Tạp chí XƯA & NAY Số 363 (9-2010)
Nhìn lại cuộc luận chiến công khai giữa Trung Quốc và Liên Xô
Ngày 14-6-1963, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (TWĐCSTQ) gửi thư cho Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (TWĐCSLX) nói, thời kỳ gần đây Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị công kích rất hoang đường, chúng tôi đã công bố những bài viết và ngôn luận công kích chúng tôi “trên báo chí của chúng tôi”, sao các đồng chí không giống như chúng tôi, đem “những công kích không hề có căn cứ” của các bài viết đó “công khai phát biểu hết để toàn thể các đồng chí Liên Xô, toàn thể nhân dân Liên Xô suy nghĩ, phán đoán phải trái”?
Một tháng sau, quả nhiên TWĐCSLX công bố thư công khai gửi toàn thể đảng viên và tổ chức các cấp ĐCSLX, thừa nhận giữa lãnh đạo Trung Quốc và TWĐCSLX tồn tại “bất đồng căn bản, có tính nguyên tắc”.
Thế là Nhân Dân nhật báo, tạp chí Hồng Kỳ liên tục công bố 9 bài bình luận thư công khai của TWĐCSLX. Hơn 20 năm sau, Đặng Tiểu Bình người đã từng trải qua công tác tổ chức khởi thảo cuộc luận chiến này đã có một đánh giá khác đối với tình hình lúc đó. Ông nói, bây giờ quay đầu nhìn lại, trong luận chiến “hai bên đều nói nhiều câu sáo rỗng”. Về mặt này, “bây giờ chúng ta cũng cho rằng không phải những lời nói lúc đó đều đúng cả”. Chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề tranh luận thời đó để bạn đọc tham khảo.
Đặng Tiểu Bình với cuộc “đối thoại giữa những người điếc”
Ngày 21-2-1963, TWĐCSLX gửi thư cho TWĐCSTQ yêu cầu ngừng luận chiến công khai, cử hành hội đàm hai đảng Trung Xô. Ngày 3-9, TWĐCSTQ trả lời TWĐCSLX, đồng ý cử hành hội đàm hai đảng. Sau khi nhận được thư trả lời của TWĐCSTQ, ngày 30-3, TWĐCSLX một lần nữa gửi thư cho TWĐCSTQ, nói Khrushchev không thể đến Trung Quốc, nên định địa điểm hội đàm tại Mockva và mời Mao Trạch Đông tới Liên Xô. Thế nhưng trước đó, Mao Trạch Đông đã biểu thị rõ ràng với đại sứ Liên Xô, hiện tại ông không thể thăm Mockva.
Cũng chính trong bức thư nói trên, TWĐCSLX đã đề xuất đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế mà ĐCSTQ khó có thể tiếp thu. Vì vậy ngày 14-6, TWĐCSTQ đã trả lời thư của TWĐCSLX, đề xuất “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế”, tất cả có 25 điều. Tư tưởng trung tâm là nhấn mạnh tính tất yếu của cách mạng bạo lực và chuyên chính vô sản, nhấn mạnh tính không ngừng và tính triệt để của cách mạng, phê bình quan điểm “chung sống hòa bình”, “quá độ hòa bình”, “cạnh tranh hòa bình” cũng như “đảng toàn dân’, “nhà nước toàn dân” do Khrushchev đề xuất. Trong thư trả lời, TWĐCSTQ nói, người lãnh đạo nào đó ngang nhiên công khai công kích các đảng anh em khác gây ra cuộc tranh luận công khai, không có quyền cấm đảng anh em bị công kích công khai trả lời họ. “Một thời gian gần đây, ĐCSTQ đã chịu những công kích hoang đường nhất”. Bây giờ, “Chúng tôi đã công bố trên báo chí của chúng tôi những bài viết và lời nói công kích chúng tôi”. Sao các đồng chí không giống như chúng tôi công bố các bài viết của các đồng chí và cũng “công khai công bố hết” những bài viết “công kích không có chút căn cứ nào” của chúng tôi “để toàn thể các đồng chí Liên Xô, toàn thể nhân dân Liên Xô suy ngẫm, phán đoán đúng sai vậy?”
Ngày 17-6, TWĐCSTQ công khai công bố thư trả lời TWĐCSLX, hơn nữa còn dùng nhiều loại ngôn ngữ quảng bá ra toàn thể giới, và xuất bản thành sách nhỏ với nhiều thứ tiếng. Việc công khai toàn bộ bất đồng Trung Xô đã làm cho Mockva cực bất mãn, chỉ trích TWĐCSTQ là “đã đột ngột cho rằng có thể công khai trước mặt toàn thế giới không chỉ bằng trình bay bất đồng cũ mà hơn nữa còn đề xuất chỉ trích mới đối với ĐCSLX và các đảng cộng sản khác”.
Thư từ và tuyên bố giữa hai đảng Trung Xô cũng như những bài viết tranh luận công khai, khiến người ta có cảm giác “mưa núi muốn đến rồi”. Chính trong bầu không khí đó, hội đàm hai đảng Trung Xô mở màn.
Đặng Tiểu Bình là trưởng đoàn đoàn đại biểu ĐCSTQ tham gia hội đàm, Bành Chân là phó đoàn trưởng, thành viên gồm Khang Sinh, Dương Thượng Côn, Lưu Ninh Nhất, Ngũ Tu Quyền và Phan Tự Lực, đại sứ tại Liên Xô mới nhận chức.
Ngày 5-7-1963, Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đại biểu ĐCSTQ đến Mockva. Bắt đầu từ ngày 6-7, hai bên tiến hành một “cuộc đối thoại giữa những người điếc” anh qua tôi lại dài đến hơn 10 ngày, kéo đến tận ngày 20-7. Trong thư gửi ngày 14-6, TWĐCSTQ hy vọng hai đảng tiến hành hội đàm về vấn đề Stalin, vấn đề Đại hội 20 và 22 ĐCSLX. Nhưng bức thư này đã chọc vào thần kinh Mockva. TWĐCSLX đã vô cùng bất mãn nói với toàn thể đảng viên Liên Xô và tổ chức các cấp: “tác giả bức thư” của TWĐCSTQ “đã ngang nhiên nói ra những lời “phản bội toàn bộ lợi ích của giai cấp cấp vô sản quốc tế và nhân dân toàn thế giới” “xa rời chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa vô sản quốc tế”, những cái đó đối với người cộng sản mà nói là những lời vu cáo không giữ thể diện và có tính sỉ nhục” và còn “ám chỉ khiếp sợ trước mặt bọn đế quốc” “thụt lùi lịch sử”, thậm chí nói “về tổ chức, về tinh thần đã loại bỏ vũ trang của giai cấp vô sản và mọi người lao động”, coi đó như là “lập công cho sự phục hồi chủ nghĩa tư bản” ở nước ta.
Trong hội đàm ngày đầu tiên, Suslov chuẩn bị bài nói dài 70 trang, và đã thao thao bất tuyệt trong hơn 2 giờ. Trong phát biểu, ông ta công kích bức thư ngày 14-6 của TWĐCSTQ, ra sức nói đường lối chung phong trào cộng sản quốc tế do TWĐCSLX đề xuất và luận điểm “ba hòa”, “hai toàn” của Khrushchev chính xác như thế nào. Đặng Tiểu Bình đã tỏ thái độ ngay tại chỗ đối với bài nói của Suslov. Trong hội đàm ngày 8-7, Đặng Tiểu Bình chú trọng nói về nguyên nhân và thực chất của bất đồng Trung Xô. Trong đó đã trải qua sự kiện Ba Lan, Hungari năm 1956, hội nghị Mockva năm 1957, xung đột biên giới Trung Ấn năm 1959 và hội đàm trại David, Đại hội 22 ĐCSLX, bất đồng giữa hai đường lối. Ngày 10-7, hai bên cử hành hội đàm lần thứ ba, do Suslov phát biểu, chủ yếu là trả lời vấn đề bất đồng hai đảng từ đâu tới.
Ngay trong ngày, TWĐCSTQ công bố tuyên bố chỉ ra: “Không ngờ là, TWĐCSLX ngang nhiên cho rằng cần phải công khai phát động một lần công kích mới ĐCSTQ, điều đó buộc chúng tôi không thể đưa ra trả lời công khai. Tình hình này chỉ có thể làm cho chúng tôi cảm thấy đáng tiếc”. Lập trường nhất quán của ĐCSTQ đối với bất đồng Trung Xô là: “Kiên trì nguyên tắc, tăng cường đoàn kết, loại bỏ bất đồng, cùng đối phó. Chúng tôi nói như vậy và chúng tôi cũng làm như vậy, chúng tôi nói và làm nhất trí. Trước mắt điều khiến người ta lo lắng, ngược lại là TWĐCSLX không chỉ mở rộng bất đồng trên hính thái ý thức của hai đảng Trung Xô sang mặt quan hệ quốc gia, hơn nữa trong phạm vi cả nước đang thông qua hội họp và quyết nghị của tổ chức đảng các cấp, thông qua các bài nói và bài viết dài dòng lê thê dấy lên phong trào phản đối ĐCSTQ. Người ta không thể không hỏi, các đồng chí Liên Xô rốt cuộc định chuẩn bị mở rộng bất đồng Trung Xô đến mức nào đây?”
Trong hội đàm lần thứ tư họp ngày 12-7, Đặng Tiểu Bình phát biểu lần thứ hai, chú trọng phê bình ĐCSLX gây ra chia rẽ hơn nữa, đã mở rộng bất đồng từ hình thái ý thức sang quan hệ quốc gia. Đặng Tiểu Bình còn chất vấn Suslov, vì sao các đồng chí khi bàn đến bất đồng hai bên, lại lảng tránh không nêu chuyện Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia tại Trung Quốc về nước và xóa bỏ mọi hợp đồng?
Trong thời gian hội đàm, ngày 24-7, TWĐCSLX đột ngột công bố “Thư công khai gửi tổ chức đảng các cấp và toàn thể đảng viên cộng sản Liên Xô” coi như là trả lời “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế” của TWĐCSTQ ngày 14-6. Hôm đó chính là ngày đầu tiên Liên Xô, Mỹ, Anh tiến hành đàm phán đình chỉ thử hạt nhân. TWĐCSLX chọn thời gian đó để công bố bức thư trên biểu thị rõ họ không dự tính thông qua hội đàm để loại bỏ bất đồng giữa hai đảng.
Phía Trung Quốc cực bất mãn vì việc này, phê bình TWĐCSLX không nên công bố bức thư đó vào thời gian hội đàm, công khai hóa bất đồng hai đảng trong hội đàm. Ngày 19-7, phía Trung Quốc dùng nhiều loại ngôn ngữ quảng bá thư công khai của TWĐCSLX. Ngày 20-7, Nhân Dân nhật báo lại đăng toàn văn, hơn nữa thêm lời Ban Biên tập biểu thị rõ ràng: “Nội dung bức thư này là không phù hợp sự thực, chúng tôi không thể đồng ý quan điểm của nó”.
Sau khi công khai công bố bức thư của TWĐCSLX, các báo Liên Xô như Sự Thật, Tin tức… từ ngày 15 đã liên tục đăng xã luận, hơn nữa còn dùng bài viết có đề tên người và hình thức thư bạn đọc thổi phồng thư công khai của TWĐCSLX, công kích ĐCSTQ. Đồng thời với việc này, báo chí của các nước như Tiệp Khắc, Bulgari, Cộng hòa Dân chủ Đức… và báo chí của các đảng cộng sản như Italia, Pháp… cũng lần lượt đăng bài biểu thị ủng hộ thư công khai của TWĐCSLX, chỉ trích ĐCSTQ. Trước việc đó, phía Trung Quốc biểu thị rõ “những lời nói phản đối ĐCSTQ này, phàm là quan trọng, chúng tôi sẽ công bố trên báo chí của mình, và sẽ trả lời vào lúc cần thiết”.
Trong tình hình đó, kết quả mà hội đàm có thể đạt được sợ rằng không nghĩ cũng biết. Ngày 21-7, Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đại biểu về đến sân bay Bắc Kinh. Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Đồng Tất Vũ và hơn 5.000 quần chúng thủ đô ra sân bay đón: Đây là một trong ít trường hợp, Mao Trạch Đông thân tự ra sân bay đón đoàn đại biểu về nước.
Cho dù hội đàn không thể đạt được thỏa thuận, nhưng thể hiện của Mao Trạch Đông với đoàn đại biểu là tương đối hài lòng. Ông nói, đoàn đại biểu không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về nguyên tắc với phía Liên Xô, đó là thắng lợi hoàn toàn. Đừng thấy Đặng Tiểu Bình lùn như vậy, mà là võ sĩ hạng nặng đấy. Khrushchev không làm đồng chí động đậy, đấu không nổi đồng chí. Lần này các đồng chí giành được thắng lợi hoàn toàn, đã hoàn thành nhiệm vụ, làm được một việc tốt.
Mao Trạch Đông kiến nghị: công bố hai sự kiện trong quan hệ Trung Xô năm 1958 và 1959
Trong bức thư công khai, TWĐCSLX tuyên bố với toàn thể đảng viên Liên Xô và tổ chức đảng các cấp: “Lãnh đạo ĐCSTQ đã có bất đồng căn bản, có tính nguyên tắc với chúng ta, và phong trào cộng sản thế giới”. Thực chất bất đồng của hai bên là “trên một số vấn đề quan trọng nhất như khả năng ngăn chặn chiến tranh hạt nhân nóng, chung sống hòa bình giữa các nước không cùng chế độ xã hội cũng như quan hệ lẫn nhau giữa đấu tranh tranh thủ hòa bình và sự phát triển phong trào cách mạng thế giới, mỗi bên đều giữ thái độ khác nhau”. TWĐCSLX còn biểu thị rõ ràng, nguyên tắc chung sống hòa bình “là đường lối chung của chính sách đối ngoại Liên Xô, đồng thời kiên định tuân theo nguyên tắc đó”.
Ngày 6-9, bài bình luận đầu tiên bức thư công khai của TWĐCSLX mà TWĐCSTQ công bố cũng bàn đến nguyên nhân và sự phát triển của những bất đồng giữa hai đảng. Bài viết chỉ ra: bất đồng của hai đảng không phải như TWĐCSLX đã nói, là bắt đầu từ tháng 4-1960, “sự thực là một loạt bất đồng nguyên tắc trong phong trào cộng sản quốc tế đã bắt đầu sớm từ hơn 7 năm trước. Nói cụ thể là, bắt đầu từ Đại hội đại biểu lần thư 20 ĐCSLX là bước đầu tiên ĐCSLX đi lên trên con đường xét lại. Từ Đại hội đại biểu lần thứ 20 ĐCSLX tới nay, đường lối chủ nghĩa xét lại của lãnh đạo ĐCSLX đã trải qua quá trình sản sinh, hình thành, phát triển và hệ thống hóa. Nhận thức của mọi người đối với đường lối chủ nghĩa xét lại của lãnh đạo ĐCSLX cũng trải qua một quá trình từ bước đầu đến đi sâu”.
Vì sao TWĐCSTQ lại coi Đại hội 20 ĐCSLX là bắt đầu của bất đồng Trung Xô? Bài viết đã nói rất rõ về việc này. Đó là vì tại đại hội, TWĐCSLX “đã mượn cớ hai vấn đề, cái gọi là ‘chống sùng bái cá nhân’ để phủ định hoàn toàn Stalin và thông qua cái gọi là ‘con đường nghị viện’ quá độ hòa bình lên chủ nghĩa xã hội”, đó là “sai lầm nguyên tắc cực kỳ trọng đại”. Tại đại hội, Khrushchev mượn cớ tình hình thế giới đã phát sinh “thay đổi căn bản” đề xuất cái gọi là luận điểm “quá độ hòa bình”.
Bài viết của Ban Biên tập Nhân Dân nhật báo sau khi giới thiệu nguyên nhân bất đồng của hai đảng đã trình bày quá trình phát triển “chủ nghĩa xét lại” của lãnh đạo ĐCSLX. Bài viết nói, người lãnh đạo Trung Quốc trong các cuộc hội đàm nội bộ nhiều lần phê bình cách làm sai lầm của lãnh đạo ĐCSLX. Bề ngoài, lãnh đạo ĐCSLX tiếp thu những ý kiến của TWĐCSTQ, nhưng trên thực tế đã mang mối hận trong lòng, coi ĐCSTQ “là chướng ngại lớn nhất cho việc họ thực hiện đường lối sai lầm”.
Căn cứ vào kiến nghị năm 1958 của Mao Trạch Đông, lần đầu tiên bài viết công bố hai sự kiện lớn trong quan hệ Trung Xô năm 1958 và năm 1959, chỉ ra rằng quan hệ hai nước Trung Xô xấu đi bắt đầu từ năm 1958, đó là khi lãnh đạo Liên Xô đề xuất thành lập hạm đội liên hiệp Trung Xô, ý đồ khống chế Trung Quốc về quân sự. Tiếp đó, vào đêm trước hội đàm trại David, ngày 20-6, phía Liên Xô đã hủy bỏ thỏa thuận giao mẫu bom nguyên tử cho Trung Quốc. Bài viết nói, bất đồng tư tưởng Trung Xô diễn biến thành quan hệ quốc gia xấu đi, hoàn toàn là do phía Liên Xô gây ra.
Cuối cùng bài viết khái quát: sự thực 7 năm nay chứng minh trong phong trào cộng sản quốc tế, nảy sinh bất đồng Trung Xô “hoàn toàn là do lãnh đạo ĐCSLX xa rời chủ nghĩ Mác – Lênin, xa rời nguyên tắc của tuyên ngôn năm 1957 và tuyên bố năm 1960, thực hiện đường lối chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa chia rẽ trong phong trào cộng sản quốc tế, gây ra”. Còn đại luận chiến cũng là do một tay lãnh đạo ĐCSLX gây ra và mở rộng, mọi trách nhiệm đều do lãnh đạo ĐCSLX phải chịu.
(Còn tiếp kỳ sau)
Dương Danh Vy
(lược thuật)
Nhìn lại cuộc luận chiến công khai giữa Trung Quốc và Liên Xô
Ngày 14-6-1963, Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (TWĐCSTQ) gửi thư cho Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô (TWĐCSLX) nói, thời kỳ gần đây Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị công kích rất hoang đường, chúng tôi đã công bố những bài viết và ngôn luận công kích chúng tôi “trên báo chí của chúng tôi”, sao các đồng chí không giống như chúng tôi, đem “những công kích không hề có căn cứ” của các bài viết đó “công khai phát biểu hết để toàn thể các đồng chí Liên Xô, toàn thể nhân dân Liên Xô suy nghĩ, phán đoán phải trái”?
Một tháng sau, quả nhiên TWĐCSLX công bố thư công khai gửi toàn thể đảng viên và tổ chức các cấp ĐCSLX, thừa nhận giữa lãnh đạo Trung Quốc và TWĐCSLX tồn tại “bất đồng căn bản, có tính nguyên tắc”.
Thế là Nhân Dân nhật báo, tạp chí Hồng Kỳ liên tục công bố 9 bài bình luận thư công khai của TWĐCSLX. Hơn 20 năm sau, Đặng Tiểu Bình người đã từng trải qua công tác tổ chức khởi thảo cuộc luận chiến này đã có một đánh giá khác đối với tình hình lúc đó. Ông nói, bây giờ quay đầu nhìn lại, trong luận chiến “hai bên đều nói nhiều câu sáo rỗng”. Về mặt này, “bây giờ chúng ta cũng cho rằng không phải những lời nói lúc đó đều đúng cả”. Chúng tôi xin giới thiệu một số vấn đề tranh luận thời đó để bạn đọc tham khảo.
Đặng Tiểu Bình với cuộc “đối thoại giữa những người điếc”
Ngày 21-2-1963, TWĐCSLX gửi thư cho TWĐCSTQ yêu cầu ngừng luận chiến công khai, cử hành hội đàm hai đảng Trung Xô. Ngày 3-9, TWĐCSTQ trả lời TWĐCSLX, đồng ý cử hành hội đàm hai đảng. Sau khi nhận được thư trả lời của TWĐCSTQ, ngày 30-3, TWĐCSLX một lần nữa gửi thư cho TWĐCSTQ, nói Khrushchev không thể đến Trung Quốc, nên định địa điểm hội đàm tại Mockva và mời Mao Trạch Đông tới Liên Xô. Thế nhưng trước đó, Mao Trạch Đông đã biểu thị rõ ràng với đại sứ Liên Xô, hiện tại ông không thể thăm Mockva.
Cũng chính trong bức thư nói trên, TWĐCSLX đã đề xuất đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế mà ĐCSTQ khó có thể tiếp thu. Vì vậy ngày 14-6, TWĐCSTQ đã trả lời thư của TWĐCSLX, đề xuất “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế”, tất cả có 25 điều. Tư tưởng trung tâm là nhấn mạnh tính tất yếu của cách mạng bạo lực và chuyên chính vô sản, nhấn mạnh tính không ngừng và tính triệt để của cách mạng, phê bình quan điểm “chung sống hòa bình”, “quá độ hòa bình”, “cạnh tranh hòa bình” cũng như “đảng toàn dân’, “nhà nước toàn dân” do Khrushchev đề xuất. Trong thư trả lời, TWĐCSTQ nói, người lãnh đạo nào đó ngang nhiên công khai công kích các đảng anh em khác gây ra cuộc tranh luận công khai, không có quyền cấm đảng anh em bị công kích công khai trả lời họ. “Một thời gian gần đây, ĐCSTQ đã chịu những công kích hoang đường nhất”. Bây giờ, “Chúng tôi đã công bố trên báo chí của chúng tôi những bài viết và lời nói công kích chúng tôi”. Sao các đồng chí không giống như chúng tôi công bố các bài viết của các đồng chí và cũng “công khai công bố hết” những bài viết “công kích không có chút căn cứ nào” của chúng tôi “để toàn thể các đồng chí Liên Xô, toàn thể nhân dân Liên Xô suy ngẫm, phán đoán đúng sai vậy?”
Ngày 17-6, TWĐCSTQ công khai công bố thư trả lời TWĐCSLX, hơn nữa còn dùng nhiều loại ngôn ngữ quảng bá ra toàn thể giới, và xuất bản thành sách nhỏ với nhiều thứ tiếng. Việc công khai toàn bộ bất đồng Trung Xô đã làm cho Mockva cực bất mãn, chỉ trích TWĐCSTQ là “đã đột ngột cho rằng có thể công khai trước mặt toàn thế giới không chỉ bằng trình bay bất đồng cũ mà hơn nữa còn đề xuất chỉ trích mới đối với ĐCSLX và các đảng cộng sản khác”.
Thư từ và tuyên bố giữa hai đảng Trung Xô cũng như những bài viết tranh luận công khai, khiến người ta có cảm giác “mưa núi muốn đến rồi”. Chính trong bầu không khí đó, hội đàm hai đảng Trung Xô mở màn.
Đặng Tiểu Bình là trưởng đoàn đoàn đại biểu ĐCSTQ tham gia hội đàm, Bành Chân là phó đoàn trưởng, thành viên gồm Khang Sinh, Dương Thượng Côn, Lưu Ninh Nhất, Ngũ Tu Quyền và Phan Tự Lực, đại sứ tại Liên Xô mới nhận chức.
Ngày 5-7-1963, Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đại biểu ĐCSTQ đến Mockva. Bắt đầu từ ngày 6-7, hai bên tiến hành một “cuộc đối thoại giữa những người điếc” anh qua tôi lại dài đến hơn 10 ngày, kéo đến tận ngày 20-7. Trong thư gửi ngày 14-6, TWĐCSTQ hy vọng hai đảng tiến hành hội đàm về vấn đề Stalin, vấn đề Đại hội 20 và 22 ĐCSLX. Nhưng bức thư này đã chọc vào thần kinh Mockva. TWĐCSLX đã vô cùng bất mãn nói với toàn thể đảng viên Liên Xô và tổ chức các cấp: “tác giả bức thư” của TWĐCSTQ “đã ngang nhiên nói ra những lời “phản bội toàn bộ lợi ích của giai cấp cấp vô sản quốc tế và nhân dân toàn thế giới” “xa rời chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa vô sản quốc tế”, những cái đó đối với người cộng sản mà nói là những lời vu cáo không giữ thể diện và có tính sỉ nhục” và còn “ám chỉ khiếp sợ trước mặt bọn đế quốc” “thụt lùi lịch sử”, thậm chí nói “về tổ chức, về tinh thần đã loại bỏ vũ trang của giai cấp vô sản và mọi người lao động”, coi đó như là “lập công cho sự phục hồi chủ nghĩa tư bản” ở nước ta.
Trong hội đàm ngày đầu tiên, Suslov chuẩn bị bài nói dài 70 trang, và đã thao thao bất tuyệt trong hơn 2 giờ. Trong phát biểu, ông ta công kích bức thư ngày 14-6 của TWĐCSTQ, ra sức nói đường lối chung phong trào cộng sản quốc tế do TWĐCSLX đề xuất và luận điểm “ba hòa”, “hai toàn” của Khrushchev chính xác như thế nào. Đặng Tiểu Bình đã tỏ thái độ ngay tại chỗ đối với bài nói của Suslov. Trong hội đàm ngày 8-7, Đặng Tiểu Bình chú trọng nói về nguyên nhân và thực chất của bất đồng Trung Xô. Trong đó đã trải qua sự kiện Ba Lan, Hungari năm 1956, hội nghị Mockva năm 1957, xung đột biên giới Trung Ấn năm 1959 và hội đàm trại David, Đại hội 22 ĐCSLX, bất đồng giữa hai đường lối. Ngày 10-7, hai bên cử hành hội đàm lần thứ ba, do Suslov phát biểu, chủ yếu là trả lời vấn đề bất đồng hai đảng từ đâu tới.
Ngay trong ngày, TWĐCSTQ công bố tuyên bố chỉ ra: “Không ngờ là, TWĐCSLX ngang nhiên cho rằng cần phải công khai phát động một lần công kích mới ĐCSTQ, điều đó buộc chúng tôi không thể đưa ra trả lời công khai. Tình hình này chỉ có thể làm cho chúng tôi cảm thấy đáng tiếc”. Lập trường nhất quán của ĐCSTQ đối với bất đồng Trung Xô là: “Kiên trì nguyên tắc, tăng cường đoàn kết, loại bỏ bất đồng, cùng đối phó. Chúng tôi nói như vậy và chúng tôi cũng làm như vậy, chúng tôi nói và làm nhất trí. Trước mắt điều khiến người ta lo lắng, ngược lại là TWĐCSLX không chỉ mở rộng bất đồng trên hính thái ý thức của hai đảng Trung Xô sang mặt quan hệ quốc gia, hơn nữa trong phạm vi cả nước đang thông qua hội họp và quyết nghị của tổ chức đảng các cấp, thông qua các bài nói và bài viết dài dòng lê thê dấy lên phong trào phản đối ĐCSTQ. Người ta không thể không hỏi, các đồng chí Liên Xô rốt cuộc định chuẩn bị mở rộng bất đồng Trung Xô đến mức nào đây?”
Trong hội đàm lần thứ tư họp ngày 12-7, Đặng Tiểu Bình phát biểu lần thứ hai, chú trọng phê bình ĐCSLX gây ra chia rẽ hơn nữa, đã mở rộng bất đồng từ hình thái ý thức sang quan hệ quốc gia. Đặng Tiểu Bình còn chất vấn Suslov, vì sao các đồng chí khi bàn đến bất đồng hai bên, lại lảng tránh không nêu chuyện Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia tại Trung Quốc về nước và xóa bỏ mọi hợp đồng?
Trong thời gian hội đàm, ngày 24-7, TWĐCSLX đột ngột công bố “Thư công khai gửi tổ chức đảng các cấp và toàn thể đảng viên cộng sản Liên Xô” coi như là trả lời “Kiến nghị về đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế” của TWĐCSTQ ngày 14-6. Hôm đó chính là ngày đầu tiên Liên Xô, Mỹ, Anh tiến hành đàm phán đình chỉ thử hạt nhân. TWĐCSLX chọn thời gian đó để công bố bức thư trên biểu thị rõ họ không dự tính thông qua hội đàm để loại bỏ bất đồng giữa hai đảng.
Phía Trung Quốc cực bất mãn vì việc này, phê bình TWĐCSLX không nên công bố bức thư đó vào thời gian hội đàm, công khai hóa bất đồng hai đảng trong hội đàm. Ngày 19-7, phía Trung Quốc dùng nhiều loại ngôn ngữ quảng bá thư công khai của TWĐCSLX. Ngày 20-7, Nhân Dân nhật báo lại đăng toàn văn, hơn nữa thêm lời Ban Biên tập biểu thị rõ ràng: “Nội dung bức thư này là không phù hợp sự thực, chúng tôi không thể đồng ý quan điểm của nó”.
Sau khi công khai công bố bức thư của TWĐCSLX, các báo Liên Xô như Sự Thật, Tin tức… từ ngày 15 đã liên tục đăng xã luận, hơn nữa còn dùng bài viết có đề tên người và hình thức thư bạn đọc thổi phồng thư công khai của TWĐCSLX, công kích ĐCSTQ. Đồng thời với việc này, báo chí của các nước như Tiệp Khắc, Bulgari, Cộng hòa Dân chủ Đức… và báo chí của các đảng cộng sản như Italia, Pháp… cũng lần lượt đăng bài biểu thị ủng hộ thư công khai của TWĐCSLX, chỉ trích ĐCSTQ. Trước việc đó, phía Trung Quốc biểu thị rõ “những lời nói phản đối ĐCSTQ này, phàm là quan trọng, chúng tôi sẽ công bố trên báo chí của mình, và sẽ trả lời vào lúc cần thiết”.
Trong tình hình đó, kết quả mà hội đàm có thể đạt được sợ rằng không nghĩ cũng biết. Ngày 21-7, Đặng Tiểu Bình dẫn đoàn đại biểu về đến sân bay Bắc Kinh. Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, Đồng Tất Vũ và hơn 5.000 quần chúng thủ đô ra sân bay đón: Đây là một trong ít trường hợp, Mao Trạch Đông thân tự ra sân bay đón đoàn đại biểu về nước.
Cho dù hội đàn không thể đạt được thỏa thuận, nhưng thể hiện của Mao Trạch Đông với đoàn đại biểu là tương đối hài lòng. Ông nói, đoàn đại biểu không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào về nguyên tắc với phía Liên Xô, đó là thắng lợi hoàn toàn. Đừng thấy Đặng Tiểu Bình lùn như vậy, mà là võ sĩ hạng nặng đấy. Khrushchev không làm đồng chí động đậy, đấu không nổi đồng chí. Lần này các đồng chí giành được thắng lợi hoàn toàn, đã hoàn thành nhiệm vụ, làm được một việc tốt.
Mao Trạch Đông kiến nghị: công bố hai sự kiện trong quan hệ Trung Xô năm 1958 và 1959
Trong bức thư công khai, TWĐCSLX tuyên bố với toàn thể đảng viên Liên Xô và tổ chức đảng các cấp: “Lãnh đạo ĐCSTQ đã có bất đồng căn bản, có tính nguyên tắc với chúng ta, và phong trào cộng sản thế giới”. Thực chất bất đồng của hai bên là “trên một số vấn đề quan trọng nhất như khả năng ngăn chặn chiến tranh hạt nhân nóng, chung sống hòa bình giữa các nước không cùng chế độ xã hội cũng như quan hệ lẫn nhau giữa đấu tranh tranh thủ hòa bình và sự phát triển phong trào cách mạng thế giới, mỗi bên đều giữ thái độ khác nhau”. TWĐCSLX còn biểu thị rõ ràng, nguyên tắc chung sống hòa bình “là đường lối chung của chính sách đối ngoại Liên Xô, đồng thời kiên định tuân theo nguyên tắc đó”.
Ngày 6-9, bài bình luận đầu tiên bức thư công khai của TWĐCSLX mà TWĐCSTQ công bố cũng bàn đến nguyên nhân và sự phát triển của những bất đồng giữa hai đảng. Bài viết chỉ ra: bất đồng của hai đảng không phải như TWĐCSLX đã nói, là bắt đầu từ tháng 4-1960, “sự thực là một loạt bất đồng nguyên tắc trong phong trào cộng sản quốc tế đã bắt đầu sớm từ hơn 7 năm trước. Nói cụ thể là, bắt đầu từ Đại hội đại biểu lần thư 20 ĐCSLX là bước đầu tiên ĐCSLX đi lên trên con đường xét lại. Từ Đại hội đại biểu lần thứ 20 ĐCSLX tới nay, đường lối chủ nghĩa xét lại của lãnh đạo ĐCSLX đã trải qua quá trình sản sinh, hình thành, phát triển và hệ thống hóa. Nhận thức của mọi người đối với đường lối chủ nghĩa xét lại của lãnh đạo ĐCSLX cũng trải qua một quá trình từ bước đầu đến đi sâu”.
Vì sao TWĐCSTQ lại coi Đại hội 20 ĐCSLX là bắt đầu của bất đồng Trung Xô? Bài viết đã nói rất rõ về việc này. Đó là vì tại đại hội, TWĐCSLX “đã mượn cớ hai vấn đề, cái gọi là ‘chống sùng bái cá nhân’ để phủ định hoàn toàn Stalin và thông qua cái gọi là ‘con đường nghị viện’ quá độ hòa bình lên chủ nghĩa xã hội”, đó là “sai lầm nguyên tắc cực kỳ trọng đại”. Tại đại hội, Khrushchev mượn cớ tình hình thế giới đã phát sinh “thay đổi căn bản” đề xuất cái gọi là luận điểm “quá độ hòa bình”.
Bài viết của Ban Biên tập Nhân Dân nhật báo sau khi giới thiệu nguyên nhân bất đồng của hai đảng đã trình bày quá trình phát triển “chủ nghĩa xét lại” của lãnh đạo ĐCSLX. Bài viết nói, người lãnh đạo Trung Quốc trong các cuộc hội đàm nội bộ nhiều lần phê bình cách làm sai lầm của lãnh đạo ĐCSLX. Bề ngoài, lãnh đạo ĐCSLX tiếp thu những ý kiến của TWĐCSTQ, nhưng trên thực tế đã mang mối hận trong lòng, coi ĐCSTQ “là chướng ngại lớn nhất cho việc họ thực hiện đường lối sai lầm”.
Căn cứ vào kiến nghị năm 1958 của Mao Trạch Đông, lần đầu tiên bài viết công bố hai sự kiện lớn trong quan hệ Trung Xô năm 1958 và năm 1959, chỉ ra rằng quan hệ hai nước Trung Xô xấu đi bắt đầu từ năm 1958, đó là khi lãnh đạo Liên Xô đề xuất thành lập hạm đội liên hiệp Trung Xô, ý đồ khống chế Trung Quốc về quân sự. Tiếp đó, vào đêm trước hội đàm trại David, ngày 20-6, phía Liên Xô đã hủy bỏ thỏa thuận giao mẫu bom nguyên tử cho Trung Quốc. Bài viết nói, bất đồng tư tưởng Trung Xô diễn biến thành quan hệ quốc gia xấu đi, hoàn toàn là do phía Liên Xô gây ra.
Cuối cùng bài viết khái quát: sự thực 7 năm nay chứng minh trong phong trào cộng sản quốc tế, nảy sinh bất đồng Trung Xô “hoàn toàn là do lãnh đạo ĐCSLX xa rời chủ nghĩ Mác – Lênin, xa rời nguyên tắc của tuyên ngôn năm 1957 và tuyên bố năm 1960, thực hiện đường lối chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa chia rẽ trong phong trào cộng sản quốc tế, gây ra”. Còn đại luận chiến cũng là do một tay lãnh đạo ĐCSLX gây ra và mở rộng, mọi trách nhiệm đều do lãnh đạo ĐCSLX phải chịu.
(Còn tiếp kỳ sau)
Dương Danh Vy
(lược thuật)