Trồng rau trên nước thải bệnh viện: Điếc không sợ... chết!
- Chấp nhận chịu phạt vì không có kinh phí để đầu tư hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là cách lý giải của lãnh đạo Bệnh viện và ngành chức năng tỉnh Nghệ An. Nhưng nghịch lý ở chỗ là một số Bệnh viện vừa được xây dựng hệ thống xử lý nước thải kinh phí bạc tỷ nhưng lại… hỏng!
TIN LIÊN QUAN |
---|
“Chịu đấm ăn xôi”!
Qua kiểm tra 6 Bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh vào cuối năm 2010, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã kết luận là 6 đơn vị trên đã vi phạm qui định về xả nước thải ra môi trường. Không những thế, hoàng loạt bệnh viện tuyến huyện bị kiểm tra trước đó cũng đều mắc lỗi tương tự. Mở rộng kiểm tra thì đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hàng chục Bệnh viện công nhưng cũng chưa có bệnh viện nào được cấp phép xả nước thải ra môi trường.
Qua kiểm tra 6 Bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh vào cuối năm 2010, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã kết luận là 6 đơn vị trên đã vi phạm qui định về xả nước thải ra môi trường. Không những thế, hoàng loạt bệnh viện tuyến huyện bị kiểm tra trước đó cũng đều mắc lỗi tương tự. Mở rộng kiểm tra thì đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hàng chục Bệnh viện công nhưng cũng chưa có bệnh viện nào được cấp phép xả nước thải ra môi trường.
Nước thải từ Bệnh viện chảy ra mương rồi ra ao |
Thậm chí tại thời điểm kiểm tra, Bệnh viện đa khoa Nghệ An còn bị phát hiện xả thẳng nước thải chưa hề qua xử lý ra kênh Bắc. Theo giải trình của lãnh đạo Bệnh viện thì mỗi ngày đơn vị xả ra gần 500m3 nước thải nhưng do hệ thống xử lý nước thải chưa xây dựng xong nhưng vẫn “liều” đổ ra kênh. Bệnh viện này đã bị xử phạt 60 triệu đồng về hành vi vi phạm các qui định bảo vệ môi trường.
Tương tự, Bệnh viện nhi Nghệ An cũng nằm trong “tốp” bị xử xử phạt. Trao đổi với PV Bee, ông Hồ Sĩ Dũng - Phó Chi cục Bảo vệ môi trường (Thuộc Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An) thừa nhận đúng là hầu hết các Bệnh viện công trên địa bàn đều chưa được cấp phép xả thải. Mặt khác ông Dũng cho biết các bệnh viện đã bị phạt nhiều lần như Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện nhi… nhưng vẫn chưa khắc phục.
Từ lỗ nhỏ này nước thải của Bệnh viện bị tuồn ra “thiên nhiên” |
Nguyên nhân là họ cho rằng không có kinh phí. Điều đáng nói là số tiền tỉnh Nghệ An phạt sau này các Bệnh viện cũng xin ngân sách để nộp phạt. Vậy là xử lý xong cũng đâu vào đấy, các bệnh viện vẫn vô tư “hành dân”?.
“Nước thải BV là loại nước thải nguy hại nếu không được xử lý đúng qui trình nước sẽ mang theo các mầm bệnh nguy hiểm phát tán ra môi trường. Chúng tôi kiểm tra để định hướng, áp cho các bệnh viện thực hiện theo pháp luật còn xử lý hay đình chỉ là UBND tỉnh. Vậy là trong khi đỗ lỗi cho thiếu kinh phí thì hầu hết các bệnh viện chấp nhận “chịu đấm ăn xôi”. Chỉ khổ cho người dân sống xung quanh các bệnh viện là lãnh đủ. Cũng chưa có việc hỗ trợ hay đền bù gì cho dân khi mà bệnh viện xả thải nước thải ra môi trường” - ông Hồ Sỹ Dũng thừa nhận.
“Ném” tiền tỷ vào nước thải!
Nghịch lý ở chỗ là lãnh đạo các bệnh viện đỗ lỗi cho việc thiếu kinh phí nên chưa đầu tư được hệ thống xử lý nước thỉa hiện đại để nhành chữa năng cấp phép thải ra môi trường thì ở một số đơn vị dù đã được đầu tư tiền tỉ nhưng vừa làm xong đã… “vứt”.
Tại Bệnh viện Lao - Phổi tỉnh Nghệ An (Nằm trên địa bàn xã Nghi Vạn (Nghệ An). Theo lãnh đạo Bệnh viện này thì năm 2009, một hệ thống thu gom, xử lý nước thải với số tiền bạc tỷ đồng được xây dựng và đưa vào sử dụng. Nhưng khi Sở tài nguyên Môi trường Nghệ An kiểm tra thì bệnh viện này vẫn nằm trong “danh sách đen” những bệnh viện vi phạm nặng nhất về chất thải nguy hại tới môi trường.
Phía sau Bệnh viện là ao tù |
Mẫu nước thải từ Bệnh việm được xét nghiệm cho kết quả cao hơn nhiều lần so với qui định. Bệnh viện này đã bị xử phạt 63,5 triệu đồng vì 3 lỗi vi phạm. Trao đổi bác sĩ Nguyễn Văn Nam - Phó giám đốc Bệnh viện Lao phổi Nghệ An thừa nhận là hệ thống xử lý nước thải hiện đã không hoạt động.
Được biết, mỗi ngày Bệnh viện lao phổi Nghệ An xả trên 50m3 nước thải ra môi trường. Tuy nhiên số nước thải này không hề chảy về khu xử lý vì hai bể lắng lọc cuối cùng trước khi xả ra mương nước phía sau bệnh viện đang “bỏ hoang”, cỏ mọc um tùm. Trong khi đó, phía sau một số dãy nhà của các khoa điều trị, nước thải chảy tứ tung trên mặt đất vì các ống nước đã bể nát.
Tương tự, tại Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh năm 2005 cũng được đầu tư 1,7 tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Thế nhưng đến năm 2010, hệ thống xử lý này cũng “đắp chiếu”.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nam - Nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa TP Vinh (Nay là phó Giám đốc Bệnh viện lao-phổi Nghệ An) cho rằng hỏng là do việc vận hành sai qui trình nên làm hỏng hệ thống xử lý nước!?
Trọng Đức