- Nước đục làm sao thả câu? (TVN) -Các nguồn tin tình báo đã tiết lộ các giới chức Trung Quốc đã chi tiền để khuyến khích ngư dân đóng tại các bến cảng gần Việt Nam để vươn xa các hoạt động của mình tại Trường Sa, hành động này như một cách hỗ trợ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở các khu mà họ cho rằng thuộc quyền của họ.
Đáng chú ý, nỗ lực đầu tiên của chính phủ Trung Quốc nhằm tạo ra và duy trì sự có mặt cụ thể tại Biển Đông đã diễn ra từ tháng 11/1955 khi đó nhóm 90 người đã được "Công ty Phân Chim Hải Nam" đưa đến để thu thập phân chim và xây dựng các nơi trú ẩn tại đảo Yongxing (Phú Lâm) ở quần đảo Hoàng Sa. Đài Loan đã chiếm đóng đảo Taiping (đảo Ba Bình) tại quần đảo Trường Sa vào năm 1956 và không vấp phải khó khăn gì khi cho ngư dân của họ sinh sống ở các đảo trong vòng tranh chấp.
Dẫu vậy, cho đến giữa năm 2007, nhà chức trách Đài Loan đã phúc trình có 200 trường hợp hằng năm hải quân Trung Quốc quấy phá tàu đánh cá của họ đa phần trong khu vực Biển Đông. Các thủy thủ có vũ trang của Trung Quốc được báo là đã lên tàu, bắt giữ và xua đuổi ngư dân Đài Loan đang hoạt động tại nơi mà Trung Quốc cho rằng đó là vùng chủ quyền của họ.[1] Tiếp nữa, năm 1999 có ít nhất 7 va chạm liên quan ngư dân Trung Quốc và hải quân Philippines dẫn đến thiệt hại về người về của hoặc cả người và của; những con tàu đánh cá của Trung Quốc liên quan đến các sự việc đều đăng ký tại biển Hải Nam.[2]
Các nguồn tin tình báo đã tiết lộ các giới chức Trung Quốc đã chi tiền để khuyến khích ngư dân đóng tại các bến cảng gần Việt Nam để vươn xa các hoạt động của mình tại Trường Sa, hành động này như một cách hỗ trợ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở các khu mà họ cho rằng thuộc quyền của họ.[3] Dĩ nhiên bằng cách gửi ngư thuyền thay cho chiến thuyền, Trung Quốc có thể củng cố cho lập luận rằng ngư dân mình đã từng chài lưới tại Trường Sa và cùng lúc đó vẫn ra vẻ như không kích động bầu không khí hiện hữu.
Trên năm triệu tấn hải sản được đánh bắt từ Biển Đông hằng năm chiếm 10% tổng sản lượng hải sản toàn thế giới, cung cấp 25 % protein cho nhu cầu của 500 triệu người và là kế sinh sống cho 270 triệu người.[4]
Đáng tiếc, các tranh cãi về chủ quyền đã làm cho việc bảo quản nguồn hải sản tại Biển Đông trở nên bất khả. Đơn cử một ví dụ là phản ứng của Philippines về thời gian ngừng khai thác ngư nghiệp ở Biển Đông do Trung Quốc đưa ra tại vĩ tuyến 12 từ 1/06 đến 31/08/1999.[5]
Cuộc tạm dừng khai thác năm 1999 từ chính quyền Trung ương Trung Quốc là cuộc đầu tiên bao trùm cả Biển Đông. Người Philippines đã xác định về quan điểm về chủ quyền 1 lần nữa bằng cách ngăn chặn các tàu Trung Quốc xâm phạm khi cho hải quân đánh chìm 1 trong ba tàu gỗ đánh cá của Trung Quốc đang hoạt động tại vùng lân cận Scarborough vào 18/07/1999, giữa khoảng thời gian mà Trung Quốc đề nghị ngưng đánh bắt ngư nghiệp.[6]
Trong khi Philippines phủ nhận quyền của Trung Quốc áp đặt một lệnh ngưng khai thác cá tại vùng nước mà quốc gia này tuyên bố chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên, có vẻ như ngay cả ngư dân Trung Quốc cũng đã chuẩn bị và được phép làm ngơ các lệnh này.
Do vậy bảo vệ các chủng loại cá cũng là nhằm để lấy điểm, việc chuyển trọng tâm từ ngư nghiệp sang bảo tồn nguồn cá có thể tranh thủ thiện cảm trong nước và cộng đồng thế giới.
Sự việc này có thể được dùng để gây áp lực lên các chính phủ nhằm đề ra một hành động tập thể ngăn chặn việc làm suy giảm nguồn cá Biển Đông, nhờ đó có thể tách vấn đề nóng của các tranh cãi chủ quyền ra một cách hiệu quả, khi mà giải pháp cho các tranh cãi đó sẽ có thể nhiều năm hay nhiều thập kỷ nữa mới may ra khả dĩ.
Những tiến triển có thể xảy ra trong tương lai
Khi các áp lực về việc cải tổ chính trị trong khu vực ngày càng lớn, thông tin ngày càng được lưu chuyển tự do hơn, chính sách ngoại giao sẽ chịu ảnh hưởng của công luận nhiều hơn và các quan điểm dân tộc chủ nghĩa có thể sẽ cứng rắn hơn, làm tăng các quan ngại và khiến các thỏa thuận trở nên khó đạt được hơn.
Một ví dụ cụ thể khi Đài Loan duy trì sự có mặt ở Biển Đông dù là tối thiểu thì cũng làm gia tăng tình cảm công chúng. Trong suốt sự kiện Mischief Reef, khi ba tàu tuần tiễu của Đài Loan buộc phải quay về mà không đến được các doanh trại tại đảo Taiping vì e ngại bị vướng đạn của hai bên giao tranh, sứ mạng bảo vệ chủ quyền bất thành của Đài Loan đã bị chỉ trích kịch liệt từ phía báo chí cũng như giới lập pháp.[7]
Khi các ích lợi chính của việc đóng dần Biển Đông lại sẽ làm lợi thêm cho các công ty dầu khí quốc tế và các nước chủ quản- những bên kiếm tiền từ các hoạt động khai thác dầu mỏ, lúc ấy cái giá phải trả sẽ nặng đè lên vai các ngư dân ở khu vực.
Những năm gần đây, số lượng các vụ việc liên quan ngư dân khu vực bị bắt, bị phạt tiền, bị cầm tù và bị tịch thu tàu bè do các láng giềng gây ra vì cố ý đi vào các vùng nước thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia đó (EEZ) đã gia tăng. Những ngư dân có quyền lập thành những nhóm lobby và gây sức ép lên chính quyền nước họ để yêu cầu chính phủ họ bắt đền càng nhiều càng tốt hoặc nhân nhượng càng ít càng tốt đối với các vùng nước thuộc quốc gia họ, nên sẽ có thể làm cho thương thảo càng thêm phức tạp.
Có những nguy hiểm do kinh tế khó khăn dẫn đến, khi tình cảm dân tộc gia tăng ở các nước Đông Á, Đông Nam Á, giới lãnh đạo hay chính quyền suy yếu sẽ mong muốn tìm các lối thoát bên ngoài để hạ nhiệt các chỉ trích hay các thất bại của họ.
Khi giới cầm quyền tìm cách tái khẳng định tính chính danh chính trị của mình, đặc biệt khi đối mặt với với những cuộc khủng hoảng có tiềm năng đe dọa chế độ như cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á thập kỷ 1990, họ sẽ tìm ra lối thoát bằng cách đi theo đường lối cứng rắn đối với các vấn đề tranh cãi về chủ quyền, do vậy sẽ gia tăng trọng lượng trong các vấn đề lãnh thổ.
Chúng ta đã thấy việc không thỏa thuận được với nhau sẽ trả giá cao về kinh tế ở chỗ các nền kinh tế mở sẽ có nhiều cơ hội làm ăn phát triển hơn các nền kinh tế đóng, tự cấp, tự túc.
Có một niềm hi vọng rằng các sự tương thuộc về kinh tế và các mối quan hệ song phương ngày càng gia tăng sẽ làm cho các lãnh đạo chính trị quan tâm hơn đến hợp tác và tạo ra nhiều nhóm trong nước ủng hộ hợp tác, trong khi vẫn còn đó khả năng đối đầu. Khía cạnh tích cực của bức tranh thương mại này, ít nhất từ 1975, là khi các dữ liệu thương mại Trung Quốc-ASEAN đã lần đầu tiên được thu nhập, phân tích một cách có hệ thống[9] thì đến 1992, quan hệ thương mại Trung Quốc-ASEAN đã gia tăng 15 lần về giá trị.[10]
Đáng tiếc cả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đều có những lợi thế so sánh về sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau chứ không phải bổ sung cho nhau. Hơn nữa, cả Trung Quốc và ASEAN trong thập kỷ 1990 đều chịu lệ thuộc nặng nề vào Mỹ, Nhật và EU là những thị trường nhập khẩu chính và cả ba thực thể này cùng đứng Top 3 trong các mặt hàng mà Trung Quốc và ASEAN nhập vào thị trường của mình.[11]
Là một nước có nền kinh tế đa dạng, Trung Quốc đã đang cạnh tranh với Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Brunei bằng cách chuyên môn hóa các sản phẩm thâm dụng lao động hay sử dụng nhiều nguyên liệu thô như may mặc, dệt may, đồ điện tử, đồ chơi; còn đối với các nước thâm dụng tư bản như Singapore, Malaysia, Trung Quốc đang cạnh tranh bằng các sản phẩm xuất khẩu cao cấp tương tự.[12]
Tỷ lệ tiền lương thấp và tỷ suất ngoại hối xuống từ 1979 được các nhà phân tính gia thương mại đánh giá đây là những nhân tố chính yếu đóng góp cho sức cạnh tranh của nền xuất khẩu Trung Quốc và ASEAN đối với các thị trường phát triển. Trung Quốc, một thị trưòng lớn đang lên cũng đã hấp dẫn nhiều đầu tư ngoại quốc lý ra đã có thể đến các nước khác trong vùng. Dẫu vậy, vẫn còn có khả năng để phát triển hơn nữa về thương mại, đầu tư và du lịch giữa Trung Quốc và ASEAN, khi mà Trung Quốc tuân theo việc giảm thuế suất và đơn giản hóa các quy trình đầu tư ngay khi Trung Quốc tham gia WTO vào năm 2001 và tiếp theo đề suất thành lập khu vực Tự Do Thương Mại Trung Quốc-ASEAN trong 10 năm nữa.
Thương mại Trung Quốc và ASEAN đã tăng lên 168% từ 20,4 tỷ đô la Mỹ lên 54,8 tỷ USD từ 1996 đến 2002, chiếm 7% và 8,8% trong tổng giá trị thương mại của Trung Quốc trong hai năm đã nêu.[13] Nếu mức độ gia tăng này được giữ vững, có thể điều này sẽ dẫn đến sự tương thuộc lớn hơn về kinh tế, hy vọng rằng sẽ có thể làm gia tăng hơn nữa những thiện chí, hợp tác trên các vấn đề phi kinh tế đang ảnh hưởng khu vực Biển Đông.
Mặc dù thỉnh thoảng vẫn có những áp lực từ các nhóm đa dạng như các nhóm dân tộc chủ nghĩa, các nhóm quân phiệt và phiêu lưu tại Trung Quốc và ASEAN, vẫn có hy vọng rằng sự tương thuộc ngày càng tăng về kinh tế, các mối quan hệ chính trị ngày càng sâu hơn, sẽ làm cho các lãnh đạo quan tâm hơn đến hợp tác và tạo ra được những nhóm trong nước ủng hộ hòa bình và hợp tác.
Trung Quốc vẫn cam kết mạnh mẽ sẽ phát triển kinh tế, đó là một phần của nỗ lực chính phủ Trung Quốc để nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế song song với việc tích lũy sức mạnh quân sự.
Những nước ASEAN cũng có mối quan tâm làm sao duy trì được thế đứng đồng đẳng với Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế về các đề tài nhân quyền, bảo vệ môi trường và dân chủ hóa nhằm chống lại "sự can thiệp" từ các nước Phương Tây. ASEAN cũng đã có một ít thành công dù là hạn chế trong việc tác động để Trung Quốc từ bỏ thái độ kiên quyết nhằm đàm phán song phương với từng bên tuyên bố chủ quyền mà thôi[14], và đã chấp nhận ở một mức độ nào đó việc đa phương hóa các vấn đề Biển Đông. Kể từ 1995, Trung Quốc đã tuyên bố họ sẽ sử dụng luật quốc tế và Luật Biển để xem xét các tuyên bố chủ quyền và họ đã chỉ ra rằng bất cứ hành xử nào của họ tại Biển Đông họ sẽ không đe dọa an ninh của các tuyến đường hàng hải.[15]
Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng đã cho biết họ sẽ để yên chuyện tuyên bố chủ quyền và ưu tiên cho phát triển kinh tế cùng nhau tại quần đảo Trường Sa, trong báo cáo Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 15 vào tháng 10/1997. Sau ba năm thảo luận giữa Trung Quốc và ASEAN để soạn thảo một bộ luật ứng xử cho khu vực, "Tuyên bố ứng xử cho các bên tại Biển Đông" không ràng buộc giữa Trung Quốc và ASEAN đã được ký kết vào tháng 11/2002. Dù rằng bản tuyên bố đã không đề cập gì đến các khu vực địa lí cụ thể, chủ yếu bởi vì Trung Quốc chống lại bất cứ đề cập nào đến quần đảo Hoàng Sa vốn là một chủ đề do Việt Nam nêu ra nhiều lần, tuyên bố đã bày tỏ cam kết tự nguyện của các bên liên quan nhằm kiềm chế không di dân thêm nữa về các khu vực mới và tập trung vào đối thoại và duy trì ổn định khu vực.[16]
Sự kiện này cho thấy các hội thảo tại Indonesia và ARF vốn được đặt căn bản trên "cách tiếp cận ASEAN" - xử lý vấn đề bằng cách tham vấn riêng cho các lãnh đạo, gác lại các vấn đề khó khăn và triển khai dần dần trên các lĩnh vực có chung mối quan tâm- đã có một số kết quả dù là hạn chế.
Hoàn toàn có thể hy vọng rằng, trong tương lai, các nước tranh chấp sẽ đồng ý trung gian tài phán các tranh cãi thông qua Cao ủy ASEAN, một cơ quan hòa giải cấp bộ trưởng đã được thành lập sau Hiệp Định Hữu Nghị và Hợp Tác Bali 1976.[17] Theo đó, các nước này có thể đồng ý đệ trình tranh cãi ra cho trọng tài theo nghị trình UNCLOS III, liên quan các phần như hòa giải, phân định, phân định đặc biệt bởi các chuyên gia kỹ thuật, Tòa Án Quốc Tế về luật Biển (PTLS) Văn Phòng Xử Lý Tranh Chấp Đáy Biển (SBDO) hoặc ngay cả đưa ra Tòa Công Lý Quốc Tế (ECJ) tùy theo tính chất của tranh chấp và mong muốn của các bên tranh chấp.[18] Tiếc rằng theo chỗ người viết được biết những hành lang pháp lý để giải quyết các tranh chấp ấy đến nay vẫn chưa được các bên liên quan nghiên cứu một cách đúng mức.
Tham gia nghiêm túc vào phát triển các nguồn tài nguyên gồm nhiều bên tại quần đảo Trường Sa và hiện thực hóa một bộ luật hành xử cho tất cả các bên trong vòng tranh chấp Biển Đông sẽ làm cho Trung Quốc, ASEAN và ngay cả Đài Loan có cơ hội vàng để chứng tỏ mình là các đối tác làm ăn yêu hòa bình, có trách nhiệm có uy tín và là các thành viên của cộng đồng quốc tế..... Điều này sẽ là tối ưu cho các chính phủ khu vực đến với nhau và thành lập những tập đoàn dầu khí có sự tham gia của quốc gia và quốc tế nhằm tìm kiếm dầu khí tại quần đảo Truờng Sa.
Cũng phải nói rõ rằng bất kỳ mô thức nào nhằm tìm kiếm và khai thác dầu khí cũng như chi phí và cái giá phải trả liên quan sẽ phải được thống nhất và thay đổi thông qua sự đồng thuận. Làm được như vậy sẽ bảo đảm sự tưởng thưởng công bằng để bắt đầu khai thác chung, và đồng thời cũng sẽ làm nản lòng tham vọng độc chiếm lãnh thổ đang tranh chấp.
Công việc sẽ được trông coi bởi một ủy ban gồm các chuyên gia về kỹ thuật và tài chính lập ra dưới sự bảo trợ cuả các hội thảo Indonesia hoặc của ARF, có thể với một nhân vật do Trung Quốc chọn làm chủ tịch, có cân nhắc và nhân nhượng đối với vị trí vượt trội của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.
Các quốc gia sẽ phải đồng ý rằng các bãi đá chìm và bãi cát hiện tại đang còn chìm dưới nước sẽ không phải là đối tượng tranh chủ quyền, trừ Maclesfield Bank. Bởi các cấu trúc này lân cận nhau, các nước cần phải đồng ý với nhau rằng tuyên bố chủ quyền đối với đảo hay bãi đá, có người cư trú hay không, sẽ được hưởng quy chế ½ hải lý là vùng lãnh hải. Việc đi lại bằng đường biển hay đường hàng không của tàu bay, tàu thủy quân sự, dân sự, theo yêu cầu của Mỹ[19], cần phải được bảo đảm chung cho tất cả các nước, song cần phải chấm dứt việc xây dựng các căn cứ hay đồn bốt quân sự tại các khu tranh chấp.
Trong tinh thần này, việc Đài Loan phi quân sự hóa đảo Pratas hay Itu Aba (thuộc Trường Sa) vào năm 2000, bằng cách rút các đơn vị thủy quân lục chiến đi và đặt các đảo này dưới sự cai quản của lực lượng tuần duyên, rõ ràng là một bước đúng đắn.
Đối với việc khai thác ngư nghiệp vì thương mại, cả Biển Đông cần phải được xem như một vùng biển nữa đóng nữa mở được bao quanh bởi Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN trong đó các chính phủ có quyền và nghĩa vụ, theo UNCLOS III, là cùng nhau định vị và cân đối việc đánh bắt và xử lý nguồn hải sản.
Thực hiện được các giải pháp trên sẽ gieo hy vọng tổng hợp và tích cực hóa tất cả các nhân tố xuyên quốc gia thuộc chính phủ và dưới tầm quốc gia đang tranh cãi, đến mức tốt nhất và khả thi nhất trong tình thế hiện tại. Chỉ khi các lợi ích an ninh và kinh tế của toàn bộ các nước trong khu vực trở nên tương thích nhau đúng mức và đúng lúc thì các tranh cãi nghiêm túc về chủ quyền lãnh thổ mới có thể bắt đầu hoặc bảo lưu mãi về sau.
[1] Scott Snyder and Ralph A. Cossa, "Measures to Manage Potential Disputes in the South China Sea," Pacific Forum CSIS, PacNet 22, 1 June 2001, 1.
[2] Zha, "Localizing the South China Sea Problem," 588.
[3] Clive Schofield and Shelagh Furness, "Boundary and Security Bulletin," International Boundaries Research Unit, spring 2001, vol. 9, no. 1, 60, quoting Jane's Foreign Report, 2627, 2 August 2001.
[4] Brad Glosserman, "Cooling South China Sea Competition," Pacific Forum CSIS, PacNet 22A, 1 June 2001, 2.
[5] Zha, "Localizing the South China Sea Problem," 577.
[6] Ibid., 581.
[7] Garver, "China's Push Through the South China Sea," 1022.
[8] Selig S. Harrison, China, Oil and Asia: Conflict Ahead (New York: Columbia University Press, 1977), 206-207.
[9] Fred Herschede, "Trade between China and ASEAN: The Impact of the Pacific Rim Era," Pacific Affairs, summer 1991, vol. 64, no. 2, 179-193.
[10] Zhan Shiliang, "Yatai diqu xingshi he Zhongguo mulin youhao zhengce," Guoji wenti yanjiu, 1993, no. 4, 3.
[11] Noor Aini Khalifah and Mohammad Haflah Piei, "ASEAN-China Economic Relations: Complementing or Competing," in Joseph C. H. Chai, Y. Y. Kueh and Clement A. Tisdell (eds) China and the Asia-Pacific Economy (Commack NY: Nova Science Publishers, 1997), 226-227.
[12] Thomas Voon and Xiangdong Wei, "Export Competition Among China and ASEAN in the US Market: Application of Market Share Models," in Joseph C. H. Chai, Y. Y. Kueh and Clement A. Tisdell (eds) China and the Asia-Pacific Economy (Commack NY: Nova Science Publishers, 1997), 245-253.
[13] China Business Review, "China Data," May-June 1997, 41; and People's Daily, 10 January 2003; 25 February 2003.
[14] That seems to have been the position of the Chinese government as late as 1997, when then Assistant Foreign Minister of China, Chen Jian, stated "on the problems concerning territory, sovereignty, and marine rights, only China and the countries starting the controversies should and can be allowed to solve their disputes through
bilateral negotiations." See Lee Lai To, China and the South China Sea Dialogues (Westport CT: Praeger, 1999), 94.
[15] Lianhe Zaobao (Singapore), 5 August 1995.
[16] Aileen San Pablo-Baviera, "Transforming the South China Sea Conflict," The SEACSN Bulletin, October-December 2002, 1; and Ralf Emmers, "ASEAN, China and the South China Sea: An Opportunity Missed," IDSS Commentaries, 19 November 2002, 2.
[17] For the proposed creation and envisaged role of the High Council, see Ramses Amer,"Expanding ASEAN's Conflict Management Framework in Southeast Asia: The Border Dispute Dimension," Asian Journal of Political Science, December 1998, vol. 6,no. 2, 36-39.
[18] For dispute settlement mechanisms available under the 1982 Law of the Sea Convention, see J. R. Merrills, International Dispute Settlement (Cambridge: Cambridge University Press, 1998), chapter 8, "The Law of the Sea Convention," 170-196.
[19] United States Department of State, United States Policy on the Spratlys and South China Sea, (Washington DC: Government Printing Office, 11 May 1995).
Những tương tác chiến lược giữa Trung Quốc với ASEAN (TVN) Tác giả: Chien-peng Chung
-Liệu Trung Quốc sẽ có thể chia rẽ ASEAN hay khối này sẽ đoàn kết vững chắc lại. Cho đến nay có vẻ như ý thứ hai là đúng hơn.
>> Kỳ 1; Kỳ 2
Sự kiện Đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và hậu kỳ: những tương tác chiến lược giữa Trung Quốc với ASEAN và trong nội bộ ASEAN.
Sự kiện được mệnh danh là Mischief Reef đã bắt đầu khi các lực lượng vũ trang của Philippines khám phá ra các kết cấu bằng bê tông do Trung Quốc xây trên bãi đá ngầm nhỏ bé đó vào tháng 02/1995, phía bên trong khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lí mà Philippines tuyên bố chủ quyền.
Ba ngày đàm phán ở Bắc Kinh kết thúc trong bế tắc - Trung Quốc vẫn phản kháng rằng Mischief Reef là một phần của Trường Sa thuộc Trung Quốc và các kết cấu bê tông đó chỉ là nơi trú ngụ cho ngư dân Trung Quốc chứ không phải là boong ke quân sự.[1]
Sau đó chính phủ Philippines đã cho hải quân và không quân ra đánh sập các kết cấu này. Bắc Kinh ngạc nhiên về hành động của Philippines, nhưng họ lại càng ngạc nhiên hơn khi ASEAN đồng lòng ra một tuyên bố chung lên án hành động của Trung Quốc là phá vỡ "Tuyên bố ASEAN về Biển Đông".
Trước đó ASEAN vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ nhã nhặn hơn và hòa giải trong khuôn khổ ngoại giao kín đáo để giữ thể diện chứ không làm ầm ĩ. Ngay cả như vậy, Trung Quốc cũng không tỏ vẻ xuống thang vì khi chính phủ Philippines tổ chức cho các nhà báo trong và ngoài nước ra thăm các đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền, các con tàu của họ đã bị các tàu Trung Quốc phong tỏa.[2] Philippines đã trả đũa bằng cách bắt 62 ngư dân Trung Quốc tại những vùng nước gần đó do đã vi phạm hải phận.[3]
Sau sự kiện đó, Pan Shiying, người phát ngôn không chính thức của Trung Quốc về Biển Đông đã tuyên bố với giới chức Mỹ rằng nếu lời đề nghị của Trung Quốc cùng khai thác các vùng đảo bị khước từ thì hải quân không còn cách nào khác là phải dùng vũ lực chiếm lấy các đảo này.[4] Có nghĩa là nếu các nước bằng lòng thương thảo với Trung Quốc, họ sẽ thừa nhận sự tuyên bố của các nước về một phần hoặc toàn bộ Trường Sa.
Tổng Thống Ramos đã quyết định cho phép một công ty con phụ thuộc tập đoàn dầu khí Mỹ Vaalco tìm kiếm dầu khí tại Reed Bank thuộc Trường Sa.[5] Nhằm ngăn chặn các bước lấn tới của Trung Quốc, tổng thống Ramos đã đe dọa sẽ nhờ cậy đến Hiệp ước Phòng Thủ chung Phi-Mỹ và Quốc hội Philippines đã thông qua một chương trình 50 tỷ Peso (2 tỷ usd) để nâng cấp quân đội nước này.[6]
Trong một nỗ lực nhằm kéo nhiều nước vào bàn thương lượng, các nước ASEAN đã nhấn mạnh vấn đề Trường Sa tại diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) về an ninh, một sáng kiến của hội nghị hậu-bộ trưởng thường niên tại Brunei vào tháng 07/1995.
Để làm giảm nhiệt tại khu vực, Bắc Kinh đã nói nhỏ với Manila rằng Trung Quốc sẽ không xây dựng các kết cấu mới tại khu vực tranh chấp với Philippines.[7] Và theo đó họ sẽ thảo luận các tranh cãi chủ quyền với ASEAN với tư cách một nhóm vào Hội nghị Thượng đỉnh tại Bangkok.[8]
Đề nghị này cho thấy một nhượng bộ lớn từ phía Trung Quốc trong bối cảnh trước đó họ đã khăng khăng sẽ chỉ thảo luận song phương. Tuy vậy có vẻ đằng sau đó đây chỉ là một mưu kế chiến thuật để xoa dịu các quan ngại của các nước ASEAN bởi vì đến tháng 3/1996, Trung Quốc lại tái xây dựng các kết cấu trên đảo Mischief mà người Phi đã phá bỏ trước đó.[9]
Trùng hợp với một loạt các trận pháo kích qua eo biển Đài Loan, thái độ hung hãn của Bắc Kinh tại Trường Sa được các giới chức và học giả ASEAN hiểu rằng đây là một nỗ lực của PLAN nhằm tận dụng điểm yếu chính trị của Tổng Bí Thư Quang Trạch Dân để nâng cao vị thế và mưu cầu lợi ích của họ.
Dù gì đi nữa vẫn có một cảm giác chung trong nội bộ ASEAN là Trung Quốc đang lần lữa chờ thời để đủ mạnh sẽ thôn tính tất cả các đảo đang tranh cãi tại Biển Đông. Còn có cách giải thích nào khác chăng, khi vừa chấp nhận các nguyên tắc giải quyết bằng thuơng lượng và cùng khai thác tài nguyên, Trung Quốc vừa tiến hành chiếm thêm đảo và dành cho các bên khác những hợp đồng dầu khí?
Việc chiếm đóng Trường Sa sẽ không chỉ là một biểu hiện cho sự tự đại rằng Trung Quốc đang hồi phục thành một cường quốc mà nó còn đưa Trung Quốc đến một vị trí của một tay chơi đáng gờm trên bàn cờ chính trị Đông Nam Á.
Ẩn sâu dưới hai lần can thiệp quân sự của Trung Quốc tại Johnson và Mischief vào năm 1988 và 1995 có lẽ là sự lo lắng của Trung Quốc rằng các tuyên bố chủ quyền của họ sẽ bị mài mòn nếu họ không nhanh chóng xác nhận sự hiện diện của họ tại Trường Sa. Trung Quốc trở nên nghi ngại các nỗ lực của các bên ASEAN tranh thủ sự ủng hộ lẫn nhau và chia Trường Sa cho nhau, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995.
Vào tháng 1/1992, Việt Nam và Malaysia đã có một thỏa thuận cùng khai thác tài nguyên tại các khu vực tranh chấp.[10] Vào tháng 4/1996, Việt Nam và Philippines đã gửi một nhóm các khoa học gia của hai nước trên một con tàu của chính phủ Philippines trong một chuyến đi kéo dài 15 ngày để bảo tồn các sinh vật biển tại Trường Sa.[11] Còn đối với các tranh cãi giữa Trung Quốc và Việt Nam về các nhượng quyền dầu lửa ngoài khơi, ASEAN cẩn thận không đổ dầu vào lửa, vẫn giữ thái độ im lặng.
Thật ra Trung Quốc sẽ cố đặt mình vào vị thế thuận lợi nhất trong bất kỳ cuộc thảo luận nào về chủ quyền Trường Sa khi nào họ thấy cần tỏ ra mềm dẻo về vấn đề thềm lục địa hay việc đòi hỏi quyền tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia và Brunei. Những nước này là những nước tuyên bố chủ quyền với số đảo và đá ít hơn cả so với các bên tranh chấp khác, và do vậy việc này sẽ không chỉ cho phép Trung Quốc xác định đường cơ sở cực nam và hợp pháp hóa sự có mặt của họ tại đó, mà còn có thể khiến các nước ASEAN khác phải quay lại chống nhau.
Khi ấy, cần quan sát các tương tác giữa Trung Quốc với hai nhóm quốc gia trong cùng cách thức của quan hệ cấp 3. Liệu Trung Quốc sẽ có thể chia rẽ họ hay ASEAN sẽ đoàn kết vững chắc lại. Cho đến nay có vẻ như ý thứ hai là đúng hơn. Tuy vậy, bất kỳ một nhượng bộ nào của Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa sẽ làm Trung Quốc dễ phải nhượng bộ hơn tại các cuộc tranh giành ở nơi khác, do vậy kịch bản này cũng khó mà thành sự thật.
Mặc dù Đài Loan duy trì tuyên bố chủ quyền cho riêng mình tại các đảo Biển Đông, vai trò của đảo quốc này trong mớ bòng bong đang diễn ra ở Biển Đông trở nên khá mâu thuẫn với họ, và đây có lẽ cũng đã phản ánh chính xác hình ảnh họ trong cuộc khủng hoảng vị thế của mình.
Sau cuộc chạm trán giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 14/03/1988, Bộ Trưởng Quốc Phòng Đài Loan đã tuyên bố nếu Trung Quốc khi đó yêu cầu quân Đài Loan ở đảo Thái Bình (đồn trú từ 1956) trợ giúp, thì Đài Loan sẽ xuất quân.[12] Vì những lý do dân tộc tính, những nhân vật trong Tân Đảng vốn ủng hộ thống nhất sẽ muốn toàn bộ Trường Sa về tay Trung Quốc hơn là về bất kì quốc gia ASEAN nào khác.[13] Do Đài Loan đã được nhận vào các hội thảo ở Inđonesia năm 1992, các giới chức và học giả tham dự của họ luôn lên tiếng mạnh khi lập lại lý lẽ Trung Quốc là các đảo tranh chấp đã từ lâu trong lịch sử thuộc về người Trung Quốc và các vấn đề phát sinh sẽ phải giải quyết chỉ khi chủ quyền "Trung Quốc" không bị ảnh hưởng.[14]
Trong tinh thần đó, Phó Tổng Giám Đốc của CNOOC đã có thể tuyên bố rằng kể từ tháng 8/1995, Trung Quốc và Đài Loan sẽ hợp tác để khảo sát và khai thác dầu khí trên Biển Đông vì cả hai bên như "trong một nhà và không có vấn đề tranh chấp chủ quyền lẫn nhau".[15] Mặc dù Viện Hành pháp của Đài Loan vào tháng 4/1993 đã ra một hướng dẫn chính sách tuyên bố rằng " Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) nằm trong giới hạn vùng nước lịch sử là khu vực hàng hải trong vòng kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc",[16] vấn đề làm cho mình gần giống với vị thế của Trung Quốc về chủ quyền "Trung Quốc" từ phía Đài Loan cho thấy tuyên bố của mình bị không mấy coi trọng bởi cả Trung Quốc và các quốc gia khác.
Bãi Scarborough: các nhân tố dưới tầm quốc gia tương tác lẫn nhau
Nằm trong vùng lân cận với Macclesfield Bank, cách đảo chính của Philippines là Luzon 200km về phía Tây, tọa lạc một bãi đá gọi là Scarborough hay Huangyan theo tiếng Trung Quốc.
Vào ngày 01/05/1997 hai tàu của Cục Hàng Hải Trung Quốc chở một nhóm các thành viên một câu lạc bộ dân sự từ Nhật, Mỹ, và Trung Quốc đã tiến đến gần bãi Scarborough. Ngay lúc ấy tàu chiến và phi cơ quân sự Philippines xuất hiện và cảnh báo các thuyền trưởng rằng họ đã vào bên trong đảo vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.[17] Công luận Philippines nhận thấy các câu lạc bộ kiểu này là những con cờ trong trò chơi tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc trong nỗ lực sử dụng các phương tiện phi quân sự như tàu khảo sát, công ty dầu khí và kể cả các tàu bè dân sự của Trung Quốc và ngoại quốc để tiến công trong các trận chủ quyền lãnh thổ.
Nhà đương cục Trung Quốc đã ứng xử trên Biển Đông đúng y như họ đã tố cáo chính phủ Nhật Bản hành xử trong trường hợp Điếu Ngư /Senkaku. Những nghi vấn này đã có cơ sở vì theo lời của một nhà tổ chức chuyến đi người Hoa, ông này nói rằng chính phủ Trung Quốc đã chi hàng ngàn đô la để thuê tàu và chuyến hành trình này đã được một cựu binh Trung Quốc dẫn đầu.[18]
Rốt cuộc câu chuyện dài này đến đâu? Thượng Nghị Sĩ Philippines Gregoy Honasan đã đề nghị chính phủ Phi huấn luyện và trang bị vũ khí cho các cư dân các đảo Trường Sa để tự vệ chống những xâm phạm của nước ngoài trong tương lai.[19] Sau đó vị nghị sĩ ra Scarborough cắm cờ Phi trên đảo.
Măc dù chính quyền Phi ngay lập tức ra thông báo không liên quan đến hành động của các nhà hoạt động này bằng cách gọi đó là những hoạt động cá nhân, song cùng lúc ấy chính phủ Phi cũng tuyên bố họ vẫn sẽ tiếp tục xây dựng các hải đăng trên các đảo đang tranh chấp mà họ đang chiếm giữ.[20] Sự việc có vẻ như đã được giải quyết sau ba ngày thương lượng tại Bắc Kinh giữa Thứ trưởng Ngoại giao Phi và Trung Quốc, theo đó hai bên đồng ý lập một ủy ban khảo sát lại tuyên bố các chủ quyền của mình.[21] Tuy nhiên vào tháng 03/1998, Ngoại trưởng Philippines đã phải cảnh cáo Trung Quốc vì đã xây dựng một trạm vệ tinh trên một đảo Trường Sa và các buồng điện thoại trên các đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại quần đảo Trường Sa.[22]
Còn tiếp
[1] Rodney Tasker, "A Line in the Sand," Far Eastern Economics Review, 6 April 1995, 14.
[2] Ross Marlay, "China, the Philippines, and the Spratly Islands," Asian Affairs - An American Review, winter 1997, vol. 23, no. 4, 207.
[3] Asiaweek, "A Breakthrough on the Spratlys," 25 August 1995, 24.
[4] Nayan Chanda, Rigoberto Tiglao and John McBeth, "Territorial Imperative," FarEastern Economics Review, 23 February 1995, 14.
[5] "Ramos Defends Oil Search in Disputed Waters," FBIS East Asia, 6 July 1994, Tokyo KYODO.
[6] Rodney Tasker, "Ways and Means," Far Eastern Economic Review, 11 May 1995, 14.
[7] "The Claim on the Kalayaan Islands in Spratlys Group," BusinessWorld Weekender (Philippines), 14 February 1997. http://bworld.net/oe021497/Weekend/Focus/story3.html (accessed 20 January 2003).
[8] Marlay, "China, the Philippines, and the Spratly Islands," 207.
[9] Ibid.
[10] Cheng-yi Lin, "Taiwan's South China Sea Policy," Asian Survey, April 1997, vol. XXXVLL, no. 4, 328.
[11] Marlay, "China, the Philippines, and the Spratly Islands," 207.
[12] Shim Jae Hoon, "Một giọt máu đào hơn ao nước lã chính trị" (Blood Thicker than Politics,) Far Eastern Economic Review, 5 May 1988, 26.
[13] Lin, "Taiwan's South China Sea Policy," 332.
[14] Chen Jie, "China's Spratly Policy," Asian Survey, October 1984, vol. XXXIV, no. 10,900.
[15] "Beijing Official on Cooperation to Tap Spratlys," FBIS China, 30 August 1995, Taipei CNA.
[16] "The South China Sea Policy Guidelines," reprinted in Kuan-ming Sun, "Policy of the Republic of China towards the South China Sea," Marine Policy, 1995, vol. 19, no.5, 408.
[17] Long-Distance Radio Century Club (DXCC), "BS7H 1997 Bulletin 13 - 0530Z, 07
May 1997." http://www.iglou.com/n4gn/sr/bltns/bltn13.html (accessed 20 January
1999).
[18] Andrew Sherry and Rigoberto Tiglao,"Luật Rừng" (Law of the Seize, tác giả chơi chữ Law of the Sea) Far Eastern Economic Review, 12 June 1997, vol. 17, 20-21.
[19] "Philippines: Government Urged to Arm Residents in Spratly Islands," FBIS East Asia, 9 May 1997.
[20] "Manila To Build Lighthouses in Spratlys," FBIS East Asia, 19 May 1997.
[21] "Philippines: Manila, PRC Agree on Working Group to Avert War in Spratlys," FBIS East Asia, 30 May 1997.
[22] "Philippines: China Warned on Spratlys Satellite Plans," FBIS East Asia, 3 March 1998, Quezon City GMA-7 Radio-Television Arts Network.
---------
Kỳ 1 Vai trò các tác nhân trong tranh cãi Biển Đông là gì?
Bên ngoài trò chơi hai tầng nấc? Vai trò của các tác nhân quốc gia, xuyên quốc gia và tác nhân dưới tầm quốc gia (subnational) trong các tranh cãi biển đảo ở Biển Đông là gì?
LTS: Trong Domestic politics, International Bargaining and China Territorial Disputes, NB RoutledgeCurzon, tác giả Chien-peng Chung đã đưa ra những ý kiến cho cách giải quyết các tranh chấp Biển Đông. Dù có những hạn chế nhất định thậm chí khó chấp nhận được, tài liệu cung cấp nhiều cái nhìn mới và những nguồn tham khảo quý giá, có thể dùng cho các bạn đọc thích tìm hiểu về Biển Đông- khu vực gắn liền với phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu bài dịch 4 kỳ tư liệu này của Lê Vĩnh Trương.
Giới thiệu: Các biểu hiện của trò chơi hai tầng của Trung Quốc trong các tranh cãi lãnh thổ tại Trường Sa, Hoàng Sa và các rặng san hô chìm dưới nước, các đảo san hô, các bãi cạn, các dải đá và đảo trong Biển Đông là gì? Tình cảm dân tộc của dân chúng, các quan tâm của giới chức, định hướng và thăng giảm thương mại, chiến lược của các nhà thương thuyết, các tác động khác nhau của chi phí và ích lợi của nhóm, các chế tài của cơ chế, và khả năng tái cấu trúc thể chế trong nước đã in đậm dấu ấn trong các tranh cãi về Điếu Ngư/Senkaku, Zhenbao/Damansky và Mc Mahon Line/Aksai Chin. Những nhân tố này sẽ khắc họa rõ nét nỗ lực của các nước liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về chủ quyền ở các đảo tại Biển Đông. Sự mưu tìm thế chính danh cho chế độ, những nỗ lực của chính phủ trong việc xử lý các áp lực dân chủ hóa trong lòng các nước Đông Nam Á, tất cả đều được thể hiện với một sự nhạy cảm cao độ đối với an ninh quốc gia cùng với mối nguy phải bảo đảm chủ quyền lãnh thổ cho đất nước.
Hơn nữa, cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa giới ngoại giao và giới quân sự Trung Quốc trong quyết sách và phân bổ ngân sách cũng được soi rọi để rõ hơn các đường hướng tác động đến vị thế Trung Quốc tại Biển Đông. Biển Đông, đã vậy, lại còn bao gồm những con đường hàng hải chiến lược quan trọng và dưới lòng Biển Đông là những mỏ hydrocarbon tiềm năng. Thế nên chúng ta cần chú trọng đến các tác nhân xuyên quốc gia như các công ty dầu khí quốc tế hay các thể chế tạo dựng lòng tin đa phương cũng như các hoạt động của các tác nhân dưới tầm quốc gia (subnational) khi tác động đến chính giới hay các thương thuyết gia chính phủ trong ngăn ngừa xung đột hay giải quyết bất đồng.
Thật vậy, vai trò vun bồi hòa bình của các nhân tố xuyên quốc gia -những công ty và cá nhân đa quốc tịch hay các tổ chức phi chính phủ- trong các cuộc tranh cãi như thế này cần được nghiên cứu thấu đáo hơn trước (trong mối tương tác trong nước và ngoài nước).
Lược sử tranh chấp lãnh thổ
Giữa khoảng thời gian 1939 và 1945 Hoàng Sa và Trường Sa bị Nhật Bản chiếm đóng và đã trở thành những căn cứ tàu ngầm. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, một nhóm hải quân từ Trung Hoa Dân Quốc đã đến khảo sát Hoàng Sa và Truờng Sa và không lâu sau đó đã đóng trú đảo lớn nhất tại Truờng Sơn, đó là Taiping hay Itu Aba, sau đó họ rút ra Đài Loan sau thất bại của Quốc Dân Đảng[3].
Tuy vậy kể từ năm 1947 một đường hình chữ U đã xuất hiện trên các bản đồ vẽ tại Đài Loan và Trung Quốc, bao trùm một phần Biển Đông. Philippines thì tuyên bố chủ quyền đối với Truờng Sa dựa vào việc một công dân Philippines tên là Tomas Cloma phát hiện một đảo tại Trường Sa năm 1947 và dựa vào cơ sở ông đã tuyên bố đó là "Kalayaan" (Đất tự do) còn bản thân là nguyên thủ.[4]
Dù Toma Cloma đã chuyển chủ quyền của ông ta sang cho Philippines vào năm 1971 thì tuyên bố chủ quyền truớc đó của ông ta cũng đã kích thích Đài Loan chiếm đảo Taiping và Việt Nam Cộng Hòa khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ trên Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1956.[5]
Vào tháng 9 năm 1973, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm một số đảo của cả hai quần đảo nhưng sau đó để mất Hoàng Sa về tay Trung Quốc sau một cuộc chạm trán ngắn vào tháng 01 năm 1974. Nước Việt Nam thống nhất sau đó đã tiếp nối tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tuy nhiên vị thế của họ đã bị thương tổn do sự ủng hộ của Bắc Việt trước đó đối với tuyên bố của Trung Quốc vào năm 1956 và 1958, dưới hình thức bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Quốc Vụ Viện Trung Quốc.[6]
Tuyên bố chủ quyền gần đây nhất với Biển Đông là của Malaysia vào năm 1979 và của Brunei vào năm 2000 dựa trên việc kéo dài thềm lục địa và trên cơ sở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí từ đó tính ra. Tuyên bố của Malaysia đã trùng toàn bộ lên phần tuyên bố của Brunei.
Khả năng khai thác dầu khí và sự can dự của các công ty dầu khí đa quốc gia
Khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa lần đầu tiên diễn ra vào tháng 03 năm 1988, khi đó Hải Quân Trung Quốc đánh chìm ba tàu vận tải của Việt Nam và sát hại 72 binh sĩ Việt Nam trong một va chạm ngắn tại bãi Johnson.[7]
Từ đó trở đi quần đảo Trường Sa đã được phát triển thành một ngư trường quan trọng cho Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, còn các thăm dò ở vùng biển lân cận cũng cho thấy các ước tính về trữ lượng dầu to lớn. Tất cả các quốc gia hiện đang tranh chấp tại Trường Sa đều là những nước đã ký kết Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển lần 3 (UNCLOS III) vốn cho phép thiết lập một vùng đặc quyền kinh tế có bề rộng là 200 hải lí kể từ một vùng đất có người cư trú. Theo đó, biểu hiện chủ quyền sẽ cho phép người tuyên bố chủ quyền quyền cai quản hợp pháp và khai thác các tài nguyên năng lượng mà các nước này đang cần để tăng tốc phát triển kinh tế.
Hiển nhiên, lúc nào cũng không thiếu kỹ thuật để khoan thăm dò độ sâu, dù trữ lượng và giá dầu thô sẽ là nhân tố quyết định mức nào đó thì có lãi được. Có một vùng đáy biển trong khoảng 1000 mét cận Truờng Sa, tại một vài nơi có đến 4000 dặm vuông nước chỉ nông dưới 200 mét mà thôi.[8]
Trong khoảng giữa thập kỉ 1990, OPEC đã ước tính rằng nhu cầu dầu lửa trên thế giới sẽ gia tăng lên 6.2 triệu thùng mỗi ngày giữa 1995 và 2000 trong đó Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ sản xuất gia tăng 2.3 triệu thùng dầu mỗi ngày.[9] Do vậy, đối với các chính phủ địa phương và các công ty dầu khí lớn trên thế giới, Biển Đông có sức hấp dẫn và thách thức như một kho tàng đáy biển.
The China Geological Newspaper cho biết vào tháng 5/1989 rằng các khảo sát do Bộ Địa Chất và Khai Khoáng Trung Quốc đã cho thấy trữ lượng khoản 130 tỷ thùng (bb) dầu thô ở vùng lân cận Trường Sa.[10] Các số liệu ước tính của các công ty dầu khí nước ngoài thì thay đổi theo hướng ít lạc quan hơn.[11]Tuy nhiên ngay cả nếu con số thực tế đạt 1/10 số liệu của Trung Quốc dự báo, thì trữ lượng tiềm năng trong khu vực quần đảo tranh chấp cũng sẽ lớn hơn trữ lượng thực ở Biển Hoa Đông 12 bb, hay 9 bb của Hoàng Hải và Bột Hải cộng lại.[12] Trung Quốc đã trở thành một nước nhập khẩu dầu từ 1993. Nếu không tìm thấy nguồn dầu mới, số lượng thiếu hụt của nước này sẽ tăng đến 938 triệu thùng mỗi năm vào năm 2010.[13]
Do những hạn chế về tài chánh và những khó khăn kỹ thuật đối với khai thác dầu ở Trường Sa, đầu tư từ các nước phương Tây và các liên doanh giữa phương Tây với Trung Quốc hay các nước Đông Nam Á sẽ rất cần thiết trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty và quốc gia từ Mỹ , Nhật, Châu Âu nhằm khai thác dầu ngoài khơi Biển Đông, dưới dạng các tập đoàn thường gây ra tranh cãi nhiều bên. Nhiều công ty dầu không chỉ có các cuộc làm ăn với một vài bên tuyên bố chủ quyền, họ còn có liên hệ mật thiết với chính quyền chính nước họ nữa.
Những công ty này không hề muốn liên can vào một cuộc tương tàn khu vực y như chính quyền nước họ, là bên rồi sẽ phải miễn cưỡng nhúng tay vào để bảo vệ lợi ích công dân mình. Do vậy các công ty đa quốc gia này có khuynh hướng thiết lập quan hệ và kênh thông tin để ảnh hưởng ở cả chính giới nước mình và nước đầu tư nhằm tránh trường hợp xung đột gây hại đến lợi ích riêng của họ và lợi ích của ngành công nghiệp dầu khí nói chung. Xét về mặt này, các công ty dầu khí có thể có tác động tích cực lên Trung Quốc và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong vùng để xác lập một vị thế hợp tác hơn nhằm bảo đảm một môi trường hòa bình thân thiện với đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên cũng có thể suy luận rằng họ có thể sẽ riêng rẽ kêu gọi các nước nhận đầu tư hỗ trợ họ tìm kiếm dầu khí bằng võ lực nếu có can thiệp từ bên ngoài, vì các thực thể đa quốc gia có ảnh hưởng và nguồn lực giải quyết hay châm dầu cho các tranh cãi nên thái độ và ứng xử của họ đối với các bên tuyên bố chủ quyền sẽ có sức nặng to lớn. Vào tháng 02 năm 1992, chính quyền Trung Quốc đã thông qua đạo luật lãnh hải chỉ đích danh Pratas, Hoàng Sa, Trường Sa, Macclesfield Bank là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa, và vài đảo nữa là lãnh thổ Trung Quốc. Ba tháng sau đó họ ký một liên doanh với một công ty Mỹ, Crestone, để khai thác dầu tại một lô ngoài khơi phía Tây của Trường Sa. Trước phản đối của Việt Nam rằng việc khoan thăm dò là trên thềm lục địa của Việt Nam, các quan chức Trung Quốc đã trấn an Crestone nếu cần họ sẽ huy động toàn lực hải quân để hỗ trợ cho hợp đồng này.[14]
Việc lựa chọn một công ty Mỹ nằm trong kế hoạch tinh ranh của Trung Quốc để giảm thiểu khả năng Washington chống Trung Quốc chiếm thêm các đảo này. Họ mong rằng các công ty dầu khí của họ sẽ là bên hưởng lợi chính yếu đối với các dự án phát triển dầu khí do Trung Quốc khởi xướng trong vùng.
Cũng vậy nếu Mỹ can thiệp chống Trung Quốc, Mỹ sẽ phải phá hỏng vị thế và gia tăng bất trắc các nguy cơ cho các công ty dầu khí Mỹ muốn làm ăn với Trung Quốc. Việc để cho các công ty nước ngoài can dự có thể là chiến lược ưu tiên của Bắc Kinh nhằm giữ lấy các tuyên bố vì lợi ích dầu hỏa và chủ quyền của họ ở Biển Đông. Giữa những năm 1979 hơn 3 tỷ USD ngoại viện đã được đầu tư vào các liên doanh tìm kiếm dầu khí giữa các công ty dưới sự bảo trợ của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Trung Quốc (CNOOC) ở Biển Đông.[15] Giữa những năm 1995 và 1996, CNOOC đã ký kết hợp đồng với Chevron để thăm dò 3 lô nằm gần đảo Hải Nam và Hoàng Sa.[16] Tuy nhiên Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có chiến lược kết hợp với công ty nước ngoài nhằm xác nhận tuyên bố chủ quyền ngoài khơi Biển Đông.
Những hoạt động của Trung Quốc đã khuyến khích Việt Nam, cũng là một nhà nhập khẩu dầu, mời thầu để phát triển các mỏ Thanh Long và Đại Hùng sát bên khu vực Crestone năm 1994[17]. Cho đến lúc đó, toàn bộ sản lượng dầu của Việt Nam đến từ một mỏ dầu ngoài khơi triển khai dưới sự giúp đỡ của Liên Xô vào những năm 1980. Phía Trung Quốc phản ứng rằng các mỏ dầu ấy đã khai thác trong vòng chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố tại Biển Đông. Đáp lại, Việt Nam phản bác rằng khu vực được nhượng cho Crestone là nằm trên thềm lục địa của mình. Vào tháng 7/1994, Trung Quốc đã phong tỏa một giàn khoan của Việt Nam tại khu vực Wan An Bei-21 mà Trung Quốc đã cho Crestone thuê ba tháng trước đó[18].
Năm 1995, sau khi Việt Nam đuổi một tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc ở khu Crestone, tàu chiến Trung Quốc đã phong tỏa một giàn khoan của Việt Nam tại khu vực Thanh Long mà Việt Nam đã giao cho một tập đoàn hai nước Mỹ và Nhật do Mobil chủ trì.[19] Vào tháng 4 năm 1996 khi công ty dầu khí Mỹ CONOCO thương thảo với Việt Nam về các lô 133, 134, 135, trùng lắp lên lô Wanan Bei 21, Trung Quốc đã dọa sẽ trả đũa chống lại công ty chủ quản của CONOCO là Dupont hiện đang đóng tại Trung Quốc.[20] Sự hiện diện và can dự của các công ty dầu khí nước ngoài cho tới nay có vẻ như chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Thật sự các công ty dầu khí nước ngoài cũng phải lo lắng vì họ sẽ trở thành con tin cho Trung Quốc và các nước trong vùng dùng họ để khuyếch trương thanh thế trên sóng Biển Đông.
Mặc dù Malaysia và Brunei đều đã có thể cơ bản tự túc về nhu cầu dầu hỏa, tiêu thụ nhiên liệu ở nội địa của họ đã tăng cao hơn mức sản xuất trong hai thập kỷ 1980 và 1990.[21] Tháng 7 năm 2002 công ty dầu khí quan trọng của Malaysia, Petronas đã phát hiện dầu hỏa ở đáy biển ngoài khơi Borneo trong khu vực tranh chấp với vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Petronas sau đó đã dành hai lô của khu vực cho một công ty con và Murphy Oil của Mỹ, trong khi đó thì Brunei thương lượng về quyền thăm dò với công ty Total của Pháp và Shell của Hà Lan cũng tại hai lô này.[22] Kết quả là tháng 3 năm 2003 Brunei đã phái một chiến thuyền đến đuổi tàu thăm dò của Murphy Oil ra khỏi khu tranh chấp và Malaysia trả đũa bằng cách gửi một tàu hải quân ra phong tỏa không cho tàu của Total vào.[23]
Những phát hiện như thế này có thể dẫn tới nhiều cuộc khảo sát mới ở vùng nước sâu của Đông Nam Á và cả Trung Quốc, do vậy sẽ liên quan đến các công ty dầu khí Phương Tây và mang các lợi ích và ảnh hưởng hệ quả dấn sâu vào tranh cãi. Liên quan đến tình hình dầu khí, Philippines là nước ở trong thế nghiệt ngã nhất, vì có 95% nhu cầu lệ thuộc vào nhập khẩu và vào những túi dầu không đáng kể theo ước tính của những đợt thăm dò ngoài khơi giữa Palawan và Trường Sa.[24] Thực tế Philippines lại là bên lên tiếng tích cực cho một giải pháp phát triển chung đối với Trường Sa.
Thật vậy, tổng thống và ngoại trưởng Philippines chính là những tác nhân tích cực đứng sau tuyên bố ASEAN về Biển Đông được thông qua tại cuộc họp thường niên của các ngoại trưởng ASEAN vào tháng 7 năm 1992, trong đó các quốc gia đồng ý các nguyên tắc cùng phát triển, giải quyết các bất đồng không bằng võ lực, và kiềm chế không đòi yêu sách thêm về lãnh thổ.[25]
Dù đã cùng ký kết với ASEAN tuyên bố trên nhưng Trung Quốc vốn ý thức về sự lớn mạnh trên thị trường và sức mặc cả của họ đối với các láng giềng Đông Nam Á và các công ty dầu khí nước ngoài nên họ đã thu mình lại không tham gia bất cứ thỏa thuận hợp tác nào mà họ biết các điều kiện kèm theo sẽ làm họ cảm thấy tiếng nói sẽ giảm thiểu.
Thủ tướng Lý Bằng đã phát biểu trong một cuộc họp báo tháng 8 năm 1990 tại Singapore rằng Trung Quốc sẵn sàng gạt sang bên những vấn đề về chủ quyền để cùng các nước ASEAN khai thác nguồn lợi trên biển và dưới đáy biển xung quanh Trường Sa. Dù vậy, Trung Quốc vẫn tiến hành ký kết hợp đồng với các nước ngoài nhằm tìm kiếm dầu khí mà không có sự tham gia của các nước có yêu sách.
[1] Document of the Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China, China's Indisputable Sovereignty over the Xisha and Nansha Islands (Beijing: Foreign Languages Press, 30 January 1980), 2-4.
[2] Marwyn S. Samuels, Contest for the South China Sea (New York: Methuen, 1982), 61-63.
[3] Samuels, Contest for the South China Sea, 76-77.
[4] Ibid., 81-82.
[5] Ibid., 84-86.
[6] Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China, China's Indisputable Sovereignty over the Xisha and Nansha Islands, 17-19.
[7] Lee G. Cordner, "The Spratly Islands Dispute and the Law of the Sea," Ocean
Development and International Law, 1994, vol. 25, 64.
[8] "First Deep-Water Oil Field in South China Sea Put into Production," FBIS Daily Report, China, 12 June 1996, from Beijing Keji Ribao [Science and Technology Daily] in Chinese.
[9] OPEC Bulletin, May 1996, 16.
[10] Michael Leifer, "Chinese Economic Reform and Security Policy: The South China Sea Connection," Survival, summer 1995, vol. 37, no. 2, 44.
[11] In 1988, United States geologists estimated reserves of 2.1 to 15.8bb of oil, while Russian estimates put the figure at 7.5bb of oil equivalents, 70 percent of which is probably gas resources. See Bruce Blanche and Jean Blanche, "Oil and Regional
Stability in the South China Sea," Jane's Intelligence Review, 1 November 1995, no. 7,513.
[12] In 1988, United States geologists estimated reserves of 2.1 to 15.8bb of oil, while Russian estimates put the figure at 7.5bb of oil equivalents, 70 percent of which is probably gas resources. See Bruce Blanche and Jean Blanche, "Oil and Regional Stability in the South China Sea," Jane's Intelligence Review, 1 November 1995, no. 7, 513.
[13] Liu Haiying, China OGP (Xinhua News Agency). http://www.chinaogp.online.com/ hottopic/ (accessed 4 July 2003). Conversion from the scale of metric tonnes to barrels is mine.
[14] Sanqiang Jian, "Multinational Oil Companies and the Spratly Dispute," Journal of Contemporary China, 1997, vol. 6, no. 16, 598.
[15] China Daily, 19 December 1994, 6.
[16] "PRC: Oil Firm, Chevron Sign Oil Exploration Contract 16 May," FBIS China, 16 May 1996, from Beijing XINHUA.
[17] Lee Ngok, "Fishing in Troubled Waters?: Chinese Strategic Considerations in South
China Sea," American Asian Review, winter 1994, vol. XII, no. 4, 112.
[18] Craig Snyder, "The Implications of Hydrocarbon Development in the South China
Sea," International Journal, winter 1996/1997, vol. LII, 142-158.
[19] Henry J. Kenny, "The South China Sea: A Dangerous Ground," Naval War College
Review, summer 1996, vol. XLIX, no. 3, 97-98.
[20] Mark J. Valencia, "Asia, the Law of the Sea, and IR," International Affairs, 1997, vol.73, no. 2, 270.
[21] Alice D. Ba, "China, Oil, and the South China Sea: Prospect for Joint Development,"American Asian Review, winter 1994, vol. XII, no. 4, 135.
[22] S. Jayasankaran and John Beth, "Oil and Water," Far Eastern Economic Review, 3 July 2003, 17.
[23] Ibid.
[24] Ba, "China, Oil, and the South China Sea," 132-133.
[25] Lee Lai To, "ASEAN and the South China Sea Conflicts," Pacific Review, 1995, vol. 8, no. 3, 538-539.
; Kỳ 2 Vì sao Trung Quốc không muốn quốc tế hóa Biển Đông
Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề Trường Sa vì e ngại làm loãng ảnh hưởng khu vực của họ và thêm phức tạp các bước tiến giải quyết vấn đề tận gốc.
>> Kỳ 1: Vai trò của các tác nhân trong tranh chấp Biển Đông
Cấp độ 2:
Cùng lúc đó các nỗ lực xây dựng lòng tin và hợp tác an ninh cũng đã được tiến hành thông qua các tổ chức phi chính phủ nhờ các kênh "cấp độ 2" trong khu vực Đông Nam Á. Song song với các đối thoại về an ninh mà các bộ trưởng của các nước ASEAN đang tiến hành với giới chức của các nước Châu Á- Thái Bình Dương tại các cuộc hội đàm sau bộ trưởng (PMCs), các buổi gặp gỡ tư vấn đa phương không chính thức "cấp độ 2" tập trung vào các vấn đề an ninh và chính trị vốn được xem như quá nhạy cảm và các tranh cãi không thể đưa ra tại các bàn họp cấp độ 1.
Hai trong số các dàn xếp cấp 2 quan trọng và cũng đã củng cố lâu đời ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là hội đồng hợp tác an ninh Châu Á- Thái Bình Duơng ( CSCAP) và bàn tròn Châu Á- Thái Bình Dương tổ chức thường niên do viện nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ASEAN (ASEAN ISIS) tổ chức. Các quy trình cấp 2 này đựơc đồng tài trợ bởi cả nhà nước và các viện hàn lâm tư nhân, các quỹ, các nhóm tư vấn và thường là liên quan đến các trao đổi giữa các viện sĩ, nhà báo, doanh nhân, quan chức từ các Bộ Quốc Phòng và Ngọai Giao đến tham dự với tư cách cá nhân.
Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã bày tỏ ý muốn thương thuyết song phương, vì tại bàn đàm phán tay đôi họ sẽ thấy mình có thế mạnh hơn các đối phương. Một nhiệm vụ quan trọng của các cuộc đàm luận phi chính thức này là thuyết phục Trung Quốc chấp nhận các cuộc dàn xếp đa phương.
Những dàn xếp cấp 2 can hệ nhất đối với chúng ta là các hoạt hội thảo thường niên về "Xử lý các xung đột tiềm tàng tại Biển Đông" do Vụ Nghiên cứu Phát triển Bộ Ngoại Giao Indonesia khởi xướng và do cơ quan phát triển quốc tế Canada tài trợ. Indonesia đã đảm bảo năng lực vai trò một nhà trung gian bởi vì họ là nước rộng và đông dân nhất ASEAN và đây là nước không dính dáng trực tiếp vào các tranh cãi lãnh thổ trên Biển Đông.
Cuộc hội thảo đầu tiên nhóm họp tại Bali vào tháng 01 năm 1990, cơ bản là một dịp để các quan chức học giả và các giới khác từ ASEAN và các cá nhân nghiên cứu của Canada gặp gỡ một cách riêng tư và trình bày các quan điểm cá nhân về xúc tiến hợp tác tại Biển Đông.[1] Khi hội thảo lần 2 nhóm họp vào tháng 07 năm 1991 người tham dự đến từ các nước bao gồm cả Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Lào bên cạnh các quốc gia ASEAN và Canada.Do Trung Quốc là một bên tranh chấp quan trọng và Đài Loan vẫn là một thế lực quân sự tại Trường Sa, Indonesia cho rằng mời cả hai nước là phù hợp và thực tế cho hội thảo này. Trung Quốc thường kiên quyết phản đối Đài Loan tham gia trong các diễn đàn chính thức. Đó là lý do chính đáng để tiếp tục chế độ cấp 2 cho các cuộc hội thảo. Indonesia cũng muốn mời thêm các tham dự viên từ Nhật Bản. Bởi 70% lượng dầu của Nhật nhập khẩu đi qua Biển Đông và nguyên do nữa là Nhật Bản quan ngại sẽ có những cuộc tấn công nhằm vào đội thương thuyền và tàu dầu của họ nếu xung đột xảy ra.[2] Tuy nhiên Trung Quốc đã phản đối Nhật Bản tham gia với lý do là Nhật Bản không phải là một nước Đông Nam Á, và do vậy Nhật không có quyền quyết định các vấn đề về khu vực, ý kiến này của Trung Quốc đã chưa ai phản bác được.
Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề Trường Sa vì e ngại làm loãng ảnh hưởng khu vực của họ và thêm phức tạp các bước tiến giải quyết vấn đề tận gốc. Như tại hội thảo trước đây, vấn đề chủ quyền và xác nhận ranh giới đã lại một lần nữa được né tránh mặc dù các bên tham gia đã khẳng định sẽ tìm đến các phương pháp ôn hòa để giải quyết bất đồng và tại bản kết luận của hội thảo họ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau khai thác tài nguyên khu vực.[3] Việc thông qua đạo luật về lãnh thổ trên Biển vào tháng 02 năm 1992 trong đó tuyên bố các đảo ở Biển Đông đều là lãnh thổ của Trung Quốc đã khiến Trung Quốc bị săm soi kỹ lưỡng từ các tham dự viên của các nước tại hội thảo năm 1992.
Hai nhóm công tác được thành lập nhằm thực thi việc đánh giá nguồn nguyên liệu và khảo sát khoa học hải dương Trường Sa tại hội thảo năm 1992, tuy nhiên chưa có một hoạt động nào tiếp theo sau khi họ báo cáo những tìm kiếm tại hội thảo năm 1993.[4] Đến hội thảo lần thứ 8 vào tháng 12 năm 1997, tất cả năm nhóm làm việc trong đó có hai nhóm đã nêu và ba nhóm về bảo vệ môi trường hải dương, an toàn hàng hải và các vấn đề pháp lý đã được thành lập.[5]
Dẫu vậy, cho đến nay, vấn đề chủ quyền vẫn chưa được đưa ra và bàn thảo nghiêm túc tại hội thảo. Bởi mục đích của các hội thảo tại Indonesia là xây dựng lòng tin và phát huy các hoạt động hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, những nhà tổ chức đã cố hết sức cẩn trọng tránh thảo luận hay tranh cãi về chủ quyền với ý thức rằng những tranh luận đi cùng sẽ chỉ tạo ra sự kích động chứ không có những thảo luận duy lý. Cách làm này có thể là một chiến thuật khôn ngoan để giảm nhiệt tại các hội thảo, bằng không có thể gây lúng túng cho các bên, song việc né tránh vấn đề chủ quyền có nghĩa là các bên tham dự vẫn chưa thể mang các căn nguyên về xung đột tại Biển Đông ra mổ xẻ. Những tranh cãi về chủ quyền lẽ ra và nên là việc chính của các hội thảo.
Dù các chính phủ của những tham dự viên luôn tuyên bố rằng họ không buộc phải hành động theo những lời gợi ý của các hội thảo, nhưng bất kỳ các giải pháp nào do tham dự viên đề ra đều cần sự ủng hộ từ phía chính phủ của họ để có cơ biến thành hiện thực. Những cá nhân liên quan trong hội thảo thường là những nhà lãnh đạo tinh thần tiềm năng của đất nước họ với những mối quan hệ đạt được vì đang còn hay đã từng phục vụ trong guồng máy nhà nước với những mối liên hệ thân tình với các lãnh đạo nhà nước. Dẫu họ tham gia với tư cách cá nhân, tầm quan trọng của những người tham dự sẽ gia tăng sức nặng cho các báo cáo và đề xuất mà các tham dự viên sẽ đệ trình cho chính phủ của mình. Ý kiến của họ có thể sẽ có tính quyết định khi các khi các lãnh đạo chuyển ưu tiên từ mưu kế đối đầu sang mưu cầu hợp tác, dù hiện nay cả hai khuynh hướng này đều khó có khả năng hiện thực. Chí ít, các vận động cấp 2 này có thể cung cấp một diễn đàn hợp pháp và có uy tín cho phép tất cả mọi tiếng nói phi chính phủ thường yếu và chẳng mấy ai biết, được tham gia những vấn đề an ninh và đối nội đối ngoại khác.
Các hội thảo tại Indonesia đã định hình phương pháp được mệnh danh là "cách ASEAN" trong xử lí các vấn đề có thể tránh né kiểu cách chính thống- kiểu mà châu Âu và Bắc Mỹ thường làm khi chạm đến giải trừ binh bị hay tạo dựng lòng tin. Tập thể ASEAN đã phát triển một phương pháp tư vấn phi chính thức và phi cấu trúc để các lãnh đạo và giới ra quyết sách có thể trì hoãn một đề tài khó khăn hoặc lướt qua một tình thế gay cấn hơn là cố giải quyết, cùng lúc vẫn có thể hy vọng rằng các vấn đề quan trọng đó sẽ coi như không liên quan hay vô thưởng phạt, tùy cơ mà ứng biến.
Kể từ khi họ tập hợp nhau lại vào 1967 các quốc gia ASEAN đã có thể gạt ra ngoài mọi bất đồng và cùng nhau hợp tác mà không cần phải giải quyết các bất đồng ấy vì 2 lý do tương quan. Thứ nhất họ biết là những nước nhỏ, yếu, những mâu thuẩn nội tại sẽ khiến họ phơi thân làm mồi ra cho các mưu đồ kích động bất ổn tiềm tàng từ các siêu cường và các chiến hữu ý thức hệ của họ tại khu vực. Kế đó họ nhận thức được lợi ích của việc gia tăng ảnh hưởng tập thể bằng cách tạo vẻ ngoài và thậm chí tạo nội lực của một mặt trận đoàn kết để mặc cả với nhân tố bên ngoài. ASEAN thực sự đã trở thành một thể chế an ninh, kinh tế bền vững bên ngoài Châu Âu trong 30 năm qua chính xác là nhờ họ gồm những nước yếu cùng đối diện với nguy cơ chung bên ngoài. Tuy nhiên trước thềm thế kỷ 21 những gì ASEAN phải xử lí không phải là mối đe dọa từ siêu cường, từ các phong trào cộng sản địa phương có ngoại viện, hay từ Việt Nam, vốn trước đây là đối thủ chính của ASEAN khi tiếp quản Campuchia vào những năm 1980, nhưng nay đã là một thành viên của hiệp hội.
Thay vì vậy những gì mà ASEAN phải quan tâm xử lí là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc hùng mạnh, cường quốc Biển Đông. Những cuộc hội thảo tại Indonesia đầu tiên đặt nền trên cách tiếp cận ASEAN, chủ yếu dựa vào các tiếp xúc phi chính thức tránh tranh luận, và tiến tới kết quả "tha lâu đầy tổ"[6]. Tuy vậy Trung Quốc vừa không phải là thành viên ASEAN vừa không phải là một quốc gia đối mặt với mối đe dọa bên ngoài hoặc chí ít là không lộ ra như vậy. Ngoài ra Trung Quốc còn là một cường quốc quân sự với kinh tế đang lên. Do vậy khó mà thuyết phục Trung Quốc về các mối quan tâm của ASEAN và ràng buộc họ vào các quy trình dĩ hòa vi quý và tư vấn lẫn nhau liên tục của ASEAN. Ngoài ra hợp tác an ninh đa phương chưa bao giờ là một chuẩn ngoại giao trước nay của cả Trung Quốc và ASEAN mãi đến thời gian gần đây, mà lòng tin và hợp tác giữa các nhà nước và dân tộc thì cần thời gian để xây dựng.
Các rối rắm tầng trên
Đây là một quan sát lâu dài vào lý thuyết trò chơi 2 cấp và các lý thuyết mặc cả khác, thuyết này cho rằng các lợi ích và ý muốn của giới quan chức thường thay đổi để ứng phó với các mối đe dọa hay cơ hội đến từ bên ngoài. Cuộc tranh đấu về các đảo ở Biển Đông kéo theo sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các thiết chế ngoại giao và quân sự, vốn là 2 thế lực chính yếu trên chính trường Trung Quốc, có liên quan đến việc soạn thảo luật của Trung Quốc về lãnh thổ trên biển đầu năm 1992.
Những tranh luận gay gắt được thuật đã xảy ra giữa các thành viên cao cấp của quân đội và giới ngoại giao Trung Quốc ngay khi đạo luật này được đưa ra bàn thảo tại Quốc Vụ Viện- Cơ quan Lập pháp Trung Quốc.[7] Quân đội Trung Quốc khi đó đã có hai đại diện trong Bộ Chính trị và kể từ giữa thập kỷ 1950 đã có ít nhất một thành viên của quân đội có mặt trong tiểu ban đối ngoại của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.[8] Tuy nhiên ý muốn của giới quân sự nhằm gia tăng hơn nữa vai trò trong guồng máy an ninh quốc gia rõ ràng không chỉ giới hạn trong tháp cao quyền lực mà thôi. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã chọn cách không nói đến các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhằm tránh đụng chạm về ngoại giao với các nước đang tranh chủ quyền với Trung Quốc, tuy vậy các trung tâm tham mưu lục quân, hải quân, Quân khu Quảng Châu và tỉnh Hải Nam cho rằng cần phải duy trì nguyên tắc sao cho những tranh cãi sau này sẽ dẫn đến lợi thế cho Trung Quốc.[9]
Một học giả đã từng tuyên bố rằng hành động lập tỉnh Hải Nam là một tuyên ngôn của Bắc Kinh nhằm quyết tâm xác định chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông vì theo như "Nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam" được thông qua kì họp lần thứ 7 của Quốc Vụ Viện Trung Quốc vào tháng 4 năm 1988, quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) Trung Sa(Macclesfield) và Trường Sa (Nam Sa) và khu vực xung quanh là nằm trong địa giới tỉnh Hải Nam.[10] Dù gì thì ý kiến của giới quân sự vẫn đang thịnh thời.
Những áp lực đều đặn của Trung Quốc tại Biển Đông chứng tỏ giới quân sự tương đối thành công trong các vận động chính trị và xác định ngân sách. Sau khi trở thành lãnh đạo của Hải Lục Quân Trung Quốc (HLQTQ-PLAN) năm 1982, Đề Đốc Lưu Hoa Thanh đã trở thành một phát ngôn nhân mạnh mẽ cho việc tiến ra Trường Sa.
Ông ta đã phát biểu với báo giới rằng một trong những mục tiêu chính của HLQTQ là xác lập chủ quyền trên các vùng biển giàu tài nguyên xa xôi kia.[11] Vào năm 1994 Phó Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc (HQTQ) Zhang XuSan đã lập luận tương tự để xin tăng thêm kinh phí quốc phòng khi tranh cãi về ngân sách tại Quốc Vụ Viện. [12] Việc họ Lưu thăng tiến cao hơn vào Thường trực Trung Ương trong kỳ họp lần thứ 14 của đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tháng 10 năm 1992 đã gia tăng hơn nữa ảnh hưởng của HQTQ trong việc tạo dựng chính sách.
Kể từ năm 1983 HLQTQ đã hộ tống các tàu khảo sát của Cục Hải Dương Quốc Gia và Viện Khoa học Trung Quốc để đo đạc thời tiết và mực nước tại các vùng xa của Trường Sa.[13] Trong những năm đầu thập kỷ 1990, nhiều bài báo của Quân Đội Trung Quốc (QĐTQ-PLA) đã sử dụng việc tranh cãi tại Trường Sa để kêu gọi nâng cấp Hải Quân nhanh chóng hơn nữa.[14] Các tác giả này luôn nhấn mạnh khoảng cách xa giữa Trung Quốc Đại lục và Trường Sa để yêu cầu mua nhiều chiến hạm hơn, chiến đấu cơ Su-72 bay đường dài, nâng cao khả năng tiếp nhiên liệu trên không và xây dựng các căn cứ hải quân ở Biển Đông. Dĩ nhiên một kịch bản xung đột giữa hai bờ Đài Loan cũng đã hiện lên rõ ràng thông qua các nỗ lực sở hữu Su-72 tàu khu trục lớp Soremeny và tàu ngầm lớp Kilo từ Nga.
Tuy nhiên vai trò chính yếu của HQTQ trong việc tổ chức và thực hiện các tác vụ tại Biển Đông luôn song hành cùng các quan tâm về công tác tổ chức của HQTQ. Điều này đã khiến HQTQ trở thành một nhóm lợi ích nội bộ mạnh mẽ trong bất kỳ thương thuyết nào về chủ quyền hải đảo. Có khả năng rất cao là đã có yếu tố này cấu thành quyết định của HQTQ tại Biển Đông như tổng thống Philippines từng xác nhận khi ông tin việc đánh chiếm Đảo Vành khăn đã được tiến hành bởi các cấp thấp hơn mà không có sự đồng ý của chính quyền Trung Quốc.[15]
Còn tiếp
[1] Lee Lai To, "Defusing Rising Tension in the Spratlys: An Analysis of the Workshops on Managing Potential Conflicts in the South China Sea," American Asian Review, winter 1994, vol. XII, no. 4, 189-190.
[2] Lam Peng Er, "Japan and the Spratlys Dispute," Asian Survey, October 1996, vol.XXXVI, no. 10, 998.
[3] Lee, "Defusing Rising Tension in the Spratlys," 192.
[4] Ibid., 193.
[5] "Alatas Opens Workshop on Spratlys 3 Dec" FBIS East Asia, 4 December 1997, 4, Jakarta Media, Indonesia.
[6] Jose T. Almonte, "Ensuring Security the 'ASEAN Way'," Survival, winter 1997/1998,81.
[7] "New Law Claims Sovereignty over the Spratly Islands," FBIS China, 27 February1992, 15, Tokyo KYODO.
[8] The CCP's Central Committee Foreign Affairs Leading Small Group is headed by the premier and functions as a key policy coordination and supervision mechanism between the Politburo Standing Committee and the Foreign Ministry establishment. See Michael D. Swaine, The Role of the Chinese Military in National Security Policymaking(Santa Monica CA: RAND, 1996), chapter 3, "Foreign Policy Subarena," 19-36.
[9] "Foreign Ministry Opposes Law," FBIS China, 27 February 1992, 15-16, Tokyo KYODO.
[10] Daojiong Zha, "Localizing the South China Sea Problem: The Case of China's Hainan," Pacific Review, 2001, vol. 14, no. 4, 580-581.
[11] John W. Garver, "China's Push Through the South China Sea: The Interaction of Bureaucratic and National Interests," China Quarterly, December 1992, no. 132, 1022.
[12] Ibid.
[13] Garver, "China's Push Through the South China Sea," 1008-1009.
[14] You Ji and You Xu, "In Search of Blue Water Power: The PLA Navy's Maritime Survey in the 1990s," Pacific Review, 1999, vol. 4, no. 2, 137-149.
[15] Frank Ching, "Manila Looks for a Slingshot," Far Eastern Economic Review, 9 May 1995, 40.
Cấp độ 2:
Cùng lúc đó các nỗ lực xây dựng lòng tin và hợp tác an ninh cũng đã được tiến hành thông qua các tổ chức phi chính phủ nhờ các kênh "cấp độ 2" trong khu vực Đông Nam Á. Song song với các đối thoại về an ninh mà các bộ trưởng của các nước ASEAN đang tiến hành với giới chức của các nước Châu Á- Thái Bình Dương tại các cuộc hội đàm sau bộ trưởng (PMCs), các buổi gặp gỡ tư vấn đa phương không chính thức "cấp độ 2" tập trung vào các vấn đề an ninh và chính trị vốn được xem như quá nhạy cảm và các tranh cãi không thể đưa ra tại các bàn họp cấp độ 1.
Hai trong số các dàn xếp cấp 2 quan trọng và cũng đã củng cố lâu đời ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương là hội đồng hợp tác an ninh Châu Á- Thái Bình Duơng ( CSCAP) và bàn tròn Châu Á- Thái Bình Dương tổ chức thường niên do viện nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ASEAN (ASEAN ISIS) tổ chức. Các quy trình cấp 2 này đựơc đồng tài trợ bởi cả nhà nước và các viện hàn lâm tư nhân, các quỹ, các nhóm tư vấn và thường là liên quan đến các trao đổi giữa các viện sĩ, nhà báo, doanh nhân, quan chức từ các Bộ Quốc Phòng và Ngọai Giao đến tham dự với tư cách cá nhân.
Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã bày tỏ ý muốn thương thuyết song phương, vì tại bàn đàm phán tay đôi họ sẽ thấy mình có thế mạnh hơn các đối phương. Một nhiệm vụ quan trọng của các cuộc đàm luận phi chính thức này là thuyết phục Trung Quốc chấp nhận các cuộc dàn xếp đa phương.
Những dàn xếp cấp 2 can hệ nhất đối với chúng ta là các hoạt hội thảo thường niên về "Xử lý các xung đột tiềm tàng tại Biển Đông" do Vụ Nghiên cứu Phát triển Bộ Ngoại Giao Indonesia khởi xướng và do cơ quan phát triển quốc tế Canada tài trợ. Indonesia đã đảm bảo năng lực vai trò một nhà trung gian bởi vì họ là nước rộng và đông dân nhất ASEAN và đây là nước không dính dáng trực tiếp vào các tranh cãi lãnh thổ trên Biển Đông.
Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề Trường Sa vì e ngại làm loãng ảnh hưởng khu vực của họ và thêm phức tạp các bước tiến giải quyết vấn đề tận gốc. Như tại hội thảo trước đây, vấn đề chủ quyền và xác nhận ranh giới đã lại một lần nữa được né tránh mặc dù các bên tham gia đã khẳng định sẽ tìm đến các phương pháp ôn hòa để giải quyết bất đồng và tại bản kết luận của hội thảo họ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cùng nhau khai thác tài nguyên khu vực.[3] Việc thông qua đạo luật về lãnh thổ trên Biển vào tháng 02 năm 1992 trong đó tuyên bố các đảo ở Biển Đông đều là lãnh thổ của Trung Quốc đã khiến Trung Quốc bị săm soi kỹ lưỡng từ các tham dự viên của các nước tại hội thảo năm 1992.
Hai nhóm công tác được thành lập nhằm thực thi việc đánh giá nguồn nguyên liệu và khảo sát khoa học hải dương Trường Sa tại hội thảo năm 1992, tuy nhiên chưa có một hoạt động nào tiếp theo sau khi họ báo cáo những tìm kiếm tại hội thảo năm 1993.[4] Đến hội thảo lần thứ 8 vào tháng 12 năm 1997, tất cả năm nhóm làm việc trong đó có hai nhóm đã nêu và ba nhóm về bảo vệ môi trường hải dương, an toàn hàng hải và các vấn đề pháp lý đã được thành lập.[5]
Dẫu vậy, cho đến nay, vấn đề chủ quyền vẫn chưa được đưa ra và bàn thảo nghiêm túc tại hội thảo. Bởi mục đích của các hội thảo tại Indonesia là xây dựng lòng tin và phát huy các hoạt động hợp tác giữa các nước Đông Nam Á, những nhà tổ chức đã cố hết sức cẩn trọng tránh thảo luận hay tranh cãi về chủ quyền với ý thức rằng những tranh luận đi cùng sẽ chỉ tạo ra sự kích động chứ không có những thảo luận duy lý. Cách làm này có thể là một chiến thuật khôn ngoan để giảm nhiệt tại các hội thảo, bằng không có thể gây lúng túng cho các bên, song việc né tránh vấn đề chủ quyền có nghĩa là các bên tham dự vẫn chưa thể mang các căn nguyên về xung đột tại Biển Đông ra mổ xẻ. Những tranh cãi về chủ quyền lẽ ra và nên là việc chính của các hội thảo.
Dù các chính phủ của những tham dự viên luôn tuyên bố rằng họ không buộc phải hành động theo những lời gợi ý của các hội thảo, nhưng bất kỳ các giải pháp nào do tham dự viên đề ra đều cần sự ủng hộ từ phía chính phủ của họ để có cơ biến thành hiện thực. Những cá nhân liên quan trong hội thảo thường là những nhà lãnh đạo tinh thần tiềm năng của đất nước họ với những mối quan hệ đạt được vì đang còn hay đã từng phục vụ trong guồng máy nhà nước với những mối liên hệ thân tình với các lãnh đạo nhà nước. Dẫu họ tham gia với tư cách cá nhân, tầm quan trọng của những người tham dự sẽ gia tăng sức nặng cho các báo cáo và đề xuất mà các tham dự viên sẽ đệ trình cho chính phủ của mình. Ý kiến của họ có thể sẽ có tính quyết định khi các khi các lãnh đạo chuyển ưu tiên từ mưu kế đối đầu sang mưu cầu hợp tác, dù hiện nay cả hai khuynh hướng này đều khó có khả năng hiện thực. Chí ít, các vận động cấp 2 này có thể cung cấp một diễn đàn hợp pháp và có uy tín cho phép tất cả mọi tiếng nói phi chính phủ thường yếu và chẳng mấy ai biết, được tham gia những vấn đề an ninh và đối nội đối ngoại khác.
Các hội thảo tại Indonesia đã định hình phương pháp được mệnh danh là "cách ASEAN" trong xử lí các vấn đề có thể tránh né kiểu cách chính thống- kiểu mà châu Âu và Bắc Mỹ thường làm khi chạm đến giải trừ binh bị hay tạo dựng lòng tin. Tập thể ASEAN đã phát triển một phương pháp tư vấn phi chính thức và phi cấu trúc để các lãnh đạo và giới ra quyết sách có thể trì hoãn một đề tài khó khăn hoặc lướt qua một tình thế gay cấn hơn là cố giải quyết, cùng lúc vẫn có thể hy vọng rằng các vấn đề quan trọng đó sẽ coi như không liên quan hay vô thưởng phạt, tùy cơ mà ứng biến.
Kể từ khi họ tập hợp nhau lại vào 1967 các quốc gia ASEAN đã có thể gạt ra ngoài mọi bất đồng và cùng nhau hợp tác mà không cần phải giải quyết các bất đồng ấy vì 2 lý do tương quan. Thứ nhất họ biết là những nước nhỏ, yếu, những mâu thuẩn nội tại sẽ khiến họ phơi thân làm mồi ra cho các mưu đồ kích động bất ổn tiềm tàng từ các siêu cường và các chiến hữu ý thức hệ của họ tại khu vực. Kế đó họ nhận thức được lợi ích của việc gia tăng ảnh hưởng tập thể bằng cách tạo vẻ ngoài và thậm chí tạo nội lực của một mặt trận đoàn kết để mặc cả với nhân tố bên ngoài. ASEAN thực sự đã trở thành một thể chế an ninh, kinh tế bền vững bên ngoài Châu Âu trong 30 năm qua chính xác là nhờ họ gồm những nước yếu cùng đối diện với nguy cơ chung bên ngoài. Tuy nhiên trước thềm thế kỷ 21 những gì ASEAN phải xử lí không phải là mối đe dọa từ siêu cường, từ các phong trào cộng sản địa phương có ngoại viện, hay từ Việt Nam, vốn trước đây là đối thủ chính của ASEAN khi tiếp quản Campuchia vào những năm 1980, nhưng nay đã là một thành viên của hiệp hội.
Thay vì vậy những gì mà ASEAN phải quan tâm xử lí là sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc hùng mạnh, cường quốc Biển Đông. Những cuộc hội thảo tại Indonesia đầu tiên đặt nền trên cách tiếp cận ASEAN, chủ yếu dựa vào các tiếp xúc phi chính thức tránh tranh luận, và tiến tới kết quả "tha lâu đầy tổ"[6]. Tuy vậy Trung Quốc vừa không phải là thành viên ASEAN vừa không phải là một quốc gia đối mặt với mối đe dọa bên ngoài hoặc chí ít là không lộ ra như vậy. Ngoài ra Trung Quốc còn là một cường quốc quân sự với kinh tế đang lên. Do vậy khó mà thuyết phục Trung Quốc về các mối quan tâm của ASEAN và ràng buộc họ vào các quy trình dĩ hòa vi quý và tư vấn lẫn nhau liên tục của ASEAN. Ngoài ra hợp tác an ninh đa phương chưa bao giờ là một chuẩn ngoại giao trước nay của cả Trung Quốc và ASEAN mãi đến thời gian gần đây, mà lòng tin và hợp tác giữa các nhà nước và dân tộc thì cần thời gian để xây dựng.
Các rối rắm tầng trên
Đây là một quan sát lâu dài vào lý thuyết trò chơi 2 cấp và các lý thuyết mặc cả khác, thuyết này cho rằng các lợi ích và ý muốn của giới quan chức thường thay đổi để ứng phó với các mối đe dọa hay cơ hội đến từ bên ngoài. Cuộc tranh đấu về các đảo ở Biển Đông kéo theo sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các thiết chế ngoại giao và quân sự, vốn là 2 thế lực chính yếu trên chính trường Trung Quốc, có liên quan đến việc soạn thảo luật của Trung Quốc về lãnh thổ trên biển đầu năm 1992.
Những tranh luận gay gắt được thuật đã xảy ra giữa các thành viên cao cấp của quân đội và giới ngoại giao Trung Quốc ngay khi đạo luật này được đưa ra bàn thảo tại Quốc Vụ Viện- Cơ quan Lập pháp Trung Quốc.[7] Quân đội Trung Quốc khi đó đã có hai đại diện trong Bộ Chính trị và kể từ giữa thập kỷ 1950 đã có ít nhất một thành viên của quân đội có mặt trong tiểu ban đối ngoại của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.[8] Tuy nhiên ý muốn của giới quân sự nhằm gia tăng hơn nữa vai trò trong guồng máy an ninh quốc gia rõ ràng không chỉ giới hạn trong tháp cao quyền lực mà thôi. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã chọn cách không nói đến các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhằm tránh đụng chạm về ngoại giao với các nước đang tranh chủ quyền với Trung Quốc, tuy vậy các trung tâm tham mưu lục quân, hải quân, Quân khu Quảng Châu và tỉnh Hải Nam cho rằng cần phải duy trì nguyên tắc sao cho những tranh cãi sau này sẽ dẫn đến lợi thế cho Trung Quốc.[9]
Một học giả đã từng tuyên bố rằng hành động lập tỉnh Hải Nam là một tuyên ngôn của Bắc Kinh nhằm quyết tâm xác định chủ quyền đối với tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông vì theo như "Nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam" được thông qua kì họp lần thứ 7 của Quốc Vụ Viện Trung Quốc vào tháng 4 năm 1988, quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) Trung Sa(Macclesfield) và Trường Sa (Nam Sa) và khu vực xung quanh là nằm trong địa giới tỉnh Hải Nam.[10] Dù gì thì ý kiến của giới quân sự vẫn đang thịnh thời.
Những áp lực đều đặn của Trung Quốc tại Biển Đông chứng tỏ giới quân sự tương đối thành công trong các vận động chính trị và xác định ngân sách. Sau khi trở thành lãnh đạo của Hải Lục Quân Trung Quốc (HLQTQ-PLAN) năm 1982, Đề Đốc Lưu Hoa Thanh đã trở thành một phát ngôn nhân mạnh mẽ cho việc tiến ra Trường Sa.
Ông ta đã phát biểu với báo giới rằng một trong những mục tiêu chính của HLQTQ là xác lập chủ quyền trên các vùng biển giàu tài nguyên xa xôi kia.[11] Vào năm 1994 Phó Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc (HQTQ) Zhang XuSan đã lập luận tương tự để xin tăng thêm kinh phí quốc phòng khi tranh cãi về ngân sách tại Quốc Vụ Viện. [12] Việc họ Lưu thăng tiến cao hơn vào Thường trực Trung Ương trong kỳ họp lần thứ 14 của đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tháng 10 năm 1992 đã gia tăng hơn nữa ảnh hưởng của HQTQ trong việc tạo dựng chính sách.
Kể từ năm 1983 HLQTQ đã hộ tống các tàu khảo sát của Cục Hải Dương Quốc Gia và Viện Khoa học Trung Quốc để đo đạc thời tiết và mực nước tại các vùng xa của Trường Sa.[13] Trong những năm đầu thập kỷ 1990, nhiều bài báo của Quân Đội Trung Quốc (QĐTQ-PLA) đã sử dụng việc tranh cãi tại Trường Sa để kêu gọi nâng cấp Hải Quân nhanh chóng hơn nữa.[14] Các tác giả này luôn nhấn mạnh khoảng cách xa giữa Trung Quốc Đại lục và Trường Sa để yêu cầu mua nhiều chiến hạm hơn, chiến đấu cơ Su-72 bay đường dài, nâng cao khả năng tiếp nhiên liệu trên không và xây dựng các căn cứ hải quân ở Biển Đông. Dĩ nhiên một kịch bản xung đột giữa hai bờ Đài Loan cũng đã hiện lên rõ ràng thông qua các nỗ lực sở hữu Su-72 tàu khu trục lớp Soremeny và tàu ngầm lớp Kilo từ Nga.
Tuy nhiên vai trò chính yếu của HQTQ trong việc tổ chức và thực hiện các tác vụ tại Biển Đông luôn song hành cùng các quan tâm về công tác tổ chức của HQTQ. Điều này đã khiến HQTQ trở thành một nhóm lợi ích nội bộ mạnh mẽ trong bất kỳ thương thuyết nào về chủ quyền hải đảo. Có khả năng rất cao là đã có yếu tố này cấu thành quyết định của HQTQ tại Biển Đông như tổng thống Philippines từng xác nhận khi ông tin việc đánh chiếm Đảo Vành khăn đã được tiến hành bởi các cấp thấp hơn mà không có sự đồng ý của chính quyền Trung Quốc.[15]
Còn tiếp
[1] Lee Lai To, "Defusing Rising Tension in the Spratlys: An Analysis of the Workshops on Managing Potential Conflicts in the South China Sea," American Asian Review, winter 1994, vol. XII, no. 4, 189-190.
[2] Lam Peng Er, "Japan and the Spratlys Dispute," Asian Survey, October 1996, vol.XXXVI, no. 10, 998.
[3] Lee, "Defusing Rising Tension in the Spratlys," 192.
[4] Ibid., 193.
[5] "Alatas Opens Workshop on Spratlys 3 Dec" FBIS East Asia, 4 December 1997, 4, Jakarta Media, Indonesia.
[6] Jose T. Almonte, "Ensuring Security the 'ASEAN Way'," Survival, winter 1997/1998,81.
[7] "New Law Claims Sovereignty over the Spratly Islands," FBIS China, 27 February1992, 15, Tokyo KYODO.
[8] The CCP's Central Committee Foreign Affairs Leading Small Group is headed by the premier and functions as a key policy coordination and supervision mechanism between the Politburo Standing Committee and the Foreign Ministry establishment. See Michael D. Swaine, The Role of the Chinese Military in National Security Policymaking(Santa Monica CA: RAND, 1996), chapter 3, "Foreign Policy Subarena," 19-36.
[9] "Foreign Ministry Opposes Law," FBIS China, 27 February 1992, 15-16, Tokyo KYODO.
[10] Daojiong Zha, "Localizing the South China Sea Problem: The Case of China's Hainan," Pacific Review, 2001, vol. 14, no. 4, 580-581.
[11] John W. Garver, "China's Push Through the South China Sea: The Interaction of Bureaucratic and National Interests," China Quarterly, December 1992, no. 132, 1022.
[12] Ibid.
[13] Garver, "China's Push Through the South China Sea," 1008-1009.
[14] You Ji and You Xu, "In Search of Blue Water Power: The PLA Navy's Maritime Survey in the 1990s," Pacific Review, 1999, vol. 4, no. 2, 137-149.
[15] Frank Ching, "Manila Looks for a Slingshot," Far Eastern Economic Review, 9 May 1995, 40.