Lạng Sơn, những ngày tháng hai-TN-
Một ngày cuối tháng 2.2011, tại thành phố Lạng Sơn đã diễn ra cuộc gặp mặt đầy xúc động giữa những cựu quân nhân Quân đoàn 14 nhân kỷ niệm 32 năm thành lập đơn vị. Chính tại mảnh đất biên cương này, hàng nghìn đồng đội của họ đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc...
Mặc dù vẫn có dịp gặp nhau hằng năm, nhưng với những cựu quân nhân của Quân đoàn 14, cuộc gặp năm nay vẫn là một sự kiện đặc biệt. Đây là lần đầu tiên lễ kỷ niệm được tổ chức tại chính Lạng Sơn, mảnh đất tiền tiêu mà 32 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt nhất của quân và dân ta để giữ vững từng tấc đất biên cương Tổ quốc...
Với nhiều đồng đội cũ, đây là cuộc gặp gỡ sau hàng chục năm xa cách. Người đã chuyển ngành, người vẫn phục vụ trong quân đội nhưng dường như mọi ký ức, tình cảm của những người lính Quân đoàn 14 vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào.
Nhiều cựu chiến binh đã rất xúc động khi gặp lại cụ Lường Thị Kim, 87 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ Lạng Sơn. Thời kỳ chiến tranh, cụ Kim đã cùng với các mẹ, các chị đã tới từng chiến hào để động viên những người lính chiến đấu. Những người lính trẻ đã kính trọng gọi bà là “mẹ Kim”, là “bà chính ủy”.
Đầu tháng 2.1979, ông Vũ Hữu Túy lúc đó là trung đội trưởng của Lữ đoàn 22 thuộc Bộ tư lệnh tăng thiết giáp làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay Nội Bài. Khi tình hình biên giới với Trung Quốc căng thẳng, đơn vị ông được điều động lên Lạng Sơn, sau đó sáp nhập cùng trung đoàn tăng - thiết giáp 407 làm nhiệm vụ chặn đánh địch ở phía đường 4 - Na Dương. Quê gốc ở Nam Định nhưng khi Quân đoàn giải thể năm 1988, ông Túy đã chọn ở lại mảnh đất mà ông đã gắn bó cả một thời trai trẻ. Sau hơn 20 năm xa cách, hôm nay ông mới gặp lại đại tá Đỗ Vinh, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 407 và hiện vẫn đang công tác tại một học viện của quân đội.
Những câu chuyện thân tình như họ mới chỉ tạm biệt nhau ngày hôm qua. Cũng như ông Túy, đã có rất nhiều cựu quân nhân chọn ở lại mảnh đất Lạng Sơn để gắn bó cuộc đời sau khi giã từ nghiệp lính. “Hơn 30 năm sau chiến tranh, cuộc sống của người dân xứ Lạng đã thanh bình, sung túc; nhưng chúng ta vẫn cần nhắc nhở các thế hệ sau về một trang sử đã qua để những ngày tháng đó không bao giờ lặp lại”, ông Túy nói.
Trận đánh bên sông Kỳ Cùng
32 năm trước, theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 24.2 Quân đoàn 14 được hình thành tại mặt trận Lạng Sơn. Thiếu tướng Nguyễn Hiền, nguyên Chỉ huy phó chính trị Quân đoàn 14 cho biết: lực lượng của Quân đoàn lúc đó gồm có 5 sư đoàn bộ binh cùng 6 trung đoàn pháo binh, cao xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin trực thuộc. Tổng quân số của quân đoàn lúc đó khoảng 8 vạn người.
Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương, Quân đoàn đã có nhiều trận đánh lớn như trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của Sư đoàn 3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của sư đoàn 337, trận đánh tập kích vào sau lưng địch của sư đoàn 338. Mặc dù huy động một lực lượng lớn gấp nhiều lần ta (3 quân đoàn địch tiến đánh 2 sư đoàn ta), tấn công ào ạt nhưng chúng đã bị đánh trả khắp nơi, càng tiến sâu càng thiệt hại nặng nề. Tấn công ta từ 17.2.1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về thị xã Lạng Sơn nhưng tới ngày 3.3.1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ngày. Ngày 5.3.1979, địch buộc phải tuyên bố rút quân vô điều kiện. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, tên gọi gắn với những chiến công vang dội của cha ông tại vùng biên viễn.
Nhắc tới những người lính đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ biên cương, đại tá Nguyễn Chấn, nguyên chính ủy Sư đoàn 337 không kìm được xúc động. Những giọt nước mắt ứa ra từ đôi mắt người chỉ huy cả đời đánh giặc. Năm nay đã gần 90 tuổi, tham gia cách mạng từ năm 1945, ông đã từng kinh qua những cuộc chiến tranh ác liệt nhất, từ đánh Pháp, đánh Mỹ rồi đến chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cho đến giờ những hình ảnh về những người lính mà phần đông ở tuổi mười tám đôi mươi đã ngã xuống trong cuộc chiến “chớp nhoáng” 32 năm về trước vẫn in đậm trong ký ức ông.
“Tinh thần của bộ đội ta thời kỳ đó phải nói là vô cùng ghê gớm. Đã đánh nhau nếu nói là không sợ chết là không đúng. Không có ai muốn chết cả, không ai muốn vợ mình thành góa bụa, con mình thành côi cút.... Lúc đó cấp trên cũng có cần giáo dục, động viên nhiều đâu. Nhưng người lính là như thế, vì Tổ quốc, vì danh dự, vì nhiệm vụ họ sẵn sàng xả thân”, đại tá Nguyễn Chấn nói. Tâm tư lớn nhất của đại tá Nguyễn Chấn cùng các cựu chiến binh của Quân đoàn 14 đó là mong muốn mai đây, trên mảnh đất này một ngôi đền thờ những người lính mọi thời đại đã ngã xuống vì mảnh đất quê hương sẽ được dựng nên.
Có mặt trong dịp kỷ niệm này còn có đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337. Chuyến về thăm Lạng Sơn dịp này của đại tá Đấu còn mang một mục đích khác. Đó là thu thập, bổ sung thêm một số tư liệu cho một cuốn sách về lịch sử đơn vị đang được biên soạn. “Sư đoàn 337 giờ đây đã được chuyển thành đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng nhưng những chiến công gắn với công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc mãi mãi là những trang sử chói lọi nhất của sư đoàn”, đại tá Đấu nói.
Sau năm 1979, Sư đoàn 337 được mang phiên hiệu đoàn Khánh Khê, tên cây cầu đã gắn với lịch sử sư đoàn. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm vụ tại Quân khu 4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực lượng, đến ngày 25.2.1979, cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500 km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu.
Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng Sơn. “Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo những điều kiện rất ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.
Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược tại tuyến phòng thủ này, những người lính của 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quyết không để địch vượt qua được sông Kỳ Cùng. Từ 28.2 - 5.3.1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, địch lợi dụng lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại.
Sáng 28.2.1979, địch huy động hai quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. “Cuộc chiến đấu tại điểm cao 649, điểm cao nhất trong hệ thống điểm cao tại quanh khu vực cầu Khánh Khê diễn ra cực kỳ ác liệt, ta bắn sang địch được một viên đạn thì chúng đáp trả một trăm lần”, đại tá Hoàng Hoa Chiến, nguyên trưởng ban tác chiến sư đoàn 337 nhớ lại. Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau hai ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều, lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn liên tục áp đảo. Bị thương nặng, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt và đã hy sinh anh dũng.
Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2.000 tên địch, phá 8 xe tăng và thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng cũng đã có hơn 650 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng...
Trong thành phần của Sư đoàn 337 còn có Trung đoàn 197 nguyên là lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh Bắc Thái (này là Thái Nguyên). Đây là đơn vị đã cơ động lên Lạng Sơn ngay trong ngày 17.2.1979 sau khi nổ ra chiến sự. Sau đó Trung đoàn 197 được phối thuộc cùng Sư đoàn 337 và tham gia các trận đánh ác liệt tại khu vực cầu Khánh Khê. Trong một trận đánh tại điểm cao 607 (đồi Xanh) một tiểu đội chỉ có 7 người do đại đội trưởng Vi Văn Thắng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu với một mũi tiến công hàng trăm tên địch. Đạn hết, cả tiểu đội đã ôm lê xông lên đánh giáp là cà với địch và giữ trận địa đến lúc tất cả đều hy sinh. Xác các anh nằm chồng lên xác địch, mắt nhắm, tắt thở nhưng tay không rời súng. Sau chiến tranh người dân đã gọi ngọn đồi nơi các anh hy sinh là đồi Vi Văn Thắng.
Trước khi rời Lạng Sơn, chúng tôi cùng đại tá Đấu đến thăm lại cây cầu Khánh Khê lịch sử. Nối hai bờ sông Kỳ Cùng giờ đây đã có cây cầu Khánh Khê mới cách xa cầu cũ chừng 500m. Một công trình thủy điện nhỏ đang được thi công ngay gần đó. Sau khi công trình này hoàn thành, cây cầu Khánh Khê cũ sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Thế nhưng vẫn còn đó tấm bia bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn 337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh nên đã đặt trên tấm bia một bát hương. Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân... xâm lược”.
Với nhiều đồng đội cũ, đây là cuộc gặp gỡ sau hàng chục năm xa cách. Người đã chuyển ngành, người vẫn phục vụ trong quân đội nhưng dường như mọi ký ức, tình cảm của những người lính Quân đoàn 14 vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào.
Nhiều cựu chiến binh đã rất xúc động khi gặp lại cụ Lường Thị Kim, 87 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ Lạng Sơn. Thời kỳ chiến tranh, cụ Kim đã cùng với các mẹ, các chị đã tới từng chiến hào để động viên những người lính chiến đấu. Những người lính trẻ đã kính trọng gọi bà là “mẹ Kim”, là “bà chính ủy”.
Đầu tháng 2.1979, ông Vũ Hữu Túy lúc đó là trung đội trưởng của Lữ đoàn 22 thuộc Bộ tư lệnh tăng thiết giáp làm nhiệm vụ bảo vệ sân bay Nội Bài. Khi tình hình biên giới với Trung Quốc căng thẳng, đơn vị ông được điều động lên Lạng Sơn, sau đó sáp nhập cùng trung đoàn tăng - thiết giáp 407 làm nhiệm vụ chặn đánh địch ở phía đường 4 - Na Dương. Quê gốc ở Nam Định nhưng khi Quân đoàn giải thể năm 1988, ông Túy đã chọn ở lại mảnh đất mà ông đã gắn bó cả một thời trai trẻ. Sau hơn 20 năm xa cách, hôm nay ông mới gặp lại đại tá Đỗ Vinh, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 407 và hiện vẫn đang công tác tại một học viện của quân đội.
Cầu Khánh Khê, nơi ghi dấu những chiến công của sư đoàn 337 - Ảnh: Trường Sơn |
Trận đánh bên sông Kỳ Cùng
32 năm trước, theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 24.2 Quân đoàn 14 được hình thành tại mặt trận Lạng Sơn. Thiếu tướng Nguyễn Hiền, nguyên Chỉ huy phó chính trị Quân đoàn 14 cho biết: lực lượng của Quân đoàn lúc đó gồm có 5 sư đoàn bộ binh cùng 6 trung đoàn pháo binh, cao xạ, tăng thiết giáp, công binh, thông tin trực thuộc. Tổng quân số của quân đoàn lúc đó khoảng 8 vạn người.
Cùng với nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương, Quân đoàn đã có nhiều trận đánh lớn như trận Đồng Đăng, trận đồi Chậu Cảnh của Sư đoàn 3, trận cầu Khánh Khê trên đường 1B của sư đoàn 337, trận đánh tập kích vào sau lưng địch của sư đoàn 338. Mặc dù huy động một lực lượng lớn gấp nhiều lần ta (3 quân đoàn địch tiến đánh 2 sư đoàn ta), tấn công ào ạt nhưng chúng đã bị đánh trả khắp nơi, càng tiến sâu càng thiệt hại nặng nề. Tấn công ta từ 17.2.1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về thị xã Lạng Sơn nhưng tới ngày 3.3.1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ngày. Ngày 5.3.1979, địch buộc phải tuyên bố rút quân vô điều kiện. Quân đoàn 14 sau đó đã vinh dự được mang phiên hiệu Binh đoàn Chi Lăng, tên gọi gắn với những chiến công vang dội của cha ông tại vùng biên viễn.
Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê - Ảnh: Trường Sơn |
“Tinh thần của bộ đội ta thời kỳ đó phải nói là vô cùng ghê gớm. Đã đánh nhau nếu nói là không sợ chết là không đúng. Không có ai muốn chết cả, không ai muốn vợ mình thành góa bụa, con mình thành côi cút.... Lúc đó cấp trên cũng có cần giáo dục, động viên nhiều đâu. Nhưng người lính là như thế, vì Tổ quốc, vì danh dự, vì nhiệm vụ họ sẵn sàng xả thân”, đại tá Nguyễn Chấn nói. Tâm tư lớn nhất của đại tá Nguyễn Chấn cùng các cựu chiến binh của Quân đoàn 14 đó là mong muốn mai đây, trên mảnh đất này một ngôi đền thờ những người lính mọi thời đại đã ngã xuống vì mảnh đất quê hương sẽ được dựng nên.
Có mặt trong dịp kỷ niệm này còn có đại tá Đỗ Phấn Đấu, Chính ủy hiện tại của Sư đoàn 337. Chuyến về thăm Lạng Sơn dịp này của đại tá Đấu còn mang một mục đích khác. Đó là thu thập, bổ sung thêm một số tư liệu cho một cuốn sách về lịch sử đơn vị đang được biên soạn. “Sư đoàn 337 giờ đây đã được chuyển thành đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng nhưng những chiến công gắn với công cuộc bảo vệ biên giới phía Bắc mãi mãi là những trang sử chói lọi nhất của sư đoàn”, đại tá Đấu nói.
Sau năm 1979, Sư đoàn 337 được mang phiên hiệu đoàn Khánh Khê, tên cây cầu đã gắn với lịch sử sư đoàn. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm vụ tại Quân khu 4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực lượng, đến ngày 25.2.1979, cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500 km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu.
Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng Sơn. “Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo những điều kiện rất ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.
Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân xâm lược tại tuyến phòng thủ này, những người lính của 337 cùng quân, dân huyện Văn Quan đã chiến đấu anh dũng, kiên cường bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quyết không để địch vượt qua được sông Kỳ Cùng. Từ 28.2 - 5.3.1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, địch lợi dụng lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại.
Sáng 28.2.1979, địch huy động hai quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. “Cuộc chiến đấu tại điểm cao 649, điểm cao nhất trong hệ thống điểm cao tại quanh khu vực cầu Khánh Khê diễn ra cực kỳ ác liệt, ta bắn sang địch được một viên đạn thì chúng đáp trả một trăm lần”, đại tá Hoàng Hoa Chiến, nguyên trưởng ban tác chiến sư đoàn 337 nhớ lại. Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau hai ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều, lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn liên tục áp đảo. Bị thương nặng, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt và đã hy sinh anh dũng.
Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2.000 tên địch, phá 8 xe tăng và thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng cũng đã có hơn 650 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng...
Trong thành phần của Sư đoàn 337 còn có Trung đoàn 197 nguyên là lực lượng bộ đội địa phương của tỉnh Bắc Thái (này là Thái Nguyên). Đây là đơn vị đã cơ động lên Lạng Sơn ngay trong ngày 17.2.1979 sau khi nổ ra chiến sự. Sau đó Trung đoàn 197 được phối thuộc cùng Sư đoàn 337 và tham gia các trận đánh ác liệt tại khu vực cầu Khánh Khê. Trong một trận đánh tại điểm cao 607 (đồi Xanh) một tiểu đội chỉ có 7 người do đại đội trưởng Vi Văn Thắng chỉ huy đã kiên cường chiến đấu với một mũi tiến công hàng trăm tên địch. Đạn hết, cả tiểu đội đã ôm lê xông lên đánh giáp là cà với địch và giữ trận địa đến lúc tất cả đều hy sinh. Xác các anh nằm chồng lên xác địch, mắt nhắm, tắt thở nhưng tay không rời súng. Sau chiến tranh người dân đã gọi ngọn đồi nơi các anh hy sinh là đồi Vi Văn Thắng.
Trước khi rời Lạng Sơn, chúng tôi cùng đại tá Đấu đến thăm lại cây cầu Khánh Khê lịch sử. Nối hai bờ sông Kỳ Cùng giờ đây đã có cây cầu Khánh Khê mới cách xa cầu cũ chừng 500m. Một công trình thủy điện nhỏ đang được thi công ngay gần đó. Sau khi công trình này hoàn thành, cây cầu Khánh Khê cũ sẽ chỉ còn là kỷ niệm. Thế nhưng vẫn còn đó tấm bia bê-tông được đúc hơn ba mươi năm về trước ghi lại chiến công của sư đoàn 337 cùng quân dân huyện Văn Quan chặn đứng quân xâm lược những ngày tháng 3.1979. Những người thợ thi công biết ở đây từng có bộ đội hy sinh nên đã đặt trên tấm bia một bát hương. Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia. Thế nhưng người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ “... Sư đoàn 337 đã đánh bại và chặn đứng quân... xâm lược”.
Nguyên Phong