Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

TÔI VẪN ĐI THEO LÝ TƯỞNG ĐÃ CHỌN" - Vi Đức Hồi

-Son Tran
"TÔI VẪN ĐI THEO LÝ TƯỞNG ĐÃ CHỌN" - Vi Đức Hồi -
(Nguyễn Quang Duy cập nhật BBC thứ bảy, 12 tháng 4, 2014)

Nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi, người bị tuyên án 5 năm tù giam và ba năm quản chế tại gia hồi năm 2011 vì tội 'Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN', vừa được trả tự do trước thời hạn.

Trả lời BBC ngày 12/4, ông Hồi cho biết vào 8h sáng cùng ngày, cán bộ trại giam đã đọc quyết định trả tự do cho ông và nói miệng với ông rằng "đây là nhờ chính sách nhân đạo và sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước".

"Tôi trả lời họ rằng tôi không đến nỗi ngây ngô đâu, tốt nhất các anh đừng giải thích theo hướng đấy," ông nói.
"Sức ép quốc tế đã buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải thả tôi ra trước thời hạn."

"Chiều hôm mùng ba họ đã làm việc với tôi và đưa ra một số điều kiện bao gồm không được hoạt động dân chủ và không được viết bài nữa."
"Tôi bác bỏ tất cả những điều đó. Tôi chả có gì phải suy nghĩ cả, cần thiết thì tôi ngồi tù tiếp, khi nào mãn hạn tôi về."

"Đến sáng hôm sau, họ mời tôi lên và nói tôi chỉ cần làm thủ tục thôi, không đưa ra điều kiện gì nữa".
Ông Hồi cho biết ông sẽ tiếp tục theo đuổi "mục tiêu, lý tưởng mà mình đã chọn" vì ông cảm thấy "việc làm của mình là chân lý, phù hợp với xu thế của thời đại" và "không có lý do gì để dừng lại."



-- Năm bloggers Việt Nam được trao tặng giải Hellman Hammett (RFA).RFA- 2012-12-21
Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền hôm thứ Năm loan tin trong số 41 người thuộc 19 quốc gia trên thế giới, có 5 bloggers Việt Nam.


Courtesy Human Rights Watch

Ảnh của năm bloggers Việt Nam thắng giải nhân quyền Hellman Hammett năm 2012 được Human Rights Watch đăng lên trang bìa.



Tải xuống - download

Năm bloggers Việt Nam thắng giải nhân quyền Hellman Hammett năm nay và được Human Rights Watch chính thức nêu tên gồm nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, blogger Huỳnh Thục Vy, blogger Nguyễn Hữu Vinh, blogger Phạm Minh Hoàng, blogger Uyên Vũ.

Dám nói lên sự thật và đứng lên chống lại sự sai trái

Trong thông cáo báo chí công bố hôm thứ Năm, ông Brad Adams, giám đốc phần vụ Châu Á thuộc Human Rights Watch,cho rằng vinh danh năm nhân vật nam nữ can đảm, đang gặp khó khăn và đang bị đe dọa vì đã thể hiện quyền căn bản của mình, có nghĩa là đề cao những tiếng nói mà nhà cầm quyền Việt Nam không cho phép đóng góp liên quan đến các vấn đề xã hội và chính trị ở trong đất nước của chính họ.

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do từ Washington DC, ông John Sifton, giám đốc chuyên trách vận động Châu Á của Human Right Watch, bày tỏ:

Rất nhiều bloggers ở Việt Nam đã viết đã nói lên những vấn đề mà nhà cầm quyền không thích nghe và chỉ muốn họ im miệng vì cho rằng những điều ấy có ý chống phá chính phủ, thí dụ tệ trạng tham nhũng, chế độ công an trị, nguồn gốc của dân chủ, sự sai trái của thể chế độc đảng….Đây là những người luôn phải sống trong đe dọa và áp lực, không thể vượt qua những rào cản những ngăn cấm để có thể thực hiện quyền căn bản đích thực của một con người.




Nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, blogger Huỳnh Thục Vy, blogger Nguyễn Hữu Vinh, blogger Phạm Minh Hoàng, blogger Uyên Vũ (trên xuống, trái qua phải)Tuy nhiên, thay vì sợ hãi hoặc lùi bước, họ đã can đảm đã vượt thắng nỗi sợ hãi để cất cao tiếng nói của mình. Họ xứng đáng được lựa chọn, được công nhận và được trao tặng phần thưởng quí báu. Đó là tất cả ý nghĩa của giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett.



Phát biểu cảm tưởng khi biết mình được tặng giải nhân quyền Hellman Hammett, blogger Nguyễn Hữu Vinh, một giáo dân thường lên tiếng cổ vũ tự do tôn giáo với những bài viết trên mạng ký tên Giaon Baotixita Nguyễn Hữu Vinh, nói rằng cảm giác đầu tiên của ông là sự vui mừng không riêng bản thân mà còn cho tất cả những người cùng được giải năm nay vì những tiếng nói nhỏ nhoi đó ở Việt Nam không chỉ lan xa mà còn được cộng đồng quốc tế chú ý, ghi nhận và khích lệ:


Rất nhiều bloggers ở Việt Nam đã viết đã nói lên những vấn đề mà nhà cầm quyền không thích nghe và chỉ muốn họ im miệng vì cho rằng những điều ấy có ý chống phá chính phủ, thí dụ tệ trạng tham nhũng, chế độ công an trị, nguồn gốc của dân chủ, sự sai trái của thể chế độc đảng

ông John Sifton

Đấy là một động viên rất lớn cho mọi người, tôi cảm thấy vui với những người đấu tranh cho nhân quyền cho giá trị của sự thật. Họ cũng là những người đã chịu nhiều vất vả, sợ hãi. Tôi chúc mừng và cảm thấy đó là niềm vui chung của anh em.

Được hỏi ông có định xin chiếu khán xuất ngoại để nhận lãnh giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett không, ông Nguyễn Hữu Vinh trả lời:

Có lẽ đi thì bây giờ cũng khó vì đợt trước tôi đưa mẹ tôi đi chữa bệnh thì không được cấp xuất cảnh và không biết bây giờ như thế nào tôi cũng chưa rõ bởi vì ở Việt Nam nếu cấm xuất cảnh thì khi nào ra sân bay mới biết. Nhưng mà về bản thân tôi thì tôi cũng không có ý định đi ra nước ngoài để nhận giải do tôi không có điều kiện để muốn đi đâu thì đi, cho nên có lẽ là không đi được trong dịp này. Xin cảm ơn tất cả các độc giả, những người đã ủng hộ tôi, đã cầu nguyện cho tôi cũng như đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Cảm ơn gia đình vợ con đã vì tôi mà chấp nhận nhiều khó khăn liên lụy.

Trong số năm người được giải Hellman Hammett năm nay thì đứng tuổi nhất có lẽ là nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn, được biết qua những bài xã luận cổ vũ đa nguyên đa đảng trên mạng, những câu chuyện phơi bày sự bất công và sức ép từ chế độ hiện hành đối với người dân. Ông cũng là người thường lên tiếng về nhân quyền, dân chủ .

Thay vì sợ hãi hoặc lùi bước, họ đã can đảm đã vượt thắng nỗi sợ hãi để cất cao tiếng nói của mình. Họ xứng đáng được lựa chọn, được công nhận và được trao tặng phần thưởng quí báu. Đó là tất cả ý nghĩa của giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett.

ông John Sifton

Vì những hoạt động này nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn phải trả giá bằng mười năm tù bốn năm quản chế khi bị bắt hồi tháng Mười năm 1992.

Con gái ông, blogger Huỳnh Thục Vy, một cây viết sắc bén về tự do dân chủ trên mạng, cho hay từ tháng Chín điều hợp viên giải nhân quyền Hellman Hammett của Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Wath, ông Lawrence Moss, là người trực tiếp báo tin cho cha con cô:

Gia đình tôi rất vui mừng, đặc biệt khi hai cha con cùng nhận được hai giải cá nhân độc lập với nhau. Đó là sự cổ vũ tinh thần rất lớn đối với những khó khăn mà gia đình tôi đang phải chịu đựng.

Hôm 16 vừa qua, anh Huỳnh Trọng Hiếu, cũng là một blogger, bị chận tại phi trường Tân Sơn Nhất và bị tịch thu hộ chiếu khi làm thủ tục xuất cảnh sang Hoa Kỳ nhận giải thưởng thay cho thân phụ là ông Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy đã bị câu lưu không cho xuất cảnh:

Cái việc đó thì gia đình đã lường trước nhưng mà phải đi. Thứ nhất là đi qua nhận giải thưởng đó và nhận số hiện kim trực tiếp từ tay người đại diện của Human Rights Watch, thứ hai là em và bố em muốn Hiếu qua để gặp gỡ thân hữu của gia đình bên cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Cũng lường trước được là có lẽ người ta sẽ chặn và nếu người ta chặn thì cũng là một dịp để mình tiếp tục lên tiếng về chuyện công dân Việt Nam không có quyền tự do đi lại.

Đối với ông John Sifton, giám đốc chuyên trách vận động Châu Á trong Human Right Watch, có nhiều khả năng cả năm bloggers Nguyễn Hữu Vinh, Uyên Vũ, Phạm Minh Hoàng, Huỳnh Ngọc Tuấn và Huỳnh Thục Vy đều không có mặt tại Hoa Kỳ trong ngày trao giải Hellman Hammett năm nay:

Nhưng dù đến được hay không đến được thì giải thưởng dành cho họ vẫn còn đó và vẫn thuộc về họ. Sự kiện các blogger bị ngăn cản không cho đi nhận giải nhân quyền Hellman Hammett mới là điểm quan trọng vì nó một lần nữa phản ảnh chính sách cứng rắn và và lối cư xử hà khắc của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến dám nói thẳng nói thật về chế độ họ đang sống, trong lúc những người lãnh đạo đất nước lại không dám đối diện với những sự thật đó.

Năm 2011, giải thưởng nhân quyền Hellman Hammett của Human Rights Watch được trao cho tám người trong nước đang bị giam giữ hoặc bị quản chế với tội danh lợi dụng dân chủ tuyên truyền chống phá nhà nước .

Đó là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Trần Luật, cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, luật gia Phan Thanh Hải, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu đảng viên Vi Đức Hồi, nhà tranh đấu dân oan Hồ Thị Bích Khương, nhà báo tự do kiêm blogger Tạ Phong Tần.

Năm 1994, Human Rights Watch trao giải Hellman Hammett cho ông Nguyễn Chí Thiện, tác giả tập thơ Hoa Địa Ngục, từng bị nhiều năm dài tù tội khi còn ở Việt Nam vì tội làm thơ chống chế độ và phê bình chủ nghĩa cộng sản.Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, còn được xưng tụng là ngục sĩ, qua đời tại Hoa Kỳ tháng ngày 2 tháng Mười năm 2012.-- Năm bloggers Việt Nam được trao tặng giải Hellman Hammett (RFA).

--Năm blogger Việt Nam được Human Rights Watch vinh danh<b><i>Petrotimes</i></b> - Từ vài ngày nay, mấy "đài" phát thanh, trang web phản động tiếng Việt ở hải ngoại đang xúm vào loan tin cổ xúy cho cái gọi "Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2011", vừa được "Quan sát nhân quyền" ở Mỹ, công bố trao cho 8 "Nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam".

-HRW lại “nhúng mũi” vào chuyện nội bộ của Việt Nam
Tổ chức "Theo dõi nhân quyền" (Human Rights Watch - HRW), có trụ sở chính tại New York (Mỹ), mới đây đã quyết định tặng giải thưởng thường niên Hellman/Hammett (giải thưởng mang tên hai văn sĩ quá cố người Mỹ - nhà biên kịch Lillian Hellman và tiểu thuyết gia Dashiell Hammett) cho 8 cá nhân ở Việt Nam để "ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị" (!?).
Chỉ cần điểm tên 8 người này (Cù Huy Hà Vũ,  Hồ Thị Bích Khương, Lê Trần Luật, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần và Vi Đức Hồi), người ta nhận ra ngay ý đồ thực sự của HRW.

Bằng việc tặng giải Hellman/Hammett cho 8 nhân vật đã từng hoặc đang bị các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước Việt Nam xử lý, ở các mức độ khác nhau, vì những hành vi bị coi là vi phạm pháp luật mà họ đã phạm phải khi tiến hành các hoạt động chống chính quyền, HRW đã công nhiên cổ xúy,  khuyến khích các hoạt động gây mất ổn định và an ninh chính trị ở một đất nước có chủ quyền, với mục tiêu cụ thể là chống Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Làm như vậy, HRW một lần nữa lại trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Hơn nữa, cũng nhân dịp này, với định kiến chính trị cố hữu đối với Việt Nam, HRW tiếp tục vu cáo, xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam.
Đài BBC, trong bản tin tiếng Việt phát mạng ngày 14/9/2011, đã dẫn lời Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của HRW,  nói bừa rằng "các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa".
Ở Việt Nam, không có ai bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật mới bị xử lý theo luật định.
Cũng cần nói thêm rằng cái gọi là "sức ép đàn áp chính trị" mà HRW nêu ra khi "vinh danh" những người được giải thưởng Hellman/Hammett năm nay chỉ là sự tưởng tượng, thêu dệt của họ nhằm xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam.
Dư luận chẳng lạ gì HRW, một tổ chức núp dưới danh nghĩa "phi chính phủ", chuyên nghề "nhòm ngó" các quốc gia mà họ cho là không theo "chuẩn" của Mỹ và phương Tây về dân chủ, nhân quyền. Họ luôn lợi dụng chiêu bài "bảo vệ nhân quyền" để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia này.
Đối với Việt Nam, HRW thường đưa ra các báo cáo dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan, thậm chí bị bóp méo, xuyên tạc về những vấn đề liên quan đến quyền con người.
Gần đây nhất, ngày 7/9/2011, HRW đã trắng trợn xuyên tạc sự thật ở các trung tâm cai nghiện tại Việt Nam khi họ tung ra báo cáo mang tên "Mạng lưới trại cải tạo: lao động cưỡng bức và các dạng bạo hành khác ở các trại cai nghiện ở miền Nam Việt Nam".
Hoặc trước đó, hồi đầu tháng 4/2011, khi Tòa án nhân dân Hà Nội xét xử sơ thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ, cũng ông Phil Robertson đã lên tiếng đòi "Việt Nam cần thả ngay lập tức nhà bảo vệ nhân quyền và môi trường Cù Huy Hà Vũ".
Đòi hỏi vô lối này của ông Phó giám đốc HRW khu vực châu Á đã khiến Giáo sư Trần Chung Ngọc, một học giả người Mỹ gốc Việt, thấy chướng tai, phải lên tiếng. Trong bài "Tản mạn về dân chủ nhân quyền & vụ án Cù Huy Hà Vũ", đề ngày 26/4/2011, Giáo sư Trần Chung Ngọc nhận xét rằng Phil Robertson đã "phát biểu một cách đầy thiên kiến, thiếu hiểu biết và hỗn xược đối với một quốc gia, chứng tỏ một tâm cảnh trịch thượng, đạo đức chính trị thấp kém".
Giáo sư Trần Chung Ngọc còn "phang" thẳng cánh: "ông Robertson là ai, HRW là cái gì, lấy quyền gì, mà dám lên tiếng đòi chính quyền Việt Nam phải cần thả ngay lập tức một phạm nhân của Việt Nam đã bị kết án? Nhiều nhất là HRW, với tư cách là một hội tư, nếu có cảm tình với Cù Huy Hà Vũ vì một lý do riêng tư nào đó, và cho rằng Cù Huy Hà Vũ vô tội, chỉ có thể xin Nhà nước Việt Nam hãy xử lại hay giảm án cho Cù Huy Hà Vũ, hay giúp Cù Huy Hà Vũ kháng án, chứ không có tư cách gì nhúng mũi vào chuyện nội bộ của Việt Nam để mà tuyên bố nọ kia ở ngoại quốc, đòi Nhà nước Việt Nam phải "thả ngay tức khắc" Cù Huy Hà Vũ.
Hành động trịch thượng, tự tung tự tác xía vào chuyện nội bộ Việt Nam, đối với người dân thường Việt Nam cũng không thể chấp nhận được, chứ đừng nói đến chính quyền Việt Nam. Mấy người ngoại quốc không biết ngượng, tự cho mình là văn minh tiến bộ, cứ trơ trẽn xen vào chuyện nội bộ của Việt Nam, trong khi mình không có bất cứ một thẩm quyền nào hay có tư cách nào để có những hành động vô lối, coi thường chủ quyền quốc gia của Việt Nam.  Việt Nam nên coi những lời đó chỉ là rác rưởi, không đáng quan tâm".
Việc HRW tặng giải Hellman/Hammett năm 2011 cho 8 người  kể trên thật ra cũng thế - "không đáng quan tâm"

Nguyễn Quốc UyN.Q.U.
--
Petrotimes bây giờ gia nhập đội ngũ, chia lửa cho QĐND và CAND ....
--Sự thật về “Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2011″
-- Nhà giáo Vũ Hùng trả lời RFA sau khi ra tù – (RFA).  Thầy giáo Vũ Hùng: tù tội vì tranh đấu cho Tự do Dân chủ  – (RFA) .

Blogger Huỳnh Công Thuận kể chuyện bị tấn công
DCVOnline - phỏng vấn
“Đúng, trúng, hay” - thước đo hiệu quả của báo Đảng (SGGP 18-9-11)  -- Không đăng gì cả thì luôn luôn "đúng và trúng", còn "hay" thì chỉ cần giấy tốt, dùng để gói cá, tôm, cho bền... là hay. 
-Chức sắc tôn giáo nghiên cứu Nghị quyết Đại hội XI


-Logo của tổ chức Human Rights WatchHRW vinh danh 8 nhà bất đồng chính kiến Việt Nam, trong đó có Cù Huy Hà Vũ

Hôm nay 14/8, Human Rights Watch công bố danh sách 8 nhà bất đồng chính kiến Việt Nam được chọn để trao tặng giải Hellman/Hammett năm nay, trong tổng số 48 cây bút của 24 quốc gia. Đặc biệt trong danh sách lần này có tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vừa bị kết án 7 năm tù giam.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại New York cho biết, giải thưởng này được trao để vinh danh lòng dũng cảm của họ trước tình trạng đàn áp về chính trị.

Danh sách những người được trao giải năm nay gồm có: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà đấu tranh cho nhân quyền Hồ Thị Bích Khương, luật sư Lê Trần Luật, cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, các blogger Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hồi. Trong số này, các ông Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vi Đức Hồi hiện đang ngồi tù, Hồ Thị Bích Khương, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần đang bị tạm giữ, Nguyễn Bắc Truyển đang bị quản chế. Chỉ có Lê Trần Luật là không bị giam nhưng hàng ngày vẫn bị theo dõi rất sát sao.
Theo ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức này, những người cầm bút ở Việt Nam thường bị đe dọa, thậm chí bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Việc tặng giải Hellman/Hammett cho 8 nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam nhằm hướng sự chú ý của quốc tế đến những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.
Giải thưởng Hellman/Hammett mang tên hai cây bút người Mỹ, được thành lập từ năm 1989, hàng năm được xét trao cho các cây bút trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc vi phạm nhân quyền. Trong 22 năm qua, có trên 700 người từ 92 nước đã nhận giải, với hơn ba triệu đô la đã được trao cho các cây bút bị ngược đãi. Chương trình cũng dành những khoản tài trợ khẩn cấp cho những người viết cần cấp tốc rời khỏi nước, hoặc để chăm sóc y tế sau khi họ ra tù hoặc bị tra tấn..-8 nhà bất đồng chính kiến ​​Việt Nam được trao giải Hellman/Hammett - VOA -
Một tổ chức nhân quyền quốc tế vinh danh 8 nhân vật tranh đấu ở Việt Nam vì sự dũng cảm của họ trước nạn đàn áp chính trị.
Tin của hãng thông tấn AP hôm thứ tư cho biết 8 người Việt Nam vừa kể nằm trong số 48 nhà cầm bút ở 24 nước trên thế giới được trao giải Hellman/Hammett của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch.
-8 nhà tranh đấu VN được trao giải nhân quyền Hellman/Hammett 2011-09-14
Tám người Việt Nam trong nước tham gia viết bài phổ biến trên các trang mạng Internet được trao giải Hellman/Hammett năm nay của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.
-- CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG ĐUỔI VIỆC NGƯỜI BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC   —  (Nguyễn Xuân Diện) 
-Luật sư Hùynh Văn Đông bị chặn tại sân bay Nội Bài2011-09-13
Người luật sư tham gia một số vụ kiện dân oan mất đất và chống chính phủ, luật sư Hùynh Văn Đông vừa bị công an cửa khẩu Nội Bài cấm xuất cảnh.
--Ông Vi Đức Hồi sống ở Lạng Sơn (DR)

- Lợi dụng vấn đề tự do ngôn luận để can thiệp
QĐND - Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26-1-2011, TAND tỉnh Lạng Sơn đã tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù đối với Vi Đức Hồi vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Sau phiên tòa, Vi Đức Hồi đã có đơn kháng án. Trong phiên phúc thẩm hôm 26-4, căn cứ vào thái độ thành khẩn và hợp tác trong quá trình làm việc... Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn  đã giảm án cho Vi Đức Hồi xuống còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế tại địa phương sau khi mãn hạn tù.


Đối tượng Vi Đức Hồi. Ảnh: Internet

Thực tế là vậy nhưng khi đưa tin về phiên tòa, Đài RFI dẫn nguồn vu vơ rằng: “Theo những nhà bảo vệ nhân quyền, tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” thường được Việt Nam sử dụng để hình sự hóa quyền tự do ngôn luận… Trả lời AFP về kết quả phiên tòa, ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức Human Rights Watch, cho rằng: Đây vẫn là một bản án nặng nề đối với một người “đã không làm gì khác ngoài việc bày tỏ những ý kiến đối lập với Chính phủ Việt Nam”. Trước đó Human Rights Watch còn kêu gọi trả tự do cho Vi Đức Hồi.

Cần khẳng định rõ rằng, ở Việt Nam không có chuyện sử dụng tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” để hình sự hóa quyền tự do ngôn luận. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật, trong đó có Điều 88 Bộ luật Hình sự. Những thành tựu của Việt Nam trong thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đã được phần lớn các quốc gia, các tổ chức quốc tế và nhân dân trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao.

Hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam của Vi Đức Hồi là rất rõ ràng. Nhận xét của ông Phil Robertson là không có cơ sở. Nhà nước Việt Nam sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của công dân. Nhưng cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam phải quản lý, kiểm soát việc thực hiện quyền ấy theo đúng quy định của pháp luật và xử lý nghiêm minh nếu ai đó cố tình lợi dụng quyền tự do ngôn luận để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước Việt Nam kiên quyết lên án, phản đối bất kỳ thế lực nào sử dụng vấn đề tự do ngôn luận làm cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Kim Ngọc


-Ông Vi Đức Hồi được giảm ánTòa phúc thẩm ở tỉnh Lạng Sơn vừa giảm án cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi còn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.



Bà Hoàng Thị Tươi, vợ ông Hồi, nói với BBC từ Lạng Sơn rằng phiên tòa đã kết thúc từ 10:30 sáng thứ Ba 26/04 sau vài giờ xử án.

Trước đó, hôm 26/01, tòa sơ thẩm tuyên án ông Vi Đức Hồi năm tù giam và 5 năm quản chế tại địa phương vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, theo Điều 88 Luật Hình sự.

Luật sư của ông lúc đó nói với BBC rằng bản án khắt khe tới nỗi "bên công tố cũng ngạc nhiên".

Lần này, bà Tươi cho biết tòa đã giảm án cho ông căn cứ vào thái độ "thành khẩn và hợp tác trong quá trình làm việc".

Tuy nhiên, vợ nhân vật từng là Giám đốc trường Đảng huyện nói bà vẫn cho rằng án tù chưa thật thỏa đáng.

"Phiên tòa đã có sự suy nghĩ và giảm bớt, nhưng chưa thật đúng người đúng tội."

"Với chỉ mấy bài viết, chồng tôi vẫn có thể nhận bản án nhẹ hơn, như 1-2 năm, hoặc trắng án. Nhất là khi chồng tôi đã có quá trình đóng góp cho dân cho Đảng như thế."

Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn.

'Thần sắc kém'


Bào chữa cho ông Hồi tại phiên phúc thẩm vẫn là luật sư Trần Lâm.

Bà Hoàng Thị Tươi nói bà chỉ được nói chuyện với chồng "từ xa xa" tại phiên tòa chứ không được lại gần tiếp xúc.

"Tinh thần của chồng tôi thì vẫn vững vàng như trước, nhưng thần sắc không được tốt lắm, chắc chắn là sức khỏe có phần giảm sút."

Bà Tươi nói bà sẽ chờ tới khi được gặp chồng rồi mới quay về nhà.

Ông Vi Đức Hồi, 56 tuổi, bị bắt hôm 27/10/2010 tại tư gia.

Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".

Hiện ông bị giam ở trại Yên Trạch, tỉnh Lạng Sơn.

Từ năm 2006, ông Hồi bắt đầu viết nhiều bài báo chỉ trích Đảng - ban đầu bằng bút danh, sau đó dùng tên thật khi ông bị khai trừ khỏi đảng năm 2007.

Tổ chức Human Rights Watch nói ông đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, và vợ của ông cũng bị khai trừ Đảng vì không chịu lên án chồng.

Human Rights Watch mới đây đã kêu gọi trả tự do cho ông.



- -Vietnamese court reduces dissident's sentenceDPA

Hanoi - A provincial court on Tuesday reduced the sentence given to a former Vietnamese Communist Party official from eight to five years in prison for spreading propaganda against the state.

Vi Duc Hoi, 55, will now serve five years in prison and five years of house arrest, Lang Son People's Appeal Court said.

Hoi's wife, Hoang Thi Tuoi said his sentence was reduced because of 'his sincere cooperation' with authorities.

Hoi, a member of Bloc 8406, a network of human rights activists, had written extensively on corruption and injustice in Vietnam.

Hoi joined the ruling party in 1980 but was expelled in 2007 for his writings and speeches, which called for democratic reform. He held key local positions including director of a party school and chairman of a district propaganda and education committee.

He was arrested in October and was sentenced in January to eight years in prison and five years of house arrest.

'While we are pleased to see that his sentence has been reduced, this does not change the fact that it is outrageous that Vi Duc Hoi is in prison today for simply publishing his views on human rights and democracy,' said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch.

'The government makes a mockery of the rule of law when it imprisons former officials and party members for nothing more than their constructive criticism.'

-Kêu gọi VN trả tự do cho ông Vi Đức Hồi Human Rights Watch
(New York ngày 23 tháng Tư, 2011) – Ngày hôm nay Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố chính quyền Việt Nam cần lập tức trả tự do cho văn sĩ Vi Đức Hồi, người bị kết án tám năm tù vào tháng Giêng năm 2011 vì “tuyên truyền” chống chính phủ. Tòa phúc thẩm tỉnh Lạng Sơn sẽ xử phúc thẩm vụ án của ông vào ngày 26 tháng Tư.

Ông Vi Đức Hồi, nguyên đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, bị Tòa án Nhân dân tỉnh Lạng Sơn kết án chủ yếu dựa trên lý lẽ cho rằng các bài ông viết và đăng trên mạng internet kêu gọi cải cách dân chủ và bảo vệ nhân quyền cấu thành tội phạm về an ninh quốc gia theo điều 88 của bộ luật hình sự.

“Việc ông Vi Đức Hồi hiện đang bị cầm tù chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm của mình về nhân quyền và dân chủ thật là quá đáng,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Chính quyền Việt Nam đã nhạo báng nền pháp trị khi bỏ tù các cựu cán bộ và đảng viên vì nguyên nhân duy nhất là họ đã lên tiếng phê bình trên tinh thần xây dựng.”

Khi hình sự hoá các vụ bất đồng chính kiến ôn hòa, Việt Nam đã vi phạm các nghĩa vụ của mình trong vai trò một quốc gia thành viên của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như chính Hiến pháp của Việt Nam, vì cả hai văn bản này đều đảm bảo quyền tự do ngôn luận.

Cũng theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, phán quyết của tòa án trong phiên xử ông Vi Đức Hồi vào tháng Giêng năm 2011 bắt ông phải nộp 56 triệu đồng Việt Nam (tương đương 2.800 đô la Mỹ) mà tòa tuyên bố ông đã “nhận trái phép” từ các tổ chức và các nhà ủng hộ nhân quyền từ nước ngoài là không có cơ sở pháp lý. Số tiền trên bao gồm giải thưởng Hellman/Hammett 2009, một giải thưởng hàng năm dành cho văn sĩ được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao cho các văn sĩ bị trù dập trên toàn thế giới.

“Ông Vi Đức Hồi được trao giải Hellman/Hammett để ghi nhận sự can đảm của ông trong vai trò một người cầm bút, bất chấp những sách nhiễu và đàn áp từ phía chính quyền,” ông Robertson nói. “Chính quyền Việt Nam đã thể hiện hành động đàn áp kép khi cố cướp số tiền một cá nhân được thưởng để ghi nhận việc ông ta phải chịu đựng sự ngược đãi từ chính bàn tay của chính quyền ấy.”

Không có quy định nào về hình thức phạt tiền liên quan đến điều 88 của bộ luật hình sự.

Ông Vi Đức Hồi, 56 tuổi, là một cây bút và là blogger từ tỉnh Lạng Sơn, một tỉnh xa xôi ở phía Bắc Việt Nam gần biên giới Trung Quốc. Ông là người dân tộc Tày, dân tộc lớn nhất trong các sắc dân thiểu số ở Việt Nam. Các bài viết của ông về dân chủ, đa nguyên và nhân quyền, cùng với cuốn hồi ký, Đối mặt: Đường đi đến với phong trào dân chủ, được lưu truyền rộng rãi trên mạng Internet.

Ông Vi Đức Hồi đã lặng lẽ ủng hộ những lời kêu gọi yêu cầu phải tôn trọng nhân quyền và mở rộng dân chủ từ năm 2006, khi vẫn còn đang giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền và Đảng ở tỉnh Lạng Sơn. Ông từng là Trưởng ban Tuyên giáo, đồng thời là Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy huyện Hữu Lũng. Sau khi sự thay đổi quan điểm của ông bị phát hiện, ông bị khai trừ đảng, bị đưa ra kiểm điểm trước dân tại các cuộc họp được dàn xếp trước, bị tạm giữ và xét hỏi. Sau đó, ông công khai gắn kết với tập san bất đồng chính kiến Tổ Quốc.

Vào tháng Tám năm 2010, Vi Đức Hồi xuất bản một truyện giả tưởng về cái chết thảm khốc của chàng trai 21 tuổi Nguyễn Văn Khương, người đột tử ngay sau khi bị công an giữ vì một lỗi giao thông ở tỉnh Bắc Giang vào tháng Bảy năm 2010. Nội dung truyện cung cấp các chi tiết – dưới danh nghĩa hư cấu – thuật lại việc công an đánh Khương gây nên cái chết. Tin tức về cái chết của Khương dưới tay công an đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí nhà nước Việt Nam cũng như báo chí hải ngoại, các blog độc lập và các tổ chức nhân quyền quốc tế, đồng thời cũng gây ra một cuộc biểu tình của hàng ngàn người ở Bắc Giang trong đám tang nạn nhân để phản đối công an bạo hành.

Trong hồi ký viết năm 2008, Đối Mặt, Vi Đức Hồi viết: “Cái mất mát lớn nhất của con người chính là mất đi quyền làm người; Kẻ có tội lớn nhất là kẻ đi tước đoạt quyền con người; kẻ đáng thương nhất là kẻ chưa hiểu biết về quyền con người; kẻ đáng trách nhất là kẻ quên đi quyền con người; kẻ hèn hạ nhất là kẻ cam chịu mất quyền con người. Tôi là kẻ đáng trách và cũng có lúc trở thành kẻ hèn hạ.”

Trong năm qua, chính quyền Việt Nam đã gia tăng đàn áp các văn sĩ và blogger độc lập, những người lên tiếng chất vấn về chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng, hoặc kêu gọi một nền dân chủ thay thế cho thể chế độc đảng. Các văn sĩ, blogger và các nhà vận động trên mạng bị đặt dưới sự giám sát thô bạo, bị biệt giam trong thời gian dài không được tiếp cận với luật sư,và bị xét xử với các mức án tù giam ngày càng nặng.

“Cũng như hàng chục văn sĩ và blogger khác, ông Vi Đức Hồi xứng đáng được đối xử tốt hơn thế,” ông Robertson phát biểu. “Họ là những người đang bị giam giữ chỉ vì bày tỏ ý kiến về nhân quyền và cải thiện quản lý nhà nước. Chừng nào Việt Nam còn tiếp tục bắt giam những người bất đồng chính kiến ôn hòa, cả thế giới cần đặt câu hỏi xem liệu có thể tin được việc quốc gia này sẽ nghiêm túc tôn trọng các cam kết quốc tế của mình được hay không.”

Trích từ các bài viết của ông Vi Đức Hồi

Ai cũng vậy, khi mà mình nhận ra, nhìn thấy những hành vi tội lỗi của người khác, mà không lên tiếng cảnh báo cho người đó dừng lại, hoặc cũng không báo cho mọi người biết để tránh; để đề phòng; để lên tiếng; để ngăn chặn… thì đó cũng là tội lỗi. Từ lối suy nghĩ mộc mạc như vậy, nên việc tôi đến với phong trào dân chủ như một lẽ tự nhiên.

Trích hồi ký “Đối Mặt” của ông Vi Đức Hồi:

Thực tế là vậy, tôi chưa thấy”đảng ta thiên tài, sáng suốt” ở chỗ nào mà chính hiện nay đảng đang là trở ngại, lực cản cho sự phát triển, đó là cái “định hướng xã hội chủ nghĩa”và “tăng cường sự lãnh đạo của đảng”… chỉ mong đảng hãy tha cho dân lành, hãy để yên cho họ làm ăn, đừng lên mặt nữa, dân chịu nhiều khổ đau với đảng lắm rồi.

Từ những thực tế trên, tôi quyết định cần ly khai đảng. Tôi khẳng định: Tôi không phản bội đảng mà chính đảng đã phản bội tôi và nhân dân tôi. Nếu như đảng thực hiện đúng như cương lĩnh của đảng đề ra thì suốt đời tôi nguyện phụng sự đảng đến hơi thở cuối cùng. Tôi là người tự trọng, luôn tôn trọng sự thật, căm ghét giả dối, lừa gạt.

Quyết định của tôi là cả một quá trình nung nấu, cả một quá trình suy nghĩ, cân nhắc. Tôi chẳng có động cơ nào khác ngoài động cơ thấy mình cần phải bênh vực lẽ phải, bênh vực những người dân của tôi, vì thế tôi quyết định những năm tháng còn lại của cuộc đời tôi, tôi phải làm điều gì đó dù là ít ỏi để rồi khi từ giã cõi đời này sẽ giảm bớt đi những ân hận.

(Nhận được từ HRW)





- Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch: Việt Nam: Cần trả tự do cho nhà hoạt động dân chủ nhiều ảnh hưởng(Dân luận)  “Lệnh truy thu Giải thưởng Nhà văn Quốc tế của ông Vi Đức Hồi là trái luật.” --Vụ Vi Đức Hồi giống vụ ông Hà Vũ?bbc -Luật sư Trần Lâm, người sẽ bảo vệ ông Vi Đức Hồi trong phiên phúc thẩm ngày 26/4 nói ông cũng chịu cách xử của tòa như ông Hà Vũ. -Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi-   RFI - -Vietnam: Free Influential Democracy Activist Human Rights Watch
-(New York) - Vietnam's government should immediately release the writer Vi Duc Hoi, who was sentenced to eight years in prison in January 2011 for "conducting propaganda" against the government, Human Rights Watch said today. The appeals court in Lang Son Province will hear the appeal for his conviction on April 26.

-VIỆT NAM - CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT: Việt Nam : xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi vào tuần tới (RFI)-Ngày 26/4/2011, tòa án Việt Nam sẽ xét xử phúc thẩm nhà bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi. Cách đây 4 tháng, trong một phiên tòa sơ thẩm diễn ra rất chóng vánh vào ngày 26/1/2011 tại Lạng Sơn, ông Vi Đức Hồi đã bị kết án 8 năm tù vì tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bản án kể trên được xem là quá nghiệt ngã, so với một số vụ xử các nhà ly khai thời gian gần đây.

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ TRẦN LÂM TRƯỚC PHIÊN TÒA PHÚC THẨM ĐỐI VỚI VI ĐỨC HỒI

Luật sư Trần Lâm

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc

LUẬN CỨ BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ TRẦN LÂM TRƯỚC PHIÊN TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NGÀY 26 / 4 /2010 TẠI LẠNG SƠN ĐỐI VỚI VI ĐỨC HỒI CAN TỘI “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚCCHXHCN VIỆT NAM

(Luận cứ này sẽ được bổ xung, sửa đổi, phù hợp với phiên tòa công khai. Xin coi đây là những đề xuất cho việc dự thẩm).

I. Tội danh dành cho anh Hồi thuộc về ý thức, quan điểm, cho nên việc tìm ra nguồn gốc phát sinh, thời điểm phát sinh là rất cần cho việc định tội và lượng hình .

Hồ sơ thể hiện rõ: Gia đình anh Hồi là nông dân thuần phác, anh tham gia công tác sớm, được học hành có hệ thống, làm việc có hiệu quả, được mọi người yêu mến, được tín nhiệm đến mức được xếp vào hàng ngũ lãnh đạo kế cận…

Đầu tiên, anh nghe đài, rồi anh sử dụng internet, anh nhìn nhận thực trạng xã hội, tư tưởng, tình cảm của anh chuyển biến. Quá trình thay đổi này không có tác động của cá nhân nào.

Trung ương Đảng ta nhiều lần nói đến hiện tượng : “Nhạt Đảng”, “Chán Đảng” của một số Đảng Viên. Số này không ai dám nói là số ít. Khi tự phát hiện ra trạng thái tình cảm này trước Đảng anh đã nói: “Xin khai trừ tôi ra khỏi Đảng, tôi không băn khoăn , không luyến tiếc gì.” . Đây là một thái độ trung thực và dũng cảm.

Tôi, một người nhiều tuổi, nghĩ đến chúng ta, dân ta vẫn còn giữ mãi một não trạng bảo thủ và xơ cứng, chẳng khác gì một cặp chồng vợ đã từng một thời nồng ấm, đến lúc buộc lòng phải chia tay thì lại đối đãi với nhau như kẻ thù, lại còn lôi kéo cả con cái người ta vào vòng xoáy thù hận, khác xa với cách hành xử trong xã hội văn minh.

Nếu ta độ lượng với anh Hồi, anh Hồi không phải lọt vòng tù tội, anh có thể là người phản biện có ích cho Đảng, cho dân. Người xưa có câu: “Kẻ tiểu nhân tiễn nhau với vàng bạc, người quân tử tiễn nhau bằng lời hơn, lẽ thiệt”



II. Về tội danh này, căn cứ để định tội dựa vào các hành vi: Viết – Vẽ – Nói.

a. Anh Hồi về Bắc Giang có đến vùng nhậy cảm nhiều lần và thường xuyên. Việc này là do một người gửi tiền cho gia đình các người bị bắt giam, mỗi tháng một lần, mỗi người 500 ngàn, anh Hồi nhận tiền và phân phát. Xét ra những người nhận tiền chỉ là những nông dân nghèo khổ, còn anh Hồi làm việc này thuần túy chỉ là việc cứu trợ .

b. Án sơ thẩm đã căn cứ những cuộc phỏng vấn của truyền thông quốc tế để kết tội anh Hồi, xét ra đây là những ngôn luận rất thường của nhiều người , không phải chỉ riêng anh Hồi…

Trước Đại Hội 11, ông Đinh Thế Huynh đã nói: “Nhân dân Việt Nam không chấp nhận đa đảng”. Ông Nguyễn Phú Trọng đã trả lời báo nước ngoài: “Việt Nam giai đoạn này chưa cần đa nguyên, đa đảng.”. Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh nói:”Biết bao nhiêu người nói như Cù Huy Hà Vũ đã từng nói, sao lại chỉ bắt tội mình Cù Huy Hà Vũ.”. Ông Nguyễn Văn An nguyên ủy viên BCT, nguyên chủ tịch Quốc Hội đã đòi hỏi phải thay đổi thể chế. Và biết bao nhiêu người “nhạt Đảng”,”chán Đảng” còn nói ghê gớm hơn nhiều .

Nhiều năm về trước, nói như thế là điều cấm kỵ. Nay xã hội đương đại đã có những bước tiến dài về nhân quyền, về tự do ngôn luận…lẽ nào chúng ta lại yên tâm khi vẫn giữ cách hành xử của nhiều năm về trước.

Sẽ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng xử một người sẽ làm ngàn vạn người khác phải run sợ.

Trên bình diện quốc tế, chúng ta đã mất quá nhiều điểm về cách hành xử không làm mọi người tâm phục, khẩu phục lẽ nào chúng ta vẫn lại tiếp tục đi vào vết xe xưa cũ.

Về viết các văn bản, có 2 tạp văn đáng quan tâm: “Nể Dâm” và “Đối Mặt” .

*“Nể Dâm” có nội dung: Trong xóm có một ông góa vợ, một bà góa chồng. Người ta phát hiện 2 ông bà làm cái việc của “Con Người”. 2 người con giai của người đàn bà kiện ra xã buộc ông góa vợ tội hiếp dâm. Mọi can ngăn đều không có hiệu quả, buộc chính quyền phải can thiệp. Chủ Tich đi học xa, Bí thư chi bộ phải thay thế. Hỏi bà, bà nói nguyên nhân là tôi “Nể” ông ấy quá!. Xuất xứ chữ “Nể Dâm” là thế. Câu chuyện đáng quan tâm là bí thư chi bộ phạt vạ người đàn ông, lại lấy số tiền này tổ chức một bữa nhậu cho các vị chức sắc trong thôn…

Tôi có hỏi anh Hồi, đã nghĩ gì mà viết thế? Anh Hồi phản bác: Tôi viết truyện ngắn đó trong lúc cao hứng. Khi sáng tác truyện ngắn, người ta có quyền dùng bút pháp hư cấu để dẫn dắt sự việc. Sau những quan sát anh Hồi từ nhiều góc độ, tôi tin rằng anh Hồi không có dụng tâm, không hề ác ý…xin tòa có sự rộng lượng trước giây phút thăng hoa của một ngòi bút đang có nhiều triển vọng.

“Đối Mặt”: Đây là một hồi ký rất dài nói về gia cảnh, đời tư của mình, nhưng phần lớn là anh Hồi viết về những lần bị công an bắt giữ, thẩm vấn. Lời văn thì nhẹ nhàng, sự việc thì rõ ràng, không hề đề cập gì đến các vấn đề liên quan đến Đảng, Nhà nước. Tác phẩm này chỉ là một tập hợp những đối thoại dí dỏm, rất đời thường của anh Hồi với những nhân viên an ninh, nhân viên công lực khi họ buộc phải làm việc với anh .

Xét về hai tập này, không có tình tiết nào mà chúng ta có thể quy là dấu hiệu của tội phạm

***

Có điều vừa cấm kị vừa khó nói, tôi xin mạnh dạn trình bày :

-Thế giới hòa nhập, phải có luật lệ thế là bao nhiêu công ước ,quy chế…ra đời .Có các quy chế về dân chủ, nhân quyền…Trong xu the hòa nhập ấy , Việt Nam phải phê chuẩn , cam kết thực hiện .Nhưng các quy chế ấy lại thuộc thể chế dân chủ, đa nguyên, trái với thể chế Việt Nam .Thực hiện cũng không được ,gạt bỏ cũng không xong, một thế “tùy cơ ứng biến”

Xét xử các vụ án này là như thế , dù đã lâu năm trong nghề cũng không thể có được chuẩn mực .Cái khó là ở từ đấy,cái tự do cũng là ở từ đây.

Thế giới đang chuyển mình, về kinh tế về chính trị,và về nhiều mặt khác .Ta phải nhận thấy từ độ 10 năm nay , phong trào dân chủ cả thế giới cũng như tại Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể .Nhiều việc trước kia là cấm kỵ nhưng nay đã được rộng mở ,con đường lại đang hanh thông.

Tôi nghĩ rằng trong tâm thức , việc xét xử vụ án này ,cần phải có một tu duy manh dạn để phù hợp với thời thế .

***

Vì những lẽ đó tôi nghĩ đối với bị cáo Vi Đức Hồi : Tha miễn trách nhiệm hình sự .

Vì các lẽ sau :Nhân thân đáng được chiếu cố, hành vi chưa đủ những yếu tố cấu thành tội phạm, thái độ ôn hòa ,có nhiều dấu hiệu của khiêm nhường và thức thời.

Hà Nội ngày 18 tháng 4 năm 2011

Luật sư Trần Lâm

Blog VI ĐỨC HỒI :  http://viduchoi.blogspot.com/

Tổng số lượt xem trang