- Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 22)
CHƯƠNG 6
KHÔNG NÊN CÓ ẢO TƯỞNG ĐỐI VỚI MỸ
Đối với Mỹ phải có hy vọng, nhưng không nên tách rờithực tế. Đối với quan hệ Trung-Mỹ, phải có hy vọng, nhưng không nên lý tưởng hóa. Tăng cường niềm tin chiến lược là có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ và phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Nhưng cùng với việc tăng cường niềm tin chiến lược, cũng phải đề phòng “ảo tưởng chiến lược”.
1. Ảo tưởng về chiến lược không khác gì tự sát
Ảo tưởng về chiến lược là một sai lầm mà các nhà chính trị rất dễ mắc phải, và cũng là sai lầm mà các nhà chính trị không thể phạm phải. Trong cuộc đọ sức giữa quốc gia đứng đầu quân với quốc gia tiềm tàng đứng đầu, quốc gia tiềm tàng đứng đầu làm thế nào tránh được những sai lầm chiến lược của quốc gia đứng đầu? Làm thế nào để ngăn không phát sinhảo tưởng về chiến lược? Đối với vấn đề này, trong cuộc đọsức Đại Anh quốc, các lãnh tụ lập quốc của Mỹ đã thể hiện được trí tuệ lớn cũng như sự tỉnh táo của mình. Hơn nữa, trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, “chính sách mị dân” của giớichính trị Châu Âu không những khiến chính các quốc gia đó mà còn làm cả thế giới lâm vào khó khăn. Bên cạnh đó, việc Tôn Trung Sơn gửi gắm tâm nguyện tốt đẹp tới Mỹ, Nhật, Nga đều mang lại hối tiếc.
Lời khuyên của Tổng thống Mỹ J.Adams
Từng là Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Anh và sau đó đảm nhận cương vị Tổng thống thứ hai của Mỹ, ông John Adams năm 1816 từng dự đoán rằng: “Nước Anh mãi mãi không thể trở thành bạn của chúng ta cho tới khi chúng ta trở thành chủ nhân của họ mới thôi”. Dự đoán của Adams như hồi chuông cảnh tỉnh, lời dự đoán này đã cảnh báo Mỹ đừng đặt ảo tưởng vào Anh – cần phải đề phòng Anh.
Trong hai cuộc đại chiến thế giới, Anh đều là bạn của Mỹ, song cũng chỉ là sau chiến tranh mới là bạn do Anh cần sự cứu giúp của Mỹ. Nước Mỹ lúc này cho dù vẫn chưa phải là chủ nhân mà mới chỉ là ân nhân cứu mạng của người Anh. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc, nước Mỹ từ ân nhân cứu mạng đã trở thành chủ nhân của nước Anh, còn nước Anh từ đây trở thành chiến hữu trung thành cũng như liên minh vững chắc của người Mỹ.
Ngày nay, nếu có người đối chiếu tư duy dự đoán lúc bấy giờ của đại chính khách John Adams nói rằng: “Nước Mỹ vĩnh viễn không thể trở thành bạn của Trung Quốc, chỉ tới khi nàoTrung Quốc trở thành chủ nhân của nước Mỹ”. Điều này chắc chắn không thể xảy ra, người Mỹ sẽ không chấp nhận điều này và người Trung Quốc cũng không đồng tình. Do Trung Quốc không muốn có một chủ nhân và cũng không muốn làm chủ nhân của nước khác. Tuy nhiên, khi sức mạnh tổng hợp, địa vị quốc gia, ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc vượt qua Mỹ, nước Mỹ lúc đó nhất định sẽ là một người bạn lớn chân thành của Trung Quốc. Hơn nữa quan hệ Trung – Mỹ lúc đó so với bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử đều tốt đẹp.
Nước Anh trở thành bạn của nước Mỹ là từ sau khi Mỹ trở thành chủ nhân của Anh. Nước Mỹ trở thành bạn của Trung Quốc là từ sau khi Trung Quốc vượt qua Mỹ. Trước sự hùng mạnh và siêu việt của nước Anh, Mỹ về cơ bản đã thay đổi quan hệ Anh – Mỹ, nước Mỹ đã đưa nước Anh trở thành bạn tốt của Mỹ. Trước sự hùng mạnh và siêu việt của nước Mỹ, Trung Quốc về cơ bản cũng sẽ thay đổi quan hệ Trung – Mỹ, từ đó đưa nước Mỹ thực sự trở thành người bạn có thể tin tưởng và duy trì quan hệ dài lâu của Trung Quốc.
Dự đoán của John Adams thể hiện sự tỉnh táo và trí tuệ về chiến lược theo phong cách Mỹ, đã có tác dụng thức tỉnh đối với việc phòng ngừa ảo tưởng về chiến lược của Trung Quốc hiện nay.
Lo lắng của Hítle
Trước chiến tranh thế giới thứ Hai, đại đa số các chính trị gia phương Tây đương quyền lúc đó (ngoại trừ Louis Barthou Pháp, Winston Churchill và Alfred Duff của Anh…) đều không nhận thức rõ bản chất của Hítle, đều ảo tưởng thôngqua nhượng bộ có thể đổi lấy hòa bình, tin rằng phát xít Đức là thành trì kiên cố ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản mở rộng raTây Âu, do đó đều bật đèn xanh cho mọi hành động của Hítle. Trong khi xác định chính sách chỉnh đốn quân đội, Hítle từng phát biểu trước giới tướng lĩnh rằng: “Thời điểm xây dựng quân đội quốc phòng là thời điểm nguy hiểm nhất. Lúc này có thể nhận ra rằng nước Pháp cuối cùng có chính trị gia hay không. Nếu có, nước Pháp sẽ không cho chúng ta thời gian, mà sẽ xông thẳng tới chúng ta”.
Tiếc rằng, cả Pháp lẫn Anh, đều thiếu chính trị gia có đầu óc tỉnh táo về chiến lược. Còn những tư tưởng tỉnh táo của một số chính trị gia lại không thể trở thành dòng chính chủ đạo ý thức quyết sách, kết quả là khiến “trào lưu thỏa hiệp” và “chính sách thỏa hiệp” trong những năm 30 của thế kỷ 20 của các nước phương Tây dần dần trở thành quốc sách cơ bản. Lúcnày, các chính trị gia Châu Âu do không nhận thức đầy đủ bản chất của chủ nghĩa phát xít đã đưa tới ảo tưởng về chiến lược, cho rằng “thỏa hiệp có thể đẩy lùi tai họa”, kết quả là suýt nữa mất mạng.
Hòa bình, phát triển và hợp tác là tư tưởng chủ đạo trong cộng đồng quốc tế ngày nay, song nguy cơ chủ nghĩa bá quyền vẫn tồn tại, không được ảo tưởng với chủ nghĩa bá quyền.
Ảo mộng của Tôn Trung Sơn
Để thực hiện lý tưởng cách mạng lập quốc, Tôn Trung Sơn đã có ba mộng tưởng chính trị với Mỹ, Nhật và Nga:
“Giấc mộng Nhật Bản” – giữ vững tình hữu nghị anh em, cùng nhau dìu dắt, cùng nhau xây dựng phồn vinh Trung Quốc và Nhật Bản.
“Giấc mộng Mỹ” – thúc đẩy hữu nghị thầy trò giữa Mỹ và Trung Quốc, hỗ trợ Trung Quốc trở thành nước cộng hòa theomô hình của Mỹ ở phương Đông.
“Giấc mộng Nga” – bái Nga làm thầy, dựa vào thế lực của chủ nghĩa tư bản phương Tây, thực hiện ý nguyện độc lập hoàn toàn Trung Quốc.
Ba giấc mộng lớn cuối cùng đều trở thành mộng tưởng. Do bất luận là Nhật Bản, Mỹ hay Nga, cả ba nước này đều coi sự phục hưng Trung Quốc là mối đe dọa đối với họ, cả ba nước đều không hy vọng Trung Quốc lớn mạnh giống họ.
Kỳ thực, trong lịch sử cận đại, các nhân vật ưu tú của Trung Quốc không ngừng có những ảo tưởng và trông đợi vàonước Mỹ, trong đó Đảng Bảo hoàng của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo Trung Quốc đi theo con đường cải lương không đổ máu, sự ảo mộng của Tôn Trung Sơn cũng là một sự tiếc nuối đặc biệt.
Trong việc đối phó với vấn đề trỗi dậy của các cường quốc khác, bất cứ nước lớn nào cũng đều có tham vọng. Trong quan hệ giữa các nước, đặc biệt là trong quan hệ giữa các nước lớn, dường như không có chuyện nước lớn này hy vọng nước lớn khác mạnh như mình, càng không thể có một nước lớn thích nhìn nước lớn khác mạnh hơn mình.
Nếu như nói, trong quan hệ giữa người với người, có sự trông đợi “hậu sinh khả úy”, trong quan hệ giữa các nước, đặc biệt giữa các nước lớn, lại không thể xuất hiện sự “hậu sinh khả úy”. Về căn bản, các nước cường quốc, trong các mối quan hệ của họ, quyết không để các nước lớn khác xuất hiện hiện tượng “hậu sinh khả úy”. Do đó, việc một nước lớn muốn thông qua cùng một nước lớn khác xây dựng hữu nghị anh em, hữu nghị thầy trò mà cùng lớn mạnh chỉ có thể là một ảo tưởng đẹp đẽ. Kết quả cuối cùng, mọi người đã thấy rõ, ba quốc gia gây ra tai họa và uy hiếp lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc trong thế kỷ 20 chính là Mỹ, Nhật Bản và Nga. Thời kỳ đầu của thế kỷ 20 chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, cuối thế kỷ 20 chủ yếu là chủ nghĩa đế quốc Mỹ và chủ nghĩa đế quốc xã hội Liên Xô.
Trong thời đại của Tôn Trung Sơn, Nhật Bản, Nga, Mỹ đều không hy vọng Trung Quốc lớn mạnh. Trong thế kỷ 21, liệu họ có hy vọng Trung Quốc mạnh lên không? Họ hy vọng Trung Quốc lớn mạnh hơn họ sao?
Ngày 14/8/1949, Mao Trạch Đông đã viết văn kiện “Loại bỏ ảo tưởng, chuẩn bị đấu tranh”, vạch rõ bản chất chủ nghĩa đế quốc trong chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ, phê phán một số người có ảo tưởng đối với Mỹ. Quan hệ Trung -Mỹ ngày nay, cần tăng cường hợp tác, song cần phải kiên quyết “loại bỏ” ảo tưởng đối với Mỹ, cũng không thể không “chuẩn bị đấu tranh” .
Kỳ sau: 2. Quốc gia tiềm năng đứng đầu: đối thủ tự nhiên của quốc gia đứng đầu
-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 23)
2. Quốc gia tiềm năng đứng đầu: đối thủ tự nhiên của quốc gia đứng đầu
Trong lịch sử của thế giới cận đại, quốc gia đứng đầu và các quốc gia có tiềm năng đứng đầu luôn là những đối thủ trên vũ đài quốc tế. Các nước này cùng nhau hợp tác đối phó những vấn đề quốc tế cụ thể, hình thành nên quan hệ bạn bè; nhưng điều này cũng không thể thay đổi và làm giảm đi mốiquan hệ cạnh tranh địa vị giữa các quốc gia đó. Đồng thời, trong bối cảnh có một số nước tiềm năng đứng đầu, quốc gia đứng đầu phải thực hiện chia để trị, để đối phó với nước tiềm năng có thể thách thức vị trí số một của mình nhiều nhất, quốc gia đứng đầu có thể xây dựng quan hệ đồng minh với các quốc gia tiềm năng đứng đầu còn lại. Nếu trên trường quốc tế chỉ có một quốc gia có tiềm năng đứng đầu thì cạnh tranh chiến lược giữa quốc gia đứng đầu và quốc gia có tiềm năng đứng có nguy cơ tăng, quan hệ đối thủ sẽ bộc lộ rõ.
Theo tốc độ trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, cùng với sự suy thoái của nước Mỹ trong khủng hoảng tài chính, hai nước Trung – Mỹ cùng phải đối diện, giải quyết các sự vụ, các vấn đề quốc tế, theo đó hình thành “quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng” ngày càng mật thiết hơn. Nhưng, “cuộc chiến tranh giành địa vị quốc gia đứng đầu” giữa hai nước Trung – Mỹ có thể cũng ngày càng căng thẳng; “quan hệ đối thủ chiến lược mang tính cạnh tranh” Trung-Mỹ sẽ nổicộm hơn. Đây là xu hướng thay đổi tất yếu, không phải bằng ý chí của hai nước.
Hai nước Trung – Mỹ bước vào cuộc đua
Trong lĩnh vực thể thao, đối thủ cạnh tranh hàng đầu lớn mạnh nhất chính là quán quân và á quân. Á quân muốn làm quán quân, quán quân muốn giữ vị trí luôn là số một là điều tất yếu.
Trong cạnh tranh của đất nước, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa nước đứng đầu và nước có tiềm năng đứng đầu, hai thế lực như vậy canh tranh nhau cũng là điều tất yếu. Đương nhiên, ở đây quốc gia đứng đầu là đối thủ của quốc gia á quân, cần phải có quyết tâm cao và năng lực canh tranh cao của nước á quân, nếu nước á quân không có chí hướng, năng lực và tiềm lực cạnh tranh cùng nước đứng đầu, thì quốc gia á quân không thể thành đối thủ của quốc gia đứng đầu. Giống như vậy, một nước đứng sau quốc gia á quân, nhưng có thế lực, tiềm lực và ý chí theo đuổi vươn lên thành số một thế giới, thì nước đó sẽ được quốc gia đứng đầu coi trọng và xem là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất. Trừ khi nước đó từ bỏ ý định, mục tiêu theo đuổi, hoặc do quốc gia đứng đầu tự nguyện từ bỏ ngôi vị số một của mình, không tiến hành đấu tranh để tự bảo vệ mình, chủ động nhường lại nhiệm kỳ, ngôi thứ.
Lịch sử thật khéo sắp đặt: Trung Quốc là quốc gia có ý chí nhất định phải làm quốc gia đứng đầu, còn nước Mỹ cũng nhất định nuôi ý chí giữ vững địa vị đứng đầu của mình. Như vậy, trận chiến song song tranh giành ngôi vị đứng đầu và bảo vệ vị trí đứng đầu giữa hai nước Trung – Mỹ đang đi vào giai đoạn quyết định.
Lời dự đoán “phòng Hoa” của người Mỹ năm 1942
Đối với quá trình Mỹ đề phòng sự trỗi dậy của Trung Quốc, tiến hành khảo sát lịch sử toàn diện là nhiệm vụ đòi hỏi các chuyên gia có kinh nghiệm và tài năng phải hoàn thành. Nhưng, việc nước Mỹ đưa Trung Quốc vào “tầm ngắm” trên đường đua quốc tế không chỉ là chuyện sau khi Chiến tranh Lạnh, những năm 40 của thế kỷ 20, thời kỳ chiến tranh Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, đã có những ghi chép chứng tỏ điều này. Điều đó cho thấy, người Mỹ vừa có tính cách thực dụng, mưu lợi trước mắt, lại vừa có con mắt nhìn xa và mưu đồ thâm sâu.
Chiến tranh Thái Bình Dương xảy ra không lâu, chuyên gia nổi tiếng quốc tế người Mỹ N.Spike, trong cuốn sách “Chiến lược nước Mỹ trong chính trị thế giới là: quyền lực và thế cân bằng của nước Mỹ”, đã chỉ rõ: “Chính sách nước Mỹ sau chiến tranh nên được chỉ đạo trong khuôn khổ chiến lượctạo thế cân bằng giữa châu Á và châu Âu … lợi ích của nước Mỹ không phải là quyền lực hợp nhất mà là quyền lực cân bằng … mà vấn đề sau chiến tranh không phải là nước Nhật nữa mà chính là Trung Quốc … một nước Trung Quốc hiện đại hóa, đầy sức sống, có 400 triệu nhân khẩu được quân sự hoá, sẽ không chỉ là mối đe dọa đối với Nhật Bản, mà còn uy hiếpcả địa vị của các nước lớn phương Tây ở châu Á. Nếu hiện tạivà trong tương lai, thế cân bằng ở khu vực Viễn Đông không được duy trì, nước Mỹ buộc phải thực hiện chính sách bảo vệ khu vực này như của Nhật Bản”. Cuốn sách này được viết trong sự kiện năm 1941 tại Trân Châu Cảng, nước Mỹ trên dưới đều phản đối, phẫn uất trước những hành động của Nhật, quyển sách này không những có sức ảnh hướng lớn lúc bấy giờ mà đến nay còn là sách cần tham khảo cho nghiên cứu chiến lược phát triển nước Mỹ.
Chiến tranh Lạnh vừa kết thúc, khi trong đống đổ nát của chế độ Liên Xô cũ giải thể còn tỏa ra những luồng khói đen, nước Mỹ đã bắt đầu dò tìm những đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện, họ còn dò xét cả một Trung Quốc dĩ hòa vi quý. Ngày 17 tháng 9 năm 1992 tạp chí “Nghiên cứu chính sách” – cơ quan nổi tiếng là “túi khôn” của Mỹ, đơn vị có truyền thống tổ chức Hội nghị tài chính, có bài viết cho rằng: “Sau khi trải qua thất bại trong một thế kỷ, xem ra Trung Quốc cuối cùng đã kiên định bước lên con đường kinh tế phát triển nhanh chóng, trên lĩnh vực quân sự hiển thị rõ thực lực, điều nàychắc chắn sẽ dẫn đến ảnh hưởng lớn tới toàn châu Á và thế giới. Nó ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích kinh tế và lợi ích an ninh của nước Mỹ”. “Trung Quốc là nước lớn duy nhất có quân sự hùng mạnh đang tăng tốc mở rộng lực lượng, hơn nữa còn là một ví dụ thực tế đầu tiên về một chế độ cộng sản chủ nghĩa đang thoả mãn được ước nguyện kinh tế của nhân dân.” Từ đó, “thuyết về mối đe dọa của Trung Quốc” được sao chép và thổi phồng. Những người cổ vũ luận điệu này thậm chí cho rằng, Trung Quốc cận đại từ trước đến nay bị lăng nhục vì vậy nhất định chờ thời cơ đến để báo thù.
Sau năm 1992, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc, nước Mỹ bắt đầu tăng cường chú ý đến cái gọi là mối uy hiếp mà Trung Quốc có thể gây ra đối với địa vị chủ đạo của Mỹ. Năm 1995, những quan chức cao cấpcủa Bộ Quốc phòng nước Mỹ đã phát biểu: “Điều chúng tôi lo ngại nhất là Trung Quốc lớn mạnh. Nếu Trung Quốc trong 10 năm nữa tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện đã đạt được , thì việc lớn nhất trong chiến lược cuối thế kỷ 20 chính là sự phục hưng, trỗi dậy của Trung Quốc”.
Từ lời dự đoán chiến lược của người Mỹ vào năm 1942 rằng “sau chiến tranh vấn đề chủ yếu không phải là Nhật Bản mà là Trung Quốc”, đến tuyên bố chiến lược của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 1995 rằng việc lớn nhất trong chiến lược cuối thế kỷ 20 chính là sự phục hưng, trỗi dậy của Trung Quốc, nước Mỹ cuối cùng đã hoàn thành việc định vị “vai diễn” của Trung Quốc, những vấn đề của Trung Quốc trở thành chiến lược lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc vinh hạnh trở thành đối thủ số một được Mỹ coi trọng nhất, phải tiếp nhận đòn đánh của những cú đấm kiểu Mỹ.
Trung Quốc bị Mỹ chọn làm đối thủ, không muốn làm cũng phải làm
Rất nhiều người Trung Quốc đã mong chờ, hy vọng là nước Mỹ không xem Trung Quốc là đối thủ. Có người nói Trung Quốc ban hành chính sách “4 không”: không tranh đấu ngôi bá chủ với nước Mỹ; không thách thức trật tự của thế giới; không coi Mỹ là đối thủ cạnh tranh và địch thủ; Trung Quốc không phải là mối uy hiếp của nước Mỹ. Trung Quốc làm đối tác chiến lược có tính xây dựng với Mỹ, muốn hợp tác với Mỹ, hữu hảo với Mỹ. Cho dù những nguyện vọng và kỳ vọng này đều chân thành, hiếm có và đáng quý. Nhưng điều này không làm cho Trung Quốc trốn tránh được vận mệnh trở thành đối thủ của nước Mỹ.
Trung Quốc rốt cục có trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ hay không, sự sắp đặt này không do ý chí của Trung Quốc mà có thể thay đổi được. Một số nhà chiến lược của Mỹ đã chỉ rõ, nước Mỹ liệu có đề phòng một quốc gia hay không, điều đó không quyết định bởi ý đồ của quốc gia đó, mà quyết định ở lực lượng của quốc gia đó. Kissinger còn nói: “Từ góc độ địa chính, nước Mỹ bao la bát ngát không ai sánh bằng, tài nguyên và nhân khẩu luôn vượt xa khỏi bờ biểnở Âu Á. Bất kể một nửa nào đó trong lục đại ở Âu Á (châuÂu hoặc châu Á) xuất hiện một nước lớn có địa vị chiếm giữ chi phối, thì nước đó là tiêu chí thể hiện rõ nhất sự uy hiếp chiến lược của Mỹ, bất luận có hay không có chiến tranh lạnh. Nếu từ nước đó mà hình thành nên tập đoàn trên lĩnh vực kinh tế và cuối cùng là trong lĩnh vực quân sự, vượt qua năng lực của nước Mỹ, thì nước Mỹ bắt buộc phải chống trả những hiểm họa này, cho dù nước lớn có địa vị chi phối đó thể hiện rõ là họ rất hiền hoà, hữu hảo. Bởi vì, nếu bỗng dưng một ngày ý đồ của nước đó thay đổi, nước Mỹ sẽ phát hiện ra rằng năng lực khống chế hữu hiệu và thay đổi tình thế của mình đã suy yếu rất nhiều.
Nhìn từ góc độ của người Mỹ, ý nguyện của người Trung Quốc không có chỗ dựa, cái mà người Mỹ xem xét là lựclượng (chứ không phải ý nguyện). Đặc điểm quan trọng của người Mỹ trong tư duy chiến lược là: lực lượng quyết định địa vị, lực lượng quyết định tính chất, lực lượng quyết định quan hệ. Quan hệ giữa hai quốc gia là loại quan hệ như thế nào, không phải do ý chí và ý nguyện của những quốc gia đó quyết định, mà chính là do lực lượng quyết định vấn đề đó. Người Mỹ lựa chọn đối thủ chiến lược không lấy tiêu chuẩn lương thiện, hiền hòa, mà căn cứ vào mức độ lực lượng làm tiêu chuẩn. Một chuyên gia người Mỹ nói, chỉ riêng thực tế là tốc độ phát triển, đã khiến Trung Quốc bước vào con đường xungđột với Mỹ. Đây chính là quan niệm chiến lược của Mỹ, là tư duy của nước Mỹ. Trên thế giới chỉ có nước Mỹ là số một, cho nên nước nào có tốc độ phát triển nhanh nhất, giữ khoảng cách ngắn nhất với Mỹ, thì nước đó khó lòng tránh khỏi theo tính chất lịch sử, sẽ trở thành đối thủ của Mỹ, không muốn làm cũng phải làm. Chỉ cần địa vị của anh đứng trong vị trí phát triển nhanh nhất, chỉ anh có cự ly gần nhất với nước Mỹ trong cuộc đua tổng lực quốc gia, thì anh tất yếu sẽ được nước Mỹ xem là đối thủ. Trừ khi anh tự bỏ cuộc, tự phá vỡ hoặc bị Mỹ ngăn chặn lại, còn không anh đừng có mơ tưởng đến việc chạy trốn khỏi “số phận” làm “đối thủ” của Mỹ. Trung Quốc thế kỷ 21 đã vinh hạnh được Mỹ chọn làm đối thủ, khôngmuốn làm vẫn phải làm. Đúng như Kissinger nói: ” Bất luận có hay không chiến tranh lạnh cũng như nhau mà thôi”, “cho dù quốc gia có địa vị chi phối tỏ ra cực kỳ hữu hảo, hiền lành”, cũng không thể được.
Mâu thuẫn cơ bản giữa Trung Quốc và Mỹ là gì?
Nước Mỹ là quốc gia phát triển mạnh nhất trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia đang phát triển mạnh nhất trên thế giới, vậy thì mâu thuẫn cơ bản giữa hai quốc gia này là gì?
Học giả người Mỹ Vogel từng tổng kết 10 mâu thuẫn lớn nhất trong quan hệ Trung – Mỹ là: Vấn đề Đài Loan, vấn đềTây Tạng, vấn đề Biển Đông, vấn đề kinh tế, vấn đề tổ chức đa phương và tổ chức quốc tế, vấn đề cách nhìn nhận về mối đe dọa tiềm ẩn đối với châu Á, vấn đề liên minh chiến lược, vấn đề phát triển vũ khí, vấn đề nhân quyền và môi trường.
Thực chất, những mâu thuẫn trên đây đều là những mâu thuẫn cụ thể giữa hai nước Trung – Mỹ, nhưng vẫn chưa chỉ rõ mâu thuẫn căn bản giữa hai nước này. Mâu thuẫn cơ bản giữa hai nước Trung – Mỹ thực chất là mâu thuẫn giữa quốc gia đứng đầu và quốc gia có tiềm năng chiếm ngôi đứng đầu, là quốc gia quán quân và quốc gia dự bị quán quân.
Brezinski từng nói, nước Mỹ là “nước lớn số một trên toàn cầu” cũng là “nước siêu cường cuối cùng trên thế giới”. Mục tiêu chiến lược của Mỹ hiện tại là ổn định ở mức số 1 thế giới, còn mục tiêu của Trung Quốc là chạy nước rút giành ngôi số 1 thế giới. Như vậy là giữa Mỹ và Trung Quốc tất có sự va chạm đụng độ lẫn nhau, khách quan mà nói đấy là sự mâu thuẫn. Vì vậy, mâu thuẫn này là trận quyết đấu giành ngôi vị đứng đầu thế giới.
Mỹ là quốc gia theo chủ nghĩa tư bản lớn nhất thế giới, Trung Quốc là nước đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới. Không có sự tương đồng về hình thái ý thức và chế độ xã hội, đó chính là nội dung chủ yếu và ngọn nguồn mâu thuẫn chính của hai nước lớn. Nhưng, mâu thuẫn Trung-Mỹ không phải là mâu thuẫn hình thái ý thức hệ, Mỹ quan tâm tới vấn đề ngôi vị số 1 của Trung Quốc, không phải là họ “xã’ hay họ “tư”, mà là đối phương mạnh hay yếu. Nước Mỹ không sợ Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà sợ TrungQuốc lớn mạnh. Đối với Mỹ mà nói, Mỹ thà cần một nước Trung Hoa xã hội chủ nghĩa không phát triển, chứ không chấp nhận một Trung Quốc tư bản chủ nghĩa hùng mạnh. Chỉ cần Trung Quốc không đuổi kịp vượt mặt Mỹ, không giành mất ngôi vị thủ lĩnh thế giới của nước Mỹ, thì Trung Quốc có theo đường lối xã hội chủ nghĩa, Mỹ cũng sẽ ủng hộ, hợp tác nhiệt tình. Chỉ cần Trung Quốc có ý định trở thành nước số một thế giới, trở thành quốc gia đứng đầu trên thế giới, thì dù Trung Quốc theo tư bản chủ nghĩa hơn cả chủ nghĩa tư bản nước Mỹ, cũng bị Mỹ kiên quyết ngăn chặn. Mâu thuẫn cơ bản sâu sắc và lợi ích cơ bản giữa hai nước Trung – Mỹ là cạnh tranh vị trí, là cạnh tranh làm quốc gia thủ lĩnh, mâu thuẫn về việc ai làm chủ thế giới. Mâu thuẫn cơ bản tiềm tàng sâu xa giữa hai nước Trung-Mỹ và lợi ích quốc gia căn bản là mâu thuẫn về cạnh tranh địa vị quốc gia, cạnh tranh nước thủ lĩnh, ai làm chủ thế giới chìm nổi.
Mâu thuẫn cơ bản giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ trong thế kỷ 21, từ gốc rễ đã quyết định hạt nhân mục tiêu chiến lược của Mỹ với Trung Quốc; không phải “Tây hóa” Trung Quốc về mặt ý thức hệ, mà làm “yếu hoá” Trung Quốc về mặt thực lực quốc gia, làm “thấp hoá” Trung Quốc về mặt thứ hạng quốc gia và làm “chậm hoá” Trung Quốc về mặt phục hưng đất nước. Tất cả những cái gọi là “Tây hóa” “phân hóa” “bôi nhọ” v.v… đều là thủ đoạn chiến lược làm cho sự trỗi dậy và phục hưng của Trung Quốc “suy yếu”, “chậm chạp” và mục đích chính là không cho Trung Quốc đuổi kịp và vượt qua Mỹ trong thế kỷ 21, khiến thế kỷ 21 là “thế kỷ của Mỹ” chứ không phải “thế kỷ của Trung Quốc”.
Quan hệ Trung – Mỹ thế kỷ 21: Cạnh tranh chiến lược, hợp tác chiến lược, cải tạo chiến lược
Quan hệ Trung – Mỹ thế kỷ 21 là cặp quan hệ phức tạp nhất trong lịch sử quan hệ nước lớn từ trước đến nay: trên trường quốc tế là quan hệ cạnh tranh chiến lược, trên lợi ích cộng đồng là quan hệ hợp tác chiến lược; trên ý nghĩa hình thái ý thức là quan hệ cải tạo chiến lược, đây là một hệ thống quan hệ “ba trong một”, trong đó chủ lưu là quan hệ cạnh tranh chiến lược. Quan hệ cạnh tranh chiến lược là quan hệ có tác dụng chủ đạo trong hệ thống quan hệ Trung – Mỹ. Ba quan hệ nói trên cũng có thể nói là “một trung tâm, hai điểm cơ bản” trong quan hệ Trung – Mỹ: lấy cạnh tranh chiến lược làm trung tâm; lấy hợp tác chiến lược và cải tạo chiến lược làm hai điểm cơ bản.
Địa vị của hai nước Trung – Mỹ trên trường quốc tế là quan hệ cạnh tranh chiến lược, cũng có thể nói là quan hệ đối thủ chiến lược. Sự đối lập và khác biệt của lợi ích chiến lược của hai nước Trung – Mỹ đương nhiên dẫn đến cạnh tranh chiến lược. Nước Mỹ với cương vị là quốc gia đứng đầu thế giới, là quốc gia làm bá quyền trên thế giới, họ lo sợ sự trỗi dậy của Trung Quốc tạo ra mối đe doạ với họ. Trung Quốc trỗi dậy đem đến cho thế giới vấn đề mang tính cơ bản sau: ai dẫn dắt thế giới ở thế kỷ 21? Trong vấn đề vị trí chiến lược cơ bản của quốc gia, quan hệ Trung Quốc – Mỹ là quan hệ đối thủ cạnh tranh chiến lược.
Trong các vấn đề có lợi ích chung, quan hệ Trung – Mỹ là quan hệ hợp tác chiến lược, giống như quan hệ đối tác chiến lược. Trung Quốc và Mỹ là hai đối thủ lớn nhất trên thế giới trong thế kỷ 21, nhưng cũng là quan hệ đối tác hợp tác lớn nhất. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hóa thì nền kinh tế các nước đều có chung vận mệnh “một nước phồn vinh, các nước cùng phồn vinh”; trong điều kiện quản lý toàn cầu hóa trở thành cơ sở phát triển của bất kỳ dân tộc, quốc gia nào, Trung Quốc và Mỹ là hai nước lớn nhất trên thế giới, tất yếu phải tiến hành hợp tác với nhau. Chiến lược gia người Mỹ ThomasBarnet nói: “Kỳ tích của châu Á nói chung và Trung Quốc với tư cách một nước lớn trỗi dậy về công nghiệp chế tạo, đối với đầu tư của chúng ta mà nói, không phải là điều xấu. Chúng takhông được quên trong 10 năm qua, châu Á có vai trò không thể xem thường đối với sự tăng trưởng kinh tế của chúng ta. Trong những “quốc gia hạt nhân”, không có quốc gia nào có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Chúng ta ngày càng giống như ngồi chung trên một cỗ xe song mã, tiến cùng tiến mà lùi thì cùng lùi”.
Quan hệ Trung – Mỹ về mặt hình thái ý thức là quan hệ cải tạo, tức là quan hệ cùng ảnh hưởng lẫn nhau. Trong quá trình hai nước Trung – Mỹ hợp tác và cạnh tranh, văn hoá Mỹ hưởng đến Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc cũng sẽ cải tạo nước Mỹ. Trong thời kỳ cải cách mở cửa Trung Quốc học hỏi thế giới, bao gồm học hỏi vay mượn những thứ có ích của nước Mỹ. Vai trò cải tạo của Trung Quốc đối với Mỹ không những trong lĩnh vực quốc nội mà tương lai còn lan rộng trên toàn thế giới, làm cho Mỹ từ một quốc gia dân chủ kiểu quốc nội dần tiến hoá theo hướng quốc gia phi bá quyền trên trường quốc tế. Lực lượng ngăn chặn của quốc tế còn hạn chế, là nguyên nhân quan trọng gây nên chủ nghĩa bá quyền nước Mỹ. Dùng phi bá quyền của Trung Quốc hạn chế cái bá quyền của Mỹ, dùng văn hóa hài hòa của Trung Quốc để cải tạo văn hóa bá quyền của Mỹ, có thể khiến nước Mỹ đi đến dân chủ hoá và văn minh hóa trong quan hệ quốc tế.
Hai quốc gia Trung – Mỹ bất luận là cạnh tranh chiến lược hay hợp tác chiến lược nhưng đều mang tính xây dựng. Cạnh tranh mang tính chất xây dựng là cuộc cạnh tranh tích cực, là loại trừ phương thức chiến tranh, là hình thức cạnh tranh vượt lên mô hình Chiến tranh Lạnh. Hợp tác mang tính xây dựng là hợp tác mà không hi sinh chính nghĩa và sự công bằng quốc tế, không nhằm vào và làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia thứ 3. Hợp tác và cạnh tranh mang tính xây dựng cần phải là “cạnh tranh có mức độ”- không thể cạnh tranh không giới hạn; “hợp tác có nguyên tắc”- không thể hợp tác không trên nguyên tắc nào. Quan hệ hợp tác cạnh tranh mang tính xây dựng giữa hai nước Trung – Mỹ phù hợp với lợi ích của Trung Quốc, phù hợp với lợi ích của Mỹ, cũng phù hợp với cả lợi ích hòa bình và phát triển của thế giới.
“Việc lớn số một” của Tổng thống Mỹ là gì?
Từ sau khi Mỹ ở vào vị trí lãnh đạo thế giới phương Tây, bảo vệ “quyền lãnh đạo” của Mỹ đã trở thành trọng tâm lợi ích quốc gia của Mỹ.
Cuộc Chiến tranh Lạnh là cuộc chiến tranh tranh giành quyền lãnh đạo thế giới giữa Mỹ và Liên Xô, dây dưa, kéo dài hơn 40 năm. Sau Chiến tranh Lạnh, trong các báo cáo hàng năm mang tính chiến lược mà nước Mỹ công bố như: “Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia”, “Báo cáo đánh giá quốc phòng bốn năm một lần”, “Báo cáo quốc phòng”, “Văn kiện về tình hình đất nước của tổng thống”… đều khẳng định và bảo vệ vai trò lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới, đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Cái gọi là “an ninh nước Mỹ”, trước tiên là an ninh về vị trí lãnh đạo, địa vị bá quyền của Mỹ với thế giới. Giáo sư chínhtrị học Jonh Milste thuộc trường Đại học Chicago của Mỹ, khitrả lời phỏng vấn Đài truyền hình trung ương, từng nói rằng:”Đứng trên cương vị là một Tổng thống, chiến lược cơ bản của nước Mỹ là: thứ nhất phải chiếm lấy vị trí thống trị thế giới phương Tây…. Thứ hai là phải đảm bảo trong phạm vi toàn cầu không có đối thủ cạnh tranh với Mỹ. Có nghĩa là, không có quốc gia nào khác dùng phương thức lãnh đạo thế giới phương Tây của chúng ta lãnh đạo khu vực của họ. Trong thếkỷ 20, nước Mỹ gắng sức bảo đảm Nhật, Đức, Liên Xô, cũngkhông thể thống trị được châu Á, hoặc châu Âu, bởi vì Mỹ không muốn có những quốc gia cạnh tranh giống như họ. Trong tình hình hiện nay, rõ ràng nước Mỹ đã trở thành nước lớn mạnh nhất trên thế giới, họ không có đối thủ cạnh tranh và những quốc gia đang có tiềm lực làm đối thủ cạnh tranh. Trong tương lai gần, điều này vẫn không thể thay đổi”.
Điểm cao khống chế chiến lược quốc gia của Mỹ ở thời điểm hiện nay là: ngăn chặn xuất hiện một nước cạnh tranh chiến lược nổi lên, một nước thách thức bá quyền, một nước chạy đua với Mỹ, một nước có khả năng thay thế địa vị bá quyền của Mỹ. Hàng năm tổng thống Mỹ đều rất bận rộn trong việc giải quyết các loại mâu thuẫn. Nhưng vấn đề chiến lược cơ bản mà tổng thống Mỹ quan tâm nhất là vị trí bá quyền trên thế giới của nước mình, chính là không có đối thủ cạnh tranh trên thế giới hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Có thể nói chiến lược của tổng thống Mỹ là chiến lược bá chủ.Đây là đặc trưng chiến lược của tổng thống Mỹ và là nhãn quan quốc tế của tổng thống Mỹ.
Xây dựng một thế giới hài hòa, cần tăng cường tinh thần cạnh tranh
Ở thế kỷ 21, Trung Quốc có một cơ hội, đó là cơ hội cùng Mỹ cạnh tranh đứng đầu thế giới trong một vòng đua mới. Cái gọi là thời kỳ cơ hội chiến lược, ranh giới cao nhất của nó là ở chỗ này. Cơ hội không thể để tuột mất, thời cơ khó có thể trở lại.
Cơ chế của nước Mỹ là một cơ chế cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Trên phương diện cạnh tranh quốc tế nước Mỹ là cao thủ thực hiện chủ nghĩa bá quyền. Cạnh tranh trong nước bao gồm: cạnh tranh giữa hai đảng, cạnh tranh giữa các cơ quan trong Chính phủ, cạnh tranh giữa các bang, cạnh tranh giữa quân đội và địa phương, cạnh tranh trong lực lượng quân đội, cạnh tranh giữa tư bản ruộng đất và tư bản tiền tệ, cạnh tranh giữa những xí nghiệp cũ và mới, cạnh tranh giữa tư bản lớn nhỏ và cạnh tranh giữa người với người. Người Mỹ hun đúc trong chủnghĩa của Đác-uyn, tôn sùng giá trị của cạnh tranh, xem năng lực cạnh tranh xuất sắc là tố chất cần thiết, đầy đủ của một con người, để mà bình xét, tán thưởng. Nhưng cạnh tranh trên nhiều phương diện của nước Mỹ, lại tạo thành một loại hạn chế tương hỗ cân bằng, tạo ra sự kết hợp giữa cơ chế cạnh tranh và cơ chế cân bằng, bảo đảm sức sống và ổn định của nước Mỹ.
Thế giới hài hòa không chỉ dựa vào chữ “hòa” mà có thể sáng tạo nên được. Cũng như vậy, thế giới hòa bình không chỉ dựa vào chữ “hòa” mà có. Nguyên tắc rừng cây vẫn tiếp tục tồn tại trong trật tự xã hội, trong bối cảnh chủ nghĩa bá quyền vẫn tồn tại, bất luận xây dựng một “nhà nước dân chủ” trong nội bộ quốc gia hay là xây dựng một “thế giới dân chủ” trong cộng đồng quốc tế, đều không thể dựa vào một chữ “hòa” mà tạo thành được. “Hòa” không chỉ là một cách làm, mà còn là một kết quả. Bất kể là thế giới hòa bình, thế giới hài hòa, thế giới dân chủ đều là kết quả của một loại cạnh tranh, đều là một loại cân bằng lực lượng. Nhưng trong thời kỳ lịch sử tương đối dài, do Trung Quốc thiếu tinh thần cạnh tranh và lực lượng cạnh tranh, tôn sùng văn hoá “hoà” – “hòa vi quý”, “hòa vi thượng”, kết quả không chỉ khiến trong nước thiếu động lực, sức mạnh đối với sáng tạo thế giới bình ổn, mà còn không phát huy được vai trò đáng có của mình. Vì vậy, nhà văn Lỗ Tấn khi bàn về tính cách Trung Quốc, trong nội dung châm biếm tính cách của người dân nước này, có nói đến một điểm quan trọng là “gặp chuyện buồn, họ cho là không may; họ phẫn nộ, nhưng không đấu tranh” .
Đối với tính cách “không cạnh tranh” của Trung Quốc, Lỗ Tấn không cảm thấy yên tâm và tôn sùng, mà còn thấy phẫnnộ. Ông cho rằng tính không cạnh tranh của người Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự bất hạnh và bi ai củadân tộc. Nước Trung Quốc mới là do Mao Trạch Đông lãnh đạo cả một thế hệ làm cách mạng, đấu tranh trong vài chụcnăm mới có được. Trung Quốc trỗi dậy do Đặng Tiểu Bình vàvài thế hệ lãnh đạo Đảng, dẫn dắt cả một thế hệ người Trung Quốc thực hiện cải cách, “đấu tranh” mà có được. Trung Quốc thế kỷ 21 chỉ có trong cuộc đua tranh gấp rút làm quốc gia đứng đầu và quốc gia thủ lĩnh, mới có thể thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.
Kỳ sau: 3. Nước Mỹ kiềm chế sự đột phá của Nhật Bản như thế nào?
-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoá Kỳ (Phần 24)
3. Nước Mỹ kiềm chế sự đột phá của Nhật Bản như thế nào?
Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, bước lên vị trí số một thế giới, nước Mỹ trong nửa cuối thế kỷ 20 đã tiến hành thành công hai lần cuộc chiến bảo vệ địa vị đứng đầu của mình: Cuộc chiến thứ nhất diễn ra trong nội bộ phe chủ nghĩa tư bản phương Tây, đã kiềm chế thành công sự vươn lên của Nhật Bản, quốc gia có cùng hình thái ý thức với Mỹ. Cuộc chiến thứ hai là kiềm chế thành công sự cạnh tranh của Liên Xô, quốc gia không cùng hình thái ý thức với Mỹ. Bước vào thế kỷ 21, Mỹ đã bắt đầu lần thứ ba cuộc chiến bảo vệ địa vị đứng đầu của mình, tức là đối phó toàn diện với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ba cuộc chiến bảo vệ ngôi vị này là ba chiến dịch lớn giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia tiềm năng đứng đầu, là ba chiến dịch mang tính chiến lược tiến hành xoay quanh quyền chủ đạo và quyền lãnh đạo thế giới, là ba chiến dịch với những hình thái khác nhau. Trong ba chiến dịch lớn này, nước Mỹ đã giành thắng lợi hai cuộc, kiềm chế thành công Nhật Bản và chiến thắng Liên Xô. Vậy trong chiến dịch thứ ba đối phó với Trung Quốc, liệu nước Mỹ còn khả năng giành chiến thắng hay không?
Sự tiêu hao tài nguyên chiến lược của Mỹ
Chủ nghĩa bá quyền là một kiểu lợi ích bá quyền, chủ nghĩa bá quyền cũng có cái giá của bá quyền. Thêm vào đó, nếu chủ nghĩa bá quyền không bị kiềm chế thì sẽ càng gây ra sự lãng phí và tiêu hao tài nguyên chiến lược, từ đó làm suy yếu địa vị bá quyền này.
Nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai bước lên đỉnh cao của bá quyền. Tuy nhiên, Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Triều Tiên đã khiến nước Mỹ phải trả giá chiến lược đau thương, gây tiêu hao lớn, lãng phí lớn tài nguyên chiến lược cũng như suy yếu sức mạnh bá quyền của Mỹ, tạo điều kiện và cơ hội trỗi dậy kinh tế cho Nhật Bản và các nước lớn công nghiệp châu Âu. Học giả Mỹ Khổng Hoa Nhuận từngnới: “Sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới Hai, Đức và Nhật Bản bị tước cơ hội tham gia cạnh tranh với các nước lớn, do đó trở thành quốc gia được lợi chủ yếu do nước Mỹ sa sút. Người Nhật Bản sử dụng 99% ngân sách nghiên cứu và phát triển vào sản xuất dân dụng, từ đó nhẹ nhàng chiếm lĩnh thị trường Mỹ, trong khi nước Mỹ lại dùng tới 50% ngân sách nghiên cứu và phát triển vào trang thiết bị vũ khí. Sự hồi phụcnày của Nhật Bản và Đức, cho dù không tự nguyện song các nước này đã chọn thương mại chứ không phải là biện pháp quân sự để giành sự hưng thịnh và quyền lực… Do không có lý trí trong cuộc chiến Việt Nam, Mỹ ít nhiều đã tăng tốc tiến tới cái ngày mà thế giới này phải đối diện với việc “Nhật Bản đứng đầu”. Việc tạo ra một cơ hội hoàn toàn mới, mang phong cách lãnh đạo sau bá quyền, cùng với sự giàu có và quyền thế của Mỹ tất cả đều bị hủy hoại”.
Những năm 80 của thế kỷ 20, một loạt lực lượng chínhtrị như Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu không ngừng trỗi dậy, cạnh tranh quyết liệt với Mỹ trên một số phương diện như năng lượng, thị trường, thương mại, các khẩu hiệu như“châu Âu tự chủ”, “Nhật Bản đứng đầu” đã khiến hệ thốngliên minh của Mỹ đối diện với thách thức. Đặc biệt là thành tựu kinh tế của Nhật Bản đã tạo ra ảnh hưởng gần như mang tính lật đổ đối với Mỹ. Khi cộng đồng quốc tế nói “Nhật Bản đứng đầu”, địa vị kinh tế “số một” của Mỹ đã bắt đầu bị lâm nguy.
Thành tựu kinh tế của Nhật Bản dẫn đầu thế giới, làm rung chuyển Mỹ
Cùng với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, quan hệ giữa Tôkyô và Oasinhtơn từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ 20 đã xuất hiện những xung đột thương mại, và đến thập kỷ 80 đã phát triển tới mức “xung đột mang tính tổng hợp”.
Phạm vi của xung đột thương mại Nhật – Mỹ đã không chỉ dừng ở các sản phẩm riêng biệt, mà còn lan rộng tới các lĩnh vực như tài chính, kỹ thuật mũi nhọn, thậm chí còn xung đột cả về cơ cấu sản xuất. Trong lĩnh vực kỹ thuật mũi nhọn, chất bán dẫn thuộc ngành sản xuất mũi nhọn, trận chiến điển hình của cuộc chiến khoa học kỹ thuật công nghệ cao Mỹ – Nhật chính là “chiến tranh chất bán dẫn”. Do Mỹ phát minh ra chất bán dẫn, nên ngay từ đầu Mỹ đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Năm 1977, tại thị trường Nhật Bản, sản phẩm bán dẫn của Mỹ chiếm 3%, trong khi sản phẩm của Nhật Bản tại thị trường Mỹ chỉ chiếm 1,6%. Song tới thập kỷ 80, Nhật Bản đã vươn lên vượt qua Mỹ, kết quả là các con Chip dùng cho các máy tính siêu cấp của Mỹ đều là hàng Nhật Bản, trang thiết bị vũ khí tiên tiến cũng đều sử dụng linh kiện bán dẫn do Nhật Bản chế tạo. Theo thống kê của “Hội công nghiệp bán dẫn Mỹ”, doanh thu trên thị trường bán dẫn năm 1984 của Mỹ đạt được 11,6 tỷ USD, tới năm 1987 đã tăng tới 187 tỷ USD, trong đó Nhật Bản chiếm tỷ lệ từ 14%-20%. Trong thời kỳ này, trên thị trường bán dẫn thế giới, Nhật Bản chiếm tỷ lệ từ 38%-43%. Từ góc độ sản phẩm kỹ thuật mũi nhọn, máy tính điện tử của Nhật Bản trên thị trường Mỹ đã có chỗ đứng, từ 1% năm 1980 tới năm 1984 đã tăng tới 7,2%, máy móc thông tin từ 1,8% tăng tới 3,6%, linh kiện điện tử từ 3,2% tăng tới 7,2%, các máy điện tử như tivi và cátsét từ 27,1% tăng tới 40,2%. Do xuất khẩu sản phẩm điện tử của Nhật Bản tới Mỹ tăng lên nhanh chóng, Mỹ ngày càng chỉ trích Nhật Bản. Tháng 7/1987, từng có người đứng trước Tòa Quốc hội Mỹ đập nát một chiếc rađiô của hãng Toshiba, qua đó kháng nghị và yêu cầu cấm các sản phẩm của công ty Toshiba vào nước Mỹ. Những năm cuối thập kỷ 80, Nhật Bản không ngừng can thiệp vào nền công nghiệp thế giới và mua lượng lớn tài sản của Mỹ, trong đó gồm có Tòa nhà Rockefeller – “biểu tượng của nước Mỹ” và Công ty điện ảnh Colombia Pictures – “linh hồn của nước Mỹ”. Do địa vị chủ nợ của Nhật Bản đối với Mỹ, cho dù tỷ giá hối đoái đồng Yên với đồng đô la Mỹ được điều chỉnh thì sự thâm thủng thương mại lớn của Mỹ đối với Nhật Bản vẫn khó có thể được cải thiện. Giữa những năm 80, Nhật Bản đã trở thành nước chủ nợ lớn nhất thế giới, trong khi Mỹ lại trở thành nước nợ lớn nhất.
Sự tương phản khác biệt lớn giữa kinh tế Nhật Bản với kinh tế Mỹ biểu hiện rõ trên bốn phương diện:
Một la,ø trong nền kinh tế thế giới, địa vị của Nhật Bản và Mỹ đã xuất hiện những thay đổi quan trọng, về tổng sản phẩm quốc dân, tỷ trọng của Nhật Bản từ 2,2% năm 1955 đã lên tới 12% năm 1986, trong khi cùng giai đoạn này, Mỹ lại giảm từ 36,3% xuống còn 25,7%.
Hai là khoảng cách về khoa học kỹ thuật giữa hai bên đã được rút ngắn. Trong lĩnh vực khoa học mũi nhọn, Nhật Bản không ngừng thách thức Mỹ, tới năm 1980, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm khoa học công nghệ mũi nhọn trên thế giới của Nhật Bản đã tăng lên gần hai lần, trong khi Mỹ lại giảm 16,67%. Trong 83 lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thì Nhật Bản đã đuổi kịp hoặc vượt qua Mỹ trên 35 lĩnh vực, chiếm ưu thế trên 18 lĩnh vực.
Ba là, địa vị hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản nổi lên. Trong vòng 16 năm từ 1970-1986, quy mô xuất khẩu của Nhật Bản đã mở rộng gấp 10 lần, trong khi nước Mỹ vẫn chưa thể mở rộng thêm. Năm 1980, xuất siêu sang thị trường Mỹ của Nhật Bản là 9,9 tỷ USD, năm 1984 đã tăng lên tới 58,6 tỷUSD. Đầu tư đối ngoại của Nhật Bản tăng trưởng thần tốc, từ 1980-1986, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Nhật Bản đã đạt tới 19,45%, trong khi Mỹ chỉ đạt được 3,2%.
Bốn là, địa vị tài chính quốc tế của Nhật Bản và Mỹ đã có sự chuyển biến. Thập niên 80, Nhật Bản trở thành “nước chủ nợ” số một thế giới, còn Mỹ trở thành “nước nợ” lớn nhất thế giới. Năm 1986, vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản đã đạt được 180,4 tỷ USD, còn nợ của Mỹ đã lên tới 263,6 tỷ USD.
Thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đã trở thành thập kỷ phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản. Cuối năm 1985, đầu tư vốn ở nước ngoài của Nhật Bản đã vượt qua Anh và Liên bang Đức, trởthành nước chủ nợ lớn nhất thế giới. Đến năm 1988, Nhật Bản trở thành nước lớn đầu tư, quyền chủ nợ và tài chính. Năm 1987, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản chiếm 15% tổng sản phẩm quốc dân thế giới, chiếm 56% tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ. Năm 1988, bình quân thu nhập đầu người NhậtBản đã vượt qua Thụy Điển chiếm vị trí số một thế giới.
Sự trỗi dậy nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản khiến ảnhhưởng quốc tế của nước này nhanh chóng lớn mạnh. Đầu thập niên 80, ở phương Tây đã rộ lên trào lưu tới Nhật Bản học tập. Sau khi tới thăm Nhật Bản, Bộ trưởng Lao động Mỹ Ray Marshall cho biết: “Tỷ lệ sản xuất lao động của Nhật Bản tăng cao hàng năm, mối quan hệ giữa chủ – thợ và kinh doanh
-xí nghiệp có những ưu điểm mà Mỹ không có, cần phải học tập cách quản lý kinh doanh này của Nhật Bản”. Trong báocáo chính phủ, Đại sứ Anh tại Nhật Bản Michael Wilford cho biết: “Nếu giới sản xuất của nước Anh không khai thác kỹ thuật độc đáo nữa, không tiếp cận kỹ thuật mới của nước ngoài như Nhật Bản, thì tới cuối thế kỷ này nước Anh sẽ chỉcòn là một nước công nghiệp nhỏ”. Ông Wilford kiến nghị chính phủ phái đại diện thường trực phụ trách vấn đề này sang Nhật để học tập người Nhật tốt hơn. Trong quá khứ, Liênminh châu Âu đã từng coi thường người Nhật Bản, nay cũng đã thay đổi cách nhìn nhận. Một người phụ trách nói: “Giống như trong quá khứ người Nhật đã học tập chúng ta, trong lĩnh vực tiên tiến chúng ta cũng cần nỗ lực đuổi theo và học tập Nhật Bản”. Vốn đề cao tính tự chủ, nước Pháp cũng đã đềxuất “nên học tập quốc gia không phải ở châu Âu mà là Nhật Bản”. Trên thế giới lúc này, các cuộc hội thảo bàn về “bí quyết thành công” của Nhật Bản được tổ chức rầm rộ; các đoàn khảo sát lần lượt kéo đến Nhật Bản, từ tháng 4-8/1980 đã có hơn 20 đoàn tới thăm Nhật Bản. Năm 1988, phí Nhật Bản đóng góp cho LHQ đã chiếm 10,84% tổng số phí của tổ chức hàng đầu thế giới này, vượt qua Liên Xô chiếm vị trí thứ hai. Trong thập niên 80, Nhật Bản không những trở thành nước xuất siêu thương mại lớn nhất thế giới và nước chủ nợ lớn nhất, mà còn thách thức ưu thế dẫn đầu của các xí nghiệp Mỹ trong rất nhiều ngành sản xuất khoa học công nghệ cao. Có thời điểm, dư luận xôn xao về việc Nhật Bản sẽ hạ bệ Mỹ trở thành bá chủ kinh tế.
Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ, đồng thời còn là đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trên phương diện kinh tế. Sự mâu thuẫn giữa Nhật Bản với Mỹ không chỉ xuyên suốt cả thập niên 80, mà còn liên tục tăng chứ không giảm. Năm 1982, nhập siêu thương mại của Mỹ đối với Nhật Bản là 7 tỷ USD, năm 1983 là 19 tỷ USD, năm 1984 là 37 tỷ USD, từ sau năm 1984 mỗi năm đều lên tới trên dưới 50 tỷ USD. Nhiều lần, xung đột thương mại Mỹ – Nhật kết thúc bằng sự nhượng bộ của Nhật Bản. Năm 1988, Quốc hội Mỹ thông qua “Luật thương mại tổng hợp” nhằm tiến hành báo thù quốc gia thương mại không công bằng. Tháng 5/1989, Mỹ dựa vào Điều 301 của bộ luật trên tuyên bố Nhật Bản là “quốc gia thương mại không công bằng”, sau đó hai bên đã tiến hành đàm phán. Cuối thập niên 80, xung đột thương mại ngày càng ác liệt đã khiến tình trạng chủ nghĩa dân tộc của hai nước leo thang. Nhật Bản tích lũy khổng lồ lãi ròng thương mại, vốn của Nhật Bản “đổ xô vào” nước Mỹ, tạo ra một trào lưu mua sắm tại Mỹ. Các công ty và bất động sản của Mỹ đều trở thành đối tượng mua sắm của Nhật Bản, đồng thời tình trạng mua sắm này diễn ra rất mạnh mẽ, khiến công chúng Mỹ quan ngại. Đặc biệt là năm 1989, Công ty Sony và Công ty nhà đất Mitsubishi đã lần lượt mua Công ty điện ảnh Columbia Pictures và Trung tâm Rockefeller ở Niu Yoóc, trong đó Công ty điện ảnh Columbia Pictures là biểu tượng văn hóa điện ảnh của Mỹ, còn Trung tâm Rockefeller ở Niu Yoóc là kiến trúc tiêu chuẩn của Mỹ. Hai thương vụ lớn này đã kích động mạnh mẽ tới tình cảm của công chúng Mỹ. Sự lớn mạnh sừng sững của nền kinh tế Nhật Bản đã khiến “Thuyết về mối đe dọa từ Nhật Bản” trở thành một trào lưu tư tưởng, trong ngoài Quốc hội Mỹ đều đồng thanh vang lên lời kêu gọi mãnh liệt như “khuất phục Nhật Bản”, “đả đảo Nhật Bản”, “báo thù Nhật Bản”, cho rằng “so với sức mạnh quân sự của Liên Xô, sức mạnh kinh tế của Nhật Bản ngày càng tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ”, “nếu không nhận ra sự xâm lược kinh tế của Nhật Bản, Mỹ sẽ khó lòng nắm giữ được vận mệnh của chính nước này”. Xung đột kinh tế giữa Mỹ với Nhật Bản đã vượt qua phạm vi kinh tế, trên thực tế đã còn lên tới xung đột tình cảm giữa nhân dân hai nước, sự đối kháng trong tâm lý xã hội đã trở thành cuộc chiến giữa hai nước.
Nhật Bản cần trở thành trụ cột của thế giới, đóng vai chính của lịch sử
Năm 1989, Chủ tịch Tập đoàn Sony Akio Morita và chínhkhách Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Ishihara Shintaro đã cùng nhau xuất bản cuốn sách “Nhật Bản có thể nói ‘Không”, trong đó đã kịch liệt phê phán Mỹ thi hành chính sách thương mại kinh tế “phân biệt chủng tộc” đối với Nhật Bản, kêu gọi người Nhật Bản từ bỏ “ý thức nước nhỏ” hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai cũng như ý thức miễn cưỡng phục tùng Mỹ, đi theo con đường độc lập tự chủ, “gánh vác trọng trách của thời đại mới”, trở thành nhân vật chính sáng tạo lịch sử thế giới mới. Việc xuất bản cuốn sách này đã “làm chấn động quan hệ Mỹ – Nhật”. Dư luận Mỹ cho rằng cuốn sách này đã khiến người Nhật Bản phẫn nộ và kiêu ngạo”. Quan hệ Nhật – Mỹ đã bước vào thập niên 90 của thế kỷ 20 trong bối cảnh này.
Năm 1981, trong chuyến thăm Mỹ, phát biểu tại tiệc chiêu đãi do Hiệp hội Nhật Bản – Niu Yoóc tổ chức, Thủ tướng Suzuki tuyên bố rằng “Nhật Bản cần bắt đầu chuyến viễn dương lần thứ ba”, “Nhật Bản cần trở thành một đám mây hồng dẫn dắt thế giới”, sau đó còn được mọi người gọi là “lần thứ ba lập nước” hay “lần khởi điểm thứ ba mới”. Lần lập nước đầu tiên của Nhật Bản là khi hạm đội của Mỹ lật đổ Chế độ Mạc phủ Tokugawa vào năm 1853, sau đó trải qua cuộc cách mạng Duy Tân, khiến Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất thế giới; lần lập nước thứ hai là vào khoảng thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Nhật Bản trải qua thời kỳ hồi phục và nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong thế giới phươngTây, hoàn thành sứ mệnh đuổi kịp các quốc gia phát triển Âu Mỹ; lần lập nước thứ ba là từ khi bước vào thập niên 80 của thế kỷ 20, Nhật Bản muốn từ bên được hưởng lợi bị động chuyển thành bên sáng tạo tích cực, mục tiêu phấn đấu là từ “cường quốc kinh tế” hướng tới “cường quốc chính trị”. Viện nghiên cứu tổng hợp Nomura của Nhật Bản đã xuất bản cuốn “Nhật Bản hình thành xã hội thuần thục”, trong đó nêu rõ: “Nhật Bản đang đối diện với bước ngoặt quan trọng nhất trong lịch sử. Trong hơn 100 năm qua, Nhật Bản luôn luôn lấyquốc gia tiên tiến Âu Mỹ làm mục tiêu, lấy phát triển kinh tế làm trục bánh xe, chuyên tâm dốc sức đi theo con đường muốn trở thành quốc gia tiên tiến”, “hiện nay, mục tiêu tranh đấu của Nhật Bản là phát triển trục bánh xe kinh tế đã không còn. Trọng tâm phát triển ngày nay của Nhật Bản không còn là một trục bánh xe phát triển kinh tế nữa, mà sẽ là phát triển trên nhiều phương diện hoặc nhiều hình thức trục bánh xe khác. Trong quá trình hướng tới thế kỷ 21, Nhật Bản sẽ đề cao việc trở thành quốc gia tiên tiến có trình độ thuần thục”. Trong “Sách trắng kinh tế” hồi đầu những năm 80, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố “Sứ mệnh đuổi theo và vượtqua các nước phát triển Âu Mỹ của Nhật Bản về cơ bản đã hoàn thành”, thêm vào đó trong cuốn “Triển vọng của sản xuất thập niên 80” còn nêu rõ từ nay sẽ từ “thời đại khai hóa văn minh mô phỏng và đuổi theo” trong quá khứ hướng tới “thời đại khai phá văn minh khởi nguồn sáng tạo và dẫn đầu”. Năm 1981, trong chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Suzuki đã phát biểu rõ ràng hơn: “Cần thay đổi tình trạng bị động từng áp dụng”, “Thực hiện tinh thần chủ động tự chủ”, “Lấy phương thức tương xứng nhất giữa tài năng với sức mạnh phát huy với tác dụng tương xứng về địa vị và sức mạnh của Nhật Bản”. Năm 1982, vài ngày trước khi trước khi nhậm chức Thủ tướng, ông Nakasone Yasuhiro phát biểu với nguyệt san “Chính luận” rằng: “Từ trước tới nay, chúng ta luôn vì một đám mây mà theo đuổi phấn đấu, song hiện đám mây này đã tan biến, chúng ta lại cần phải tạo ra một đám mây mới”.
Nhật Bản cần từ quốc gia có mô hình đuổi theo và mô phỏng hướng tới chuyển thành quốc gia sáng tạo, phát triển và dẫn đầu, thể hiện rõ ý chí vĩ đại của Nhật Bản.
Nhật Bản trở thành đối thủ số một của Mỹ
Nhật Bản, quốc gia đồng minh của Mỹ, đã trở thành đối thủ chiến lược số một của Mỹ.
Trong thập niên 80, Mỹ cần đối phó với Liên Xô, lại vừa phải khống chế Nhật Bản, cùng lúc phải đối mặt với hai đối thủ chiến lược. Do Nhật Bản cạnh tranh mạnh mẽ vị trí bá chủ kinh tế thế giới, nên Thượng và Hạ viện Mỹ đều cảm thấy nguy cơ Nhật Bản ngày càng mãnh liệt, chủ yếu biểu hiện dưới bốn khía cạnh sau:
-“Thuyết về mối đe dọa từ Nhật Bản” lan rộng tại Mỹ. Theo điều tra “Nội tình tập đoàn Mỹ” của Công ty tư vấn Boston hồi tháng 1/1989, 63% người Mỹ nhận định rằng “so với sức mạnh quân sự của Liên Xô, sức mạnh kinh tế của Nhật Bản ngày càng tạo ra mối đe dọa lớn đối với an ninh của Mỹ”. Cũng theo báo cáo trên, một văn kiện của Quốc hội Mỹ từng nêu rõ: “Nước Mỹ hiện đang lâm vào hai cuộc chiến tranh thế giới, theo đó đấu tranh quân sự với Liên Xô và đấu tranh kinh tế và kỹ thuật với Nhật Bản”, “Nước Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân đủ khả năng ngăn cản Liên Xô phát động tấn công quân sự, song lại không có đủ số vũ khí hạt nhân tương xứng để ngăn cản các biện pháp tấn công kinh tế của Nhật Bản”, “Nếu Nhật Bản dựa trên đà này giành thắng lợi, cuối cùng Mỹ sẽ trở thành thuộc địa kinh tế của Nhật Bản”. Bản báo cáo điều tra dư luận trên còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh rằng: “Nhật Bản đã bắt đầu uy hiếp sự tồn tại của nước Mỹ. Mỹ đương nhiên sẽ đặt quốc gia đồng minh Nhật Bản về cùng một phía với Liên Xô, trở thành một trong những đối tượng mà Mỹ sẽ tiến hành “hai kiểu chiến tranh thế giới”, có thể nhận thấy rằng mối đe dọa của Nhật Bản nghiêm trọng như thế nào đối với nước Mỹ.
-Mỹ thận trọng trước tham vọng chiến lược của Nhật Bản. Về chính trị, Mỹ quan ngại Nhật Bản lấy sức mạnh nước lớn kinh tế làm hậu thuẫn, chiếm lĩnh vị trí lãnh đạo trên thế giới, áp đảo Mỹ. Sau khi nước Mỹ trở thành “nước nợ nhiều nhất thế giới”, không ít người Mỹ cảm thấy rất lo lắng trước thách thức mạnh mẽ của Nhật Bản và cho rằng vị trí lãnh đạo và năng lực lãnh đạo mang tính toàn cầu của Mỹ lâm vào rủi ro. Về kinh tế, Mỹ quan ngại mắc nợ Nhật Bản. Cuối thập niên 80, đầu tư vào Mỹ của Nhật Bản gia tăng mạnh mẽ, ngoại trừ mua bất động sản, Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư trực tiếp vào các công xưởng và xí nghiệp của Mỹ. Năm 1987, áp dụng phương thức đầu tư này, vốn đầu tư của Nhật Bản đã lên tới 30,9 tỷ USD, tăng 30% so với năm 1986. Người Nhật Bản còn mua xí nghiệp của Mỹ như Công ty lốp cao su nổi tiếng Firestone Liberia với cái giá 2,6 tỷ USD. Tới năm 1987, trong tay người Nhật Bản đã sở hữu tới 110 tỷ USD trái phiếu, chứng khoán và cổ phiếu của Mỹ, vốn của Nhật Bản ngày càng đổ dồn vào Mỹ đã khiến không ít người Mỹ quan ngại nước này sắp trở thành thuộc địa kinh tế của Nhật Bản.
-Về quân sự, Lầu Năm Góc quan ngại Nhật Bản ảnh hưởng tới an ninh của Mỹ. Ngày càng có nhiều người Mỹ cho rằng mối đe dọa quân sự của Liên Xô đối với Mỹ sẽ không còn là thách thức nghiêm trọng nhất nữa. So với Liên Xô, Nhật Bản ngày càng đe dọa an ninh của Mỹ. Nhật Bản muốn vượt Mỹ về kinh tế, song nếu trên phương diện quân sự lại lớn mạnh thêm, thì Nhật Bản sẽ rất nguy hiểm đối với Mỹ. Trong một văn kiện, B. Scowcorft, nhân vật quan trọng phụ trách hoạch định chính sách an ninh của Mỹ nói rằng “từ nay không nên yêu cầu Nhật Bản gia tăng tỷ lệ ngân sách phòng vệ”. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Lawrence Sidney Eagleburger, việc tăng cường sức mạnh phòng vệ của Nhật Bản sẽ gây phương hại cho lợi ích của Mỹ. Còn ông Henry Kissinger cảnh báo mọi người rằng: “Nhật Bản có thể trở thành nước lớn quân sự”.
-Niềm tin của Nhật Bản về việc muốn yêu cầu Mỹ chia sẻ quyền lực ngày càng tăng lên. Khi cảm giác của Mỹ về “nguy cơ từ Nhật Bản” không ngừng gia tăng, Nhật Bản cũng đẩy nhanh bước đột phá tham vọng trở thành nước lớn chính trị, trong việc tái phân bổ quyền lực phương Tây, nỗ lực giànhlấy càng nhiều quyền phát ngôn. Đầu tiên là dốc sức thay đổi “ngoại giao đuổi theo” nhất biên đảo đối với Mỹ, thúc đẩy ngoại giao tự chủ, công khai đề xuất muốn đóng vai trò “một trong những quốc gia chủ yếu bảo vệ trật tự thế giới”. Tháng 9/1989, trong chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng Kaifu Toshiki tuyên bố: “Nhật Bản không còn là đưa học sinh nghe lời thầy giáo Mỹ, mà là hợp tác bình đẳng, có lúc lại là đối tác cạnh tranh”. Ngoài ra, ông Kaifu còn kiến nghị Mỹ giảm bớt nghĩa vụ trọng trách toàn cầu, để Nhật Bản đảm nhận “cống hiến quốc tế” tương xứng. Do thực lực kinh tế suy giảm, nên Mỹ đã không thể không yêu cầu Nhật Bản gánh trọng trách của nước này. Trên phương diện viện trợ nước ngoài, Nhật Bản đã tăng tốc nhanh chóng trở thành quốc gia số một trên thế giới về viện trợ nước ngoài. Thủ tướng Kaifu nhấn mạnh cần thực sự cùng Mỹ gánh vác nghĩa vụ, là cần cùng với Mỹ chia sẻ quyền lực. Cố vấn đặc biệt của Bộ công thương Nhật Bản Kuroda đã nói: “Mỹ cần cân nhắc vấn đề chia sẻ quyền lực cùng với việc phân chia nghĩa vụ”. Cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Saburo Okita cũng nói: “Hiện nay, Mỹ cần phải thay đổi tâm lý và phương pháp tư duy của nước này”, “nếu Mỹ hy vọng quốc gia nào khác hỗ trợ xử lý vấn đề kinh tế thế giới, thì Oasinhtơn cần phải đồng ý chia sẻ quyền quyết sách hay quyền trách nhiệm với chúng ta”. Trong quá khứ, hóa giải xung đột giữa Mỹ với Nhật Bản phần nhiều là do phía Nhật Bản nhượng bộ, song tới nay Nhật Bản đã dám nói “Không” với Mỹ.
“Thịnh suy của nước lớn”
Năm 1979, học giả nổi tiếng Đại học Havard, ông Ezra Vogel đã xuất bản cuốn sách “Nhật Bản đứng đầu”. Trên toàn thế giới, cuốn sách này đã tạo ra nhiều phản hồi, còn tại Mỹ và Nhật Bản đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất.
Tới năm 1987, Giáo sư Paul Kennedy đã xuất bản cuốn sách “Thịnh suy của nước lớn” và cũng đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thế giới.
Nếu như nói, cuốn “Nhật Bản đứng đầu” miêu tả từ sự trỗi dậy của Nhật Bản đã đến sự thụt lùi của Mỹ, thì cuốn “Thịnh suy của nước lớn” lại trực tiếp nêu lên sự suy yếu của nước Mỹ. Trong cuốn sách chỉ rõ nguy cơ suy thoái của Mỹ này, ông Kennedy cho rằng “tốc độ suy yếu của Mỹ thậm chí còn vượt qua cả Liên Xô”. Theo giáo sư, những gì mà Mỹ đối mặt đã không còn là vấn đề không suy yếu nữa, mà là làm thế nào suyyếu nhưng vẫn giữ được thể diện như Đế quốc Anh trước đây. Có lúc, “thuyết nước Mỹ suy thoái” đã trở thành đề tài thảo luận nóng bỏng tại các cuộc họp của Thượng Hạ viện Mỹ.
Hai cuốn sách trên đã phản ánh tâm lý thất vọng của Mỹ, là ý kiến của nhiều người chứ không còn là của một vài học giả đồng thanh nêu lên “thuyết nước Mỹ suy thoái”. Hơn nữa, tình trạng thất vọng này lại một lần nữa đẩy mạnh tư tưởng thất vọng trong xã hội Mỹ. Rất nhiều người Mỹ cho rằng trong cuộcchiến giữa phương Đông với phương Tây, Mỹ đều có thể chiếm thế thượng phong, song trong cuộc cạnh tranh kinh tế với NhậtBản và Châu Âu, Mỹ có thể trở thành kẻ thất bại, thậm chí mất vị trí quốc gia siêu cường. Nhận thức mạnh mẽ nguy cơ trên là động lực đầu tiên giúp Mỹ đối phó với thách thức.
Chiến lược phản công: Ném bom nguyên tử “tài chính”
Trong tình hình Nhật Bản trỗi dậy nhanh chóng, mục tiêu cơ bản trong chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản là bảo vệ vị trí lãnh đạo của Mỹ, chia sẻ trách nhiệm cho Nhật Bản. Cụ thể là: trong thương mại song phương, buộc Nhật Bản phải nhường bộ Mỹ, giúp Mỹ giảm thiểu thâm thủng thương mại; về kinh tế, yêu cầu Nhật Bản cống hiến nhiều hơn, song ngăn ngừa Nhật Bản lợi dụng viện trợ và đầu tư ảnh hưởng tới môi trường chiến lược của Mỹ; về chính trị, cho phép Nhật Bản phát huy nhiều vai trò, song không cho phép thay thế Mỹ; về quân sự, dưới tiền đề duy trì lãnh đạo tuyệt đối của Mỹ, đề cao khả năng phòng vệ, cùng Mỹ gánh vác chi phí an ninh. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiến lược toàn cầu của Mỹ có hainhánh quan trọng: một là Tổ chức Hiệp ước các nước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hai là đồng minh Mỹ – Nhật. Lịch sử quan hệ Mỹ – Nhật được coi là nền tảng trong chính sáchChâu Á của Mỹ. Từ trước tới nay, trong vấn đề phòng vệ an ninh, Mỹ và Nhật Bản luôn nảy sinh mâu thuẫn. Mỹ chỉ trích Nhật Bản dốc toàn lực phát triển kinh tế mà không tiêu tiền vào lĩnh vực quốc phòng, tận lực dựa vào Mỹ, do đó yêu cầu Nhật Bản gánh vách trách nhiệm phòng ngự nhiều hơn. Tuy nhiên, Nhật Bản đã trở thành nước lớn kinh tế, hơn nữa lại đang theo đuổi địa vị nước lớn chính trị, Mỹ không thể khống chế tuyệt đối Nhật Bản và muốn Nhật Bản phân chia gánh vác trách nhiệm, trong khi Nhật Bản lại muốn chia sẽ quyền lợi với Mỹ.
Chiến lược phản công Nhật Bản của Mỹ mà nền tảng là giành quyền chủ động chiến lược đối với Nhật Bản chủ yếu là dựa vào hai điều quyết định: một là tiến hành cuộc chiến tài chính với Nhật Bản, có nghĩa là dùng “bom nguyên tử tài chính” tấn công Nhật Bản; hai là sáng tạo “kinh tế mới” lấy tin học hóa và toàn cầu hóa làm nền tảng đặc thù.
Về hậu quả của việc Mỹ vận dụng vũ khí tài chính đánhđòn chí mạng kinh tế của Nhật Bản, Giáo sư khoa lịch sử Đại học sư phạm thủ đô Tề Thế Vinh cho biết: Năm 1999, tuy chỉ chiếm 4,5% dân số thế giới nhưng Mỹ đã lợi dụng tới 85% vốn lưu động của thế giới và 72% dự trữ thế giới, cho thấy Mỹ vẫn giữ vững vị trí bá chủ trong lĩnh vực tiền tệ thế giới. Do vị trí đặc thù của đồng đô la Mỹ trong nền kinh tế thế giới, đã tạo cho Mỹ có thể thông qua giá trị của đồng đô la Mỹ, chủ yếâu là sự mất giá, để đẩy vấn đề kinh tế cho các nước khác.Sau khi Mỹ cùng Đức và Nhật Bản ký “Hiệp ước Quảng trường” năm 1985, giá trị của đồng Yên trong vòng hai năm chỉ tăng 1 lần, kinh tế Nhật Bản nổ ra bong bóng, dẫn đến suythoái kinh tế trong 10 năm. Điều này đã cho thấy rõ việc Mỹ lợi dụng vị trí bá quyền của đồng đô la Mỹ như thế nào để đánh bại đối thủ, đoạt được lợi ích. Cái gọi là “Hiệp ước Quảng trường” là hội nghị được tổ chức tại một nhà hàng trên Quảng trường Niu Yoóc với sự tham gia của bộ trưởng Tàichính 5 nước Mỹ, Đức, Anh, LB Đức, Pháp và Nhật Bản hồi tháng 9/1985, hy vọng tỷ giá các đơn vị tiền tệ chủ yếu so với đồng đô la Mỹ được nâng cao giá trị với mức độ nhất định. Sau đó, Nhật Bản bị ép phải tăng giá đồng Yên, trong vòng một năm, tỷ lệ ngoại hối đồng Yên đã tăng lên 60%, tới thập niên 90, kinh tế Nhật Bản trong 10 năm có mức tăng trưởng thấp, và tới năm 2005 mới bắt đầu hồi phục trở lại. “Hiệp ước Quảng trường” đã ép Nhật Bản mở cửa tài chính, đồng Yên tăng giá giống như con diều đứt dây, bong bóng kinh tế sụp đổ, Nhật Bản lúc này giống như “con rùa bị lật ngửa”, trong thời gian dài không thể lật mình được. Từ năm 1993-2000, Nhật Bản liên tục đổi 7 vị thủ tướng, trung bình mỗi nhiệm kỳ không quá một năm.
Trong khi cùng lúc dùng vũ khí tài chính đánh Nhật Bản, Mỹ lại khởi động đoàn tàu tốc hành kinh tế mới, đẩy lùi Nhật Bản ra xa. Đối với bong bóng kinh tế, Nhật Bản đối phó không tốt, tình trạng đình đốn kinh tế xuất hiện xu thế kéo dài. Tới giữa thập niên 90, kinh tế Mỹ trở nên vững mạnh, và được sự hỗ trợ của cuộc cách mạng kỹ thuật tin học đã một lần nữa giành lại được khả năng cạnh tranh mạnh mẽ.
Bước vào thập niên 90, người Mỹ thường quan ngại sức cạnh tranh kinh tế của nước này yếu đi hoặc giảm sút, lo ngại địa vị bá quyền sa sút. Song khi kết thúc thập niên 90, không những chẳng xuất hiện suy thoái như người Mỹ vẫn quan ngại, mà thực lực kinh tế Mỹ từ xu thế tương đối sa sút sau Chiến tranh Việt Nam đã xuất hiện chuyển biến bước ngoặt.
Sau khoảng thời gian suy thoái đều đặn từ cuối năm 1990 tới đầu năm 1991 (theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế quý IV là -1,6%, quý I đầu năm 1991 là -2,8%), kinh tế bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng, kéo dài cho tới cuối năm 1999, kinh tế Mỹ đã thực hiện được 105 tháng dài tăng trưởng liên tục (đột phá kinh tế này kết thúc vào quý IV năm 2000, thời gian tăng trưởng liên tục lên tới114 tháng). Điều này trở thành thời kỳ tăng trưởng ổn định dàinhất kể từ giữa thế kỷ 19. Lúc đó, các nước Tây Âu chật vật với tỷ lệ thất nghiệp, sức tăng trưởng kinh tế yếu đi, bong bóng kinh tế Nhật Bản cũng nổ ra và lâm vào tình trạng đình đốn, Trong khi đó, kinh tế Mỹ lại xuất hiện tăng trưởng kỳ tích. Trong nền kinh tế thế giới, kinh tế Mỹ cũng chiếm phân ngạch lớn. Năm 1990, tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ,Liên minh Châu Âu và Nhật Bản là 1,88 : 2,07 : 1, trong đó tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ chiếm 25,29% tổng sản phẩm quốc nội thế giới. Tới năm 2000, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ chiếm 27,07% tổng sản phẩm quốc nội thế giới đạt 7.898 tỷ USD. Tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, Liên minhChâu Âu và Nhật Bản là 2,2 : 2,2 : 1.
Tất cả chỉ tiêu cơ bản của kinh tế Mỹ đều chuyển biến tốt đẹp một cách toàn diện, không còn là hiện tượng hiếm thấy trong thời kỳ kinh tế hiện đại của Mỹ, mà còn không phù hợp với lý luận chủ đạo của học thuyết kinh tế phương Tây, xuất hiện một kiểu hiện tượng kinh tế mới không giống với hiện tượng kinh tế truyền thống. Hiện tượng kinh tế mới này chủ yếu gồm ba biểu hiện:
-Trong thời kỳ của mình, Tổng thống Clinton đã xóa bỏ triệt để thâm thủng dự toán liên bang hơn 200 tỷ USD, từ năm 1998 bắt đầu chuyển sang thặng dư tài chính, đồng thời thực hiện tăng trưởng kinh tế trên 3%. Chính sách tài chính cắt giảm thâm thủng và vận dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Mỹ mà không gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế.
-Trong quá trình tăng trưởng kinh tế những năm 90, Mỹ luôn duy trì được tỷ lệ thất nghiệp dưới 5%, trong khi tỷ lệ lạm phát lại luôn được khống chế ở mức 2% hoặc thậm chí còn thấp hơn. Lý luận kinh tế truyền thống cho rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát cao, song trong thời kỳ kinh tế mới thì lý luận này không còn phù hợp.
-Năng suất lao động sản xuất gia tăng rõ rệt, hiệu quả vốn đầu tư duy trì ở mức cao, thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng. Vị trí bá chủ kinh tế của Mỹ có khả năng được củng cố và tăng cường chính là dựa vào hiện tượng kinh tế mới này. Hiện tượng kinh tế mới bắt nguồn từ sự đột phá đi đầu thế giới trong ngành công nghệ tin học của Mỹ. Thập kỷ 90, sản nghiệp công nghệ tin học đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Mỹ là 35%. Số sinh viên tốt nghiệp trong ngành công nghệ tin học đã chiếm khoảng 60% tổng số sức lao động; năm 1988, giá trị sản lượng của ngành tin học đã chiếm 8,2% GDP, trở thành ngành lớn nhất vượt qua ngành sản xuất ô tô và ngành xây dựng. Ngành tin học không những thông qua khả năng tự phát triển mà còn thông qua khả năng cải tạo các ngành truyền thống để nâng cao năng suất lao động, cắt giảm tiêu hao năng lượng và vật liệu, tăng cường khả năng tăng trưởng. Từ sau giữa thập niên 90, trong danh sách đánh giá khả năng cạnh tranh quốc tế, nước Mỹ luôn chiếm vị trí số một. Mỹ đã đạt được tiến bộ mới trong các lĩnh vực như kỹ thuật gia công, công nghệ vật liệu, kỹ thuật công trình, linh kiện điện tử từng một thời lạc hậu. Trên các lĩnh vực ưu thế truyền thống như thiết kế công trình, môi trường, sinh học … Mỹ cũng củng cố hơn nữa địa vị của mình.
Bài học từ chiến dịch kiềm chế Nhật Bản của Mỹ
-Về vấn đề “nước Mỹ đứng đầu” hay “Nhật Bản đứng đầu”, trong cuộc cạnh tranh giữa quốc gia đứng đầu với quốc gia có tiềm tàng đứng đầu, nhân tố hình thái ý thức và chế độ xã hội vẫn là vị trí thứ hai,việc đánh giá về địa vị quốc gia, lợi ích quốc gia mới là số một. Trong khi kinh tế Nhật Bản phát triển rực rỡ tác động tới địa vị quốc gia đứng đầu và quốc gia lãnh đạo của Mỹ, nước Mỹ có thể bỏ Liên Xô — quốc gia Xã hội chủ nghĩa, lại phía sau mà chọn Nhật Bản — quốc gia có cùng hình thái ý thức và chế độ xã hội với Mỹ, làm đối thủ cạnh tranh số một.
-Trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, trong cuộc cạnh tranh địa vị cơ bản giữa các nước trên thế giới, vào thời điểm quan trọng của cuộc đọ sức chiến lược, cái gọi là “âm mưu” và “cạm bẫy” có thể được sử dụng và phát huy tác dụng. Việc Mỹ thao túng “Hiệp ước Quảng trường” nhằm đối phó với Nhật Bản chính là một âm mưu và cạm bẫy tài chính, một cuộc chiến tài chính. Do đó, trên vũ đài quốc tế, “Thuyết âm mưu” và “Thuyết cạm bẫy” không phải là không có.
-Về cạnh tranh chiến lược nước lớn, muốn từ cơ bản giành quyền chủ động chiến lược, thực sự trở thành kẻ chiến thắng, mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, chỉ dựa vào “Thuyết âm mưu” và “Thuyết cạm bẫy”, chỉ dựa vào việc kiềm chế sự phát triển của đối thủ đều không đủ. Vấn đề quan trọng, nhân tố quyết định vẫn là cần phải tự phát triển, trong khi sáng tạo và phát triển, hình thành ưu thế lớn mạnh vượt qua đối thủ. Trong thập niên 90, việc nước Mỹ có thể đẩy lùi Nhật Bản ra xa phía sau, tác dụng chiến thắng của “kinh tế mới” là lớn nhất. Mỹ giành thắng lợi trước Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh này là do vừa dựa vào việc kiềm chế sự phát triển của đối thủ , nhưng điều quan trọng hơn là dựa vào việc gia tăng tốc độ phát triển của chính mình.
Kỳ sau: 4. Mỹ làm thế nào kiềm chế sự cạnh tranh của Liên Xô