Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Ai quyết định số lượng ủy viên BCH TƯ Đảng?

--Ai quyết định số lượng ủy viên BCH TƯ Đảng? (17/01/2011)
- Số uỷ viên chính thức và số uỷ viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định - Trích điều 22, phần "Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng" trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày hôm nay, 17/1, các Đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI sẽ bầu Ban Chấp hành Trung ương. Bee xin đăng lại phần "Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng" trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Điều 20.
- Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập, thường lệ 5 năm một lần. Khi có tình hình đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương có thể triệu tập Đại hội sớm hơn hoặc chậm lại một thời gian, không quá 1 năm. Trong trường hợp phải chậm lại, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận tập thể, thông tri rõ lý do cho các cấp bộ Đảng biết.

Nếu xét thấy cần, hoặc có quá 1/2 số cấp uỷ trực thuộc yêu cầu, thì Ban Chấp hành Trung ương triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường.

Số đại biểu chính thức và số đại biểu dự khuyết dự Đại hội đại biểu toàn quốc và cách thức ứng cử và bầu cử đều do Ban Chấp hành Trung ương căn cứ vào tình hình chính trị chung, vào số lượng đảng viên và sự quan trọng của mỗi đảng bộ trực thuộc mà quyết định.

Trước khi họp Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương nêu các vấn đề sẽ bàn ở Đại hội cho các cấp bộ Đảng thảo luận.

Điều 21. - Nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc là: xét và chuẩn y các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương, định đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng và các vấn đề cơ bản nhất về tình hình và nhiệm vụ của Đảng trong từng thời kỳ; quyết định bổ sung hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng; cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Điều 22. - Giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc, Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là 5 năm.

Số uỷ viên chính thức và số uỷ viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định.

Điều 23. - Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương là: lãnh đạo toàn bộ công tác của Đảng trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc; chấp hành các nghị quyết khác của Đại hội đại biểu toàn quốc và Điều lệ của Đảng; quyết định các vấn đề quan trọng về kế hoạch nhà nước và các chính sách đối nội đối ngoại của Đảng; thay mặt Đảng liên lạc với các đảng anh em trên thế giới; thành lập các cơ quan chuyên môn, các Ban cán sự của Đảng, thành lập các đảng đoàn trong các cơ quan dân cử của bộ máy nhà nước và của các đoàn thể nhân dân có tính chất toàn quốc, và lãnh đạo các cơ quan, các đảng đoàn đó hoạt động; quản lý và phân phối cán bộ; định đảng phí, quản lý và phân phối tài chính của Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương thường lệ sáu tháng họp một lần và cứ sáu tháng một lần báo cáo tình hình chung và công việc đã làm cho cấp dưới, đồng thời nêu các vấn đề cần thiết cho cấp dưới thảo luận và góp ý kiến với Trung ương.

Điều 24.
- Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị toàn thể cử ra Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương. Số uỷ viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư do Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương quyết định. Ngoài số uỷ viên chính thức, Bộ Chính trị có một số uỷ viên dự khuyết.

Bộ Chính trị thay mặt Ban Chấp hành Trung ương lãnh đạo công tác của Đảng giữa hai kỳ Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương trên cơ sở các nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc và của Ban Chấp hành Trung ương.

Bộ Chính trị, thường kỳ và theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương, báo cáo về công việc của mình và của Ban Bí thư trước Ban Chấp hành Trung ương.

Ban Bí thư giải quyết công việc hàng ngày của Đảng, chỉ đạo công tác của các tổ chức Đảng và chỉ đạo sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô sản để thi hành các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng ở các cấp, các ngành.
-Đại hội XI bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành TW
Hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang tại Đại hội XI
Tin tức từ bên trong phòng họp kín của Đại hội cho hay ngoài con số 190 người được Ban Chấp hành khóa X đề cử, các đoàn đại biểu địa phương đề cử thêm khoảng 90 vị khác.
Tổng cộng danh sách bầu cử ủy viên chính thức Ban chấp hành Trung ương khóa XI là 218 người, dự khuyết là 61 người.
So với con số ủy viên trung ương dự tính sẽ bầu là 175 ủy viên chính thức và 25 ủy viên dự khuyết, số dư như vậy đối với ủy viên chính thức là 24,5%, vượt quá con số 15% trông đợi trước đó.
Đánh giá về chi tiết này, ông Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Giáo dục, người từng là ủy viên trung ương Đảng trong ba khóa liên tiếp, nói: "Đây là điểm rất tiến bộ so với các kỳ đại hội trước".
"Trong quá khứ, con số đề cử thường vừa vặn với số người trong Ban Chấp hành, thí dụ có 145 ủy viên thì đề cử 145 người."
"Lần này đề cử nhiều hơn con số chính thức 20%, cho đại hội rộng đường lựa chọn."
Số dư lớn mang lại cơ hội lựa chọn lớn hơn, nhưng cũng khiến quá trình bầu bán kéo dài và phức tạp hơn.
Tới cuối ngày thứ Ba ngày 18/01, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI mới tiến hành bầu chọn nhân sự Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí thư. Như vậy công tác nhân sự chiếm tới gần bốn ngày của đại hội.
Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ ra mắt tại phiên bế mạc Đại hội XI diễn ra vào thứ Tư 19/01.

Quy trình bầu cử

Tại phiên họp trù bị hôm 11/01, các đại biểu đã thống nhất không bầu trực tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa việc bầu trực tiếp sẽ không được đưa vào thực tiễn đại hội Đảng. Theo Giáo sư Hạc, việc bầu cử trực tiếp là "điều tiến bộ, nếu do các lý do khác nhau không thể tiến hành trong Đại hội XI thì vẫn có thể được áp dụng trong các đại hội tương lai".
Theo quy trình chính thức, trong những ngày làm việc về nhân sự, các đại biểu bắt đầu bằng trao đổi về tiêu chuẩn, cơ cấu, danh sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương.
Tiếp đó, các đoàn đại biểu báo cáo với Đoàn Chủ tịch Đại hội về danh sách đề cử bổ sung ngoài danh sách đề cử của Ban Chấp hành Trung ương khoá X. Đoàn Chủ tịch Đại hội sẽ làm việc với các trưởng đoàn về danh sách này.
Các đại biểu tự ứng cử hay được đề cử có một khoảng thời gian để quyết định rút khỏi danh sách, nếu muốn.
Đại hội Đảng XI
Đại hội dành gần bốn ngày làm việc về nhân sự
Chỉ sau đó việc bỏ phiếu mới được tiến hành.
Để trúng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, đại biểu phải được ít nhất 50% phiếu bầu của đại hội.
Ban Chấp hành Trung ương khóa XI sẽ đề cử Bộ Chính trị khóa mới gồm 17 vị.
Trong thành phần Bộ Chính trị sẽ có các nhân vật nắm các chức vụ chủ chốt nhất trong Đảng và Chính phủ, tuy các cương vị của Chính phủ phải đợi tới sau bầu cử Quốc hội ngày 22/05 tới mới được bổ nhiệm chính thức.

Yếu tố bất ngờ

Cho tới sáng thứ Hai, dư luận người theo dõi Đại hội XI vẫn thống nhất về các tên tuổi dự đoán từ trước, như ông Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành tổng bí thư khóa mới, ông Nguyễn Tấn Dũng tại vị thủ tướng, ông Trương Tấn Sang có thể trở thành chủ tịch nước và ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ nhận vai trò chủ tịch Quốc hội.
Tuy nhiên, có nguồn tin nói vẫn còn "yếu tố bất ngờ", nhất là trong danh sách ủy viên trung ương.
Cũng nhiều đồn đoán đang được lưu truyền quanh danh sách 17 thành viên Bộ Chính trị.
Với các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Trương Vĩnh Trọng và Nguyễn Văn Chi sẽ thôi chức vì lý do tuổi tác và sức khỏe, sẽ phải có sáu tên tuổi mới tham gia Bộ Chính trị.
Trong các nhân vật được cho là có nhiều cơ hội vào Bộ Chính trị khóa XI có bà Tòng Thị Phóng, hiện là Phó Chủ tịch Quốc hội; và ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an.
Một số dịch chuyển khác là ông Tô Huy Rứa có thể trở thành Thường trực Ban Bí thư, thay ông Trương Tấn Sang; ông Ngô Văn Dụ trở thành trưởng Ban Tổ chức Trung ương, thay ông Hồ Đức Việt.
Tuy nhiên những thông tin không chính thống trên có thể còn thay đổi.

-Giới thiệu thêm 152 người để bầu Ban chấp hành Trung ương VnEconomy -
Thông tin từ đại biểu Phùng Đình Thiệu, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên, về công tác nhân sự tại Đại hội Đảng XI
-Đại hội XI: “Quy trình nhân sự ngày càng dân chủ” VnEconomy -
Đã có 152 người được giới thiệu thêm để bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới

Tổng số lượt xem trang