Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Trung - Mỹ: Cuộc chơi có tổng bằng 0

-Trung - Mỹ: Cột trụ kinh tế hay thách thức an ninh? TVN 19/02/2011 -Tác giả: Michael Auslin
Mùa xuân năm 2010, Trung Quốc điều các đội tàu hải quân qua đi qua vùng lãnh hải Nhật Bản ở biển Hoa Đông, từng gọi là “chuỗi đảo đầu tiên”, và các máy bay trực thăng hải quân Trung Quốc đã lượn ngay trên tàu Nhật được gửi tới để quan sát động thái của họ.
Tháng 7 cùng năm, Bắc Kinh cảnh báo cả Hàn Quốc và Mỹ không tiến hành tập trận chung tại ngoài khơi bờ biển phía tây của Hàn Quốc thuộc Hoàng Hải, gọi những cuộc diễn tập này là "khiêu khích" và lên lịch tập trận hải quân bắn đạn thật trong cùng khu vực. Washington phản ứng bằng cách hoãn các cuộc tập trận, để tránh đối đầu với Trung Quốc.
Sự quả quyết của Trung Quốc dường như được kết hợp bởi cảm nhận sức mạnh, niềm tin vào việc nước Mỹ cuối cùng sẽ suy yếu, và một khát vọng giành ảnh hưởng chính trị cũng như sức mạnh kinh tế trong khu vực. Trong đó, động lực dẫn dắt không chỉ là ý thức hệ mà là những khát vọng siêu cường truyền thống và ưu thế kinh tế không hề nhỏ.
Biển Đông chứa đựng những lộ trình vận chuyển chủ chốt của thế giới, là huyết mạch của hàng chục quốc gia từ Indonesia, Malaysia tới Hàn Quốc và Nhật Bản ở phía bắc. Tuyên bố của Trung Quốc trong tháng 7/2010 rằng, họ đã phát hiện ra gần 200 mỏ dầu và khí trong vùng biển này chỉ là một sự kiện có thể khiến các nước tìm kiếm lợi ích kinh tế và lãnh thổ, để bắt đầu vẽ đường trên một tấm bản đồ có thể dẫn tới căng thẳng chính trị và bất ổn lớn hơn.
Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ảnh: Washington Times.
Bằng tất cả sự hiện diện, Trung Quốc khát khao giành ưu thế trong bất kể cuộc cạnh tranh nào về tài nguyên ven biển và các lộ trình vận chuyển. Họ không có cách nào điều chỉnh hoặc sửa đổi các tuyên bố chủ quyền về tài nguyên và lãnh thổ; khi sức mạnh gia tăng, quan điểm trở nên cứng rắn hơn.
Các quốc gia quanh khu vực biết điều này, và hành xử của Trung Quốc vào cuối năm 2010 - bắt đầu từ phản ứng với việc Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá bằng cách sử dụng nguồn cung đất hiếm như một công cụ chính trị - đã phá hỏng tuyên bố "gia tăng hòa bình" mà bấy lâu nay họ cẩn trọng xây dựng. Các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương giờ đây đang nhanh chóng thúc đẩy quân đội của chính mình. Tới nay, với việc vẫn bị phân tâm ở Trung Đông, Washington không thể ngăn chặn cuộc cạnh tranh an ninh đang diễn ra. Thực tế có thể dễ dàng làm căng thẳng chính trị gia tăng, khả năng đối đầu ở các vùng biển cũng tăng theo.
Và chúng ta hiểu một thực tế là, với Trung Quốc, trở ngại chính để họ tự do làm những gì mong muốn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương không phải là Indonesia, hay Nhật Bản; đó là Mỹ. Theo thời gian, một số quốc gia nhỏ sẽ ngày càng lo lắng về khả năng và quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ các lợi ích của họ, dẫn tới sự bất an và bất ổn lớn hơn. Trung Quốc có thể sẽ không có khả năng quân sự toàn diện của Mỹ, nhưng họ không cần nó. Cân bằng lợi ích thường là lá bài của cân bằng quyền lực. Để hoạt động khắp một đại dương, Mỹ sẽ cần nâng cao và duy trì một thế trận quân sự và ngoại giao khác hẳn Trung Quốc - vốn hoạt động ở gần bờ biển của họ. Nếu Mỹ không thể hoặc không lựa chọn cách này, sự bất ổn có thể dẫn tới chủ nghĩa cơ hội, và chủ nghĩa cơ hội có thể dẫn đến tính toán nhầm, phản ứng quá mức và chiến tranh.
Hiệu ứng ngược
Phản ứng của Mỹ với thách thức Trung Quốc là thận trọng và thay đổi. Cả chính quyền của George W. Bush và Obama đều tiếp cận vấn đề từ một quan điểm không muốn rủi ro và lòng tin rằng, quan hệ chính trị Trung - Mỹ lớn hơn dựa trên sự quan tâm về kinh tế, sẽ quan trọng hơn việc duy trì cân bằng quyền lực ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Một phần, quan điểm này bắt nguồn từ thực tế tồn tại lâu dài và không thể phủ nhận về lợi thế của Mỹ trong sức mạnh quân sự, nhưng nó cũng ngầm định một quan điểm rằng có vô số nhu cầu khác trong chính sách đối ngoại và an ninh Mỹ sau sự kiện 11/9. Khi đối mặt với sự trỗi dậy và quyết đoán của Trung Quốc, các chính quyền Mỹ lần lượt chọn cách tránh đối đầu công khai với Trung Quốc và thậm chí có khaongr thời gian không phản ứng gì, kiểu như sau khi nhà cầm quyền Trung Quốc từ chối yêu cầu trở lại của các tàu hải quân Mỹ gặp thời tiết xấu năm 2007, hay sự việc với tàu USS Kitty Hawk cùng năm. Chính quyền Mỹ thay vào đó đã nâng tầm quan hệ chính trị Trung - Mỹ lên mức chính trị cao nhất, bằng hình ảnh thu nhỏ của cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế mỗi năm, với sự tham dự của các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng hai bên.
Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc với sự vượt trội của Mỹ trong suốt những năm 1990 và 2000 nhiều khi đi quá xa. Điều đó cuối cùng đã gây ra hiệu ứng ngược từ Mỹ được thể hiện điển hình thông qua tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton về lợi ích Mỹ tại Biển Đông, và các tuyên bố tiếp sau của Mỹ về quan điểm của Trung Quốc với những "thái độ xấu" và nỗ lực phổ biến hạt nhân của Triều Tiên.
Cùng lúc đó, kể từ khi nắm quyền chỉ huy vào mùa thu năm 2009, Đô đốc Robert Willard, chỉ huy mới của lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đã phản ứng một cách thực tế với những phát triển mới của quân đội Trung Quốc. Ông không chỉ rất công khai triển khai những tài sản chủ chốt của Mỹ như tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo lớp Ohio và tàu sân bay xung quanh khu vực, ông còn thẳng thừng bày tỏ quan điểm về tốc độ gia tăng quân sự của Trung Quốc cũng như khả năng gây bất ổn của nó. Trong một lần chất vất tại Quốc hội Mỹ tháng 1/ 2010, Willard không giấu giếm mà nói rằng, Trung Quốc đang xây dựng các khả năng nhằm "thách thức sự tự do hành động của Mỹ trong khu vực và nếu cần thiết là tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc với những nước láng giềng".
Những quan chức cao cấp khác, gồm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen và Đô đốc Patrick Walsh, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, kể từ đó đã nhiều lần đề cập hay mô phỏng những bình luận của Willard. Gần đây, Willard còn khẳng định, tiết lộ về việc Trung Quốc đã phát triển thành công tên lửa đạn đạo chống hạm nhằm mục tiêu tàu sân bay Mỹ chỉ làm cứng rắn thêm các tuyên bố của Mỹ.
Đây là sự thay đổi đáng hoan nghênh trong cách diễn đạt ngôn từ. Nhưng bất luận thế nào, mọi thứ cuối cùng sẽ dẫn tới cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ. Nó sẽ được thúc đẩy hơn bởi tác động qua lại của ý chí, sức mạnh và cơ hội qua nhiều năm.
Không còn chọn lựa
Mỹ hiển nhiên sẽ có rất nhiều nghi ngờ. Các nhà lãnh đạo nước này chưa hình dung ra cách đối phó với một Trung Quốc chiếm vị trí sống còn với tương lai kinh tế Mỹ, nhưng lại hành động ngày càng giống một người thách thức trong lĩnh vực an ninh. Hơn thế nữa, nhận thức của họ về nguyên nhân và phạm vi suy thoái kinh tế Mỹ có thể quan trọng hơn khả năng chi tiêu thực tế mà Washington dành cho các kế hoạch chiến lược, giống như trong suốt thời kỳ Đại suy thoái, Mỹ đã không duy trì được một Thái Bình Dương cân bằng theo đúng chi tiết đã đàm phán sau Thế chiến I của Ngoại trưởng Charles Evans Hughes.
Không có chọn lựa thay thế cho việc đầu tư tốn kém vào vị trí của Mỹ ở Thái Bình Dương. Những cuộc thảo luận hối hả về sự tồn tại của các căn cứ Mỹ tại Thái Bình Dương hay mong đợi các đồng minh chia sẻ hơn nữa ngoài gánh nặng an ninh của chính họ đều gặp trở ngại trong tình thế nhiều người tin rằng, chỉ Mỹ mới có thể đủ sức giải quyết các cuộc khủng hoảng có khả năng dẫn tới bùng nổ chiến tranh.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế, cắt giảm ngân sách khiến tài sản của quân đội Mỹ sụt giảm mạnh. Thống kê gần đây cho thấy, Hải quân Mỹ hiện có 285 tàu - mức thấp nhất kể từ Thế chiến I, và các dự án của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã làm "thâm hụt" 20% hoặc hơn nữa các tài sản hải quân linh động nhất như tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm... vào năm 2030. Không quân ngừng sản xuất máy bay chiến đấu tốt nhất, F-22 Raptor, trong khi rút hàng trăm máy bay chiến đấu cũ mà không có gì đảm bảo rằng, chương trình F-35 sẽ triển khai đúng thời gian hoạch định, dẫn tới lo lắng rằng, phạm vi triển khai Chương trình Máy bay tiêm kích tấn công kết hợp sẽ bị thu hẹp đáng kể. Mỹ đang trong quá trình đầu tư và các khả năng tác chiến chống tàu ngầm quan trọng và cần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động tình báo, giám sát, do thám. Với ngân sách Hải quân và Không quân gia tăng cho các khoản lương, lương hưu và bảo trì, thì tiền dành cho việc mua sắm và hoạt động sẽ giảm. Hơn thế nữa, Mỹ vẫn có sứ mệnh gánh vác các trọng trách toàn cầu và Trung Quốc lại chỉ có những mục tiêu khu vực.
Cơ hội luôn khó định nghĩa, nhưng cơ hội không phải là đứa trẻ mồ côi, nó đến với chúng ta khi chúng ta sẵn sàng ý chí và sức mạnh. Và cơ hội giống như chiếc cầu chì, khi bị đốt nóng, có thể đẩy các tài sản và mục đích chờ đợi vào một sự xung đột bất ngờ. Một vụ việc trên biển, một sự đổ vỡ bất ngờ trong quan hệ giữa Mỹ với một trong số đồng minh về các sự kiện chính trị không dự đoán được, một chương trình hạt nhân đe dọa các nước láng giềng - bất kể một trong tình huống nào cũng có thể xóa bỏ ổn định của khu vực. Mỹ và Trung Quốc phản ứng thế nào, cùng với các khả năng họ sẽ triển khai có thể xác định quốc gia nào sẽ nổi lên với quyền lực và tính hợp pháp để đưa ra những quy định với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong những thập niên tới.
Đó là đầu mút trong tương lai của chúng ta, một tương lai mà Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ trở thành khu vực quan trọng nhất trên trái đất, và trật tự tự do quốc tế có thể thay đổi. Khi điều này bắt đầu xảy ra, Mỹ sẽ phải phản ứng với nguồn lực nào. Sau gần ¾ thế kỷ chiếm ưu thế vượt trội toàn cầu, một thập niên chiến tranh đổ máu ở Trung Đông và sự suy giảm kinh tế, Mỹ có và sẽ sẵn sàng duy trì các lợi ích tự do toàn cầu khi thời điểm tới? Hay, cũng giống như sự sụp đổ của Đế chế Roma, thế giới sẽ chứng kiến sự tan rã của một trật tự trung tâm và sự gia tăng các thế hệ bất ổn? Cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ chúng ta đang chứng kiến ngày nay có thể là "điềm báo" điểm bắt đầu của quá trình ấy.
Đó không phải là chọn lựa của Mỹ, nước Mỹ chỉ có thể chọn cách trả lời thế nào.
  • Thụy Phương (Theo American Interest)
- Trung Quốc trỗi dậy trong địa hạt hàng hải Thái Bình Dương
 Lãnh đạo Trung Quốc thẳng thừng cảnh báo với quan chức chính quyền Obama rằng, Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp "vào khu vực chủ quyền không bàn cãi" của họ ở Biển Đông.
Trung Quốc đưa ra những thách thức vào thời điểm khi Washington vẫn cố gắng thích nghi với chiến lược tổng quát thời hậu Chiến tranh Lạnh. Một phần của vấn đề là tầng lớp chính trị Mỹ không thừa nhận những gì là chiến lược ấy. Khá dễ dàng để mô tả nó thế này: Chúng ta đang dàn quân ở các đảo thuộc lục địa Á - Âu (tại Nhật Bản và Anh) cũng như rất nhiều nơi khác ở giữa (hơn 80 nơi như vậy) nhằm ngăn chặn bất cứ quyền lực nào thống trị bán đảo châu Âu hay Đông Á. Bằng cách triển khai như vậy, chúng ta đang sử dụng Hải quân, Không quân Mỹ như lá bài để tham dự trong lĩnh vực địa chính trị lục địa Á - Âu. Vì thế, chúng ta - như một người chơi tương đối không vụ lợi - đã ngăn chặn các cuộc cạnh tranh an ninh trong khu vực rộng lớn. Đây là điều tốt lành cho mọi quốc gia, tránh những kẻ gây hấn. Không có sự hiện diện của Mỹ và những bảo đảm mà họ cung cấp, gần như tất cả mọi người sẽ thấy thế giới là nơi bớt ổn định hơn, nhiều rủi ro và nghèo nàn hơn.

Mỹ đã hiện diện ở Đông Á trong nhiều thập niên. Trong suốt 65 năm qua, việc triển khai thường trực của hàng chục ngàn thủy thủ, phi công, binh lính, lính thủy đánh bộ Mỹ đã đảm bảo sự ổn định trong khu vực châu Á. Sự liên minh giữa quân đội Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines... đã đảm bảo duy trì các cam kết Mỹ trong suốt khu vực. Tuy nhiên, giờ đây, Mỹ chỉ đang bắt đầu tham gia cuộc chơi với một Ấn Độ - Thái Bình Dương lớn hơn trên những điều khoản của mình chứ chưa phải là một phía rõ ràng trong cuộc đấu tranh quan trọng hơn.
Minh chứng cho điều này là thực tế rằng, chúng ta vẫn chưa chắc chắn về các ranh giới và quy mô của khu vực. Vì thế, cần làm thế nào để cơ cấu việc hoạch định chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương của chính phủ. Bộ Quốc phòng Mỹ có lẽ đã có sự công nhận thực tế nhất về vùng mở của Ấn Độ - Thái Bình Dương, đặt tất cả từ bờ biển phía tây nước Mỹ đến giữa Ấn Độ Dương dưới trách nhiệm của Tư lệnh Thái Bình Dương. Khu vực này trải rộng cả trăm triệu km vuông, chiếm một nửa bề mặt Trái Đất, và gần 40 quốc gia với một nửa dân số thế giới và ba trong số các nền kinh tế lớn nhất (Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc).
Chúng ta hình dung rằng, Ấn Độ - Thái Bình Dương là một vương quốc hàng hải ưu việt, với phần lớn dân số và sức mạnh kinh tế tập trung dọc các vùng duyên hải, ở những tuyến đường quan trọng. Trong vương quốc hàng hải ấy, Ấn Độ đóng một vai trò chủ chốt, không chỉ vì kích cỡ của nó khi là nền dân chủ lớn nhất thế giới, mà còn bởi vị trí chiến lược khi nắm giữ những lộ trình thương mại sống còn của thế giới và giữa Trung với Đông Á. Tuy nhiên, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc trong vài thập niên qua, và những thách thức hàng hải họ mang lại, đã dẫn tới cuộc tranh cãi về các xu thế tại Ấn Độ - Thái Bình Dương và dĩ nhiên là cả vai trò của Mỹ.
Một cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc (Ảnh: People Daily)
Thách thức của Trung Quốc
Một thách thức chiến lược bao gồm khả năng, mục đích và hành động. Trong phần lớn kỷ nguyên hậu chiến, Mỹ không phải đối mặt với những đe dọa hàng hải nghiêm trọng nào, ngoại từ các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của hải quân Liên Xô. Sự vượt trội về sức mạnh thiên về Mỹ được thể hiện mạnh mẽ trong suốt cuộc khủng hoảng tên lửa 1996 khi chính quyền Cliton ra lệnh triển khai hai tàu sân bay tới Eo biển Đài Loan nhằm "trình diễn lực lượng" sau khi Bắc Kinh tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo được cho là nhằm vào Đài Loan.
Những ngày ấy đã qua. Rõ ràng là, lần "bẽ mặt" trong năm 1996 đã truyền cảm hứng cho lãnh đạo Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự của nước họ, và rất may mắn, quyết tâm ấy được hỗ trợ bởi tăng trưởng kinh tế. song đã đẩy Trung Quốc vào cuộc cạnh tranh với Mỹ. Thực tế là, phạm vi và bản chất gia tăng quân sự của Bắc Kinh đã cung cấp cách nhìn nhận mới cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ ở châu Á thời hậu Chiến tranh Lạnh trong mắt các bên thứ ba.
Các lãnh đạo dân sự và quân sự của Bắc Kinh dường như có đủ tự tin để bắt đầu định hình lại môi trường khu vực phù hợp với sự hiện diện của họ. Yên tâm hơn về các khả năng, quân đội Trung Quốc cùng lúc đó trở nên quả quyết hơn, mở rộng ảnh hưởng trong nước và tiến hành triển khai các tài sản của mình trong nỗ lực chọn lựa các lợi ích quốc gia và khẳng định vai trò an ninh trong khu vực cũng như toàn cầu. Sự gia tăng ảnh hưởng của quân đội trong việc đưa ra chính sách Trung Quốc, như lời một quan chức ngoại giao Mỹ liên quan chặt chẽ tới quan hệ Trung - Mỹ nói, là khía cạnh rõ ràng và đáng lo ngại nhất về sự trỗi dậy của nước này. Trong đó, việc Không quân quân đội Trung Quốc tiến hành bay thử loại máy bay tàng hình thế hệ năm, J- 20, vào dịp Bộ trưởng Quốc phòng Gates công du Bắc Kinh tháng 1 vừa qua - chuyến công du nhằm cải thiện quan hệ quân sự hai nước - là đáng chú ý nhất.
Thái độ mới của Trung Quốc có thể bắt nguồn từ thực tế rằng, mục tiêu ban đầu của Bắc Kinh về vấn đề Đài Loan cơ bản đã hoàn thành bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao. Vì thế cho phép Bắc Kinh tiến sang giai đoạn mới và tiếp tục phát triển quân sự để tìm kiếm một mục đích. Trung Quốc dường như đã tìm thấy mục đích ấy. Họ quyết định sử dụng lực lượng của mình để thúc đẩy lợi thế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Có thể dung thứ cho kết luận rằng, Bắc Kinh đã chọn cách cạnh tranh với vai trò dẫn dắt trật tự khu vực của Mỹ. Nó xảy ra vào tời điểm người cạnh tranh lớn nhất của họ ở châu Á, Nhật Bản, giảm mạnh ngân sách quốc phòng trong hơn một thập niên và sự gia tăng chi tiêu quốc phòng Mỹ tập trung chủ yếu vào các hoạt động tại Trung Đông, gây thiệt hại cho nỗ lực đầu tư vào sức mạnh trên biển và trên không để hỗ trợ chiến lược tổng quát của Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Cuộc cạnh tranh với Mỹ bắt đầu thể hiện rõ ràng với nhiều cách khác nhau. Bắt đầu là tìm kiếm những kinh nghiệm hoạt động bằng cách điều các đội tàu nhỏ tham gia chiến dịch chống hải tặc ở vùng Sừng châu Phi và gia tăng đáng kể những chuyến viếng thăm cảng các nước, hải quân Trung Quốc cũng đã thăm dò và thách thức các lực lượng hải quân Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quấy nhiễm các tàu giám sát hải quân Mỹ trong suốt năm 2009 sau vụ một tàu ngầm Trung Quốc nổi lên trong tầm bắn của USS Kitty Hawk năm 2006. Các cuộc diễn tập hải quân và không quân ở biển Hoa Đông, Biển Đông gia tăng trong vài năm gần đây, nhiều tàu tuần tra vũ trang của Trung Quốc đã hộ tống các tàu cá, bắt giữ tàu của các nước khác tại vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Những hành động thăm dò quân sự khác nhau liên quan tới quan điểm chính trị ngày một quả quyết. Lãnh đạo Trung Quốc thẳng thừng cảnh báo với quan chức chính quyền Obama rằng, Trung Quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp "vào khu vực chủ quyền không bàn cãi" của họ ở Biển Đông. Các quan chức lãnh đạo quân đội Trung Quốc thì lập luận rằng, Hải quân Mỹ là lực lượng chính gây bất ổn ở Tây Thái Bình Dương vào đúng thời điểm một học thuyết mới mang tên "Phòng ngự viễn dương" ra đời, tập trung vào mục tiêu mở rộng sức mạnh hải quân xa bờ, đi vào các tuyến đường vận chuyển chính tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.
(Còn tiếp)
  • Thụy Phương (Theo American Interest)

Trung - Mỹ: Cuộc chơi có tổng bằng 0
Tuần Việt Nam
Nhiều người Mỹ tin rằng, các mục tiêu an ninh của Mỹ và Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo cách nhìn này, Trung Quốc và Mỹ không tồn tại những mối đe dọa lẫn nhau, không có tranh chấp lãnh thổ và không có những tham vọng ý thức hệ không thể hòa giải được.
Biển Hoa Đông 9/7/2020: Quan hệ Trung - Mỹ đã trở thành mối thù địch trong hơn một thập niên. Cả hai bên ngày càng bất an với những vấn đề phức tạp phát sinh nhưng dường như lại không thể tránh khỏi sự phụ thuộc về mặt kinh tế. T
rung Quốc sẽ không "mềm mại" hơn trong sự quả quyết về chính sách tiền tệ, nhưng Cục Dự trữ liên bang và Bộ Ngân khố Mỹ lại cần nguồn vốn của Trung Quốc để hỗ trợ cho các khoản nợ Mỹ, nên sẽ không bao giờ đẩy vấn đề vào ngõ cụt. Hai bên đã thể hiện những khác biệt về mặt ý thức hệ, cũng nỗ lực "thị uy" trong các diễn đàn quốc tế, và trong từng giai đoạn là tương lai của Đài Loan.
Tuy nhiên, tâm điểm khiến mối quan hệ song phương hiện tại trở nên suy yếu là cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, hay đúng hơn là một ranh giới trải rộng từ tây Thái Bình Dương sang bờ biển phía đông của châu Phi mà cả hai bên xem là trung tâm với vị thế của họ trong khu vực và sự nhận thức toàn cầu về quyền lực của họ. Sau gần một thập niên đấu khẩu, quan hệ ngoại giao căng thẳng... các tàu hải quân Mỹ và Trung Quốc giờ đây đã mặt đối mặt tại biển Hoa Đông, nguy cơ chiến trận xảy ra từng phút có thể chỉ từ một vụ việc vô nghĩa.
Khi một tàu Nhật Bản đụng độ với tàu hải quân Trung Quốc vào 7/7/2020, căng thẳng như nổ tung, quân đội hai nước được đào tạo kỹ càng để phản ứng nhanh với cuộc khủng hoảng.
Ảnh: Xinhua.net
Hải quân Trung Quốc bắt giữ thủy thủ đoàn của tàu dân sự Nhật Bản, và yêu cầu các tàu của lực lượng phòng vệ Hàng hải Nhật rời hiện trường. Một tàu khu trục Hải quân Mỹ đi qua, can thiệp để hỗ trợ đồng minh của mình và bảo đảm một giải pháp hòa bình cho vụ việc. Khi Trung Quốc không chấp nhận, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương gọi về Nhà Trắng... Cuộc đối đầu Trung - Mỹ là không thể tránh khỏi?
Không ai biết những gì vào tháng 7/2020 có xảy ra như thế tại Washington hay ở Biển Đông hay không. Nhưng mỗi tháng qua đi, viễn cảnh ấy trở nên ngày càng có thể. Câu chuyện bắt đầu từ giữa những năm 1990, khi quá tình hiện đại hóa quân sự Trung Quốc tăng tốc. Và mọi thứ có thể thay đổi kể từ sau năm 2010, thời điểm Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là một "lợi ích cốt lõi".
Thời điểm đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton quả quyết rằng, giải pháp hòa bình cho các tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á là "nằm trong lợi ích quốc gia của Mỹ". Trung Quốc bác bỏ vị trí của Mỹ, khẳng định tất cả vấn đề giải quyết theo cách song phương, và rằng Hải quân Mỹ là nguồn gốc bất ổn ở Tây Thái Bình Dương.
Nhiều người Mỹ tin rằng, các mục tiêu an ninh của Mỹ và Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Theo cách nhìn này, Trung Quốc và Mỹ không tồn tại những mối đe dọa lẫn nhau, không có tranh chấp lãnh thổ và không có những tham vọng ý thức hệ không thể hòa giải được. Trung Quốc muốn tìm kiếm khôi phục danh dự quốc gia, xây dựng kinh tế, tăng cường ảnh hưởng khu vực và toàn cầu là cách làm bình thường của một quốc gia lớn, giàu văn hóa. Điều đó không dẫn dắt Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh của trật tự tự do thương mại toàn cầu hay những khuôn khổ pháp lý đa phương liên quan; Nhiều khả năng, Trung Quốc sẽ tìm kiếm những gì họ xem là lối đi đúng trong trật tự ấy.
Và nếu như thế, chính sách Mỹ có thể phù hợp với những khát vọng của Trung Quốc và thông qua một số chính quyền, họ đã thể hiện việc khuyến khích sự gia tăng thịnh vượng của Trung Quốc cũng như việc Trung Quốc tham gia như một người có trách nhiệm với các công việc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương cũng như thế giới.
Quan điểm này với tương lai quan hệ Trung - Mỹ là hợp lý, đầy hy vọng, nhưng có chính xác? Một nhà quan sát khách quan cũng có thể dễ dàng nhìn thấy quan hệ Trung - Mỹ trong vài năm qua là một cuộc cạnh tranh không thể phủ nhận giữa hai cường quốc mà hành động ngày một gia tăng khi các lợi ích quốc gia nằm ở hai phía đối lập nhau.
Dĩ nhiên, sự cạnh tranh này khó có thể dẫn tới chiến tranh, nhưng nếu phớt lờ thực tế là sự cạnh tranh ấy khiến mối quan hệ ngày một phức tạp cũng có nghĩa là đã phớt lờ tới việc xem xét những quốc gia ấy có xu hướng hành động thế nào trên trường quốc tế.
Nó cũng từ chối việc xem xét sức mạnh của các sự kiện nhỏ thế nào, như một cuộc xung đột giả tưởng vào tháng 7/2020, với khả năng khơi nguồn cho những cuộc cách mạng nhận thức về cân bằng quyền lực trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và xa hơn nữa. Kết quả cuộc vật lộn giữa hai bên có thể làm rung chuyển tới nền tảng trật tự tự do quốc tế thiết lập thời hậu Thế chiến II, dẫn dắt thế giới vào những khối cạnh tranh và làm mất hiệu lực thỏa thuận về những quy định hành xử quốc tế.
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, mối quan hệ Trung - Mỹ không nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của Mỹ hay của các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh. Lãnh đạo và dân chúng ỏ Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Nga và hơn thế nữa sẽ ý thức được các vấn đề theo cách riêng của mình, và nhận thức của tập thể ấy có thể sẽ buộc Bắc Kinh hay Washington hành động mà không có nhiều chọn lựa.
Châu Âu và những nơi khác cũng ngày càng xem xét xu thế hiện tại là bằng chứng của một cuộc cạnh tranh rằng, Mỹ sẽ duy trì vị trí ưu thế như người đảm bảo ổn định khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương hay Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ để giành ảnh hưởng nhất, dù có lẽ không phải là mạnh nhất hay là sức mạnh quân sự trong khu vực.
Những tầng lớp này, và rất nhiều nhà quyết định chính sách Mỹ và Trung Quốc cũng tin là, lịch sử đã minh chứng rằng, trung tâm sức mạnh quân sự, sẽ dẫn dắt các quan hệ chính trị hướng tới cuộc cạnh tranh "có tổng bằng 0" (một bên thu được lợi ích thì bên kia chịu thiệt hại và ngược lại). Họ tin là, sức mạnh quân sự tự nó sinh ra ảnh hưởng chính trị với thương mại và phát triển tương lai, với hợp tác khu vực và cuối cùng là vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
Nếu như vậy, sẽ không nên mong đợi dễ dàng tìm thấy con đường trung gian để hòa hợp các lợi ích và chính sách của Trung Quốc và Mỹ. Bất kể thay đổiaoào trong các chính sách an ninh hiện nay của một bên sẽ lập tức tác động đến vị trí của bên còn lại và sẽ đánh dấu bước ngoặt trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung trong cách nhìn của các bên liên quan thứ ba, và vì thế là trong mắt của các nhân vật chính.
Vậy chúng ta nên hiểu thế nào về sức mạnh Mỹ và Trung Quốc trong thế kỷ 21? Bắt đầu cần công nhận rằng, Trung Quốc không phải là một thách thức bình thường với ảnh hưởng khu vực, không phải như Iran, Venezuela hay nước Nga hậu Xô viết.
Dĩ nhiên, Trung Quốc là một thách thức khu vực, nhưng họ còn đóng một vai trò đặc biệt về phương diện lịch sử khi là hiện tượng kinh tế toàn cầu. Chiều kích văn hóa, nơi Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra những sự hoài nghi về nền tảng sức mạnh phương Tây và văn hóa đích thực của nó. Rất khó để định dạng và hiểu một cách mạch lạc. Đáng quan ngại không chỉ với vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, mà với cả chính trật tự tự do quốc tế thời hậu Thế chiến II dựa trên nền tảng phương Tây mà vai trò của Mỹ như một người thúc đẩy tự do; thực tế thiên về việc làm suy yếu sự ủng hộ với trật tự ấy, làm gia tăng các khối khu vực, gia tăng đua tranh và bất ổn toàn cầu.
(Còn tiếp)
  • Thụy Phương (Theo American Interest)

Tổng số lượt xem trang