Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Hoa Kỳ chỉ trích bản án tù đối với bảy người dân Bến Tre

--Đảng Việt Tân đưa hồ sơ 7 Dân Oan Bến Tre ra trước Liên Hiệp Quốc Việt Tân
- VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Hoa Kỳ chỉ trích bản án tù đối với bảy người dân Bến Tre(RFI)- Trong phiên xử kín ngắn ngũi trong ngày 30/05/2011 tại Bến Tre, tòa án đã tuyên phạt 7 dân oan tổng cộng 32 năm tù và 28 năm quản chế. Hoa Kỳ đã lập tức lên án hình phạt nặng nề này. Theo hãng AP, hôm nay 31/5/2011, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết các nhà ngoại giao đã không được phép tham dự phiên tòa và Washington đã bày tỏ sự quan ngại về cung cách xét xử của tòa án với các viên chức cao cấp của Việt Nam.


Bảy dân oan Bến Tre vừa bị kết án tù.
DR
Phát ngôn viên Beau Miller nhấn mạnh đến sự kiện một số bị cáo không được quyền tiếp xúc với luật sư trước khi ra tòa. Ông chỉ trích chính quyền Việt Nam “không tôn trọng các quyền tự do hội họp, tự do phát biểu, những quyền cơ bản của con người được quốc tế công nhận. Theo ông, “không một cá nhân nào có thể bị trừng phạt vì hành xử các quyền tự do này”.

Tuần trước, một nhóm 5 dân biểu Mỹ đã ký một bức thư chung gởi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mối quan ngại về phiên tòa « dàn dựng » này và yêu cầu hủy bỏ cáo trạng.
Trong số 7 dân oan bị kết án tù trong phiên xử hôm qua, có mục sư Dương Kim Khải, thuộc hội thánh « Chuồng Bò », bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm là đảng viên đảng Việt Tân.
AP nhc li đây là nhng nhà hot đng bo v nông dân b cưỡng chiếm đt đai. Các cuộc biểu tình luôn bị công an trấn áp thẳng tay. Tuy nhiên tòa án Bến Tre kết tội họ « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». AP nêu vấn đề nhưng các viên chức tòa án từ chối trả lời.
Theo lời một luật sư biện hộ, ông không được quyền sao chụp bản hồ sơ buộc tội để nghiên cứu. Nhng cái gi là chng c duy nht « chng chính quyn nhân dân » là các t truyn đơn in hàng ch « Hoàng Sa, Trường Sa ca Vit Nam ».

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam nói rằng, sáu trong bảy bị cáo “phạm tội ác nghiêm trọng”, từng theo học các khóa huấn luyện của Việt Tân tại Thái Lan và Cam Bốt “để tập huấn, huấn luyện, giới thiệu tôn chỉ, mục đích và kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức “diễn biến hòa bình“ với phương pháp “bất bạo động.” Các dân oan này còn bị buộc tội « xúi giục nhân dân biểu tình chống chính phủ ».
Trong bản thông cáo báo chí của Việt Tân được AP trích dẫn, tổ chức đối lập này nhận định, « chế đ Hà Ni qua bn án phi lý này ch nhm bt ming dân oan trước nhng sai trái do chế đ gây ra ».

-“Cả gia đình tôi tới để tham dự phiên tòa, nhưng họ không cho ai vô hết. Họ đuổi mình ra và không cho mình tới gần khu vực. Riêng trường hợp của chị tôi, 6 giờ chiều ngày 30/5, luật sư cho hay ông cũng bị đuổi ra khỏi phiên tòa giống trường hợp của phiên tòa xử ông Cù Huy Hà Vũ vậy. Họ đuổi luật sư ra khỏi tòa cho tới giờ chưa biết kết quả phiên xử ra sao.”
-
--Vietnam activists jailed up to 8 years: US exiles (Straits Times)-
HANOI - A COURT in Vietnam has jailed seven activists agitating for land rights and religious freedom for up to eight years for attempted subversion, a US-based opposition group said.
American lawmakers have said the case further tarnishes Vietnam's rights record. In a statement late Monday, the organisation Viet Tan said the heaviest sentence of eight years went to its member Tran Thi Thuy, 40, while two other Viet Tan members were also jailed.
Duong Kim Khai, 52, received a six-year term while Nguyen Thanh Tam, 58, got two years. Four other activists were jailed for between two and seven years, said Viet Tan, also known as the Vietnam Reform Party.

It said they were convicted after a one-day trial on Monday. Court officials told AFP they had no information about the case. Viet Tan said the 'pre-determined' sentencing was an attempt to silence people who 'spoke out against the regime's failings'.
The accused are all land rights activists and include a Mennonite pastor, Khai, who is a veteran advocate on behalf of dispossessed farmers in the Mekong Delta, Viet Tan said. Two others are also Mennonite evangelists.
Most were arrested between July and November last year, Viet Tan said, adding that all were convicted under Penal Code Article 79 based on their 'affiliation' with the opposition group. The maximum penalty for the charge is death. -- AFP
- Hơn 30 năm tù cho 7 nhà hoạt động ở Bến Tre  —  (BBC).   -  Ghi nhận bên ngoài Tòa án Bến Tre Phản ứng của thân nhân các nhà dân chủ về bản án  —  (RFA).   -  Công an ngăn cản người dân dự phiên tòa ở Bến Tre.  - 7 nhà hoạt động về đất đai bị tuyên 8 năm tù tội âm mưu lật đổ chính quyền (VOA).

- Vietnam court sentences farmers to total 32 years in jail DPA-VIỆT NAM: Bảy dân oan Việt Nam bị kết án từ 2 năm đến 8 năm tù giam(RFI)-Bảy người dân tranh đấu đòi lại đất bị cưỡng chiếm và quyền tự do tôn giáo, bị xử tại tỉnh Bến Tre vào ngày hôm nay 30/05/2011 với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”. Mục sư Dương Kim Khải lãnh bản án 6 năm tù giam và 5 năm quản chế. Người bị án nặng nhất là bà Trần Thị Thúy bị án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. -Seven activists on trial in Vietnam (Straits Times)-HANOI - SEVEN land rights and religious freedom activists went on trial in Vietnam on Monday on subversion charges which US lawmakers decried as a 'stain' on the country's rights record.

Ghi nhận bên ngoài Tòa án Bến Tre (RFA)-Sáng hôm nay 30 tháng 5 năm 2011 vụ án xét xử 7 người bao gồm 4 dân oan khiếu kiện và ba nhà hoạt động dân chủ bị cáo buộc là đảng viên đảng Việt Tân đã đựơc tổ chức tại Bến Tre.

Công an ngăn cản


Vào lúc 9 giờ chúng tôi ghi nhận một số người dân tuy bị công an ngăn cản bằng mọi cách cũng đã đến được trước tòa án để theo dõi và ủng hộ những người bị xét xử.

Anh Nguyễn Tấn, cho chúng tôi biết công an đã dựng nhiều hàng rào trứơc tòa và kéo dài tới bờ sông nhằm ngăn ngừa trường hợp người dân tràn vào tòa án, anh Tấn nói:

“Ở đây chính quyền họ đứng rất là đông, họ rải rác chung quanh đây bà con người ta đứng đây thì bị nó đuổi nó không cho đến để xem, nó rào ra tới bờ sông bằng rào chắn.”

Ở đây chính quyền họ đứng rất là đông, họ rải rác chung quanh đây bà con người ta đứng đây thì bị nó đuổi nó không cho đến để xem, nó rào ra tới bờ sông bằng rào chắn.

Anh Nguyễn Tấn

Lúc 12 giờ trưa, chị Nguyễn Thị Hồ, một tín đồ giáo hội Mennonite từ Sài Gòn xuống tham dự phiên tòa cho biết:

“Bà con đi gần tới đầu đường thì xuống đi Honda ôm vô, 15 ngàn một người. Nhưng mà ngồi trong quán không thôi chứ không đứng ở ngoài được. Tại vì nó giữ bên ngoài nữa mà ai đi xe lớn thì không vô được. Nều mà biết thì đi Honda ôm vô thì được. Tôi ở Sài Gòn xuống. Người tới đây có thể cả trăm người nhưng tại đây thì khoảng 30 người, người ta vô quán ngồi lưa thưa. Có người ở An Giang, Bến Tre nữa. Có nhiều người lắm nhưng không dám lại hỏi thăm, miễn lại là công an nó đuổi liền.”
Vào lúc 4 giờ chiều bà Hồ cho biết công an đem xe lớn tới chặn trước khu vực không cho người dân tiếp cận. Bà Hồ cho chúng tôi biết:

“Nó đem xe lại nó chận đường nó không cho tụi em dòm qua chỗ tòa xử. Xe thùng nó đậu nó chắn hết, nó rào hết nó không cho thấy. Chị em ngồi đâu là nó theo đó nó chụp hình quay phim tùm lum hết.”
Chúng tôi tiếp tục theo dõi và sẽ thông tin đến với quý vị trong những bản tin sắp tới.
-7 nhà hoạt động về đất đai bị tuyên 8 năm tù tội âm mưu lật đổ chính quyền (VOA)- 7 người tranh đấu vì quyền lợi đất đai và quyền tự do tôn giáo bị đưa ra tòa ở tỉnh Bến Tre ngày 30/5 vì bị cáo buộc là thành viên đảng đối lập Việt Tân ở hải ngoại và âm mưu lật đổ chính quyền.



Ngoài mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, quản nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Thạnh, người từng bị án tù 2 năm vì tổ chức các hoạt động tôn giáo tại gia không xin phép nhà nước, còn có truyền đạo Nguyễn Chí Thành, các ông Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Văn Thông, Cao Văn Tính, bà Phạm Ngọc Hoa, và bà Trần Thị Thúy.
Họ bị bắt giam từ giữa tháng 7 đến tháng 11 năm ngoái và bị truy tố theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Ông Trần Anh Tuấn, người nhà của bà Trần Thị Thúy, nói về phiên tòa ngày 30/5:

“Cả gia đình tôi tới để tham dự phiên tòa, nhưng họ không cho ai vô hết. Họ đuổi mình ra và không cho mình tới gần khu vực. Riêng trường hợp của chị tôi, 6 giờ chiều ngày 30/5, luật sư cho hay ông cũng bị đuổi ra khỏi phiên tòa giống trường hợp của phiên tòa xử ông Cù Huy Hà Vũ vậy.”

Luật sư Huỳnh Văn Đông, một trong năm luật sư bảo vệ cho các bị can và là người bị áp giải ra khỏi phiên xử, cho VOA Việt Ngữ biết thêm chi tiết:
“Theo kết quả tôi nhận được từ 2 luật sư đồng nghiệp, chị Trần Thị Thúy bị 8 năm tù, ông Dương Kim Khải bị 6 năm, ông Nguyễn Văn Thông 7 năm, ông Cao Văn Tính 5 năm. Ba người còn lại mỗi người bị 2 năm tù.

Trong lúc trình bày quan điểm, tôi bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre ra lệnh áp giải ra khỏi phòng xử. Tôi chỉ muốn trình bày rõ ràng cho tòa hiểu rằng 6 chữ cái HS-TS-VN, viết tắt của Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, không mang ý nghĩa phản động như cáo buộc của Viện Kiểm sát. Tuy nhiên, khi tôi đề cập đến vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể là tòa án đã không thích và không hài lòng về vấn đề này nên đã ra lệnh áp giải tôi ra khỏi tòa.”

Liên quan đến phiên tòa này, đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch phát biểu với VOA Việt Ngữ:

“Chúng tôi rất lo lắng về phiên tòa này. Thật ra, 7 người này không làm gì sai. Họ chỉ thực thi quyền tự do tập họp và bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa, các quyền căn bản được Công ước quốc tế đảm bảo mà Hà Nội đã ký tên tham gia và cũng được hiến pháp Việt Nam công nhận. Họ là những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và quyền lợi đất đai của người dân. Không thể coi họ là đe dọa an ninh quốc gia hay âm mưu lật đổ chính quyền.”

Tổ chức Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết 3 trong số các bị can là thành viên của đảng Việt Tân và mục sư Khải là người đã tư vấn pháp lý cho các nông dân bị chính quyền tịch thu đất đai.

Tuần trước, dân biểu Ed Royce cùng 4 thành viên khác trong Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi thỉnh nguyện thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, lên án phiên tòa đối với 7 nhà hoạt động này là một vết nhơ trong bức tranh tự do tôn giáo ngày càng đáng quan ngại của Việt Nam và yêu cầu Hà Nội phóng thích họ vô điều kiện.

- Kết quả phiên xử 7 nhà dân chủ ở Bến Tre (RFA)- Chiều 30.05.2011, phiên tòa xét xử 7 nhà dân chủ tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre vừa kết thúc.

Photo courtesy of Radio Chân Trời Mới
Hướng đến tòa án từ góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Hùng Vương, Bến Tre.
Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre hôm nay đã tuyên án 8 năm tù giam đối với bà Trần Thị Thuý, 7  năm tù giam đối với ông Phạm Văn Thông, 6 năm tù giam đối với mục sư Dương Kim Khải, 5 năm tù cho ông Cao Văn Tình. Ba người còn lại là ông Nguyễn Chí Thanh, ông Nguyễn Thành Tâm và bà Phạm Ngọc Hoa mỗi người 2 năm tù giam.

VN xử 7 nhà hoạt động về quyền lợi đất đai tội âm mưu lật đổ chính quyền (VOA)- 7 người tranh đấu vì quyền lợi đất đai và quyền tự do tôn giáo bị đưa ra tòa ở tỉnh Bến Tre ngày 30/5 vì bị cáo buộc là thành viên đảng đối lập Việt Tân ở hải ngoại và âm mưu lật đổ chính quyền.

Ngoài mục sư Dương Kim Khải, 52 tuổi, quản nhiệm Hội Thánh Mennonite Bình Thạnh, người từng bị án tù 2 năm vì tổ chức các hoạt động tôn giáo tại gia không xin phép nhà nước, còn có truyền đạo Nguyễn Chí Thành, các ông Nguyễn Thành Tâm, Nguyễn Văn Thông, Cao Văn Tính, bà Phạm Ngọc Hoa, và bà Trần Thị Thúy.


Họ bị bắt giam từ giữa tháng 7 đến tháng 11 năm ngoái và bị truy tố theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Tổ chức Việt Tân có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết 3 trong số các bị can là thành viên của đảng Việt Tân và mục sư Khải là người đã tư vấn pháp lý cho các nông dân bị chính quyền tịch thu đất đai.

Ông Trần Anh Tuấn, người nhà của bà Trần Thị Thúy, nói về phiên tòa ngày 30/5:

“Cả gia đình tôi tới để tham dự phiên tòa, nhưng họ không cho ai vô hết. Họ đuổi mình ra và không cho mình tới gần khu vực. Riêng trường hợp của chị tôi, 6 giờ chiều ngày 30/5, luật sư cho hay ông cũng bị đuổi ra khỏi phiên tòa giống trường hợp của phiên tòa xử ông Cù Huy Hà Vũ vậy. Họ đuổi luật sư ra khỏi tòa cho tới giờ chưa biết kết quả phiên xử ra sao.”

Đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế Human Rights Watch phát biểu với VOA Việt Ngữ:

“Chúng tôi rất lo lắng về phiên tòa này. Thật ra, 7 người này không làm gì sai. Họ chỉ thực thi quyền tự do tập họp và bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa, các quyền căn bản được Công ước quốc tế đảm bảo mà Hà Nội đã ký tên tham gia và cũng được hiến pháp Việt Nam công nhận. Họ là những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và quyền lợi đất đai của người dân. Không thể coi họ là đe dọa an ninh quốc gia hay âm mưu lật đổ chính quyền.”

Tuần trước, dân biểu Ed Royce cùng 4 thành viên khác trong Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi thỉnh nguyện thư tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, lên án phiên tòa đối với 7 nhà hoạt động này là một vết nhơ trong bức tranh tự do tôn giáo ngày càng đáng quan ngại của Việt Nam và yêu cầu Hà Nội phóng thích họ vô điều kiện.
Nguồn: AFP, CN-977393, interviews
-Cảm ơn ThomasViet gửi đường dẫn
-Phỏng Vấn ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư đảng Việt Tân, nhân sự kiện 7 dân oan sẽ ra tòa tại Bến Tre

(28/05/2011) -Sài Gòn- Vào lúc 10 giờ tối ngày 27/05/2011, Thomas Việt có cuộc phỏng vấn với ông Lý Thái Hùng, bí thư đảng Việt Tân về thông tin của bảy dân oan sẽ ra tòa tại Bến Tre, Việt Nam, trong đó có 3 thành viên của đảng Việt Tân.
Qua cuộc phỏng vấn này chúng ta sẽ biết được việc bất công trong cuộc sống đến khi bị bắt và đến những ngày cuối cùng trước khi ra tòa của bảy dân oan này. Đồng thời chúng ta biết được đảng Việt Tân đã và đang làm gì cho 3 thành viên của họ đang bị bắt một cách bất công.

Ngoài ra chúng ta biết được các luật sư tham gia bào chữa nói gì về việc vi phạm pháp luật khi họ bị cấm cản trong việc tiếp cận hồ sơ, tiếp cận thân chủ và thậm chí bị hăm dọa rút thẻ hành nghề luật sư nếu công bố bản cáo trạng ra trước công luận.
Cuối cùng chúng ta biết được quan điểm và hành động của Việt Tân cũng như các tổ chức hay cá nhân khác đã và đang dân thân cho công cuộc dân chủ hóa dân tộc Việt của chúng ta ra sao.
Mời quý vị lắng nghe hay theo dõi cuộc phỏng vấn sau:
Thomas Việt: Ông Lý Thái Hùng có thể cho truyền thông Chúa Cứu Thế và radio An Phong biết cáo trạng của 7 dân oan sẽ ra tòa vào ngày 30/05/2011
Lý Thái Hùng: Trước hết, chúng tôi xin đại diện đảng Việt Tân cảm ơn Ban biên tập Truyền Thông Chúa Cứu Thế và Radio An Phong đã cho tôi có cơ hội trình bày một số dữ kiện và nhận định của đảng Việt Tân về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sắp dàn dựng ra phiên tòa xét xử 7 bà con dân oan  tại Bến Tre. Đây là những bà con dân oan đã đi khiếu kiện để đòi công lý cho chính mình và cho nhiều bà con dân oan khác có cùng cảnh ngộ bị các quan chức đảng và nhà nước CSVN cưỡng đoạt trong nhiều năm qua.
Bảy dân oan này gồm Mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy, ông Nguyễn Thành Tâm, ông Phạm Văn Thông, ông Nguyễn Chí Thành, bà Phạm Ngọc Hoa, ông Cao Văn Tỉnh đã bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ trong nhiều đợt bố ráp khác nhau kéo dài từ tháng 8 năm 2010 đến đầu năm 2011.  Theo các giấy tờ chính thức thì nay họ cáo buộc bảy bà con dân oan nói trên về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tức  Điều 79 Luật hình sự. Các cơ quan điều tra và viện kiểm sát CSVN cố tình biên soạn một kịch bản pha trộn các dữ kiện thật và ngụy tạo để quy kết các hành động giúp nhau đi khiếu kiện, đòi công lý là “âm mưu lật đổ chế độ”.
Chính vì sợ nếu công bố các bản cáo trạng này, nhiều người sẽ chỉ ra các điểm vô lý, thêu dệt, nên công an đã không cho thân nhân của những người bị kết án đọc. Thậm chí, công an còn tìm cách gây khó khăn để các Luật sư không thể đọc được bản Cáo Trạng sớm hơn. Họ cũng cấm Luật sư không được sao chụp hồ sơ vụ án, không được cung cấp bản cáo trạng cho bất cứ ai; nếu không sẽ bị tước quyền hành nghề. Kiểu hành xử như vậy tự nó đã nói cho thế giới biết rất nhiều về bản chất hệ thống pháp luật tại VN.
Thomas Việt: Ông Lý Thái Hùng có thể nói về luật sư bào chữa cho 7 người này được không hà?
Lý Thái Hùng: Thưa hiện nay chúng tôi được biết là gia đỉnh của Mục sư Dương Kim Khải đã nhờ Luật sư Trần Kim Cang biện hộ trước tòa. Gia đình của bà Phạm Ngọc Hoa và ông Nguyễn Chí Thành thì đã nhờ Luật sư Nguyễn Quốc Đạt bào chữa. Gia đình ông Cao Văn Tỉnh đã nhờ Luật sư Trần Minh Vũ lo hồ sơ biện hộ và gia đình ông Nguyễn Thành Tâm đã nhờ Luật sư Nguyễn Nghệ An bảo vệ.
Thomas Việt:  Bốn luật sư bào chữa này nói gì về bản cáo trạng cũng như tiến trình của vụ án thưa ông?
Lý Thái Hùng: Hiện tại qua sự liên lạc của chúng tôi, tất cả các luật sư đã tiếp xúc được với hồ sơ vụ án nhưng thời gian tiếp xúc với 7 bị cáo rất là giới hạn. Tinh thần của bảy bị cáo rất là vững vàng,
Thomas Việt:   Ông Lý Thái Hùng có thể tóm tắt sơ lược về thân thế của 7 người này được không hà?
Lý Thái Hùng: Vâng, chúng tôi biết khá rõ về một vài người nhưng chỉ biết tương đối về những vị còn lại, xin được sơ lược như sau:
        1/Mục sư Dương Kim Khải sinh năm 1958 tại Sài Gòn, là một dân oan trước khi trở thành mục sư và quản nhiệm Hội Thánh Chuồng Bò tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn.  Ông là một người hết lòng đem đạo vào đời, sống phục vụ tha nhân bất kể những nghịch cảnh và khó khăn của riêng mình. Ngoài việc chăm lo đời sống tâm linh cho các đạo hữu, ông luôn luôn tích cực giúp đỡ bà con dân oan thuộc mọi tôn giáo tại Bến Tre, Đồng Tháp trên đường gian nan đi khiếu kiện hơn 10 năm qua. Với lý tưởng phục vụ đó, Mục sư Dương Kim Khải đã gia nhập đảng Việt Tân vào năm 2009, vì muốn dấn thân hơn nữa để xây dựng một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ thật sự, chấm dứt vĩnh viễn những bất công hiện nay của bà con dân oan và đồng bào cả nước.
         2/Bà Trần Thị Thúy sinh năm 1971 tại Đồng Tháp trong một gia đình theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo thuần thành. Suốt từ năm 1992 cho đến nay, gia đình bà Thúy đã đi khiếu kiện để đòi lại mảnh đất bị các quan chức huyện Tam Nông cưỡng chiếm. Bà Thúy đã nhiều lần mang đơn ra tận Hà Nội kêu cứu nhưng vô vọng. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, ông Nông Đức Mạnh lúc còn là Chủ tịch Quốc hội khóa XI đã nhận đơn khiếu kiện và hứa sẽ chuyển giao cho ông Nguyễn Tấn Dũng cứu xét nhưng từ đó đến nay gia đình bà Trần Thị Thúy chưa nhận được câu trả lời nào từ ông Dũng hay bất cứ ai. Ngược lại, gia đình bà gồm Mẹ và em trai Trần Thanh Tuấn liên tục bị công an trù dập, sách nhiễu và khủng bố tinh thần. Bà Trần Thị Thúy đã gia nhập đảng Việt Tân vào năm 2009 vì muốn dấn thân hơn nữa để xây dựng một xã hội có luật pháp và cùng lúc phải có công bằng và công lý.
         3/Ông Nguyễn Thành Tâm sinh năm 1953 tại Bến Tre. Suốt từ năm 1995 cho đến nay, ông đã làm không biết bao nhiêu đơn khiếu nại để đòi lại mảnh đất của gia đình ông nội để lại đã bị các quan chức Huyện Ba Tri cưỡng chiếm. Ông Nguyễn Thành Tâm đã cùng với hàng trăm bà con dân oan Bến Tre thường xuyên lên Sài Gòn khiếu kiện, nộp đơn tại rất nhiều cơ quan để kêu cứu nhưng không có cơ quan nào chịu giải quyết. Trong tình cảnh tuyệt vọng này, ông Nguyễn Thành Tâm đã lên Sài Gòn gặp Mục sư Dương Kim Khải và Hội Thánh Chuồng Bò để nhờ giúp đỡ. Ông Nguyễn Thành Tâm đã gia nhập đảng Việt Tân  vào đầu năm 2010 vì muốn dấn thân hơn nữa vào con đường tranh đấu chống lại những bất công trong xã hội.
       4/Ông Phạm Văn Thông sinh năm 1962 tại Bến Tre. Suốt từ năm 1985 cho đến nay, ông đã tham gia vào dòng người khiếu kiện để yêu cầu Huyện Ba Tri trả lại ruộng đất nhưng hoàn toàn vô vọng. Ông đã bị bắt và bị cáo buộc có “âm mưu lật đổ chế độ” chỉ vì liên lạc với Mục sư Dương Kim Khải để nhờ Hội Thánh Chuồng Bò giúp đỡ việc khiếu kiện ruộng đất.
       5/Ông Cao Văn Tỉnh sinh năm 1974 tại Cần Thơ. Từ năm 2000 cho đến nay, ông đã tham gia khiếu kiện đòi lại đất đai hương hỏa của tổ tiên đã bị Công ty Nông nghiệp, Huyện Cờ Đỏ của nhà nước cướp đoạt; nhưng không có cơ quan nào chịu giải quyết.
       6/Bà Phạm Ngọc Hoa sinh năm 1954 tại Sài Gòn. Từ năm 2001 cho đến nay, bà đã trở thành dân oan và tham gia vào dòng người khiếu kiện ruộng đất bị nhà cầm quyền Quận Bình Thạnh cưỡng chiếm.
      7/Ông Nguyễn Chí Thành sinh năm 1973 tại Phú Yên, nhưng từ năm 1987 di chuyển về sống tại quận Bình Thạnh Sài Gòn. Ông tham gia sinh hoạt đạo Tin Lành trong Hội Thánh Chuồng Bò và đã giúp đỡ tích cực cho bà con dân oan tại các tình miền Nam lên Sài Gòn khiếu kiện.
Nhìn qua tiểu sử của 7 người đang bị nhà cầm quyền CSVN đưa ra tòa xét xử tội “âm mưu lật đổ chế độ” cho thấy là hoàn toàn phi lý và bịa đặt. Đây là những con người tranh đấu đòi công lý theo con đường pháp luật, ôn hòa, và hướng dẫn bà con khác theo con đường đấu tranh ôn hòa đó. Bản thân họ là những dân oan bị mất đất và mất nhà, thay vì được ánh sáng công lý cứu giúp lại bị chế độ đối xử tàn tệ và nhất là dùng chính hệ thống luật pháp để buộc tội ngược, hầu che đậy hành vi chà đạp nhân quyền và để bịt miệng những oan trái do chính chế độ gây ra.
Thomas Việt:  Tính đến lúc này, thân nhân của 7 bị cáo có yêu cầu trợ giúp gì từ Việt Tân?
Lý Thái Hùng: Thưa kể từ khi 7 bà con dân oan nói trên bị bắt giữ vào tháng 8 năm 2010, đảng Việt Tân đã tìm cách liên lạc và làm tất cả những gì trong khả năng để giúp đỡ thân nhân các dân oan đang bị vu cáo, về cả mặt mưu sinh lẫn nhu cầu giúp đỡ những người trong lao tù.
Thomas Việt:  Theo Việt Tân thì tại sao 7 người này bị bắt?
Lý Thái Hùng: Như tôi đã trình bày tóm lược về lý lịch và quá trình hoạt động của 7 bà con này ở phần trên, họ đều là những dân oan đã đi khiếu kiện nhiều năm qua để đòi công lý. Họ là những người yêu nước, sống với đức tin và lý tưởng, xả thân vì quyền lợi của người khác bất kể những khó khăn và thiệt thòi cho chính mình.
Với những con người sống có lý tưởng nhân bản như vậy, chắc chắn là thu hút sự hưởng ứng và ủng hộ của đông đảo bà con dân oan cùng cảnh ngộ. Chính vì thế mà nhà cầm quyền CSVN lo sợ những ảnh hưởng của họ gây khó khăn cho chế độ nên đã tìm cách bắt giữ bằng sự gán ghép hoàn toàn vô căn cứ và phi lý rằng họ có ‘âm mưu lật đổ chế độ”.
Thomas Việt:  Đến lúc này, tuy với phương thức đấu tranh bất bạo động, nhưng có rất nhiều thành viên của Việt Tân bị bắt, bị gán tội xâm phạm an ninh quốc gia, thậm chí còn bị gán ghép là khủng bố. Các thành viên Việt Tân sẽ làm gì với tình hình trấn áp rộng khắp ở Việt Nam hiện nay?
Lý Thái Hùng: Như quí anh và quí vị đã thấy, tại hầu hết các nước độc tài, những kẻ chuyên cai trị bằng bạo lực lại luôn dán nhãn những người phản đối họ là khủng bố. Nhân loại đã quá nhàm về thủ thuật đó. Và rõ ràng các nhà độc tài tại Bắc Phi và Trung Đông gần đây chẳng bịt mắt được ai và lần lượt phải ra đi. Tôi tin là chế độ độc tài tại VN cũng không khác.
Ngày nào mà đảng Cộng sản Việt Nam còn độc quyền kiểm soát xã hội và dùng luật rừng để khống chế các sinh hoạt của người dân, thì mọi nỗ lực đấu tranh cho một xã hội công bằng trong một thể chế dân chủ đa nguyên đa đảng sẽ bị bộ máy công an CSVN ra tay đàn áp một cách thô bạo sau khi dán nhãn họ là khủng bố hay bạo loạn.
Đặc biệt hiện nay, CSVN đang biến Điều 79 (âm mưu lật đổ chế độ) và Điều 88 (tuyên truyền chống chế độ) của Bộ Luật Hình Sự thành một thủ đoạn nữa để đàn áp các tiếng nói phản đối. Do đó chúng ta phải vạch trần trước thế giới rằng Điều 79 và Điều 88 thực chất chỉ thay thế Nghị Quyết 31/CP về Quản chế hành chính mà cả thế giới khinh tởm và nhà cầm quyền CSVN phải hủy bỏ năm 2006.  Chúng ta phải vận động thế giới một lần nữa áp lực hủy bỏ điều 79 và 88, và không được đẻ ra các điều lệ trá hình khác.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải đẩy mạnh phong trào bất tuân dân sự, tức là không thi hành hoặc tẩy chay những mệnh lệnh, những quy luật vô lý và vô nhân đạo do chế độ Hà Nội đưa ra. Nếu nhiều người cùng làm và lan rộng ở nhiều nơi với phong trào tẩy chay các luật lệ của chế độ bằng phương thức bất bạo động, sẽ góp phần rất lớn làm soi mòn quyền lực của đảng CSVN. Diễn trình này đã chứng minh thành công ở Đông Âu vào năm 1989, ở Serb và Georgia năm 2000 và nhất là ở Tunisia và Ai Cập qua cuộc cách mạng Hoa Lài vào năm 2011.
Dĩ nhiên, chúng tôi biết những bước đi đầu trong tiến trình tranh đấu bất bạo động có rất nhiều khó khăn. Một số anh chị em đảng Việt Tân bị CSVN bắt giữ và bị gán ghép những tội danh tùy tiện như hiện nay. Nhưng điều đó, theo tôi, chỉ càng biểu lộ sự hốt hoảng và lo âu của nhà nước CSVN. Họ đã thấy sức mạnh của phong trào đấu tranh bất bạo động do chính những người dân tay không dấy lên ở Đông Âu, ở các nước thuộc Liên Xô cũ, và gần đây ở Bắc Phi.
Thomas Việt:  Việt Nam là một nước nhỏ, ngoài cộng sản Việt Nam nói Việt Tân là tổ chức khủng bố thì còn quốc gia nào nói như vậy nữa không?
Lý Thái Hùng: Có thể nói loại cáo buộc không bằng chứng kiểu đó của Đảng và nhà nước CSVN đã tạo các tác dụng ngược bất lợi rất lớn cho chính họ trong những năm qua. Nhiều chính phủ và thành phần chính giới không chỉ xem Đảng Việt Tân là một tổ chức đấu tranh bất bạo động và vô vị lợi cho dân tộc Việt Nam, mà còn là đối tác của họ trong các vấn đề thuộc lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam. Các cơ sở Đảng Việt Tân hiện hoạt động công khai tại hầu hết các nước có đồng bào Việt Nam chúng ta sinh sống, ở cả 4 lục địa Âu, Á, Úc, Mỹ.
Thomas Việt:  Trong bản thông cáo báo chí gần đây Việt Tân có nói sẽ trình những bằng chứng và kiện cộng sản Việt Nam ra Liên Hợp Quốc về các vi phạm nhân quyền. Cho biết sự việc này đã tiến hành chưa?
Lý Thái Hùng: Thưa anh. Trong việc giám sát về dân chủ và nhân quyền của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được cải tổ từ năm 2006, có Nhóm Đặc Trách Chống Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc (United Nations Working Group on Arbitrary Detention). Đây là bộ phận điều tra và ra những khuyến cáo đối với các vụ đàn áp và bắt giữ người dân tùy tiện của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Các kết luận của bộ phận này là bước khởi đầu để dẫn đến những hình thức trừng phạt của thế giới đối với những cá nhân vi phạm.
Chúng tôi coi việc nhà cầm quyền CSVN đang bắt giữ và kết án 7 bà con dân con Bến Tre là một tội ác, vi phạm luật quốc tế về bắt giữ tùy tiện. Chúng tôi hiện đang xúc tiến các hồ sơ để tiến hành thủ tục đưa những cá nhân trách nhiệm ra trước cơ quan nói trên.
Thomas Việt:  Hiên tại trong hơn 3 triệu người Việt tỵ nạn còn nhiều bất đồng trong công cuộc dân chủ hóa đất nước. Việt Tân là một tổ chức lớn và có ở nhiều nơi, Việt Tân có đi bước trước trong việc thống nhất và đoàn kết với các tổ chức và cá nhân khác trong công cuộc đấu tranh bất bạo động nhầm mục đích đem lại dân chủ cho nước Việt?
Lý Thái Hùng: Thưa anh, có lẽ chúng ta cần phân biệt những bất đồng về mặt Mục tiêu và về mặt Phương thức hành động trong công cuộc dân chủ hóa đất nước Việt Nam hiện nay.
Trước hết về Mục tiêu, tôi thiết nghĩ là không còn bất đồng gì lớn giữa những người Việt Nam yêu nước và giữa các lực lượng dân chủ, vì tất cả đều không chấp nhận sự cai trị độc tài, phản dân chủ của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Tất cả đều muốn là đảng và nhà nước CSVN phải chấp nhận một bối cảnh sinh hoạt chính trị bình đẳng, đa nguyên và đa đảng với một nền chính trị dựa trên quyền lực nhân dân là chính. Tức là người dân làm chủ đất nước thật sự, chứ không phải trá hình như hiện nay khi quyền lực nằm trong tay 15 ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN và một số gia đình cứ luân phiên thay nhau lên nắm quyền.
Kế đến về Phương thức hành động, tôi đồng ý là vẫn còn có một số bất đồng giữa một số cá nhân hay một vài đoàn thể do những nhận định và hay do sự khác biệt về đường lối hoạt động. Đây là điều xảy ra bình thường trong mọi cuộc vận động chính trị nhằm tạo tạo ra một bối cảnh sinh hoạt dân chủ đa nguyên.  Đương nhiên, nếu mọi người và mọi lực lượng có được sự đồng thuận về các phương hướng hành động thì chúng ta dễ tập trung trí tuệ, công sức và phương tiện để tháo gỡ độc tài một cách hữu hiệu hơn. Tôi thiết nghĩ là mỗi lực lượng và mỗi cá nhân đều có quyền thử mọi giải pháp, mọi con đường. Tôi tin là chúng ta sẽ từ từ hội tụ về những con đường có xác suất thành công cao nhất. Dân tộc nào cũng thế thôi, kể cả dân tộc Tunisia, Ai Cập gần đây.
Sau cùng, trong nỗ lực tạo đoàn kết thì tổ chức lớn hay tổ chức nhỏ không phải là điều quan trọng. Mọi đoàn thể, mọi cá nhân, nếu muốn đoàn kết, đều phải cùng cất bước hướng về nhau, gặp nhau trong tinh thần tương kính và chân thành đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc lên trên hết.
Với phương châm đó, đảng Việt Tân chúng tôi đã và đang nỗ lực tìm đến mọi cá nhân và đoàn thể có cùng mục tiêu ở trong và ngoài nước. Và nếu cá nhân hoặc đoàn thể đó cũng áp dụng phương thức đấu tranh bất bạo động thì càng quí. Chúng tôi sẵn sàng trình bày chi tiết về lý thuyết lẫn thực hành cách đấu tranh của Đảng Việt Tân và cũng sẵn sàng lắng nghe quan điểm của các hội đoàn khác để tìm những gì có thể làm chung. Tôi tin đó là cách tiến lại gần với nhau cụ thể và bền vững nhất.
Sau hết, tôi xin thay mặt đảng Việt Tân cảm ơn quí anh, quí báo, và quí đài đã dành cho chúng tôi cơ hội trình bày ngày hôm nay. Chính nỗ lực của quí anh cũng đang góp phần giúp vun trồng mối đoàn kết chung đó của dân tộc chúng ta.
Thomas Việt

Land Activists Face Prison in Vietnam (Asia Sentinel).

-Dân biểu Mỹ lên tiếng về vụ xét xử ở Bến Tre
 Một nhóm dân biểu Hoa Kỳ vừa gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam để bày tỏ quan ngại về vụ xét xử bảy người tội Âm mưu lật đổ chính quyền tại Bến Tre ngày 30/05 tới.
Văn bản đề ngày 26/05 có chữ ký của năm hạ nghị sỹ Edward Royce, Dana Rohrabacher, Loretta Sanchez, Frank Wolf và Zoe Lofgren, cũng là những người đã thường xuyên lên tiếng về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Được biết một dân biểu Canada là ông Wayne Marston thuộc đảng Tân Dân chủ cũng đã có thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về cùng chủ đề này.

Bức thư của các dân biểu Mỹ do ông Edward Royce đề xướng mở đầu bằng việc bày tỏ "quan ngại sâu sắc về cách thức đối xử và phiên tòa sắp tới xét xử bảy nhân vật tranh đấu một cách hòa bình".
Bảy người này - các ông bà Dương Kim Khải, Trần Thị Thúy, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tình và Phạm Ngọc Hoa - đã bị bắt từ giữa năm ngoái và bị giam tại Bến Tre cho tới nay.
Ba người: mục sư Dương Kim Khải, bà Trần Thị Thúy và ông Nguyễn Thành Tâm, được đảng Việt Tân tại hải ngoại nhận là thành viên của họ.
Thư của các vị dân biểu Mỹ nói họ được tin các bị cáo bị giam giữ nhiều tháng mà không được trợ giúp pháp lý và cũng không được người nhà thăm viếng.
Lá thư nhấn mạnh trường hợp mục sư Dương Kim Khải, thuộc hội thánh Tin Lành Mennonite, gọi việc bắt giam và mang ông ra xét xử là "một vết nhơ trong hồ sơ tự do tôn giáo ngày càng gây quan ngại của chính phủ Việt Nam".

Khiếu kiện đất đai

Các nguồn tin chính thức của nhà nước Việt Nam cho hay bảy bị cáo trên sẽ phải đối diện tội danh Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Tuy nhiên, đảng Việt Tân trong một thông cáo ra mới đây nói họ chỉ là "dân oan" và người giúp đỡ dân oan khiếu kiện các bất công về đất đai.
Một số đảng viên khác của Việt Tân cũng đã từng liên quan các vụ khiếu kiện, biểu tình liên quan đất đai ở Việt Nam.
Tổ chức này bị Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố.
Lá thư của các dân biểu Mỹ và Canada thì nói việc các ông bà Khải, Thúy và Tâm tham gia Việt Tân là "quyền cơ bản" của họ.
Các vị dân biểu khuyến nghị Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Chúng tôi yêu cầu Ngài chấm dứt việc bắt giữ công dân vì tham gia tổ chức hòa bình dù là với mục đích tôn giáo hay chính trị".
"Chúng tôi hy vọng Ngài sẽ bỏ tội danh lật đổ đối với bảy nhân vật đấu tranh hòa bình này."
Đây không phải lần đầu tiên các nghị sỹ có tên ở trên gửi thư can thiệp cho các trường hợp bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam từng gọi các dân biểu này là "thiếu thiện chí", có vị bị Việt Nam khước từ nhập cảnh.

- Tòa Bến Tre sắp xét xử 7 nhà dân chủ   —  (RFA).
- Tòa án Bến Tre sắp xử đảng viên Việt Tân (RFA)-Vào ngày 30 tháng này, tòa án Bến Tre sẽ xét xử 7 người về tội âm mưu lật đổ chính quyền và có liên hệ với đảng Việt Tân.

--VIỆT NAM - NHÂN QUYỀN: Bảy thành viên hoạt động tôn giáo và nhân quyền sẽ ra tòa vào cuối tháng 5 (RFI)-Vào ngày 30/5 tới đây, tòa án Bến Tre sẽ xét xử 7 nhà tranh đấu cho nhân quyền, trong đó có một mục sư về tội âm mưu lật đổ chính quyền xã hội chủ nghĩa. Tất cả bị bắt từ tháng 8/2010 và bị biệt giam, không được gặp thân nhân và luật sư.


Mục sư Dương Kim Khải. DR
Theo bản tin của AFP, một mục sư thuộc hội thánh Mennonite cùng với 6 người khác sẽ ra tòa án tỉnh Bến Tre vào ngày 30/5. Họ bị cáo buộc « âm mưu lật đổ chính quyền XHCN ».
Bình luận về thông tin này, AFP nhấn mạnh đến bối cảnh hiện nay, chính quyền Việt Nam tổ chức hàng loạt phiên tòa và bắt giam nhiều nhà hoạt động bị xem là « kẻ thù » của chế độ chính trị.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng tố giác hàng chục bản án tù và nhiều vụ bắt giam từ khi tại Việt Nam có chiến dịch trấn áp kéo dài từ 18 tháng nay.
Bản thông cáo báo chí của đảng Việt Tân cho biết thêm tên tuổi của các nhà hoạt động, gồm tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, Tin Lành và ba người là thành viên của tổ chức Việt Tân. Đó là Mục sư Dương Kim Khải (Hội thánh Chuồng Bò), bà Trần Thị Thúy, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành , Cao Văn Tỉnh và bà Phạm Ngọc Hoa.
Tổ chức chính trị bị cấm này khẳng định 7 nhà hoạt động trên chỉ là «những công dân bình thường , tranh đấu từ nhiều năm nay đòi quyền sống cho dân oan, nạn nhân của tham nhũng».


--Nhà cầm quyền CSVN dựng phiên tòa xử dân oan và tín đồ Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo tại Bến Tre (Việt Tân)














Thông Cáo Báo Chí

Nhà cầm quyền CSVN dựng phiên tòa xử dân oan và tín đồ Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo tại Bến Tre

Tin tức từ Bến Tre cho biết nhà cầm quyền CSVN sẽ dựng phiên tòa vào ngày 30/5/2011 để xét xử một số dân oan và tín đồ Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, gồm có:

1. Mục sư Dương Kim Khải
2. Bà Trần Thị Thúy
3. Ông Nguyễn Thành Tâm
4. Ông Phạm Văn Thông
5. Ông Nguyễn Chí Thành
6. Bà Phạm Ngọc Hoa
7. Ông Cao Văn Tỉnh
Tất cả đều bị gán ghép vào tội "âm mưu lật đổ chính quyền" theo Điều 79 của luật hình sự CSVN, vì cho là có liên hệ với đảng Việt Tân.
Đảng Việt Tân khẳng định 7 đồng bào nêu trên đều là những người yêu nước, sống với đức tin và lý tưởng, xả thân vì quyền lợi của người khác bất kể những khó khăn và thiệt thòi cho chính mình.
Đây là những người dân oan đã đi khiếu kiện nhiều năm qua để đòi công lý cho chính mình và nhiều bà con dân oan khác. Hầu hết là tín đồ nhiệt thành của Giáo hội Tin Lành Mennonite (mà nhiều người gọi thân thương là Hội Thánh Chuồng Bò). Chính ước mong đưa tình yêu của Đấng Christ đến cho con người và tình nghĩa đồng bào đã khiến những anh chị em này dấn bước vào nỗ lực đấu tranh ôn hòa của bà con dân oan để đòi lại quyền sống và công bằng xã hội.
Ngoài ra, như đã thông báo trước đây, Mục sư Dương Kim Khải, Bà Trần Thị Thúy và Ông Nguyễn Thành Tâm còn là những đảng viên Việt Tân, dấn thân tranh đấu để xây dựng một đất nước Việt Nam tiến bộ và dân chủ. Tham gia đảng phái và hoạt động chính trị là một quyền căn bản của con người đã được qui định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Vì thế, việc đối xử tàn tệ và nay cáo buộc những con người đầy nhân bản này tội danh “âm mưu lật đổ chế độ” theo Điều 79 luật hình sự, không chỉ là sự gán ghép hoàn toàn vô căn cứ và phi lý, mà còn để lộ rõ ý đồ của nhà cầm quyền. Đó là dùng hệ thống luật pháp để che đậy hành vi chà đạp nhân quyền và để bịt miệng những oan trái do chính chế độ gây ra.
Đảng Việt Tân sẽ đệ trình các bằng chứng và chính thức kiện những nhân sự trách nhiệm thuộc nhà nước CSVN liên quan đến chiến dịch trấn áp tại Bến Tre ra trước cơ quan Liên Hiệp Quốc chuyên điều tra về những hành vi bắt người tùy tiện và tra tấn.
Chúng tôi kính kêu gọi mọi người mọi giới, bằng nhiều cách, hãy bày tỏ lòng ủng hộ và tiếp tay tranh đấu cụ thể cho 7 đồng bào của chúng ta, những người đã và đang xả thân vì hạnh phúc của người khác và tương lai đất nước.
Ngày 20 tháng 5 năm 2011
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng


-Rights activists to be tried in Vietnam: Opposition (Straits Times)-
HANOI - SEVEN rights campaigners are due to stand trial in Vietnam accused of attempting to overthrow the communist government, political opposition group Viet Tan said.
All seven were arrested in summer 2010 and have not had access to families or lawyers, said Viet Tan, which described the accused as 'Vietnamese patriots, faithful to their religious ideals, and selflessly serving their communities'.
The defendants, who are set to go on trial on May 30, face charges under Penal Code Article 79, punishable by jail or a death sentence on conviction, because of affiliation with Viet Tan, according to the US-based group.
'They are aggrieved citizens who have petitioned for many years for legal redress, both for themselves and others victimised by government corruption,' the group said in a statement released on Friday.
Viet Tan, which is also known as the Vietnam Reform Party, describes itself as non-violent and pro-democracy but Vietnam - a one-party communist state - calls it a 'terrorist group'.
The case is the latest in a string of trials of activists in Vietnam. Amnesty International has said dozens of peaceful political critics have been sentenced to long prison terms since a crackdown on free expression began about 18 months ago. -- AFP

-



Mục sư Nguyễn Công Chính bị công an Gia Lai bắt giam. DR

-Chính trị: Bộ mặt thật của Nguyễn Công Chính - Kẻ tự phong là mục sư (CAND 3-5-11) -- "Ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo, lừa một thiếu nữ 26 tuổi dân tộc Jrai quan hệ tình dục nhiều lần".  Các cơ quan chức năng Việt Nam rất lưu ý đến đời sống tình dục của các nhà đối kháng ("hai bao cao su đã qua sử dụng", "quan hệ nhiều lần"...). Đệ tử của Freud, hãy giải thích!
Mục sư Nguyễn Hồng Quang (người đã từng viết giấy tay giới thiệu Nguyễn Công Chính) có bản tường trình gởi các tổ chức có liên quan đến Giáo hội Mennonite tố cáo: Ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo, lừa một thiếu nữ 26 tuổi dân tộc Jrai quan hệ tình dục nhiều lần.



Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai vừa thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở của đối tượng phản động Nguyễn Công Chính (42 tuổi), tên khai sinh là Nguyễn Thành Long, quê ở huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, hiện đang tạm trú tại tổ 10, phường Hoa Lư, TP.Pleiku về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết". Để hiểu rõ thêm về bản chất của kẻ tự phong mục sư Nguyễn Công Chính, Báo CAND xin cung cấp đến bạn đọc bài viết sau.
Thực hiện lệnh bắt, khám xét chỗ ở đối với Nguyễn Công Chính(X).

Năm 1991, sau khi đào ngũ khỏi đơn vị Bộ đội Biên phòng Kon Tum, sống lang thang ở các bãi vàng trên đất Quảng Nam đến năm 1993 Nguyễn Công Chính trở về Sa Bình, Sa Thầy, Kon Tum tham gia tổ chức phản động núp dưới danh nghĩa hoạt động tôn giáo nhằm chống phá chính quyền. Để thực hiện âm mưu đen tối của kẻ phản động, Nguyễn Công Chính đã lôi kéo một số tín đồ Tin lành tách ra để thành lập cái gọi là "Hội thánh phúc âm đời đời" của Chính và tham gia vào tổ chức "Tin lành Liên hữu Cơ đốc" với mục đích trục lợi cá nhân.

Khi phát hiện ra ý đồ xấu xa, các tín đồ chân chính đã tẩy chay Nguyễn Công Chính thì y nghĩ ra cách nhờ vào Nguyễn Hồng Quang (ở TP Hồ Chí Minh) và tự phong cho mình là Mục sư Nguyễn Công Chính để tiếp tục thực hiện hành vi phản động, lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin. Từ đó, Nguyễn Công Chính tổ chức lôi kéo một số người nhẹ dạ tham gia cái gọi là "Hiệp hội thông công Tin lành các dân tộc Việt Nam" và tự xưng y là "Chủ tịch". Đây chính là một tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo hoạt động trái phép nhằm chống phá chính quyền, phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân. Thật nhẫn tâm khi Nguyễn Công Chính về nhà yêu cầu ông Nguyễn Lang (bố đẻ của mình) dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên để Chính tụ tập nhiều người đến hành đạo trái phép. Khi bị ông Lang phản đối kịch liệt việc làm trái đạo lý trên thì Chính lại đánh cả cha đẻ của mình. 

Sau khi phát hiện những sai phạm, chính quyền tỉnh Kon Tum nhắc nhở nhiều lần nhưng Nguyễn Công Chính vẫn cố tình không chấp hành pháp luật, xây dựng nhà trái phép, nên đã bị cưỡng chế. Sau khi chuyển về sống ở địa bàn Gia Lai, Nguyễn Công Chính tiếp tục có nhiều hành động hết sức quái đản.

Tháng 5/2006, tại làng Brông Goay, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai, Nguyễn Công Chính đã tập hợp một số người dân mê muội la hét, nhảy múa, đốt sách vở học sinh, đập phá tại nhà các gia đình trong làng suốt 6 ngày đêm. Theo Nguyễn Công Chính, hành động trên là để "thông công gặp Chúa, đuổi tà ma". Hậu quả của việc làm trên đã khiến nhiều người phải nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, kiệt sức. Chính quyền địa phương đã lập biên bản vi phạm về hành vi tuyên truyền "tà đạo" của Nguyễn Công Chính. Giữa năm 2008, Nguyễn Công Chính lại bị ông Nguyễn Hồng Quang tố cáo Chính lợi dụng hoạt động để trục lợi cá nhân, gian dối chiếm đoạt 270 triệu đồng và lợi dụng truyền đạo để cưỡng dâm nhiều nữ tín đồ người dân tộc thiểu số.

Sau đó Nguyễn Công Chính lại liên lạc với Y Hin Niê (đối tượng cầm đầu FULRO lưu vong) để thành lập tổ chức phản động núp bóng tôn giáo. Tiếp đó, Nguyễn Công Chính chuyển sang câu kết với Nguyễn Thanh Vân, cầm đầu tổ chức phản động chống Cộng tại Mỹ để thành lập cái gọi là "Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam- Hoa Kỳ" và tự phong làm Hội trưởng.

Ngoài ra, để tạo "tiếng vang", thu hút kêu gọi các tổ chức phản động bên ngoài gửi tiền tài trợ cho hoạt động chống phá đất nước, Chính sốt sắng ghi tên, tích cực tham gia hoạt động cho một vài tổ chức phản động. Cuối năm 2009, khi được bọn phản động người Việt lưu vong tung hô, trao cho cái gọi là "Giải nhân quyền Việt Nam 2009", Chính càng tỏ ra manh động, chống phá chính quyền nhân dân một cách công khai, trắng trợn.

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra đã xác định, từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính đã trực tiếp thu thập, biên soạn làm ra nhiều tài liệu phản động phát tán lên mạng Internet. Ngày 24/11/2010 và ngày 24/1/2011, Giám định viên tư pháp và Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã có các kết luận giám định 22 tài liệu do y soạn thảo, phát tán và khẳng định: Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng Công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 13/9/2006, tại quán Internet ở số 4, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP Pleiku, cơ quan Công an đã bắt quả tang Chính đang tán phát các tài liệu phản động lên mạng. Ngày 28/5/2008, tiến hành kiểm tra hành chính nơi ở của Chính, cơ quan Công an thu được một số tài liệu phản động và trong máy tính của y còn có nhiều phim ảnh đồi trụy và các tài liệu chứng minh Nguyễn Công Chính tham gia các tổ chức phản động như: "Khối 8406", "1706", "1906"… và các dự án mà y đã và đang làm để lừa các tổ chức, cá nhân bên ngoài lấy tiền tiêu xài. Chính quyền địa phương nhiều lần nhắc nhở, thuyết phục vận động và đưa ra giáo dục kiểm điểm Nguyễn Công Chính trước dân và xử phạt hành chính nhưng Chính vẫn không chấp hành.

Ngoài việc báng bổ tổ tiên gia đình, lợi dụng tôn giáo để hoạt động phản động chống phá chính quyền, Nguyễn Công Chính còn lợi dụng danh nghĩa mục sư tự phong có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vu khống người khác. Ông Tân Tạo và vợ là Nguyễn Thị Đào ở quận 10, TP Hồ Chí Minh tố cáo Nguyễn Công Chính đã lừa của họ số tiền 27 triệu đồng; Nguyễn Thanh Sơn tố cáo anh ruột là Nguyễn Công Chính tự động bán nhà rồi chiếm đoạt luôn tài sản.

Ông Đinh Thanh Trường ở thôn Đông, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, tố cáo ngày 5/10/2008: "Việc nhận tiền quà cứu trợ của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất giúp đồng bào bị lũ lụt năm 2007, tôi hoàn toàn không biết gì cả. Nhưng Nguyễn Công Chính đã giả mạo chữ ký của tôi và cho rằng tôi đã nhận số tiền 270 triệu đồng. Nay tôi làm đơn này xin tố cáo hành vi giả mạo chữ ký của Nguyễn Công Chính. Đề nghị các cấp có thẩm quyền điều tra làm rõ hành vi trên và xử lý Chính theo đúng quy định của pháp luật"...

Ngày 28/5/2008, qua kiểm tra hành chính, cơ quan chức năng phát hiện trong máy tính xách tay của Nguyễn Công Chính chứa rất nhiều phim ảnh có nội dung đồi trụy. Ngày 7/9/2008, Mục sư Nguyễn Hồng Quang (người đã từng viết giấy tay giới thiệu Nguyễn Công Chính) có bản tường trình gởi các tổ chức có liên quan đến Giáo hội Mennonite với nội dung: Năm 2006, cô H. sinh năm 1980, dân tộc Jrai, ở Pleiku đã bị ông Nguyễn Thành Long (tức mục sư Nguyễn Công Chính) lợi dụng danh nghĩa là người thầy truyền đạo nói dối lừa cô để quan hệ tình dục nhiều lần. Và ông Chính cũng lén lút lợi dụng danh nghĩa truyền đạo để quan hệ với nhiều cô gái khác. Họ đã có đơn tố giác. Ngoài ra, trong bản tường trình, Nguyễn Hồng Quang còn cho rằng Nguyễn Công Chính là kẻ chia rẽ giáo hội, chia rẽ các sắc tộc, vu cáo người khác.

Trước những hành vi sai phạm nghiêm trọng nói trên, nhân dân các dân tộc ở Tây Nguyên, các tổ chức tôn giáo chân chính, các cơ quan đoàn thể ở địa phương đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai phải xử lý đối tượng phản động Nguyễn Công Chính thật nghiêm minh theo pháp luật



Ngọc Như


Mục sư Nguyễn Công Chính bị bắt vì tội danh « gây chia rẽ giữa chính quyền và dân »(RFI)- Mục sư Nguyễn Công Chính, 45 tuổi, Giáo hội trưởng Giáo hội Tin lành Lutheran tại Việt Nam đã bị công an khởi tố và bắt giam vào sáng hôm qua 28/04/2011. Thông tấn xã Việt Nam và nhiều tờ báo chính thức đồng loạt đưa tin này vào ngày hôm nay và quy cho ông tội « phá hoại chính sách đại đoàn kết, chia rẽ nhân dân với lực lượng vũ trang ».

-Bắt giam đối tượng phản động Nguyễn Công Chính cand.com
Chiều 28/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai chính thức thông báo trước các cơ quan báo chí về việc bắt tạm giam đối tượng phản động Nguyễn Công Chính về tội "Phá hoại chính sách đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. ...
Bắt tạm giam Nguyễn Công Chính vì hành vi Phá hoại chính sách đoàn kếtTiền Phong Online
Bắt đối tượng phá hoại chính sách đoàn kếtVietNamNet
Bắt Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết"Tuổi Trẻ
Thanh Niên -VTC -Báo Đất Việt
tất cả 16 bài viết »

-Việt Nam bắt một mục sư Tin Lành (VOA)-Giới hữu trách Việt Nam đã bắt giữ một mục sư Tin Lành vì cáo buộc gây chia rẽ giữa chính quyền với người dân.

Bản tin hôm thứ 6 của hãng thông tấn AP trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Mục sư Nguyễn Công Chính, 42 tuổi, đã bị bắt hôm thứ 5 ở tỉnh Gia Lai, và nếu bị tòa kết án ông phải đối mặt với án tù 15 năm.Theo báo chí do nhà nước kiểm soát, những cáo buộc về tội gọi là “phá hoại chính sách đoàn kết” đối với Mục sư Chính phát xuất từ những phát biểu có tính chất thù địch của ông trong các bài viết đăng tải trên internet và những cuộc phỏng vấn dành cho các cơ quan truyền thông nước ngoài.Họ tố cáo Mục sư Chính phổ biến thông tin sai lạc và xúi giục dân chúng biểu tình.

-Hoa Kỳ đưa hơn 10 nước vào danh sách các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo Hoa Kỳ đã đưa 14 quốc gia vào danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo. Lần đầu tiên trong danh sách này có Ai Cập. Trong số các quốc gia khác, trong danh sách có tên Iran, Iraq và Trung Quốc.

-Bắt, tạm giam Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết"


Ngày 28-4, Công an tỉnh Gia Lai đã thi hành lệnh bắt và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết", tiến hành khám xét nơi ở và thu giữ được nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền chống chính quyền nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước đó, ngày 8-4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Công Chính về tội "phá hoại chính sách đại đoàn kết" theo điều 87 Bộ luật hình sự. Bước đầu, Nguyễn Công Chính đã thú nhận hành vi phạm tội của mình. Nguyễn Công Chính có tên gọi khác là Nguyễn Thành Long, sinh năm 1969, hiện sinh sống tại tổ 10, phường Hoa Lư, thành phố Plei-cu, tỉnh Gia Lai. Từ năm 2003 đến nay, Nguyễn Công Chính thường xuyên tham gia trả lời phỏng vấn các báo, đài nước ngoài, thu thập và phát tán trên mạng internet nhiều tài liệu có nội dung chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân với lực lượng vũ trang, với chính quyền nhân dân, gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ giữa các dân tộc, chia rẽ các tín đồ tôn giáo. Nguyễn Công Chính đã cấu kết với các đối tượng như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy... để hoạt động chống chính quyền nhân dân, tuyên truyền sai sự thật và kích động, tham gia tổ chức khiếu kiện đông người, vượt cấp ở nhiều nơi...

Những tài liệu thu được trong quá trình hoạt động của Nguyễn Công Chính, Cơ quan An ninh điều tra-Công an tỉnh Gia Lai đã trưng cầu giám định của Tư pháp tỉnh Gia Lai, Viện Khoa học Hình sự-Bộ Công an, khẳng định: Nguyễn Công Chính làm ra các tài liệu có nội dung tuyên truyền gây chia rẽ giữa chính quyền, lực lượng công an với quần chúng nhân dân; chia rẽ giữa quốc gia dân tộc Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân, chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Phát hiện việc làm của Nguyễn Công Chính là vi phạm pháp luật, chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, thuyết phục, giáo dục nhắc nhở và đưa ra kiểm điểm trước dân. Song trên thực tế, Nguyễn Công Chính với bản chất ngoan cố, phản động không chấp hành pháp luật mà vẫn cố tình gia tăng hoạt động nhằm chống lại chính quyền nhân dân cả về phạm vi, quy mô lẫn mức độ.

Theo TTXVN

Tổng số lượt xem trang