Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Bỏ công hữu tư liệu sản xuất

  - Công hữu về tư liệu sản xuất (Đông A blog)(không mới, lưu lại)
 Đại hội Đảng lần thứ XI đã biểu quyết bỏ cụm từ "công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu", thay thế bằng cụm từ "quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp" như tinh thần của Đại hội trước trong Cương lĩnh của Đảng: "Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp". Ông Nguyễn Phú Trọng, tân Tổng Bí thư, ủng hộ phương án "công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu", nhưng đa số đại biểu lại không đồng tình với ông Trọng và đã lựa chọn phương án cũ. Tôi cho rằng đây là vấn đề lý thuyết quan trọng bậc nhất của Cương lĩnh Đảng, thể hiện tính chính danh của một chính Đảng và là điểm cốt yếu để phân định đặc tính xã hội chủ nghĩa trong một nền kinh tế thị trường. Tuy không thích ông Nguyễn Phú Trọng ở nhiều đặc điểm, nhưng tôi lại cho rằng ông Trọng ủng hộ quan điểm về "công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu" là một điểm son cần phải ghi nhận của ông. Nhưng rất đáng tiếc, ông Trọng hoặc đã không tranh đấu đến cùng, hoặc ông đã không tập hợp đủ lực lượng ủng hộ ông. Tôi cho rằng để khẳng định tính chính danh của một Đảng Cộng sản, cũng như để khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một thực thể thực sự, một khái niệm độc lập, không phải là một thứ mạo danh hay trá hình thì đặc tính "công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu" cần phải đưa vào trong Cương lĩnh của Đảng. Phương án "quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp" chỉ là một hình thức tu từ thuần túy, không phản ánh bất cứ một nội dung tường minh nào, mang nặng tính cơ hội và trì hoãn chờ thời. Điểm quan trọng hơn, nó không thể làm rõ nội hàm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì, có đặc điểm gì khác với nền kinh tế thị trường ở các nước tư bản, đồng thời nó có thể tạo ra những thâu tóm tài sản công vào trong tay một số cá nhân. Trụ cột cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là các đỉnh cao chỉ huy điều tiết nền kinh tế thị trường. Tư liệu  sản xuất của các đỉnh cao chỉ huy này nằm trong nhà nước, do vậy chúng phải là công hữu. Từ bỏ đặc tính công hữu về tư liệu sản xuất của các đỉnh cao chỉ huy là trực tiếp xóa bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì định hướng xã hội chủ nghĩa là tái cấu trúc thặng dư của các chủ thể đỉnh cao chỉ huy nhằm đem lại phúc lợi cho toàn xã hội và  điều tiết thị trường. Đây là đặc điểm duy nhất để phân biệt nền kinh tế thị trường có được định hướng xã hội chủ nghĩa hay không. Từ bỏ đặc tính công hữu về tư liệu sản xuất của các đỉnh cao chỉ huy, mặt khác, thực chất là tạo cơ hội đem tài sản vốn là của công vào trong tay một số cá nhân.

Ông Võ Hồng Phúc cho rằng nếu để cụm từ "công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu" thì không khác nào nuôi cho béo để thịt. Lập luận của ông Phúc thực chất vừa là một dạng ngụy biện trá hình, vừa không biện chứng. Ông Phúc đã ngụy biện bằng cách lờ đi hai chữ "chủ yếu". Không phải bất kỳ tư liệu sản xuất nào cũng là công hữu. Chỉ có những tư liệu sản xuất thuộc những đỉnh cao chỉ huy mới là công hữu. Một khi các lực lượng sản xuất khác đã "béo" thì không phải muốn thịt chúng là đã thịt được chúng, bởi vì khi đã "béo", chúng sẽ tạo ra quyền lực và quyền lực này sẽ bảo vệ chúng. Đó là chưa nói tới trong thế giới ngày nay, những quan hệ toàn cầu nhằng nhịt, sẽ chẳng bao giờ có ai thịt được chúng ở trong một quốc gia riêng biệt, trừ khi toàn thể thế giới đều tiến hành thịt chúng. Đó là tính biện chứng của vấn đề. Đó đồng thời cũng giải thích tại sao ngay từ năm 1991 trong Cương lĩnh của Đảng vẫn ghi công hữu về tư liệu sản xuất mà đầu tư tư nhân lẫn nước ngoài chỉ có tăng và chẳng ai lo ngại bị thịt cả.  Quan điểm của ông Phúc rằng gốc của CNXH là công bằng và điều tiết thu nhập là vừa mang tính cải lương, vừa duy ý chí, bởi vì nếu không nắm trong tay lực lượng sản xuất (hay cụ thể hơn cổ phần) thì lấy gì để mà điều tiết thu nhập lẫn thực thi công bằng? Bằng sự mủi lòng hay bằng quân đội và công an?

Tuy vậy, ở đây có một vấn đề: liệu công hữu về tư liệu sản xuất, ngay cả chỉ cho các đỉnh cao chỉ huy, có phải đã tốt hơn tư hữu về tư liệu sản xuất về mặt sản xuất kinh tế? Tư nhân hóa các đỉnh cao chỉ huy liệu có tốt hơn không? Vấn đề này tôi sẽ không bàn tới, chỉ lưu ý hai điểm. Một là, chuyện Soviet công hữu hóa tư liệu sản xuất không phải là ví dụ minh chứng cho sự thất bại của công hữu về tư liệu sản xuất. Đó là sự thất bại của nền kinh tế kế hoạch tập trung. Các đỉnh cao chỉ huy, dù tư liệu sản xuất là công hữu, vẫn hoạt động theo cơ chế thị trường. Chỉ có thặng dư thu được của chúng được điều tiết cho phúc lợi xã hội và bình ổn chính nền kinh tế thị trường. Hai là, sự thất bại trong hoạt động kinh tế của một số tập đoàn nhà nước, mặc dù là những thực tiễn quan trọng cần nghiên cứu, không phải là phản ví dụ để loại trừ lý thuyết về công hữu tư liệu sản xuất, bởi vì những thất bại như vậy vẫn xảy ra cho các tập đoàn tư hữu về tư liệu sản xuất. Đó là đặc điểm bình thường của một nền kinh tế thị trường, hơn là do đặc điểm khác biệt về tư liệu sản xuất.     



-Bỏ công hữu tư liệu sản xuất BBC-TS Lê Đăng Doanh giải thích điểm quan trọng trong đại hội đảng vừa qua.
Đại hội đảng vừa qua có một thay đổi mà một số chuyên gia cho là quan trọng về mặt quan điểm và lý luận của đảng cộng sản, định nghĩa lại hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trong khái niệm về chủ nghĩa xã hội.
TS Lê Đăng Doanh cũng chú ý đặc biệt đến việc đại hội đã thể hiện điều mà ông mô tả là dân chủ, thay đổi dự thảo mà hội nghị trung ương 14 trước đó đưa ra, bỏ qui định về chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất.


-Tân Tổng Bí thư ĐCS VN ra mắt   (BBC)
 Sửa đổi cương lĩnh
Tại lễ bế mạc Đại hội XI, ông Đinh Thế Huynh trong tư cách ủy viên của đoàn thư ký đã thông báo một số sửa đổi trong các văn kiện đại hội, sau khi tiếp thu ý kiến của đại biểu thông qua bỏ phiếu.
Một trong các sửa đổi quan trọng nhất là trong Cương lĩnh về đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội, được sửa từ phiên bản Dự thảo là “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” thành "Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” (như tinh thần Đại hội X).
Khi bỏ phiếu, tới 65,04% đại biểu đồng ý với phương án hai, tức sửa đổi như trên; trong khi chỉ có chưa đến 35% phiếu ủng hộ phương án một, tức giữ nguyên như Dự thảo.
Đánh giá về sửa đổi này, kinh tế gia kỳ cựu Lê Đăng Doanh nói: "Chi tiết này có ý nghĩa bước ngoặt quan trọng."
"Việc Đại Hội biểu quyết thay đổi khác với Dự thảo nên được ghi nhận là một tiến bộ trong Đại hội này."
Kinh nghiệm về các chiến dịch công hữu hóa tại các nước cộng sản trong quá khứ rất có thể khiến người nước ngoài cảm thấy lo ngại khi làm ăn.
Việc Đại Hội biểu quyết thay đổi khác với Dự thảo nên được ghi nhận là một tiến bộ trong Đại hội này.
TS kinh tế Lê Đăng Doanh
Theo ông Doanh, sửa đổi cương lĩnh Đảng sẽ bảo đảm rằng "từ nay về sau sẽ không thể còn có các chiến dịch công hữu hóa nữa vì không chỉ Cương lĩnh không cho phép mà lực lượng ủng hộ ý kiến này sẽ ngày càng ít dần đi".
Bản thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người ủng hộ việc giữ nguyên cụm từ "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất", với lý do các tranh cãi còn nhiều, chưa thống nhất về vấn đề này, chưa chín muồi nên cần được bảo lưu như Dự thảo.
Tuy nhiên, ông Trọng nay thừa nhận ông phải "chấp hành ý chí của toàn Đảng".
"Biểu quyết thế nào là quyền của Đại hội." Ông nói: "Chúng tôi nghiêm túc chấp hành".
"Nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng không ảnh hưởng gì đến chính sách nhất quán của Việt Nam là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội."
Một sửa đổi khác là chi tiết về Đảng lãnh đạo quân đội và công an trong Điều lệ Đảng. Nay chi tiết này được sửa thành "Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật".
Điều lệ Đảng cũng thêm vào sửa đổi nêu rõ chức danh Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương và bí thư cấp ủy địa phương trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự cùng cấp.

-Vietnamese economists welcome rejection of public-ownership model
Hanoi - Vietnamese economists Thursday welcomed the ruling Communist party's decision not to abandon its current economic model that allows both public and private ownership in the view of a rising influx of foreign investors and a booming private sector

The recently concluded 11th party congress turned down a suggestion by the powerful Politburo to return to its Marxist roots and end private ownership of the means of production.

The public-ownership-only model was abandoned in 1986. It did not encourage people to work, as the government could seize their means of production any time, economists said. It had been introduced in 1976 in a time of extreme economic hardship and skyrocketing inflation after the end of the Vietnam War.

Planning and Infrastructure Minister Vo Hong Phuc warned last week that if the means of production were to be nationalized, no one would dare to invest.

Economist Le Dang Doanh welcomed the decision to maintain the status quo, pointing out that state-owned enterprises, while being recipients of huge amounts of investment capital from the state, contributed only 28 per cent to the gross domestic product, while the private sector contributed 34 per cent.

Nguyen Quang A, former director of the Institute for Stable Development in Hanoi, said abandoning the multi-ownership model would have 'dragged back' innovation.

The week-long 11th Party Congress was attended by 1,377 delegates and concluded Wednesday. It approved broad economic policies to turn Vietnam into an industrialized country by 2020.

Tổng số lượt xem trang