Tạp chí Chinese Journal of International Politics Vol 3, 2010 có bài viết của Giáo sư Chính trị học Đại học Chicago John Mearsheimer nhan đề “The Gathering Storm: China’s Challenge to US Power in Asia”. Trích dịch một số nội dung chính bài viết như sau.
Theo Sách trắng quốc phòng của Australia năm 2009, ưu thế chiến lược vượt trội của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương đang bị thu hẹp bởi sự nổi lên của Trung Quốc và điều này đang tác động sâu sắc đến trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ biến mất trên bản đồ khu vực, mà ngược lại sẽ tăng cường hiện diện để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, vị thế độc tôn của Mỹ từ sau năm 1945 sẽ không còn nữa.
Vậy kịch bản nào cho đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Để trả lời câu hỏi này, cần làm rõ một số vấn đề:
Thứ nhất, cần đánh giá liệu TQ có thể “trỗi dậy hòa bình” hay không? Một, Trung Quốc đã công khai ý định “trỗi dậy hòa bình” với các nước láng giềng và với Mỹ. Hai, Trung Quốc có thể trở thành “cường quốc hiền lành” bằng cách chỉ tập trung xây dựng sức mạnh “phòng thủ” mà không có tính “tấn công”. Ba, cách hành xử “hòa bình” của Trung Quốc với các nước láng giềng thời gian qua là tín hiệu cho thấy ý định trên của Trung Quốc. Tuy nhiên, cả ba lập luận trên đều tỏ ra chưa thuyết phục. Một, giữa tuyên bố và hành động luôn có khoảng cách. Hai, không có sự phân biệt rạch ròi giữa vũ khí “phòng thủ” và “tấn công”. Ba, những hành vi trong quá khứ không bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không thay đổi ý định trong tương lai.
Thứ hai, lãnh đạo Trung Quốc đánh giá Mỹ như thế nào? Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, mục tiêu bất biến của Mỹ là duy trì vị trí vượt trội tại khu vực và sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc.
Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là vươn lên trở thành bá quyền khu vực. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ học theo cách mà Mỹ vươn lên trở thành bá quyền tại Tây Bán cầu. Theo đó, Trung Quốc sẽ tìm cách thống trị châu Á – Thái Bình Dương, gia tăng khoảng cách về sức mạnh với các cường quốc khu vực có khả năng cạnh tranh là Ấn Độ, Nga, Nhật. Ít có khả năng Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc về quân sự để xâm chiếm các nước khác, mà sẽ tìm cách buộc các nước khu vực khuất phục (như Mỹ đã làm với các quốc gia khác ở châu Mỹ). Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện “học thuyết Monroe” để đẩy Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương giống như Mỹ đã làm với các cường quốc châu Âu trước kia.
Xuất phát từ mục tiêu duy trì vị thế lãnh đạo khu vực, Mỹ sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc và làm suy yếu nước này. Mỹ sẽ đối xử với Trung Quốc như với Liên Xô trước kia, tức sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc. Các quốc gia khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy họ sẵn sàng ủng hộ Mỹ để ngăn cản Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực. Indonesia cũng được Mỹ huy động để thực hiện mục đích trên. Có khả năng là hầu hết các quốc gia láng giềng của Trung Quốc sẽ tham gia một liên minh do Mỹ lãnh đạo để kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc giống như các nước Tây Âu trước kia cùng với Mỹ chống lại Liên Xô.
Tuy nhiên, quy mô đối đầu Mỹ - Trung hiện nay không giống với đối đầu Mỹ - Xô trước kia. Địa bàn hoạt động của Trung Quốc chủ yếu tại châu Á trong khi Liên Xô là toàn cầu. Nhiều khả năng các nước châu Âu sẽ không tham gia liên minh chống lại Trung Quốc. Về địa điểm đối đầu, nếu như trước kia Mỹ và Xô đối đầu thông qua các cuộc chiến ủy nhiệm và giữa hai khối Vác-sa-va và NATO, thì quy mô đối đầu Mỹ - Trung hạn chế hơn nhiều, có khả năng diễn ra tại bán đảo Triều Tiên, Đài Loan và tại các vùng biển gần Trung Quốc. Dù Mỹ và Trung Quốc có khác biệt trong vấn đề ý thức hệ nhưng không sâu sắc theo kiểu “một mất một còn” như trước kia. Về kinh tế, trong khi Liên Xô hầu như không có quan hệ kinh tế với phương Tây thì Trung Quốc hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế không tác động nhiều đến địa chiến lược, mà đôi khi lại là nguồn gốc của mâu thuẫn giữa các cường quốc (như đã từng diễn ra giữa các cường quốc châu Âu trước năm 1914).
Sự nổi lên của Trung Quốc và tham vọng trở thành bá quyền khu vực của nước này là điều không cần phải bàn cãi. Bức tranh an ninh châu Á – Thái Bình Dương sẽ thay đổi, nhưng không phải theo hướng tích cực mà ngược lại. Các quốc gia khu vực cần chuẩn bị đối phó với triển vọng này.
-
- Mỹ: Lựa chọn mô hình đế chếnghiencuubiendong.
Theo Sách trắng quốc phòng của Australia năm 2009, ưu thế chiến lược vượt trội của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương đang bị thu hẹp bởi sự nổi lên của Trung Quốc và điều này đang tác động sâu sắc đến trật tự khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ biến mất trên bản đồ khu vực, mà ngược lại sẽ tăng cường hiện diện để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, vị thế độc tôn của Mỹ từ sau năm 1945 sẽ không còn nữa.
Vậy kịch bản nào cho đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Để trả lời câu hỏi này, cần làm rõ một số vấn đề:
Thứ nhất, cần đánh giá liệu TQ có thể “trỗi dậy hòa bình” hay không? Một, Trung Quốc đã công khai ý định “trỗi dậy hòa bình” với các nước láng giềng và với Mỹ. Hai, Trung Quốc có thể trở thành “cường quốc hiền lành” bằng cách chỉ tập trung xây dựng sức mạnh “phòng thủ” mà không có tính “tấn công”. Ba, cách hành xử “hòa bình” của Trung Quốc với các nước láng giềng thời gian qua là tín hiệu cho thấy ý định trên của Trung Quốc. Tuy nhiên, cả ba lập luận trên đều tỏ ra chưa thuyết phục. Một, giữa tuyên bố và hành động luôn có khoảng cách. Hai, không có sự phân biệt rạch ròi giữa vũ khí “phòng thủ” và “tấn công”. Ba, những hành vi trong quá khứ không bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không thay đổi ý định trong tương lai.
Thứ hai, lãnh đạo Trung Quốc đánh giá Mỹ như thế nào? Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, mục tiêu bất biến của Mỹ là duy trì vị trí vượt trội tại khu vực và sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc.
Mục tiêu cao nhất của Trung Quốc là vươn lên trở thành bá quyền khu vực. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ học theo cách mà Mỹ vươn lên trở thành bá quyền tại Tây Bán cầu. Theo đó, Trung Quốc sẽ tìm cách thống trị châu Á – Thái Bình Dương, gia tăng khoảng cách về sức mạnh với các cường quốc khu vực có khả năng cạnh tranh là Ấn Độ, Nga, Nhật. Ít có khả năng Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc về quân sự để xâm chiếm các nước khác, mà sẽ tìm cách buộc các nước khu vực khuất phục (như Mỹ đã làm với các quốc gia khác ở châu Mỹ). Trên thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện “học thuyết Monroe” để đẩy Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương giống như Mỹ đã làm với các cường quốc châu Âu trước kia.
Xuất phát từ mục tiêu duy trì vị thế lãnh đạo khu vực, Mỹ sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc và làm suy yếu nước này. Mỹ sẽ đối xử với Trung Quốc như với Liên Xô trước kia, tức sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn Trung Quốc. Các quốc gia khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam cho thấy họ sẵn sàng ủng hộ Mỹ để ngăn cản Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực. Indonesia cũng được Mỹ huy động để thực hiện mục đích trên. Có khả năng là hầu hết các quốc gia láng giềng của Trung Quốc sẽ tham gia một liên minh do Mỹ lãnh đạo để kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc giống như các nước Tây Âu trước kia cùng với Mỹ chống lại Liên Xô.
Tuy nhiên, quy mô đối đầu Mỹ - Trung hiện nay không giống với đối đầu Mỹ - Xô trước kia. Địa bàn hoạt động của Trung Quốc chủ yếu tại châu Á trong khi Liên Xô là toàn cầu. Nhiều khả năng các nước châu Âu sẽ không tham gia liên minh chống lại Trung Quốc. Về địa điểm đối đầu, nếu như trước kia Mỹ và Xô đối đầu thông qua các cuộc chiến ủy nhiệm và giữa hai khối Vác-sa-va và NATO, thì quy mô đối đầu Mỹ - Trung hạn chế hơn nhiều, có khả năng diễn ra tại bán đảo Triều Tiên, Đài Loan và tại các vùng biển gần Trung Quốc. Dù Mỹ và Trung Quốc có khác biệt trong vấn đề ý thức hệ nhưng không sâu sắc theo kiểu “một mất một còn” như trước kia. Về kinh tế, trong khi Liên Xô hầu như không có quan hệ kinh tế với phương Tây thì Trung Quốc hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế không tác động nhiều đến địa chiến lược, mà đôi khi lại là nguồn gốc của mâu thuẫn giữa các cường quốc (như đã từng diễn ra giữa các cường quốc châu Âu trước năm 1914).
Sự nổi lên của Trung Quốc và tham vọng trở thành bá quyền khu vực của nước này là điều không cần phải bàn cãi. Bức tranh an ninh châu Á – Thái Bình Dương sẽ thay đổi, nhưng không phải theo hướng tích cực mà ngược lại. Các quốc gia khu vực cần chuẩn bị đối phó với triển vọng này.
-
- Mỹ: Lựa chọn mô hình đế chếnghiencuubiendong.
“Khoảnh khắc đơn cực” của Mỹ đã qua, chiến lược “Thống trị toàn cầu” tỏ ra thất bại nhiều hơn là thành công. Vậy chiến lược và mô hình nào sẽ là lựa chọn tối ưu cho Mỹ để duy trì vị trí siêu cường? Về vấn đề này, trang mạng National Interest ngày 16/12/2010 đăng bài viết của Giáo sư Chính trị học Đại học Chicago John J. Mearsheimer với tựa đề Imperial by Design. Dưới đây là tóm lược một số nội dung chính bài viết .
Sau Chiến tranh lạnh, với tâm lý phấn khích sau chiến thắng, Mỹ đã điều chỉnh Chiến lược lớn “thống trị toàn cầu”. Nền tảng của chiến lược trên là tư tưởng của hai học giả được các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin tưởng. Thứ nhất là Francis Fukuyama về “Sự cáo chung của lịch sử” với mô hình dân chủ tự do là “mô hình cuối cùng của loài người”, theo đó Mỹ có nhiệm vụ mở rộng dân chủ ra toàn thế giới. Thứ hai là đánh giá của Krauthammer về “khoảnh khắc đơn cực” với Mỹ là siêu cường duy nhất và “đặt ra luật chơi và sẵn sàng áp đặt luật chơi đó” lên phần còn lại của thế giới.
Sau 20 năm nhìn lại, Chiến lược “Thống trị toàn cầu” tỏ ra thất bại hơn là thành công. Từ 1989, cứ 3 năm Mỹ lại đưa quân ra nước ngoài 2 lần và đây là số liệu gây kinh ngạc. Hai cuộc chiến mà Mỹ đang tiến hành ở Iraq và Afghanistan đã ngốn hơn 1 nghìn tỷ USD và nạn nhân người Mỹ là 47 nghìn. Đó là chưa kể hàng trăm nghìn người dân bị chết và hàng triệu người mất nhà cửa ở hai quốc gia trên. Mỹ cũng không thể giải quyết 3 thách thức về đối ngoại. Thứ nhất là vấn đề Iran: Mỹ thất bại trong nỗ lực buộc Iran từ bỏ khả năng làm giàu hạt nhân. Thứ hai là để cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Thứ ba là không thể thúc đẩy giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestin. Trong một cuộc thăm dò do Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago tổ chức gần đây, chỉ có 33% người Mỹ tin rằng Mỹ sẽ giữ được vị trí siêu cường lãnh đạo thế giới sau 50 năm nữa. Rõ ràng, tâm lý lạc quan đầu thập niên 1990 đã nhường chỗ cho tâm lý bi quan.
Từ đây, cần xem xét lại Chiến lược đối ngoại của Mỹ. Ngoài chiến lược “thống trị toàn cầu” mà Mỹ tiến hành sau Chiến tranh lạnh, có 3 lựa chọn khác. Thứ nhất là biệt lập (isolationism): Mỹ cần hướng vào bên trong và không cần can dự ở bên ngoài do an ninh của Mỹ được các đại dương bảo đảm và Mỹ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Thứ hai là cân bằng bên ngoài (offshore balancing): Có ba khu vực trên thế giới có tầm quan trọng chiến lược là châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh, Mỹ cần ngăn chặn bất cứ cường quốc nào thống trị một trong ba khu vực nói trên bằng 2 cách: (1) Dựa vào các cường quốc khác trong khu vực ; (2) Nếu cách đó thất bại thì Mỹ sẽ đem quân đội tới để can dự. Thứ ba là can dự có chọn lọc (selective engagement): Chỉ có 3 khu vực (châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh) có tầm quan trọng chiến lược với Mỹ, do vậy Mỹ cần đóng quân lâu dài cả ba khu vực. Cả ba lựa chọn chiến lược trên không yêu cầu Mỹ phải “mở rộng dân chủ ra toàn thế giới”.
Theo đó, Mỹ cần có một chiến lược lớn mới. Mục tiêu của Mỹ là tiếp tục bảo đảm không có bất cứ cường quốc nào nổi lên thống trị 3 khu vực trọng điểm (Đông Bắc Á, châu Âu và Vùng Vịnh). Mỹ cần xây dựng quân đội mạnh nhưng không nhất thiết đóng tại 3 khu vực trên. Mỹ cũng cần dựa vào các nước trong khu vực để đạt được mục tiêu trên. Nói cách khác, Mỹ cần thực hiện chiến lược “cân bằng bên ngoài” thay vì “thống trị toàn cầu”.
Chiến lược “cân bằng bên ngoài” không có nghĩa là Mỹ phớt lờ phần còn lại của thế giới, mà giảm can dự vào các khu vực khác ngoài 3 khu vực trọng điểm nói trên. Mỹ cũng cần từ bỏ can dự vào nội bộ nước khác dưới khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ vì điều này không những vi phạm nguyên tắc quyền tự quyết đối với các dân tộc, mà còn tạo ra những hệ lụy trong lòng nước Mỹ. Chiến lược “cân bằng bên ngoài” là chiến lược tốt nhất trong việc chống chủ nghĩa khủng bố, vì đóng quân tại các nước Hồi giáo là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc Mỹ bị khủng bố tấn công.
Với Trung Quốc, Mỹ vẫn có thể kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc với chiến lược “thống trị toàn cầu”. Tuy nhiên, Chiến lược “cân bằng bên ngoài” tỏ ra phù hợp hơn với mục tiêu trên. Thứ nhất, Mỹ cần giảm cam kết ở bên ngoài 3 khu vực trọng điểm, nhất là tại Afghanistan và Iraq, để tập trung đối phó với Trung Quốc. Khi đó, Mỹ sẽ có đủ sức mạnh để đối phó với bất cứ tham vọng nào của Trung Quốc. Thứ hai, Mỹ cần trợ giúp và khuyến khích các nước khu vực là Ấn Độ, Nhật, Nga, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam tạo thành một liên minh chống lại sự nổi lên của Trung Quốc. Mỹ cần đóng vai trò then chốt vì không cường quốc châu Á nào đủ mạnh để đối phó với Trung Quốc. Nếu cần, Mỹ có thể triển khai vũ khí hạt nhân tại một số nước khu vực, vừa để làm giảm tham vọng hạt nhân của các nước này, vừa để đối phó với sự nổi lên của bất cứ cường quốc khu vực nào khác.
Mặc dù chính quyền Obama hiện nay đang tìm cách theo đuổi chiến lược “thống trị toàn cầu” nhưng đây là lúc phải trở lại Chiến lược “Cân bằng bên ngoài” vì thịnh vượng và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.
Sau Chiến tranh lạnh, với tâm lý phấn khích sau chiến thắng, Mỹ đã điều chỉnh Chiến lược lớn “thống trị toàn cầu”. Nền tảng của chiến lược trên là tư tưởng của hai học giả được các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin tưởng. Thứ nhất là Francis Fukuyama về “Sự cáo chung của lịch sử” với mô hình dân chủ tự do là “mô hình cuối cùng của loài người”, theo đó Mỹ có nhiệm vụ mở rộng dân chủ ra toàn thế giới. Thứ hai là đánh giá của Krauthammer về “khoảnh khắc đơn cực” với Mỹ là siêu cường duy nhất và “đặt ra luật chơi và sẵn sàng áp đặt luật chơi đó” lên phần còn lại của thế giới.
Sau 20 năm nhìn lại, Chiến lược “Thống trị toàn cầu” tỏ ra thất bại hơn là thành công. Từ 1989, cứ 3 năm Mỹ lại đưa quân ra nước ngoài 2 lần và đây là số liệu gây kinh ngạc. Hai cuộc chiến mà Mỹ đang tiến hành ở Iraq và Afghanistan đã ngốn hơn 1 nghìn tỷ USD và nạn nhân người Mỹ là 47 nghìn. Đó là chưa kể hàng trăm nghìn người dân bị chết và hàng triệu người mất nhà cửa ở hai quốc gia trên. Mỹ cũng không thể giải quyết 3 thách thức về đối ngoại. Thứ nhất là vấn đề Iran: Mỹ thất bại trong nỗ lực buộc Iran từ bỏ khả năng làm giàu hạt nhân. Thứ hai là để cho Bắc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân. Thứ ba là không thể thúc đẩy giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestin. Trong một cuộc thăm dò do Hội đồng các vấn đề toàn cầu Chicago tổ chức gần đây, chỉ có 33% người Mỹ tin rằng Mỹ sẽ giữ được vị trí siêu cường lãnh đạo thế giới sau 50 năm nữa. Rõ ràng, tâm lý lạc quan đầu thập niên 1990 đã nhường chỗ cho tâm lý bi quan.
Từ đây, cần xem xét lại Chiến lược đối ngoại của Mỹ. Ngoài chiến lược “thống trị toàn cầu” mà Mỹ tiến hành sau Chiến tranh lạnh, có 3 lựa chọn khác. Thứ nhất là biệt lập (isolationism): Mỹ cần hướng vào bên trong và không cần can dự ở bên ngoài do an ninh của Mỹ được các đại dương bảo đảm và Mỹ là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Thứ hai là cân bằng bên ngoài (offshore balancing): Có ba khu vực trên thế giới có tầm quan trọng chiến lược là châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh, Mỹ cần ngăn chặn bất cứ cường quốc nào thống trị một trong ba khu vực nói trên bằng 2 cách: (1) Dựa vào các cường quốc khác trong khu vực ; (2) Nếu cách đó thất bại thì Mỹ sẽ đem quân đội tới để can dự. Thứ ba là can dự có chọn lọc (selective engagement): Chỉ có 3 khu vực (châu Âu, Đông Bắc Á và vùng Vịnh) có tầm quan trọng chiến lược với Mỹ, do vậy Mỹ cần đóng quân lâu dài cả ba khu vực. Cả ba lựa chọn chiến lược trên không yêu cầu Mỹ phải “mở rộng dân chủ ra toàn thế giới”.
Theo đó, Mỹ cần có một chiến lược lớn mới. Mục tiêu của Mỹ là tiếp tục bảo đảm không có bất cứ cường quốc nào nổi lên thống trị 3 khu vực trọng điểm (Đông Bắc Á, châu Âu và Vùng Vịnh). Mỹ cần xây dựng quân đội mạnh nhưng không nhất thiết đóng tại 3 khu vực trên. Mỹ cũng cần dựa vào các nước trong khu vực để đạt được mục tiêu trên. Nói cách khác, Mỹ cần thực hiện chiến lược “cân bằng bên ngoài” thay vì “thống trị toàn cầu”.
Chiến lược “cân bằng bên ngoài” không có nghĩa là Mỹ phớt lờ phần còn lại của thế giới, mà giảm can dự vào các khu vực khác ngoài 3 khu vực trọng điểm nói trên. Mỹ cũng cần từ bỏ can dự vào nội bộ nước khác dưới khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ vì điều này không những vi phạm nguyên tắc quyền tự quyết đối với các dân tộc, mà còn tạo ra những hệ lụy trong lòng nước Mỹ. Chiến lược “cân bằng bên ngoài” là chiến lược tốt nhất trong việc chống chủ nghĩa khủng bố, vì đóng quân tại các nước Hồi giáo là nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc Mỹ bị khủng bố tấn công.
Với Trung Quốc, Mỹ vẫn có thể kiềm chế sự nổi lên của Trung Quốc với chiến lược “thống trị toàn cầu”. Tuy nhiên, Chiến lược “cân bằng bên ngoài” tỏ ra phù hợp hơn với mục tiêu trên. Thứ nhất, Mỹ cần giảm cam kết ở bên ngoài 3 khu vực trọng điểm, nhất là tại Afghanistan và Iraq, để tập trung đối phó với Trung Quốc. Khi đó, Mỹ sẽ có đủ sức mạnh để đối phó với bất cứ tham vọng nào của Trung Quốc. Thứ hai, Mỹ cần trợ giúp và khuyến khích các nước khu vực là Ấn Độ, Nhật, Nga, Singapore, Hàn Quốc và Việt Nam tạo thành một liên minh chống lại sự nổi lên của Trung Quốc. Mỹ cần đóng vai trò then chốt vì không cường quốc châu Á nào đủ mạnh để đối phó với Trung Quốc. Nếu cần, Mỹ có thể triển khai vũ khí hạt nhân tại một số nước khu vực, vừa để làm giảm tham vọng hạt nhân của các nước này, vừa để đối phó với sự nổi lên của bất cứ cường quốc khu vực nào khác.
Mặc dù chính quyền Obama hiện nay đang tìm cách theo đuổi chiến lược “thống trị toàn cầu” nhưng đây là lúc phải trở lại Chiến lược “Cân bằng bên ngoài” vì thịnh vượng và vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.