Số phận bi đát của nhà nghiên cứu khoán hộ(Dân Việt) - Bí thư Kim Ngọc được cả nước biết đến là cha đẻ của khoán hộ. Thế nhưng có một người từng sát cánh cùng Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, ủng hộ chủ trương khoán hộ của ông bằng một luận án dày 72 trang, lại ít ai biết đến.
Luận án khoán hộ đầu tiên
Với chiếc xe đạp cà tàng, hàng ngày ông Thiết bán vé số dạo khắp phường Hương Long.
Đến chợ Thông (phường Hương Long, TP. Huế), hỏi ông Lê Xuân Thiết, các tiểu thương sốt sắng chỉ tay về phía quầy vé số khiêm tốn nằm bên con đường dẫn vào chợ, nơi có một ông già nhỏ thó đang bán vé số cho khách. “Chỉ cần hỏi “ông Thiết vé số” là người dân cả phường ni ai cũng biết”- ông cười vui vẻ khi gặp chúng tôi.
Ông Thiết sinh năm 1937, ở làng An Ninh Hạ, xã Hương Long, huyện Hương Trà, nay là phường Hương Long, TP. Huế. Từ nhỏ ông làm du kích, thường xuyên đột nhập các đồn giặc để vẽ bản đồ giúp bộ đội đánh đồn.
Năm 1953, ông là một trong số ít người trong tỉnh được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ du kích thi đua. Sau đó ông cùng Tiểu đoàn du kích Bình Trị Thiên tập kết ra Bắc và được giao nhiệm vụ làm liên lạc cho tiểu đoàn. Khi tiểu đoàn du kích này giải tán, ông được cử đi học ở Hà Nội và đến năm 1960 thì học ở Trường Đại học Ki- ép (Liên Xô).
3 năm sau, ông về nước học tiếp Đại học Kinh tế kế hoạch Hà Nội cho đến năm 1967. Sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi, ông được phân về công tác ở Ủy ban Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú.
Là người được đào tạo bài bản, ông sớm nhìn ra nhiều hạn chế của phong trào hợp tác hóa đang phát triển rầm rộ nhiều nơi. Từ đó, ông bắt tay vào thực hiện luận án về chính sách giao ruộng đất lâu dài cho nông dân, nhà nước chỉ thu thuế.
Đúng vào thời điểm này, ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú bắt đầu rộ lên phong trào nông dân tự chia nhau ruộng đất để sản xuất. Phong trào này đưa năng suất lên cao, đời sống người dân đổi thay nhanh chóng. Hay tin, ông tức tốc về Lập Thạch nắm thêm tình hình, tìm hiểu nguyện vọng người dân để có đủ cứ liệu xây dựng luận án của mình.
Từ hiệu quả của phong trào chia nhau ruộng đất của nông dân huyện Lập Thạch, ông Kim Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú thời bấy giờ đã quyết định nhân rộng mô hình này ra nhiều huyện khác trên địa bàn. Chủ trương đúng đắn của người đứng đầu tỉnh khiến ông Thiết hết sức phấn khởi, càng tích cực hơn trong vai trò thúc đẩy phong trào khoán hộ phát triển.
Tuy nhiên, khi thông tin về phong trào khoán hộ ở Vĩnh Phú lan tới Trung ương, ông Kim Ngọc đã bị kiểm điểm với lý do “quay lại con đường tư bản chủ nghĩa” và “đi ngược đường lối của Đảng”. “Điều đó càng thôi thúc tôi hoàn thành luận án của mình để ủng hộ chủ trương của ông Kim Ngọc”- ông Thiết kể.
Rồi một luận án dày 72 trang có tên “Khoán hộ” của ông Thiết ra đời. Tại đây, ông Thiết cho rằng, người nông dân của một nước nông nghiệp lạc hậu chưa thể làm ăn tập thể do trình độ thấp nên phải kích thích họ làm việc bằng hình thức giao khoán.
Nếu để tập thể làm, một sào ruộng chỉ thu được 1,5 tạ lúa, nhưng nếu khoán cho hộ nông dân thì mỗi sào sẽ thu được ít nhất 3 tạ. Theo ông Thiết, luận án đã góp phần làm thay đổi nhận thức của không ít trí thức ở Ủy ban Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú cũng như nhiều cơ quan khác trong tỉnh thời bấy giờ. Tuy nhiên, không nhiều người dám công khai ủng hộ bởi sợ bị quy kết là “lệch lạc tư tưởng”.
Một đời chìm nổi
Ông Thiết ghi số trúng thưởng thông báo cho khách mua vé số |
Công trình của ông Thiết không được chấp nhận và cá nhân ông bị quy cho “tội” xét lại, chống chủ trương của Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ. Ông đứng ra bảo vệ luận án của mình bằng những luận cứ khoa học nhưng cuối cùng cơ quan vẫn quyết định khai trừ ông ra khỏi Đảng và chuyển ông xuống làm tạp vụ.
Năm 1975, nhiều cơ quan trung ương mời ông làm việc nhưng không được Ủy ban Kế hoạch tỉnh Vĩnh Phú đồng ý. Một thời gian sau, khi Ủy ban Kế hoạch tỉnh Thừa Thiên- Huế có chủ trương xin trí thức tập kết ra Bắc về xây dựng quê hương, ông xin về tỉnh. Tuy nhiên, khi thấy lý lịch của ông “có vấn đề”, ông Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế lập tức chuyển ông xuống làm nhân viên của Phòng kế hoạch huyện Hương Trà.
Tại Phòng kế hoạch huyện Hương Trà, khi ông về công tác là thời điểm rộ lên chương trình cải tạo công thương nghiệp. Từ thực tế sai lầm khi cải tạo công thương nghiệp ở miền Bắc, ông viết một bản thuyết trình gần 20 trang gửi lên tỉnh Thừa Thiên- Huế nói rõ không nên tiến hành cải tạo công thương nghiệp vì sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, ý kiến của ông không được lãnh đạo tỉnh đồng ý.
Không làm ngơ trước những chủ trương sai lầm của lãnh đạo, ông phản đối kịch liệt nên năm 1977 ông bị điều chuyển đến Nhà máy vôi Long Thọ. Tại nơi làm việc mới, vì tiếp tục có ý kiến trước những chủ trương sai lầm của lãnh đạo nên ông bị đưa vào “danh sách đen”, bị coi là “người thiếu thiện chí”. Năm 1980, quá chán nản, ông xin nghỉ mất sức.
Nước mắt tuổi già
Trở về quê ở tuổi 44, ông lập gia đình trong cảnh hoàn toàn trắng tay. Không ruộng vườn, nghề nghiệp để mưu sinh, cuộc sống của gia đình ông ngày càng bi đát. Đã vậy, năm 1989, tiền lương hưu mất sức ít ỏi của ông cũng bị cắt. Để tồn tại, ông phải đi nhặt ve chai đem bán lấy tiền nuôi gia đình.
Tuổi tác ngày càng lớn, sức khỏe suy yếu, ông phải chuyển sang nghề bán vé số. Ngày nắng, với chiếc xe đạp cà tàng, ông đạp xe đi khắp phường Hương Long bán vé số, ngày mưa sức khỏe không cho phép, ông phải ngồi lại chợ Thông để bán.
“Thu nhập từ bán vé số mỗi ngày chỉ được vài chục nghìn, không đủ để lo cho vợ con. Nhưng hoàn cảnh thế này thì biết làm gì khác hơn”- ông buồn nói. Hiện vợ chồng ông có một người con trai đang học đại học nên cuộc sống gia đình ông càng ngày càng túng quẫn.
Khi nhắc đến bộ phim “Bí thư Tỉnh ủy” đang được chiếu trên VTV1, giọng ông buồn buồn: “Xem phim tui bắt gặp hình ảnh của mình trong đó. Số phận của ông Kim Ngọc thật gian truân nhưng cuối cùng người ta cũng minh oan và vinh danh cho ông ấy. Tui thì chẳng muốn ai vinh danh mình, mà chỉ cần có sức khỏe để kiếm đủ tiền lo cho con ăn học”.
An Sơn
---------
--------
Bí thư Tỉnh ủy - Từ cuộc đời "Cha đẻ khoán hộ" Kim NgọcTác giả: GS Đặng Phong
Cuốn tiểu thuyết này không phải là một sự hư cấu thuần túy văn học. Ở đây tác giả chỉ sử dụng thủ pháp văn học để nói về một sự kiện lịch sử có thật và về một người anh hùng có thật.
Tên sách: Bí thư Tỉnh ủy - Từ cuộc đời "Cha đẻ khoán hộ" Kim Ngọc
Tác giả: Vân Thảo, NXB Trẻ
Sự kiện đó là Khoán trong nông nghiệp Việt Nam - một vấn đề và cũng là một sự thách đố có ý nghĩa sinh tử đối với số phận nền kinh tế Việt Nam.
Người anh hùng đó là Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc - cha đẻ của mô hình khoán. Cũng như trong mọi sự sinh nở, ông đã trải qua những thai nghén, mang nặng, đẻ đau. Rồi cũng như không ít bậc cha mẹ, ông đã không sống đủ lâu để nhìn thấy "đứa con" của mình sống sót, trưởng thành, phát triển...
Mọi cuốn tiểu thuyết, dù viết về vấn đề gì, đều có cốt lõi là những thắt nút, mâu thuẫn, và cởi nút, giải quyết mâu thuẫn. Có những loại mâu thuẫn là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác. Nhưng mâu thuẫn mà cuốn tiểu thuyết này đề cập tới, cũng là mâu thuẫn đã diễn ra trong thực tế lịch sử kinh tế VN, lại là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái thiện.
Tập thể hóa nông nghiệp là một ý tưởng thánh thiện. Nó ra đời ở Liên Xô với Lê-nin vào đầu thể kỷ XX. Lên-nin đã từng nghĩ rằng: "nền sản xuất tiểu nông từng ngày từng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản". Vào thời đại đó thì chủ nghĩa tư bản bị coi là nguyên nhân của rất nhiều tai ương chướng họa, mà cuộc đại chiến thế giới thứ nhất là một bằng chứng hùng hồn, rồi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1930 là một bằng chứng không kém phần tiêu biểu nữa. Nhưng chỉ vài năm sau khi thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp ở một số nơi, chính Lê-nin đã nhận thấy cách tập thể hóa như đã làm ở Liên Xô là không ổn.
Thậm chí, theo Lê-nin, Nhiệt tình cách mạng + Dốt nát = Phá hoại. Ở Lê-nin lại xuất hiện một ý tưởng thánh thiện khác. Ông đã nói với những người cộng sản phụ trách nông nghiệp rằng: "Không được làm cho nông dân bất bình bằng cách biến công cuộc hợp tác hóa thành một trò chơi ngu ngốc của các anh... Hãy để cho nông dân được tự do sản xuất và đem bán những sản phẩm của họ..."
Sau khi Lê-nin qua đời, những người kế tục ông lại trở về với quan niệm rằng muốn phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nông dân phải tiến hành tập thể hóa. Thậm chí, nếu nông dân vì lạc hậu mà chưa thấy được đấy là lợi ích của chính mình thì phải cưỡng bức họ. Công cuộc tập thể hóa đã được hoàn thành vào năm 1932.
Ngay sau đó, nông nghiệp sa sút chưa từng thấy. Toàn Liên bang Xô-viết thiếu ăn. Chính những người sản xuất ra lương thực lại là người chết đói đầu tiên (vài triệu người). Đến cơ sự này thì sự thánh thiện bị đặt trước những chất vấn của cuộc sống - đúng ra là của hàng triệu cái chết: Sửa đổi đi hay tiếp tục áp đặt? Stalin đã chọn giải pháp thứ hai. Đất nước tiếp tục rơi vào một vòng xoáy của những cuộc khủng hoảng, những được giữ kín như bưng. Đến đây thì sự thánh thiện bị thay bằng lợi ích của quyền uy. Đây không còn là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái thiện nữa, mà là xung đột giữa cái thiện với quyền uy, giữa cái đúng của nhận thức bất lực với cái sai được che chắn bởi quyền lực.
Hai mươi năm sau, kịch bản đó lại diễn ra ở Trung Quốc, cũng bắt đầu từ những ý tưởng thánh thiện, rồi bị trả giá bằng những thảm họa của Công xã nhân dân và Đại tiến vọt (cũng vài chục triệu người chết). Thảm họa này lại đánh thức nhiều bộ óc thánh thiện đi tìm cái đúng. Nhưng cái sai đầy quyền uy đã tự vệ bằng những phong trào Cách mạng văn hóa, Chống phái hữu... Phải hơn 20 năm sau, cái đúng mới được mở đường đi, và cũng chỉ có thể đi sau những cỗ quan tài của quyền lực cũ...
Kịch bản của Việt Nam có nhiều nét khác so với hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Hợp tác hóa đương nhiên cũng xuất phát từ những ý tưởng thánh thiện muốn cứu nông dân, muốn cứu nông nghiệp, cứu đất nước khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Nó được nhận thức như một món ăn thịnh soạn mà chế độ mới đem đến cho nông dân. Song những người chuẩn bị món ăn này lại không phải là những người trực tiếp thưởng thức, nên họ không cảm nhận được sự khó nuốt. Cũng có kẻ thì vì nể nang mà cố nuốt. Nhưng cũng có người, ban đầu là số ít, đã di từ nghi ngờ đến khẳng định: Món ăn này nấu hỏng rồi, phải nấu lại. Trên mâm cơm cơ chế của nông nghiệp thì người đầu tiên đã dừng đũa và tuyên bố như vậy chính là Kim Ngọc.
Thực hiện lời tuyên bố đó, ông đã cùng toàn tỉnh nấu lại món ăn này, đó là Khoán hộ. Món Khoán hộ được bà con nông dân tấm tắc khen ngon. Nhưng với một vài người thì vấn đề không còn là chuyện ngon hay không ngon, vì họ đâu có trực tiếp ăn món này? Với họ vấn đề là uy tín của nhà bếp. Họ tuyên bố rằng món ăn đó dù có ngon thì cũng có nhiều chất độc hại gây chết người. Vì thế, nhà bếp không được tiếp tục nấu món ăn đó nữa.
Trong trường hợp này, Kim Ngọc đã hành xử giống như Galileo Galilei:
Một mặt vì tinh thần chấp hành ông buộc phải khước từ cái đúng của mình trong hành động, nhưng mặt khác ông vẫn giữ vững niềm tin về cái đúng trong tư duy.
Trong tư duy của Kim Ngọc thì "quả đất" khoán vẫn quay. Nhưng khác với tình hình ở Liên Xô và Trung Quốc, ở Việt Nam nhiều người trong Đảng lại bày tỏ sự đồng tình với ông.
Rồi phải mất 21 năm sau (từ 1968- đến 1988), khi Kim Ngọc không còn trên trái đất này nữa, "quả đất" khoán của ông mới quay trong cuộc sống.
Điều trớ trêu và đáng tiếc đó hình như vẫn là nhịp đi thường tình của phát triển. Vì thế hình như số phận của phần lớn các nhà cải cách đều giống nhau: Cô đơn và hẩm hiu với những phát hiện của mình, bất lực trước sự phủ định của cái cũ còn đại diện cho đa số, âm thầm ấp ủ niềm tin của mình là đúng, đên khi cái đúng được đời công nhận và tôn vinh thì cỏ đã xanh trên mồ của mình.
Cũng vì thế, khi tác giả bài giới thiệu này viết xong cuốn sách về "Phá rào trong kinh tế", mà Kim Ngọc được nói tới đầu tiên, đã tới thắp một nén hương trên bàn thờ của ông và thầm đọc tặng ông hai câu thơ:
Dẫu cho như thế là thiên cổ
Nghĩa sĩ mỉm cười dưới cỏ khâu.
Bí thư Tỉnh ủy - Từ cuộc đời "Cha đẻ khoán hộ" Kim Ngọc
---------
--------
Bí thư Tỉnh ủy - Từ cuộc đời "Cha đẻ khoán hộ" Kim NgọcTác giả: GS Đặng Phong
Cuốn tiểu thuyết này không phải là một sự hư cấu thuần túy văn học. Ở đây tác giả chỉ sử dụng thủ pháp văn học để nói về một sự kiện lịch sử có thật và về một người anh hùng có thật.
Tên sách: Bí thư Tỉnh ủy - Từ cuộc đời "Cha đẻ khoán hộ" Kim Ngọc
Tác giả: Vân Thảo, NXB Trẻ
Sự kiện đó là Khoán trong nông nghiệp Việt Nam - một vấn đề và cũng là một sự thách đố có ý nghĩa sinh tử đối với số phận nền kinh tế Việt Nam.
Người anh hùng đó là Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc - cha đẻ của mô hình khoán. Cũng như trong mọi sự sinh nở, ông đã trải qua những thai nghén, mang nặng, đẻ đau. Rồi cũng như không ít bậc cha mẹ, ông đã không sống đủ lâu để nhìn thấy "đứa con" của mình sống sót, trưởng thành, phát triển...
Mọi cuốn tiểu thuyết, dù viết về vấn đề gì, đều có cốt lõi là những thắt nút, mâu thuẫn, và cởi nút, giải quyết mâu thuẫn. Có những loại mâu thuẫn là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác. Nhưng mâu thuẫn mà cuốn tiểu thuyết này đề cập tới, cũng là mâu thuẫn đã diễn ra trong thực tế lịch sử kinh tế VN, lại là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái thiện.
Tập thể hóa nông nghiệp là một ý tưởng thánh thiện. Nó ra đời ở Liên Xô với Lê-nin vào đầu thể kỷ XX. Lên-nin đã từng nghĩ rằng: "nền sản xuất tiểu nông từng ngày từng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản". Vào thời đại đó thì chủ nghĩa tư bản bị coi là nguyên nhân của rất nhiều tai ương chướng họa, mà cuộc đại chiến thế giới thứ nhất là một bằng chứng hùng hồn, rồi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1930 là một bằng chứng không kém phần tiêu biểu nữa. Nhưng chỉ vài năm sau khi thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp ở một số nơi, chính Lê-nin đã nhận thấy cách tập thể hóa như đã làm ở Liên Xô là không ổn.
Thậm chí, theo Lê-nin, Nhiệt tình cách mạng + Dốt nát = Phá hoại. Ở Lê-nin lại xuất hiện một ý tưởng thánh thiện khác. Ông đã nói với những người cộng sản phụ trách nông nghiệp rằng: "Không được làm cho nông dân bất bình bằng cách biến công cuộc hợp tác hóa thành một trò chơi ngu ngốc của các anh... Hãy để cho nông dân được tự do sản xuất và đem bán những sản phẩm của họ..."
Sau khi Lê-nin qua đời, những người kế tục ông lại trở về với quan niệm rằng muốn phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nông dân phải tiến hành tập thể hóa. Thậm chí, nếu nông dân vì lạc hậu mà chưa thấy được đấy là lợi ích của chính mình thì phải cưỡng bức họ. Công cuộc tập thể hóa đã được hoàn thành vào năm 1932.
Ngay sau đó, nông nghiệp sa sút chưa từng thấy. Toàn Liên bang Xô-viết thiếu ăn. Chính những người sản xuất ra lương thực lại là người chết đói đầu tiên (vài triệu người). Đến cơ sự này thì sự thánh thiện bị đặt trước những chất vấn của cuộc sống - đúng ra là của hàng triệu cái chết: Sửa đổi đi hay tiếp tục áp đặt? Stalin đã chọn giải pháp thứ hai. Đất nước tiếp tục rơi vào một vòng xoáy của những cuộc khủng hoảng, những được giữ kín như bưng. Đến đây thì sự thánh thiện bị thay bằng lợi ích của quyền uy. Đây không còn là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái thiện nữa, mà là xung đột giữa cái thiện với quyền uy, giữa cái đúng của nhận thức bất lực với cái sai được che chắn bởi quyền lực.
Hai mươi năm sau, kịch bản đó lại diễn ra ở Trung Quốc, cũng bắt đầu từ những ý tưởng thánh thiện, rồi bị trả giá bằng những thảm họa của Công xã nhân dân và Đại tiến vọt (cũng vài chục triệu người chết). Thảm họa này lại đánh thức nhiều bộ óc thánh thiện đi tìm cái đúng. Nhưng cái sai đầy quyền uy đã tự vệ bằng những phong trào Cách mạng văn hóa, Chống phái hữu... Phải hơn 20 năm sau, cái đúng mới được mở đường đi, và cũng chỉ có thể đi sau những cỗ quan tài của quyền lực cũ...
Kịch bản của Việt Nam có nhiều nét khác so với hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Hợp tác hóa đương nhiên cũng xuất phát từ những ý tưởng thánh thiện muốn cứu nông dân, muốn cứu nông nghiệp, cứu đất nước khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Nó được nhận thức như một món ăn thịnh soạn mà chế độ mới đem đến cho nông dân. Song những người chuẩn bị món ăn này lại không phải là những người trực tiếp thưởng thức, nên họ không cảm nhận được sự khó nuốt. Cũng có kẻ thì vì nể nang mà cố nuốt. Nhưng cũng có người, ban đầu là số ít, đã di từ nghi ngờ đến khẳng định: Món ăn này nấu hỏng rồi, phải nấu lại. Trên mâm cơm cơ chế của nông nghiệp thì người đầu tiên đã dừng đũa và tuyên bố như vậy chính là Kim Ngọc.
Thực hiện lời tuyên bố đó, ông đã cùng toàn tỉnh nấu lại món ăn này, đó là Khoán hộ. Món Khoán hộ được bà con nông dân tấm tắc khen ngon. Nhưng với một vài người thì vấn đề không còn là chuyện ngon hay không ngon, vì họ đâu có trực tiếp ăn món này? Với họ vấn đề là uy tín của nhà bếp. Họ tuyên bố rằng món ăn đó dù có ngon thì cũng có nhiều chất độc hại gây chết người. Vì thế, nhà bếp không được tiếp tục nấu món ăn đó nữa.
Trong trường hợp này, Kim Ngọc đã hành xử giống như Galileo Galilei:
Một mặt vì tinh thần chấp hành ông buộc phải khước từ cái đúng của mình trong hành động, nhưng mặt khác ông vẫn giữ vững niềm tin về cái đúng trong tư duy.
Trong tư duy của Kim Ngọc thì "quả đất" khoán vẫn quay. Nhưng khác với tình hình ở Liên Xô và Trung Quốc, ở Việt Nam nhiều người trong Đảng lại bày tỏ sự đồng tình với ông.
Rồi phải mất 21 năm sau (từ 1968- đến 1988), khi Kim Ngọc không còn trên trái đất này nữa, "quả đất" khoán của ông mới quay trong cuộc sống.
Điều trớ trêu và đáng tiếc đó hình như vẫn là nhịp đi thường tình của phát triển. Vì thế hình như số phận của phần lớn các nhà cải cách đều giống nhau: Cô đơn và hẩm hiu với những phát hiện của mình, bất lực trước sự phủ định của cái cũ còn đại diện cho đa số, âm thầm ấp ủ niềm tin của mình là đúng, đên khi cái đúng được đời công nhận và tôn vinh thì cỏ đã xanh trên mồ của mình.
Cũng vì thế, khi tác giả bài giới thiệu này viết xong cuốn sách về "Phá rào trong kinh tế", mà Kim Ngọc được nói tới đầu tiên, đã tới thắp một nén hương trên bàn thờ của ông và thầm đọc tặng ông hai câu thơ:
Dẫu cho như thế là thiên cổ
Nghĩa sĩ mỉm cười dưới cỏ khâu.
Bí thư Tỉnh ủy - Từ cuộc đời "Cha đẻ khoán hộ" Kim Ngọc