Ehsan Ahrari Ngày 18-2-2011
Ý tưởng sử dụng mạng xã hội để thay đổi chính trị là sản phẩm tinh thần của những nhà đấu tranh vì tự do mạng ở Bắc Phi và Trung Đông. Sau khi nghiên cứu hiệu quả của ý tưởng này, Mỹ liền áp dụng nó một cách trắng trợn. Họ đã mở các blog riêng trên Twitter để liên hệ với người dân ở Trung Quốc, Iran và thế giới Ả-rập. Bà Hillary Clinton gần đây có bài diễn văn về vấn đề tự do Internet. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã lập các tài khoản (account) Twitter bằng tiếng Ả-rập và Farsi để tiếp cận được với giới blogger ở Trung Đông. Thông qua việc sử dụng Internet, Twitter, Mỹ đang rỉ rả chuyện “lịch trình tự do”.
Sử dụng Internet và các mạng xã hội là thứ vũ khí mới để tuyên truyền tự do trên khắp các nước “cộng hòa chuyên chế”. Internet và mạng xã hội đã lật đổ hai nhà độc tài ở xứ Ả-rập, và vài kẻ chuyên quyền nữa dường như cũng đang nghiêng ngả.
Phản ứng đầu tiên của chính quyền Obama với chính biến ở Tunisia và đặc biệt ở Ai Cập có hai đặc điểm nổi bật là lưỡng lự và thay đổi mỗi ngày. Khi Husni Mubarak bị lật đổ, và khi những người Hồi giáo chưa ào ào tràn xuống đường phố Ai Cập, thì thái độ chính trị hiện hành của Washington, bắt nguồn từ thói quan liêu, bỗng thay đổi theo hướng táo bạo hơn một chút. Vì thế từ sau màn trướng, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đã ra những quyết định nói rằng Mỹ nên nhảy ra trước cơn sóng thần này để tạo thay đổi chính trị. Mỹ đang sử dụng tự do Internet như một công cụ để đem lại thay đổi chế độ ở Iran và mở cửa Trung Quốc – cả hai quốc gia đều bị Mỹ coi là đối thủ ở những mức độ khác nhau.
Chính quyền Obama cũng đang nhảy vào lĩnh vực “lập các tiểu blog giống như twitter”. Hiệu quả của những thứ này trong việc truyền tải thông tin – đặc biệt các tin tức mà một chế độ độc tài nào đó chẳng muốn thế giới được nghe được thấy – đang được chứng tỏ hàng ngày, cùng với việc bất ổn chính trị tiếp tục lan rộng ra khắp Yemen, Libya, Bahrain và Jordan.
Sở dĩ chính quyền Mỹ mê các tiểu blog là vì chúng hoạt động trên nền tảng công nghệ tốc độ cao, vốn dĩ không thể bị kiểm soát một cách hiệu quả bởi chính quyền Trung Quốc – nơi có lẽ là nước tiên tiến nhất thế giới về khả năng làm chủ trận chiến trên mạng. Quan trọng hơn, đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc đang ngày càng gắng sức tương tác với người dân Trung Quốc – một việc làm quả thật là trơ. Mặc dù Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn (block) mạng xã hội trong nước, “những doanh nghiệp bản địa như tập đoàn Sina và công ty TNHH Tencent Holdings” vẫn thu hút hàng triệu người sử dụng. Bên cạnh đó, “các website Trung Quốc đang triển khai nhiều cách sáng tạo để lọc bỏ nội dung trên blog sao cho phù hợp với quy định của chính phủ – các quy định này ít lộ liễu hơn những công cụ kiểm duyệt khác – ngay cả khi người dùng blog có nhiều cách để lách”.
Chính phủ Trung Quốc cứ lờ như điếc khi triển khai biện pháp trả đũa nhằm đối phó với mặt trận quân sự công nghệ cao rất tinh vi của Mỹ cũng như nhằm phá vỡ những bức tường lửa hùng mạnh của các cơ quan an ninh Mỹ. Họ cũng cho thấy năng lực của mình trong việc triển khai các biện pháp ngăn chặn blog. Một tiểu xảo là cho phép các blogger cứ việc thảo luận trao đổi “đồng thời tiến hành chặn những từ khóa liên quan nào có thể thu hút thêm người tham gia”. Một tiểu xảo khác nữa là “cho người dùng gửi comment (bình luận) lên các website, blog riêng của mình, nhưng ngăn chặn, không để những người khác đọc được comment đó”. Mọi người hãy cứ yên tâm rằng rất nhiều chuyên gia chiến tranh thông tin làm việc cho chính quyền Trung Quốc đang nghiên cứu kỹ lưỡng mọi kỹ thuật, tiểu xảo trên mạng của những nhà hoạt động Ả-rập, để triển khai các biện pháp đối phó.
Ngay cả trong kịch bản những thay đổi chế độ diễn ra ngày càng mau chóng ở Trung Đông và Bắc Phi – kịch bản này không thực tế lắm – cũng không có khả năng xảy ra sự kiện tương tự ở Trung Quốc. Con số ngày càng tăng những người Tunisia và Ai Cập bỏ nước sang châu Âu để tìm việc làm, kể cả sau khi các chế độ độc tài đã sụp đổ, cho thấy khó khăn kinh tế có thể là lý do lớn nhất làm tích tụ cơn phẫn nộ lan rộng của dân chúng đối với những nhà cai trị tàn bạo và hết sức kém cỏi.
Miễn là kinh tế Trung Quốc còn tiếp tục sôi sục phát triển, và miễn là mức sống ở nước này còn tiếp tục tăng, người dân chắc chắn còn chấp nhận thiếu vắng tự do. Nỗi sợ lớn nhất của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh là sự phát triển của những khuynh hướng tụt dốc không kiểm soát được trong vận hành kinh tế. Chừng nào điều ấy không xảy ra, sẽ chỉ một số ít người Trung Quốc tham gia sâu vào các hoạt động liên quan tới tự do. Đó là vật cản lớn nhất đối với ý muốn của Mỹ, dù chỉ là mong muốn một chế độ độc tài cởi mở hơn ở Trung Quốc.
Đồng thời, cũng khó hiểu tại sao Washington lại đột nhiên xúc tiến cái lịch trình cởi mở hóa hệ thống chính trị Trung Quốc. Hành động xúc tiến một chính sách như thế trên toàn cầu có lẽ không nhằm phục vụ lợi ích cao nhất của Mỹ, vì chắc chắn nó sẽ dẫn đến thay đổi chế độ ở Bahrain, Ả-rập Xê-út, Yemen, Iran và Jordan. Trong số những nước này, chỉ duy nhất khả năng thay đổi chế độ ở Iran có thể sẽ là một sự kiện được Mỹ chào đón; chứ chắc chắn không phải là thay đổi chính trị ở Trung Quốc – điều có thể mang đến một sự bùng nổ. Một kịch bản như thế chắc hẳn cũng đưa đến bất ổn khủng khiếp ở Đông Á.
Phân tích cuối cùng: cuộc đối đầu hiện tại giữa Washington và Bắc Kinh về việc cởi mở hóa thế giới blog sẽ không đi đến đâu. Sẽ có nhiều biện pháp mới, cũng như các biện pháp trả đũa cùng đối phó mới, từ cả hai phía, nhưng dòng thông tin vẫn sẽ tiếp tục tuôn chảy. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc không phải đương đầu với suy thoái kinh tế kéo dài, thì ngay cả một sự lan truyền thông tin liên tục không ngừng nghỉ cũng sẽ chẳng dẫn tới việc mở cửa hệ thống chính trị.
Tiến sĩ Ehsan Ahrari là chuyên gia về quan hệ quốc tế giữa các cường quốc và an ninh xuyên quốc gia. Cuốn sách mới nhất của ông về chủ đề quan hệ giữa các siêu cường có tên “The Great Powers and the Hegemon: Strategic Maneuvers”.
Người dịch: Thủy Trúc
Ý tưởng sử dụng mạng xã hội để thay đổi chính trị là sản phẩm tinh thần của những nhà đấu tranh vì tự do mạng ở Bắc Phi và Trung Đông. Sau khi nghiên cứu hiệu quả của ý tưởng này, Mỹ liền áp dụng nó một cách trắng trợn. Họ đã mở các blog riêng trên Twitter để liên hệ với người dân ở Trung Quốc, Iran và thế giới Ả-rập. Bà Hillary Clinton gần đây có bài diễn văn về vấn đề tự do Internet. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã lập các tài khoản (account) Twitter bằng tiếng Ả-rập và Farsi để tiếp cận được với giới blogger ở Trung Đông. Thông qua việc sử dụng Internet, Twitter, Mỹ đang rỉ rả chuyện “lịch trình tự do”.
Sử dụng Internet và các mạng xã hội là thứ vũ khí mới để tuyên truyền tự do trên khắp các nước “cộng hòa chuyên chế”. Internet và mạng xã hội đã lật đổ hai nhà độc tài ở xứ Ả-rập, và vài kẻ chuyên quyền nữa dường như cũng đang nghiêng ngả.
Phản ứng đầu tiên của chính quyền Obama với chính biến ở Tunisia và đặc biệt ở Ai Cập có hai đặc điểm nổi bật là lưỡng lự và thay đổi mỗi ngày. Khi Husni Mubarak bị lật đổ, và khi những người Hồi giáo chưa ào ào tràn xuống đường phố Ai Cập, thì thái độ chính trị hiện hành của Washington, bắt nguồn từ thói quan liêu, bỗng thay đổi theo hướng táo bạo hơn một chút. Vì thế từ sau màn trướng, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đã ra những quyết định nói rằng Mỹ nên nhảy ra trước cơn sóng thần này để tạo thay đổi chính trị. Mỹ đang sử dụng tự do Internet như một công cụ để đem lại thay đổi chế độ ở Iran và mở cửa Trung Quốc – cả hai quốc gia đều bị Mỹ coi là đối thủ ở những mức độ khác nhau.
Chính quyền Obama cũng đang nhảy vào lĩnh vực “lập các tiểu blog giống như twitter”. Hiệu quả của những thứ này trong việc truyền tải thông tin – đặc biệt các tin tức mà một chế độ độc tài nào đó chẳng muốn thế giới được nghe được thấy – đang được chứng tỏ hàng ngày, cùng với việc bất ổn chính trị tiếp tục lan rộng ra khắp Yemen, Libya, Bahrain và Jordan.
Sở dĩ chính quyền Mỹ mê các tiểu blog là vì chúng hoạt động trên nền tảng công nghệ tốc độ cao, vốn dĩ không thể bị kiểm soát một cách hiệu quả bởi chính quyền Trung Quốc – nơi có lẽ là nước tiên tiến nhất thế giới về khả năng làm chủ trận chiến trên mạng. Quan trọng hơn, đại sứ quán Mỹ ở Trung Quốc đang ngày càng gắng sức tương tác với người dân Trung Quốc – một việc làm quả thật là trơ. Mặc dù Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn (block) mạng xã hội trong nước, “những doanh nghiệp bản địa như tập đoàn Sina và công ty TNHH Tencent Holdings” vẫn thu hút hàng triệu người sử dụng. Bên cạnh đó, “các website Trung Quốc đang triển khai nhiều cách sáng tạo để lọc bỏ nội dung trên blog sao cho phù hợp với quy định của chính phủ – các quy định này ít lộ liễu hơn những công cụ kiểm duyệt khác – ngay cả khi người dùng blog có nhiều cách để lách”.
Chính phủ Trung Quốc cứ lờ như điếc khi triển khai biện pháp trả đũa nhằm đối phó với mặt trận quân sự công nghệ cao rất tinh vi của Mỹ cũng như nhằm phá vỡ những bức tường lửa hùng mạnh của các cơ quan an ninh Mỹ. Họ cũng cho thấy năng lực của mình trong việc triển khai các biện pháp ngăn chặn blog. Một tiểu xảo là cho phép các blogger cứ việc thảo luận trao đổi “đồng thời tiến hành chặn những từ khóa liên quan nào có thể thu hút thêm người tham gia”. Một tiểu xảo khác nữa là “cho người dùng gửi comment (bình luận) lên các website, blog riêng của mình, nhưng ngăn chặn, không để những người khác đọc được comment đó”. Mọi người hãy cứ yên tâm rằng rất nhiều chuyên gia chiến tranh thông tin làm việc cho chính quyền Trung Quốc đang nghiên cứu kỹ lưỡng mọi kỹ thuật, tiểu xảo trên mạng của những nhà hoạt động Ả-rập, để triển khai các biện pháp đối phó.
Ngay cả trong kịch bản những thay đổi chế độ diễn ra ngày càng mau chóng ở Trung Đông và Bắc Phi – kịch bản này không thực tế lắm – cũng không có khả năng xảy ra sự kiện tương tự ở Trung Quốc. Con số ngày càng tăng những người Tunisia và Ai Cập bỏ nước sang châu Âu để tìm việc làm, kể cả sau khi các chế độ độc tài đã sụp đổ, cho thấy khó khăn kinh tế có thể là lý do lớn nhất làm tích tụ cơn phẫn nộ lan rộng của dân chúng đối với những nhà cai trị tàn bạo và hết sức kém cỏi.
Miễn là kinh tế Trung Quốc còn tiếp tục sôi sục phát triển, và miễn là mức sống ở nước này còn tiếp tục tăng, người dân chắc chắn còn chấp nhận thiếu vắng tự do. Nỗi sợ lớn nhất của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh là sự phát triển của những khuynh hướng tụt dốc không kiểm soát được trong vận hành kinh tế. Chừng nào điều ấy không xảy ra, sẽ chỉ một số ít người Trung Quốc tham gia sâu vào các hoạt động liên quan tới tự do. Đó là vật cản lớn nhất đối với ý muốn của Mỹ, dù chỉ là mong muốn một chế độ độc tài cởi mở hơn ở Trung Quốc.
Đồng thời, cũng khó hiểu tại sao Washington lại đột nhiên xúc tiến cái lịch trình cởi mở hóa hệ thống chính trị Trung Quốc. Hành động xúc tiến một chính sách như thế trên toàn cầu có lẽ không nhằm phục vụ lợi ích cao nhất của Mỹ, vì chắc chắn nó sẽ dẫn đến thay đổi chế độ ở Bahrain, Ả-rập Xê-út, Yemen, Iran và Jordan. Trong số những nước này, chỉ duy nhất khả năng thay đổi chế độ ở Iran có thể sẽ là một sự kiện được Mỹ chào đón; chứ chắc chắn không phải là thay đổi chính trị ở Trung Quốc – điều có thể mang đến một sự bùng nổ. Một kịch bản như thế chắc hẳn cũng đưa đến bất ổn khủng khiếp ở Đông Á.
Phân tích cuối cùng: cuộc đối đầu hiện tại giữa Washington và Bắc Kinh về việc cởi mở hóa thế giới blog sẽ không đi đến đâu. Sẽ có nhiều biện pháp mới, cũng như các biện pháp trả đũa cùng đối phó mới, từ cả hai phía, nhưng dòng thông tin vẫn sẽ tiếp tục tuôn chảy. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc không phải đương đầu với suy thoái kinh tế kéo dài, thì ngay cả một sự lan truyền thông tin liên tục không ngừng nghỉ cũng sẽ chẳng dẫn tới việc mở cửa hệ thống chính trị.
Tiến sĩ Ehsan Ahrari là chuyên gia về quan hệ quốc tế giữa các cường quốc và an ninh xuyên quốc gia. Cuốn sách mới nhất của ông về chủ đề quan hệ giữa các siêu cường có tên “The Great Powers and the Hegemon: Strategic Maneuvers”.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
-Chiến dịch "Tin tức giả mạo" của Trung Quốc
"Tin tức giả mạo" là một thuật ngữ rất mập mờ và rõ ràng là trong khi nó có thể được sử dụng bởi các giới chức Trung Quốc trong các chiến dịch chống lại tin tức được xem là không chuyên nghiệp (hoặc chống lại chỉ thị của Đảng), lại còn có thể che khuất chính bản thân sự tuyên truyền của Đảng, theo nghĩa rộng của nó (mặc dù không phải là một xử dụng chính thức)".
Nguồn: Terry Ng, Asian Sentinel
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
16.02.2011
Giả mạo ở đây có nghĩa là chỉ tin tức tuyên truyền của chính phủ là được phép giả.
Lẽ ra, bất kỳ chiến dịch chống lại "tin tức giả mạo" ở Trung Quốc nên là một dấu hiệu vui mừng rằng nền truyền thông của đất nước, vốn đôi khi đã vô trách nhiệm, thỉnh thoảng còn ăn hối lộ và thường xuyên thiếu chuyên nghiệp, nay đang được chỉnh đốn.
Nhưng thật ra chiến dịch chống lại tin tức giả mạo do chính phủ phát động vào ngày 15 tháng 2 đang được đáp ứng bằng mối quan tâm sâu sắc giữa các nhà báo. Như với nhiều điều từng xảy ra ở Trung Quốc, sự kiện này chả dính dáng gì đế các thứ tường thuật sai hoặc không chính xác mà phần nhiều là về một cuộc đàn áp tự do báo chí. Và, từ những ý kiến được đưa ra từ cuộc đàn áp, rõ ràng là có sự khác biệt về cơ bản trong cách Bắc Kinh quan niệm về báo chí so với phía Tây phương. Dường như đối với Bắc Kinh báo chí là một thành phần của chính phủ trong khi ở Tây phương, chính phủ là đối tượng của báo chí.
Đài Truyền hình Trung ương Nhà nước Trung Quốc thông báo rằng Tập đoàn Guangxi Daily đã phát hành một cuốn sách nội bộ có tiêu đề "Chúng ta đã hiểu sai", liệt kê danh sách 57 bài tường thuật tin tức không chính xác và giả tạo từng được tập đoàn này xuất bản. Theo bản tin từ đài, cuốn sách này sẽ được sử dụng trong đào tạo biên tập viên và phóng viên.
Bản tin này còn cho biết thêm rằng chính quyền đã tăng cường các nỗ lực chống lại những loại tin tức sai. Các cuộc hội thảo về chủ đề này đang được tổ chức. Bản tin nêu thêm rằng các phương tiện truyền thông phải tuân thủ các tuờng thuật chính xác và khách quan.
Và trong khi chắc chắn nghề báo sẽ phải trông cậy vào sự tín nhiệm và độ chính xác của bản tin này, bài báo đã trích dẫn lời Zhai Weisheng, bí thư Đảng của Hiệp hội Báo chí toàn Trung Quốc, nói rằng tại Trung Quốc "phương tiện truyền thông là đại diện của đảng và chính phủ. Tường thuận tin tức sai sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ ".
Tổng cục Báo chí và xuất bản các ấn phẩm đã khiển trách sáu nhà xuất bản trong tháng Mười vừa qua về những gì họ mô tả là tường thuật báo cáo sai sự thật. Các nhà báo đồng ý rằng không nên dung thứ tin tức giả nhưng nói thêm rằng họ sợ chính quyền sẽ đi xa hơn việc cấm tin tức giả trong chiến dịch truyền thông của họ.
"Đó là việc lo sợ rằng họ sẽ viện lý do tin tức giả mạo để hạn chế các phương tiện truyền thông tự do" ông Chang Ping, một nhà báo nổi tiếng, người vừa bị sa thải vì bài bình luận chính phủ bị cho là quá khiêu khích cuả mình.
Long Can, một phóng viên cũ của Nhật báo Thành Đô Kinh doanh đã trở thành một người đi dán bích chương sau khi ông bị sa thải và một số biên tập viên đã bị phạt vào tháng qua vì câu chuyện về một nhóm sinh viên đại học bị mắc kẹt trên một ngọn núi trong một cơn bão, trong đó ông viết rằng chính quyền đã không hề có nỗ lực cứu nạn cho đến khi một trong những sinh viên liên lạc với một ông chú, được biết là một quan chức quan trọng.
Các nhà chức trách cho biết không hề có một quan chức quan trọng như vậy và xem bản tin là một loại "tin tức giả mạo". Long thừa nhận rằng ông đã sai lầm trong việc không xác minh danh tính của người chú, nhưng nói thêm rằng chương đoạn ấy đã hé lộ một vấn đề lớn hơn.
Ông yêu cầu được phỏng vấn các cơ quan có liên quan, ông nói, nhưng tất cả đều từ chối. Và, ông nói thêm, ngay cả khi các quan chức đã chấp nhận yêu cầu phỏng vấn của ông, câu chuyện cũng không thể được mang đi in ấn xuông sẻ bởi vì các quan chức thường xuyên yêu cầu các biên tập viên hủy bỏ bài viết như vậy vì sợ xấu hổ.
"Những bài viết của tôi có thể bị giết đi chỉ vì các quan chức đã gọi điện đến các biên tập viên tờ báo" Long nói. "Các quan chức sử dụng phương pháp này để tránh khỏi được hậu quả của những sai lầm và hành xử bất hợp pháp của họ. Những quan chức này không hề biết tin tức là gì nhưng họ có thể tạo ra quá nhiều trở ngại cho các nhà báo".
Long cho biết, một số biên tập viên không có kinh nghiệm làm tin, tường thuật nhưng họ lại biết tầm quan trọng của việc tuân theo các mệnh lệnh.
"Trong tình hình như vậy, các nhà báo có phải bỏ qua tính độc lập và danh tính của họ như một sự khôn ngoan để làm hài lòng các nhà lãnh đạo, nếu không họ sẽ phải kết thúc (trong hoàn cảnh khốn cùng)".
Các nhà báo khác lập tức đặt câu hỏi những gì làm nên "tin tức giả mạo" - tài liệu tuyên truyền của chính phủ phổ biến có thể xem là giả mạo được không ?
Theo Dự án Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, "tin tức giả mạo" hoặc xinwen xujia, "đã gây cản trở đến truyền thông ở Trung Quốc ít nhất là từ cuộc Cách mạng văn hóa, vào thời điểm truyền thông đã sản xuất ra các thông tin bịa đặt nhằm phù hợp với mục đích chính trị của Nhóm Tứ Nhân Bang. "Tin tức giả mạo" là một thuật ngữ rất mập mờ và rõ ràng là trong khi nó có thể được sử dụng bởi các giới chức Trung Quốc trong các chiến dịch chống lại tin tức được xem là không chuyên nghiệp (hoặc chống lại chỉ thị của Đảng), lại còn có thể che khuất chính bản thân sự tuyên truyền của Đảng, theo nghĩa rộng của nó (mặc dù không phải là một xử dụng chính thức)".
Cheng Yizhong, một cựu nhà báo của tờ Southern Metropolis Daily, cho biết trong microblog của ông rằng tờ Nhân dân Nhật báo và Guangming Nhật báo, hai cơ quan tuyền truyền chính của chính phủ Trung Quốc, cũng đã từng trình bày những hình ảnh không đúng sự thật.
"Thật là ngược đời khi các tổ chức từng bịa đặt những dối gian có ý đồ, trên một quy mô lớn hiện nay lại nhấn mạnh đến việc cấm các tin tức giả mạo" ông viết. "Thật giống như một tên trộm lại đi yêu cầu bắt một tên trộm khác".
Khi Deng Yaping, một nhà vô địch quần vợt từng đoạt huy chương vàng Olympic, hiện là Phó Bí thư tờ Nhân dân Nhật báo, hồi tháng Mười Hai đã cho biết rằng tờ báo này đã "không bao giờ công bố tin tức giả" trong 62 năm qua, người sử dụng Internet đã nhanh chóng châm biếm, phê phán cô kịch liệt.
"Trước khi đưa ra một nhận xét như thế, cô ta có dùng bộ não của mình để suy nghĩ hay không" một người dùng Internet nói. "Cô ta nên từ chức vì một nhận xét nghèo nàm như vậy".
----------------------------
-Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực tự do Internet ở Trung Quốc & Ai Cập
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
17.02.2011
Tin từ BẮC KINH - Một ngày sau cam kết thúc đẩy tự do trên mạng internet khắp thế giới của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hệ thống kiểm duyệt Trung Quốc đã cố gắng dập tắt những nỗ lực của nhà ngoại giao Hoa Kỳ nhằm tạo nên cuộc tranh luận về sự kiện đáng tranh cãi này trên các microblogs giống như Twitter trong một đất nước có lượng người sử dụng Internet đông nhất và một hệ thống kiểm duyệt tinh vi nhất thế giới.
Cuộc tranh đấu ảo vào hôm Thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của những microblogs như thế ở Trung Quốc như một chiến trường mới cho sự chia xẻ thông tin và thảo luận sống động vốn ở một tốc độ nhanh chóng đến mức kiểm duyệt thường phải khó khăn để bắt kịp. Sự việc này cũng cho thấy các nỗ lực tăng cường của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh trong việc cố gắng giao tiếp với các công dân Trung Quốc.
Năm ngoái, bộ Ngoại giao đã khởi xướng việc sử dụng Twitter để truyền bá thông điệp về chính sách của Mỹ, nhưng các biến động ở Trung Đông gần đây đã ngăn trở việc đưa các sáng kiến như vậy lên đầu trận tuyến. Bà Clinton đã đặc biệt ra lệnh sử dụng các ngôn ngữ tweet bằng tiếng Ả Rập và Farsi khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, tập hợp lực lượng trên toàn Trung Đông trong những tuần gần đây.
Bên trong Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn truy cập vào Twitter. Nhưng các dịch vụ tương tự tại địa phương như Sina Weibo của Sina Corp và Tencent Weibo của Tencent Holdings Ltd đã thu hút hàng chục triệu người sử dụng và đang nổi lên như một chiến trường mới cho việc kiểm soát thông tin và truyền thông. Các trang web của Trung Quốc đang phát triển những cách sáng tạo khó thấy hơn các công cụ kiểm duyệt khác nhằm lọc các nội dung trên microblogs theo quy định của chính phủ, ngay cả khi người dùng microblog tìm ra được những cách để lẩn tránh chúng.
Các cuộc thảo luận vào hôm Thứ tư về tự do Internet đã được khởi xướng bởi Jon Huntsman, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và những nhân vật khác trong sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, liên kết với bài phát biểu của bà Clinton về tự do Internet vào hôm thứ Ba. Đại sứ quán đã sử dụng microblogs và các dịch vụ trực tuyến khác như những công cụ về quan hệ công chúng tại Trung Quốc từ năm 2009, đăng tải các thông tin về hải quan và chính sách của Hoa Kỳ cùng những thông tin khác.
Một bài viết trên Tencent Weibo của ông Hunstman đã trích dẫn phát biểu của bà Clinton rằng "Tự do và an ninh thường được trình bày như đối ngịch và ngang nhau" và đã đặt câu hỏi: "Điều gì bạn cho là quan trọng hơn, quyền tự do hay an ninh ?" Một bài viết khác đặt câu hỏi liệu những người xự dụng internet khác có đồng ý với bà Clinton rằng "quyền tự do hội họp và giao tiếp cũng phải được áp dụng trong không gian mạng".
Những bài viết này được đăng tải với các từ khóa, chẳng hạn như "Hillary" bằng tiếng Trung Quốc, cho phép những người xử dụng khác được đăng lại và trả lời các ý kiến có liên quan, một loại thực hành điển hình của các dịch vụ microblogging. Một số bài đăng của Đại sứ quán đã được đăng lại bởi giới xử dụng Internet Trung Quốc, nhưng các bài viết đã nhanh chóng bị biến mất khi kiểm duyệt của chính phủ yêu cầu các trang web phải gỡ bỏ chúng.
"Chúng tôi rất thất vọng rằng một số trang web Internet Trung Quốc đã quyết định gỡ bỏ các cuộc thảo luận về bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton về Tự do Internet khỏi trang web của họ" ông Huntsman cho biết qua một bản tuyên bố. "Thật là mỉa mai khi Trung Quốc đang ngăn chặn một cuộc thảo luận trực tuyến về tự do Internet".
Trong khi những cố gắng kiểm duyệt microblogs của Mỹ cho thấy chính phủ Trung Quốc thực sự có chú ý đến những nỗ lực của đại sứ quán, nhưng vẫn không hề có bình luận gì chính thức. Hôm thứ Tư, bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin không hề có bình luận gì ngay đã chuyển các câu hỏi về vấn đề này lên Hội đồng Nhà nước. Cả Sina và Tencent đều không thể lien lạc được để biết thêm tin tức.
Vào chủ nhật, Bộ Ngoại giao bắt đầu tweeting trước các tin nhắn về các cuộc biểu tình dự kiến do các nhà lãnh đạo đối lập Iran kêu gọi để thề nguyện sẽ đoàn kết với những người biểu tình ở Ai Cập và Tunisia. Một số các tweets chỉ đơn giản nói rằng chính quyền Obama muốn tham gia với các công dân Iran dựa trên tính chất chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng các tweets khác công khai bày tỏ ủng hộ cho các quyền đưọc phản đối của giới đối lập Iran - được biết đến như "Phong trào xanh".
"Hoa Kỳ kêu gọi Iran cho phép người dân được hưởng các quyền phổ quát để lập hội một cách hòa bình, thể hiện như ở Cairo" một Tweet cho biết.
Sự ra đời của việc tweet bằng tiếng Farsi trùng hợp với việc tăng cường đáng kể sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ cho phe đối lập của Iran. Hôm thứ Ba, Tổng thống Obama nói: "hy vọng và kỳ vọng của tôi là chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy người dân Iran có dũng cảm để thể hiện lòng mong muốn của họ cho một quyền tự do hơn và một chính phủ đại diện cho mình hơn nữa".
Các sự kiện ở Trung Đông mới đây cũng đã đưa những nỗ lực cùng giới hạn kiểm duyệt của Trung Quốc vào thử thách. Bắc Kinh đã cố gắng chặn đứng cuộc thảo luận về tin tức từ Ai Cập, nơi một cuộc nổi dậy do Internet định hướng đã đốn ngã một chế độ độc đoán. Phát biểu của Bà Clinton đã nhấn mạnh đến Ai Cập và nói rằng Trung Quốc cùng chính phủ các nước khác đang kiểm duyệt Internet "cuối cùng sẽ thấy chính mình trong cùng một cảnh ngộ".
Qiao Mu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Quốc tế tại Đại học Khoa học nước ngoài Bắc kinh, cho biết ông đã đăng tải mười bài về bài phát biểu của bà Clinton vào buổi sáng thứ tư, đến trưa đã bị xóa bỏ. Ông đã nhận được một tin nhắn từ quản trụ viên của Sina Weibo cho biết rằng tài khoản của ông có số lượng "thông tin độc hại" lớn và đe dọa sẽ xét lại tài khoản nếu ông còn tiếp tục đăng tải.
"Tôi nhận thấy gần đây họ đã xoá nhiều" bài viết hơn, đặc biệt là sau cuộc biểu tình nổ ra ở Ai Cập, ông Qiao nói. Các tìm kiếm cho "Ai Cập" và "Mubarak" đã bị chặn trên các trang web microblogging ở Trung Quốc sau tình trạng bất ổn ở đó.
Các bài đăng phổ biến nhất trên các trang web microblogging thường không phải là về chính trị. Tuy nhiên, "vận tốc và độ rộng dẫn truyền là các trình tự lớn hơn " trên các trang web microblogging so với các diễn đàn trực tuyến, Bill Bishop, một nhà đầu tư tại Bắc Kinh từng quan sát hệ thống Internet Trung Quốc đã cho biết. "Điều cần làm chỉ là một ReTweet bởi một trong những" người lan truyền ra" tựa như một nhà báo nổi tiếng hay một trong những nhân vật có rất đông người ủng hộ phía sau, và thế là bạn có hàng chục ngàn hoặc nhiều người hơn sẽ nhìn thấy các đăng tải đó gần như ngay lập tức".
Các loại kiểm duyệt nhắm mục tiêu vào microblogs đã thích nghi với phương pháp của họ để có được những cuộc thảo luận nhạy cảm mà không bị cản trở gì. Đôi khi họ cho phép những loại thảo luận như vậy diễn ra giữa một số người xử dụng nhất định, trong khi vẫn ngăn chặn các từ khóa có liên quan khiến có thể dẫn người khác tham gia vào. Đôi khi kiểm duyệt còn cho phép người dùng gửi bài bình luận vào trang web microblogging riêng của họ nhưng ngăn chặn không cho người khác đọc được, do đó, tác giả có thể không nhận ra là mình đã bị kiểm duyệt. Phương thức kiểm duyệt cũng từng được biết là đã tạm thời đình chỉ quyền đăng tải đối với một số người sử dụng như là một sự cảnh cáo hoặc xóa bỏ tài khoản xử dụng của họ.
Theo các nhà phân tích từng nghiên cứu cho biết, những phương pháp sàng lọc mới này chất thêm vào một hệ thống kiểm duyệt đã chồng chất nhiều lớp của Trung Quốc vốn là vô song trong sự phức tạp và cách tiếp cận của nó.
Nhưng nhanh chóng ngay khi kiểm duyệt có thể bắt kịp và sàng lọc các cuộc thảo luận, người dùng microblog cũng có ngay các chiến lược để né tránh, từ việc sử dụng chữ cái La Mã để đánh vần ngữ âm tiếng Trung Quốc ra, hoặc thay thế các nhân vật nhạy cảm với âm tương tự, bằng những ký tự vô thưởng vô phạt.
Isaac Mao, giám đốc của Social Brain Foundation, một nhóm nghiên cứu Internet và các phương tiện Truyền thông mới ở Thượng Hải cho biết microblogs là những thách thức mới nhất đối với việc kiểm duyệt, "ủ thêm quyền lực xã hội" cho người thường xuyên sử dụng Internet.
Các trang web vận hành trong nước như các trang dịch vụ microblogging, công cụ tìm kiếm, các trang web video trực tuyến và lưu trữ blog đã bị chính phủ yêu cầu loại bỏ bất kỳ nội dung có tính chống đối.
Ngoài ra, chính phủ còn vào sổ bìa đen các trang web được chọn lọc ở ngoại quốc bao gồm cả Facebook và Youtube, và xử dụng công nghệ lọc web để thỉnh thoảng gây gián đoạn lưu lượng Internet có chứa đựng các từ khóa nhạy cảm. Nhưng vì chính quyền không thảo luận và không thông báo về các phương pháp hoặc công cụ mà họ sử dụng cho người dùng khi chúng đang cản trở truy cập Web của họ nên các hệ thống sàng lọc trông có thể giống như một thứ trục trặc kỹ thuật, một thông báo lỗi trong trình duyệt của người dùng, khiến cho nó có vẻ như kết nối internet của họ bị hỏng.
Chính quyền Trung Quốc thường xuyên thắt chặt các hạn chế trên Internet và báo chí truyền thống trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp thường niên của quốc hội nhân dân Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 05 tháng 3 năm nay. Các nhà báo và nhà phân tích chính trị Trung Quốc biết trước là việc kiểm duyệt sẽ được đặc biệt thận trọng trong năm nay, bởi vì Đảng đang chuẩn bị cho một sự thay đổi lãnh đạo mười năm một lần, vào năm 2012 khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến hạn về hưu.
Bà Clinton đã nói trong bài phát biểu của mình hôm thứ Ba rằng Trung Quốc phải đối mặt với một tình trạng "tiến thoái lưỡng nan của nhà độc tài" là: phải đối đầu với những hậu quả chính trị của việc tháo gỡ các hạn chế về Internet, hoặc phải đầu tư một số tiền rất lớn trong việc tăng cường những giới hạn trong khi bỏ lỡ những lợi ích tiềm năng từ sự tự do trao đổi suy nghĩ.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã thực hiện một bài phát biểu liên quan đến internet vào năm ngoái, gọi Trung Quốc là phần tử của một mối đe dọa đến tự do thông tin của toàn cầu ngay sau khi Google Inc đã công bố quyết định ngừng hợp tác với các quy định kiểm duyệt của Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các quan chức Trung Quốc đã phản công trở lại, khẳng định rằng Internet đã được cởi mở ở Trung Quốc và cáo buộc Mỹ về việc đã "sử dụng các vấn đề được gọi là tự do Internet để làm nên tảng chống lại Trung Quốc".
Hoa Kỳ hiện đang tìm những phương cách để chống lại việc hạn chế Internet ở các nước khác, dành 20 triệu USD tài trợ cạnh tranh cho các nhà công nghệ và các hoạt động để tìm cách chiến đấu chống lại sự "đàn áp internet", với các kế hoạch trao giải thưởng đến 25 triệu và hơn nữa trong năm nay.
Tại Bắc Kinh, hiện nay Đại sứ quán Mỹ cũng thường xuyên chủ trì các buổi thuyết trình cho các blogger nổi tiếng của Trung Quốc trước những sự kiện như chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Trung Quốc vào tháng 11 năm 2009. Danh sách khách mời bao gồm nghệ sĩ Ai Weiwei, người thường xuyên chỉ trích chính phủ Trung Quốc và Rao Jin, người đã bắt đầu một trang web để chỉ trích các tường thuật về Trung Quốc của báo chí phương Tây.
Sau một cuộc thuyết trình về phát biểu hồi năm ngoái của bà Clinton, Chu Shugang, một blogger đã cho biết sự kiện này cho thấy rằng "chính phủ Hoa Kỳ và Bắc Kinh có những cách làm việc hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ, chính phủ quan tâm đến ý kiến công chúng và họ biết làm thế nào để thúc đẩy một chính sách thông qua ý kiến của các nhà lãnh đạo. Đó là lý do tại sao họ đang hết sức chú ý đến những người Trung Quốc xử dụng web".
Nguồn: Terry Ng, Asian Sentinel
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
16.02.2011
Giả mạo ở đây có nghĩa là chỉ tin tức tuyên truyền của chính phủ là được phép giả.
Lẽ ra, bất kỳ chiến dịch chống lại "tin tức giả mạo" ở Trung Quốc nên là một dấu hiệu vui mừng rằng nền truyền thông của đất nước, vốn đôi khi đã vô trách nhiệm, thỉnh thoảng còn ăn hối lộ và thường xuyên thiếu chuyên nghiệp, nay đang được chỉnh đốn.
Nhưng thật ra chiến dịch chống lại tin tức giả mạo do chính phủ phát động vào ngày 15 tháng 2 đang được đáp ứng bằng mối quan tâm sâu sắc giữa các nhà báo. Như với nhiều điều từng xảy ra ở Trung Quốc, sự kiện này chả dính dáng gì đế các thứ tường thuật sai hoặc không chính xác mà phần nhiều là về một cuộc đàn áp tự do báo chí. Và, từ những ý kiến được đưa ra từ cuộc đàn áp, rõ ràng là có sự khác biệt về cơ bản trong cách Bắc Kinh quan niệm về báo chí so với phía Tây phương. Dường như đối với Bắc Kinh báo chí là một thành phần của chính phủ trong khi ở Tây phương, chính phủ là đối tượng của báo chí.
Đài Truyền hình Trung ương Nhà nước Trung Quốc thông báo rằng Tập đoàn Guangxi Daily đã phát hành một cuốn sách nội bộ có tiêu đề "Chúng ta đã hiểu sai", liệt kê danh sách 57 bài tường thuật tin tức không chính xác và giả tạo từng được tập đoàn này xuất bản. Theo bản tin từ đài, cuốn sách này sẽ được sử dụng trong đào tạo biên tập viên và phóng viên.
Bản tin này còn cho biết thêm rằng chính quyền đã tăng cường các nỗ lực chống lại những loại tin tức sai. Các cuộc hội thảo về chủ đề này đang được tổ chức. Bản tin nêu thêm rằng các phương tiện truyền thông phải tuân thủ các tuờng thuật chính xác và khách quan.
Và trong khi chắc chắn nghề báo sẽ phải trông cậy vào sự tín nhiệm và độ chính xác của bản tin này, bài báo đã trích dẫn lời Zhai Weisheng, bí thư Đảng của Hiệp hội Báo chí toàn Trung Quốc, nói rằng tại Trung Quốc "phương tiện truyền thông là đại diện của đảng và chính phủ. Tường thuận tin tức sai sẽ ảnh hưởng đến uy tín của chính phủ ".
Tổng cục Báo chí và xuất bản các ấn phẩm đã khiển trách sáu nhà xuất bản trong tháng Mười vừa qua về những gì họ mô tả là tường thuật báo cáo sai sự thật. Các nhà báo đồng ý rằng không nên dung thứ tin tức giả nhưng nói thêm rằng họ sợ chính quyền sẽ đi xa hơn việc cấm tin tức giả trong chiến dịch truyền thông của họ.
"Đó là việc lo sợ rằng họ sẽ viện lý do tin tức giả mạo để hạn chế các phương tiện truyền thông tự do" ông Chang Ping, một nhà báo nổi tiếng, người vừa bị sa thải vì bài bình luận chính phủ bị cho là quá khiêu khích cuả mình.
Long Can, một phóng viên cũ của Nhật báo Thành Đô Kinh doanh đã trở thành một người đi dán bích chương sau khi ông bị sa thải và một số biên tập viên đã bị phạt vào tháng qua vì câu chuyện về một nhóm sinh viên đại học bị mắc kẹt trên một ngọn núi trong một cơn bão, trong đó ông viết rằng chính quyền đã không hề có nỗ lực cứu nạn cho đến khi một trong những sinh viên liên lạc với một ông chú, được biết là một quan chức quan trọng.
Các nhà chức trách cho biết không hề có một quan chức quan trọng như vậy và xem bản tin là một loại "tin tức giả mạo". Long thừa nhận rằng ông đã sai lầm trong việc không xác minh danh tính của người chú, nhưng nói thêm rằng chương đoạn ấy đã hé lộ một vấn đề lớn hơn.
Ông yêu cầu được phỏng vấn các cơ quan có liên quan, ông nói, nhưng tất cả đều từ chối. Và, ông nói thêm, ngay cả khi các quan chức đã chấp nhận yêu cầu phỏng vấn của ông, câu chuyện cũng không thể được mang đi in ấn xuông sẻ bởi vì các quan chức thường xuyên yêu cầu các biên tập viên hủy bỏ bài viết như vậy vì sợ xấu hổ.
"Những bài viết của tôi có thể bị giết đi chỉ vì các quan chức đã gọi điện đến các biên tập viên tờ báo" Long nói. "Các quan chức sử dụng phương pháp này để tránh khỏi được hậu quả của những sai lầm và hành xử bất hợp pháp của họ. Những quan chức này không hề biết tin tức là gì nhưng họ có thể tạo ra quá nhiều trở ngại cho các nhà báo".
Long cho biết, một số biên tập viên không có kinh nghiệm làm tin, tường thuật nhưng họ lại biết tầm quan trọng của việc tuân theo các mệnh lệnh.
"Trong tình hình như vậy, các nhà báo có phải bỏ qua tính độc lập và danh tính của họ như một sự khôn ngoan để làm hài lòng các nhà lãnh đạo, nếu không họ sẽ phải kết thúc (trong hoàn cảnh khốn cùng)".
Các nhà báo khác lập tức đặt câu hỏi những gì làm nên "tin tức giả mạo" - tài liệu tuyên truyền của chính phủ phổ biến có thể xem là giả mạo được không ?
Theo Dự án Truyền thông Trung Quốc tại Đại học Hong Kong, "tin tức giả mạo" hoặc xinwen xujia, "đã gây cản trở đến truyền thông ở Trung Quốc ít nhất là từ cuộc Cách mạng văn hóa, vào thời điểm truyền thông đã sản xuất ra các thông tin bịa đặt nhằm phù hợp với mục đích chính trị của Nhóm Tứ Nhân Bang. "Tin tức giả mạo" là một thuật ngữ rất mập mờ và rõ ràng là trong khi nó có thể được sử dụng bởi các giới chức Trung Quốc trong các chiến dịch chống lại tin tức được xem là không chuyên nghiệp (hoặc chống lại chỉ thị của Đảng), lại còn có thể che khuất chính bản thân sự tuyên truyền của Đảng, theo nghĩa rộng của nó (mặc dù không phải là một xử dụng chính thức)".
Cheng Yizhong, một cựu nhà báo của tờ Southern Metropolis Daily, cho biết trong microblog của ông rằng tờ Nhân dân Nhật báo và Guangming Nhật báo, hai cơ quan tuyền truyền chính của chính phủ Trung Quốc, cũng đã từng trình bày những hình ảnh không đúng sự thật.
"Thật là ngược đời khi các tổ chức từng bịa đặt những dối gian có ý đồ, trên một quy mô lớn hiện nay lại nhấn mạnh đến việc cấm các tin tức giả mạo" ông viết. "Thật giống như một tên trộm lại đi yêu cầu bắt một tên trộm khác".
Khi Deng Yaping, một nhà vô địch quần vợt từng đoạt huy chương vàng Olympic, hiện là Phó Bí thư tờ Nhân dân Nhật báo, hồi tháng Mười Hai đã cho biết rằng tờ báo này đã "không bao giờ công bố tin tức giả" trong 62 năm qua, người sử dụng Internet đã nhanh chóng châm biếm, phê phán cô kịch liệt.
"Trước khi đưa ra một nhận xét như thế, cô ta có dùng bộ não của mình để suy nghĩ hay không" một người dùng Internet nói. "Cô ta nên từ chức vì một nhận xét nghèo nàm như vậy".
----------------------------
-Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực tự do Internet ở Trung Quốc & Ai Cập
Các cuộc thảo luận vào hôm Thứ tư về tự do Internet đã được khởi xướng bởi Jon Huntsman, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và những nhân vật khác trong sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, liên kết với bài phát biểu của bà Clinton về tự do Internet vào hôm thứ Ba. Đại sứ quán đã sử dụng microblogs và các dịch vụ trực tuyến khác như những công cụ về quan hệ công chúng tại Trung Quốc từ năm 2009, đăng tải các thông tin về hải quan và chính sách của Hoa Kỳ cùng những thông tin khác.
Nguồn: Loretta Chao, Wall Street Journal Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
17.02.2011
Tin từ BẮC KINH - Một ngày sau cam kết thúc đẩy tự do trên mạng internet khắp thế giới của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hệ thống kiểm duyệt Trung Quốc đã cố gắng dập tắt những nỗ lực của nhà ngoại giao Hoa Kỳ nhằm tạo nên cuộc tranh luận về sự kiện đáng tranh cãi này trên các microblogs giống như Twitter trong một đất nước có lượng người sử dụng Internet đông nhất và một hệ thống kiểm duyệt tinh vi nhất thế giới.
Cuộc tranh đấu ảo vào hôm Thứ Tư đã nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của những microblogs như thế ở Trung Quốc như một chiến trường mới cho sự chia xẻ thông tin và thảo luận sống động vốn ở một tốc độ nhanh chóng đến mức kiểm duyệt thường phải khó khăn để bắt kịp. Sự việc này cũng cho thấy các nỗ lực tăng cường của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh trong việc cố gắng giao tiếp với các công dân Trung Quốc.
Năm ngoái, bộ Ngoại giao đã khởi xướng việc sử dụng Twitter để truyền bá thông điệp về chính sách của Mỹ, nhưng các biến động ở Trung Đông gần đây đã ngăn trở việc đưa các sáng kiến như vậy lên đầu trận tuyến. Bà Clinton đã đặc biệt ra lệnh sử dụng các ngôn ngữ tweet bằng tiếng Ả Rập và Farsi khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, tập hợp lực lượng trên toàn Trung Đông trong những tuần gần đây.
Bên trong Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã ngăn chặn truy cập vào Twitter. Nhưng các dịch vụ tương tự tại địa phương như Sina Weibo của Sina Corp và Tencent Weibo của Tencent Holdings Ltd đã thu hút hàng chục triệu người sử dụng và đang nổi lên như một chiến trường mới cho việc kiểm soát thông tin và truyền thông. Các trang web của Trung Quốc đang phát triển những cách sáng tạo khó thấy hơn các công cụ kiểm duyệt khác nhằm lọc các nội dung trên microblogs theo quy định của chính phủ, ngay cả khi người dùng microblog tìm ra được những cách để lẩn tránh chúng.
Các cuộc thảo luận vào hôm Thứ tư về tự do Internet đã được khởi xướng bởi Jon Huntsman, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và những nhân vật khác trong sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, liên kết với bài phát biểu của bà Clinton về tự do Internet vào hôm thứ Ba. Đại sứ quán đã sử dụng microblogs và các dịch vụ trực tuyến khác như những công cụ về quan hệ công chúng tại Trung Quốc từ năm 2009, đăng tải các thông tin về hải quan và chính sách của Hoa Kỳ cùng những thông tin khác.
Một bài viết trên Tencent Weibo của ông Hunstman đã trích dẫn phát biểu của bà Clinton rằng "Tự do và an ninh thường được trình bày như đối ngịch và ngang nhau" và đã đặt câu hỏi: "Điều gì bạn cho là quan trọng hơn, quyền tự do hay an ninh ?" Một bài viết khác đặt câu hỏi liệu những người xự dụng internet khác có đồng ý với bà Clinton rằng "quyền tự do hội họp và giao tiếp cũng phải được áp dụng trong không gian mạng".
Những bài viết này được đăng tải với các từ khóa, chẳng hạn như "Hillary" bằng tiếng Trung Quốc, cho phép những người xử dụng khác được đăng lại và trả lời các ý kiến có liên quan, một loại thực hành điển hình của các dịch vụ microblogging. Một số bài đăng của Đại sứ quán đã được đăng lại bởi giới xử dụng Internet Trung Quốc, nhưng các bài viết đã nhanh chóng bị biến mất khi kiểm duyệt của chính phủ yêu cầu các trang web phải gỡ bỏ chúng.
"Chúng tôi rất thất vọng rằng một số trang web Internet Trung Quốc đã quyết định gỡ bỏ các cuộc thảo luận về bài phát biểu của Ngoại trưởng Clinton về Tự do Internet khỏi trang web của họ" ông Huntsman cho biết qua một bản tuyên bố. "Thật là mỉa mai khi Trung Quốc đang ngăn chặn một cuộc thảo luận trực tuyến về tự do Internet".
Trong khi những cố gắng kiểm duyệt microblogs của Mỹ cho thấy chính phủ Trung Quốc thực sự có chú ý đến những nỗ lực của đại sứ quán, nhưng vẫn không hề có bình luận gì chính thức. Hôm thứ Tư, bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin không hề có bình luận gì ngay đã chuyển các câu hỏi về vấn đề này lên Hội đồng Nhà nước. Cả Sina và Tencent đều không thể lien lạc được để biết thêm tin tức.
Vào chủ nhật, Bộ Ngoại giao bắt đầu tweeting trước các tin nhắn về các cuộc biểu tình dự kiến do các nhà lãnh đạo đối lập Iran kêu gọi để thề nguyện sẽ đoàn kết với những người biểu tình ở Ai Cập và Tunisia. Một số các tweets chỉ đơn giản nói rằng chính quyền Obama muốn tham gia với các công dân Iran dựa trên tính chất chính sách đối ngoại của Mỹ. Nhưng các tweets khác công khai bày tỏ ủng hộ cho các quyền đưọc phản đối của giới đối lập Iran - được biết đến như "Phong trào xanh".
"Hoa Kỳ kêu gọi Iran cho phép người dân được hưởng các quyền phổ quát để lập hội một cách hòa bình, thể hiện như ở Cairo" một Tweet cho biết.
Sự ra đời của việc tweet bằng tiếng Farsi trùng hợp với việc tăng cường đáng kể sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ cho phe đối lập của Iran. Hôm thứ Ba, Tổng thống Obama nói: "hy vọng và kỳ vọng của tôi là chúng ta sẽ tiếp tục nhìn thấy người dân Iran có dũng cảm để thể hiện lòng mong muốn của họ cho một quyền tự do hơn và một chính phủ đại diện cho mình hơn nữa".
Các sự kiện ở Trung Đông mới đây cũng đã đưa những nỗ lực cùng giới hạn kiểm duyệt của Trung Quốc vào thử thách. Bắc Kinh đã cố gắng chặn đứng cuộc thảo luận về tin tức từ Ai Cập, nơi một cuộc nổi dậy do Internet định hướng đã đốn ngã một chế độ độc đoán. Phát biểu của Bà Clinton đã nhấn mạnh đến Ai Cập và nói rằng Trung Quốc cùng chính phủ các nước khác đang kiểm duyệt Internet "cuối cùng sẽ thấy chính mình trong cùng một cảnh ngộ".
Qiao Mu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Quốc tế tại Đại học Khoa học nước ngoài Bắc kinh, cho biết ông đã đăng tải mười bài về bài phát biểu của bà Clinton vào buổi sáng thứ tư, đến trưa đã bị xóa bỏ. Ông đã nhận được một tin nhắn từ quản trụ viên của Sina Weibo cho biết rằng tài khoản của ông có số lượng "thông tin độc hại" lớn và đe dọa sẽ xét lại tài khoản nếu ông còn tiếp tục đăng tải.
"Tôi nhận thấy gần đây họ đã xoá nhiều" bài viết hơn, đặc biệt là sau cuộc biểu tình nổ ra ở Ai Cập, ông Qiao nói. Các tìm kiếm cho "Ai Cập" và "Mubarak" đã bị chặn trên các trang web microblogging ở Trung Quốc sau tình trạng bất ổn ở đó.
Các bài đăng phổ biến nhất trên các trang web microblogging thường không phải là về chính trị. Tuy nhiên, "vận tốc và độ rộng dẫn truyền là các trình tự lớn hơn " trên các trang web microblogging so với các diễn đàn trực tuyến, Bill Bishop, một nhà đầu tư tại Bắc Kinh từng quan sát hệ thống Internet Trung Quốc đã cho biết. "Điều cần làm chỉ là một ReTweet bởi một trong những" người lan truyền ra" tựa như một nhà báo nổi tiếng hay một trong những nhân vật có rất đông người ủng hộ phía sau, và thế là bạn có hàng chục ngàn hoặc nhiều người hơn sẽ nhìn thấy các đăng tải đó gần như ngay lập tức".
Các loại kiểm duyệt nhắm mục tiêu vào microblogs đã thích nghi với phương pháp của họ để có được những cuộc thảo luận nhạy cảm mà không bị cản trở gì. Đôi khi họ cho phép những loại thảo luận như vậy diễn ra giữa một số người xử dụng nhất định, trong khi vẫn ngăn chặn các từ khóa có liên quan khiến có thể dẫn người khác tham gia vào. Đôi khi kiểm duyệt còn cho phép người dùng gửi bài bình luận vào trang web microblogging riêng của họ nhưng ngăn chặn không cho người khác đọc được, do đó, tác giả có thể không nhận ra là mình đã bị kiểm duyệt. Phương thức kiểm duyệt cũng từng được biết là đã tạm thời đình chỉ quyền đăng tải đối với một số người sử dụng như là một sự cảnh cáo hoặc xóa bỏ tài khoản xử dụng của họ.
Theo các nhà phân tích từng nghiên cứu cho biết, những phương pháp sàng lọc mới này chất thêm vào một hệ thống kiểm duyệt đã chồng chất nhiều lớp của Trung Quốc vốn là vô song trong sự phức tạp và cách tiếp cận của nó.
Nhưng nhanh chóng ngay khi kiểm duyệt có thể bắt kịp và sàng lọc các cuộc thảo luận, người dùng microblog cũng có ngay các chiến lược để né tránh, từ việc sử dụng chữ cái La Mã để đánh vần ngữ âm tiếng Trung Quốc ra, hoặc thay thế các nhân vật nhạy cảm với âm tương tự, bằng những ký tự vô thưởng vô phạt.
Isaac Mao, giám đốc của Social Brain Foundation, một nhóm nghiên cứu Internet và các phương tiện Truyền thông mới ở Thượng Hải cho biết microblogs là những thách thức mới nhất đối với việc kiểm duyệt, "ủ thêm quyền lực xã hội" cho người thường xuyên sử dụng Internet.
Các trang web vận hành trong nước như các trang dịch vụ microblogging, công cụ tìm kiếm, các trang web video trực tuyến và lưu trữ blog đã bị chính phủ yêu cầu loại bỏ bất kỳ nội dung có tính chống đối.
Ngoài ra, chính phủ còn vào sổ bìa đen các trang web được chọn lọc ở ngoại quốc bao gồm cả Facebook và Youtube, và xử dụng công nghệ lọc web để thỉnh thoảng gây gián đoạn lưu lượng Internet có chứa đựng các từ khóa nhạy cảm. Nhưng vì chính quyền không thảo luận và không thông báo về các phương pháp hoặc công cụ mà họ sử dụng cho người dùng khi chúng đang cản trở truy cập Web của họ nên các hệ thống sàng lọc trông có thể giống như một thứ trục trặc kỹ thuật, một thông báo lỗi trong trình duyệt của người dùng, khiến cho nó có vẻ như kết nối internet của họ bị hỏng.
Chính quyền Trung Quốc thường xuyên thắt chặt các hạn chế trên Internet và báo chí truyền thống trong thời gian chuẩn bị cho cuộc họp thường niên của quốc hội nhân dân Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 05 tháng 3 năm nay. Các nhà báo và nhà phân tích chính trị Trung Quốc biết trước là việc kiểm duyệt sẽ được đặc biệt thận trọng trong năm nay, bởi vì Đảng đang chuẩn bị cho một sự thay đổi lãnh đạo mười năm một lần, vào năm 2012 khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến hạn về hưu.
Bà Clinton đã nói trong bài phát biểu của mình hôm thứ Ba rằng Trung Quốc phải đối mặt với một tình trạng "tiến thoái lưỡng nan của nhà độc tài" là: phải đối đầu với những hậu quả chính trị của việc tháo gỡ các hạn chế về Internet, hoặc phải đầu tư một số tiền rất lớn trong việc tăng cường những giới hạn trong khi bỏ lỡ những lợi ích tiềm năng từ sự tự do trao đổi suy nghĩ.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã thực hiện một bài phát biểu liên quan đến internet vào năm ngoái, gọi Trung Quốc là phần tử của một mối đe dọa đến tự do thông tin của toàn cầu ngay sau khi Google Inc đã công bố quyết định ngừng hợp tác với các quy định kiểm duyệt của Trung Quốc. Vào thời điểm đó, các quan chức Trung Quốc đã phản công trở lại, khẳng định rằng Internet đã được cởi mở ở Trung Quốc và cáo buộc Mỹ về việc đã "sử dụng các vấn đề được gọi là tự do Internet để làm nên tảng chống lại Trung Quốc".
Hoa Kỳ hiện đang tìm những phương cách để chống lại việc hạn chế Internet ở các nước khác, dành 20 triệu USD tài trợ cạnh tranh cho các nhà công nghệ và các hoạt động để tìm cách chiến đấu chống lại sự "đàn áp internet", với các kế hoạch trao giải thưởng đến 25 triệu và hơn nữa trong năm nay.
Tại Bắc Kinh, hiện nay Đại sứ quán Mỹ cũng thường xuyên chủ trì các buổi thuyết trình cho các blogger nổi tiếng của Trung Quốc trước những sự kiện như chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Trung Quốc vào tháng 11 năm 2009. Danh sách khách mời bao gồm nghệ sĩ Ai Weiwei, người thường xuyên chỉ trích chính phủ Trung Quốc và Rao Jin, người đã bắt đầu một trang web để chỉ trích các tường thuật về Trung Quốc của báo chí phương Tây.
Sau một cuộc thuyết trình về phát biểu hồi năm ngoái của bà Clinton, Chu Shugang, một blogger đã cho biết sự kiện này cho thấy rằng "chính phủ Hoa Kỳ và Bắc Kinh có những cách làm việc hoàn toàn khác nhau. Ở Mỹ, chính phủ quan tâm đến ý kiến công chúng và họ biết làm thế nào để thúc đẩy một chính sách thông qua ý kiến của các nhà lãnh đạo. Đó là lý do tại sao họ đang hết sức chú ý đến những người Trung Quốc xử dụng web".