Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Dự án điện phân nhôm xin hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng tiền điện

Thi công trên công trường bô-xit Nhân Cơ. Ảnh: baodatviet

Dự án điện phân nhôm xin hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng tiền điện

-TP - Theo thông tin từ Bộ Công Thương, do dự án chế biến alumin Nhân Cơ (Lâm Đồng) vẫn lỗ theo kế hoạch dự kiến là 4-5 năm, thời gian thu hồi vốn phải kéo dài 11-12 năm nên Bộ Công Thương đang tính toán, đề nghị Chính phủ hỗ trợ bù lỗ giá điện cho dự án xây dựng Nhà máy điện phân nhôm của Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân (Hà Nội) khoảng 490 tỷ đồng/năm.Lý do hỗ trợ về giá điện với mức khoảng 4.900 tỷ đồng trong 10 năm vì đây là dự án thuộc diện đặc biệt ưu đãi đầu tư ở địa bàn khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.
Cụ thể, Bộ Công Thương dự kiến đề nghị Chính phủ hỗ trợ giá điện cho nhà máy này với mức 5 cent/kWh. Tuy nhiên, với việc giá điện có thể tăng đến 9 cent/kWh theo lộ trình, tổng mức hỗ trợ ước tính có thể lên tới 120 triệu USD/năm. Điều này đồng nghĩa, nếu dự án được chấp thuận hỗ trợ trong 10 năm (từ 2016-2025), ngân sách sẽ phải hỗ trợ tổng số tiền lên tới 1,2 tỷ USD.

Theo thông tin của Bộ Công Thương, không những chỉ được hỗ trợ về giá điện, dự án xây dựng nhà máy điện phân nhôm của doanh nghiệp Trần Hồng Quân còn được hỗ trợ 1.200 tỷ đồng (khoảng 54 triệu USD) tiền giải phóng mặt bằng. Số tiền này sẽ được trừ vào tiền nộp ngân sách của doanh nghiệp sau khi hoạt động.-


Thủ tướng duyệt mở rộng khu công nghiệp phục vụ bô xít Nhân Cơ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, trong đó điều chỉnh mở rộng Khu công nghiệp Nhân Cơ từ 100 ha lên 148 ha.

Thủ tướng giao UBND tỉnh Đắk Nông điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch chi tiết, thực hiện thủ tục mở rộng Khu công nghiệp đúng theo quy định.
Đồng thời xây dựng phương án cung cấp điện, nước, thoát nước và xử lý chất thải của khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu của nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông.
Khu công nghiệp Nhân Cơ nằm trong phạm vi địa bàn xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, phục vụ xây dựng các dự án, nhà máy sản xuất những sản phẩm phục vụ cho công tác khai thác bô xít, luyện alumina như: sản xuất bao bì, hóa chất, cơ khí sửa chữa, cơ khí chế tạo, nghiên cứu thử nghiệm giống cây trồng, chế biến nông lâm sản.v.v. và sẽ hình thành nên một tổ hợp các ngành nghề phục vụ cho việc khai thác bô xít, luyện alumina và phục vụ chế biến nông, lâm sản tại địa phương; tạo điều kiện cho các dịch vụ khác phát triển trong khu vực, góp phần tạo công ăn việc làm và là động lực phát triển kinh tế, xã hội của xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Sắp có quy hoạch bô-xít mới
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm giải phóng mặt bằng để  xây Cảng Kê Gà đúng tiến độ. Đây là cảng trung chuyển phục vụ vận tải cho Tổ hợp bô-xít - nhôm tỉnh Lâm Đồng và Alumin Nhân Cơ tỉnh Đắk Nông.

Theo phương án vận tải đường bộ phục vụ phát triển ngành công nghiệp nhôm khu vực, trong giai đoạn chưa có cảng Kê Gà (phấn đấu hoàn thành giai đoạn 1 trước năm 2013), sản phẩm của Tổ hợp bô-xít - nhôm Lâm Đồng có thể xem xét, triển khai vận chuyển theo 2 tuyến.
Tuyến 1 đi từ tỉnh lộ 725 - QL 20 - QL27 - QL1 - cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), tổng chiều dài 220 km. Tuyến số 2 từ tỉnh lộ 725-QL20 - tỉnh lộ 769 - QL51 - cảng Gò Dầu (Đồng Nai). Sản phẩm từ nhà máy Nhân Cơ sẽ đi theo tuyến QL14 - tỉnh lộ 741 - tỉnh lộ 747-QL1 - QL51 - cảng Gò Dầu (Đồng Nai).
Giai đoạn sau khi có cảng Kê Gà, các cơ quan chuyên môn tiến hành kiến nghị một số phương án tuyến để đảm bảo cung độ vận tải sản phẩm bô-xít ngắn, mức đầu tư hợp lý.

Liên quan đến tình hình khai thác bô-xít, Bộ Công thương vừa đề nghị Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và Hội hóa học Việt Nam làm đơn vị phản biện cho quy hoạch bô-xít mới, theo tin từ Bee.
Báo này trích lời ông Nguyễn Mạnh Quân - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương), cho rằng, bản quy hoạch bô-xít vẫn đang trong quá trình thẩm định, lấy ý kiến phản biện của các bên liên quan và các cơ quan có chức năng chuyên môn.
Trong một diễn biến khác, theo tin đã đưa trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) bắt đầu đưa công nhân sang Campuchia để triển khai thăm dò trữ lượng quặng bô-xít ở tỉnh Mundikiri, Campuchia.

Ông Bùi Văn Khích, Phó tổng giám đốc TKV trả lời trên Thời báo kinh tế Sài Gòn rằng, phía Campuchia đã cấp phép cho TKV thăm dò trữ lượng 
bô-xít tại Mundikiri, thời gian thăm dò là 2 năm. Dự báo trữ lượng  bô-xít tại Mundikiri khá dồi dào. Cụ thể bao nhiêu thì phải đợi thăm dò xong mới có kết quả.

Hiện TKV đang đưa nhân công qua Campuchia làm công tác thăm dò trữ lượng 
bô-xít với tổng diện tích thăm dò khoảng 1.500 km2.

Theo ông Khích, TKV đang nỗ lực để đưa nhà máy chế biến Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào hoạt động vào tháng 6 năm nay. Còn dự án Alumin Nhân Cơ (Đắk Nông) sẽ hoạt động sản xuất vào năm sau. Công suất mỗi nhà máy chế biến Alumin của dự án 
bô-xít
Tây Nguyên là 600.000 tấn/năm.
Ngọc Lê (tổng hợp)


-Đang phản biện quy hoạch bauxite mới (Bee)-Bộ Công thương vừa đề nghị Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam và Hội hóa học Việt Nam làm đơn vị phản biện cho quy hoạch bauxite mới.

Tổng số lượt xem trang