Hình: Getty Images/iStockphoto
-Ý thức dân chủ Nguyễn Hưng Quốc
Trong bài “Từ phát triển đến dân chủ”, tôi có nêu lên ý kiến của một số học giả: tuy giữa phát triển và dân chủ có quan hệ khắng khít với nhau nhưng không phải cứ hễ xã hội phát triển cao là tự động có dân chủ. Ngoài sự phát triển kỹ thuật và kinh tế, để có dân chủ, cần hai yếu tố khác nữa: sự hình thành một tầng lớp trung lưu có học đông đảo và sự thay đổi trong thế giới quan cũng như nhân sinh quan của dân chúng.
Trung tâm của thế giới quan và nhân sinh quan đó là tinh thần duy lý, thế tục cũng như khát vọng được tự thể hiện và tự khẳng định bản sắc và quyền lợi của mình. Cũng có thể nói một cách tóm tắt: Phải có ý thức dân chủ.
Một xã hội không thể có dân chủ nếu người dân chưa có ý thức đủ sâu và đủ mạnh về dân chủ.
Nhưng thế nào là ý thức dân chủ?
Ý thức dân chủ thực chất là ý thức về quyền (rights). Quyền của mình. Quyền của mọi người. Quyền làm một công dân.
Trước hết là quyền lựa chọn. Dân chủ trước hết là quyền lựa chọn của mọi người thành niên, không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giai cấp, phái tính và chính kiến. Sự lựa chọn ấy bao gồm nhiều nội dung và cấp độ, nhưng quan trọng nhất là lựa chọn thể chế chính trị và giới lãnh đạo. Không thể có và không thể gọi là dân chủ nếu hai yếu tố quan trọng này, thể chế và lãnh đạo, được quyết định bởi một người hoặc một nhóm người nào đó, nhân danh một ý thức hệ hoặc một huyền thoại nào đó. Hai biện pháp phổ biến để dân chúng thực hiện quyền chọn lựa thể chế và lãnh đạo là các cuộc trưng cầu dân ý và bầu cử. Trong khi các cuộc trưng cầu dân ý chỉ được tiến hành một cách họa hoằn, khi có nhu cầu; các cuộc bầu cử phải được tổ chức định kỳ, công khai, minh bạch và bình đẳng.
Dân chúng không chỉ có quyền lựa chọn mà còn có quyền quyết định, ít nhất với các chính sách lớn có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống cũng như đến số mệnh của dân tộc. Quyền quyết định ấy chủ yếu được thực hiện thông qua quyền lựa chọn giới lãnh đạo và những người dại diện dân cử. Đó là lý do tại sao ở Tây phương, mỗi cuộc tranh cử đều là những cuộc thi đua về chính sách: Mỗi đảng phái cũng như mỗi cá nhân phải trình bày các chính sách chính của mình. Sự lựa chọn của dân chúng thường tập trung chủ yếu vào các chính sách hơn là vào tính cách của các ứng cử viên.
Nhưng quyết định thông qua lựa chọn bao giờ cũng có những rủi ro nhất định: ví dụ, người được lựa chọn không thực hiện lời hứa, tức các chính sách đã công bố trong lúc tranh cử. Có hai biện pháp chính để giảm thiểu nguy cơ này: Một, dân chúng phải được quyền kiểm tra và kiểm soát Quốc Hội cũng như chính phủ trong suốt nhiệm kỳ. Hai, dân chúng sẽ chọn lựa lại người xứng đáng và khả tín hơn trong cuộc bầu cử tới.
Quyền kiểm tra và kiểm soát của dân chúng được thực hiện thông qua quy chế về quyền thông tin: dân chúng, thông qua giới truyền thông độc lập, phải được biết thông tin liên quan đến các chính sách quan trọng. Dĩ nhiên, để dễ làm việc và nhân danh an ninh quốc gia, chính phủ nước nào và thời nào cũng tìm cách hạn chế yêu cầu về tính minh bạch (transparency) này. Không, hoặc ít nhất, chưa có chính phủ nào tuân thủ nguyên tắc minh bạch một cách tuyệt đối cả. Ở đây, chỉ là vấn đề phạm vi và mức độ. Người ta có thể lần khân giấu giếm các quyết định liên quan đến tình báo hay quốc phòng, nhưng lại không có lý do gì chính đáng để giấu giếm các quyết định liên quan đến kinh tế và xã hội. Bởi vậy, cần thấy sự khác biệt giữa việc, chẳng hạn, chính phủ Mỹ quyết định không công bố các bức ảnh chụp cảnh Osama bin Laden bị bắn chết với lý do chúng có thể kích động các hành động trả thù mang tính khủng bố của al-Qaeda nhắm vào nước Mỹ với việc một chính phủ nào đó, ví dụ Việt Nam, từ chối không công khai hóa các số liệu liên quan đến vấn đề tham nhũng. Hai sự việc ấy có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Tất cả các quyền lựa chọn, quyết định và kiểm soát nêu trên sẽ trở thành vô nghĩa nếu không có một quyền căn bản khác: quyền được hành xử các quyền của mình. Ở nhiều nước độc tài, giới cầm quyền vẫn tìm cách dối gạt dư luận quốc tế bằng cách tổ chức các cuộc bầu cử hình thức, qua đó, rêu rao về quyền lựa chọn, quyết định và kiểm soát của dân chúng. Còn dân chúng thì vẫn như một bầy cừu, hết bị lùa vào phòng phiếu này lại bị lùa vào phòng phiếu khác, ở đó, kết quả bầu cử đã được “quán triệt” trước. Mỗi lá phiếu, như vậy, chỉ là một tờ giấy vụn. Không có một ý nghĩa gì cả.
Quyền hành xử các quyền công dân cần hai yếu tố chính:
Một, yếu tố bên trong: Đó là việc nhận thức đầy đủ về các quyền công dân mà mình có được. Bầu cử là cái quyền. Ứng cử cũng là cái quyền. Yêu cầu chính phủ phải cung cấp thông tin về các chính sách lớn cũng là một cái quyền. Việc phê phán hay phản biện lại các chính sách của nhà nước cũng là một cái quyền khác. Việc ký tên vào các bản kiến nghị gửi lên chính phủ để yêu sách một điều gì đó mà mình cho là chính đáng cũng là một cái quyền. Xin lưu ý: Đó là những cái QUYỀN đã được công nhận trong Hiến pháp. Là quyền, chứ không phải là ân huệ. Là quyền, mọi công dân đều có thể hành xử, chứ không cần ai ban phát cho cả. Bởi vậy, không ai cần phải xin xỏ.
Hai, yếu tố bên ngoài: Đó là điều kiện để bảo đảm tất cả những thứ quyền ấy được thực thi. Yếu tố bên ngoài ấy chính là cơ chế. Có hai loại cơ chế: cơ chế chính phủ và cơ chế dân sự. Thuộc cơ chế chính phủ, ba điều kiện quan trọng nhất là: thứ nhất, sự độc lập của Quốc Hội và tư pháp; thứ hai, tính chất phi-chính trị của quân đội và công an; và thứ ba, nguyên tắc pháp trị. Thuộc cơ chế dân sự, có hai điều kiện quan trọng nhất là: truyền thông và hội đoàn phải được tự do.
Nói tóm lại, một đất nước chỉ thực sự bắt đầu có hy vọng dân chủ nếu dân chúng, đông đảo dân chúng, nhận thức được và quyết tâm bảo vệ những cái quyền bất khả cưỡng đoạt ấy. Một nước chỉ thực sự có dân chủ khi nhận thức và quyết tâm bảo vệ quyền của dân chúng được bảo đảm bằng các cơ chế vững chắc và có hiệu quả.
Việt Nam chưa có một cơ chế dân chủ. Đã đành. Nhưng còn một ý thức dân chủ thì sao? Nó đã có chưa? Nếu có, nó có đến mức nào rồi? Xin nhường câu trả lời lại cho quý bạn đọc.
--- Luật sư HLV “bị đánh”: Yêu cầu VNA xin lỗi trước khi khởi kiện
(VnMedia) - Theo luật sư Trần Thu Nam, trưởng Văn phòng Luật sư Tín Việt và cộng sự, người bảo vệ quyền lợi cho HLV “bị đánh” Lê Minh Khương, nếu Cục Hàng không công bố kết luận và vẫn khẳng định HLV Khương sai, ông sẽ yêu cầu VNA xin lỗi HLV này, sau đó khởi kiện sự việc ra toà án.
(9/5/2011 15:21')
Trả lời VnMedia, Luật sư Trần Thu Nam cho biết, ông và thân chủ vẫn đang kiên nhẫn chờ đợi kết luận từ phía Cục Hàng không liên quan đến vụ lình xình trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4.
“Việc kết luận HLV Khương sai là hoàn toàn không thể. Nếu Cục Hàng không làm thế, chúng tôi sẽ kiện ra toà”, luật sư Nam nói.
Căn cứ theo phân tích của vị luật sư này, chưa cần phía Cục Hàng không đưa ra kết luận, ông và thân chủ của ông vẫn có thể yêu cầu VNA phải xin lỗi vì hai việc, thứ nhất là việc không trả lại cuống vé cho HLV Khương; thứ 2 là việc VNA định ra quyết định cấm bay với HLV này.
Theo ông Nam, trong Luật Hàng không dân dụng, xuống máy bay hay từ bỏ hành trình bay là quyền của hành khách, việc lấy lại cuống vé cũng là yêu cầu chính đáng của hành khách, tổ bay phải có trách nhiệm giải quyết cho hành khách. Điều này cũng được chính Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam ông Nguyễn Trọng Thắng khẳng định.
Buổi phục dựng lại hiện trường vụ việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4 được ghi âm và chụp ảnh cẩn thận. |
“Bên cạnh đó, việc hãng hàng không Quốc gia Việt Nam sẽ chính thức cấm bay đối với HLV Lê Minh Khương vì ông Lê Minh Khương đã có những hành vi gây rối, mất trật tự làm ảnh hưởng tới an ninh hàng không, cụ thể là trên chuyến bay VN1169 từ Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh hôm 18/4 vừa qua cũng là điều vô lý”, luật sư Nam nói.
Trước đó, ngay sau khi HLV “bị đánh” tố cáo nhân viên an ninh hàng không của VNA đã có hành vi khống chế, đánh trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4, VNA đã đưa ra quyết định sẽ ra lệnh cấm bay đối với HLV Khương. “Hiện Vietnam Airlines đang chờ kết luận cuối cùng về sự việc từ Cục Hàng không Việt Nam để ra văn bản chính thức cấm bay đối với ông Lê Minh Khương. Vietnam Airlines từ chối vận chuyển hành khách này trên tất cả các chuyến bay hãng khai thác ở trong nước và quốc tế” - ông Lê Hoàng Dũng, phát ngôn viên của Vietnam Airlines khẳng định.
Cũng theo ông Dũng: “Từ chối vận chuyển hàng không là quyền của tất cả các hãng đối những hành khách có hành vi vi phạm gây mất an toàn trật tự trên chuyến bay và an ninh hàng không. Đó là quy định rất rõ ràng của ngành hàng không”.
Liên quan đến sự việc lình xình này, chiều qua, 8/5, Cục Hàng không Việt Nam đã mời các nhân chứng đến dựng lại hiện trường sự việc xảy ra đêm 18/4. Bản thân ông Lại Xuân Thanh - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng từng khẳng định: “Mấu chốt của vấn đề là cái thẻ lên tàu bay của ông Lê Minh Khương. Tiếp viên của Vietnam Airlines đã bất cẩn khi không trả lại cuống vé cho ông Khương, đến khi máy bay chuyển bánh ra đường băng cất cánh thì chuyện lấy lại cuống vé là chuyện bất khả kháng. Dù thế nào đi chăng nữa thì ông Khương cũng không thể vì không lấy được cuống vé mà gây rối, la hét và gây mất trật tự làm ảnh hưởng an ninh của cả chuyến bay, vi phạm quy định về an toàn bay”.
Trúc Dân
-Vụ HLV 'bị đánh': Dựng hiện trường sai? -Bà Eileen Tan xin lỗi ca sĩ Quang Hà
-Nhân chứng diễn lại vụ võ sư bị áp giải trên máy bayTP - Sau nhiều ngày thu thập thông tin qua những người chứng kiến vụ Huấn luyện viên đội tuyển Taekwondo quốc gia Lê Minh Khương bị áp giải (ngày 19-4), chiều 8-5, thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tổ chức dựng lại tình huống gây tranh cãi trên ...
Dựng lại vụ HLV Lê Minh KhươngTuổi Trẻ
Dựng lại hiện trường vụ võ sư bị đánhVietNamNet
Từ vụ HLV Lê Minh Khương “dọa” kiện VNA: Phải tự xem lại mìnhXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Người Lao Động -VNMedia -VNExpress
- Dựng lại hiện trường vụ cãi vã giữa HLV Lê Minh Khương với tiếp viên VNA(SGTT). -HLV “bị đánh” không tham gia dựng lại hiện trường
(VnMedia) - Chiều nay 8/5, Cục Hàng không Việt Nam đã bất ngờ tổ chức và giám sát cuộc dựng lại hiện trường vụ HLV “bị đánh” trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4. Các nhân chứng liên quan đều được mời tham dự nhưng không có mặt HLV “bị đánh” Lê Minh Khương.
(8/5/2011 21:16')
(8/5/2011 21:16')
-Nhân chứng trong vụ HLV Taekwondo bắt đầu đối chất
Chiều nay, các nhân chứng có mặt trên chuyến bay VN1169 - nơi xảy ra vụ HLV Lê Minh Khương bị hành hung sẽ có buổi đối chất trực tiếp.
>Tai nạn truyền thông của Vietnam Airlines
>Vụ HLV Lê Minh Khương và Vietnam Airlines bị đàm tiếu trên mạng
– HLV Khương được đề nghị nhận 200.000 USD để im lặng (VNMedia) .
Cú hích trách nhiệm (VnMedia)- Luật sư HLV "bị đánh": Thua cũng kiện đến cùng((VnMedia) 28/04/2011) -VNA gặp luật sư HLV "bị đánh": Chưa giải quyết gì! (VnMedia)
Nhân viên VNA đã “hành hung” nhầm người? -
Theo đoạn clip mà Luật sư Trần Thu Nam có trong tay, nhiều khả năng HLV Lê Minh Khương đã bị… cưỡng chế nhầm.
Sẽ yêu cầu VNA xin lỗi vì "dọa cấm bay" --Thêm tình tiết vụ HLV Taekwondo bị đánh
Rất có thể hành khách la hét trong clip được 1 hành khách trên chuyến bay cung cấp cho luật sư Nam và nhân vật nam được nhắc đến trong biên bản tường trình của tiếp viên trưởng Trịnh Thị Hoa trên chuyến bay VN1169 đêm ngày 18/4 từ Đà Nẵng vào TP HCM là anh trai ca sĩ Quang Hà – ông Quang Cường.
Xác nhận với GDVN, ông Quang Cường thừa nhận: “Lúc đó thì quả thực tôi nói to vì tính tôi ăn to nói lớn, nhưng không hề có chuyện gây rối. Lúc xảy ra to tiếng trên máy bay, tôi và Quang Hà bước tới can thiệp chỉ với mong muốn chuyến bay khởi hành sớm, không có mục đích gây rối. Hiện tôi chưa nhận được thông tin chính thức từ phía Cục Hàng không nên không có gì để bình luận thêm”.
HLV Lê Minh Khương |
Như vậy, với tình tiết mới này, nhiều khả năng HLV Lê Minh Khương đã bị cưỡng chế nhầm và ông cũng không phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phi hành đoàn lo ngại về nguy cơ mất an toàn trên máy bay.
Trước đó, sau khi ca sĩ Quang Hà và người quản lý của mình cho biết trên báo chí rằng sẵn sàng đứng ra làm chứng vụ việc của HLV Lê Minh Khương thì “nhân chứng bất đắc dĩ” – 1 trong 3 hành khách kí tên trong biên bản sự việc của VNA là bà Eileen Tan - Giám đốc điều hành của Công ty Viking Travel & Media - công ty lữ hành và là đại lý bán vé máy bay, trong đó có cả vé máy bay của Vietnam Airlines đã có những lời gay gắt với ca sĩ Quang Hà trong bức thư gửi báo giới (nguyên văn tiếng Anh là "Shut up you bloody gay").
Đây là câu nói mang tính xúc phạm và ca sĩ Quang Hà cũng như người đại diện của mình là ông Quang Cường đã yêu cầu bà Eileen Tan phải nói lời xin lỗi, nếu không ca sĩ này sẽ chính thức đưa đơn kiện bà Eileen Tan.
(Theo VTC.vn)
-Thêm một hành khách bị tố 'gây rối' trên máy bay
> Tường trình của tiếp viên vụ võ sư bị áp giải
> 'Võ sư bị áp giải' có quyền xuống máy bay
> Bi hài trên những chuyến bay
TP - Luật sư của HLV Lê Minh Khương bày tỏ thất vọng sau khi làm việc với Hãng hàng không quốc gia (VNA) và cho biết thêm, đã thu thập được đoạn clip ghi lại vụ việc. Trong khi đó, theo tường trình của Tiếp viên trưởng chuyến bay VN1169, ngoài ông Khương, còn một vị khách khác cũng to tiếng trên máy bay song không bị áp giải.
Theo tiếp viên trưởng Trịnh Thị Hoa, ngoài ông Khương, một hành khách khác (người đứng khoanh tay) cũng to tiếng trên máy bay. |
Chiều 28-4, luật sư Trần Thu Nam, người đại diện pháp lý cho HLV - võ sư Taekwondo Lê Minh Khương, đã có cuộc tiếp xúc với đại diện VNA. Thông tin cho báo chí, luật sư Nam cho biết, đại diện VNA đã tiếp thu ý kiến của ông đưa ra và chăm chú ghi chép. Tuy nhiên, dù ông Nam đưa ra nhiều ý kiến, song phía đại diện VNA không trả lời gì. “Tôi thực sự thất vọng về điều này. Tôi đã mong muốn có được một sự thống nhất nào đó trong cuộc gặp gỡ đầu tiên này” - ông Nam nói.
Trên thực tế, như đã phản ánh, vụ việc liên quan võ sư Lê Minh Khương đã được Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) thụ lý hồ sơ. Ông Khương trước khi đáp máy bay của VNA đi Hàn Quốc hôm 26-4 cũng bày tỏ sự mệt mỏi và chờ Cục HKVN sớm phán quyết đúng, sai.
Trước đó, một số tờ báo đưa tin luật sư của võ sư Khương bị nhắn tin đe dọa. Tuy nhiên, ngay hôm sau, chính luật sư Trần Thu Nam đã công bố trên báo rằng không có chuyện đó, ông Nam chỉ nhận được những tin nhắn hỏi thăm, động viên. Ngoài ra, luật sư của võ sư Khương tuyên bố đã thu thập được đoạn phim quay bằng điện thoại của một hành khách. Đây được xem như là minh chứng xác thực của vụ việc.
Ca sỹ Quang Hà yêu cầu bà Eileen Tan xin lỗi
Trả lời trên một tờ báo ngày 28-4, ca sỹ Quang Hà cho biết đã ra tối hậu thư yêu cầu bà Eileen Tan (vị khách ngồi trên khoang hạng thương gia chuyến bay VN1169, người đứng ra làm chứng cho phía VNA) phải xin lỗi. Lý do, ca sỹ Quang Hà cho rằng, bà Eileen Tan đã có lời lăng mạ mình với câu chửi nặng nề: “Câm mồm đi, đồ chết tiệt” (câu nguyên văn tiếng Anh còn nặng hơn: Shut up you bloody Gay - PV). Thậm chí, người quản lý của ca sỹ Quang Hà còn nói, nếu bà Eileen Tan không xin lỗi, sẽ khởi kiện vụ việc ra tòa ngay sau kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Trong một diễn biến khác, được biết, Cục HKVN đã chụp lại hiện trường trên máy bay Boeing, nhằm xác nhận xem người ở khoang thường có quan sát được sự việc diễn ra ở khoang thương gia phía đầu máy bay hay không? Theo thông tin ban đầu, cơ bản sự việc đã rõ đúng sai.
Đang xác định danh tính hành khách bị tố “gây rối”
Theo tường trình của Tiếp viên trưởng chuyến bay VN1169 - Trịnh Thị Hoa, ngoài ông Khương, còn một vị khách khác cũng to tiếng trên máy bay song không bị áp giải. Thời điểm vị khách thứ hai “gây rối” là lúc máy bay quay lại điểm đỗ (chuẩn bị xuất phát đi TPHCM, nhưng Cơ trưởng quyết định quay lại để xử lý việc ông Khương-PV).
“Khi máy bay đã tới sân đỗ, tôi mở cửa (máy bay). Nhân viên mặt đất lên. Khách Lê Minh Khương cũng ra cửa máy bay. Khi đó có một hành khách từ khoang hạng Y đi lên cùng khách Lê Minh Khương tại cửa máy bay quát tháo, la mắng và có thái độ đe dọa nhân viên mặt đất tên Tuấn tại DAD (sân bay Đà Nẵng-PV). Tôi lên buồng lái báo cáo sự việc với Cơ trưởng. Cơ trưởng yêu cầu tôi khóa cửa buồng lái vì lý do an ninh” - tiếp viên Hoa nói.
Báo cáo của tiếp viên Hoa còn ghi rõ thêm: “Ở trên buồng lái, tôi liên lạc với nhân viên trực điều hành tên là Hùng để báo cáo tình hình. Tôi thông báo với tiếp viên Loan 15 trực tiếp theo dõi và có báo cáo với tôi bằng interphone, và yêu cầu tiếp viên An 9 có trách nhiệm chỉ hành khách Lê Minh Khương cho an ninh sân bay Đà Nẵng để đưa xuống sân bay”.
Tin từ Cục HKVN cho biết, cơ quan này đang xác định danh tính của hành khách trên.
Đình Thắng
-Có đoạn video ghi lại sự việc Tin Thể Thao
Trong chiều 27.4, một số tờ báo điện tử đã đưa tin về việc Cục hàng không Việt Nam đã bước đầu có kết luận về vụ rắc rối xảy ra trên chuyến bay của Vietnam Airlines vào ngày 18.4, liên quan đến huấn luyện viên taekwondo Lê Minh Khương và các nhân viên của hãng hàng không này.
Dẫn lời một cán bộ của Cục hàng không, các báo cho biết, đoàn thanh tra xác định lỗi ban đầu do tiếp viên Vietnam Airlines và nhân viên mặt đất. Cũng theo các báo này kết quả thanh tra bước đầu cho thấy nhân viên mặt đất tại sân bay Đà Nẵng và tiếp viên Vietnam Airlines đã có sai sót khi làm thất lạc vé của ông Lê Minh Khương, và khi hành khách khiếu nại thì các nhân viên trên đã trả lời ông Khương với thái độ “thiếu thiện chí”, gây bức xúc cho hành khách.
HLV Lê Minh Khương trên chuyến bay gây tranh cãi. Ảnh: Tuổi trẻ. |
Tuy nhiên, một lãnh đạo Cục Hàng không vào cuối chiều ngày 27.4 đã bác bỏ điều này và cho biết đoàn thanh tra vẫn tiếp tục làm việc và chưa công bố kết quả. Do tính chất phức tạp của sự việc nên chỉ khi có kết luận chính thức Cục mới công bố, để tránh dư luận không tốt ảnh hưởng đến uy tín các bên.
Cũng vào cuối ngày 27.4, đại diện pháp lý cho HLV Lê Minh Khương, luật sư Trần Thu Nam cho biết phía Vietnam Airlines đã gửi văn bản đồng ý có buổi làm việc với luật sư Nam vào 2 giờ chiều 28.4.
Theo ông Thu Nam, chuyện ai đúng, ai sai sẽ do Thanh tra Cục Hàng không điều tra, xác minh và công bố. Hiện tại, ông vẫn tiếp tục làm công việc thu thập các nhân chứng để có thể đối chất với phía Vietnam Airlines khi cần thiết.
Có đoạn video ghi lại sự việc
Văn phòng Luật sư Tín Việt và Cộng sự của ông Thu Nam đã thu thập được 10 nhân chứng có mặt trên chuyến bay VN1169 cùng một đoạn video dài 4 phút ghi lại sự việc xảy ra trên máy bay. Phía Việt Nam Airlines cho biết 3 hành khách ngồi ở khoang thương gia chứng kiến toàn bộ sự việc gồm ông Lê Hồng Sơn, bà Eileen Tan và ông Kevin Rutter đã ký vào biên bản xác nhận sự việc.
Huấn luyện viên Lê Minh Khương thì hiện đang ở Hàn Quốc làm trọng tài tại giải Taekwondo thế giới. Ông Minh Khương lên đường từ hôm 26.4, và vẫn đi trên một chuyến bay của Vietnam Airlines vì vé máy bay của ông do Liên đoàn Taekwondo đặt trước và chỉ đi máy bay của hãng này ông mới được thanh toán chi phí.
Các nhân chứng muốn kiện nhau
Trong một diễn biến khác, các nhân chứng có mặt trên chuyến bay VN1169 bắt đầu quay ra kiện cáo nhau. Người quản lý của Quang Hà, ông Quang Cường cho biết nhân chứng của Vietnam Airlines là bà Eileen Tan đã có lời xúc phạm và miệt thị tới nam ca sĩ này.
Ông Cường cho biết công ty quản lý Quang Hà sáng nay đã có cuộc họp và thống nhất việc yêu cầu bà Eileen Tan phải có lời xin lỗi. "Quang Hà có các fan hâm mộ và họ không chấp nhận lời xúc phạm này. Nếu bà Eileen Tan không xin lỗi, chúng tôi sẽ khởi kiện ra tòa, sau lễ 30/-1/5", ông Cường nhấn mạnh.
Hiện đã có 6 luật sư đang sẵn sàng đứng ra đại diện pháp lý cho ca sĩ Quang Hà. Trong đó có luật sư người Mỹ cũng nhận thấy sự vô lý của vụ việc và sự xúc phạm quá đáng nên mong muốn được tham gia, nếu ca sĩ Quang Hà khởi kiện. "Tôi cho rằng không chỉ riêng Việt Nam, lời xúc phạm của bà Eileen Tan bị cho là miệt thị và thế giới cũng không thể chấp nhận được", ông Cường nhấn mạnh.
Ông Cường khẳng định, ca sĩ Quang Hà đã ký vào văn bản sẵn sàng làm chứng cho phía huấn luyện viên Lê Minh Khương. Đồng thời, anh cũng kiên quyết kiện bà Eileen Tan nếu yêu cầu xin lỗi, dù qua tin nhắn điện thoại di động hay email, không được thực hiện.
Nguồn: Hà Nguyễn - Yahoo! Tin tức »
Quang Hà ra 'tối hậu thư' cho lời xin lỗiVietNamNet
Bà Eileen Tan bị phản ứng vì câu 'bậy' với ca sĩ Quang HàBáo Đất Việt
Ca sĩ Quang Hà ra hạn chót cho Eileen Tan xin lỗiXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
VTC-Chưa có kết luận về vụ hành khách Lê Minh Khương (TT)-- Hoài Ngọc: Đạo đức chuyên môn của giới an ninh sân bay(Nguyễn Văn Tuấn).
-Sự thực luật sư của HLV Khương 'bị đe dọa'
“Không có chuyện tôi bị đe doạ mà chỉ là tôi nhận được khá nhiều tin nhắn, thư điện tử và điện thoại khuyên nhủ về vụ việc của HLV Khương”, luật sư Nam cho biết.
- Tường trình của tiếp viên vụ võ sư bị áp giải
'Võ sư bị áp giải' có quyền xuống máy bay
TP - Bản tường trình của Tiếp viên trưởng Trịnh Thị Hoa gửi cho Đoàn trưởng Tiếp viên cũng giống như bản được gửi cho Cục Hàng Không Việt Nam và Vietnam Airlines (VNA).
Tiếp viên của VNA. Ảnh minh hoạ. |
Bản tường trình có đoạn: “Tôi đã đọc phát thanh xin lỗi khách, thông báo cho hành khách thông tin mới nhất giờ cất cánh của chuyến bay về TPHCM và triển khai cho tiếp viên mời nước các hành khách.
<="" p="">
Lúc này, có một hành khách từ hạng Y đi lên cửa trước (cửa 1L) của máy bay gặp tôi và nhân viên mặt đất đang đứng (tại cửa) yêu cầu muốn xuống máy bay cùng hành khách khác đi cùng tại sân bay Đà Nẵng. Tôi đang bận triển khai quy trình nạp dầu nên nói nhân viên mặt đất trực tiếp làm việc với khách về yêu cầu trên”.
Sau đó, tiếp viên Hoa “báo cáo với cơ trưởng là có hành khách muốn xuống máy bay. Lúc này, cơ trưởng thông báo vừa nạp dầu xong nên yêu cầu nhân viên mặt đất tên Phương trực tiếp thuyết phục khách tiếp tục hành trình về Tân Sơn Nhất.
Khi nhân viên mặt đất thông báo đã thuyết phục xong với khách có số ghế ngồi 37K tên Lê Minh Khương và khách đi cùng số ghế ngồi 37J, nhân viên mặt đất báo đã hoàn tất tài liệu thủ tục cất cánh; tôi nhìn khoang khách mọi thứ đều “ổn định và báo cáo cơ trưởng”.
Khi máy bay đang lăn để chuẩn bị ra đường băng cất cánh, tiếp viên kiểm tra khoang khách phát hiện hành khách Lê Minh Khương với hành khách đi cùng đang ngồi ở ghế 1A, 1C trên khoang hạng thương gia. Với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự, tôi mời khách về đúng chỗ ngồi của mình để máy bay chuẩn bị cất cánh.
Tuy nhiên, hành khách Lê Minh Khương không chịu và bắt đầu nói lớn tiếng đòi nhân viên mặt đất tại Đà Nẵng trả lại thẻ lên máy bay. Tôi đã giải thích nếu có sự việc nhân viên mặt đất giữ thẻ lên tàu của khách và khách cần lấy lại thẻ lên tàu thì tôi sẽ viết báo cáo phản ánh, nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ giúp đỡ lấy lại thẻ tại sân bay Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục mời khách về chỗ ngồi.
Hành khách lúc này từ chối về chỗ, đòi được ngồi ở ghế 1A trên khoang hạng C và tiếp tục nói to tiếng gây ồn ào…
Do không kiểm soát được thái độ của hành khách, tôi đã báo với cơ trưởng và cơ trưởng ra lệnh cho tôi yêu cầu khách trở về chỗ ngồi, ngừng la lối to tiếng và hợp tác với tiếp viên.
Hành khách Lê Minh Khương vẫn không trở về chỗ ngồi ở khoang hạng Y, tiếp tục to tiếng và coi thường yêu cầu của cơ trưởng.
Lúc này, khoang hạng C có hai khách 37K và 37J cùng với ba hành khách hạng C (những khách hạng thương gia này sau đó đã ký vào biên bản lập trong chuyến bay vào thời điểm hành khách tên Khương ra khỏi máy bay).
Tôi báo cáo với cơ trưởng và cơ trưởng thông báo quyết định quay trở về sân đỗ từ chối chuyên chở hành khách Lê Minh Khương. Cơ trưởng cũng yêu cầu nhân viên mặt đất ra giải quyết đưa ông Khương xuống cùng với sự trợ giúp của nhân viên an ninh tại sân bay Đà Nẵng…”.
Đình Thắng
-Vụ VNA: Nhân viên mặt đất mắc sai sót?
- Kết quả điều tra bước đầu của Thanh tra Cục Hàng không cho thấy nhân viên mặt đất tại sân bay Đà Nẵng và tiếp viên Vietnam Airlines đã có sai sót khi làm thất lạc vé của HLV Lê Minh Khương.
TIN LIÊN QUAN
Tường trình của tiếp viên vụ VNA không mới
Sự thực luật sư của HLV Khương 'bị đe dọa'
HLV Khương chỉ cần bồi thường 1.000 đồng?
Sự thực luật sư của HLV Khương 'bị đe dọa'
HLV Khương chỉ cần bồi thường 1.000 đồng?
Trả lời trên Giáo dục Việt Nam, một cán bộ Cục Hàng không Việt Nam xác nhận trong vụ việc này đôi bên đều có lỗi.
Theo kết quả của Thanh tra Cục Hàng không, khi ông Lê Minh Khương khiếu nại việc mất vé, nhân viên của Vietnam Airlines đã trả lời với thái độ “thiếu thiện chí” làm nảy sinh mâu thuẫn.
Để xảy ra vụ lùm xùm nói trên, cả HLV Lê Minh Khương và Vietnam Airlines đều có lỗi (Ảnh: VTC News) |
Về việc HLV Khương muốn dừng bay, Chánh thanh tra Cục Hàng không Việt Nam Nguyễn Trọng Thắng giải thích, trong trường hợp máy bay phải chuyển hướng hạ cánh như trường hợp chuyến bay VN1169 thì hành khách hoàn toàn có quyền được xuống.
"Việc tự nguyện bỏ hành trình do mệt mỏi hay lý do nào đó là quyền tự do đi lại của hành khách. Kể cả khi chuyến bay chỉ đỗ 10 phút rồi bay, hành khách cũng có quyền không tiếp tục hành trình. Tiếp viên chỉ có thể động viên khách ở lại mà thôi”, ông Thắng nói.
Hiện Thanh tra Cục Hàng không đang tiếp tục điều tra làm rõ có hay không việc nhân viên mặt đất hay tiếp viên của Vietnam Airlines đã làm sai quy trình, dẫn đến thất lạc cuống vé. Trong trường hợp làm sai quy trình, có thể bị phạt tiền hoặc cao hơn là tịch thu chứng chỉ hành nghề.
Tuy nhiên quyết định cuối cùng sẽ được công bố sau đợt nghĩ lễ 30/4.
Một diễn biến khác liên quan đến vụ việc lùm xùm này, ngày hôm nay (27/4), phía đại diện ca sĩ Quang Hà đã ra “tối hậu thư” với bà Eileen Tan.
Trả lời trên Dân Việt, ông Quang Cường, anh trai, người đại diện của ca sĩ Quang Hà cho biết, nếu hết tuần này, bà Eileen Tan vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi nào về hành vi xúc phạm danh dự đối với ca sĩ Quang Hà, anh sẽ hoàn tất các thủ tục để khởi kiện.
Ca sĩ Quang Hà sẽ kiện ra tòa nếu hết tuần này bà Eileen Tan không đưa ra lời xin lỗi (Ảnh: phunutoday.vn) |
“Chúng tôi là những nghệ sĩ, rất mong muốn mọi việc êm đẹp, nhẹ nhàng và không muốn mất thời gian vì những chuyện không liên quan đến nghệ thuật”, ông Quang Cường cho biết.
Trước đó, khi gửi thư tới một số tờ báo, bà Eileen Tan đã tường trình lại toàn bộ vụ việc trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4, trong đó có đoạn cho rằng: “Với ca sỹ Quang Hà, tôi muốn nói: Đừng cố đánh bóng tên tuổi mình thêm nữa. Nếu đây là cách bạn chọn để trở nên nổi tiếng hơn, thì tôi cho rằng, bạn sẽ không đạt được mục đích, thậm chí còn tự chuốc lấy sự xấu hổ. Toàn bộ sự việc xảy ra ở khoang Thương gia, với ba hành khách có mặt. Vậy, làm thế nào mà bạn lại nhìn thấy hết được nhỉ? Hãy luyện tập chăm chỉ để hát tốt hơn”.
Ngoài ra bà cũng nhắc đến tình tiết đã mắng ca sĩ Quang Hà trên máy bay (nguyên văn tiếng Anh là “Shut up you bloody gay”). Đây là những từ ngữ miệt thị, không được dùng ngay cả trong văn phong nói.
Đức Tâm (tổng hợp)
– Cục Hàng không: Nhân viên mặt đất sai sót trong vụ HLV Lê Minh Khương (Gia đình). – Ca sĩ Quang Hà ra hạn chót cho Eileen Tan xin lỗi (Dân Việt)-Đã có kết luận vụ khống chế HLV Lê Minh Khương
- Văn hóa của E Dùi cui (Nguyễn Văn Tuấn)
Đó là tên mà các bạn bên báo Diễn Đàn (Paris) đặt cho Vietnam Airlines (VNA) sau vụ hành hung hành khách vừa qua. Tôi cũng có nhiều kinh nghiệm với VNA, ủng hộ VNA lâu dài. Nhưng đọc qua câu chuyện của huấn luyện viên Lê Minh Khương và những đe dọa của VNA cho anh vào “danh sách đen” thì tôi thấy cần phải xem lại lòng trung thành của mình.
Giới thương gia nước ngoài gọi VNA là Sorry Airlines. Cái tên đó tôi nghe được trong phòng chờ chuyến bay đi Hà Nội, vì chuyến bay trễ gần 2 giờ đồng hồ, cô nhân viên liên tục cập nhật tình hình, nhưng cứ mỗi lần cập nhật như thế là mỗi lần xin lỗi. Thú thật, đã nghe qua quá nhiều lần xin lỗi (nhiều đến độ đếm không xuể) tôi không còn tin vào “lòng thành” của họ nữa. Họ nghĩ chỉ một lời “xin lỗi” là xong. Lời nói không mất tiền muamà – ông bà mình vẫn dạy như thế. Nhưng các hàng hàng không ngoại quốc xin lỗi khác với VNA; lời xin lỗi đi đôi với việc làm. Máy bay có sự cố, họ xin lỗi và đền bù cho hành khách. Có khi đền bù chỉ là một chai nước, một món ăn, nhưng cũng có khi là tiền. Họ bắt buộc hành khách phải nhận tiền đền bù. Thế mới biết lời xin lỗi của VNA không có ý nghĩa gì, chỉ là lời nói cuốn theo gió bay đi và mây khói, chẳng ai còn nhớ. Lời xin lỗi của VNA là nói cho có, và biết đâu chính người nói, chính lãnh đạo VNA cũng không tin vào lời xin lỗi của mình. Nhưng cái tên Sorry Airlines dù muốn hay không cũng gắn liền với VNA rồi.Bây giờ thì VNA còn có thêm một cái tên vui khác: E Dùi Cui. Cũng có thể gọi đó là hỗn danh. Cái hỗn danh này được báo Diễn Đàn (Paris) đặt cho, sau khi đọc báo về một hành khách bị hành hung. Vị hành khách đó là Lê minh Khương, một huấn luyện viên Tae Kwon Do, một võ sư. Chúng ta hãy nghe lời kể của anh Khương, và để cho công bằng, tôi trích luôn giải thích của VNA (xem phía dưới). Chỉ cần đọc qua giọng văn của VNA là đã thấy bỏ chữ vào miệng người ta rồi. Vụ việc chưa biết ra sao nhưng VNA đã viết “hành khách có hành vi gây mất trật tự”! Người đọc cần thông tin thật từ VNA, chứ đâu cần nhận định của VNA. Với một cách viết như thế, chúng ta không cần đọc tiếp làm gì, bởi vì chắc chắn VNA sẽ kết tội hành khách mà thôi. Trong trường hợp này, tôi thấy lời giải thích của anh Lê Minh Khương nghe có tình tiết hơn, đáng tin cậy hơn là giải thích theo kiểu áp đặt của VNA. Thật vậy, đã có ít nhất 3 người có địa vị trong xã hội sẵn sàng làm chứng cho những gì anh Khương giải thích. Nhưng giải thích của VNA thì thiếu những chi tiết bạo động của nhân viên an ninh. Nói theo tiếng Anh, kiểu giải trình của VNA là selective explanation– giải thích có lựa chọn. Có lựa chọn có nghĩa là không khách quan.Trong bảng thông cáo báo chí của E dùi cui tôi thấy có một thông tin đáng chú ý: đó là quan điểm “Khi đi máy bay, hành khách cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của Cơ trưởng và tiếp viên.” Đọc câu này thì tôi hiểu hết văn hóa phục vụ của E dùi cui rồi. Đó là văn hóa mà tiếp viên là sếp và khách là những kẻ thuộc hạ. Chính vì quan điểm này mà tiếp viên VNA không xem việc phục vụ khách là ưu tiên trong công việc của họ; họ ưu tiên trong việc ra lệnh cho khách. Và, trong thực tế, tôi đã chứng kiến nhiều cách họ ra lệnh cho khách. Tôi có vài nhận xét về tiếp viên của VNA, ủa quên, E dùi cui như sau:Tiếp viên E dùi cui hay tỏ thái độ khinh hành khách và ra lệnh. Tiêu biểu cho thái độ này là phục vụ trà và cà phê. Rất nhiều lần tôi chứng kiến các cụ già đưa tách cà phê ra để nhận trà từ tiếp viên, và được câu nói: cái kia kìa. Câu Cái kia kìa được nói như dằn giọng, nói lớn như để cảnh cáo hành khách bên cạnh. Có lần bay từ Hà Nội và Sài Gòn, một tiếp viên lên lớp một bà cụ chắc là gốc miền Nam khi bà cụ đưa sai tách cà phê để nhận trà: bác có phân biệt cái cốc và cái tách không? Cô tiếp viên lên cái giọng Bắc kì rất chua, rất chói tai, đến nổi tôi ngồi bên cạnh không dấu được bực mình và phải nhắc nhở cô ta rằng dân miền Nam không phân biệt cái cốc và cái tách chị à. Nếu bạn đọc đi hãng Singapore Airlines hay bất cứ một hãng nào trong vùng như Thai Airways, các bạn sẽ thấy tiếp viên trực tiếp giúp bà cụ, chứ không ra lệnh và làm tài khôn lên lớp như tiếp viên của E dùi cui.Tiếp viên E dùi cui ít khi (hay không khi nào) giúp khách. Không quá khó khăn để nhận ra điểm này. Thử chú ý khi hành khách lên máy bay (boarding), chúng ta sẽ thấy các tiếp viên E dùi cui đứng trơ ra đó, chẳng nói chẳng rằng gì với khách, hay có nói thì cũng lí nhí chẳng ai nghe. Khi thấy khách khó khăn trong việc sắp xếp hành lí thì tiếp viên không bao giờ giúp họ. Chẳng những không giúp mà còn … ra lệnh. Họ ra lệnh kiểu như anh ơi, chỗ này còn trống, anh để hành lí vào đó nhé. Tôi chưa bao giờ thấy tiếp viên đụng tay để nâng một cái xách tay cho người già. Chưa bao giờ thấy. Trong khi đó, thử lên Thai Airways, mới bước vào máy bay đã được chào welcome onboard, nụ cười tươi như hoa, khi thấy khách lúng túng là tiếp viên đến giúp ngay hay hỏi có cần giúp không, còn tiếp viên nam thì sẵn sàng giúp khách sắp xếp hành lí nặng, nữ giúp trẻ em thắt giây an toàn. Họ (các tiếp viên ngoại quốc) làm hết mình, làm đúng nhiệm vụ của họ. Còn tiếp viên E dùi cui thì hình như chỉ đứng làm cảnh. Mà, thật ra họ cũng chẳng làm cảnh gì vì sắc diện của họ cũng chỉ thường thường bậc trung, đánh phấn lỏe loẹt trông phát ớn, cứ như là thôn nữ thích trét phấn vậy.Tiếp viên E dùi cui có xu hướng khinh người Việt. Tôi thấy tiếp viên E dùi cui rất ít cười với khách Việt Nam, nhưng khi tiếp khách nước ngoài thì họ cười rất tươi. Khách Việt yêu cầu gì thì bị chờ lâu hoặc bị lờ đi. Khách nước ngoài, nhất là nói tiếng Anh một chút, là được phục vụ tận tình. Chính tôi đã từng làm “thí nghiệm”, trong chuyến đi tôi nói tiếng Anh (giả bộ không biết tiếng Việt) thì được phục vụ khá chu đáo, nhưng chuyến về tôi nói tiếng Việt thì bị phục vụ một cách hời hợt. Hời hợt đến nổi họ không buồn tình đẩy cái xe thức ăn hỏi tôi ăn gì! Nói cho ngay hôm đó chỉ có 3 khách nên chắc họ cũng chán phục vụ chăng? Thái độ của tiếp viên E dùi cui rõ ràng là khôn nhà dại chợ. Mấy người nước ngoài, dù là người mà nhìn qua là biết loại gì, cũng được phục vụ tốt hơn hành khách VIP Việt. Mà, tiếng Anh của tiếp viên E dùi cui thì thuộc vào loại thấp nhất trong các hãng hàng không quốc tế. Họ nói cók hi chẳng ai hiểu. Để ý họ phát âm chữ gentlemen xem thì biết họ líu lưỡi ra sao. Ấy thế mà thích khoe tiếng Anh với khách nước ngoài. Tại sao tiếp viên E dùi cui lại khinh người mình thế?Nói chuyện tiếng Anh tôi nhớ đến một chuyện vui trong chuyến đi từ Sài Gòn về Rạch Giá vào năm ngoái. Trong nhóm hành khách lên xe bus để ra máy bay, có một nhóm thanh niên Việt ở Mĩ và Úc quần áo theo kiểu Tây ba lô, chắc là đi du lịch ở Phú Quốc, và một nhóm khách nước ngoài chắc là Đông Âu vì tiếng Anh lơ lớ của họ. Nhóm thanh niên Việt thì lớn lên ở ngoài nên họ nói tiếng Anh như là người Mĩ, người Úc, nhưng vì họ cố tập nói tiếng Việt nên làm nhiều người cười ngất. Thấy một anh chàng khách Tây nói gì đó với cô gái Việt, cô này quay sang đám bạn của cô ta và cười ré lên: hi mấy anh, cái thằng này nó hỏi mi [me] có biết nói tiếng Anh không, hí hí hí. Thế là cả đám cười ngất trong khi anh chàng Tây ngơ ngác chẳng hiểu họ cười cái gì. Họ cười tiếng Anh của anh chàng Tây còn bồi như thế mà đã hỏi người khác là biết tiếng Anh không. Câu chuyện anh chàng Tây đó làm tôi nhớ đến tiếp viên E dùi cui.Tiếp viên E dùi cui rất lười biếng. Điều này thì tôi đã nói từ lâu. Hãy xem qui trình “phục vụ” của đội ngũ tiếp viên E dùi cui: sau khi máy bay cất cánh, họ phát giấy lau mặt cho khách, sau đó là thức ăn, kế đến là nước / cà phê, và sau đó là … tán dóc. Chú ý giữa khâu thức ăn và cà phê / trà họ làm rất nhanh. Ăn chưa hết đĩa thức ăn thì đã ra lệnh lấy cà phê hay trà rồi. Họ bất cần khách ăn hết hay chưa, lệnh là lệnh: trà hay cà phê. Kiểu như yes hay no, không có lựa chọn khác. Họ làm như thế để tiện lợi cho họ chứ không phải tiện cho hành khách. Tiện lợi cho họ là trong khi khách ăn uống thì họ về buồng của mình để tán dóc. Tôi đã nhiều lần không ăn (vì không thể nào ăn được thức ăn của E dùi cui) nên đi lang thang tìm hiểu xem họ làm gì, và phát hiện họ ngồi tán dóc với nhau. Có cô ăn mặc áo dài lịch sự như thế mà ngồi bệt xuống trông rất buồn cười và rất nông dân, có cô thì ngồi chồm hỏm để lộ đủ thứ trông rất kì cục. Sau bữa ăn, tiếp viên e dùi cui càng thoải mái. Họ ra lệnh đóng cửa sổ, tắt đèn, và một lần nữa vào buồng để tán dóc. Phong cách “phục vụ” này rất khác với phong cách của các tiếp viên các hàng khác. Người ta lúc nào cũng luân phiên đi khắp nơi để xem hành khách có cần gì và giúp đỡ. Ngay cả khi khách ngủ, người ta cũng giúp cho khách ngủ ngon, chứ đâu phải như tiếp viên của E dùi cui. Đừng nghĩ rằng tiếp viên E dùi cui quan tâm đến an toàn cho khách. Đừng nghĩ rằng tiếp viên E dùi cui phục vụ khách.Với những nhận xét trên, tôi không ngạc nhiên khi anh Lê Minh Khương bị ngược đãi bởi tiếp viên của E dùi cui. Cho dù anh Khương có bức xúc và lớn tiếng thì E dùi cui cũng không nên dùng bạo lực (đến 20 nhân viên an ninh vũ khí trang bị tận răng) để hành hung khách. Người có văn hóa nên dùng lời lẽ để giải quyết chứ đâu phải hành xử như bọn lưu manh và vô giáo dục được. Điều đáng nói là vụ việc chưa ngã ngũ mà đã có quan chức đe dọa cho tên anh Khương vào danh sách đen không cho bay. Đây không chỉ là đe dọa, mà còn là cách hành xử cả vú lấp miệng em. Thật khó tưởng tượng cả một hệ thống được huy động chỉ để hành hung và khủng bố một cá nhân! Đó có phải là văn hóa của VNA?VNA có khẩu hiệu rất hay: đem văn hóa Việt Nam đến thế giới -- bringing vietnamese culture to the world. Nhưng tôi e rằng họ cần phải làm nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa, để đem văn hóa của Việt Nam, thay vì đem văn hóa dùi cui, đến hành khách thế giới.
Giới thương gia nước ngoài gọi VNA là Sorry Airlines. Cái tên đó tôi nghe được trong phòng chờ chuyến bay đi Hà Nội, vì chuyến bay trễ gần 2 giờ đồng hồ, cô nhân viên liên tục cập nhật tình hình, nhưng cứ mỗi lần cập nhật như thế là mỗi lần xin lỗi. Thú thật, đã nghe qua quá nhiều lần xin lỗi (nhiều đến độ đếm không xuể) tôi không còn tin vào “lòng thành” của họ nữa. Họ nghĩ chỉ một lời “xin lỗi” là xong. Lời nói không mất tiền muamà – ông bà mình vẫn dạy như thế. Nhưng các hàng hàng không ngoại quốc xin lỗi khác với VNA; lời xin lỗi đi đôi với việc làm. Máy bay có sự cố, họ xin lỗi và đền bù cho hành khách. Có khi đền bù chỉ là một chai nước, một món ăn, nhưng cũng có khi là tiền. Họ bắt buộc hành khách phải nhận tiền đền bù. Thế mới biết lời xin lỗi của VNA không có ý nghĩa gì, chỉ là lời nói cuốn theo gió bay đi và mây khói, chẳng ai còn nhớ. Lời xin lỗi của VNA là nói cho có, và biết đâu chính người nói, chính lãnh đạo VNA cũng không tin vào lời xin lỗi của mình. Nhưng cái tên Sorry Airlines dù muốn hay không cũng gắn liền với VNA rồi.Bây giờ thì VNA còn có thêm một cái tên vui khác: E Dùi Cui. Cũng có thể gọi đó là hỗn danh. Cái hỗn danh này được báo Diễn Đàn (Paris) đặt cho, sau khi đọc báo về một hành khách bị hành hung. Vị hành khách đó là Lê minh Khương, một huấn luyện viên Tae Kwon Do, một võ sư. Chúng ta hãy nghe lời kể của anh Khương, và để cho công bằng, tôi trích luôn giải thích của VNA (xem phía dưới). Chỉ cần đọc qua giọng văn của VNA là đã thấy bỏ chữ vào miệng người ta rồi. Vụ việc chưa biết ra sao nhưng VNA đã viết “hành khách có hành vi gây mất trật tự”! Người đọc cần thông tin thật từ VNA, chứ đâu cần nhận định của VNA. Với một cách viết như thế, chúng ta không cần đọc tiếp làm gì, bởi vì chắc chắn VNA sẽ kết tội hành khách mà thôi. Trong trường hợp này, tôi thấy lời giải thích của anh Lê Minh Khương nghe có tình tiết hơn, đáng tin cậy hơn là giải thích theo kiểu áp đặt của VNA. Thật vậy, đã có ít nhất 3 người có địa vị trong xã hội sẵn sàng làm chứng cho những gì anh Khương giải thích. Nhưng giải thích của VNA thì thiếu những chi tiết bạo động của nhân viên an ninh. Nói theo tiếng Anh, kiểu giải trình của VNA là selective explanation– giải thích có lựa chọn. Có lựa chọn có nghĩa là không khách quan.Trong bảng thông cáo báo chí của E dùi cui tôi thấy có một thông tin đáng chú ý: đó là quan điểm “Khi đi máy bay, hành khách cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của Cơ trưởng và tiếp viên.” Đọc câu này thì tôi hiểu hết văn hóa phục vụ của E dùi cui rồi. Đó là văn hóa mà tiếp viên là sếp và khách là những kẻ thuộc hạ. Chính vì quan điểm này mà tiếp viên VNA không xem việc phục vụ khách là ưu tiên trong công việc của họ; họ ưu tiên trong việc ra lệnh cho khách. Và, trong thực tế, tôi đã chứng kiến nhiều cách họ ra lệnh cho khách. Tôi có vài nhận xét về tiếp viên của VNA, ủa quên, E dùi cui như sau:Tiếp viên E dùi cui hay tỏ thái độ khinh hành khách và ra lệnh. Tiêu biểu cho thái độ này là phục vụ trà và cà phê. Rất nhiều lần tôi chứng kiến các cụ già đưa tách cà phê ra để nhận trà từ tiếp viên, và được câu nói: cái kia kìa. Câu Cái kia kìa được nói như dằn giọng, nói lớn như để cảnh cáo hành khách bên cạnh. Có lần bay từ Hà Nội và Sài Gòn, một tiếp viên lên lớp một bà cụ chắc là gốc miền Nam khi bà cụ đưa sai tách cà phê để nhận trà: bác có phân biệt cái cốc và cái tách không? Cô tiếp viên lên cái giọng Bắc kì rất chua, rất chói tai, đến nổi tôi ngồi bên cạnh không dấu được bực mình và phải nhắc nhở cô ta rằng dân miền Nam không phân biệt cái cốc và cái tách chị à. Nếu bạn đọc đi hãng Singapore Airlines hay bất cứ một hãng nào trong vùng như Thai Airways, các bạn sẽ thấy tiếp viên trực tiếp giúp bà cụ, chứ không ra lệnh và làm tài khôn lên lớp như tiếp viên của E dùi cui.Tiếp viên E dùi cui ít khi (hay không khi nào) giúp khách. Không quá khó khăn để nhận ra điểm này. Thử chú ý khi hành khách lên máy bay (boarding), chúng ta sẽ thấy các tiếp viên E dùi cui đứng trơ ra đó, chẳng nói chẳng rằng gì với khách, hay có nói thì cũng lí nhí chẳng ai nghe. Khi thấy khách khó khăn trong việc sắp xếp hành lí thì tiếp viên không bao giờ giúp họ. Chẳng những không giúp mà còn … ra lệnh. Họ ra lệnh kiểu như anh ơi, chỗ này còn trống, anh để hành lí vào đó nhé. Tôi chưa bao giờ thấy tiếp viên đụng tay để nâng một cái xách tay cho người già. Chưa bao giờ thấy. Trong khi đó, thử lên Thai Airways, mới bước vào máy bay đã được chào welcome onboard, nụ cười tươi như hoa, khi thấy khách lúng túng là tiếp viên đến giúp ngay hay hỏi có cần giúp không, còn tiếp viên nam thì sẵn sàng giúp khách sắp xếp hành lí nặng, nữ giúp trẻ em thắt giây an toàn. Họ (các tiếp viên ngoại quốc) làm hết mình, làm đúng nhiệm vụ của họ. Còn tiếp viên E dùi cui thì hình như chỉ đứng làm cảnh. Mà, thật ra họ cũng chẳng làm cảnh gì vì sắc diện của họ cũng chỉ thường thường bậc trung, đánh phấn lỏe loẹt trông phát ớn, cứ như là thôn nữ thích trét phấn vậy.Tiếp viên E dùi cui có xu hướng khinh người Việt. Tôi thấy tiếp viên E dùi cui rất ít cười với khách Việt Nam, nhưng khi tiếp khách nước ngoài thì họ cười rất tươi. Khách Việt yêu cầu gì thì bị chờ lâu hoặc bị lờ đi. Khách nước ngoài, nhất là nói tiếng Anh một chút, là được phục vụ tận tình. Chính tôi đã từng làm “thí nghiệm”, trong chuyến đi tôi nói tiếng Anh (giả bộ không biết tiếng Việt) thì được phục vụ khá chu đáo, nhưng chuyến về tôi nói tiếng Việt thì bị phục vụ một cách hời hợt. Hời hợt đến nổi họ không buồn tình đẩy cái xe thức ăn hỏi tôi ăn gì! Nói cho ngay hôm đó chỉ có 3 khách nên chắc họ cũng chán phục vụ chăng? Thái độ của tiếp viên E dùi cui rõ ràng là khôn nhà dại chợ. Mấy người nước ngoài, dù là người mà nhìn qua là biết loại gì, cũng được phục vụ tốt hơn hành khách VIP Việt. Mà, tiếng Anh của tiếp viên E dùi cui thì thuộc vào loại thấp nhất trong các hãng hàng không quốc tế. Họ nói cók hi chẳng ai hiểu. Để ý họ phát âm chữ gentlemen xem thì biết họ líu lưỡi ra sao. Ấy thế mà thích khoe tiếng Anh với khách nước ngoài. Tại sao tiếp viên E dùi cui lại khinh người mình thế?Nói chuyện tiếng Anh tôi nhớ đến một chuyện vui trong chuyến đi từ Sài Gòn về Rạch Giá vào năm ngoái. Trong nhóm hành khách lên xe bus để ra máy bay, có một nhóm thanh niên Việt ở Mĩ và Úc quần áo theo kiểu Tây ba lô, chắc là đi du lịch ở Phú Quốc, và một nhóm khách nước ngoài chắc là Đông Âu vì tiếng Anh lơ lớ của họ. Nhóm thanh niên Việt thì lớn lên ở ngoài nên họ nói tiếng Anh như là người Mĩ, người Úc, nhưng vì họ cố tập nói tiếng Việt nên làm nhiều người cười ngất. Thấy một anh chàng khách Tây nói gì đó với cô gái Việt, cô này quay sang đám bạn của cô ta và cười ré lên: hi mấy anh, cái thằng này nó hỏi mi [me] có biết nói tiếng Anh không, hí hí hí. Thế là cả đám cười ngất trong khi anh chàng Tây ngơ ngác chẳng hiểu họ cười cái gì. Họ cười tiếng Anh của anh chàng Tây còn bồi như thế mà đã hỏi người khác là biết tiếng Anh không. Câu chuyện anh chàng Tây đó làm tôi nhớ đến tiếp viên E dùi cui.Tiếp viên E dùi cui rất lười biếng. Điều này thì tôi đã nói từ lâu. Hãy xem qui trình “phục vụ” của đội ngũ tiếp viên E dùi cui: sau khi máy bay cất cánh, họ phát giấy lau mặt cho khách, sau đó là thức ăn, kế đến là nước / cà phê, và sau đó là … tán dóc. Chú ý giữa khâu thức ăn và cà phê / trà họ làm rất nhanh. Ăn chưa hết đĩa thức ăn thì đã ra lệnh lấy cà phê hay trà rồi. Họ bất cần khách ăn hết hay chưa, lệnh là lệnh: trà hay cà phê. Kiểu như yes hay no, không có lựa chọn khác. Họ làm như thế để tiện lợi cho họ chứ không phải tiện cho hành khách. Tiện lợi cho họ là trong khi khách ăn uống thì họ về buồng của mình để tán dóc. Tôi đã nhiều lần không ăn (vì không thể nào ăn được thức ăn của E dùi cui) nên đi lang thang tìm hiểu xem họ làm gì, và phát hiện họ ngồi tán dóc với nhau. Có cô ăn mặc áo dài lịch sự như thế mà ngồi bệt xuống trông rất buồn cười và rất nông dân, có cô thì ngồi chồm hỏm để lộ đủ thứ trông rất kì cục. Sau bữa ăn, tiếp viên e dùi cui càng thoải mái. Họ ra lệnh đóng cửa sổ, tắt đèn, và một lần nữa vào buồng để tán dóc. Phong cách “phục vụ” này rất khác với phong cách của các tiếp viên các hàng khác. Người ta lúc nào cũng luân phiên đi khắp nơi để xem hành khách có cần gì và giúp đỡ. Ngay cả khi khách ngủ, người ta cũng giúp cho khách ngủ ngon, chứ đâu phải như tiếp viên của E dùi cui. Đừng nghĩ rằng tiếp viên E dùi cui quan tâm đến an toàn cho khách. Đừng nghĩ rằng tiếp viên E dùi cui phục vụ khách.Với những nhận xét trên, tôi không ngạc nhiên khi anh Lê Minh Khương bị ngược đãi bởi tiếp viên của E dùi cui. Cho dù anh Khương có bức xúc và lớn tiếng thì E dùi cui cũng không nên dùng bạo lực (đến 20 nhân viên an ninh vũ khí trang bị tận răng) để hành hung khách. Người có văn hóa nên dùng lời lẽ để giải quyết chứ đâu phải hành xử như bọn lưu manh và vô giáo dục được. Điều đáng nói là vụ việc chưa ngã ngũ mà đã có quan chức đe dọa cho tên anh Khương vào danh sách đen không cho bay. Đây không chỉ là đe dọa, mà còn là cách hành xử cả vú lấp miệng em. Thật khó tưởng tượng cả một hệ thống được huy động chỉ để hành hung và khủng bố một cá nhân! Đó có phải là văn hóa của VNA?VNA có khẩu hiệu rất hay: đem văn hóa Việt Nam đến thế giới -- bringing vietnamese culture to the world. Nhưng tôi e rằng họ cần phải làm nhiều hơn nữa, tốt hơn nữa, để đem văn hóa của Việt Nam, thay vì đem văn hóa dùi cui, đến hành khách thế giới.
Lời giải thích của anh Lê Minh Khương | Thông cáo báo chí của VNA |
“Theo lịch trình, tôi cùng với bố tôi bay vào TPHCM để chữa bệnh cho một người. Do thời tiết xấu, máy bay không đáp xuống TP HCM được, phải quay về và hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Khi tôi đến khoang V.I.P và hỏi cô tiếp viên có thể cho bố con tôi xuống Đà Nẵng được không thì cô ta bảo phải đi hỏi mặt đất. Theo yêu cầu của cô tiếp viên, tôi đưa cho cô ta cuống vé (boarding pass) rồi ngồi xuống chờ. Một lúc sau cô tiếp viên trở lại bảo tôi có thể xuống máy bay được và sẽ gọi mặt đất đón tôi. Thế nhưng khi bố con tôi đã xách hành lý ra chuẩn bị xuống sân bay thì cô tiếp viên lại bảo không xuống được nữa vì chuẩn bị bay. Tôi cũng đồng ý cùng bố tôi trở lại chỗ ngồi và bảo cô tiếp viên cho xin lại cuống vé. Cô ta đi ra ngoài to tiếng với ai đó rồi quay lại bảo tôi là cuống vé đã bị mất rồi. Tôi đề nghị cô ta viết cho tôi mấy chữ để tôi còn về quyết toán với cơ quan vì tôi đi bằng kinh phí Nhà nước. Sau đó chưa thấy cuống vé đâu thì tôi đã bị một đám người xông vào , thay vì hỏi nguyên nhân thế nào, họ đã có thái độ quá đáng, nạt nộ rồi bẻ quặt tay, dí dùi cui điện vào cổ, thúc vào ngực, bịt mồm và đưa xuống máy bay. Vừa đánh đập, hành hung, các nhân viên an ninh này còn liên tục văng tục, chửi bậy. Bố tôi đã hơn 70 tuổi lên tiếng bênh con cũng bị họ bẻ quặt tay đưa xuống. Cam đoan tuyệt đối không xảy ra mâu thuẫn hay cự cãi gì cả. … Rất may, tôi là người luyện võ, chứ là người bình thường thì chết”. | Liên quan đến trường hợp hành khách có hành vi gây mất trật tự tại khoang hạng Thương gia trên chuyến bay VN1169 từ Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh ngày 18.4.2011, Vietnam Airlines thông báo cụ thể như sau: Chuyến bay VN1169 (Boeing 777-200, số hiệu 141) cất cánh tại Hà Nội lúc 21h55 ngày 18.4.2011, dự kiến hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh) lúc 23h45 cùng ngày. Tuy nhiên, do thời tiết xấu (mưa to), không đảm bảo điều kiện hạ cánh tại sân bay đến, cơ trưởng chuyến bay đã chuyển hướng hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng lúc 01h03 ngày 19.4.2011. Sau đó, điều kiện thời tiết tại TP. Hồ Chí Minh đã tốt lên, đảm bảo an toàn khai thác, chuyến bay dự kiến xuất phát tiếp từ Đà Nẵng đi TP. Hồ Chí Minh lúc 01h30 sáng ngày 19.4.2011. Do thời gian dừng ngắn, cơ trưởng Ivanov Krassimir quyết định để hành khách ngồi trên tàu bay trong khi chờ đợi. Đến 01h43, tàu bay khởi hành. Sau khi máy bay đóng cửa, bắt đầu lăn bánh ra đường băng, khách Lê Minh Khương to tiếng trên khoang hạng Thương gia (C) yêu cầu trả lại thẻ lên tàu (boarding pass) đã đưa cho nhân viên mặt đất và không chịu trở về chỗ ngồi tại ghế 37K. Do máy bay đang lăn bánh, Tiếp viên trưởng đã mời khách trở về chỗ của mình ở khoang hạng Phổ thông (Y) và nói sẽ ghi nhận phản ánh của khách, báo cơ trưởng để hỗ trợ và liên lạc với nhân viên mặt đất Đà Nẵng về việc khách phản ánh. Tuy nhiên, khách Lê Minh Khương không trở về chỗ ngồi và có biểu hiện gây rối, tiếp tục la hét, không tuân thủ yêu cầu của phi hành đoàn. Sau nhiều lần thuyết phục mà không nhận được sự hợp tác của khách, Tiếp viên trưởng Trịnh Thị Hoa đã báo cáo cơ trưởng chuyến bay về sự việc. Xét thấy việc khách không tuân thủ quy định an toàn, an ninh hàng không, có nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn chuyến bay và phi hành đoàn, cơ trưởng đã quyết định cho tàu bay quay trở lại sân đỗ và liên hệ lực lượng an ninh tại sân bay Đà Nẵng đề nghị trợ giúp. Do khách Lê Minh Khương không chịu xuống máy bay, nhân viên an ninh đã áp giải khách xuống và bàn giao cho Cảng vụ hàng không Miền Trung giải quyết. |
-An ninh hàng không Việt Nam dễ dãi nhất thế giới (TRƯƠNG DUY NHẤT)
>> HLV tuyển Taekwondo bị áp giải xuống máy bay
>> Vụ áp giải võ sư xuống máy bay: Nhân chứng mâu thuẫn
>> An ninh sân bay Đà Nẵng cho rằng ông Khương có mùi men
>> Câu chuyện khác về vụ áp giải võ sư
TP - Anh ơi cứu em với!” - tiếng kêu của vị võ sư Taekwondo Lê Minh Khương với đạo diễn, diễn viên Trần Lực trên máy bay lúc rạng sáng ngày 19-4 sẽ khó để quên, cho dù vụ việc lộn xộn kể trên được giải quyết theo hướng nào.
Ngay sau sự việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 đêm 18.4, Vietnam Airlines nhanh chóng cho biết hãng đang tính đến trường hợp đưa HLV Lê Minh Khương vào danh sách "đen" từ chối vận chuyển. Ảnh: Dân Việt |
Vị võ sư đội tuyển quốc gia trước đó cũng đã kêu cứu bằng tiếng Anh với khách Tây ở khoang VIP. Nhưng họ là những người dường như từ bé đã được dạy dỗ rằng không bao giờ “thò mũi” vào việc của người khác. Riêng nữ doanh nhân người Singapore thì lại đứng ra làm nhân chứng cho phía hãng bay.
Bà không biết tiếng Việt, đương nhiên không thể hiểu những lời trao đổi giữa ông Khương với nữ tiếp viên. Không rõ có mối liên hệ nào không, khi báo chí vừa phát hiện ra rằng, công ty của bà là đại lý vé máy bay, trong đó có Vietnam Airlines?
Thật ngạc nhiên, cũng thật hiếm hoi để nghe tiếng kêu cứu tuyệt vọng như của một đứa trẻ từ một võ sư tầm quốc tế. Lúc ấy có thể ông không kịp nghĩ gì, tiếng kêu cứu cũng phát ra từ bản năng con người, do quá bất ngờ về tinh thần hay quả thực có đau đớn về thể xác?
Tiếng kêu cứu, bởi sự mẫn cán, đúng mực hay quá tầm thì chắc còn phải tiếp tục xem xét, của kíp bay và các nhân viên an ninh sân bay.
Tiếng kêu từ kết luận có điểm có phần vội vã qua thông cáo báo chí của hãng bay, cũng như tuyên bố có thể đưa hành khách này vào danh sách “cấm bay” của đơn vị chủ quản khi vụ việc chưa có kết luận chính thức.
Tiếng kêu cũng đến từ những ứng xử thiếu cân nhắc trong phút chốc của những hành khách như võ sư Khương.
Trong khi với phương Tây và nhiều nơi trên thế giới, hầu như ai biết chuyện người nấy, thì ở Việt Nam, hằng ngày trên đường phố vẫn có hàng trăm hiệp sĩ săn bắt cướp, dù công việc nguy hiểm đó không phải trách nhiệm của họ. Vẫn có nhiều người bằng tay không hoặc những phương tiện máy móc thô sơ tự chế cắm cúi nhặt từng cái đinh trên đường để giữ an toàn cho người khác.
Tính cộng đồng, cung cách ứng xử của người Việt đâu cần “đao to búa lớn”. Trên cả mọi luật lệ, là ứng xử, sự đồng cảm của người với người. Đại diện Vietnam Airlines bước đầu đã lên tiếng xin lỗi toàn bộ hành khách trên chuyến bay hôm ấy. Dư luận đang chờ những xử sự tiếp theo từ các bên.
Trí Quân
Vietnam Airlines: Góc nhìn của văn hóa kinh doanh (Bút lông). - Vietnam Airlines không có quyền cấm bay (Dân Việt)
Câu chuyện khác về vụ áp giải võ sư TP -
TP - Vụ “áp giải võ sư taekwondo xuống máy bay” của Vietnam Airlines (VNA) vừa xảy ra có yếu tố lạ: thay vì chuyện to tiếng, va chạm thường xảy ra ở bến xe, bến tàu chợ búa hay đường phố thì lần này “khung cảnh” sang trọng hơn là trên máy bay của hãng hàng không quốc gia.
Theo biên bản của VNA thì do máy bay không thể hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vì thời tiết xấu nên máy bay phải quay lại hạ xuống sân bay Đà Nẵng lúc 1 giờ 03 ngày 19-4. Khi máy bay dừng đỗ, võ sư Lê Minh Khương có ý muốn xuống, không bay tiếp nữa nhưng không được đồng ý. Chuyện rắc rối bắt đầu khi máy bay bắt đầu lăn bánh ra đường băng. Theo đại diện VNA, “hành khách Lê Minh Khương to tiếng trên khoang hạng thương gia”.
Tiếp viên nhắc nhở nhưng “ông Khương không nghe và có biểu hiện gây rối, tiếp tục la hét…”, khiến tiếp viên phải yêu cầu lực lượng an ninh áp giải ông Khương xuống máy bay. VNA cũng khẳng định không có chuyện hành hung vị võ sư, HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Việt Nam. Một hành khách người nước ngoài cũng kể lại sự việc theo hướng có lợi cho phía hàng không.
Tuy nhiên, một số hành khách đi cùng chuyến bay đã kể câu chuyện hoàn toàn khác. Ca sỹ Quang Hà, người có mặt trên chuyến bay và cho rằng mình ngồi rất gần anh Khương khẳng định anh và người trợ lý đã chứng kiến nhân viên an ninh sân bay đánh anh Khương. Những người mặc áo có chữ “an ninh” này làm dữ đến nỗi bố anh Khương, đã hơn 70 tuổi phải chạy tới “xin các anh tha cho con tôi” nhưng vẫn bị bẻ quặt tay ra sau.
Một hành khách khác mà có lẽ nhiều người quen mặt là đạo diễn Trần Lực cũng tỏ ra bức xúc trước sự việc và nhất là lúc Trần Lực đọc thông cáo báo chí của VNA. “Gây rối ở đâu thì tôi không biết, không nghe thấy tiếng hét nào hết. Sau khi đội an ninh kia bắt ông ấy, đè ông ấy xuống thì mới nghe tiếng hét” - đạo diễn Trần Lực kể lại sự việc HLV Taekwondo Lê Minh Khương bị đánh trên máy bay. Đạo diễn Trần Lực cho rằng thông cáo báo chí nói trên không đúng sự thật.
Cả ca sỹ Quang Hà và đạo diễn Trần Lực đều nói sẵn sàng ra làm chứng trước pháp luật về vụ việc. An ninh sân bay Đà Nẵng cũng nói sẵn sàng hầu kiện.
Chuyện ai đúng ai sai, kể cả việc ông Khương có được hãng máy bay thông báo rằng “hành khách không có quyền được đòi xuống” hay không, cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Tuy nhiên, điều đáng ngại là vụ việc xảy ra trong bối cảnh liên tiếp có các trường hợp lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bảo vệ bệnh viện cũng có thể tự cho mình quyền “đập” toác đầu lái xe taxi vì tranh cãi chuyện đỗ xe, vệ sỹ công ty thẳng tay hành hung nhà báo, “tịch thu” đồ nghề, CSGT cũng có trường hợp đánh đấm, bạt tai tài xế vì không chịu vượt đèn đỏ... Mặc dù vụ việc này còn chưa có kết luận cuối cùng, nhưng câu chuyện rùm beng cũng khiến dư luận băn khoăn.
Xuân Thủy
-> Vụ áp giải võ sư xuống máy bay: Nhân chứng mâu thuẫn
> An ninh sân bay Đà Nẵng cho rằng ông Khương có mùi men- Biên bản vụ “gây rối” trên máy bay: Có dấu hiệu ghi chèn vào (Dân Việt). – Đạo diễn Trần Lực sẵn sàng làm chứng (Tuổi trẻ)--Một số hành khách bất bình với cách xử lý của Vietnam Airlines --Ông Lê Minh Khương không kiện VNA vnn- Vietnam Airlines denies using violence against martial arts coach DPA
-Ông Lê Minh Khương không kiện VNA-
Lý do ông Khương không khởi kiện Vietnam Airlines (VNA) như dự định ban đầu là ông không có điều kiện về thời gian, cũng không phải muốn đòi quyền lợi.
Luật sư Trần Thu Nam, trưởng Văn phòng luật sư Tín nhiệm và Cộng sự, cho biết chiều 21-4, HLV Lê Minh Khương đã chính thức ký Đơn mời luật sư tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Theo đơn này, luật sư Trần Thu Nam được ủy quyền liên hệ với hãng hàng không VNA làm rõ sự việc của ông Lê Minh Khương trên chuyến bay VN1169 ngày 18-4.
Lý do ông Khương không khởi kiện VNA như dự định ban đầu là vì ông Khương không có điều kiện về thời gian, cũng không phải muốn đòi quyền lợi.
"Thân chủ của tôi là người thường xuyên đi lại bằng máy bay, có hàng chục quyển hộ chiếu và có thẻ hội viên hạng Titan của VNA. Ông Khương chỉ muốn làm rõ đúng, sai. Nếu nhân viên của VNA làm sai thì phải lên tiếng xin lỗi" - luật sư Nam nói. Chiều nay, ông Nam sẽ liên hệ với VNA để trao đổi, làm rõ sự việc.
Cũng trong chiều 21-4, Cục Hàng không VN cho biết Cảng vụ Hàng không (CVHK) miền Trung đã họp với các bên liên quan để ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành khách Lê Minh Khương.
Ông Lê Minh Khương. |
Theo Nghị định 60/CP về xử phạt vi phạm hành chính, ông Khương có thể bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng về hành vi vi phạm trật tự kỷ luật trên máy bay hoặc bị áp mức phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng về hành vi không tuân theo hướng dẫn đảm bảo an ninh an toàn trên máy bay.CVHK miền Trung cũng cho biết sau khi áp giải ông Khương xuống sân bay Đà Nẵng lúc rạng sáng 19-4, Công ty Dịch vụ An ninh hàng không Đà Nẵng đã lập biên bản chuyển người vi phạm cho CVHK miền Trung giải quyết theo thẩm quyền nhưng ông Khương đã tự ý bỏ về Hà Nội, giấy tờ tùy thân vẫn do CVHK miền Trung giữ.
Ông Khương đã ký nhận vào biên bản nhưng ghi rõ "Tôi không công nhận nội dung trong biên bản, tôi không vi phạm".
Nhân chứng nói gì?Bạn đọc Liên Hương (TPHCM): "Ông Khương không hề la hét"Tôi cùng bay chuyến VN1169 với HLV Lê Minh Khương. Tôi ngồi hàng ghế số 15. Cùng bay còn có ca sĩ Quang Hà và đạo diễn Trần Lực, trong đó Quang Hà ngồi hàng ghế 10 ngay sau khoang Thương gia (khoang C). Còn ghế của ông Khương là 37K.Trong sự việc này, tôi khẳng định ông Khương đúng. Lúc đó, ông Khương chỉ yêu cầu trả lại thẻ lên tàu (boarding pass), nếu không có thì rà danh sách để trả lại chỗ ngồi thì bất ngờ tiếp viên gọi an ninh tới.Bốn nhân viên an ninh cầm dùi cui điện lên máy bay, kẹp cổ kéo ông Khương vào khoang C rồi kéo màn lại. Đến lúc đó mới nghe tiếng ông Khương la hét. Thậm chí cha ông Khương đã lớn tuổi cũng bị bẻ tay. Nhân viên an ninh sau đó còn cầm dùi cui điện đi rảo dọc hai hàng ghế.Còn chiếc ghế 1C mà VNA bảo ông Khương chiếm của cô Eileen Tan là ghế bị mất thẻ lên tàu, tiếp viên bảo ông Khương ngồi tạm vào đó để chờ giải quyết.Ca sĩ Quang Hà: “Nhân viên an ninh dùng dùi cui điện đánh ông Khương”Ban đầu, tôi thắc mắc vì sao máy bay không bay và nghe nói có một ông khách đòi xuống nên tôi ra xem có việc gì không. Khi tôi ra thì thấy cô tiếp viên tên Hoa (tiếp viên trưởng Trịnh Thị Hoa – PV) đang nói chuyện với ông khách, sau biết đó là HLV Lê Minh Khương.Lúc đó, tôi bênh vực tiếp viên Hoa bởi bản thân từng di chuyển nhiều trên các chuyến bay nên rất cảm thông với công việc của các tiếp viên. Tôi có khuyên hai bên nếu không có gì thì thôi.Một lúc thấy các tiếp viên nói chuyện với ông Khương có vẻ to tiếng. Thấy cách cư xử không hợp lý vì một bên là khách hàng, một bên là người phục vụ nên chúng tôi lại ra khuyên. Bên tiếp viên quyết định gọi an ninh lên. Lúc chúng tôi chứng kiến thì thấy anh Khương bị xô, bẻ tay và đè xuống sàn. Một anh an ninh dùng dùi cui điện đánh vào ngực và người của anh Khương. Anh Khương không chống cự và đánh lại mà chỉ kêu lên: “Bố ơi, cứu con!”. Chúng tôi đến can ngăn và đi xuống, không bay tiếp nữa. B.T.M - M.Phương ghi |
(Theo NLĐ)
---
Một số hành khách bất bình với cách xử lý của Vietnam Airlines
(Dân trí) - Trực tiếp chứng kiến sự việc, anh Quang Cường - người quản lý của ca sĩ Quang Hà, bức xúc kể lại chuyện của HLV trưởng đội tuyển Taekwondo Lê Minh Khương trên chuyến bay VN1169 của Vietnam Airlines. Anh Cường cho biết nhiều nhân chứng khác cũng bất bình vì sự việc.
>> Vietnam Airlines trình bày về vụ HLV Taekwondo "la hét" trên máy bay
>> Vietnam Airlines trình bày về vụ HLV Taekwondo "la hét" trên máy bay
Cơ trưởng, tiếp viên trưởng không đồng ý xin lỗi
Anh Cường kể, sau thời gian chờ đợi ở sân bay Đà Nẵng, máy bay vừa chuyển bánh được khoảng 5 phút thì lại dừng thêm 30 phút nữa. Quá sốt ruột vì mẹ ốm ở nhà (TP.HCM), ca sĩ Quang Hà bấm chuông gọi tiếp viên để hỏi tình hình.
“Trong suốt quãng thời gian chờ đợi từ khi hạ cánh cho tới lúc Quang Hà bấm chuông, máy bay hoàn toàn trật tự, không hề nghe một tiếng la hét nào” - anh Cường cho biết và khẳng định, anh ngồi ở hàng ghế số 10, rất gần khoang hạng thương gia phía trước. Nếu có sự việc to tiếng ở đó, không thể không nghe thấy.
HLV Lê Minh Khương cùng các học trò.
Khi được tiếp viên giải thích là có hành khách đòi xuống, không bay tiếp và biết việc này sẽ phiền phức, tốn nhiều thời gian, anh Cường được Quang Hà nói thử lên hỏi chuyện, thuyết phục người khách đó tiếp tục hành trình. Khi anh Cường tới chào, người khách còn tưởng anh cũng là tiếp viên vì mặc sơ mi trắng, quần sẫm màu.
Nghe anh Cường giới thiệu, người khách rất lịch sự, đưa lại danh thiếp và nói anh không có ý định xuống nữa, chỉ yêu cầu được trả lại cuống vé so chỗ ngồi. Nghĩ đến khả năng nhân viên phục vụ trên máy bay đã làm mất cuống vé của khách, dẫn tới mâu thuẫn, rắc rối, anh Cường quay sang động viên cô tiếp viên tên Lê Hoa đứng đó xin lỗi khách hàng một câu nhưng được giải thích là cơ trưởng và tiếp viên trưởng không đồng ý.
“Khi đó, cửa máy bay mở, nhân viên an ninh xuất hiện với bộ đàm, còng số 8 trên tay, mặt đầy nộ khí. Vừa lên họ không hỏi han xem sự việc thế nào mà đã phủ đầu anh Khương, cách nói rất thiếu lịch sự. Bất bình, tôi lên tiếng ngay là không thể nói chuyện với khách hàng như vậy. Tôi còn nói thẳng với họ “ông ấy (anh Khương) quá hiền chứ nếu là tôi, cách ứng xử như vậy sẽ không xong”" - Anh Cường kể.
Thấy người can thiệp, nhóm an ninh đã rút đi, anh Cường về lại chỗ ngồi. Khi thấy có người chia sẻ, anh Khương quay lại khoang phổ thông phân trần với mọi người. Vừa nói được một chút thì cửa máy bay mở, 3 nhân viên an ninh sân bay và 2 người khác lại vào yêu cầu anh Khương dời máy bay, nhưng anh Khương không nghe.
Lập tức, nhóm người này dồn tới để khống chế, kéo anh Khương đi. Anh Khương cự lại liền bị bẻ tay, bóp cổ, dúi xuống sàn. Anh Cường kể chi tiết: “Không biết họ đánh theo kiểu có kỹ thuật thế nào, nhưng thấy anh Khương tỏ ra rất đau đớn. Tôi thì nhìn rõ một thanh niên cầm dùi cui và bộ đàm đánh thẳng vào ngực anh Khương. Chúng tôi bức xúc phản đối rằng họ không thể đánh người, nếu có vi phạm chỉ có thể khống chế đưa khách xuống máy bay”.
Anh Cường cũng trực tiếp chứng kiến cảnh khi lôi anh Khương ra cửa, nhân viên an ninh còn ấn, đẩy khách hàng này lao rất mạnh xuống cầu thang, may không ngã. Nhân chứng càng bất bình với việc bố anh Khương khi thấy con bị đánh hớt hải chạy từ phía dưới khoang phổ thông lên luôn miệng nhận đó là con trai mình, có gì sai ông cụ xin lỗi nhưng bản thân cụ cũng bị bẻ ngược tay, dúi xuống.
Sự việc không phải chỉ 3 người chứng kiến
Quá bức xúc cũng như cảm thấy không an toàn khi tiếp tục chuyến bay sau sự việc này, anh Cường cùng một số khách khác cũng dời máy bay, xuống sân bay Đà Nẵng chờ tới sáng.
Quang Cường: "“Hãng có lỗi mà chưa chịu nhận lỗi, xin lỗi khách hàng" (ảnh:Vietnamnet).
“Lúc này có thời gian, tôi mới xem danh thiếp vị khách bị hành hung đưa cho trước đó và không tin vì nếu mà một võ sư Taekwondo, một huấn luyện viên võ thuật như ghi ở đây sao anh ấy chịu để bị đánh, lôi đi như vậy. Nhưng sau đó hỏi lại và được xác nhận anh Khương đúng là HLV trưởng đội tuyển Taekwondo, tôi thấy rõ ràng anh ấy là người rất hiền lành, tử tế, nhã nhặn” - anh Cường chia sẻ.
Trước thông tin từ Vietnam Airlines cũng như Cảng vụ Đà Nẵng về sự việc vào hôm sau, anh Cường khẳng định, có việc đánh người, diễn ra tại khoang hạng phổ thông với rất nhiều người trực tiếp chứng kiến chứ không phải có khách hàng gây rối tại khoang hạng thương gia với chỉ 3 người biết việc.
Anh Cường cũng khẳng định, không có chuyện anh Khương tranh giành ghế với khách hàng Eileen Tan ở khoang hạng thương gia. Anh Khương ngồi vào chiếc ghế 1C khi đó để trống (cả khoang có 9 ghế nhưng chỉ có 3 khách) là theo yêu cầu của tiếp viên Lê Hoa tạm thời ngồi xuống đó để giải quyết sự việc. Sau đó, người phụ nữ lớn tiếng phản đối vì cho rằng một khách hàng ngồi ở khoang hạng phổ thông không thể được ngồi ở khoang hạng thương gia. Tiếp viên đành đề nghị anh Khương quay lại chỗ của mình ở khoang sau. Nhưng anh Khương yêu cầu trả lại cuống vé để so số ghế.
Qua những thông tin Vietnam Airlines gửi cho các cơ quan truyền thông, anh Cường đánh giá: “Hãng có lỗi mà không chịu nhận lỗi, xin lỗi khách hàng. Những người soạn thông cáo báo chí lại không có mặt, không trực tiếp chứng kiến sự việc”.
Anh Cường cho biết không tán thành với cách ứng xử của Vietnam Airlines và khẳng định sẵn sàng làm chứng khi HLV Lê Minh Khương khởi kiện hãng hàng không ra tòa. Anh đã liên lạc được với 2 khách hàng khác cùng chứng kiến sự việc khi đó và đều nhận được sự đồng cảm, chia sẻ. Anh cũng không ngờ có cả đạo diễn Trần Lực trên cùng chuyến bay đó và đạo diễn này cùng chung bức xúc, phản ứng gay gắt, rõ ràng với thái độ ứng xử của nhân viên hãng hàng không quốc gia.
Hành khách Phạm Thị Thu Thủy: “Xuống máy bay để thể hiện sự phản đối” Chị Thủy, một doanh nhân tại Tp HCM là khách ngồi ghế số 14 – cách chỗ anh Khương 2 hàng ghế. Chị kể, các nhân viên an ninh đã cùng xô vào cưỡng chế anh Khương. Khi anh Khương cố níu lại, túm được cái rèm, các nhân viên an ninh liền bẻ quặt tay, đánh, nhiều người cùng đè người khách xuống sàn. Chị Thủy còn cho biết, một nhân viên dáng cao gầy, mặt nhỏ dùng dùi cui đánh vào đầu anh Khương. Vị khách bị hành hung không có phản ứng, chống trả gì, chỉ cố kêu: “Hành khách ơi, cứu tôi với”. “Qua sự việc này, tôi thấy hãng hàng không quá cửa quyền vì cứ nghĩ mình là một hãng lớn, thiếu tôn trọng khách hàng. Vì rất bức xúc nên hôm đó, tôi cũng xuống máy bay, quyết định không đi tiếp như một cách phản đối dù như thế sẽ thiệt, mất tiền mua thêm vé chặng Đà Nẵng – TP.HCM” – chị Thủy nói. Theo dõi thông tin trên báo chí về sự việc, chị Thủy nhận định, Vietnam Airlines đưa ra các thông tin sai hoàn toàn. Sự việc xảy ra tại khoang hạng phổ thông, anh Khương bị đánh mà anh ấy không sai khi đòi lại cuống vé của mình. Với thông tin hãng sẽ đưa HLV này vào danh sách “cấm”, chị Thủy cũng phản ứng gay gắt. |
P.Thảo