-Cấp hơn 33,4 tỉ đồng cho các bệnh viện trả lương
19/12/2015
-TT - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk được cấp hơn 21,7 tỉ đồng và 14 bệnh viện khác được cấp hơn 11,6 tỉ đồng để trả lương nợ lương cán bộ, bác sĩ.
Thuận theo đề xuất của UBND tỉnh, thường trực HĐND Đắk Lắk đã đồng ý cho lấy kinh phí từ nguồn cải cách tiền lương ngân sách tỉnh năm 2015 để chi hơn 21,7 tỉ đồng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và hơn 11,6 tỉ đồng cho 14 bệnh viện khác để trả lương cho cán bộ, bác sĩ đang bị nợ lương tháng 11 và 12-2015 (tổng cộng hơn 33,4 tỉ đồng).
Như Tuổi Trẻ đã thông tin trong bài “14 bệnh viện Đắk Lắk hết tiền trả lương” (Tuổi Trẻ ngày 8-12), đến ngày 7-12 hàng ngàn cán bộ, bác sĩ, nhân viên tại 14 bệnh viện tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa được nhận lương tháng 11-2015.
14 bệnh viện hết tiền trả lương: Tại dân ít ốm
(Tin tức thời sự) - Theo vị đại diện Sở tài chính tỉnh Đắk Lắk, tình trạng 14 bệnh viện hết tiền trả lương là do người dân ít ốm nên nguồn thu bị giảm.
Bộ trưởng Nên trấn an nỗi lo trả nợ xong hết tiền
Thành phố hết tiền, ông chủ tịch xã 'xoắn quẩy'
********
Ung thư sẽ tăng mạnh ở Việt Nam trong 5 năm tới
10/12/2015
Năm 2010 ở Việt Nam có hơn 126.000 ca ung thư mới phát hiện, ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 người mắc bệnh, dẫn đầu là ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở nữ.
Gíao sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP HCM cho biết dù đã đầu tư nhiều cho việc phòng chống bệnh nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam ước tính năm 2012 cả nước có 520.000 ca tử vong các loại, trong đó 73% là các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh ung thư, tim mạch, phổi mạn tính và đái tháo đường.
Tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng nhanh ở phần lớn các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định đây là nạn dịch đã xảy ra trong hiện tại. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có hơn 14,1 triệu người mới mắc và 8,2 triệu người chết do ung thư, trong đó gần 70% là ở các nước đang phát triển. Hiện khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020.
Người dân chờ khám bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Ảnh: Lê Phương.
Tại các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau tim mạch. Ở các nước đang phát triển, ung thư đứng hàng thứ ba sau bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và tim mạch. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới toàn cầu. Ở nữ, ung thư vú là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu ở các nước đang phát triển. Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai ở cả hai giới.
Năm 2010 ở Việt Nam có 126.307 ca ung thư mới mắc ở cả hai giới, trong đó hơn 54.000 nữ và 72.000 nam. Ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 ca ung thư mới mắc. Tỷ lệ mắc mới ung thư ở nam là 101.000 ca. Dẫn đầu là ung thư phổi, sau đó đến dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến... Tỷ lệ mắc mới ở nữ là 83.385 ca, nhiều nhất lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, giáp trạng, buồng trứng...
Hiện tỷ lệ hiểu biết cơ bản đúng của người dân về ung thư còn rất thấp. Kết quả nghiên cứu gần đây tại 12 tỉnh thành cho thấy 67,2% số người được hỏi cho rằng ung thư là bệnh nan y, việc phát hiện sớm muộn gì cũng thế. 35,8% người nghĩ ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và chóng chết. Việt Nam đang đặt mục tiêu đến năm 2020 khoảng 70% người trưởng thành hiểu biết đúng về bệnh ung thư.
Tổ chức Y tế thế giới xác định phòng ngừa là chiến lược dài lâu có hiệu quả kinh tế nhất để kiểm soát ung thư. Hiệp hội Quốc tế Phòng chống ung thư cho biết "có thể phòng ngừa 40% tất cả các ung thư". Phòng ngừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bớt đi số ca ung thư mới, từ đó giảm gánh nặng ung thư. Một số yếu tố nguy cơ cao gây ung thư theo WHO là:
- Khói thuốc lá.
- Tăng trọng hoặc béo phì.
- Ăn không lành, ít trái cây và rau củ.
- Thiếu vận động thân thể.
- Uống rượu nhiều.
- Nhiễm HPV theo đường tình dục.
- Nhiễm HBV và HCV.
- Bức xạ ion hóa và tia UV.
- Các ung thư nghề nghiệp.
- Ô nhiễm môi trường thành thị.
- Khói bụi trong nhà do nấu nướng với nhiên liệu rắn.
Các chuyên gia khuyến cáo cần làm giảm xuất độ ung thư bằng cách kiểm soát hoăc loại bỏ sự phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ hoặc gia tăng sự đề kháng cá nhân với các yếu tố nguy cơ này bằng văcxin hoặc hóa phòng ngừa. Việc tầm soát phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh. Cần xây dựng lối sống lành mạnh với dinh dưỡng và vận động hợp lý, duy trì cân nặng lý tưởng.
Một muỗng gia vị Trung Quốc thay thế được 5 kg xương hầm
(PLO) - Cử tri bức xúc, đi chợ mua chuối chín vàng rất đẹp nhưng để cả tháng ruột vẫn còn tươi, không héo. Dưa leo bỏ cả tháng vẫn còn xanh, thịt bò khô giống như sợi len còn bánh tráng cuốn nhúng nước như cao su và bún để cả tuần không thiu.
-Sẽ tăng 2 - 7 lần viện phí vào tháng tới
Đợt điều chỉnh viện phí dự kiến áp dụng từ ngày 15/11 tới đây với hơn 1.800 dịch vụ y tế điều chỉnh giá sẽ có mức tăng trung bình từ 2 - 7 lần so với giá viện phí áp dụng hiện nay.
Tại cuộc họp chia sẻ thông tin với báo giới ngày 26/10, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, dự thảo Thông tư về tăng viện phí đã được hoàn thành, dự kiến ban hành ngày 15/11 tới đây.
Theo đó, đợt điều chỉnh giá dịch vụ lần tính này theo nguyên tắc lấy mức giá tối đa quy định ở Thông tư về viện phí số 03 (năm 2006) và 04 (năm 2012) làm giá tính đủ 3 yếu tố trực tiếp, cộng thêm yếu tố thứ 4 là lương theo ngạch bậc, tính theo mức lương cơ sở, các loại phụ cấp đặc thù của ngành y tế.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá được thực hiện gồm 2 lộ trình. Cụ thể giai đoạn từ 15/11 năm nay đến hết tháng 2/2016 mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù (phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) và điều chỉnh giá lần này chỉ áp dụng cho người có thẻ BHYT (đối tượng chưa có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn được áp giá cũ). Còn giai đoạn hai được thực hiện từ 1/3/2016 mức giá gồm cả tiền lương và sẽ được tính chung cho mọi đối tượng khi đi khám chữa bệnh.
Như vậy, sẽ có khoảng hơn 1.800 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá trong lần tăng này với mức tăng giá dịch vụ y tế mạnh, từ 2 - 7 lần so với hiện tại.
Có thể kể đến một số điều chỉnh điển hình như tiền khám bệnh điều chỉnh tăng gấp đôi so với hiện tại (hiện tiền khám bệnh viện hạng 1 là 20 nghìn đồng/lượt khám). Tương tự, tiền khám ở bệnh viện hạng 3, hạng 4 sẽ là 30.000 đồng/lượt khám thay cho mức hiện là 7.000 đồng/lượt.
Hay như với tiền giường hồi sức cấp cứu sẽ là 354.000 từ 15/11 và lên 680.000 đồng từ tháng 3/2016 thay cho mức hiện đang được áp là 335.000 đồng/ngày giường.
Đối với giường nằm ghép, ông Sơn cho biết vẫn tính theo Thông tư 04: 50% mức giá với ghép 2 và 30% cho nằm ghép 3.
Một số dịch vụ khác như rửa rạ dày sẽ lên 106.000 thay cho mức 30.000 đồng theo thông tư 03. Tương tự, lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận sẽ là 379.000 thay cho giá 300.000.
Trước đó, ở đợt điều chỉnh giá năm 2012, các bệnh viện tuyến Trung ương hầu hết đều áp dụng khung giá tối đa, nên người bệnh sẽ không thấy sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên, với những nơi đang phê duyệt mức giá dưới khung tối đa (các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện) sự điều chỉnh giá này sẽ là đáng kể.
Theo ông Sơn, sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế này là cần thiết, về bản chất là sự chuyển dịch của các khoản chi trước đây được Nhà nước bao cấp, chi trực tiếp cho các bệnh viện thì nay được kết cấu vào giá dịch vụ y tế. Đến khi viện phí được cấu thành bởi 7 yếu tố thì đó là trả viện phí về giá đích thực của nó, không còn được bao cấp.
Theo BHXH Việt Nam, dù viện phí điều chỉnh tăng giá, nhưng mức chi tiêu tiền túi của người bệnh sẽ giảm đi. Hiện nay, mức chi từ tiến túi hộ gia đình ở Việt Nam cho chăm sóc sức khỏe đã có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao (47%). Mục tiêu của Bộ Y tế là sẽ giảm số chi tiền túi của người dân xuống dưới 45% vào năm 2015 và dưới 40% vào năm 2020. Bởi theo Tổ chức Y tế thế giới, chỉ khi tỉ lệ chi từ tiền túi hộ gia đình dưới 30% mới đảm bảo được công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Việc điều chỉnh giá viện phí đến mức tính đúng, tính đủ sẽ giúp chi tiêu tiền túi của người bệnh giảm đi, thậm chí giảm mạnh dù giá dịch vụ y tế tăng.
Theo phân tích của ông Sơn, rõ ràng viện phí điều chỉnh tăng, mức cùng chi trả của người bệnh sẽ tăng. Tuy nhiên, vì giá viện hướng đến tính đúng, tính đủ nên tất cả các chi phí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là những chi phí trực tiếp như khấu hao, duy tu bảo dưỡng… từng bước được kết cấu vào giá dịch vụ y tế và sẽ do quỹ BHYT chi trả. Lúc này, nếu bệnh viện còn bắt bệnh nhân mua các chi phí nằm trong kết cấu giá thì bệnh viện phải hoàn lại tiền cho bệnh nhân và chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế. Như vậy, mức đồng chi trả tăng lên nhưng người bệnh sẽ giảm được chi tiêu tiền túi cho những chi phí đã được tính vào giá dịch vụ y tế.
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh tăng giá viện phí và thực hiện đồng đều theo hạng bệnh viện không phân biệt ở tỉnh nào, dù đồng bằng hay miền núi (trừ dịch vụ giường và khám để đảm báo yếu tố về nguồn năng lực và nhân lực) sẽ khuyến khích bệnh viện tuyến dưới nâng cao trình do chuyên môn, đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh giữa miền núi và miền xuôi.
Ông Sơn lưu ý thêm, đợt áp dụng giá viện phí tới đây, 30% dân số chưa tham gia BHYT chưa bị ảnh hưởng do vẫn được áp giá cũ. Tuy nhiên theo lộ trình từ tháng 3/2016 sẽ áp dụng giá viện phí tính đủ 4/7 yếu tố chi phí cho cả người không có thẻ BHYT. Giá dịch vụ y tế về đúng mức, người bệnh không có thẻ BHYT sẽ rất khó khăn trong chi trả khám chữa bệnh. Vì thế, BHXH Việt Nam, Bộ Y tế khuyến khích người dân mua thẻ BHYT, phấn đấu mục tiêu năm 2015 đạt tỷ lệ bao phủ 75% dân số tham gia BHYT và đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ BHYT bao phủ 80% dân số.
>> Năm 2020: Giá viện phí sẽ thực hiện tính đúng tính đủ
>> “Thúc” tăng viện phí để người dân mua thẻ bảo hiểm y tế
-“Thúc” tăng viện phí để người dân mua thẻ bảo hiểm y tế Dân Trí
Dân trí Sáng 12/5, ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHXH Việt Nam, cho biết: so với năm 2014, số người tham gia BHYT trong quý đầu 2015 giảm 1,2 triệu. Trong khi đó, BHYT chi trả cao nhất đến 1,4 tỷ/1 bệnh nhân/ năm với bệnh nhân ung thư điều trị thuốc trúng đích.
BHYT thanh toán đến 1,4 tỷ cho một ca bệnh trong năm
Theo ông Bằng, ngoài việc tuyên truyền để người dân nhận thức được quyền lợi của bảo hiểm y tế, ngành y tế cần đẩy nhanh lộ trình tăng viện phí để hướng tới BHYT toàn dân. Lý giải về vấn đề này, ông Bằng cho biết, chính vì còn tình trạng viện phí bao cấp, giá viện phí thấp chưa tính đúng tính đủ, số tiền người bệnh không dùng thẻ BHYT phải nộp không chênh quá nhiều so với người được thụ hưởng BHYT, nên nhiều người dân vẫn chưa mặn mà với thẻ BHYT.
Còn khi viện phí hướng đến tính đúng, tính đủ, tấm thẻ BHYT thực sự sẽ ngày càng trở lên giá trị bởi nó chi trả cho người bệnh số tiền rất lớn mà những người không có thẻ sẽ khó có thể kham nổ việc điều trị nếu không có thẻ BHYT hỗ trợ.
Bảo hiểm y tế thực sự là cứu cánh khi không may mắc bệnh, nhất là những bệnh hiểm nghèo với chi phí điều trị lớn. Ảnh: H.Hải
Ông Bằng lấy dẫn chứng, như với những bệnh nhân ung thư, bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận... 100% người bệnh đều có thẻ BHYT. “Nếu không có BHYT, dù người giàu cũng không kham nổi chi phí điều trị, từ giàu mà thành nghèo, rồi đến sạt nghiệp. Trong khi đó, có thẻ BHYT họ được đảm bảo điều trị. Như với ung thư vú, quỹ BHYT chi trả ít nhất 840 triệu/bệnh nhân/năm điều trị. Còn với các ung thư khác phải sử dụng thuốc điều trị trúng đích, có những loại ung thư quỹ BHYT chi trả 1,4 tỷ/bệnh nhân/năm điều trị”, ông Bằng nói.
Vị đại diện BHXH Việt Nam cũng thông báo, trong quý 1 năm 2015, tỷ lệ thẻ sụt giảm 1,2 triệu thẻ, trong đó đến 15% giảm theo đối tượng gia đình. Nguyên nhân là người dân chưa hiểu quy định mới, một số địa phương vẫn còn máy móc trong thủ tục đăng ký thẻ. Theo đó các vướng mắc, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng vắng trong hộ khẩu. Ví như gia đình có người đi công tác nước ngoài, công tác ở tỉnh khác, nhưng xã phường lại yêu cầu phải photo thẻ bảo hiểm y tế, giấy tạm trú tạm vắng...
“Khi phát hiện một số địa phương có những áp dụng máy móc này, chúng tôi đã phải điều chỉnh ngay vì điều này không cần thiết. Chỉ cần dựa vào bản khai của hộ gia đình, ví dụ gia đình có 5 người thì bao nhiêu người có thẻ, bao nhiêu người chưa có, người nào đi công tác xa, sau đó chủ hộ kí, địa phương xác nhận, người mua thẻ BHYT không cần photo bất kỳ giấy tờ gì”, ông Bằng khẳng định.
Tính phương án đóng “trả góp” BHYT theo tháng?
Cũng theo đại diện BHXH Việt Nam, trước đây một người dân tham gia BHYT phải đóng 620.000 đồng/năm. Nhưng khi đóng thẻ BHYT theo hộ gia đình, những người đóng sau sẽ được khấu trừ. Ví như trong khi nếu cả gia đình 5 người cùng mua thì số tiền phải đóng lên gần 2 triệu đồng dù mức đóng đã giảm dần.
“Tuy nhiên, với người nông dân nếu đóng một lúc, đây là khoản tiền lớn. Vấn đề là ở khâu tuyên truyền, nếu nói đóng 2 triệu, người nông dân sẽ thấy sợ, tiếc vì là khoản tiền rất lớn với họ. Nhưng thực tế chia ra, mỗi người trong một gia đình chỉ dành 33.000 đồng để có một tấm thẻ BHYT phòng cho những rủi ro sức khỏe thì không có gì cao. Vì thế, phải nói để người dân hiểu, 33 nghìn một tháng để phòng những rủi ro sức khỏe, tôi cho rằng người dân sẽ hiểu và ủng hộ”, ông Bằng nói.
Trước câu hỏi liệu có thể “trả góp” tiền thẻ BHYT theo tháng để tạo điều kiện cho người dân, ông Bằng cho biết các cơ quan chức năng đã từng bàn tới việc người dân đóng tiền một nửa (6 tháng) nhưng vẫn phát hành thẻ cả năm, sau đó mới thu tiếp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm ra phương án gì có thể đảm bảo người dân sẽ tự giác nộp nốt tiền BHYT khi hết hạn 6 tháng.
Ông Lê Văn Khảm, Vụ phó Bảo hiểm y tế cho biết, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là quy định mới, đảm bảo sự công bằng, đảm bảo sự chia sẻ từ chính những người thân trong gia đình. Vì nếu chỉ người bệnh mới tham gia BHYT thì quỹ BHYT sẽ không thể có tiền để chi trả.
Như những trường hợp điều trị ung thư kể trên, hay với bệnh tim, mổ tim, chạy thận, các bệnh lý cấp cứu như uốn ván, nhiễm trùng... chi phí quỹ BHYT chi trả là rất lớn, từ chục triệu đồng/lần điều trị đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền BHYT chi trả gấp vài chục lần số tiền đóng BHYT trong cả chục năm, thậm chí đóng cả đời vẫn không bằng một lần BHYT chi trả. Vì thế, nếu không có sự chia sẻ từ chính những người khỏe mạnh với người ốm đau trong gia đình thì quỹ BHYT khó phát triển bền vững. Có những người không tham gia BHYT, khi bị bệnh, đã trở thành thảm họa với gia đình bởi chi phí y tế quá lớn.
Tuy nhiên, để thuận lợi cho người dân, ngành y tế đã phối hợp với BHXH VN, tạo điều kiện để những người đã tham gia BHYT cũ vẫn được mua thẻ BHYT không cần theo hộ gia đình. Nhưng với người tham gia mới, bắt buộc phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. Quy định này cũng chính thức áp dụng toàn quốc từ 1/1/2016. Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ phối hợp với các ngành liên quan ban hành văn bản để hướng dẫn chi tiết thực hiện bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong kê khai danh sách theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
19/12/2015
-TT - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk được cấp hơn 21,7 tỉ đồng và 14 bệnh viện khác được cấp hơn 11,6 tỉ đồng để trả lương nợ lương cán bộ, bác sĩ.
Thuận theo đề xuất của UBND tỉnh, thường trực HĐND Đắk Lắk đã đồng ý cho lấy kinh phí từ nguồn cải cách tiền lương ngân sách tỉnh năm 2015 để chi hơn 21,7 tỉ đồng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk và hơn 11,6 tỉ đồng cho 14 bệnh viện khác để trả lương cho cán bộ, bác sĩ đang bị nợ lương tháng 11 và 12-2015 (tổng cộng hơn 33,4 tỉ đồng).
Như Tuổi Trẻ đã thông tin trong bài “14 bệnh viện Đắk Lắk hết tiền trả lương” (Tuổi Trẻ ngày 8-12), đến ngày 7-12 hàng ngàn cán bộ, bác sĩ, nhân viên tại 14 bệnh viện tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa được nhận lương tháng 11-2015.
14 bệnh viện hết tiền trả lương: Tại dân ít ốm
(Tin tức thời sự) - Theo vị đại diện Sở tài chính tỉnh Đắk Lắk, tình trạng 14 bệnh viện hết tiền trả lương là do người dân ít ốm nên nguồn thu bị giảm.
Xung quanh thông tin Sở Y tế Đắk Lắk xác nhận hiện có 14 bệnh viện của tỉnh thiếu tiền trả lương cho bác sĩ, cán bộ, công nhân viên, chiều ngày 8/12, chia sẻ với báo Đất Việt, ông Huỳnh Tấn Nam - trưởng phòng tài chính hành chính sự nghiệp- Sở tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết:
"Thông tin này đúng như báo chí phản ánh, hiện ngành tài chính đang giải quyết. Xảy ra tình trạng này là do nguồn thu đang hụt, dù chi theo ngành dọc nhưng nguồn thu giảm nên tiền để chi trả lương không đủ. Không phải do chi tiêu quá mức cũng không phải số cán bộ, viên chức quá đông. Số lượng cán bộ, viên chức là đúng với chỉ tiêu của tỉnh giao".
Nói thêm về nguyên nhân 14 bệnh viện hết tiền trả lương, ông Nam nói: Đây là do bệnh nhân ít, hay nói cách khác là người dân Đắk Lắk ít ốm nên ít đến bệnh viện. Hơn nữa, các dịch vụ của bệnh viện, giá viện phí chưa theo kịp, chưa điều chỉnh kịp thời nên đang bị thấp hơn so với các bệnh viện ở các tỉnh khác. Bộ y tế đã đưa ra các dịch vụ cho bệnh viện nhưng tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa áp dụng. Chính vì vậy nên bệnh viện thu không đảm bảo để chi trả.
Ông Nam cho biết thêm: Hiện tại có 1 số bệnh viện thiếu ít bệnh nhân nhưng cũng có những bệnh viện đang thiếu rất nhiều bệnh nhân. Các phòng, khoa trong bệnh viện đều trống. Bệnh viện xây dựng đầy đủ là để đảm bảo chỗ khám cũng như nơi điều trị cho bệnh nhân được đầy đủ. Xây dựng bệnh viện như vậy nhưng cũng không mong muốn người dân bị ốm bệnh, mà chỉ là trường hợp phòng thôi.
Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột, một trong 14 bệnh viện nợ lương. Ảnh: TTO |
Theo ông Nam: Hiện Sở tài chính đang nghiên cứu để trình từ nguồn cải cách tiền lương của tỉnh. Sở yêu cầu các bệnh viện cung cấp số liệu để tổng hợp gửi cho UBND tỉnh để xem xét cho bên ngành y tế tỉnh, nhằm giải quyết tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức trong tháng 12 này. Việc chi trả lương đầy đủ sẽ sớm được giải quyết, không để tình trạng này kéo dài.
Cũng theo vị trưởng phòng, nguồn chi thường xuyên của ngành y tế trong tỉnh Đắk Lắk không thiếu mà chỉ thiếu tiền lương.
Hết tiền
Như thông tin báo chí đã đưa, sáng 7/12, tại Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột, một số bác sĩ, nhân viên tỏ ra lo lắng bởi cho tới nay họ chưa được nhận lương tháng 11, không biết có tiếp tục bị nợ lương tháng 12/2015 hay không.
“Đến kỳ nhận lương, chúng tôi được phòng kế toán tài chính thông báo hết tiền, khất đến tháng sau mới có. Chúng tôi không hiểu tại sao mà đến nay nguồn lương lại hết?” - một bác sĩ thắc mắc.
Một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột thừa nhận có việc hiện nay bệnh viện còn nợ khoảng 1,5 tỉ đồng tiền lương tháng 11/2015 của 277 người lao động.
Đại diện phòng tài chính kế toán - thừa ủy quyền giám đốc bệnh viện cho biết bệnh viện thiếu tiền lương do “thu không đủ chi”.
Theo vị này, dự toán tổng thu năm 2015 của bệnh viện được giao là 61 tỉ đồng, dự trù sẽ trích lại 6,65 tỉ đồng trong quỹ cải cách tiền lương để chi lương.
Tuy nhiên, thực tế nguồn thu của bệnh viện hụt so với dự trù khá lớn (tổng thu chỉ đạt hơn 54,7 tỉ đồng), nên tiền để chi lương chỉ còn hơn 3,5 tỉ đồng. Do đó, lương chỉ đủ trả cho các cán bộ, bác sĩ, nhân viên trong biên chế đến hết tháng 10/2015.
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, cả 14 bệnh viện đang nợ lương người lao động đều cùng chung tình trạng này. Tổng số tiền lương còn nợ tháng 11 và 12/2015 là hơn 15 tỉ đồng.
Ông Trần Vũ Sơn - phó phòng tài chính kế toán Sở Y tế Đắk Lắk cho biết theo quy định, trong tổng thu của mỗi bệnh viện, sau khi trừ các chi phí như mua thuốc men, vật tư y tế (chiếm phần lớn) để phục vụ bệnh nhân thì tổng số tiền còn lại được sử dụng theo tỉ lệ: 65% dành cho chi thường xuyên, lập quỹ; 35% còn lại đưa vào quỹ cải cách tiền lương, dùng khi có sự thay đổi về tiền lương.
Tuy nhiên, do nguồn thu năm 2015 của tỉnh có khó khăn nên UBND tỉnh yêu cầu dùng 35% trong quỹ cải cách tiền lương để chi lương cho cán bộ, bác sĩ.
Theo ông Sơn, dự toán năm 2015 mà UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho 14 bệnh viện nêu trên phải thu là gần 311,6 tỉ đồng, trong đó 35% dành cho quỹ cải cách tiền lương sẽ khoảng 35 tỉ đồng. Thế nhưng, ước tính đến hết tháng 12/2015, 14 bệnh viện chỉ thu gần 282 tỉ đồng. Như vậy quỹ chi tiền lương chỉ còn gần 20 tỉ đồng, tức là thiếu hơn 15 tỉ đồng tiền lương so với dự toán.
Bộ trưởng Nên trấn an nỗi lo trả nợ xong hết tiền
Thành phố hết tiền, ông chủ tịch xã 'xoắn quẩy'
********
Ung thư sẽ tăng mạnh ở Việt Nam trong 5 năm tới
10/12/2015
Năm 2010 ở Việt Nam có hơn 126.000 ca ung thư mới phát hiện, ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 người mắc bệnh, dẫn đầu là ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở nữ.
Gíao sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP HCM cho biết dù đã đầu tư nhiều cho việc phòng chống bệnh nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam ước tính năm 2012 cả nước có 520.000 ca tử vong các loại, trong đó 73% là các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh ung thư, tim mạch, phổi mạn tính và đái tháo đường.
Tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng nhanh ở phần lớn các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định đây là nạn dịch đã xảy ra trong hiện tại. Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có hơn 14,1 triệu người mới mắc và 8,2 triệu người chết do ung thư, trong đó gần 70% là ở các nước đang phát triển. Hiện khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020.
Người dân chờ khám bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Ảnh: Lê Phương.
Tại các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau tim mạch. Ở các nước đang phát triển, ung thư đứng hàng thứ ba sau bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và tim mạch. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới toàn cầu. Ở nữ, ung thư vú là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu ở các nước đang phát triển. Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai ở cả hai giới.
Năm 2010 ở Việt Nam có 126.307 ca ung thư mới mắc ở cả hai giới, trong đó hơn 54.000 nữ và 72.000 nam. Ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 ca ung thư mới mắc. Tỷ lệ mắc mới ung thư ở nam là 101.000 ca. Dẫn đầu là ung thư phổi, sau đó đến dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến... Tỷ lệ mắc mới ở nữ là 83.385 ca, nhiều nhất lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, giáp trạng, buồng trứng...
Hiện tỷ lệ hiểu biết cơ bản đúng của người dân về ung thư còn rất thấp. Kết quả nghiên cứu gần đây tại 12 tỉnh thành cho thấy 67,2% số người được hỏi cho rằng ung thư là bệnh nan y, việc phát hiện sớm muộn gì cũng thế. 35,8% người nghĩ ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và chóng chết. Việt Nam đang đặt mục tiêu đến năm 2020 khoảng 70% người trưởng thành hiểu biết đúng về bệnh ung thư.
Tổ chức Y tế thế giới xác định phòng ngừa là chiến lược dài lâu có hiệu quả kinh tế nhất để kiểm soát ung thư. Hiệp hội Quốc tế Phòng chống ung thư cho biết "có thể phòng ngừa 40% tất cả các ung thư". Phòng ngừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bớt đi số ca ung thư mới, từ đó giảm gánh nặng ung thư. Một số yếu tố nguy cơ cao gây ung thư theo WHO là:
- Khói thuốc lá.
- Tăng trọng hoặc béo phì.
- Ăn không lành, ít trái cây và rau củ.
- Thiếu vận động thân thể.
- Uống rượu nhiều.
- Nhiễm HPV theo đường tình dục.
- Nhiễm HBV và HCV.
- Bức xạ ion hóa và tia UV.
- Các ung thư nghề nghiệp.
- Ô nhiễm môi trường thành thị.
- Khói bụi trong nhà do nấu nướng với nhiên liệu rắn.
Các chuyên gia khuyến cáo cần làm giảm xuất độ ung thư bằng cách kiểm soát hoăc loại bỏ sự phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ hoặc gia tăng sự đề kháng cá nhân với các yếu tố nguy cơ này bằng văcxin hoặc hóa phòng ngừa. Việc tầm soát phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh. Cần xây dựng lối sống lành mạnh với dinh dưỡng và vận động hợp lý, duy trì cân nặng lý tưởng.
Một muỗng gia vị Trung Quốc thay thế được 5 kg xương hầm
(PLO) - Cử tri bức xúc, đi chợ mua chuối chín vàng rất đẹp nhưng để cả tháng ruột vẫn còn tươi, không héo. Dưa leo bỏ cả tháng vẫn còn xanh, thịt bò khô giống như sợi len còn bánh tráng cuốn nhúng nước như cao su và bún để cả tuần không thiu.
Tại phiên chất vấn của HĐND TP Đà Nẵng chiều 9-12, đại biểu (ĐB) Nguyễn Hoàng Sơn rất bức xúc trước tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và thực phẩm khiến người dân đang hết sức hoang mang.
Tuy nhiên theo bà Ngô Thị Kim Yến (Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng), hiện nay đối với công tác an toàn thực phẩm đã có luật, nghị định và sự phân công sự phối hợp quản lý rất là chặt chẽ. Nhưng vấn đề để kiểm tra thực phẩm có chất cấm không thì khó phát hiện vì không có máy móc, thiết bị và thiếu kinh phí. Đến thời điểm này TP chưa phát hiện được chất cấm này trong thực phẩm, chăn nuôi.
Ông Phan Văn Kha (Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng) cũng cho hay: “Đã cho anh em lùng sục tìm nơi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm nhưng không ra”.
Các ĐB chất vấn tại hội trường. Ảnh: LÊ PHI
Ông Nguyễn Phú Ban (Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng) đưa ra giải pháp là cần phải xây dựng trung tâm kiểm tra nhanh tại chợ đầu mối thì có thể kiểm soát, xử lý được thực phẩm nguy hại tuồn vào TP Đà Nẵng. Bởi hiện tại chợ đầu mối là nơi cung cấp phần lớn thực phẩm cho người dân TP. Trong khi đó cũng cần có cơ chế phối hợp kiểm tra liên tịch các chuỗi công ty cung cấp thực phẩm hiện tại trên địa bàn. Ông Ban cũng xin TP Đà Nẵng cho cơ chế để xây dựng trung tâm sản xuất rau sạch 300 ha để cung cấp cho người dân và tránh tình trạng rau nhiễm độc.
Thế nhưng những câu trả lời này khiến ĐB Nguyễn Hoàng Sơn không đồng tình. ĐB Sơn nói các ngành không tìm ra được cơ sở nào sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thực phẩm là không thuyết phục.
“Cử tri bức xúc, đi chợ mua chuối vàng rất đẹp nhưng để cả tháng ruột vẫn còn tươi không héo, dưa leo bỏ cả tháng vẫn còn xanh, thịt bò khô giống như sợi len còn bánh tráng cuốn nhúng nước như cao su và bún để cả tuần không thiu... mà bây giờ chị Yến nói kiểm tra không có thì dân càng bức xúc, cứ nói kiểm tra là phải có máy thì không được. Dân chỉ đầy chỗ bán những thứ thực phẩm đó mà sao nói không phát hiện ra” - ĐB Sơn bức xúc.
Trước việc này, ông Trần Thọ (Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng) cho hay một bữa ăn của một gia đình có ba cơ quan quản lý nhà nước tham gia nhưng vẫn không quản lý được.
"Sử dụng thực phẩm bây giờ thực sự khiếp hãi, chỉ cần vài ngàn đồng mua gói nguyên liệu không rõ xuất xứ thì có thể biến một nồi nước sôi thành một nồi lẩu. Hóa chất này xuất xứ từ Trung Quốc và có thể mua được ở nhiều nơi. Một muỗng gia vị mà thay thế được 5 kg xương hầm. Đây là các chất cấm dẫn đến bệnh ung thư. Đúng như các ĐB Quốc hội từng nói từ dạ dày đến nghĩa địa chỉ một khúc thôi" - ông Thọ nói.
-Sẽ tăng 2 - 7 lần viện phí vào tháng tới
Đợt điều chỉnh viện phí dự kiến áp dụng từ ngày 15/11 tới đây với hơn 1.800 dịch vụ y tế điều chỉnh giá sẽ có mức tăng trung bình từ 2 - 7 lần so với giá viện phí áp dụng hiện nay.
Tăng mạnh giá khám, ngày giường
Tại cuộc họp chia sẻ thông tin với báo giới ngày 26/10, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) - Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, dự thảo Thông tư về tăng viện phí đã được hoàn thành, dự kiến ban hành ngày 15/11 tới đây.
Theo đó, đợt điều chỉnh giá dịch vụ lần tính này theo nguyên tắc lấy mức giá tối đa quy định ở Thông tư về viện phí số 03 (năm 2006) và 04 (năm 2012) làm giá tính đủ 3 yếu tố trực tiếp, cộng thêm yếu tố thứ 4 là lương theo ngạch bậc, tính theo mức lương cơ sở, các loại phụ cấp đặc thù của ngành y tế.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá được thực hiện gồm 2 lộ trình. Cụ thể giai đoạn từ 15/11 năm nay đến hết tháng 2/2016 mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù (phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) và điều chỉnh giá lần này chỉ áp dụng cho người có thẻ BHYT (đối tượng chưa có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn được áp giá cũ). Còn giai đoạn hai được thực hiện từ 1/3/2016 mức giá gồm cả tiền lương và sẽ được tính chung cho mọi đối tượng khi đi khám chữa bệnh.
Như vậy, sẽ có khoảng hơn 1.800 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá trong lần tăng này với mức tăng giá dịch vụ y tế mạnh, từ 2 - 7 lần so với hiện tại.
Giá viện phí sẽ được điều chỉnh theo lộ trình, dần hướng tới tính đúng, tính đủ. Ảnh: Nội soi dạ dày cho bệnh nhân tại khoa Tiêu hóa (BV Bạch Mai). Ảnh: T.A
Có thể kể đến một số điều chỉnh điển hình như tiền khám bệnh điều chỉnh tăng gấp đôi so với hiện tại (hiện tiền khám bệnh viện hạng 1 là 20 nghìn đồng/lượt khám). Tương tự, tiền khám ở bệnh viện hạng 3, hạng 4 sẽ là 30.000 đồng/lượt khám thay cho mức hiện là 7.000 đồng/lượt.
Hay như với tiền giường hồi sức cấp cứu sẽ là 354.000 từ 15/11 và lên 680.000 đồng từ tháng 3/2016 thay cho mức hiện đang được áp là 335.000 đồng/ngày giường.
Đối với giường nằm ghép, ông Sơn cho biết vẫn tính theo Thông tư 04: 50% mức giá với ghép 2 và 30% cho nằm ghép 3.
Một số dịch vụ khác như rửa rạ dày sẽ lên 106.000 thay cho mức 30.000 đồng theo thông tư 03. Tương tự, lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận sẽ là 379.000 thay cho giá 300.000.
Trước đó, ở đợt điều chỉnh giá năm 2012, các bệnh viện tuyến Trung ương hầu hết đều áp dụng khung giá tối đa, nên người bệnh sẽ không thấy sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên, với những nơi đang phê duyệt mức giá dưới khung tối đa (các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện) sự điều chỉnh giá này sẽ là đáng kể.
Theo ông Sơn, sự điều chỉnh giá dịch vụ y tế này là cần thiết, về bản chất là sự chuyển dịch của các khoản chi trước đây được Nhà nước bao cấp, chi trực tiếp cho các bệnh viện thì nay được kết cấu vào giá dịch vụ y tế. Đến khi viện phí được cấu thành bởi 7 yếu tố thì đó là trả viện phí về giá đích thực của nó, không còn được bao cấp.
Giảm chi tiêu tiền túi dù tăng giá viện phí
Theo BHXH Việt Nam, dù viện phí điều chỉnh tăng giá, nhưng mức chi tiêu tiền túi của người bệnh sẽ giảm đi. Hiện nay, mức chi từ tiến túi hộ gia đình ở Việt Nam cho chăm sóc sức khỏe đã có những cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn ở mức cao (47%). Mục tiêu của Bộ Y tế là sẽ giảm số chi tiền túi của người dân xuống dưới 45% vào năm 2015 và dưới 40% vào năm 2020. Bởi theo Tổ chức Y tế thế giới, chỉ khi tỉ lệ chi từ tiền túi hộ gia đình dưới 30% mới đảm bảo được công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Việc điều chỉnh giá viện phí đến mức tính đúng, tính đủ sẽ giúp chi tiêu tiền túi của người bệnh giảm đi, thậm chí giảm mạnh dù giá dịch vụ y tế tăng.
Theo phân tích của ông Sơn, rõ ràng viện phí điều chỉnh tăng, mức cùng chi trả của người bệnh sẽ tăng. Tuy nhiên, vì giá viện hướng đến tính đúng, tính đủ nên tất cả các chi phí thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là những chi phí trực tiếp như khấu hao, duy tu bảo dưỡng… từng bước được kết cấu vào giá dịch vụ y tế và sẽ do quỹ BHYT chi trả. Lúc này, nếu bệnh viện còn bắt bệnh nhân mua các chi phí nằm trong kết cấu giá thì bệnh viện phải hoàn lại tiền cho bệnh nhân và chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế. Như vậy, mức đồng chi trả tăng lên nhưng người bệnh sẽ giảm được chi tiêu tiền túi cho những chi phí đã được tính vào giá dịch vụ y tế.
Theo Bộ Y tế, việc điều chỉnh tăng giá viện phí và thực hiện đồng đều theo hạng bệnh viện không phân biệt ở tỉnh nào, dù đồng bằng hay miền núi (trừ dịch vụ giường và khám để đảm báo yếu tố về nguồn năng lực và nhân lực) sẽ khuyến khích bệnh viện tuyến dưới nâng cao trình do chuyên môn, đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh giữa miền núi và miền xuôi.
Ông Sơn lưu ý thêm, đợt áp dụng giá viện phí tới đây, 30% dân số chưa tham gia BHYT chưa bị ảnh hưởng do vẫn được áp giá cũ. Tuy nhiên theo lộ trình từ tháng 3/2016 sẽ áp dụng giá viện phí tính đủ 4/7 yếu tố chi phí cho cả người không có thẻ BHYT. Giá dịch vụ y tế về đúng mức, người bệnh không có thẻ BHYT sẽ rất khó khăn trong chi trả khám chữa bệnh. Vì thế, BHXH Việt Nam, Bộ Y tế khuyến khích người dân mua thẻ BHYT, phấn đấu mục tiêu năm 2015 đạt tỷ lệ bao phủ 75% dân số tham gia BHYT và đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ BHYT bao phủ 80% dân số.
>> Năm 2020: Giá viện phí sẽ thực hiện tính đúng tính đủ
>> “Thúc” tăng viện phí để người dân mua thẻ bảo hiểm y tế
-“Thúc” tăng viện phí để người dân mua thẻ bảo hiểm y tế Dân Trí
Dân trí Sáng 12/5, ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHXH Việt Nam, cho biết: so với năm 2014, số người tham gia BHYT trong quý đầu 2015 giảm 1,2 triệu. Trong khi đó, BHYT chi trả cao nhất đến 1,4 tỷ/1 bệnh nhân/ năm với bệnh nhân ung thư điều trị thuốc trúng đích.
BHYT thanh toán đến 1,4 tỷ cho một ca bệnh trong năm
Theo ông Bằng, ngoài việc tuyên truyền để người dân nhận thức được quyền lợi của bảo hiểm y tế, ngành y tế cần đẩy nhanh lộ trình tăng viện phí để hướng tới BHYT toàn dân. Lý giải về vấn đề này, ông Bằng cho biết, chính vì còn tình trạng viện phí bao cấp, giá viện phí thấp chưa tính đúng tính đủ, số tiền người bệnh không dùng thẻ BHYT phải nộp không chênh quá nhiều so với người được thụ hưởng BHYT, nên nhiều người dân vẫn chưa mặn mà với thẻ BHYT.
Còn khi viện phí hướng đến tính đúng, tính đủ, tấm thẻ BHYT thực sự sẽ ngày càng trở lên giá trị bởi nó chi trả cho người bệnh số tiền rất lớn mà những người không có thẻ sẽ khó có thể kham nổ việc điều trị nếu không có thẻ BHYT hỗ trợ.
Bảo hiểm y tế thực sự là cứu cánh khi không may mắc bệnh, nhất là những bệnh hiểm nghèo với chi phí điều trị lớn. Ảnh: H.Hải
Ông Bằng lấy dẫn chứng, như với những bệnh nhân ung thư, bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận... 100% người bệnh đều có thẻ BHYT. “Nếu không có BHYT, dù người giàu cũng không kham nổi chi phí điều trị, từ giàu mà thành nghèo, rồi đến sạt nghiệp. Trong khi đó, có thẻ BHYT họ được đảm bảo điều trị. Như với ung thư vú, quỹ BHYT chi trả ít nhất 840 triệu/bệnh nhân/năm điều trị. Còn với các ung thư khác phải sử dụng thuốc điều trị trúng đích, có những loại ung thư quỹ BHYT chi trả 1,4 tỷ/bệnh nhân/năm điều trị”, ông Bằng nói.
Vị đại diện BHXH Việt Nam cũng thông báo, trong quý 1 năm 2015, tỷ lệ thẻ sụt giảm 1,2 triệu thẻ, trong đó đến 15% giảm theo đối tượng gia đình. Nguyên nhân là người dân chưa hiểu quy định mới, một số địa phương vẫn còn máy móc trong thủ tục đăng ký thẻ. Theo đó các vướng mắc, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng vắng trong hộ khẩu. Ví như gia đình có người đi công tác nước ngoài, công tác ở tỉnh khác, nhưng xã phường lại yêu cầu phải photo thẻ bảo hiểm y tế, giấy tạm trú tạm vắng...
“Khi phát hiện một số địa phương có những áp dụng máy móc này, chúng tôi đã phải điều chỉnh ngay vì điều này không cần thiết. Chỉ cần dựa vào bản khai của hộ gia đình, ví dụ gia đình có 5 người thì bao nhiêu người có thẻ, bao nhiêu người chưa có, người nào đi công tác xa, sau đó chủ hộ kí, địa phương xác nhận, người mua thẻ BHYT không cần photo bất kỳ giấy tờ gì”, ông Bằng khẳng định.
Tính phương án đóng “trả góp” BHYT theo tháng?
Cũng theo đại diện BHXH Việt Nam, trước đây một người dân tham gia BHYT phải đóng 620.000 đồng/năm. Nhưng khi đóng thẻ BHYT theo hộ gia đình, những người đóng sau sẽ được khấu trừ. Ví như trong khi nếu cả gia đình 5 người cùng mua thì số tiền phải đóng lên gần 2 triệu đồng dù mức đóng đã giảm dần.
“Tuy nhiên, với người nông dân nếu đóng một lúc, đây là khoản tiền lớn. Vấn đề là ở khâu tuyên truyền, nếu nói đóng 2 triệu, người nông dân sẽ thấy sợ, tiếc vì là khoản tiền rất lớn với họ. Nhưng thực tế chia ra, mỗi người trong một gia đình chỉ dành 33.000 đồng để có một tấm thẻ BHYT phòng cho những rủi ro sức khỏe thì không có gì cao. Vì thế, phải nói để người dân hiểu, 33 nghìn một tháng để phòng những rủi ro sức khỏe, tôi cho rằng người dân sẽ hiểu và ủng hộ”, ông Bằng nói.
Trước câu hỏi liệu có thể “trả góp” tiền thẻ BHYT theo tháng để tạo điều kiện cho người dân, ông Bằng cho biết các cơ quan chức năng đã từng bàn tới việc người dân đóng tiền một nửa (6 tháng) nhưng vẫn phát hành thẻ cả năm, sau đó mới thu tiếp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm ra phương án gì có thể đảm bảo người dân sẽ tự giác nộp nốt tiền BHYT khi hết hạn 6 tháng.
Ông Lê Văn Khảm, Vụ phó Bảo hiểm y tế cho biết, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là quy định mới, đảm bảo sự công bằng, đảm bảo sự chia sẻ từ chính những người thân trong gia đình. Vì nếu chỉ người bệnh mới tham gia BHYT thì quỹ BHYT sẽ không thể có tiền để chi trả.
Như những trường hợp điều trị ung thư kể trên, hay với bệnh tim, mổ tim, chạy thận, các bệnh lý cấp cứu như uốn ván, nhiễm trùng... chi phí quỹ BHYT chi trả là rất lớn, từ chục triệu đồng/lần điều trị đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền BHYT chi trả gấp vài chục lần số tiền đóng BHYT trong cả chục năm, thậm chí đóng cả đời vẫn không bằng một lần BHYT chi trả. Vì thế, nếu không có sự chia sẻ từ chính những người khỏe mạnh với người ốm đau trong gia đình thì quỹ BHYT khó phát triển bền vững. Có những người không tham gia BHYT, khi bị bệnh, đã trở thành thảm họa với gia đình bởi chi phí y tế quá lớn.
Tuy nhiên, để thuận lợi cho người dân, ngành y tế đã phối hợp với BHXH VN, tạo điều kiện để những người đã tham gia BHYT cũ vẫn được mua thẻ BHYT không cần theo hộ gia đình. Nhưng với người tham gia mới, bắt buộc phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. Quy định này cũng chính thức áp dụng toàn quốc từ 1/1/2016. Bộ Y tế, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ phối hợp với các ngành liên quan ban hành văn bản để hướng dẫn chi tiết thực hiện bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, giảm thiểu các thủ tục hành chính trong kê khai danh sách theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
...
Trang bị kiến thức về Bảo hiểm cho phóng viên, biên tập viên ...Nhân Dân
Người chết vẫn được cấp thẻ bảo hiểm y tếTin Mới
Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Gỡ khó cho ...Báo Sức khỏe đời sống
Giảm khoảng 1,2 triệu người tham gia BHYT
-- Sẽ tăng giá 350 dịch vụ y tế (Thanh niên).
Một năm rưỡi, chỉ phạt được... 10 người hút thuốc lá (tt 23/05)
Con đường nào cho viện phí?
SGTT.VN - Trong khi gần chục năm qua bộ Y tế “loay hoay” với “Đề án điều chỉnh viện phí”, đã không biết bao nhiều lần dự thảo được đưa ra góp ý và cho đến nay vẫn tiếp tục chỉnh sửa, thì từ đầu tháng 5.2011, nhiều bệnh viện bắt đầu tăng viện phí từ công khám đến xét nghiệm, phẫu thuật, thủ thuật, tiền phòng… Có nơi giá phẫu thuật tăng 20%, xét nghiệm tăng 22%, tiền phòng tăng 34%...
Đây là đợt tăng giá “vì lý do từ đầu năm đến nay tỷ giá tăng, vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm tăng, điện, nước, xăng dầu cũng tăng”.
Điều đáng nói là việc tự điều chỉnh mức tăng trên nền viện phí thả nổi cả chục năm qua. Cứ thử khảo sát ở các bệnh viện công, giá khám thường, khám dịch vụ, khám theo giờ hẹn qua điện thoại, khám thứ bảy, chủ nhật, mổ thường, mổ dịch vụ, phòng dịch vụ… mỗi nơi một giá. Chi phí mổ ngay trong bệnh viện B. cũng hai giá: mổ dịch vụ thì phải trả thêm 2 triệu đồng. Đó là chưa kể một số trường hợp phải “boa”cho nhân viên y tế.
Trên các phiếu tính viện phí – dù người có thẻ bảo hiểm y tế hay người tự đóng viện phí, bệnh nhân đều được tính không sót một món nào, từ miếng băng cá nhân cho đến viên thuốc… Thế nhưng tại sao các bệnh viện lại “kêu trời” rằng lỗ?
“Lỗ” là đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế vì cho tới thời điểm này, dù bệnh viện công hay bệnh viện tư, bảo hiểm xã hội vẫn thanh toán theo mức giá cũ quy định tại thông tư liên bộ số 14 ban hành năm 1995 và thông tư 03/2006. Nghịch lý nhất là công khám, sau 16 năm vẫn thanh toán ở mức 1.000 – 2.000 – 3.000 đồng/lượt, kể cả khám cấp cứu ở các bệnh viện thành phố, trong khi đa số bệnh viện đã thu công khám 20.000 – 70.000 đồng/lượt. Tiền giường nội trú: 10.000 – 15.000 – 20.000 đồng/ngày. Tiền giường nội trú bảo hiểm y tế chi: 10.000 – 15.000 – 20.000 đồng/ngày, trong khi các bệnh viện thu giá giường dịch vụ 100.000 đồng đến trên 500.000 đồng/ngày. Nhiều loại dịch vụ kỹ thuật áp giá không thể tưởng tượng nổi: cắt amidan: 40.000 đồng, trong khi các bệnh viện thu 800.000 – 900.000 – 2,3 triệu đồng…
Trong một hội nghị tổng kết công tác khám chữa bệnh tại Hà Nội giữa tháng 4.2011, một số bệnh viện đề nghị bổ sung và sửa đổi giá gần 200 dịch vụ kỹ thuật cao và chi phí lớn, thì đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng “viện phí tăng thì phí tham gia bảo hiểm y tế cũng phải tăng theo, vì khi chưa điều chỉnh được mức thu mà đã tăng viện phí, sẽ rất khó cân đối thu chi quỹ bảo hiểm y tế”. Thực tế, ngược lại – qua đối chiếu một số dịch vụ bảo hiểm y tế chi trả, chúng tôi phát hiện có dịch vụ bảo hiểm y tế chi… cao hơn mức bệnh viện thu.
Tại TP.HCM, ngày 21.4.2011 liên sở Y tế – Tài chính đã có tờ trình UBND thành phố đề nghị phê duyệt ban hành tạm thời mức thu một phần phí cho 304 loại phẫu thuật, thủ thuật tương đương với mức giá của thông tư 03/2006 như phẫu thuật nội soi các khối u ở phổi, cắt nối tạo hình thực quản, bóc nhân xơ tử cung… Tuỳ từng loại mà có mức giá 700.000 – 2,5 triệu đồng. Đây là các phẫu thuật, thủ thuật nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả, nên bệnh viện thu trực tiếp từ bệnh nhân. Sắp tới nếu được UBND thành phố duyệt, còn phải thông qua bộ Y tế – Tài chính – Lao động thương binh và xã hội xem xét, đồng ý thì bảo hiểm xã hội TP.HCM mới thanh toán cho bệnh nhân. Đây còn là thiệt thòi cho người bệnh bảo hiểm y tế khi viện phí chậm sửa đổi.
Ai cũng nói thông tư 14 lạc hậu, tất cả những bất hợp lý đều đã được chỉ ra, nhưng vì sao cho đến nay chưa chỉnh sửa? Điều khôi hài là các cơ quan quản lý không ai chịu trách nhiệm. Điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ quá lạc hậu, bất hợp lý thì bảo hiểm xã hội lo sợ… vỡ quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, mặc cho quyền lợi của người bệnh bị thiệt. Còn các bệnh viện thì “nắm đàng cán và tha hồ lách luật trong thả nổi viện phí”.
Con đường nào cho viện phí? Nhiều ý kiến cho rằng nên sớm ban hành khung viện phí mới với mức giá tối đa và tối thiểu. Và tuỳ thực tế từng địa phương sẽ ban hành mức giá phù hợp, đồng thời có hệ số tính trượt giá theo từng giai đoạn. Phải có hành lang pháp lý để “hãm phanh” việc tính giá loạn tại các bệnh viện công.
Người dân có thể bớt ăn, nhịn mặc, nhưng nếu chẳng may ốm đau bệnh tật thì buộc phải vào bệnh viện. Trong ngành y có đặc thù là người bệnh không có quyền trả giá, còn chất lượng thì may nhờ rủi chịu. “Bão giá” trong bệnh viện ngày càng đẩy những người bệnh nghèo vào thế khó có cơ may chữa trị đến nơi đến chốn.
Kim Sơn
Trang bị kiến thức về Bảo hiểm cho phóng viên, biên tập viên ...Nhân Dân
Người chết vẫn được cấp thẻ bảo hiểm y tếTin Mới
Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Gỡ khó cho ...Báo Sức khỏe đời sống
Giảm khoảng 1,2 triệu người tham gia BHYT
-- Sẽ tăng giá 350 dịch vụ y tế (Thanh niên).
Bộ Y tế đang hoàn tất việc đưa ra khung giá mới đối với hàng trăm dịch vụ y tế, trong đó có không ít dịch vụ tăng đến 10 lần.
Liên tục trong vòng 10 năm trở lại đây, hầu như năm nào Bộ Y tế cũng đặt vấn đề điều chỉnh viện phí. Ban soạn thảo đề án viện phí mới của Bộ Y tế cho biết sẽ kiến nghị điều chỉnh giá 350 dịch vụ có giá thanh toán thấp vì khung giá của 350 dịch vụ này ban hành từ 1995.
Theo tính toán của Bộ Y tế, viện phí hiện nay thu theo dịch vụ, nên nếu có điều chỉnh viện phí thì chỉ người bệnh nào sử dụng các dịch vụ trong số 350 dịch vụ này mới phải trả thêm tiền. Về mức tăng cụ thể, trong số 350 dịch vụ thì có 220 dịch vụ có mức tăng dưới 2,5 lần, khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7-10 lần.
Tăng để bù chi
Nguyên nhân điều chỉnh tăng được Bộ Y tế giải thích: giá vật tư, hóa chất tính theo thời giá hiện nay tăng rất cao so với năm 1995. Ví dụ, giá găng tay từ 200 - 300 đồng lên 2.500 - 3.000 đồng/chiếc, có loại dùng cho chuyên khoa 6.000 - 7.000 đồng/chiếc; chỉ phẫu thuật trước đây chủ yếu dùng loại không tiêu, phải cắt, giá 1.000 - 2.000 đồng/sợi, nay dùng chỉ tự tiêu giá khoảng 45.000 - 50.000 đồng/sợi.
Bộ Y tế cho rằng tiền giường điều trị tại bệnh viện bao gồm chi phí về điện nước, vệ sinh môi trường, chăn, đệm, người nhà thăm nuôi, các chi phí liên quan đến chăm sóc và phục vụ người bệnh điều trị như khí y tế, bông băng..., không chỉ đơn thuần như giường nhà nghỉ, khách sạn. Theo quy định tại Thông tư 14 năm 1995, bệnh viện hạng I chỉ được thu mỗi giường bệnh 4.000 đồng và tối đa 18.000 đồng/ngày, bệnh viện hạng II được thu từ 2.500 đồng đến 16.000 đồng/ngày..., trong khi đó chỉ tính riêng tiền xử lý chất thải cho 1 giường bệnh hết khoảng 10.000 - 17.000 đồng/ngày, tiền điện, nước, vệ sinh cũng khoảng 10.000 đồng/ngày, nếu giường điều hòa chi phí còn cao hơn nhiều. Bởi vậy, dự kiến điều chỉnh tiền giường bệnh từ 10.000 đồng đối với trạm y tế xã, tối đa là 100.000 đồng đối với ngày điều trị nội khoa thì mới có thể bù đắp được các chi phí trực tiếp như điện, nước, chăn, đệm, bông băng, cồn gạc, vệ sinh, xử lý chất thải... Khung giá dự kiến tăng cao nhất với giường điều trị ngoại khoa sau các phẫu thuật đặc biệt, bỏng độ 3,4 trên 70% diện tích cơ thể là 150.000 đồng/ngày (tăng khoảng 8 lần so với giá cũ) do phải theo dõi, chăm sóc đặc biệt, sử dụng điều hòa 24/24 giờ, có chạy máy thở... Tăng giá phải tăng chất lượng dịch vụ
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN, thực chất giá BHYT thanh toán cho phần lớn các dịch vụ y tế hiện đã đều ở khung sát với chi phí thực. Thậm chí, với nhiều kỹ thuật cao đã bị lạm dụng chỉ định. Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho rằng việc điều chỉnh tăng đối với các dịch vụ có giá không phù hợp là cần thiết, nhưng cần phải đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý của các chi phí cấu thành giá, đồng thời phải đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ cung cấp cho người bệnh. Việc tính giá viện phí phải rành rẽ, bóc tách các khoản mà nhà nước đã hỗ trợ từ ngân sách. Mặt khác, bên cạnh việc quan tâm đến tăng giá viện phí, bệnh viện cần kiểm soát chặt, đảm bảo các chỉ định điều trị phù hợp.
Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (thuộc BHXH VN), viện phí cần có khung giá phù hợp với tuyến điều trị và phải minh bạch các chi phí cấu thành chứ không thể tính phí theo kiểu "bốc thuốc". Theo ông Sơn, cần điều chỉnh tăng với các khung giá cũ để bệnh viện thu hồi đủ cho chi phí, nhưng viện phí sẽ phải có các mức giá khác nhau phù hợp với bệnh tật, tuyến điều trị, năng lực cung cấp dịch vụ. Cơ cấu giá thành về cơ bản bao gồm: tiền công cho nhân viên y tế, chi phí dịch vụ kỹ thuật, thuốc và giá thuốc. Riêng tiền công cho nhân viên y tế cần tính trên cơ sở năng suất lao động, khu vực làm việc và phải đảm bảo thu nhập đủ cho bản thân và nuôi thêm một người. Theo khảo sát của BHXH, tại tuyến tỉnh, trung bình bác sĩ khám 200 bệnh nhân/ngày. Tại tuyến T.Ư, một bác sĩ khám 300 bệnh nhân/ngày. Còn phí dịch vụ kỹ thuật cần tính các khoản cho khấu hao thiết bị, công cho nhân viên y tế cung cấp dịch vụ... Những yếu tố cấu thành phải được thể hiện đầy đủ khi đưa ra giá dịch vụ.
Ông Sơn ước tính tác động của tăng viện phí là rất đáng kể. Một năm quỹ khám chữa bệnh BHYT thanh toán hết gần 20.000 tỉ. Trong đó trừ đi 60% chi phí cho tiền thuốc (12.000 tỉ), còn lại 8.000 tỉ sẽ chịu tác động của mức tăng viện phí. Nếu viện phí tăng trung bình 10%/năm thì một năm quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ phải chi thêm 800 tỉ đồng. Trong khi đó, theo đề xuất của Bộ Y tế, 350 loại dịch vụ có tần suất sử dụng cao sẽ tăng, có tới 220 dịch vụ tăng từ 2,5 - 10 lần nên chắc chắn mức chi thêm sẽ là rất đáng kể.
Ông Sơn cũng lưu ý: "Có rất nhiều bệnh viện tư nhân (khu vực y tế tự đầu tư 100%, không có ngân sách nhà nước hỗ trợ) vẫn đang tham gia khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT và cũng chỉ được thanh toán với cùng mức giá như với bệnh viện công lập nhưng không thấy họ kêu lỗ. Thậm chí, số bệnh viện tư tham gia khám chữa bệnh BHYT liên tục tăng trong các năm qua".
- Nhiều nhân viên y tế dùng bằng giả(Thanh niên).Theo tính toán của Bộ Y tế, viện phí hiện nay thu theo dịch vụ, nên nếu có điều chỉnh viện phí thì chỉ người bệnh nào sử dụng các dịch vụ trong số 350 dịch vụ này mới phải trả thêm tiền. Về mức tăng cụ thể, trong số 350 dịch vụ thì có 220 dịch vụ có mức tăng dưới 2,5 lần, khoảng 70 dịch vụ có mức tăng từ 7-10 lần.
Nhiều dịch vụ y tế có thể tăng giá đến 10 lần - Ảnh: Hoàng Long |
Nguyên nhân điều chỉnh tăng được Bộ Y tế giải thích: giá vật tư, hóa chất tính theo thời giá hiện nay tăng rất cao so với năm 1995. Ví dụ, giá găng tay từ 200 - 300 đồng lên 2.500 - 3.000 đồng/chiếc, có loại dùng cho chuyên khoa 6.000 - 7.000 đồng/chiếc; chỉ phẫu thuật trước đây chủ yếu dùng loại không tiêu, phải cắt, giá 1.000 - 2.000 đồng/sợi, nay dùng chỉ tự tiêu giá khoảng 45.000 - 50.000 đồng/sợi.
Có rất nhiều bệnh viện tư nhân vẫn đang tham gia khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT và cũng chỉ được thanh toán với cùng mức giá như với bệnh viện công lập nhưng không thấy họ kêu lỗ | ||
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT | ||
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN, thực chất giá BHYT thanh toán cho phần lớn các dịch vụ y tế hiện đã đều ở khung sát với chi phí thực. Thậm chí, với nhiều kỹ thuật cao đã bị lạm dụng chỉ định. Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc BHXH VN, cho rằng việc điều chỉnh tăng đối với các dịch vụ có giá không phù hợp là cần thiết, nhưng cần phải đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý của các chi phí cấu thành giá, đồng thời phải đảm bảo tương xứng với chất lượng dịch vụ cung cấp cho người bệnh. Việc tính giá viện phí phải rành rẽ, bóc tách các khoản mà nhà nước đã hỗ trợ từ ngân sách. Mặt khác, bên cạnh việc quan tâm đến tăng giá viện phí, bệnh viện cần kiểm soát chặt, đảm bảo các chỉ định điều trị phù hợp.
Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (thuộc BHXH VN), viện phí cần có khung giá phù hợp với tuyến điều trị và phải minh bạch các chi phí cấu thành chứ không thể tính phí theo kiểu "bốc thuốc". Theo ông Sơn, cần điều chỉnh tăng với các khung giá cũ để bệnh viện thu hồi đủ cho chi phí, nhưng viện phí sẽ phải có các mức giá khác nhau phù hợp với bệnh tật, tuyến điều trị, năng lực cung cấp dịch vụ. Cơ cấu giá thành về cơ bản bao gồm: tiền công cho nhân viên y tế, chi phí dịch vụ kỹ thuật, thuốc và giá thuốc. Riêng tiền công cho nhân viên y tế cần tính trên cơ sở năng suất lao động, khu vực làm việc và phải đảm bảo thu nhập đủ cho bản thân và nuôi thêm một người. Theo khảo sát của BHXH, tại tuyến tỉnh, trung bình bác sĩ khám 200 bệnh nhân/ngày. Tại tuyến T.Ư, một bác sĩ khám 300 bệnh nhân/ngày. Còn phí dịch vụ kỹ thuật cần tính các khoản cho khấu hao thiết bị, công cho nhân viên y tế cung cấp dịch vụ... Những yếu tố cấu thành phải được thể hiện đầy đủ khi đưa ra giá dịch vụ.
Ông Sơn ước tính tác động của tăng viện phí là rất đáng kể. Một năm quỹ khám chữa bệnh BHYT thanh toán hết gần 20.000 tỉ. Trong đó trừ đi 60% chi phí cho tiền thuốc (12.000 tỉ), còn lại 8.000 tỉ sẽ chịu tác động của mức tăng viện phí. Nếu viện phí tăng trung bình 10%/năm thì một năm quỹ khám chữa bệnh BHYT sẽ phải chi thêm 800 tỉ đồng. Trong khi đó, theo đề xuất của Bộ Y tế, 350 loại dịch vụ có tần suất sử dụng cao sẽ tăng, có tới 220 dịch vụ tăng từ 2,5 - 10 lần nên chắc chắn mức chi thêm sẽ là rất đáng kể.
Ông Sơn cũng lưu ý: "Có rất nhiều bệnh viện tư nhân (khu vực y tế tự đầu tư 100%, không có ngân sách nhà nước hỗ trợ) vẫn đang tham gia khám chữa bệnh cho bệnh nhân BHYT và cũng chỉ được thanh toán với cùng mức giá như với bệnh viện công lập nhưng không thấy họ kêu lỗ. Thậm chí, số bệnh viện tư tham gia khám chữa bệnh BHYT liên tục tăng trong các năm qua".
Chất lượng dịch vụ y tế chưa được kiểm soát Ông Nghiêm Trần Dũng, Phó vụ trưởng Vụ BHYT - Bộ Y tế, cho rằng: ”Chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tuyến y tế cơ sở. Có rất ít chương trình kiểm soát đảm bảo chất lượng dịch vụ. Kết quả kiểm tra ở một số BV tháng 12.2009 cho thấy có tình trạng chỉ định xét nghiệm hàng loạt (về máu, nước tiểu, X-quang, siêu âm, điện tim) cho tất cả các bệnh nhân BHYT mà không phân biệt tình trạng bệnh lý. Một nghiên cứu về chất lượng trên 416 phim X-quang chụp tại 6 bệnh viện của 3 tỉnh cho thấy kết quả đáng lo ngại về chất lượng phim cũng như kết quả đọc phim tại các BV này: có 7-48% phim chụp không đạt tiêu chuẩn chất lượng do sai về tư thế chụp và sai về kỹ thuật chụp; kết quả đọc phim không phù hợp với kết quả chẩn đoán từ 22% - 61%. Hậu quả của việc này là dẫn đến kết luận sai với các tình huống: kết luận có bệnh khi thực tế không có hoặc ngược lại.” |
Liên Châu
Một năm rưỡi, chỉ phạt được... 10 người hút thuốc lá (tt 23/05)
Con đường nào cho viện phí?
SGTT.VN - Trong khi gần chục năm qua bộ Y tế “loay hoay” với “Đề án điều chỉnh viện phí”, đã không biết bao nhiều lần dự thảo được đưa ra góp ý và cho đến nay vẫn tiếp tục chỉnh sửa, thì từ đầu tháng 5.2011, nhiều bệnh viện bắt đầu tăng viện phí từ công khám đến xét nghiệm, phẫu thuật, thủ thuật, tiền phòng… Có nơi giá phẫu thuật tăng 20%, xét nghiệm tăng 22%, tiền phòng tăng 34%...
Đây là đợt tăng giá “vì lý do từ đầu năm đến nay tỷ giá tăng, vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm tăng, điện, nước, xăng dầu cũng tăng”.
Điều đáng nói là việc tự điều chỉnh mức tăng trên nền viện phí thả nổi cả chục năm qua. Cứ thử khảo sát ở các bệnh viện công, giá khám thường, khám dịch vụ, khám theo giờ hẹn qua điện thoại, khám thứ bảy, chủ nhật, mổ thường, mổ dịch vụ, phòng dịch vụ… mỗi nơi một giá. Chi phí mổ ngay trong bệnh viện B. cũng hai giá: mổ dịch vụ thì phải trả thêm 2 triệu đồng. Đó là chưa kể một số trường hợp phải “boa”cho nhân viên y tế.
Trên các phiếu tính viện phí – dù người có thẻ bảo hiểm y tế hay người tự đóng viện phí, bệnh nhân đều được tính không sót một món nào, từ miếng băng cá nhân cho đến viên thuốc… Thế nhưng tại sao các bệnh viện lại “kêu trời” rằng lỗ?
“Lỗ” là đối với bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế vì cho tới thời điểm này, dù bệnh viện công hay bệnh viện tư, bảo hiểm xã hội vẫn thanh toán theo mức giá cũ quy định tại thông tư liên bộ số 14 ban hành năm 1995 và thông tư 03/2006. Nghịch lý nhất là công khám, sau 16 năm vẫn thanh toán ở mức 1.000 – 2.000 – 3.000 đồng/lượt, kể cả khám cấp cứu ở các bệnh viện thành phố, trong khi đa số bệnh viện đã thu công khám 20.000 – 70.000 đồng/lượt. Tiền giường nội trú: 10.000 – 15.000 – 20.000 đồng/ngày. Tiền giường nội trú bảo hiểm y tế chi: 10.000 – 15.000 – 20.000 đồng/ngày, trong khi các bệnh viện thu giá giường dịch vụ 100.000 đồng đến trên 500.000 đồng/ngày. Nhiều loại dịch vụ kỹ thuật áp giá không thể tưởng tượng nổi: cắt amidan: 40.000 đồng, trong khi các bệnh viện thu 800.000 – 900.000 – 2,3 triệu đồng…
Trong một hội nghị tổng kết công tác khám chữa bệnh tại Hà Nội giữa tháng 4.2011, một số bệnh viện đề nghị bổ sung và sửa đổi giá gần 200 dịch vụ kỹ thuật cao và chi phí lớn, thì đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng “viện phí tăng thì phí tham gia bảo hiểm y tế cũng phải tăng theo, vì khi chưa điều chỉnh được mức thu mà đã tăng viện phí, sẽ rất khó cân đối thu chi quỹ bảo hiểm y tế”. Thực tế, ngược lại – qua đối chiếu một số dịch vụ bảo hiểm y tế chi trả, chúng tôi phát hiện có dịch vụ bảo hiểm y tế chi… cao hơn mức bệnh viện thu.
Tại TP.HCM, ngày 21.4.2011 liên sở Y tế – Tài chính đã có tờ trình UBND thành phố đề nghị phê duyệt ban hành tạm thời mức thu một phần phí cho 304 loại phẫu thuật, thủ thuật tương đương với mức giá của thông tư 03/2006 như phẫu thuật nội soi các khối u ở phổi, cắt nối tạo hình thực quản, bóc nhân xơ tử cung… Tuỳ từng loại mà có mức giá 700.000 – 2,5 triệu đồng. Đây là các phẫu thuật, thủ thuật nằm ngoài danh mục bảo hiểm y tế chi trả, nên bệnh viện thu trực tiếp từ bệnh nhân. Sắp tới nếu được UBND thành phố duyệt, còn phải thông qua bộ Y tế – Tài chính – Lao động thương binh và xã hội xem xét, đồng ý thì bảo hiểm xã hội TP.HCM mới thanh toán cho bệnh nhân. Đây còn là thiệt thòi cho người bệnh bảo hiểm y tế khi viện phí chậm sửa đổi.
Ai cũng nói thông tư 14 lạc hậu, tất cả những bất hợp lý đều đã được chỉ ra, nhưng vì sao cho đến nay chưa chỉnh sửa? Điều khôi hài là các cơ quan quản lý không ai chịu trách nhiệm. Điều chỉnh tăng giá một số dịch vụ quá lạc hậu, bất hợp lý thì bảo hiểm xã hội lo sợ… vỡ quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, mặc cho quyền lợi của người bệnh bị thiệt. Còn các bệnh viện thì “nắm đàng cán và tha hồ lách luật trong thả nổi viện phí”.
Con đường nào cho viện phí? Nhiều ý kiến cho rằng nên sớm ban hành khung viện phí mới với mức giá tối đa và tối thiểu. Và tuỳ thực tế từng địa phương sẽ ban hành mức giá phù hợp, đồng thời có hệ số tính trượt giá theo từng giai đoạn. Phải có hành lang pháp lý để “hãm phanh” việc tính giá loạn tại các bệnh viện công.
Người dân có thể bớt ăn, nhịn mặc, nhưng nếu chẳng may ốm đau bệnh tật thì buộc phải vào bệnh viện. Trong ngành y có đặc thù là người bệnh không có quyền trả giá, còn chất lượng thì may nhờ rủi chịu. “Bão giá” trong bệnh viện ngày càng đẩy những người bệnh nghèo vào thế khó có cơ may chữa trị đến nơi đến chốn.
Kim Sơn