Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

TẦNG LỚP TRUNG LƯU ĐANG NỔI ĐÒI HỎI THAY ĐỔI Ở VIỆT NAM

-TẦNG LỚP TRUNG LƯU ĐANG NỔI ĐÒI HỎI THAY ĐỔI Ở VIỆT NAM
ABC Ngày 23-5-2011
Việt Nam đã tổ chức bầu cử Quốc hội và ngày Chủ Nhật với cuộc bầu bán được thiết kế nhằm duy trì lưới quyền lực Đảng cộng sản nhưng sẽ không giảm vai trò năng động hơn của Quốc hội trong việc định hình chính sách. 
Các cử tri sẽ chọn 500  đại từ và 827 ứng cử viên trên toàn quốc trong đợt bầu cử theo thông lệ 5 năm một lần. Khoảng 90 % đại biểu được kỳ vọng là đảng viên đảng cộng sản và phần còn lại là đại biểu độc lập. Trong vòng 1 tuần, kỳ vọng sẽ có kết quả.. 
COCHRANE: Thời điểm này,  các quan chức chính phủ  xem đây là cuộc bầu cử dân chủ nhưng đã sàng lọc các ứng viên rất kỹ càng, liệu điều này có mang lại ít lạc quan chăng?   
DR FFORDE: Đúng vậy, họ đã nói lên những điều này. Chính họ và công việc đã nói lên những điều như vậy và tôi không nghĩ rằng một ai đó cần đặt quá nhiều trọng lượng lên đó, nhưng có rất nhiều điều thú vị đang diễn tiến. Có một rất nhiều người Úc sang Việt Nam và họ đánh giá cao con người, đánh giá năng lực,  sức mạnh trong khi hệ thống chính trị chính thông không thay đổi nhiều, theo sau hệ thống chính trị, tồn tại tất cả mọi thứ gồm sự tăng nhanh các tổ chức xã hội dân sự, người ta làm việc phục vụ chính mình, người ta làm cái này  rồi làm cái khác và những điều này đang đưa ra những thách thức cho Đảng. Đồng thời nó đưa ra nhiều cơ hội chính trị to lớn nhưng đến nay vẫn chưa thực sự được khai thác.

COCHRANE:  Một trong những tín hiệu cho thế giới thấy rằng  sức mạnh đang diễn tiến của Quốc hội ở Việt Nam đã là một Quốc hội  bỏ phiếu chống dự án xây dựng đường sắt cao tốc nối thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh  trị giá 56 tỷ USD. Tính đến thời điểm này, cho thấy sự đòi hỏi vế sự độc lập của Quốc hội. Quốc hội đang bắt đầu thực thi những quyền lực thực sự hoặc như đưa ra những kiến nghị chỉ trích, hay chỉ là dấu cao su cho Bộ chính trị?
DR FFORDE:  Phép ẩn dụ mà tôi thích sử dụng dành cho  Quốc hội Việt Nam là nói hơi giống Thượng viện của Vương quốc Anh, nơi không có nhiều quyền lực, nó chỉ có rất ít quyền lực và thỉnh thoảng được dùng để hỗ trợ lập pháp  và cho đầu ra tốt hơn. Và một trong những lợi thế khi nghĩ về Quốc hội theo những thuật từ là nó làm cho ai đó nhận ra rằng Quốc hội là một phần tạo nên các điều đó. Người ta ngồi trong Quốc hội như là một thành viên của các quá trình đều gắn bó chặt chẽ với những việc mà Đảng làm. Họ họp kín dựa trên cơ sở Đảng trước khi các quyết định được đưa ra và nếu có sức ép lớn nào đó tiếp diễn do vài người  trong bộ máy làm sai thì người khác trong bộ máy mới có khả năng sửa chữa sai trái và điều đó nhiều hoặc ít hơn những gì đã xảy ra. Nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt lớn giữa Quốc hội và khi nói về nó như là một cơ sở quan trọng của quyền lực chính trị độc lập, bởi vì các vấn đề chính trị cơ bản ở Việt Nam đã theo một lộ trình tuần hoàn trong khoảng thời gian dài. Quốc hội đã hoạt động theo lộ trình này khá dài bởi thế những vấn đề chính trị cơ bản đã không thực sự được giải quyết.
COCHRANE: Ông suy nghĩ gì về vai trò của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam và về khả năng tiếp cận của họ đối với truyền thông quốc tế qua internet. Vai trò đó thể hiện như thế nào trong việc cải cách các hệ thống của chính phủ?
DR FFORDE: Tôi cho rằng tầng lớp này có vai trò cực kỳ quan trọng, bởi vì nó thể hiện người Việt ở tất cả cấp độ  những gì mà bạn có thể thực hiện ở một đất nước nếu quan điểm chính trị bạn được bày tỏ. Nếu các bạn có chính kiến của mình và bạn có người lãnh đạo chính trị được trao quyền và vì thế có quyền lực, thì các bạn đã có thể giải quyết vấn đề tham nhũng, các bạn có thể có hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế tốt hơn, hệ thống giáo dục tốt hơn và các bạn có thể có những thành phố sạch sẽ, tổ chức tốt, những thành phố như những thành phố mọi người đều có thể nhìn thấy ở các nước khác.
COCHRANE Tôi xin được ngắt lời ông một lát tiến sỹ Fforde bởi vì chúng ta sẽ chào tạm biệt các thính giả nghe đài trên toàn thế giới ngay bây giờ. Nếu các thính giả muốn tiếp tục nghe bản tin này, xin chuyển sang nghe trên website của chúng tôi và thông tin sẽ tiếp tục được phát trực tuyến.
Xin lỗi vì ngắt lời ông Fforde ông vừa nói về tầm quan trọng của tầng lớp trung lưu phải không ạ?
DR FFORDE Vâng, tôi nghĩ tới tầng lớp trung lưu cũng giống như những người những người Việt Nam khác, những người công nhân làm việc ở nước ngoài…Họ được đặt vào trong những tình huống để rồi khám phá qua đó, những điều họ có thể làm đối với một đất nước khi họ có chính kiến riêng và họ có hệ thống quản lý nhà nước có quyền lực và nhờ đó họ có thể thực hiện được nhiều việc tốt. Các bạn có thể có những thành phố (như tôi đã nói) được quy hoạch tử tế và khá sạch sẽ, có hệ thống quy ước hoạt động hiệu quả và không bị tham nhũng làm mục ruỗng từ bên trong và còn nhiều điều khác nữa. Điều này đặt ra một thắc mắc vô cùng lớn là, tại sao một đất nước đã phát triển tốt như Việt Nam lại không thể làm được điều đó? Điều này cũng đặt ra câu hỏi không phải đối với chính phủ Việt Nam mà còn đối với người Việt nam, bởi vì thẩm quyền quản lý đất nước xét cho cùng là xuất phát từ người dân. Vì vậy, tôi cho rằng đó là một điều khá thú vị để quan sát. Họ đều ý thức rất rõ về những điều đang diễn ra trên thế giới và cũng hoàn toàn ý thức rất rõ rằng họ đang tụt hậu đến đâu so với thế giới.
COCHRANE: Chúng ta thường không đánh giá được điều đó từ bên ngoài. Cho đến khi truyền thông  hoạt động và đặc biệt là giới truyền thông quốc tế đi vào Việt Nam, thông tin được dấu kín một cách hợp lý.  Ông đã nhắc tới những điểm cần chú ý quan sát và quốc hội đang chuẩn bị nhóm họp vào tháng Bảy, như tôi được biết, để chọn ra một chính phủ mới. Người ta kỳ vọng rằng thủ tướng sẽ vẫn giữ được ghế của mình. Nhưng ông nghĩ sao, ông có cho rằng một đại diện chính phủ mới sẽ góp phần tạo ra cải cách không?
DR FFORDE: Như đã nói ở trên, tôi cho rằng sẽ có những thay đổi đáng giá và những cơ hội thuận lợi cho những thay đổi quan trọng Tôi cho rằng, một trong những điều quan trọng cần chú ý quan sát trong cuộc bầu cử lần này không phải ở cấp Quốc hội mà ở cấp địa phương ở một số tỉnh thành, bởi vì lãnh đạo chính trị ở một số tỉnh thành đã có thể khai thác những cơ hội này để thực hiện thành công một số điều gắn bó chặt chẽ tới người dân địa phương để tạo ra những thay đổi đáng ngạc nhiên ở một số nơi. Đà Nẵng chính là một ví dụ cực kỳ điển hình cho điều này và cách mà họ đã thực hiện về mặt chính trị là khá dễ hiểu, có nghĩa là ta có những nhà chính trị địa phương – những người có thể tạo ra sự kính trọng của người dân để có thể hoàn thành được nhiều việc, rồi sau đó họ được trao thẩm quyền và họ sử dụng quyền lực được trao đó để điều chỉnh hệ thống quản lý nhà nước ở cấp địa phương đó chuyển động theo phương hướng đúng đắn, thay vì tìm kiếm và theo đuổi các nguồn gốc tham nhũng ở chỗ nọ chỗ kia. Thêm vào đó, các cuộc bầu cử không chỉ diễn ra đối với Quốc hội ở cấp trung ương, mà còn ở cấp tỉnh thành, và dưới đó còn có các quận huyện và phường xã. 
Người dịch: Vũ Minh
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Tổng số lượt xem trang