Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

Vinashin phá sản – Trách nhiệm thuộc về thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

-Ông Phó Thủ tướng đã tuyên bố đầu tháng 11 sẽ có Vinashin mới trong khi trách nhiệm đổ vỡ Vinashin vẫn chưa rõ ràng. ttngbt nhận được bài từ tác giả Đình Văn với mong muốn nhận được những câu trả lời rõ ràng về 'đầu mối trách nhiệm' cũng như việc xử lý vụ Vinashin trước nhân dân. Xin cảm ơn tác giả Đình Văn (ttngbt không gửi thư điện tử cảm ơn vì hòm thư đang bị giả mạo).

Tác giả : Đình Văn

Gần đây, trên trang Vnexpress.net có đăng bài phỏng vấn ông Hà Văn Hiền chủ nhiệm uỷ ban kinh tế của Quốc hội bên lề hành lang Quốc hội chiều 20.10. Nội dung cuộc trao đổi với phóng viên báo chí tôi xin phép không đề cập vì cũng có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này, tôi chỉ xin đưa ra một ý kiến nhỏ của mình về vấn đề của Vinashin và trách nhiệm của chính phủ như sau:

Theo nội dung cuộc trao đổi trên khi trả lời câu hỏi: Sự việc ở Vinashin đã được cảnh báo nhưng vẫn để kéo dài mà đến khi xử lý thì hậu quả cũng khá nặng nề, theo ông liệu có sự bao che? ông Hà Văn Hiền cho rằng: “Vấn đề ở đây là do quản lý chưa chặt chẽ và bản thân doanh nghiệp thì báo cáo sai sự thật, quản lý cũng chưa tốt dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, quy trình ra quyết định đầu tư không chuẩn… Rồi có cả vấn đề bố trí cán bộ trong doanh nghiệp đấy, dẫn đến khó khăn của Vinashin.” Theo tôi đây là một câu trả lời chung chung, bản thân nó đã mang tính chất bao che cho người có trách nhiệm là thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Tôi có cảm giác nó giống như một câu trả lời quen thuộc mà chúng ta đã từng nghe đâu đó, không thể hiện được trách nhiệm của một đại biểu của dân được giao đứng đàu một uỷ ban rất quan trọng của Quốc hội - Uỷ ban kinh tế. Như vậy, những cảnh báo trước đó có được ai lắng nghe và xử lý không? Theo tôi, ông Hà Văn Hiền có ý bao che cho chính phủ và cũng bao che luôn trách nhiệm của chính ông mà ông được Quốc hội và nhân dân giao phó.

Ở một câu hỏi khác ông cho rằng: “Các cơ quan quản lý với chức năng là chủ sở hữu đã thực hiện chức năng của mình chưa rõ ràng, chưa đến nơi, đến chốn. Thế nhưng, ở đây có một lý do nữa là không có cơ quan nào làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính, mà bị phân khúc, chia cắt…”. Như vậy sẽ không có cơ quan hay cá nhân nào chịu trách nhiệm về khoản nợ khổng nồ 86.000 tỷ đồng của Vinashin hay sao? Đó là câu trả lời thực sự vô trách nhiệm của người đại biểu của dân. Không cơ quan hay cá nhân nào chịu trách nhiệm sao cái lỗ đó đã đổ sang cho Petro Việt nam và Vinaline và chính phủ đang oằn mình trả nợ đậy. Sâu xa của vấn đề, cho dù chính phủ hay tập đoàn kinh tế nào của nhà nước phải gánh món nợ khổng lồ đó thì đều là tiền của nhân dân mà từng người dân phải đóng thuế để trả nợ thay cho một số quan chức yếu kém trình độ quản lý, tiêu tiền lãng phí mà lại được chính phủ bao che gây nên.

Phải chăng cái sự chia cắt, chưa rõ ràng, chưa đến nơi, đến chốn không có cơ quan nào làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính như ông Hiền đề cập ở trên là lỗi của cả một hệ thống chính sách của chính phủ từ trên xuống dưới và tất nhiên là lỗi điều hành của chính phủ Việt nam theo luật tổ chức chính phủ người đứng đầu chính phủ phải là người chịu trách nhiệm trước quốc hội và nhân dân về công tác điều hành của chính phủ mà Vinashin là tập đoàn kinh tế do chính thủ tướng quản lý. Vậy không ai khác thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải trả lời trước quốc hội và nhân dân.

Thiết nghĩ nếu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn chút liêm sỉ và còn có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, trách nhiệm với nhân dân và còn muốn được nhân dân tôn trọng thì trong diễn đàn Quốc hội lần này, ông nên nhận trách nhiệm và xin lỗi toàn thể nhân dân đồng thời tập thể chính phủ nên từ chức để thể hiện trách nhiệm của mình. Xin lưu ý là 86.000 tỷ tương đương 10% GDP của nước ta, quả là một tổn thất rất lớn và còn để lại nhiều vết xước chưa thể gắn lành ngày một ngày hai trong dư luận xã hội.

Là người dân, chúng tôi mong rằng không còn nghe thấy những câu trả lời kiểu bao che cho nhau thật phản cảm của những đại biểu của nhân dân như trả lời của ông Hà Văn Hiền trước báo chí và nhân dân, những câu trả lời kiểu như vậy không những không thể làm yên lòng dư luận mà nó chỉ có thể làm thổi bùng lên một cách mạnh mẽ hơn những phản ứng của những người dân đang hàng ngày, hàng giờ mỏi mòn mong đợi một chính phủ thực sự vì dân, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh thực sự.

Hà nội, 22/10/2010

ĐV

----------

Vinashin: Cơ hội thể hiện văn hóa từ chức? (VietNamNet)- Thảo luận tại tổ về KT-XH, các đại biểu đặt câu hỏi: "Quan trọng nhất, tiếp sau Vinashin sẽ là ai?" và, đây là cơ hội để "thể hiện văn hóa từ chức".

- Sai phạm ở Vinashin đã bị lấp liếm (An ninh TĐ). – ‘Vụ Vinashin: Không lẽ không dám kỷ luật ai’? (VNN).-

Xem xét trách nhiệm cơ quan quản lý Vinashin (TT)-

Yếu nghiệp vụ trong vụ Vinashin?(TNO) “Thanh tra, kiểm tra, giám sát như thế nào mà có tới 11-12 đoàn đi kiểm tra vẫn không có kết luận chính xác, để xảy ra vụ phá sản Vinashin. Phải chăng là do nghiệp vụ hay do cái gì mờ ám đằng sau?”.

>> Vinashin thực chất đã phá sản
>> Chính phủ "mổ xẻ" các sai phạm của Vinashin
---------
Cập nhật lúc 13:58, Thứ Sáu, 22/10/2010 (GMT+7)

- Trao đổi với báo chí bên hành lang phiên họp tổ Quốc hội sáng nay (22/10), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, cho hay, chậm nhất cuối tháng 10, đầu tháng 11 sẽ có một Vinashin mang diện mạo mới.

Thưa ông, việc tái cơ cấu Vinashin đến thời điểm này có gì mới so với báo cáo của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội?

Việc thứ nhất là đàm phán nợ để nợ chậm lại, có thể giảm đi và xử lý cơ cấu xác suất thì đẩy ra những làm ăn không hiệu quả, thu lại tiền, từng bước đẩy mạnh sản xuất. Bây giờ kết quả là lao động yên tâm, tư tưởng yên tâm, thay được lãnh đạo, và từ lãnh đạo cấp cao sẽ thay lãnh đạo dưới nữa, tạo ra cách làm ăn, cách quản trị mới. Bây giờ các đơn hàng không bị hủy, trở lại hoạt động, những cái đắp chiếu bây giờ trở lại, ví dụ tiếp tục đóng tàu.

Thời gian vừa rồi, đã giao được mấy con tàu, đóng được một số thiết bị phụ trợ… Bước một đã cơ cấu chuyển giao tàu cho Vinalines, bắt đầu hoàn thiện, đưa vào sản xuất, vận tải, bắt đầu hoạt động được. Có nghĩa những ngành chính bắt đầu hoạt động, công nhân có việc làm.

Sẽ làm bước hai, nhanh thôi, trong tháng này, chậm lắm là đầu tháng 11, mình sẽ ra một Vinashin mới.

Mô tả ảnh.
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng trả lời báo chí: "Vinashin mới" làm vai trò chủ lực. Ảnh: TTD

Vinashin mới với ngành nghề chính, ngành nghề phụ trợ, đi theo đó là hệ thống đào tạo đội ngũ, để rồi mục tiêu cuối cùng là tạo ra một ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam. Vinashin này làm vai trò chủ lực, không phải làm tất cả. Nước ngoài vẫn có thể làm, tư nhân có thể làm nhưng anh Vinashin này phải tạo ra chủ lực để đóng những con tàu lớn, sửa chữa con tàu lớn, có thể tham gia vào công nghiệp tàu thủy của quốc phòng.

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 sẽ quyết định một Vinashin mới. Ngoài ra, những khoản nợ của Tập đoàn sẽ dãn ra, lùi lại và thậm chí đàm phán có thể giảm xuống, nhưng rồi cũng phải trả, nhưng lấy đâu mà trả?

Trả bằng cách này: một là tập đoàn phải làm ăn để trả, đóng được tàu thì bán được tàu, có tiền trả nợ. Hai là phải cơ cấu lại, bán bớt đi, nhượng bớt đi, cổ phần bớt đi lấy tiền mà trả. Ba là sau khi thực hiện cơ cấu lại nợ, có thể thực hiện những biện pháp tài chính chuyển nợ cũ thành nợ mới, nợ mới có thể dài hơn, dài hơn thì sẽ đủ sức trả.

Làm được như vậy thì có thể sẽ có những thiệt hại nhưng hạn chế tối đa. Phương châm cái gì có hiệu quả, làm lợi cho được thì làm cho lợi ra, cái gì bị thua lỗ thì có cái mình phải chịu, có những doanh nghiệp con mình có thể cho phá sản, rồi bán.

Trước đây như Epco, Minh Phụng, Huy Hoàng, cũng hai cách giải quyết, một cách giải quyết mình làm nó tốt hơn như chỗ Huy Hoàng, thì cơ cấu lại nợ để tiếp tục tái tạo tài sản, phát triển tài sản đó, rồi sau này phát triển được.

Chúng ta không thể bỏ công nghiệp đóng tàu được vì Việt Nam là nước biển, tương lai lại càng quan trọng, mà biển đi đầu là hàng hải, chứ đâu phải khai thác tài nguyên là chính, dầu khí là khai thác tài nguyên, khai thác thì cũng hết, mà Biển Đông thì rộng, mình phải có mặt trên đại dương.

Hiện nay nhu cầu vận tải thế giới sau khủng hoảng sẽ hồi phục trở lại, trước khủng hoảng và bắt đầu khủng hoảng, thì nó thụt giảm nghiêm trọng.

Vậy tái cơ cấu có đáp ứng nguyện vọng mong muốn không, thưa Phó Thủ tướng?

Đang từng bước, như tôi vừa nói, nó đang đi theo kế hoạch.

Liệu có khó khăn gì không?

Khó khăn, tức tính mất cân đối của nó rất nghiêm trọng nên mình giải quyết cùng môt lúc 3 việc. Thứ nhất, phải ổn định sản xuất; thứ hai, thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý; thứ ba là nợ nần có cái đến hạn phải tính, phải đàm phán với chủ nợ không đơn giản.

3 yếu tố này phải giải quyết một cách đồng thời, chỉnh đốn lại đội ngũ, sửa đổi lại quản trị, thay đổi mô hình hoạt động của nó. Rồi cũng phải rút kinh nghiệm những vấn đề quản lý nhà nước, thanh tra thế nào, kiểm tra thế nào, giám sát thế nào, quản lý chủ sở hữu thế nào, phân cấp quá rộng cho nó, khi phân cấp quá rộng cho nó thì nó làm, mình đưa tay mình với xuống không chặt. Những cái đó phải sửa lại.

Cho nên ra một quyết định mới về lập Vinashin, cơ cấu lại, đi theo đó là một bản điều lệ mới của bản quy chế tài chính mới, cái khó chính là phải làm một cách đồng bộ, cùng một lúc, làm khẩn trương.

Đến nay đã nắm toàn bộ "bệnh" của Vinashin chưa, vì trước đây họ báo cáo không thành thật?

Bây giờ ban chỉ đạo có từng tổ, tổ cơ cấu tài chính, tổ cơ cấu sản xuất đầu tư, tổ chuyên giám sát, đặt cả người ở dưới, mình thay đổi lại người cho nên mình nắm chắc hơn. Nắm chắc sổ sách và tình hình hiện có của nó, nhưng nếu áp vào thị trường xem có phải vậy không thì còn phải tiếp tục kiểm toán, đánh giá.

Tổng số lượt xem trang