Có bạn ngạc nhiên hỏi tôi sao không thấy viết bài chống bô xít Tây Nguyên mà còn nói ủng hộ, vì bô xít Tây Nguyên không chỉ làm ô nhiễm môi sinh, mà còn có thể gây hậu họa an ninh quốc gia và nợ nần khi vay tiền để làm dự án. Hôm nay đọc bài: Ứng biến với thay đổi cách mua với thương nhân Trung Quốc, nên sẵn đây tôi xin lạm bàn về vấn đề quan hệ với Trung Quốc.
Dù muốn, dù không chúng ta phải thừa nhận với nhau rằng: Chúng ta không thể di dời địa lý của đất nước mình ra khỏi là lâng bang với Trung Quốc. Và chúng ta cũng phải thấy rằng láng giềng với một cường quốc không chỉ là hiểm họa (như lịch sử đã chứng minh), mà còn là một thời cơ hiếm có và lâu dài.
Tại sao tôi lại bảo lâng bang với một cường quốc lại là một thời cơ? Chúng ta phải đặt vấn đề tại sao có cuộc nội chiến Việt Nam kéo dài hơn 20 năm từ 1954-1975, để thấy rõ mọi vấn đề. Có quan niệm cho rằng có cuộc nội chiến này, vì là sự tranh giành quyền lực của 2 phe tả hữu trong chiến tranh lạnh sau thế chiến thứ hai của các cường quốc lấy Việt Nam làm bãi chiến trường. Nhưng họ thiếu một điều quan trọng là người Mỹ vào Việt Nam sau thế chiến thứ hai là để chuẩn bị một chiến lược lâu dài: chiếm lấy thị trường đông dân mà có giá nhân công rẻ mạt nhất thế giới. Cho nên sau khi ông Nixon đồng thuận với ông Mao năm 1972, thì người Mỹ bỏ ngay đồng minh Việt Nam Cộng Hoà bằng hiệp định Paris 1973. Rồi hậu quả như thế nào trong cuộc nội chiến Việt Nam thì ai cũng rõ.
Thế thì, tại sao chúng ta không xem Trung Quốc là một thị trường đáng để khai thác làm giàu mà phải luôn xem Trung Quốc là kẻ thù địch một cách cực đoan như bao nhiêu ý kiến của trí thức đầu đàng có, dân thường cũng có? Liệu khi bạn sống trong một khu phố bạn là nhà nghèo, ít con có cùng vách với một người hàng xóm giàu có đông con thì bạn nên đối xử với anh hàng xòm thế nào? Hãy cứ lấy ví dụ cụ thể này để tư duy cho vấn đề quan hệ với Trung Quốc thì các bạn sẽ có đối sách thích ứng và hợp lý, hợp tình.
Cục diện toàn cầu và khu vực chỉ trong 1 năm nay đã thay đổi mà tôi cho rằng rất lớn và rất có nhiều cơ hội cho Việt Nam. Trong tháng 7 và 8 năm 2009 tôi có hai bài viết về chiến lược cắt đường viện trợ nhiên liệu đến với Trung Quốc của người Mỹ về eo biển Malacca: Việt Nam nên có chiến lược ngọai giao như thế nào trong thời kỳ mới và bài Chiến lược eo biển Malacca của Trung Quốc.
Rõ ràng trước khi người Trung Quốc ký kết dự án đường ống dẫn dầu đi qua lục địa Miến Điện về đến Vân Nam, Trung Quốc, người Mỹ đã xem cảng Cam Ranh và biến Đông chỉ là cái ao làng của Trung Quốc. Chính điều này đã biến cảng Singapore trở thành nơi giao thương chính yếu của khu vực và tòan cầu với 80% tàu thuyền giao thương trên toàn thế giới phải đi qua biến Đông. Nhưng khi dự án đường ông dẫn dầu qua Miến Điện thực thi người Mỹ phải cần đến biển Đông và Việt Nam. Thời thế đã đổi thay, trong cái khó sẽ nảy sinh biện pháp. Và ngoại giao Việt nam đã thành công rực rỡ trong 1 năm qua ai cũng rõ.
Rõ ràng trước khi người Trung Quốc ký kết dự án đường ống dẫn dầu đi qua lục địa Miến Điện về đến Vân Nam, Trung Quốc, người Mỹ đã xem cảng Cam Ranh và biến Đông chỉ là cái ao làng của Trung Quốc. Chính điều này đã biến cảng Singapore trở thành nơi giao thương chính yếu của khu vực và tòan cầu với 80% tàu thuyền giao thương trên toàn thế giới phải đi qua biến Đông. Nhưng khi dự án đường ông dẫn dầu qua Miến Điện thực thi người Mỹ phải cần đến biển Đông và Việt Nam. Thời thế đã đổi thay, trong cái khó sẽ nảy sinh biện pháp. Và ngoại giao Việt nam đã thành công rực rỡ trong 1 năm qua ai cũng rõ.
Nhìn lại một lĩnh vực gia công dệt may của Việt Nam trong năm 2010 chúng ta sẽ thấy cuộc chiến tiền tệ giữa đồng Yuan và đồng đô la đã có kết quả, khi năm nay đơn hàng ngành dệt may tăng lên 14%. Tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt nam phải bỏ bớt hợp đồng vì một số đối tác với Trung Quốc đã bỏ họ sang làm ăn với ta. Và dệt may Việt nam đã lập kỷ lục xuất khẩu, rõ ràng bài viết trên Tia Sáng của tôi cách đây 4 tháng không thừa: Việt Nam cần chuẩn bị gì cho thời cơ suy thóai kinh tế? Điều này cho thấy chúng ta chưa có một chiến lược lâu dài, chủ động và khôn ngoan.
Và hãy nhớ rằng hễ cứ mỗi lần người Trung Quốc không hài lòng trong quan hệ ngọai giao với Việt Nam thì y như rằng hàng rào xuất khẩu từ Việt nam sang Trung Quốc rất khó khăn vì những chính sách tăng thuế của họ. Hậu quả này đã làm không biết bao nhiêu doanh nghiệp vừa và nhỏ đang làm ăn phát đạt đi đến phá sản, mà hầu như các trí thức và dân thường Việt Nam không hay biết.
Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta sáng suốt và khôn ngoan chúng ta phải xem Trung Quốc là một thị trường tiềm năng và rộng lớn giúp chúng ta hùng cường, mà không thể là một kẻ thù như lâu nay mọi người vẫn nghĩ. Tại sao người Mỹ luôn xem Trung Quốc là nơi họ làm giàu mà chúng ta lại núi liền núi, sông liền sông, mà chúng ta không thể xem thị trường Trung Quốc như người Mỹ?
Có người sẽ bảo: Chúng ta làm sao so bì với Mỹ về mọi mặt? Điều này rất đúng, chúng ta không thể so với Mỹ về mọi mặt, nhưng chúng ta có thể xây dựng lại mọi mặt để có thể xem Trung Quốc là thị trường giúp chúng ta bật ra khỏi các quốc gia nghèo và đang phát triển, tại sao không? Có lẽ câu hỏi lớn này nên dành cho tất cả mọi người Việt từ quan phụ mẫu đến thường dân suy nghĩ phải cần làm gì để biến Trung Quốc là thị trường lớn cho người Việt làm giàu, mà Việt Nam không là thị trường cho hàng giá rẻ của người Trung Quốc như lâu nay.
Để trả lời câu hỏi trên có khó không? Tôi cho rằng sẽ là không khó khi có 2 điều kiện cần và đủ: Điều kiện cần là thuộc về các quan phụ mẫu, nếu họ biết vì dân, vì nước khi tiềm lực của con người Việt Nam to lớn như ngày hôm nay. Đồng thời điều kiện đủ là mỗi người dân Việt cũng phải biết suy nghĩ sáng suốt là nên nghĩ dùm cho lãnh đạo việc gì? không nên nghĩ dùm việc gì? có nên chống Trung Quốc một cách cực đoan như lâu nay hay nên làm sao cho bản thân mình là nhân lực và tài lực thực sự để đưa vấn đề hóc búa trên trở thành hiện thực?
Tuần mới hạnh phúc,
Asia Clinic, 11h15', ngày thứ Hai, 29/11/2010
Tuần mới hạnh phúc,
Asia Clinic, 11h15', ngày thứ Hai, 29/11/2010