Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD) -5 Người Đồng Minh

-MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)
(Tiếp theo) Người Đồng Minh
Kỳ 1

Vào mùa thu năm 1982, tôi dùng một chuyến bay của hàng không Ấn Độ, đi từ Bombay đến phi trường Santa Cruz để theo học bậc cao đẳng ở Hoa Kỳ. Năm trước đó là một năm khó khăn ở Ấn Độ, đánh dấu bởi những cuộc biểu tình lớn, bạo loạn cướp phá, các phong trào ly khai nổi loạn và sự ngưng trệ của nền dân chủ. Bên dưới tất cả những điều đó là một nền kinh tế u ám, một loại phối hợp giữa phát triển gầy ốm với nạn lạm phát không ngừng tệ hại. Tăng trưởng kinh tế khó vượt qua được tăng trưởng dân số. Phải cần đến năm mươi bảy năm để một người Ấn trung bình có thể tăng mức thu nhập của mình lên gấp đôi căn cứ vào mức tăng trưởng GDP vào thời ấy. Rất nhiều người Ấn Độ có tài và có tham vọng đều tin rằng tương lai thực sự của họ nằm trong việc phải rời bỏ xứ sở. Hơn 75 phần trăm những sinh viên tốt nghiệp Viện Kỹ thuật Ấn Độ trong những năm 1980 đã di dân đến Hoa Kỳ.



Thập niên sau năm 1997 cũng không thể nào khác hơn. Ấn Độ đã từng hưởng được ổn định, an bình và thịnh vượng. Những trận chiến của chia cách và quân đội dân tộc chủ nghĩa đã tàn đi. Các chính phủ cấp nhà nước và tiểu bang đã thay đổi mà không có sự cố gì. Còn có cả sự dễ chịu hơn trong mối quan hệ căng thẳng lâu năm với Pakistan. Và toàn bộ trục xoay chuyển là nhờ vào kinh tế của Ấn Độ, vốn đã tăng đến 6.9 phần trăm qua một thập niên đến 8.5 phần trăm trong nửa thập niên còn lại. Nếu có thể duy trì được mức tăng trưởng sau, một người Ấn Độ trung bình sẽ tăng gấp hai thu nhập của mình trong thời gian không đến mười năm. Hiệu quả tích lũy của nền kinh tế mới này đã hết sức rõ ràng. Nhìều người Ấn Độ đã ra khòi tình trạng nghèo khó của mình trong thập niên vừa qua hơn là hồi năm mươi năm trước đây.

Thế giới đã công nhận. Hàng năm ở Hội nghị kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Điển là quốc gia ngôi sao - một đất nước đã nổi bật trong cuộc gặp gỡ của tất cả các nhà lãnh đạo toàn cầu vì một vị thủ tướng hay vị tổng trường tài chính đặc biệt giỏi hay một câu chuyện xuất sắc của sự cải cách. Trong mười hai năm liền tôi đến Davos, không một quốc gia nào từng thu hút được trí tưởng tượng của hội nghị hay chinh phục được các cuộc bàn luận như Ấn Độ đã từng vào năm 2006. Sự tốt đẹp đó đã vượt hơn hẳn chỉ một cuộc hội nghị. Thế giới chưa từng ve vãn Ấn Độ như hiện nay. Các nhà lãnh đạo ngoại quốc đang quây quần đến Ấn Độ để xin hình thành được các quan hệ sâu sắc, mạnh mẽ hơn với vùng đất từng đẹp mê hồn này.

Tuy nhiên hầu hết các nhà quan sát ngoại quốc vẫn chưa chắc biết được cái gì đã đưa Ấn Độ đến tình trạng lỗi lạc này. Phải chăng Ấn Độ sẽ trở thành một Trung quốc kế tiếp ? Và điều ấy sẽ có ý nghĩa gì về kinh tế và chính trị? Một nước Ấn Độ giàu hơn sẽ có húc đầu vào Trung quốc không? Đất nước này sẽ vẫn xem Hoa Kỳ như một đồng minh? Có thứ quan điểm gì gọi là một thế giới quan "Ấn Độ giáo" hay không? Những người ngoại quốc lúng túng có thể sẽ cảm thấy an ủi khi biết rằng ngay bản thân người Ấn Độ cũng vẫn còn không chắc được câu trả lời cho những câu hỏi như thế này. Ấn Độ hiện nay quá đủ xum xuê cho những phản ánh nghiêm túc như thế.

Sự sung túc khỏe mạnh đã có kết quả rất tốt ở Hội nghị Kinh tế Thế giới. Ngay khi xuống máy bay ở Zurich, bạn đã nhìn thấy một tấm pa nô lớn ca tụng Ấn độ Phi thường! Bản thân thành phố Davos dầy đặc những bảng hiệu. Một chiếc xe bus công bố: "Nền dân chủ Thị trường Tự do Phát triển nhanh Nhất Thế giới. Khi đến phòng mình, bạn sẽ thấy một tấm khăn choàng bằng lông và một chiếc Ipod shuffle nạp đầy những bản nhạc của Bollywood, các quà tặng của phái đoàn Ấn Độ. Khi bước vào phòng hội nghị, đa phần là bạn sẽ nghe giọng Ấn Độ từ một trong hàng chục CEO của những công ty thượng thặng thế giới tham dự. Và rồi sẽ có những viên chức chính phủ Ấn Độ, một "Tập thể mơ ước" - tất cả đều thông minh và rành rẽ, và tất cả đều muốn rao bán đất nước của mình. Buổi giao tiếp xã hội chính là một loại hoành tráng Ấn Độ, với một đoàn mỹ nữ Ấn nhảy múa rộn ràng theo âm điệu Ấn trước một cung điện Taj Mahal bằng ánh điện xanh. Vị chủ tịch Hội nghị, Klaus Schwab ăn mặc hoàn hảo không thể chê vào đâu được, vận một khăn choàng và đội turban Ấn rực rỡ, nhấm nháp miếng gà tikla và ca ngợi những triển vọng của quốc gia với Michael Dell. Ấn Độ ở mọi nơi chốn, khẩu hiệu nói như thế, và quả đúng là như thế thật.

Thành công của chiến dịch quảng cáo này bảo đảm là nó sẽ được sử dụng đi sử dụng lại. Nhân dịp kỷ niệm Sáu mươi năm lễ Độc lập của Ấn Độ, New York đã tràn ngập những tiệc tiếp tân, các buổi hòa nhạc rực rỡ, hội hè và các hội thảo chào mừng thành công, chính trị và văn hóa của đất nước. Khẩu hiệu Indian@60 phản ánh sức mạnh lèo lái phía sau, các công ty công nghệ của Ấn Độ. Biến cố này đã tương phản rõ rệt bởi các dịp kỷ niệm năm mươi năm hồi mười năm trước, vốn lên đến đỉnh cao bằng một buổi tiếp tân tẻ nhạt nơi toà lãnh sự Ấn Độ - chiêu đãi chỉ với nước trái cây, vì những cấm kỵ kiểu Ghandhi về rượu chè - và một bài diễn văn ca tụng sự đa dạng của Ấn Độ. Dĩ nhiên, những chiến dịch vui nhộn ngày nay sẽ không có hiệu quả nếu như chẳng có thực chất ở phía sau. Mười lăm năm qua, Ấn Độ đã từng là đất nước phát triển nhanh thứ nhì trên thế giới, chỉ sau mỗi Trung quốc, và như họ đã đi đúng hướng để tiếp tục tăng trưởng độ octan cao này cho cả thập niên tới. Tương tự như Trung quốc, kích cỡ tuyệt đối - một tỉ người - của Ấn có nghĩa là, một khi Ấn Độ chuyển động, đất nước này sẽ tỏa một cái bóng to dài che phủ lên toàn cầu.

Trong khi sự vươn dậy của Trung quốc đã sẵn sàng và đang có thể sờ thấy được, vươn dậy của Ấn Độ vẫn còn là một câu chuyện của tương lai. GDP cá nhân của Ấn chỉ có 960 dollars. Nhưng tương lai ấy đang trở nên một tập trung cao độ. Nghiên cứu BRIC của Goldman Sachs dự đoán rằng, đến năm 2015, kinh tế Ấn Độ sẽ bằng kích cỡ của Ý và đến năm 2020 sẽ đuổi kịp Anh quốc. Đến năm 2040, Ấn Độ sẽ kiêu hãnh là nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Vào năm 2050, thu nhập cá nhân của Ấn sẽ tăng đến hai mươi lần mức thu nhập hiện tại [i] . Những tiên đoán như thế này là một lối làm ăn xảo trá và các chiều hướng thường tàn lụi dần. Nhưng dù sao, cũng đáng để ghi nhận rằng mức tăng trưởng hiện nay của Ấn Độ cao hơn các suy luận từ nghiên cứu ấy, và, đất nước này có được một hồ sơ địa lý có triển vọng một cách quan trọng. Khi thế giới kỹ nghệ già cỗi đi, Ấn Độ sẽ vẫn tiếp tục có rất nhiều người trẻ tuổi – hay nói một cách khác: những công nhân trẻ. Trung quốc đang đối diện với sự thiếu hụt giới trẻ vì các chính sách “một con” thành công của họ. Ấn Độ đối diện với sự tăng thêm giới trẻ, bởi vì - mỉa mai thay, chính sách kế hoạch hóa gia đình của chính họ bị thất bại. (Bài học ở đây chính là tất cả các lèo lái xã hội đều có những hậu quả không định trước được). Nếu yếu tố địa dư là một định mệnh, tương lai của Ấn Độ đã được đảm bảo.

Ngay cả lúc này ở đấy cũng là một ấn tượng. Mức nghèo khó của Ấn chỉ bằng một nửa của hai mươi năm trước. Khu vực tư nhân sinh động một cách ngạc nhiên, tăng đến 15, 20 và 25 phần trăm hết năm này qua năm khác. Sức mạnh của khu vực tư nhân đã mạnh mẽ hơn cả các xí nghiệp chuyên thuê mướn người ngoại quốc như Infosys, công ty chính trong nhiều công ty Hoa Kỳ trong nền kinh tế Ấn Độ. Tổ hợp Tata là một Tập đoàn doanh nghiệp lớn mạnh hơn nhiều, hoạt động trên tất cả mọi lãnh vực từ xe hơi, sắt thép đến các hệ thống phần mềm và tham vấn máy tính. Trong năm 2006, vốn kinh doanh của công ty này tăng 23 phần trăm, từ 17.8 tỉ lên đến 22 tỉ. Reliance Industries, công ty lớn nhất Ấn Độ, năng động hơn, đạt mức lời gấp đôi giữa năm 2004 và 2006. Tổng số vốn kinh doanh của ngành thương mại phụ tùng xe hơi, gồm hàng trăm công ty, đã tăng từ mức dưới 6 tỉ vào năm 2003 đến hơn 15 tỉ vào năm 2007. Trong ba năm tới, chỉ riêng công ty General Motors sẽ nhập khẩu các phụ tùng xe hơi do Ấn Độ sản xuất có trị giá đến 1 tỉ [ii]. Ấn Độ hiện nay có nhiểu tỉ phú hơn bất cứ nước Á châu nào khác và đa số các tỉ phú này là những người tự mình làm nên.

(Còn tiếp)


i. Theo Dreaming with BRICs: The Path to 2050 của tác giả Dominic Wilson và Roopa Purushothaman (Goldman
Sachs, Global Economic Paper no. 90, ngày 1 tháng Mười, 2003)

ii. Theo bài "GM triple parts sourcing from India", Times of India, ngày 20 tháng Mười Một, 2007.

 

Người Đồng Minh

Kỳ 2 (Tiếp theo)

Từ dưới lên
Ở thời điểm này, bất cứ ai từng đến Ấn độ có lẽ sẽ bị rối trí, "Ấn độ ư ?" quý ông bà ấy có lẽ sẽ phải hỏi, "Với những phi trường xiêu vẹo, đường xá vỡ vụn, các làng quê ổ chuột và cạn kiệt? Có phải quý vị muốn nói đến cái nước Ấn độ ấy?". Vâng nước ấy nữa, đấy chính là Ấn độ. Đất nước này có thể có một số khu vực như vùng Silicon Valley nhưng lại cũng có đến ba nước Nigeria trong đó - nghĩa là hơn 300 triệu người sống với dưới một dollar một ngày. Là chốn ở của 40 phần trăm người nghèo của thế giới và có một dân số đứng hạng nhì thế giới về lượng dân số bị nhiễm HIV. Nhưng dù cho nước Ấn độ nghèo đói và bệnh tật là một nước Ấn độ quen thuộc, bức tranh sống động còn nói nhiều hơn một bức tranh tĩnh vật. Ấn độ đang thay đổi. Nạn nghèo đói rộng lớn vẫn còn đó nhưng sức mạnh của nền kinh tế mới vẫn đang khuấy động lên ở tất cả mọi nơi. Chúng ta có thể cảm thấy được điều này ngay tại những căn nhà ở khu ổ chuột.


Đối với nhiều du khách, Ấn độ trông không được đẹp lắm. Các thương nhân Tây phương đến Ấn độ nghĩ rằng đây sẽ là một Trung Quốc kế tiếp. Đất nước này sẽ không bao giờ như thế. Tăng trưởng của Trung quốc được giám sát bởi một chính phủ có quyền lực. Bắc kinh quyết định rằng đất nước cần các phi cảng mới, các đường cao tốc 8 hàng xe chạy, các khu kỹ nghệ lấp lánh - họ sẽ xây dựng chỉ trong vài tháng. Trung quốc ve vãn đa quốc và cung cấp cho họ tất cả các giấy phép và cơ sở chỉ trong dăm ba ngày. Một CEO Hoa Kỳ nhớ lại cách thức các viên chức Trung quốc đã đưa ông đến một khu xây cất dự định xây một công trình mới (và rất lớn) của ông. Công trình đó ở ngay trung tâm, vị trí rất tốt và thoả mãn được tất cả các yêu cầu của ông - trừ một điều là khu này đã đầy người và các toà nhà sẵn có. Viên CEO trình bày với vị chủ nhà của mình. Viên chức này mỉm cười nói rằng “Đừng lo, trong mười tám tháng tới, tất cả những thứ ấy sẽ không còn ở đây nữa”. Và quả là đã không còn nữa.

Ấn độ không có được một loại chính phủ có khả năng di chuyển được dân chúng vì quyền lợi của người ngoại quốc. Tân Đề Li và Mumbai không có hệ thống hạ tầng cơ sở hào nhoáng như ở Bắc kinh và Thượng Hải, cũng như không một thành phố nào ở Ấn độ có được nền đô thị hoá chặt chẽ như các thành phố của Trung quốc. Khi tôi hỏi ông Vilasrao Deshmukh, bộ trưởng quan trọng một tiểu bang kỹ nghệ hóa nhất của Ấn độ, phải chăng Ấn độ có thể học được điều gì từ kiểu mẫu kế hoạch phát triển đô thị, ông trả lời “Có, nhưng với một số giới hạn. Trung quốc thường đòi hỏi dân chúng phải có giấy tờ chứng minh công ăn việc làm trước khi họ có thể di chuyển đến một thành phố mới. Điều này để đảm bảo họ sẽ không có hàng triệu người ăn ở lụp xụp quanh thành phố để tìm việc làm. Tôi không thể làm như thế. Hiến pháp Ấn độ bảo vệ quyền tự do đi lại. Nếu một ai muốn đến tìm việc làm ở Mumbai, họ được tự do hành động như thế”.

Phát triển của Ấn độ đang diễn ra không phải vì chính phủ mà là từ sự bất chấp đến chính phủ. Đấy không phải là từ trên xuống mà là từ dưới lên - lộn xộn, nháo nhào và phần lớn không có kế hoạch. Các thuận lợi chính của đất nước là khu vực tư nhân thuần túy, đã xây dựng nên các quyền về tài sản và hợp đồng, các tòa án độc lập và luật lệ pháp lý (dù rằng có bị lợi dụng quấy nhiễu). Khu vực tư nhân của Ấn là xương sườn của sự phát triển. Hai mươi năm trước, ở Trung quốc, các công ty tư nhân không hề hiện hữu, còn ở Ấn độ đã từng có cả trăm năm nay. Và bằng cách nào đó, khu vực tư nhân đã vượt qua các chướng ngại, xuyên thủng những rào cản, luồn lách qua các hạ tầng cơ sở xấu - để tạo nên lợi nhuận. Nếu không xuất khẩu được lượng hàng hóa lớn vì phi cảng, hải cảng xấu, họ xuất khẩu dịch vụ và phần mềm, những thứ mà mình có thể chuyển qua đường dây điện tử thay vì đường lộ giao thông. vị CEO tiền nhiệm của Procter &Gamble, Gurcharan Das, đã nói "Kinh tế phát triển vào ban đêm khi chính phủ đi ngủ".

Đặc tính đáng chú ý nhất của Ấn độ ngày nay là vốn nhân lực của mình - một dân số lớn và phát triển về các tài năng thương mại, quản lý và các cá nhân khôn ngoan của thương trường. Con số ấy tăng trưởng trong một số lượng lớn và nhanh chóng hơn là bất cứ ai có thể tưởng tượng đến, một phần bởi vì họ có được cửa ngõ giao tiếp dễ dàng bằng Anh ngữ, ngôn ngữ của nền hiện đại. Anh ngữ, sự thừa hưởng một cách không chủ tâm từ Anh quốc đã chứng tỏ trở nên một kế thừa hết sức có hiệu quả. Nhờ đó, thành phần giao thương và quản lý của Ấn độ được quen biết mật thiết với các khuynh hướng thương mại Tây phương mà không cần đến thông dịch hay các hướng dẫn về văn hóa. Họ đọc về lý thuyết điện toán, quản lý, chiến lược tiếp thị và các phát kiến mới nhất trong khoa học kỹ thuật. Họ giao thiệp toàn cầu hóa một cách nhuần nhuyễn.

Kết quả là một đất nước không giống như các đất nước đang phát triển khác. GDP của Ấn độ bao gồm 50 phần trăm khu vực dịch vụ, 25 phần trăm kỹ nghệ và 25 phần trăm nông nghiệp. Những quốc gia duy nhất có được thành tích này là Hy lạp và Bồ đào Nha - những quốc gia có thu nhập trung bình vượt quá được những giai đoạn đầu của kỹ nghệ hóa lớn và đang đi vào nền kinh tế hậu kỹ nghệ. Ấn độ đang ở phía sau các nước đó về kỹ nghệ và nông nghiệp nhưng lại dẫn đầu họ trong khu vực dịch vụ - một loại kết hợp mà chưa có ai từng dự phóng. Vai trò của giới tiêu thụ trong sự phát triển của Ấn độ từng là một điều ngạc nhiên tương tự. Hầu hết các câu chuyện về sự thành công của Á châu từng do sự lèo lái từ các biện pháp của chính phủ khiến cưỡng ép người dân tiết kiệm, mang lại sự tăng trưởng thông qua tích lũy vốn và các chính sách thân thiện về thị trường. Ở Ấn độ, khách hàng là vua. Giới chuyên viên trẻ tuổi ở Ấn không phải đợi đến cuối đời mình để mà mua nhà bằng tiền tiết kiệm của mình. Họ có thể mượn nợ nhà mà mua. Kỹ nghệ thẻ tín dụng tăng 35 phần trăm một năm. Mức tiêu thụ cá nhân làm nên con số choáng người: 67 phần trăm của GDP ở Ấn độ, cao hơn nhiều so với Trung quốc (42 phần trăm) và các nước Á châu khác. Quốc gia duy nhất trên thế giới có mức tiêu thụ cao hơn là Hoa kỳ, 70 phần trăm.

Dù hạ tầng cơ sở ở Ấn độ đang tiến triển và các nâng cấp, tăng cường đang được thực hiện ở các phi cảng, hải cảng và xa lộ, Ấn độ cũng sẽ không giống như Trung quốc. Dân chủ có thể mang đến những thuận lợi cho phát triển lâu dài nhưng chính phủ chuyên quyền có thể thiết kế và thi hành các dự án hạ tầng cơ sở chính với hiệu quả không so sánh được. Điều này rất hiển nhiên khi so sánh Trung quốc với Ấn độ hay với Anh Quốc. Kiến trúc sư Norman Foster đã chỉ cho tôi thấy là bằng vào thời gian cần đến cho tiến trình xem xét về môi trường cho một toà nhà ở Nhà ga số Năm ở Heathrow, ông có thể xây - từ đầu đến cuối - nguyên cả phi cảng Bắc kinh mới, lớn hơn tất cả 5 nhà ga ở Heathrow gộp lại.

Tuy nhiên ngay cả nếu hạ tầng cơ sở tốt làm vừa lòng các nhà đầu tư và các du khách ngoại quốc đồng thời báo hiệu một đất nước đang dịch chuyển, tác động về kinh tế của chúng có thể bị phóng đại. Khi Trung quốc phát triển ở tốc độ nhanh nhất, trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, đất nước này có các đường lộ, cầu cống và phi trường thê thảm - tệ hại hơn là Ấn độ ngày nay. Ngay cả trong các nước đã phát triển, các quốc gia với hạ tầng cơ sở tốt nhất cũng không luôn luôn là thành công. Pháp quốc có hệ thống hỏa xa và giao lộ đứng sau hệ thống kẽo kẹt của Hoa kỳ. Nhưng chính là nhờ nền kinh tế của Hoa kỳ khiến đã xốc lên được trong ba thập niên qua. Một khu vực tư nhân sinh động có thể mang lại một phát triển phi thường ngay cả có phải di chuyển trên các đường lộ xấu.

Một số học giả lập luận rằng lộ trình của Ấn độ đã có những thuận lợi đặc biệt. Yasheng Huang của trường MIT đã vạch ra rằng các công ty Ấn độ xử dụng đồng vốn của mình hiệu quả hơn Trung quốc, một phần là bởi vì họ không thể vươn đến được mức hầu như vô tận của đồng vốn . Họ đã tuân thủ đúng tiêu chuẩn của các chuẩn mực toàn cầu và quản lý vốn tốt hơn Trung quốc. Dù khởi sự cải tổ trễ hơn (và do đó đã trở thành sớm hơn trong chu kỳ phát triển) hơn là Trung quốc, Ấn độ đã sản xuất ra nhiều công ty có hạng trên thế giới, bao gồm Tata, Infosys, Ranbaxy và Reliance. Và các thuận lợi của Ấn độ còn rõ ràng hơn ngay cả với những công ty thấp hơn. Hàng năm, Nhật bản trao các giải thưởng Deming hấp dẫn cho các công ty có sáng kiến về quản lý. Trong năm năm qua, họ đã trao giải này cho Ấn độ thường xuyên hơn là các công ty ở những quốc gia khác kể cả ở Nhật. Khu vực tài chính của Ấn độ trong sạch và hữu hiệu tối thiểu là ngang bằng với các nước ở Á châu (nghĩa là, ngoại trừ Singapore và Hong Kong).

“Các số liệu thống kê không nắm bắt được sự thay đổi trong lãnh vực tinh thần” Uday Kotak, người sáng lập một công ty dịch vụ tài chính rất phát triển, đã nói như thế. “Nước Ấn độ mà tôi từng lớn lên là một quốc gia khác. Những người trẻ tuổi tôi làm việc ở đây rất phấn khởi và tự tin vô cùng về những gì họ có thể làm được ở đây”. Cái giả định cũ “Hàng chế tạo ở Ấn độ” nghĩa là loại hàng thứ cấp thiếu phẩm chất đang biến mất. Các công ty Ấn độ đang mua vốn ở các công ty Tây phương bởi vì họ tin rằng họ có thể làm tốt hơn được trong sự cai quản chúng. Đầu tư của Ấn độ ở Anh quốc trong năm 2006 và 2007 lớn hơn các đầu tư của Anh quốc ở Ấn độ.

Và không phải chỉ có thương mại. Khu vực thành thị Ấn độ đang bùng phát với tất cả nhiệt tình. Các nhà họa kiểu, người cầm bút và giới nghệ sĩ nói về sự bành trướng ảnh hưởng của họ ra toàn cầu. Các tài tử phim ảnh Bollywood phát triển khán giả của mình từ “căn cứ” nửa tỉ người trong nước bằng cách chinh phục giới hâm mộ ở bên ngoài Ấn độ. Những cầu thủ cricket đang tìm cách thay đổi môn chơi để thu hút các đám đông ở hải ngoại. Mọi thứ như thể hàng trăm triệu người bỗng nhiên tìm được các bí quyết để tháo gỡ tiềm năng của mình ra. Như một nhân vật Ấn độ nổi tiếng từng nói :"Khi thời cơ đến, một thời cơ hiếm khi đến trong lịch sử, khi chúng ta bước ra khỏi cái cũ để đi vào cái mới, khi một thời đại chấm dứt và khi thần khí cuả một dân tộc, bị áp bức đã lâu, đã tìm được các bày tỏ".

Những lời nói vốn được một số thế hệ người Ấn từng thuộc nằm lòng, là lời vị thủ tướng đầu tiên của Ấn độ, Jawaharlal Nehru, tuyên bố đúng vào sau nửa đêm ngày 15 tháng Tám năm 1947, khi Anh quốc chuyển giao lại quyền hành cho Quốc Hội Lập Hiến Ấn độ, Nehru đã nói về ngày khai sinh của Ấn độ như một đất nước độc lập. Những gì đang xảy ra hiện nay là ngày sinh của Ấn độ như là một xã hội độc lập - náo nhiệt, rực rỡ màu sắc, rộng mở, đầy sinh lực và hơn tất cả những điều đó là sự sẵn sàng thay đổi. Ấn độ đang tách ra không phải chỉ từ chính quá khứ của mình mà còn từ những con đường của các quốc gia khác ở Á châu. Ấn độ không phải là một quốc gia gần như độc đoán, chặt chẽ, lặng lẽ đang từ từ mở ra theo một kế hoạch. Ấn độ là một nền dân chủ ồn ào cuối cùng đã trao cho dân chúng của mình cái thẩm quyền về kinh tế.

Các báo chí Ấn độ phản ánh chuyển đổi này. Trong nhiều thập niên, các trang báo của họ bị thống lĩnh bởi các tin tức về chính phủ. Thường được viết bằng lối biệt ngữ khó hiểu của những người trong cuộc bí mật (TT ĐỀ NGHỊ MỞ RỘNG CWC Ở CUỘC HỌP AICC), họ tường trình về sự làm việc của chính phủ, các đảng phái chính trị lớn và các bộ phận hành chính. Chỉ một giới nhỏ những người ưu tú hiểu được, mọi người khác làm bộ như mình cũng hiểu. Ngày nay, báo chí Ấn độ đang khởi sắc phát triển - một cây cổ thụ hiếm hoi nở rộ trong ngành báo in - tràn ngập với những câu chuyện về làm ăn, các kỹ thuật mới, kiểu thiết kế thời trang, các trung tâm mua sắm và dĩ nhiên cả Bollywood (mà hiện nay đang sản xuất phim nhiều hơn cả Hollywood). Truyền hình Ấn độ cũng vỡ òa với nhiều kênh phát sóng khác xuất hiện thêm hầu như hàng tháng. Ngay cả trong lãnh vực tin thương mại, con số và sự đa dạng thật là diệu kỳ. Vào năm 2006, Ấn độ đã có đến gần hai mươi kênh phát tin tức thuần túy.

Đấy không phải chỉ là sự hào nhoáng nhất thời. Hãy xem phản ứng của Ấn độ đối với cơn sóng thần năm 2005. Trong quá khứ, đáng để lưu ý rằng phản ứng duy nhất của phía Ấn độ là từ chính phủ, vốn chỉ tham dự chút ít không ngoài sự phối hợp với các viện trợ ngoại quốc. Năm 2005, Tân Đề Li đã từ chối các trợ giúp từ nước ngoài (thêm một chỉ dấu cho thấy về niềm tự hào dân tộc gia tăng). Nhưng sự thay đổi là ở chỗ khác. Chỉ trong vòng hai tuần sau khi bị sóng thần, người Ấn đã đã quyên tặng 80 triệu từ tư nhân để giúp làm vơi dịu nỗi mất mát. Bốn năm trước, vào năm 2001, phải cần đến một năm trời để thu góp được số tiền tương đương sau vụ động đất lớn (7.9 độ richter) ở Gujarat. Tổ chức từ thiện tư nhân ở Á châu thường có tính cách là một trào lưu nhỏ. Khi người giàu cho của, họ thường cho các đền chùa hoặc giới tu hành. Nhưng điều ấy nay dường như đã thay đổi. Một trong những người giàu nhất Ấn độ, Azim Premji, một tỉ phú ngành công nghệ, tuyên bố sẽ để lại gia tài của ông, nhiều như của Bill Gates, cho một cơ quan từ thiện. Anil Aggarwal, một tỉ phú tự làm nên khác, đã công bố tặng 1 tỉ để xây dựng một trường đại học tư ở Orissa, một trong những vùng nghèo nhất của Ấn độ. Các tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận đang tham dự vào lãnh vực giáo dục và y tế, đảm nhiệm những chức năng đáng lẽ nhà nước nên chịu trách nhiệm. Một số tính toán cho thấy, hơn 25 phần trăm trường học và 80 phần trăm của hệ thống y tế ở Ấn độ hiện nay nằm ngoài lãnh vực của nhà nước. Công ty phần mềm Infosys Technologies đã khởi sự cơ quan riêng của mình để cung cấp các bệnh viện, nhà trẻ mồ côi, lớp học, sách giáo khoa cho những vùng nông thôn.

Tất cả những điều này trở nên quen thuộc. Trong một yếu tố quan trọng, là - Ấn độ, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới - nay nhìn rất giống với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một nước giàu nhất. Ở cả hai nước này, xã hội đã khẳng định thống trị của mình lên trên nhà nước. Phải chăng công thức ấy sẽ chứng tỏ sẽ thành công ở Ấn độ như đã thành công ở Mỹ? Xã hội có thể thay thế cho nhà nước được không?

(Còn tiếp)


____________
i. Theo Jagahir Aziz và Steven Dunaway trong "China rebalancing Act". Finance and Development 44, no. 3 (Tháng Chín 2007)


ii. Theo Yasheng Huang "Will India overtake China ?" Foreign Policy, số tháng B3y/tám 2003. Trang 71-81.


iii. Theo Manjeet Kripalini, "Read all about it: India's media Wars" Businessweek, ngày 16 tháng Hai, 2005.


iv. Trích từ the World Health Organization, có sẵn tại http://www.who.int/countries/ind/en.


Người Đồng Minh

Kỳ 2 (Tiếp theo)

Từ dưới lên
Ở thời điểm này, bất cứ ai từng đến Ấn độ có lẽ sẽ bị rối trí, "Ấn độ ư ?" quý ông bà ấy có lẽ sẽ phải hỏi, "Với những phi trường xiêu vẹo, đường xá vỡ vụn, các làng quê ổ chuột và cạn kiệt? Có phải quý vị muốn nói đến cái nước Ấn độ ấy?". Vâng nước ấy nữa, đấy chính là Ấn độ. Đất nước này có thể có một số khu vực như vùng Silicon Valley nhưng lại cũng có đến ba nước Nigeria trong đó - nghĩa là hơn 300 triệu người sống với dưới một dollar một ngày. Là chốn ở của 40 phần trăm người nghèo của thế giới và có một dân số đứng hạng nhì thế giới về lượng dân số bị nhiễm HIV. Nhưng dù cho nước Ấn độ nghèo đói và bệnh tật là một nước Ấn độ quen thuộc, bức tranh sống động còn nói nhiều hơn một bức tranh tĩnh vật. Ấn độ đang thay đổi. Nạn nghèo đói rộng lớn vẫn còn đó nhưng sức mạnh của nền kinh tế mới vẫn đang khuấy động lên ở tất cả mọi nơi. Chúng ta có thể cảm thấy được điều này ngay tại những căn nhà ở khu ổ chuột.


Đối với nhiều du khách, Ấn độ trông không được đẹp lắm. Các thương nhân Tây phương đến Ấn độ nghĩ rằng đây sẽ là một Trung Quốc kế tiếp. Đất nước này sẽ không bao giờ như thế. Tăng trưởng của Trung quốc được giám sát bởi một chính phủ có quyền lực. Bắc kinh quyết định rằng đất nước cần các phi cảng mới, các đường cao tốc 8 hàng xe chạy, các khu kỹ nghệ lấp lánh - họ sẽ xây dựng chỉ trong vài tháng. Trung quốc ve vãn đa quốc và cung cấp cho họ tất cả các giấy phép và cơ sở chỉ trong dăm ba ngày. Một CEO Hoa Kỳ nhớ lại cách thức các viên chức Trung quốc đã đưa ông đến một khu xây cất dự định xây một công trình mới (và rất lớn) của ông. Công trình đó ở ngay trung tâm, vị trí rất tốt và thoả mãn được tất cả các yêu cầu của ông - trừ một điều là khu này đã đầy người và các toà nhà sẵn có. Viên CEO trình bày với vị chủ nhà của mình. Viên chức này mỉm cười nói rằng “Đừng lo, trong mười tám tháng tới, tất cả những thứ ấy sẽ không còn ở đây nữa”. Và quả là đã không còn nữa.

Ấn độ không có được một loại chính phủ có khả năng di chuyển được dân chúng vì quyền lợi của người ngoại quốc. Tân Đề Li và Mumbai không có hệ thống hạ tầng cơ sở hào nhoáng như ở Bắc kinh và Thượng Hải, cũng như không một thành phố nào ở Ấn độ có được nền đô thị hoá chặt chẽ như các thành phố của Trung quốc. Khi tôi hỏi ông Vilasrao Deshmukh, bộ trưởng quan trọng một tiểu bang kỹ nghệ hóa nhất của Ấn độ, phải chăng Ấn độ có thể học được điều gì từ kiểu mẫu kế hoạch phát triển đô thị, ông trả lời “Có, nhưng với một số giới hạn. Trung quốc thường đòi hỏi dân chúng phải có giấy tờ chứng minh công ăn việc làm trước khi họ có thể di chuyển đến một thành phố mới. Điều này để đảm bảo họ sẽ không có hàng triệu người ăn ở lụp xụp quanh thành phố để tìm việc làm. Tôi không thể làm như thế. Hiến pháp Ấn độ bảo vệ quyền tự do đi lại. Nếu một ai muốn đến tìm việc làm ở Mumbai, họ được tự do hành động như thế”.

Phát triển của Ấn độ đang diễn ra không phải vì chính phủ mà là từ sự bất chấp đến chính phủ. Đấy không phải là từ trên xuống mà là từ dưới lên - lộn xộn, nháo nhào và phần lớn không có kế hoạch. Các thuận lợi chính của đất nước là khu vực tư nhân thuần túy, đã xây dựng nên các quyền về tài sản và hợp đồng, các tòa án độc lập và luật lệ pháp lý (dù rằng có bị lợi dụng quấy nhiễu). Khu vực tư nhân của Ấn là xương sườn của sự phát triển. Hai mươi năm trước, ở Trung quốc, các công ty tư nhân không hề hiện hữu, còn ở Ấn độ đã từng có cả trăm năm nay. Và bằng cách nào đó, khu vực tư nhân đã vượt qua các chướng ngại, xuyên thủng những rào cản, luồn lách qua các hạ tầng cơ sở xấu - để tạo nên lợi nhuận. Nếu không xuất khẩu được lượng hàng hóa lớn vì phi cảng, hải cảng xấu, họ xuất khẩu dịch vụ và phần mềm, những thứ mà mình có thể chuyển qua đường dây điện tử thay vì đường lộ giao thông. vị CEO tiền nhiệm của Procter &Gamble, Gurcharan Das, đã nói "Kinh tế phát triển vào ban đêm khi chính phủ đi ngủ".

Đặc tính đáng chú ý nhất của Ấn độ ngày nay là vốn nhân lực của mình - một dân số lớn và phát triển về các tài năng thương mại, quản lý và các cá nhân khôn ngoan của thương trường. Con số ấy tăng trưởng trong một số lượng lớn và nhanh chóng hơn là bất cứ ai có thể tưởng tượng đến, một phần bởi vì họ có được cửa ngõ giao tiếp dễ dàng bằng Anh ngữ, ngôn ngữ của nền hiện đại. Anh ngữ, sự thừa hưởng một cách không chủ tâm từ Anh quốc đã chứng tỏ trở nên một kế thừa hết sức có hiệu quả. Nhờ đó, thành phần giao thương và quản lý của Ấn độ được quen biết mật thiết với các khuynh hướng thương mại Tây phương mà không cần đến thông dịch hay các hướng dẫn về văn hóa. Họ đọc về lý thuyết điện toán, quản lý, chiến lược tiếp thị và các phát kiến mới nhất trong khoa học kỹ thuật. Họ giao thiệp toàn cầu hóa một cách nhuần nhuyễn.

Kết quả là một đất nước không giống như các đất nước đang phát triển khác. GDP của Ấn độ bao gồm 50 phần trăm khu vực dịch vụ, 25 phần trăm kỹ nghệ và 25 phần trăm nông nghiệp. Những quốc gia duy nhất có được thành tích này là Hy lạp và Bồ đào Nha - những quốc gia có thu nhập trung bình vượt quá được những giai đoạn đầu của kỹ nghệ hóa lớn và đang đi vào nền kinh tế hậu kỹ nghệ. Ấn độ đang ở phía sau các nước đó về kỹ nghệ và nông nghiệp nhưng lại dẫn đầu họ trong khu vực dịch vụ - một loại kết hợp mà chưa có ai từng dự phóng. Vai trò của giới tiêu thụ trong sự phát triển của Ấn độ từng là một điều ngạc nhiên tương tự. Hầu hết các câu chuyện về sự thành công của Á châu từng do sự lèo lái từ các biện pháp của chính phủ khiến cưỡng ép người dân tiết kiệm, mang lại sự tăng trưởng thông qua tích lũy vốn và các chính sách thân thiện về thị trường. Ở Ấn độ, khách hàng là vua. Giới chuyên viên trẻ tuổi ở Ấn không phải đợi đến cuối đời mình để mà mua nhà bằng tiền tiết kiệm của mình. Họ có thể mượn nợ nhà mà mua. Kỹ nghệ thẻ tín dụng tăng 35 phần trăm một năm. Mức tiêu thụ cá nhân làm nên con số choáng người: 67 phần trăm của GDP ở Ấn độ, cao hơn nhiều so với Trung quốc (42 phần trăm) và các nước Á châu khác. Quốc gia duy nhất trên thế giới có mức tiêu thụ cao hơn là Hoa kỳ, 70 phần trăm.

Dù hạ tầng cơ sở ở Ấn độ đang tiến triển và các nâng cấp, tăng cường đang được thực hiện ở các phi cảng, hải cảng và xa lộ, Ấn độ cũng sẽ không giống như Trung quốc. Dân chủ có thể mang đến những thuận lợi cho phát triển lâu dài nhưng chính phủ chuyên quyền có thể thiết kế và thi hành các dự án hạ tầng cơ sở chính với hiệu quả không so sánh được. Điều này rất hiển nhiên khi so sánh Trung quốc với Ấn độ hay với Anh Quốc. Kiến trúc sư Norman Foster đã chỉ cho tôi thấy là bằng vào thời gian cần đến cho tiến trình xem xét về môi trường cho một toà nhà ở Nhà ga số Năm ở Heathrow, ông có thể xây - từ đầu đến cuối - nguyên cả phi cảng Bắc kinh mới, lớn hơn tất cả 5 nhà ga ở Heathrow gộp lại.

Tuy nhiên ngay cả nếu hạ tầng cơ sở tốt làm vừa lòng các nhà đầu tư và các du khách ngoại quốc đồng thời báo hiệu một đất nước đang dịch chuyển, tác động về kinh tế của chúng có thể bị phóng đại. Khi Trung quốc phát triển ở tốc độ nhanh nhất, trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, đất nước này có các đường lộ, cầu cống và phi trường thê thảm - tệ hại hơn là Ấn độ ngày nay. Ngay cả trong các nước đã phát triển, các quốc gia với hạ tầng cơ sở tốt nhất cũng không luôn luôn là thành công. Pháp quốc có hệ thống hỏa xa và giao lộ đứng sau hệ thống kẽo kẹt của Hoa kỳ. Nhưng chính là nhờ nền kinh tế của Hoa kỳ khiến đã xốc lên được trong ba thập niên qua. Một khu vực tư nhân sinh động có thể mang lại một phát triển phi thường ngay cả có phải di chuyển trên các đường lộ xấu.

Một số học giả lập luận rằng lộ trình của Ấn độ đã có những thuận lợi đặc biệt. Yasheng Huang của trường MIT đã vạch ra rằng các công ty Ấn độ xử dụng đồng vốn của mình hiệu quả hơn Trung quốc, một phần là bởi vì họ không thể vươn đến được mức hầu như vô tận của đồng vốn . Họ đã tuân thủ đúng tiêu chuẩn của các chuẩn mực toàn cầu và quản lý vốn tốt hơn Trung quốc. Dù khởi sự cải tổ trễ hơn (và do đó đã trở thành sớm hơn trong chu kỳ phát triển) hơn là Trung quốc, Ấn độ đã sản xuất ra nhiều công ty có hạng trên thế giới, bao gồm Tata, Infosys, Ranbaxy và Reliance. Và các thuận lợi của Ấn độ còn rõ ràng hơn ngay cả với những công ty thấp hơn. Hàng năm, Nhật bản trao các giải thưởng Deming hấp dẫn cho các công ty có sáng kiến về quản lý. Trong năm năm qua, họ đã trao giải này cho Ấn độ thường xuyên hơn là các công ty ở những quốc gia khác kể cả ở Nhật. Khu vực tài chính của Ấn độ trong sạch và hữu hiệu tối thiểu là ngang bằng với các nước ở Á châu (nghĩa là, ngoại trừ Singapore và Hong Kong).

“Các số liệu thống kê không nắm bắt được sự thay đổi trong lãnh vực tinh thần” Uday Kotak, người sáng lập một công ty dịch vụ tài chính rất phát triển, đã nói như thế. “Nước Ấn độ mà tôi từng lớn lên là một quốc gia khác. Những người trẻ tuổi tôi làm việc ở đây rất phấn khởi và tự tin vô cùng về những gì họ có thể làm được ở đây”. Cái giả định cũ “Hàng chế tạo ở Ấn độ” nghĩa là loại hàng thứ cấp thiếu phẩm chất đang biến mất. Các công ty Ấn độ đang mua vốn ở các công ty Tây phương bởi vì họ tin rằng họ có thể làm tốt hơn được trong sự cai quản chúng. Đầu tư của Ấn độ ở Anh quốc trong năm 2006 và 2007 lớn hơn các đầu tư của Anh quốc ở Ấn độ.

Và không phải chỉ có thương mại. Khu vực thành thị Ấn độ đang bùng phát với tất cả nhiệt tình. Các nhà họa kiểu, người cầm bút và giới nghệ sĩ nói về sự bành trướng ảnh hưởng của họ ra toàn cầu. Các tài tử phim ảnh Bollywood phát triển khán giả của mình từ “căn cứ” nửa tỉ người trong nước bằng cách chinh phục giới hâm mộ ở bên ngoài Ấn độ. Những cầu thủ cricket đang tìm cách thay đổi môn chơi để thu hút các đám đông ở hải ngoại. Mọi thứ như thể hàng trăm triệu người bỗng nhiên tìm được các bí quyết để tháo gỡ tiềm năng của mình ra. Như một nhân vật Ấn độ nổi tiếng từng nói :"Khi thời cơ đến, một thời cơ hiếm khi đến trong lịch sử, khi chúng ta bước ra khỏi cái cũ để đi vào cái mới, khi một thời đại chấm dứt và khi thần khí cuả một dân tộc, bị áp bức đã lâu, đã tìm được các bày tỏ".

Những lời nói vốn được một số thế hệ người Ấn từng thuộc nằm lòng, là lời vị thủ tướng đầu tiên của Ấn độ, Jawaharlal Nehru, tuyên bố đúng vào sau nửa đêm ngày 15 tháng Tám năm 1947, khi Anh quốc chuyển giao lại quyền hành cho Quốc Hội Lập Hiến Ấn độ, Nehru đã nói về ngày khai sinh của Ấn độ như một đất nước độc lập. Những gì đang xảy ra hiện nay là ngày sinh của Ấn độ như là một xã hội độc lập - náo nhiệt, rực rỡ màu sắc, rộng mở, đầy sinh lực và hơn tất cả những điều đó là sự sẵn sàng thay đổi. Ấn độ đang tách ra không phải chỉ từ chính quá khứ của mình mà còn từ những con đường của các quốc gia khác ở Á châu. Ấn độ không phải là một quốc gia gần như độc đoán, chặt chẽ, lặng lẽ đang từ từ mở ra theo một kế hoạch. Ấn độ là một nền dân chủ ồn ào cuối cùng đã trao cho dân chúng của mình cái thẩm quyền về kinh tế.

Các báo chí Ấn độ phản ánh chuyển đổi này. Trong nhiều thập niên, các trang báo của họ bị thống lĩnh bởi các tin tức về chính phủ. Thường được viết bằng lối biệt ngữ khó hiểu của những người trong cuộc bí mật (TT ĐỀ NGHỊ MỞ RỘNG CWC Ở CUỘC HỌP AICC), họ tường trình về sự làm việc của chính phủ, các đảng phái chính trị lớn và các bộ phận hành chính. Chỉ một giới nhỏ những người ưu tú hiểu được, mọi người khác làm bộ như mình cũng hiểu. Ngày nay, báo chí Ấn độ đang khởi sắc phát triển - một cây cổ thụ hiếm hoi nở rộ trong ngành báo in - tràn ngập với những câu chuyện về làm ăn, các kỹ thuật mới, kiểu thiết kế thời trang, các trung tâm mua sắm và dĩ nhiên cả Bollywood (mà hiện nay đang sản xuất phim nhiều hơn cả Hollywood). Truyền hình Ấn độ cũng vỡ òa với nhiều kênh phát sóng khác xuất hiện thêm hầu như hàng tháng. Ngay cả trong lãnh vực tin thương mại, con số và sự đa dạng thật là diệu kỳ. Vào năm 2006, Ấn độ đã có đến gần hai mươi kênh phát tin tức thuần túy.

Đấy không phải chỉ là sự hào nhoáng nhất thời. Hãy xem phản ứng của Ấn độ đối với cơn sóng thần năm 2005. Trong quá khứ, đáng để lưu ý rằng phản ứng duy nhất của phía Ấn độ là từ chính phủ, vốn chỉ tham dự chút ít không ngoài sự phối hợp với các viện trợ ngoại quốc. Năm 2005, Tân Đề Li đã từ chối các trợ giúp từ nước ngoài (thêm một chỉ dấu cho thấy về niềm tự hào dân tộc gia tăng). Nhưng sự thay đổi là ở chỗ khác. Chỉ trong vòng hai tuần sau khi bị sóng thần, người Ấn đã đã quyên tặng 80 triệu từ tư nhân để giúp làm vơi dịu nỗi mất mát. Bốn năm trước, vào năm 2001, phải cần đến một năm trời để thu góp được số tiền tương đương sau vụ động đất lớn (7.9 độ richter) ở Gujarat. Tổ chức từ thiện tư nhân ở Á châu thường có tính cách là một trào lưu nhỏ. Khi người giàu cho của, họ thường cho các đền chùa hoặc giới tu hành. Nhưng điều ấy nay dường như đã thay đổi. Một trong những người giàu nhất Ấn độ, Azim Premji, một tỉ phú ngành công nghệ, tuyên bố sẽ để lại gia tài của ông, nhiều như của Bill Gates, cho một cơ quan từ thiện. Anil Aggarwal, một tỉ phú tự làm nên khác, đã công bố tặng 1 tỉ để xây dựng một trường đại học tư ở Orissa, một trong những vùng nghèo nhất của Ấn độ. Các tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận đang tham dự vào lãnh vực giáo dục và y tế, đảm nhiệm những chức năng đáng lẽ nhà nước nên chịu trách nhiệm. Một số tính toán cho thấy, hơn 25 phần trăm trường học và 80 phần trăm của hệ thống y tế ở Ấn độ hiện nay nằm ngoài lãnh vực của nhà nước. Công ty phần mềm Infosys Technologies đã khởi sự cơ quan riêng của mình để cung cấp các bệnh viện, nhà trẻ mồ côi, lớp học, sách giáo khoa cho những vùng nông thôn.

Tất cả những điều này trở nên quen thuộc. Trong một yếu tố quan trọng, là - Ấn độ, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới - nay nhìn rất giống với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, một nước giàu nhất. Ở cả hai nước này, xã hội đã khẳng định thống trị của mình lên trên nhà nước. Phải chăng công thức ấy sẽ chứng tỏ sẽ thành công ở Ấn độ như đã thành công ở Mỹ? Xã hội có thể thay thế cho nhà nước được không?

(Còn tiếp)


____________
i. Theo Jagahir Aziz và Steven Dunaway trong "China rebalancing Act". Finance and Development 44, no. 3 (Tháng Chín 2007)


ii. Theo Yasheng Huang "Will India overtake China ?" Foreign Policy, số tháng B3y/tám 2003. Trang 71-81.


iii. Theo Manjeet Kripalini, "Read all about it: India's media Wars" Businessweek, ngày 16 tháng Hai, 2005.


iv. Trích từ the World Health Organization, có sẵn tại http://www.who.int/countries/ind/en.



Người Đồng Minh

Kỳ 3 (Tiếp theo)

Sự Cần thiết cho Chính phủ

Nhà nước Ấn độ thường thâm hiểm, nhưng có một mặt nhà nước này từng là một sự thành công vang dội. Nền dân chủ của Ấn độ thực là phi thường. Bất chấp sự nghèo khó của mình, Ấn độ đã duy trì một chính phủ dân chủ trong suốt sáu mươi năm. Nếu bạn hỏi một câu hỏi rằng "Về mặt chính trị Ấn độ sẽ ra sao trong hai mươi lăm năm nữa ?" Câu trả lời rõ ràng "Sẽ cứ như là ngày hôm nay- Một nền dân chủ". Dân chủ tạo nên chủ nghĩa dân túy, ma cô và trì trệ. Nhưng dân chủ cũng tạo nên sự ổn định lâu dài.

Cơ chế chính trị của Ấn độ ngày nay đa phần nhờ vào các định chế đặt ra bởi người Anh hơn hai trăm năm trước. Trong rất nhiều nơi khác của Á châu và Phi châu, người Anh là một hiện diện tương đối nhất thời. Họ đã từng ở Ấn trong nhiều thế kỷ. Họ đã nhìn Ấn độ như một viên ngọc trong vương miện hoàng gia của mình và đã xây dựng nên những định chế chính phủ dàl lâu trên khắp đất nước - pháp đình, trường đại học, các ban ngành hành chính. Nhưng có lẽ quan trọng hơn, là Ấn độ đã rất may mắn có Đảng Quốc đại, cỗ xe độc lập của mình và thế hệ đầu tiên của những nhà lãnh đạo sau thời lệ thuộc, những người đã được nuôi dưỡng bằng các truyền thống tốt đẹp nhất của người Anh và dựa vào các lề thói cũ của Ấn độ để củng cố chúng. Những người như Jawaharlal Nehru có thể đã không tạo được một nền kinh tế đúng đắn, nhưng họ đã am hiểu nền tự do chính trị và làm sao để bảo đảm nó.

Thực tại của một cơ cấu về định chế và chính trị đã sẵn hiện hữu là một sức mạnh quan trọng cho Ấn độ. Dĩ nhiên, nạn tham những khắp nơi và sự bảo vệ chính trị đã ăn mòn rất nhiều các cơ quan này và trong một số trường hợp đã đến mức độ khiến cho các định chế này không còn nhận ra được nữa. Ấn độ có một cơ cấu hành chính hiện đại rất xuất sắc - về lý thuyết. Có các toà án, công chức và các ban bộ với sự dàn dựng, uỷ thác đúng và sự độc lập - về lý thuyết. Nhưng dù quyền lực có bị lạm dụng đến đâu, cơ cấu căn bản này vẫn mang đến cho đất nước những thuận lợi. Ấn độ vẫn chưa từng phải tạo nên một ngân hàng trung ương độc lập, đất nước này đã có. Cũng không cần phải tạo nên một hệ thống pháp đình độc lập, đã có sẵn rồi. Ấn độ chỉ cần đơn giản dọn dẹp sạch sẽ những thứ hiện có. Và một số ban bộ của Ấn độ, như Uỷ ban Bầu cử Quốc gia, đã từng là một cơ quan có hiệu quả, chân chính và được tôn trọng rộng rãi.

Tuy nhiên, nếu như nhà nước Ấn độ từng thành công trong một số phương diện, họ lại thất bại trong một số phương diện khác. Trong những năm 1950 và 1960, Ấn độ đã từng cố gắng hiện đại hóa bằng cách tạo nên một mô hình kinh tế "hỗn hợp" giữa tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Sản phẩm tạo ra là một khu vực kinh tế tư nhân bị kềm kẹp và một khu vực công cộng bị nhũng lạm và hoàn toàn không hiệu quả. Hậu quả là nghèo nàn, trong những năm 1970 khi Ấn độ trở nên thiên về chủ nghĩa xã hội hơn, đất nước này trở nên thảm hại. Vào năm 1960, GDP cá nhân của Ấn độ cao hơn Trung quốc, bằng 70 phần trăm của Nam Hàn; ngày nay, chỉ kém hơn Trung quốc 2/5 và lớn hơn Nam Hàn hai mươi lần.

Có lẽ cái bi thảm nhất là tỉ số của Ấn trong Chỉ số Phát triển Con người của Liên hiệp Quốc, vốn đánh giá các quốc gia không chỉ bằng thu nhập mà còn từ các yếu tố sức khỏe, trình độ đọc viết và các khía cạnh khác. Ấn độ đứng hàng 128 trong 177 nước - sau Syria, Sri Lanka, Việt Nam và Cộng hòa Dominican. Khả năng đọc viết của phụ nữ thấp ở mức đáng giật mình là 48%. Dù cho những lời lẽ hùng hồn về việc giúp đỡ người nghèo chất cao như núi, chính phủ Ấn độ thực chẳng giúp được gì cho lắm, ngay cả khi so sánh với chính phủ các nước nghèo khác. Đất nước này đã đầu tư quá ít vào con người - sức khỏe và giáo dục - ngay cả khi có ngân quỹ, tiền bạc cũng hiếm khi được sử dụng đúng đắn. Trong những năm 1980, thủ tướng Rajiv Gandhi đã tiên liệu rằng, cứ mỗi mười đồng rupee lẽ ra phải chi cho người nghèo thì chỉ có một đồng thực sự đến được tay người cần giúp.

Có thể chê trách những vấn nạn này vào nền dân chủ hay không? Không hoàn toàn như thế. Dù được thực hiện bởi dân chủ hay độc tài, hành chính và các chính sách tồi đã chỉ đem đến thất bại. Dù rằng một số khía cạnh của dân chủ có thể được chứng minh cho thấy các khó khăn, đặc biệt ở trong một đất nước với đầy rẫy đói nghèo, phong kiến và thất học. Nền dân chủ ở Ấn độ đa phần mang ý nghĩa là một ý muốn của những thiểu số có tổ chức - các chủ đất, thành phần thượng đẳng, nông gia giàu có, nghiệp đoàn chính phủ, băng đảng địa phương - chứ không phải nguyện vọng của đa số. (Gần một phần năm thành viên quốc hội Ấn độ đã bị tố cáo về các tội phạm bao gồm biển thủ, cưỡng hiếp và giết người). Những nhóm thiểu số này giàu có hơn đại đa số dân chúng trong nước và họ moi móc kho bạc của nhà nước để sống được như thế. Chẳng hạn như, đảng Cộng sản Ấn độ, không vận động cho sự phát triển kinh tế để mang lợi ích cho người nghèo mà chỉ cố duy trì các điều kiện đặc quyền của các nghiệp đoàn công nhân và các thành viên của Đảng. Thực ra, cánh tả Ấn độ phần lớn đã chống lại những chính sách vốn có thể tận diệt được nạn đói nghèo. Quyền lợi của hơn 800 triệu dân Ấn vốn chỉ kiếm được không đến 2 dollar một ngày đã rơi vào các kẽ hở của tất cả những dáng dìệu vờ vĩnh về chính trị, ý thức hệ này.

Nhưng nền dân chủ cũng có thể sai lầm một cách cách phải có, như nền dân chủ Ấn độ đã từng như thế trong một vấn đề nghiêm trọng. Vào những năm 1990, một chủ nghĩa ái quốc Hindu ngu ngốc đã hoành hành khắp đất nước và đã dành được chính trường thông qua đảng Bharatiya Janata (BJP). Họ đã xúi dục niềm oán hận chống lại Hồi giáo đồng thời lợi dụng thực tế chính trị trần trụi mà dân số Hồi giáo của Ấn bị tước quyền, hầu như trong danh nghĩa. Vì những vùng Ấn thuộc Anh quốc nơi người Hồi giáo chiếm đa số đã trở thành Pakistan và Bangladesh, nên người Hồi giáo ở đâu trong nước Ấn cũng là thiểu số. Trải qua thời gian, mặc dù sự kích động của BJP về oán ghét và bạo lực đã đem lại một phản ứng ngược. Một chính phủ hoàn toàn thế tục đã lên nắm quyền vào năm 2004, lãnh đạo bởi Mammohan Singh, vị cựu tổng trưởng tài chính đã từng phát triển nền kinh tế Ấn độ trong muà hè năm 1991. Trong một hành động khôn ngoan và tự chế, Sonia Gandhi, người đã lãnh đạo liên minh cầm quyền đến thắng lợi trong cuộc đầu phiếu, đã chọn việc chỉ định Singh là thủ tướng thay vì tự mình đứng ra nắm lấy chức vụ ấy. Kết quả là, thật không ai ngờ đến, chính hệ thống dân chủ lũng đoạn và sự rối loạn của Ấn độ đã đem lại cho đất nước này một người cầm đầu chính phủ hết sức thông minh, chân chính và đầy kinh nghiệm. Singh, một vị tiến sĩ từ Oxford, từng điều hành ngân hàng trung ương của đất nước, bộ kế hoạch và bộ tài chính. Tính từ sau thời thủ tướng Nehru, không một ai có thể so sánh với con người sâu sắc, cởi mở và nghiêm chỉnh này.

Những ưu điểm sáng rực cùng sự tin tưởng dành cho Signh cũng đã không giúp được gì nhiều cho đất nước. Tốc độ cải cách của Ấn độ đã làm thất vọng những người từng tin mong. Sau những háo hức ban đầu về cải cách vào những năm 1990, các chính phủ ở cả Tân Đề Li và các tiểu bang đã trở nên thận trọng trong việc loại bỏ các loại trợ cấp và bảo hộ. Họ cũng chẳng thúc đẩy các sáng kiến giúp vào sự phát triển mới như việc tạo nên những vùng kinh tế rộng lớn hay các dự án về hạ tầng cơ sở. Đôi khi, họ còn đình trệ những chương trình đề xuất mới mà họ nghĩ rằng có thể cũng lại giống như các chương trình từng mang lại quá ít thành công trước đây. Nhưng sự tê liệt này không thể hoàn toàn đổ lỗi cho chính phủ. Một sự thay đổi của đảng cầm quyền không thể mang đến một loại cải cải cách kiểu Trung quốc. Cải cách kinh tế mang đến phát triển nhưng đồng thời cũng mang đến sự sai trệch - và những thành phần bị tổn thương lại luôn luôn lớn tiếng chống đối hơn những thành phần được hưởng lợi. Thêm vào đó, lại còn mớ rối rắm của các liên minh chính trị - bất kỳ ai, ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể ngăn cản một đề nghị cải tổ - và chúng ta có được cái công thức về tiến trình chậm chạp, một bước tiến với 3/4 bước giật lùi. Đấy là cái giá của dân chủ.

Bất chấp sự thiếu sót những chính sách dài hạn, vẫn có một sự quả quyết lặng lẽ của cả hai khu vực công chúng và tư nhân để tiến về phía trước. Đàng sau những âm điệu chói tai của chính trường Ấn độ, thực sự có một mối đồng thuận rộng rãi về chính sách giữa các thành phần tham dự chủ chốt. Đảng đối lập chính, BJP, đã chỉ trích chính phủ Singh trên hai mặt trận - cải tổ kinh tế và chủ nghĩa thân Mỹ. Thực ra, đảng này cũng lại hành động y như thế khi họ lên cầm quyền. Mũi tên chỉ hướng có thể di chuyển chậm, nhưng thực sự đã đi đúng hướng. Hàng tuần ở Ấn độ, người ta luôn đọc thấy những chính sách bị loại bỏ hay các giấy phép nào đó bị ngăn lại. Những “cải cách lén lút” này – quá nhỏ để có thể gây nên các chống đối lớn lao từ cánh tả không được tái cấu trúc- chồng chất lên. Và các cử tri ủng hộ cải cách cứ thế tăng lên. Giai cấp trung lưu đã thực mạnh mẽ với hơn 300 triệu. Khu vực thành thị không phải là tất cả Ấn độ nhưng là một phần quan trọng và hết sức có ảnh hưởng. Và sự rung động của khu vực tư nhân Ấn độ được bù đắp trong một số biện pháp đối với sự dư thừa trong khu vực nhà nước.

(Còn tiếp)


Người Đồng Minh

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Trong bất cứ biến cố nào cũng không có cách gì khác. Dân chủ chính là số phận của Ấn độ. Một đất nước quá phân rẽ và phức tạp không thể được lãnh đạo bằng một cách thức khác hơn. Nhiệm vụ của một chính trị gia giỏi của Ấn độ là áp dụng dân chủ vào lợi thế của đất nước. Điều này thực đã xuất hiện trong một số phương diện. Chính phủ gần đây đã khởi sự đầu tư vào y tế và giáo dục ở nông thôn và tập trung vào việc cải tiến mức sản xuất trong nông nghiệp. Kinh tế tốt đẹp đôi khi có thể giúp cho chính trị tốt đẹp lên – hay tối thiểu thì đây cũng là niềm hy vọng của Ấn độ. Dân chủ đã từng được mở rộng từ năm 1993 khiến các làng thôn có được tiếng nói của mình mạnh mẽ hơn. Các hội đồng hương thôn phải dành 33 phần trăm vị trí cho phụ nữ và hiện nay đã có một triệu phụ nữ dân cử trong các thôn làng trên khắp nước - tạo cho họ một nền tảng để qua đó có thể đòi hỏi được cho mình một nền y tế và giáo dục tốt hơn. Tự do thông tin cũng được mở mang trong niềm hy vọng rằng dân chúng sẽ đòi hỏi đến các chính phủ hữu hiệu hơn từ các lãnh đạo và hành chánh ở địa phương của họ. Đó là một sự phát triển từ dưới đi lên với thúc đẩy xã hội tác động vào nhà nước.


Nhà nước có đáp trả không ? Nhà nước Ấn độ, được xây dựng nên dưới thời Raj của Anh quốc, được phát triển hết sức rộng rãi trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa của Ấn độ, chưá chất đầy những bậc chính khách vốn yêu quý những đặc quyền và thế lực vặt vãnh của mình. Những thành phần này được gia nhập thêm bởi thành phần chính khách ưa thích loại sức mạnh của ban phát. Lại vẫn còn được hôn phối với các tư tưởng đoàn kết và chủ nghĩa xã hội Đệ tham thế giới. Trong thế giới quan này, nhà nước đã từng được tham gia bởi nhiều nhà báo và thành phần trí thức, vốn được giáo dục rất tốt trong các dòng tư tưởng cấp tiến mới nhất – vào khoảng thời gian 1968, khi họ còn ở trong đại học cao đẳng. Khi Ấn độ thay đổi, những thành phần ưu tú cũ này bị đe dọa thành ra đã phải gắng sức gấp đôi. Nhiều nhân vật trong hàng ngũ lãnh đạo của Ấn độ không thoải mái lắm với những gì hiện đại, cởi mở, với xã hội giao thương đang phát triển quanh họ.

Cuối cùng, chính phủ là quan yếu. Ngay cả các công ty tư nhân, thành công lớn nhất của Ấn độ, cũng đã không thể nẩy nở nếu không có một thị trường chứng khoán được quản trị tốt và một hệ thống tài chính trong sạch, có luật lệ, có phán xét – vốn là tất cả các chức năng của chính phủ. Nền công nghệ thông tin phát triển đã đưọc tạo nên chính từ sự tái điều chỉnh, tái phối trí sáng suốt của chính phủ. Viện Nghiên cứu Công nghệ Ấn độ đã được chính phủ tạo dựng nên. Khu vực tư nhân không thể giải quyết được nạn khủng hoảng bệnh AIDS của Ấn độ, các thiếu sót về giáo dục ở nông thôn hay các khó khăn về môi trường. Hầu hết dân Ấn, đặc biệt là những người nghèo chỉ có một phản ứng đáng thương với chính phủ của mình. Đó là vì họ nhận ra rằng chính phủ thiếu hiệu quả hoặc bị lũng đoạn hoặc cả hai. Đấy là nguyên nhân vì sao một loại tình cảm chống lại sự đè nén đã trở nên một sức mạnh hết sức lớn trong các cuộc tranh cử ở Ấn độ ba thập niên qua: dân Ấn độ tiếp tục thải bỏ những thành phần cặn bã ra, trong niềm hy vọng rằng chính phủ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Và các cử tri có lý. Nếu nền cai trị của Ấn độ không cải thiện, đất nước sẽ không bao giờ đạt được tiềm năng tối đa của mình.

Đây có lẽ là nghịch lý trọng tâm của Ấn độ ngày nay. Xã hội thì mở rộng, khao khát và tự tin, sẵn sàng sánh vai với thế giới. Nhưng nhà nước – thành phần cai trị - thì lưỡng tự, cẩn trọng và nghi hoặc về những thực tại đang thay đổi chung quanh mình. Không ở đâu mà mối căng thẳng này được rõ ràng hơn là ở chính trong lãnh vực chính sách đối ngoại, nơi các nhiệm vụ lớn lao và quan trọng không ngừng để quyết định được một đất nước Ấn độ sẽ xứng hợp nơi đâu trong một thế giới mới.


Đui Mù và Không còn cái răng nào

Sau khi đạt được nền độc lập của mình, Ấn độ mong muốn được đóng một vai trò lớn trên sân khấu quốc tế. Tham vọng này được kế thừa từ Anh quốc, đất nước vốn đã có một ảnh hưởng lớn vào đế chế của họ từ Tân Đề Li. Chính là vì Ấn độ mà Anh quốc đã cai trị Iraq trong những thập niên sau Đệ nhất Thế chiến. Chính binh lính Ấn độ là những người đã tiến hành các cuộc viển chinh đế quốc của Anh trong vùng Trung đông và các nơi khác. Bản doanh đặt tại Ấn độ là trung tâm quan yếu của quyền lực thế giới, là phần nối dài quan trọng nhất của đế quốc Anh, và dân Ấn độ đã quan sát và học được trò chơi quyền lực lớn từ chính siêu quyền lực của thời đại.

Thủ tướng đầu tiên của Ấn độ, Nehru, ung dung thoải mái trong truyền thống như thế. Ông đã được giáo dục như một bậc quý tộc Anh ở Harrow và Cambridge, đi nhiều, đọc rộng và đã từng viết rất nhiều về các vấn đề quốc tế. Hiểu biết về lịch sử của ông thật là phi thường. Trong một giai đoạn giữa nhiều giai đoạn ở trong nhà tù của Ấn dưới thời Anh thuộc, giai đoạn này là từ 1930 đến 1933, ông đã viết một loạt những lá thư cho con gái mình phác thảo đại cương toàn bộ lịch sử nhân loại, từ thời gian năm 6000 trước CN đến hiện tại, mô tả chi tiết những thăng trầm của các đế chế, giải thích về chiến tranh và cách mạng, định hình các vua chúa và các nền dân chủ - mà không cần tham cứu đến thư viện. Vào năm 1934, tất cả những lá thư đã được sưu tập và in thành sách, cuốn Glimpses of World History, được thế giới ca ngợi. Nhà xuất bản The New York Times mô tả đấy là " một trong những cuốn sách tuyệt vời nhất từng được xuất bản".

Nehru đã trở nên một hình ảnh vượt trội trong chính sách ngoại giao của Ấn trong một cách không có gì phải ngạc nhiên. Từ năm 1947 đến 1964, trong suốt thời gian làm thủ tướng, ông đương nhiệm cả chức vụ Bộ trưởng ngoại giao. Một trong những bí thư bộ ngoại giao đầu tiên của Ấn độ, ông K. P. S. Menon, đã giải thích trong cuốn tự truyện của mình "Chúng tôi đã không hề có những tiền lệ để trở về, bởi vì Ấn độ chưa hề có một chính sách ngoại giao của riêng mình cho đến khi được độc lập. Chúng tôi cũng ngay cả không hề có phần sao lục lịch sử mãi cho đến khi tôi tạo ra các chương ấy...Do đó, chính sách của chúng tôi dựa vào tri thức của một người, vốn là Bộ trưởng Ngoại giao, ông Jawaharlal Nehru". Điều này có nghĩa rằng chính sách ngoại giao ban đầu của Ấn độ chịu ảnh hưởng bởi cách nguyên lý và định kiến vốn rất đặc thù của Nehru. Nehru là một nhân vật lý tưởng, cả đạo đức nữa. Ông là con người của sự không liên kết và chống lại cuộc chiến tranh lạnh. Người thầy về tinh thần của ông, Đức Gandhi là một nhân vật bất bạo động không suy chuyển. Gandhi thường nói rằng "Mắt đổi mắt, răng đổi răng sẽ khiến cả thế gian mù và không còn cái răng nào". Bậc đại nhân này được kính trọng như một vị thánh ở Ấn độ và chính sách bất bạo động của ngài đã khiến một đế quốc phải xụp đổ. Như bao môn đệ của ông, Nehru kiên quyết tạo nên một con đường mới trong các vấn đề quốc tế theo các lý tưởng ấy.

Căn rễ của Nehru trong chính sách ngoại giao của Ấn độ ở trong các tư tưởng trừu tượng chứ không ở trong các tư tưởng có tính chiến luợc về các lợi ích của quốc gia. Ông xem thường các loại liên minh, công ước, hiệp ước, coi chúng như một phần của những quy luật xưa cũ của loại chính sách thực dụng, và ông cũng không chú tâm đến các vấn đề quân sự. Ông đã yêu cầu người bạn mình, bá tước Mountbatten, vị quan kinh lược cuối cùng của Anh quốc (người đã phục vụ trong vị trí như lãnh đạo tối cao của Ấn độ) để tổ chức ban ngành quốc phòng và can thiệp để chống lại bất cứ đề nghị nào có thể cho lực lượng quân đội quá nhiều sức mạnh, vốn nhắc Nehru nhớ đến cấu trúc đế quốc của Anh quốc quá nhiều. Khi Mountbatten đề nghị rằng sẽ phải có một người chỉ huy bộ phận quốc phòng, Nehru bác bỏ lời khuyên ấy vì ông muốn có một bộ trưởng dân sự vô địch không ai có thể hơn được. Một tuần sau khi chính phủ làm việc, ông đến bộ quốc phòng và giận dữ khi thấy các sĩ quan quân đội làmviệc ở đấy (như mọi sĩ quan đều như thế trên khắp thế giới). Kể từ đó, tất cả các nhân sự quân đội làm việc ở “Khu vực Phía Nam” của New Delhi đều mặc thường phục. Trong hầu hết thời đại của Nehru, vị bộ trưởng quốc phòng của ông là một chính khách được tin cậy, V. K. Krisna Menon, một nhân vật còn ít chú tâm đến các vấn đề quân đội, nhân vật này chú ý đến cuộc chiến đấu ý thức hệ ngoắt nghéo hơn là việc hoạch định chiến lược.

Chính sách ngoại giao của Ấn độ trong các thập kỷ đầu tiên đã có một chất lượng hời hợt, đầy những lời lẽ hùng hồn về hòa bình và thiện chí. Nhiều nhà quan sát Tây phương tin rằng những loại trung thành với tổ quốc này chỉ là tấm bình phong mù mịt che đậy những gì đất nước này đang thực sự theo đuổi cho quyền lợi của mình. Nhưng đôi khi ta nhìn thấy đúng là cái gì mình có được. Trong khá nhiều cách giải quyết của ông, Nehru đã có khuynh hướng đặt hy vọng cao hơn sự toan tính. Thí dụ như, khi được cảnh báo rằng Trung quốc sẽ tìm cách thôn tính Tây Tạng, ông đã không tin và lập luận rằng đấy sẽ là một cuộc phiêu lưu không thực tiễn và ngu ngốc. Và ngay cả khi Bắc kinh thực sự xâm lăng Tây Tạng vào năm 1951, Nehru cũng không chịu xét lại bản chất các mối lợi quyền của Trung quốc dọc biên giới phía bắc của Ấn độ. Thay vì phải thương thảo về các tranh chấp biên giới với Trung quốc, ông lại tuyên bố vị trí đơn phương của Ấn độ, thuyết phục bởi những lẽ phải của mình. Và do đó ông đã tan nát khi nhìn thấy Trung quốc xâm lăng Ấn độ vào năm 1962 để tạo ưu thế cho cuộc tranh chấp của họ.”Chúng ta đang mất liên lạc với thực tại của thế giới hiện đại và đang sống trong một không gian giả tạo của chính chúng ta tạo nên”, Nehru đã tuyên bố như thế trong một bài nói chuyện với cả nước. Ông không bao giờ lấy lại được uy tín nữa, hai năm sau ông đã qua đời tại văn phòng mình.

Mặc dù sự hùng biện vẫn còn được ngưỡng mộ, các chính sách của Ấn độ đã trở nên thực tế hơn trong những năm thàng qua. Mỉa mai thay, đã có một bộ óc đặc biệt cứng rắn và sắc xảo trong thời đại trị vì của con gái Nehru, bà Indira Gandhi. Đã có một sự trưởng thành lặng lẽ của giới ưu tú về chính sách ngoại giao của Ấn độ. Do đó Ấn độ vẫn chưa đóng được vai trò lớn hơn trên thế giới. Nehru và Indira Gandhi là những khuôn mặt quốc tế, nhưng Ấn độ lại bị vận hành dưới những kiềm chế khắc nghiệt. Các xung đột với láng giềng – Pakistan, Trung quốc, Sri Lanka – đã trói chặt và giới hạn tầm nhìn của đất nước này. Cuối cùng, trong thời chiến tranh lạnh, đất nước này đã đồng minh với Liên xô và vì thế đã ở về phía thua cuộc trong cuộc chiến dài lâu đó. Cuối cùng và quan trọng là, biểu hiện kinh tế của Ấn độ đã đi từ dở đến tồi tệ hơn, khiến đã đặt những giới hạn sâu sắc vào ảnh hưởng, sức phát triển, sự thu hút và tài nguyên của đất nước này.

Như học giả C. Raja Mohan đã vạch rõ, hầu hết tình hình đã thay đổi trong thập niên qua. Cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, Ấn độ bắt đầu đơm hoa kết trái và các quan hệ với nước láng giềng - từ Trung quốc đến Pakistan hay đến nước tí hon Bhutan – đã cải thiện một cách rõ rệt. Kết quả là Ấn độ đã khởi sự đóng một vai trò lớn hơn nhiều trên thế giới, cuối cùng, đất nước này đã sẵn sàng để trở nên một quyền lực mạnh. Và ở trọng tâm của vai trò mới ấy là một mối quan hệ sâu sát hơn với Hoa Kỳ.

(Còn tiếp)

Người Đồng Minh
Kỳ 5 (Tiếp theo)
Con Bò và con chim Đại Bàng

Đa số người Mỹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Ấn độ từng là nước ủng hộ Mỹ nhất trên thế giới, tối thiểu trong một phương diện. Khảo sát của PEW vào năm 2005, đã phỏng vấn dân chúng mười sáu nước xem họ có ấn tượng tốt với Hoa Kỳ hay không. Câu trả lời thật kinh ngạc là 71 phần trăm người Ấn độ trả lời “Có”. Chỉ có người Mỹ mới có một đa số quan điểm thích nước Mỹ (83 phần trăm). Những con số có thể là thấp hơn trong một số khảo sát khác, nhưng căn bản tìm được vẫn là đúng: Người Ấn độ cực kỳ thoải mái và hoàn toàn đồng lòng hướng về Mỹ.


Một nguyên nhân của điều này có lẽ là trong bao nhiêu thập niên chính phủ Ấn độ đã cố gắng đè bẹp chủ nghĩa chống Mỹ trong dân chúng Ấn. (Khi giải thích về những khốn khó của Ấn độ vào những năm 1970, các chính khách thường hay nhắc đến “bàn tay giấu kín” – cách nhắc đến CIA hay sự can thiệp của Mỹ nói chung – mà nhà biếm họa R. K. Laxman đã dùng để vẽ một bàn tay thực sự bắt nguồn để gây nên tất cả các loại phá hoại). Nhưng quan trọng hơn chính là sự kiện người Ấn hiểu người Mỹ. Đấy là một xã hội mở với một hệ thống chính trị nháo nhào như chính họ vậy. Chủ nghĩa tư bản của họ nhìn khác hơn là loại tất cả-đều-miễn-phí của Mỹ (free for all). Nhiều thị dân Ấn độ giống như người Mỹ, nói ngôn ngữ của Mỹ và thường có biết đến một ai sinh sống ở đấy, thường là thân nhân của họ.

Cộng đồng người Mỹ gốc Ấn từng là cầu nối giữa hai nền văn hóa. Một ý nghĩa thường dùng để diễn tả việc những người Ấn rời bỏ quê hương là “xuất não”(brain drain). Nhưng thực ra hiện tượng này đã từng là một sự “tăng não” (brain gain) cho cả đôi bên. Người Ấn ở hải ngoại đã đóng một vai trò quan yếu trong việc bung mở đất mẹ. Họ đã mang về Ấn tiền bạc, ý tưởng đầu tư, các chuẩn mực quốc tế và trên tất cả mọi điều đó chính là một ý thức rằng người Ấn có thể đạt được tất cả mọi thứ. Có lần, một nghị sĩ quốc hội từng hỏi vị thủ tướng bấy giờ là Indira Gandhi một câu nổi tiếng: “Tại sao người Ấn độ lại có thể thành công ở mọi nơi trừ trên chính đất nước mình?” Những câu chuyện về người Ấn độ đạt đến các đỉnh cao ở Mỹ đã khuyến khích lòng tự hào và sự ganh đua ở Ấn độ. Về phần mình, người Mỹ đã rộng vòng tay hơn với Ấn độ vì họ đã có được những kinh nghiệm tích cực với người Ấn ở Mỹ.

Nếu dân Ấn độ hiểu nước Mỹ, người Mỹ cũng hiểu nước Ấn độ. Họ bị khó xử và bị rắc rối bởi thành phần ưu tú tạo quyết định vốn không thể dò trước được như Bộ chính trị Đảng CS Trung quốc hay Hội đồng Bảo vệ của Iran. Nhưng một nền dân chủ hay cãi cọ vốn cứ di chuyển tiến, thoái hay bẻ ngang ấy – là loại dân chủ mà họ hiểu được. Trong giai đoạn thương thảo về vấn đề vũ khí hạch nhân, người Mỹ đã để ý theo dõi những gì xảy ra ở Tân Đề Li –dân chúng đã chống lại việc xử lý rò rỉ từ những câu chuyện có tính tiêu cực từ bên trong chính phủ, các đối thủ chính trị đã dùng vấn đề để ghi thắng lợi ở những vấn đề không có gì liên quan – và đã nhận ra tất cả đều rất quen thuộc. Những điều tương tự vốn thường xảy ra ở Wasington.

Hầu hết các nước đã có những mối quan hệ gần như độc quyền giữa cấp chính phủ với nhau. Cứ nhìn mối liên lạc giữa Hoa Kỳ và Saudi Arabia, vốn chỉ hiện diện độc quyền giữa vài chục viên chức cao cấp với nhau. Nhưng đôi khi, mối liên kết không chỉ giữa hai chính phủ mà còn giữa hai xã hội nữa. Hoa kỳ đã phát triển những mối quan hệ có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là chiến lược trong hai trường hợp: với Anh quốc và sau đó là với Do Thái. Trong cả hai trường hợp, mối liên kết là rộng rãi và sâu sắc, vượt khỏi mối quan hệ giữa các viên chức chính phủ và các thương thảo ngoại giao. Hai quốc gia hiểu biết và am hiểu lẫn nhau - kết quả là, họ đã trở nên tự nhiên và hầu như là đối tác vĩnh viễn của nhau.

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn độ cũng không tránh khỏi ở trong một mức độ tương tự. Dù hai quốc gia có ký kết thỏa ước gì với nhau hay không, hai xã hội vẫn không ngừng quyện chặt vào nhau. Một ngôn ngữ chung, thế giới quan chung và một mối đam mê về nhau sẽ mang những người cầm bút, các thương nhân và những nhà hoạt động phi chính phủ lại gần nhau. Điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ và Ấn độ sẽ đồng ý với nhau về mọi vấn đề chính sách. Tóm lại, Roosevelt và Churchill bất đồng với nhau về một số vấn đề trong thời gian họ là đồng minh gần gũi của nhau trong thời chiến, đáng chú ý là hầu như vì vấn đề độc lập của Ấn độ, và Hoa Kỳ đã đổ vỡ với Anh quốc qua vụ kênh đào Suez hồi năm 1956. Ronald Reagan, một người ủng hộ Do Thái vững chắc cũng đã lên án phản đối cuộc xâm lăng của nước này vào Lebanon năm 1978, Wasington và Tân Đề Li là những thế lực lớn với các quan tâm hứa hẹn đối ngoại phức tạp. Họ có quyền lợi khác biệt do đó không tránh khỏi những tranh chấp về chính sách. Cũng thế, tương tự như Anh và Mỹ, họ có những cái nhìn khác nhau về thế giới. Lịch sử Ấn độ, tôn giáo và văn hóa sẽ dẫn họ ra khỏi một thế giới quan thuần túy Hoa Kỳ.

Thế giới quan Ấn độ giáo
Bất chấp một ý nghĩa lớn mạnh về sự cạnh tranh, Ấn độ thực đã di chuyển đến gần Trung quốc hơn trong một số phương diện, những thứ có liên quan đến sự tham dự của hai nước vào sân khấu quốc tế. Ấn độ đã rời xa khỏi cái tính tự cho mình là đúng của thời đại Nehru cũng như tính hay gây gổ của những năm tháng thời Indira Gandhi. Thay vào đó, Ấn độ thực đã thực hiện được những phát triển cho mối ưu tiên quốc gia tối thượng của mình, mang lại được các chính sách ngoại giao cũng như các chính sách đối nội của mình. Thủ tướng Manmohan Singh đã liên tục xác quyết mục tiêu đối ngoại của Ấn độ - hòa bình và ổn định để mang lại phát triển - nghe tương tự như chính sách đã được xác quyết ở Bắc kinh. Các chính trị gia Ấn độ đã trở nên hiểu biết hơn bao giờ trước những thử thách sâu xa trong việc phát triển một xã hội rộng lớn - đặc biệt một xã hội dân chủ với những áp lực quốc nội được thẩm thấu nhanh chóng và sâu đậm - và đồng thời cũng tập chú hoàn toàn vào các vấn đề quốc tế. Các công việc đối ngoại được xem như một phương cách để hỗ trợ cho những quan tâm quá lớn này. Mối căng thẳng này - của một đất nước vốn là một sức mạnh quốc tế nhưng đồng thời lại rất nghèo - sẽ có khuynh hướng giới hạn các hoạt động ở hải ngoại của Ấn độ. Điều này đặc biệt sẽ có nghĩa là Ấn độ sẽ không muốn được xem như tích cực dự phần vào chiến lược cân bằng Trung quốc, đất nước đang trở nên đối tác giao thương chính của mình.

Cũng có một nền văn hóa Ấn, vốn mang một căn bản riêng và cái nhìn riêng về thế giới. Ấn giáo, cũng như Khổng giáo, không tin vào Thượng đế. Họ tin vào hàng trăm, hàng ngàn thánh thần. Mỗi môn phái, mỗi phụ phái của Ấn độ giáo thờ phượng thần thánh, nữ thần hoặc đấng thiêng liêng riêng của họ. Mọi gia đình đều quên lãng phiên bản khác biệt của mình về Ấn độ giáo. Ta có thể thờ phượng một số niềm tin và không thờ những niềm tin khác. Ta có thể không tin ai cả. Ta có thể ăn mặn hoặc có thể ăn chay. Ta có thể cầu nguyện và cũng có thể không. Không có chọn lựa nào xác định mình là một người Ấn độ giáo cả. Chẳng có dị giáo cũng không có phản đạo bởi vì không hề có một căn lõi các niềm tin, không học thuyết và không có điều răn gì cả. Chẳng có gì cấm đoán chẳng có gì yêu cầu phải theo.

Ngài Monier-Williams - giáo sư Boden về Phạn ngữ tại đại học Oxford từ năm 1860 đến 1899, có lẽ là người Tây phương đầu tiên đã nghiên cứu Ấn độ giáo một cách đầy đủ. Ông sinh tại Bombay; sáng lập nên viện Ấn độ của trường Oxford vốn sau này trở nên một cơ sở đào tạo nên các lãnh tụ tương lai của chính phủ Anh tại Ấn độ. Cuốn Ấn độ giáo của ông, xuất bản lần đầu vào năm 1877, thu hút cả về các văn bản Phạn ngữ cổ đại đến các kiến thức thực tiễn về Ấn độ giáo đương đại. Ông đã viết :

[Ấn độ giáo] là tất cả sự dung thứ... Ấn độ giáo có cả khía cạnh tâm linh và khía cạnh vật chất, bí mật và công khai, chủ quan và khách quan, hợp lý và phi lý, thuần khiết và không thuần khiết của mình. Ấn độ giáo có thể so sánh như một khối đa giác cực lớn… Ấn độ giáo có mặt thực tiễn lại có mặt khác cho các đạo lý nghiêm khắc và các mặt khác cho sự dâng hiến, trí tưởng tượng, cảm giác, nhục dục và các mặt khác nữa cho triết học và dự phóng. Những ai muốn dựa vào những nghi thức cung kính sẽ thấy Ấn độ giáo là đầy đủ và vẹn toàn; những ai muốn chối bỏ các hiệu quả của sự tu tập, coi đức tin là một điều cần thiết không cần phải lang thang ra ngoài vòng rào của tôn giáo này; những ai lệ thuộc vào những đối tượng nhục dục có thể có niềm ưa thích của mình được thoả mãn; những ai sung sướng trong suy tưởng về bản chất của Thánh thần và Con người, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, bí ẩn của các hiện hữu khác biệt, căn nguyên của quỷ dữ có thể say mê tình yêu suy luận của mình ở đây. Và những khả năng về sự phát triển vô bờ bến này tạo nên vô vàn những giáo phái ngay cả giữa những tín đồ của bất kỳ dòng học thuyết đặc thù nào.

Minh chứng đáng chú ý nhất về sự thẩm thấu quyền lực của Ấn độ giáo chính là phương cách mà tôn giáo này kết hợp với Phật giáo. Đức Phật là một người Ấn độ và Phật giáo đã được tạo dựng ở Ấn độ nhưng ngày nay hầu như không hề có người Phật tử nào ở Ấn độ. Đấy không phải là hậu quả của một sự bách hại. Mà thực ra là ngược lại. Ấn độ giáo đã hết sức thấm nhuần thông điệp của Phật giáo đến mức đã bao bọc tôn giáo này lại. Hiện nay, nếu muốn tìm một người Phật tử, ta phải đi xa hàng ngàn dặm khỏi nơi gốc nguồn đến Đại hàn, Nam dương và Nhật bản mới tìm được.

Nhà văn người Bengal, Nirad Chauhuri đã bị thu hút đến sự phấn kích từ tính phức tạp của Ấn độ giáo. ‘’Càng nghiên cứu học hỏi vào chi tiết chừng nào, càng thêm hoang mang hơn’’ ông đã viết “Đơn giản không phải là ai đó không thể hình thành được một ý tưởng thuộc về trí thức rõ ràng từ toàn bộ nội dung, mà ngay cả muốn đi ra khỏi từ một phản ứng cảm tính nối kết cũng không được”. Ấn độ giáo không phải là một "tôn giáo" thực sự trong ý nghĩa con cháu tổ phụ Abraham của thế gian mà là một triết lý lỏng lẻo, một loại triết lý không có lời giải đáp mà chỉ có các tra vấn. Nguyên tắc dẫn dắt duy nhất chính là sự không rõ ràng. Nếu như có một câu trọng điểm trong các văn bản quan trọng nhất của Ấn độ giáo, đó chính là kinh Rig Veda, đó là Lời Ngợi ca Sáng Thế. Một phần được đọc như sau:

Ai thực biết và ai có thể thề rằng mình biết thực
Sáng tạo là ở đâu, ra sao và khi nào!
Ngay cả các thánh thần đến sau ngày sáng thế
Ai thực biết và ai đã nói thực
Khi nào và làm sao mà sự sáng thế đã khởi đầu?
Phải chăng Người đã tạo nên? hay Người không hề tạo dựng?
Có lẽ, chỉ có Người, ở trên cao kia hằng biết
hay có lẽ, ngay cả chính Người cũng chẳng phải.

Hãy so sánh những điều ấy với toàn bộ những điều có tính quyết đoán trong sách Genesis.

(Còn tiếp)




Người Đồng Minh

Kỳ 6 (Tiếp theo)

Thế thì tất cả những điều ấy có ý nghĩa gì đối với thế giới thực? Ấn độ giáo thực tiễn một cách sâu sắc. Họ có thể dễ dàng tìm được một sự hòa hợp với thực tại bên ngoài. Thương nhân Ấn độ - phần đông là những người Ấn giáo - có thể phát triển trong bất cứ môi trường nào cho phép buôn bán và trao đổi. Dù là ở châu Mỹ, châu Phi hay miền Đông Á. Miễn là họ có thể đặt một mẫu tượng nhỏ đâu đó trong nhà mình để thờ phượng hay tu tập thì ý thức của riêng họ về Ấn độ giáo đã là vẹn toàn. Cũng như với Phật giáo, Ấn độ giáo khuyến khích lòng vị tha của những khác biệt nhưng cũng khuyến khích việc hấp thụ, thẩm thấu vào trong sự khác biệt. Đạo Hồi ở Ấn độ đã thay đổi từ sự tiếp xúc với Ấn độ giáo để trở nên ít tính cách Abraham và nhiều tâm linh hơn. Người Hồi giáo Ấn độ thờ phượng các thánh thần và lăng tẩm, ca tụng âm nhạc, nghệ thuật và có những cái nhìn dự phóng thực tiễn về đời sống hơn là các tôn giáo chính ở ngoại quốc. Dù sự nổi dậy của đạo Hồi bảo thủ trong nhiều thập niên qua đã đẩy Hồi giáo ở Ấn độ đi giật lùi như họ đã như vậy ở nhiều nơi khác, vẫn có những lực đẩy xã hội rộng rãi hơn lôi kéo Hồi giáo ở Ấn độ đi vào dòng chính ở Ấn độ hơn. Điều này có thể giải thích được các con số thống kê hết sức đáng chú ý (vốn có thể chứng minh là một sự phóng đại) là mặc dù có 150 triệu người Hồi giáo ở Ấn độ từng quan sát sự nổi dậy của Taliban và Al Qaeda ở nước Pakistan và Afghanistan láng giềng, không một người Hồi giáo Ấn độ nào từng được biết là thành viên của Al Qaeda.


Thế còn về chính sách ngoại giao thì sao? Rõ ràng là người Ấn độ căn bản thoải mái với những gì bất định và mơ hồ hơn nhiều người Tây phương mà chắc chắn là hơn những người Mỹ gốc Anh. Người Ấn độ thường không quan niệm đường lối ngoại giao như là một cuộc viễn chinh hay nhìn sự hoán đổi đến dân chủ của những nước khác như một khát vọng lớn lao của đất nước. Tinh thần Ấn độ giáo là sống và hãy cứ sống. Do đó, người Ấn độ cũng không thích các ràng buộc hứa hẹn công khai về chiều hướng căn bản của đất nước. Ấn độ sẽ cảm thấy không thoải mái với loại xác định cho rằng mình là một “đồng minh chính” của Mỹ ở Á châu hay mình là một phần của một mối “quan hệ đặc biệt”. Sự không thoải mái với các loại xác định thẳng thừng và rõ rệt về bạn bè và đồng đảng này có thể là một đường nét của ngưòi Á châu. Tổ chức NATO có thể là một đồng minh tuyệt vời cho một nhóm các nước Tây phương – một loại đồng minh chính thức chống lại sự bành trướng của Liên xô với các định chế và hoạt động quân sự. Ở Á Châu, hầu hết các nước sẽ chống lại một thứ cơ chế cân bằng rõ ràng như thế. Họ có thể cùng muốn ngăn cách với Trung quốc, nhưng không một ai muốn xác nhận như thế. Dù vì văn hóa hay hoàn cảnh, đấy là loại chính trị không dám nói lên danh tính.

Tuy nhiên, cũng như ở Trung quốc, tế bào di truyền (DNA) văn hóa của Ấn độ phải được chồng chéo lên với nhiều lớp lịch sử gần đây. Thực tế, Ấn độ đã từng sống qua một kinh nghiệm Tây phương độc đáo khi là một phần của đế chế Anh quốc - học tiếng Anh, đi theo các định chế chính trị và luật pháp của Anh, thi hành các chính sách kiểu đế chế. Các tư tưởng tự do hiện nay đang thấm đẫm trong suy nghĩ của người Ấn, đến mức trong nhiều phương diện đã trở nên một tính cách địa phương của mình. Nehru đã từng có một thế giới quan và chính sách ngoại giao được hình thành từ những ảnh hưởng vốn bị thống lĩnh bởi các tư tưởng xã hội, tự do Tây phương. Cuộc tranh cãi về dân chủ và nhân quyền đang diễn tiến qua các xã hội phương Tây ngày nay là cuộc tranh cãi đã từng có được một nơi chốn thoải mái ở Tân Đề Li, Mumbai và Chennai. Các báo chí Ấn độ và các tổ chức phi chính phủ đã từng nêu lên các quan tâm và cảnh báo tương tự như các nước Tây phương đã làm. Họ đã có những chỉ trích tương tự về chính sách của chính phủ như những điều từng xảy ra ở London, Paris và Washington. Nhưng các đặc tính này hầu hết là của thành phần ưu tú nói tiếng Anh của Ấn độ - vẫn còn là thành phần thiểu số trong nước – mà thực ra thoải mái hơn ở thế giới phương Tây hơn là trên đất nước của họ trong một số phương diện. (Hãy thử hỏi một thương nhân Ấn độ có ăn học, một học giả, nhà khoa học hay một viên chức hành chính xem lần cuối mà họ đọc một cuốn sách không phải bằng Anh ngữ là khi nào). Mahatma Gandhi là một hình ảnh đặc biệt Ấn độ. Các tư tưởng về chính sách ngoại giao của ông là một hỗn hợp của bất bạo động Ấn độ giáo và chủ nghĩa cấp tiến phương Tây, hoàn thiện với một thực tiễn sắc sảo có lẽ đã được định hình từ một bối cảnh thương mại của quá khứ bản thân. Khi Nehru tự gọi mình là một người “Anh quốc” cuối cùng cai trị Ấn độ, ông có ý nói rằng khi đất nước phát triển, gốc rễ văn hoá riêng của đất nưóc sẽ bắt đầu biểu hiện rõ ràng hơn và sẽ được cai quản bởi nhiều người Ấn độ “chính gốc” hơn. Những ảnh hưởng chồng chéo Ấn/Anh này đang thể hiện trên một sân khấu thế giới hay đổi nhanh chóng và rất hiện đại, nơi chính trị và kinh tế đôi khi lôi kéo nghịch hướng với nhau.


Sức mạnh hạch nhân

Thỏa ước về hạnh nhân được đề nghị giữa Ấn độ và Hoa kỳ mang lại một minh họa quyến rũ về mối căng thẳng giữa một mặt là về quan điểm thuần túy kinh tế ở một mặt, và mặt còn lại là về quyền lực về chính trị. Vào năm 2007, Washington đã đặt mối quan hệ với Ấn độ trên một mức phối hợp cao hơn bằng cuộc thương thảo cho một hiệp ước về năng lượng hạch nhân. Điều này nghe qua tựa như một nội dung chính trị èo uột, nhưng thực ra giải quyết vấn đề hạch nhân là một công việc lớn lao. Nếu thành công, có thể thay đổi được khung cảnh chiến lược, đưa Ấn độ trở thành đối thủ mạnh, không thể đảo ngược được, trên sân khấu quốc tế một cách vững chắc, bình thường hóa thực trạng hạch nhân ngấm ngầm của đất nước này đồng thời làm vững chắc mối giao hảo với Hoa Kỳ. Điều này sẽ đặt Ấn độ ngang hàng với các thành viên khác của hội các nước có năng lực hạch nhân như Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung quốc.

Theo Hiệp Ước Không Phát triển Vũ khí Hạch Nhân (Nuclear Nonproliferaion Treaty), một quốc gia đã từng có các vũ khí hạch nhân vào năm 1968 là một quốc gia hợp pháp về vũ khí hạch nhân và bất cứ quốc gia nào khai triển vũ khí hạch nhân về sau này là bất hợp lệ. (Đó là mệnh đề sản sinh ra tất cả các mệnh đề khác). Ấn độ, từng cho nổ một thiết bị hạch nhân vào năm 1974, là một quốc gia hết sức quan trọng, và là quốc gia triển vọng quyền lực toàn cầu duy nhất được đứng bên ngoài tác dụng của thỏa ước quốc tế này. Vì những nguyên nhân tương tự, Mohamed ElBaradei, cầm đầu cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, (có trách nhiệm kiểm soát và cưỡng chế việc thi hành việc không phát triển Vũ khí hạch nhân) đã từng là người ủng hộ cuồng nhiệt cho hiệp ước Ấn/Mỹ. Chế độ Không Phát triển Vũ khí Hạch nhân đã luôn từng nhào trộn chủ nghĩa lý tưởng với liều lượng mạnh của thực tại. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã đi vòng quanh thế giới để bảo mọi quốc gia rằng một vài đầu đạn hạch nhân là nguy hiểm và phi đạo đức – trong khi chính đất nước này nắm giữ hàng ngàn vũ khí hạch nhân của riêng mình.

Đối với Ấn độ, cuộc mặc cả về hạch nhân đi đến một điều khá đơn giản: Ấn độ sẽ giống như Trung quốc hay giống như Bắc Hàn hơn? Tân Đề Li lập luận rằng thế giới nên chấp nhận Ấn độ là một sức mạnh hạch nhân, để đổi lại Ấn độ sẽ sẵn lòng thực hiện các chương trình (hạch nhân) của mình một cách hết sức an toàn trong khả năng của mình. Mãi cho đến chính phủ Bush, chính sách Mỹ trong nhiều thập niên đã tìm cách đảo ngược các chương trình hạch nhân của Ấn độ, một công việc không đem lại kết quả. Ấn độ đã trải qua ba mươi ba năm dưới sự trừng phạt của Mỹ mà không hề xoay chuyển – cho dù mình là một quốc gia rất nghèo – và bất cứ ai hiểu được quốc gia này biết rằng họ sẽ vui sướng để trải qua nhiều năm tháng nữa mà không hề phải nghĩ đến việc từ bỏ các vũ khí hạch nhân của họ.

Từ quan điểm kinh tế, thỏa ước về hạch nhân không phải là hệ trọng lắm đối với Ấn độ. Thỏa ước ấy mang đến cho đất nước này sự dễ dàng hơn đến công nghệ hạch nhân dân sự vốn là quan trọng cho nhu cầu năng lượng của đất nước. Nhưng đấy chỉ là phần nhỏ trong quỹ đạo của sự phát triển tổng thể. Những phần thưởng của nền toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy Tân Đề Li ngừng sự phí phạm thì giờ về vấn đề này để tập chú vào phát triển và để những quan tâm này lại cho một thời điểm về sau này. Có nhiều thể loại năng lượng thay thế, cả Nhật bản và Đức đã từng xoay xở để đạt được một năng lượng mạnh không cần đến hạch nhân.

Tuy nhiên, những khát vọng của Ấn độ về năng lượng hạch nhân là về sự tự hào dân tộc và chiến lược địa lý chính trị. Nhiều chính khách Ấn độ và các nhà ngoại giao bực bội với thực tế là Ấn độ luôn luôn bị đứng hạng nhì khi so sánh với Trung quốc, Nga và các nước có năng lực hạch nhân khác. Trong tất cả các quốc gia ấy, không một lò phản ứng nào phải chịu dưới sự kiểm tra của bất cứ chế độ nào, nhưng Ấn độ lại muốn đặt tối thiểu là 2/3 chương trình hạch nhân của mình dưới sự xem xét của Cơ quan Năng Lượng Nguyên tử Quốc tế. Sự bất bình đẳng với Trung Quốc đặc biệt làm phật lòng Tân Đề Li. Các quan chức Ấn độ sẽ lẳng lặng chỉ ra rằng Trung Quốc đã từng có một lịch sử lâu dài của việc xúi dục tăng trưởng hạch nhân, rõ ràng nhất là thông qua Pakistan. Tuy nhiên Hoa Kỳ có một thỏa thuận chia xẻ công nghệ hạch nhân dân sự với Bắc Kinh. Ấn độ biện luận rằng mình là một quốc gia dân chủ, minh bạch với một thành tích tuyệt vời về không tăng trưởng vũ khí hạch nhân. Thế mà, quốc gia này lại bị từ chối một sự hợp tác như thế trong ba mươi ba năm qua.

Trong sự việc này, nền địa lý chính trị và toàn cầu hóa tiến hành trong các tầng mức khác nhau. Nhiều người Mỹ - mà người Ấn độ gọi là “các giáo chủ Hồi Giáo chống phổ biến vũ khí hạt nhân” - vốn ủng hộ việc giải giới vũ khí hạt nhân – đã chống lại hợp tác ấy hoặc chỉ muốn chấp nhận riêng một trường hợp nếu như Ấn độ chịu đồng ý từ bỏ việc sản xuất các nguyên vật liệu hạt nhân của mình. Nhưng, Tân Đề Li tuyên bố rằng, hãy nhìn vào bản đồ: biên giới Ấn độ bọc quanh bởi Trung quốc và Pakistan, cả hai đều là các quốc gia có năng lực hạch nhân, cả hai nước đều không từng đồng ý từ bỏ các yêu cầu cơ bản. (Trung quốc có vẻ như đã ngưng việc sản xuất chất plutonium, vì có các sức mạnh quan trọng khác, nhưng đây là một quyết định tự nguyện, đã được thực hiện đa phần do bởi tố chất này đã quá tải trong các nguyên liệu hạch nhân rồi). Ấn độ xem yêu cầu bắt buộc phải đóng lại các lò hạt nhân của mình là một loại đòi hỏi làm tê liệt khả năng hạt nhân đơn phương. Thực tế chiến lược này cũng ảnh hưởng đến các tính toán của Mỹ. Hoa Kỳ từ lâu từng chống lại hình thức đơn phương bá chủ châu Âu hoặc châu Á. Nếu như Ấn độ bị yêu cầu phải đóng sức mạnh hạch nhân của mình – mà không tương ứng với sự hạn chế với phía Trung quốc – thì kết quả sẽ là một sự phát triển bất cân đối ghê gớm về sức mạnh có lợi cho Trung quốc. Robert Blackwill, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Ấn độ từng đặt câu hỏi, vì quyền lợi quốc gia lâu dài của Hoa Kỳ nào mà lại thiên về một thỏa thuận sẽ khiến Trung quốc trở nên một sức mạnh hạch nhân không bị ngăn cản và một bá chủ thống trị ở Châu Á?

(Còn tiếp)


i. Theo Mohamed ElBaradei "Rethinking Nuclear Safeguards" Wasington Post, ngày 14 tháng Sáu, 2006
ii. Theo Robert D. Blackwill, "Journalist Roudtable on India (bản ghi lại), tổ chức bởi David B. Ensor, ngày 23 tháng Hai, 2006)


Người Đồng Minh

Kỳ 7 (Tiếp theo)

Lạ lùng thay, ngăn cản thực sự đến thoả thuận ấy đã không đến từ Washington mà lại từ Tân Đề Li. Khi được trao cho một lời mời chào có giá trị lâu dài, một số bậc trí giả và chính khách Ấn độ đã từ chối. “Có lẽ chúng tôi đã không biết làm thế nào để trả lời ưng thuận”, một nhà bình luận trên hệ thống tin tức NDTV của Ấn đã nhận xét. Trong khi thủ tướng Ấn độ và các nhân vật cao cấp khác nhìn thấy được thỏa thuận (hạt nhân) là những cơ hội cực lớn lao để mở toang cửa cho Ấn độ, những người khác lại vẫn cứ nhìn thế giới qua lăng kính của Nehru - rằng Ấn độ là một nước nghèo, đoan hạnh thuộc về Thế giới Thứ Ba, là một nước có chính sách ngoại giao tách rời và trung lập (và, một ai đó có thể thêm là: không thành công). Họ hiểu cách thức vận hành trong thế giới như thế, với ai thì cần phải xuống nước và với ai thì có thể đánh nhau. Nhưng đối với một thế giới mà Ấn độ là một quyền lực lớn và di chuyển tự tin trên sân khấu thế giới, xếp đặt các lề luật chứ không hoàn toàn bị định dạng bởi chúng, trong một thế giới mà mình là đối tác của một quốc gia hùng mạnh nhất trong lịch sử - tất cả đấy là một tiền đề mới và chưa được định rõ. “Tại sao hiện nay Hoa Kỳ lại tử tế với chúng tôi như thế ?” một số các nhà bình luận thời cuộc đã từng hỏi tôi. Vào năm 2007, họ vẫn còn đi tìm cội nguồn bí ẩn đó.


Giai cấp quan lại Trung quốc đã từng suy nghĩ lại về vai trò mới của đất nước mình như một quyền lực thế giới bằng sự khôn khéo và có hiệu quả. Cho đến nay, giới ưu tú của Ấn độ đã chưa chứng tỏ mình ngang bằng được với các nước láng giềng. Bất kể là thoả thuận hạch nhân đi về hướng nào, những khó khăn của tiến trình ở Tân Đề Li nêu bật sức kiềm chế trọng tâm trong việc thực hành của quyền lực Ấn độ trong những năm sắp đến. Ấn độ là một xã hội mạnh nhưng là một nhà nước yếu kém. Đất nước này không thể trang bị được sức mạnh quốc gia của mình cho những mục tiêu quốc tế.

Một diễn tả có tính địa dư

Bạn có thể bảo rằng Ấn độ là một đất nước lạ lùng không phải từ việc nhìn vào những người dụ rắn mà từ những kết quả bầu cử của họ: Ở quốc gia khác nào mà sự tăng trưởng sùng sục của kinh tế lại khiến mình trở thành bị thiếu ưa chuộng? Vào năm 2004, liên minh cầm quyền BJP đã đi vào cuộc đầu phiếu với cơn gió kinh tế thổi ào ào sau lưng - đất nước đang tăng trưởng ở mức 9 phần trăm. Thế mà BJP thất cử. Một nền kỹ nghệ nghèo nàn của các nhà trí thức, đa số có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng giải thích rằng sự thịnh vượng từng là một sự rỗng tuếch, tăng trưởng ấy không tuôn chảy xuống mọi giới và rằng BJP đã quên mất nước Ấn thực sự. Nhưng giải thích này đơn giản là không hề có sự quan sát kỹ càng. Mức đói nghèo ở Ấn độ đã tụt giảm nhanh chóng từ những năm 1990 trong những con số lớn đủ để ai cũng có thể nhìn thấy. Và trong bất kỳ biến cố nào, bài toán đố vẫn tiếp tục đến sau năm 2004. Liên minh quốc hội (đang cầm quyền) đã giữ vững được tăng trưởng ở mức hơn 8 phần trăm trong ba năm, nhưng đã được nuôi dưỡng nghèo nàn ở mọi khu vực tổ chức tranh cử kể từ khi họ lên cầm quyền. Ngay cả với những mối lo lắng chính đáng về sự bất bình đẳng và phân phối sự thịnh vượng, vẫn có mối liên lạc giữa tăng trưởng nhanh chóng và sự được lòng của chính phủ ở khắp các nước trên thế giới. Tại sao ở Ấn độ lại không được như thế ?

Ấn độ là mảnh đất mơ ước của Thomas O'Neill. Vị cựu chủ tịch Hạ nghị viện đã tuyên bố một câu nổi tiếng: "Tất cả chuyện chính trị đều là những chuyện có tính địa phương, cục bộ". Ở Ấn độ, nguyên tắc ấy có thể chạm khắc trên đá. Bầu cử ở Ấn độ hoàn toàn không phải là bầu cử quốc gia. Đúng ra đấy là những cuộc bầu cử địa phương, khu vực đồng loạt và không có chủ đề chung.

Phân hoá ở Ấn độ có bốn ngàn năm tuổi và đã mọc rễ sâu trong văn hóa, ngôn ngữ cùng tôn giáo. Đây là một quốc gia với mười bảy ngôn ngữ khác nhau và 22 000 tiếng địa phương, từng là tích tụ hàng nhiều thế kỷ của hàng trăm tiểu bang, vương quốc với những nguyên tắc riêng rẽ. Khi người Anh rời khỏi Ấn độ vào năm 1947, chính phủ mới đã phải thương thảo các thỏa thuận riêng rẽ với hơn năm trăm nhà cai trị - phải mua chuộc, dọa nạt và trong một số trường hợp phải ép buộc họ gia nhập vào liên hiệp Ấn. Sau cuộc suy thoái của Quốc Hội nhà nước Ấn độ vào những năm 1970, không một đảng nào ở Ấn độ có được một dấu ấn tầm mức quốc gia. Tất cả các chính phủ được hình thành trong hai thập niên qua đều là một loại liên minh, bao gồm một sự cóp nhặt của các đảng địa phương với rất ít điều chung. Ruchir Sharmar, người điều hành 35 tỉ vốn liếng đầu tư các thị trường đang lên của Morgan Stanley vạch ra rằng một đa số lớn của đất nước 28 tiểu bang đã bầu cho một đảng địa phương vượt trội bằng chính phí tổn của cái gọi là đảng quốc gia.

Vào năm 2007 Uttar Pradesh đã đưa ra một ví dụ tuyệt hảo. Bang U.P., như tên được gọi ở Ấn độ, là tiểu bang lớn nhất đất nước. (Nếu tiểu bang này độc lập, dân số của tỉnh bang này sẽ tạo khu vực này thành một quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới). Trong cuộc tranh cử năm 2007, hai đảng quốc gia đã cố gắng tham dự dựa trên điều mà họ xem như những vấn đề lớn nhất của cả nước. Đảng BJP vận động cần mẫn để làm tái sinh chủ nghĩa quốc gia Ấn độ giáo; Quốc hội nhấn mạnh vào những thế tục của mình và thúc đẩy mức tăng trưởng của quốc gia. Hai đảng đứng vào khoảng cách ở hàng thứ ba và thứ tư, sau các đảng địa phương vốn hoàn toàn chú trọng vào các vấn đề địa phương - trong trường hợp này là sự trao quyền cho các đảng cấp thấp hơn. Những gì thích hợp với U.P. có thể không thích hợp với phía nam hoặc ngay cả với Mumbai. Sự chia rẽ Ấn độ giáo và Hồi Giáo có thể là quan trọng thiết yếu với một số tiểu bang nhưng lại không là vấn đề ở những tiểu bang khác. Các lãnh tụ chính trị mạnh ở Tamil Nadu không hề có được những người hâm mộ nào ở phía bắc. Punjab có riêng nền văn hóa chính trị khác biệt của mình vốn có liên hệ với các vấn đề của người Sikh và lịch sử của các mối liên hệ Hindu-Sikh. Các chính trị gia từ Rajasthan không được chú ý gì đến ở Karnataka. Nói thẳng ra - là họ không thể nói các thứ tiếng của nhau. Tựa như tổ chức bầu cử ở Âu châu và cố gắng để nói về các vấn đề tương tự với các cử tri ở Poland, Greece, France và Ireland. Winston Churchil từng tuyên bố rằng Ấn độ chỉ là "một phạm trù địa dư, không có cá tính chính trị gì hơn Âu châu". Churchil thường sai lầm về Ấn độ, nhưng trong quan điểm này, ông đã có lý.

Sự phân rẽ và đa dạng có nhiều lợi thế. Nó tăng cường tính đa dạng và năng lực xã hội của Ấn độ và ngăn ngừa được quốc gia này khỏi việc tiêu vong vì nền độc tài. Khi Indira Gandhi cố điều hành chính phủ bằng một tính cách tập quyền và độc đoán vào những năm 1970, đã chỉ đơn giản là không hữu hiệu, khiến kích động nên bạo lực nổi loạn ở 6 khu vực. Trong hai thập niên vừa qua, chủ nghĩa địa phương Ấn độ đã được phát triển và quốc gia này đã tìm được nền trật tự tự nhiên của mình. Ngay cả chủ nghĩa ái quốc hiếu động cũng trở nên khó khăn trong một vùng đất đa dạng. Khi đảng BJP thử buông lỏng chủ nghĩa xô vanh Ấn độ giáo như một vũ khí chính trị chống lại thiểu số Hồi giáo ở Ấn độ, đôi khi họ đã nhận thấy rằng đẳng cấp Hindus thấp, cũng như người Ấn độ phía nam đã bị xa lánh và bối rối bởi những lời hùng biện vốn nghe như xa cách và thượng đẳng hơn họ.

Nhưng sự đa dạng và phân rẽ này cũng làm phức tạp rối rắm công việc của nhà nước Ấn độ. Sự gượng gạo của thập kỷ vừa qua không phải là một hiện tượng có tính chuyển tiếp sẽ phai nhạt đi; mà đó là sự diễn đạt của một thực tế có tính cấu trúc trong nền chính trị Ấn độ. Tính chất này gây khó khăn cho Ấn độ trong việc xác định quyền lợi quốc gia, để huy động cả nước đàng sau nhằm thực hiện được một loạt những chính sách để đạt được mục tiêu, dù là trong cải tạo kinh tế hay trong chính sách đối ngoại. Thủ tướng không thể điều động được sức mạnh quốc gia trong phương cách mà Nehru đã từng thực hiện, và trong tất cả khả năng là sẽ không có vị thủ tướng nào thực hiện được như thế một lần nữa. Văn phòng chính phủ đã từ một bộ chỉ huy trở nên một thứ chủ tịch ban bộ, và đảng cầm quyền đã trở nên một thứ ngang hàng phải lứa trong một liên minh. Chính phủ trung ương đôi khi lép vế vì đặc quyền và quyền lực của các chính phủ khu vực vốn không ngừng trở nên quyết đoán và độc lập hơn. Trong các phạm trù về kinh tế, điều này có ý nghĩa của một tương lai của vòng luẩn quẩn những cải cách ngắn hạn và thử nghiệm cùng năng lượng ở mức nhà nước. Trong chính sách đối ngoại, điều này có nghĩa là không có những chuyển dịch lớn trong phương pháp, ít những cam kết quan trọng và một vai trò kém tích cực và nghị lực trên sân khấu quốc tế. Ấn độ sẽ có một vai trò lớn hơn trước đây trong các công việc quốc tế. Ấn độ sẽ khống chế miền Đông Á Châu. Nhưng Ấn độ có lẽ sẽ không trở nên một quyền lực toàn cầu mà một số người từng mong đợi và một số khác lại từng lo sợ. Tối thiểu là không phải trong lúc này.

Nếu như từng có một cuộc chạy đua giữa Ấn độ và Trung quốc, cuộc tỉ thí ấy đã qua rồi. Nền kinh tế của Trung quốc lớn gấp ba lần hơn Ấn độ và vẫn còn đang tăng trưởng ở mức độ nhanh chóng. Quy luật phức hợp cho chúng ta thấy rằng Ấn độ chỉ có thể bắt kịp Trung quốc về mặt kinh tế nếu như có xảy ra một thay đổi dài và quyết liệt trong quỹ đạo của hai nước trong nhiều thập niên. Kịch bản đa phần xảy ra là Trung quốc sẽ ở trong vị trí vượt xa Ấn độ. Nhưng Ấn độ có thể vẫn tận dụng được những lợi thế của mình - một nền kinh tế rộng lớn phát triển nhanh, một nền chính trị dân chủ khả ái, một khuôn mẫu sinh động của chủ nghĩa thế tục và khoan dung, một hiểu biết sắc sảo về phương Đông và phương Tây, một mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Nếu Ấn độ có thể huy động được các sức mạnh này và sử dụng cho các lợi thế của mình, đất nước này vẫn có thể làm nên một gói quyền lực mạnh mẽ, dù có là ở thứ hạng nhì, ba hay tư trên thế giới.

Một kinh nghiệm có liên quan mật thiết với Ấn độ ngày nay là kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong cuối thế kỷ mười chín. Những thôi thúc trong nội địa đã từng làm trì trệ bước tiến đến quyền lực thế giới của nền chính trị Mỹ. Vào năm 1890, Mỹ đã vượt qua Anh quốc trong vai trò dẫn đạo của kinh tế thế giới, nhưng trong các lãnh vực ngoại giao và quân sự, Mỹ là một loại thanh danh thứ hạng về quyền lực. Quân đội Mỹ đứng hàng mười bốn trên thế giới, sau Bulgary, hải quân của Mỹ chỉ bằng một phần tám kích thước của Ý mặc dù nền kỹ nghệ Mỹ khi đó lớn hơn mười ba lần. Mỹ đã tham dự trong một số các hội nghị quốc tế và các nhà ngoại giao Mỹ đã là các tay chơi nhỏ trong trận cờ quốc tế. Hoa thịnh đốn là một thành phố nhỏ có tính địa phương, chính phủ Mỹ có quyền lực bị giới hạn và vai trò tổng thống thường không được xem như một vai trò quyết định. Nước Mỹ ấy không thể chối từ mình một đất nước yếu kém trong thế kỷ thứ mười chín, và đất nước này đã tốn nhiều thập niên, nhiều thay đổi lớn trong nội địa cùng những khủng hoảng lớn trên quốc tế để mà đến được sự thay đổi ngày nay. Sau hậu quả của các suy thoái và những cuộc chiến tranh thế giới, nước Mỹ - Washington- đã vươn lên, tập quyền về trung ương và đạt được địa vị cao một cách không nghi ngờ gì được trên các nước khác. Và các tổng thống từ Theodore Roosevelt đến Woodrow Wilson đã bắt đầu xác định Hoa kỳ là một quyền lực quốc tế.

Cuối cùng, căn bản của quyền lực Hoa Kỳ - một xã hội Mỹ sinh động - đã chính là sức mạnh vĩ đại nhất mà cũng là nhược điểm lớn nhất. Sức mạnh này đã tạo nên nền kinh tế khổng lồ của Mỹ và một xã hội sinh động. Nhưng cũng đã khiến cuộc vươn dậy của Mỹ bị ngưng trệ, tiến trình bị chập choạng và tham dự của Mỹ vào chính trường quốc tế luôn luôn mỏng manh. Có lẽ Ấn độ sẽ trải qua những điều tương tự: Ấn độ sẽ có một xã hội có khả năng đáp ứng tuyệt vời đến các cơ hội của một thế giới toàn cầu hóa, một xã hội sẽ phát triển và thịnh vượng trong nền kinh tế và xã hội toàn cầu. Nhưng cơ chế chính trị của Ấn độ thì yếu kém và mềm mỏng do đó chưa được trang bị hoàn thiện để thực hiện được vai trò đúng đắn của mình trên thế giới mới này. Một loạt các xáo trộn có thể làm thay đổi tất cả những điều này, nhưng thiếu vắng một bộ giảm sốc cho hệ thống, xã hội Ấn sẽ đi trước nhà nước Ấn trong trò chơi toàn cầu mới.

Ngày nay, mối căng thẳng giữa xã hội và nhà nước vẫn dai dẳng ở Mỹ. Thực ra, cũng đáng để nhớ rằng khi chúng ta quay về phía tay chơi duy nhất quan trọng trong thế kỷ hai mươi mốt và hỏi bản thân nước Mỹ sẽ ứng trả như thế nào trong một thế giới Hậu- Hoa Kỳ.

(hết chương Người Đồng Minh)

Kỳ tới: chương Sức Mạnh Hoa Kỳ

Tổng số lượt xem trang