Khổ nạn làng văn hóa du lịch Việt
Câu chuyện về làng văn hóa Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội bị bỏ hoang sau khi làm tiêu tốn ngân sách quốc gia với số tiền lên đến 3.256,8 tỉ đồng cũng như hàng ngàn trung tâm văn hóa, nhà văn hóa và khu du lịch văn hóa xây xong lại bỏ hoang, không có khách đến tham quan là câu chuyện nhức nhối của một đất nước nghèo như Việt Nam. Vấn đề cần bàn ở đây là có bao nhiều tiền thuế, tiền mồ hôi của nhân dân đã bị đốt trong các làng văn hóa? Và người dân nhận được gì với kiểu làm du lịch vừa đốt tiền lại vừa đốt uy tín của ngành du lịch Việt Nam?
Làm du lịch cần phải có lương tri
Ông Hồ Thà, người dân Đồng Mô, Sơn Tây cho ý kiến: “Cái cách làm du lịch của người phía Bắc thì nói thật là khó mà hài lòng. Nó phá nhiều hơn là xây dựng. Khu Đồng Mô Sơn Tây nó lộn xộn, khó mà chơi thoải mái được. Khu đó không có gì để khám phá và cũng không có gì để giải trí. Có vẻ như người ta làm để mà làm vậy thôi chứ chẳng có giá trị du lịch gì!”
Theo ông Thà, làm du lịch không chỉ đơn giản là xây dựng lên những khu khách sạn, khu phức hợp văn hóa gì đó hay khu nghỉ mát rồi đón khách du lịch. Cách làm này không sớm thì mượn sẽ thất bại ê chề, làm ảnh hưởng đến uy tín lâu dài nếu không muốn nói là hoàn toàn mất uy tín. Bởi theo ông Thà, thứ cần nhất để làm du lịch ở một nước nghèo nhưng có nhiều cảnh đẹp như Việt Nam là lương tri và lòng tự trọng chứ không phải là sự lừa dối và khả năng vay nợ vô tội vạ.
Giải thích thêm về vấn đề lương tri và lòng tự trọng trong làm du lịch, ông Thà cho rằng chính lương tri sẽ giúp cho những người có trách nhiệm và chức năng trong tổ chức du lịch sẽ thấy việc cần làm là gì và việc nào không nên làm. Bởi chính vì thiếu lượng tri nên động cơ khi xây dựng những khu phức hợp du lịch hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học nhưng lại thừa cơ sở để chấm mút, hối lộ, móc ngoặc, đút lót và tham nhũng.
Bởi vì du lịch, suy cho cùng đó không phải là một trung tâm với đầy rẫy những mô hình mà con người xây dựng một năm, hai năm để khách tham quan ngắm những thứ đó sẽ khái quát được văn hóa bản địa của một nơi nào đó. Nếu như đi du lịch để đến những khu phức hợp như vậy mà phải bỏ tiền đi máy bay, mua tour và lặn lội đường xa, người ta sẽ chọn xem tivi, xem những chương trình khám phá trên truyền hình. Vấn đề du lịch xây dựng theo mô hình phức hợp để tập trung khách là một loại tư duy hợp tác xã, tư duy kinh tế tập thể, vừa thiếu lương tri lại vừa thiếu văn hóa một cách trầm trọng.
Ông Thà nhấn mạnh rằng ông là người chạy xe ôm suốt gần hai mươi năm nay để chở khách đi du lịch bằng xe máy từ Bắc chí Nam, ông đã từng chở khách ngoại quốc lên đến cao nguyên đất đỏ, lên đến Tây Nguyên, thậm chí xuống miệt Tây Nam Bộ. Và kinh nghiệm chở khách lâu năm cho ông thấy bất kì khách du lịch nào cũng muốn khám phá văn hóa bản địa, khám phá những vùng quê yên bình, những thôn làng đã hình thành cả trăm năm để hòa nhập vào đời sống nơi đó.
Cách làm theo kiểu tập trung vào một khu phức hợp du lịch là cách bán lúa non, không có ý nghĩa gì. Và nó thể hiện tầm văn hóa của những người ký quyết định xây dựng dự án ở mức quá kém. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy người ta thiếu hẳn lương tri và lòng tự trọng. Bởi nếu có lương tri và lòng tự trọng, câu hỏi đặt ra của người nắm chức trách sẽ là liệu bản thân họ có am hiểu gì về văn hóa, du lịch? Và với kiến thức hiện có về văn hóa, du lịch, họ có kham nổi sứ mệnh, trách nhiệm nâng cao uy tín cho ngành du lịch Việt Nam hay không?
Một khi biết tự đặt ra những câu hỏi như vậy thì người ta sẽ không vì động cơ đút lót, chia chác, chấm mút, tham nhũng, rút ruột công trình… mà quyết định xây dựng vô tội vạ, làm hao tổn ngân sách nhà nước một cách khủng khiếp như vậy.
Bởi trong vài ngàn tỉ đồng bỏ ra để xây dựng khu phức hợp du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, nếu là người có lương tri, người ta sẽ suy nghĩ về mồ hôi, nước mắt của hàng mấy chục triệu dân nghèo đang ngày đêm còng lương đóng thuế nhà nước thông qua việc mua gói mì tôm, mua ký gạo, mua lít dầu lửa, mua lít xăng, thậm chí mua bó rau… Mọi thứ hàng hóa trên thị trường Việt Nam đều gánh thuế giá trị gia tăng và thứ thuế này không từ bỏ bất kì ai, từ người giàu cho đến người nghèo mua gói mì tôm cầm hơi mỗi ngày cũng phải đóng thuế thông qua gói mì họ đã mua.
Có bao nhiêu tiền thuế của dân đốt vào khu du lịch?
Một người khác tên Mỹ, hiện sống tại Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ: “Tức là các khu du lịch ngoài Bắc người ta mở cửa để câu trai gái vào đó chơi, hẹn hò. Nó gây tốn kém về giá đất, về mặt bằng chứ nó chẳng xây cất gì đâu cho ra hồn. Nó không có văn hóa gì đó cả, nó chỉ là khu ăn chơi hơi cao cấp vậy thôi chứ không có văn nhóa hay du lịch, khám phá gì đâu!”
Cũng là người chuyên chở khách đi phượt từ Bắc chí Nam, ông Mỹ cho rằng những gì ông chứng kiến, có thể số tiền của ngân sách quốc gia lên đến hàng chục triệu tỉ đồng để đốt vào việc xây dựng các khu du lịch theo kiểu phức hợp du lịch. Không riêng gì nhà nước mà cả tư nhân cũng tham gia đốt ngân sách quốc gia vô vạ. Sở dĩ có chuyện tréo ngoe như vậy là do chính sách, sách lược về du lịch quá kém.
Giải thích vấn đề đã nêu, ông Mỹ cho biết là từ Bắc chí Nam, bất kì tỉnh nào cũng có dự án xây dựng những khu phức hợp du lịch, tượng đài chiến thắng nhằm phục vụ du lịch, khu nghỉ mát. Và chiếm chừng 70% các khu này là do nhà nước xây dựng, số còn lại của tư nhân nhưng số đông là vay tiền nhà nước để xây dựng.
Nghĩa là các chủ tư nhân có thế lực đã làm những dự án, sau đó dựa vào thế lực trong hệ thống nhà nước để vay tiền xây dựng thành khu phức hợp du lịch hoặc khu nghỉ mát. Thường thì những khu của tư nhân có thể hái ra lợi nhuận bởi họ đã tính toán kĩ lưỡng để tránh tình trạng phải ngồi tù vì nợ ngân hàng.
Ngược lại, các khu tượng đài chiến thắng, các khu phức hợp văn hóa du lịch nhà nước thì xây xong lại bỏ hoang bởi chẳng có khách du lịch nào lại chọn những điểm đến mà ở đó, mói thứ đều được mô phỏng, khái quát và có tính chất trình diễn, người ta không tìm thấy hồn vía, nét văn hóa bản địa ở đó. Thậm chí, còn không tìm thấy cả quán nước hay khu ẩm thực để giải lao, ăn uống lấy sức.
Kiểu làm du lịch soạn ra một tour, sau đó cho khách chạy theo tour của mình mà không có thời gian để thở, để nghỉ ngơi, đến điểm tham quan thì chẳng có gì để xem, để học, để suy ngẫm và cũng chẳng có gì để ăn uống như vậy sẽ nhanh chóng đẩy du lịch Việt Nam đến chỗ mất uy tín và có tính chất bịp bợm trong mắt khách bốn phương.
Ông Mỹ cho rằng trong suốt gần mười năm phát động và quảng bá du lịch, hệ quả dễ thấy nhất là ngành du lịch Việt Nam mất hết uy tín, lượng khách quốc tế tìm đến Việt Nam giảm đi rất nhiều so với các nước khu vực. Và cái mà ngành du lịch Việt Nam đạt được chính là khoản tiền khổng lồ từ ngận sách đã bị đốt cháy không thương tiếc, đời sống người dân trở nên vô hồn vì chạy theo đồng tiền, thậm chí nhiều đồng bào thiểu số ở Việt Nam đã đánh mất bản tính hồn nhiên vì chạy theo những ảo tưởng kiếm tiền từ du lịch.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
-( 9 ảnh đẹp sưu tầm về Huế và nón lá)
CHIẾC NÓN LÁ BÀI THƠ
Không như một nơi nào khác, nón bài thơ luôn là người bạn đồng hành của người phụ nữ Huế. Trong cuộc sống hàng ngày, phụ nữ Huế dùng chiếc nón để che nắng, che mưa, để đựng đồ… nhưng với một ý nghĩa cao đẹp hơn, nón bài thơ dùng để tô điểm thêm cho vẻ đẹp người con gái Huế. Sự duyên dáng, nhẹ nhàng và uyển chuyển của người con gái Huế với áo dài tím, đôi guốc mộc, nón bài thơ khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải xao xuyến không nguôi.
Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ
Ngàn thông núi Ngụ đứng như mơ
Gió cầu vương áo nàng tôn nữ
Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ
(ca dao)
Chiếc nón bài thơ
Trích thơ Lưu Vĩnh Hạ
O dễ thương với nụ cười Gia Hội
Tóc Trường Tiền làm trai Huế ngẩn ngơ
Chiếc áo dài cùng với nón bài thơ
Để xao xuyến hồn sông Hương núi Ngự
Đến với Huế, mảnh đất được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp nên thơ như một bức tranh thủy mặc, sơn thủy hữu tình. Ngân vang trong tiếng chuông chùa Thiên mụ là một khoảng không gian rộng mở của dòng Hương giang đang lặng lờ trôi.
Con người xứ Huế vốn dĩ thông minh, tài hoa và rất cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ rất lâu đời, do nhu cầu của cuộc sống của các vương triều phong kiến nhà Nguyễn (kéo dài 143 năm: 1802 – 1945 ) và do sự phân bổ ngành nghề trong xã hội lức bấy giờ, vì vậy, nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng trên vùng đất Huế đã được hình thành, phát triển và tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong số đó có những làng nón truyền thống như Phủ Cam, Đốc Sơ, Dạ Lê, Kim Long, Tây Hồ và làng nón Bài Thơ.
Có lẽ chưa thể có câu trả lời chính xác nhất về thời điểm ra đời. Tuy nhiên, theo những ghi chép còn sót lại của Lê Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục”, khi nhận xét về chiếc nón lá xứ Thuận Hóa ở thế kỷ XVI, XVII đã cho chúng ta biết rằng nghề làm nón lá Huế đã có từ khoảng hơn 300 - 400 năm về trước.
Nghề làm nón ở Huế xuất phát từ nhu cầu của đời sống dân gian. Nón vừa là vật dụng khá tiện lợi, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, giá lại rẻ, vì vậy, nón Huế rất được ưa chuộng. Nón Huế xuất hiện ở mọi nơi, trên cánh đồng lúa chín vàng ươm, ở chốn đền đài lăng tẩm vươn màu thời gian. Ai ai cũng có thể đội nón Huế. Từ cụ già đến em bé và cả những du khách nước ngoài.
Nghề làm nón lá nổi tiếng ở Huế từ lâu nhưng làm nón bài thơ thì khoảng từ sau năm 1959. Người dân Tây Hồ luôn tự hào quê mình là nơi xuất xứ của nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón bài thơ ra đời ở Tây Hồ như một sự tình cờ. Đó là vào khoảng năm 1959-1960, ông Bùi Quang Bặc - một người làm nghề chằm nón lá, cũng là một người yêu thơ phú trong làng đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ, bằng cách ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón.
Lúc đó, nón lá ở Huế chủ yếu bán vào thị trường ở các tỉnh phía Nam, nên hai câu thơ đầu tiên được ông Bặc ép vào chiếc nón là:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.
Ban đầu, nón bài thơ được người dân Tây Hồ làm để tặng người thân, không ngờ lại được mọi người yêu thích. Từ đó, những người làm nón ở Tây Hồ bắt đầu làm nón bài thơ hàng loạt, đưa ra bán ở thị trường. Những câu thơ được ép vào nón cũng đa dạng và phong phú hơn, thường là những câu thơ về Huếhttp://vi.wikipedia.org/wiki/Nón_bài_thơ
NÓN LÁ TRONG THI CA
Nón em chẳng đáng mấy đồng,
Chàng mà giật lấy ra lòng chàng tham
Nón em nón bạc quai vàng
Thì em mới dám trao chàng cầm tay
Tiếc rằng vì nón quai mây
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm
(ca dao)
Nón lá
(Nguyễn Lãm Thắng)
Mỏng manh chiếc nón, ấy mà
Che mưa che nắng đường xa mẹ về
Từ phố thị đến làng quê
Ở đâu nón cũng nguyện che mái đầu
Nón che cái nắng qua cầu
Chị đi đến lớp mặc dầu nắng oi
Nón che từng giọt mưa rơi
Chiều đông cha vẫn ra nơi ruộng đồng
Giúp người nón mãi ước mong
Dẫu bao mưa nắng nón không ngại ngần.
chiếc nón lá
Tác giả: Dã Qùy
Sáng nay đi học đội nón
Hình như con phố diệu vời
Nắng cũng nghe chừng dễ mến
Xoe tròn bóng mát, thương ơi !
Nón lá ngoan hiền đến lớp
Bỗng dưng sách vở thật xinh
Mực tím nương về hương gió
Nghe trong nét bút , lời mình !
Con gái dịu dàng nón lá
Sân trường áo trắng tung bay
Con trai trở thành hiền lạ
Ngu ngơ theo mái tóc dài
Chiếc nón nghiêng che hương tóc
"Si " trồng suốt quãng đường đi
Bài thơ dấu hoài không đọc
Ép lên chiếc nón lạ kỳ
Nón lá cùng tà áo trắng
Theo em suốt một quãng đời
Tuổi thơ dệt cùng dĩ vãng
Trọn đời thương nhớ hoài thôi
Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật "trang sức" của biết bao thiếu nữ. lựa nón, lựa quai, cũng là một thú vui nên không ít người đã kỳ công đến tận nơi làm nón để đặt cho riêng mình với dòng thơ yêu thích. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề.
CẤU TẠO CHIẾC NÓN BÀI THƠ
Thật kỳ lạ, so với nón lá ở miền bắc, nón Bài thơ xứ Huế có vẻ mỏng hơn, nhẹ và thanh hơn. Theo các lời kể của những người làm nón, không nơi nào ở nước ta có lá cọ, lá buông đặc biệt thanh mảnh mà bền dai như ở rừng A Lưới, rừng Nam Ðông của Huế. Muốn nón bền, đẹp, người làm nón phải tự tay chọn những chiếc lá vừa đủ một tháng tuổi, đã phát triển hết chiều dài, chiều ngang. Ấy là khi lá không quá non cũng không quá già, chưa chuyển sang mầu xanh đậm, các bẹ lá vẫn ôm khít nhau và độ mềm vừa đủ. Nếu khéo léo, người ta chỉ cần chín đến mười đọt lá là có thể làm thành một chiếc nón hoàn chỉnh. Sau khi lá được cột lại thành từng chùm thì đến công đoạn đạp lá bằng chân, để sau đó sấy lá dễ chín đều. Thời gian sấy lá kéo dài đến năm tiếng, phải trở lá liên tục. Ðến khâu ủi lá thì tương đối phức tạp, bởi phải ủi thật đều tay thì lá mới đủ độ phẳng và láng. Nếu than nóng quá, lá sẽ cháy; còn than nguội quá, lá lại không thẳng. Vì thế khi ủi, người làm nón chuyên nghiệp thường đưa mặt phải (là mặt lá có mầu trắng đều, sóng thưa) tiếp xúc với miếng gang; mặt trái tiếp xúc với bọc vải ủi, một tay cầm bọc ủi lá, một tay cầm lá và kéo từ từ cho tới lúc lá thẳng….https://www.facebook.com/photo.php?fbid=296303097200885&set=a.296302513867610.1073741962.100004635900665&type=3&theater
ƯƠM THƠ VÀO CHIẾC NÓN LÁ
Không chỉ là vật dụng để che nắng, che mưa, giờ đây nón Huế đã thật sự trở thành món quà đầy ý nghĩa cho du khách phương xa mỗi khi đến Huế. Từng lớp nón lá hiển hiện lung linh dưới nắng, trong suốt, người ta có thể dễ dàng đọc được những vần thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử, hoặc của những thi sĩ nổi tiếng khác...
Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...
Bao giờ đậu trạng vinh qui đã
Anh lại đây tôi thối chữ thơ.
hay câu ca dao:
Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón Bài thơ làm quà.
Phải chăng, vì thấm đẫm chất thơ, thấm đẫm vẻ nguyên sơ trong sáng của đất trời xứ Huế nên tên gọi "bài thơ" mới gắn liền với chiếc nón cố đô? Xoay một vòng nón dưới nắng, cảm xúc bỗng ùa về khi bắt gặp cả hình ảnh đôi trai gái đang thẹn thùng trao gửi ân tình bên dòng sông Hương..
Chiếc nón bài thơ không những là một nghệ thuật của dân Huế, còn nói lên được tính sáng tạo trong ngành nghề thủ công, mà còn mang đậm dấu ấn văn học của người dân đất thần kinh, trung tâm văn hoá chính trị của VN từ năm 1804-1945.
Nón bài thơ nghiêng lộng gió chiều
Vầng hồng trong nắng tím hoang liêu
Bâng khuâng lê bước chiều lên phố
Áo trắng cho ai nỗi nhớ nhiều
Nguyen Thi Hong 27.4.2014
Di tích Lầu Tứ Phương Vô Sự được tận dụng 100% ở trong nộ thất và ngoại thất - theo các lãnh đạo là "nơi dừng chân cho du khách và không phải vì mục đích kinh doanh".
-Nỗi đau văn hóa
Huy Phương
“Tứ Phương Vô Sự” thuộc quần thể Ðại Nội, cố đô Huế, được các vua Nguyễn xây trên mặt thành phía Bắc, có cửa ra mang tên Hòa Bình để nhà vua những lúc rỗi rảnh không cần nhọc công vi hành ra ngoài dân dã, đứng từ ngôi lầu này có thể quan sát cả một vùng đất rộng lớn ngoài cung cấm, nhìn sự sinh hoạt đi lại của người dân, mà mong rằng, bốn phương không có sự gì xảy ra. Lầu “Tứ Phương Vô Sự” cũng như tên cửa “Hòa Bình” chính là điều mong muốn của nhà lãnh đạo quốc gia mong cho (bốn phương) đất nước được an bình, thịnh trị.
Thật ra chúng tôi không lấy gì làm ngạc nhiên khi nghe tin di tích này trở thành quán cà phê cho du khách để kiếm lợi. Nói kiếm lợi không phải là nói oan, vì đây là một mưu mô có tính toán của tập thể những kẻ cầm quyền ở Huế, sau khi đã bỏ ra khoảng 45,000 đô la (ngân khoản của UNESCO) để sơn sửa, trùng tu để sau đó lại cho một nhân viên phe cánh cùng cơ quan, thuộc Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích (!)“bảo tồn” bằng cách bỏ thầu 10,000 đô la mỗi năm để khai thác. Ðể có lợi nhuận chia chác với các “giới chức văn hóa” có trách nhiệm, đương nhiên quán cà phê phải khai thác kiểu “phi văn hóa” cho đông khách. Không ngạc nhiên vì từ năm 1982, khi đi tù về, có cơ hội trở lại Huế, chúng tôi đã thấy đàn Nam Giao là nơi triều Nguyễn lập ra để tế lễ Trời Ðất đã bị các đảng viên vô văn hóa ở Huế “lấy điểm” với trung ương Hà Nội, biến thành bia “Tổ Quốc Ghi Công” liệt sĩ Cộng Sản. Nếu không có sự can thiệp của cơ quan UNESCO Liên Hiệp Quốc, thì khu vực thiêng liêng này, ngày nay chưa chừng đã thành khách sạn hay nhà nghỉ cao cấp của trung ương đảng, vì đàn Nam Giao là một đại điểm đặc biệt, từ đây, gạch một trục thẳng vào điện Thái Hòa, Ðại Nội sẽ qua đường Nam Giao, sông Hương, Phú Văn Lâu, Kỳ Ðài và Ngọ Môn.
Thời gian 1980, Ty Văn Hóa đã dùng tầng trệt của cửa Ngọ Môn làm rạp chiếu phim Liên Xô-Tiệp Khắc, lấy tiền để “cải thiện”. Mười năm trước đây, chính quyền Huế đã có dự án cho xây khách sạn trên đồi Vọng Cảnh (Belvédère) là một ngọn đồi rất đẹp, đứng nơi đây có thể nhìn được cảnh non nước hữu tình của dòng sông Hương. Nếu không có sự phản ứng mạnh mẽ của quần chúng, truyền thông và những người còn tâm huyết với văn hóa, thì bọn trục lợi (có làm có ăn) của Huế đã phá tan nát một quang cảnh thiên nhiên hiếm quý của đất nước.
Trong toàn bộ cung cách “vô văn hóa” như vậy, nên những nhà làm phim (cũng là văn hóa), thay vì phải dựng phim trường sau khi nghiên cứu trang phục, kiến trúc, phong tục... của thời đại lịch sử của chuyện phim, thì lại dễ dãi vay mượn các di tích lịch sử có sẵn, sơn phết qua loa để làm phim trường. Năm 1991, nhà làm phim “Tình Người” đã mượn phòng ngủ tại tư dinh của Vua Bảo Ðại ở Ðà Lạt để quay cảnh ân ái của hai tài tử Thanh Lan-Lê Tuấn. Mới đây, trong phim Trần Thủ Ðộ, ngoài việc đoàn làm phim sang Tàu mượn cung điện nơi này để làm phim lịch sử Việt Nam, vua, quan, lính đều mặc y phục của Tàu, tại Huế, đạo diễn đã cho dẹp toàn bộ sập thờ, án thờ, Kim vị (thờ Vua Minh Mạng), Khánh vị (thờ Hoàng Hậu Hồ Thị Hoa) trong lăng Minh Mạng... để dựng thành phòng ngủ, chỗ “giường chiếu” cho vua và hoàng hậu nhà Lý. Khi nhiều người, ngay cả con cháu Nguyễn Phước Tộc phản đối việc làm vô văn hóa này thì chính quyền Huế chỉ nói là sẽ làm việc với đoàn làm phim và họ hứa sẽ hoàn trả lại nguyên cảnh trí như cũ. Ðây là chủ trương “không để lãng phí một công trình tuyệt tác của kinh đô Huế xưa” của chính quyền để có thể cho vay, mượn, thuê... di tích cố đô một cách tự nhiên, miễn là có tiền bỏ túi.
Bây giờ tiền là trên hết. Tất cả các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều có các cơ quan, nhân viên ăn lương nhà nước nhưng làm dịch vụ kiếm tiền chia nhau. Trường học có căng tin, Bộ Nội Vụ có nhà nghỉ cho khách thuê, Bộ Công An có xe du lịch cho mướn. Quân đội có nhà máy sản xuất. Một cựu tù “cải tạo” có thể trả thù xưa bằng cách đi du lịch Hà Nội, hợp đồng thuê xe du lịch của Bộ Công An, do một anh trung úy công an lái, mở và đóng cửa xe mỗi khi muốn đi đâu cho bõ những ngày gian khổ, nhục nhã “chém tre đẵn gỗ trên ngàn” trong trại tù tập trung dưới sự canh chừng, hoạnh họe của những tên lính canh tù oắt con. Từ Nam ra Bắc, từ cao xuống thấp, từ trung ương đảng cho đến dân đen, ai cũng vì tiền. Chồng chở vợ đi khách, mẹ đưa con nhỏ qua biên giới bán thân, người ta đổi danh dự để lấy tiền, bỏ đạo lý vì tiền, nhất là những kẻ có quyền lực, sá chi chút di tích “phong kiến” còn sót lại.
Một kiến trúc cổ, đẹp đẽ và có ý nghĩa như lầu Tứ Phương Vô Sự lại trở thành một quán cà phê tầm thường, chỗ cho khách lui tới, ồ ào. Di tích lịch sử này bây giờ lại có bàn ông Ðịa, bàn thờ Thần Tài để mong thần linh phù hộ cho đắt khách vãng lai. Cà phê hẳn có nhạc, có bóng tối đồng lõa. Bỏ ra một số tiền lớn để đấu thầu, hẳn chủ nhân phải có đầu óc tính toán sao cho có lời. Trước phản ứng của bà con Nguyễn Phước Tộc tại Huế cũng như dân chúng trước cảnh “chướng tai gai mắt” này, các giới chức “lãnh đạo” không biết hổ thẹn và phục thiện lại biện minh: “Ðó không phải là quán cà phê (!),mà là chỗ để trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế phục vụ du khách tham quan. Với địa điểm này, du khách khi đến Ðại Nội Huế sẽ có một chỗ đàng hoàng, tử tế để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. Chủ trương của UBND tỉnh là nơi đây sẽ là mô hình thí điểm làm cho di tích trở nên sống động và phát huy hết giá trị của di tích”, và cho rằng đây là “nơi dừng chân cho du khách chứ không phải vì mục đích kinh doanh”. Nói là mô hình, thí điểm, như vậy trong tương lai, lầu “Tứ Phương Vô Sự” bán cà phê đắt khách có lời thì những nhà “văn hóa xứ Huế” sẽ tiếp tục khai thác đến Ngọ Môn, điện Thái Hòa hay tháp Thiên Mụ để mở thêm quán cà phê nữa chăng?
Ở Huế hiện nay với mục đích kinh doanh, con cháu đã khai thác các khu nhà thờ, phủ, dinh xưa của ông cha ở những nơi như Vỹ Dạ, Gia Hội, Thành Nội có vườn cây bóng mát, để làm “cà phê vườn” đến nỗi du khách đi đâu cũng gặp quán cà phê, chưa đủ hay sao mà còn khai thác đến các đền đài, cung điện, di tích lịch sử để kiếm tiền trong thời mở cửa của Cộng Sản. Dân Huế và con cháu nhà Nguyễn chưa quên tội ác của Việt Minh Cộng Sản tàn phá cung diện, di tích lịch sử của triều Nguyễn trong chiến dịch “tiêu thổ kháng chiến”, khi Pháp trở lại, vào tháng 12 năm 1946 đã đốt cháy ba ngôi điện trong đại nội là điện Cần Chánh, Càn Thành và Kiến Trung, lửa cháy một tháng chưa tắt.
Con cháu nhà Nguyễn xót xa, con dân xứ Huế cũng hổ thẹn mà đồng bào trong và ngoài nước cũng đau chung nỗi đau... văn hóa. Các công trình văn hóa đang được quản lý bởi một đường lối và những con người “vô văn hóa”. Không những vô văn hóa mà còn bị chửi là “vô giáo dục”, như ngày xưa lúc còn nhỏ, chúng tôi tinh nghịch thách nhau đứng đái trước sân đình làng, bị các bô lão nắm đầu giao cho cha mẹ. Bây giờ có một bọn đang đái vào di tích lịch sử của cha ông mà miệng vẫn bô bô hô hào văn hóa, văn minh.
Tàu.
- Di tích vừa trùng tu bạc tỷ biến thành... quán cà phê
(Dân trí) - Lầu Tứ Phương Vô Sự (Kinh thành Huế) thuộc Quần thể di tích cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới vừa được trùng tu với tổng kinh phí 9,3 tỷ đồng, nay đã được trưng dụng toàn bộ để mở quán cà phê.
>> Chiêm ngưỡng phòng học của hoàng tử, công chúa triều Nguyễn
>> Chiêm ngưỡng phòng học của hoàng tử, công chúa triều Nguyễn
Sự việc đang gây một luồng dư luận bức xúc cho đại đa số người dân Huế vì đây là lần đầu tiên, một di tích bị tận dụng toàn bộ để phục vụ cho việc kinh doanh, giải trí.
Một di tích độc đáo
Lầu Tứ Phương Vô Sự là một trong những công trình có giá trị nghệ thuật kiến trúc độc đáo pha trộn Đông - Tây, được xây dựng vào năm 1923 (thời vua Khải Định). Nếu tính các di tích đứng trên mặt thành ở Đại Nội thì lầu Tứ Phương Vô Sự là cao nhất và có giá trị cao về mỹ thuật.
Lầu mang ý nghĩa là cầu mong mọi sự bình yên, là nơi học tập hàng ngày của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối của triều Nguyễn. Ngoài ra, đây còn là vị trí mà nhà vua và hoàng gia ngồi hóng mát. Qua nhiều cuộc biến thiên lịch sử, lầu đã bị tàn phá nghiêm trọng, chỉ còn lại một phần tường nhỏ.Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - đơn vị chủ đầu tư đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Phân viện Khoa học Xây dựng miền Trung nghiên cứu các tư liệu thư tịch, điều tra thám sát khảo cổ học và lập dự án bảo tồn tu bổ di tích này với tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng.
Lầu Tứ Phương Vô Sự sau khi tu bổ thành công cuối năm 2010
Công trình đã được đầu tư hệ thống tường, lan can, phục hồi lại nguyên bản lầu Tứ Phương Vô Sự xưa kia. Ở sân vườn, không gian cảnh quan môi trường đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lắp hệ thống chống sét và phòng cháy cũng được tôn tạo lại như cũ.Riêng lầu Tứ Phương Vô Sự sau khi tu bổ có hai tầng theo đúng nguyên bản xưa. Gồm: sàn lát gạch, trần làm bằng gỗ, có nhiều đèn mang phong cách Tây. Tầng dưới để các đồ sứ kiểu trưng bày, tầng trên để trống. Ngoài sân có nhiều hòn giả sơn và sứ, thông tạo cảnh quan thoáng mát.
Vào tháng 10/2010, di tích Lầu Tứ Phương Vô Sự đã được khánh thành và gắn biển công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Trùng tu xong biến thành quán cà phê
Những ngày giữa tháng 5/2011, nhiều người dân Huế rất ngạc nhiên khi thấy lầu Tứ Phương Vô Sự được “trang hoàng” thêm bởi nhiều bàn ghế, bảng hiệu, đèn điện. Và đúng vào sáng 22/5, tại đây, một quán cà phê mang tên “Tứ Phương Vô Sự Lầu” đã được khai trương. Từ sáng đến tối, rất đông người kéo tới đây uống cà phê, đa phần vì tò mò và cùng có tâm trạng “buồn nhiều hơn vui”.
Lầu đã thành quán cà phê
Phía ngoài hiên ở tầng 1 và quanh các đường lát gạch ở sân, nhiều bộ bàn ghế với hoa tươi trên bàn chờ đón khách. Một hệ thống loa nhỏ được đấu nối vào tường 2 tầng lầu phát ra những bản nhạc xưa đúng với phong cách một quán cà phê vườn ở Huế. Các cờ đuôi nheo xưa được viết chữ “Tứ Phương Vô Sự Lầu, Café - giải khát” treo dọc bờ thành nhìn ra đường cái để thu hút khách. Sân dưới sát cửa Hòa Bình là chỗ để xe máy, xe đạp. Riêng xe hơi thì bỏ ngoài cửa có người trông coi cẩn thận. Hệ thống nhà vệ sinh cũng được dựng lên sát tầng 1 lầu Tứ Phương Vô Sự.
Trong nhiều giờ đồng hồ ngồi xem tình hình khách của quán, chúng tôi thấy có khá nhiều bạn trẻ, gia đình kéo tới uống café nhất là vào buổi tối. Theo quan sát của chúng tôi cũng có nhiều người đến xem quán như thế nào vì không tin là có quán café “mọc ra” từ một di tích văn hóa lộ liễu đến thế.
Chị Nguyễn T.N. đi cùng gia đình tới đây uống nước vì tò mò, bức xúc: “Nghe người ta nói ở lầu ni họ mở ra quán cà phê để kinh doanh. Vì nằm ở sát đường Đặng Thái Thân nên rất dễ tìm vào. Tui đến xem mà thiệt không hiểu nổi vì răng lại làm một việc ẩu như rứa. Đây là di tích xưa của cha ông, mang ý nghĩa tinh thần to lớn. Rứa mà vô đây uống, thấy đã biến thành một quán cà phê rồi. Cả tầng trên rồi tầng dưới của lầu được để bàn ghế, người đi ra vào uống nước ồn ào, dẫm đạp lên các dấu vết của di tích thế kia ai mà chịu thấu. Nếu các vua sống thấy cảnh này e là buồn đau vì con cháu mình tận dụng quá đà di tích đi thôi. Rồi đây sẽ không biết còn những chỗ nào trong Đại Nội biến thành quán cà phê nữa”.
Anh Nguyễn Tăng Quang, một người dân sống gần đó, cùng quan điểm: “Không chỉ riêng tôi mà nhiều người dân xung quanh khu vực nhìn vào lầu Tứ Phương Vô Sự đều bức xúc. Làm sao một di tích của vua chúa mà lại biến thành một quán cà phê để kinh doanh như vậy!”.
Nhưng theo một quản lý ở quán cà phê Tứ Phương Vô Sự Lầu lý giải thì: “Thấy du khách tới đây nhìn ngó lơ rồi đi, để vậy cũng lãng phí. Mình kinh doanh thế này một công đôi việc vừa khỏi lãng phí vừa thu hút khách du lịch. Trên đây rất đẹp, nhất là về buổi tối ngồi ở đây rất mát và có thể nhìn xa được kỳ đài và các phong cảnh ở Huế rất tuyệt. Những du khách mới vào Huế lần đầu mà uống cà phê ở đây thì không còn gì bằng”.
“Vừa làm vừa sửa để phát triển du lịch”Trong ngày 22/5, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với ông Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế - đơn vị quản lý lầu Tứ Phương Vô Sự - về việc quán cà phê mọc lên ngay tại di tích thì nhận được câu nói: “Để lúc khác trả lời. Tôi đang bận” rồi cúp máy.
Liên hệ với ông Mai Xuân Minh, PGĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, ông Minh cho biết sau nhiều thảo luận giữa Trung tâm với tỉnh TT-Huế đã đi đến thống nhất “Nhằm quảng bá hình ảnh lầu Tứ Phương Vô Sự, đồng thời quảng bá hình ảnh di tích Huế nên đã đưa quán cà phê vào sử dụng. Lâu nay có rất nhiều công trình được trùng tu xong rồi để đó rất lãng phí. Mục đích là dành cho khách du lịch có điểm dừng chân, nghỉ ngơi chứ không đặt nặng kinh doanh thương mại.
Ở Huế làm cái gì cũng rất nhạy cảm, nhưng làm rồi thì người ta kêu ca vì hình thức quá mới lạ. Trùng tu một công trình lớn mà không ai lên tham quan thì lãng phí vô cùng. Chứ ở Hà Nội, Sài Gòn và các nước khác thì họ làm việc này (mở quán giải khát tại di tích - PV) rất bình thường. Chắc tại mình chưa quen làm mà thôi”.
Tầng 1 của lầu với nhiều bộ bàn ghế ngồi uống nước thay thế cho những tủ triển lãm đồ cổ trước đây
Ông Minh cũng thừa nhận, ngoài phục vụ khách với mục đích văn hóa thì quán cà phê cũng đem lại nguồn thu cho Trung tâm Bảo tồn. Cụ thể trung tâm đã tổ chức đấu giá, trước khi đấu giá có thông báo đến mọi người. Lúc đầu rất nhiều người đăng ký, sau đó khá nhiều người rút lui vì không đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của di tích. Cuối cùng chỉ có một người làm việc ở phòng nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo tồn này trúng đấu giá với mức nộp 200 triệu đồng/năm cho trung tâm. Hợp đồng ký 3 năm có đáp ứng những yêu cầu hàng đầu là quán làm nhiệm vụ phục vụ du khách, giới thiệu nét văn hóa của lầu tứ Phương Vô Sự cho khách.Ông Minh cũng có lời mời PV lên xem quán cà phê và có gì đóng góp ý kiến thêm để cùng phát triển quán, cùng hướng đến việc phát huy di tích, miễn sao là đừng vi phạm đến luật văn hóa. “Bên anh rất cầu thị. Có gì bên anh sẽ lắng nghe để sửa những điểm không hay, phản cảm. Bên anh hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến di tích”.
Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Hòa, PCT UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cũng đồng tình: “Quan điểm của tôi là chúng ta nên ủng hộ vì di tích trùng tu xong đóng cửa xong thì đâu có được. Theo tôi báo chí nên ủng hộ việc này. Vấn đề đặt ra là cách quản lý, tổ chức.
Lầu Tứ Phương Vô Sự là chỗ để hóng gió, hóng mát, ngắm cảnh rất thích hợp làm quán nước. Cứ vừa làm vừa sửa. Vì mới làm lần đầu thì cứ để cho anh em làm. Quá trình làm có gì sơ suất thì điều chỉnh góp ý. Chứ di tích mà “đắp chăn trùm mền” thế thì sao được. Vấn đề đặt ra về phía bảo tàng là phải giữ vững để bảo tồn những giá trị nguyên trạng. Còn cái gì khai thác được thì phải đưa vào để nhập thể với cuộc sống cho nó sinh động”.
Cũng theo ông Hòa, di tích ở Phủ Nội Vụ (địa điểm trước đây của trường ĐH Nghệ thuật Huế) cũng nên đưa vào khai thác sử dụng vì du khách đi tham quan xong không có một chỗ ngồi uống nước.
Trả lời câu hỏi “Nếu quán cà phê tận dụng di tích rồi làm hư hại di tích thì sao?”, ông Hòa trả lời: “Chúng ta sẽ lắng nghe ý kiến góp ý rồi điều chỉnh dần dần. Hiện trong Đại Nội Huế phải có một điểm dừng chân cho du khách để họ nghỉ ngơi, uống nước giải khát chứ từ trước đến nay chưa có chỗ nào đàng hoàng cả. Khách toàn ngồi ghế nhựa trên sân cỏ, dưới gốc cây trong quán cóc dọc đường đi nên vì thế chúng ta phải chọn chỗ mà làm cho thích hợp”.
Cùng ngày, phóng viên trao đổi với ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh thanh tra Sở VH-TT-DL tỉnh TT-Huế, ông Thắng cho biết đã nắm rõ việc này, sẽ sớm làm việc với Trung tâm Bảo tồn về vụ việc. “Quan điểm của chúng tôi là nếu ai sai thì phải xử lý và điều chỉnh. Riêng với cá nhân kinh doanh quán cà phê, nếu có dấu hiệu xâm phạm vào di tích thì nhất quyết phải xử lý nghiêm”.
Một số hình ảnh PV ghi lại ở quán cà phê Tứ Phương Vô Sự Lầu trong ngày khai trương 22/5.
Tầng 1 với bàn lễ tân, bàn thờ Ông Địa cùng tủ lạnh
Một bên hành lang được ngăn lại làm chỗ pha chế, nhốn nháo nhân viên ra vào bưng bê nước
Tầng 2 lót sàn gỗ biến thành không gian trà đạo lý tưởng
Có chỗ bỏ giày dép cho du khách
Công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội được tu bổ với hơn 9 tỷ đồng ngày nào đã nhanh chóng trở thành quán cà phê
Di tích Lầu Tứ Phương Vô Sự được tận dụng 100% ở trong nộ thất và ngoại thất - theo các lãnh đạo là "nơi dừng chân cho du khách và không phải vì mục đích kinh doanh".
Đại Dương - Doãn Công
'Lầu Tứ Phương Vô Sự' thành quán cà phêBáo Đất ViệtDi tích lầu Tứ phương vô sự thành quán cà phêThanh Niên
“Mục sở thị” quán cà phê “mọc” trong di tích cố đô HuếVTC
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 20-5, nhiều người dân và du khách ngỡ ngàng trước việc ba tấm biển quán cà phê - giải khát Tứ Phương Vô Sự được treo quanh bức thành Bắc Khuyết đài, ngay dưới di tích lầu Tứ Phương Vô Sự của Hoàng thành Huế.
Theo một nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, quán cà phê do một số người thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế “đấu thầu” với mức thuê khoảng 200 triệu đồng/năm. Nhóm này phối hợp với một người kinh doanh giải khát bên ngoài tổ chức phục vụ giải khát, dự kiến khai trương trong vài ngày tới.
Đến sáng 21-5, ba tấm biển cà phê Tứ Phương Vô Sự đã được tháo dỡ, nhưng nội thất di tích này đang được sắp đặt để trở thành quán cà phê (ảnh chụp chiều 20-5) - Ảnh: Thái Lộc |
Di tích lầu Tứ Phương Vô Sự nằm trên Bắc Khuyết đài, ngay cổng sau của Hoàng thành Huế, vốn là nơi học tập của các hoàng tử và công chúa giai đoạn cuối triều Nguyễn.
Công trình được khởi công trùng tu và hoàn thành ngày 6-10-2010 nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên biến nơi đây thành nơi triển lãm mô hình như chính công năng ngày xưa của nó để tạo thêm một sản phẩm du lịch khi tham quan Đại nội.
Đến ngày 21-5, ba tấm biển của quán đã được tháo xuống, song nội thất lầu Tứ Phương Vô Sự đang được sắp đặt và bố trí bàn ghế theo mô hình một quán cà phê.
THÁI LỘC
- Tức tưởi giữ nhà cổ 2.000 năm giữa HN (VNN).
– Hòa Mục, ngôi làng ven đô gần 2.000 tuổi cũng chung số phận tức tưởi trước xu thế đô thị hóa. Những người nông dân của làng này đã bền bỉ “cuộc chiến” giằng co cả chục năm trời để giữ những di tích không bị mai một…
“Xóm nhà lá” dưới những cao ốc chọc trời
Trung Hòa – Nhân Chính có lẽ là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất và lớn nhất Hà Nội về quy mô, bởi nơi đây có hai KĐT bề thế và cao cấp vào loại “top” cũng như đầu tiên của Thủ đô.
Những ngôi nhà cấp 4 vẫn còn tồn tại trong những ngõ xóm nhỏ dưới những khu cao ốc hiện đại của KHĐ Trung Hòa - Nhân Chứng. - Ảnh: Kiên Trung |
Tuy nhiên, ít ai có thể biết, cách đây hơn chục năm, nơi các khu chung cư cao cấp đang mọc lên bây giờ là vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh của hàng ngàn người nông dân làng Hòa Mục.
Để phục vụ những dự án lớn của Thủ đô, những người nông dân làng Hòa Mục đã chấp nhận chuyển đổi cơ cấu nghề để nhường đất cho dự án. Và đương nhiên, họ cũng chấp nhận chuyển đổi cơ cấu dân số để trở thành các cư dân thành thị, vì lý do làng lên phố, xã lên phường và xóm trở thành các tổ dân phố hiện đại…
Theo QĐ số 380/QĐ-UĐ ngày 14/1/2003 của UBND T.P Hà Nội, 250.415m2 đất tại phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân) và phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) đã được thu hồi để phục vụ Dự án san nền và xây dựng hạ tầng tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân (nay là đường Lê Văn Lương).
Trước QĐ số 380 này, UBND T.P Hà Nội đã ban hành QĐ số 3714 ngày 02.7.2001. Theo QĐ này, đầu làng Hòa Mục sẽ có một con đường thẳng rộng 40m nối từ cầu Hòa Mục tới đường 361. Một số hộ dân phải di dời để nhường đất phục vụ dự án. Tuy nhiên, các công trình kiến trúc cổ (gồm cổng làng, 07 di tích lịch sử (trong đó có 3 di tích đã được xếp hạng), 05 nhà thờ tổ của 5 dòng họ nổi tiếng và khoảng 200 ngôi nhà cổ có niên đại gần 200 năm… vẫn được giữ nguyên.
Người dân đồng tình ủng hộ việc di dời để làm đường, bởi một lẽ, con đường hiện đại nói trên sẽ là động lực để phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ lợi ích quốc gia.
Ông Lại Tiến Sơn bên căn phòng cấp 4 dựng lên ở tạm. dãy phòng này ông xây để cho sinh viên thuê nhà, và đó cũng là nguồn sống chủ yếu của nhiều gia đình làng Hòa Mục - Ảnh: Kiên Trung |
Song, QĐ 380 ban hành sau đã gây hậu quả “thiệt đơn thiệt kép”: nhiều di tích lịch sử bị xóa sổ hoặc xâm phạm nghiêm trọng, nhiều ngôi nhà cổ bị xóa bỏ hoàn toàn. Cuộc sống của đại đa số người dân tại làng Hòa Mục bị xáo trộn.
Ít ai có thể ngờ, chỉ cách vài chục mét tính từ hai bên đường Lê Văn Lương, đi vào các ngõ nhỏ của khu phố được coi là hiện đại nhất của Thủ đô lại là những ngôi nhà thấp bé, nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi người dân có nhu cầu sửa chữa hoặc xây mới đều bị chính quyền địa phương khước từ cấp giấy phép. Lý do: thuộc diện đất thu hồi, không được cấp phép xây dựng.
Ông Lai Tiến Sơn – người dân gốc sống tại làng Hòa Mục đời thứ 7, khuôn mặt ủ dột bên ngôi nhà cấp 4 tạm bợ. Dãy nhà này ông xây để cho sinh viên thuê, ông chừa lại một phòng để ở. Tiền cho thuê nhà - đó là nguồn sống chủ yếu của gia đình ông cũng như hàng trăm các gia đình khác tại làng Hòa Mục.
“Ruộng đất nông nghiệp đã bị thu hồi hết cả. Ngoài nghề nông, người dân Hòa Mục không có nghề phụ, mà có nghề phụ cũng không thể làm được vì không có mặt bằng làm nhà xưởng. Nguồn sống duy nhất của chúng tôi đó là tiền thu từ việc cho sinh viên thuê nhà hàng tháng…” – ông Sơn than phiên.
Ngôi nhà cổ dòng họ Lai gần 300 năm tuổi - một trong 5 nhà thờ tổ 5 dòng họ lớn ở làng Hòa Mục cổ may mắn còn sót lại gần như nguyên vẹn - Ảnh: Kiên Trung |
Cũng giống trường hợp ông Sơn, ông Lai Tiến Cường – họ nội tộc thuộc chi II của ông Lai Tiến Sơn, ngoài việc bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp, gia đình ông bị thu hồi thêm 160m2 đất thổ cư, còn lại gần 200m2. Nhưng may mắn hơn, nhà ông Cường ở mặt đường, ông Cường ngăn thành các gian hàng nhỏ cho thuê lấy tiền sinh sống.
13 khẩu già trẻ lớn bé trong gia đình ông chen chúc trên những căn phòng nhỏ hẹp tầng 2, tầng 3, mà hầu hết đã xuống cấp.
“Điều khiến chúng tôi suy nghĩ nhiều nhất, ấy là lên phường xin tách khẩu mà cũng không được. Xây dựng không cho, tách khẩu không cho, lý do: gần 200 hộ dân thuộc đất thu hồi nên sẽ không được giải quyết bất cứ nhu cầu gì… Anh ạ, tiếng là sống ở Thủ đô nhưng đầu óc cũng chẳng thảnh thơi. Thà cứ như cũ, trồng lúa, làm nông nghiệp, cuộc sống dẫu nghèo khó nhưng yên ổn… Cả chục năm trời, chúng tôi cứ như là những người sống nhảy dù, bất hợp pháp…”.
10 năm giằng co giữ làng cổ
Trong suy nghĩ chất phác của những người nông dân hiền lành như ông Sơn, ông Cường: “Chúng tôi ngụ cư ở đây cả chục đời, đất làm đường chúng tôi đã nhường đất, đất nông nghiệp thu hồi để xây chung cư chúng tôi cũng đã bàn giao… Chúng tôi không chống đối chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhưng dự án nào thì cũng phải xem xét đến nguyện vọng chính đáng của người dân…”.
Ông Sơn lần giở bằng, giấy chứng nhận giá trị lịch sử của nhà thờ tổ dòng họ Lai nhà mình... - Ảnh: K.Trung |
“Nguyện vọng chính đáng” mà gần 200 hộ dân thuộc các tổ dân phố 30, 31, 37 (phường Trung Hòa) đưa ra… cãi lý và kiên quyết không bàn giao đất thổ cư – phần diện tích ít ỏi còn lại sau nhiều lần bị thu hồi, và cũng là nơi cư trú cuối cùng của họ, đó là: làng Nhân Mục là làng cổ, với nhiều di tích lịch sử đã được công nhận.
Làng có 7 di tích xếp hạng Nhà nước, 5 nhà thờ tổ của 5 dòng họ lớn, cùng hàng trăm ngôi nhà cổ có tuổi đời ngót nghét 200 năm.
Xưa, làng Hòa Mục có tên là trang Nhân Mục, thuộc tổng Mọc (hay Mục) vốn là làng thuần nông nằm ven con sông Tô Lịch hữu tình. Thuở ấy, sông Tô có khúc to như sông Hồng bây giờ. Từ làng Mục sang làng Láng, làng Khương.. phải đi đò đi thuyền, chứ không như bây giờ, lấy nóc những chung cư cao tầng làm cột mốc, phóng xe chưa đầy mươi phút đã tới nơi…
Nhưng, không xét nhiều đến những chuyện cũ, vật đổi sao dời, cuộc sống đi lên, hạ tầng cơ sở ngày một phát triển hiện đại, con sông Tô được kè cứng hai bờ, giống như người bị khóa bởi một chiếc đai sắt, dẫu có trăm năm nữa cũng chẳng thể thay đổi hình dáng được nữa.
Theo thần tích lưu truyền dân gian thì làng được hình thành từ thời Hùng Vương (theo Đại Việt sử ký toàn thư thì vào khoảng từ 2879 TCN đến 258 TCN). Vào năm 40 sau Công nguyên, làng từng là nơi diễn ra các trận đánh giữa quân của Hai Bà Trưng với quân Mã Viện (nhà Hán).
Hoành phi, câu đối cổ trong ngôi nhà thờ tổ họ Lai. |
Có hai nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh tại đây, được dân làng lập miếu thờ, gọi là miếu Hai Cô. Hiện trong miếu vẫn còn bia có niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) ghi việc trùng tu miếu. Đến thế kỷ thứ 5, làng có tên gọi là Trang Nhân Mục, thuộc tổng Dịch Vọng.
Đến thế kỷ thứ VIII, nơi đây đã chứng kiến sự hy sinh bất khuất chống giặc ngoại xâm của người cháu gái Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là bà Phạm Thị Uyên. Theo gương chị gái của mình, hai người em trai là Phạm Miễn và Phạm Huy đã gia nhập đạo quân của cậu ruột là Phùng Hưng đánh giặc.
Khi đất nước thanh bình, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã ra lệnh xây dựng hành cung và đền thờ cho những đứa cháu và hướng dẫn dân làng cách làm ăn. Đình làng hiện nay là nơi dân làng Hòa Mục đã bao đời nay phong Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng là thành hoàng làng để tưởng nhớ công ơn của ông.
Đình trong làng Hòa Mục - di tích lịch sử Quốc gia đã xếp hạng. |
Đến đời nhà Lê (thế kỷ XV), làng Hòa Mục là trận địa vững chắc để mở ra những hướng quan trọng đánh tan giặc Minh. Đến cuối thế kỷ XIX, vua Quang Trung khi tiến quân từ Đàng Trong ra cũng chọn mảnh đất của làng vào mục đích quân sự.
Làng Hòa Mục hiện được xem là làng còn giữ gìn khá đầy đủ hệ thống thiết chế văn hóa cổ xưa nhất mà cơn sóng đô thị hóa vẫn không phủ mờ: 6 di tích các loại gồm đình, đền, chùa, miếu, giếng cổ, cổng làng; trong đó có 3 di tích đã được xếp hạng quốc gia (đình Ngoài, đình Trong - hành cung thờ ba chị em họ Phạm có công giúp nước đánh ngoại xâm; đền thờ Dục Anh…).
Với những giá trị lịch sử hàng ngàn năm như trên, dân làng Hòa Mục đã không đành lòng tận mắt chứng kiến những giá trị lịch sử bị phá bỏ. Họ đã thành lập một Ban đại diện gồm những người cao tuổi, có uy tín trong làng để thỉnh đơn lên các cấp ban ngành, cũng như đại diện dân làng tiếp xúc với các cơ quan báo chí.
Lý do, và cũng là niềm tin để dân làng Hòa Mục bền bỉ cuộc chiến gần 10 năm giằng co giữ làng (từ năm 2003 đến nay), đó là: với những dự án phục vụ lợi ích công cộng (đường Lê Văn Lương, hàng loạt chung cư cao cấp Trung Hòa – Nhân Chính), người dân đã đồng tình hưởng ứng.
Tuy nhiên, nếu thu hồi đất của dân để phục vụ dự án thương mại, thì người dân kiên quyết không đồng tình. Bởi, không chỉ là sự xóa tên của một ngôi làng, nó còn liên quan đến những giá trị lịch sử ngàn năm mà ông cha lao tâm tạo dựng!
- Kiên Trung
Bài 2: “Con đường kỳ lạ” giữa làng cổ
Cùng tuyến bài:
Bài 2: Chóng mặt tốc độ phá… nhà cổ
Bài 1: Phá nhà cổ: Cự Đà hết "cự"?!
-Chóng mặt tốc độ phá… nhà cổ (02/05)
Một ngôi làng cổ hàng trăm năm bỗng dưng bị “tàn sát hàng loạt”. Điều đáng nói, chính những người dân đã từng gắn bó, sinh sống trong những ngôi làng hàng trăm năm tuổi ấy, cực chẳng đã phải tự mình “ra tay hạ sát”…
Nổi tiếng khắp Việt Nam bởi sự tồn tại của hàng trăm ngôi nhà cổ, Cự Đà (xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) còn được biết đến là làng nghề truyền thống làm tương, miến…; “làng doanh nhân” – nơi ra đời và phát tích rất nhiều cự phú đất Kẻ Chợ, và là ngôi làng duy nhất được đánh số nhà, tên ngõ… như đất thành thị, dù Cự Đà vẫn chỉ là một ngôi làng bé nhỏ của một xã thuần nông.
Tuy nhiên, sau Tết Âm lịch, bộ mặt làng cổ Cự Đà đã thay đổi chóng mặt: người dân đua nhau phá nhà cổ xây nhà tầng. “Mùi vị” đô thị hoá hầm hập hâm nóng cả ngôi làng thuần nông hiền lành.
Một ngõ xóm hiếm hoi của Cự Đà còn sót lại hình
bóng những ngôi nhà cổ êm đềm - Ảnh: Kiên Trung
Nằm trải dọc theo con sông Nhuệ, những ngôi nhà cổ tại Cự Đà bám dọc theo trục đường xương cá, với khoảng chục con ngõ hướng thẳng ra phía bờ sông, và nhập với con đường chính chạy dọc qua ba làng Khúc Thuỷ, Khe Tang và Cự Đà của xã Cự Khê.
Theo đó, mỗi một ngõ xóm có chừng ba chục ngôi nhà cổ, theo kiến trúc nhà mái ngói chỉ, sân gạch, tường hoa… Cả làng cũng có chừng chục ngôi nhà cổ xây theo kiến trúc Pháp – đó là nhà của những “cự phú máu mặt” trong làng thời kỳ đó.
Trên những chiếc cổng cổ kính dẫn vào từng xóm, hay trên mặt tiền của nhiều nhà vẫn còn ghi rõ thời gian ngôi nhà được xây dựng. Phổ biến nhất là các khoảng thời gian đầu thế kỷ XX: 1925; 1929; 1913… Nhiều ngôi nhà có tuổi đời vài ba trăm năm và vẫn còn giữ nguyên kiến trúc.
Hình ảnh bình yên hiếm hoi còn sót lại... - Ảnh: Kiên Trung
Theo thống kê, Cự Đà có hơn 400 nóc nhà được đánh số thứ tự. Việc đánh số nhà tại làng Cự Đà được thực hiện từ năm 1993 và cũng là cách quản lý khá đặc biệt so với hầu hết các làng cổ, làng nghề khác của đồng bằng Bắc Bộ.
Mỗi xóm, ngõ tại làng Cự cổ đều bắt đầu bằng một chiếc cổng vòm cổ kính. Tuy nhiên, trong lịch sử của làng, việc đánh số nhà tại Cự Đà có từ năm 1929. Khi đó, làng có 290 nóc. Đến nay, việc đánh số nhà chỉ là việc giữ nguyên nếp cũ, chỉ gắn thêm biển cho những ngôi nhà mới.
Chỉ những nhà làm trên đất thổ cư, hợp pháp mới được làng ghi số, treo biển. Còn những nhà mới phát sinh trên đất trồng trọt, lấn chiếm, bất hợp pháp, cơi nới… đều không được gắn biển. Từ năm 2003, hai làng còn lại của Cự Khê là Khúc Thuỷ, Khe Tang cũng được gắn số, tuy chưa đồng bộ.
Vì sự “khác biệt” đầy đặc trưng này, cùng với kiến trúc cổ kính của hàng trăm ngôi nhà cổ, Cự Đà đã trở thành điểm du lịch và thu hút hàng ngàn lượt khách tới thăm. Những ngôi nhà cổ được khách du lịch tìm đến đã trở nên nổi tiếng như nhà số 11 của cụ Trịnh Thế Sủng thôn Đồng Nhân Cát, nhà ông Lai ngõ Ba Gang…
Xóm Đồng Nhân Cát.
Ngôi nhà của gia đình cụ Sủng ước ngót hai trăm tuổi và là gần như là ngôi nhà cổ duy nhất còn lại của làng. Nó được dựng bằng gỗ xoan đào theo kiểu “7 tiền 7 hậu, cửa võng bức bàn” (cửa trước cửa sau đều có 7 cây cột) từ năm 1864.
Trước, tổ tiên các cụ có cả một khu nhà rộng liền thành một khối, nhà trên, nhà dưới, nhà chái, nhà ngang… Mỗi khu cách nhau bằng một chiếc cổng vòm có cánh. Ông cụ thân sinh cũng là một tay cự phú, có hàng trăm mẫu ruộng bạt ngàn trải khắp xuống Đa sỹ, Văn Phú, Tó…
Nhưng, sản nghiệp ấy cũng theo những thú chơi cô đầu, ả đào, hút xách mà tan tành hết. Những gì cụ để lại cho con cháu là ngôi nhà “đại khoa” 5 gian với 35 cây cột gỗ xoan với lối kiến trúc mang đậm phong cách thời Nguyễn. Những nét khắc chạm tinh vi trên xà, cột, vách gỗ dường như càng trải qua thời gian mưa nắng, cái tinh tuý của kiến trúc thuần Việt càng được “cô” lại!
Làng lên phố, những trung tâm nhà đất bắt đầu xuất hiện.
Bà cụ Sủng cho biết: Từ khi làm đến nay, ngôi nhà mới chỉ vài lần đảo ngói, còn chưa phải động chạm đến bất cứ kiến trúc gì, vì ngôi nhà gần như chưa có biểu hiện xuống cấp.
Những ngôi nhà “đồng niên” như nhà cụ ước chừng còn hơn chục nóc. Còn nếu kể đến những nhà còn nguyên kiến trúc nhà cổ thì Cự Đà còn ngót trăm cái. Bên cạnh những ngôi nhà Việt cổ, Cự Đà có 30-40 nhà tây hai tầng theo kiến trúc Pháp. Ngôi nhà của ông Đinh Văn Tường mua lại 25 năm trước, nguyên là dinh thự của cụ Tư Bàng, cũng là một cự phú lúc bấy giờ.
Biệt thự hai tầng này đã ngót 100 tuổi đứng ở vị trí khá đẹp: nhà đứng đầu ngõ An Lạc, hai mặt giáp đường làng và ngõ xóm, lại quay ra mặt sông Nhuệ hứng gió trời. Tường hoa, bậu cửa… đều đã lên màu rêu xám. Những phù điêu, hoạ tiết phương Tây đắp nổi vẫn còn nguyên ở tầng một. Năm 1947, tại biệt thự này, tự vệ chiến đấu Hà Nội đã quyết tử chống lại 200 lính lê dương Pháp.
Kiến trúc Đông - Tây - Kim - Cổ giao thời.
Thế nhưng, những nét tinh túy và hồn túy của làng cổ Cự Đà đã không còn giữ được.
Bà Hồng, chủ quán nước ngay đầu ngõ Ba Gang thở dài: dọc ngõ Ba Gang dài hơn trăm mét nơi gia đình bà ở có chừng hơn hai chục nóc nhà, thế nhưng, từ độ sau tết, hơn 20 nhà đã phá đi làm lại, chỉ còn duy nhất ngôi nhà của gia đình bà và của một nhà dân đầu ngõ là chưa bị đập. Cả làng đều đua nhau phá nhà ngói xây nhà tầng…
Men theo gần một cây số đường xương cá, Cự Đà có khoảng chục ngõ xóm với những cái tên hiền lành, cổ kính: An Lạc, Hiếu Nghĩa, Xóm Chùa 1, xóm Quang Trung, Đồng Nhân Cát, Xóm Con Cóc… Những ngôi nhà cổ phân bổ dọc theo các ngõ xóm này, mỗi xóm chừng vài ba chục nóc nhà, và tất thảy đều trông ra sườn con sông Nhuệ.
Ngõ xóm Hiếu Nghĩa hầm hập không khí phá nhà cổ xây nhà tầng.
Ngoài hơn hai chục nóc ngà tại xóm Ba Gang đang “lên cơn sốt” phá cũ – xây mới, các xóm Chùa 1, xóm Con Cóc…, cơn lốc xây dựng đều ngập tràn khắp làng. Cả làng biến thành một công trường xây dựng khổng lồ: xe ba bánh chở vật liệu xây dựng chạy rầm rập cả ngày đêm, len lỏi khắp các ngóc ngách để đáp ứng nhu cầu xây dựng; các cửa hàng, đại lý cung cấp vật liệu xây dựng mọc lên như nấm sau mưa…
Cự Đà đã chật chội, nay càng thêm chật chội và… rối tinh bởi không khí khẩn trương, hỗn độn khắp các ngõ xóm, và nhao nhác những tốp thợ xây tứ chiếng tìm về xây dựng.
Khu sinh hoạt tạm bợ của nhà dân khi phá nhà cũ xây nhà mới.
Thời điểm hiện tại, ước tính Cự Đà có tới cả trăm tốp thợ xây đang làm thuê tại đây.
Ông Nguyễn Văn Th., chủ của một ngôi nhà cổ ngay sát mé đường, đầu xóm Đình, cho hay: trước, nhà ông nguyên là một ngôi nhà cổ năm gian, mái ngói di, đui kèo rường mè đều là gỗ tốt. Thế hệ ông thừa hưởng lại ngôi nhà này là thế hệ thứ ba.
Tuy nhiên, khi số khẩu mỗi ngày một tăng, ngôi nhà trở nên chật hẹp, và quan trọng nhất là có một món tiền – đó cũng là cơ hội để đầu tư, thay đổi chỗ ở.
“Cũng tiếc lắm, nhưng mấy thế hệ cùng chia nhau chung sống trong một cái nhà chật chội, không đừng được. Với lại, cả làng cùng phá thì mình cũng làm, đỡ tiếc hơn…”.
Cự Đà không... "cự" lại được trước xu thế bị "ép" đô thị hoá bị!
Với khoản tiền đền bù từ “nhà nước”, ông Th. dự định làm một ngôi nhà rộng rãi 4 tầng theo kiểu hiện đại, thay thế ngôi nhà cũ. Phần tường ngôi nhà của ông tiếp giáp với nhà láng giềng, lớp tường vữa phô ra đỏ au bởi thứ gạch cổ, cùng những rêu phong, dương xỉ…
Cũng như ông Th., hàng trăm hộ dân khác cũng có tiền đền bù, và cũng đập nhà cổ xây nhà tầng...
(Còn nữa)
Theo VietNamNet