Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Lê Công Phụng Nói Tới Cách Mạng Hoa Nhài

--Có phản hồi của bác Trần Phong, 2011/09/08 lúc 2:36 sáng
về một phản hồi khác cho rằng tin CIA mở văn phòng tại Hà Nội là tin vịt !!!
-CIA Chánh Thức Trở Lại VN VietBao -Vi Anh
Richard Halloran  trong một bản tin phân tích khá dài tựa là “A Long Reconciliation” (Một Cuộc Hòa Giải Lâu Dài), đăng trên báo Honolulu Star-Advertiser ngày 20-3-2011, có nói đến việc Cơ Quan Trung Ương Tình Báo Mỹ là CIA mở văn phòng liên lạc tại Hà nội, thủ đô của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tin này đáng chú ý trong việc hợp tác an ninh giữa Washington và Hà nội trên phương diện nổi. Nó còn rất đáng chú ý trên phương diện chìm trong những sinh hoạt của những nhà hoạt động đối lập và đối kháng với nhà cầm quyền CS Hà nội.

Một, nguồn tin CIA chánh thức trở lại VN xuất phát đúng chỗ. Honolulu như nhiều người biết là đầu cầu Á châu của Mỹ. Về quân sự là nơi toạ lạc của Bộ Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Vùng Thái Bình Dương. Về chánh trị Honolulu là trạm trung chuyển giữa các nước Á châu và Mỹ. Hẩu hết những cán chính Việt Nam Cộng Hòa khi xưa trước khi  đến  Mỹ để công du Mỹ theo lời mời của các cơ quan công quyền Mỹ như Quốc Hội với Fulbright Grant, hay các bộ và đại học Mỹ đều được “Mỹ“ mời ghé thăm East West Center (Trung Tâm Đông Tây). Nói là viếng thăm theo văn từ ngoại giao chớ thực sự là để được thuyết trình và nghe ý kiến về tình hình. Bây giờ trước khi có Một Cuộc Hòa Giải Lâu Dài như là nhà báo nói trên đã viết, Đaị Sứ Lê Công Phụng mười ngày trước cũng đã bay tới Honolulu.
Hai, Washington, Hanoi hợp tác an ninh. Chuyện này đã chuẫn bị từ lâu. Hàng chục cuộc họp, hàng chục biểu thị họp tác, hàng chục lời tuyên bố của các giới chức Ngoại giao, Quốc Phòng từ Bộ Trưởng, Thứ Trưởng, Phụ tá, kể cả Tư Lịnh Thái bình Dương nữa.
Như Việt Báo kể sơ sơ, “Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, nơi đã gửi khoảng nửa tá tàu chiến sang thăm các hải cảng VN các năm gần đây, dự định mở một hội nghị với các cấp chỉ huy tương nhiệm vào mùa xuân này để thu xếp thêm các chuyến tàu chiến Mỹ thăm VN. Trong một quyết định có tính đột phá, Việt Nam báo rằng hải cảng ở Vịnh Cam Ranh sẵn sàng mở ngõ đón tàu chiến hải quân nước ngoài.”.. “Năm ngoái, phi cơ từ mẫu hạm USS George Washington đã chở nhiều lãnh tụ quân sự và chính trị VN bay ra tàu chiến đậu ngoaì khơi. Mẫu hạm USS John Stennis cũng làm như thế trước đó cùng năm, cả 2 lần đều bị Bắc Kinh phản đối vì nói rằng vi phạm vùng Biển Đông của TQ.”
 Không cần gì một chuyên viên theo dõi và phân tích thời sự mới biết, người phó thường dân VN cũng biết “Mỹ đi rồi Mỹ lại vế” nhứt là sau những chuyễn động dồn dập của Mỹ vào Biển Đông qua ngỏ ASEAN với các cuộc họp Bộ Trưởng Ngoại Giao, Quốc Phòng Mỹ ở Hà nội và họp thượng đỉnh có mặt TT Mỹ Obama  và Chủ Tịch Nước  Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa VN Nguyễn minh Triết  ở New York. CS Hà nội muốn Mỹ làm lá chắn cho VN trong vấn đề Biễn Đông mà Trung Cộng đã chiếm gần 80% lãnh hải và hai đảo Hoàng sa Trướng sa làm thành Huyện Tam Sa của TC.
Mà họp tác an ninh của Mỹ ở ngoại quốc điều kiện cần và đủ là phải có CIA vì CIA là cơ quan trung ương tình báo an ninh chánh trị, là tai mắt của chánh quyền Mỹ nói chung, có một vị thế trọng yếu trong Hội Đồng An Ninh Quốc gia Mỹ, thường thuyết trình cho tổng thống khi có biến cố ở hải ngoại.
Ba, Hà nội đã tạo điều  kiện  dễ dàng cho CIA hoạt động chánh thức và công khai ở VN với việc đồng ý cho CIA lập văn phòng liên lạc hay trụ sở ở VN. Hai chục năm, từ ngày Washington lập bang giao rồi giao thương với nhà cầm quyền CS Hà nội tới nay, theo truyền thống tổ chức, nhu cầu công vụ quốc gia,chắc chắn CIA đã bí mật vào Việt Nam rồi. Nhiều hình thức ngụy trang lắm, đội lốt ngoại giao, kinh doanh, báo chí, văn hoá, giáo duc, thiện nguyện, v.v...
Nói không có CIA ở VNCS thời mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào và bang giao, giao thương với Mỹ là không biết Mỹ. Ngay thời VN Cộng Hoà đồng minh với Mỹ mấy ông lớn còn ngán CIA. Nhưng CS Hà nội quá cần Mỹ trong kinh tế, giao thương, ngoại giao, còn CIA thì quá dồi dào con người và phương tiện tài chánh, kỹ thuật điêu luyện. Nên người ta chưa thấy một lần nào CS bắt và trục xuất một CIA..
Cho CIA lập văn phòng liên lạc tức chánh thức có mặt và hoạt động ở VN là siết mối dây hợp tác an ninh chặt chẽ để thêm tai mắt tin tức về TC. Đúng nhưng mới một mặt nhỏ thôi. Luật đầu của CIA về tương quan là không bạn, “first law no friend”. Luật đầu của công tác CIA là quyền lợi của nhân dân và chánh quyền Mỹ là tối thượng. Chánh quyền Mỹ có thể hết tổng thống này tới tổng thống kia, đảng này tới đảng nọ cầm quyền, nhưng chánh nghĩa quyền lợi Mỹ là lý tưởng  bất di bất dịch trong hoạt động của CIA.
Cho đến bây giờ CIA vẫn còn là cơ quan tình báo số 1 hoàn cầu. Đối với CIA. TC là một đối tác, VC cũng là một đối tác của CIA. Cái gì lợi cho đất nước, nhân dân Mỹ là CIA làm.
Bốn, ngoài công tác an ninh tình báo, CIA còn làm công tác chánh trị nữa, lắm trường họp công tác chánh trị còn nhiều  và trội yếu hơn nữa. Nhiều khi công tác chánh trị của CIA không cùng chiều hướng với Toà Đại sứ. CIA có thể làm việc chánh thức với ngành an ninh đồng nhiệm và bán chánh thức với tất cả các ngành quân dân cán chính, nhứt là ngành chánh trị là lãnh vực tổng hợp của nhà cầm quyền.
Ngân sách của CIA rất bí mật nhiều khi hội đoàn tư nhân và các cơ quan công quyền của Mỹ tặng nhưng đó là tiền của CIA. Khi nào cần thì CIA nói với “bạn của chúng ta” giúp dưới nhiều hình thức.
Truyền thống,  lịch sử, tinh lý và nguyên tắc của nên tự do, dân chủ Mỹ không bao giờ chấp nhận một chế độ độc tài, độc đảng, chuyên chính, toàn trị. Quốc Hội Mỹ không thể  chấp nhận một nền chánh trị không có đối lập. Nên người ta không ngạc nhiên tại sao khi xưa ở Saigon Toà Đại sứ Mỹ,  Cơ quan Viện Trợ Quân sự Mỹ ủng hộ chánh quyền của TT Nguyễn văn Thiệu. Nhưng Đại Tướng Dương văn Minh đối thủ của TT Thiệu vẫn hoạt dộng tĩnh bơ. Báo chí đối lập càng bị tịch thu càng lời, nhờ “ bon” giấy của cơ quan thông tin Mỹ giúp. Đó là chưa nói những số tiền mà người bạn Mỹ kín đáo giúp trong các nhà an toàn có rất nhiều, ở nhiều nơi, kể cả Huế, Đà nẵng, Cần Thơ, dĩ nhiên có  rất nhiều ở Saigon, nơi đây có lúc văn phòng chi nhánh của CIA ở Đông Nam Á.
Bốn, một thời sự để đối chiếu về hoạt động muôn mặt của CIA vì một thứ là quyền lợi Mỹ. Tin Reuters của nước Anh, nhân viên CIA đã có mặt tại Libya: trước khi tổng thống Obama ký sắc lịnh hành pháp điều động; trước khi những siêu cường Tây Phương giằn  co nên hay không nên viện trợ vũ khí cho quân nổi dậy chống độc tài Gadhafi; trước hai ba tuần trước khi Quốc Hội Mỹ một số vị chỉ trích TT sử dụng không lực lập vùng cấm bay mà không tham khảo Quốc Hội.
CIA đã phái  nhân viên sang Libya để tiếp xúc với phe nổi dậy và đánh giá khả năng của lực lượng này. TT  Mỹ có  đặc quyền cho phép CIA tiến hành các hoạt động bí mật mà không cần phải ký sắc lệnh. Việc làm này Hành Pháp không báo  cho Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện trước khi xuất phát. Số nhân viên tình báo Mỹ này xâm nhập Libya qua biên giới Ai cập.
Từ đó cho thấy việc Hà nội cho CIA lập văn phòng liên lạc ở Hà nội là một con dao hai lưỡi đối với nhà cầm quyền quá tham nhũng, quá độc tài, quá mang tiếng xấu trên thế giới.
Nhưng đối với phong trào người dân đấu tranh thì lợi nhiều vì bên cạnh bản tường trình của toà đại sứ còn có bản tường trình mật của CIA. Đó là chưa nói việc  bí mật yểm trợ để VN có đối lập, có tự do, dân chủ./.( Vi Anh)

-Mỹ lập văn phòng CIA ở Hà Nội?
HÀ NỘI (NV) - Hôm Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011, một bài viết trên tờ South China Morning Post ở Hongkong tiết lộ rằng, Cục Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ, tức CIA, đã mở một văn phòng liên lạc ở Hà Nội?

Một số ký giả và quan chức CSVN nghe thuyết trình trên hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Washington khi tàu này đi ngang Việt Nam ngày 8 tháng 8, 2010 nhân dịp hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập bang giao. (Hình: Tuổi Trẻ)

Bài của ký giả Richard Halloran viết: “Một dấu hiệu không dễ nhìn thấy nhưng là một dấu hiệu tiêu biểu của sự thích ứng từ từ (của nhà cầm quyền Việt Nam) là việc mở một văn phòng liên lạc ở Hà Nội của CIA.”

-- CIA Đã Lặng Lẽ Mở Trụ Sở Tại Hà Nội(Việt báo).
 VN Đồng Ý Vịnh Cam Ranh Sẽ Đón Tàu Mỹ
HANOI/WASHINGTON (VB) -- Một cách lặng lẽ, hai chính phủ Mỹ và  Việt Nam đang kết thân hơn, trong đó có những dấu hiệu không được loan tin nhưng đầy minh bạch: cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA đã mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội, và  chính phủ VN nói với Hoa Kỳ rằng Vịnh Cam Ranh có thể mở cửa đón tàu chiến Mỹ.
Các thông tin trên đăng trên bài viết nhan đề “A long reconciliation” (Một cuộc hòa giải lâu dài) của Richard Halloran trên báo Honolulu Star-Advertiser ngày 20-3-2011.

Bài báo cho biết Đaị Sứ Lê Công Phụng đã bay tới Hawaii mới 10 ngày trước để họp với Tư Lệnh Quân Lực Mỹ Vùng Thái Bình Dương, Đô Đốc Robert Willard, và mang thông điệp ngắn gọn, “Coi chừng Trung Quốc.”
Trong ngôn ngữ ngoaị giao hơn, theo lời tiết lộ của các viên chức Mỹ và Việt, ông Phụng nói, “VN và Hoa Kỳ nên hợp tác để chống lại việc TQ tranh lãnh thổ, lãnh hải và lộ ý đồ cản trở thông thương vùng Biển Đông.”
Đô Đốc Willard, người có nhiệm vụ an ninh vùng Biển Thái Bình Dương và giữ quan hệ quân sự với TQ (và sẽ ngăn cản TQ nếu quan hệ này bất ổn), được kể là  đón nhận rõ ràng lời của ông Phụng.
Để nhấn mạnh quan hệ an ninh VN-Mỹ, Không Đoàn 13 tại căn cứ không quân Hickam nơi đây dự định đưa một đơn vị công binh tuyến đầu có tên là “Red Horse” (Hồng Mã) sang VN mùa hè này để làm việc với công binh VN trong việc tái thiết trường học và bệnh viện.
Các viên chức Mỹ cũng tiết lộ về kế hoạch Không Quân Mỹ và các binh chủng Mỹ khác sẽ quan hệ với các đơn vị không tác chiến của VN, rồi từ từ tập trận huấn luyện cho các đơn vị tác chiến. Cụ thể, quân đội Mỹ  muốn sử dụng các căn cứ không quân tại VN.
Lực Lượng Mỹ Thái Bình Dương dự định đưa các đại diện khác từ VN và từ các nước Đông Nam Á khác vào một khóa thực tập về đáp ứng thiên tai. Kế hoạch sẽ mở rộng các khóa thực tập như thế trong 2 năm tới. Quân lực Mỹ cũng dự định yểm trợ các toán công binh và y tế trong các dịch vụ khác.
Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, nơi đã gửi khoảng nửa tá tàu chiến sang thăm các hải cảng VN các năm gần đây, dự định mở một hội nghị với các cấp chỉ huy tương nhiệm vào mùa xuân này để thu xếp thêm các chuyến tàu chiến Mỹ thăm VN. Trong một quyết định có tính đột phá, Việt Nam báo rằng hải cảng ở Vịnh Cam Ranh sẵn sàng mở ngõ đón tàu chiến hải quân nước ngoài.
Hình ảnh một hàng không mẫu hạm trang bị vũ khí nguyên tử, nặng 90,000 tấn, vào Vịnh Cam Ranh sẽ là biểu tưoọng minh bạch của sự hòa giải Mỹ-Việt, vì vịnh này là nơi hải quân Mỹ trú đóng thời chiến tranh. Việc taù chiến Mỹ vào Cam Ranh cũng là dấu hiệu cho các nước Châu Á rằng Mỹ muốn giữ an ninh khu vực và nhắc TQ rằng Mỹ sẽ là một đối thủ khổng lồ.
Năm ngoái, phi cơ từ mẫu hạm USS George Washington đã chở nhiều lãnh tụ quân sự và chính trị VN bay ra tàu chiến đậu ngoaì khơi. Mẫu hạm USS John Stennis cũng làm như thế trước đó cùng năm, cả 2 lần đều bị Bắc Kinh phản đối vì nói rằng vi phạm vùng Biển Đông của TQ.
Nhưng dấu hiệu rõ nhất là việc mở một văn phòng liên lạc tại Hà Nội bởi sở tình báo Mỹ CIA. Không ai nhầm lẫn nữa về các dấu hiệu hợp tác về an ninh.
-
Richard Halloran, cựu phóng viên nước ngoài tại châu Á của tờ New York Times
-Đại sứ Việt Nam gặp Tư Lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương Thực hiện “mong muốn” tăng cường hợp tác quân sự -Người Việt Online- Quan hệ Việt – Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất VOV  (Đài Tiếng Nói Việt Nam)- -Quan hệ Việt – Mỹ ngày càng phát triển Lê Minh   -  VTV (Đài Truyền Hình Việt Nam)-

 -Việt Nam và Hoa Kỳ, cuộc hòa giải kéo dài anhbasam- Star Advertiser

Ngày 20-3-2011
Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Mỹ gặp nhau ở Hawaii để xây nên quan hệ đối tác chiến lược mới từ đống tro tàn của chiến tranh.
10 ngày trước đây, khi đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Lê Công Phụng, bay sang Hawaii để bàn bạc với tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương là Đô đốc Robert Willard, ông mang theo một thông điệp xúc tích: “Cẩn thận với Trung Quốc”.

Theo một ngôn ngữ ngoại giao hơn, các quan chức Mỹ và Việt Nam cho biết đại sứ Phụng đã khẳng định: “Việt Nam và Hoa Kỳ nên cùng hợp tác để chống lại những yêu sách về lãnh thổ và nỗ lực của Trung Quốc nhằm cản trở tự do hàng hải trên Biển Đông”,
Hạm đội Thái Bình Dương của Williard phụ trách mảng quan hệ quân sự với Trung Quốc và có nhiệm vụ ngăn ngừa mọi sự gây hấn của Trung Quốc nếu mối quan hệ đó xấu đi. Nghe nói Williard đã đón nhận ý kiến của đại sứ Phụng. Không tiếp xúc được với Willard bởi vì, theo các nhân viên của Williard, ông ta đang bận chỉ đạo các hoạt động nhân đạo của Mỹ ở đông bắc Nhật Bản sau trận sóng thần.
Mỹ và Việt Nam đã và đang dần dần xúc tiến một quá trình hòa giải mà chỉ có thể đánh giá bằng từ “đáng ghi nhớ”, sau một cuộc chiến tranh rất dài giữa hai nước, kể từ năm 1954 tới năm 1973, làm 58.000 lính Mỹ và khoảng 1,1 triệu người Việt chết.
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã có lời nhân một chuyến thăm tới Hà Nội hồi tháng 10 năm ngoái. “Chiến tranh đã qua” – ông phát biểu tại Đại học Quốc gia Việt Nam. “Những nước nào đủ sáng suốt để bỏ lại những cay đắng và khổ đau trong quá khứ đều có thể tìm thấy ở nhau mối quan hệ hữu nghị và đối tác tương lai”.
Đại sứ Phụng thể hiện quan điểm của Hà Nội và ký ức khó quên của người Việt Nam. Trung Quốc đã chiếm đóng gần như cả Việt Nam trong suốt 1000 năm cho đến năm 939 Công nguyên. Gần đây hơn, vào năm 1979, Trung Quốc tấn công Việt Nam, và trong gần 10 năm sau đó, giữa hai nước đã nhiều lần xảy ra giao tranh.
Đối với Mỹ, sự hiếu chiến của Trung Quốc đã và đang mạnh thêm lên, kể từ khi chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa bùng nổ trong Thế vận hội Bắc Kinh tháng 8/2008. Bắc Kinh dường như có ý đẩy các lực lượng Mỹ cùng ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi châu Á. Các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ, một cách lặng lẽ nhưng liên tục, đã cảnh báo Trung Quốc đừng nên tính nhầm, vì Mỹ dự định vẫn tiếp tục làm một siêu cường ở Thái Bình Dương.
Để nhấn mạnh mối quan hệ hợp tác về an ninh đang hình thành giữa Mỹ và Việt Nam, Không lực số 13 của Mỹ tại Căn cứ Không quân Hickam đang có kế hoạch triển khai một đội “Ngựa Đỏ”, gồm toàn những kỹ sư hàng đầu, sang Việt Nam hè này để hợp tác cùng kỹ sư Việt Nam tu sửa lại một số trường học và bệnh viện.
Giới chức Mỹ cho hay, kế hoạch của Không lực và các lực lượng quân sự Mỹ khác là nhằm thiết lập quan hệ hợp tác với những đơn vị phi quân sự của Việt Nam, sau đó sẽ dần dần tăng cường thành hoạt động huấn luyện cho các lực lượng chiến đấu. Chốt lại, quân đội Mỹ muốn có căn cứ không quân ở Việt Nam.
Lực lượng Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ đóng ở Ft. Shafter thì lên kế hoạch tập hợp các đại diện từ Việt Nam và những nước Đông Nam Á khác tại một hội thảo về phòng chống thiên tai. Kế hoạch này kêu gọi mở rộng những hội thảo tương tự trong vòng hai năm tới. Lục quân cũng có kế hoạch hỗ trợ hoạt động kỹ thuật và y tế của các đơn vị khác.
Hạm đối Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ ở Trân Châu cảng – đơn vị từng gửi 6 tàu chiến đến thăm cảng biển ở Việt Nam trong những năm gần đây – có kế hoạch tổ chức một hội nghị với đối tác Việt Nam trong mùa xuân này để chuẩn bị cho nhiều chuyến thăm nữa. Một bước đột phá: Việt Nam vừa thông báo rằng cảng biển của họ ở vịnh Cam Ranh đã mở rộng cửa chào đón hải quân nước ngoài.
Để một hàng không mẫu hạm năng lượng hạt nhân, nặng tới 90.000 tấn, đến cảng Cam Ranh, sẽ là một hành động mang tính biểu tượng rõ nét cho quá trình hòa giải Mỹ-Việt, bởi vịnh này từng là nơi Mỹ đóng một căn cứ khổng lồ trong suốt chiến tranh. Chuyến thăm sẽ nhằm mục đích gửi tín hiệu tới các quốc gia Á châu rằng Mỹ thúc đẩy an ninh khu vực, và để nhắc nhở Trung Quốc rằng Mỹ sẽ là một đối thủ đáng gờm.
Năm ngoái, máy bay cất cánh từ tàu khu trục U.S.S. George Washington đã đưa vài nhà lãnh đạo về quân sự và chính trị của Việt Nam đến một tàu đóng ngoài khơi. Năm 2009, tàu khu trục U.S.S. John Stennis cũng hành động tương tự. Cả hai vụ đều bị Bắc Kinh – kẻ có yêu sách chủ quyền trên phần lớn vùng biển khu vực – phản đối.
Cũng thời gian đó, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển U.S.S. John S. McCain neo đậu ở Đà Nẵng. Tàu này được đặt theo tên ông nội của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, một đô đốc hải quân, và bố ông John McCain, vị đô đốc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương trong chiến tranh Việt Nam. Thượng nghị sĩ McCain vốn là phi công hải quân bị bắn hạ trên vùng trời Hà Nội và đã từng bị tù 6 năm.
Một tín hiệu khác khó thấy hơn nhưng cũng có ý nghĩa về sự hiện diện tăng cường của Mỹ là việc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) mở văn phòng liên lạc (liason office) ở Hà Nội.
Không phải người Việt Nam nào cũng thích hòa giải với Mỹ, đặc biệt là các đảng viên cộng sản cao tuổi, vốn sợ Mỹ sẽ phá hoại chính quyền của họ. Hồi tháng 12, một quan chức Việt Nam đã chỉ trích nghị quyết của Mỹ về tự do tôn giáo, nói rằng nghị quyết đó không phản ánh đúng thực trạng ở Việt Nam.
Tuy thế, ngay tại Mỹ thì nhiều cựu chiến binh – những người mà chúng ta có thể tin rằng họ sẽ phản đối việc hòa giải, đặc biệt những người từng là tù binh chiến tranh – lại tỏ ra thờ ơ, hoặc ủng hộ hòa giải.
“Chúng tôi không có nhiều oán hận đối với họ” – một lính thủy đánh bộ từng hai lần chiến đấu ở Việt Nam nói. “Chúng tôi là quân nhân, do các chính trị gia điều đến Việt Nam để đánh nhau, nhưng sau đó, chính chúng tôi lại bị lên án vì chiến tranh, chứ không phải giới chính trị gia. Chúng tôi bị dư luận Mỹ phê phán”.
Người dịch: Đỗ Quyên

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

– Bài của Richard Halloran, cựu phóng viên nước ngoài tại châu Á của tờ New York Times: Các nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ gặp nhau tại Hawaii để xây dựng một quan hệ hợp tác chiến lược từ đống tro tàn chiến tranh –   A long reconciliation (Star Advertiser).
When the Vietnamese ambassador to the United States, Le Cong Phung, flew to Hawaii 10 days ago to confer with the commander of American forces in the Pacific, Adm. Robert Willard, he carried a succinct message: "Beware of China."
In more diplomatic language, said U.S. and Vietnamese officials, the ambassador asserted: "Vietnam and the U.S. should work together to counter China's territorial claims and attempts to hamper free navigation in the South China Sea."

Willard, whose Pacific Command is charged with military relations with China — and deterring Chinese aggression if those relations turn sour — was said to be receptive. Willard himself could not be reached because, his staff said, he was tied up directing U.S. post-tsunami relief efforts in northeastern Japan.
The U.S. and Vietnam have been gradually forging a reconciliation that can only be called remarkable, given the long war they fought from 1954 to 1973 in which 58,000 Americans died and 1.1 million Vietnamese are estimated to have perished.
Secretary of Defense Robert Gates set the tone during a visit to Hanoi in October. "Wars end," he said at the Vietnam National University. "Nations wise enough to put past bitterness and heartbreak behind them can find in each other future friends and partners."
Ambassador Phung reflected Hanoi's point of view and the long memories of the Vietnamese. China occupied large parts of Vietnam for a thousand years, ending in A.D. 939. More recently, China attacked Vietnam in 1979 and fought skirmishes for nearly 10 years after that.
For the U.S., China's belligerence has been intensifying since the eruption of Chinese nationalism during the Olympics in August 2008. Beijing seems bent on driving U.S. forces and influence out of Asia. U.S. commanders have quietly but repeatedly cautioned the Chinese not to miscalculate as the U.S. intends to remain a Pacific power.
To underscore the emerging security relations between the U.S. and Vietnam, the 13th Air Force at Hickam Air Force Base here plans to deploy a "Red Horse" team of frontline engineers to Vietnam this summer to work with Vietnamese engineers on refurbishing schools and hospitals.
U.S. officials said the plan for the Air Force and other American services was to establish working relations with Vietnamese non-combat units, then move incrementally into training exercises for combat forces. Eventually, U.S. forces would like to gain access to air bases in Vietnam.
The U.S. Army Pacific at Ft. Shafter plans to bring together representatives from Vietnam and other Southeast Asian nations in a workshop on improving responses to natural disasters. The plan calls for expanding such workshops over the next two years. The Army also plans to support the medical and engineering missions of the other services.
The Navy's Pacific Fleet at Pearl Harbor, which has sent a half-dozen warships on port calls in Vietnam in recent years, plans to hold a staff conference with Vietnamese counterparts this spring to arrange for more visits. In a breakthrough, Vietnam has announced that its port at Cam Ranh Bay has been opened to foreign navies.
For a 90,000-ton, nuclear-powered aircraft carrier to visit Cam Ranh Bay would be a vivid symbol of U.S.-Vietnam reconciliation, as the bay was the site of a huge U.S. base during the war. The port call would be intended to signal Asian nations that the U.S. seeks regional security and to remind China that the U.S. would be a formidable foe.
Last year, the aircraft from the carrier U.S.S. George Washington flew several Vietnamese military and political leaders out to the ship standing offshore. The carrier U.S.S. John Stennis did the same the year before, both actions drawing protests from Beijing, which claims sovereignty over those waters.
About the same time, the guided missile destroyer U.S.S. John S. McCain docked in Danang. The ship is named for U.S. Sen. John McCain's grandfather, an admiral, and his father, the admiral who led the Pacific Command during the Vietnam War. Sen. McCain, a naval aviator, was shot down over Hanoi and spent six years as a prisoner of war.
A less visible but still telling sign of the gradual accommodation has been the opening of a liaison office in Hanoi by the U.S. Central Intelligence Agency.
Not every Vietnamese is keen about reconciling with the U.S., particularly older members of the Communist Party who fear the U.S. will undermine their authority. A Vietnamese official criticized a U.S. resolution on religious freedom in December, saying it failed to reflect the correct situation in Vietnam.
In the U.S., many Vietnam veterans who might be expected to be critical of reconciliation, especially those who were prisoners of war, have instead indicated that they are indifferent or supportive.
"We don't have a lot of animosity toward the enemy," said a retired Marine who fought twice in Vietnam. "We were warriors sent by our political leaders to fight the war but then we, not the politicians, got blamed for the war. We were let down by the American public."

 - Một thông tin đáng chú ý (MỘT HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO “ĐA NGHĨA”) — (Nguyễn Vĩnh).

Hôm trước giới thiệu bài phỏng vấn ông Lê Công Phụng, Đại sứ nước ta tại Mỹ, tôi nhận được nhiều phản hồi. Ý kiến góp hoặc bình với đầy đủ cung bậc. Có điều là các ý gần như thống nhất là các câu trả lời của ông Đại sứ Lê Công Phụng chứa khá nhiều thông tin trong đó, ông cũng không tránh né những câu hỏi “khó” – là khó về ngoại giao, nói hay không nói, và nếu nói là nói kiểu gì, nói thế nào…


Tàu sân bay của hải quân Mỹ thuộc hạm đội Thái Bình Dương.
Tuy nhiên không ít bạn đọc lại đặt câu hỏi, thế sao bấy lâu nay ông đại sứ ít nói đến những điều “sát sàn sạt” đến vậy. Bây giờ nhiều trường hợp khá là cụ thể của quan hệ quốc tế, về thái độ của VN đối với các vấn đề đó, có câu người hỏi động chạm trực tiếp đến vấn đề “nhạy cảm” mà ông Phụng cứ vẫn đàng hoàng có ý kiến, nêu quan điểm của mình. Hay là tại ông Phụng sắp kết thúc nhiệm kỳ, về nước có thể nghỉ hưu vì đã đạt độ tuổi theo quy định công chức, nên mới bộc lộ hết những gì mình suy nghĩ, nghiên cứu, tức là năng lực của một nhà ngoại giao, cũng là bản lĩnh của một vị đại sứ tại một địa bàn quan trọng như nước Mỹ?
Tưởng chỉ có vậy. Nhưng hôm nay tôi lại nhìn thấy một tin nữa cũng rất có ý nghĩa, thậm chí là quan trọng trong thời điểm hiện nay xét về cả khía cạnh chính trị, kinh tế và ngoại giao mà ông Phụng thực thi nhiệm vụ của mình trước khi ông trở về bàn giao công việc cho người đồng nhiệm kế tiếp. Đó là tôi muốn giới thiệu một bản tin ngắn ngủi dưới đây. Nó nói lên nhiều điều về quan hệ Việt-Mỹ và các mối quan hệ quốc tế khác của VN.
Mấy dòng tin dưới đây - mà theo bản tin trên báo “Người Việt”, tờ báo hải ngoại, thì tin này được trích từ nguồn của Thông tấn xã Việt Nam phát ra.  Vậy đây là một tin tức đáng tin cậy theo cách hiểu chính thống của Việt Nam.
Chỉ có một lời xen vào tin này: Động tác này có ý nghĩa như thế nào với các biến chuyển ở vùng châu Á, Đông Nam Á và nhất là Thái Bình Dương ôm trọn trong đó là Biển Đông, nơi đang có sự tranh chấp ngày càng tăng lên nếu quan sát các động thái phô trương sức mạnh lực lượng hải quân của một số nước hữu quan trong vùng biển này.
Đại sứ ta đi tới một vùng đất giữa biển khơi Thái Bình Dương, đảo Hawaii, để gặp một viên chức cao cấp hải quân của vùng tại nước đối tác, mà mục đích chuyến đi được dẫn tới là lo chuẩn bị cho chuyến đi của Thủ tướng dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế APEC. Động thái này xét về ngoại giao là "kín kẽ", khó một nước thứ ba thứ tư nào đó bóp méo xuyên tạc về một mục đích của chuyến đi cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên người ta có thể đạt câu hỏi, đến tận đầu tháng 11/2011 hội nghị kia mới diễn ra, có nhất thiết ông đại sứ sở tại phải cất công đi "tiền trạm" sớm đến như vậy? Lại nữa, vẫn công việc đó thông thường người ta vẫn có thể gặp các viên chức ngoại giao cao cấp ở ngay thủ đô nước sở tại đặt vấn đề và bàn định, có nhất thiết đến chính một vùng biển khơi rộng lớn mang tên Thái Bình Dương? Đại dương đó đúng ra là chưa thái bình, có lúc "nổi sóng", đang là tâm điểm theo dõi của thế giới vì nó có lúc có nơi "rất nóng" do các hoạt động hải quân của một số nước xuất phát từ sự tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền về biển, đảo. Điều cuối cùng, một chuyến đi như vậy, thực thi một công việc đơn thuần như trên nêu, trong nước vẫn có thể cử một quan chức ngoại giao tương đương về cương vị, tới đảo này bàn bạc với giới chức địa phương như lẽ thông thường về ngoại giao.
Vì những lẽ đó chúng ta có thể gọi chuyến đi của ông Phụng tại thời điểm này không những là một động thái ngoại giao đáng chú ý - đương nhiên rồi -, mà còn là một hoạt động ngoại giao "đa nghĩa" của Việt Nam vừa thể hiện.        
NV
-----------
Ðại sứ Việt Nam gặp tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương
Tháng Ba 15, 2011
Thực hiện mong muốn’ tăng cường hợp tác quân sự
Hawaii 14/3 (Người Việt) Đại sứ Việt Nam ở Washington đã đến Hawaii gặp tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương “trao đổi mang tính xây dựng”.
Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin ông Lê Công Phụng, Đại sứ sắp mãn nhiệm của Việt Nam, đã đến Honolulu, chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại của một lãnh tụ Hà Nội (Nguyễn Tấn Dũng nếu ông này được tái cử ở chức vụ thủ tướng) tới đó tham dự Hội Nghị Thượng Ðỉnh Diễn Ðàn Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC) dự trù sẽ diễn ra vào các ngày 7 đến 13 tháng 11 năm 2011.
Dịp này, ông đã đến trụ sở Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, gặp đô đốc tư lệnh Robert Willard “bàn biện pháp để thực hiện mong muốn của cả Việt Nam và Mỹ trong việc tăng cường và duy trì hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực cũng như quan hệ quân sự giữa hai nước”, theo bản tin TTXVN.
Bản tin này nói rằng “Trong cuộc trao đổi mang tính chất xây dựng, hai bên đã thống nhất về tầm quan trọng của việc duy trì lợi ích chung liên quan tới biển. Hai bên thảo luận cách thức để cả Mỹ và Việt Nam cùng với các nước thành viên Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á (ASEAN) và các thành viên tham dự Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN (ARF) cũng như các nước có biển khác và cộng đồng quốc tế đều có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế liên quan”.
TTXVN nói cả ông Phụng và Ðô Ðốc Willard “cho rằng nay là thời điểm chín muồi để phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng rộng lớn hơn, kể cả việc hỗ trợ nhân đạo và phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, hoạt động gìn giữ hòa bình, an ninh biển, trao đổi gồm cả trao đổi giữa các học viện nghiên cứu quốc phòng, quân y cũng như các cuộc đối thoại cấp cao. Hai bên nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong ASEAN và trong ARF.”
Chuyến thăm viếng của ông Phụng diễn ra một tuần lễ sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc tập trận hải quân ở khu vực quần đảo Trường Sa, vùng biển đảo cả hai nước đang tranh chấp chủ quyền.
Giữa tháng 2 năm 2011, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc tập trận hải quân ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ đầu năm 1974 đến nay.
Trái với những lời phản đối suông của Việt Nam không có một tác dụng nào, Nhật Bản, Hàn Quốc và Phi Luật Tân đều đưa tàu chiến, phi cơ đến ngăn chặn các hành động xâm phạm trái phép của tàu và phi cơ Trung Quốc.
Ðầu tháng 3 vừa qua, Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng nước này sẽ tăng 13% chi tiêu trong năm nay. Tuyên bố này đã khiến nhiều nước láng giềng trong khu vực quan ngại. Giới phân tích thời sự tin rằng các quốc gia trong khu vực đã và sẽ gia tăng võ trang để đối phó với sự lớn mạnh và đe dọa của Trung Quốc. Tình thế này sẽ dẫn các nước Á Châu lao vào cuộc chạy đua vũ trang mới.
-Lê Công Phụng Nói Tới Cách Mạng Hoa Nhài blog Trần Đông Đức
Trần Nhật Phong thực hiện Tue, 03/15/2011 - 00:58 — trandongduc
Lời BLOG: Đây là cuộc phỏng vấn do ký giả Trần Nhật Phong, Việt Weekly phỏng vấn ông Lê Công Phụng, đại sứ của nước CHXHCN Việt Nam trong chuyến viếng thăm thành phố San Diego. Nhận thấy cuộc phỏng vấn có những nội dung rất thời sự như Cách Mạng Hoa Nhài, Biển Đông, đảng Việt Tân, cảm tình tam giác Mỹ-Việt-Hoa rất là “giao lộ định mệnh” tràn đầy kịch tính…, blog của Trần Đông Đức xin giới thiệu đến độc giả bài phỏng vấn này với sự cho phép của Việt Weekly. Đây cũng là ấn bản điện tử đầu tiên vì Việt Weekly chỉ xuất bản bài này trên báo giấy ở Little Saigon - Quận Cam. Phần ở dưới đây là toàn bộ nguyên văn thực hiện phỏng vấn, xin mời các bạn xem nhé.






Việt Weekly phỏng vấn ông Đại sứ Lê Công Phụng về các vấn đề chính sách ngoại giao và quan tâm của cộng đồng Việt hải ngoại
LTS: Trong hai ngày đầu tuần qua, thứ Hai và thứ Ba, 28 tháng 2 và 1 tháng 3, 2011, phái đoàn của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, dẫn đầu là ông Đại sứ Lê Công Phụng đã đến thành phố San Diego để tổ chức diễn thuyết về cơ hội kinh doanh ở Việt Nam. Trong dịp này, Việt Weekly có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với ông Đại sứ về nhiều vấn đề liên quan tới chính sách ngoại giao và những quan tâm khác của cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong hơn một giờ gặp gỡ, ông Đại sứ đã thẳng thắn trả lời các câu hỏi nêu lên từ phía báo chí. Việt Weekly xin tường trình cuộc trao đổi.
°Bài: TRẦN NHẬT PHONG
Việt Weekly (VW): Ông Đại sứ Lê Công Phụng đánh giá chuyến đi này và nhiệm kỳ của ông tại Hoa kỳ trong suốt thời gian vừa qua?
Đại sứ Lê Công Phụng (LCP): Chuyến đi này, đây là lần đầu tiên tôi xuống, tôi cũng quá bận. San Diego quá đẹp. Mình không xuống đây là một thiệt thòi lớn. Xuống đây, tôi mới thấy là đúng với suy nghĩ của chúng tôi lâu nay, San Diego cũng như các nơi khác, chính quyền, nhân dân, giới doanh nghiệp, giáo dục, an ninh, tôi đều quí trọng tất cả. Trong trao đổi, trong làm việc, họ thể hiện tinh thần rất phù hợp với suy nghĩ của người Việt Nam.
Quan hệ Mỹ Việt trong quá khứ có những thăng trầm nhưng đến bây giờ là lúc hai bên phải cố gắng hết sức để thúc đẩy quan hệ đó. Tôi có gặp các trường đại học, có những bàn chuyện với các giáo sư, các lãnh đạo của các trường, gặp một số doanh nhân. Hai hôm nay, chúng tôi hoạt động liên tục.
Ngày Chủ Nhật, tôi cũng đã đánh golf với ông Ron Robert, Supervisor District 4, của San Diego. Vì mình là khách, ông mời, cho nên không thắng ông, đánh cho hòa. Thứ nhất là, thể hiện sự tôn trọng với chủ nhà. Thứ hai là, thể hiện tình hòa khí giữa Mỹ với Việt Nam.
Phải nói là chuyến đi này thành công. Tình cảm của người Mỹ đối với người Việt Nam được đánh giá rất cao. Đất nước với con người Việt Nam được đánh giá rất cao về vị trí hiện nay trong mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Mỹ.
VW: Trong suốt nhiệm kỳ ở Hoa kỳ, ông đánh giá quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã tiến tới mức độ nào?
LCP: Hôm qua, tôi có trao đổi với ông Thị trưởng Jerry Sanders. Cuối cùng, ông đã trao cho tôi chìa khóa vàng của thành phố San Diego. Oâng nói rằng, với chìa khóa này tôi có thể mở cửa bất kỳ cánh cửa nào của San Diego để vào. Tôi cũng đề nghị với ông là, quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ đang lúc tốt, quan hệ giữa Việt Nam với California đang lúc tốt, và muốn đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các địa phương miền Nam với thành phố San Diego, một trong những thành phố đẹp nhất của Mỹ. Tôi muốn ông ấy thúc đẩy việc kết nghĩa giữa thành phố San Diego với một, hai thành phố ở Việt Nam. Đấy là bước đầu. Ông ấy đã cam kết với tôi là sẽ thúc đẩy văn phòng làm việc này. Chúng tôi cũng đã ghi nhận mối quan hệ thành phố kết nghĩa. Tôi đã nêu tên một số thành phố để ông tự chọn. Oâng nói rằng, trong thời điểm bây giờ với tầm quan hệ của Việt Nam, lẽ ra việc này ông đã làm từ lâu, nhưng bây giờ làm cũng hơi muộn, nhưng ông sẽ làm.
Về công tác của tôi ở đây và mối quan hệ Mỹ, thời gian ba năm qua, tôi có may mắn sống trong không khí quan hệ Việt Mỹ rất là thuận lợi. Sự nỗ lực của chính quyền Mỹ, các lãnh đạo Mỹ, các lãnh đạo Việt Nam, chính phủ Việt Nam và nhiệt tình của nhân dân hai nước, giới doanh nghiệp, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã vượt qua khuôn khổ bình thường.
Bao lâu nay, việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước từ năm 1995, sau 15 năm, bây giờ là 16 năm, sự hợp tác trên nhiều lãnh vực rất có hiệu quả như kinh tế, thương mại rất tốt. Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam. Việt Nam có buôn bán với 87 nước khu vực và lãnh thổ. Kinh ngạch buôn bán của Việt Nam với một số nước rất là lớn. Với Trung quốc là 25 tỉ, Nhật là 20 tỉ, Hàn quốc cũng vậy. Với Mỹ chỉ mới hơn 18 tỉ. Con số đó đã tăng so với năm ngoái, 2009, là 19%. Quan trọng nhất là, trong kinh ngạch dù lớn dù bé, giá trị Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là lớn nhất. Đối với các khu vực và quốc gia khác, Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn là xuất khẩu.
VW: Nước Mỹ rộng lớn với 50 tiểu bang. Ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu từ Hoa kỳ sang Việt Nam, hay từ Việt Nam sang Hoa kỳ, California là cửa khẩu chính chiếm tầm quan trọng. Trong những năm kế tiếp, Việt Nam có kế sách nào để triển khai và phát triển thêm về xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ California hay không?
LCP: Phục vụ về phát triển kinh tế phải làm hết sức mình để làm cho nền kinh tế đi lên một cách bền vững. Xuất khẩu là một trong những nhân tố giúp cho kinh tế phát triển nhanh. Nhưng mà, nếu chỉ dựa vào xuất nhập khẩu, kinh tế phát triển không ổn định. Thị trường Việt Nam là thị trường lớn, 96-98 triệu dân. Đi cùng với xuất khẩu và nhập khẩu, phải tăng cường sức mua của thị trường nội địa. Muốn được như vậy, phải từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, cách nhìn nhận về phát triển kinh tế. Thực ra, Việt Nam đang lần mò tìm phương cách tốt nhất.
Đối với Mỹ, xuất khẩu hiện nay là rất tốt. Trong mấy năm liền đều tăng về ngạch xuất khẩu và đang cố tăng số nhập khẩu của Mỹ. Về nhập khẩu, năm 2010 so với năm 2009 đã tăng 23%. Không có ý định cân bằng xuất nhập khẩu vì do nhu cầu của thị trường, nhưng quan trọng là, với đà xuất khẩu với Mỹ qua cửa khẩu California, Việt Nam cần phải lên phương án làm cho hàng xuất khẩu mang tính thương mại hơn, nhiều hơn. Không chỉ sang Tây, mà phải sang Đông, có thể thêm hai ngày nữa đi sang kênh đào Panama đến Houston, Texas. Chỉ tập trung vào Tây, lâu nay là tốt, nhưng chưa đủ, cần phải làm thêm. Và phải lôi kéo các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam để sản xuất và xuất trở lại Mỹ. Phải tăng cường khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sang Mỹ đầu tư. Đây là lợi ích cho cả hai bên.
Với thuận lợi trong hợp tác kinh tế, đầu tư, buôn bán, là chỗ dựa cho phát triển quan hệ các lĩnh vực khác. Quan hệ Việt Nam – Mỹ bây giờ phát triển đến tầm mức cao hơn mức lâu nay chúng ta suy nghĩ. Chúng tôi đang cùng với phía Mỹ nâng cấp quan hệ này. Hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ thành đối tác chiến lược chứ không phải hợp tác về việc này.

VW: Ông vừa khuyến khích doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam mở công ty sản xuất. Một trong những trở ngại khiến cho doanh nghiệp Mỹ chưa đầu tư vào Việt Nam nhiều vì họ cho rằng Việt Nam chưa có đủ biện pháp ngăn chặn nạn vi phạm tác quyền. Oâng nhận xét về vấn đề này thế nào?
LCP: Có ý kiến đấy nhưng rất là ít, phải nói là rất là ít. Thực ra, ý kiến đó là do một số người chưa nắm rõ thông tin. Trọng tâm hiện nay hai bên cần bàn với nhau là thúc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế. Về bản quyền của Việt Nam đã được Mỹ xác nhận đã rất tiến bộ trong thời gian qua. Cho đến bây giờ, trên 90% tập đoàn công ty đầu tư vào Việt Nam đều thuận lợi. Hãn hữu có công ty chưa thuận lợi. Nhưng cũng phải nói rõ cho họ biết là Việt Nam phát triển nhanh nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Không giấu khó khăn của mình, vì họ làm họ biết, mà mình phải trong sáng, khi họ làm ăn, hợp tác mới thoải mái được.
Chúng tôi nói rõ rằng, Việt Nam khó nhất ở điểm hạ tầng cơ sở, đường sá, bến cảng, sân bay. Khó nhất về kinh nghiệm và cách thức quản trị, đang học chưa giỏi như người ta. Công ty thua lỗ do quản lý kém. Thủ tục đôi khi phức tạp, rườm rà, mất thời gian, mất tính cạnh tranh của các tập đoàn. Bản thân họ cũng biết những khiếm khuyết như vậy. Lớn hơn nữa là lực lượng lao động. Tay chân khéo, cần cù nhưng để có được lực lượng lao động được huấn luyện, đào tạo phục vụ khoa học công nghệ mới, phục vụ dự án công nghệ cao, Việt Nam còn thiếu nhiều. Cho nên, chúng tôi đã khuyến khích họ đầu tư và hợp tác để có đội ngũ lao động được đào tạo tốt. Hai bên sẽ có lợi. Cứ nói là Việt Nam có lao động rẻ. Lao động rẻ là một chuyện. Nhưng phải cần có đào tạo, phải biết máy móc, kỹ thuật. Tay chân khéo léo là một chuyện nhưng phải có cái đầu. Không giấu cái dốt, không giấu yếu kém, có giấu cũng không được. Đó là những khiếm khuyết cần được khắc phục và cần được hợp tác để khắc phục, như thế sẽ làm ăn được lâu dài với nhau.
VW: Theo đánh giá của ông, sự hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện đang tiến triển rất tốt về kinh tế, văn hóa cũng như chính trị, về lãnh vực quân sự có những bước hợp tác nào đáng được ghi nhận?
LCP: Trong mối xác lập quan hệ, đối tác toàn diện giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, như bà Ngoại trưởng Hillary Clinton từng nêu lên tầm quan trọng giữa đôi bên, và chúng ta nhất trí phải làm. Mối quan hệ giữa hai nước sau 15 năm, không thể bó gọn trong một lãnh vực nào, vì hai nước đều có nhu cầu, và xây dựng được sự tin tưởng lẫn nhau. Đến mức mà hai nước có thể đẩy lên một mức hợp tác mới. Về quân sự, Việt Nam đã có sự hợp tác với Hoa Kỳ khá chặt chẽ. Tôi có thể nói như vậy.
VW: Trong năm 2010, bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đã có hai chuyến đi Việt Nam, điều này cho thấy mối quan tâm và hợp tác giữa Hoa Kỳ là Việt Nam rất tốt. Được biết ông Đại sứ cũng là một chuyên viên nghiên cứu về vấn đề Biển Đông liên quan đến Trung Quốc, trong thế đứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ông có thể cho biết ý kiến về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc?
LCP: Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai siêu cường. Sự cạnh tranh giữa hai siêu cường đối với khu vực là chuyện tất yếu. Với vị trí chiến lược của Việt Nam nằm ở giữa trung tâm Đông Nam Á, tôi cho rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đánh giá Việt Nam rất cao. Hoa Kỳ đang thực hiện chủ trương quay trở lại Đông Nam Á, còn Trung Quốc đang phát triển mạnh ở Đông Nam Á, cả hai xu hướng này đều có nhu cầu quan hệ tốt với Việt Nam.
Việt Nam là một nước nhỏ, nên phải hết sức khéo léo. Việt Nam phải sống với Trung Quốc với bất kỳ tình hình nào xảy ra, cốt lõi là phải giữ được an ninh và lợi ích của dân tộc và trọn vẹn biên giới lãnh thổ Việt Nam.
VW: Ông cho biết thêm Việt Nam làm thế nào để hóa giải tình hình chính trị giữa gọng kềm của hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc?
LCP: Như tôi đã nói, Việt Nam đã sống cạnh bạn láng giềng Trung Quốc hàng nghìn năm nay. Vậy thì, Việt Nam cũng sẽ biết cách làm thế nào để hàng nghìn năm tới, để giữ mối giao hảo này. Trong ngoại giao, Việt Nam cũng cần nguyên tắc để bảo vệ lợi ích của dân tộc.
Hoa Kỳ có nhu cầu đối tác chiến lược với Việt Nam, nhưng chúng ta cũng không thể đi với Hoa Kỳ để đối đầu với Trung Quốc, và cũng không chiều theo Trung Quốc để đối chọi với Hoa Kỳ. Những nước lớn có nhu cầu với nhau, và Việt Nam cũng không làm xiếc trong mối quan hệ. Việt Nam cũng không leo giây để giữ thăng bằng, mà chỉ giữ những gì thuộc về chúng ta. Việt Nam muốn hợp tác với nước này, nhưng không làm hại, đối đầu với nước khác.
Bà Hillary Clinton nói rất mạnh về vấn đề Biển Đông, phía Trung Quốc lúc đầu gay gắt, sau dịu lại. Nói như thế là hết cỡ rồi. Việt Nam nhất trí với Hoa Kỳ là, Biển Đông là bờ biển chung, không chỉ với các nước có liên quan, mà còn liên quan đến với các nước trên thế giới, vì đây là đường hàng hải các nước đi qua.
Trong vấn đề Biển Đông, có ba chuyện phải tách biệt: 1) Tự do hàng hải, bảo vệ an ninh cho Biển Đông và được cả thế giới quan tâm; 2) Các hoạt động trong vùng biển này phải theo Công pháp quốc tế, không thể đi ngược lại Công pháp quốc tế. Không thể ỷ vào nước lớn mà áp đặt lên nước bé, nước yếu một cách tùy tiện. Ví dụ phía Trung Quốc yêu cầu về đường Lưỡi Bò chín khúc, phía Hoa Kỳ phản đối và thế giới không ủng hộ ý kiến của Hoa Kỳ, và các nước có liên quan chống lại Trung Quốc; 3) Là chuyện tranh chấp lãnh thổ. Vấn đề này phải để các nước tranh chấp giải quyết với nhau, chứ không lôi nước khác vào xử lý được.
Việt Nam không thể kéo Hoa Kỳ vào giành phần hơn trong vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia khác. Trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ có 5 quốc gia: Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei và Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc và Đài Loan là một phe. Các quốc gia này phải cùng nhau xử lý vấn đề.
Vấn đề Biển Đông liên quan đến hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Việt Nam khẳng định hai hòn đảo này là của Việt Nam. Ông cha ta đã quản lý, cho dù Trung Quốc có chiếm lấy, Việt Nam vẫn đòi. Bây giờ Trung Quốc mạnh, chúng ta chưa đòi được, sau này con cháu chúng ta đòi. Phải đòi cho bằng được, không bỏ. Vấn đề Biển Đông là như vậy, có ba vấn đề tách biệt. Việt Nam không thể dựa vào anh này để chống lại anh khác. Nếu chẳng may, có chuyện xung đột xảy ra, Hoa Kỳ cũng không thể đứng về phía Việt Nam để nổ súng bắn Trung Quốc.
VW: Theo phần trình bày vừa rồi của ông, Việt Nam đang đóng vai trò "cây cầu" cho nhiều hướng trong khu vực, từ Trung Quốc tới các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, cũng như "cây cầu" giữa hai thế lực Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khu vực. Việt Nam mong muốn đóng vai trò này?
LCP: Cục diện thế giới bây giờ khác rất xa. Không phân biệt rõ ràng bạn và thù, không có ranh giới rõ ràng giữa bạn và thù hiện nay. Việt Nam hợp tác với Mỹ, chia sẻ quan diểm với Mỹ ở những vấn đề mà lợi ích trùng hợp với Mỹ, và đấu tranh với Mỹ về thái độ và việc làm của Mỹ đi ngược lại với Việt Nam. Đối với Trung Quốc cũng vậy, Việt Nam hợp tác làm ăn vì biên giới hai nước sát gần nhau và hai bên cùng có lợi. những gì mà Trung Quốc đi ngược lại quyền lợi của Việt Nam, Việt Nam chiến đấu tới cùng, đấu tranh tới cùng.
Ký giả Trần Nhật Phong của Việt Weekly
VW: Trong thời gian vừa qua có nhiều đánh giá cho rằng, phía Việt Nam mềm dẻo với Trung Quốc hơn là đối với Hoa Kỳ?

LCP: Hoa Kỳ xa, Trung Quốc gần. Ông cha chúng ta ngày xưa sau khi đánh bại Trung Quốc, thả tướng trải thảm đỏ cho về. Nguyên tắc lớn của Việt Nam là phải sống hòa thuận với Trung Quốc. Anh tấn công tôi, tôi đánh anh, anh thua, tôi cũng tha, trải thảm đưa các anh về, cung cấp nước, lương thực, xe ngựa cho các anh. Đối với Trung Quốc, thật ra không chỉ là bạn bè ở ngoài nước, mà ngay cả bà con ở trong nước cũng có những bức xúc, nói thế này, nói thế kia, bảo tại sao không làm cái này, không làm cái kia. Nhưng tính cho cặn kẽ, cảm xúc, có thể xử lý được tình cảm của người Việt Nam, lòng yêu nước của người Việt Nam, và cảm xúc đôi khi không thể giải quyết được những vấn đề gai góc. Nhưng mà làm sao để sống cho hòa thuận, cũng khó. Hiện nay quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là tốt, hợp tác rất tốt. Còn Việt Nam kinh tế hơi yếu một chút, vì Trung Quốc lên quá nhanh. Việt Nam cũng có một chút thiệt thòi, nhưng mà trên cơ bản là quan hệ tốt. Việt Nam chỉ còn vướng với Trung Quốc là vấn đề biên giới và biển đông, chỉ có mỗi chuyện đấy thôi, làm sao xử lý cho tốt lành, đừng vì một chuyện mà làm đổ vỡ các mối quan hệ và làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị của Việt Nam.
VW: Là chuyên gia đàm phán trong hiệp ước biên giới 2008 giữa Trung Quốc và Việt Nam, ông cho biết thêm chi tiết về sự kiện này?

LCP: Việt Nam và Trung Quốc ở sát cạnh nhau, đường biên giới của hai nước kéo dài từ đất liền ra tới biển đông. Đương nhiên trong lúc thương thuyết, đôi bên vẫn có nhiều điều gay gắt. Tuy nhiên kết quả đạt được về đất liền xem như đã xong. Theo đó, Việt Nam cũng dựa trên nhiều yếu tố lịch sử, nền văn hóa khu vực để thương thuyết với phía Trung Quốc. Ngược lại, họ cũng đưa ra những lý luận của họ, ví dụ như Ải Nam Quan. Nếu biên giới Việt Nam giáp với Trung Quốc, là phía bắc của lãnh thổ, phải nên gọi là Ải Bắc Quan chứ sao gọi là Nam Quan, đại khái như vậy. Rồi những đường trũng giữa các dãy núi, trước đây cũng là con sông nhưng bây giờ con sông bị cạn, phía họ cũng không vừa, họ đắp đất cao lên bên phía kia khiến cho dòng nước tràn qua bờ phía mình, lâu ngày rồi, phần trũng lại lấn về phía mình. Có rất nhiều những điều phải nói rõ ra để đôi bên thảo luận, đấy chỉ là những vấn đề trong nhiều vấn đề gây tranh cãi giữa hai nước.
VW: Vậy còn thác Bản Giốc?
LCP: Chúng tôi cũng biết được có nhiều thông tin về vụ này. Người nói mất, kẻ nói còn và có nhiều tài liệu được đưa ra để minh chứng cho đôi bên. Như tôi đã nói, phần trũng có vấn để của nó, phần cao cũng có vấn đề. Ví dụ như khi mưa xuống, chỗ cao nhất, nước mưa tẽ làm hai, nơi đó sẽ là biên giới giữa đôi bên. Thác Bản Giốc có vị trí như vậy, phải phân định lại, không thể chỗ nào trũng mới dễ phân biệt. Thật ra, cuối cùng thác Bản Giốc, mỗi bên lại được một phần, riêng phần phía Việt Nam lại có thêm thác phụ ở kế bên. Không những Việt Nam có lợi về phía đất liền, mà ngay cả trên biển cũng có lợi, đó là vì Vịnh Bắc Bộ. Theo địa hình, nó bẻ ra, còn phía Trung Quốc lại cong vào. Do vậy, Việt Nam lại nhiều hơn so với Trung Quốc.
VW: Trong ba năm qua, giữ chức đại sứ Việt Nam tại Washington DC, nơi có nhiều người Việt sinh sống, ông có tiếp xúc với họ hay không và ghi nhận của ông như thế nào?
LCP: Ba năm làm việc ở đây, tôi có may mắn phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, phục vụ bà con và phục vụ cho sự phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ, tôi rất hài lòng nhưng chưa thỏa mãn vì còn rất nhiều việc phải làm, tôi muốn làm nhưng chưa có thời gian để làm. Tuy thường trú tại Washington DC, nhưng tôi cũng đã đi khắp nơi để làm việc với các địa phương lẫn chính quyền, như xuống đây San Diego, tôi làm việc với ông thị trưởng, làm việc với các doanh nghiệp hay đi các tiểu bang khác cũng vậy, gặp gỡ với bà con.
Tôi có một điều cảm nhận là cần phải tiếp tục làm thêm. Cơ bản, bà con có suy nghĩ rất khác nhau. Ngay khi xuống đây, tôi cũng biết là một số bà con nghe nói tôi xuống đây cũng đến biểu tình phản đối. Hôm qua, cũng gặp bà con, tôi đi cửa chính bà con lại tưởng tôi đi cửa sau, nên đứng ở cửa sau. Lúc ở viện bảo tàng, gặp được 3, 4 anh em đứng ở cửa sau cũng nói này nói khác. Nhưng phải nói rằng, chính sách ở trong nước đang hướng về bà con, đất nước chúng ta mạnh hơn 10 năm trước, năm nay mạnh hơn năm ngoái. Tuy đất nước mình còn nhiều khó khăn, tuy còn nhiều vấn đề, những vấn đề trong nước còn bàn cãi với nhau, không riêng gì bà con bàn cãi với chúng tôi, trong nước cũng bàn cãi nhau, thế nhưng đất nước được người ta đánh giá thật cao. Nếu như quan hệ Việt-Mỹ là đối tác chiến lược, toàn bộ các nước đồng minh của Mỹ phải kính nể vai trò của Việt Nam, người dân Việt cũng hài lòng. Nếu quan hệ Việt-Mỹ tốt, tôi chắc rằng bà con người Mỹ gốc Việt cũng không chống đối quyết liệt chính quyền Mỹ thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam, nó có nhiều tác động. Nhưng quan trọng là, bà con là con dân nước Việt, dù là quốc tịch này hay quốc tịch khác, dù là 2 quốc tịch hay dù là thẻ xanh, nhưng phải thật lòng nói với các bạn, đất nước và đồng bào trong nước lúc nào cũng ý thức trách nhiệm rằng, dù là con cháu của mình sống ở đâu kể cả những anh em đang nói to lắm, đôi khi mình không dùng chữ chưởi bới, nhưng bộc lộ suy nghĩ của to lắm, ồn ào lắm, nhưng mà gốc của người Việt, nhân cách của người Việt Nam là con dại cái mang, nếu bà con có sai lầm chỗ này chỗ khác, cá nhân có sai lầm, đất nước cũng trăn trở, đồng bào trong nước cũng trăn trở. Tôi nghĩ rằng, với đà như thế này, đất nước mạnh lên, phát triển lên, vai trò và vị trí có trọng lượng, như năm ngoái Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN quá đẹp. Trong ASEAN thành công như vậy, bà con bên ngoài, dù rằng anh này có chống tôi, nhưng mà nhìn thấy hình ảnh đất nước Việt Nam họ cũng có một chút sung sướng, không nói ra thôi, rất là phấn khởi vì thấy đất nước tốt lành, đến lúc nào đấy bà con nên suy nghĩ lại.
Hôm qua tôi rất cảm động. Trong khi làm việc, có một cháu học sinh sinh ra ở Quận Cam, làm thiện nguyện ở Việt Nam và ở đây, nhưng nói tiếng Việt rất giỏi. Bố mẹ ở đây và trưởng thành ở đây, đã hỏi một điều rằng, các bạn của cháu và một số chú bác vẫn hay nói xấu Việt Nam mình, bác khuyên cháu nói chuyện với họ thế nào để họ thay đổi cách nhìn. Cháu nói như vậy tôi mới biết rằng, có thể còn vài bà con còn trăn trở về những mất mát và không quên được chuyện cũ cho nên vẫn còn gay gắt lắm. Đất nước không mặc cảm về chuyện đấy, lãnh đạo cũng không mặc cảm về chuyện đấy, bà con chưởi bới gay gắt cũng được nhưng muốn về Việt Nam cứ về, miễn là về tới đừng có phá phách thôi. Người nước nào về đấy phá phách cũng bị luật pháp xử lý. Ngoài ra, muốn về quê của mình, về đất tổ của mình, cứ về.
VW: Gần đây, xảy ra những cuộc cách mạng tại Tunisia, Ai Cập, Lybia, nhiều đảng phái chính trị của người Việt hải ngoại như đảng Việt Tân, đều muốn thúc đẩy truyền đạt các thông tin đó đến Việt Nam cũng như muốn tạo những sự kiện tương tự như vậy ở Việt Nam. Ông đánh giá thế nào và phương cách tốt đẹp nhất để giải quyết?

LCP: Trưa nay tôi dùng cơm ở trường đại học quốc gia ở San Diego, ông giám đốc Paul Wong là người gốc Hoa, người Hong Kong, ngồi sát tôi. Ông là chủ còn tôi là khách. Ông có nói chuyện tôi và sau khi nói chuyện xong, ông nói rằng, suy nghĩ của ông cũng giống hệt của tôi. Ông nói rằng, ngày xưa ông ghét Trung Cộng ghê gớm, ghét Trung Hoa Đại Lục, vì đối với ông như là bát nước đổ đi. Bây giờ, ông vào Trung Quốc có thể đi bất bất kỳ chỗ nào, và các vị quan chức Trung Quốc đều sẵn sàng tiếp đón ông và làm việc rất tốt. Khi tôi hỏi ông, ông nói cứ suy gẫm theo người Việt gốc Hoa, ông ông biết, khi mà Trung Quốc vào Liên Hiệp Quốc, Đài Loan rút ra. Trung Quốc gia nhập làm ủy viên thường trực của hội đồng bảo an, hàng vạn người Trung Quốc đều chống Trung Hoa Đại Lục. Nhưng đến bây giờ, quan hệ Mỹ-Trung như vậy, mạnh như vậy, uy thế mạnh như vậy, những người không thích Trung Hoa Đại Lục cũng không chống Trung Hoa Đại Lục.
Câu hỏi của anh về tình hình Trung Đông, nếu để ý tin tức sẽ thấy là Việt Nam không ngăn chặn tin tức về tình hình Trung Đông, khác với Trung Quốc, khác với một số nước. BBC cũng phải khẳng định, trên internet, tất cả các thông tin về những cuộc biểu tình, cuộc cách mạng Hoa Nhài của Trung Đông, Việt Nam không hề ngăn cấm, không ngại.
Riêng với đảng Việt Tân, các anh ấy đã đưa ba đợt đông tiến vào Việt Nam rồi. Ngày xưa, chế độ cũ cùng với 50 vạn quân Mỹ cũng có làm gì nổi nhân dân Việt Nam đâu. Bây giờ, mấy vụ cỏn con thế này làm sao được. Quan trọng nhất là người Việt Nam có lòng yêu nước rất cao, những người la lớn nói to này, lòng yêu nước của họ cũng rất cao, vì người ta không hiểu nên người ta chưởi bới. Nhưng anh nào đụng Việt Nam xem sẽ không được với họ. Đụng đến đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ không xong với họ. Tinh thần cách mạng lớn và tinh thần yêu nước lớn lắm. Tôi có gặp một số đề đốc hải quân, một số tướng tá hải quân trong chế độ cũ, ăn cơm nói chuyện, các bác ấy già hết rồi, nhưng họ nói nếu bây giờ huy động đánh với Trung Quốc ở Trường Sa, hay đánh chiếm lại Hoàng Sa, họ sẵn sàng xung phong trở về nếu chính phủ Việt Nam cho phép. Tôi nghe xong đã nói rằng, đất nước ghi nhận tấm lòng của bác, nhưng bác cũng lớn tuổi rồi không chạy nổi đâu vì thuyền lớn sóng to, bác cứ ngồi đấy ủng hộ chúng tôi, chúng ta tìm cách bảo vệ lãnh thổ.
Trung Đông khác. Trung Đông gia đình trị nhiều, tham nhũng ghê gớm lắm. Đất nước mình 20, 30 năm đổi mới, kinh tế đang lên, tuy chưa giàu nhưng tạm đủ ăn. Đôi khi tôi thấy ở Hà Nội còn xài sang hơn ở đây, tôi cũng chịu. Tôi cũng thường nói chuyện với anh em, có hai chuyện không cần kêu gọi cũng thống nhất. Một là xâm lăng, bất kỳ anh là ai cũng liều chết với xâm lược. Thứ hai là chuyện rất vui nhưng mà có thật là đá bóng. Nếu đội tuyển quốc gia Việt Nam tham gia là màu cờ sắc áo. Nếu mà Việt Nam thắng, phá loạn cả Hà Nội lên, xe gắn máy chạy lung tung. Nếu Việt Nam thua, giống như một đám tang. Có cần tuyên truyền vận động gì đâu, đó là lòng yêu nước, ý thức dân tộc nằm trong tâm trí, tâm thức của người Việt Nam.
Đúng là có rất nhiều tổ chức hoạt động chống xã hội, chính quyền Việt Nam. So với xã hội Mỹ, chính quyền Mỹ, Việt Nam còn quá trẻ, dân tộc già hơn dân tộc Mỹ rất nhiều, nhưng chính quyền mới bắt đầu từ năm 1945, mới chỉ có tạm gọi là chính quyền, đến sau chiến tranh năm 1975, chính quyền mới được củng cố, tức là mới hơn 30 năm, quá trẻ. Vẫn còn nhiều thế lực, vẫn còn những anh em chống phá, những người chưa hài lòng với chế độ này. Cho nên, không nên so sánh thoải mái giống như chính quyền Mỹ. Mỹ nói chuyện gì cũng được, chưởi bới chuyện gì cũng được, nhưng phải hiểu chính quyền của họ là 317 năm, hơn 300 năm, còn mình chỉ hơn 30 năm. Dân tộc mình tuy nói rằng có lịch sử 4,000 năm, Mỹ lập quốc hơn 300 năm, nhưng 300 năm đó chính quyền Mỹ vẫn hiện hữu. Chúng ta không có, suốt ngày cứ đánh nhau, nhưng đâu có phải chúng ta muốn đánh. Người ta đến đánh mình, mình phải đánh. Phong kiến Tàu đánh, Pháp đánh, Nhật đánh rồi người Mỹ đánh, không lẽ chúng ta ngồi yên. Người ta cứ nghĩ là Việt Nam hiếu chiến, nhưng thật ra người ta đem chiến tranh đến, còn mình chỉ gìn giữ độc lập thôi. Việt Nam không giống những nơi khác. Chính quyền còn đang học. Việt Nam chưa có trường đào tạo quản lý hành chánh. Thoát  khỏi chiến tranh lo cái ăn cái mặc đã mất một thời gian dài. Mãi đến năm 80 vẫn sai lầm về cách làm ăn khiến dân đói, khi mở cửa ra dân no. Đang lo chuyện cơm áo gạo tiền trước đã, cho dân no, dân đi học, giữ gìn độc lập, bảo vệ an ninh tổ quốc. Ngay cách quản lý đâu có giỏi, đâu có những chương trình như là Young Leadership, đâu có thời gia mà đào tạo. Mới có vài ba chục năm. Bây giờ có ý kiến này, có ý kiến khác, Việt Nam không giống những xã hội khác. Tôi làm việc với phía Mỹ người ta cũng có ý kiến về dân chủ, nhân quyền, tôi nói là các ông đã được 300 năm đến bây giờ các ông mới được như thế này. Nên nhớ rằng, năm 1945 ở đây phụ nữ Mỹ vẫn chưa được đi bầu, và đến giữa thập niên 50 nhiều quán ăn của các ông vẫn đề "cấm chó và người da đen." Lịch sử của các ông hơn 300 năm lập quốc đến khoảng đấy là cũng 250 năm rồi vẫn còn như thế. Cho nên, dân chủ, nhân quyền còn tùy thuộc vào trình độ phát triển, văn hóa của từng quốc gia, từng dân tộc. Và dân chủ cũng phải bàn thêm. Giải phóng đất nước đem lại lợi ích độc lập cho nhân dân, trước đây con người Việt Nam bị trói buộc trong nô lệ, chủ bảo chết là chết, bảo không chết là không chết. Nhưng khi mình có độc lập rồi, cả dân có nền độc lập, làm dân của một nước độc lập khác lắm, đấy chính là nền dân chủ, nhân quyền của đất nước Việt Nam. Giành độc lập, giữ độc lập, sau chiến tranh bà con có thể đoàn tụ gia đình với nhau, bố mẹ, vợ chồng đoàn tụ với nhau, đấy chính là dân chủ nhân quyền, cao lắm anh ạ. Người ta vẫn không hiểu điều này, do đó vẫn còn những thế lực chống phá. Tuy nhiên, chúng ta không như ông Lý Quang Diệu nói, ông khuyên là một đất nước đang phát triển giống Singapore từ năm 56 cho đến giữa thập niên 60, là phải độc tài. Tuy nhận rất nhiều lời khuyên của ông ấy về mô hình kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế, nhưng Việt Nam không thể chấp nhận lời khuyên là phải độc tài để phát triển đất nước, không thể độc tài được.
VW: Có nhận định cho rằng, Việt Nam có chiều hướng đang lên, từ những thành công liên tục như tổ chức APEC, hoa hậu thế giới, gia nhập WTO, gia nhập thành viên không thường trực của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, đoạt giải vô địch bóng tròn khu vực Đông Nam Á. Chính phủ Việt Nam có những dự tính triển khai tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế?
LCP: Vận nước đúng là đang lên, có nhiều cơ hội làm cho vận nó thăng tiến, có những chính sách rất rõ ràng cho đến năm 2015 hay 2020 trở thành một nước công nghiệp phát triển. Đường lối chính sách đã có, bây giờ tùy thuộc vào việc thực hiện đường lối ấy.

Trước hết là sự chỉ đạo, triển khai đường lối chính sách. Lãnh đạo và đất nước rất trăn trở, đội ngũ lãnh đạo mới, tất nhiên là cũng có những lãnh đạo cũ, họ cũng đang đau đầu là đã đến mức này rồi, sắp tới phải làm gì cho nó xứng tầm. Thứ hai là, đường lối là như vậy, nhưng mà muốn phát triển được là phải do dân chứ không do lãnh đạo. Lãnh đạo chỉ là người lo, dân mới là người làm. Dân trong nước, dân 4 chiều, dân ngoài nước, vì vậy chính phủ phải làm thế nào để người dân không phật lòng mà không thực hiện đường lối do chính phủ đề ra. Lãnh đạo phải biết rõ nguyện vọng của dân, biết cách tổ chức dân, biết huy động dân và phải biết tập hợp lại, mới làm được. Chả có ông thánh tướng nào ngồi một mình hay một nhóm người có thể đưa đất nước lên, mà là do dân đưa.
Riêng bà con nước ngoài được đánh giá rất cao tình cảm, lòng yêu nước và tiềm năng. Nhưng nhìn quanh, bà con không giàu như cộng đồng khác, vì bà con ở Mỹ là rất mới. Thật ra, người nhập cư đầu tiên vào nước Mỹ là ông Hồ Chí Minh chứ không phải bà con đâu. Ông nhập cư từ lúc trên đường đi Pháp, ông ở Boston làm bánh mì trên đấy. Bây giờ căn nhà vẫn giữ lại chỗ ông làm ở đấy. Nhưng bây giờ phải làm thế nào quy tập được bà con trong nước cũng như ngoài nước, lãnh đạo mới mong thực hiện được chính sách đưa ra. Riêng đối với bà con bên ngoài, đất nước mong bà con có tiền đầu tư vào, thấy có lãi đầu tư, thấy không có lãi đừng đầu tư. Cũng có một số bà con nói rằng, đưa tiền về bị lừa, nhưng không phải nhà nước lừa. Lúc mà bà con gởi tiền về đầu tư, toàn là cho anh em, bà con trong nhà, họ xoay qua xoay lại, cờ bạc đánh đề mất hết tiền khiến bà con trắng tay rồi quay sang nói rằng nước làm như thế. Bà con đầu tư về, rất quí, nhưng chúng tôi không hiểu tại sao bà con cứ đổ cho nhà nước lừa. Trong khi tiền đầu tư của bà con phần là tin người thân mà giao phó.
Hiện nay, đang có 500 dự án do bà con đầu tư về, có cái vài chục ngàn, có cái vài chục triệu đô. Như là Trần Group ở Baltimore sắp đầu tư thêm tại Việt Nam, họ đã đầu tư tại Đà Nẵng, bây giờ sắp vào Phú Quốc đầu tư với vốn là khoảng 200 đến 300 triệu đô. Những đóng góp của bà con, đầu tư của bà con là một điều rất quí. Nhưng phải thấy rõ là, nhân dân trong nước, chính phủ trong nước không ép bà con đầu tư, và nhân dân cũng như chính phủ trong nước cũng ý thức rõ là xây dựng đất nước Việt Nam, bảo vệ đất nước Việt Nam, bảo vệ 85 triệu người là trách nhiệm. Bà con nên thúc đẩy để đất nước mình đẹp hơn, nổi tiếng hơn, tưng xứng hơn.
VW: Câu hỏi cuối cùng. Ông cho biết sau khi mãn nhiệm kỳ đại sứ, ông sẽ tiếp tục phục vụ trong các chức vị khác hay sẽ về hưu?
LCP: Theo luật, trên 60 tuổi là phải về hưu. Tôi năm nay đã gần 65 tuổi, đáng lý phải về hưu gần 5 năm trước. Theo dự tính, tôi sẽ về hưu. Tuy nhiên, nếu chính phủ hoặc cơ quan, hoặc bộ ngoại giao có nhu cầu, tôi cũng sẵn sàng đóng góp. Tôi cũng có một số dự kiến cá nhân vì tôi đã làm trong nghề này 40 năm rồi. Nếu như không làm những việc chính thức, tôi cũng sẽ làm những công việc không chính thức để giúp cho thế hệ trẻ, giúp cho quê hương và giúp cho các cơ quan mà tôi có quan tâm, quan hệ lâu nay.

Người biểu tình chống ông Lê Công Phụng ở San Diego

Tổng số lượt xem trang