Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ

Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ ( Kỳ 11)
CHƯƠNG 3 : THỜI ĐẠI TRUNG QUỐC: THỜI ĐẠI HẠNH PHÚC CỦA THẾ GIỚI
- Xem kỳ trước:“Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và tư thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa kỳ”
Sự xuất hiện của mỗi một quốc gia đứng đầu thế giới đều sẽ mở ra một thời đại. Việc mở ra thời đại Trung Quốc là trách nhiệm lịch sử của Trung Quốc, là tiêu chí thành công cho sự phục hưng và trỗi dậy của Trung Quốc, cũng là xu thế tất yếu của tiến bộ lịch sử.
Thời đại Trung Quốc, về bản chất, là “thời đại hạnh phúc” của thế giới. Trong khi phê phán “thuyết về họa Trung Quốc” của phương Tây, Tôn Trung Sơn chỉ rõ, thời đại Trung Quốc trong tương lai không phải là thời đại “họa Trung Quốc” mà là thời đại “ân huệ Trung Quốc”, “lợi ích Trung Quốc” và “hạnh phúc Trung Quốc”. Thời đại Trung Quốc không phải là thời đại Trung Quốc đe dọa thế giới mà là thời đại Trung Quốc mang lại hạnh phúc cho thế giới.

1. Thời đại Trung Quốc: Thời đại địa vị lãnh tụ của Trung Quốc được xác lập trên thế giới
Tiêu chí đầu tiên của thời đại Trung Quốc chính là xác lập địa vị lãnh tụ trên thế giới, phát huy vai trò chỉ đạo đối với cộng đồng quốc tế.
Tại “Hội nghị các cơ quan tư vấn và học giả toàn cầu” tổ chức ở Bắc Kinh ngày 3/7/2009, phóng viên của “Tuần báothời đại” đã có cuộc đối thoại với cựu Chủ tịch Ủy ban châuÂu Romano Prodi về một loạt vấn đề điểm nóng trên thế giới.
Phóng viên: “Liệu có phải cục diện thế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ, Trung Quốc ở vị trí nào trong quá trình này?
Prodi: “Thế vận hội đã cho thấy một ‘Trung Quốc thân thiện’ với thế giới, có những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng quốc tế. Cách đây không lâu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tham gia hội Hội nghị cấp cao của G-20, ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đã hơn hẳn bao giờ hết, không có Trung Quốc, G-20 căn bản không nhóm họp được, điều này cho thấy Trung Quốc đang từng bước tiến tới hàng ngũ các nhà lãnh đạo thế giới.”
Câu nói “Trung Quốc đang từng bước tiến tới hàng ngũ các nhà lãnh đạo thế giới” của Prodi đã là một sự thực quá rõ ràng trong cộng đồng quốc tế. Lâu nay, Trung Quốc bị gạt ra ngoài hàng ngũ các nhà lãnh đạo thế giới, và hiện đang tiến dần vào hàng ngũ này, Trung Quốc nên và phải tiến vào hàng ngũ này và Trung Quốc cũng sẽ tiến được vào hàng ngũ này.
Trung Quốc không có “tội ác trong quá khứ”
Cho đến nay, tất cả các nước lớn trỗi dậy trong lịch sử cận đại đều mang một quá khứ không mấy tốt đẹp, đều có “tiền án phạm tội”. Các nước đó đều đã từng đi xâm lược, thực dân, cướp đọat, hai tay nhuốm đỏ máu. Nhưng sự vươn lên của Trung Quốc là sự vươn lên văn minh, vươn lên “sạch”. Trung Quốc không hề “phát hiện” ra thế giới “mới”, không xâm chiếm thuộc địa, không buôn bán nô lệ, không buôn bán ma túy và không xâm lược nước khác. Trung Quốc là nước lớn duy nhất trên thế giới không mang “tội ác trong quá khứ”, xuất thân trong sáng, lịch sử minh bạch, đạo đức cao sang.Đây là điều kiện quan trọng để Trung Quốc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo.
Lịch sử vươn lên của các nước lớn phương Tây là lịch sử có phạm tội ác trong quá khứ. Tội ác của các nước lớn phương Tây là thông qua tạo ra một Châu Phi lạc hậu để tạo ra mộtChâu Âu phát triển. Việc buôn bán nô lệ của Đại Tây Dương và hậu quả của nó đã cho thấy rõ mức độ nghiêm trọng của tội ác này. Ngay từ thời kỳ “phát hiện lớn về địa lý”, Châu Phi đã bắt đầu trở thành nguồn “tích lũy nguyên thủy” tư bảncủa Châu Âu và trở thành “khu săn bắt người da đen mang tính thương mại”. Năm 1492, Côlômbô phát hiện ra lục địa mới Châu Mỹ, “đặt nền móng cho hoạt động buôn bán nô lệ da đen”. Theo thống kê vào đầu thế kỷ 17, bình quân mỗi năm Châu Phi bán ra nước ngoài hơn 10 nghìn nô lệ. Hoạtđộng buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương tại Châu Phi kéo dài tới 4 thế kỷ. Trong đó, thế kỷ 17 và 18 là giai đoạn diễn ramạnh mẽ nhất, ngoài Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan và Pháp cũng tham gia các hoạt động buôn bán nô lệ giữa2 bờ Đại Tây Dương. Năm 1714, sau khi cuộc chiến tranh giành vương vị ở Tây Ban Nha kết thúc, theo “Hiệp ước Utrecht”, Anh được Tây Ban Nha trao quyền buôn bán nô lệ Châu Phi tại thuộc địa của quốc gia này trong thời gian 30 năm. Do kinh tế trồng trọt của Châu Mỹ phát triển nhanh, nhu cầu về lao động nô lệ khiến số lượng tàu thuyền vận chuyển nô lệ tăng lên nhanh chóng. Ví dụ như nước Anh, năm 1709 Liverpool chỉ có một thuyền buôn nô lệ, đến năm 1730 tăng lên 15 thuyền, năm 1771 là 105 thuyền và năm 1792 là 132 thuyền. Mác đã chỉ ra rằng, “Liverpool phát triển lên là nhờ buôn bán nô lệ”. Từ năm 1709 đến năm 1787, trọng tải các tàu buôn trong thương mại đối ngoại của Anh đã tăng lên 14 lần, tăng nhiều nhất là các tàu buôn bán nô lệ. Các quốc giaChâu Âu khác cũng thu được những nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán nô lệ Châu Phi. Nantes, Bordeaux (Pháp); Amxtécđam(Hà Lan); Niu Yoóc, Boston, Phidadelphia (Mỹ) đều là những thành phố ít nhiều phát triển nhờ vào hoạt động buôn bán nô lệ. Vào thế kỷ 18, khu “mậu dịch tam giác” phát triển cực thịnh. Đây là khu mậu dịch được tạo thành từ 3 lộtrình: trước tiên là người Châu Âu đi thuyền từ cảng khẩu của nước mình đến bờ Tây của Châu Phi, dùng những sản phẩm giá rẻ rượu mạnh, hàng dệt may, đồ trang sức, vũ khí để đổi hoặc cướp đoạt nô lệ, sau đó đưa các nhóm nô lệ lên tàu và chuyển tới thuộc địa của Châu Mỹ đổi lấy khoáng sản và các sản phẩm nông nghiệp, cuối cùng là mang nguyên liệu và sảnphẩm của Châu Mỹ về Châu Âu và đem bán tại thị trường các nước. Khu mậu dịch tam giác đã giúp những kẻ buôn bán nô lệ có thể thu được lợi nhuận từ 100%-300% cho mỗi lần ra khơi. Một người da đen khi rời bờ biển Châu Phi có giá 50 USD, nhưng khi đến Châu Mỹ sẽ được bán với giá 400 USD. Các nhà sử học Châu Phi đã chia lịch sử buôn bán nô lệ thời cận đại của châu lục này thành 3 giai đoạn: Một là, từ giữa thế kỷ 15 đến giữa thế kỷ 17, đây là giai đoạn hoạt động buônbán nô lệ qua Đại Tây Dương bắt đầu nổi lên, với phạm vichủ yếu tập trung tại hai bờ Đại Tây Dương. Hai là, từ giữa thế kỷ 17 đến nửa cuối thế kỷ 18, đây là giai đoạn hoạt động buôn bán nô lệ Châu Phi diễn ra mạnh mẽ nhất. Ba là, từ nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa cuối thế kỷ 19, hoạt động buôn bán nôlệ (đặc biệt là buôn bán nô lệ qua Đại Tây Dương) bắt đầu suy thoái. Cuốn sách “Hoạt động buôn bán nô lệ Châu Phi từ thế kỷ 15-19” có viết, từ thế kỷ 16-19, tổng số nô lệ xuất ra khỏi Châu Phi ước khoảng 15-30 triệu người, nếu tính cả những người bị chết trong quá trình vận chuyển, con số này tổng cộng 210 triệu người. Lãnh tụ phong trào người da đen ở Mỹ Dubois cho rằng từ thế kỷ 16-19 có ít nhất 10 triệu nô lệ được vận chuyển từ Châu Phi tới Châu Mỹ, nếu tính cả những người tử vong trên đường vận chuyển, con số này ước khoảng 60 triệu người. Giáo sư sử học Mỹ Cutin đã tiến hành thống kê lại tài liệu và cho rằng từ giữa thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, đã có hơn 11 triệu nô lệ Châu Phi bị bán ra ngoài (chưa bao gồm số người bị chết trong quá trình bị bắt và vận chuyển). Hoạt động buôn bán nô lệ mang thảm họa đến cho xã hội Châu Phi, khiến xã hội châu lục này suy thoái toàn diện. Các nước phương Tây cần phải lập ra “Quỹ chuộc tội” đối với châu lục này.
Tây Ban Nha đã phạm phải tội áp bức tôn giáo. Năm 1526, quốc vương Tây Ban Nha Sác-lô V hạ lệnh, mỗi một đội tàu phải mang theo một người truyền giáo, nếu không sẽ không được phép rời cảng. Năm 1532, Sác-lô V đã thỉnh cầu giáo hoàng phái 200 giáo sĩ tới Châu Mỹ Latinh. Theo ghi chép của nhà truyền giáo nổi tiếng Las Cass, mỗi khi chinh phục được một vùng đất, các nhà chinh phục Tây Ban Nha liền ra lệnh, dùng vũ lực và các hình phạt tàn khốc nhất để ép người dân nước đó phải theo đạo Cơ đốc, đồng thời chấp nhận sự thống trị của quốc vương Tây Ban Nha. Những kẻ bất tuânlập tức sẽ bị xử tội chết. Đảo Antilles ban đầu có 3 triệu người Indian sinh sống, đến năm 1514 giảm còn 14 nghìn người và cuối cùng chỉ còn lại có 200 người.
Mác nói: “Để chiếm đoạt được Malắcca, người Hà Lan đãtừng phải hối lộ cho tổng đốc Bồ Đào Nha. Năm 1641, viêntổng đốc này cho phép họ vào thành. Để “tiết kiệm” khoản hối lộ 21875 bảng Anh, họ đã lập tức đến nhà ở của viên tổng đốc và giết chết ông. Họ đi đến đâu, nơi đó biến thành một vùng hoang vu, thưa thớt bóng người. Tỉnh Banjuwanji của Java năm 1750 có hơn 80 nghìn dân nhưng đến năm 1811 chỉcòn lại 8000 người. Đây chính là một kiểu thương mại ôn hòa!”
Được coi là “cường đạo của cường đạo”, Nhật Bản mang tội ác thảm sát loài người. Sự tàn nhẫn của Nhật Bản còn nổi danh cả ở các nước quốc gia phương Tây. Tháng 11/1894,quân Nhật tiến công xâm chiếm Đại Liên, Lữ Thuận, giết người cướp của ở khắp nơi. Trong cuộc thảm sát ở Lữ Thuận, có 20 nghìn người ở Trung Quốc gặp nạn, chỉ có 36 ngườitrong đội thu dọn thi thể là không bị sát hại. Báo chí Châu Âu và Mỹ đã lên án hành vi tàn bạo của quân đội Nhật, “Báo thế giới Niu Yoóc” viết: “Nhật Bản là một con quái vật đội lốt văn minh nhưng lại mang tâm địa dã man.” Trong 15 năm chiến đấu chống quân Nhật xâm lược, quân dân Trung Quốc thương vong 35 triệu người, trong đó có 20 triệu người thiệt mạng. Tổn thất tài sản trực tiếp là 100 tỷ USD, tổn thất kinh tế gián tiếp là 500 tỷ USD. Trong cuộc chiến tranh của Nhật Bản tại Thái Bình Dương, tổng số người chết khi đánh nhau và bị giết hại tại Philíppin lên tới trên 1,11 triệu người, còn tại Việt Nam đã có 2 triệu người chết đói chỉ trong vòng 1 năm từ năm 1944-1945. Số lao động Inđônêxia bị bắt đi có khoảng 2 triệu người thiệt mạng. Tại Malaixia, số người bị quân Nhật giết hại đã vượt qua con số 100 nghìn. Tại Thái Lan và Mianma, chỉ riêng việc cưỡng chế xây dựng tuyến đường sắt Thái Lan đến Mianma (còn gọi la tuyến đường sắt chết chóc) đã làm cho 12 nghìn tù binh và khoảng 250 nghìn công nhân thiệt mạng.
Mỹ cũng là nước phạm tội ác chồng chất. Ngày16/9/1620, 102 tín đồ Thanh Giáo Đồ của nước Anh bước lên con tàu “Hoa tháng 5”, trải qua 66 ngày vượt biển mới tới được Bắc Mỹ đại lục, sang năm thứ 2 chỉ còn lại 50 người. Nhưng trong năm 1621, khi mùa màng bội thu liền tổ chức lễ hội để tạ ơn Thượng đế đã ban ơn. Năm 1863, Tổng thống Lincoln tuyên bố lấy ngày thứ 5 của tuần thứ 4 trong tháng 11 là ngày “Lễ tạ ơn”, và là ngày nghỉ của cả nước trong thời gian 4 ngày. “Lễ tạ ơn” là ngày tết đặc biệt nhất ở Mỹ, trong con mắt người dân Mỹ, ở một góc độ nào đó ngày “Lễ tạ ơn” còn quan trọng hơn cả ngày chúa Giêsu ra đời. Nếu nói về tạ ơn thì người Indian mới là ân nhân lớn của người da trắng bước chân lên lục địa châu Mỹ, nhưng người da trắng lại lấy oán trả ơn. Năm 1703, tại Hội nghị lập pháp, những kẻ thực dân đã quyết định, những ai lột được một miếng da của người Indian và bắt được một người da đỏ sẽ được thưởng 40 bảng Anh, đến năm 1720 tăng lên 100 bảng Anh. Năm 1744, da đầu của một bé trai Indian từ 12 tuổi trở lên có giá 100 bảng Anh mệnh giá mới, một nam tù binh có giá 105 bảng Anh, một phụ nữ hoặc trẻ em có giá 50 bảng Anh, da đầu của phụnữ và trẻ em có giá 50 bảng Anh. Ở lục địa Bắc Mỹ, nỗi thống khổ của người Indian bị người da trắng bức hại kéo dài 4 thế kỷ, đầu thế kỷ 16, dân tộc này có khoảng 3 triệu người, đến năm 1860 còn lại 340 nghìn người, năm 1890 là 270 nghìnngười và đến năm 1910 chỉ còn 220 người. Đầu thế kỷ 20, mặc dù đã có tư cách công dân Mỹ nhưng người Indian vẫn chưa được hưởng những quyền lợi liên quan, mặc dù họ nộp thuế đúng pháp luật nhưng vẫn bị bắt lao dịch và phải sống tập trung tại những khu đất nghèo nàn. Do vậy, nước Mỹ càng cần phải có ngày “lễ chuộc tội”.
Trung Quốc, một quốc gia không có tội ác trong quá khứ, là quốc gia có tư cách nhất trong việc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới.
Trung Quốc có nguồn gien văn hóa ưu tú nhất

Ưu thế văn hóa của một dân tộc là điều kiện văn hóa để một nước đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới. Người Mỹ chỉ có một kiểu văn hóa-văn hóa chủ nghĩa tư bản. Trung Quốc là nơi lưu trữ, tập hợp và phân tán các nền văn hóa và truyền thống văn minh của nhân loại. Người Trung Quốc có nền văn hoá cổ đại lâu đời nhất trên thế giới, đây là nền văn hoá truyền thống duy nhất trong hệ thống văn hóa cổ điển thế giới không bị đứt đoạn; người Trung Quốc đã tập trung được nền văn hóa xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác làm tư tưởng chỉ đạo, nền văn hoá cách mạng này không hề bị sụp đổ khi chủ nghĩa xã hội trên thế giới rơi vào thoái trào; Trung Quốc còn là nước học tập và tiếp thu văn hoá tư bản chủ nghĩa qui mô lớn nhất và thành công nhất trong quá trình cải cách mở cửa, từ đó hình thành nên một nền văn hoá mở đặc sắc và mới mẻ. Văn hóa Trung Quốc có nguồn gien và tố chất văn hóa tốt nhất để làm người lãnh đạo thế giới.
Trung Quốc có kinh nghiệm lãnh đạo thành công lâu đời
Có quan điểm cho rằng “Trung Quốc muốn làm một cường quốc chứ không muốn là lãnh đạo”, điều này cần phảibàn bạc lại. Đem mục tiêu vươn lên, phát triển của Trung Quốc và sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa giới hạn ở mức “làm cường quốc” chứ không phải là “lãnh đạo”, những luận điểm này tuy làm người Mỹ thích thú nhưng đối với Trung Quốc thì chẳng khác nào tự kìm hãm sự phát triển của mình. Mục tiêu của Trung Quốc trong thế kỷ 21, không thể chỉ giới hạn ở mức độ là “cường quốc”.
Thế giới toàn cầu hóa đang dần trở thành con thuyền chung của toàn nhân loại, ai sẽ là người chèo lái con thuyền này là vấn đề có liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của thế giới, việc Mỹ nắm giữ vai trò này tỏ ra ngày càng thiếu hiệu quả khiến cộng đồng thế giới không an tâm. Tháng 11/2009, Tổng thống Obama sang thăm Trung Quốc một lần nữa gây tranh cãi gay gắt về việc Trung Quốc đảm nhiệm “vai trò người lãnh đạo” thế giới. Tờ “Nhật báo Phố Uôn” có viết: “Cộng đồng quốc tế đang nóng lòng chờ Trung Quốc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo.”
Dụ dỗ Trung Quốc sớm đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới có thể là một cái bẫy của Mỹ. Nhưng con thuyền thế giới cũng không thể để người Mỹ chèo lái mãi, bởi Mỹ đã gây khủng hoảng toàn thế giới và làm rách nát con thuyền thế giới. Muốn tự cứu mình và cứu thế giới, Trung Quốc cần phải chuẩn bị để làm người chèo lái. Tất nhiên, tình hình thế giới phức tạp, những vấn đề mang tính toàn cầu không ngừng phát sinh, thế giới đa cực hóa đang từng bước hình thành, sợ rằng không một quốc gia nào có thể một mình chèo lái con thuyền thế giới. Nhưng đây không thể là lý do ngăn Trung Quốc trở thành người lãnh đạo.
Nước lãnh đạo không có nghĩa là “nước bá quyền”. Anh và Mỹ đã từng là những nước lãnh đạo thế giới và đều là những quốc gia bá quyền trên thế giới, nhưng điều này không có nghĩa là những nước lãnh đạo tiếp sau Mỹ cũng phải là mộtnước bá quyền. Ý nghĩa của việc Trung Quốc trở thành nước lãnh đạo thế giới nằm ở chỗ cắt đứt các mối liên quan giữa nước lãnh đạo và nước bá quyền, tạo ra một nước lãnh đạo nhưng không phải là nước bá quyền, mở ra thời đại mới trong lịch sử thế giới, đó là thời đại có nước lãnh đạo nhưng không có nước bá quyền.
Nhà nước dân chủ không phải là nước “không có người lãnh đạo” mà là nước dân chủ sản sinh ra lãnh đạo và là nước sản sinh ra lãnh đạo dân chủ. Thế giới dân chủ và thế giới đa cực cũng không phải là thế giới không có “quốc gia lãnh đạo”, mà là thế giới không có “quốc gia bá quyền”. Cái mà thế giới dân chủ cần không phải là “quốc gia lãnh đạo” xưng bá, thế giới đa cực lại càng cần một “quốc gia lãnh đạo” có thể giúp thế giới phát triển hài hòa. Bởi vậy, bất kể là quốc gia dân chủ hay thế giới dân chủ đều cần lãnh đạo, chỉ có điều người lãnh đạo này là người lãnh đạo của dân chủ cao độ, do dân chủ sản sinh ra chứ không phải là lãnh đạo kiểu quân chủ hay bá quyền.
Khi nào Trung Quốc có thể trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới, có thể bước lên vị trí lãnh đạo, điều này còn tùy thuộc vào khả năng của Trung Quốc và cần có quá trình, dù có thể làm người chèo lái cũng cần tất cả các nước chung tay góp sức. Nếu vì nhiệm vụ chèo lái nặng nề mà từ bỏ mục tiêu trở thành “quốc gia lãnh đạo” thì Trung Quốc sẽ mãi ngồi trên con tàu do người Mỹ chèo lái, đó là hành động thiếu lòng tin và quyết tâm vươn lên.
Trung Quốc sẽ mãi mãi không xưng bá và quyết không đi đầu, đây là một tư tưởng chiếm lược sâu sắc. Tuy nhiên, cần phải có một cách lý giải biện chứng về tư tưởng “không đi đầu”. Bởi trước kia, “đi đầu” nghĩa là bá chủ, đứng đầu tức là “bá chủ”, đi đầu tức là xưng bá, việc “đi đầu” như vậy đương nhiên mãi mãi Trung Quốc không làm. Trước đây, một số nước “đứng đầu” là “đứng đầu” liên minh, trong chiến tranh khu vực và toàn cầu, một số nước kết thành liên minh để đối kháng với liên minh các nước khác, “đứng đầu” kiểu này là “đứng đầu liên minh”, Trung Quốc cũng không thể “đứng đầu” như vậy. Nhưng Trung Quốc không đứng đầu với ý nghĩa bá chủ hay chủ tịch liên minh không có nghĩa là sẽ không tham gia vào tất cả các vấn đề, cũng không có nghĩa là không phát huy được vị trí và vai trò là một nước lãnh đạo trên thế giới. Trung Quốc đóng vai trò đầu tầu trong phát triển kinh tế thế giới, duy trì hòa bình và thúc đẩy phát triển, đi đầu trong việc đối phó với những vấn đề mang tính toàn cầu, tăng cường hợp tác quốc tế và thúc đẩy tiến bộ toàn thế giới về đối ngoại, thiết lập trật tự thế giới mới ổn định, công bằng; về đối nội, giúp người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó, Trung Quốc của thế kỷ 21 vừa phải là một cường quốc, vừa không thể từ chối vai trò lãnh đạo.
Trung Quốc có hàng ngàn năm kinh nghiệm đứng đầu thế giới, có truyền thống tốt đẹp để làm một quốc gia lãnh đạo, đây là món tài sản vô cùng quý giá, phục hưng dân tộc Trung Hoa lại một lần nữa tiến đến vị trí dẫn đầu thế giới và viết lên trang sử huy hoàng cho đất nước. Trung Quốc đã trải qua bao nhiêu thăng trầm: hưng thịnh-suy thoái-rồi lại hưng thịnh, từ chỗ đứng đầu thế giới, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia có kinh nghiệm lãnh đạo phong phú nhất trên thế giới. Trung Quốc bước lên vị trí lãnh đạo thế giới nhất định sẽ là một người lãnh đạo ưu tú nhất.
Vấn đề lãnh đạo toàn thế giới cần có tư tưởng của Oasinhtơn

Tư tưởng của Oasinhtơn, tổng thống khai quốc của Mỹ có 2 biểu hiện lớn: một là khi cả thế giới đang thực thi chế độ quân chủ và khi ông được một số quan chức tiến cử làm Hoàng đế, ông đã kiên quyết từ chối sự hấp dẫn của chế độ này và lập nên “chế độ Cộng hòa” đầu tiên của nước Mỹ, làm cho Mỹ trở thành quốc gia cộng hòa tiên tiến nhất trên thế giới. Hai là, sau khi giữ chức tổng thống Mỹ hai nhiệm kỳ liên tiếp, dù được cả nước mong chờ và các giới nhất trí đề cử ông làm nhiệm kỳ 3, ông đã kiên quyết phản đối, và lập nên “chế độ nhiệm kỳ” đầu tiên ở Mỹ. Oasinhtơn là một người có đầuóc lãnh đạo và nên là một nhà lãnh đạo của đất nước. Đường lối chính trị trong nước của Oasinhtơn phải là tấm gương cho đường lối chính trị trên thế giới của Mỹ.
Đáng tiếc là Mỹ lại tỏ ra hết sức ích kỷ trong vấn đề vị trí lãnh đạo cộng đồng quốc tế. Trong bản báo cáo “Từ kiềm chế tới lãnh đạo thế giới: nước Mỹ sau Chiến tranh Lạnh và thế giới” của công ty Rand của Mỹ có viết: “Là nước giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ có nhiều sự lựa chọn chiến lược, có thể từ bỏ trách nhiệm lãnh đạo toàn thế giới, trở lại quan tâm hơn ở trong nước; có thể từng bước giao quyền lãnh đạo, tức là giảm bớt vai trò toàn cầu và khuyến khích một cục diện cân bằng trên cơ sở phạm vi thế lực kiểu cũ ra đời; vừa có thể xác định mục tiêu chiến lược trung tâm là củng cố vị trí lãnh đạo toàn cầu đồng thời loại bỏ sự trỗi dậy của các địch thủ.” Sự lựa chọn của Mỹ là: “đảm nhiệm vai trò lãnh đạo toàn cầu đồng thời kiềm chế vĩnh viễn sự trỗi dậy của các địch thủ hoặc cục diện đa cực-là phương châm chỉ đạo lâu dài tốt nhất. Một thế giới do Mỹ lãnh đạo sẽ có nhiều lợi ích nhất: Một là, môi trường tổng thể rộng mở hơn, những quan niệm giá trị về pháp chế, thị trường tự do và dân chủ của Mỹ sẽ được đón nhận nhiều hơn. Hai là, dễ dàng hợp tác đối phó với những vấn đề lớn như phổ biến vũ khí hạt nhân, mối đe dọa của bá quyền khu vực và xung đột mức độ thấp. Ba là, có thể loại bỏ sự trỗi dậy những đối thủ toàn cầu khác, từ đó tránh được những thảm họa do Chiến tranh Lạnh, chiến tranh nóng và các cuộc chiến mang lại, bao gồm cả chiến tranh hạt nhân toàn cầu. Do đó, Mỹ giữ vị trí lãnh đạo sẽ có lợi cho ổn định toàn thế giới hơn là một cục diện cân bằng hai cực hoặc đa cực.”
Trong vấn đề quyền lãnh đạo toàn thế giới, Mỹ cần học hỏi tư tưởng của Tổng thống Washington. Sự phát triển của một quốc gia cũng giống như một con người, không được thamquyền hám vị. Đây là sự văn minh và khai sáng của Mỹ, cũng là vận may của thế giới.
Điều đáng mừng là người dân Mỹ lại không ủng hộ một nước Mỹ bá quyền mà ủng hộ một thế giới dân chủ. Huntington cho biết: các quan chức Mỹ “ca ngợi Mỹ là một vị bá chủ nhân từ”, tung hô Mỹ là “siêu cường theo kiểu phi đế quốc chủ nghĩa đầu tiên”, nhưng “trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1997, chỉ có 13% số người được hỏi mong muốn Mỹ giữ vai trò chủ đạo trong các công việc quốc tế, 74% trong số đó hi vọng Mỹ cùng chia sẻ quyền lực với các quốc gia khác”, “Nước Mỹ còn thiếu nền tảng chính trong nước để xây dựng một thế giới đơn cực”.
Không thể biến “nước lãnh đạo” thành “nước bá quyền”
Trong lịch sử thế giới cận đại, những nước đóng vai trò lãnh đạo cộng đồng quốc tế đồng thời cũng là bá quyền thế giới, là một nước lãnh đạo mang tính chất bá quyền, những nước nắm vai trò lãnh đạo này đồng thời là nước bá quyền. Trong tương lai, nếu là một nước lãnh đạo, Trung Quốc sẽ phải thay đổi đặc tính này, tạo bước chuyển biến căn bản đầu tiên, rằng “nước lãnh đạo” không phải là “nước bá quyền”, trở thành nước lãnh đạo không mang tính chất bá quyền đầu tiên sau thời đại Mỹ.
Từ sau khi các nhà hàng hải ra châu Âu có những phát hiện lớn về địa lý, từ mối liên hệ về địa lý để liên kết các khuvực phân tán trên Trái Đất thành một cộng đồng thống nhất thì một nhu cầu mới đã được sinh ra, đó là nhu cầu về “ trật tự thế giới”, đó là nhu cầu quản lý thế giới và lãnh đạo thế giới. Việc hình thành một trật tự thế giới đòi hỏi phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Cộng đồng quốc tế đã có 500 năm lịch sử, nhưng trật tự thế giới lý tưởng nhất cho đến nay vẫn chưa thực sự hình thành, trật tự thế giới muốn đạt đến mức độ trật tự như các quốc gia thì còn phải đi qua một quãng đường rất dài.
Diễn biến lịch sử quá trình phát triển quyền lãnh đạo thế giới có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:
Một là giai đoạn “vô chủ”, có cộng đồng quốc tế nhưng chưa có trật tự quốc tế. Giai đoạn này có đặc trưng cơ bản là “cường giả vi đạo”, “năng giả vi phỉ” (kẻ mạnh là đạo tặc, kẻ tài là thổ phỉ), có một số ít quốc gia sử dụng vũ lực để tàn sát, bóc lột các quốc gia và khu vực khác, bắt tận giết tuyệt, hủydiệt văn minh. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan trong thời kỳ đầu chính là điển hình “cường giả vi đạo” của cộng đồng quốc tế trong thời kỳ đầu, các nước này đã thực thi quy tắc “luật rừng” của Hobbes “mạnh được yếu thua” ngay trong khi rừng nguyên thủy vừa mới hình thành trong cộng đồng quốctế. Đây là giai đoạn trước khi cuộc chiến 30 năm từ 1500-1648 kết thúc, khoảng gần 150 năm.
Hai là giai đoạn “bá chủ”, tức là kẻ mạnh làm chủ, kẻ mạnh xưng bá. Sau khi cuộc chiến 30 năm từ 1648, cộng đồng thế giới bắt đầu có một trật tự quốc tế đầu tiên, bước vào thời đại tìm bá chủ thông qua chiến tranh, dựa vào bá chủ để xây dựng và duy trì trật tự quốc tế. Những nước bá chủ điển hình thời kỳ này là Anh và Mỹ, đại diện điển hình cho trật tự quốc tế thời đại bá quyền là “hòa bình dưới sự thống trị của Anh” và “hòa bình dưới sự thống trị của Mỹ”. Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1648 đến nay, đã trải qua 3 nửa thế kỷ.
Ba là giai đoạn “dân chủ”. Tiêu chí cơ bản của giai đoạn này là việc Trung Quốc bước lên vị trí nước lãnh đạo, là dân chủ hóa trong quan hệ quốc gia và dân chủ hóa trong cộng đồng quốc tế.
Sự lãnh đạo bá quyền của Mỹ với thế giới đã lạc hậu so với thời đại, là một nước lãnh đạo không xứng đáng, lãnh đạo bá quyền của Mỹ ngày càng bị chỉ trích. Trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Trung Quốc, Cựu thủ tướng Malaixia Mahathir đã nói như sau: “Nước Mỹ có nhiều cơ hội tốt để bộc lộ văn minh của mình, bất hạnh là các nhà lãnh đạo Mỹ đã chứng minh thực lực của mình bằng phương thức xâm lược. Bao gồm cả quyền ưu tiên tấn công, tức là khi chưa bị nước khác tấn công, nước Mỹ cho rằng mình có quyền tấn công vàchinh phục những nước khác. Điều này khiến nhiều nước nhỏrất lo lắng. Đây không phải là vai trò Mỹ cần gánh vác, Mỹ nên là một công dân quốc tế tốt, nên đồng thuận với các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc về việc giám sát mối quan hệ quốc tế và biểu hiện của các nước. Tôi cho rằng Mỹ có thể trở thành một quốc gia tốt, có thể gánh vác trách nhiệm thế giới. Nhưng cần phải xây dựng được thế cân bằng giữa Mỹ và các nước khác, nếu không Mỹ sẽ lấn áp nước nhỏ. Một nhà lãnh đạo tốt không nên hiếu chiến, cần làm những việc hợp đạo lý. Phát động chiến tranh xâm lược nước khác, sát hại nhân dân, đây không phải là một lãnh đạo tốt, cần phát triển đất nước mình, mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân, nhưng không vì thế mà xâm lược nước khác, cướp đoạt mọi thứ của nước khác. Không thể vì đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân của nước mình mà đi xâm lược một nước giàu tài nguyên dầu mỏ, mà cần thông qua sự nỗ lực, phát triển công nghiệp để đạt được. Có thể cố gắng mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân không phải trả giá bằng việc hy sinh một nước khác. Xâm lược nước khác, cướp đoạt tài nguyên cho mình sử dụng là khái niệm vương quốc cũ kĩ, sai lầm.” Là một nước lãnh đạo mới, Trung Quốc sẽ không đi theo con đường bá quyền của Mỹ mà sẽ bảo vệ hòa bình và sự hài hòa của thế giới.
Trung Quốc phải học tập cách “xưng vương chậm” của Mỹ
GDP của Mỹ năm 1895 đã vượt qua Anh và vươn lên đứng đầu thế giới. Nhưng đến năm 1945, sau nửa thế kỷ tổng lượng kinh tế Mỹ vượt qua Anh, tức là sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ mới thay thế được vị trí lãnh đạo thế giới của Anh. Hiện tổng lượng kinh tế của Trung Quốc chưa vượt qua Mỹ, sau khi vượt qua Mỹ 50 năm rồi mới bàn về vấn đề lãnh đạo thế giới cũng không muộn, vì vậy Mỹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải “gấp rút giành vị trí đứng đầu, gánh vác trọng trách”, không vội vàng đảm nhiệm vai tròlãnh đạo thế giới. Để Mỹ đảm nhiệm thêm một thời gian sẽ tốt hơn.
Thực ra, Mỹ “xưng vương chậm” không phải là tự giác mà là vì bất đắc dĩ. Mỹ lâu nay mang dã tâm xưng bá thế giới, thậm chí là trước khi Mỹ trở thành một quốc gia, những ngườiChâu Âu đầu tiên vượt biển cả đã có lý tưởng và quyết tâm xây dựng “thành phố trên đỉnh núi” tại Bắc Mỹ để làm “ngọn hải đăng thế giới” dẫn dắt nhân loại. Họ cho rằng mình là những người được thượng đế chọn lựa để lãnh đạo “thiên mệnh” của thế giới. Nhưng do thực lực có hạn, vào cuối thế kỷ 19, Mỹ chỉ có thể thực hiện chiến lược chủ nghĩa cô lập. Chiến tranh thế giới thứ Nhất là bước ngoặt quan trọng làmsuy yếu các cường quốc Châu Âu và nâng cao thực lực của Mỹ. Trong chiến tranh, tổng lượng kinh tế Mỹ đã vượt quatổng các nước Châu Âu, điều này làm tăng tham vọng của Mỹ, khiến Mỹ vội vàng bước lên vị trí lãnh đạo thế giới. Wilson đã phát biểu “kế hoạch mười bốn điểm”, đề xướng thành lập Quốc liên, vứt bỏ cương lĩnh thực thi lãnh đạo thế giới, vẽ ra kế hoạch thao túng thế giới, là những lý luận và thực tiễn quan trọng để Mỹ thiết kế và lãnh đạo thế giới. Nhưng do Mỹ vừa mới bộc lộ tài năng, thực lực kinh tế vẫn chưa đủ hùng hậu để chuyển hóa thành năng lực làm chủ cục diện thế giới, uy tín của Mỹ vẫn khó có sức thuyết phục trên vũ đài thế giới, trong khi đó uy thế của các nước đế quốc già cỗi như Anh và Pháp vẫn còn tồn tại, “giấc mộng nước Mỹ” lãnh đạo thế giới của Wilson bị phản đối ở cả trên vũ đài quốc tế lẫn trong nước, kết quả là Mỹ không thể trở thành người lãnh đạo thế giới, bản thân Wilson cũng chết yểu trên đường đi du thuyết “giấc mộng nước Mỹ” và trở thành một khoảng lịch sử thê lương. Do vậy, Mỹ không kịp leo lên vị trí lãnh đạo thế giới để thực hiện “giấc mơ lãnh tụ” của mình và đành phải trở lại quỹ đạo của chủ nghĩa cô lập.
Trung Quốc muốn trở thành nước lãnh đạo thế giới trong thế kỷ 21 phải trải qua nỗ lực nửa thế kỷ và qua 3 giai đoạn: Một là, trong quá trình đuổi theo và tiếp cận Mỹ phải tích cực tham gia lãnh đạo thế giới; hai là khi đã sánh ngang được với Mỹ thì cần phải cùng Mỹ lãnh đạo thế giới; ba là sau khi vượt qua Mỹ được một thời gian, Trung Quốc cần nắm vai trò chủ đạo trong lãnh đạo và quản lý thế giới, trở thành lãnh đạo chủ yếu trên thế giới. Trước mắt, Trung Quốc tích cực tham gia lãnh đạo và đang tiến tới cùng lãnh đạo, giai đoạn này cần kéo dài khoảng 20-30 năm.
Con đường lãnh đạo thế giới mà Trung Quốc đang hướng tới là con đường bắt nguồn từ “Mộc lập vu lâm” đến “Mộc tú vu lâm”, từ hòa nhập vào thế giới đến lãnh đạo thế giới. Không có khả năng độc lập với các dân tộc trên thế giới thì không có tư cách để hòa nhập vào thế giới. Nhưng hòa nhập vào quỹ đạo của thế giới không phải là mục tiêu của chúng ta, mà là cần phải làm nên thành tựu to lớn, trở thành nước lãnh tụ để dẫn dắt thế giới, chủ đạo thế giới, lãnh đạo thế giới.

Kỳ sau: Thời đại Trung Quốc: Thời đại mô hình phát triển của Trung Quốc hơn hẳn thế giới 


-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 12)
2. Thời đại Trung Quốc: Thời đại mô hình phát triển của Trung Quốc hơn hẳn thế giới
Trong cuộc cạnh tranh giữa các nước, đặc biệt là cạnh tranh giữa các quốc gia đứng đầu với các quốc gia tiềm tại đứng đầu, về bản chất là “cạnh tranh mô hình”, tức là cạnh tranh về mô hình xây dựng và phát triển đất nước. Sức cạnh tranh của quốc gia về bản chất là cạnh tranh mô hình. Kết cục mạnh được yếu thua của các mô hình khác nhau trong sự so sánh và lựa chọn của lịch sử đã quyết định địa vị, tiền đồ và vận mệnh của quốc gia. Nhưng “cạnh tranh mô hình” giữa các nước lớn suy cho cùng là cạnh tranh về mức độ văn minh và chất lượng cuộc sống, là cuộc cạnh tranh được thế giới mong đợi, để tìm xem đâu là mô hình sáng tạo nhất, bền lâu nhất, có sức hấp dẫn và sức liên kết nhất.
Lôi kéo hoặc chia rẽ: cuộc đọ sức giữa 3 mô hình
Từ thế kỷ 20, trên vũ đài quốc tế đã lần lượt xuất hiện các cuộc cạnh tranh và đọ sức lâu dài giữa 3 mô hình có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và tương lai nhân loại, đó là “mô hình phương Tây”, “mô hình phương Bắc” và “mô hìnhphương Đông”. Mô hình phương Tây đại diện là Mỹ; mô hìnhphương Bắc đại diện là Liên Xô; mô hình phương Đông là mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được tạo ra trong 30 năm cải cách mở cửa, tức mô hìnhTrung Quốc.
Cạnh tranh giữa mô hình Liên Xô và Mỹ đã kéo dài suốt thế kỷ 20. Còn cạnh tranh giữa mô hình Trung Quốc với Mỹ sẽ kéo dài hết thế kỷ 21, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ đối với lịch sử thế giới còn vượt xa cả cuộc cạnh tranh Xô-Mỹ.
Sau Chiến tranh Lạnh, đa số người dân phương Tây tin vào “kết luận cuối cùng của lịch sử”, cho rằng mô hình chính trị dân chủ kiểu phương Tây là mô hình chính trị cuối cùng và lý tưởng nhất trong lịch sử nhân loại, dùng dân chủ để cải tạo và xây dựng thế giới là trách nhiệm và sứ mạng của phương Tây, dân chủ và tự do kiểu phương Tây có thể trở thành thực lực mềm để chinh phục thế giới. Nhưng phương Tây nhanh chóng nhận ra rằng chỉ có mô hình Liên Xô đã chấm dứt, và sự chấm hết của mô hình Liên Xô căn bản không giống với sự chấm hết của chủ nghĩa xã hội. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, cạnh tranh chiến lược Xô-Mỹ là cạnh tranh mô hình nhà nước, thất bại của Liên Xô là thất bại của một kiểu mô hình nhà nước.
Sau đoạn kết lịch sử của mô hình Liên xô, lịch sử của mô hình Trung Quốc đã bắt đầu cho thấy sự chuẩn mực, sức thuyết phục, sức ảnh hưởng và sức cạnh tranh mang tầm thế giới, mở ra một viễn cảnh mới cho tiến bộ xã hội và sự phát triển của lịch sử, nhưng đồng thời cũng cho thấy phần nào sự non nớt và yếu kém của Trung Quốc. Trên vũ đài thế giới thế kỷ 21, cạnh tranh giữa mô hình xây dựng và phát triển đất nước được tập trung vào cuộc cạnh tranh giữa mô hình phươngTây với mô hình phương Đông, cũng chính là cạnh tranh giữa mô hình Mỹ với mô hình Trung Quốc. Sau khi đánh bại mô hình Liên Xô, mô hình Mỹ đã đạt tới đỉnh cao của mình. Tuy nhiên, mô hình ngạo mạn của Mỹ thế kỷ 21 trong cuộc cạnh tranh với mô hình Trung Quốc đã bộc lộ những dấu hiệu đi xuống – cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã làm lung lay vị trí và ảnh hưởng của mô hình Mỹ. Nhưng hiện nay, mô hình Mỹ vẫn đang chiếm vị trí cao nhất trên thế giới. Mô hình Trung Quốc tuy đạt được những thành tựu khiến thế giới thán phục song vẫn mới chỉ trong giai đoạn sơ khai, vẫn còn phải đi một chặng đường dài. Muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thế kỷ, Trung Quốc cần phải làm cho mô hìnhcủa nước mình tiên tiến hơn và ưu việt hơn mô hình Mỹ.
Bất tiến tất vong: Bài học của mô hình Liên Xô
Trong lịch sử thế giới cận đại, mô hình Liên Xô là một mô hình vĩ đại, có 3 công lao lịch sử to lớn:
Một là, trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Liên Xô là lực lượng chính trong cuộc chiến chống phát xít. Tổn thất Liên xô phải gánh chịu trong chiến tranh là lớn nhất, theo thống kê, trong cuộc chiến tranh này, quân dân Liên Xô thương vong hơn 60 triệu người, trong đó có 27 triệu người thiệt mạng, hơn 1700 thành phố và 70 ngàn thị trấn, thôn xã bị tàn phá, tổn thất vật chất lên đến 679 tỷ rúp. Tổn thất của Liên Xô chiếm tới 41% tổng tổn thất của các nước tham chiến. Khi chiến tranh kết thúc, Liên xô được công nhận là cường quốc quân sự số 1 thế giới. Tổng thống Mỹ Roosevelt nói: “Chính Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã đẩy lực lượng vũ trang Hitler đến chỗ thất bại hoàn toàn, đó là điều khiến nhân dân Mỹ thực sự khâm phục”.
Hai là, về kinh tế Liên Xô đã giành thành được thành tựu đứng “thứ hai thế giới” về tổng lượng kinh tế.
Ba là, mô hình Liên xô dẫn dắt chủ nghĩa tư bản tiến tới văn minh. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ đầu là chủ nghĩa tư bản dã man, tanh máu: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản tàn bạo, chủ nghĩa phát xít lại càng là chủ nghĩa tư bản điên cuồng. Nhưng trong cuộc đấu tranh đối kháng với chủ nghĩa tư bản, mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô đã khiến chủ nghĩa tư bản truyền thống chuyển thành chủ nghĩa tư bản hiện đại, hướng tới văn minh, từ đó nâng cao trình độ văn minh toàn thế giới. Mô hình Liên Xô tuy đã không còn, nhưng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội đã giành được thắng lợi vĩ đại, vì chủ nghĩa tư bản dã man, tàn bạo mà Mác muốn lật đổ và xóa bỏ đi không còn tồn tại nữa, ngay cả chủ nghĩa đế quốc đã phát động cuộc đại chiến thế giới và phân chia thế giới mà Lênin và Stalin muốn tiêu diệt cũng không còn tồn tại nữa.
Nếu nói rằng sự áp bức bóc lột tàn khốc của chính bản thân chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ đã làm nảy sinh ra chủ nghĩa xã hội cách mạng của giai cấp vô sản, thế thì chủ nghĩa xã hội cách mạng lại làm nảy sinh ra một chủ nghĩa tư bản tương đối văn minh. Sau này sự trì trệ, cứng nhắc thậm chí là thối nát của mô hình Liên Xô hoàn toàn tương phản với chủ nghĩa tư bản văn minh hiện đại, lại thêm sức ép về sự so sánh và cạnh tranh giữa các mô hình, đã khiến mô hình Liên Xô tan rã. Sự sụp đổ của mô hình Liên Xô và ưu thế của mô hình Mỹ đã khiến chủ nghĩa xã hội cải cách mở cửa ra đời ở Trung Quốc, làm xuất hiện một mô hình Trung Quốc về cơ bản không giống với mô hình Liên Xô nhưng lại đủ sức cạnh tranh với mô hình Mỹ. Có thể thấy trong cạnh tranh mô hình, theo quy luật mạnh được yếu thua, đã hình thành lên xu hướng tiến bộ xã hội, tạo động lực cho lịch sử phát triển. Và một mô hình có ảnh hưởng mang tính quốc tế dù có lịch sử huy hoàng như thế nào chăng nữa nhưng chỉ cần nảy sinh sự “ngạo mạn của mô hình”, trở nên cứng nhắc, thậm chí trở thành “mô hình thối nát, biến chất” thì mô hình đó tất sẽ bị đưa vào hố rác của lịch sử. Nếu muốn duy trì sức sống và sức cạnh tranh, mô hình Trung Quốc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo hơn cả mô hình Mỹ, mới đủ tư cách và khả năng cạnh tranh vị trí lãnh đạo.
Trăm sông về biển: Bí mật của “mô hình Xinhgapo”
Ông Lý Quang Diệu nói: “ Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không hề có Vạn Lý Trường Thành ngăn cách, 2 mô hình này có thể bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau.”
Vị nguyên lão của Đảng hành động nhân dân Xinhgapo Rajaratnam chỉ rõ: Con đường Xinhgapo chính là chủ nghĩa xã hội về chính trị, chủ nghĩa tư bản về kinh tế. Tức là dùng những thủ đoạn của chủ nghĩa tư bản để tạo ra của cải và dùng phương pháp chủ nghĩa xã hội để phân phối những của cải đó.
Xinhgapo là một cường quốc cỡ nhỏ, một kỳ tích vươn lên trong khoảng thời gian vài chục năm. Vậy bí mật của nước này nằm ở đâu? Theo Lý Quang Diệu và Rajaratnam đó chính là “chủ nghĩa hợp thành” trăm sông về biển. Quy luật và đặc điểm của mô hình Xinhgapo chính là ở chỗ này. Sự thành công của Xinhgapo là kết quả của sự bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa Mác là gì? Bản thân chủ nghĩa Mác là một kiểu chủ nghĩa hợp thành có tính phê phán, cách mạng và sáng tạo. Chủ nghĩa Mác đã kết hợp tất cả những gì có giá trị mà xã hội nguyên thuỷ, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến và đặc biệt là xã hội tư bản tạo ra, đó là thành quả của văn minh nhân loại.
Chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa hợp thành có tính phê phán, tính cách mạng và tính sáng tạo.
Trong đề cương của tác phẩm “Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết” do Lênin viết vào năm 1918, trong khi chỉ ra rằng nếu không lợi dụng những kỹ thuật và văn hóa mà chủ nghĩa đại tư bản đạt được thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội, Lênin đã nhấn mạnh các nước chủ nghĩa xã hội phải “tích cực học hỏi những điều hay của nước ngoài: chính quyền Xôviết + trật tự đường sắt của Phổ + kỹ thuật của Mỹ và mô hình sản xuất Trust + nền giáo dục quốc dân của Mỹ +…+…= tổng hòa =chủ nghĩa xã hội”.
Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc tất nhiên không giống với “chủ nghĩa hợp thành” của Xinhgapo. Những cải cách mở cửa ở Trung Quốc cũng là một quá trình hợp thành và sáng tạo học hỏi thế giới. Chủ nghĩa hợp thành là một tư tưởng chiến lược của chủ nghĩa Mác, ưu thế vốn có của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là tổng hòa những cái hay của Trung Quốc và nước ngoài, đặc biệt là những cái hay của những nước chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Lấy sáng tạo dẫn dắt thế giới: Sứ mệnh của “mô hình Trung Quốc”
Tất cả những quốc gia đứng đầu, quốc gia lãnh đạo thế giới đều là những quốc gia có mô hình sáng tạo, có đặc trưng trong xây dựng và phát triển đất nước chứ không mang tính máy móc, mô phỏng. Nét đặc sắc của Mỹ khác với Anh và nét đặc sắc của Trung Quốc cũng khác với Mỹ. Muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới, Trung Quốc phải sáng tạo ra một kiểu mô hình mới cho thế giới. Trung Quốc không thể sao chép lại mô hình của nước khác. Các quốc gia đứng đầu, quốc gia lãnh đạo với tư cách là những quốc gia hình mẫu của thế giới chỉ có thể học hỏi chứ không thể rập khuôn. Theo ý nghĩa này mà nói, bản chất của “đặc sắc Trung Quốc” là sáng tạo, sứ mạng của “mô hình Trung Quốc” cũng là sáng tạo.
Tính sáng tạo và đổi mới của mô hình Trung Quốc được biểu hiện chủ yếu ở ba phương diện:
-Nhìn từ ý nghĩa và góc độ của chủ nghĩa xã hội, mô hình Trung Quốc phải giải quyết những vấn đề mà mô hình Liên Xô chưa giải quyết được, ở phương diện này, mô hình Trung Quốc đã đạt được những thành công lớn.
-Nhìn từ góc độ phát triển của văn minh nhân loại, phải giải quyết những vấn đề mà mô hình phương Tây, đặc biệt là mô hình Mỹ chưa giải quyết được, ví dụ như những vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới năm 2008, vấn đề chủ nghĩa bá quyền trên lĩnh vực quan hệ quốc tế. Về mặt này, Mỹ và Trung Quốc cùng nhau lãnh đạo và quản lý thế giới, mức độ hợp tác để giải quyết những vấn đề điểm nóng vấn đề khó đã không ngừng tăng lên, hiệu quả rõ rệt và có triển vọng to lớn.
-Phải giải quyết những vấn đề then chốt làm ảnh hưởng tới sự phát triển Trung Quốc, ví dụ như chênh lệch thu nhập quá lớn, vấn đề tham nhũng … Mô hình của quốc gia lãnh đạo vừa là mô hình phát triển khoa học lành mạnh của đất nước, vừa là mô hình để giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn và những vấn đề mang tính toàn cầu của thế giới. Sức cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của mô hình Trung Quốc được quyết định bởi khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề của chính Trung Quốc cũng như những vấn đề của thế giới. Mà khả năng ở đây, về cơ bản chính là sự sáng tạo và đổi mới.
3. Thời đại Trung Quốc: Thời đại “quan niệm giá trị của Trung Quốc” định hướng thế giới
Có một câu nói là, những nước đứng đầu xuất khẩu văn hoá và giá trị, các nước hạng hai xuất khẩu kỹ thuật và các quy tắc, các nước hạng ba xuất khẩu sản phẩm và lao động. Thời đại Trung Quốc không chỉ là thời đại tổng lượng kinh tế Trung Quốc đứng đầu thế giới mà còn là thời đại năng lực sản xuất vật chất của Trung Quốc đứng đầu thế giới, thời đại tinh thần và văn hóa Trung Quốc tiến ra thế giới, trở thành dòng chính của văn hoá thế giới.
“Tây hóa” biến thành “Đông hóa”
Mọi người đều rất căm phẫn khi nói về việc các nước phương Tây thực hiện chiến lược Tây hoá và phân hoá đối với Trung Quốc. Có người nói: trước đây địa chủ tư sản sợ bịĐảng cộng sản “đỏ hóa”, vậy trong tương lai Trung Quốc cóthể biến “Tây hóa” thành “Đông hóa” và biến “Mỹ hóa” mang tính toàn cầu thành “Trung Quốc hóa” mang tính thếgiới hay không? Biến “Tây hóa” thành “Đông hóa”, biến “Mỹ hóa” thành “Trung Quốc hóa” lẽ nào không phải là mục tiêu phấn đấu của nhiều thế hệ người dân Trung Quốc hay sao? Không phải là cái mốc đánh giá sự tiến bộ của Trung Quốc mấy chục năm sau hay sao? Không phải là tiêu chí văn hóa của một nước lãnh đạo hay sao?
Văn hóa Trung Quốc vốn dĩ là nền văn hóa có sức sống nhất trên thế giới, đó không chỉ là nền văn hóa duy nhất trong nền văn hóa cổ đại của thế giới không bị đứt đoạn mà còn có khả năng chinh phục những kẻ chuyên đi chinh phục. Trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa có ghi chép về “ thất bại quân sự” nhưng không có ghi chép về “thất bại văn hóa”. Mặc dù có lúc bị đánh bại về quân sự, nhưng chỉ một thời gian sau dân tộc Trung Hoa lại đồng hóa và chinh phục lại quân xâm lược về mặt văn hóa. Như nhà văn Mỹ Montero đã từng nói: “Chinh phục Trung Quốc chẳng khác nào ném đá xuống biển. Sự phản kháng gần như rất ít, nhưng không lâu sau, gang thép cũng bị ăn mòn, thậm chí bị hợp nhất. Quá trình hợp nhất diễn ra triệt để, vài thế hệ sau, chỉ có các triết học gia mới biết ai là kẻ đi chinh phục và ai là kẻ bị chinh phục”.
Văn hóa Trung Quốc là nền văn hóa khó đồng hóa nhất, có sức liên kết mạnh mẽ nhất trên thế giới. Mỹ là một nước di dân lớn và được gọi là “lò luyện” bất đồng văn hóa. Nhưng điều làm chiếc lò luyện văn hóa Mỹ đau đầu nhất lại là văn hóa Trung Quốc, bởi văn hóa Mỹ khó có thể đồng hóa được văn hóa Trung Quốc, đây thậm chí còn là nguyên nhân chính của làn sóng bài trừ Trung Quốc xảy ra cuối thế kỷ 19 tại Mỹ. Sau nội chiến, Mỹ ra sức xây dựng đường sắt, một lượng lớn công nhân Trung Quốc bắt đầu di dân sang Mỹ. Năm 1882, Califonia chủ trương tăng áp lực bài xích người Hoa, đưa tới việc Mỹ công bố “Luật bài Hoa”, qui định ngừng 10 năm di dân người Trung Quốc, sau đó lại kéo dài vô thời hạn. Năm 1889, tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết “Luật bài Hoa” là phù hợp với hiến pháp với lý do là người Trung Quốc là một dân tộc khác, “bọn chúng không thể bị đồng hóa”, “không hòa nhập” với người dân bản địa, “sống thành khu riêng biệt, giữ tập quán sinh hoạt của riêng mình”. “Sự xâm nhập của ngườiphương Đông” nếu không bị hạn chế sẽ trở thành “mối đe dọa đối với nền văn minh của chúng ta”.
Nền văn hóa 5000 năm của Trung Quốc có lịch sử lâu đời, không thể bị đồng hoá bời nền văn hóa mới có mấy trăm năm lịch sử của Mỹ. Tuy nhiên, văn hóa Trung Hoa từ thời cận đại đến nay cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây và bị“mưa Âu gió Mỹ” xâm thực. Cho tới nay, phương Tây vẫn đang triển khai chiến lược Tây hóa và phân hóa Trung Quốc. Những khái niệm “Tây phong”, “Tây hóa” ở Trung Quốc thời gian gần đây được dùng để chỉ những ảnh hưởng đến từ phương Tây. Khái niệm “phương Tây” và “thế giới phương Tây” vừa chỉ phạm vi địa lý, lại vừa mang ý nghĩa chính trị. Nền văn minh và lịch sử phương Tây có thể chia thành 3 giaiđoạn: một là giai đoạn Địa Trung Hải; hai là giai đoạn Tây Âuvà ba là giai đoạn Bắc Đại Tây Dương. Trong giai đoạn Địa Trung Hải và Tây Âu, tức là từ cổ đại đến cận đại, khái niệm “Thế giới phương Tây” đại thể được dùng để chỉ phía TâyChâu Âu. Sau thế kỷ 15, người Châu Âu bắt đầu vượt đại dương phát triển ra bên ngoài. Nhìn từ góc độ địa lý, thế giớiphương Tây cũng là thế giới biển. Phía Tây Châu Âu vốn là một bán đảo lớn và xung quanh lại vươn ra một vài đảo nhỏ. Người Trung Quốc mở cửa thấy núi còn người phương Tây lại mở cửa thấy biển. “Phương Tây” hiện nay dùng để chỉ ChâuÂu và Mỹ, về mặt chính trị là chỉ văn minh của chủ nghĩa tư bản.
Mấy trăm năm qua, phương Tây luôn văn minh “hóa” thế giới và thế giới đang bị “Tây hóa”. Dưới tác động và ảnhhưởng của “mưa Âu gió Mỹ”, Trung Quốc cũng đã biến đổi. Bởi phương Tây luôn có thế mạnh về vật chất và về văn hóa. Hiện nay Trung Quốc vẫn phải cảnh giác và ngăn chặn chiến lược Tây hóa và phân hóa của thế giới phương Tây, điều này cho thấy trên lĩnh vực văn hóa, Trung Quốc vẫn đang phải “dĩnhu thắng cương”. Để mở ra thời đại Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ phải có sức mạnh kinh tế và của cải vật chất đủ sức vượt qua Mỹ, mà phải có nền văn hóa mang tầm ảnh hưởng và sức hấp dẫn vượt qua văn hóa Mỹ trên trường quốc tế, cũng như một nền văn hóa không thể bị Mỹ diễn biến hòabình nhưng lại có thể dùng để diễn biến hòa bình với Mỹ. Đến khi văn hóa Trung Quốc có khả năng diễn biến hòa bình với Mỹ, có khả năng “đồng hóa” thế giới phương Tây, khiến Mỹ phải ngăn chặn diễn biến hòa bình của Trung Quốc với mình, khiến phương Tây lo sợ “phương Tây bị đồng hóa”, Toàn cầu hóa chính là Trung Quốc hóa thì đó mới là “thời đại Trung Quốc” về cả văn hóa và tinh thần.
Tất nhiên trong thời đại Trung Quốc, khi Trung Quốc có nền văn minh lớn mạnh cả về vật chất và tinh thần, Trung Quốc cũng không tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình “Đông hóa” thế giới phương Tây và đặc biệt là Mỹ, đây cũng là điểm mà Trung Quốc văn minh hơn Mỹ. Những thứ gì càngtự nhiên và văn minh thì càng thịnh hành. Vì thế “Đông hóa” và “Trung Quốc hóa” trong tương lai không cần áp dụng cũng sẽ thịnh hành, nước Mỹ lúc đó sẽ khó tránh khỏi bị “diễn biến hòa bình”, mà còn diễn biến văn minh hơn hiện nay.
Quốc gia không có “ngọn cờ văn hóa” thì không thể làm quốc gia lãnh đạo thế giới
Quốc gia lãnh đạo phải là quốc gia dương cao ngọn cờ văn hóa của thế giới. Muốn dẫn dắt thế giới, trước tiên phải dùng văn hóa để dẫn dắt. Những quốc gia có quan niệm giá trị có tầm ảnh hưởng quốc tế, có thể cắm ngọn cờ văn hóa của mình ở đỉnh cao của văn hóa thế giới mới có thể trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới.
Mỹ là một nước giỏi chiếm lĩnh những vị trí cao về đạo nghĩa quốc tế.
Những nhân vật đại diện sớm nhất của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa tự do trong lịch sử Mỹ là Jefferson, tiếp đến là Wilson, Roosevelt, Clinton, họ không chỉ coi ý thức hệ là nguyên tắc và biện pháp chiến lược mà còn coi là mục tiêu chiến lược phải theo đuổi. Jefferson kết hợp quá trình bành trướng ra bên ngoài của Mỹ với việc truyền bá tự do dân chủ; Wilson kết hợp hòa bình thế giới với xây dựng nền dân chủ kiểu Mỹ; Roosevelt gắn 4 tự do lớn với bốn cường quốc sau chiến tranh; Cliton kết hợp trật tự thế giới với dân chủ, nhân quyền. Những điều này đều đã trở thành ngọn cờ văn hóa tư tưởng của Mỹ.
Tất cả các quốc gia lãnh đạo trên thế giới đều có quan niệm giá trị đủ sức liên kết chính mình, ảnh hưởng và cảm hóa thế giới. Có quốc gia tuy không đứng đầu thế giới về vật chất nhưng lại có sức sáng tạo văn hóa đứng đầu thế giới, đủ sức giương cao ngọn cờ văn hóa có tầm ảnh hưởng thế giới. Ví dụ như Liên Xô đã lần đầu tiên giương cao ngọn cờ chiến thắng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Vào đêm thứ hai sauthắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Xôviết công nông đã nhất trí thông qua “Pháp lệnh hòa bình” có ý nghĩa quan trọng do Lênin tự soạn thỏa, nêu rõ nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong chính sách đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính sách chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược nhằm thực hiện hòa bình, bình đẳng dân tộc, tự quyết dân tộc, xóa bỏ ngoại giao bí mật. Trong “Bức thư gửi công nhân Mỹ”, Lênin đã nêu rõ chính sách đối ngoại của nước Nga Xôviết: “Thoát khỏi chiến tranh đế quốc, giương cao ngọn cờ hòa bình và xã hội chủ nghĩa trước toàn thế giới”.
Chính sách ngoại giao hòa bình của chính phủ Nga Xôviết đã gây chấn động toàn thế giới và cả tổng thống Mỹ Wilson. Bước lên vũ đài thế giới trong điều kiện lịch sử mới, Wilson đã ra sức tạo nên bộ mặt mới cho ngoại giao Mỹ. “Nguyên tắc 14 điểm” là “ Hiến chương thế giới” trong “ngoại giao kiểu mới” của ông sau chiến tranh, cơ sở và nòng cốt của “ngoại giao kiểu mới” là ngoại giao công khai, dân tộc tự quyết vàđồng minh quốc tế. Đây vừa là chính sách ngoại giao kiểu cũ nhằm vào chủ nghĩa chuẩn đế quốc, vừa được dùng để kiềm chế Chủ nghĩa Lênin.
Lênin và Wilson là 2 chính trị gia lớn của nước Nga Xôviết và Mỹ, đại diện cho quốc gia của mình đưa ra “thế giới quan” và “quan niệm giá trị” sáng tạo, chạy đua cắm ngọn cờ của chính mình lên đỉnh cao văn hóa của thế giới.Đây là ngọn cờ dẫn dắt thế giới, là ngọn cờ thế giới của một quốc gia.
Tất nhiên, “sự giác ngộ của quốc gia” và nhận thức của các chính trị gia thường không đồng bộ với nhau. Khi một dân tộc thiếu sự chuẩn bị đầy đủ và giác ngộ cần thiết trong vấn đề lãnh đạo thế giới, khi ngọn cờ văn hóa để một quốc gia dẫn dắt thế giới vẫn khó có thể giương cao, thì lý tưởng tối cao biến thành bi kịch. “Bi kịch Wilson” chính là một điển hình. Là một người theo chủ nghĩa lý tưởng cao thượng, trước kia Wilson muốn giương cao ngọn cờ văn hóa của Mỹ và cắm nó trên đỉnh cao văn hóa của thế giới, nhưng ông đã bị ngăn cản. Trong cuốn “Cambridge—-Lịch sử quan hệ ngoại giao Mỹ”, nhà sử học Mỹ Khổng Hoa Nhuận có phân tích như sau:
Vào thời điểm bá quyền Châu Âu có xu hướng sụp đổ, để xác định khuôn khổ của quan hệ đối ngoại của Mỹ, Wilson đã kết hợp sức mạnh quân sự Mỹ với tài nguyên kinh tế và sự sáng tạo văn hóa, trong công việc thế giới phải vượt lên phương thức truyền thống của các quốc gia chủ quyền chỉ vì lợi ích của nước mình mà bất chấp lợi ích của thế giới: chiến tranh và chuẩn bị chiến tranh là chuẩn mực của các hành vi; cân bằng thế lực trở thành tư tưởng ngoại giao chủ đạo. Wilson đã thách thức những ý tưởng và thông lệ cũ, ông hy vọng mỗi một quốc gia không chỉ vì lợi ích của chính mình màcòn phải vì lợi ích chung của toàn thế giới. Ông nói: Nước Mỹ phải giải phóng năng lượng của mình “để phục vụ toàn nhân loại” và những nước khác cũng vậy. Kết quả cuối cùng là sự dung hòa giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa đế quốc, các quốc gia chủ quyền chỉ có ý nghĩa khi nằm trong mối quan hệ tổng thể. “Những người theo chủ nghĩa hiện thực” 10 năm sau đó đã chỉ trích chủ nghĩa quốc tế của Wilson là chủ nghĩa lý tưởng ngây thơ, ẫu trĩ. Trên thực tế, chủ nghĩa quốc tế hình thành nên tư tưởng của Wilson không hoàn toàn là chủ nghĩa lý tưởng mà là chủ nghĩa quốc tế gắn liền với lợi ích chung của các nước và ý chí chung của mọi người ở khắp nơi trên thế giới vuợt qua biên giới quốc gia, trong đó bao gồm cácđộng lực văn hóa cơ bản. Ở một mức độ nào đó, chủ nghĩa Wilson đã đặt văn hóa vào địa vị trung tâm trong quan hệquốc tế. Đầu thế kỷ 20, tầm quan trọng của Mỹ trên trường quốc tế không chỉ là do Mỹ là một cường quốc về kinh tế và quân sự mà còn bởi Mỹ đã đem nhân tố văn hóa vào trong các sự vụ quốc tế, vì toàn cầu hóa của Mỹ đã trở thành sự kiện chủ yếu của thế kỷ 20. Sự đối lập giữa hiệp ước hòa bình củaWilson và Thượng viện là một bi kịch. Để giành được sự ủng hộ của người dân Mỹ, tháng 9 năm 1919, ông đã bắt đầu một chuyến tuần hành lớn với tổng chiều dài 8000 dặm Anh trong 21 ngày, nhưng trước khi đánh giá được hiệu quả của hành trình đó thì ông đã bị đột quỵ tại Colorado và chuyến đi trở thành một giấc mơ không thể thực hiện được. Do Thượng viện và người dân Mỹ chưa làm tốt công tác chuẩn bị cho trật tự thế giới của Wilson và có khoảng cách quá lớn với các nước khác. Bởi vậy Mỹ chưa gia nhập liên minh quốc tế, điều này cho thấy Mỹ đã quyết định dừng lại ở mức độ như các nước khác. Thất bại của Wilson không có nghĩa là chủ nghĩa Wilson tiêu vong, ngày càng nhiều người theo lý tưởng củachủ nghĩa Wilson hiện ở Châu Âu và các quốc gia trên thế giới, trong công cuộc xây dựng thế giới sau chiến tranh, họ đã có ảnh hưởng lớn tương đương với ảnh hưởng của lực lượng truyền thống.
Về vấn đề văn hóa Mỹ dẫn dắt thế giới, Wilson là người đi đầu mà người đi đầu thường là người gánh chịu bi kịch, thậm chí là hi sinh. Ngọn cờ văn hóa dẫn dắt thế giới của Mỹ cuối cùng cũng đã cắm được lên đỉnh cao của văn hóa thế giới sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc và Mỹ cũng đã bước lên vị trí một nước lãnh đạo thế giới.
Giương cao “ngọn cờ Trung Quốc” dẫn dắt và kêu gọi thế giới
Trong chiến tranh thế giới thứ Nhất, Tổng thống Mỹ Wilson là người đầu tiên giương cao ngọn cờ “phi thực dân hóa”, “dân tộc tự quyết” và “an ninh tập thể”, giúp một nước Mỹ đang vươn lên được cộng đồng thế thế công nhận. Còn nước Mỹ hiện tại lại giương cao ngọn cờ “tự do, dân chủ, nhân quyền”, dùng quan niệm giá trị nòng cốt để tác động thế giới.
Trong thời đại toàn cầu hóa, Trung Quốc đang giương cao ngọn cờ hòa bình, phát triển hợp tác, xây dựng thế giới hài hòa nhằm đưa quan niệm giá trị của Trung Quốc đến với thế giới.
Xây dựng “thế giới dân chủ” không có bá quyền là nội dung trọng tâm trong quan niệm giá trị Trung Quốc, là sức mạnh to lớn để Trung Quốc kêu gọi và dẫn dắt thế giới. Cùng thế giới thực hiện “tam hóa”: cục diện thế giới đa cực hóa, quan hệ quốc tế dân chủ hóa và hình thức phát triển đa dạng hóa , việc “xây dựng thế giới dân chủ” đã trở thành mong muốn chung của mọi người. Nếu nói trong thời đại hiện nay, xây dựng nhà nước dân chủ là mong ước của mọi người thì xây dựng “thế giới dân chủ” sẽ là “mong ước của mọi quốcgia”, là mong ước chung của cộng đồng quốc tế. Đặc trưngchủ yếu cuả thế giới dân chủ là không bá quyền. Để “phi bá quyền thế giới” phải thực hiện “ba bình đẳng”: chế độ xã hội bình đẳng, hình thức phát triển bình đẳng, văn hóa tôn giáo bình đẳng.
Xây dựng thế giới dân chủ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay để thúc đẩy thế giới tiến bộ. Quyền lực không có sự giám sát và kiềm chế tất sẽ là quyền lực hủ bại. Quyền lực quốc tế nếu mất đi sự giám sát và kiềm chế thì sẽ trở thành bá quyền. Những vấn đề căn bản cần giải quyết khi xâydựng thế giới dân chủ chính là vấn đề bá quyền thế giới. Đây là vấn đề cơ bản ảnh hưởng tới hòa bình thế giới. Có thế giới dân chủ mới có thế giới hòa bình: có thế giới dân chủ mới có thế giới hài hòa, sự hợp tác hòa bình thực sự giữa các nước chỉ có được trong thế giới dân chủ.
Vấn đề hàng đầu trong xây dựng thế giới dân chủ không phải là biến các nước trên thế giới thành nước dân chủ kiểu Mỹ mà là một thế giới không có bá chủ, bá quyền. Bá chủ thế giới chính là sự phá hoại lớn nhất đối với dân chủ thế giới, chủ nghĩa bá quyền là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới. Mỹ đưa ra “Thuyết hòa bình của các nước dân chủ” , còn Trung Quốc đưa ra “Thuyết hòa bình phi bá quyền”. Chủ nghĩa bá quyền là nguồn gốc của chiến tranh, còn thế giới dân chủ là sự bảo đảm hòa bình. “Thế giới dân chủ” thực sự lý tưởng là một thế giới như thế nào? “Thế giới dân chủ” ở đây có 3 hàm ý: Một là giúp các nước trên thế giới trở thành “quốc gia dân chủ”, tất nhiên là dân chủ mang đặc trưng riêng của mỗi nước, là dân chủ đa dạng hóa chứ không thể chỉ là dân chủ kiểu phương Tây, càng không thể chỉ là dân chủ kiểu Mỹ; tiêu chuẩn của một nước dân chủ không thể chỉ do Mỹ quyết định; trọng tài nhà nước dân chủ không thể chỉ do Mỹ đảm nhiệm. Hai là mỗi một quốc gia trên thế giới, với tư cách là quốc gia có chủ quyền đều được hưởng chủ quyền quốc gia, có thể giám sát kiềm chế có hiệu quả và phán xử những nước muốn thực hiện bá quyền. Ba là nước lãnh đạo không thể chỉ do một nước độc quyền, quyền lãnh đạo thế giới cũng phải theo chế độ nhiệm kỳ, suy yếu thì phải rút lui.Đây là một mặt quan trọng của chế độ dân chủ quốc tế và thế giới.
Có người nói: “Bảo vệ nhân quyền con người là vũ khí hạt nhân chính trị của Mỹ. Còn phản đối bá quyền là vũ khí hạt nhân chính trị của Trung Quốc”.
Cũng có người nói: “Xây dựng nhà nước dân chủ là đột phá khẩu để của Mỹ tiến công Trung Quốc, còn xây dựng thế giới dân chủ lại là đột phá khẩu để Trung Quốc tiến công Mỹ”.
Thực ra, bảo vệ nhân quyền, xây dựng nhà nước dân chủ cũng là nội dung quan trọng trong ngọn cờ văn hóa của Trung Quốc, còn trên ngọn cờ văn hóa Mỹ lại không có nội dung phản đối bá quyền thế giới và xây dựng thế giới dân chủ phi bá quyền hóa. Do đó ngọn cờ văn hóa của Trung Quốc được gắn ở vị trí cao hơn so với ngọn cờ văn hóa của Mỹ và có vai trò dẫn dắt thế giới lớn hơn ngọn cờ Mỹ.
Ngọn cờ văn hóa của các nước lãnh đạo là ngọn cờ thế giới do các nước dân tộc nắm giữ, đủ sức kêu gọi tiếng nói chung của thế giới. Đây là sức mạnh lớn nhất của các nước lãnh đạo, là sản phẩm tinh thần và tiêu chí văn hóa của các nước lãnh đạo. Ngọn cờ văn hóa của Trung Quốc thể hiện tình cảm và hoài bão quốc tế của Trung Quốc, thể hiện lợi ích và nguyện vọng chung của thế giới; do vậy ngọn cờ Trung Quốc là điểm tựa để Trung Quốc hướng ra thế giới, là ngọn cờ có thể hội tụ sức mạnh trong nước và cững có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thế giới.
Xây dựng “tinh thần Trung Quốc” phù hợp với yêu cầu của thời đại
Nước lãnh đạo thế giới phải là lãnh tụ tinh thần của thế giới. Sở dĩ Mỹ có thể trở thành nước lãnh đạo thế giới vì nước này gắn chặt với “tinh thần Mỹ”. Tinh thần Mỹ đã giúp Mỹ trỗi dậy và ảnh hưởng tới cả thế giới.
Muốn trở thành nước lãnh đạo thế giới, Trung Quốc cũng phải có “tinh thần Trung Quốc”. Trung Quốc xưa nay là một nước lớn về tinh thần, có tinh thần truyền thống 5000 năm lịch sử, tinh thần cách mạng trải qua mấy chục năm chiến tranh và tinh thần cải cách mở cửa trong 30 năm trở lại đây. Nhà sử học người Anh Toynbee đã từng coi “tinh thần thế giới” hình thành trong thời gian dài của dân tộc Trung Hoa là di sản lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với thế giới tương lai. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, 30 năm sau “Đại cách mạng văn hóa”, ở một số nơi và với một số người, đây là thời kì vật chất, thời kì hưởng thụ. Một số người đã biến mục tiêu trung tâm xây dựng kinh tế thành việc tìm kiếm lợi ích vật chất, một số người dùng bộ óc kinh tế để tháo dỡ di rời mảnh vườn tinh thần, một số người trở lên giàu có, trở thành giai cấp “hữu sản” mới, nhưng trong lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần họ lại rơi vào nghèo khổ, họ còn cách rất xa mục tiêu “khá giả” về mặt tinh thần.
Người phương Tây nói rằng nền kinh tế thị trường không có nhà thờ sẽ là nền kinh tế thị trường đáng sợ, sẽ trở thành nền kinh tế ma quỷ. Trong nền kinh tế thị trường của thế giới phương Tây, thị trường kết hợp với nhà thờ để kiềm chế dục vọng lợi ích, tuy vậy vẫn khó tránh khỏi nảy sinh khủng hoảng. Kinh tế thị truờng của Trung Quốc không dựa vào nhà thờ nhưng phải có chỗ dựa tinh thần. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất giữa thị trường và tinh thần. Trung Quốc thời kì kinh tế kế hoạch chỉ có tinh thần mà không có thị trường, còn hiện nay là có thị trường nhưng thiếu tinh thần. Do đó, cần phải xây dựng được “tinh thần TrungQuốc” phù hợp với yêu cầu thời đại. Để bồi dưỡng tinh thần đó, Trung Quốc cần có thêm một “ thời đại tinh thần” rực lửa, một “thời đại văn hóa” phồn vinh. Trước khi trở thành một cường quốc tinh thần lớn mạnh, Trung Quốc không thể trở thành nước lãnh đạo thế giới.
Tinh thần Trung Quốc là một hệ thống mà niềm tin lý tưởng là hạt nhân của tình thần Trung Quốc. Trong cuốn “Hồi ức Trương Học Lương” có viết: “Khi đó quân Bắc phạt thế như chẻ tre đánh cho Trực Hệ và Phụng Hệ thua tan tác, một hôm Trương đại soái sai Trương thiếu soái đi điều tratình hình này. Đại soái nói: Tiểu Lục Tử này, ta không hiểu tại sao chúng ta muốn súng có súng, muốn pháo có pháo, còn có cả một trung đoàn sơn pháo, nhưng không đánh nổi chúng? Thiếu soái nói: Thưa bố, chúng ta có súng có pháo, còn có cả một trung đoàn sơn pháo. Bọn họ không có, nhưng bố đã nghĩ kỹ chưa, bọn họ có “chủ nghĩa tam dân”, chúngta không có. Đại soái không phục nói: “chủ nghĩa tam dân” là cái gì, ta còn có cả “chủ nghĩa ngũ dân”. Nhưng hai ngàysau Đại soái lại gọi Thiếu soái đến nói: Tiểu Lục Tử, con nói đúng, chúng ta quả thực thiếu “chủ nghĩa tam dân”. Caolương ở khu Đông Bắc không đủ cho chúng ta ăn, chúng ta phải rút thôi.” Chủ nghĩa tam dân chính là lý tưởng và tín ngưỡng, có nó sẽ có sức mạnh, được lòng dân, có chí hướng, khiến bọn Quân phiệt không thể không phục. Về quân sự cũng vậy, các lĩnh vực khác cũng vậy, ở trong nước cũng vậy mà trên thế giới cũng vậy.
Quốc gia lãnh đạo thế giới là quốc gia sản xuất ra tinh thần và xuất khẩu văn hóa. Trung Quốc hiện là một cường quốc chế tạo các sản phẩm vật chất, nhưng lại không phải là cường quốc trong lĩnh vực văn hóa tinh thần. Trung Quốc phải trở thành “Công xưởng văn hóa tư tưởng của thế giới”, đưa văn hóa Trung Quốc đến với thế giới, trở thành nước xuất khẩu văn hóa đứng đầu thế giới. Thống kê cho thấy, mỗi năm Trung Quốc nhập hơn một vạn loại sách, chiếm 10% – 15% thị trường giao dịch sách trong nước nhưng chỉ xuất khẩu được hơn 1000 loại sách ít ỏi, chiếm chưa đến 0.3% thị trường giao dịch sách của thế giới. Hiện tượng “nhập siêu văn hóa” này không thể được bù đắp bằng xuất siêu vật chất. Hiện nay các vùng trên khắp thế giới đều sử dụng sản phẩm vật chất của Trung Quốc, khi mà các vùng trên khắp thế giới đều sử dụng những sản phẩm văn hóa tinh thần của Trung Quốc, khi những sản phẩm văn hóa trên thị trường thế giới chủ yếu được “sản xuất ở Trung Quốc” thì đó là lúc thời đại văn hóa Trung Quốc đã đến.
Thế kỷ 21: văn hóa Trung Quốc lãnh đạo thế giới
Tháng 11 năm 2007, “Diễn đàn văn hóa chiến lược TrungHoa lần thứ nhất” đã được tổ chức tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. Học giả Quý Tiện Lâm đã viết thư chúc mừng diễn đàn, ông nói: Trong cuốn “Thế kỷ 21: thời đại văn hóaphương Đông” tôi có viết: “Nhìn lại cả một thế kỷ, văn hóa Trung Quốc luôn chiếm địa vị lãnh đạo thế giới, đây là sựthay đổi của thời thế. Đến cuối triều Minh, văn hóa phương Tây được đưa vào thông qua Thiên Chúa giáo, đến nay đã được vài trăm năm, văn minh vật chất của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã mang nhiều lợi ích lớn cho nhân loại, nhưng mặt khác cũng mang lại nhiều tai họa như ung thư, AIDS, khan hiếm nước ngọt, ô nhiễm môi trường, môi trường sinh thái bị phá hoại…Phải làm gì để ngăn chặn những điều này? Nhân loại cho đến nay lại chứng kiến sự thay đổi của thời thế, giống như cuộc chạy thi tiếp sức, trên cơ sở của văn hóa phương Tây, chúng ta tiếp lấy cái gậy văn hóa phương Tây vàdùng phương thức tư duy tổng hợp của văn hóa phương Đông để đi giải quyết những vẫn đề này.” Tôi còn viết “ Tôi cho rằng phương pháp phân tích siêu hình của phương Tây sắp hết thời và sẽ thay thế bằng phương pháp tổng hợp tổng thể mà phương Đông đang tìm tòi. Văn hóa phương Tây lấy phân tích làm cơ sở cũng suy yếu đi và thay vào đó là văn hóa phươngĐông lấy tổng hợp làm cơ sở. “Thay thế” không phải là “tiêu diệt”, mà là trên cơ sở nền tảng văn hóa mấy trăm năm lịch sử của phương Tây, dùng phương thức tư duy tổng hợp củaphương Đông, lấy văn hóa phương Đông làm chủ đạo, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây, đưa văn hóa nhân loại phát triển lên một giai đoạn cao hơn. Kiểu thay thế này sẽ được thấy trong thế kỷ 21. Thế kỷ 21 — thời đại văn hóa phương Đông, đây là quy luật khách quan không thể thay đổi bằng ước muốn chủ quan của con người”. Mong rằng những lời nói trên đây của tôi sẽ là lời chúc mừng “Diễn đàn văn hóa chiến lược Trung Hoa lần thứ nhất”.
Giấc mơ văn hóa, niềm tin văn hóa và dự đoán văn hóa của Quý Tiện Lâm chính là muốn nói: thế kỷ 21 là thời đạicủa văn hóa phương Đông, là thời đại văn hóa Trung Quốc chiếm địa vị lãnh đạo thế giới, sự xuất hiện của thời đại này là quy luật khách quan không thể thay đổi bằng ước muốn chủ quan của con người. Giống như một cuộc chạy tiếp sức, người Trung Quốc phải trên cơ sở văn hóa phương Tây để đưa tay đón lấy cây gậy này.

Kỳ sau: CHƯƠNG 4 LẤY TÍNH CÁCH TRUNG QUỐC ĐỂ XÂY DỰNG “VƯƠNG ĐẠO TRUNG QUỐC”

 


-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 13)
CHƯƠNG 4: LẤY TÍNH CÁCH TRUNG QUỐC ĐỂ XÂY DỰNG “VƯƠNG ĐẠO TRUNG QUỐC”
Ngày 28/11/1924, trong “Diễn thuyết trước các tổ chức tại Hội nghị thương mại Kobe” phát biểu ở lễ chào mừng 5 tổ chức tham gia Hội nghị thương mại Kobe, Nhật Bản, TônTrung Sơn nói: “Văn hóa phương Đông là vương đạo, văn hóa phương Tây là bá đạo: vương đạo chủ trương đạo đức nhân nghĩa, bá đạo chủ trương cường quyền mưu lợi. Thực hiện đạo đức nhân nghĩa là cảm hóa người khác bằng công lý lẽ phải; thực hiện cường quyền mưu lợi là áp bức người khác bằng súng to pháo lớn của phương Tây”.

Bản chất của văn hóa “vương đạo” là đạo đức nhân nghĩa.Đó là theo nguyên tắc “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (những gì mình không muốn thì chớ đẩy cho người khác), luôn giữ thái độ bình đẳng, công bằng, chân thật, độ lượng, lấy sức mạnh đạo đức nhân nghĩa để cảm hóa người khác chứ không phải áp bức người ta; phải để người ta hàm ơn chứ không bắt người ta sợ hãi, lấy đạo lý để thuyết phục chứ không lấy sức mạnh để thống trị. Vào thế kỷ XXI, “Trung Quốc vương đạo” mà chúng ta xây dựng là một Trung Quốc hùng mạnh không thực hiện bá quyền, không chèn ép kẻ khác, đạo đức cao thượng, đáng mến đáng kính.
1. Sức hấp dẫn của tính cách Trung Hoa
Quốc gia có tính cách. Tính cách của quốc gia thể hiện tính chất quốc gia. Trung Quốc có tính cách. Tính cách Trung Quốc thể hiện tính chất quốc gia Trung Quốc.
Sự ngạc nhiên của các học giả Anh và Mỹ: Yêu chuộng hòa bình chứ không hiếu chiến
Nhà triết học người Anh Russell nêu rõ: “Tham vọng thống trị người khác (của người Trung Quốc) rõ ràng kém hơn nhiều so với người da trắng, nếu trên thế giới có dân tộc “kiêu hãnh đến mức không thèm đánh nhau”, thì dân tộc đó là Trung Quốc. Thái độ vốn có của người Trung Quốc là khoan dung, hữu nghị, lịch sự và được mong báo đáp”. Russell cho rằng, tính cách người Trung Quốc là tính cách bất lợi vớichiến tranh, mong muốn hòa bình. Ông tỏ ra rất ngạc nhiên đối với tinh thần hết sức khoan dung và nhẫn nại của tính cách Trung Quốc.
Học giả Mỹ cận đại Brezinski nói: “Khi đế quốc Trung Hoa ở thời kỳ cực thịnh, nó có thể nhìn cả thế giới bằng nửa con mắt, không có cường quốc khác có khả năng thách thức địa vị của đế quốc Trung Hoa, nếu Trung Quốc có ý đồ tiếptục bành trướng, sẽ không có nước nào đủ sức chống cự. Đế quốc Trung Hoa thường không quá áp đặt quyền uy của trung ương với các dân tộc khác hoặc các nước chư hầu xung quanh nước mình.”
Có thể thấy, Trung Quốc vừa là một nước không xâm lược quốc gia nhỏ yếu, vừa là nước không đe dọa các nước xung quanh. Trung Quốc không những không coi các nước nhỏ yếu là thù địch, không gây chiến tranh với các nước này, mà thường khiêm nhường giải quyết mâu thuẫn, làm yên lòng bằng đạo lý và lợi ích, thậm chí nhiều lần kết thân với đối thủ, biến kẻ thù thành thân thích. Chẳng hạn như Hoàng đế KhangHy triều Thanh đã gả con gái của mình cho Cát Nhĩ Đan thủlĩnh Mông Cổ phản loạn. Đến khi Gordhun lật mặt, cuối cùng Khang Hy mới buộc phải tiêu diệt Gordhun.
Dân tộc Trung Hoa yêu người như yêu mình, tuân thủ nguyên tắc chiến lược “người không đụng đến ta, ta không đụng đến người”, là một dân tộc nhân từ, lương thiện yêuchuộng hòa bình, không thích sử dụng vũ lực. Đúng như Tôn Trung Sơn đã nói: “Dân tộc Trung Hoa chúng ta luôn giữ hòa bình, bắt nguồn từ thiên tính, không bao giờ dễ dàng phát động chiến tranh, trừ khi buộc phải tự vệ”
Quan sát của Matteo Ricci: Sức mạnh đất nước hùng mạnh mà không đi chinh phục
Người Trung Quốc đương nhiên khác với người châu Âu, bởi vì Trung Quốc là một quốc gia hùng mạnh mà không cótham vọng chinh phục. Đây là kết luận của nhà truyền giáo Ricci người Italia khi sinh sống và khảo sát 30 năm ở Trung Quốc vào 400 năm trước.
Trong lịch sử, có hai người nổi tiếng nhất trong số nhữngngười châu Âu đến Trung Quốc: Marco Polo thời nhà Nguyên và Ricci thời nhà Thanh. Tháng 8/1582, Ricci đến Ma Cao, sau đó qua Triệu Khánh, Thiều Châu, Nam Xương, Nam Kinh, Bắc Kinh, tháng 5/1610 mất và được chôn cất ở Bắc Kinh. Theo Ricci, Trung Quốc là một quốc gia kỳ lạ khác vớichâu Âu. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn mênh mông, dân số Trung Quốc đông không đếm xuể, sản vật của Trung Quốc đa dạng, phong phú. Trong một vương quốc trung tâm như vậy, mặc dù có trang bị đầy đủ, có lục quân và hải quân dễ dàng chinh phục những nước xung quanh, nhưng từ nhà vua đến dân chúng đều chưa hề muốn tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược. Họ hoàn toàn thỏa mãn với những gì họ có, không khát khao chinh phục. Về mặt này, họ đương nhiên khác với ngườichâu Âu. Người châu Âu thường không hài lòng với chính phủ của mình, thèm muốn những thứ mà nước khác có. Nhiều quốc gia phương Tây đã bị mệt mỏi vì ý đồ xưng bá trên thế giới, họ thậm chí không thể làm những việc mà người Trung Quốc đã làm suốt hàng nghìn năm, giữ gìn di sản mà tổ tiên họ để lại. Là một người châu Âu, Ricci lại khám phá một cách chân thực “tính cách hòa bình” không ham muốn chinh phụccủa người Trung Quốc từ hoàng đế đến dân thường. Điều nàythể hiện phẩm cách của ông không thiên vị người châu Âu.
Ricci người Italia đến từ nơi chân trời xa xôi đã thể nghiệm được tính cách của người Trung Quốc, còn Mahathir Moahmát – Cựu thủ tướng Malaixia nói về nhận thức của mình dưới con mắt “người láng giềng”: “Việc giao lưu buôn bán giữa Malaixia và Trung Quốc đã hơn 1000 năm, có rất nhiều người Trung Quốc ở Malaixia, chúng tôi từ trước đến nay chưa bao giờ bị Trung Quốc chinh phục. Tuy nhiên, ngườichâu Âu ở cách 8000 dặm Anh lại xâm lược Malaixia. Cho nên, thái độ của Trung Quốc khác với châu Âu. Người TrungQuốc đến với chúng tôi để buôn bán, người châu Âu đến không phải để buôn bán mà để gây chiến tranh. Cuối cùng họ đã chinh phục bạn hàng của mình. Cho nên, chúng tôi khônglo ngại Trung Quốc mà lo ngại người châu Âu”.
Trung Quốc đã có hàng nghìn năm lớn mạnh, vậy mà các nước nhỏ yếu xung quanh như Việt Nam, Mianma, Triều Tiên, Thái Lan vẫn có thể giữ được độc lập. Sau đó, ngọn gióchâu Âu tràn đến phương Đông, Việt Nam mất vào tay Pháp, Mianma bị Anh chiếm, Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm. Sự “cứu giúp kẻ yếu” của Trung Quốc trái ngược rõ ràng vớikiểu “cá lớn nuốt cá bé” của châu Âu.
Theo trải nghiệm của Tôn Trung Sơn, tính cách nước mạnh mà không đi chinh phục của Trung Quốc bắt đầu hình thành vào triều Hán. Thời nhà Hán, các học giả nói chung đều cực lực phản đối chủ nghĩa đế quốc, trong đó “Khí Châu Nhai nghị” (Bàn về bỏ quận Châu Nhai) là tác phẩm nổi tiếng nhất đã phản đối Trung Quốc mở rộng lãnh thổ, chủ trương không tranh giành đất đai với dân man di phía Nam. Do đó, vào thời nhà Hán, Trung Quốc chủ trương không gây chiến tranh với người nước ngoài, tư tưởng hòa bình của Trung Quốcđã được thể hiện khá đầy đủ vào thời nhà Hán. Đến đời Tống, Trung Quốc không những không xâm lược nước khác, mà còn bị nước ngoài đến xâm lược, cuối cùng nhà Tống bị mất vào tay Mông Cổ. Sau khi nhà Tống mất, đến triều Minh mới lấy lại được đất nước. Sau khi nhà Minh giành lại đất nước, Trung Quốc càng không đi xâm lược nước khác.
Một số người châu Âu cũng hiểu rằng, nếu Trung Quốc làmột nước thích đi chinh phục, thì lịch sử châu Âu sẽ phải viếtlại. Giáo sư Paolo Đại học Yale nêu rõ: Người ta đã quên rằng, 500 năm trước, Trung Quốc là siêu cường duy nhất trênthế giới. Khi mà nhiều người châu Âu còn ở trong nhà đất, Trung Quốc đã là quốc gia có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới. 100 năm trước khi châu Âu thống trị châuÁ và châu Mỹ, Trung Quốc có lực lượng hải quân hùng mạnh và nổi trội nhất trên thế giới. Nếu không có sự kiện ngẫunhiên trong lịch sử, ngôn ngữ mà người châu Âu sử dụng hiện nay có thể đã là tiếng Trung Quốc.
So sánh giữa Trung Quốc và Âu Mỹ: Tài nguyên thiếu thốn nhưng không bành trướng
Người ta luôn hình dung Trung Quốc là nơi “đất đai rộng, tài nguyên ít”, thực tế do dân số đông, tài nguyên của Trung Quốc rất thiếu thốn. Tài nguyên căng thẳng có thể dẫn đến cạnh tranh quyết liệt, mâu thuẫn gia tăng. Thói quen chiến lược của phương Tây là chuyển dịch mâu thuẫn ra bên ngoài, thông qua bành trướng xâm lược chuyển mâu thuẫn bên trong thành mâu thuẫn bên ngoài, để làm dịu khủng hoảng trong nước. Còn đặc điểm của Trung Quốc là, tài nguyên có căng thẳng đến đâu, thà nội chiến long trời lở đất, cũng không phát động cuộc chiến tranh ra bên ngoài, Trung Quốc không có thuộc địa.
Do nguyên nhân khí hậu và địa mạo (phần lớn là vùng núi và sa mạc), tỷ lệ đất đai có thể trồng trọt trên tổng diện tích đất đai Trung Quốc vô cùng nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung Quốc là một quốc gia lâu đời, nhưng đến cuối thế kỷ XX, diện tích trồng trọt chỉ chiếm 10%, trong khi diện tích đấttrồng trọt của châu Âu là 1/4. Bình quân mỗi lao động nông nghiệp Trung Quốc chỉ có 1/3 ha đất canh tác, trong khi Mỹ là 99 ha. 1000 năm qua, dân số Trung Quốc từ 55 triệu ngườităng lên 1,3 tỷ người, tăng gần 22 lần. So với châu Âu và Mỹ, áp lực của dân số Trung Quốc đối với đất đai luôn rất nghiêmtrọng. Trong vòng một nghìn năm, so với người châu Âu thời trung đại và hiện đại, khẩu phần thịt của người Trung Quốc ít hơn rất nhiều, người lớn không uống sữa, các sản phẩm từ sữa dường như không tồn tại. Sự phụ thuộc vào lương thực có liên quan tới thiếu đất sản xuất, bởi vì khai thác chất đạm và nhiệt lượng từ lương thực đòi hỏi ít đất đai hơn so với từ động vật. Tuy nhiên, trong tình hình ấy, người Trung Quốc vẫn không bành trướng ra bên ngoài. Tài nguyên dù có thiếu thốn hơn nữa, người Trung Quốc cũng không đi xâm lược và cướp đoạt ruộng đất và tài nguyên của nước khác. Trung Quốc từ trước tới nay chưa bao giờ xảy ra chiến tranh tài nguyên với nước ngoài. Trung Quốc là một trang nam nhi thà chết đói chứ không đi ăn cướp.
Đánh giá của người Nhật Bản: Phòng ngự tự vệ chứ không đánh đòn phủ đầu trước
Trung Quốc là một nước văn minh, bậc thầy về nhân nghĩa; người không đụng đến ta, ta không đụng đến người, không tấn công trước, chống trả tự vệ có lý, có lợi, có hạn, lấy đức báo oán, không báo thù. Trung Quốc xưa nay không tấn công trước, đây cũng là một đặc điểm của tính cách Trung Quốc.
Nhà văn hóa, nhà nghiên cứu tôn giáo, nhà hoạt động nổi tiếng của Nhật Bản Daisaku Ikeda nói: “Bản chất người Trung Quốc là người theo chủ nghĩa ổn định, mong muốn hòa bình và yên ổn nước họ. Trên thực tế, chỉ cần không xâm phạm Trung Quốc trước, Trung Quốc sẽ không bao giờ tấn công trước. Các cuộc chiến tranh như chiến tranh Nha Phiến, chiến tranh Trung – Nhật, chiến tranh Triều Tiên và các cuộc chiến tranh có liên quan đến Trung Quốc trong từ thời cận đại đến nay có thể coi là cuộc chiến tự vệ. Trung Quốc không có tiền lệ “đánh đòn phủ đầu trước” trong quan hệ quốc tế cận đại.
Khi trả lời phòng vấn Đài truyền hình trung ương, một nhà nghiên cứu lịch sử văn minh người Nhật Bản nói: “Tính chất tấn công của Nhật Bản ra nước ngoài khá mạnh, khi cảm thấy nguy hiểm là phải ra tay trước. Nhật Bản luôn dựa vào sức mạnh quân đội, có tính chất bột phát, cực đoan, bất ngờ sử dụng sức mạnh quân sự. Trung Quốc khá trầm tĩnh, khó tìm thấy nơi nào bị Trung Quốc tấn công trước”.
Văn minh quân sự Trung Quốc đã từng khiến thế giới phải xúc động. Sau khi kháng chiến chống Nhật thắng lợi, Trung Quốc không đòi Nhật Bản bồi thường chiến tranh, thực hiện chính sách giáo dục, cải tạo và cuối cùng là phóng thích đối với những tội phạm chiến tranh Nhật Bản, nuôi dưỡng trẻ mồ côi của lính Nhật xâm lược bỏ lại, thể hiện tấm lòng lấy đức báo oán. Trong cuộc chiến tranh kháng Mỹ viện Triều, Trung Quốc thực hiện chính sách nhân đạo đối với tù binh. Một tù binh đã Mỹ nói: “Trung Quốc là quốc gia văn minh nhất thế giới”. Người thân của họ viết thư ca ngợi chính sách đối xử tốt với tù binh của quân đội Trung Quốc “giống như tấm lòng của người mẹ”. Trong chiến tranh phản kích tự vệ với quân độiẤn Độ, ở tình huống giành toàn thắng, quân đội Trung Quốc đã không thừa thắng truy kích, mà rút quân về đường kiểm soát thực tế trước đây để thể hiện thiện chí hòa bình, không những thả toàn bộ tù binh, mà còn chủ động giao lại rất nhiềuvũ khí trang bị thu được cho Ấn Độ. Đây là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Cảm nhận của người Do Thái: Văn minh bao dung chứ không xung đột
Văn minh Trung Hoa có lòng rộng lượng, trong văn minh Trung Hoa, không có sự xung đột, đối đầu giữa các nền văn minh, mà bắt tay, tiếp nhận văn minh, hòa hợp văn minh, giúp đỡ văn minh.
Thủ tướng Ixraen Olmert đã từng nói: “Chúng tôi có tình yêu sâu sắc với người dân Trung Quốc, cảm ơn nhiều sự đối xử nồng ấm và hữu nghị dành cho người Do Thái ở Thượng Hải và Cáp Nhĩ Tân những năm đầu thế kỷ XX và trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ Hai”.
Trong lịch sử, đã có một số người Do Thái đến Trung Quốc, xây dựng những khu dân cư của họ ở những nơi như Khai Phong. Trên thế giới, những khu định cư Do Thái đều rất tập trung, điều này do sự kỳ thị nghiêm trọng và sức ép to lớn từ bên ngoài, buộc người Do Thái phải co cụm lại với nhau để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, ở Trung Quốc lại xuất hiện ngoại lệ, chỉ ở Trung Quốc, các nhóm người Do Thái mới không bị bất cứ một sức ép và kỳ thị nào từ bên ngoài, mà đã hòa hợp tự nhiên với văn hóa Trung Quốc. Vào thế kỷ XIX, khi người phương Tây đến Trung Quốc, nhìn bộ phận người Do Thái sớm hòa nhập với văn hóa Trung Quốc, hai nền văn hóa đã hòa nhập khó phân định, họ cảm thấy ngạc nhiên và khó tin. Tính cách văn minh phương Tây tạo ra xung đột với các nền văn minh khác, tính cách văn minh Trung Quốc lại hòa nhập với các nền văn minh.
Từ thời xa xưa đến triều nhà Thanh, người Trung Quốc luôn giữ quan hệ gắn bó với các nước láng giềng, không hề có sự kỳ thị với thương nhân và giáo sĩ nước ngoài. Bia Cảnh Giáo ở Tây An đã chứng tỏ, giáo sĩ nước ngoài đã tiến hànhcông việc truyền đạo Phúc âm tại nơi đây từ thế kỷ VII. Đạo Phật là do hoàng đế nhà Hán nhập vào Trung Quốc, nhân dân đã nhiệt tình chào đón tôn giáo mới, sau đó Phật giáo ngày càng phát triển, hiện nay đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn chủ yếu. Không chỉ giáo sĩ mà thương nhân nước ngoài cũng được phép tự do đi lại trong lãnh thổ đế chế Trung Hoa. Thậm chí mãi đến đời nhà Minh, Trung Quốc còn chưa hề có hiện tượng bài ngoại. Hơn 100 năm trước, Tôn Trung Sơn đã kêu gọi Mỹ: Người Trung Quốc bản tính không phải là dân tộc đóng cửa, bài ngoại. Sau này, vì sao xuất hiện hiện tượngbài ngoại? Đó là do phương Tây sử dụng tàu to pháo lớn để xâm lược và cướp bóc Trung Quốc, Trung Quốc chỉ có thể vùng lên chống lại. Nói một cách chính xác, đây không phải là “bài ngoại”, mà là “chống trả thế lực bên ngoài”.
Khái quát của Tôn Trung Sơn: Xây dựng đất nước bằng vương đạo chứ không phải bá đạo
Tính cách Trung Quốc là tính cách vương đạo chứ không phải tính cách bá đạo; Trung Quốc dựng nước dựa vào vương đạo chứ không phải nhờ vào bá đạo. Vương đạo là tôn chỉ quốc gia, cũng là đạo đức quốc gia của Trung Quốc.
Về đạo đức quốc gia dựng nước bằng vương đạo, trong tác phẩm “Chủ nghĩa Tam dân”, Tôn Trung Sơn đã phân tích kỹ: “Nói đến vương đạo vốn có của Trung Quốc, thì điều đầu tiên mà người Trung Quốc cho đến nay không thể quên là trung hiếu, tiếp đến là nhân ái, rồi đến tín nghĩa, hoà bình. Những người nước ngoài làm ăn rất lâu trong nội địa Trung Quốc thường ca ngợi người Trung Quốc, rằng người Trung Quốc nói ra một câu còn giữ chữ tín hơn cả người nước ngoài lập hợp đồng. Còn nói về chữ “nghĩa” thì ngay cả thời rất cường thịnh, Trung Quốc cũng không đi thôn tính nước khác. Ví dụ nước Triều Tiên trước đây về danh nghĩa là phiên thuộc của Trung Quốc, trên thực tế lại là một nước độc lập, mấy nghìn năm Trung Quốc hùng mạnh mà Triều Tiên vẫn tồn tại, còn Nhật Bản mạnh lên trong 20 năm đã thôn tính Triều Tiên. Người Trung Quốc trong mấy nghìn năm yêu chuộng hoà bình cũng đều xuất phát từ thiên tính. Nói đến cá nhân thì nặng về khiêm nhường, bàn đến chính trị thì nói: “Ai không ham giết người sẽ thống nhất được thiên hạ” (Mạnh Tử), với người nước ngoài thì khác hẳn. Cho nên đạo đức truyền thống của người Trung Quốc trước đây như trung hiếu, nhân ái, tín nghĩa đương nhiên là hơn hẳn người nước ngoài, nói đến đạo đứchoà bình cũng vượt trên người nước ngoài. Đạo đức tốt đẹp đó là văn hoá tinh thần của dân tộc chúng ta. Sau này chúng ta không những phải giữ gìn mà còn phải phát huy hơn nữa tinh thần đó.
Tính cách Trung Hoa nhất định sẽ đi ra với thế giới: Đạo chính thống trên cõi nhân gian là vương đạo
Trong lịch sử thế giới cận đại, cuộc đọ sức và xung đột giữa văn hoá vương đạo và văn hoá bá đạo chính là sự đối lập của văn hoá chiến lược nước lớn, sự cạnh tranh giữa văn hoáphương Đông và văn hoá phương Tây.
Ngày 28/11/1924, tại Nhật Bản, trong bài “Diễn thuyết trước các tổ chức ở hội nghị thương mại Kobe”, Tôn Trung Sơn đã đưa ra một vấn đề như sau: “So sánh giữa văn hoá bá đạo với văn hoá vương đạo thì văn hoá nào có lợi cho chính nghĩa và nhân đạo? Văn hoá nào có lợi cho quốc gia và dân tộc?”. Trả lời của Tôn Trung Sơn trong buổi diễn thuyết đó là: Trào lưu văn hoá thế giới là thứ văn hoá cường quyền mưu lợi, cần phải phục tùng văn hoá đạo đức nhân nghĩa của phương Đông. Đó chính là bá đạo phục tùng vương đạo thì nền văn hoá thế giới mới ngày càng trong sáng. Trong lần diễn thuyết đó, Tôn Trung Sơn đã cảnh báo với Nhật Bản:“Gần đây quốc gia châu Á học thứ văn hoá vũ lực của phương Tây trọn vẹn nhất là Nhật Bản. Dân tộc Nhật Bản các ngàivừa có văn hoá bá đạo của Âu Mỹ, lại vừa mang bản chấtvương đạo của phương Đông. Đối với tiền đồ của văn hoá thế giới sau này, các ngài làm chim ưng, chó săn của bá đạophương Tây hay làm thành trì của vương đạo phương Đông sẽ do người dân Nhật Bản các ngài xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn thận trọng”.
Nhà sử học người Anh Joseph Toynbee đã dự báo trong tác phẩm “Triển vọng thế kỷ XXI”: Thế giới thống nhất là con đường tránh cho nhân loại khỏi tự sát tập thể. Dự báo sự thống nhất của thế giới sẽ được thực hiện trong hoà bình. Về điểm này, trong các dân tộc hiện nay, có một dân tộc đã chuẩn bị đầy đủ nhất, đó là dân tộc Trung Hoa với phương pháp tư duy độc đáo được xây dựng hơn hai nghìn năm qua.
Kỳ sau: 2. Tính cách Trung Hoa tạo nên “hiện tượng Trung Hoa” 

Tổng số lượt xem trang