Mrs Clinton prodded her Vietnamese counterpart Pham Gia Khiem to stop jailing people for their political or religious beliefs during talks Saturday on the sidelines of an Asian summit in Hanoi.
Mrs Clinton said the United States 'is concerned about the arrest and conviction of people for peaceful dissent, attacks on religious groups, and curbs on Internet freedom'.
Vietnamese authorities have recently arrested several bloggers, labour activists and Roman Catholics in an apparent crackdown before a January Communist Party congress.
Vietnam has also been accused of orchestrating cyber attacks against political bloggers. -- AP
Mrs Clinton said the United States 'is concerned about the arrest and conviction of people for peaceful dissent, attacks on religious groups, and curbs on Internet freedom'.
Vietnamese authorities have recently arrested several bloggers, labour activists and Roman Catholics in an apparent crackdown before a January Communist Party congress.
Vietnam has also been accused of orchestrating cyber attacks against political bloggers. -- AP
Các chuyên gia điện toán Hoa Kỳ nói giới blogger chính trị ở Việt Nam đang đối diện làn sóng tấn công mới của tin tặc nhằm đánh sập website của họ và dập tắt tiếng nói bất đồng chính kiến.
Hãng thông tấn Associated Press trích nguồn một phân tích mới của hãng an ninh mạng SecureWorks nói hơn 15.000 máy tính chứa virus đã tham gia tấn công một số website bị cho là bất đồng chính kiến ở Việt Nam và “một nhóm thanh niên” đã nhận là từng tấn công tin tặc trong quá khứ.
Đợt tấn công tin tặc mới nhất này được cho là trùng hợp với làn sóng trấn áp các blogger hay chỉ trích chính phủ ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bản báo cáo của SecureWorks, công ty có trụ sở đặt tại Atlanta, không thể xác định được liệu các tin tặc có hoạt động cho Nhà nước Việt Nam hay Đảng Cộng sản hay không.
Hãng AP trích lời ông Joe Stewart, chủ trì nghiên cứu phần mềm ác tính của SecureWorks, nói tuy việc sử dụng một hệ thống máy tính nhằm đánh sập các wesbite là chuyện thường xảy ra, đợt tin tặc mới nhất này xem ra khá tập trung.Ông Stewart nói rằng các đợt tấn công cho thấy đang có xu hướng tin tặc được sử dụng để chuyển tải thông điệp chính trị thay vì để lừa đảo lấy tiền như vẫn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.Trong phân tích mới, ông Joe Stewart viết: “Rõ ràng mục tiêu sử dụng các phần mềm ác tính là để dập tắt các chỉ trích chính thể Việt Nam và ngăn chặn chúng vượt ra ngoài lãnh thổ nước này”.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/10/101029_computer_attacks_dissidents.shtml
- Computer attack hits dissidents in Vietnam(AP 28-10-10)
As Clinton visit nears, Vietnam arrests bloggers, sentences activists (WP 28-10-10) -
- Jail, arrests contradict Vietnam rights commitments: US (AFP). - Clinton might address human rights issues (UPI). – Another blogger arrested in Vietnam crackdown (CPJ)
- Computer attacks silence Vietnam opposition (Financial Times). –- Phỏng vấn ứng viên Dân Chủ, Loretta Sanchez (BBC). – Phỏng vấn ứng viên Trần Thái Văn. - Báo chí Nam California ‘chạy đua’ trong mùa bầu cử giữa kỳ (VOA). - P/V ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Mỹ tại Việt Nam (VOA)- Quốc tế quan ngại về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam (RFA). – Nhân quyền tại Việt Nam lại gây sự chú ý của quốc tế — (RFI). – Cần đặc biệt quan tâm tới các chính sách về tôn giáo và dân tộc (Đại ĐK).
-Tuyên bố dành cho báo chí của Toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam-Democracy Advocates Convicted in Vietnam. US Embassy in Vietnam, 27 October 2010--- Các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu bà Clinton nêu vấn đề nhân quyền ở VN trong chuyến công du tới - US lawmakers ask Clinton to raise Vietnam rights (AFP).-- - Dân biểu Sanchez ‘hít đất’ được bao nhiêu lần? (BBC). – Chính trị gia gốc Việt ở Nam California đang ‘trỗi dậy’? (VOA)
-Thêm bốn người dân bị bắt giam vô cớ (RFA)-Bốn người dân thôn Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bị chính quyền địa phương bắt giam trong một cuộc họp giải thích việc trưng thu đất đai do UBND xã tổ chức, với tội danh chống người thi hành công vụ.
- Một người bất đồng chính kiến ‘bị bắt’ (BBC)-Thêm một nhà dân chủ vừa bị bắt RFA 27.10.2010
Một nhà hoạt động dân chủ khác cũng vừa bị bắt hôm thứ tư, 27 tháng 10 năm 2010.Ông Vi Đức Hồi, nguyên Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, đã bị tuyên đọc lệnh bắt và giam bốn tháng, có hiệu lực kể từ 5 giờ chiều thứ tư, ngày 27 tháng 10 năm 2010, giờ Việt Nam.
Nhà ông Vi Đức Hồi bị công an khám xét hôm mùng 7 tháng 10 năm 2010.
Tạ Phong Tần kêu cứu-- Xoay quanh câu chuyện Điếu Cày- Ba Sài Gòn (Người buôn gió).
Tác giả: Dustin Roasa. Nguyễn Khoa Thái Anh chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh
Ngày 08 tháng 10 2009, Trần Khải Thanh Thủy, một phụ nữ Hà Nội lên đường đi Hải Phòng, một thành phố ở vùng duyên hải Việt Nam, để tham dự phiên tòa xử sáu nhà hoạt động dân chủ. Nhưng bà đã không đến được tòa án. Ngược lại, bà đã gặp một rào chắn của công an và được lệnh phải trở về nhà cho đến khi có thông báo mới. Đêm đó, hai kẻ lạ đột nhập vào nhà bà và đánh bà bằng gạch trước mặt chồng và con gái, trong khi nhân viên an ninh đứng ngoài nhà nhìn vào. Cảnh sát sau đó đã bắt giữ Trần Khải Thanh Thủy và kết án bà về tội hành hung.
Phiên tòa của Trần Khải Thanh Thủy đã diễn ra vào tháng Hai năm nay và kéo dài một ngày. Chứng cớ then chốt của phe công tố viện là một bức ảnh của nạn nhân đầu bị băng bó, mà sau đó các bloggers Việt Nam cho thấy đã bị cạo sửa một cách thô thiển. “Đó là một vụ giả mạo và một chuyện vu khống hoàn toàn!” Trần Khải Thanh Thủy nói như thế về sự cáo buộc. “Têi không đến đây để hứng chịu chuyện nhục nhã này.” Tòa án kết án bà đến ba năm rưỡi tù giam, nhưng bà không nghe lời tuyên án bởi vì vị thẩm phán đã đuổi bà ấy ra khỏi tòa vì phát biểu không đúng lượt mình. Human Rights Watch đã đưa ra một thông cáo gọi các phiên tòa là “Quái đản.”
Đây không phải là đầu tiên Trần Khải Thanh bị đụng độ với nhà chức trách. Bà bị vào tù năm 2007 vì viết bài chỉ trích chính phủ và kêu gọi dân chủ đa đảng. Các nhóm nhân quyền và các chính phủ nước ngoài coi bà như là một tù nhân lương tâm và đang kêu gọi trả tự do cho bà. Ít ra bà là nhà hoạt động ủng hộ dân chủ thứ mười sáu bị bỏ tù ở Việt Nam kể từ tháng 10 năm 2009, một trường hợp mà đại sứ Mỹ tại Việt Nam mô tả là một hành động “quá độ” trong vụ vi phạm nhân quyền.
Thực sự đã có một quá độ, nhưng đó chỉ là một phần của một cốt chuyện lịch sử to tát hơn nhiều. Lần đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất từ năm 1975, Đảng Cộng sản cầm quyền phải đối mặt với một thách thức dai dẳng và có tổ chức, đe dọa tính chính thống của mình. Những người bất đồng chính kiến đến từ mọi tầng lớp xã hội đã cùng nhau góp sức kêu gọi các cuộc bầu cử và chính trị đa nguyên. Phong trào này còn nhỏ, nhưng nó đang phát triển và, xét về mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp, các bộ phận an ninh chức trách đang đối phó với nó một cách rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hầu như thế giới bên ngoài đã không biết gì cả. Là một nhà báo đã từng làm việc ở Đông Nam Á trong năm năm qua và là người đã từng tiếp xúc với các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, tôi thường tự hỏi tại sao các phong trào đã không thu hút được trí tưởng tượng của thế giới như các phong trào tương tự ở Trung Quốc, Miến Điện, và Zimbabwe. Cho dù với lý do gì đi nữa, có thể đây là lần đầu tiên bạn đọc về phong trào dân chủ Việt Nam.
Câu chuyện bắt đầu vào ngày 08 tháng Tư năm 2006, khi một nhóm các nhà hoạt động gửi một bản kiến nghị trực tuyến được gọi là “Tuyên Ngôn 2006 về Tự do Dân chủ cho Việt Nam.” Hơn hai nghìn người, luật sư, cựu đảng viên Cộng sản, các nhà sư Phật giáo, các linh mục Công giáo, nhà văn và trí thức từ mọi miền của đất nước đều liều mạng bất chấp sự bắt giữ, đã ký vào bản tuyên ngôn. Họ được gọi là Khối 8406, một danh xưng ghi nhớ ngày tháng bản ký kết được công bố. Bản tuyên ngôn kêu gọi các cuộc bầu cử tự do và một hệ thống chính trị, tôn vinh các quyền cơ bản của con người, lời lẽ của nó đã đánh đúng ngay vào tâm điểm của tính hợp pháp của Đảng Cộng sản. Cuộc chiến giành độc lập chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam theo những người soạn bản hiến chương 8406 là một cuộc chiến có bản chất quốc gia dân tộc. Thông qua bạo lực và khủng bố, các tư tưởng gia Cộng sản đã cướp đoạt cuộc đấu tranh và lèo lái nó theo ý đồ và mục tiêu của riêng họ. Đúng hay sai, phần lớn điều này không thành vấn đề. Bằng cách tấn công nhà nước về những gì được xem là vai trò thiêng liêng của họ – như lãnh đạo cuộc chiến giành độc lập và thống nhất đất nước– những nhà bất đồng chính kiến đã gửi một thông điệp rằng họ chơi thiệt.
Chính quyền phản ứng bằng cách ban hành hàng chục vụ bắt giữ. Những người không bị tù phải đương đầu với sự đánh đập, sách nhiễu và hăm dọa. Báo chí nhà nước đã chạy bài chỉ trích các thành viên của Khối 8406 cho rằng họ “lợi dụng tự do dân chủ” và âm mưu lật đổ chính phủ. Các cuộc đàn áp có tác dụng gây khiếp sợ. Phần lớn các nhà bất đồng chính kiến đã thôi không dám ăn nói công khai, nhưng một số ít đã hoạt động trong bóng tối, họ lặng lẽ tiếp tục tổ chức và xuất bản các bản tin và tuyên ngôn.
Tôi đến thăm một số thành viên của Khối 8406 tại Việt Nam vào mùa đông năm 2007, tâm trạng của họ là bi quan. Mặc dù họ tin rằng với thời gian và lòng kiên trì, người dân nói chung sẽ tìm thấy sự can đảm để cùng họ tham gia, phong trào đã bị vây bủa và nhiều thành viên bị vào tù. Những nhà bất đồng chính kiến đã bị cô lập và cần một động lực để liên kết sự ủng hộ. Một số hy vọng rằng các quyền lợi của người lao động sẽ là câu trả lời, các cuộc đình công trở thành một hiện tượng ngày càng gia tăng ở các công xưởng trong nước, trong khi những người khác hy vọng rằng các quyền tự do tôn giáo và đất đai có thể nảy sinh ra nguồn lực. Những nhà bất đồng chính kiến cũng hy vọng rằng các nhà báo sẽ bắt đầu đổ vào Việt Nam để phổ biến câu chuyện của họ, cũng như các nhà tranh đấu nước ngoài sẽ chung sức giúp họ. Ngoại trừ một vài trường hợp đơn lẻ, điều này đã không xảy ra. Vì sao?
Có phải vì Việt Nam còn thiếu một nhà lãnh đạo có mãnh lực thu hút để khuấy động lương tâm thế giới, như Aung San Suu Kyi của Miến Điện hay Morgan Tsvangirai của Zimbabwe? Lãnh đạo của phong trào Việt Nam đã không có tiếng tăm như thế, nhưng họ đã minh chứng sự dũng cảm và chịu đựng nhiều nỗi truân chuyên không kém. Thí dụ như ông Nguyễn Đan Quế, một bác sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh, đã trải qua hai mươi trong ba mươi năm qua trong vòng tù tội, nhưng không được ai biết đến, ngoại trừ một số các độc giả trung kiên đã theo dõi trang mạng Human Rights Watch. Ông làm việc không mệt mỏi với tư cách một nhà văn, nhà tư tưởng, và chiến lược gia của phong trào. Ông hiện đang sống dưới sự quản thúc ngoài đời, nơi ông chịu đựng sự giám sát liên tục và sách nhiễu của công an. Bất kể một kinh phí rất lớn đối với ông và gia đình, ông đã từ chối các khoãn đãi lưu vong tại Hoa Kỳ. Không có biểu tượng nào tốt hơn cho chuyện bất đồng chính kiến ở Việt Nam bằng tiếng nói của ông Nguyễn Đan Quế. Nhưng thế giới đã không đến giúp sức.
Có phải vì phong trào không có đủ sự yểm trợ trong nước đề được coi là một hiện tượng phổ biến chính thống? Mặc dù các nhà bất đồng chính kiến tự thừa nhận rằng phong trào của họ còn nhỏ, có lẽ chỉ có vài ngàn thành viên tích cực, họ cho rằng có nhiều người nhiều người Việt ủng hộ họ nhưng không thể lên tiếng vì sợ cơ quan an ninh. Thật ra không có cách nào để kiểm chứng đề xuất này, nhưng phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc, cũng nhỏ tương tự và cũng không xác định được sự hỗ trợ của quần chúng, thế nhưng cũng đã được các phương tiện truyền thông quốc tế trợ lực. Các nhà báo như Howard French đã hâm nóng vấn đề bất đồng chính kiến Trung Quốc trên trang nhất của tờ New York Times trong nhiều năm qua, trong khi tờ báo này chỉ thấy phù hợp để đề cập đến những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam một đôi lần. Rất ít các ấn phẩm khác đã có động thái nào tốt hơn để chuộc lỗi cho mình.
Có phải rằng chính phủ Việt Nam không đến nỗi tồi tệ như thế? Theo các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Freedom House, Phóng viên không Biên giới, và nhiều nhóm khác, Việt Nam là một trong những nhà nước áp bức nhất thế giới. Chính phủ Việt Nam không cho phép đối lập chính trị, họ điều khiển tất cả các phương tiện truyền thông trong nước; họ không cho phép người lao động tổ chức kết cấu, họ thường xuyên tịch thu đất đai của nông dân để làm giàu các quan chức nhà nước và những người có móc nối chính trị. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã tìm được cách để giới hạn, chuyển hướng cuộc thảo luận quốc tế sang chuyện kinh tế và ngành du lịch đang nở rộ ở Việt Nam. Sự khám phá lại của phương Tây về Việt Nam sau nhiều năm bị cô lập làm họ ngạc nhiên khi thấy rằng xứ sở này không còn giống như một chiến trường và biết chào đón đầu tư nước ngoài. Các cuộc trò chuyện không đi xa hơn những chuyện đó.
Liệu thế giới xử lý Việt Nam khác thường bởi vì Việt Nam chiếm một vị trí đặc biệt trong óc tưởng tượng của phương Tây? Trước nhất, tất nhiên “Việt Nam” là một cuộc chiến tranh. Trong tư duy của phương Tây, tất cả các ý niệm về Việt Nam bắt nguồn từ ý niệm đó. “Việt Nam” là một ẩn dụ cho sự hiểm nghèo đối với liều thuốc ngạo mạn của phương Tây, ngược lại, một biểu tượng cao quý cho các phong trào cách mạng của thế giới thứ ba. “Việt Nam” được liên kết với thập niên sáu mươi và một sự thay đổi động trời trong các giá trị Mỹ và sự xuất hiện của một nền văn hóa đại chúng mới. Trong những năm gần đây, “Việt Nam” đã đến được coi như là một biện minh cho bất kỳ một số các vị trí trái ngược nhau về các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Nếu bạn ủng hộ sự tiếp tục tham gia của Mỹ trong các cuộc chiến này, “Việt Nam” là một lời cảnh báo về một giá phải trả cho việc từ bỏ một đồng minh, một câu chuyện của các trại cải tạo và thuyền nhân. Nếu bạn chống đối các cuộc chiến tranh, “Việt Nam” cũng chính là chuyện cảnh báo về những làng mạc bị ném bom tan tành và các lãnh tụ giả dối. Do vậy, điều này không đáng ngạc nhiên vì sau đó, trong óc của phương Tây “Việt Nam” không còn giống như Việt Nam, một đất nước của 85 triệu người cai trị bởi một trong những chế độ độc tài cộng sản cuối cùng trên quả đất.
Nhưng có lẽ hình ảnh “Việt Nam” mạnh mẽ nhất là mặc cảm tội lỗi. Rằng Hoa Kỳ đã làm những điều khủng khiếp, chất độc Da cam, các vụ đánh bom trải-thảm, vùng tự do bắn giết, người ta không thể tranh cãi gì hơn, và nhiều hậu quả của những hành vi trên vẫn có thể nhìn thấy trong các cảnh quan và con người.
Tôi sống ở Nam Vang (Phnom Penh), Campuchia, một quốc gia mà nay chỉ mới bắt đầu trỗi dậy từ những chấn thương bị lôi kéo vào chiến tranh Việt Nam. Trong số các di sản dễ thấy nhất của thời đại này là những người bị cưa tay, cưa chân. Nhiều người bị cụt chân tay, hậu quả của hàng ngàn quả bom chưa nổ do máy bay Mỹ thả trong các phi vụ bí mật ở miền đông Campuchia, san bằng toàn bộ các ngôi làng và giết chết hàng chục ngàn người. Các khu vực lớn của miền đông Campuchia vẫn còn rải rác với những quả bom, tiếp tục giết và gây thương tích, làm tàm tật dân quê nghèo ở Campuchia. Việt Nam vẫn mang tàn tích chiến tranh riêng của họ, trong đó có nhiều bom mìn chưa nổ và trẻ em sinh ra với khuyết tật do chất độc Da cam. Sống và làm việc ở Việt Nam vào những năm 2004-2005, tôi thường mang mặc cảm hối hận hay xấu hổ. Nhưng tôi đã rất đỗi ngạc nhiên rằng vì chẳng bao giờ gặp phải sự căm hận của người Việt. Thay vào đó, cảm nghiệm chính của tôi là sự cởi mở và óc hiếu kỳ của người Việt. Đôi khi đề tài chiến tranh được đưa ra, phản ứng còn tùy thuộc vào tuổi tác của người đối thoại. Những người trẻ hầu như không quan tâm về một cuộc chiến đã xảy ra trước khi họ được ra đời và cuộc sống của họ ít bị nó chi phối. Những người Việt có tuổi, đủ để trải nghiệm chiến tranh, phản ứng của họ chủ yếu là sự tương kính, mà tôi nghĩ là do họ biết phân biệt rõ ràng giữa người dân Mỹ và hành vi của chính phủ Mỹ. Thậm chí đôi khi gặp phải những trường hợp tôi cho là lòng quảng đại, một điều mà tôi tin rằng có liên hệ đến thành quả của chiến tranh: họ đã thắng và chúng tôi bị bại. Dầu vậy, tôi không bao giờ vượt qua được ý thức tội lỗi và xấu hổ.
Hầu hết thời gian ở Việt Nam, tôi làm việc tại các tờ báo nhà nước tại Hà Nội. Phận sự sớm sủa của tôi một trong các tòa báo là hiệu đính một bài viết về các phi công Mỹ bi giam giữ trong thời chiến tại Hỏa Lò – khách sạn “Hanoi Hilton”, một nhà tù Bắc Việt khét tiếng về sự đối xử và tra tấn khắc nghiệt của nó đối với những người bị giam hãm. Bài báo cho rằng Bắc Việt đã đối xử tử tế với tù nhân. Để trưng ra bằng chứng, bài báo cung cấp một loạt các hình ảnh trắng đen lấm tấm nhiều hạt cho thấy người Mỹ trong sân tù chơi bóng chuyền và cờ tướng và ngồi quanh nhau nói chuyện. Với những tư thế cứng nhắc và những nụ cười gượng gạo, rõ ràng là những bức ảnh đã được dàn dựng. Tôi định khiếu nại với chủ biên. Chẳng phải vì chuyện này sẽ mang lại khác biệt gì trong ấn bản ngày mai, nhà kiểm duyệt có phán quyết sau cùng về tất cả mọi bài sẽ được in – nhưng ít ra có ai đó, ở mức độ tối thiểu nào, đã phản đối. Tuy nhiên sau một hồi suy nghĩ, tôi đã không làm điều đó. Là một người Mỹ, tôi lý giải rằng mình không có quyền khiếu nại, vì tất cả những chuyên kinh khủng mà đất nước tôi đã làm tại Việt Nam trong chiến tranh. Biết rằng những điều này xảy ra trước khi tôi sinh ra, biết rằng tôi sẵn sàng lên án chúng nếu có bất cứ một ai hỏi, điều này không quan trọng. Tôi đã sẵn sàng chấp nhận một phiên bản của lịch sử mà tôi biết rằng sai để tránh đương đầu với một cảm giác hổ thẹn, mà tôi vẫn không có câu trả lời đích xác vì sao tôi có.
Đó là một bước nhảy vọt ngắn từ chuyện đó sang đến những chuyện khác, nhiều lập trường phiền toái hơn. Các tù nhân cuối cùng của chiến tranh đã trở về Hoa Kỳ hơn ba mươi năm trước đây; còn những việc trước mắt và bây giờ thì sao? Để chuyện bất đồng chính kiến sang một bên, nói chung tại Việt Nam có bất mãn thật sự trong dân tình về hệ thống chính trị hiện hành. Một số bạn bè Việt Nam quen biết của tôi, sau nhiều tháng gầy dựng lòng tin, tâm sự về suy tư của họ. Một người bạn nhà báo đã có một sự mặc khải trong khi đọc ‘Cái Mộ của Lenin/Lenin’s Tomb’ của David Remnick tại một trường đại học ở nước ngoài. “Nó giống như ở đây,” cô thầm thì với tôi vào một đêm khuya trong một tiệm ăn, “nhưng tôi không thể làm bất cứ điều gì về nó. Tôi có một gia đình còn phải lo.” Một tay guitar trong một trong số ít ban nhạc rock của nước này phàn nàn rằng nhạc sĩ đã phải để ý những gì họ nói trên sân khấu vì sợ gây rắc rối với cảnh sát. Một nha sĩ thất nghiệp cho biết ông không thể hành nghề bởi vì ông không đủ khả năng hối lộ cần thiết để mở một phòng mạch.
Là một người nước ngoài, tôi sống một cuộc sống thoải mái và ít khi phải lo lắng về chuyện chính quyền. Nhưng hễ khi nào bắt đầu đánh mất cái nhìn thực tế, trong nhấp nháy một cảnh đường phố đã đưa tôi về thực tại nó cho tôi thấy chuyện gì đang diễn tiến ở đây. Tôi không bao giờ quên cái nhìn của một bà bán trứng bị một nhóm công an đánh đập vào một buổi sáng khi tôi lái xe đến sở làm. Bà ấy là một di dân nghèo từ nông thôn ra, và tôi không biết vì lý do gì, chắc bà có một vi phạm nhỏ. Khi lòng đỏ chảy ra từ vỏ trứng bị bể lai láng trên vỉa hè, khách qua lại sợ điếng người nhưng họ giả vờ không để ý, và bà bán trứng phải chịu đựng những cú thượng cẳng tay hạ cẳng chân hành hung mà không có đến một tiếng kêu cứu. Tôi cũng đã cố làm ngơ những gì đang xảy ra, nhưng không giống như những hành khách khác, tôi không sợ cảnh sát. Lý do của tôi thật khác biệt, và từ đó đã trở thành một phản xạ: tôi có quyền gì để lên án sự đánh đập, vì những gì xứ sở tôi đã làm tại Việt Nam trong cuộc chiến?
Tôi tin rằng mặc cảm tội lỗi và xấu hổ đằng sau quyết định không phản đối sự đánh đập bà bán trứng là một động lực có thể giải thích được quyết định của cộng đồng quốc tế đang bỏ qua phong trào dân chủ tại Việt Nam. Một người phương Tây chủ xướng dân chủ đương đại cho Việt Nam có thể có cùng một lập luận không thoải mái tương tự như các luận cứ ủng hộ các cuộc chiến tranh Mỹ Việt – và chúng ta đã học bài học này chưa? Không cần biết sự đóng góp công khai, khi thích hợp, làm hậu thuẫn hỗ trợ cho một phong trào bất đồng chính kiến bản địa hoàn toàn khác biệt với việc ủng hộ sự can thiệp bằng quân sự. Tư duy của người Tây phương từ lâu đã đánh mất đi “chính nghĩa đạo đức” của mình để được tham gia vào công việc hiện đại Việt Nam là một điều khá phổ cập, trừ chuyện du lịch hoặc đầu tư.
Giả định này có một vấn đề là nó khá tự kỷ, cho phép người Tây phương tránh né cảm xúc phức tạp và khó chịu. Một vấn đề khác là không có ai buồn tâm sự với người Việt Nam. Người ta có thể yêu cầu các nhà bất đồng chính kiến cho biết những loại hỗ trợ nào họ cần, mặc dù trả lời cho câu hỏi này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho cá nhân họ.
Các nhà đối kháng tôi quen ao ước người nước ngoài sẽ hỗ trợ cho lý tưởng của của họ. Họ yêu cầu các nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền phổ biến câu chuyện của họ và áp lực Đảng Cộng sản thay đổi đường lối. Hơn nữa, họ nói rằng, cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ thực thi tiêu chuẩn nhân quyền thông qua các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên hoặc hy vọng sẽ tham gia. Sau cùng, nhiều người nhắm và Hoa Kỳ: Người Mỹ phải tham gia nhiều hơn nữa, với tư cách cá nhân, và thông qua chính phủ của họ, để yêu cầu cải thiện Việt Nam.
Điểm cuối cùng này sẽ gây tranh cãi, nhưng nó không dựa trên một số tin tưởng ngây thơ về ý định của Mỹ, nó là một sự thừa nhận thực tế của địa chính trị. Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam, đó là nơi cư ngụ lớn nhất thế giới của người Việt hải ngoại, người Mỹ là một trong những nhóm đông đảo nhất thăm viếng Việt Nam hàng năm và, bất kể sự xuất hiện gần đây của Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn còn là một diễn viên có ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Mặc cảm tội lỗi gây ra ảo tưởng là người Mỹ đền tội cho tội lỗi quá khứ của mình bằng cách đứng bên lề thì chỉ đúng như thế: ảo tượng. Điều này không cắt nghĩa được sự tham gia ngày càng gia tăng của Mỹ ở Việt Nam. Khi sự tham gia này tiếp tục tăng trưởng, người Mỹ phải đảm bảo rằng nó có một bộ phận nhân quyền mà không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích chiến lược hay kinh doanh cho Hoa kỳ.
Trong số những người bất đồng chính kiến, tôi đã nói chuyện với ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa vật lý 74 tuổi, từ miền Bắc, tương đối có quan điểm tiêu biểu trên các đối tượng này. Mặc dù ông chưa bao giờ là một thành viên của Đảng Cộng sản, ông đã giữ một chức vụ lâu đời tại Cục Địa Chất của chính phủ Hà Nội. Chính phủ cho phép ông đi du lịch Hoa Kỳ đối với một số ít các hội nghị trong thập niên tám mươi và chín mươi – ông là một trong những nhà khoa học đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất được phép làm như vậy, chuyện này đã mở mắt cho ông nhận thức rõ các vấn đề tại Việt Nam. Ông bắt đầu viết tiểu luận và thư ngỏ gửi tới Đảng Cộng sản kêu gọi cải cách. Năm 1999, ông bị bắt vì bất đồng chính kiến và trải qua hơn một tháng biệt giam, nhưng các nhà chức trách đã thả ông do áp lực từ chính phủ Mỹ và các nhóm khoa học và nhân quyền. Ông hiện đang nghỉ hưu và sống dưới sự quản thúc tại gia ở Hà Nội.
Mặc dù Nguyễn Thanh Giang kêu gọi sự hỗ trợ của Mỹ cho sự nghiệp dân chủ, ông không biện hộ cho hành vi của Mỹ trong cuộc chiến. Người Mỹ cảm thấy buồn và xấu hổ là đúng, ông đã viết cho tôi trong một e-mail. “Tuy nhiên, nỗi buồn và xấu hổ… nên được các cơ quan an ninh nhà nước Việt Nam thể hiện tương tự như thế,” ông viết. Người Việt đã thi hành những hành vi “ngu ngốc và vô đạo đức” trong và sau chiến tranh, bao gồm cả các chiến dịch Cải cách Ruộng đất giữa những năm 1950, kết quả là hàng trăm ngàn người chết, và sự đàn áp dã man trong phong trào Nhân Văn, một phe cải cách của Đảng Cộng sản. Ông đưa ra những vấn đề này không nhằm mục đích giải oan cho hạnh kiểm của người Mỹ, nhưng để chứng minh những gì ông tin là đúng bản chất của chiến tranh – một “trò bẩn” mà không có ai trong cuộc lại không có vết nhơ. Nhưng tội lỗi không có nghĩa là người Mỹ nên bị tê liệt với hối hận, đúng hơn, nó đặt một gánh nặng đặc biệt đè lên họ để “bù đắp cho sự hủy diệt gây ra bởi các vụ đánh bom ở Việt Nam” bằng cách hỗ trợ cho các phong trào ủng hộ dân chủ.
Một số người Mỹ đã lên tiếng về tình hình tại Việt Nam. Rất ít người trong số đó thuộc phe Tả. Một số nhỏ ấn phẩm của Mỹ hỗ trợ cho phong trào dân chủ thuộc dạng bảo thủ: Wall Street Journal, tờ New York Post, và New York Sun. Năm 2007 George W. Bush đã tổ chức mời bốn người Mỹ gốc Việt hoạt động dân chủ vào Nhà Trắng – một trong những người đó đã bị tù, và ông Bush đã giúp phóng thích nhà chính kiến Nguyễn Vũ Bình trước chuyến viếng thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng năm. Barack Obama, mặt khác, đã không thể hiện sự quan tâm tương xứng trong các vấn đề này, một điều không lấy gì làm ngạc nhiên so với sự dè dặt cố hữu của ông đối với vấn đề nhân quyền ở châu Á. Như vậy chỉ còn lại hai cử tri lớn của Mỹ tham gia vào Việt Nam, cả hai đều thuộc phe bảo thủ: các tổ chức truyền giáo chú trọng vào tự do tôn giáo và các nhà đầu tư tập trung vào quyền tự do kinh tế.
Tôn giáo và tự do kinh tế thực sự là vấn đề quan trọng đối với phong trào ủng hộ dân chủ, nhưng nền tảng của nó là rộng hơn nhiều và bao gồm các vấn đề gần gũi với phe cấp tiến, chẳng hạn như quyền lợi của phe thiểu số và lao động. Những nhà bất đồng chính kiến đã xác định rằng hàng triệu công nhân trong các nhà máy sản xuất hàng hoá cho phương Tây ở Việt Nam là đồng minh tự nhiên của họ. Đình công, mặc dù bất hợp pháp, đã gia tăng nhiều trong những năm gần đây, và các nhà đối kháng đang làm việc cật lực để tiếp cận hàng ngũ các nhân công, bất chấp những nỗ lực của chính phủ để ngăn chặn họ. Khi chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp phương Tây là tiếng nói duy nhất trong các nhà máy, công nhân sẽ tiếp tục phải đương đầu với các điều kiện khắc nghiệt, lương thấp, và sự cô lập chính trị.
Tuy nhiên, có một phương cách tiến bộ cho những người Mỹ quan tâm về dân chủ và quyền con người ở Việt Nam. Hoa Kỳ chẳng có gì để cảm thấy thoải mái khi nhìn lại lịch sử của họ tại Việt Nam, nhưng Anh quốc cũng chẳng khá hơn khi nhìn lại lịch sử của họ ở Zimbabwe hay Miến Điện. Thế mà, người Anh và chính phủ của họ đã trở thành những nhà lên án hàng đầu về hai chế độ, thậm chí dù cho điều này có nghĩa là họ phải chịu đựng những cáo buộc rằng tật thói (thực dân) thích xỉa xói vào chuyện cũ vẫn chưa chừa. Người Mỹ lên tiếng phản đối chế độ hiện hành tại Việt Nam có thể sẽ nghe cùng một luận điệu từ chính phủ Việt Nam và từ những nước ngoài. Điều này sẽ khuấy lên những ký ức khó chịu, đặc biệt do hai cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Iraq và Afghanistan.
Nhưng chuyện thụ động sẽ được trả bằng một giá quá đắt, đặc biệt là tính theo của những phát triển gần đây ở Việt Nam, cho thấy rằng phong trào này đang ở một giai đoạn thật hệ trọng. Trong mùa hè năm 2008, các nhà đối kháng nhận được một món quà bất ngờ từ nhà cầm quyền. Chính phủ Việt Nam đã lặng lẽ thương nhượng đầu tư đất đai nhiều tỷ đô la cho một công ty quốc doanh Trung Quốc khai thác mỏ tại Tây Nguyên, Việt Nam. Theo các điều khoản của thỏa thuận này, các công ty Trung Quốc đã đưa vào hàng ngàn người lao động, trong một thời điểm thất nghiệp đang lên cao ở Việt Nam, họ lại cho xây dựng khu trang trại và nhà hàng với bảng hiệu Trung Quốc.
Không có chuyện gì đoàn kết người Việt Nam bằng sự nghi kỵ của họ đối với người hàng xóm khổng lồ phương Bắc. Hai nước chia sẻ một lịch sử bão nỗi đánh dấu một thời gian dài đô hộ bởi Trung Quốc và chiến tranh gần đây nhất, một cuộc xung đột biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979. Các phản ứng dữ dội vì các thỏa nhượng khai thác mỏ đã nổi lên nhanh chóng. Chín mươi tám tuổi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người hùng Điện Biên, thần tượng trong cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, công bố công khai chỉ trích việc nhượng bộ. Blogger Việt Nam viết về tiềm năng xâm nhập ngầm của quân đội và nhân viên tình báo của Trung Quốc. Các phong trào ủng hộ dân chủ nắm bắt vấn đề này vội kêu gọi nhiệt huyết quốc gia và sức đề kháng của dân tộc Việt, tiềm ẩn các nguyên lý thôi thúc dân chủ: tinh thần vô trách nhiệm, lòng tham lam của lãnh tụ, nhà nước đã bán linh hồn Việt Nam cho Bắc Kinh, và chỉ có một hệ thống thực sự dân chủ mới có thể kềm giữ chúng được.
Một nhà đối kháng kết nối vấn đề Trung Quốc với nền dân chủ là Lê Công Định, một luật sư bốn mươi mốt tuổi, từng học tại Đại học Tulane bằng học bổng Fulbright. Lê Công Định nổi tiếng ở Việt Nam qua các vụ án cao cấp đại diện chính phủ trong đó có một vụ tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ về cá tra bán phá giá, mà Việt Nam đã thắng. Ông cũng đảm nhiệm các công việc có nhiều rủi ro lớn khi bảo vệ các nhà đồng chính kiến tại tòa án, nhưng danh tiếng của ông và vị thế tốt với chính phủ bảo vệ ông khỏi những hậu quả. Rốt cuộc Lê Công Định đã bi thất sủng với chính quyền khi ông bắt đầu viết blog về các mỏ bauxite và chuyện tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên các quần đảo có khả năng chứa nhiều dầu khí ở Biển Đông. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2009, ông đã bị kết án năm năm tù giam vì hành động tuyên truyền chống nhà nước. Chuyện Lê Công Định bị giam cầm đã gửi một thông điệp rõ ràng: việc lên tiếng về Trung Quốc và dân chủ, ngay cả đối với những người có kết nối chính phủ hay từ các gia đình chính trị nổi bật, sẽ không còn được dung thứ.
Khi nhiều người Việt Nam bắt đầu nhận thức được phong trào ủng hộ dân chủ thông qua các vấn đề Trung Quốc, và các vụ đàn áp các nhà đối kháng vẫn tiếp tục tăng trưởng, sự hỗ trợ của quốc tế cho sự nghiệp dân chủ tại Việt Nam thực là bức thiết hơn bao giờ hết. Lê Công Định là trường hợp nhắc nhở rằng chính trị bất đồng chính kiến trong các xã hội độc tài là một chuyện rủi ro không đảm bảo thành công. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng, nếu câu chuyện ngục tù của Solzhenitsyn đã rơi vào tai điếc. Hoặc nếu Hiến chương 77 đã không bao giờ được đọc đến bên ngoài biên giới Tiệp Khắc. Việt Nam hiện nay đang có Solzhenitsyns và Havel. Liệu có ai nghe?
© NKTA (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt
————————————————-
Dustin Roasa là một nhà báo độc lập ở Campuchia, một cây bút về nhân quyền và vấn đề phát triển ở Đông Nam Á. Ông sống tại Việt Nam năm 2004-2005 và thường xuyên trở lại Việt-Nam.
Ngày 08 tháng 10 2009, Trần Khải Thanh Thủy, một phụ nữ Hà Nội lên đường đi Hải Phòng, một thành phố ở vùng duyên hải Việt Nam, để tham dự phiên tòa xử sáu nhà hoạt động dân chủ. Nhưng bà đã không đến được tòa án. Ngược lại, bà đã gặp một rào chắn của công an và được lệnh phải trở về nhà cho đến khi có thông báo mới. Đêm đó, hai kẻ lạ đột nhập vào nhà bà và đánh bà bằng gạch trước mặt chồng và con gái, trong khi nhân viên an ninh đứng ngoài nhà nhìn vào. Cảnh sát sau đó đã bắt giữ Trần Khải Thanh Thủy và kết án bà về tội hành hung.
Phiên tòa của Trần Khải Thanh Thủy đã diễn ra vào tháng Hai năm nay và kéo dài một ngày. Chứng cớ then chốt của phe công tố viện là một bức ảnh của nạn nhân đầu bị băng bó, mà sau đó các bloggers Việt Nam cho thấy đã bị cạo sửa một cách thô thiển. “Đó là một vụ giả mạo và một chuyện vu khống hoàn toàn!” Trần Khải Thanh Thủy nói như thế về sự cáo buộc. “Têi không đến đây để hứng chịu chuyện nhục nhã này.” Tòa án kết án bà đến ba năm rưỡi tù giam, nhưng bà không nghe lời tuyên án bởi vì vị thẩm phán đã đuổi bà ấy ra khỏi tòa vì phát biểu không đúng lượt mình. Human Rights Watch đã đưa ra một thông cáo gọi các phiên tòa là “Quái đản.”
Đây không phải là đầu tiên Trần Khải Thanh bị đụng độ với nhà chức trách. Bà bị vào tù năm 2007 vì viết bài chỉ trích chính phủ và kêu gọi dân chủ đa đảng. Các nhóm nhân quyền và các chính phủ nước ngoài coi bà như là một tù nhân lương tâm và đang kêu gọi trả tự do cho bà. Ít ra bà là nhà hoạt động ủng hộ dân chủ thứ mười sáu bị bỏ tù ở Việt Nam kể từ tháng 10 năm 2009, một trường hợp mà đại sứ Mỹ tại Việt Nam mô tả là một hành động “quá độ” trong vụ vi phạm nhân quyền.
Thực sự đã có một quá độ, nhưng đó chỉ là một phần của một cốt chuyện lịch sử to tát hơn nhiều. Lần đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất từ năm 1975, Đảng Cộng sản cầm quyền phải đối mặt với một thách thức dai dẳng và có tổ chức, đe dọa tính chính thống của mình. Những người bất đồng chính kiến đến từ mọi tầng lớp xã hội đã cùng nhau góp sức kêu gọi các cuộc bầu cử và chính trị đa nguyên. Phong trào này còn nhỏ, nhưng nó đang phát triển và, xét về mức độ nghiêm trọng của cuộc đàn áp, các bộ phận an ninh chức trách đang đối phó với nó một cách rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, hầu như thế giới bên ngoài đã không biết gì cả. Là một nhà báo đã từng làm việc ở Đông Nam Á trong năm năm qua và là người đã từng tiếp xúc với các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, tôi thường tự hỏi tại sao các phong trào đã không thu hút được trí tưởng tượng của thế giới như các phong trào tương tự ở Trung Quốc, Miến Điện, và Zimbabwe. Cho dù với lý do gì đi nữa, có thể đây là lần đầu tiên bạn đọc về phong trào dân chủ Việt Nam.
Câu chuyện bắt đầu vào ngày 08 tháng Tư năm 2006, khi một nhóm các nhà hoạt động gửi một bản kiến nghị trực tuyến được gọi là “Tuyên Ngôn 2006 về Tự do Dân chủ cho Việt Nam.” Hơn hai nghìn người, luật sư, cựu đảng viên Cộng sản, các nhà sư Phật giáo, các linh mục Công giáo, nhà văn và trí thức từ mọi miền của đất nước đều liều mạng bất chấp sự bắt giữ, đã ký vào bản tuyên ngôn. Họ được gọi là Khối 8406, một danh xưng ghi nhớ ngày tháng bản ký kết được công bố. Bản tuyên ngôn kêu gọi các cuộc bầu cử tự do và một hệ thống chính trị, tôn vinh các quyền cơ bản của con người, lời lẽ của nó đã đánh đúng ngay vào tâm điểm của tính hợp pháp của Đảng Cộng sản. Cuộc chiến giành độc lập chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam theo những người soạn bản hiến chương 8406 là một cuộc chiến có bản chất quốc gia dân tộc. Thông qua bạo lực và khủng bố, các tư tưởng gia Cộng sản đã cướp đoạt cuộc đấu tranh và lèo lái nó theo ý đồ và mục tiêu của riêng họ. Đúng hay sai, phần lớn điều này không thành vấn đề. Bằng cách tấn công nhà nước về những gì được xem là vai trò thiêng liêng của họ – như lãnh đạo cuộc chiến giành độc lập và thống nhất đất nước– những nhà bất đồng chính kiến đã gửi một thông điệp rằng họ chơi thiệt.
Chính quyền phản ứng bằng cách ban hành hàng chục vụ bắt giữ. Những người không bị tù phải đương đầu với sự đánh đập, sách nhiễu và hăm dọa. Báo chí nhà nước đã chạy bài chỉ trích các thành viên của Khối 8406 cho rằng họ “lợi dụng tự do dân chủ” và âm mưu lật đổ chính phủ. Các cuộc đàn áp có tác dụng gây khiếp sợ. Phần lớn các nhà bất đồng chính kiến đã thôi không dám ăn nói công khai, nhưng một số ít đã hoạt động trong bóng tối, họ lặng lẽ tiếp tục tổ chức và xuất bản các bản tin và tuyên ngôn.
Tôi đến thăm một số thành viên của Khối 8406 tại Việt Nam vào mùa đông năm 2007, tâm trạng của họ là bi quan. Mặc dù họ tin rằng với thời gian và lòng kiên trì, người dân nói chung sẽ tìm thấy sự can đảm để cùng họ tham gia, phong trào đã bị vây bủa và nhiều thành viên bị vào tù. Những nhà bất đồng chính kiến đã bị cô lập và cần một động lực để liên kết sự ủng hộ. Một số hy vọng rằng các quyền lợi của người lao động sẽ là câu trả lời, các cuộc đình công trở thành một hiện tượng ngày càng gia tăng ở các công xưởng trong nước, trong khi những người khác hy vọng rằng các quyền tự do tôn giáo và đất đai có thể nảy sinh ra nguồn lực. Những nhà bất đồng chính kiến cũng hy vọng rằng các nhà báo sẽ bắt đầu đổ vào Việt Nam để phổ biến câu chuyện của họ, cũng như các nhà tranh đấu nước ngoài sẽ chung sức giúp họ. Ngoại trừ một vài trường hợp đơn lẻ, điều này đã không xảy ra. Vì sao?
Có phải vì Việt Nam còn thiếu một nhà lãnh đạo có mãnh lực thu hút để khuấy động lương tâm thế giới, như Aung San Suu Kyi của Miến Điện hay Morgan Tsvangirai của Zimbabwe? Lãnh đạo của phong trào Việt Nam đã không có tiếng tăm như thế, nhưng họ đã minh chứng sự dũng cảm và chịu đựng nhiều nỗi truân chuyên không kém. Thí dụ như ông Nguyễn Đan Quế, một bác sĩ tại thành phố Hồ Chí Minh, đã trải qua hai mươi trong ba mươi năm qua trong vòng tù tội, nhưng không được ai biết đến, ngoại trừ một số các độc giả trung kiên đã theo dõi trang mạng Human Rights Watch. Ông làm việc không mệt mỏi với tư cách một nhà văn, nhà tư tưởng, và chiến lược gia của phong trào. Ông hiện đang sống dưới sự quản thúc ngoài đời, nơi ông chịu đựng sự giám sát liên tục và sách nhiễu của công an. Bất kể một kinh phí rất lớn đối với ông và gia đình, ông đã từ chối các khoãn đãi lưu vong tại Hoa Kỳ. Không có biểu tượng nào tốt hơn cho chuyện bất đồng chính kiến ở Việt Nam bằng tiếng nói của ông Nguyễn Đan Quế. Nhưng thế giới đã không đến giúp sức.
Có phải vì phong trào không có đủ sự yểm trợ trong nước đề được coi là một hiện tượng phổ biến chính thống? Mặc dù các nhà bất đồng chính kiến tự thừa nhận rằng phong trào của họ còn nhỏ, có lẽ chỉ có vài ngàn thành viên tích cực, họ cho rằng có nhiều người nhiều người Việt ủng hộ họ nhưng không thể lên tiếng vì sợ cơ quan an ninh. Thật ra không có cách nào để kiểm chứng đề xuất này, nhưng phong trào ủng hộ dân chủ tại Trung Quốc, cũng nhỏ tương tự và cũng không xác định được sự hỗ trợ của quần chúng, thế nhưng cũng đã được các phương tiện truyền thông quốc tế trợ lực. Các nhà báo như Howard French đã hâm nóng vấn đề bất đồng chính kiến Trung Quốc trên trang nhất của tờ New York Times trong nhiều năm qua, trong khi tờ báo này chỉ thấy phù hợp để đề cập đến những nhà bất đồng chính kiến Việt Nam một đôi lần. Rất ít các ấn phẩm khác đã có động thái nào tốt hơn để chuộc lỗi cho mình.
Có phải rằng chính phủ Việt Nam không đến nỗi tồi tệ như thế? Theo các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Freedom House, Phóng viên không Biên giới, và nhiều nhóm khác, Việt Nam là một trong những nhà nước áp bức nhất thế giới. Chính phủ Việt Nam không cho phép đối lập chính trị, họ điều khiển tất cả các phương tiện truyền thông trong nước; họ không cho phép người lao động tổ chức kết cấu, họ thường xuyên tịch thu đất đai của nông dân để làm giàu các quan chức nhà nước và những người có móc nối chính trị. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã tìm được cách để giới hạn, chuyển hướng cuộc thảo luận quốc tế sang chuyện kinh tế và ngành du lịch đang nở rộ ở Việt Nam. Sự khám phá lại của phương Tây về Việt Nam sau nhiều năm bị cô lập làm họ ngạc nhiên khi thấy rằng xứ sở này không còn giống như một chiến trường và biết chào đón đầu tư nước ngoài. Các cuộc trò chuyện không đi xa hơn những chuyện đó.
Liệu thế giới xử lý Việt Nam khác thường bởi vì Việt Nam chiếm một vị trí đặc biệt trong óc tưởng tượng của phương Tây? Trước nhất, tất nhiên “Việt Nam” là một cuộc chiến tranh. Trong tư duy của phương Tây, tất cả các ý niệm về Việt Nam bắt nguồn từ ý niệm đó. “Việt Nam” là một ẩn dụ cho sự hiểm nghèo đối với liều thuốc ngạo mạn của phương Tây, ngược lại, một biểu tượng cao quý cho các phong trào cách mạng của thế giới thứ ba. “Việt Nam” được liên kết với thập niên sáu mươi và một sự thay đổi động trời trong các giá trị Mỹ và sự xuất hiện của một nền văn hóa đại chúng mới. Trong những năm gần đây, “Việt Nam” đã đến được coi như là một biện minh cho bất kỳ một số các vị trí trái ngược nhau về các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Nếu bạn ủng hộ sự tiếp tục tham gia của Mỹ trong các cuộc chiến này, “Việt Nam” là một lời cảnh báo về một giá phải trả cho việc từ bỏ một đồng minh, một câu chuyện của các trại cải tạo và thuyền nhân. Nếu bạn chống đối các cuộc chiến tranh, “Việt Nam” cũng chính là chuyện cảnh báo về những làng mạc bị ném bom tan tành và các lãnh tụ giả dối. Do vậy, điều này không đáng ngạc nhiên vì sau đó, trong óc của phương Tây “Việt Nam” không còn giống như Việt Nam, một đất nước của 85 triệu người cai trị bởi một trong những chế độ độc tài cộng sản cuối cùng trên quả đất.
Nhưng có lẽ hình ảnh “Việt Nam” mạnh mẽ nhất là mặc cảm tội lỗi. Rằng Hoa Kỳ đã làm những điều khủng khiếp, chất độc Da cam, các vụ đánh bom trải-thảm, vùng tự do bắn giết, người ta không thể tranh cãi gì hơn, và nhiều hậu quả của những hành vi trên vẫn có thể nhìn thấy trong các cảnh quan và con người.
Tôi sống ở Nam Vang (Phnom Penh), Campuchia, một quốc gia mà nay chỉ mới bắt đầu trỗi dậy từ những chấn thương bị lôi kéo vào chiến tranh Việt Nam. Trong số các di sản dễ thấy nhất của thời đại này là những người bị cưa tay, cưa chân. Nhiều người bị cụt chân tay, hậu quả của hàng ngàn quả bom chưa nổ do máy bay Mỹ thả trong các phi vụ bí mật ở miền đông Campuchia, san bằng toàn bộ các ngôi làng và giết chết hàng chục ngàn người. Các khu vực lớn của miền đông Campuchia vẫn còn rải rác với những quả bom, tiếp tục giết và gây thương tích, làm tàm tật dân quê nghèo ở Campuchia. Việt Nam vẫn mang tàn tích chiến tranh riêng của họ, trong đó có nhiều bom mìn chưa nổ và trẻ em sinh ra với khuyết tật do chất độc Da cam. Sống và làm việc ở Việt Nam vào những năm 2004-2005, tôi thường mang mặc cảm hối hận hay xấu hổ. Nhưng tôi đã rất đỗi ngạc nhiên rằng vì chẳng bao giờ gặp phải sự căm hận của người Việt. Thay vào đó, cảm nghiệm chính của tôi là sự cởi mở và óc hiếu kỳ của người Việt. Đôi khi đề tài chiến tranh được đưa ra, phản ứng còn tùy thuộc vào tuổi tác của người đối thoại. Những người trẻ hầu như không quan tâm về một cuộc chiến đã xảy ra trước khi họ được ra đời và cuộc sống của họ ít bị nó chi phối. Những người Việt có tuổi, đủ để trải nghiệm chiến tranh, phản ứng của họ chủ yếu là sự tương kính, mà tôi nghĩ là do họ biết phân biệt rõ ràng giữa người dân Mỹ và hành vi của chính phủ Mỹ. Thậm chí đôi khi gặp phải những trường hợp tôi cho là lòng quảng đại, một điều mà tôi tin rằng có liên hệ đến thành quả của chiến tranh: họ đã thắng và chúng tôi bị bại. Dầu vậy, tôi không bao giờ vượt qua được ý thức tội lỗi và xấu hổ.
Hầu hết thời gian ở Việt Nam, tôi làm việc tại các tờ báo nhà nước tại Hà Nội. Phận sự sớm sủa của tôi một trong các tòa báo là hiệu đính một bài viết về các phi công Mỹ bi giam giữ trong thời chiến tại Hỏa Lò – khách sạn “Hanoi Hilton”, một nhà tù Bắc Việt khét tiếng về sự đối xử và tra tấn khắc nghiệt của nó đối với những người bị giam hãm. Bài báo cho rằng Bắc Việt đã đối xử tử tế với tù nhân. Để trưng ra bằng chứng, bài báo cung cấp một loạt các hình ảnh trắng đen lấm tấm nhiều hạt cho thấy người Mỹ trong sân tù chơi bóng chuyền và cờ tướng và ngồi quanh nhau nói chuyện. Với những tư thế cứng nhắc và những nụ cười gượng gạo, rõ ràng là những bức ảnh đã được dàn dựng. Tôi định khiếu nại với chủ biên. Chẳng phải vì chuyện này sẽ mang lại khác biệt gì trong ấn bản ngày mai, nhà kiểm duyệt có phán quyết sau cùng về tất cả mọi bài sẽ được in – nhưng ít ra có ai đó, ở mức độ tối thiểu nào, đã phản đối. Tuy nhiên sau một hồi suy nghĩ, tôi đã không làm điều đó. Là một người Mỹ, tôi lý giải rằng mình không có quyền khiếu nại, vì tất cả những chuyên kinh khủng mà đất nước tôi đã làm tại Việt Nam trong chiến tranh. Biết rằng những điều này xảy ra trước khi tôi sinh ra, biết rằng tôi sẵn sàng lên án chúng nếu có bất cứ một ai hỏi, điều này không quan trọng. Tôi đã sẵn sàng chấp nhận một phiên bản của lịch sử mà tôi biết rằng sai để tránh đương đầu với một cảm giác hổ thẹn, mà tôi vẫn không có câu trả lời đích xác vì sao tôi có.
Đó là một bước nhảy vọt ngắn từ chuyện đó sang đến những chuyện khác, nhiều lập trường phiền toái hơn. Các tù nhân cuối cùng của chiến tranh đã trở về Hoa Kỳ hơn ba mươi năm trước đây; còn những việc trước mắt và bây giờ thì sao? Để chuyện bất đồng chính kiến sang một bên, nói chung tại Việt Nam có bất mãn thật sự trong dân tình về hệ thống chính trị hiện hành. Một số bạn bè Việt Nam quen biết của tôi, sau nhiều tháng gầy dựng lòng tin, tâm sự về suy tư của họ. Một người bạn nhà báo đã có một sự mặc khải trong khi đọc ‘Cái Mộ của Lenin/Lenin’s Tomb’ của David Remnick tại một trường đại học ở nước ngoài. “Nó giống như ở đây,” cô thầm thì với tôi vào một đêm khuya trong một tiệm ăn, “nhưng tôi không thể làm bất cứ điều gì về nó. Tôi có một gia đình còn phải lo.” Một tay guitar trong một trong số ít ban nhạc rock của nước này phàn nàn rằng nhạc sĩ đã phải để ý những gì họ nói trên sân khấu vì sợ gây rắc rối với cảnh sát. Một nha sĩ thất nghiệp cho biết ông không thể hành nghề bởi vì ông không đủ khả năng hối lộ cần thiết để mở một phòng mạch.
Là một người nước ngoài, tôi sống một cuộc sống thoải mái và ít khi phải lo lắng về chuyện chính quyền. Nhưng hễ khi nào bắt đầu đánh mất cái nhìn thực tế, trong nhấp nháy một cảnh đường phố đã đưa tôi về thực tại nó cho tôi thấy chuyện gì đang diễn tiến ở đây. Tôi không bao giờ quên cái nhìn của một bà bán trứng bị một nhóm công an đánh đập vào một buổi sáng khi tôi lái xe đến sở làm. Bà ấy là một di dân nghèo từ nông thôn ra, và tôi không biết vì lý do gì, chắc bà có một vi phạm nhỏ. Khi lòng đỏ chảy ra từ vỏ trứng bị bể lai láng trên vỉa hè, khách qua lại sợ điếng người nhưng họ giả vờ không để ý, và bà bán trứng phải chịu đựng những cú thượng cẳng tay hạ cẳng chân hành hung mà không có đến một tiếng kêu cứu. Tôi cũng đã cố làm ngơ những gì đang xảy ra, nhưng không giống như những hành khách khác, tôi không sợ cảnh sát. Lý do của tôi thật khác biệt, và từ đó đã trở thành một phản xạ: tôi có quyền gì để lên án sự đánh đập, vì những gì xứ sở tôi đã làm tại Việt Nam trong cuộc chiến?
Tôi tin rằng mặc cảm tội lỗi và xấu hổ đằng sau quyết định không phản đối sự đánh đập bà bán trứng là một động lực có thể giải thích được quyết định của cộng đồng quốc tế đang bỏ qua phong trào dân chủ tại Việt Nam. Một người phương Tây chủ xướng dân chủ đương đại cho Việt Nam có thể có cùng một lập luận không thoải mái tương tự như các luận cứ ủng hộ các cuộc chiến tranh Mỹ Việt – và chúng ta đã học bài học này chưa? Không cần biết sự đóng góp công khai, khi thích hợp, làm hậu thuẫn hỗ trợ cho một phong trào bất đồng chính kiến bản địa hoàn toàn khác biệt với việc ủng hộ sự can thiệp bằng quân sự. Tư duy của người Tây phương từ lâu đã đánh mất đi “chính nghĩa đạo đức” của mình để được tham gia vào công việc hiện đại Việt Nam là một điều khá phổ cập, trừ chuyện du lịch hoặc đầu tư.
Giả định này có một vấn đề là nó khá tự kỷ, cho phép người Tây phương tránh né cảm xúc phức tạp và khó chịu. Một vấn đề khác là không có ai buồn tâm sự với người Việt Nam. Người ta có thể yêu cầu các nhà bất đồng chính kiến cho biết những loại hỗ trợ nào họ cần, mặc dù trả lời cho câu hỏi này có thể mang đến nhiều nguy cơ cho cá nhân họ.
Các nhà đối kháng tôi quen ao ước người nước ngoài sẽ hỗ trợ cho lý tưởng của của họ. Họ yêu cầu các nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền phổ biến câu chuyện của họ và áp lực Đảng Cộng sản thay đổi đường lối. Hơn nữa, họ nói rằng, cộng đồng quốc tế có nhiệm vụ thực thi tiêu chuẩn nhân quyền thông qua các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên hoặc hy vọng sẽ tham gia. Sau cùng, nhiều người nhắm và Hoa Kỳ: Người Mỹ phải tham gia nhiều hơn nữa, với tư cách cá nhân, và thông qua chính phủ của họ, để yêu cầu cải thiện Việt Nam.
Điểm cuối cùng này sẽ gây tranh cãi, nhưng nó không dựa trên một số tin tưởng ngây thơ về ý định của Mỹ, nó là một sự thừa nhận thực tế của địa chính trị. Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất Việt Nam, đó là nơi cư ngụ lớn nhất thế giới của người Việt hải ngoại, người Mỹ là một trong những nhóm đông đảo nhất thăm viếng Việt Nam hàng năm và, bất kể sự xuất hiện gần đây của Trung Quốc, Hoa Kỳ vẫn còn là một diễn viên có ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Mặc cảm tội lỗi gây ra ảo tưởng là người Mỹ đền tội cho tội lỗi quá khứ của mình bằng cách đứng bên lề thì chỉ đúng như thế: ảo tượng. Điều này không cắt nghĩa được sự tham gia ngày càng gia tăng của Mỹ ở Việt Nam. Khi sự tham gia này tiếp tục tăng trưởng, người Mỹ phải đảm bảo rằng nó có một bộ phận nhân quyền mà không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích chiến lược hay kinh doanh cho Hoa kỳ.
Trong số những người bất đồng chính kiến, tôi đã nói chuyện với ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà địa vật lý 74 tuổi, từ miền Bắc, tương đối có quan điểm tiêu biểu trên các đối tượng này. Mặc dù ông chưa bao giờ là một thành viên của Đảng Cộng sản, ông đã giữ một chức vụ lâu đời tại Cục Địa Chất của chính phủ Hà Nội. Chính phủ cho phép ông đi du lịch Hoa Kỳ đối với một số ít các hội nghị trong thập niên tám mươi và chín mươi – ông là một trong những nhà khoa học đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất được phép làm như vậy, chuyện này đã mở mắt cho ông nhận thức rõ các vấn đề tại Việt Nam. Ông bắt đầu viết tiểu luận và thư ngỏ gửi tới Đảng Cộng sản kêu gọi cải cách. Năm 1999, ông bị bắt vì bất đồng chính kiến và trải qua hơn một tháng biệt giam, nhưng các nhà chức trách đã thả ông do áp lực từ chính phủ Mỹ và các nhóm khoa học và nhân quyền. Ông hiện đang nghỉ hưu và sống dưới sự quản thúc tại gia ở Hà Nội.
Mặc dù Nguyễn Thanh Giang kêu gọi sự hỗ trợ của Mỹ cho sự nghiệp dân chủ, ông không biện hộ cho hành vi của Mỹ trong cuộc chiến. Người Mỹ cảm thấy buồn và xấu hổ là đúng, ông đã viết cho tôi trong một e-mail. “Tuy nhiên, nỗi buồn và xấu hổ… nên được các cơ quan an ninh nhà nước Việt Nam thể hiện tương tự như thế,” ông viết. Người Việt đã thi hành những hành vi “ngu ngốc và vô đạo đức” trong và sau chiến tranh, bao gồm cả các chiến dịch Cải cách Ruộng đất giữa những năm 1950, kết quả là hàng trăm ngàn người chết, và sự đàn áp dã man trong phong trào Nhân Văn, một phe cải cách của Đảng Cộng sản. Ông đưa ra những vấn đề này không nhằm mục đích giải oan cho hạnh kiểm của người Mỹ, nhưng để chứng minh những gì ông tin là đúng bản chất của chiến tranh – một “trò bẩn” mà không có ai trong cuộc lại không có vết nhơ. Nhưng tội lỗi không có nghĩa là người Mỹ nên bị tê liệt với hối hận, đúng hơn, nó đặt một gánh nặng đặc biệt đè lên họ để “bù đắp cho sự hủy diệt gây ra bởi các vụ đánh bom ở Việt Nam” bằng cách hỗ trợ cho các phong trào ủng hộ dân chủ.
Một số người Mỹ đã lên tiếng về tình hình tại Việt Nam. Rất ít người trong số đó thuộc phe Tả. Một số nhỏ ấn phẩm của Mỹ hỗ trợ cho phong trào dân chủ thuộc dạng bảo thủ: Wall Street Journal, tờ New York Post, và New York Sun. Năm 2007 George W. Bush đã tổ chức mời bốn người Mỹ gốc Việt hoạt động dân chủ vào Nhà Trắng – một trong những người đó đã bị tù, và ông Bush đã giúp phóng thích nhà chính kiến Nguyễn Vũ Bình trước chuyến viếng thăm Nhà Trắng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng năm. Barack Obama, mặt khác, đã không thể hiện sự quan tâm tương xứng trong các vấn đề này, một điều không lấy gì làm ngạc nhiên so với sự dè dặt cố hữu của ông đối với vấn đề nhân quyền ở châu Á. Như vậy chỉ còn lại hai cử tri lớn của Mỹ tham gia vào Việt Nam, cả hai đều thuộc phe bảo thủ: các tổ chức truyền giáo chú trọng vào tự do tôn giáo và các nhà đầu tư tập trung vào quyền tự do kinh tế.
Tôn giáo và tự do kinh tế thực sự là vấn đề quan trọng đối với phong trào ủng hộ dân chủ, nhưng nền tảng của nó là rộng hơn nhiều và bao gồm các vấn đề gần gũi với phe cấp tiến, chẳng hạn như quyền lợi của phe thiểu số và lao động. Những nhà bất đồng chính kiến đã xác định rằng hàng triệu công nhân trong các nhà máy sản xuất hàng hoá cho phương Tây ở Việt Nam là đồng minh tự nhiên của họ. Đình công, mặc dù bất hợp pháp, đã gia tăng nhiều trong những năm gần đây, và các nhà đối kháng đang làm việc cật lực để tiếp cận hàng ngũ các nhân công, bất chấp những nỗ lực của chính phủ để ngăn chặn họ. Khi chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp phương Tây là tiếng nói duy nhất trong các nhà máy, công nhân sẽ tiếp tục phải đương đầu với các điều kiện khắc nghiệt, lương thấp, và sự cô lập chính trị.
Tuy nhiên, có một phương cách tiến bộ cho những người Mỹ quan tâm về dân chủ và quyền con người ở Việt Nam. Hoa Kỳ chẳng có gì để cảm thấy thoải mái khi nhìn lại lịch sử của họ tại Việt Nam, nhưng Anh quốc cũng chẳng khá hơn khi nhìn lại lịch sử của họ ở Zimbabwe hay Miến Điện. Thế mà, người Anh và chính phủ của họ đã trở thành những nhà lên án hàng đầu về hai chế độ, thậm chí dù cho điều này có nghĩa là họ phải chịu đựng những cáo buộc rằng tật thói (thực dân) thích xỉa xói vào chuyện cũ vẫn chưa chừa. Người Mỹ lên tiếng phản đối chế độ hiện hành tại Việt Nam có thể sẽ nghe cùng một luận điệu từ chính phủ Việt Nam và từ những nước ngoài. Điều này sẽ khuấy lên những ký ức khó chịu, đặc biệt do hai cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Iraq và Afghanistan.
Nhưng chuyện thụ động sẽ được trả bằng một giá quá đắt, đặc biệt là tính theo của những phát triển gần đây ở Việt Nam, cho thấy rằng phong trào này đang ở một giai đoạn thật hệ trọng. Trong mùa hè năm 2008, các nhà đối kháng nhận được một món quà bất ngờ từ nhà cầm quyền. Chính phủ Việt Nam đã lặng lẽ thương nhượng đầu tư đất đai nhiều tỷ đô la cho một công ty quốc doanh Trung Quốc khai thác mỏ tại Tây Nguyên, Việt Nam. Theo các điều khoản của thỏa thuận này, các công ty Trung Quốc đã đưa vào hàng ngàn người lao động, trong một thời điểm thất nghiệp đang lên cao ở Việt Nam, họ lại cho xây dựng khu trang trại và nhà hàng với bảng hiệu Trung Quốc.
Không có chuyện gì đoàn kết người Việt Nam bằng sự nghi kỵ của họ đối với người hàng xóm khổng lồ phương Bắc. Hai nước chia sẻ một lịch sử bão nỗi đánh dấu một thời gian dài đô hộ bởi Trung Quốc và chiến tranh gần đây nhất, một cuộc xung đột biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979. Các phản ứng dữ dội vì các thỏa nhượng khai thác mỏ đã nổi lên nhanh chóng. Chín mươi tám tuổi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người hùng Điện Biên, thần tượng trong cuộc chiến chống Pháp và Mỹ, công bố công khai chỉ trích việc nhượng bộ. Blogger Việt Nam viết về tiềm năng xâm nhập ngầm của quân đội và nhân viên tình báo của Trung Quốc. Các phong trào ủng hộ dân chủ nắm bắt vấn đề này vội kêu gọi nhiệt huyết quốc gia và sức đề kháng của dân tộc Việt, tiềm ẩn các nguyên lý thôi thúc dân chủ: tinh thần vô trách nhiệm, lòng tham lam của lãnh tụ, nhà nước đã bán linh hồn Việt Nam cho Bắc Kinh, và chỉ có một hệ thống thực sự dân chủ mới có thể kềm giữ chúng được.
Một nhà đối kháng kết nối vấn đề Trung Quốc với nền dân chủ là Lê Công Định, một luật sư bốn mươi mốt tuổi, từng học tại Đại học Tulane bằng học bổng Fulbright. Lê Công Định nổi tiếng ở Việt Nam qua các vụ án cao cấp đại diện chính phủ trong đó có một vụ tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ về cá tra bán phá giá, mà Việt Nam đã thắng. Ông cũng đảm nhiệm các công việc có nhiều rủi ro lớn khi bảo vệ các nhà đồng chính kiến tại tòa án, nhưng danh tiếng của ông và vị thế tốt với chính phủ bảo vệ ông khỏi những hậu quả. Rốt cuộc Lê Công Định đã bi thất sủng với chính quyền khi ông bắt đầu viết blog về các mỏ bauxite và chuyện tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên các quần đảo có khả năng chứa nhiều dầu khí ở Biển Đông. Vào ngày 20 tháng 1 năm 2009, ông đã bị kết án năm năm tù giam vì hành động tuyên truyền chống nhà nước. Chuyện Lê Công Định bị giam cầm đã gửi một thông điệp rõ ràng: việc lên tiếng về Trung Quốc và dân chủ, ngay cả đối với những người có kết nối chính phủ hay từ các gia đình chính trị nổi bật, sẽ không còn được dung thứ.
Khi nhiều người Việt Nam bắt đầu nhận thức được phong trào ủng hộ dân chủ thông qua các vấn đề Trung Quốc, và các vụ đàn áp các nhà đối kháng vẫn tiếp tục tăng trưởng, sự hỗ trợ của quốc tế cho sự nghiệp dân chủ tại Việt Nam thực là bức thiết hơn bao giờ hết. Lê Công Định là trường hợp nhắc nhở rằng chính trị bất đồng chính kiến trong các xã hội độc tài là một chuyện rủi ro không đảm bảo thành công. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng, nếu câu chuyện ngục tù của Solzhenitsyn đã rơi vào tai điếc. Hoặc nếu Hiến chương 77 đã không bao giờ được đọc đến bên ngoài biên giới Tiệp Khắc. Việt Nam hiện nay đang có Solzhenitsyns và Havel. Liệu có ai nghe?
© NKTA (Bản tiếng Việt)
© Đàn Chim Việt
————————————————-
Dustin Roasa là một nhà báo độc lập ở Campuchia, một cây bút về nhân quyền và vấn đề phát triển ở Đông Nam Á. Ông sống tại Việt Nam năm 2004-2005 và thường xuyên trở lại Việt-Nam.
Lo ngại cho blogger Việt Nam (BBC)-Hai tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam thả blogger Điếu Cày và Anh Ba Sài Gòn.-- Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Sự lựa chọn đúng đắn (Quân đội ND)-Tổng Cục II: Tình báo Quốc phòng - Lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân (QĐND 24-10-10) -
Nguyen Hoang Hai, who blogged under the name 'Dieu Cay', should have been released last Wednesday after serving a 30-month sentence for tax fraud, the US-based watchdog said.
'He's still being held,' Phil Robertson, the deputy director of Human Rights Watch's Asia division, told AFP from Bangkok.
Media watchdogs said the charge against Hai, a member of the online Free Vietnamese Journalists Club, was politically motivated, and Robertson said Hai's extended detention is no different. 'They're just making it up as they go along,' he said.
Authorities say Dieu Cay, the name for a traditional pipe, is being investigated under Penal Code Article 88 which covers 'propaganda against the state'.
Before his arrest in 2008 Hai had taken part in anti-Beijing demonstrations about a sensitive sea territory dispute with China. -- AFP
'He's still being held,' Phil Robertson, the deputy director of Human Rights Watch's Asia division, told AFP from Bangkok.
Media watchdogs said the charge against Hai, a member of the online Free Vietnamese Journalists Club, was politically motivated, and Robertson said Hai's extended detention is no different. 'They're just making it up as they go along,' he said.
Authorities say Dieu Cay, the name for a traditional pipe, is being investigated under Penal Code Article 88 which covers 'propaganda against the state'.
Before his arrest in 2008 Hai had taken part in anti-Beijing demonstrations about a sensitive sea territory dispute with China. -- AFP
Việt Nam trước tia chớp dân chủ từ phương bắc (Lê Duy Nhân)“…Khát vọng và ý chí của nhân dân không có gì ngăn cản nổi. Những kẻ đi theo xu thế (thời đại) sẽ thành công, kẻ đi ngược xu thế sẽ thất bại…”
Bỗng nhiên nhiều biến cố lớn như cơn sóng thần đổ ập vào Trung Hoa lục địa trong tháng Mười, tạo nên một cơn địa chấn chính trị làm rung chuyển lãnh đạo ở Bắc Kinh, trong khi những người yêu tự do-dân chủ trên thế giới hồi hộp theo dõi sít sao ảnh hưởng của ba cơn địa chấn chính trị:
- giải Nobel Hoà Bình về tay nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba,Phản ứng chống giải Nobel Hoà Bình trao cho Lưu Hiểu Ba là hành động chống lại con người và bóp nghẹt khát vọng của toàn bộ nhân dân Trung Hoa khiến cả thế giới bất bình nhưng lại tăng thêm sức mạnh cho phong trào dân chủ trên đất Trung Hoa. Mặc dù chính quyền Bắc Kinh ra sức ngăn chặn tin Lưu Hiểu Ba được giải Nobel nhưng vẫn không thể hoàn toàn vô hiệu hóa các kênh thông tin Internet. Khi tước đoạt vinh dự của ông Lưu Hiểu Ba là đảng CSTQ đã huỷ diệt giấc mơ mà nhân dân TQ ấp ủ hàng bao nhiêu thập niên. Liệu nhân dân Trung Hoa có cúi đầu mãi trước một chế độ chà đạp lên danh dự vài khát vọng làm người tự do của họ không?
- Thủ tướng Ôn Gia Bảo đòi đổi mới chính trị ở Trung Hoa Lục Địa,
- 23 cựu đại thần và đại trí thức Trung Quốc đòi tự do ngôn luận.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 3-10 dành cho phóng viên Fareed Zakaria trên đài CNN, thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo đã làm cả thế giới sửng sốt khi tuyên bố:
“Tôi tin rằng tự do ngôn luận là điều không thể thiếu sót được cho mọi quốc gia… Tôi thường nói rằng chúng tôi không những phải cho người dân quyền tư do ngôn luận mà chúng tôi, quan trọng hơn nữa là phải tạo điều kiện cho họ chỉ trích việc làm của chính quyền. Tất cả những điều đó phải thực hiện trong khuôn khổ hiến pháp và luật pháp cho phép để đất nước có trật tự bình thường. Và tất cả điều đó càng cần thiết hơn đối với một quốc gia rộng lớn như Trung quốc với 1,3 tỷ dân số…”Đây không phải là lần đầu tiên TT Ôn Gia Bảo nói về cải cách chính trị. Cách đây không lâu, ông tuyên bố ở Thẩm Quyến (Shenzhen) rằng : “Song song với đổi mới kinh tế chúng ta phải thực hiện đổi mới chính trị”. Ôn Gia Bảo muốn đổi mới chính trị như thế nào? Ông tóm gọn lý tưởng chính trị trong bốn nguyên tắc sau:
-Cho phép mọi người có cuộc sống hạnh phúc có nhân phẩmTiếc thay đại đa số người dân Trung Hoa chỉ được mơ ước một trong 4 điều trên. Tại sao ở cương vị thủ tướng, người điều hành công việc cai trị đất nước, ông Ôn Gia Bảo không thực hiện các “lý tưởng chính trị” trên của mình mà chỉ lên tiếng như một người dân thấp cổ bé miệng? TT Ôn Gia Bảo đã tự đặt mình ra khỏi guồng máy lãnh đạo đảng CSTQ, chối bỏ trách nhiệm đối với những bất công xã hội to lớn, chối bỏ trách nhiệm đối với chính sách đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình… do chính ông đã và đang thi hành một cách sắt máu trên đất nước ông. Tại sao những phát biểu tiến bộ của ông lại bị guồng máy thông tin tuyên truyền do chính ông cầm đầu lược bỏ hết trên các cơ quan truyền thông? Nếu tiếng nói của TT Ôn Gia Bảo không phải tiếng nói của lãnh đạo đảng thì Đảng là ai? Một tổ chức vô hình hay ông Ôn Gia Bảo chỉ đóng vai trò ông Thiện nhằm xoa dịu bất mãn trong quần chúng để ông Ác tiếp tục chuyên quyền cai trị? Người dân Trung Hoa có lý do khi nghi ngờ “thiện chí đổi mới chính trị của ông Ôn Gia Bảo. Vì TT Ôn Bảo không phải là người duy nhất nêu lên vấn đế đổi mới chính trị. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ít lâu sau ngày nhậm chức đã hứa hẹn sẽ gỡ bỏ các rào cản báo chí và mở rộng diễn đàn cho công luận”. Nhưng xưa nay và ở bất cứ đâu có khi nào lời nói của lãnh đạo CS đi đôi với việc làm của họ. Cho nên ít ai tin được sự chân thật trong các tuyên bố của Ôn Gia Bảo.
- Làm cho mọi người cảm thấy an toàn và vững tâm
- Xây dựng xã hội công bằng và công lý
- Làm cho mọi người tin tưởng ở tương lai
Chỉ còn hai năm nữa là TT Ôn Gia Bảo sẽ rút khỏi sân khấu chính trị nên “thiện chí” dân chủ của ông –nếu có- cũng theo ông “về vườn”. Dân chủ không bao giờ là món quà do người cai trị ban phát mà kẻ bị trị phải tự đứng lên giành lấy. Đó chính là lý do ra đời của bản kiến nghị dân chủ do 23 cựu công thần và trí thức TQ, gồm nhiều nhân vật từng nắm giữ các chức vụ quan trọng trong đảng CSTQ như:
- Lý Nhuệ, nguyên thứ trưởng thường trực Vụ Tổ chức Ủy Ban TW ĐảngBản kiến nghị lên án nặng nề chế độ kiểm duyệt bóp nghẹt quyên tự do ngôn luận, tư do báo chí… vi phạm trắng trợn điều 35 trong Hiếp Pháp Trung Quốc và cho đó là “một vết nhơ trong lịch sử của nền dân chủ thế giới”. Những người ký vào bản kiến nghị dân chủ nhận định rằng: “Quy chế “chủ” của nhân dân tại Trung Quốc lục địa hiện nay còn quá thấp kém. Vì vậy việc chúng ta tự hào là một “quốc gia dân chủ xã hội chủ nghĩa” với sắc thái Trung quốc là một điều đáng xấu hổ”.
- Hồ Tích Vĩ, nguyên Chủ nhiệm Nhân Dân Nhật Báo
- Giang Bình, nguyên Giám đốc Đại Học Khoa Chính Trị
- Lý Phố, nguyên Phó Giám Đốc Tân Hoa Xã…
Việt Nam nhìn ánh sáng dân chủ loé lên từ “phương Bắc vĩ đại” sẽ phản ứng như thế nào? Giai cấp trí thức “không XHCN” sẽ có nguồn cảm hứng để nhập cuộc đấu tranh cho dân chủ. Các chiến sĩ dân chủ sẽ có thêm nghị lực phấn đấu. Giới báo chí hy vọng sẽ được nới lỏng vòng kim cô kiểm duyệt. Quả vậy mới đây, lần đầu tiên một tờ báo trong nước (dĩ nhiên của ông nhà nước) dám đăng nguyên văn một bài báo kêu gọi dân chủ. Ngày 18/10, báo đện tử VietnamNet được ban tuyên giáo Đảng cho phép đăng trọn vẹn bài Fareed Zakaria của CNN phỏng vấn TT Ôn Gia Bảo kêu gọi tự do ngôn luận. Hai ngày sau VietnamNet đăng bản kiến nghị “ngưng Bauxite” của báo “phản động Bauxite Vietnam”. Dấu hiệu gì đây? Đảng CSVN chơi trò té nước theo mưa để trả thù ông anh TQ hay TT Dũng đang dọ dẫm bước theo vết chân của TT Ôn Gia Bảo? Hay “phe ta” mượn gió bẻ măng để “chơi phe mình”? Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng , ứng viên rất sáng giá vào ghế TBT Đảng vì được Bắc Kinh “gật gù”, bị quả “bom bauxite” phá bĩnh nên rất bực mình.
Đảng CSVN đang sửa soạn bước vào đại hội XI vào đầu tháng 1/2011. Trong khi vấn đề nhân sự còn đang ở giai đoạn “bất phân thắng bại” thì vấn đề khai thác Bauxite bỗng trở thành khối u bất trị. Sau thảm kịch bauxite ở Hung Gia Lợi, đông đảo người dân bỗng cảm thấy họ không thể khoanh tay nhìn đất nước rơi vào thảm hoạ bauxite. Hàng ngàn trí thức và cựu đảng viên CS từng giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyến CS (như nguyên Phó chủ tịch Nhà nước Nguyễn Thị Binh, Chu Hào, Đặng Hùng Võ, …) đã ký kiến nghị yêu cầu chính quyền ngưng ngay việc khai thác bauxite ở cao nguyên. Đảng CSVN đang ở thế ngồi trên lưng cọp. Không rút lui thì phong trào bauxite sẽ có khả năng thành “Diễn Biến Hoà Bình” hay “Cách Mạng Nhung”. Lùi bước trước áp lực của dân chúng thì vừa mất uy thế lãnh đạo vừa mất lòng các nhà đầu tư của thiên triều.
Khi nói về tương lai của tiến trình đổi mới chính trị ở Trung Hoa Lục Địa, TT Ôn Gia Bảo ví von rằng: “Cũng như sông Dương Tử sóng sau đè sóng trước, các thế hệ mới sẽ vượt qua thế hệ trước. Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Hoa tương lai sẽ vượt trội lãnh đạo trước. Thứ nữa, chính nhân dân và sức mạnh dân tộc quyết định tương lai và lịch sử của đất nước. Khát vọng và ý chí của nhân dân không có gì ngăn cản nổi. Những kẻ đi theo xu thế (thời đại) sẽ thành công, kẻ đi ngược xu thế sẽ thất bại”. Đảng CSTQ cầm quyền từ năm 1949, tức hơn 6 thập kỷ, mà chỉ có “làn sóng chuyên chế” sau thay thế “làn sóng chuyên chế” trước.
Cũng như ở TQ, nếu quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tiếp tục bị bóp nghẹt thì không có làn “sóng sau dân chủ” nào đè được “làn sóng độc tài” và không có xu thế thời đại nào thay đổi được cái xu thế chính trị độc tài, tham nhũng và bất lực của thứ chủ nghĩa XHCN giả hình, mang cốt lõi tư bản mafia.Lê Duy Nhân
© Thông Luận 2010“…Việt Nam đang cần một sự khai sáng quyết liệt. Một cam kết thực hiện Khế ước văn minh. Nếu không bắt đầu từ bây giờ, sẽ là quá muộn và tất cả chúng ta đều bị tổn thương, đều bị lụi tàn bởi tình trạng dã thú này…”
- Lo ngại cho blogger Việt Nam (BBC). – Human Rights Watch và Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những nhà tranh đấu ôn hòa — (RFI)
- Nhân việc Beoblog bàn chuyện Điếu Cày (Gốc sậy). – He he! Cả đảng sợ Điếu Cày! “…từ những ngày bạn ta mặc áo thun, đội mũ an toàn có in đậm hàng chữ lẫm liệt Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam”. — (Dân luận/Đinh Tấn Lực).-- Dương Danh Dy: Đọc lại Hịch tướng sĩ của đức thánh Trần mà như thấy Ngài đang nói với thời nay — (boxitevn). “Nay các ngươi thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết nhục, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức; tai nghe nhạc để hiến sứ ngụy mà không biết căm;… “
- Taiwan’s representative to Vietnam visits Ho Chi Minh City (Focus Taiwan)--- Có thêm học sinh Tây Tạng biểu tình “…để đòi hỏi quyền được học bằng ngôn ngữ của họ” phản đối giáo dục Hán (BBC).
Chính trị: Vẫn cái nhìn hằn học (QĐND 22-10-10) -- Báo QĐND kiên định canh chừng các "thế lực thù địch"!-
- Bài này trên blog Duy Hoàng, thành viên đảng Việt Tân, bị phía VN quy cho là “tổ chức khủng bố” : Free Blogger Dieu Cay (Global Voices). Blogger Điếu Cày —
HUMAN RIGHTS WATCH
Thông cáo phát hành ngay
Việt Nam : Phải trả tự do cho các blogger và những người phê phán chính phủ một cách ôn hòa
Thêm một đợt bắt giữ mới trước đại hội Đảng
( New York , ngày 23 tháng 10 năm 2010) – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa tuyên bố hôm nay rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ ngay lập tức mọi cáo buộc đã áp đặt đối với những người phê phán ôn hòa trên mạng là Nguyễn Văn Hải, có bút danh Điếu Cày và Phan Thanh Hải, bút danh Anhbasg, và trả tự do cho họ. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, việc truy tố mang màu sắc chính trị đối với những người phê phán chính phủ và các blogger độc lập là vi phạm các quyền cá nhân đã được bảo đảm theo luật pháp quốc tế, và tô đậm thêm vết đen về nhân quyền của quốc gia này.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 2010, ngày mãn hạn tù 30 tháng của Điếu Cày theo bản án ngụy tạo với tội danh “trốn thuế”, nhà cầm quyền đã từ chối trả tự do cho ông. Công an cho biết họ tiếp tục giam giữ ông để điều tra, với cáo buộc mới rằng ông vi phạm điều 88 của Bộ luật Hình sự vì đã “tuyên truyền chống nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”. Vợ cũ của ông, bà Dương Thị Tân, đã bị công an Thành phố Hồ Chí Minh tạm giữ và thẩm vấn khi bà chuẩn bị đi đón ông ra tù; nhà riêng của bà cũng bị khám xét.
“Chính quyền Việt Nam thật không còn biết xấu hổ khi tạo dựng các cáo buộc và biện minh cho việc giam giữ những người lên tiếng phê bình một cách ôn hòa như Điếu Cày”, ông Phil Robertson, phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Đợt truy quét trước Đại hội Đảng đang vào cao điểm, và những người lên tiếng chỉ trích chính phủ đang bị đặt trong tầm ngắm”.
Điếu Cày là người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một nhóm xã hội độc lập. Đa số đều nhìn nhận tội danh về thuế chỉ là cái cớ để dập tắt tiếng nói của Điếu Cày phê phán chính phủ và chính sách đối ngoại với Trung Quốc. Ngày 18 tháng 10, công an Thành phố Hồ Chí Minh cũng bắt giữ Phan Thanh Hải, một thành viên khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Hai thành viên khác là blogger Tạ Phong Tần và Uyên Vũ đều bị công an giám sát công khai tại tư gia. Công an cũng tạm giữ nhà hoạt động dân chủ Đỗ Nam Hải trong một thời gian ngắn vào ngày 19 tháng 10.
“Ở một quốc gia, nơi nhà nước kiểm soát mọi phương tiện truyền thông truyền thống, blogger độc lập xuất hiện như những nguồn cung cấp tin tức, thông tin và bình luận xã hội quan trọng”, ông Robertson cho biết. “Chính phủ lẽ ra phải ghi nhận vai trò xã hội then chốt mà các blogger độc lập đang đảm nhận, thay vì sách nhiễu và bỏ tù họ”.
Các biện pháp đàn áp blogger trùng hợp với đợt bắt giữ tùy tiện trong thời gian gần đây, là chỉ dấu cho thấy phần nào nỗ lực của chính quyền nhằm dập tắt những tiếng nói phê phán trước khi khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng Giêng năm 2011. Các đảng chính trị đối lập và truyền thông độc lập bị cấm hoạt động ở Việt Nam, và mọi đoàn thể, tổ chức tôn giáo cũng như nghiệp đoàn đều bị đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền.
Ngày 13 tháng Tám, công an bắt giữ Phạm Minh Hoàng, có bút danh Phan Kiến Quốc, đang làm việc tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, là cộng tác viên của một trang mạng lên tiếng phản đối việc Trung Quốc vận hành các mỏ khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Công an cáo buộc ông làm việc cho Việt Tân – một đảng đối lập ở hải ngoại, và tham gia các buổi họp bàn về phương pháp đấu tranh bất bạo động. Những vụ bắt bớ khác được cho là có liên quan tới Việt Tân trong những tháng gần đây gồm có: Mục sư Dương Kim Khải, bị bắt vào ngày 10 tháng Tám tại Thành phố Hồ Chí Minh; và hai dân oan, bà Trần Thị Thúy, bị bắt ngày 10 tháng Tám ở Đồng Tháp, và ông Nguyễn Thành Tâm bị bắt ngày 18 tháng Bảy tại Bến Tre.
Ba nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động – Đoàn Huy Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, đã có lịch ra tòa vào ngày 26 tháng 10 tại tỉnh Trà Vinh với tội danh “phá rối an ninh”. Cả ba bị bắt vào tháng Hai vì phân phát tờ rơi với nội dung chống chính phủ và giúp người lao động tổ chức đình công đòi tăng lương. Cũng có lịch phải hầu tòa trong tuần tới là sáu người dân giáo xứ Cồn Dầu thuộc tỉnh Đà Nẵng. Họ bị bắt vào tháng Năm, khi công an cưỡng bức giải tán một đám tang trên đường đến nghĩa địa nằm ở khu đất có tranh chấp.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 17 Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhóm họp vào ngày 28 tháng 10 tại Hà Nội sẽ là cơ hội tuyệt vời cho các nguyên thủ quốc gia ASEAN và các chính phủ khác bày tỏ quan ngại về việc đàn áp những người lên tiếng phê phán chính phủ, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
“Các bên tham gia Hội nghị thượng đỉnh ASEAN cần chất vấn nước chủ nhà Việt Nam xem họ nghĩ khẩu hiệu ‘một ASEAN vì con người’ thực chất có ý nghĩa như thế nào đối với một blogger Việt Nam đang ở trong tù”, ông Robertson nói. “ASEAN cần yêu cầu Việt Nam thả ngay lập tức những tù nhân nói trên và tôn trọng các nguyên tắc về nhân quyền trong Hiến chương ASEAN”.
Để biết thêm tin tức liên quan tới Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin xem trang web:
http://www.hrw.org/en/asia/vietnam
Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở Bangkok , Phil Robertson (bằng tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động)
Ở Washington DC , Sophie Richardson (bằng tiếng Anh, tiếng Hoa Phổ thông): +1-202-612-4341 hoặc +1-917-721-7473 (di động)
* Hình: Phan Thanh Hải (blogger AnhBaSG) và Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày)
Vietnam: Free Peaceful Bloggers and Government Critics Human Rights Watch
(New York) - Vietnam should immediately drop charges against the peaceful online critics Nguyen Van Hai, known as Dieu Cay, and Phan Thanh Hai, known as Anhbasg, and release them, Human Rights Watch said today.
<<:: thật ngây thơ khi nghĩ rằng vì bloggers lao xao mà Điếu Cày bị giam tiếp ... , hãy nhìn Điếu Cày và hỏi vì sao họ không muốn Điếu Cày ra ngoài.. lại thêm một cái CLB gì đó 'tự do', lại mặc áo và giăng biểu ngữ ... hò hét trên blog, ký kiến nghị ... chưa đủ để dọa ai ! >>>- Tại sao một chính quyền lưu manh vẫn có người bênh vực? (Vũ Quý Hạo Nhiên) “Trước khi cái chính quyền này lên án Điếu Cày, Song Chi, Nguyễn Tiến Trung, Anhbasg, v.v. là phản động, đố có bố nào biết trước được “Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam” là phản động á”. – Nhật Ký Sài Gòn ngày 18-19-20 (Người buôn gió) “… nếu vào bây giờ chúng nó lại kiếm cớ gây sự như lần trước, rồi nó lại mang về đồn bảo giải quyết, hòa giải mẹ gì đó đến cả tuần chưa xong thì mình chẳng gặp anh Điếu Cày. Nghĩ thế nên cứ loanh quanh ở ngoài bảo chị Tân thấy anh về điện em, để em xông thẳng vô tặng anh bó hoa rồi đến đâu thì đến tính sau”. - Vì sao lại xảy ra việc trấn áp bất thường blogger ở VN những ngày này? (Kami). – Điếu cày (Hồ Thu Hồng) “Ngày Bloggers là ý tưởng không tồi, nhưng gán vào trường hợp anh Hải, trong hoàn cảnh hiện nay, lại là một hành động ngu xuẩn và nhẫn tâm, vì nó làm hại một con người”.-- Nhà bất đồng chính kiến Cuba được trao giải Sakharov (Kichbu/Lenta). – EU trao giải nhân quyền cho người Cuba — (BBC).-Canada thảo luận với Trung Quốc về trường hợp ông Lưu Hiểu Ba (RFA)-Ngoại trưởng Lawrence Canon của Canada đã lên tiếng trình bày với chính phủ Trung Quốc về trường hợp của Khôi Nguyên Nobel Hòa Bình 2010 Lưu Hiểu Ba.
Hai biểu ngữ - Một vấn đề Lý Thái Hùng
Cuối năm 2007 làn sóng tức giận Trung Quốc đã bùng lên rộng lớn từ Hà Nội đến Sài Gòn khi nhà cầm quyền Bắc Kinh ngang nhiên công bố việc thành lập huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản trị hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đây là những phần đất mà họ đã xâm chiếm vào tháng 1 năm 1974 và tháng 3 năm 1988.
Khởi đầu của làn sóng này là hàng ngàn thanh niên sinh viên và đồng bào tự phát, hẹn nhau trên mạng Internet và kéo đi biểu tình trước sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Sài Gòn từ ngày 9 tháng 12 năm 2007 và kéo dài hàng tuần đến đầu tháng 1 năm 2008.
Hòa trong làn sóng phản đối này, vào lúc 9 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 2008, 7 thành viên Câu Lạc Bộ Những Nhà Báo Tự Do với đồng phục áo thun đen in “còng” thế vận hội, đứng đầu là Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải đã xuất hiện trước nhà hát thành phố ở Sài Gòn. Trong tay các anh chị em này là biểu ngữ: Hoàng Sa – Trường Sa Là Của Việt Nam, Tẩy Chay Thế Vận Hội Bắc Kinh, giăng ra trước sự chứng kiến của đông đảo đồng bào. Sau 30 phút xuất hiện ở đây, các thành viên trong nhóm biểu tình dự tính tiến về phía nhà thờ Đức Bà; nhưng vừa đi đến góc khách sạn Continental thì cả nhóm bị công an chận lại. Họ đành phải trở lại đứng biểu tình tiếp tại nhà hát thành phố. Liền sau đó, hơn 100 công an đã ập đến, bắt giữ 7 người biểu tình và giải về trụ sở công an.
Sự xuất hiện công khai của biểu ngữ kêu gọi chống Thế Vận Hội Trung Quốc 2008 trước nhà hát thành phố đã làm cho Hà Nội lo sợ sẽ bị Bắc Kinh khiển trách. Đặc biệt họ lo sợ lời kêu gọi của anh Điếu Cày có thể tạo thành làn sóng tẩy chay hoặc cản trở cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh tại Sài Gòn vào ngày 29 tháng 4. Vì thế mà chỉ 10 ngày trước đó (19/4/2008), nhà nước Cộng sản Việt Nam ra lệnh bắt giữ anh Điếu Cày.
Việc bắt giữ Blogger Điếu Cày đã tạo một sự phẫn nộ rất lớn trong công luận Việt Nam và thế giới. Để tránh những áp lực của thế giới và nhất là để tránh hình ảnh tay sai Bắc Kinh trong mắt dân chúng Việt Nam, công an Sài Gòn đã dàn dựng ra cái gọi là “tội trốn thuế” để làm lý cớ truy tố anh Điếu Cày. Ngày 10 tháng 9 năm 2008, Cộng sản Việt Nam đã đưa Blogger Điếu Cày ra tòa, kết án 30 tháng tù, tức 2 năm 6 tháng về tội… trốn thuế, với những hồ sơ hoàn toàn ngụy tạo.
Ngày 19 tháng 10 năm 2010 vừa qua là ngày Blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải mãn hạn tù “trốn thuế”. Nhưng thay vì anh được trở về nhà vào ngày 20 tháng 10, trong sự chuẩn bị đón tiếp của gia đình, công an lại tiếp tục giam giữ Blogger Điếu Cày, cáo buộc thêm một tội danh mới là “tuyên truyền chống phá nhà nước” trước sự ngỡ ngàng của gia đình và dư luận.
Điều làm cho công luận phẫn nộ là thái độ ngang nhiên, tùy tiện, bất chấp luật pháp của chính chế độ và kiểu hành xử tấn công ngược vào gia đình nạn nhân để bịt miệng trước. Công an lẳng lặng bàn giao Blogger Điếu Cày từ bộ phận giam giữ này sang ban ngành đày ải khác rồi một tháng sau mới cho gia đình biết. Đến ngày mãn hạn tù, họ không chỉ thản nhiên công bố tội danh mới mà còn bất ngờ xông vào nhà của gia đình Bloggerr Điếu Cày lục soát và bắt chị Dương Thị Tân lên trụ sở công an hạch xách từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối mới cho về. Đây rõ ràng là cách hành xử của một tập đoàn mafia theo luật rừng, từ cấp bộ công an ở trung ương xuống đến các phòng công an ở phường, quận.
Trong khi đó, cũng vào ngày Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải bị giữ tiếp trong tù, Cộng sản Việt Nam đã trả tự do cho chị Võ Hồng, một thành viên của đảng Việt Tân, trở lại Úc Châu sau gần 10 ngày bị giam giữ vì tội danh “khủng bố”. Chị Võ Hồng đã về Việt Nam để tham gia một công tác mà nội dung không khác gì nỗ lực của Blogger Điếu Cày và các thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do trước nhà hát thành phố Sài Gòn cách đây 3 năm.
Lúc 12 giờ trưa này 9 tháng 10 năm 2010, chị Võ Hồng và các thành viên của đảng Việt Tân đã xuất hiện tại công viên Lý Thái Tổ, ở trung tâm Thủ đô Hà Nội và cũng là nơi diễn ra các lễ hội mừng Ngàn Năm Thăng Long, để giăng biểu ngữ và công bố Bản Lên Tiếng: Vì Thăng Long Ngàn Tuổi - Chống Hiểm Họa Bắc Triều”. Các anh chị em Việt Tân cũng tiếp xúc với đồng bào để chia xẻ tin tức về âm mưu xâm lược từng bước của Trung Quốc không chỉ ngoài biển Đông mà đã vào tới rất nhiều vùng hệ trọng bên trong lãnh thổ Việt Nam. Sau 30 phút xuất hiện tại công viên, tất cả các đảng viên đảng Việt Tân đã rời địa điểm an toàn. Chỉ có chị Võ Hồng bị công an Cộng sản Việt Nam bắt giữ vào lúc 6 giờ tối ngày 10 tháng 10 năm 2010 khi đang chờ máy bay rời Sài Gòn. Lý do là vì chị Võ Hồng muốn và đã dùng tên thật của mình khi trả lời báo chí ngoại quốc tại nơi giăng biểu ngữ.
Bà Phương Nga, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam cho biết là bà Võ Hồng bị bắt dưới tội danh khủng bố. Liền sau đó, đảng Việt Tân đã thách thức Hà Nội chứng minh những hành động của bà Võ Hồng là khủng bố. Cho đến nay Hà Nội né tránh trả lời mà chỉ tung ra trên báo chí của họ những chuyện ngụy tạo và vu khống cũ kỹ, không căn cớ.
Cả anh Nguyễn Văn Hải và chị Võ Hồng đều trương biểu ngữ kêu gọi hãy cảnh giác hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc. Cả hai đều xuất hiện công khai trước công chúng ở Sài Gòn và Hà Nội. Cả hai đều bình thản, không nao núng trước bạo lực vì họ biết việc mình làm đúng với lương tri và chính nghĩa.
Nhưng cách đối xử của Cộng sản Việt Nam đối với Blogger Điếu Cày và cán sự xã hội Võ Hồng khác nhau hoàn toàn. Chị Võ Hồng bị bắt giữ vì tội “khủng bố”. Anh Điếu Cày bị bắt giữ vì tội “trốn thuế”. Sau 9 ngày giam giữ, khi biết không có thể dàn dựng nổi bản án khủng bố trước sự theo dõi của thế giới, Cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho chị Võ Hồng. Sau 2 năm 6 tháng giam giữ, khi biết Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và vô số bloggers sẽ theo bước anh Điếu Cày, Cộng sản Việt Nam ngang nhiên đẻ ra tội mới để tiếp tục giữ anh trong tù ngục.
Ngoài ra, không chỉ Blogger Điếu Cày bị phân biệt đối xử. Bốn đảng viên đảng Việt Tân gồm giảng viên Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, chị Trần Thị Thúy, anh Nguyễn Thành Tâm cũng đang bị Cộng sản Việt Nam giam cầm dù họ cũng chỉ làm những việc tranh đấu ôn hòa, bất bạo động như chị Võ Hồng. Điều này cho thấy Cộng sản Việt Nam bất chấp bản chất của những hành động của các nhà dân chủ mà chỉ đơn thuần đàn áp những ai họ đàn áp được. Do đó, cái gọi là là xây dựng nhà nước “vì dân, do dân và của dân” mà Hà Nội chủ trương chỉ là sáo ngữ, trong khi thực tế lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chỉ sợ các áp lực quốc tế chứ chẳng đếm xỉa gì đến khát vọng của người dân Việt.
Chúng ta không thể nào chấp nhận những đối xử phân biệt và tùy tiện này. Chúng ta không thể để cho Cộng sản Việt Nam cáo buộc những người yêu nước với những tội danh mang tính sỉ nhục và dùng đó làm lý cớ biện minh cho những trấn áp. Chính vì thế, chúng ta không thể chỉ chia vui về sự tự do của chị Võ Hồng, mà còn phải tiếp tục tranh đấu hết lòng cho tất cả những người con yêu của đất nước đang trong tù ngục, đặc biệt là người tù với ánh mắt tinh anh mang tên Điếu Cày.
Lý Thái Hùng
Ngày 21/10/2010
Blog Anh Ba Sài Gòn (Phan Thanh Hải)
“…chúng ta có quyền yêu cầu, kiến nghị hủy bỏ những điều luật không ích cho nước, không lợi cho dân và không còn phù hợp với thời đại nữa…”
LTS: Mãn hạn tù vào ngày 18/10/2010, thế nhưng blogger Điếu Cày vẫn chưa được thả và vẫn còn bị tiếp tục giam cầm trái pháp luật. Trước đó một ngày, vào khoảng 10h30 tối ngày 17/10/2010, công an đã khám xét nhà blogger Anh Ba Sài Gòn, tức luật sư Phan Thanh Hải, và đã bắt giam anh ngay sau đó.
Hành động ngang ngược trái pháp luật của chính quyền cộng sản Việt Nam chính là muốn đe doạ, trấn áp và dập tắt ngọn lửa đang âm ỉ chờ đợi dịp bùng phát của các tiếng nói phản kháng cương trực của các blogger. Thế nhưng họ đã lầm, chính những hành động này sẽ nung nấu và góp thêm lửa cho các blogger, và như chúng ta đã thấy càng ngày càng có thêm nhiều hơn những tiếng nói trung thực cùng đồng hành trên con đường dân chủ hóa cho đất nước.
Góp phần toả sáng những tiếng nói đòi hỏi nền dân chủ đa nguyên đích thực cho đất nước Việt nam, Thông Luận xin giới thiệu lại cùng bạn đọc hai bài viết tiêu biểu của blogger Anh Ba Sài Gòn.
Anh Ba SaiGon |
một thuật ngữ thiếu chính xác về pháp lý
Phan Thanh Hải
Cụm từ "kẽ hở Pháp Luật" phát sinh từ giới nhà báo, có lẽ được khoảng gần hai chục năm nay. Cũng có thể thoạt tiên là do giới lãnh đạo dùng, sau đó các nhà báo "hiểu ý" rồi yên tâm đem ra dùng lại trên báo chí và khiến nó phổ biến đến mức trở thành một "thuật ngữ báo chí", tuy nhiên chưa bao giờ một hệ thống pháp luật đúng nghĩa lại chấp nhận khái niệm này.
Ngoài giới nhà báo còn rất nhiều trí thức, đặc biệt là các chính trị gia, các đại biểu Quốc hội và ngay cả giới Luật sư cũng dùng nó một cách rất tự nhiên.
Khái niệm "kẽ hở pháp luật" nhằm ngụ ý đến những tình thế mà Pháp luật chưa quy định cụ thể khiến ai hiểu sao cũng được, trong đó một bên tinh ranh hơn đã áp dụng nó theo hướng có lợi cho mình bất kể thiệt hại cho nhà nước hay cho người khác (cũng có khi không ai bị thiệt hại cả). Nếu đem Luật thực định áp dụng vào tình huống đó thì "không xử" được kẻ tinh ranh nọ bởi vì anh ta đã "lách luật" thành công.
Một bài báo kể rằng "Ở quận Tân Bình, Tân Phú, chủ hộ chỉ có diện tích nhà ở khoảng 30m2 và 80m2… mà bảo lãnh cho 20-30 người vào nhà mình!?. Chính kẽ hở của Luật Cư Trú đang tạo thành dòng chảy cho người dân từ các tỉnh đổ xô về TP gây bùng nổ tăng dân số cơ học". Có thể hiểu ý của bài báo rằng chủ nhà đã lợi dụng "kẽ hở Pháp luật" ở chỗ không giới hạn số người mà chủ nhà được phép bảo lãnh, căn nguyên là do Luật quy định thiếu cụ thể.
Một bài báo khác cũng đặt tựa là “Không đưa dự án bô-xít ra Quốc hội là lách luật”.
Mới đây Thời báo Kinh Tế Sài Gòn đưa tin rằng “Các ngân hàng ngoại kiếm lãi gấp hơn 8 lần so với những ngân hàng nội phần nhiều là nhờ chiêu thức mua bán ngoại tệ lòng vòng, lách luật”.
Nói chung không thể kể ra hết những tình huống "lách luật" mà báo chí hiện nay đang dùng.
Tất nhiên tôi không nêu ra các ví dụ này để phân giải hay khẳng định việc một chủ nhà đã bảo lãnh cho 20-30 người nhập hộ khẩu là sai hay đúng, việc “không đưa dự án Bô xít ra Quốc hội” thì có vi phạm Pháp luật hay không, hoặc việc mua bán ngoại tệ lòng vòng là tốt hay xấu… Vấn đề tôi muốn nói đến là cách hiểu và cách dùng từ "kẽ hở Pháp Luật" và "lách luật".
Kiểu nhận định rằng ai đó lách luật là lối nói mơ hồ, khiến người đó bị treo lơ lửng giữa tình thế không biết có vi phạm hay không. Lẽ ra nếu người viết chưa có thái độ dứt khoát thì có thể nói rằng “có dấu hiệu vi phạm” hoặc nói rằng “có khả năng vi phạm”, tuy nhiên việc dùng chữ lách luật là không ổn về lô gích Pháp lý.
Thực ra trong Pháp Luật không có chỗ nào là kẽ hở cả. Pháp Luật là nơi phân định lẽ công bằng, nó chỉ có một lằn ranh ở giữa, lằn ranh đó chia ra làm 2 miền, một bên là cấm đoán, một bên là cho phép. Một hành vi một tình huống chỉ có thể hoặc đúng Luật hoặc sai Luật, hoặc vi phạm hoặc không vi phạm, hoặc có tội hoặc vô tội... mà thôi. Ví dụ như lằn vạch kẻ đôi phân ranh đường hai chiều, bánh xe chạm vào đó tức là vi phạm mà chưa chạm vào thì chưa vi phạm, chỉ có 2 khả năng đó, không có sự lưng chừng nửa đúng nửa sai.
Xét về góc độ lập pháp
Hệ thống Pháp Luật Việt Nam ban cho Quốc hội thẩm quyền lập pháp và cho chính phủ thẩm quyền lập quy, điều đó khẳng định rằng các cơ quan này có nghĩa vụ phải lập pháp và lập quy. Bất cứ một hành vi nào xảy ra trong xã hội cũng phải được Pháp Luật điều chỉnh và đều có cách phân xử, các cơ quan làm luật không thể biện bạch rằng vì quá bận bịu, vì thiếu người, vì lý này do nọ ... nên khi chuyện xảy đến thì không biết đúng biết sai vì chưa có Luật, chưa kịp làm Luật.
Phải hiểu rằng tất cả những gì nhà nước chưa (hoặc chưa kịp) quy định cấm thì người dân đều được phép làm, đó là một nguyên tắc từ suy lý. Chỗ mà Pháp Luật không buộc tội, không cấm thì dứt khoát không phải là vi phạm và không thể gọi đó là kẽ hở, là lách luật.
Pháp Luật cũng là một công cụ hạn chế quyền lực của nhà nước, một khi Pháp Luật chưa ban quyền thì dứt khoát cơ quan nhà nước chưa thể thực hành quyền ấy. Phát biểu một cách khác rằng "cơ quan nhà nước chỉ được phép làm những gì Pháp Luật đã quy định". Mọi hành động của cơ quan nhà nước vượt quá quyền hạn đã được Pháp Luật ban cho đều là sai trái và lạm quyền.
Trong Pháp Luật có một số quy phạm có tính chất tùy nghi, ví dụ như “cơ quan nhà nước phải cấp giấy phép trong vòng 30 ngày”. Thực tế áp dụng Pháp Luật thì có người được cấp giấy phép chỉ trong một vài ngày, nhưng nhiều người khác thì đến đúng 30 ngày mới có giấy phép. Như vậy thì khoảng tùy nghi 30 ngày này có phải là kẽ hở không?
Tôi cho rằng đây cũng không thể gọi là kẽ hở, bởi sự bình đẳng và công bằng luôn luôn là nguyên lý và thuộc tính của Pháp Luật. Vì thế hành động cấp phép thiếu công bằng về thời gian, đối xử bất bình đẳng chính là một biểu hiện của hành vi trái Luật, có tư ý hoặc thiếu sót của công chức hoặc lãnh đạo. Người bị đối xử bất bình đẳng, thiếu công bằng có thể khiếu nại hành chính hoặc khởi kiện ra tòa.
Chúng ta có thể thấy Pháp Luật tràn ngập mọi kẽ mọi ngách của đời sống và mọi người có tự do hành xử cho đến khi chạm đến giới hạn, đó là những điều cấm đoán và chạm đến sự tự do của người khác. Có một lằn ranh ở giữa để phân biệt đúng hay sai, có vi phạm hay không, đó là Pháp Luật và cũng là lẽ công bằng.
Tóm lại khi xét trên nguyên lý "công dân được làm tất cả những gì Pháp Luật không cấm" và "cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì Pháp Luật cho phép", thì không thể định ra những vùng thuộc về kẻ hở hay phần lưng chừng của Pháp Luật.
Về nghĩa vụ xét xử của tòa án
Dựa trên giả thiết rằng tòa án có nghĩa vụ xét xử và sự khước từ xét xử là sai trái, Tòa có quyền xét xử và cũng bị buộc phải xét xử, bởi lẽ không có tòa thì người dân không biết trông chờ vào ai. Nếu tòa án mà không giúp dân chúng việc xét xử tranh chấp thì tòa án không còn ý nghĩa của nó nữa và xã hội sẽ nên hỗn loạn.
Một số quốc gia theo trường phái "án lệ" như Anh quốc thường đem "lẽ công bằng" như là một tiêu chuẩn cho sự xét xử. Các tòa án chưa bao giờ từ chối việc xét xử với lý do rằng chưa có Luật điều chỉnh bởi vì họ có “lẽ công bằng” và họ thừa nhận nghĩa vụ phải xét xử của mình. Thông thường những phán quyết phải vận dụng lẽ công bằng (vì chưa có Luật) thường trở thành án lệ, và chính những án lệ “bất thường” đó sẽ trở thành một quy chuẩn cư xử mới mang tính chất của Pháp Luật.
Có một điều cần phải thừa nhận mặc nhiên ở đây đúng theo tinh thần thượng tôn Pháp Luật rằng: bản án chính là điểm dừng của Pháp Luật. Phán quyết của Tòa án sẽ khiến cho mọi sự dị nghị phải dừng lại và mọi "kẽ hở Pháp Luật" còn sót lại phải biến mất.
Hãy bỏ thói quen dùng chữ "kẽ hở Pháp Luật" và "lách luật"
Dù rằng thực tế có rất nhiều người dùng những âm mưu thủ đoạn che dấu sự vi phạm Pháp luật, thậm chí họ kết bè kết cánh để bao che lẫn nhau và lũng đoạn Pháp luật, đó không phải là sự lách luật mà chính là sự vi phạm. Ngược lại bất cứ ai khi áp dụng Pháp luật một cách khôn ngoan, hợp lý có lợi nhất cho mình và không phạm điều cấm, thì đều có thể tự tin rằng mình hành động đúng và không vi phạm luật.
Uy tín và quyền năng của Pháp luật chỉ có được khi nó xuất phát từ sự thừa nhận và niềm tin của dân chúng vào công lý, vào sự công bằng mà Pháp luật đang đại diện. Sự cưỡng ép bằng bạo lực mà không dựa trên tính đúng đắn của Pháp luật và lẽ công bằng thì dù có dùng danh nghĩa của nhà nước cũng chẳng khác gì hành động của kẻ cướp, của lũ giặc hay của bọn MAFIA. Nói khác đi, yếu tố tinh thần trong Pháp luật quan trọng hơn rất nhiều so với phần vật chất của nó.
Việc bỏ thói quen dùng từ "kẽ hở Pháp Luật" và "lách luật" sẽ khiến cho cách hiểu Pháp Luật không bị méo mó, tinh thần thượng tôn Pháp luật trở thành một chân lý nằm sâu trong tư duy của dân chúng, chỉ khi ấy việc xây dựng nhà nước Pháp quyền ở Việt nam mới có thể thành công.
II. Tội bất kính với vua
Phan Thanh Hải
“Luật Trung hoa quy định kẻ nào phạm tội bất kính với vua thì phải tử hình. Vì luật không định nghĩa thế nào là bất kính nên chuyện gì cũng có thể làm cái cớ để xử tử người bị ghét, có khi chu di cả gia tộc người ta nữa…Thế thì đủ rõ khái niệm về tội chống vua là rất mơ hồ, làm cho chính thể trở thành chuyên chế.”Đó là quan điểm của Montesquieu trong cuốn “Tinh thần Pháp luật” ra đời năm 1748, cách đây 260 năm.
Và đây là một điều Luật khá quen thuộc:
Phàm những kẻ sỹ trong thiên hạ tự nhận thấy mình có chút lương tri, dù được đào tạo từ bất kể lò tiểu học, trung học, đại học, trường đời, trường học nhà tù… cũng đều hay nói, phát biểu làm đụng chạm hay phạm đến cái gọi là chính trị. Thậm chí họ còn viết ra những thứ mà người ta nói: nhẹ thì bảo là biểu lộ thái độ chính trị, nặng thì bảo là làm chính trị. Theo thiển ý của tôi thì cái đám kẻ sỹ hay bộc lộ ra sự chỉ trích, phê phán, cười cợt ấy [hầu như ít khi khen] đều xuất phát từ ý thức phản kháng cá nhân đối với những hiện trạng Xã hội và đặc biệt là những hành vi, động thái của quan chức, của Đảng và cơ quan nhà nước.
Điều 88:
Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.”
Ở hầu hết các nước có thể chế Dân chủ - Cộng hòa thì những hành vi biểu lộ sự không đồng ý, chỉ trích, phê phán nhà nước đều là bình thường. Ngay cả hành vi phản kháng có tính quy mô và nguy hiểm nhất đối với chính phủ hiện hữu là sự thành lập một Đảng phái chính trị đối lập [với Đảng cầm quyền] thì cũng không hề bị cấm đoán.
Vâng đấy là chuyện ở nước người… ta chớ có nên hào hứng quá mà tưởng bở! Cái kiểu đó không hoặc chưa phù hợp với chúng ta ở tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam. Chúng ta có Cộng hòa, nhưng chúng ta còn có thêm Xã hội chủ nghĩa kèm với một mục tiêu khá lâu dài…
Tuy nhiên để tránh sự quá đà, tôi chỉ bàn luận về những đặc điểm của loại Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam trong phạm vi Điều 88 và ý nghĩa của sự “chống Nhà nước” mà thôi.
Các đặc điểm để xác định tội phạm này như sau:
1. Về hành vi khách quan và quan hệ nhân quả
- Các hành vi cụ thể của tội phạm là: “tuyên truyền”, “phỉ báng”, “xuyên tạc”, “phao tin bịa đặt”, “làm ra”, “tàng trữ”, “lưu hành” biểu hiện qua lời nói, văn bản, “văn hóa phẩm”. Đây cũng là những yếu tố mang tính chất nguyên nhân.
- Điều luật không nêu cụ thể phần hậu quả mà hành vi ấy sẽ mang đến duy chỉ có một yếu tố nhỏ là “gây hoang mang trong nhân dân” [trong điều luật] hoặc “làm giảm uy tín của chính quyền nhân dân” [theo giáo trình Luật HSVN_ĐH Luật Hà nội].
2. Về ý thức chủ quan của tội phạm:
- MỤC ĐÍCH của những hành vi ấy là “nhằm chống - nhà nước Cộng hòa XHCN VN”.
- Khi xác định được yếu tố “nhằm chống” thì yếu tố CÓ LỖI là đương nhiên.
Trong tất cả các dấu hiệu trên đây thì yếu tố "nhằm chống" là yếu tố quan trọng nhất mà cơ quan điều tra phải chứng minh được thì mới có thể kết luận được là có tội hay không.
Tại sao điểm quan trọng nhất là “nhằm chống”?
Đơn giản vì các biểu hiện ra bên ngoài của các hành vi thì khá dễ nhận biết, nhưng ý chí chủ quan nằm trong tâm trí con người thì lại quá khó để xác định.
Tuyên truyền là sự phổ biến rộng rãi một thông tin nào đó, ví dụ như rải truyền đơn, gửi spam e-mail hay chọn chế độ Public cho Blog [?!]…Bên cạnh những hành vi “phỉ báng”, “xuyên tạc”, “phao tin bịa đặt” là có thể nhận biết thì các hành vi “làm ra”, “tàng trữ”, “lưu hành” cũng hết sức cụ thể.
Thế nhưng cái yếu tố “nhằm chống” thì lại mang tính chất suy đoán chủ quan và rất dễ lẫn lộn với những mục đích gần giống, tương tự, thậm chí là hết sức khác biệt. Ranh giới giữa sự phê phán chỉ trích, sự “bất đồng chính kiến” và sự chống đối là khá mong manh. Sự mong manh này là nguy hiểm và đe dọa đến sự an toàn Pháp lý của bất cứ công dân nào.
Với thái độ cầu tiến và khách quan thì người ta dễ đồng cảm với câu “kẻ chê ta mà chê phải là thầy ta” nhưng với tư duy độc đoán và thành kiến thì lại cho rằng “kẻ chê ta là kẻ chống phá ta” [mà chưa cần suy nghĩ là chê đúng hay chê sai - kèm theo là sự bao biện rằng vì thế này thế nọ thế kia].
Một ông giám đốc độc đoán sẽ không thích nhân viên hay lý sự và thường thì ông ta sẽ ghi nhận trong đầu là có một kẻ khó bảo và hay chống đối.
Trong một cuộc tranh luận nảy lửa sẽ có lúc một bên cho rằng bên kia luôn tìm lý lẽ để chống đối mình.
Ngay chính tôi cũng tự kiểm điểm thấy mình có khuynh hướng nói ngược, phản biện - phải chăng đó là ý thức và mục đích của tôi là chống đối?
Tôi đã không tìm thấy lời kết để phân định sự tù mù của chế định Pháp luật này. Bởi lẽ tôi và các bạn cũng có thể tìm ra rất nhiều luận điểm cho thấy rằng cái ranh giới ấy chỉ phụ thuộc vào những định kiến chủ quan.
Bất cứ ai muốn nói thật, trung thực với lương tri của mình [theo cách phản biện xã hội] cũng đều mang cái cảm giác lo âu, e sợ và đều có khả năng bị quy chụp vào cái tội ấy.
Vậy thì đâu là giải pháp?
Theo tôi thì điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2000 cần thiết phải được điều chỉnh và tốt hơn hết là nên xóa bỏ nó đi.
Bởi lẽ nếu ai đó bị kết án mà không hiểu được lý do tại sao, không tâm phục khẩu phục thì oán thán ngày càng chồng chất. Thực tế những người “bất đồng chính kiến” từng bị khép vào tội ấy đều không hề có được cảm giác tâm phục, khẩu phục. Liệu việc kết án và hình phạt tù có đạt được mục đích “giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội” như nhà nước ta mong đợi hay không? Thực tế cho thấy kết quả là ngược lại, hầu hết họ đều cho rằng mình đã hành động đúng với nhận thức và lương tri của mình, họ đều thấy mình yêu nước nhưng lại bị kết tội chống lại đất nước.
Bởi lẽ nó là một sản phẩm có sau Hiến pháp 1992 và có khả năng vi hiến:
“Điều 53: Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.Chúng ta có quyền yêu cầu Quốc hội hủy bỏ điều luật ấy hay không? Tôi xin trả lời là có, chúng ta có cái quyền ấy, bởi lẽ chúng ta là cử tri đã bỏ phiếu cho những đại diện Lập Pháp [Đại biểu Quốc hội], chúng ta có quyền yêu cầu, kiến nghị hủy bỏ những điều luật không ích cho nước, không lợi cho dân và không còn phù hợp với thời đại nữa.
Điều 69: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Phan Thanh Hải
(Blogger Anh Ba Sài Gòn)
© Thông Luận 2010
If China frees Nobel winner, it will show its strength (WP)-China can oppose democracy, or it can take this opportunity to stand on the side of justice.
-Việt Nam gia tăng đàn áp các tiếng nói dân chủ (RFA)-Tình hình trong nước xem chừng như căng thẳng đáng ngại khi công an sách nhiễu nhiều bloggers và các nhà dân chủ.-Vợ cũ của blogger Điếu Cày lên tiếng — (BBC)- Mạng Facebook muốn gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam mặc dù bị chặn bằng tường lửa (RFI)
- EU trao giải nhân quyền cho người Cuba — (BBC)
Trung Quôc - Tự do báo chí: Gagging to be free (Economist 21-10-10) -- Is China's Press Waking Up? (Asia Sentinel 19-10-10)
Trung Quốc: In China, it's all about prosperity, not freedom (WP 21-10-10) -- Bình luận của David Ignatius (this guy is usually too wishy-washy for my taste!)
Trung Quốc -- Tập Cận Bình:The next emperor (Economist 21-10-10) -- Xi's all that: Who is the man behind the big promotion? (FP 21-10-10) -- Có thêm chi tiết: Bành Lệ Viện là vợ thứ hai của TCB.
- Mỹ-Trung bất đồng về Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình — (RFI)-U.N. Envoy Defends Falun Gong, "Evil Cult" For China UNITED NATIONS (Reuters) - The U.N. special rapporteur on freedom of religion or belief on Thursday spoke out against intolerance toward religious groups such as Falun Gong and the Baha'is, remarks that irritated China.-- Naoto Kan có gặp Ôn Gia Bảo ở Hà Nội? — (BBC)
-Thỉnh nguyện thư của các Blogger Việt
Thân gửi đến các anh chị trong BTT báo Đàn Chim Việt,
Kính thưa các anh chị, tôi là blogger “Thằng Nông Dân”, người đã khởi xướng ngày Blogger Việt Nam 19/10 nhằm mục đích cổ xúy tinh thần đấu tranh đòi quyền tự do báo chí cho blogger người Việt chúng ta và kêu gọi cộng đồng quốc tế dùng áp lực ngoại giao để yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và cũng như là chấm dứt ngay những hành động bỉ ổi phá hoại hiện đang xảy ra trên các trang web, blog người Việt.
Để thực hiện điều đó, tôi và cùng một số anh chị em blogger đã cùng nhau thảo một thỉnh nguyện thư để gửi đến các cơ quan bảo vệ nhân quyền trên thế giới (Human Rights Watch) và một số đại sứ quán nước ngoài để vận động họ can thiệp mạnh hơn để yêu cầu chính quyền cộng sản Việt Nam thực hiện những gì họ đã cam kết khi ký vào bản Hiến Chương Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc và đồng thời cũng nhờ họ lên tiếng phải đối và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải thả ngay tức khắc anh Blogger Điếu Cày người đã mãn hạn tù vào ngày 19/10 vừa qua và những nhà đấu tranh bất đồng chính kiến khác.
Tôi tha thiết mong muốn nhận sự được giúp đỡ của các anh chị trong tiến trình đấu tranh đòi lại quyền dân chủ cho người dân Việt Nam này bằng cách loan tải lá thư thỉnh cầu lên trên mạng báo Đàn Chim Việt để khuyến khích mọi người Việt Nam chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu cũng có thể cùng tham gia đóng góp một phần công sức nhỏ của mình trong công cuộc cải cách hệ thống chính trị tại Việt Nam.
Rất cám ơn sự hảo tâm và giúp đỡ của các anh chị và kính chúc trang báo Đàn Chim Việt sẽ mãi mãi là một trang báo mà mọi người Việt chúng ta đều yêu thích.
Kính
Blogger “Thằng Nông Dân”
—————————————————-
Thỉnh Nguyện Thư:
October 19th: Vietnamese Bloggers’ Day
We, the Vietnamese bloggers, are writing to inform you that we have chosen October 19th from this day on as The Day for Vietnamese Bloggers to promote the freedom of speech. We urge you to take immediate action regarding the many human rights challenges in Vietnam by expressing concerns for imprisoned bloggers (blogger Dieu Cay, blogger Anhbasg …) and many other Vietnamese bloggers whose blogs have been hacked, erased, and harassed by Vietnam National Security unit. In addition, we urge you to integrate human rights issues into the core of International Community – Vietnam mutual interest.
October 19th, 2010 was supposed to be the date of blogger Dieu Cay ‘s release from prison. (Blogger Dieu Cay ‘s real name is Nguyen Van Hai. He writes articles on his blog to promote democracy for Vietnam and to make the public aware that the Spratly and Paracel Islands belong to Vietnam. He was imprisoned for two and a half years under the trumped up charge of “income tax evasion”). Up until today, blogger Dieu Cay is still not released from prison and the government of Vietnam does not present any reasons why he is not released. His family is very concerned for his health and safety.
On October 18th, 2010, blogger Anhbasg (real name is Phan Thanh Hai) was arrested without knowing what he was charged with, in front of his pregnant wife and his two little children. Anhbasg’s blog often re-posts news about Vietnam and the reality of life in Vietnam. His blog was recently hacked and erased completely three times by professional hackers. Vietnam National Security unit frequently harasses and interrogates him about his blogging.
Recently, the Government of Vietnam has required internet cafes and all commercial establishments in Hanoi to install server-side monitoring software. They also built firewalls to block access to Facebook. Obviously these tactics aim to attack and silence bloggers, thus violating bloggers’ freedom of expressions.
The Government of Vietnam’s desire to gain benefits from global economy must be matched by the efforts of respecting human rights. Being a member of the WTO but ignoring the international law regarding human rights will only impede the development of Vietnamese people.
We urge you to call for immediate release of all bloggers, cyber activists, and all peaceful dissidents, especially the release of blogger Dieu Cay and blogger Anhbasg.
We urge you to request the government of Vietnam to stop all harassments of Vietnamese bloggers and online news websites, and to allow free access to Facebook and other social networks, to stop Decision 15 – a regulation requiring all retail internet service locations to install monitoring device to track user activities.
We thank you for your attention and your support.
Respectfully,
Nơi Gửi: (Sẽ tiếp tục được cập nhật).
Đại Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam
hanoiac@state.gov
Chủ Tịch Quốc Hội Hoa kỳ – Bà Nancy Pelosi
http://www.speaker.gov/contact/
Đại Sứ Quán Na Uy ở Việt Nam
emb.hanoi@mfa.no
Đại Sứ Quán Canada ở Việt Nam
hochi@international.gc.ca
Đại Sứ Quán Úc ở Việt Nam
geoff.morris@dfat.gov.au
Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế (Human Rights Watch)
-VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN - TỰ DO BÁO CHÍ: Phóng viên Không Biên giới tố cáo Việt Nam giam giữ trái phép blogger Điếu Cày (RFI)-Tại Việt Nam, blogger Điếu Cày lại bị buộc thêm một tội danh mới : Đó là tội tuyên truyền chống nhà nước. Vợ của ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã cho biết thông tin này. Hôm nay, Phóng Viên Không Biên Giới có trụ sở tại Paris, đã lên án Việt Nam bắt giữ trái phép blogger Điếu Cày / Nguyễn Văn Hải và kêu gọi chính quyền Hà Nội nhanh chóng trả tự do cho ông, chấm dứt các hành vi sách nhiễu thân nhân của blogger này.
- Các nhà bảo vệ quyền lợi công nhân ở Việt Nam vẫn phải hoạt động bí mật — (RFI). – Bênh vực dân oan ba công dân bị truy tố sau 8 tháng giam giữ — (RFA).-Bênh vực dân oan ba công dân bị truy tố sau 8 tháng giam giữ (RFA)-Trước nguồn tin nói rằng 3 người đấu tranh cho quyền lợi người lao động đang bị giam giữ và sẽ bị đưa ra tòa vào thời gian tới, chúng tôi hỏi chuyện ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Lợi Người Lao Đông Việt Nam có trụ sở tại Ba Lan
Vietnam frees activist (Straits Times)-HANOI - AN AUSTRALIAN activist of Vietnamese descent was freed on Thursday after 10 days in detention after being accused of violating Vietnam's terrorism law by participating in a rare public demonstration.
Hong Vo's pro-democracy group said she left the country for Melbourne immediately after her release on Wednesday.
- Đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ qua đề nghị của DB Loretta Sanchez — (RFA).
Đối thoại nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lần thứ 15 sắp sửa diễn ra. Đây là cuộc đối thoại được tổ chức thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao hai nước.-- Trung Quốc phản đối phúc trình Darfur của LHQ — (BBC).-U.S., China disagree on Nobel but look to cooperate: Holder BEIJING (Reuters) - China and the United States fundamentally disagree over the jailed Chinese winner of the Nobel Peace Prize, the U.S. Attorney General said on Thursday as he nevertheless stressed the potential for Sino-U.S. cooperation.-US Official Says China's Hu Will Visit in January THE ASSOCIATED PRESS-China's President Hu Jintao is scheduled to visit the United States in January, a senior U.S. official said Thursday, in the latest sign that a thaw in relations is gathering momentum.-- Cư dân mạng phản đối Trương Thiết Lâm đóng Mao Trạch Đông vì Trương là… công dân Anh (TT&VH).
- Xếp hạng tự do báo chí 2010 “Việt Nam được xếp thứ 165, trên được Lào và Miến Điện”(BBC). – Các chế độ Cộng sản châu Á vẫn nằm cuối sổ về tự do báo chí — (RFI).-Tibetan Students Protest Use of Chinese in Classes THE ASSOCIATED PRESS-Tibetan students in western China marched in protest of unconfirmed plans to use the Chinese language exclusively in classes, teachers said Wednesday, an unusually bold challenge to authorities that reflects a deep unease over cultural marginalization.- Biểu tình ở Tây Tạng phản đối giáo dục Hán — (BBC). -Indonesian police fire shots to disperse anti-government rallyDPA
- Cộng đồng người Việt ở California nhộn nhịp trong mùa bầu cử 2010 — (RFI)- Cử tri gốc Việt sắp bỏ phiếu ở California — (BBC).
– Bài viết còn dang dở của AnhBaSG (Đông A SG).
Blogger Điếu Cầy không được thả mà bị kết thêm tội (RFA)-Lúc 5 giờ sáng ngày hôm nay, bà Dương Thị Tân, vợ của nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày bị công an đến nhà lục tung khám xét và sau đó bắt bà Tân lên trụ sở công an suốt từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối mới cho về . Bà cho biết chồng bà không được thả sau khi mãn hạn tù mà còn bị buộc thêm một tội danh mới là tuyên truyền chống phá nhà nước. Bà Tân cho chúng tôi biết như sau:Mãn án chưa ra khỏi tù đã bị kết tội khác
-Nó vừa mới đến khám xét nhà tôi, nó làm như quân ăn cướp nó bắt tôi từ 5 giờ sáng đến giờ này. Nó câu lưu tôi ở cơ quan công an sau đó đưa tôi về khám xét nhà. Nó tống đạt cái quyết định truy tố ông Hải tội tuyên truyền chống phá nhà nước, nó không thả ông ấy. Đây là quyết định khởi tố mới để báo cho các anh các chị ở bên ngoài biết.Nó khép tội ông Hải viết báo cho Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Nó khám xét nhà tôi, tôi bảo lý do tại sao, nó bảo liên quan đến ông Hải mà ông Hải ở trong tù bao nhiêu năm nay có về nhà tôi đâu?
Ngày hôm nay tôi biết là ngày ông Hải mãn hạn tù, tôi thuê một chíêc xe để đi đón ổng, vừa mới bắt đầu ra xe thì nó xông vào nó đánh đập tôi. Nó lôi tôi lên công an trước mặt chứng kiến của rất nhiều người. Nó mời cán bộ hưu trí ở trong khu phố đến nó đọc bản khời tố anh Hải tội danh tuyên truyền chống nhà nướcTừ 5 giờ sáng nó bắt tôi, nó đánh đập tôi, nó đưa lên công an, nó bẻ tay bẻ chân nó xông vào cướp hết tư trang tài sản của tôi, điện thoại cũng không có. Đến bây giờ tôi mới về đến nhà không một miếng cơm miếng cháo vào bụng. Tôi không thở được.
Bà Dương Thị Tân
-Thưa bà anh Hải bị nhốt trong tù thì làm sao viết báo chống phá nhà nước được? Họ có đưa cho bà xem lệnh truy tố hay không?
-Riêng bản thân tôi bao nhiêu năm nay không gặp ông Hải rồi. Ngày hôm nay tôi biết là ngày ông Hải mãn hạn tù, tôi thuê một chíêc xe để đi đón ổng, vừa mới bắt đầu ra xe thì nó xông vào nó đánh đập tôi. Nó lôi tôi lên công an trước mặt chứng kiến của rất nhiều người. Nó mời cán bộ hưu trí ở trong khu phố đến nó đọc bản khời tố anh Hải tội danh tuyên truyền chống nhà nước, nó đọc cho tôi nghe chứ nó cũng không đưa cái quyết định ấy mặc dù tôi yêu cầu đưa, họ không đưa họ bảo không có lệnh đưa chứng tỏ cái bọn này nó không có lý do gì chính đáng cả, nó không dám đưa cái tin ấy ra.
-Xin cám ơn bà.
Người tự viết bản án của mình
Trước khi đi Đà Lạt, anh vừa cười vừa nói: “kỳ này chắc chắn tụi nó sẽ dập mình! anh em cố gắng mà vững tiến, chăm lo và hỗ trợ cho nhau, tù trong tù ngoài cũng là tù”. Tháng sau, anh bị bắt và bị tuyên án. Anh vào nhà tù nhỏ với nụ cười khí phách. Anh em ở lại nhà tù lớn vẫn lo lắng cho nhau, vẫn cùng nhau vững tiến trong sự nhớ thương và cảm kích về người anh lớn.
Những anh em, bạn bè ấy là các thành viên của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Người anh lớn đó là Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải. Bản án của anh đã được anh tự viết bằng trái tim, trí óc và hành động để cuối cùng nó có được một cái tên, một tội danh: Yêu Nước.
-------------
Vietnam blogger arrested (Straits Times)-
Tin cập nhật về Blogger Điếu Cày.HANOI - A VIETNAMESE blogger who posted articles on political topics has been arrested, his wife said on Wednesday, in the latest case of its kind in the one-party communist state.
Phan Thanh Hai, who blogged as 'Anh Ba Saigon' (Saigon Brother Three), has been held since late Monday after police raided the family home in Ho Chi Minh City, the former Saigon, said his wife Nguyen Thi Lien.
She said the police had seized two desktop computers and a laptop along with numerous documents and articles printed from the Internet.
'Police read us an arrest order for his provisional four-month detention,' she told AFP. 'They said they have evidence of his writing and publication of false information on his blog.'
The blog includes posts and links to writings that touch on sensitive topics in Vietnam. These include a maritime sovereignty dispute with China, a controversial bauxite mining project, a scandal at state-run shipbuilder Vinashin, as well as the cases of prominent dissidents.
Mdm Lien said her husband worked in the import-export sector and had never before been arrested. -- AFP
Phan Thanh Hai, who blogged as 'Anh Ba Saigon' (Saigon Brother Three), has been held since late Monday after police raided the family home in Ho Chi Minh City, the former Saigon, said his wife Nguyen Thi Lien.
She said the police had seized two desktop computers and a laptop along with numerous documents and articles printed from the Internet.
'Police read us an arrest order for his provisional four-month detention,' she told AFP. 'They said they have evidence of his writing and publication of false information on his blog.'
The blog includes posts and links to writings that touch on sensitive topics in Vietnam. These include a maritime sovereignty dispute with China, a controversial bauxite mining project, a scandal at state-run shipbuilder Vinashin, as well as the cases of prominent dissidents.
Mdm Lien said her husband worked in the import-export sector and had never before been arrested. -- AFP
DCVOnline – Tin nhanh
Tin từ người nhà của anh Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày cho hay khoảng 5 giờ rưỡi sáng nay, ngày 20/10 (giờ Việt Nam), chị Dương Thị Tân vừa ra khỏi nhà liền bị nhiều công an bao vây sẵn quanh nhà xúm vào hành hung và xốc nách đem đi, nhưng không rõ là đi đâu. Được biết chị Tân ra khỏi nhà sớm với dự định đến trại giam Z30A đón blogger Điếu Cày ra tù.
Tại cổng trại tù, công an đã xua đuổi anh Nguyễn Trí Dũng - con trai của blogger Điếu Cày - và vài người khác không cho đón anh Điếu Cày. Đồng thời, công an trại giam đã buộc blogger Điếu Cày vào xe tù và chở đi tiếp, cũng không rõ là đi đâu. Cho đến giờ phút này vẫn chưa ai liên lạc hay tìm ra blogger Điếu Cày đang ở đâu.
Bên cạnh đó, khoảng 11 giờ trưa, được biết có khoảng gần 50 công an áp tải chị Dương Thị Tân về nhà, đồng thời đập vỡ cửa kính, ập vào khám xét bất ngờ và đột xuất, làm cho một con trai của blogger Điếu Cày còn ở tuổi vị thành niên bị thương vì mảnh kính và rơi vào tình trạng hoảng sợ.
Bây giờ là 08:22 GMT, nhà riêng của chị Dương Thị Tân vẫn đang tiếp tục bị lục soát.
DCVOnline sẽ cập nhật tiếp tục khi có thông tin mới.
© DCVOnline
Facebook to grow in Vietnam (Straits Times)-HANOI - FACEBOOK says it wants to grow its presence in communist Vietnam, despite concerns that foreign diplomats and others have raised about access to the site.
In a job posting on its website, the world's most popular social networking site said it is seeking a manager for policy and growth in the country.
- Tại sao một chính quyền lưu manh vẫn có người bênh vực? (Vũ Quý Hạo Nhiên) “Trước khi cái chính quyền này lên án Điếu Cày, Song Chi, Nguyễn Tiến Trung, Anhbasg, v.v. là phản động, đố có bố nào biết trước được “Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam” là phản động á”. – Nhật Ký Sài Gòn ngày 18-19-20 (Người buôn gió) “… nếu vào bây giờ chúng nó lại kiếm cớ gây sự như lần trước, rồi nó lại mang về đồn bảo giải quyết, hòa giải mẹ gì đó đến cả tuần chưa xong thì mình chẳng gặp anh Điếu Cày. Nghĩ thế nên cứ loanh quanh ở ngoài bảo chị Tân thấy anh về điện em, để em xông thẳng vô tặng anh bó hoa rồi đến đâu thì đến tính sau”. - Vì sao lại xảy ra việc trấn áp bất thường blogger ở VN những ngày này? (Kami). – Điếu cày (Hồ Thu Hồng) “Ngày Bloggers là ý tưởng không tồi, nhưng gán vào trường hợp anh Hải, trong hoàn cảnh hiện nay, lại là một hành động ngu xuẩn và nhẫn tâm, vì nó làm hại một con người”.