TTCT - Con tàu ngoại giao Nhật Bản đang đi vào vùng biển dậy sóng nhưng lại thiếu la bàn định hướng. Điều này cắt nghĩa sự đối phó lúng túng của Tokyo kể từ vụ tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu phòng vệ biển của Nhật Bản. Từ ngày 7-9 định mệnh, quan hệ Trung - Nhật tiến một bước nhỏ thì lùi mấy bước lớn. Những cái bắt tay xã giao bên lề các diễn đàn đa phương như Thượng đỉnh Đông Á (Hà Nội), G-20 (Seoul) không cải thiện được tình hình. Cuộc gặp 20 phút ngày 13-11 giữa Thủ tướng Naoto Kan và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bên lề Hội nghị APEC mà Tokyo xem là “một bước tiến lớn trong việc cải thiện quan hệ Nhật - Trung”, thì đối với Trung Quốc chỉ là để giữ lễ với nước chủ nhà.
Ba ngày sau, Trung Quốc phái tàu Ngư Chính 310 - loại tàu cảnh sát biển hiện đại nhất - tới tuần tra tại biển Hoa Đông. Các tàu ngư chính Trung Quốc gần đây xuất hiện bốn lần tại vùng đảo Điếu Ngư (Senkaku).
Căng thẳng leo thang
Phía bên này biển Hoa Đông, nội các Nhật Bản không chậm trễ thông qua kế hoạch nâng số lượng tàu ngầm từ 16 lên 22, bổ sung mười máy bay trinh thám tiên tiến P-1 để theo dõi tàu ngầm Trung Quốc và các tàu thuyền khả nghi, nâng cấp lữ đoàn 15 tại Okinawa 2.100 quân thành sư đoàn 8.000 quân để phòng vệ khu vực tây nam, phái thêm khoảng 100 binh sĩ tới một hòn đảo xa xôi sát Trung Quốc, cách Đài Loan khoảng 100km về phía đông...
Cùng lúc đó, Nhật Bản được Mỹ tái cam kết đưa quần đảo Senkaku vào phạm vi của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Nhật năm 1960 và hai nước đang thương thảo một chiến lược chung để đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh các hoạt động của Bắc Kinh từ năm 2005 đang đe dọa sự cân bằng lực lượng ở Đông Á. Một tuyên bố chung dự kiến sẽ được ký vào mùa xuân năm 2011 khi Thủ tướng Naoto Kan thăm Washington.
Phía Trung Quốc dường như đã lập trình kế sách đối phó, trước hết là từng bước khuất phục một cường quốc từng dẫn đầu đội hình kinh tế Đông Á, dùng sức ép liên tục để tác động vào nội bộ Nhật Bản. Bắc Kinh đưa ra chủ trương “cùng nhau khai thác” mấy hòn đảo sỏi đá không có người ở tại quần đảo Điếu Ngư nhưng bên dưới có những túi dầu khí khổng lồ. Tuy hiện thời chủ nghĩa dân tộc tại đất nước võ sĩ đạo đang dâng cao, nhưng Trung Quốc tin rằng cuối cùng các lợi ích kinh tế sẽ thắng thế, tạo sức ép để chính quyền Nhật Bản làm lành với Trung Quốc và lực lượng “thân Trung - xa Mỹ” lại có cơ hội ngóc đầu dậy.
Việc Trung Quốc khẩn trương hoàn tất đóng tàu sân bay (2014), tăng cường hạm đội Nam Hải và hiện đại hóa các căn cứ tên lửa dọc tuyến bờ biển nằm trong mục tiêu ngắn hạn thiết lập quyền kiểm soát biển bên trong “tuyến đảo thứ nhất” (nối Okinawa, Đài Loan và Philippines); đến năm 2020 kiểm soát “tuyến đảo thứ hai” (nối Guam với Hawaii), cuối cùng đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương. Với chiều hướng hiện nay, sự đối chọi chiến lược Trung - Nhật/Mỹ tại Đông Bắc Á, cũng như Trung - Mỹ trên toàn tuyến châu Á - Thái Bình Dương xem ra chỉ tăng chứ không giảm.
Nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc hẳn bị bất ngờ trước sự thích ứng khá nhanh nhạy của ngoại giao Hoa Kỳ, khai thác sự quá đà của phái thực lực khi đưa biển Đông vào khái niệm “lợi ích cốt lõi” để Mỹ can dự trở lại Đông Nam Á. Căng thẳng tại các vùng biển Đông Bắc Á đã tạo thuận lợi cho Mỹ củng cố quan hệ an ninh Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn. Với chuyến thăm của Tổng thống Dmitry Medvedev tại quần đảo Kuril, Nga cũng gửi đi một tín hiệu về sự hiện diện của mình như một nhân tố trên bàn cờ Đông Bắc Á.
Trạng thái chiến lược mới ở châu Á - Thái bình dương
Tình hình trên biển Hoa Đông chỉ là một phần của bàn cờ lớn châu Á - Thái Bình Dương. Giữa lúc phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Mỹ vẫn nâng cao chất lượng can dự quân sự tại khu vực này, tập trung hơn nửa lực lượng tàu ngầm tấn công chiến lược tại đông bán cầu và triển khai những loại máy bay trinh sát không người lái hiện đại nhất.
Mỹ chú trọng kết hợp sức mạnh cứng với “quyền lực thông minh” và vận dụng các bài học của thế kỷ 20, ở các thời điểm thế và lực của Mỹ không mạnh lắm, Washington vẫn tìm cách cầm trịch giải quyết các cuộc xung đột giữa nước lớn (như sau chiến tranh Nga - Nhật 1905, Thế chiến thứ nhất và chiến tranh Thái Bình Dương...).
Không để Mỹ làm được điều này, Trung Quốc kiên quyết chống lại mọi ý định của Mỹ trung gian hòa giải hoặc quốc tế hóa các cuộc tranh chấp. Nhưng sự mạnh tay của Trung Quốc đối với các nước láng giềng đang tạo cho Mỹ cái cớ “cứu khổ phò nguy” và làm suy yếu “quyền lực mềm” mà Bắc Kinh muốn triển khai.
Washington tích cực kiến tạo mối quan hệ đối tác chiến lược mới và củng cố liên minh sẵn có, thể hiện rõ nét trong chuyến thăm châu Á gần đây của Tổng thống Barack Obama. Ấn Độ vừa rồi tỏ rõ là một đấu thủ tự tin trên bàn cờ châu Á khi tăng cường chất lượng chính sách “hướng Đông”, thiết lập đối tác chiến lược với các nước láng giềng kề cận Trung Quốc ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á.
Châu Á đang tăng tốc chạy đua hiện đại hóa quốc phòng. Mới đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thuyết phục Nga bán máy bay SU-35 nhằm hiện đại hóa khả năng phòng không của Trung Quốc. Báo cáo hằng năm mới đây của Ủy ban xét duyệt kinh tế và an ninh Mỹ - Trung của Quốc hội Mỹ nhấn mạnh mối đe dọa ngày càng tăng của các cuộc tấn công bằng tên lửa và không quân Trung Quốc đối với các căn cứ Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Báo cáo viết: “Nhiều máy bay chiến đấu của Trung Quốc có khả năng bắn tên lửa tầm xa. Trung Quốc có một hệ thống phòng không trên mặt đất tốt nhất thế giới và sẽ là thách thức lớn nhất đối với các lực lượng không quân hiện đại nhất trong khu vực”.
Đối phó với mối đe dọa tên lửa chỉ có thể là tên lửa. Đài Loan tuy vẫn nhảy điệu tango kinh tế với đại lục nhưng vẫn tích cực xây dựng lực lượng tên lửa độc lập có tầm bắn tới đại lục. Hàn Quốc mới đây nâng tầm bắn tên lửa lên 1.600km. Indonesia bắt tay xây dựng lực lượng tên lửa độc lập. Ấn Độ chi 2 tỉ USD trong 18 tháng tới để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới và vừa đầu tư 6 tỉ USD cùng Nga phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Nga cạnh tranh với Mỹ trở thành nhà cung cấp vũ khí cho vùng Thái Bình Dương đang dậy sóng ngầm.
Một số người Nhật có xu hướng bi kịch hóa cuộc xung đột giữa nước họ với Trung Quốc. Họ chưa quen với việc một cường quốc mới trỗi dậy phía bên kia biển có thể lúc này lúc khác gây khó chịu, thậm chí tìm cách lấn át mình. Nhưng lịch sử thế giới vốn đầy rẫy sự thăng trầm của các đế chế. Dân chúng không nên tạo sức ép quá đà làm lệch hướng la bàn chính sách đối ngoại của chính quyền.
Cục diện lưỡng cực Mỹ - Trung đang hình thành, nhưng trạng thái đa cực cũng không ngừng củng cố. Mọi con đường không chỉ dẫn tới Bắc Kinh, Washington, mà còn dẫn tới New Delhi, Tokyo, Matxcơva, Jakarta... Hội nghị cấp cao ASEAN - Hà Nội 2010 cho thấy các quốc gia nhỏ và vừa ở Đông Nam Á liên kết một khối có thể tạo ra sân chơi quy tụ hầu hết nước lớn trên thế giới, tìm kiếm phương cách giải quyết các vấn đề đặt ra với mọi dân tộc châu Á - Thái Bình Dương.
TS NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG
- Hợp tác vì an ninh và phát triển ở Biển Đông (Boxit) báo cáo của Rodolfo C. Severino- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Asean, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore
- Bá quyền nước lớn hay san sẻ lãnh đạo? (TVN) - Quyền lãnh đạo khu vực liệu sẽ tập trung vào "bá quyền" của nước có sức mạnh vượt trội, vào "dàn hợp xướng" của một số nước lớn, hay sẽ được san sẻ cho các nước khác đều có phần? - TS Vũ Hồng Lâm phân tích.
-Global-War-in-the-China-Sea. groundreport.com Ngày 27-11-10
Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ xẩy ra trên biển trung quốc bao gồm hoàng hải, biển đông và nam Trung Quốc. Loạt pháo của Bắc Triều Tiên bắn vào Hàn Quốc hồi tuần trước không phải là hành động ngẫu nhiên không có chủ ý. Đó là thông điệp của Trung Quốc dùng con tốt Bắc Triều Tiên để thể hiện ý đồ chiến lược. Một động thái được tính toán kỹ lưỡng của Trung Quốc muốn làm gia tăng sự căng thẳng và thử thách ý chí của Mỹ. Trung Quốc không muốn người Mỹ và đồng minh Hàn Quốc tổ chức diễn tập chống tàu ngầm bắt đầu từ ngày mai ở Hoàng Hải (Biển Tây của Hàn Quốc).
- Nga định bán Su-35 cho Trung Quốc (Bee)- Trái ngược với truyền thống không bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc, Nga đang có ý định cung cấp máy bay Su-35 mới nhất cho nước này- - Dòng dõi cứng rắn mới của Bắc Hàn x-cafevn.org -
Sự kiện là quay lại với các chiến thuật từ thời Chiến tranh Lạnh đánh dấu sự nổi lên của các tướng lãnh, những người đang củng cố sự kiểm soát của họ đối với chàng Kim non trẻ. Từ năm ngoái, khi những tin đồn thừa kế chuyển quyền bắt đầu rỉ ra, tiếng nói công khai của Bình Nhưỡng đã nổi thành các thang âm ngày càng hiếu chiến của các cơ quan quân sự, chẳng hạn như Ủy ban Quốc phòng và Quân đội nhân dân Triều Tiên hơn là từ Bộ Ngoại giao tương đối chừng mực.
- North Korea neighbors consider China call for talks
YEONPYEONG, South Korea (Reuters) - South Korean and U.S. forces pressed on with massive military drills on Monday as regional powers considered a call by China for emergency talks following North Korea's attack on a southern island.
-South Korea vows retaliation for future North Korean provocations
- Trung Quốc kêu gọi họp khẩn cấp tình hình Triều Tiên (VNN)
- Hàn Quốc bác bỏ họp khẩn, kêu gọi Trung Quốc “kiềm chế” Triều Tiên(Dân trí) - Tổng Thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm qua đã công khai kêu gọi Trung Quốc “kiềm chế” Triều Tiên, và bác bỏ lời kêu gọi của Trung Quốc triệu tập tức thời các cuộc đàm phán đa phương nhằm làm dịu tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. ...
Pháo nổ giữa lúc Hàn, Mỹ tập trậnThanh Niên
Tình hình tiếp tục căng thẳng tại bán đảo Triều TiênNhân Dân
Tập trận chung Mỹ - Hàn: Sẽ ném bom, bắn đạn thậtSài gòn Giải Phóng
- Trung Quốc: Bản sao nước Mỹ của thế kỷ 19? (TVN) Trung Quốc có thể vấp ngã nhưng đất nước này sẽ lại tiếp tục đứng dậy và đi lên – cũng giống như nước Mỹ 150 năm về trước.
-Nhà nước Trung Quốc chỉ đạo việc phá mạng Google (DCVOnline)-
- BÀN VỀ QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC Tất cả những điều trên cho chúng ta thấy rằng nếu chúng ta sáng suốt và khôn ngoan chúng ta phải xem Trung Quốc là một thị trường tiềm năng và rộng lớn giúp chúng ta hùng cường, mà không thể là một kẻ thù như lâu nay mọi người vẫn nghĩ. Tại sao người Mỹ luôn xem Trung Quốc là nơi họ làm giàu mà chúng ta lại núi liền núi, sông liền sông, mà chúng ta không thể xem thị trường Trung Quốc như người Mỹ?
- Thế giới 100 năm tới: những điều có thể xảy ra (TVN) -Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ liên minh chống Mỹ. Ngược lại, Ba Lan lại trở thành đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Mexico giành được trung tâm thế giới, chiến tranh thế giới thứ ba diễn ra trong không gian. Nghe có vẻ lạ ư? Tất cả đều có thể xảy ra...
-Siêu máy tính: Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ nửa thập kỷ? (TVN) - "Làm ra siêu máy tính không quá khó, nhưng để sử dụng chúng một cách thông minh thì chúng tôi vẫn còn nhiều thứ để học" - Nie Hua, phó chủ tịch công ty Dawning Information Industry tại Bắc Kinh.
- -Những hội chứng sau “Cách mạng 1-11-1963” (II)