩu, hay nhập khẩu, bao gồm sản phẩm thương mại cần cho hoạt động của nền kinh tế Iran.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trên một đề nghị của Mỹ được Anh, Pháp và Đức ủng hộ, đã thông qua một nghị quyết cứng rắn mà không một quốc gia nào trong số 5 quốc gia sử dụng quyền phủ quyết.
Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết cứng rắn hơn.
Tiếp đến, một nghị quyết thứ ba còn cứng rắn hơn được thông qua bởi các quốc gia Liên minh châu Âu. Tất cả điều này đã diễn ra trước ngày 20 tháng 6, đó là lý do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, viếng thăm Nga để hội đàm khẩn cấp với Tổng thống của siêu cường, Dmitry Medvedev, trong hy vọng đàm phán với Iran nhằm tránh điều tồi tệ nhất.
Hiện nay người ta đang cố tính toán khi nào Mỹ và Israel sẽ triển khai lực lượng hải quân tới bờ biển Iran và liên kết được với tàu sân bay và các hạm tàu khác của Mỹ đang kiểm soát vùng này.
Điều tồi tệ nhất là, cũng như Mỹ, Israel sen đầm của họ ở Trung Đông, cũng sở hữu máy bay tấn công hiện đại, vũ khí hạt nhân hoàn hảo do Mỹ cung cấp, biến nó trở thành tiềm lực nguyên tử thứ sáu, trong tám nước được thừa nhận, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.
Năm 1979, Ayatollah Ruhollah Khomeini lật đổ Shah của Iran mà không cần sử dụng một vũ khí nào. Sau đó, Hoa Kỳ đã đẩy quốc gia này vào cuộc chiến với Iraq, một cuộc chiến mà họ đã sử dụng vũ khí hóa học – mà họ đã cung cấp các thành phần cùng các thông tin cần thiết cho các đơn vị chiến đấu – và đã được sử dụng để các đơn vị này chống lại lực lượng Vệ binh cách mạng Iran. Cuba biết điều này bởi vì, khi đó, như tôi đã nói , Cuba là chủ tịch Phong trào không liên kết. Chúng tôi biết sự tàn phá gây ra cho nhân dân Iran. Mahmud Ahmadineyad, hiện đứng đầu nhà nước Iran, khi đó là chỉ huy của Quân đội thứ sáu của lực lượng Vệ binh cách mạng và Quân đoàn vệ binh ở các tỉnh phía tây của quốc gia, là những lực lượng chính của các cuộc chiến này.
Hôm nay, trong năm 2010, cả Mỹ và Isrel, sau 31 năm, vẫn coi thường những con người của Lực lượng vũ trang I ran và khả năng chiến đấu của bộ binh, không quân, hải quân của Vệ binh cách mạng.
Cần bổ sung thêm cho lực lương vũ trang và vệ binh cách mạng, hai mươi triệu nam giới và phụ nữ tuổi từ mười hai đến sáu mươi, được tuyển chọn và huấn luyện quân sự, trong số bảy mươi triệu người dân trong nước.
Chính phủ Mỹ đã vạch ra một kế hoạch để bắt đầu một phong trào chính trị, dựa vào chủ nghĩa tiêu thụ tư bản chủ nghĩa, nhằm chia rẽ người Iran và lật đổ chính phủ của họ.
Kiểu hy vọng này là rất mạnh. Nhưng thật là lố bịch khi nghĩ rằng các tàu chiến Mỹ cũng như Israel có thể đánh thức những cảm tình của một công dân Iran”
Khi xem xét tình hình, lúc đầu tôi nghĩ rằng, cuộc chạy đua sẽ bắt đầu trên bán đảo Triều tiên và sự bùng nổ cuộc chiến tranh thứ hai với Triều tiên, sẽ châm ngòi cho cuộc chiến thứ hai mà Mỹ áp đặt cho Iran.
Thực tế đã được đảo ngược: cuộc chiến tại Iran sẽ kích nổ cuộ chiến tranh Triều Tiên.
Các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bị buộc tội đánh chìm các Cheonan, nhưng biết rõ rằng tàu hộ tống này bị đánh chìm bởi một quả mìn mà Tình báo Mỹ đã đặt trên vỏ con tàu, sẽ không mất một giây để hành động ngay lập tức sau khi I ran tấn công.
Đúng là những người ham mê bóng đá được quyền tận hưởng những tài nghệ hoàn hảo của giải Cúp toàn cầu. Tôi chỉ thực thi nhiệm vụ của mình là cảnh cáo người dân của chúng ta, trước hết là nghĩ đến thanh thiếu niên của chúng ta đầy sức sống và hy vọng, đặc biệt là trẻ em tuyệt vời của chúng ta, để sự việc tuyệt đối không được gây ra bất ngờ.
Tôi đau khổ nghĩ đếnbao giấc mơ của con người và những sáng tạo tuyệt vời họ đã có thể tạo ra chỉ một vài nghìn năm.
Khi giấc mơ cách mạng nhất được thực hiện và đất nước này sẽ hồi phục chắc chắn.
Mong rằng tôi đã nhầm lẫn!
Fidel Castro Ruz
Ngày 24 tháng Sáu năm 2010
Bùi Quang vơm dịch
© Đàn Chim Việt
- Cuba có thể thả thêm 60 tù nhân chính trị (RFI)
CU BA - CHÂU ÂU : Khi thả tù chính trị, Cuba hy vọng châu Âu giảm bớt cấm vận kinh tế
Khi viết mỗi suy nghĩ vừa rồi, giữa lúc một tai họa cho nhân loại đang ngày một đến gần, điều tôi lo lắng là thực hiện nhiệm vụ thông tin cho toàn thể nhân dân.
Hôm nay, tôi thấy yên tâm hơn 26 ngày trước. Vì vẫn còn xảy ra những việc với hy vọng mỏng manh, tôi có thể tiếp tục và làm giàu thêm thông tin cho dư luận trong nước và quốc tế.
Obama đã hứa sẽ dự xem trận tứ kết ngày 2 tháng 7, nếu đội bóng nước ông giành chiến thắng ở vòng tám. Ông ta chắc chắn biết rõ hơn bất cứ người nào khác rằng trận tứ kết này không thể có trước khi xảy ra một sự cố cực kỳ nghiêm trọng. Ít nhất, ông ta phải biết điều đó.
Ngày thứ sáu, 5 tháng sáu vừa rồi, một hãng thông tấn quốc tế, với sự thận trọng có tiếng trong những chi tiết của thông tin mà họ làm việc, đã đăng tuyên bố của “ vị tư lệnh các lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo, tướng Ali Fadavi” rằng “nếu Mỹ và đồng minh của Mỹ khám xét các tàu của Iran trên biển quốc tế, họ sẽ nhận được sự đáp trả tại Vịnh Persic và eo biển Ormuz”.
Thông tin trên đã được hãng tin địa phương Merh của Iran xác nhận.
Hãng tin này, theo văn phòng, đã công bố: “Fadavi còn nói thêm rằng ‘quân đội vệ binh cách mạng hiện có hàng trăm tàu phóng tên lửa’”.
Thông tin trên gần đúng cùng một giờ với thông tin đăng trên báo Granma, hoặc có thể trước một chút, có vẻ như một số điểm là chép lại các mục được viết trong Suy nghĩ viết ngày thứ năm, 24 tháng sáu và được đăng trên Granma ngày thứ sáu, 25.
Sư trùng lặp có thể giải thích là do cách dùng cơ bản mà tôi luôn luôn áp dụng là suy luận lô-gic. Tôi không hề biết một chữ trong những gì đăng trên báo điạ phương của Iran.
Tôi không hề nghi ngờ rằng sắp tới đây, tàu chiến của Mỹ và Israel sẽ vào vị trí, cùng với những chiếc tàu chiến Mỹ còn lại, nằm gần bờ biển Iran, mưu toan kiểm soát chuyến tàu chở hàng đầu tiên của Iran, sẽ hứng chịu một trận mưa tên lửa, trên mọi hướng. Đó chính xác là lúc khởi đầu của một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Không thể đoán trước bao nhiêu con tàu sẽ bị đắm và mang quốc kỳ nước nào.
Biết được sự thật đúng lúc là điều quan trọng nhất đối vối nhân dân ta.
Bất kể theo bản năng tự nhiên, có thể 99,9% đồng bào giữ một hy vọng, cũng trùng với mong muốn thật sự của tôi, rằng đây là một sự nhầm lẫn. Tôi đã thảo luận với những người trong số những người gần gũi nhất và cùng lúc nhận tin tức từ nhiều nhân vật nổi tiếng, có trách nhiệm và luôn là những người hoàn thành nhiệm vụ, khi đọc những Suy nghĩ của tôi, không hề có ý kiến khác biệt, hoặc có những suy nghĩ tương tự, tin tưởng và ủng hộ những suy luận do tôi trình bày, và ngay lập tức dành thời gian và công sức vào nghiên cứu và phân tích.
Đấy chính là những gì mà chúng ta muốn có ở những người đồng bào của chúng ta . Điều xấu nhất là người ta đột nhiên được biết tin tức về một sự cố cực kỳ nghiêm trọng mà không hề nghe một tin gì trước về khả năng đó, điều có thể gây ra nhầm lẫn và dao động, thật không xứng với một dân tộc anh hùng như dân tộc cuba, đã từng đứng trện bờ vực của một cuộc tấn công hạt nhân hủy diệt vào tháng mười năm 1962, mà không một phút dao động và họ đã hoàn thành sứ mạng.
Trong khuôn khổ của sứ mệnh quốc tế cao cả, các chiến sĩ và chỉ huy anh dũng của Lực lượng vũ trang cách mạng suýt trở thành nạn nhân của cuộc tấn công hạt nhân chống lại quân đội cuba đang ở gần biên giới phía nam Angola và Nam Phi, nơi lực lượng phân biệt chủng tộc đã bị đánh bật gần Bataille de Cuito và bị cắt thành từng đoạn, dọc biên giới với Namibia.
Chính tổng thống Mỹ cũng biết, Lầu Năm góc, thông qua Israel, đã cung cấp cho lực lượng phân biệt chủng tộc Nam Phi gần 14 đầu đạn hạt nhân, có sức công phá mạnh hơn những quả bom từng ném xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật bản, như tôi đã trình bày trong những Suy nghĩ trước.
Tôi không phải là nhà tiên tri hay thầy bói. Không một ai báo cho tôi một lời về những gì có thể xảy ra; tất cả là kết quả của điều mà tôi đánh giá là suy luận lô-gic.
Chúng ta không phải là những kẻ ấu trĩ hoặc tò mò trong vấn đề phức tạp này.
Sau khủng hoảng hạt nhân, chúng ta có thể thấy trước được những gì xảy ra đối với phần còn lại của châu Mỹ Latin.
Trong bối cảnh như vậy, không thể nói gì về tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa. Chỉ có thể mở ra một giai đoạn quản trị những hàng hóa và dịch vụ có sẵn trên phần này của châu lục. Mỗi quốc gia khộng thể tránh được quản trị những gì đang đối mặt với chính phủ, một số đang gần với chủ nghĩa xã hội, còn một số khác đầy phấn khởi vì sự mở cửa của một thị trường toàn cầu, hôm nay được mở ra cho nhiên liệu, cho uranium, đồng, litium, nhôm, sắt và những kim loại khác mà người ta gửi đến các nước phát triển và đột ngột biến mất.
Rất nhiều thực phẩm khác mà hôm nay người ta xuất khẩu tới những thị trường đó, cũng sẽ biến mất một cách đột ngột.
Trong hoàn cảnh tương tự, các sản phẩm thiết yếu hơn, cần cho cuộc sống: lương thực, nước uống, chất đốt, và tài nguyên của bán cầu phía Nam nước Mỹ, dư thừa để duy trì một chút nền văn minh, mà một sự phát triển không kiểm soát sẽ đưa nhân loại tới thảm họa.
Tuy nhiên, có những việc còn chưa chắc chắn. Liệu hai cường quốc hạt nhân, Mỹ và Nga, có từ chối sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại nhau?
Điều mà chúng ta không hề nghi ngờ rằng, từ châu Âu, vũ khí hạt nhân của Anh, Pháp, và Israel đồng minh của Mỹ, đã áp đặt một cách hào hứng một nghị quyết mà việc dẫn đến bùng nổ một cuộc chiến tranh là không thể tránh khỏi, và , với những nguyên nhân đã phân tích, sẽ trở thành cuộc chiến tranh hạt nhân, đe dọa lãnh thổ Nga, và tương tự là Trung quốc, mặc dù cố gắng để tránh, cả về sức mạnh lẫn khả năng của mỗi bên.
Nền kinh tế của các siêu cường sẽ sụp xuống như những lâu đài dựng bằng những con bài giấy. Xã hội Mỹ là xã hội ít sẵn sàng nhất để kháng cự một cuộc thảm họa mà chính Đế quốc đã tạo ra trên chính lãnh thổ của mình, nơi nó khởi phát.
Chúng ta không biết được những tác hại đến môi trường từ vũ khí hạt nhân, mà chắc chắn xảy ra với một vài nơi trên hành tinh của chúng ta, và rằng trong một phương án ít tệ hại nhất, sẽ sản xuất dư thừa.
Giá mà giả thuyết về nguy cơ chỉ là một câu chuyên khoa học viễn tưởng của chính tôi.
Bùi Quang Vơm dịch
Những suy nghĩ của Fidel 3: Giá mà tôi nhầm!
Khi Granma đăng những dòng này vào ngày Thứ Sáu , 26 tháng bảy, ngày mà chúng ta luôn luôn nhớ với niềm tự hào vinh dự đã kháng cự những cú đòn của Đế quốc, còn cách xa, mặc dù chỉ còn 32 ngày nữa.Những điều quyết định từng bước đi của kẻ thù tồi tệ nhất của nhân loại – chủ nghĩa đế quốc Mỹ, sự trộn lẫn lợi ích vật chất bẩn thỉu, sự khinh rẻ và coi thường những người khác trên hành tinh – đã được tính toán tấ cả với độ chính xác toán học.
Tôi đã viết trong Suy nghĩ ngày 16 tháng sáu: “Giữa hai trận đấu cua giải bóng đá Thê giới, những tin tức quái quỷ đã được tuồn đi từng tí một, để không ai để ý…”
Sự kiện thể thao ầm ĩ đang bước vào những giây phút thú vị nhất. Trong mười bốn ngày, các đội bóng gồm các cầu thủ tốt nhất của ba mươi hai nước đang thi đấu cho vòng tám, để giành chiến thắng vào vòng tứ kết, rồi vào bán kết và chung kết.
Sự cuồng nhiệt thể thao không ngừng tắng, lôi cuốn hàng trăm, thậm chí hành nghìn triệu con người trên cả hành tinh.
Tuy nhiên, cần phải tự hỏi, có bao nhiêu người biết rằng, từ ngày 20 tháng sáu, tàu chiến Mỹ, bao gồm cả tàu chở máy bay Hary S. Truman, do một hoặc nhiều tầu ngầm nhạt nhân, và những tàu phóng lôi và tên lửa khác, mạnh hơn các chiến hạm cũ dùng trong cuộc chiến tranh thê giới thứ hai 1939-1945, vượt qua kênh Suez đang tiến vào bờ biển I ran?
Cùng với lực lượng hải quân Hoa kỳ, tàu chiến của Israel cũng được trang bị vũ khí tiên tiến, phối hợp để kiểm soát bất kỳ tàu chở hàng xuất khẩu, hay nhập khẩu, bao gồm sản phẩm thương mại cần cho hoạt động của nền kinh tế Iran.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trên một đề nghị của Mỹ được Anh, Pháp và Đức ủng hộ, đã thông qua một nghị quyết cứng rắn mà không một quốc gia nào trong số 5 quốc gia sử dụng quyền phủ quyết.
Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết cứng rắn hơn.
Tiếp đến, một nghị quyết thứ ba còn cứng rắn hơn được thông qua bởi các quốc gia Liên minh châu Âu. Tất cả điều này đã diễn ra trước ngày 20 tháng 6, đó là lý do Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, viếng thăm Nga để hội đàm khẩn cấp với Tổng thống của siêu cường, Dmitry Medvedev, trong hy vọng đàm phán với Iran nhằm tránh điều tồi tệ nhất.
Hiện nay người ta đang cố tính toán khi nào Mỹ và Israel sẽ triển khai lực lượng hải quân tới bờ biển Iran và liên kết được với tàu sân bay và các hạm tàu khác của Mỹ đang kiểm soát vùng này.
Điều tồi tệ nhất là, cũng như Mỹ, Israel sen đầm của họ ở Trung Đông, cũng sở hữu máy bay tấn công hiện đại, vũ khí hạt nhân hoàn hảo do Mỹ cung cấp, biến nó trở thành tiềm lực nguyên tử thứ sáu, trong tám nước được thừa nhận, bao gồm cả Ấn Độ và Pakistan.
Năm 1979, Ayatollah Ruhollah Khomeini lật đổ Shah của Iran mà không cần sử dụng một vũ khí nào. Sau đó, Hoa Kỳ đã đẩy quốc gia này vào cuộc chiến với Iraq, một cuộc chiến mà họ đã sử dụng vũ khí hóa học – mà họ đã cung cấp các thành phần cùng các thông tin cần thiết cho các đơn vị chiến đấu – và đã được sử dụng để các đơn vị này chống lại lực lượng Vệ binh cách mạng Iran. Cuba biết điều này bởi vì, khi đó, như tôi đã nói , Cuba là chủ tịch Phong trào không liên kết. Chúng tôi biết sự tàn phá gây ra cho nhân dân Iran. Mahmud Ahmadineyad, hiện đứng đầu nhà nước Iran, khi đó là chỉ huy của Quân đội thứ sáu của lực lượng Vệ binh cách mạng và Quân đoàn vệ binh ở các tỉnh phía tây của quốc gia, là những lực lượng chính của các cuộc chiến này.
Hôm nay, trong năm 2010, cả Mỹ và Isrel, sau 31 năm, vẫn coi thường những con người của Lực lượng vũ trang I ran và khả năng chiến đấu của bộ binh, không quân, hải quân của Vệ binh cách mạng.
Cần bổ sung thêm cho lực lương vũ trang và vệ binh cách mạng, hai mươi triệu nam giới và phụ nữ tuổi từ mười hai đến sáu mươi, được tuyển chọn và huấn luyện quân sự, trong số bảy mươi triệu người dân trong nước.
Chính phủ Mỹ đã vạch ra một kế hoạch để bắt đầu một phong trào chính trị, dựa vào chủ nghĩa tiêu thụ tư bản chủ nghĩa, nhằm chia rẽ người Iran và lật đổ chính phủ của họ.
Kiểu hy vọng này là rất mạnh. Nhưng thật là lố bịch khi nghĩ rằng các tàu chiến Mỹ cũng như Israel có thể đánh thức những cảm tình của một công dân Iran”
Khi xem xét tình hình, lúc đầu tôi nghĩ rằng, cuộc chạy đua sẽ bắt đầu trên bán đảo Triều tiên và sự bùng nổ cuộc chiến tranh thứ hai với Triều tiên, sẽ châm ngòi cho cuộc chiến thứ hai mà Mỹ áp đặt cho Iran.
Thực tế đã được đảo ngược: cuộc chiến tại Iran sẽ kích nổ cuộ chiến tranh Triều Tiên.
Các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bị buộc tội đánh chìm các Cheonan, nhưng biết rõ rằng tàu hộ tống này bị đánh chìm bởi một quả mìn mà Tình báo Mỹ đã đặt trên vỏ con tàu, sẽ không mất một giây để hành động ngay lập tức sau khi I ran tấn công.
Đúng là những người ham mê bóng đá được quyền tận hưởng những tài nghệ hoàn hảo của giải Cúp toàn cầu. Tôi chỉ thực thi nhiệm vụ của mình là cảnh cáo người dân của chúng ta, trước hết là nghĩ đến thanh thiếu niên của chúng ta đầy sức sống và hy vọng, đặc biệt là trẻ em tuyệt vời của chúng ta, để sự việc tuyệt đối không được gây ra bất ngờ.
Tôi đau khổ nghĩ đếnbao giấc mơ của con người và những sáng tạo tuyệt vời họ đã có thể tạo ra chỉ một vài nghìn năm.
Khi giấc mơ cách mạng nhất được thực hiện và đất nước này sẽ hồi phục chắc chắn.
Mong rằng tôi đã nhầm lẫn!
Fidel Castro Ruz
Ngày 24 tháng Sáu năm 2010
Bùi Quang vơm dịch
© Đàn Chim Việt
- Cuba có thể thả thêm 60 tù nhân chính trị (RFI)
CU BA - CHÂU ÂU : Khi thả tù chính trị, Cuba hy vọng châu Âu giảm bớt cấm vận kinh tế
Hôm qua, có thêm ba tù nhân chính trị Cuba được trả tự do và đã đến Tây Ban Nha cùng với gia đình của họ. Những người này nằm trong danh sách 52 nhà ly khai bị kết án tù từ năm 2003 và đã được chính quyền La Habana hứa trả tự do trong các cuộc đàm phán với Giáo hội Cuba. Tiến trình thả nhóm tù chính trị này được thực hiện trong vòng 4 tháng.
Theo giới quan sát, do kinh tế gặp khó khăn nghiêm trọng, giới lãnh đạo Cuba buộc phải nhượng bộ với hy vọng là châu Âu sẽ nới lỏng cấm vận. Tất cả bắt đầu từ ngày 23 tháng hai năm nay, một tù nhân chính trị đã qua đời do tuyệt thực để phản đối các điều kiện giam giữ. Ngay hôm sau, 24/02, ông Guillermo Farinas, một nhà ly khai nổi tiếng trong công luận quốc tế tiến hành tuyệt thực để đòi chính quyền La Habana phải cho phép các tù chính trị được chữa trị bệnh tật, chuyển đến những nhà tù gần gia đình để thân nhân của họ có thể đi thăm nuôi dễ dàng hơn. Vào giữa tháng năm, giới y tế Cuba đưa ra thông báo bày tỏ lo ngại về nguy cơ ông Farinas có thể tử vong do tình trạng sức khỏe giảm sút nghiêm trọng sau nhiều ngày nhịn ăn, nhịn uống. Sự kiện này gây xúc động mạnh trong công luận phương Tây. Hình ảnh Cuba bị tổn hại. Chính quyền La Habana bị tố cáo là nhẫn tâm, không đếm xỉa đến sinh mạng của những tù nhân chính trị, các nhà ly khai. Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo, mà cụ thể là chủ tịch Cuba Raul Castro, đã phải chấp nhận đàm phán với Đức Hồng y Ortega về việc trả tự do cho các tù chính trị. Tòa Thánh Vatican và Tây Ban Nha, nước có quan hệ truyền thống với Cuba, đã ủng hộ các cuộc thương lượng này. Vậy tại sao La Habana lại chấp nhận đàm phán và nhượng bộ vào thời điểm hiện nay ? Trả lời phỏng vấn một đài truyền hình Pháp, ông Jean Jacques Kourliandsky, chuyên gia về châu Mỹ La Tinh và Tây Ban Nha, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp, IRIS, nêu ra ba yếu tố chính. Trước hết là ngành du lịch Cuba bị đình trệ do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong khi du lịch là động lực của nền kinh tế. Tiếp đến là lượng kiều hối chuyển về nước của cộng đồng Cuba định cư tại Mỹ cũng bị giảm. Cuối cùng, Venezuela, đối tác viện trợ kinh tế quan trọng cho Cuba, đang bị khủng hoảng. Từ nhiều năm qua, Venezuela đóng vai trò hà hơi tiếp sức cho nền kinh tế Cuba, sau khi Liên Xô cũ tan rã. Sự kết hợp của ba yếu tố tạo ra bối cảnh kinh tế cực kỳ khó khăn, ngột ngạt. La Habana phải tìm lối thoát. Giải pháp duy nhất vào lúc này là quay sang châu Âu và phải có một cử chỉ nào đó trong hồ sơ tù chính trị. Theo ông Kourliandsky, tại Cuba, ít người biết đến các nhà ly khai này, nhưng báo chí và công luận châu Âu lại rất quan tâm đến số phận của họ. Theo các cựu tù chính trị Cuba, việc trả tự do cho họ chỉ mang tính nhân đạo mà chính quyền La Habana buộc phải làm, không có gì thay đổi trong chính sách trấn áp những người bất đồng chính kiến. Nhà tù Cuba có thể đầy hoặc vơi tù chính trị một cách rất nhanh chóng. Trong khi đó, Giáo hội Cuba lại tỏ ra lạc quan hơn một chút và coi đây là một bước đi đầu tiên, có thể làm dấy lên một động lực cải cách, nếu như châu Âu thay đổi chính sách cứng rắn đối với Cuba. Tháng 12 năm 1996, châu Âu đã đưa một lập trường chung, xác định rõ là việc hợp tác toàn diện với La Habana phụ thuộc vào việc cải thiện tình trạng nhân quyền, tự do chính trị tại Cuba. Châu Âu đang có những bất đồng trong hồ sơ Cuba. Ngoại trưởng Tây Ban Nha, Miguel Angel Moratinos cho rằng không có lý do gì để châu Âu tiếp tục duy trì lập trường chung theo tinh thần văn bản 1996, còn Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc lại nghi ngờ thái độ của chính quyền Cuba. Các cựu tù chính trị Cuba vừa được đưa sang Tây Ban Nha kêu gọi châu Âu phải cảnh giác với chính quyền La Habana. Họ đề nghị được ra điều trần trước Nghị viện châu Âu về tình hình nhân quyền tại Cuba. Còn tại Mỹ, chính quyền Washington nhận định rằng quyết định của chính phủ Cuba trả tự do cho hơn 50 tù chính trị là một « dấu hiệu tích cực » mà lẽ ra điều này phải làm từ lâu. Sau khi nhậm chức, tổng thống Barack Obama tỏ ý muốn thúc đẩy những thay đổi trong quan hệ giữa Washington và La Habana. Vào tháng tư năm ngoái, tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ- Mỹ La Tinh, tại Trinida, tổng thống Obama thông báo các biện pháp giảm bớt việc hạn chế người Cuba định cư tại Mỹ về thăm quê hương cũng như chuyển tiền về Cuba. Tháng sáu vừa qua, Ủy ban phụ trách nông nghiệp Hạ Viện Mỹ ra một nghị quyết kêu gọi hủy bỏ lệnh cấm người Mỹ du lịch Cuba. Hòn đảo này là một thị trường gạo đầy hứa hẹn đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính quyền Obama còn dè chừng, bởi vì vào cuối năm nay sẽ có cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và cộng đồng người Cuba, đặc biệt ở tiểu bang Florida, luôn luôn chống lại chế độ cộng sản Cuba.
Liên quan đến quyết định thả tù chính trị của Cuba, nhật báo Le Monde hôm nay có bài xã luận mang đề tựa: « Cuba mở cửa trước sức ép của cộng đồng quốc tế »
Tác giả nhắc lại rằng sau khi nhà ly khai Orlando Zapata chết sau 85 ngày tuyệt thực trong tù, chủ tịch Cuba Raul Castro từng dõng dạc tuyên bố sẽ không bao giờ nhượng bộ trước đe dọa của Mỹ và Liên hiệp Châu Âu. Thế nhưng, Cuba không thể lường trước được sự lên án gay gắt của dư luận thế giới về cái chết này. Chính quyền Cuba cũng không ngờ Giáo hội Công Giáo lại báo động về nguy cơ nền kinh tế Cuba sẽ « chìm sâu đáy nước » nếu Cuba tiếp tục lạm dụng chế độ tập quyền để gây trở ngại cho tiến trình hiện đại hóa và sự phát triển cá nhân.
Từ cuối tháng 5, chính phủ Cuba tiến hành thương thuyết với phía Giáo hội Công giáo, nhưng không phải về các cải cách chính trị ở Cuba, mà về số phận của « nhóm 75 ». Vào tháng 6, một đại diện của Tòa thánh Vatican đã đến Cuba. Ngày 7/7, Tổng giám mục La Habana cho hay đã ký một thỏa thuận với chính quyền Cuba, với sự hiện diện của Bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha, về việc phóng thích tù nhân chính trị và đưa họ đi Tây Ban Nha.
Cũng liên quan đến vấn đề này, nhật báo Libération có bài : « Hành động giả tạo của Cuba ».
Mở đầu bài viết, tác giả dẫn lời một giáo sư Cuba hiện đang sống lưu vong tại Pháp, ông Jacobo Machover, cho rằng : « Sự phóng thích tù nhân này không có nghĩa là tình hình đã được cải thiện đối vơi người dân Cuba. »
Libération khẳng định việc phóng thích này giúp cho chủ tịch Raul Castro cải thiện hình ảnh của ông trong mắt cộng đồng quốc tế. Tác giả đặt câu hỏi là việc phóng thích tù nhân này có phải là dấu hiệu dự báo chính quyền Cuba sẽ dễ chịu hơn, hay đó chỉ là một hành động giả tạo. Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Human Right Watch, ông Raul Castro vẫn tiếp tục chính sách đàn áp của Fidel Castro.
Hiện tại, do sức ép của cộng đồng quốc tế mà Cuba buộc phải nhượng bô. Ông Jacobo Machover cho rằng hiện tại chính là lúc cộng đồng quốc tế cần gia tăng áp lực lên chính quyền Cuba.
Trả tự do cho tù nhân chính trị Cuba tìm cách ra khỏi thế bị cô lập
Nhìn ra quốc tế, ngoài nạn thủy triều đen ở vịnh Mêhicô mà cả hai tờ La Croix và Les Echos nhìn thấy, là cái giá phải trả khá nặng nề, tựa lớn của La Croix, làng báo Pháp theo dõi và chạy tựa trang nhất việc Cuba tiếp tục trả tự do cho tù nhân chính trị, và câu chuyện không rõ ràng của nhà khoa học Iran, Amiri về đến Téhéran vào hôm nay.
Dưới tựa đề "Cuba gia tăng việc trả từ do cho tù nhân chính trị", Le Figaro điểm lại là sau 7 người đã đến Madrid hôm thứ ba và hai người đến vào hôm qua, Tây Ban Nha đang chờ đón hai người khác vào hôm nay.
Mười một người này nằm trong số 52 người mà theo thoả thuận, giữa chính quyền và Giáo hội Công giáo Cuba, La Habana sẽ trả tự do dần trong vòng bốn tháng.
Tờ báo đánh giá là Cuba tìm cách ra khỏi thế cô lập hiện nay. Cử chỉ của La Habana nhằm hướng về Washington và Bruxelles. Với cử chỉ mạnh này, chính quyền Cuba hy vọng là đánh đổi lại Hoa Kỳ sẽ nới lỏng cấm vận đối với đảo và Châu Âu giảm đi những biện pháp hạn chế đối với Cuba.
Câu hỏi mà Le Figaro nêu lên là việc trả tự do hiện nay là bước đầu cải thiện nhân quyền, hay chỉ là một hành động nhất thời để ra khỏi thế cô lập ?
Tờ báo trích dẫn một số nhà đối lập. Người bi quan như ông Oswaldo Paya, cho là việc trả tự do hiện nay chỉ là hành động đưa họ 'từ nhà tù chuyển sang cưỡng bức lưu đày'.
Cuba cũng đã từng có mấy đợt trả tự do cho tù nhân chính trị. Nhưng thả người này thì lại bắt người khác. Theo ông Paya, khi nào mà tại Cuba còn những đạo luật cho phép bắt người vì bất đồng chính kiến thì tình hình nhân quyền không có cải thiện gì hết.
Một nhà đối lập khác, Oscar Espinosa Chepe, có vẻ lạc quan hơn : theo ông vấn đề trả tự do cho nhóm tù nhân vì chính kiến trên, tạo điều kiện để đi đến những cải tổ cần thiết, vì những nhóm trong chính quyền, chống đối cải tổ, thay đổi, đã vừa thất bại, và ảnh hưởng của yếu đi rõ rệt.
Fidel Castro makes first appearance in four years
HAVANA (Reuters) - Cuban revolutionary leader Fidel Castro made his first known public appearance since falling ill four years ago in a visit this week to a Havana scientific facility, a blog and a Cuban government website reported on Saturday.
Photographs posted on state-run www.cubadebate.cu taken by his son Alex showed a smiling, healthy-looking Castro, 83, talking with directors of the National Center of Scientific Investigations.
News of the visit first came out on a pro-government blog, where photographs taken with a cell phone were posted of Castro greeting admirers as he left the center.
The blog can be found on the Internet at: (here)
The blogger, Rosa C. Baez, wrote that Castro was spotted making a "surprise visit" to the center on Wednesday and stopped to greet and "throw kisses" to the group that waited for a chance to see him.
"He is thin, but looked good and, according to our director, is very good mentally," said Baez, whose blog appears on a website entitled "Bloggers and Correspondents of the Revolution."
In the photos, the white-bearded Castro wore an athletic jacket, as he has in virtually all photographs published since he went into seclusion.
FOUR YEARS OF SECLUSION
Castro has been seen only in occasional photographs and videos since he underwent emergency intestinal surgery in July 2006 and ceded power provisionally to his younger brother, Raul Castro.
His first public appearance in years comes as Cuba is preparing to release 52 political prisoners, all jailed in a crackdown on the opposition in 2003 while Castro was still in power.
The visit to the scientific center celebrated the 45th anniversary of the center's creation in July 1965, the story on www.cubadebate.cu said.
Last year, Venezuelan President and close ally Hugo Chavez said Castro had been going for walks near his Havana residence, but they were never confirmed by the government and there were no known photos of him out and about.
Castro, after leading the 1959 revolution that toppled a U.S.-backed dictator, ruled Cuba for 49 years and, with his many long, televised speeches and numerous public appearances, dominated Cuban life.
He resigned the presidency in February 2008 and Raul Castro, 79, officially took over as president in a vote by the National Assembly.
Even though he has stayed out of sight, he has maintained a public presence through opinion columns written for Cuba's state-run media, and still plays a role behind the scenes.
For more than a year, his columns have dwelt almost exclusively with international topics. He has said he was told his columns on domestic issues were interfering with the government's work.
In the past few weeks, Castro has predicted in his columns that the world is on the verge of nuclear war, to be sparked by conflict between the United States and Iran over international sanctions against Iran's nuclear activities.
Cuba's marginal gesture
CUBA HAS PLEDGED to let 52 of its prisoners of conscience go . We hope their release happens, and soon. But there should be no illusions that this gesture augurs fundamental political change on the island that the Castro brothers, Fidel and Raúl, have ruled with an iron fist since 1959. The Castro...
Theo tin của đài phát thanh Tây Ban Nha vào hôm nay 9/7, sau 135 ngày tuyệt thực nhà báo Cuba Guillermo Farinas đã chấm dứt hình thức phản kháng nói trên để chào mừng quyết định của chính quyền La Habana trả tự do cho 52 tù chính trị.
Ông Guillermo Farinas, 48 tuổi là một nhà báo trên mạng. Ngày 24/2 vừa qua, sau cái chết của một tù nhân chính kiến Cuba, ông đã bắt đầu tuyệt thực để đòi chính quyền trả tự do cho các tù nhân đang bị đau yếu. Nhờ có sự can thiệp của giáo hội Công giáo Cuba, tháng trước một tù chính kiến ông Ariel Sigler đã được trả tự do vì lý do sức khỏe.
Một sự kiện hiếm có khác được AFP lưu ý là báo chí chính thức của Cuba hôm qua (8/7) đã đăng toàn bộ thông báo của giáo hội Công giáo báo tin La Habana chuẩn bị phóng thích 52 tù nhân, nhưng thông báo nói trên không cho biết đấy là các tù chính trị.
Trên đài phát thanh Tây Ban Nha, nhà đối lập Guillermo Farinas cho biết ông ngưng tuyệt thực để « Mở rộng thêm tầm hoạt động của những người đang thương lượng với chính quyền (…) Vì quyền lợi chung, để các tù chính trị được tự do, ông không muốn gia tăng thêm sức ép đối với Nhà nước Cuba ».
Giới phân tích cho rằng việc trả tự do cho hơn 50 tù chính trị là cử chỉ cởi mở nhất kể từ khi ông Raul Castro lên lãnh đạo đất nước thay thế người anh trai Fidel vào năm 2006.
Cuba takes first steps toward prisoner release
HAVANA (Reuters) - Cuba took the first steps toward releasing 52 political prisoners as the island's Catholic Church on Thursday notified five they would be freed soon in a deal struck with the Cuban government that drew praise from Washington.
Một sự kiện hiếm có khác được AFP lưu ý là báo chí chính thức của Cuba hôm qua (8/7) đã đăng toàn bộ thông báo của giáo hội Công giáo báo tin La Habana chuẩn bị phóng thích 52 tù nhân, nhưng thông báo nói trên không cho biết đấy là các tù chính trị.
Trên đài phát thanh Tây Ban Nha, nhà đối lập Guillermo Farinas cho biết ông ngưng tuyệt thực để « Mở rộng thêm tầm hoạt động của những người đang thương lượng với chính quyền (…) Vì quyền lợi chung, để các tù chính trị được tự do, ông không muốn gia tăng thêm sức ép đối với Nhà nước Cuba ».
Giới phân tích cho rằng việc trả tự do cho hơn 50 tù chính trị là cử chỉ cởi mở nhất kể từ khi ông Raul Castro lên lãnh đạo đất nước thay thế người anh trai Fidel vào năm 2006.
Cuba takes first steps toward prisoner release
HAVANA (Reuters) - Cuba took the first steps toward releasing 52 political prisoners as the island's Catholic Church on Thursday notified five they would be freed soon in a deal struck with the Cuban government that drew praise from Washington.
Hôm qua, Giáo hội Công giáo Cuba loan báo là chính quyền La Habana đã chấp nhận thả 52 tù chính trị, trong đó 5 người sẽ được trả tự do trong những giờ tới và sẽ sang sống lưu vong ở Tây Ban Nha cùng với gia đình. Số 47 tù chính trị còn lại sẽ được thả dần trong thời gian từ 3 đến 4 tháng và cũng sẽ được phép rời Cuba.
Những người sẽ được trả tự do, nằm trong nhóm 75 nhà đối lập Cuba bị bắt vào năm 2003 và bị tuyên án tù từ 6 đến 28 năm vì những hoạt động chính trị của họ. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ông Raoul Castro lên nắm quyền thay thế người anh Fidel Castro vào năm 2008, có một đợt trả tự do tù chính trị nhiều như thế tại Cuba. Con số này nhiều hơn gấp đôi con số 25 tù chính trị mà nhà ly khai Guillermo Farinas đã tuyệt thực từ hơn 130 ngày qua để đòi trả tự do. Khi gặp một giám mục hôm qua, Farinas nói sẽ đợi khi 5 tù chính trị đầu tiên được thả ra rồi mới chấm dứt tuyệt thực.
Quyết định nói trên được đưa ra sau một cuộc gặp gỡ hôm qua giữa chủ tịch Cuba Raoul Castro với Ngoại trưởng Tây Ban Nha Miguel Angel Moratinos và Đức Hồng y Jaime Ortega, lãnh đạo Giáo hội Công giáo. Ông Moratinos đang viếng thăm La Habana để hỗ trợ nỗ lực trung gian của Giáo hội Cuba nhằm đòi trả tự do cho tù chính trị tại nước này.
Theo lời Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chủ tịch Cuba đã bảo đảm với ông là gia đình và bản thân các nhà đối lập lưu vong sẽ có thể trở về thăm quê hương và nhà cửa của họ sẽ không bị tịch biên, một thay đổi trong chính sách của Cuba.
Áp lực quốc tế ngày càng mạnh trên vấn đề tù chính trị
Tuyên bố hôm qua, ông Moratinos nhận định việc trả tự do cho 52 tù chính trị mở ra một « giai đoạn mới » ở Cuba nhằm giải quyết « dứt điểm » vấn đề tù chính trị. Về phần Đức Hồng y Jaime Ortega, cũng cho rằng mọi chuyện đang bắt đầu tiến triển « một cách mau chóng và sẽ tiếp tục tiến triển như vậy ».
Có thể nói đây là một thành công của Giáo hội Công giáo Cuba, đã bắt đầu đối thoại với chính quyền từ ngày 19/5. Nhờ nỗ lực trung gian của các vị giám mục Cuba mà một tù chính trị đã được phóng thích và 12 tù chính trị khác đã được chuyển về các trại giam gần gia đình hơn và nay 52 tù chính trị sẽ được tự do. Nhưng thật ra, chính quyền La Habana không thể làm gì khác hơn trước áp lực ngày càng mạnh của quốc tế trên vấn đề tù chính trị.
Ngoại trưởng Moratinos hôm qua cho rằng sau quyết định thả 52 tù chính trị Cuba, không còn lý do gì để Liên hiệp châu Âu giữ nguyên chính sách gắn vấn đề nhân quyền với vấn đề hợp tác với Cuba. Ngoại trưởng Tây Ban Nha còn cho rằng Hoa Kỳ, hiện vẫn duy trì lệnh cấm vận Cuba, cũng nên « ghi nhận » quyết định nói trên của chính quyền Raoul Castro.
Đại diện giới đối lập lưu vong Cuba ở Tây Ban Nha hôm qua cho rằng quyết định trả tự do 52 tù chính trị là một « cử chỉ tích cực », nhưng chỉ được coi là đầy đủ, nếu những người được thả không bi buộc phải sống lưu vong và vẫn được quyền ở lại trong nước để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền. Theo ông Ernesto Gutierrez, Tổng thư ký Liên hiệp các hội đoàn Cuba ở Tây Ban Nha, nếu chính quyền buộc những người nói trên phải lưu vong, đó sẽ chỉ là một đòn tung hỏa mù để thuyết phục Liên hiệp châu Âu thay đổi chính sách.
Quyết định nói trên được đưa ra sau một cuộc gặp gỡ hôm qua giữa chủ tịch Cuba Raoul Castro với Ngoại trưởng Tây Ban Nha Miguel Angel Moratinos và Đức Hồng y Jaime Ortega, lãnh đạo Giáo hội Công giáo. Ông Moratinos đang viếng thăm La Habana để hỗ trợ nỗ lực trung gian của Giáo hội Cuba nhằm đòi trả tự do cho tù chính trị tại nước này.
Theo lời Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chủ tịch Cuba đã bảo đảm với ông là gia đình và bản thân các nhà đối lập lưu vong sẽ có thể trở về thăm quê hương và nhà cửa của họ sẽ không bị tịch biên, một thay đổi trong chính sách của Cuba.
Áp lực quốc tế ngày càng mạnh trên vấn đề tù chính trị
Tuyên bố hôm qua, ông Moratinos nhận định việc trả tự do cho 52 tù chính trị mở ra một « giai đoạn mới » ở Cuba nhằm giải quyết « dứt điểm » vấn đề tù chính trị. Về phần Đức Hồng y Jaime Ortega, cũng cho rằng mọi chuyện đang bắt đầu tiến triển « một cách mau chóng và sẽ tiếp tục tiến triển như vậy ».
Có thể nói đây là một thành công của Giáo hội Công giáo Cuba, đã bắt đầu đối thoại với chính quyền từ ngày 19/5. Nhờ nỗ lực trung gian của các vị giám mục Cuba mà một tù chính trị đã được phóng thích và 12 tù chính trị khác đã được chuyển về các trại giam gần gia đình hơn và nay 52 tù chính trị sẽ được tự do. Nhưng thật ra, chính quyền La Habana không thể làm gì khác hơn trước áp lực ngày càng mạnh của quốc tế trên vấn đề tù chính trị.
Ngoại trưởng Moratinos hôm qua cho rằng sau quyết định thả 52 tù chính trị Cuba, không còn lý do gì để Liên hiệp châu Âu giữ nguyên chính sách gắn vấn đề nhân quyền với vấn đề hợp tác với Cuba. Ngoại trưởng Tây Ban Nha còn cho rằng Hoa Kỳ, hiện vẫn duy trì lệnh cấm vận Cuba, cũng nên « ghi nhận » quyết định nói trên của chính quyền Raoul Castro.
Đại diện giới đối lập lưu vong Cuba ở Tây Ban Nha hôm qua cho rằng quyết định trả tự do 52 tù chính trị là một « cử chỉ tích cực », nhưng chỉ được coi là đầy đủ, nếu những người được thả không bi buộc phải sống lưu vong và vẫn được quyền ở lại trong nước để tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền. Theo ông Ernesto Gutierrez, Tổng thư ký Liên hiệp các hội đoàn Cuba ở Tây Ban Nha, nếu chính quyền buộc những người nói trên phải lưu vong, đó sẽ chỉ là một đòn tung hỏa mù để thuyết phục Liên hiệp châu Âu thay đổi chính sách.
Spain willing to take Cuba political prisoners: (AFP 8/7) –
HAVANA — Spanish Foreign Minister Miguel Angel Moratinos said his country is willing to take in 52 Cuban political prisoners set for release by Raul Castro's government."The Spanish government has accepted the proposal that all those who are released travel to Spain, if they so wish," Moratinos told reporters at the conclusion of his visit to the island.
He also said that Castro, during their six-hour meeting Wednesday in Havana, assured him that "family members may accompany them," and that relatives and the exiles themselves would be able to return to visit Cuba -- a measure that would imply a change in the communist government's immigration policy.
"The prisoners themselves who wish to return would have to apply for authorization to return, but that does not exclude the possibility of their returning," said Moratinos, who added that Havana said it would not confiscate the property of the released prisoners who left the country, as it has done with exiles for the past 50 years.
President Castro -- who took over from his ailing older brother Fidel Castro in 2008 -- met with Moratinos and Cuban Cardinal Jaime Ortega to discuss the fate of the 52 prisoners, including five dissidents, all of whom were part of a group of 75 dissidents rounded up in 2003 and sentenced to jail terms of six to 28 years.
Ortega, the archbishop of Havana, was informed that in the coming hours, the five dissidents "will be released and will leave shortly for Spain in the company of their families," according to Roman Catholic church officials in a statement.
The remaining 47 will be freed within the next three to four months by the island's Communist authorities, the statement said.
The church began a dialogue with the government on May 19 in the face of hunger strikes that drew attention to the plight of dissident prisoners. As a result of the talks, one prisoner was released and another 12 were transferred to facilities closer to their families.
Nhân vật đối kháng Cuba nguy hiểm tính mạng BBC
Ông Guillermo Farinas, một nhân vật bất đồng chính kiến ở Cuba, có thể chết vì tuyệt thực từ tháng Hai.
Năm nay 48 tuổi, ông đã không ăn uống gì suốt hơn bốn tháng nay để đòi trả tự do cho các tù nhân yếu bệnh.
Ông được truyền dịch trong bệnh viện, nhưng các bác sỹ cảnh báo ông đã bị tụ máu nguy hiểm tính mạng.
Thông tin này được đăng tải trên báo chí nhà nước Cuba, vốn không hay đưa tin về đối kháng.
Báo của Đảng Cộng sản, tờ Granma, đăng phỏng vấn với vị bác sỹ chữa chạy cho ông Farinas, Armando Caballero.
Ông Farinas đã tăng cân từ sau khi được truyền dịch, kể từ hôm nhập viện 11 tháng Ba.
Thế nhưng trên cổ ông máu bị kết tụ và có thể cản dòng chảy vào tim.
Bác sỹ Caballero được trích lời nói: "Sức khỏe của bệnh nhân đang bị nguy hiểm vì tụ máu".
Ông cũng nói thêm rằng ông Farinas đang bị nhiễm trùng và việc truyền dịch có thể phải ngừng, nhưng cho hay nhà đối kháng sẽ không bị cưỡng ép ăn uống.
Phóng viên BBC tại Havana, Michael Voss, nói bài báo trên Granma dường như để chuẩn bị dư luận trong trường hợp ông Farinas qua đời.
'Sẵn sàng chết'
Ông Farinas, một chuyên gia tâm lý, đã hoạt động với tư cách phóng viên nghiệp dư, chuyên chủ đề chống đối sự kìm kẹp truyền thông của nhà nước.Hôm 28/02 ông quyết định ngừng ăn uống sau khi một nhân vật bất đồng chính kiến khác, Orlando Zapata Tamayo, qua đời khi đang tuyệt thực trong tù. Ông Farinas đòi trả tự do cho 26 tù chính trị đang đau yếu.
Mẹ ông, bà Alicia Hernandez, nói với hãng Reuters: "Con tôi thà chết chứ không chịu từ bỏ đấu tranh".
"Mục tiêu cơ bản của con tôi rất rõ ràng: trả tự do cho các tù nhân đang bị ốm bệnh."
Chính phủ Cuba trước đó tuyên bố sẽ không nhượng bộ trước các đe dọa của ông Farinas, và nếu ông chết thì đó là lỗi của ông.
Havana cũng bác bỏ rằng họ giam giữ tù nhân chính trị, và nói rằng chỉ có những người vi phạm pháp luật hay "những kẻ truyền giáo" làm việc cho Hoa Kỳ.
Tuy nhiên gần đây chính quyền Cuba đã nhượng bộ, trả tự do cho mốt số tù nhân vì lý do nhân đạo.
Ủy hội nhân quyền cho Cuba, một tổ chức phi chính phủ, nói có khoảng 180 tù chính trị trên hòn đảo này.
(RFI 30/6) Báo Le Monde có bài phóng sự về cuộc sống thường nhật của người dân Cuba ngày nay. Tác giả bài viết là đặc phái viên của tờ báo đã qua nhiều thành phố và thôn quê trên đất nước Cuba, để tìm hiểu xem người dân Cuba giờ đây được thừa hưởng gì từ cuộc cách mạng từ cách đây hơn nửa thế kỷ.
Ở thành phố Trinidad, tác giả đã gặp một nhân chứng là một phụ nữ đứng tuổi có tên là Aurora, từng là đoàn viên Thanh niên cộng sản, chị cho biết ở Cuba, nếu công an bắt gặp người dân nói chuyện với người nước ngoài là có thể bị tống vào tù tới bốn năm. Nhưng vì cuộc sống khó khăn người ta vẫn cứ đánh liều tiếp xúc với người nước ngoài để bán những thứ như xì gà, hay các đồ mỹ nghệ thủ công.
Tại thủ đô La Habana, đằng sau những khu phố cổ với các tòa nhà xây theo lối kiến trúc thời thực dân và nhà thờ là những khu dân cư tồi tàn của người dân lao động. Người dân ở đó vẫn hàng ngày phải xoay vần cuộc sống trăm bề thiếu thốn. Đã thế, họ lại còn luôn bị theo dõi. Ricardo, một người sống trong khu phố cho tác giả biết : Ở Cuba, sau hơn nửa thế kỷ dưới chế độ độc đảng, Ủy ban Bảo vệ Cách mạng vẫn còn là một bộ phận cốt yếu để kiểm soát xã hội. Đó là cầu nối, là tai mắt và cánh tay vũ trang của chính quyền. Ủy ban này có nhiệm vụ huy động quần chúng đi biểu tình diễu hành theo lệnh của chính quyền, quy tụ dân cư trong các khu phố để học tập các văn kiện diễn văn của lãnh đạo đất nước. Ricardo khẳng định : « nếu Ủy ban Bảo vệ Cách mạng không còn, thì chế độ cũng đổ ».
Theo bài báo, trong các cuộc bàn luận riêng, người dân vẫn bàn tán, phê phán chế độ. Người Cuba vẫn mong chờ có sự thay đổi cơ cấu như Raul Castro đã hứa, để tiến tới xóa bỏ chế độ tem phiếu cung cấp theo khẩu phần mà hiện chỉ có thể đáp ứng được 1/3 nhu cầu thực phầm hàng tháng của mỗi người. Chỉ có hai lĩnh vực không bị người dân chỉ trích đó là giáo dục và chăm sóc y tế.
Về vấn đề chính trị, tác giả nhận xét, khi mà cuộc sống hàng ngày vẫn còn vướng vào bao khó khăn, thì vấn đề quyền tự do chỉ là thứ yếu. Dù nhiều người đều biết chuyện một nhà ly khai tuyệt thức đến chết, một người khác thì gần chết, hay chuyện vợ các tù nhân chính trị đi tuần hành ở thủ đô… nhưng không mấy ai quan tâm bàn luận đến chuyện đó.
Một đặc trưng khác ở đất nước Cuba là việc mua bán nhà hoàn toàn bị cấm. Một cách hợp pháp người ta chỉ có quyền chuyển đổi cho nhau mà thôi. Có một quy định khiến tác giả bài báo tỏ ra rất ngạc nhiên đó là các nhân viên Cuba làm việc trong các công ty nước ngoài, vì họ được trả lương bằng ngoại tệ nên tiền lương được rót thẳng vào nhà nước, sau đó nhà nước sẽ trả lại họ một phần. Lý do là chính quyền Cuba không muốn có sự bất bình đẳng trong tiền lương của người lao động. Những thực tế như vậy khiến người ta nghĩ Cuba là đất nước vẫn trì trệ, không hề có sự chuyển biến.
Tuy nhiên, tác giả lại nhận thấy mô hình Cuba bắt đầu có dấu hiệu suy sụp. Ý tưởng tư nhân hóa đang được khích lệ. Những ngành nghề nhỏ như, nghề cắt tóc làm đầu, lái taxi đang từng bước được tư nhân hóa. Tại vùng nông thôn Vinales, nông nghiệp tư nhân đang được khuyến khích phát triển để thay thế dần mô hình hợp tác xã. Theo tác giả, đến giờ các xã viên hợp tác xã tự hỏi vì đâu mà Cuba, một đất nước có đất đai trù phú, khí hậu ưu đãi nắng lắm mưa nhiều mà lại phải nhập khẩu tới 80% nhu cầu lương thực thực phẩm ?
Ở Vinales đã bắt đầu xuất hiện những mô hình chuyển đổi, người nông dân đã bắt đầu được thừa kế hoặc thuê lại các công cụ sản xuất, điều mà cách đây mấy năm, nông dân Cuba vẫn còn là không thể tưởng tượng nổi.
Theo tác giả, nông dân tư hữu ở Cuba vẫn chưa nhiều lắm, chỉ có khoảng chừng 100 nghìn người, nhưng con số này sẽ còn tăng. Nhà nước vẫn đóng vai trò bảo trợ cho họ bằng việc độc quyền cung cấp phân bón và người nông dân phải bán 90% sản phẩm của mình cho nhà nước. Khái niệm tự do vẫn chỉ là tương đối. Tuy nhiên, ngay từ giờ, các trang trại tư nhân đã bảo đảm 2/3 sản lượng nông nghiệp cho Cuba. Để kết thúc bài phóng sự, tác giả trích dẫn một phát biểu của một nông dân cá thể :« Không có chúng tôi thì mọi người chỉ có mà ăn đất ».
-------
Cuba sẵn sàng đương đầu với “thảm họa xã hội”
Phó Chủ tịch HĐBT Cuba Ricardo Cabrisas Ruiz |
(VOV 20/6) - Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cuba Ricardo Cabrisas Ruiz đã hối thúc người dân nước này sẵn sàng đối mặt với những “thảm hoạ xã hội” đang xuất hiện trên thế giới, như nghèo đói và thất nghiệp.
Ngày 19/6, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị Quốc tế về thảm họa, với sự tham gia của 400 đại biểu của 37 nước, ông Ricardo nói: Biến đối khí hậu đang làm thay đổi thế giới, tuy nhiên, chúng ta không thể quên rằng trong thế kỷ 21, về bản chất, hành tinh của chúng ta đang chấn động bởi thảm họa xã hội. Ông Ricardo nhấn mạnh, hàng triệu người trên thế giới là chủ thể của nghèo đói, thất nghiệp, mù chữ và các hình thức khác nhau của sự phân biệt đối xử.Khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo là rất lớn. Tuy nhiên, ông Ricardo tin rằng, mối quan tâm thậm chí lớn hơn nhiều đó là tri thức của các thế hệ, khoa học, công nghệ và sự đổi mới./.
Cuba sẵn sàng đương đầu với “thảm họa xã hội”Hoàng Ngọc-Tuấn – Cuộc khởi nghĩa của bloggers ở Cuba
(talawas, 15/4) Trong bài “Văn hoá blog: Cuộc khởi nghĩa của đám đông”, Nguyễn Hưng Quốc đã đưa ra những lập luận để giải thích vì sao các chính quyền độc tài lại sợ các blogs. Rồi anh viết: “Mà sợ cũng phải. Bạn có đồng ý vậy không?”
Tất nhiên tôi đồng ý.
Chúng ta đã thấy những phản ứng sợ hãi của các chính quyền Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian gần đây. Họ đã bắt giam và điều tra hàng loạt bloggers, như chúng ta đều biết. Nhưng có lẽ ít người trong chúng ta lưu ý rằng ở Cuba — một “nước xã hội chủ nghĩa anh em” đang cùng Việt Nam thay nhau “canh giữ hoà bình cho thế giới” — chính quyền Castro cũng hoảng hốt không kém đối với các bloggers.
Thứ Sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2010, Policía Nacional Revolucionaria [Công An Nhà nước Cách mạng] đã thình lình xuất hiện cùng lúc tại nhiều địa phương khác nhau để vây bắt hàng loạt bloggers.
Trước hết, họ đến bắt blogger Claudio Fuentes Madan ngay tại tư gia của anh. Claudio Fuentes Madan là một hoạ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia độc lập — trước kia, anh là một giáo sư sinh vật học, nhưng đã quyết định rời bỏ nghề dạy học. Anh bị công an đưa đến nhiều địa điểm khác nhau quanh thành phố La Habana và bị tra hỏi liên tục, chủ yếu về những người bạn của anh và về gia đình của anh. Cuối cùng, anh bị chở đến một bệnh viện ở ngoại ô La Habana và bị buộc phải đo huyết áp để công an xem thử anh có nói dối hay không!
Claudio Fuentes Madan
Kế đến là blogger Silvio Benítez Márquez, người cầm đầu của Partido Liberal [Đảng Tự Do], một tổ chức chính trị bị đặt ra ngoài vòng pháp luật ở Cuba. Anh cũng bị bắt tại tư gia và bị giam suốt ngày hôm ấy.
Silvio Benítez Márquez
Ngay sau đó, blogger Katia Sonia — một thành viên của tổ chức Mujeres y Madres Anti-represión por Cuba [Phụ nữ và các bà mẹ chống áp bức ở Cuba] — bị đưa đến sở công an để điều tra về bản thân và về người chồng của chị (ông là một mục sư).
Katia Sonia
Tiếp theo, người trẻ nhất là blogger William Retureta, mới 18 tuổi, cũng bị công an đẩy vào trong một chiếc xe ô-tô trong lúc cậu đang tản bộ trên phố. Công an chở cậu đi lòng vòng quanh thành phố La Habana và liên tục hăm doạ cậu, rồi đem cậu về một đồn công an, làm hồ sơ, rồi thả. Cậu bị cảnh cáo phải bảo các bạn của cậu tránh xa góc đường 23 và Avenida de los Presidentes ở khu El Vedado, nơi thường có nhiều thanh niên tụ tập.
William Retureta
Đến 6 giờ chiều, blogger Yoani Sánchez (một blogger nổi danh nhất ở Cuba, với blog Generación Y) cùng chồng, Reinaldo Escobar — một nhà báo độc lập — và Teo Escobar, đứa con trai 14 tuổi, đang ngồi trên taxi đi đến một bữa tiệc sinh nhật thì bị bắt. Nhiều xe công an chặn đường, buộc họ phải bước ra khỏi taxi. Một nhóm công an mặc thường phục vây quanh họ, không ngớt đe doạ và thoá mạ họ với mục đích khiêu khích cho họ nổi nóng, trong khi có một công an chĩa máy quay phim về họ để thu hình. Sánchez và chồng đã phải cố gắng giữ ngôn ngữ và thái độ rất mực ôn hoà để tránh mắc bẫy, vì biết rằng bất kỳ một lời nói nóng nảy nào cũng có thể trở thành bằng chứng để bị kết tội. Hồi tháng 11 năm 2009, Yoani Sánchez đã từng bị 3 nhân viên công an mật đẩy vào trong một chiếc xe ô-tô, trong đó, chúng thay phiên nhau đánh đập chị rồi xô chị ra ngoài đường và lái xe biến mất. Đó là một kinh nghiệm đáng nhớ. Reinaldo Escobar xin các nhân viên công an cho biết tên, thì bọn chúng không trả lời. Cậu Teo Escobar bực mình, nói: “Những kẻ hèn nhát mới không dám cho biết tên!” nhưng vì cậu chỉ 14 tuổi nên không có vấn đề gì. Sau đó, công an trả tự do cho gia đình Yoani Sánchez.
Yoani Sánchez & Reinaldo Escobar
Khi đoàn xe công an vừa rời khỏi, Yoani Sánchez lập tức bước vào xe taxi và dùng Twitter từ điện thoại di động để gửi tin cho các bloggers khác ở Cuba. Với sự tiếp tay đắc lực của blogger Claudia Cadelo de Nevi (chủ trang blog nổi danh “Octavo Cerco”), chỉ trong chốc lát, một làn sóng hỗ trợ của bloggers từ khắp nơi trên thế giới cuồn cuộn nổi lên, và ngay trong đêm đó, hàng trăm tờ báo từ nhiều quốc gia đã loan tin về vụ bắt bớ này.
Claudia Cadelo de Nevi
Không hề nao núng, mặc cho công an ngày đêm rình rập và đe doạ, một nhóm bloggers phản kháng ở Cuba, trong đó có Yoani Sánchez, Reinaldo Escobar, Claudia Cadelo de Nevi, và Katia Sonia, đã cùng lập chung một trạm internet mệnh danh là Voces Cubanas [Những tiếng nói từ Cuba]. Từ ngày thành lập đến nay, con số bloggers cùng tham gia đã tiếp tục tăng lên và hiện nay đã có hơn 30 blogs góp mặt trên Voces Cubanas. Họ đoàn kết và tin tưởng nhau, vai kề vai cho một cuộc đấu tranh chung. Tôi tin tưởng rằng Voces Cubanas sẽ thật sự trở thành một sức mạnh phản kháng của đám đông, một cuộc khởi nghĩa của những bloggers yêu tự do ở Cuba.
Đến chừng nào thì các bloggers phản kháng của Việt Nam mới có thể đoàn kết và tin tưởng nhau đủ để thực hiện một trạm internet chung như thế?
© 2010 Hoàng Ngọc-Tuấn
© 2010 talawas Hoàng Ngọc-Tuấn – Cuộc khởi nghĩa của bloggers ở Cuba