Một ngàn năm đô hộ giặc TàuMột trăm năm đô hộ giặc TâyNăm mươi năm cộng sản đọa đày[*]Gia tài của Mẹ để lại cho conGia tài của Mẹ: một nước Việt buồnNước Việt mà tôi được sinh ra (không do tôi chọn) đã biết buồn từ lâu. Một nỗi buồn sâu dài còn hơn cả nỗi buồn của dân Do Thái hay dân Hời.
Hai phần ba thế kỷ tôi sống, là hai phần ba của một trăm năm đầy bóng tối. Gần hai triệu người chết đói năm Ất Dậu.
Hàng trăm vạn người chết trong Mậu Thân, trong Mùa Hè đỏ lửa.
Hàng triệu người chết ở cả hai miền trong cuộc giành giựt quyền làm chủ đất nước.
Rồi hàng chục vạn chết vì vượt biên, vì kinh tế mới, vì cải tạo…
Và bao nhiêu người khác nữa mà cụ Nguyễn Du có sống dậy cũng không dám chấp bút làm một bài văn tế cho họ.
Linh hồn những người chết xao xác, lượn lờ trên rừng sâu núi thẳm, trên biển rộng sông dài. Nếu mỗi linh hồn biết nhấp nháy như những con đom đóm, thì đêm tối quê hương sẽ như một nền trời đầy sao trong một đêm nguyệt tận.
Giá như tôi có được uy quyền tuyệt đối, tôi sẽ cho xây một tượng đài cao vút như lưỡi kiếm đâm thẳng vào trời xanh. Bao nhiêu linh hồn của những kẻ chết vì đói, vì đấu tố, vì vượt biên, vì chiến tranh sẽ quy tụ về đây thắp sáng để cho hậu thế thấy được cái giá của lòng hận thù.
Đó cũng còn là hình tượng một dấu chấm than dài như một lời tạ tội.
Nhưng với những người sống, ôi chao, có cho tôi một ngàn ngày tôi cũng chẳng làm gì được.
Tôi sẽ làm được gì với những người nông dân mất đất đi lang thang trên những phố phường bụi bặm?
Tôi sẽ làm được gì với những em bé còm cõi phải cõng trên lưng hàng trăm viên gạch, những em đu dây qua sông, hay chống bè chuối đến trường?
Tôi sẽ làm được gì với những em bé một tuổi, hai tuổi được cha đèo ngồi trước xe trong gió lạnh mưa phùn, tới nơi thì em đã chết cóng?
Tôi sẽ làm được gì với những bà mẹ sụp hầm trên đường phố để con bị nước cuốn trôi?
Tôi sẽ làm được gì với những cơn mưa lũ khiến dân miền Trung ngoi ngóp trong đói khát, chết chóc trong lạnh lẽo?
Tôi sẽ làm được gì với những con “tàu lạ” vào biển nước ta bắt thuyền nhân đem về hang ổ rồi đòi tiền chuộc?
Tôi sẽ làm được gì với chương trình học nhồi nhét vô bổ ở các cấp học?
Làm được gì với nạn tham nhũng ngay cả trong trường học và trong bệnh viện?
Làm được gì với sách báo trong luồng đầy khiêu dâm và nịnh hót?
Làm được gì chỉ trong 24 giờ? Có chăng là ký lệnh tha những người ngồi tù vì khiếu kiện, vì bất đồng chính kiến.
Nhưng, chỉ sau 24 giờ hơn lại có quyết định (không phải của tôi) bắt bọn họ trở lại nhà tù.
Đó là chưa nói tới cái nhà tù vĩ đại không chấn song, không kẽm gai nhưng cứ như những người tị nạn kinh tế Trung Quốc bị lèn chặt trong những chiếc xe bít bùng, là nước Việt của thế kỷ 21 này. Tôi làm sao phá được những bức tường vô hình, để mọi người thở hít được chút khí trời của Tự Do?
Tôi buồn quá, thưa nhà mạng talawas, mười năm hay hai mươi năm nữa, tôi e cũng vậy thôi hay là ngột ngạt hơn nữa, khốn khổ hơn nữa, khi mà nền độc tài toàn trị cứ mỗi năm năm lại tu bổ nền móng, ra sức học tập “mười sáu chữ vàng” càng ngày càng trí trá, càng phình to với sức nặng của vàng ròng, và sức mạnh của đồng nguyên.
Liệu đến bao giờ thì mọi nghịch lý bị cơn bão cách mạng quét sạch?
Có lẽ nên hỏi bạch tuộc Paul. Nhưng mà bạch tuộc Paul cũng sắp bị đem ra xào chua ngọt rồi, biết hỏi ai!
Chỉ còn biết than dài: đúng là làm dân một nước Việt buồn!
© 2010 Khuất Đẩu
© 2010 talawas
[*] Trên vỉa hè, tôi đã nghe câu hát của Trịnh Công Sơn được cải biên như thế. Hà Sĩ Phu trả lời phỏng vấn của talawas
from talawas blog by Hà Sĩ Phu
talawas – Ngày 03/11/2010 sắp tới, talawas sẽ tròn 9 tuổi và xin nói lời chia tay độc giả. Chúng tôi sẽ nhìn lại chặng đường 9 năm qua và trình bày nguyên nhân kết thúc hoạt động. Nhân dịp này, chúng tôi cũng mời các cộng tác viên tham gia trả lời 3 câu hỏi của talawas sau đây:1. Theo ông, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là gì?
2. Nếu được cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, ông sẽ làm gì?
3. Hình dung của ông về Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030.
____________
Hà Sĩ Phu
1.
Thực ra “hệ trọng nhất” thì chỉ có một vấn đề (các điều hệ trọng khác đều ở cấp độ nhỏ hơn và phụ thuộc vào điều “hệ trọng nhất” này).
Đó là: Đảng Cộng sản kiên quyết sử dụng ảo tưởng Mác-Lê và giáo lý chính trị phản tiến hóa (tức phản động) trong chủ nghĩa không tưởng ấy làm bình phong bảo vệ cho vai trò độc tôn, cho những đặc quyền đặc lợi, cho sự tích lũy tư bản của tập đoàn, trong một xã hội đang tư bản hóa và hoang dã hóa mãnh liệt, không gì kiềm chế nổi. Các đối trọng vốn đã bị triệt tiêu nay mới đang trăn trở hồi sinh.
Từ đó sinh ra 5 vấn đề thực tế hệ trọng nhỏ hơn là:
- Đất nước chưa có quyền tự do báo chí và tự do lập hội.
- Chính phủ, quân đội, công an, và các tổ chức dân sự hiện nay đều có tính chất “giả hình”, không thật đúng với danh hiệu, vì thực chất đều là công cụ, là cánh tay nối dài của Đảng. Xã hội quyền lực song trùng, hệt như thời vua Lê chúa Trịnh mà nạn kiêu binh phù nhà Chúa là nạn công an.
- Về sở hữu: Dân không có quyền sở hữu trên mảnh đất mình ở, khác gì kẻ lưu vong trên chính quê hương mình, có thể bị đẩy đi bất cứ khi nào khi bị yêu cầu? Quyền sở hữu toàn mảnh đất hình chũ S bao la, tuy gọi là của “toàn dân” thực chất nằm trong tay những kẻ chiếm hữu quyền lực, như quyền của Hoàng triều đối với xã tắc vậy.
- Hiến pháp và luật pháp hiện nay vẫn là Hiến pháp và luật pháp của một xã hội Đảng trị độc quyền và tùy tiện.
- Đất nước không thanh bình. Nạn Bắc thuộc đang khẩn trương đe dọa. Đời sống vật chất và tinh thần của mọi người lao động (gồm cả công, nông và trí thức) vốn đã thấp lại tiềm tàng những bất ổn do giá cả không ngừng đi lên, đạo đức xã hội không ngừng đi xuống, văn hóa kỹ trị lai căng, thú tính lan tràn.
Câu này tất nhiên nói để mà chơi: Trong 24 tiếng có quyền tuyệt đối, “trẫm” sẽ cởi trói, tháo gông ngay cho toàn xã hội, gồm 2 việc: một là long trọng tiễn đưa thiết chế Bộ Chính trị theo gương Thánh Gióng về “vui thú điền viên” như Chủ tịch Nguyễn Minh Triết mong mỏi, hai là tháo “vòng KIM CÔ Mác-xít chuyên chính” cho quân đội và công an, để hai lực lượng vũ trang ăn cơm của dân này này yên tâm chỉ trung thành phục vụ Tổ quốc và Nhân dân.
Sau 24 giờ đó, tất nhiên đương sự cũng về vui thú điền viên, nhưng lúc ấy có thể yên tâm rằng mọi việc đổi mới khác sẽ được tiếp tục, những người yêu nước yêu dân sẽ không còn bị kết tội, chỉ còn lo mình không đủ tài năng.
3.
2010: 5 vấn đề hệ trọng nói trên còn nguyên, đang có nguy cơ để Tổng Bí thư của Đảng được hợp thức hóa kiêm luôn Chủ tịch nước, để Bộ Chính trị trực tiếp nắm luôn cơ quan hành pháp, như mấy người nhẹ dạ mong muốn (đáng lẽ phải để dân bầu/ hoặc Quốc hội bầu/ Chủ tịch nước trước, một cách dân chủ, rồi nếu Đảng muốn cử người ấy làm Tổng Bí thứ thì đấy là việc của Đảng sẽ làm sau!).
2020: Những yếu tố tiến bộ trong xã hội tiếp tục phát triển, trong khi yếu tố độc quyền yếu dần, nên mâu thuẫn càng mạnh, ở tương quan giằng co. Mối tương quan với Trung Quốc cũng vậy.
2030: Con cháu của những người cộng sản nắm quyền cao đã thành tư sản hết, nắm những yết hầu kinh tế, Đảng sẽ công khai chấp nhận thể chế tự do tư sản, tự do cạnh tranh như mọi nước khác, và tuyên bố đây là thắng lợi của cách mạng vô sản. Tất cả những nhà tư sản lớn ấy đều là “vô sản” chân chính cả, vẫn đầy tự hào, không có gì phải xấu hổ. Ai còn đem luận điểm Mác-Lê ngày trước ra mà kêu ca, mà tranh đấu chống những nhà “vô sản-tư bản” bóc lột cỡ bự này lại bị quy là phản động. Con đường lộn vòng 180 độ này chính là thành tựu của thiên đường cộng sản đậm đà bản sắc Việt Nam. Nếu không có gì đột biến (tốt hơn hoặc xấu hơn) thì xác suất khả năng này là lớn nhất.
© 2010 Hà Sĩ Phu
© 2010 talawas
Lại Nguyên Ân trả lời phỏng vấn của talawas
Tôi không có lời đáp cụ thể cho 3 câu hỏi của Ban chủ nhiệm talawas.
Với thông tin talawas sẽ ngừng hoạt động sau ngày 03.11.2010, tôi hơi có chút bàng hoàng, nhưng định thần lại, tôi thấy đây là điều bình thường. Bình thường, đặt trong đời sống của các trang báo điện tử đương đại. Cũng bình thường, đặt trong liên tưởng đời sống báo chí Việt Nam trước 1945, nhất là báo chí văn hóa văn nghệ. Có tờ báo tồn tại được trên dưới chục năm, có tờ dăm ba năm, vài ba năm, có tờ thậm chí chỉ vài ba tháng, lại có tờ chỉ ra được độc một số rồi ngừng lại vĩnh viễn (Ở đây tạm không bàn đến “sự sống” nhân tạo của những tờ báo đã thật sự hết sức sống từ lâu, chỉ còn là những trang chữ in bày ra hằng ngày trước sự thờ ơ của công chúng). Điều đáng kể bao giờ cũng là những gì từng tờ báo ấy làm được trong thời gian sống của mình. Ở khía cạnh này, talawas làm được nhiều, rất nhiều. Trên nét chung nhất, tôi không phản đối cả những khen tặng thậm chí quá lời, cả những chê bai thậm chí quá đáng, nhằm vào trang talawas lâu nay.
Đối với tôi, một người viết nghiên cứu phê bình văn nghệ hiện sống trong nước, talawas là một trong những diễn đàn sớm nhất, tại đó tôi đã học hỏi và thực tập đọc, nghĩ, viết trong tự do. Sự học và tập này cho đến giờ vẫn chưa hoàn thành, nhưng kết quả là khả quan.
Những người đã từng đến và làm việc với talawas không chỉ có một mình tôi, và những gì họ đạt được với talawas, giờ đây buộc họ phải tìm đến hoặc tạo ra những diễn đàn mới, đáp ứng nhu cầu tự do tư tưởng-tinh thần của họ. Tất nhiên không dễ để tạo ra được một diễn đàn với những kết quả như talawas đã có. Nhưng những nhu cầu tư tưởng-tinh thần, những bức xúc xã hội và dân tộc, như trạng thái mà các giới trí thức và văn nghệ sĩ người Việt chúng ta đang trải nghiệm, chắc chắn sẽ thúc đẩy xuất hiện những diễn đàn mới.
25/10/2010
© 2010 Lại Nguyên Ân
© 2010 talawas
Song Chi trả lời phỏng vấn của talawas
I. Theo tôi, đó là các vấn đề sau:
- Một thể chế chính trị độc tài đảng trị đã kìm hãm sự phát triển của đất nước và dân tộc trong một thời gian quá lâu, hậu quả là cả đất nước, cả dân tộc bị kéo lùi lại hàng chục năm, hàng trăm năm so với các quốc gia khác.
- Nạn tham nhũng từ trên xuống dưới đã làm thất thoát bao nhiêu tài sản của đất nước và nhân dân.
- Một nền giáo dục lạc hậu với quá nhiều khiếm khuyết đã và đang làm hỏng nhiều thế hệ con người Việt Nam, cần phải làm lại từ đầu chứ không thể cải cách, sửa chữa chắp vá chỗ này chỗ kia.
- Sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức, văn hóa trong xã hội, dẫn đến những căn bệnh đã thành ra mãn tính, khó chữa như bệnh giả dối, thói phô trương, bệnh hình thức, thói ăn xổi ở thì, sự vô trách nhiệm, sự vô cảm, bệnh hoài nghi và mất lòng tin, sự bạc nhược cầu an… rất nhiều. Và để xây dựng lại phải mất rất nhiều năm, tôi nghĩ thế.
- Và cuối cùng nhưng lại hệ trọng nhất và khẩn thiết nhất, theo tôi, là nguy cơ đe dọa sự toàn vẹn về lãnh thổ lãnh hãi, về độc lập chủ quyền cũng như bản sắc văn hóa dân tộc đến từ quốc gia láng giềng Trung Quốc.
- Giải tán ngay Đảng Cộng sản Việt Nam và mọi tổ chức liên quan, tuyên bố Việt Nam đã trở thành một nước dân chủ tự do, kêu gọi quân đội đứng về phía nhân dân, trục xuất những người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi nước, kêu gọi tất cả mọi người Việt Nam trong và ngoài nước đoàn kết xây dựng lại đất nước, bất kể thành phần chính trị, quá khứ…
- Tuyên bố Việt Nam là bạn và là đồng minh của Mỹ, Nhật, Ấn Độ và các nước dân chủ khác để có bạn bè liên minh ủng hộ chính quyền mới trong buổi đầu còn nhiều khó khăn. Ký kết quan hệ đồng minh với các nước này.
- Thành lập một chính phủ lâm thời gồm những người tiến bộ trong và ngoài nước, kể cả những người thuộc nhà nước cộng sản Việt Nam trước đây nếu họ có tâm và có tài, để tạm điều hành đất nước trước khi tiến hành tự do bầu cử để bầu ra những người xứng đáng thật sự.
- Tuyên bố Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam, mọi hiệp định trên biển hay trên đất liền mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký với nhà nước Trung Quốc trước đây là không có hiệu lực đối với nhà nước mới của Việt Nam.
- Thả tất cả mọi tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, bất đồng chính kiến, dân oan…
- Ngừng ngay các dự án khai thác bauxite, dự án cho thuê rừng đầu nguồn, và các dự án có hại cho nước cho dân khác.
- Thành lập một hội đồng cố vấn cho chính phủ trong các lĩnh vực khác nhau từ chính trị, đối ngoại, kinh tế, giáo dục, văn hóa…
- Ký quyết định thành lập các think tank để giới trí thức có thể đóng góp ý kiến cho nhà nước mới.
- Ký quyết định cho phép mọi trẻ em Việt Nam từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đều được đi học không phải đóng bất cứ một khoản kinh phí nào.
III. Cũng rất khó mà đoán trước được tương lai vận mệnh của đất nước nhưng đến 2020 thì tình hình phải thay đổi rồi, vì 10 năm trong thời đại này là đủ cho rất nhiều chuyện xảy ra, tuy nhiên, tôi không muốn nghĩ rằng năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành… Tân Cương hay Tây Tạng, tôi thích nghĩ rằng năm 2030 thì chúng ta đã được sống trong một đất nước tự do dân chủ và mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn bây giờ nhiều.
© 2010 Song Chi
© 2010 talawas
Tống Văn Công trả lời phỏng vấn của talawas Thiện Ý
I.1. Xã hội phân hóa ra nhiều giai cấp, tầng lớp, nhưng lại do một Đảng độc quyền lãnh đạo, nhân danh bộ tham mưu của giai cấp công nhân, một giai cấp bị thất học, nơm nớp lo thất nghiệp, muốn đình công đòi tiền lương còm không biết dựa vào ai, tự đình công thì bị coi là bất hợp pháp. Ai cũng thấy là xã hội đang đi vào con đường của chủ nghĩa tư bản, nhưng lúc nào cũng được nhắc nhở phải kiên trì chủ nghĩa xã hội. Nói hướng tới nền kinh tế tri thức, nhưng tầng lớp trí thức được xếp sau công, nông (hai giai cấp lao động chân tay).
2. Đất nước trải qua 65 năm dân chủ, nhưng những người cầm quyền thảo văn kiện nào, bài viết nào cũng nhắc đi nhắc lại, nhắc tới nhắc lui, phải thực hiện dân chủ, mở rộng dân chủ, thực hiện quyền làm chủ, khắc phục dân chủ hình thức, chống lợi dụng dân chủ, dân chủ phải đi đôi với kỷ cương… Bạn có thấy trên thế giới có quốc gia nào như thế không? Vậy là yêu dân chủ hay sợ dân chủ? Vậy là dân chủ còn xa vời lắm, vẫn là mơ ước chưa thành?
3. Hiến pháp đã ghi nhận đủ mọi quyền tự do, các văn kiện chính thức đều nhắc con người là trung tâm, phải tôn trọng quyền con người. Nhưng các sắc luật, bộ luật đã tạo ra các điều cấm trái với Hiến pháp và bất chấp Tuyên bố Vienna của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc: “Tất cả quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau, liên quan đến nhau” và “không thể viện dẫn sự kém phát triển để biện minh cho việc cắt xén các quyền con người.”
4. Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự là kiềng ba chân của một xã hội dân chủ. Ở Việt Nam, hai chân kiềng trước bị áp đặt tính từ “xã hội chủ nghĩa”, do đó chân kiềng thứ ba vẫn là một xã hội chính trị như nửa thế kỷ trước; Các đoàn thể đều không cần che giấu mình là công cụ của Đảng, tập hợp người dân thuộc giới mà mình phụ trách trước Đảng. Không có xã hội dân sự thì cũng không thể có nhà nước pháp quyền thực sự, không thể có nền kinh tế thị trường lành mạnh.
5. Bốn vấn đề bất cập kể trên đưa tới khủng hoảng văn hóa, đặc biệt là băng hoại đạo đức, có người e rằng vô đạo đức đang trở thành dân tộc tính! Văn hóa đạo đức giả: Nói dối như cuội, bằng giả tràn lan, báo cáo láo mọi cấp, mọi nơi; Văn hóa không trả lời: Các đại công thần và có tuổi ngang cha, chú như Võ Nguyên Giáp, Võ Văn Kiệt gửi kiến nghị không ai trả lời; Hằng ngàn trí thức kiến nghị dừng Bauxite không ai trả lời…; Con đánh giết cha mẹ, cháu đánh giết ông bà, học trò đánh thày, công an đánh chết dân…
II.
1. Lập tức đổi mới Đảng, từ bỏ chủ nghĩa xã hội mô hình Xô-viết Stalin, xây dựng một Đảng của dân tộc.
2. Mở Hội nghị Diên Hồng mới dự thảo Hiến pháp có độ sáng đủ sức soi đường 1000 năm cho dân tộc.
3. Thực hiện ngay tự do ngôn luận để phát huy dân trí, dân khí, dân quyền, làm cho tiếng dân vang lên một ý chí tự cường dựng nước giữ nước.
III.
2030: một nước Việt Nam đã ra khỏi chế độ toàn trị, chế độ dân chủ đã có nền móng; một dân tộc Việt Nam xóa sạch hận thù, hòa hợp trong tình đồng bào thiêng liêng; một nền văn hóa dân tộc hiện đại đang hình thành.
© 2010 Tống Văn Công
© 2010 talawas
Trần Vũ trả lời phỏng vấn của talawas
1.
1.1. Cần tách rời Tư pháp với Hành pháp. Có sự độc lập giữa Tư pháp và Hành pháp thì công lý mới minh bạch, đây là điều kiện đầu tiên trong việc cải cách đất nước.
1.2. Bên cạnh độc lập của Tư pháp, Quân đội và Công an cần phi chính trị. Các quân nhân và cảnh sát không tham gia bất kỳ đảng phái chính trị nào, như hiện nay tại Tây Âu. Các quốc gia Tây Âu đã suy nghĩ kỹ khi áp dụng biện pháp này, để các lực lượng võ trang không trở thành phương tiện của một đảng phái đương quyền. Nhân sự phi đảng phái, thì sự độc lập của Tư pháp mới hữu hiệu và quân đội phi đảng phái mới không đặt chức năng bảo vệ một chính đảng, một thượng tầng, một cung đình lên trên chức năng bảo vệ quốc gia. Do vậy, quân đội cần tự trị và phát triển tách bạch với nhu cầu giai đoạn của giới chức dân sự. Trong bối cảnh đất nước đang bị Trung Hoa uy hiếp, việc hiện đại hóa, võ trang tối đa quân đội là một bắt buộc, cũng như liên minh quân sự với Ấn Độ và các quốc vành đai Thái Bình dương là một khẩn cấp. Liên minh mà không duy nhất “hợp tác”. Sức mạnh quân sự là một cần thiết để dân tộc Việt giữ được kiêu hãnh làm người.
1.3. Cải tổ thuế khóa công bằng, với chi tiêu công khai, là điều mọi chính phủ lương thiện phải làm. “Định hướng Xã hội Chủ nghĩa” làm gì khi học đường phải trả tiền, y tế phải trả tiền và hưu trí không đủ sống? An sinh xã hội, giáo dục cùng y tế miễn phí và hưu trí tương xứng là điều kiện tối thiểu của một quốc gia văn minh… Không các đặc quyền kể trên, hai chữ “công dân” trở nên vô nghĩa. Có nghĩa vụ, phải có quyền lợi. Sang thế kỷ 21, ở các quốc gia Tây phương người dân đã từ lâu chấm dứt cách đặt câu hỏi: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho mình, mà mình đã làm gì cho tổ quốc?” Đã từ lâu, người dân các xứ này đặt duy nhất một câu hỏi: “Chính phủ đã làm gì với tiền thuế của dân?”
1.4. Với một quốc gia mà dân chúng làm thuê mướn đông như tại Việt Nam, việc xuất hiện công đoàn độc lập là một cần thiết, không những vừa giúp bảo vệ quyền lợi lao động, vừa giúp phổ biến các đạo luật, còn giúp điều hòa các ngành nghề cũng như giúp chính phủ và chủ đầu tư hiểu rõ thêm thực tế khu vực. Công đoàn không chỉ là một tập hợp những yêu cầu, mà còn là đối tác trung gian giữa chính phủ, chủ nhân và người lao động. Không công đoàn, vẫn xảy ra đình công tại Việt Nam mà chính phủ không đối tác chính thức để thương lượng. Đã đến lúc phải cho phép những công đoàn độc lập hoạt động.
1.5. Sau nữa, là tự do ngôn luận.
2.
Cuối triều Mãn Thanh, khi triều đình Mãn suy yếu, các trí thức Hán đã có thể lập nội các cầm quyền, đề xuất Tân chính, Bách nhật Duy tân, trong một trăm ngày ban hành một trăm sắc luật nhằm canh tân đất nước… và thất bại ― vì cải cách quá gấp, quá nhiều, cùng một lúc gây ra mất trật tự, khiến dân không theo kịp, không hưởng ứng, khiến phái bảo thủ Mãn Thanh có thể viện cớ thiết quân luật và bắt giam Nội các Tân chính ― là bài học đáng suy gẫm. Bài học khác, Adolf Hitler lên chấp chính bằng con đường hợp hiến nên có được đồng thuận của đại bộ phận dân Đức muốn khôi phục đất đai và sức mạnh Đức quốc bị Hiệp ước Versailles của Đồng minh thắng trận kềm hãm. Tể tướng Adolf Hitler không những thành công trong việc xóa bỏ nền Cộng hòa Weimar trong một sớm chiều, mà còn thành công gia tăng gấp bội tổng sản lượng quốc gia, giải quyết 6 triệu dân thất nghiệp, xây xa lộ, nhà máy và gia tăng sức mạnh tột bực của quân đội Wehrmacht; Hitler còn tạo điều kiện cho mỗi gia đình công nhân mua trả góp một chiếc xe hơi, xưởng xe Volkswagen (xe của dân) ra đời năm 1936… Tuy nhiên, quân đội Wehrmacht với lời phát thệ trung thành tuyệt đối với Quốc trưởng đã bán linh hồn cho Đảng Quốc xã. Quân đội Đức, đã từng là đảm bảo cho các định chế xã hội, cho nền Cộng hòa, ngăn ngừa các chính khách đi ngược quyền lợi quốc gia, trở thành công cụ riêng của Adolf Hitler. Chuyện gì xảy ra về sau, toàn thế giới cùng biết. Bài học khác nữa: Lenin triệt tiêu xã hội Nga hoàng bằng bạo lực cách mạng nên thiếu đồng thuận đưa đến nội chiến…
24 tiếng đồng hồ chỉ đủ thời gian hứa hẹn mà ai cũng làm được. Dường như luôn phải bắt đầu bằng sửa đổi hiến pháp, thông qua việc lập ủy ban nghiên cứu hiến pháp, rồi đưa ra lịch trình tổng tuyển cử sau giai đoạn chuyển tiếp với cam kết trưng cầu dân ý cho một thể chể mới, với hiến pháp mới, thông qua đầu phiếu… là hết 24 giờ.
3.
Đã đến lúc đảng cầm quyền cần hiểu sự vĩnh cửu không hiện diện trên mặt đất, càng không tuyệt đối trong chính trị. Cầm quyền ngắn ngủi nhưng cải cách thực tâm vẫn là con đường đi vào lịch sử vẻ vang nhất. Và sau nữa, với hệ thống đảng viên đông đúc, với thành tích giành độc lập, với tổ chức đảng bám rễ sâu rộng trong xã hội, với sự hy sinh to lớn trong chiến tranh được một bộ phận dân chúng công nhận, và với nguồn vốn kinh tài khổng lồ, đảng cầm quyền nên tự tin sẽ tất thắng khi ra tranh cử. “Tất thắng” là một mặc nhiên. Nguy cơ mất quyền trong những lần bầu cử về sau, sẽ biến mất ― một khi đảng thành công trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, thiết lập các định chế công bằng cho toàn dân, và bảo vệ được biên cương quốc gia ― là điều toàn dân mong muốn. Chỉ trên nền tảng này, đảng đương quyền sẽ tìm lại được chính danh để tiếp tục cầm quyền.
Còn tiên đoán? Vẫn… như bây giờ, nhưng chuyên chính sẽ tinh vi thêm.
23 tháng 10-2010
© 2010 Trần Vũ
© 2010 talawas
Liêu Thái trả lời phỏng vấn của talawas
Thật sự đây là một tin sốc với tôi, cũng như lần trước, khi talawas bộ cũ ra thông cáo đóng cửa, không biết nói gì hơn ngoài cảm giác ngẩn ngơ và bàng hoàng. Không hiểu nội tình sự việc như thế nào, nhưng sẽ là sự thiếu vắng một trang web mà mỗi sáng thức dậy [thậm chí trong những lúc mất ngủ] tôi cũng ngồi vào máy lướt đọc ít dòng, vài bài… để tìm cho mình một chút cảm giác chia sẻ, đồng cảm, một chút bổ sung kiến thức… Rồi lần này, lại thông báo đóng talawas blog. Chẳng biết nói gì ngoài chữ buồn! Và dự tính của tôi với các bài ghi chép về chuyện dạy và học trên talawas là 15 kì, từ kì 1 đến kì 8 [đã đăng] tôi chỉ mới kể những câu chuyện bắt gặp trên đường, trong xóm, trong thôn… Chưa đi sâu vào vấn đề trọng tâm. Rất tiếc thời gian còn quá ngắn, tôi thì lại đang thu thập tài liệu, đang đọc và tổng hợp những vấn đề có tính khoa học, chí ít thì cũng nửa tháng sau mới có thể ngồi vào bàn viết cho nên đầu nên đũa. Tôi chỉ còn tin vào sự trở lại của talawas [dù ở giao diện nào] để nối tiếp chuỗi ghi chép của tôi. Tôi có niềm tin mãnh liệt về sự trở lại của talawas!
1.
Theo tôi, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là:
- Nền giáo dục lũng đoạn;
- Thể chế chính trị lạc hậu;
- Mặt bằng văn hóa còn quá thấp so với khu vực và quá tệ so với yêu cầu chung của thế giới mở. Sự nhầm lẫn và trá hình về mặt lịch sử dẫn đến ngộ nhận của nhiều thế hệ từ những năm 1930 – 1945 [ở miền Bắc] và 1975 về sau [ở cả hai miền];
- Vấn đề dân chủ – nhân quyền hầu như không có và biểu hiện rõ nét nhất trong hành xử về đất đai, chủ quyền nhà đất, bắt người, các phiên tòa không minh bạch, cấm đoán trong báo chí nhằm bao biện, phục vụ cho đảng cầm quyền… của nhà nước với nhân dân;
- Ý thức dân chủ của người dân còn quá thấp kéo theo những yêu cầu về nhân quyền của họ gần như ở mức số không, điều này một mặt đòi hỏi sự đánh thức, truyền đạt của giới trí thức và mặt khác cần có sự hoạt động rộng rãi của họ cộng với sự trợ lực từ những chính phủ, tổ chức có nền dân chủ đích thực, bằng mọi giá phải thực hiện điều này vì nó liên quan đến tiếng nói của người dân, hành động của người dân trước vấn đề chủ quyền đất nước, chủ quyền lãnh hải, biên giới… và tương lai của con em dân tộc Việt.
2.
Không, sẽ chẳng bao giờ có khái niệm cầm quyền tuyệt đối trong tôi dù ở nghĩa nào. Đất nước này chưa đủ tối tăm sau một chuỗi dài tuyệt trị của chính quyền phong kiến, rồi đến toàn trị của chính quyền cộng sản hay sao?
Cả hai thứ này đều mang lại sự dốt nát, ù lì, trì trệ và mất tự chủ, triệt tiêu nhân quyền, dân chủ, nhân tính ở đất nước có hình chữ S này. Nếu như có thêm một nhà cầm quyền tuyệt đối [dù nửa giờ đồng hồ!] thì chẳng khác nào ông nội phong kiến đẻ ra cha cộng sản, cha cộng sản lại đẻ ra con toàn trị tuyệt đối, cùng một giuộc với nhau cả!
Khi nào quyền lực còn tập trung, còn có khuynh hướng toàn trị, tuyệt đối thì khi ấy đất nước còn lầm than, con người còn sống trong u mê và kiềm kẹp, giả trá, đau khổ… Hãy ném cái cầm quyền tuyệt đối vào tường cho nó vỡ nát ra rồi vo nó lại thành viên bi tròn, bỏ vào một cái chai thả vào đại dương, chắc chắn cái chai sẽ trôi về đúng vùng cổ thủy của nó. Hãy trả sự u mê về đúng vị trí của nó, giữ nó lại bằng tư duy toàn trị là một tội ác với cả tương lai và cả quá khứ của nhân loại!
Những giá trị đích thực của con người đang tiến gần đến chỗ chúng ta, biểu hiện của nó là mật độ những nhà đấu tranh nhân quyền, dân chủ càng lúc càng dày, sự sợ hãi càng lúc cảng mỏng dần. Và những chủ trương đậm chất ba hoa, xảo quyệt càng lúc càng bị vạch trần mạnh mẽ. Tôi tin vào một tương lai pháp quyền, và tin mãnh liệt rằng cái tương lai ấy phải do đội ngũ trí thức yêu nước, thức thời, tiến bộ đồng lòng xây dựng chứ không tin vào một cá nhân. Vì sao tôi tin vậy thì tôi đã nêu ở phần trên.
3.
2010 là năm chúng ta đang sống, chuyện đã xảy ra hàng loạt, về diện rộng thì thế giới văn minh phương Tây trao Nobel Hòa bình cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba trong lúc ông đang ngồi trong tù của chính quyền Trung Quốc, điều này phản ánh ý nghĩa gì tùy vào cách cảm nhận của mỗi người, nhưng chắc chắn một điều là cái giá của nhân quyền, dân chủ không nhỏ, nhưng không có nó, con người trả giá lớn hơn gấp bội lần.
Trong diện hẹp, chính quyền Việt Nam vẫn đang ráo riết bắt bớ, nhốt tù các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam, mà trong đó, thành phần trí thức là chủ yếu: các luật sư, nhà báo, nhà văn, blogger… Câu trả lời về tự do thân thể của họ vẫn còn là một nan đề. Điều này nói lên gì? Nó phản ánh cái tát tai của con sư tử già trước lúc nhắm mắt tắt thở.
Và từ đây cho đến 2020, sẽ có một cuộc cải tổ chính trị toàn triệt, sự có mặt của các đảng phái đề cao tính nhân quyền, dân chủ trong bộ máy nhà nước là điều tất yếu, Đảng Cộng sản vẫn tồn tại như một thực thể lịch sử, một dấu vết của một giai đoạn lịch sử, tuy còn là một nhóm nhỏ nhưng họ vẫn có quyền đề cử dân biểu ra tranh cử Tổng thống, Thủ tướng và các ghế khác trong bộ máy chính quyền Cồng hòa Việt Nam.
Năm 2015, Việt Nam sẽ có giải Nobel Hòa bình.
Từ năm 2020 trở đi: sẽ có một cuộc cải cách giáo dục toàn triệt, hệ thống triết học về giáo dục được thay đổi căn bản cho hợp thời đại và tạo ra đặc trưng giáo dục Việt Nam trên mặt bằng giáo dục thế giới, Ngô Bảo Châu sẽ là Bộ trưởng Bộ giáo dục Cộng hòa Việt Nam. Năm 2023 sẽ là năm Việt Nam có đầy đủ một hệ thống luật pháp khoa học và tiến bộ.
Các nhân vật đấu tranh dân chủ nhân quyền đang bị nhốt tù, kiềm kẹp hiện nay sẽ là những quan chức đầy năng lực phục vụ cho nhân dân trong tương lai, Đảng Việt Tân cùng những đảng phái khác có mặt ở Việt Nam để xây dựng chương trình Việt Nam 2030 và tương lai.
2030 trở về sau: Việt Nam được xếp vào nhóm tiến bộ, phát triển và văn minh, dân chủ. Lăng Hồ Chủ tịch được lưu giữ như một dấu vết, một đền thờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự hiện hữu của lăng này như một nhà thờ chi nhánh trong một tộc họ. Đất nước Việt Nam thì có rất nhiều tộc họ.
Năm 2030, hệ thống chống lũ, ngăn lũ và xả lũ trên toàn Trung phần Việt Nam đi vào hoạt động, đời sống của những khu vực này không còn khó khăn như đang thấy.
2035: Việt Nam có 2 nhà văn được đề cử Nobel Văn học. Các giải khác về điện ảnh cũng sẽ dần dần đến với Việt Nam.
Mọi dự đoán chỉ là dự đoán, nhưng dù sao tôi cũng có quyền tin vào dự đoán của mình. Vì tôi là người yêu nước! Xin cám ơn anh chị, mong sớm gặp lại talawas! Chúc anh chị sức khỏe, an lạc!
© 2010 Liêu Thái
© 2010 talawas
Đinh Từ Thức trả lời phỏng vấn của talawas
1. Năm vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam
a. Gần một trăm triệu người bị bịt miệng trong một nhà tù lớn.
b. Mang nhãn “dân chủ”, nhưng không thấy dân, chỉ thấy chủ đỏ ngập phố phường.
c. Công an Nhân dân mà “chỉ biết còn Đảng còn mình”. Trắng trợn đến thô tục!
d. Giáo dục văn hóa phá sản: “you inside me after class”.
e. Tầu lạ đe dọa
2. 24 tiếng đồng hồ cầm quyền
Tôi chỉ chấp nhận cầm quyền khi được trao cho một cách hợp pháp, không do cướp đoạt. Vì chỉ được cầm quyền trong vòng 24 giờ, mọi việc phải làm gấp, và ưu tiên cho những việc người ta không thể làm lại như cũ sau 24 giờ.
Việc đầu tiên, ký lệnh đại xá, thả hết tù chính trị. Công bố lệnh cấm chỉ mọi hành vi trả thù, sách nhiễu hay khiêu khích.
Thứ nhì, công bố tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Thứ ba, thôi áp dụng hiến pháp hiện hành. Nhờ các luật gia trong nước và trên khắp thế giới đóng góp qua Internet, cấp tốc thảo ra một hiến pháp mới theo thể chế dân chủ, phân quyền và đa đảng, chấp nhận tất cả các quyền tự do đã được Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hiệp quốc ghi nhận. Hiến pháp mới được ban hành ngay trong ngày.
Thứ tư, giải tán quốc hội và chính phủ. Thành lập ngay trong ngày một chính phủ chuyển tiếp. Chính phủ này có nhiệm vụ tổ chức bầu quốc hội mới theo thể thức tự do và công bằng trong vòng 6 tháng. Đảng nào thắng trong cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên này sẽ đứng ra thành lập chính phủ mới.
Thứ năm, hỏa thiêu xác Hồ Chí Minh chia cho ba miền, theo đúng di chúc của ông. Làm việc này không phải vì thù hận, mà làm ơn cho người chết. Thật mỉa mai, ông Hồ là lãnh tụ muôn vàn kính yêu của Đảng Cộng sản, mà phải nhờ tôi, một người ngoài Đảng, để hoàn tất ước vọng cuối cùng trong chúc thư về chính bản thân mình. Tôi cũng giúp cho người sống, là Đảng Cộng sản. Cho đến nay, tuy đã 80 tuổi, họ vẫn chưa thể tự lập, vẫn còn phải nhờ vào ông Hồ, tuy ông chỉ còn là một xác chết, giống như đứa trẻ lên 6 vẫn còn phải ngậm vú giả mới ngủ yên được. Đó là đứa trẻ hư, vì là con một. Người lớn phải giúp cất cái vú đi, vì nó đã đến tuổi đi học, cần chen vai thích cánh với bạn cùng trang lứa.
Thứ sáu, ra nhật lệnh kêu gọi quân đội và công an cảnh sát chỉ bảo vệ và trung thành với Tổ quốc, cùng thi hành và bảo vệ luật pháp quốc gia, không bảo vệ và trung thành với bất cứ đảng phái nào.
Thứ bảy, yêu cầu tất cả các tôn giáo cùng tổ chức một Lễ hòa giải, để hòa giải với Đấng Chí tôn, với Giáo hội, với đồng bào, đồng đạo, và với chính mình. Xong lễ, cùng kéo nhau ra nghĩa trang, nhất là nghĩa trang tử sĩ, thăm viếng, dọn dẹp, để tỏ lòng nhớ ơn, và cầu cho những người đã chết, bất cứ vì lý do gì, hay vì ai.
Khởi thủy, đấng Tạo hóa dựng nên trời đất trong bảy ngày, mỗi ngày chỉ làm một việc. Thời đại cao tốc ngày nay, tôi ráng làm bảy việc trong một ngày. Như vậy là cố gắng quá sức rồi.
3. Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030
Không cần đoán. Điều nhìn thấy ngay vào vài tháng còn lại của năm 2010 là sự thiếu vắng của talawas. Đây là điều vô cùng đáng tiếc. Từ vài chục năm nay, dư luận thường ghi công đầu cho Giáo hoàng John Paul II và Tổng thống Reagan trong việc làm sụp đổ chế độ cộng sản tại Liên Xô và Đông Âu. Theo tôi, công đầu phải thuộc về truyền thông, như TV và radio. Không có những thứ này, làm sao người dân biết được Giáo hoàng nói gì và ông Reagan làm gì; làm sao người dân Đông Đức biết được những người bên kia bức tường sống ra sao. Hồi ấy Internet chưa có vai trò như ngày nay. Bây giờ, giữa lúc talawas cần mạnh thêm, và cần có nhiều mạng tương tự hơn nữa, talawas lại chấm dứt hoạt động. “Đảng ta” sẽ hài lòng. Hy vọng chẳng được bao lâu.
Vào năm 1988, ai có thể đoán được tình hình Liên Xô và Đông Âu sẽ như thế nào hai năm sau đó? Đoán tình hình Việt Nam vào 10 hay 20 năm nữa là chuyện của thầy bói. Tôi không phải thầy bói, nên chỉ có thể nói rằng Việt Nam như thế nào vào các năm 2020 và 2030 tùy thuộc giới trí thức và giới trẻ trong nước. Nếu họ vẫn cúi đầu chấp nhận cuộc sống ô nhiễm về mọi mặt như hiện tại, thì mười hay hai mươi năm nữa, Việt Nam có thể như Bắc Triều Tiên hiện nay, phảỉ dựa vào Trung Quốc để sống còn. Nhưng nếu toàn dân không cam chịu như vậy, thì kiểu mẫu đã sẵn có: Thái Lan, Mã Lai, Đài Loan, Đại Hàn, muốn thế nào cứ việc chọn, tự mình gây dựng lấy.
Vào thời gian đó, người viết cũng chẳng còn, để bận tâm mình đã nói đúng hay sai.
© 2010 Đinh Từ Thức
© 2010 talawas
Lý Đợi trả lời phỏng vấn của talawas
1.
Đây không phải là những vấn đề hệ trọng nhất, mà thuộc về vô số những vấn đề hệ trọng tại Việt Nam nhưng chưa có hướng giải quyết:
- Giáo dục đang nhằm theo cách ngu dân + giáo dục để dân ngu à sản sinh ra xã hội u mê, phần lớn dân số vì u mê mà sống một cách vô minh và “tính bổn ác”.
- Kinh tế rã rời và tiếp tục rã rời với chính sách “thị trường định hướng XHCN”, tiếp tục sản sinh ra một giai tầng có đặc quyền tham nhũng và những nhóm đại tư bản đỏ vĩ cuồng. Không tạo được tích lũy tư vản (vốn) cho đất nước, nên đất nước chưa và có nguy cơ không thoát khỏi hai cái hố khốn khổ và khốn nạn.
- Văn hóa nghệ thuật thì trời ơi đất hỡi… Bọn trẻ được hướng dẫn, tuyên truyền, rồi thành quán tính, nên chỉ lắng nghe những chuyện người tình nhố nhăng từ các ca sĩ “thời thượng”; mà không chưa chịu nghe chuyện: “Này công dân ơi…” từ ông già Hoàng Tụy, ông trẻ Ngô Bảo Châu…
- Tôn giáo chợt mở chợt đóng với đồng bóng ma quỷ rộn ràng… Đại Nam Văn hiến ở Bình Dương và chùa Bái Đính ở Ninh Bình làm đại diện cho hai đầu tàu của 1.001 chùa chiền thuộc diện vô lễ nhất nước… Cái mĩ học vốn đã nghèo và nho nhỏ, lại heo hút và heo hắt hơn…
- Chính quyền hụt tầm + thiếu trí à tiếp tục làm sản sinh và trầm trọng thêm các vấn đề trên.
Theo lịch sử thì Việt Nam có rất nhiều cột mốc cho thấy 24 giờ đủ để thay vua, đổi chúa, chuyển chính quyền, thay chế độ… nhưng bản thân cái cột mốc ấy chỉ là “cột mốc có ý nghĩa lịch sử” mà thôi, về ý nghĩa dân sinh và nhân cảm, chúng ta cần một thời gian dài, với rất nhiều những việc cơ bản phải tái thiết. Vì các vấn đề mà câu hỏi 1 đã đề cập ở trên, nên từ thế hệ của mình (7X), rồi 8X, 9X… tôi chưa thấy được nhiều những nhân tài phát tiết. Không có nhân tài thì tương lai của dân tộc, của đất nước sẽ mờ mịt, chứ đừng nói gì tới canh tân, thay đổi. Tôi là một đại diện tiêu biểu cho thế hệ thiếu nhân tài. Tuy nhiên, nếu được, tôi sẽ làm những việc sau:
- Giáo dục – y tế: Thực hiện chính sách giáo dục cưỡng bách và miễn phí hết cấp 3 (ngay trong niên khóa 2011); Tân trang và xây thêm 100 bệnh viện cấp tỉnh và 200 bệnh viện – bệnh xá cấp huyện và xã – giảm và không thu phí bệnh nhân không tiền và nghèo sặc máu (bắt đầu không thu viện phí ngay trong năm 2011 và tân trang + xây dựng trong vòng 10 năm).
- Kinh tế: Tự do hóa kinh tế dân sinh; Giảm tối đa kinh tế quốc doanh; Lực lượng vũ trang quân đội – công an không được làm kinh tế (chuyển giao trong vòng 5 năm).
2010: Sự việc Vinashin là điểm mốc mới về khốn khổ và khốn nạn.
2020: Khốn khổ giảm 50%. Khốn nạn tăng 50% (đột biến DNA của tầng lớp giàu mới).
2030: Khốn nạn giảm 49%. Bắt đầu hai mốc điểm mới về khốn khổ và khốn nạn (hy vọng và ước vọng…).
Khốn khổ (xét về: đời sống kinh tế); khốn nạn (xét về: đời sống tinh thần)
© 2010 Lý Đợi
© 2010 talawas
1.
Theo tôi, đầu tiên là thể chế, và cuối cùng vẫn là thể chế.
Bộ máy tham nhũng và mafia quyền lực đang lũng đoạn trên tất cả các lĩnh vực. Những kẻ cướp ngày đầy quyền lực đang lộng hành và không bị ngăn chặn, trừng trị. Tự do ngôn luận, tự do báo chí bị ngăn trở nghiêm trọng. Dân mất ý chí phản kháng và tự vệ vì quá mệt mỏi và bị vô hiệu hóa, bị ru ngủ bởi các hình ảnh và ảo tưởng phi văn hóa, mang tính hời hợt và bạo lực. Một nền kinh tế xã hội bị méo mó, đang bị đầu cơ, làm giá, chia chác, mất khả năng tự vệ và tự hành trước thủ đoạn thẩm thấu và ý chí sắt đá thôn tính Việt Nam bằng mọi giá của Trung Quốc.
Các vấn đề trên chỉ có thể được giải quyết bằng cải cách thể chế triệt để.
2.
Được cầm quyền tuyệt đối trong 24 giờ là câu chuyện của một mơ ước phép lạ. Thì tội gì chẳng mơ. Thì mơ ước thế này: Tôi sẽ làm tất cả để xóa bỏ sự độc tài và thay đổi bản chất thế chế bằng một cuộc “cách mạng nhung” không đổ máu. Tóm lại, làm mọi việc để trả nước tôi về cho dân tôi. Dân chỉ có nước khi có dân chủ, tự do và nhân quyền thực sự. Tôi sẽ gọi những người đồng bào của tôi và chính mình – đang tha hương trên tổ quốc mình – về và nói: Này đây là chốn an ủi cuối cùng của chúng ta. Chúng ta đã tự trả Nó về cho Mình.
3.
Tôi vốn chẳng phải thầy bói, chỉ nói theo linh cảm:
2010: Việt Nam đã tự đánh mất phần lớn khả năng kiểm soát và độc lập tự chủ. Đất nước bị chia chác bởi mafia quyền lực. Khoảng 90% lệ thuộc Trung Quốc. Nhưng vẫn còn chút hy vọng nếu biết tự xạ trị vào khối ung thư và biết lìa bỏ thể chế và mô hình xã hội lỗi thời và đã trở nên đi ngược lại quyền lợi của đất nước và nhân dân. Nếu bạn chí cốt của Việt Nam chỉ có Trung Quốc, Cuba và Bắc Triều tiên (cả ba đều được tổ chức Freedom House cho điểm 7, điểm cao nhất trong nấc thang dán nhãn chất lượng “thiếu tự do nghiêm trọng”) như hiện nay thì… “bó tay.com”.
2020: Nếu đến ngày đó mà thế giới chưa tận diệt thì 70% khả năng là Việt Nam đã là một tỉnh duyên hải có chất lượng sức khỏe dân số thấp nhất Trung Quốc vì đã đủ ngấm đại loại như thuốc bảo vệ thực vật cực độc giá cực rẻ của Trung Quốc từ nhiều năm nay. Nếu 10% hy vọng còn sót lại từ 2010 bỗng lớn dậy thì Việt Nam đi theo xu hướng Hàn Quốc và có được nền dân chủ manh nha. Rất khó để Việt Nam đạt được nền dân chủ như Thái Lan và Nhật Bản, chưa nói là như Âu -Mỹ.
2030: Nếu thế giới chưa tận diệt và nếu Trung Quốc cứ đường độc tài mà đi như hiện nay thì Trung Quốc tự sụp đổ bằng sự đứng dậy của các nền cộng hòa nhỏ tự khởi phát vì bị nghẹt thở. Họ phải giành quyền thở bằng cách đứng dậy chống lại hoặc ly khai nền độc tài. Việt Nam biết đâu lúc đó lại khởi nghiệp! Nếu may mắn hơn, tức là không trở thành một tỉnh của Trung Quốc, thì người Việt Nam đã bắt đầu được hưởng chút trái ngọt của một xã hội có dân chủ và tự do.
© 2010 Võ Thị Hảo
© 2010 talawas
Nguyễn Chính trả lời phỏng vấn của talawasTheo tôi, đầu tiên là thể chế, và cuối cùng vẫn là thể chế.
Bộ máy tham nhũng và mafia quyền lực đang lũng đoạn trên tất cả các lĩnh vực. Những kẻ cướp ngày đầy quyền lực đang lộng hành và không bị ngăn chặn, trừng trị. Tự do ngôn luận, tự do báo chí bị ngăn trở nghiêm trọng. Dân mất ý chí phản kháng và tự vệ vì quá mệt mỏi và bị vô hiệu hóa, bị ru ngủ bởi các hình ảnh và ảo tưởng phi văn hóa, mang tính hời hợt và bạo lực. Một nền kinh tế xã hội bị méo mó, đang bị đầu cơ, làm giá, chia chác, mất khả năng tự vệ và tự hành trước thủ đoạn thẩm thấu và ý chí sắt đá thôn tính Việt Nam bằng mọi giá của Trung Quốc.
Các vấn đề trên chỉ có thể được giải quyết bằng cải cách thể chế triệt để.
2.
Được cầm quyền tuyệt đối trong 24 giờ là câu chuyện của một mơ ước phép lạ. Thì tội gì chẳng mơ. Thì mơ ước thế này: Tôi sẽ làm tất cả để xóa bỏ sự độc tài và thay đổi bản chất thế chế bằng một cuộc “cách mạng nhung” không đổ máu. Tóm lại, làm mọi việc để trả nước tôi về cho dân tôi. Dân chỉ có nước khi có dân chủ, tự do và nhân quyền thực sự. Tôi sẽ gọi những người đồng bào của tôi và chính mình – đang tha hương trên tổ quốc mình – về và nói: Này đây là chốn an ủi cuối cùng của chúng ta. Chúng ta đã tự trả Nó về cho Mình.
3.
Tôi vốn chẳng phải thầy bói, chỉ nói theo linh cảm:
2010: Việt Nam đã tự đánh mất phần lớn khả năng kiểm soát và độc lập tự chủ. Đất nước bị chia chác bởi mafia quyền lực. Khoảng 90% lệ thuộc Trung Quốc. Nhưng vẫn còn chút hy vọng nếu biết tự xạ trị vào khối ung thư và biết lìa bỏ thể chế và mô hình xã hội lỗi thời và đã trở nên đi ngược lại quyền lợi của đất nước và nhân dân. Nếu bạn chí cốt của Việt Nam chỉ có Trung Quốc, Cuba và Bắc Triều tiên (cả ba đều được tổ chức Freedom House cho điểm 7, điểm cao nhất trong nấc thang dán nhãn chất lượng “thiếu tự do nghiêm trọng”) như hiện nay thì… “bó tay.com”.
2020: Nếu đến ngày đó mà thế giới chưa tận diệt thì 70% khả năng là Việt Nam đã là một tỉnh duyên hải có chất lượng sức khỏe dân số thấp nhất Trung Quốc vì đã đủ ngấm đại loại như thuốc bảo vệ thực vật cực độc giá cực rẻ của Trung Quốc từ nhiều năm nay. Nếu 10% hy vọng còn sót lại từ 2010 bỗng lớn dậy thì Việt Nam đi theo xu hướng Hàn Quốc và có được nền dân chủ manh nha. Rất khó để Việt Nam đạt được nền dân chủ như Thái Lan và Nhật Bản, chưa nói là như Âu -Mỹ.
2030: Nếu thế giới chưa tận diệt và nếu Trung Quốc cứ đường độc tài mà đi như hiện nay thì Trung Quốc tự sụp đổ bằng sự đứng dậy của các nền cộng hòa nhỏ tự khởi phát vì bị nghẹt thở. Họ phải giành quyền thở bằng cách đứng dậy chống lại hoặc ly khai nền độc tài. Việt Nam biết đâu lúc đó lại khởi nghiệp! Nếu may mắn hơn, tức là không trở thành một tỉnh của Trung Quốc, thì người Việt Nam đã bắt đầu được hưởng chút trái ngọt của một xã hội có dân chủ và tự do.
© 2010 Võ Thị Hảo
© 2010 talawas
Sáng nay (23/10/2010) vào talawas tôi thấy quá hẫng hụt khi đọc dòng tin talawas sắp chia tay với bạn đọc. talawas đã có 9 năm hiện diện, mà tôi mới chỉ biết “vào” đọc talawas từ hơn một năm nay. Nhưng với tôi talawas thật thân thiết. Với tôi, những bài viết của các tác giả trên talawas được BBT tuyển chọn có giá trị như một người THẦY thực sự, cho tôi mở mắt được rất nhiều điều. Nhiều bạn bè sau khi đọc talawas cũng có chung một sự biết ơn và tình cảm trân trọng với talawas như tôi. Đất nước ta, người dân ta đang rất cần những tờ báo như talawas. Tiếc quá, tôi không biết phải nói thế nào, chỉ muốn nêu một câu hỏi tại sao lại như thế? talawas đang có một hạnh phúc rất lớn của một tờ báo là được đông đảo bạn đọc thứ thiệt yêu quý, ngưỡng mộ và rất trân trọng. Tôi rất buồn. Xin cảm ơn các anh, chị trong BBT. Không biết đến bao giờ mới gặp lại được talawas?
Xin được vắn tắt trả lời 3 câu hỏi của BBT talawas như sau:
1. Một là, dân trí quá thấp (thấp từ hồi còn cụ Tản Đà có thơ “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn – cho nên quân nó dễ làm quan”). Hai là, sự vô cảm của số đông dân chúng (với thân phận con người, với ngay chính bản thân mình, với hiện tình đất nước, với vận mệnh của dân tộc). Ba là, thói cam chịu, nhẫn nhục đến kỳ lạ trước cường quyền và bạo lực. Bốn là, kẻ sĩ thứ thiệt quá ít (có thể nói từ hơn 100 năm qua kẻ sĩ chân chính đáng mặt trí thức của dân tộc ở nước ta càng ngày càng ít). Năm là, cả một xã hội đang bị tha hóa trong thói giả dối, bệnh hoạn.
2. Nếu chỉ có 24 tiếng đồng hồ được cầm quyền, cho dù là “cầm quyền tuyệt đối” thì, xin lỗi… Chỉ một việc là dọn dẹp những thứ cặn bã rác rưởi trên đoạn đường đến ngồi trên cái ghế “quyền lực tuyệt đối” đó cũng đã ngốn mất 24.000 tiếng đồng hồ rồi.
3. Ngày xưa bà nội tôi có một câu, lúc nhỏ tôi không hiểu: “Giời làm một trận lăng nhăng – Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông”. Nếu không có “vật đổi sao dời” gì cả, thì 2010: đã là thế, ai cũng biết rồi. 2020: cũng cứ là thế. Và 2030: cũng vẫn là thế thôi và sẽ tàn mạt vì nợ công, vì bùn đỏ v.v…
© 2010 Nguyễn Chính
© 2010 talawas
Nguyễn Thanh Giang trả lời phỏng vấn của talawas
Ba câu trả lời
1. 5 vấn nạn chính
- Nền chính trị giả dối. Đảng Cộng sản Việt Nam nghĩ một đàng, nói một nẻo, nói một đàng, làm một nẻo.
- Con người bị tha hóa. Chuyên chính vô sản làm con người mất ý thức thượng tôn pháp luật, văn hóa vô sản làm con người mất lòng tự trọng…
- Nền đô hộ mềm của Trung Quốc ngày càng thống trị Việt Nam nếu ĐCSVN còn cầm quyền.
- “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đẩy xã hội phân hóa nhanh thành hai cực mâu thuẫn gay gắt dẫn đến đấu tranh thảm họa.
- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây nên những khó khăn nan giải về kinh tế và đời sống.
2. 24 giờ cầm quyền
- 6 giờ đầu: Hội nghị Xã, Phường để tìm câu trả lời cho câu hỏi này và cử một đại biểu đi dự Hội nghị Huyện (Dùng mọi phương tiện thông tin, truyền thông để mời đông đảo bà con đến họp. Bồi dưỡng cho mỗi người 200000 đ tiền đi đường).
- 6 giờ tiếp thep: Hội nghị Huyện để tìm câu trả lời cho câu hỏi này và cử một đaị biểu đi Hội nghị Tỉnh (thanh toán tiền tầu xe và ăn ở cho đại biểu).
- 6 giờ tiếp theo nữa: Hội nghị Tỉnh để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên và cử một đại biểu dự Hội nghị Toàn quốc (thanh toán tiền tầu xe và ăn ở cho đại biểu).
- 6 giờ cuối cùng: Hội nghị Toàn quốc để thống nhất ý kiến và chỉ thị hành động.
3. Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030
- Đảng CSVN vẫn tuyên bố Đại hội XI thành công tốt đẹp.
- 2020 có đa đảng, quyền lãnh đạo đất nước không còn trong tay Đảng CSVN.
- 2030 Việt Nam có ít nhất một giải Nobel về khoa học tự nhiên
Hai câu hỏi
1. Vì sao talawas đình bản?
2. Làm thế nào để talawas tiếp tục sứ mệnh của mình?
© 2010 Nguyễn Thanh Giang
© 2010 talawas
Trương Thái Du trả lời phỏng vấn của talawas
1.
- Đắp bồi dân trí;
- Tạo dựng bản sắc văn hóa đặc thù;
- Giải quyết vấn nạn xã hội do nhân mãn;
- Cải cách giáo dục;
- Cởi mở chính trị.
2.
Thứ nhất là bản thân tôi không có bất cứ tham vọng chính trị nào. Thứ hai, năm vấn đề mà tôi xem là hệ trọng ở trên đều là những thứ phải giải quyết trong một đến nhiều thế hệ. Do đó 24 tiếng đồng hồ cầm quyền tốt nhất là không nên có.
3.
Tôi hy vọng đến năm 2020 kinh tế xã hội ổn định, dân trí khởi sắc. Đến năm 2030 Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu như Hàn Quốc hiện nay: Văn hóa thoát khỏi hẳn bóng râm Đại Hán, Xã hội thuần hòa, Giáo dục nhiều thành tựu, Chính trị trong sạch.
© 2010 Trương Thái Du
© 2010 talawas
Dương Tường trả lời phỏng vấn của talawas
talawas – Ngày 03/11/2010 sắp tới, talawas sẽ tròn 9 tuổi và xin nói lời chia tay độc giả. Chúng tôi sẽ nhìn lại chặng đường 9 năm qua và trình bày nguyên nhân kết thúc hoạt động. Nhân dịp này, chúng tôi cũng mời các cộng tác viên tham gia trả lời 3 câu hỏi của talawas sau đây:
1. Theo ông, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là gì?
2. Nếu được cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, ông sẽ làm gì?
3. Hình dung của ông về Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030.
__________
Dương Tường
1. Thời cuộc ở Việt Nam có thể tóm gọn trong một câu của Trần Dần:
Chúng ta đứng trước một quốc nạn kép:
Quốc sách sida – quốc ngữ sida
Đến bây giờ, tôi vẫn faire mien cái nhìn mười lăm năm trước ấy của Dần.
2. Cầm quyền tuyệt đối trong 24 tiếng đồng hồ? Đó là một điều chưa bao giờ thoáng qua trong đầu tôi, dù chỉ trong một phần tỉ giây. Câu hỏi đến đột ngột quá, tôi chỉ kịp tóm vội lấy cái í đầu tiên loé lên như một ánh chớp trong đầu:
Chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn chế độ đảng trị.
Chế độ đảng trị là trở ngại chính trên con đường đi đến tự do – dân chủ. Còn đảng trị thì không cách nào có được tự do dân chủ thực sự.
Tôi mới chỉ kịp nghĩ đến chừng nấy, những việc tiếp theo, chắc cần có một Hội nghị Diên Hồng mới, như thời Trần chống quân Nguyên.
© 2010 Dương Tường
© 2010 talawas
Hoàng Hưng – talawas đã thành lịch sử
9 năm! talawas đã sống lâu hơn mong muốn của những người căm ghét nó, và cả những người làm nó, mới vui chứ!
Dễ hiểu: Làm nên talawas là những cây bút chẳng có mưu mô, ý đồ gì, ngoài nỗi bức xúc phải nói ra những suy tư trăn trở về người Việt, văn hóa Việt, rồi từ đó đi đến chỗ không thể không nói về xã hội, chính trị. Không có nguồn nhân lực nào ngoài những cây bút tự nguyện chỉ lấy việc được nói thoải mái mà không bị bịt mồm, bóp méo mồm, chặn họng, đeo khẩu trang… như hàng mấy chục năm nay họ phải chịu, làm phần thưởng. Không có nguồn tài chính nào ngoài tiền dành dụm của một số anh chị em suốt ngày đổ mồ hôi sôi nước mắt kiếm sống nơi đất khách. Không có thời gian nào ngoài những đêm thức nửa trắng hay toàn trắng. Thế thì họ phải kiệt sức thôi. Chưa kể sự kiệt sức của những người luôn chịu áp lực của những buổi “làm việc” với an ninh, luôn đứng trước mối đe dọa không hề đùa đối với sinh mệnh (nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) của bản thân, mà còn, và nhất là, sự an toàn của những người thân yêu nhất. Không có tổ chức chặt chẽ, họp hành, bàn thảo… nào ngoài sự trao đổi công khai qua mạng. (Đó là những điều an ninh Việt Nam bao giờ cũng quan tâm nhất trong các buổi “làm việc” với các thành viên talawas trong nước.) Cho nên khi kiệt sức thì bảo nhau: “Nghỉ thôi!”
Cho nên 9 năm ấy là một kỳ tích.
Có lẽ không nên so sánh, nhưng hãy cứ thử so sánh talawas với Nhân văn – Giai phẩm. Chỉ tồn tại 5 số báo, vài số tạp chí, trong thời gian chưa đầy 1 năm, trong hoàn cảnh ngôn luận chưa bị gông bằng cùm “xã hội chủ nghĩa” (vẫn còn “dân chủ nhân dân”), Nhân văn – Giai phẩm đã thành một chương đậm nét nhất của lịch sử cách mạng dân chủ do trí thức văn nghệ sĩ phát động, thách thức chế độ cộng sản toàn trị. Nhưng nó bị dập tắt một cách quyết liệt và tàn bạo, khiến cho ảnh hưởng của nó bị triệt tiêu trong mấy thế hệ. Rồi chính talawas lại là người phục hồi ảnh hưởng của vị tiền bối ấy với một hồ sơ hệ thống, đầy đủ nhất.
Trong khi talawas đã ngày càng trờ thành diễn đàn cuốn hút giới cầm bút tâm huyết với vận mệnh đất nước cả trong lẫn ngoài nước, kéo dài suốt 9 năm, có thời kỳ không ít cây bút “chính thống” tên tuổi cũng đàng hoàng (và không phải không vui thích) xuất hiện trên đó.
Ảnh hưởng của talawas đối với đời sống văn hóa tư tưởng quốc nội có thể thấy được qua thái độ của an ninh Việt Nam đối với nó: từ chỗ để tự do đến chỗ chặn tường lửa, rồi đến chỗ quyết ngăn cản các thành viên trong nước tham gia nó. Họ nói rất rõ: Vấn đề của talawas không chỉ ở chỗ nó “phản động”, mà còn ở chỗ nó có những cây bút (mà họ phải thừa nhận là) “trung thực, uy tín” (với bạn đọc) tham gia tích cực. Cho nên rất nguy hiểm.
Vậy hôm nay an ninh có ăn mừng việc talawas “tự chết”? Phải chăng họ “bất chiến tự nhiên thành”?
Kẻ viết bài này từng nói với an ninh: “Các anh có dùng mọi cách đánh sập được talawas thì ngay lập tức sẽ có một ‘tala… oách’ ra đời! Là vì với chính sách bóp nghẹt thông tin hiện nay, người có lương tri tất phải tìm đến một diễn đàn tự do để giãi bày, phản biện. Lẽ ra trong nước phải có một talawas, để những người như tôi không phải gửi bài ra nước ngoài.”
Tôi nói câu ấy gần 3 năm trước. talawas chưa chết, thì đã có hơn một trang mạng mang phần nào tinh thần talawas ra đời trong nước. Kể cả một trang được coi là “chính thống” như VietNamNet, chẳng khối bài trên ấy mang tinh thần talawas đó sao? Rồi thì Bauxite VN xuất hiện, dũng mãnh, kiên cường, niềm tự hào của giới cầm bút không chịu mang gông quanh đầu và xiềng trên tay! Và cũng vô tư, “văn nghệ”, “tùy hứng” như talawas, mà trách nhiệm đóng góp vào những vấn đề sinh tử của đất nước thì ngày càng sáng rỡ. Vậy là lời mong ước “có một talawas trong nước” đã thành, và còn hơn thế nữa! Vậy thì talawas nhắm mắt được rồi, nó đã làm xong “nhiệm vụ lịch sử” của mình.
Giờ thì đến lúc an ninh Việt Nam phải lo đối phó không phải chỉ với sự phản biện, mà cả sự đối lập, không chỉ sự tập họp lỏng lẻo, mà có tổ chức. Con đường tới dân chủ tất yếu phải thế. Nhưng đó là chuyện của một thế hệ mới.
23/10/2010
© 2010 Hoàng Hưng
© 2010 talawas
Bùi Tín trả lời phỏng vấn của talawas
1.
- Vấn đề Tự do: Cụ thể là thực hiện đầy đủ tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do phản biện. Tôi rất tâm đắc lời của nhà văn – triết gia Pháp Thế kỷ Ánh sáng: “Tự do ngôn luận là linh hồn của nền Dân chủ”. Có tự do ngôn luận sẽ có mọi quyền tự do khác.
- Vấn đề Hiến pháp: Sửa Hiến pháp, bầu Quốc hội mới trên cơ sở thực hiện đầy đủ quyền lập hội, quyền ứng cử bầu cử tự do, để công dân lựa chọn nhân tài cai trị đất nước.
- Vấn đề đường lối đối ngoại: Từ bỏ chủ trương ngả hẳn về phía Trung Quốc với 16 chữ vàng, kết thân với những nước tự do dân chủ thật sự, dựa trên luật pháp quốc tế và Liên Hợp Quốc, chủ trương hòa bình hữu nghị với các nước láng giềng trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
- Vấn đề công bằng theo luật pháp: Trả tự do cho tất cả tù chính trị, đặc biệt những người của chế độ Cộng hòa cũ đã bị tù trên 35 năm và các chiến sĩ dân chủ bị chụp mũ tội âm mưu lật đổ.
- Vấn đề thống nhất dân tộc trọn vẹn: Tổ chức một cuộc cầu nguyện, cầu siêu, lễ kỷ niệm trong phạm vi toàn quốc của mọi tôn giáo và người không tôn giáo, cho mọi đồng bào ở các bên đã hy sinh trong thời gian qua.
- Tôi sẽ ra một loạt quyết định:
- Lập một Hội đồng Nhà nước gồm 60 nhân vật có tâm và có tầm được tôi thăm dò lựa chọn để cầm quyền tạm thời trong khi chờ bầu cử Quốc hội chính thức;
- Thả tất cả tù chính trị,
- Quyết định ngừng khai thác Bôxít trong phạm vi cả nước;
- Tăng nhanh việc cứu giúp đồng bào các vùng bị bão lụt vừa qua.
Đến cuối năm 2010, do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn duy trì đường lối cổ hủ, quay lưng lại nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân mà giới trí thức – kẻ sĩ là người phát ngôn, do những tuyên bố về thay đổi, về đổi mới của giới cầm quyền chỉ là giả dối nhằm xoa dịu, không thực chất, cho nên xã hội sẽ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, nhân dân mất kiên nhẫn, người lương thiện giận dữ thêm trước cảnh bất công, nông dân đông đảo mọi miền thêm nổi giận, các cuộc xuống đường, biểu tình tuy ôn hòa nhưng đầy khí thế, không sao dập tắt, cố dập chỉ như đổ thêm dầu vào lửa…
Đại hội XI sẽ diễn ra trong cảnh xã hội lên cơn sốt, nồi hơi lớn quá căng bị bật nắp. Cuộc đấu tranh giữa quan chức đảng cầm quyền và nhân dân bị trị thành trận tuyến, mặt nạ nhân dân của quan chức bị gỡ bỏ, xã hội tỉnh táo nhận rõ bọn tội phạm quốc gia là phe nhóm tư lợi cầm quyền cấu kết nhau để chia chác tài sản quốc gia, tàn phá tận gốc đất nước này, từ ngân sách, của cải chìm nổi đến nền văn hóa và đạo lý truyền thống. Có thể do tình hình căng, đọ sức tốt xấu, đúng sai cực kỳ quyết liệt trong đầu óc, trong nội tâm của hàng triệu con người mà Hào khí Thăng Long sẽ trỗi dậy xung thiên bùng ra ngoài đúng vào dịp Đại hội XI cuối năm âm lịch.
Tôi chỉ xin dự đoán đến đây. 2020 và 2030 thì xa quá, tôi chỉ đoán rằng khi ấy danh từ chủ nghĩa cộng sản, cả tên gọi Đảng Cộng sản chỉ còn trong đầu óc mọi người đồng nghĩa với: Sai lầm, Dại dột, Tội ác, Bất công, Hủ lậu và Man rợ.
© 2010 Bùi Tín
© 2010 talawas
Dương Danh Huy trả lời phỏng vấn của talawas
1.
Tôi nghĩ Việt Nam có rất nhiều vấn đề hệ trọng về môi trường, kinh tế, xã hội, quốc phòng, chính trị, nhưng tôi không biết 5 vấn đề nào là hệ trọng nhất.
Tôi chọn theo đuổi vấn đề Biển Đông, nhưng không nhất thiết là vì tôi cho nó là vấn đề hệ trọng nhất.
2.
Nếu là người độc tài, tôi sẽ làm sao để tôi được cầm quyền tuyệt đối trong 24 giờ sau đó, và hôm sau tôi lại sẽ làm sao để tôi được cầm quyền tuyệt đối trong 24 giờ sau, v.v.
Nhưng điều tốt nhất mà tôi có thể làm là không nhận cầm quyền tuyệt đối.
3.
Về Biển Đông, tôi đoán là tình hình có thể tệ hơn, trước khi nó khá lên.
Thái độ của Việt Nam, ASEAN và Mỹ từ ARF từ tháng 7/2010 cho đến ADMM+ tháng 10/2010 đáng khích lệ, nhưng quyết tâm của Trung Quốc để chiếm gần hết Biển Đông không thay đổi. Trung Quốc sẵn sàng cho trò chơi dài, và họ vẫn có thể có những sách lược như
- lùi một bước, chờ thời cơ, tiến một hai bước,
- tiến từng bước nhỏ khó bị phản công,
- thử một chút, không được thì thôi, chờ lúc khác, thử cái khác.
© 2010 talawas
Nguyễn Ngọc Già - Lời chia tay với Talawas!
Vậy là một trang báo uy tín, lâu năm từ giã mọi người!
Thật là buồn trong những ngày này!
"Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí"?
Giữa lúc nước sôi lửa bỏng nhất khi nhận được hung tin Điếu Cày bị giam tiếp, Anhbasg bị bắt đi, phong trào dân chủ đang bị đàn áp dã man hơn thì Talawas lại rời bỏ độc giả! Quá buồn! Tôi cứ ước giá gì đây là ngày cá tháng tư!
Tất nhiên, Talawas là trang báo lập ra tự nguyện, chủ bút và ban biên tập của Talawas có quyền ngừng hoạt động như đã từng có quyền lập ra, nhưng sao vẫn thấy buồn quá! Không biết, tương lai sắp tới, các anh chị của talawas sẽ có đường hướng hoạt động nào không? Tuy vậy, tôi vẫn mong các anh, chị hãy góp phần công sức cho nền dân chủ Việt Nam (dù biết con đường đi đến còn cam go lắm!). Hôm tôi viết bài "Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn (phần 3)", tôi đã rất vui và xúc động khi nói: "Tôi càng thấm thía khi học được đức tính KIÊN TRÌ từ các bạn, từ những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ bị tù đày hay bị khủng bố tinh thần, thể xác cho đến những nhà báo chuyên nghiệp, những dân báo không chuyên, cả chủ bút, ban biên tập của các trang báo "lề trái" mà thời gian qua dù bị đánh phá dữ dội từ những tên tin tặc, nhưng họ vẫn không bỏ cuộc. Vậy tại sao tôi không thể tiếp tục công việc nhỏ của mình - VIẾT?", không lẽ tôi đã sai?
Dù nguyên nhân nào dẫn đến việc talawas ngừng hoạt động đi nữa, chúng tôi vẫn nhớ Talawas đã là một trang báo sống trong lòng độc giả yêu chuộng tự do trong nhiều năm qua, Talawas như là người bạn đồng hành cùng chúng tôi để chúng tôi được đọc, được học, được suy tư và thao thức cho nước Việt; để khóc, để cười, để thức tỉnh và để hy vọng... Talawas đã góp phần để những người Việt yêu tự do có thêm càng nhiều người bạn đồng hành trên "con đường đau khổ" đầy những gian truân của xã hội phi nhân, phi pháp, phi lý!
Talawas đóng cửa. Trái tim chúng tôi thổn thức. Chắc hẳn những trang báo tự do khác cũng buồn không kém! Talawas có biết rằng, cũng như khi IDS tự giải tán, chúng tôi đã rất đau buồn khi mất đi một tổ chức hoạt động vì đất nước, nay, đến lượt Talawas tự đóng cửa, chúng tôi cũng đau buồn y như vậy!
Cầu chúc các anh chị Talawas nhiều sức khỏe, tôi hy vọng trong thời gian tới, các anh chị sẽ lại tiếp tục đóng góp cho nền dân chủ nước nhà dưới một hình thức nào khác (biết đâu, hãy hy vọng!)
Như một lời chia tay (dù rất bịn rịn, nhưng vẫn phải chia tay!), tôi xin phép trả lời 3 câu hỏi mà Talawas đã đặt ra:
1. Theo anh, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là gì?
- Dân chủ.
- Đa đảng
- Hiến pháp và pháp luật cần làm mới toàn bộ, song song là "tam quyền phân lập"
- Giáo dục.
- Y tế.
2. Nếu được cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, anh sẽ làm gì?
- Ban hành quyết định trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm.
- Ban hành quyết định tự do hóa báo chí. Tất cả các trang báo "lề phải" không còn chịu sự kiểm duyệt của đảng.
- Ban hành quyết định hủy bỏ tư duy "kinh tế nhà nước là chủ đạo", tất cả các thành phần kinh tế hoàn toàn bình đẳng trong kinh doanh.
- Ban hành quyết định chuyển tất cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng quân đội và công an (bất kể trực tiếp, gián tiếp, liên doanh, liên kết...) trở thành các công ty, tập đoàn hoạt động độc lập. Từ nay về sau, lực lượng quân đội và công an không được phép tham gia kinh doanh dưới mọi hình thức.
- Ban hành quyết định hòa giải hòa hợp dân tộc.
- Ban hành quyết định tự do đa nguyên trong mọi vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội trong 2 năm để tiến tới tự do thành lập hội đoàn trong 2 năm tiếp theo, sau đó 2 năm nữa các đảng phái được tự do thành lập (lúc đó hiến pháp và luật pháp đã hoàn thành và đưa vào cuộc sống, các đảng phái tự do tranh cử mà không sợ trả thù, đổ máu)
(Không biết 24 giờ có đủ cho tôi làm không nữa :(, vì còn phải có giờ ăn, ngủ, đi vệ sinh... :)). Nói cho vui chút trong không khí đang rất buồn của những ngày này!
3. Hình dung của anh về Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030:
- Năm 2010: Kinh tế suy vi, dân chủ bị đàn áp, thiên tai dữ dội, đạo đức suy đồi đến cùng cực. ĐCSVN đang suy yếu trầm trọng và sẽ mất quyền lực vào năm 2016 để trở thành một đảng phái tranh cử công bằng với các đảng phái khác.
- Năm 2020: Đã có chế độ đa đảng.Kinh tế đang phát triển, giáo dục, y tế đã tiếp cận theo chuẩn thế giới.
- Năm 2030: (vậy là 20 năm sau tính từ năm nay?) Để xem... Chắc là mọi mặt tốt hơn nhiều, từa tựa như... Malaysia đang có(?!)
Nguyễn Ngọc Già
Lê Anh Hoài trả lời phỏng vấn của talawas
1.
- Sự giả dối ngự trị;
- Tham nhũng;
- Cái gọi là dân chủ, không ai biết tìm nó ở đâu;
- Trí thức và tự do sáng tạo chưa được coi trọng;
- Lòng nhân ái và những giá trị nhân văn gốc bị tha hóa.
2.
Trưng cầu dân ý theo cách dân chủ nhất, với phương pháp khoa học, khách quan nhất. Sử dụng kết quả trưng cầu này xây dựng lại toàn bộ hệ điều hành đất nước. Tuy nhiên, tôi đang băn khoăn rằng 24 tiếng đồng hồ liệu quá ngắn?
3.
2010: Mọi cái sờ sờ ra đấy rồi.
2020: Nếu vẫn điều hành như thế này, Việt Nam trở thành bãi rác tri thức, công nghệ, bãi rác hàng kém chất lượng, hàng giả (chủ yếu từ Trung Quốc), bãi rác theo đúng nghĩa đen từ sản xuất công nghiệp (kiểu bùn đỏ) và từ sinh hoạt.
2030: Cùng tắc biến. Bãi rác bùng cháy. Và Phượng Hoàng thoát ra từ tro than.
© 2010 Lê Anh Hoài
© 2010 talawas
Nguyễn Viện trả lời phỏng vấn của talawas
1.
- Chế độ độc tài độc đảng dẫn đến những sai lầm không thể sửa chữa.
- Những giá trị tinh thần bị biến thái và hủy hoại.
- Một nền giáo dục thiếu nền tảng đạo đức và kìm hãm sự khai phóng sáng tạo.
- Một xã hội mất định hướng vì định hướng “xã hội chủ nghĩa theo cơ chế thị trường” dẫn đến một xu hướng thực dụng phổ biến từ tầng lớp lãnh đạo đến phần lớn quần chúng nhân dân.
- Một sự hãnh tiến mù quáng trong giới lãnh đạo.
2.
- Việc đầu tiên là ký sắc lệnh giải thể Đảng Cộng sản Việt Nam và những tổ chức phụ thuộc đảng này.
- Việc thứ hai là ký sắc lệnh giải tán Quốc hội đương nhiệm để cho toàn dân bầu cử tự do và dân chủ một Quốc hội mới.
Sinh mệnh và tương lai của đất nước sẽ do toàn dân quyết định thông qua các cơ chế dân chủ và pháp quyền.
3.
Tôi không có ý định làm thày bói hay nhà ngoại cảm.
© 2010 Nguyễn Viện
© 2010 talawas
- talawas sắp ngừng hoạt động — (talawas).
Ngày 03/11 sắp tới, talawas sẽ tròn 9 tuổi và đồng thời ngừng hoạt động. Những ngày cuối cùng này, chúng tôi dành để chia tay độc giả, với loạt bài phỏng vấn của talawas và những bài viết, bản dịch mà các cộng tác viên gửi đến tòa soạn như một lời tạ từ. Toàn bộ dữ liệu của talawas bộ cũ cũng như của talawas blog sẽ được giữ nguyên vẹn tại địa chỉ truy cập không thay đổi.
Trân trọng mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi hoàn thành chặng đường 9 năm qua.
Ban Chủ nhiệm talawas
Phạm Toàn trả lời phỏng vấn của talawas
1.
Tôi quen tư duy MỘT chứ không 2, 3, 4 hoặc 5. Việt Nam hiện nay, trước viễn cảnh toàn cầu hóa, chỉ có một vấn đề hệ trọng nhất, đó là SỰ BẤT CẬP.
Tãi ra, chi tiết hóa ra, có thể thấy mấy cái bất cập to đùng như sau:
1/ Bất cập về hiểu biết (lớp trí thức hiện nay hoàn toàn lạc hậu và hoàn toàn không biết làm gì cho tổ quốc sống lại) dẫn đến bất cập về tổ chức đất nước (tất cả các tổ chức đều CÓ nhưng đều KHÔNG đúng về thực chất, nên CÓ tổ chức mà KHÔNG hiệu quả về mọi mặt).
2/ Bất cập về luật pháp (có rất nhiều luật, nhưng luật nào cũng sai hoặc không đầy đủ, luật cơ bản là Hiến pháp là cái sai nhất, và nếu có luật nào đúng thì cũng không thực thi được vì sự bất cập của lớp quan chức tòa án, lớp công chức ngạch hành chính, lớp kỹ thuật viên… nên không thể có gì bảo đảm sẽ thực thi không sai với chính những quy định của luật).
3/ Bất cập về trình độ văn hóa tối thiểu của một dân tộc trong thời đại văn mình dẫn đến bất cập về tâm lý sẵn sàng xây dựng một tổ quốc rạng rỡ (toàn dân đang sống vô cảm, vô trách nhiệm, bản chất đang bị lưu manh hóa theo tấm gương cynical của tầng lớp lãnh đạo chỉ giỏi nói – mà nói cũng không giỏi – sểnh ra là hối lộ, đút lót, chạy chọt… Trách nhiệm công dân mất hết!
2.
24 giờ? Câu hỏi này có vẻ như một cái bẫy! Làm sao 24 giờ chữa trị nổi một con bệnh ung thư di căn? Mà điều luật của mình lại chưa có luật về “cái chết nhân đạo”! Chưa kể là với tâm lý giống như mọi người bệnh trọng, con bệnh của ta vẫn hy vọng mình chưa mệnh hệ nào! Nên chi, công việc bây giờ là nên suy nghĩ một cách ôn hòa và tạo điều kiện để nói được với nhau những lời ôn tồn sao cho ngay cả người đang hấp hối cũng muốn trăng trối những lời lẽ ít có vị tử khí.
Tôi không tin là có ai tài giỏi đến độ chữa được tình hình đất nước trong vòng 24 giờ. Nhưng nếu có từ 3 đến 6 tháng chuẩn bị bằng một Hội nghị Diên Hồng hòa hợp dân tộc, tôi muốn kiến nghị thế này – tổ chức các Hội đồng Điều hành đất nước thời gian chuyển tiếp sang một chế độ DÂN CHỦ triệt để:
1/ Thành lập một Hội đồng Luật pháp viết lại Hiến pháp thật cơ bản dành cho 100 năm, 1000 năm phát triển tổ quốc, không có sự chữa đi chữa lại, đủ sức đem trưng cầu dân ý.
2/ Thành lập ở tất cả các cấp các ngành một Hội đồng Kiểm điểm Công khai, có trách nhiệm lập báo cáo công khai mọi ưu điểm và khuyết điểm của tất cả mọi tổ chức, mọi tầng lớp nhân dân trong thời gian ít nhất là từ ngày 30-4-1975 tới nay;
3/ Thành lập Hội đồng Kinh tế Nghiên cứu đường lối phát triển kinh tế của đất nước, nhưng phải tính toán làm sao để bảo đảm 2 điều này: người dân KHÔNG MẤT TIỀN ĐI HỌC và người bệnh KHÔNG MẤT TIỀN CHỮA BỆNH.
Tôi nghĩ nếu làm được ba điều đó thôi là khá đủ.
3.
Có mấy khả năng:
2010: Những “thành tích” của năm 2010 thì đã quá rõ: một chính quyền quay lưng lại với NGƯỜI DÂN, bịt tai nhắm mắt trước DƯ LUẬN, trâng tráo chiếm đoạt mọi thành quả XÂY DỰNG đất nước.
2020: Sự thay đổi về chính trị ở bên Trung Hoa có thể tỏ ra hấp dẫn khiến đàn em bên Việt Nam cũng hăng hái làm theo. Tổ chức cũ nhưng thành tựu mới.
2030: Đây là thời điểm KHÔNG CHỊU ĐỰNG NỔI nữa nếu từ 2011 đến 2029 vẫn không có thay đổi gì, vẫn như những gì tôi nói ở câu hỏi 1. Khi tình hình quá bi đát, đặc biệt khi những người được “cơ cấu” tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 2011 và các đại hội sau quá BẤT CẬP, khi đó sẽ có thể có một bộ phận người của Đảng CSVN đứng ra nắm quyền, thay đổi từ chóp bu xuống.
Nói thêm: tất cả các đánh giá và chẩn đoán đó đều không suy suyển việc tôi cùng các bạn của mình chuẩn bị cho tổ quốc Việt Nam của tôi: tạo ra bộ sách giáo khoa thể hiện rõ cách thức HIỆN ĐẠI HÓA nền giáo dục của nước ta. Đó là cách đóng góp của chúng tôi, bất kể nền chính trị chuyển vần theo hướng nào.
© 2010 Phạm Toàn
© 2010 talawas