-Khi lựa chọn nhân sự, phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết, tránh cảm tính, yêu ghét phiến diện, cá nhân, cục bộ, vùng miền.
- Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An: Chọn đúng người để giao trọng trách (VNN)
- Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bày tỏ góc nhìn riêng, với mong muốn góp thêm một tiếng nói để lựa chọn được những nhà lãnh đạo có bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới.
LTS: Những ngày này, Hội nghị TƯ 14 đang nhóm họp nhằm thống nhất phương án nhân sự và dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XI vào năm sau.
Dư luận nhân dân đang trông đợi và tin tưởng vào Hội nghị 14 sẽ đưa ra phương án lựa chọn được những nhà lãnh đạo xứng tầm, đảm đương trọng trách mà dân tộc đã giao phó cho Đảng.
Từng nắm giữ vị trí Trưởng Ban Tổ chức TƯ, lo công tác cán bộ của Đảng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bày tỏ góc nhìn riêng, với mong muốn góp thêm một tiếng nói để lựa chọn được những nhà lãnh đạo “có bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, …” như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nêu yêu cầu.
Thưa ông, vừa rồi ông đã góp ý với Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ về hai vấn đề cốt yếu trong dự thảo Cương lĩnh trình Đại hội XI, đó là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu và vấn đề xây dựng Đảng. Hôm nay, xin ông tiếp tục góp ý kiến về tiêu chí nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đại hội XI - vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian Hội nghị Trung ương 14 đang nhóm họp?
Vâng. Trong bài trả lời phỏng vấn lần trước về hai vấn đề cốt yếu đó, tôi mới đề cập đến cách lựa chọn nhân sự, chứ chưa đề cập đến tiêu chí nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Thật ra, cách làm, cách lựa chọn nhân sự cũng quan trọng không kém gì tiêu chí nhân sự cả. Trong thực tiễn của chúng ta, thậm chí lúc này nó còn quan trọng hơn cả tiêu chí.
Vì sao vậy, thưa ông?
Vì tiêu chuẩn, tiêu chí chúng ta đã làm quen rồi, đã có kinh nghiệm rồi. Còn cách lựa chọn lâu nay của chúng ta vẫn còn làm theo cách cũ, thường là không có tranh cử, không có cạnh tranh công khai minh bạch, mỗi chức danh thường chỉ giới thiệu duy nhất một người, người khác có được giới thiệu cũng xin rút vì nhiều lý do, cho nên chưa có điều kiện lựa chọn thật sự trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ, trong Đại hội và trong Quốc hội.
Theo quan sát của ông, liệu lần này cách bầu chọn nhân sự có thay đổi gì mới, khác với những lần trước đây không?
Có đấy. Tôi nghe phong thanh là Bộ Chính trị vừa rồi lựa chọn nhân sự chủ chốt để giới thiệu ra Ban chấp hành TƯ có sự đổi mới đấy. Phần nhiều các chức danh chủ chốt đều đã được giới thiệu từ hai đến ba người, Bộ Chính trị lựa chọn bỏ phiếu theo danh sách đó để giới thiệu ra Ban chấp hành TƯ xem xét.
Như vậy là rất tốt. Bộ Chính trị đã mở đầu cho sự đổi mới trong cách lựa chọn nhân sự.
Nếu Ban chấp hành TƯ cũng làm như thế và Đại hội XI cũng làm như thế, tức là mỗi chức danh chủ chốt trong danh sách bầu cần có số dư hợp lý để có điều kiện lựa chọn khi bầu, thì Ban chấp hành TƯ và Đại hội XI sẽ đánh dấu một mốc đổi mới về cách làm nhân sự. Đây sẽ là một sự đổi mới quan trọng, một bước tiến bộ đáng mừng trong công tác xây dựng Đảng, từ đổi mới trong Đảng sẽ dẫn tới đổi mới trong nhà nước và ngoài xã hội.
Tôi cũng vui mừng về sự đổi mới như ông vừa nói. Nhưng bây giờ xin ông quay trở lại vấn đề tiêu chí của lãnh đạo cấp cao?
Vâng. Tiêu chuẩn của ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của các chức danh lãnh đạo cấp cao đã ghi khá rõ, khá đầy đủ trong đề án nhân sự của Ban chấp hành TƯ trình Đại hội XI.
Những tiêu chuẩn đó thì khá đầy đủ rồi, nhưng có vẻ hơi dài nên khó nhớ. Ông có thể diễn đạt sao cho ngắn gọn giúp độc giả VietNamNet dễ hiểu, dễ nhớ được không?
Được chứ, nhưng phải trên tinh thần các tiêu chuẩn đó, tôi diễn đạt bằng hai tiêu chí kép như sau :
- Đổi mới và Hành động,
- Cầm quân và Phát triển.
Cần chọn người theo hai tiêu chí kép này, tất nhiên là tương đối, chọn cột cờ trong bó đũa.
Có lần ông đã trả lời phỏng vấn của VietNamNet là chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng đổi mới, nay ông lại nói tới hai tiêu chí kép, tức là bốn tiêu chí cụ thể, điều này nên hiểu thế nào?
Đúng, có lần tôi đã trả lời phỏng vấn như vậy, là chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng đổi mới, vì lúc đó tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tiêu chí đổi mới tư duy, còn bây giờ phải nói cả hai tiêu chí kép thì mới đầy đủ, mới toàn diện.
Xin ông nói rõ thêm về từng tiêu chí cụ thể?
Đổi mới và Hành động
Bây giờ tôi nói về tiêu chí kép thứ nhất: Đổi mới và Hành động.
Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh đến tiêu chí đổi mới, chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng đổi mới, vì người có tư tưởng đổi mới là người không bằng lòng với hiện tại, không bằng lòng với những thành tích đã đạt được, người đó luôn đòi hỏi, luôn thúc đẩy phong trào tiến lên phía trước. Với người đó thì đổi mới đồng nghĩa với phát triển, ngược lại là trì trệ, là tụt hậu. Tất nhiên là đổi mới phải vững chắc, phải có nguyên tắc như Đảng ta đã chỉ rõ.
Còn tiêu chí hành động là nói lên việc làm của người đó. Đổi mới và hành động, nói và làm. Nói theo tư duy đổi mới đã khó, song làm lại còn khó hơn rất nhiều, và làm mới là khâu quyết định. Cũng như học và hành thì hành mới là khâu quyết định. Học đạo và hành đạo thì hành đạo mới là khâu quyết định. Muốn đi hết một chặng đường chỉ có một việc là tiến bước.
Chỉ có người đổi mới tư duy, dám nói và dám làm thì mới biến nghị quyết thành hiện thực, mới thúc đẩy xã hội phát triển, ưu điểm cũng như khuyết điểm của người đó chúng ta thường dễ thấy. Khi lựa chọn, không ít trường hợp những người này bị phê phán gay gắt và được số phiếu tín nhiệm thấp.
Ngược lại, có người không nói gì, cũng không làm gì, lúc nào cũng tỏ ra hăng hái, quan tâm tới mọi chốn, mọi nơi, có vẻ chịu khó lắng nghe, song không bầy tỏ quan điểm riêng của mình, cũng không dám chịu trách nhiệm giải quyết một việc gì mắc mớ cả. Có người lúc nào cũng nói tròn vo như sách vở, làm theo sách vở, gọt chân theo giầy. Ưu điểm và khuyết điểm của những người này chúng ta thường khó thấy. Khi lựa chọn, không ít trường hợp những người này lại được phiếu cao vì không có khuyết điểm gì.
Đổi mới và hành động, nói và làm, làm là khâu quyết định. Đó là hai tiêu chí để xem xét khi lựa chọn nhân sự cho sự phát triển của xã hội, để không bị tụt hậu, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới ngày nay.
Cầm quân và Phát triển
Bây giờ tôi nói về tiêu chí kép thứ hai: Cầm quân và Phát triển.
Người xưa thường nói, làm vua thì phải biết cầm quân và chăn dân. Ngày nay Đảng ta thường nói có hai nhiệm vụ chiến lược, đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngôn ngữ tuy có khác nhau, song nội dung đại thể là giống nhau. Cầm quân là để bảo vệ Tổ quốc, chăn dân là phát triển mọi mặt đời sống xã hội.
Người cầm quân là người phải chăm lo công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Có người học rộng tài cao song lại không thể cầm quân được, Nguyễn Trãi và Lê Lợi là một ví dụ. Người cầm quân phải là người có bản lĩnh vượt trội, vững vàng như cột trụ trước mọi phong ba bão táp, trước mọi uy hiếp của kẻ thù. Bản lĩnh đó chỉ có được thông qua tôi luyện trong cuộc sống thực tiễn, không thể chỉ có qua sách vở.
Quan sát trong thế giới tự nhiên cũng thấy như vậy. Những con vật đầu đàn bao giờ cũng chăm lo và đứng đầu trong đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của đàn, vì lãnh thổ cũng có nghĩa là cuộc sống, mất lãnh thổ là mất nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở…, mất lãnh thổ là mất tự do, hạnh phúc, là mất sự yên dân.
Còn tiêu chí Phát triển là lo việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là lo việc ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại, vui chơi giải trí,, tức là lo việc yên dân về mặt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Cầm quân và Phát triển, đó chính là hai tiêu chí để lựa chọn nhân sự lãnh đạo cấp cao nhằm bảo đảm hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi lựa chọn nhân sự để giao trọng trách hẳn là rất khó khăn. Vậy theo ông nên lưu ý những gì?
Khi lựa chọn nhân sự, phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết, tránh cảm tính, yêu ghét phiến diện, cá nhân, cục bộ, vùng miền.
Ai cũng có ưu có khuyết, nhân vô thập toàn, vấn đề là lựa chọn được người tương đối hơn, khả dĩ hơn so với tiêu chuẩn, tiêu chí đã nêu.
Cuộc sống luôn cần sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn.
Lựa chọn đúng là phát triển mạnh và bền vững, lựa chọn sai là tụt hậu và lủng củng.
Sự lựa chọn đồng nghĩa với trách nhiệm.
Kết thúc buổi trò chuyện, ông An đọc cho tôi nghe đôi câu đối Tết của cụ Giáo sư Vũ Khiêu tặng ông khi ông còn đương nhiệm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương như sau:
"Đan tâm phụng Tổ quốc"
"Thanh nhãn tuyển hiền tài".
Xin cảm ơn ông đã chia sẻ cùng VietNamNet.
Thu Hà
-
Ngày 6-12, trên mạng Tuần VN, xuất hiện bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc Hội, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, đã nghỉ hưu, với nội dung góp ý, “hiến kế” cho đảng CS nhân Đại hội XI sắp đến. Ông được Tuần VN giới thiệu như một nhà cải cách nổi bật hiện nay.
Cuộc trả lời phỏng vấn rất được dư luận trong ngoài nước chú ý. Trong nước, dòng thông tin trong luồng lờ tịt, báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân lặng im, chỉ có mạng bauxite, là mạng bị chính quyền lườm nguýt đăng lại.
Quả thật bài trả lời của ông Nguyễn Văn An có nhiều chỗ nhạy cảm, như ông nói, có một số “động chạm”, người đương quyền khó nghe, cần tranh luận thêm.
Quả thật ông nguyên chủ tịch Quốc Hội nhiều lúc đã tỏ ra có tư duy độc lập, nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, tự phủ định nhiều quan điểm chính thống mà ông từng bảo vệ, phát biểu tự tin và mạnh mẽ, không sợ đi trệch ra khỏi những giáo điều cứng nhắc cũ. Cho nên bài trả lời phỏng vấn của ông khá hấp dẫn, lôi cuốn, vì cho đến nay còn hiếm.
Xin lược ra dưới đây những tư duy có thể gọi là mới mẻ của ông:
-ông cho rằng trong quan điểm đường lối của đảng đang mắc phải một số “lỗi hệ thống”, nghĩa là những lầm lỗi có hệ thống, “từ gốc lên đến ngọn“, cần “triệt để sữa chữa”.
-ông cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ chưa hoàn thành, mới hoàn thành một nửa: cách mạng dân tộc, còn cách mạng dân chủ thì chưa, cần hoàn thành trọn vẹn đã, rồi mới có thể chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-ông đề nghị đổi tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ, chưa nên gọi là nước XHCN;
-ông phê phán rất nhiều lầm lỗi “từ gốc”, “có hệ thống” của chế độ hiện hành, thiếu dân chủ trong đảng, thiếu dân chủ trong xã hội, đảng bao biện quan liêu xa rời quần chúng, Bộ Chính trị ôm đồm độc đoán, xử sự như một “ông Vua tập thể”, thống nhất cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-ông cho rằng ở Liên Xô và Đông Âu, chính quyền Xô viết, XHCN sụp đổ không phải vì can thiệp lật đổ từ bên ngoài, mà chủ yếu là do sự bất mãn của đông đảo đảng viên và nhân dân, muốn từ bỏ những sai lầm có hệ thống, từ gốc lên đến ngọn, xây dựng lên một thể chế dân chủ.
-ông cho rằng cần xác định lại quyền sở hữu tư nhân, không nên nâng sở hữu quốc doanh lên hàng chủ đạo, kìm hãm kinh tế tư nhân phát triển rộng khắp.
Có thể nói với 6 nhận định mới mẻ như thế, ông Nguyễn Văn An đã tự lột xác, đã đổi mới tư duy khá sâu sắc, xứng đáng được nhận 6 điểm son, tách ra khá xa với những nhà lãnh đạo giáo điều thâm căn cố đế như ông Nguyễn Phú Trọng, người thay thế ông trên cương vị Chủ tịch Quốc Hội, mang tên “ông Trọng Lú “, hay “ông Bốn kiên định“ (Kiên định chủ nghĩa Mác – Lenin, kiên định CNXH, kiên định Độc đảng, kiên định quốc doanh là chủ đạo), người đang ngấp nghé ghế tổng bí thư.
Thế nhưng…thật đáng tiếc, suốt 13 trang đầu của cuộc phỏng vấn hay là thế, mới mẻ là thế, mạnh dạn trẻ trung là thế, thì trái lại 2 trang cuối sao mà cổ hủ, sao mà giáo điều, sao mà già nua đến vậy!
Có cảm giác như một vận động viên chạy về gần đến đích bỗng…hết hơi, bỏ cuộc! Đó là khi ông nói đến chế độ một đảng, chế độ độc đảng ở nước ta, và hiến kế làm thế nào để thực hiện dân chủ rộng rãi trong chế độ một đảng. Lập luận của ông không có gì mới. Đó là “ không phải cứ độc đảng là mất dân chủ, không phải cứ đa đảng là có dân chủ“.
Ông hiến kế với đảng : trong các cuộc bầu cử trong đảng cũng như ngoài xã hội, đảng để cho các đại biểu tự do ra ứng cử và mỗi người đưa ra chương trình, cương lĩnh riêng của mình. Cứ như cuộc tranh cử sơ bộ của riêng đảng Cộng hòa hay của riêng đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ!
Xin thưa nhà cải cách trứ danh Nguyễn Văn An, ông nói rất đúng là không phải cứ đa đảng là tự nhiên có dân chủ, nhưng xin ông chỉ cho mọi nguời rõ là có chế độ độc đảng nào có dân chủ, và dân chủ thật sự, rộng rãi như ông mong muốn chưa? ở Liên Xô cũ? ở Đông Âu? ở Cuba? ở Lybia? ở Miến Điện? ở Trung Quốc hiện tại?
Đây vẫn là quan điễm “nền dân chủ một đảng” mà nữ đại biểu Quốc Hội Tôn nữ Thị Ninh từng đi bán rao ở châu Âu và Hoa kỳ hồi 2001 nhưng ế ẩm, chỉ mua vui cho thiên hạ.
Vậy thì hơn 160 nước thực hiện đa đảng phổ cập trên thế giới là dại, là dốt, là sai, ngu cả hay sao?
Ông Nguyễn Văn An nhận ra những lỗi lầm tận gốc, có hế thống, nhưng bài giải của ông lại không đụng đến gốc, không nhằm sửa cả hệ thống, chỉ sửa ở hiện tượng. Ông là ông lang đoán khá đúng bệnh nhưng không đưa ra thuốc chữa.
Ông lại quay trở lại là một nhà cải cách nửa vời, thực tế vẫn là một nhà bảo thủ ôm chặt lấy nền độc quyền đảng trị. Trong trả lời phỏng vấn ông kêu gọi đại hội đảng XI hãy sửa chữa triệt để những lỗi có hệ thống – ông nhắc đi nhắc lại 4 lần chữ “triệt để”, nhưng xem ra ông không có chút tinh thần cải cách triệt để nào cả. Chỗ mà mọi nhà dân chủ chân chính đang ra công đột phá chính là đi đến đồng thuận cao về xây dựng một nền dân chủ đa nguyên đa đảng trong trật tự và luật pháp.
Cái tệ độc đảng là chỗ yếu nhất của đảng CS, không có lực kiềm chế, lực kiểm soát, lực cân bằng, lực ganh đua, nên đảng mới sa sút, rã rời, bị quần chúng khinh miệt vì tham nhũng, biến chất. Có lực cân bằng, ganh đua đảng CS buộc phải giữ gìn tư cách, giữ gìn thế lãnh đạo vô tư đúng đắn.
Ở phần cuối ông có đề cập đến việc xây dựng một Luật về Đảng, chỉ riêng cho Đảng CS (!), một trò vui giải trí vì chỉ một đảng độc quyền thì cần gì đến luật. Đất nước cần cấp bách là thực thi quyền lập hội do Hiến pháp bảo vệ, và xây dựng Luật về đảng, bảo đảm cho các đảng hợp pháp đều bình đẳng, cùng ganh đua và hợp tác để phục vụ xã hội, lấy cử tri làm trọng tài, lấy số phiếu bàu làm thước đo tín nhiệm, như mọi nước văn minh và phát triển.
Thành ra đọc hết cả bài trả lời phỏng vấn, hóa ra ông Nguyễn Văn An ở phần đầu cãi nhau với chính ông An ở phần cuối, khi ông nêu lên việc cấp bách là triệt để sửa chữa tận gốc những lỗi lầm, để cuối cùng không dám đụng đến độc quyền đảng trị là sai lầm gốc gác có hệ thống cần triệt để loại bỏ trước tiên.
Người ta gọi đó là biện luận vòng vo, không nhất quán, tiền hậu bất nhất, tự mình cãi nhau với chính mình.
Nguyên Chủ tịch QH khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị
Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
- Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An: Chọn đúng người để giao trọng trách (VNN)
- Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bày tỏ góc nhìn riêng, với mong muốn góp thêm một tiếng nói để lựa chọn được những nhà lãnh đạo có bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới.
LTS: Những ngày này, Hội nghị TƯ 14 đang nhóm họp nhằm thống nhất phương án nhân sự và dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng XI vào năm sau.
Dư luận nhân dân đang trông đợi và tin tưởng vào Hội nghị 14 sẽ đưa ra phương án lựa chọn được những nhà lãnh đạo xứng tầm, đảm đương trọng trách mà dân tộc đã giao phó cho Đảng.
Từng nắm giữ vị trí Trưởng Ban Tổ chức TƯ, lo công tác cán bộ của Đảng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bày tỏ góc nhìn riêng, với mong muốn góp thêm một tiếng nói để lựa chọn được những nhà lãnh đạo “có bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, …” như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nêu yêu cầu.
Thưa ông, vừa rồi ông đã góp ý với Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ về hai vấn đề cốt yếu trong dự thảo Cương lĩnh trình Đại hội XI, đó là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu và vấn đề xây dựng Đảng. Hôm nay, xin ông tiếp tục góp ý kiến về tiêu chí nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đại hội XI - vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian Hội nghị Trung ương 14 đang nhóm họp?
Vâng. Trong bài trả lời phỏng vấn lần trước về hai vấn đề cốt yếu đó, tôi mới đề cập đến cách lựa chọn nhân sự, chứ chưa đề cập đến tiêu chí nhân sự lãnh đạo cấp cao của Đảng.
Thật ra, cách làm, cách lựa chọn nhân sự cũng quan trọng không kém gì tiêu chí nhân sự cả. Trong thực tiễn của chúng ta, thậm chí lúc này nó còn quan trọng hơn cả tiêu chí.
Vì sao vậy, thưa ông?
Vì tiêu chuẩn, tiêu chí chúng ta đã làm quen rồi, đã có kinh nghiệm rồi. Còn cách lựa chọn lâu nay của chúng ta vẫn còn làm theo cách cũ, thường là không có tranh cử, không có cạnh tranh công khai minh bạch, mỗi chức danh thường chỉ giới thiệu duy nhất một người, người khác có được giới thiệu cũng xin rút vì nhiều lý do, cho nên chưa có điều kiện lựa chọn thật sự trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ, trong Đại hội và trong Quốc hội.
Theo quan sát của ông, liệu lần này cách bầu chọn nhân sự có thay đổi gì mới, khác với những lần trước đây không?
Có đấy. Tôi nghe phong thanh là Bộ Chính trị vừa rồi lựa chọn nhân sự chủ chốt để giới thiệu ra Ban chấp hành TƯ có sự đổi mới đấy. Phần nhiều các chức danh chủ chốt đều đã được giới thiệu từ hai đến ba người, Bộ Chính trị lựa chọn bỏ phiếu theo danh sách đó để giới thiệu ra Ban chấp hành TƯ xem xét.
Như vậy là rất tốt. Bộ Chính trị đã mở đầu cho sự đổi mới trong cách lựa chọn nhân sự.
Cần chọn người theo hai tiêu chí kép: Đổi mới và Hành động, Cầm quân và Phát triển |
Nếu Ban chấp hành TƯ cũng làm như thế và Đại hội XI cũng làm như thế, tức là mỗi chức danh chủ chốt trong danh sách bầu cần có số dư hợp lý để có điều kiện lựa chọn khi bầu, thì Ban chấp hành TƯ và Đại hội XI sẽ đánh dấu một mốc đổi mới về cách làm nhân sự. Đây sẽ là một sự đổi mới quan trọng, một bước tiến bộ đáng mừng trong công tác xây dựng Đảng, từ đổi mới trong Đảng sẽ dẫn tới đổi mới trong nhà nước và ngoài xã hội.
Tôi cũng vui mừng về sự đổi mới như ông vừa nói. Nhưng bây giờ xin ông quay trở lại vấn đề tiêu chí của lãnh đạo cấp cao?
Vâng. Tiêu chuẩn của ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của các chức danh lãnh đạo cấp cao đã ghi khá rõ, khá đầy đủ trong đề án nhân sự của Ban chấp hành TƯ trình Đại hội XI.
Những tiêu chuẩn đó thì khá đầy đủ rồi, nhưng có vẻ hơi dài nên khó nhớ. Ông có thể diễn đạt sao cho ngắn gọn giúp độc giả VietNamNet dễ hiểu, dễ nhớ được không?
Được chứ, nhưng phải trên tinh thần các tiêu chuẩn đó, tôi diễn đạt bằng hai tiêu chí kép như sau :
- Đổi mới và Hành động,
- Cầm quân và Phát triển.
Cần chọn người theo hai tiêu chí kép này, tất nhiên là tương đối, chọn cột cờ trong bó đũa.
Có lần ông đã trả lời phỏng vấn của VietNamNet là chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng đổi mới, nay ông lại nói tới hai tiêu chí kép, tức là bốn tiêu chí cụ thể, điều này nên hiểu thế nào?
Đúng, có lần tôi đã trả lời phỏng vấn như vậy, là chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng đổi mới, vì lúc đó tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến tiêu chí đổi mới tư duy, còn bây giờ phải nói cả hai tiêu chí kép thì mới đầy đủ, mới toàn diện.
Xin ông nói rõ thêm về từng tiêu chí cụ thể?
Đổi mới và Hành động
Bây giờ tôi nói về tiêu chí kép thứ nhất: Đổi mới và Hành động.
Trước tiên tôi muốn nhấn mạnh đến tiêu chí đổi mới, chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng đổi mới, vì người có tư tưởng đổi mới là người không bằng lòng với hiện tại, không bằng lòng với những thành tích đã đạt được, người đó luôn đòi hỏi, luôn thúc đẩy phong trào tiến lên phía trước. Với người đó thì đổi mới đồng nghĩa với phát triển, ngược lại là trì trệ, là tụt hậu. Tất nhiên là đổi mới phải vững chắc, phải có nguyên tắc như Đảng ta đã chỉ rõ.
Còn tiêu chí hành động là nói lên việc làm của người đó. Đổi mới và hành động, nói và làm. Nói theo tư duy đổi mới đã khó, song làm lại còn khó hơn rất nhiều, và làm mới là khâu quyết định. Cũng như học và hành thì hành mới là khâu quyết định. Học đạo và hành đạo thì hành đạo mới là khâu quyết định. Muốn đi hết một chặng đường chỉ có một việc là tiến bước.
Chỉ có người đổi mới tư duy, dám nói và dám làm thì mới biến nghị quyết thành hiện thực, mới thúc đẩy xã hội phát triển, ưu điểm cũng như khuyết điểm của người đó chúng ta thường dễ thấy. Khi lựa chọn, không ít trường hợp những người này bị phê phán gay gắt và được số phiếu tín nhiệm thấp.
Ngược lại, có người không nói gì, cũng không làm gì, lúc nào cũng tỏ ra hăng hái, quan tâm tới mọi chốn, mọi nơi, có vẻ chịu khó lắng nghe, song không bầy tỏ quan điểm riêng của mình, cũng không dám chịu trách nhiệm giải quyết một việc gì mắc mớ cả. Có người lúc nào cũng nói tròn vo như sách vở, làm theo sách vở, gọt chân theo giầy. Ưu điểm và khuyết điểm của những người này chúng ta thường khó thấy. Khi lựa chọn, không ít trường hợp những người này lại được phiếu cao vì không có khuyết điểm gì.
Đổi mới và hành động, nói và làm, làm là khâu quyết định. Đó là hai tiêu chí để xem xét khi lựa chọn nhân sự cho sự phát triển của xã hội, để không bị tụt hậu, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới ngày nay.
Cầm quân và Phát triển
Bây giờ tôi nói về tiêu chí kép thứ hai: Cầm quân và Phát triển.
Người xưa thường nói, làm vua thì phải biết cầm quân và chăn dân. Ngày nay Đảng ta thường nói có hai nhiệm vụ chiến lược, đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngôn ngữ tuy có khác nhau, song nội dung đại thể là giống nhau. Cầm quân là để bảo vệ Tổ quốc, chăn dân là phát triển mọi mặt đời sống xã hội.
Người cầm quân là người phải chăm lo công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Có người học rộng tài cao song lại không thể cầm quân được, Nguyễn Trãi và Lê Lợi là một ví dụ. Người cầm quân phải là người có bản lĩnh vượt trội, vững vàng như cột trụ trước mọi phong ba bão táp, trước mọi uy hiếp của kẻ thù. Bản lĩnh đó chỉ có được thông qua tôi luyện trong cuộc sống thực tiễn, không thể chỉ có qua sách vở.
Quan sát trong thế giới tự nhiên cũng thấy như vậy. Những con vật đầu đàn bao giờ cũng chăm lo và đứng đầu trong đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của đàn, vì lãnh thổ cũng có nghĩa là cuộc sống, mất lãnh thổ là mất nguồn thức ăn, nước uống, nơi ở…, mất lãnh thổ là mất tự do, hạnh phúc, là mất sự yên dân.
Còn tiêu chí Phát triển là lo việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, là lo việc ăn, ở, học hành, chữa bệnh, đi lại, vui chơi giải trí,, tức là lo việc yên dân về mặt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Cầm quân và Phát triển, đó chính là hai tiêu chí để lựa chọn nhân sự lãnh đạo cấp cao nhằm bảo đảm hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Khi lựa chọn nhân sự để giao trọng trách hẳn là rất khó khăn. Vậy theo ông nên lưu ý những gì?
Khi lựa chọn nhân sự, phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia dân tộc lên trên hết và trước hết, tránh cảm tính, yêu ghét phiến diện, cá nhân, cục bộ, vùng miền.
Ai cũng có ưu có khuyết, nhân vô thập toàn, vấn đề là lựa chọn được người tương đối hơn, khả dĩ hơn so với tiêu chuẩn, tiêu chí đã nêu.
Cuộc sống luôn cần sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn.
Lựa chọn đúng là phát triển mạnh và bền vững, lựa chọn sai là tụt hậu và lủng củng.
Sự lựa chọn đồng nghĩa với trách nhiệm.
Kết thúc buổi trò chuyện, ông An đọc cho tôi nghe đôi câu đối Tết của cụ Giáo sư Vũ Khiêu tặng ông khi ông còn đương nhiệm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương như sau:
"Đan tâm phụng Tổ quốc"
"Thanh nhãn tuyển hiền tài".
Xin cảm ơn ông đã chia sẻ cùng VietNamNet.
Thu Hà
-
Chuyện như đùa, nhà cải cách cãi nhau với chính mình
Ngày 6-12, trên mạng Tuần VN, có bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc HộiNgày 6-12, trên mạng Tuần VN, xuất hiện bài phỏng vấn ông Nguyễn Văn An, nguyên Chủ tịch Quốc Hội, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, đã nghỉ hưu, với nội dung góp ý, “hiến kế” cho đảng CS nhân Đại hội XI sắp đến. Ông được Tuần VN giới thiệu như một nhà cải cách nổi bật hiện nay.
Cuộc trả lời phỏng vấn rất được dư luận trong ngoài nước chú ý. Trong nước, dòng thông tin trong luồng lờ tịt, báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân lặng im, chỉ có mạng bauxite, là mạng bị chính quyền lườm nguýt đăng lại.
Quả thật bài trả lời của ông Nguyễn Văn An có nhiều chỗ nhạy cảm, như ông nói, có một số “động chạm”, người đương quyền khó nghe, cần tranh luận thêm.
Quả thật ông nguyên chủ tịch Quốc Hội nhiều lúc đã tỏ ra có tư duy độc lập, nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, tự phủ định nhiều quan điểm chính thống mà ông từng bảo vệ, phát biểu tự tin và mạnh mẽ, không sợ đi trệch ra khỏi những giáo điều cứng nhắc cũ. Cho nên bài trả lời phỏng vấn của ông khá hấp dẫn, lôi cuốn, vì cho đến nay còn hiếm.
Xin lược ra dưới đây những tư duy có thể gọi là mới mẻ của ông:
-ông cho rằng trong quan điểm đường lối của đảng đang mắc phải một số “lỗi hệ thống”, nghĩa là những lầm lỗi có hệ thống, “từ gốc lên đến ngọn“, cần “triệt để sữa chữa”.
-ông cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ chưa hoàn thành, mới hoàn thành một nửa: cách mạng dân tộc, còn cách mạng dân chủ thì chưa, cần hoàn thành trọn vẹn đã, rồi mới có thể chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-ông đề nghị đổi tên nước là Nước Việt Nam Dân chủ, chưa nên gọi là nước XHCN;
-ông phê phán rất nhiều lầm lỗi “từ gốc”, “có hệ thống” của chế độ hiện hành, thiếu dân chủ trong đảng, thiếu dân chủ trong xã hội, đảng bao biện quan liêu xa rời quần chúng, Bộ Chính trị ôm đồm độc đoán, xử sự như một “ông Vua tập thể”, thống nhất cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
-ông cho rằng ở Liên Xô và Đông Âu, chính quyền Xô viết, XHCN sụp đổ không phải vì can thiệp lật đổ từ bên ngoài, mà chủ yếu là do sự bất mãn của đông đảo đảng viên và nhân dân, muốn từ bỏ những sai lầm có hệ thống, từ gốc lên đến ngọn, xây dựng lên một thể chế dân chủ.
-ông cho rằng cần xác định lại quyền sở hữu tư nhân, không nên nâng sở hữu quốc doanh lên hàng chủ đạo, kìm hãm kinh tế tư nhân phát triển rộng khắp.
Có thể nói với 6 nhận định mới mẻ như thế, ông Nguyễn Văn An đã tự lột xác, đã đổi mới tư duy khá sâu sắc, xứng đáng được nhận 6 điểm son, tách ra khá xa với những nhà lãnh đạo giáo điều thâm căn cố đế như ông Nguyễn Phú Trọng, người thay thế ông trên cương vị Chủ tịch Quốc Hội, mang tên “ông Trọng Lú “, hay “ông Bốn kiên định“ (Kiên định chủ nghĩa Mác – Lenin, kiên định CNXH, kiên định Độc đảng, kiên định quốc doanh là chủ đạo), người đang ngấp nghé ghế tổng bí thư.
Thế nhưng…thật đáng tiếc, suốt 13 trang đầu của cuộc phỏng vấn hay là thế, mới mẻ là thế, mạnh dạn trẻ trung là thế, thì trái lại 2 trang cuối sao mà cổ hủ, sao mà giáo điều, sao mà già nua đến vậy!
Có cảm giác như một vận động viên chạy về gần đến đích bỗng…hết hơi, bỏ cuộc! Đó là khi ông nói đến chế độ một đảng, chế độ độc đảng ở nước ta, và hiến kế làm thế nào để thực hiện dân chủ rộng rãi trong chế độ một đảng. Lập luận của ông không có gì mới. Đó là “ không phải cứ độc đảng là mất dân chủ, không phải cứ đa đảng là có dân chủ“.
Ông hiến kế với đảng : trong các cuộc bầu cử trong đảng cũng như ngoài xã hội, đảng để cho các đại biểu tự do ra ứng cử và mỗi người đưa ra chương trình, cương lĩnh riêng của mình. Cứ như cuộc tranh cử sơ bộ của riêng đảng Cộng hòa hay của riêng đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ!
Xin thưa nhà cải cách trứ danh Nguyễn Văn An, ông nói rất đúng là không phải cứ đa đảng là tự nhiên có dân chủ, nhưng xin ông chỉ cho mọi nguời rõ là có chế độ độc đảng nào có dân chủ, và dân chủ thật sự, rộng rãi như ông mong muốn chưa? ở Liên Xô cũ? ở Đông Âu? ở Cuba? ở Lybia? ở Miến Điện? ở Trung Quốc hiện tại?
Đây vẫn là quan điễm “nền dân chủ một đảng” mà nữ đại biểu Quốc Hội Tôn nữ Thị Ninh từng đi bán rao ở châu Âu và Hoa kỳ hồi 2001 nhưng ế ẩm, chỉ mua vui cho thiên hạ.
Vậy thì hơn 160 nước thực hiện đa đảng phổ cập trên thế giới là dại, là dốt, là sai, ngu cả hay sao?
Ông Nguyễn Văn An nhận ra những lỗi lầm tận gốc, có hế thống, nhưng bài giải của ông lại không đụng đến gốc, không nhằm sửa cả hệ thống, chỉ sửa ở hiện tượng. Ông là ông lang đoán khá đúng bệnh nhưng không đưa ra thuốc chữa.
Ông lại quay trở lại là một nhà cải cách nửa vời, thực tế vẫn là một nhà bảo thủ ôm chặt lấy nền độc quyền đảng trị. Trong trả lời phỏng vấn ông kêu gọi đại hội đảng XI hãy sửa chữa triệt để những lỗi có hệ thống – ông nhắc đi nhắc lại 4 lần chữ “triệt để”, nhưng xem ra ông không có chút tinh thần cải cách triệt để nào cả. Chỗ mà mọi nhà dân chủ chân chính đang ra công đột phá chính là đi đến đồng thuận cao về xây dựng một nền dân chủ đa nguyên đa đảng trong trật tự và luật pháp.
Cái tệ độc đảng là chỗ yếu nhất của đảng CS, không có lực kiềm chế, lực kiểm soát, lực cân bằng, lực ganh đua, nên đảng mới sa sút, rã rời, bị quần chúng khinh miệt vì tham nhũng, biến chất. Có lực cân bằng, ganh đua đảng CS buộc phải giữ gìn tư cách, giữ gìn thế lãnh đạo vô tư đúng đắn.
Ở phần cuối ông có đề cập đến việc xây dựng một Luật về Đảng, chỉ riêng cho Đảng CS (!), một trò vui giải trí vì chỉ một đảng độc quyền thì cần gì đến luật. Đất nước cần cấp bách là thực thi quyền lập hội do Hiến pháp bảo vệ, và xây dựng Luật về đảng, bảo đảm cho các đảng hợp pháp đều bình đẳng, cùng ganh đua và hợp tác để phục vụ xã hội, lấy cử tri làm trọng tài, lấy số phiếu bàu làm thước đo tín nhiệm, như mọi nước văn minh và phát triển.
Thành ra đọc hết cả bài trả lời phỏng vấn, hóa ra ông Nguyễn Văn An ở phần đầu cãi nhau với chính ông An ở phần cuối, khi ông nêu lên việc cấp bách là triệt để sửa chữa tận gốc những lỗi lầm, để cuối cùng không dám đụng đến độc quyền đảng trị là sai lầm gốc gác có hệ thống cần triệt để loại bỏ trước tiên.
Người ta gọi đó là biện luận vòng vo, không nhất quán, tiền hậu bất nhất, tự mình cãi nhau với chính mình.
Nguyên Chủ tịch QH khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị
Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
LTS: Đảng Cộng sản Việt Nam có hạnh phúc to lớn mà không dễ chính đảng nào có được: đó là sự tin yêu, đùm bọc, hy sinh, che chở của nhân dân trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập.
Trong hòa bình, dựng xây đất nước, có những lúc Đảng phạm những sai lầm, nhưng nhân dân vẫn đi theo Đảng, vẫn chung sức cùng Đảng sửa sai, mà sự nghiệp đổi mới thành công trong gần 25 năm qua là một minh chứng sinh động.
Hôm nay, trước thềm Đại hội 11, trước những vận hội mới mở ra với đất nước, người dân lại mang hết tâm huyết hiến kế để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước làm nên những trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong tinh thần đó, Tuần Việt Nam giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, với mong muốn Đại hội 11 sẽ thực sự là những ngày hội lớn của toàn dân, sẽ thổi lên hào khí cho đất nước. Mời bạn đọc cùng tranh luận, hiến kế với Đảng.
Các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: "Đây là một khâu rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị - vấn đề cốt tử của Đảng và là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng". Bằng cách chân thành lắng nghe và tiếp thu thực chất những ý kiến đóng góp của dân, Đảng sẽ cộng hưởng được trí tuệ của toàn dân tộc để lãnh đạo đất nước vượt lên trong một thời đại rất nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.
Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ nhiều ý kiến thẳng thắn xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Nhận mình là người sinh ra trong lòng chế độ, gắn bó máu thịt với chế độ, ông Nguyễn Văn An cho rằng cá nhân ông muốn nhân cơ hội này để nói những suy nghĩ của mình. Ông mong muốn thông qua cuộc trò chuyện này, chia sẻ những suy nghĩ, góc nhìn riêng của một đảng viên và một công dân bình thường với nguyện vọng để Đảng có chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để hơn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hơn; để những giá trị cao đẹp của Nền Dân chủ Cộng hòa, của Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày càng được thể hiện trong cuộc sống sinh động như di nguyện của Bác Hồ.
Suốt cuộc trò chuyện, ông An nhiều lần nhấn mạnh, góc nhìn của ông đôi chỗ có thể "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng với trách nhiệm Đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.
Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhận thức là một quá trình. Nhận thức của ông cũng thay đổi theo đường lối đổi mới của Đảng và sự phát triển của thế giới. Ông cũng luôn khẳng định phần trách nhiệm của mình về những nhận thức và việc làm còn nhiều hạn chế và yếu kém của ông khi còn đương nhiệm.
Thưa ông Nguyễn Văn An, các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân, vừa rồi ông có tham gia ý kiến gì không?
Ông Nguyễn Văn An: Tôi đã có rất nhiều cơ hội tham gia ý kiến trực tiếp với một số hội nghị do Bộ Chính trị tổ chức, góp ý trực tiếp với nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và một số địa phương. Hôm nay với tư cách là một đảng viên, một công dân bình thường, tôi chỉ phát biểu vài vấn đề chung, vì văn kiện thì có nhiều vấn đề lớn rất quan trọng.
Trong rất nhiều vấn đề quan trọng đó, lần này tôi chỉ tập trung nhấn mạnh hai vấn đề có ý nghĩa lý luận - thực tiễn cốt yếu, đó là: Vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế; vấn đề xây dựng Đảng, đặc biệt là dân chủ trong Đảng, trong xã hội, đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cách nhìn thế nào, cách nhận thức thế nào,... từ đó sẽ đi tới những ý kiến khác nhau, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhất là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Đại hội XI sẽ lắng nghe và chắt lọc như thế nào? Đó mới là khâu quyết định.
Dư luận trong Đảng và trong xã hội hiện đang có ít nhất hai khuynh hướng:
- Về cơ bản vẫn giữ cái khung các dự thảo văn kiện như hiện nay. Cụ thể, Cương lĩnh 2010 vẫn giữ khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, có bổ sung sửa đổi đôi chút, hoặc thêm bớt, hoặc đảo từ,... chủ yếu bây giờ là đi vào nhân sự thôi.
- Hoặc, Cương lĩnh 2010 phải vượt qua cái khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, để xây dựng một Cương lĩnh 2010 mới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.
Tôi mong muốn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng thứ hai, khuynh hướng SỬA LỖI HỆ THỐNG, khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống, vì chúng ta mắc lỗi hệ thống mà chúng ta chỉ chỉnh sửa theo khuynh hướng thứ nhất thì chúng ta không ra khỏi lỗi hệ thống được.
Đại hội XI chưa làm được như vậy thì đến đại hội XII, vì "ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay", và Đại hội XII bắt đầu từ Đại hội XI.
Nhiều nhà nghiên cứu lý luận khoa học đã đề cập đến lỗi hệ thống, song nó là cái gì thì chưa rõ. Ông có thể mô tả lỗi hệ thống một cách dễ hiểu nhất như thế nào?
Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.
Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.
Tôi chỉ đề cập vài vấn đề về kinh tế và chính trị mà tôi cho là đã rõ, nhiều người đã cảm nhận được từ thành quả của công cuộc đổi mới của nước ta do Đảng ta lãnh đạo, từ sự sụp đổ của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), từ sự đánh giá về thời đại ngày ngay,...
Ông Nguyễn Văn An. Ảnh: Phạm Hải. |
Từ chỗ đánh giá Cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, chúng ta phải chuyển ngay sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo luận thuyết cách mạng không ngừng. Luận thuyết cách mạng không ngừng là đúng, còn cái sai là ở chỗ chúng ta đánh giá cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành tới mức phải chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi đó cũng có ý kiến cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, chúng ta mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chúng ta chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ chúng ta cũng chưa làm được.
Lâu nay chúng ta quan niệm bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Có những người nêu ý kiến liệu mệnh đề này có còn phù hợp với tình hình hiện nay và tới đây không?
Chúng ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là theo lý thuyết có tính tiền đề rằng, các nước kém phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nếu được sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần anh em của những nước xã hội chủ nghĩa hùng cường.
Tiền đề quan trọng đó trước đây và hiện nay là chưa có thật. Có lẽ đây chính là cái gốc ban đầu dẫn đến cái LỖI HỆ THỐNG như tôi vừa nói. Cái lỗi này là do nhận thức không đúng về thời cơ Cách mạng.
Thời cơ chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa có một vấn đề bao trùm chưa phù hợp, đó là vấn đề dân chủ mà chúng ta chưa hoàn thành cơ bản trong Cách mạng dân tộc dân chủ. Dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị, dân chủ trong văn hóa,... Mà dân chủ và phát triển là hai anh em song sinh. Nền dân chủ còn thấp thì nền kinh tế sẽ kém phát triển. Và, như vậy thì làm sao có xã hội xã hội chủ nghĩa - một xã hội đòi hỏi phải có nền dân chủ và nền kinh tế phát triển cao hơn các nước tư bản phát triển nhất hiện nay.
Điều ông vừa nói nên hiểu như thế nào? Và ông nghĩ như thế nào về quốc hiệu của Việt Nam trong giai đoạn đó?
Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu của Việt Nam là: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, lại vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Quốc hiệu của Việt Nam lại đổi thành: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.
Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).
Quốc hiệu Việt Nam vừa phải thể hiện chính xác hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa phải đúng với ngữ pháp Việt Nam. Những người quan tâm đến sự lựa chọn chính xác chính thể; những người quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt, những người có lòng tự trọng dân tộc đều băn khoăn đến Quốc hiệu hiện nay. Ngay Trung Quốc, Lào... họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu cũ của họ là "Cộng hoà dân chủ nhân dân...", họ chưa đổi thành Quốc hiệu có tính từ XHCN.
Khi nói đến cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vẫn nói đến dân chủ, nhưng tính dân chủ được hiểu nhẹ đi, tính chuyên chính vô sản được hiểu nổi trội hơn, có phần cực đoan hơn, thể hiện rõ nhất là thông qua cải tạo XHCN. Do đó mà nhiều người Việt Nam muốn trở lại với Quốc hiệu Việt Nam thời Cách mạng dân tộc dân chủ, tức là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", vừa đúng với bản chất và nội dung của hình thức chính thể của nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại vừa đúng với ngữ pháp Việt Nam, là sửa cái lỗi hệ thống ban đầu của chúng ta. Nếu được trưng cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân.
Bản chất của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đó chính là dân chủ hóa trên lĩnh vực này có phải không?
Đúng vậy. Từ chỗ chủ yếu có hai thành phần kinh tế đến chỗ có nhiều thành phần kinh tế. Từ chỗ đảng viên, công chức nhà nước không được làm kinh tế đến chỗ đảng viên, công chức nhà nước được làm kinh tế theo pháp luật. Từ chỗ đất đai là thuộc sở hữu nhà nước đến chỗ người sử dụng đất đai đã được 5 quyền như người chủ sở hữu, tuy còn có điểm rất mù mờ....
Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.
Vẫn biết rằng nó cũng đẻ ra những bất công mới, những mâu thuẫn mới đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan trong từng giai đoạn. Song đây là con đường dân chủ, con đường phát triển, con đường sống ngày càng hạnh phúc hơn.
Chúng ta cần sửa cái sai từ gốc này một cách toàn diện hơn, triệt để hơn như nhiều ý kiến đề xuất của quần chúng, của nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học, trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước.
Sở hữu tư nhân là động lực vô cùng to lớn, song không phải không cần đến sở hữu nhà nước. Nhưng sở hữu nhà nước không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện trong giai đoạn nào, thời điểm nào, trong lĩnh vực cụ thể nào, vì lợi ích đích thực của nhân dân và của nhà nước chứ không phải vì mục đích tự thân.
Vấn đề đất đai và một loạt tập đoàn kinh tế của nhà nước đang còn nhiều vấn đề bức xúc, kém hiệu quả, cần phải được nghiên cứu giải quyết. Nhiều vụ án bê bối về đất đai cũng như Vinashin chỉ là những bộc lộ điển hình. Nhiều tập đoàn tư nhân ở trong và ngoài nước cũng có hiện tượng phá sản, bê bối như thế, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kinh tế thị trường là như vậy. Nhưng đối với đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam lại có đặc điểm riêng của nó.
Vinashin đang là vấn đề nổi cộm, tranh cãi, nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng sự khác nhau mà người ta không muốn nói đến chính là có phần do lỗi hệ thống?
Tôi cũng nghĩ có phần sâu xa là như vậy. Tôi cho rằng Vinashin vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi của hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị xuất phát từ quan điểm rằng: xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên "... chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu". Mô hình này lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.
Từ một lý thuyết cực đoan đi tới một mô hình kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đã bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì không?
Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. (Ông cười tủm tỉm, nói nhỏ rằng: Không nên nói "mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài Đảng ta" - pv).
Đành rằng phải có trách nhiệm cá nhân trong quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp, phải xem xét cẩn trọng, có lý, có tình, không tranh công, đổ lỗi. Song phải rất chú ý đi sâu làm rõ cái lỗi của hệ thống, do sai sót của hệ thống làm trầm trọng thêm.
Có ý kiến cho rằng, nếu bỏ điều kiện "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu" thì xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng sẽ chẳng khác gì các nước tư bản phát triển văn minh cả?
Rất nhiều người không đồng tình với quan điểm này. Nếu nước ta khác về đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, văn minh hơn, tức là chất lượng cuộc sống cao hơn, nhất là dân chủ tự do cao hơn thì đồng ý. Còn nước ta phải công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để khác với các nước tư bản phát triển thì lại là vấn đề sai từ gốc. Rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ đoạn này trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XI.
Vả lại, ngay ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng có phần sở hữu nhà nước, quy mô lớn nhỏ là tùy lúc, tùy nơi, họ không coi đó là mục đích, mà chỉ coi là phương tiện; xuất phát điểm của họ là vì lợi ích, cái gì nhà nước làm tốt hơn (theo nghĩa tổng thể) hoặc tư nhân không làm thì nhà nước làm, cái gì tư nhân làm tốt hơn thì tư nhân làm. Họ không xuất phát từ lý thuyết coi tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột, họ xuất phát từ lợi ích, từ hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế, có tính cả đến vấn đề quốc phòng và an ninh của quốc gia.
Ngay ở Việt Nam chúng ta, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể theo kiểu cũ đã có vai trò và đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là điều cần phải được khẳng định. Song sang thời bình như hiện nay thì chúng ta buộc phải đổi mới, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, không thể tiếp tục cách làm cũ, vì nó không có động lực. Đó cũng là điều đã được cuộc sống khẳng định.
Vấn đề chủ yếu của quản trị hành chính nhà nước là có chính sách kiểm soát, phân phối và phân phối lại lợi nhuận một cách hợp lý, chứ không phải là công hữu hóa tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lý thuyết và mô hình sai trái từ gốc này, vì hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đã biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.
Tóm lại, vấn đề sở hữu, vấn đề cơ chế quản trị tài sản công (đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước...) cần được xem xét giải quyết dứt khoát, cụ thể và triệt để. Tức là phải dân chủ hóa triệt để hơn nữa trong kinh tế, các cấp ủy Đảng không trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp, luật pháp cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quản trị doanh nghiệp và quản trị hành chính nhà nước phải được thông suốt, tách bạch, trách nhiệm rõ ràng.
Trở lại với câu chuyện xây dựng Đảng, vừa rồi báo Nhân dân có loạt bài kể lại câu chuyện của Liên Xô cũ. Báo Nhân dân đặt ra câu hỏi: Vì sao một đảng hùng mạnh, đã lãnh đạo nhân dân Nga chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH lại đổ sụp nhanh đến vậy, sau 74 năm cầm quyền? Ông suy nghĩ thế nào về câu hỏi này?
Mời đọc thêm loạt bài trên báo Nhân dân: >> Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng >> Đảng Cộng sản Liên Xô đổ vì sai lầm về cán bộ >> Tầng lớp đặc quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô >> Bầu ra lãnh tụ giỏi mới giành được địa vị thống trị |
Bài học của Liên Xô (cũ) vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó mới thấy yêu cầu xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, đoàn kết trong Đảng và trong xã hội là vấn đề cốt tử của những vấn đề cốt yếu, vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta. Mọi thành công hay thất bại của Cách mạng Việt Nam đều từ đây mà ra. Không kẻ thù nào có thể phá được Đảng ta trừ chính những người cộng sản chúng ta.
Quan sát sự tan rã của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi.
Chúng ta rút được bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô?
Hãy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười thì rõ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay? Một người có làm được việc đó không? Hay người đó chỉ là người thay mặt cho số đông những người trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị? Đội ngũ trí thức đâu? Liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động đâu? Hệ thống thông tấn, báo chí đâu? Lực lượng vũ trang hùng hậu đâu mà không bảo vệ Đảng? Tại sao họ quay mặt đi? Hay là họ cũng đồng tình? Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tại sao quần chúng không bảo vệ?
Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vấn đề là lòng dân: Thuận lòng dân thì còn, trái lòng dân thì mất. Ý dân là ý trời.
Nhiều cơ quan thông tin đại chúng của chúng ta thường đưa tin chủ yếu là do nguyên nhân bị diễn biến hòa bình, một số cán bộ chủ chốt bị mua chuộc phản bội lại Đảng, dẫn tới cách mạng màu,... mà chưa đi sâu vào nội bộ Đảng, vào lỗi hệ thống của Đảng, vào sự thoái hóa biến chất trong Đảng, Nhà nước và Xã hội do lỗi hệ thống gây ra. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động. Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính độ ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.
Và như chúng ta đã biết, nhân dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc quyết Hiến pháp mới để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần tỉnh giác để suy ngẫm, để chỉnh đốn Đảng ta như trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã ghi.
Ngược về quá khứ, Bác Hồ đã xây dựng nền tảng của hệ thống như thế nào?
Lúc chọn đường đi cho dân tộc, trong khi nhiều nước phương Tây chọn Quốc tế II thì Bác Hồ lại chọn Quốc tế III, vì Quốc tế II không ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, Quốc tế III ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa.
Bác Hồ là người tiếp thu các học thuyết, các chủ nghĩa tiên tiến của phương Tây, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông, Tư tưởng - Minh triết của Bác đã soi đường và thúc đẩy phong trào Cách mạng Việt Nam. Trong Bác Hồ chúng ta thấy có cả những phần tinh túy và phù hợp với Cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa Marx-Lenin, của cách mạng tư sản phương Tây, có cả tư tưởng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có cả tư tưởng bác ái của Đức chúa Zesu, có cả tư tưởng nhân nghĩa của Đức Khổng Tử, có cả Chủ nghĩa Tam dân của cụ Tôn Dật Tiên,... Bác kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các bậc cách mạng tiền bối của Việt Nam.
Bác Hồ chọn Quốc tế III là vì mục đích giải phóng dân tộc trước nhất, các vấn đề khác hạ hồi phân giải, vì dân tộc chưa được giải phóng thì vạn năm giai cấp cũng chưa được giải phóng. Đấy là sự lựa chọn sáng suốt mang tính lịch sử. Bác ở trong dòng thác đó song vẫn độc lập trong chừng mực có thể vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc trên nền dân chủ cộng hòa.
Do đó, khi xây dựng Đảng, tôi đề nghị trở về với Lý luận - Hành động, với Tư tưởng - Minh triết Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Tôi đề nghị chúng ta vẫn giữ học thuyết Marx-Lenin, nhưng chúng ta không chỉ biết và vận dụng duy nhất học thuyết Marx-Lenin, mà cần phải biết và vận dụng những học thuyết tinh hoa của nhân loại như chúng ta bắt đầu làm từ khi đổi mới. Từ đó Đảng ta mới phát huy được dân chủ, tự do trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội ta. Vì chỉ có dân chủ tự do mới có thể có điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh, mới có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ được thành quả của Cách mạng và không ngừng đưa Cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước cùng với bạn bè năm châu bốn biển.
Theo đánh giá của ông, người dân đã thực sự được làm chủ như mong nguyện của Bác Hồ chưa?
Theo luật pháp thì dân ta là người chủ đích thực của đất nước. Song đến nay dân ta mới được bầu và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu và bãi miễn Đại biểu Quốc hội, bầu và bãi miễn trưởng thôn. Chúng ta đều biết, chất lượng bầu cử còn thấp, còn việc bãi miễn thì hầu như chưa làm được bao nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều.
Dân ta chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Tuy Hiến pháp 1946 đã ghi song chưa thực hiện được vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó. Đến các Hiến pháp sửa đổi sau này lại bỏ quyền đó của dân mà Quốc hội tự giao cho Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp.
Dân ta cũng chưa có quyền lựa chọn cương lĩnh phát triển đất nước và người đứng đầu đất nước thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử. Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liệu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề,...
Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà nhân dân ta đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn.
Đã có lần ông đã nói về sự phân quyền, vậy phân quyền trong thể chế Đảng lãnh đạo toàn diện nên được hiểu thế nào?
Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ chị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng. Thực chất chúng ta có hai hệ thống quyền lực song song, đó là hệ thống của Đảng và hệ thống Nhà nước đi kèm theo là hai hệ thống tòa nhà của hai cơ quan đảng và nhà nước cồng kềnh chưa từng có. Đây là mô hình của cộng hòa Xô Viết. Thông lệ quốc tế không có như vậy.
Quốc hội là nhánh lập pháp có quyền lực cao nhất, song cũng còn nhiều hình thức, thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết.
Chính phủ là nhánh hành pháp song cũng rất yếu, chủ yếu là chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng.
Chủ tịch nước từ chỗ tập trung thực quyền như khi Bác Hồ đảm nhận, ngày nay đã dần trở thành hình thức, nghi lễ. Quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ra làm ba nơi, ba người nắm giữ, đó là Tổng Bí thư thống lĩnh lực lượng vũ trang, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng không thực quyền.
Tòa án là nhánh tư pháp lại càng yếu thế.
Cả ba nhánh quyền lực đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng (Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương).
Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi. Mô hình của cộng hòa Xô Viết là như vậy. Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của hệ thống cần phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch, thống nhất theo Hiến pháp và Pháp luật, tức là thống nhất ở nơi dân, (tam quyền phân lập).
Nếu chúng ta hiểu ba nhánh quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật là đúng, còn nếu hiểu thống nhất trực tiếp ở ban lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo cụ thể nào đó thì lại là sai, lại là có vua cộng sản mất rồi, dân chỉ còn là người chủ hình thức, nhà nước trở thành công cụ của đảng chứ không phải công cụ của dân nữa rồi. Mọi chủ trương chính sách của đảng phải được cụ thể hoá bằng Hiếp pháp và Pháp luật. Chấp hành Hiến pháp và Pháp luật là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng pháp luật, chứ không quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng. Pháp luật là tối thượng.
Một trong những biểu hiện dân chủ trong xã hội đó là việc chọn lựa cụ thể qua lá phiếu. Theo ông, lá phiếu của chúng ta hiện nay đã thể hiện được tính dân chủ của nó đến mức nào rồi?
Theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng thì ở Quốc hội, ở Hội đồng nhân dân, đảng viên phải bỏ phiếu theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, làm đúng như ở các nước có đa đảng tham chính. Như vậy có đúng với bản chất của Đảng và Nhà nước ta không? Đảng của dân, Nhà nước cũng của dân cơ mà?
Ở Việt Nam, Đảng ta không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân tán thành hay không tán thành một điểm nào hay cả chủ trương, chính sách nào đó của Ban lãnh đạo Đảng, có khi chỉ là ý kiến của một người có trọng trách trong Đảng, (không được nhầm lẫn với Đảng nói chung).
Ở nước có đa đảng tham chính, khi tranh cử nguyên thủ quốc gia, đảng nào chuẩn bị đưa người ra tranh cử phải có quy trình tranh cử trong nội bộ đảng để chọn người xuất sắc của đảng mình ra tranh cử với đảng khác. Người ra tranh cử phải có cương lĩnh tranh cử, cử tri sẽ căn cứ vào cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh đó của các đảng để lựa chọn cương lĩnh và người đứng đầu đất nước, khi đó cương lĩnh của đảng thắng cử sẽ trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước, người đứng đầu đảng thắng cử sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia. Còn khi bỏ phiếu về vấn đề quan trọng nào đó thì thông thường các Đảng họ quy định đảng viên của Đảng đó phải bỏ phiếu theo lập trường của Đảng đó. Vì đây là các Đảng tranh giành lá phiếu với nhau, tranh giành lợi ích cho Đảng mình.
Nếu ta làm như các Đảng ở các nước có đa Đảng tham chính thì chẳng hóa ra Đảng ta tranh giành lá phiếu với dân à? Mà điều đó là điều không thể hiểu được, vì nó trái với bản chất của Đảng, rằng Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Đảng lãnh đạo chứ không quyết thay nhân dân.
Trong thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp đảng viên trong Quốc hội, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, cán bộ cao trung cấp của Đảng đã bỏ phiếu thuận theo lòng dân, không theo chỉ thị nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành TƯ và đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận, nhân dân đồng tình và hoan nghênh. Đó là điều Đảng ta cần và phải làm khác với các đảng ở các nước có nhiều đảng tham chính để phát huy dân chủ thật sự trong đảng, trong xã hội.
Chỉ có một Đảng duy nhất tham chính, theo ông chúng ta nên làm thế nào để có dân chủ thực chất?
Nếu chúng ta chỉ đưa ra một cương lĩnh, một người ra ứng cử như một đảng của các nước có đa đảng tham chính, thì sẽ không có tranh cử, dân sẽ không có cơ hội lựa chọn cương lĩnh và nguyên thủ. Làm như lâu nay thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm.
Như tôi đã nói trong một cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam hồi năm ngoái, dân chủ là phải có tranh cử, phải công khai minh bạch,.. để có sự lựa chọn trong Đảng và trong xã hội, sẽ thu hút được sự quan tâm xây dựng nhà nước của đông đảo nhân dân. Dân chủ không đồng nhất với đa Đảng. Mất dân chủ không đồng nhất với một Đảng. Dân chủ là dân phải được lựa chọn cả cương lĩnh, cả nhân sự, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Khi nào có sự lựa chọn dân chủ thật sự như vậy là có dân chủ thực sự trong xã hội.
Trong Đảng ta có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định.
Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong dân, trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước và Nhân dân. Ý Đảng lòng dân là một. Khối đại đoàn kết sẽ được củng cố và tăng cường trong thực tiễn. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch cho sự sáng tạo và phát triển, là sự sống còn của Đảng và chế độ.
Như tôi đã nói trong các câu trả lời ở trên, vấn đề dân chủ và trách nhiệm trong quản trị hành chính của nhà nước ta còn nhiều vấn đề tồn tại lớn cần phải được nghiên cứu giải quyết, nhất là về vai trò lãnh đạo của Đảng, để phát huy đầy đủ sức mạnh của bộ máy quản trị hành chính nhà nước, phát huy đầy đủ sức mạnh của nhân dân - người chủ đích thực của đất nước.
Trong bài viết mới đây nhất, ông có cho rằng đã đến lúc phải xây dựng luật về Đảng?
Đúng. Trước đây, khi Đảng chưa cầm quyền, khi Đảng còn đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân thì Đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật, chống lại pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
Ngày nay Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền rồi, thì không được làm như trước nữa, mà phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và hoạt động theo luật về Đảng. Song tiếc rằng đến nay Đảng ta vẫn chưa có luật về Đảng. Do vậy không tránh khỏi một số trường hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà nước, đứng trên pháp luật. Người ta gọi như vậy là Đảng trị. Chúng ta đã khắc phục được nhiều rồi, song vẫn còn những thói quen về cách làm việc cũ, như khi Đảng chưa cầm quyền, khi chính quyền Nhà nước còn non trẻ.
Ngày nay nhà nước ta đã trưởng thành, đã là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng ta là Đảng cầm quyền đã được ghi trong Hiến pháp, song chưa được cụ thể hóa thành luật, Quốc hội phải sớm ban hành luật về Đảng, khi đó Đảng sẽ không còn bao biện, làm thay Nhà nước, Đảng cũng sẽ không buông lỏng lãnh đạo. Đảng sẽ hoạt động lãnh đạo hợp Hiến và hợp pháp.
Xin được hỏi câu cuối, theo ông tư tưởng chủ đạo để hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là gì?
Đó là Tư tưởng - Minh triết Hồ Chí Minh, là Lý luận - Hành động Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, trong Hiến pháp năm 1946, trong di chúc thiêng liêng của Bác..., trong lời nói và việc làm của Bác. Cụ thể là:
1- Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc;
2- Bảo đảm phát huy tự do dân chủ, dân là người chủ đích thực của đất nước, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia;
3- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, pháp luật là tối thượng, quyền lực nhà nước là của dân, thống nhất ở nơi dân, thể hiện trong Hiến pháp và Pháp luật theo mô hình phổ quát phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch (tam quyền phân lập).
4- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng không được tự cho mình là đương nhiên, mãi mãi, mà Đảng phải giành quyền lãnh đạo thông qua tranh cử trong Đảng và ngoài Xã hội. Đảng phải hoạt động hợp pháp, theo Luật về Đảng do Quốc hội ban hành.
*
**
**
Với Đại hội VI, Đảng ta đã vượt lên chính mình, thông minh và dũng cảm mở đột phá khẩu để thoát ra khỏi lỗi hệ thống.
Từ đó tới nay chúng ta đã đi được quãng đường khá dài, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, với xu thế không thể đảo ngược.
Hy vọng rằng, với Đại hội XI, XII, đảng ta sẽ tiếp tục vượt lên chính mình để thoát khỏi lỗi hệ thống một cách triệt để và hoàn toàn.
*
* *
* *
Khi nói Đảng bao biện làm thay Nhà nước thì có vẻ nhẹ nhàng như không có vấn đề gì nghiêm trọng cả, nó đã hình thành thói quen, chai lỳ, bình thường. Song khi chúng ta dùng ngôn ngữ của Nhà nước pháp quyền, ngôn ngữ của pháp luật thì lại là vấn đề có ý nghĩa về bản chất của Nhà nước pháp quyền rồi. Khi chúng ta so việc làm đó với hiến pháp và pháp luật, so với cương lĩnh và điều lệ Đảng thì hành động bao biện làm thay lại là hành động vi phạm Hiến pháp, vi phạm pháp luật của Nhà nước, vi phạm cả Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng. Thế thì lại là vấn đề quá to rồi, quá nghiêm trọng rồi. Khi nói Đảng buông lỏng lãnh đạo thì có vẻ như Đảng đứng ngoài Nhà nước mà thật ra Đảng ta là Đảng cầm quyền, chỉ có người đứng đầu cấp ủy các cấp, từ Tổng bí thư đến Bí thư cấp ủy các cấp hành chính thường không tham gia ứng cử chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp nhà nước cùng cấp, nên đôi khi gây ấn tượng như vậy, nhất là khi có ý kiến khác nhau giữa đồng chí Bí thư với đồng chí Phó bí thư - Chủ tịch Ủy ban cùng cấp. Nơi nào đồng chí Bí thư cấp ủy mạnh, nổi trội hơn thì thường có hiện tượng đồng chí Bí thư bao biện làm thay Chủ tịch. Ngược lại, nơi nào đồng chí Chủ tịch Ủy ban mạnh, nổi trội hơn thì dễ có cảm giác Đảng buông lỏng lãnh đạo, đồng chí Chủ tịch lại bí đánh giá là coi thường vai trò lãnh đạo của Đảng. Thật ra không phải như vậy, vì đồng chí Chủ tịch cũng thường là đồng chí Phó bí thư cấp ủy cùng cấp cơ mà. Ý kiến khác nhau là ý kiến giữa hai đồng chí Bí thư và đồng chí Phó bí thư (chủ tịch Ủy ban nhân dân) trong cùng một cấp ủy, không phải là ý kiến khác nhau giữa Đảng và Nhà nước. Nếu người đứng đầu cấp ủy ứng cử chức danh đứng đầu Nhà nước thì sẽ khắc phục hiện tượng bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo. Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng trong vấn đề dân chủ là Đảng tự xác định vị trí vai trò của mình như thế nào đối với nhà nước, với xã hội, với mặt trận và các đoàn thể khác. Đảng là một thành viên của mặt trận, một chủ thể trong hệ thống chính trị, song Đảng là lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội, lãnh đạo mặt trận và các đoàn thể. Nhưng vai trò lãnh đạo đó của Đảng có phải là đương nhiên không? Có phải mãi mãi không?. Khi nói về mặt trận, Bác Hồ có nói rằng: "Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đứng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. NXB Sự Thật 1983, Tr 115). Bác Hồ nói về địa vị lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận cũng tức là nói với cả các đoàn thể khác, nói với cả nhà nước và xã hội. Đây là điều rất khác so với khi Đảng chưa cầm quyền. Nếu Đảng ta nhận thức đúng địa vị của mình như thế, nhà nước và nhân dân ta hiểu đúng vai trò của Đảng như thế thì vấn đề dân chủ trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội sẽ có bước tiến rất to lớn và rất cơ bản. Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì Đảng sẽ trở thành ông Vua tập thể, ông Vua cộng sản mất rồi. Như vậy là Đảng chủ, Đảng toàn trị chứ không phải dân chủ nữa. Và như vậy thì Đảng sẽ không chăm lo xây dựng chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, sẽ không chăm lo đúng mức tới việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, khi đó những hiền tài trung thực sẽ không được tin dùng, người cơ hội, nịnh hót sẽ lọt vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng và nhà nước, và như vậy là Đảng lại đi vào con đường suy thoái như các triều đại Vua chúa thời quân chủ mất. Và đấy là con đường diệt vong của Đảng. Chúng ta cần nhìn lại cái gương của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) để kịp sửa lại mình khi còn có cơ hội. Cho nên vị trí, vai trò của Đảng phải trở lại đúng với tư tưởng của Bác Hồ, đó cũng là qui luật phổ quát mà các nước văn minh trên thế giới vận dụng để lựa chọn người hiền tài và bắt buộc người hiền tài phải tuân theo pháp luật nhằm mục đích bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc và kịp thời thay thế bằng phương pháp hòa bình nếu người đó vi phạm tiêu chuẩn và pháp luật. |