Trung Quốc đang chìm dần khi những mạch nước ngầm được hút sạch. Hậu quả là những tòa nhà đang nghiêng ngả, đường cao tốc nứt nẻ, và dân chúng di dời do những ngôi làng chìm dưới mực nước biển. Nước là đầu mối lo ngại của xã hội: cái giá phải trả của sức khoẻ cộng đồng càng ngày càng tăng và ô nhiễm nước vẫn còn là một nguồn gốc của bất ổn xã hội ở thôn quê Trung Quốc.
Nguồn: Elizabeth C. Economy, Council on Foreign Relations neofob, X-Cafe chuyển ngữ 16.02.2011
Sào Hồ đầy tảo ở Hợp Phì, tỉnh An Huy vào mùng 3 tháng Tám, 2010.
Nhiếp ảnh gia Stringer/ReutersTrong lúc kinh tế Trung Quốc tiếp tục chiếm lấy tin tức hàng đầu, một bản báo cáo "Nút cổ chai: Trung Quốc" gợi ý rằng chúng ta nên để tâm một ít vào một căn bản kinh tế mà thường bị quên lãng: nước. Môi trường của Trung Quốc đã từ lâu là đam mê của tôi cả về trọng tâm nghiên cứu lẫn là một lãnh vực để xúc tiến hợp tác Mỹ-Trung. Trong khi chất lượng không khí tồi tệ của Trung Quốc gây nhiều chú ý của phương Tây -- tất cả chúng ta có thể thấy sự ô nhiễm ở Bắc Kinh hay đọc về những đám mây ô nhiễm bay từ Trung Quốc băng qua Thái Bình Dương đến Hoa Kỳ -- vấn đề được quan tâm nhất đối với Trung Quốc là việc có nước sạch.
Chúng ta đã biết tương đối về vấn đề nước của Trung Quốc. Cả nhu cầu của đô thị lẫn của công nghiệp về nước tiếp tục gia tăng, trong khi cả kinh tế lẫn tầng lớp trung lưu tăng trưởng, và mức độ ô nhiễm ở nhiều hệ thống sông chính ở Trung Quốc và những hồ lớn nhất có nước không dùng được ngay cả cho nông nghiệp hay công nghiệp (quên đi chuyện đánh cá hay uống). Trung Quốc đang chìm dần khi những mạch nước ngầm được hút sạch. Hậu quả là những tòa nhà đang nghiêng ngả, đường cao tốc nứt nẻ, và dân chúng di dời do những ngôi làng chìm dưới mực nước biển. Nước là đầu mối lo ngại của xã hội: cái giá phải trả của sức khoẻ cộng đồng càng ngày càng tăng và ô nhiễm nước vẫn còn là một nguồn gốc của bất ổn xã hội ở thôn quê Trung Quốc. Xã hội dân sự ở Trung Quốc, dưới dạng những tổ chức môi trường Phi Chính Phủ (NGO) đã đặt việc thi hành những quy định về ô nhiễm nước là một trong những ưu tiêu hàng đầu.
Tuy vậy còn có nhiều điều khác cần được biết và theo như truyền thông mạng tường thuật, "Nút cổ chai: Trung Quốc -- Đương đầu với khan hiếm nước và nhu cầu năng lượng ở quốc gia lớn nhất thế giới," phát hành bởi tổ chức NGO Circle of Blue, cho cái nhìn mới mẻ về vấn đề này. Nó đưa ra những tin tức tốt đẹp: một số
thành phố, như Bắc Kinh chẳng hạn, bắt đầu tái sử dụng nước thải để dùng trong toilet hay những ứng dụng khác không cần sử dụng nước uống được. Dẫu vậy,phần lớn của bản báo cáo ban đầu -- và đây là bản đầu tiên trong loạt bài mười hai bản hãy còn -- nhấn mạnh thách thức mà quốc gia đối mặt, đặc biệt là từ mối quan hệ giữa năng lượng và nước. Gần 20% lượng nước tiêu thụ của Trung Quốc dành cho khai thác, xử lý, và tiêu thụ than đá. Tiêu thụ than đá đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2000 và các nhà phân tích Trung Quốc dự đoán sẽ tăng thêm 30% cho đến năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu nước sẽ đòi hỏi những dự án chuyển dòng sông tốn tiền hơn, quy mô lớn, và phức tạp về kỹ thuật -- một việc làm mà nhiều người cho rằng không vững về lâu dài.
Nút cổ chai: Trung Quốc vẫn chưa khảo sát những phát sinh rộng hơn của sự phát triển đó, như việc thảo luận ở Bắc Kinh về chuyển nước từ sông Yarlung Tsangpo (con sông này chảy về Brahmaputra), mà có thể sẽ dẫn đến những căng thẳng chính trị với Ấn Độ hay những liên can của việc gia tăng khan hiếm nước cho các sản phẩm nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên tôi sẽ đánh cược rằng những vấn đề này và nhiều thứ khác sẽ được thảo luận trong phần còn lại của loạt mười hai bài. Ít ra tôi sẽ háo hức đọc từng bài một để xem tương lai của nước cho Trung Quốc và phần còn lại của khu vực sẽ có gì.
-Đập Tam Hiệp - nước cờ sai lầm của Trung Quốc? (Đất Việt)-Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả của việc xây đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử - đập thủy điện lớn nhất thế giới - sau hơn bốn năm vận hành. Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng.
Nguồn: Elizabeth C. Economy, Council on Foreign Relations neofob, X-Cafe chuyển ngữ 16.02.2011
Sào Hồ đầy tảo ở Hợp Phì, tỉnh An Huy vào mùng 3 tháng Tám, 2010.
Nhiếp ảnh gia Stringer/Reuters
Chúng ta đã biết tương đối về vấn đề nước của Trung Quốc. Cả nhu cầu của đô thị lẫn của công nghiệp về nước tiếp tục gia tăng, trong khi cả kinh tế lẫn tầng lớp trung lưu tăng trưởng, và mức độ ô nhiễm ở nhiều hệ thống sông chính ở Trung Quốc và những hồ lớn nhất có nước không dùng được ngay cả cho nông nghiệp hay công nghiệp (quên đi chuyện đánh cá hay uống). Trung Quốc đang chìm dần khi những mạch nước ngầm được hút sạch. Hậu quả là những tòa nhà đang nghiêng ngả, đường cao tốc nứt nẻ, và dân chúng di dời do những ngôi làng chìm dưới mực nước biển. Nước là đầu mối lo ngại của xã hội: cái giá phải trả của sức khoẻ cộng đồng càng ngày càng tăng và ô nhiễm nước vẫn còn là một nguồn gốc của bất ổn xã hội ở thôn quê Trung Quốc. Xã hội dân sự ở Trung Quốc, dưới dạng những tổ chức môi trường Phi Chính Phủ (NGO) đã đặt việc thi hành những quy định về ô nhiễm nước là một trong những ưu tiêu hàng đầu.
Tuy vậy còn có nhiều điều khác cần được biết và theo như truyền thông mạng tường thuật, "Nút cổ chai: Trung Quốc -- Đương đầu với khan hiếm nước và nhu cầu năng lượng ở quốc gia lớn nhất thế giới," phát hành bởi tổ chức NGO Circle of Blue, cho cái nhìn mới mẻ về vấn đề này. Nó đưa ra những tin tức tốt đẹp: một số
thành phố, như Bắc Kinh chẳng hạn, bắt đầu tái sử dụng nước thải để dùng trong toilet hay những ứng dụng khác không cần sử dụng nước uống được. Dẫu vậy,phần lớn của bản báo cáo ban đầu -- và đây là bản đầu tiên trong loạt bài mười hai bản hãy còn -- nhấn mạnh thách thức mà quốc gia đối mặt, đặc biệt là từ mối quan hệ giữa năng lượng và nước. Gần 20% lượng nước tiêu thụ của Trung Quốc dành cho khai thác, xử lý, và tiêu thụ than đá. Tiêu thụ than đá đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2000 và các nhà phân tích Trung Quốc dự đoán sẽ tăng thêm 30% cho đến năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu nước sẽ đòi hỏi những dự án chuyển dòng sông tốn tiền hơn, quy mô lớn, và phức tạp về kỹ thuật -- một việc làm mà nhiều người cho rằng không vững về lâu dài.
Nút cổ chai: Trung Quốc vẫn chưa khảo sát những phát sinh rộng hơn của sự phát triển đó, như việc thảo luận ở Bắc Kinh về chuyển nước từ sông Yarlung Tsangpo (con sông này chảy về Brahmaputra), mà có thể sẽ dẫn đến những căng thẳng chính trị với Ấn Độ hay những liên can của việc gia tăng khan hiếm nước cho các sản phẩm nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên tôi sẽ đánh cược rằng những vấn đề này và nhiều thứ khác sẽ được thảo luận trong phần còn lại của loạt mười hai bài. Ít ra tôi sẽ háo hức đọc từng bài một để xem tương lai của nước cho Trung Quốc và phần còn lại của khu vực sẽ có gì.