- Xin hơn 2.000 tỉ để giảm tắc: Hà Nội toàn làm ngược
Cập nhật : 02:10 | 01/12/2015
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có tờ trình HĐND TP dự kiến cần 2.167 tỷ đồng để giảm ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2016 -2020.
Cập nhật : 02:10 | 01/12/2015
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng vừa có tờ trình HĐND TP dự kiến cần 2.167 tỷ đồng để giảm ùn tắc giao thông trong giai đoạn 2016 -2020.
Đáng chú ý trong đó có 700 triệu đồng được sử dụng để lập đề án hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn TP vào năm 2016.
Tại tờ trình gửi HĐND, UBND TP Hà Nội đánh giá, sau 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông giai đoạn 2012-2015, thành phố đã giảm 89 điểm ùn tắc xuống còn 51 điểm. Tai nạn giao thông giảm 3 tiêu chí, nhiều nút giao thông thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng được giải quyết cơ bản.
Tuy nhiên, do phương tiện cá nhân tăng nhanh (trung bình 10% năm) và những khó khăn về hạ tầng.. tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục có diễn biến phức tạp.
Phương tiện cá nhân tăng nhanh trong điều kiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.
Cũng theo tờ trình của UBND thành phố, ngoài các giải pháp về đầu tư công trình, tổ chức lực lượng, Hà Nội xác định trong thực hiện chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc cần thực hiện cả giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng.
Theo đó, trong giai đoạn 2016-2020 sẽ kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng nhà ở cao tầng trong khu vực nội đô và di dân cơ học nhằm hạn chế tăng mật độ dân cư trong khu vực nội đô.
15 năm nữa mới giảm được xe máy
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải HN cho rằng: Đề án hạn chế phương tiện cá nhân là một chủ trương lớn đụng chạm đến người dân và các tổ chức kinh tế - xã hội. Do vậy, cần phải có nghiên cứu khoa học đánh giá thực trạng, nguyên nhân gây ùn tắc không chỉ của cơ quan quản lý nhà nước mà còn của cả các nhà khoa học và người dân.
Ông Liên cũng lo ngại, xây dựng đề án tổng thể hạn chế phương tiện cá nhân chỉ với 700 triệu đồng là quá ít, không thấm vào đâu so với một chủ trương ảnh hưởng đến đời sống của đa số người dân Thủ đô.
Nếu bỏ ra 700 triệu để xây dựng đề án, làm không đến nơi đến chốn sẽ gây lãng phí tiền ngân sách của nhà nước.
“Cách làm của HN hiện nay đang thiếu tư duy khoa học, không tranh thủ được ý kiến của các nhà khoa học và người dân mà chỉ nghĩ tới chuyện xây dựng kế hoạch xin tiền ngân sách, như thế không bao giờ có hiệu quả”, ông Liên đánh giá.
Theo ông, muốn giảm ùn tắc giao thông, phải không tăng dân cư trong nội thành. Tuy nhiên, Hà Nội toàn làm ngược khi để ngày càng nhiều nhà cao tầng mọc lên trong nội đô dẫn tới dân số cơ học tăng nhanh, gây áp lực lên giao thông ngày càng lớn.
Về phương án hạn chế phương tiện cá nhân, ông Liên cho rằng Hà Nội cần phải có tầm nhìn trước và phụ thuộc rất nhiều vào khả năng vận chuyển của vận tải công cộng. Cụ thể khi các tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì mới tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân.
“Đến 2030 Hà Nội có khoảng 8 tuyến đường sắt đô thị, lúc đó Hà Nội mới có thể hạn chế xe máy”, ông Liên nói.
Khi được hỏi về việc Hà Nội chủ trương xây dựng đề án hạn chế phương tiện cá nhân trong năm 2016, một lãnh đạo Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT) cho rằng: Phương tiện cá nhân tăng nhanh như hiện nay nếu không hạn chế thì đường phố Hà Nội sẽ “không đi được”.
Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng tính thời điểm thực hiện. Cụ thể, cần xem xét tuyến nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu thì mới có giải pháp hạn chế để làm sao những người thực sự có nhu cầu thì mới đi vào, nếu không thì sẽ đi hướng khác.
Đại diện Vụ vận tải cũng nêu quan điểm, giao thông đô thị phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch, nhưng thực tế Hà Nội không quản lý được quy hoạch khi để các nhà cao tầng mọc lên như nấm làm tăng dân số cơ học, phá vỡ quy hoạch gây áp lực lên giao thông đô thị.
Vũ Điệp
Nguyên Phó chủ tịch HN: 'Lỗ hổng' quy hoạch nằm ở lợi ích
Ngột ngạt Hà Nội: 4 vạn dân 'chui' vào 1 phường
Hà Nội: Siêu đô thị mọc đến đâu, tắc đến đó
Hà Nội quyết giảm tần suất xe buýt giờ cao điểm dù... bị chê "ngược đời"
Kênh 14
Mặc dù bị chê là "ngược đời" nếu điều chỉnh giảm tần suất các tuyến buýt vào giờ cao điểm, tuy nhiên, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội vẫn quyết định điều chỉnh 10 tuyến buýt đang hoạt động tại các tuyến đường có công trình rào chắn xây dựng.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh giảm tần suất hoạt động của 10 tuyến buýt trên 2 trục đường Nguyễn Trãi – Hà Đông và Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu, với số lượng xe giảm từ 43-50% trong giờ cao điểm để giảm ùn tắc giao thông.
Cụ thể, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý Điều hành giao thông đô thị nghiên cứu và tổ chức điều chỉnh luồng tuyến hoặc giảm tần suất một số tuyến buýt nhằm hạn chế lưu thông qua các tuyến đường xung quanh khu vực rào chắn.
Tập trung trên tuyến quốc lộ 6 (Nguyễn Trãi – Hà Đông) điều chỉnh giảm tần suất của 3 tuyến (tuyến 02, 21 và 27) và điều chỉnh 2 tuyến (tuyến 39 và 22) cắt ngang không đi trục Nguyễn Trãi với số lượng xe giảm trong giờ cao điểm là 30/70 xe/1 hướng (tương đương 43% số lượng xe lưu thông trong giờ cao điểm).
Ngoài ra, trên trục đường quốc lộ 32 (Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy – Cầu Giấy) cũng sẽ điều chỉnh 5 tuyến buýt (các tuyến số 16A, 16B, 27, 34, 49) cắt ngang không đi trục Xuân Thủy – Cầu Giấy, lưu thông vào tuyến đường Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông (giảm 30/60 xe/giờ cao điểm/1 hướng).
Theo tính toán số xe giảm trên trục đường này tương đương 50% số lượng xe lưu thông trong giờ cao điểm.
Xe buýt và các phương tiện khác chen nhau trên các tuyến đường đang xây dựng ở Thủ đô.(Ảnh:VnExpress)
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cùng với việc điều chỉnh các tuyến buýt trên, thành phố sẽ tiếp tục duy trì phương án hạn chế phương tiện xe taxi lưu thông trong giờ cao điểm tại khu vực nút giao Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi và đường Láng (đoạn Sơn Tây – Láng Hạ) nhằm giảm lưu lượng phương tiện lưu thông qua các khu vực rào chắn có bề rộng mặt đường lưu thông hạn chế.
“Sở Giao thông vận tải đã chủ động phối hợp với Chủ đầu tư các dự án rà soát chỉ đạo đơn vị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nhanh chóng thu gọn rào chắn, hoàn trả mặt đường phục vụ giao thông”, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội đã đồng ý phương án trên từ ngày 7/11, sẽ giãn tần suất một số chuyến xe buýt chạy qua khu vực đường có rào chắn vào giờ cao điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông.
“Trước đây, người dân mất khoảng 5 phút chờ đợi xe buýt chạy qua đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, khi điều chỉnh, người dân cũng chỉ phải chờ 7-10 phút.
Việc giãn tần suất xe buýt chạy qua tuyến đường này, không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu đi lại của người dân”, ông Hải cho hay.
Bị chê là "ngược đời", Hà Nội vẫn quyết điều chỉnh
Thời gian gần đây, trên các tuyến phố đang xây dựng các công trình đường sắt trên cao ở Hà Nội: Nguyễn Trãi – Hà Đông, Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu… liên tục xảy ra ùn tắc giao thông.
Việc ùn tắc này chủ yếu do các đơn vị rào đường quá rộng để thi công các công trình gây ra.
Để hạn chế ùn tắc, thời gian qua, cùng với lực lượng Thanh tra giao thông, CSGT, Hà Nội đã tung thêm hàng trăm cán bộ, chiến sỹ CSTT, Công an phường… xuống đường điều tiết giao thông giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc giao thông.
Biện pháp điều chỉnh xe buýt vào giờ cao điểm tại các trục đường đang xây dựng các tuyến đường sắt trên cao cũng được đưa ra.
Tuy nhiên, ngay khi Sở Giao thông vận tải Hà Nội có ý định điều chỉnh tần suất hoạt động của các tuyến buýt vào giờ cao điểm để hạn chế tắc đường, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị hơn 30 năm cho rằng, đề xuất hạn chế xe buýt lưu thông trong giờ cao điểm nhằm giảm ùn tắc là đi ngược với nhu cầu thực tiễn, ngược với quy tắc giao thông trên thế giới.
Theo ông, Hà Nội cần ưu tiên phát triển cũng như tăng tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm, vì nhiều người đi xe buýt sẽ giảm tải được áp lực giao thông và giảm phương tiện cá nhân, từ đó giảm được ùn tắc.
TS Thủy cho rằng, trong khi các nước đi trước Việt Nam hàng chục năm về phát triển phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm... thì hiện Hà Nội với dân số gần 10 triệu mới có hơn 1.000 đầu xe buýt, năng lực vận chuyển chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu đi lại.
"Rõ ràng đây là một hạn chế lớn, nếu Hà Nội tiếp tục giảm tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm, khó có thể giải quyết được bài toán ùn tắc nghiêm trọng như hiện nay", ông Thuỷ khuyến cáo.
Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh giảm tần suất hoạt động của 10 tuyến buýt trên 2 trục đường Nguyễn Trãi – Hà Đông và Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hồ Tùng Mậu, với số lượng xe giảm từ 43-50% trong giờ cao điểm để giảm ùn tắc giao thông.
Cụ thể, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý Điều hành giao thông đô thị nghiên cứu và tổ chức điều chỉnh luồng tuyến hoặc giảm tần suất một số tuyến buýt nhằm hạn chế lưu thông qua các tuyến đường xung quanh khu vực rào chắn.
Tập trung trên tuyến quốc lộ 6 (Nguyễn Trãi – Hà Đông) điều chỉnh giảm tần suất của 3 tuyến (tuyến 02, 21 và 27) và điều chỉnh 2 tuyến (tuyến 39 và 22) cắt ngang không đi trục Nguyễn Trãi với số lượng xe giảm trong giờ cao điểm là 30/70 xe/1 hướng (tương đương 43% số lượng xe lưu thông trong giờ cao điểm).
Ngoài ra, trên trục đường quốc lộ 32 (Hồ Tùng Mậu – Xuân Thủy – Cầu Giấy) cũng sẽ điều chỉnh 5 tuyến buýt (các tuyến số 16A, 16B, 27, 34, 49) cắt ngang không đi trục Xuân Thủy – Cầu Giấy, lưu thông vào tuyến đường Nguyễn Phong Sắc – Trần Thái Tông (giảm 30/60 xe/giờ cao điểm/1 hướng).
Theo tính toán số xe giảm trên trục đường này tương đương 50% số lượng xe lưu thông trong giờ cao điểm.
Xe buýt và các phương tiện khác chen nhau trên các tuyến đường đang xây dựng ở Thủ đô.(Ảnh:VnExpress)
Theo lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cùng với việc điều chỉnh các tuyến buýt trên, thành phố sẽ tiếp tục duy trì phương án hạn chế phương tiện xe taxi lưu thông trong giờ cao điểm tại khu vực nút giao Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi và đường Láng (đoạn Sơn Tây – Láng Hạ) nhằm giảm lưu lượng phương tiện lưu thông qua các khu vực rào chắn có bề rộng mặt đường lưu thông hạn chế.
“Sở Giao thông vận tải đã chủ động phối hợp với Chủ đầu tư các dự án rà soát chỉ đạo đơn vị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nhanh chóng thu gọn rào chắn, hoàn trả mặt đường phục vụ giao thông”, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội đã đồng ý phương án trên từ ngày 7/11, sẽ giãn tần suất một số chuyến xe buýt chạy qua khu vực đường có rào chắn vào giờ cao điểm nhằm giảm ùn tắc giao thông.
“Trước đây, người dân mất khoảng 5 phút chờ đợi xe buýt chạy qua đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, khi điều chỉnh, người dân cũng chỉ phải chờ 7-10 phút.
Việc giãn tần suất xe buýt chạy qua tuyến đường này, không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu đi lại của người dân”, ông Hải cho hay.
Bị chê là "ngược đời", Hà Nội vẫn quyết điều chỉnh
Thời gian gần đây, trên các tuyến phố đang xây dựng các công trình đường sắt trên cao ở Hà Nội: Nguyễn Trãi – Hà Đông, Cầu Giấy – Xuân Thủy – Hồ Tùng Mậu… liên tục xảy ra ùn tắc giao thông.
Việc ùn tắc này chủ yếu do các đơn vị rào đường quá rộng để thi công các công trình gây ra.
Để hạn chế ùn tắc, thời gian qua, cùng với lực lượng Thanh tra giao thông, CSGT, Hà Nội đã tung thêm hàng trăm cán bộ, chiến sỹ CSTT, Công an phường… xuống đường điều tiết giao thông giờ cao điểm để hạn chế ùn tắc giao thông.
Biện pháp điều chỉnh xe buýt vào giờ cao điểm tại các trục đường đang xây dựng các tuyến đường sắt trên cao cũng được đưa ra.
Tuy nhiên, ngay khi Sở Giao thông vận tải Hà Nội có ý định điều chỉnh tần suất hoạt động của các tuyến buýt vào giờ cao điểm để hạn chế tắc đường, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị hơn 30 năm cho rằng, đề xuất hạn chế xe buýt lưu thông trong giờ cao điểm nhằm giảm ùn tắc là đi ngược với nhu cầu thực tiễn, ngược với quy tắc giao thông trên thế giới.
Theo ông, Hà Nội cần ưu tiên phát triển cũng như tăng tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm, vì nhiều người đi xe buýt sẽ giảm tải được áp lực giao thông và giảm phương tiện cá nhân, từ đó giảm được ùn tắc.
TS Thủy cho rằng, trong khi các nước đi trước Việt Nam hàng chục năm về phát triển phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm... thì hiện Hà Nội với dân số gần 10 triệu mới có hơn 1.000 đầu xe buýt, năng lực vận chuyển chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu đi lại.
"Rõ ràng đây là một hạn chế lớn, nếu Hà Nội tiếp tục giảm tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm, khó có thể giải quyết được bài toán ùn tắc nghiêm trọng như hiện nay", ông Thuỷ khuyến cáo.
Từ ngày 7-11, Hà Nội giảm 40 lượt xe buýt để giảm ùn tắc trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần PhúNhân Dân
Hà Nội giảm tần suất một số tuyến xe bus để hạn chế tắc đườngĐài Truyền Hình Việt Nam
Hà Nội giảm hơn 50% tần suất xe buýt giờ cao điểmThanh Niên
"Trí tuệ quá lùn, ý thức quá tởm!?"- Giao thông lộn xộn, cảnh sát 'bó tay' Vnexpress
Hà Nội giảm tần suất một số tuyến xe bus để hạn chế tắc đườngĐài Truyền Hình Việt Nam
Hà Nội giảm hơn 50% tần suất xe buýt giờ cao điểmThanh Niên
"Trí tuệ quá lùn, ý thức quá tởm!?"- Giao thông lộn xộn, cảnh sát 'bó tay' Vnexpress
Đường xá vốn đông đúc, bụi bặm và chính cách đi lại thiếu ý thức của không ít người càng khiến tình trạng ùn tắc thêm kéo dài. VnExpress.net ghi lại hình ảnh tại vòng xuyến Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Tại vòng xuyến Khuất Duy Tiến, những hình ảnh này không phải hiếm gặp.
Ùn tắc kéo dài khiến cảnh sát giao thông cũng phải ngoảnh mặt làm ngơ.
Ngại đi qua vòng xuyến đang ùn tắc, gần chục cua-rơ đã lao vào đường một chiều để "thoát cho nhanh.
Trong khi đó, thanh tra giao thông này cũng chỉ liếc nhìn rồi quay đi để tiếp tục 'điều tiết giao thông'.
Giữa dòng xe máy, xe tải chạy ầm ầm, bé gái này sau một hồi hoảng hốt đã tập tễnh đẩy chiếc xe đạp nhích từng bước một.
Không ít vụ tai nạn thương tâm tại ngã tư này cũng xảy ra trong tình huống tương tự.
Không chỉ chở cồng kềnh, đi xe đầu trần, không ít người tham gia giao thông còn không dừng xe đúng vạch.
Nhiều người còn cố tình vượt, bất chấp hiệu lệnh của cảnh sát.
Thậm chí, nhiều người còn đi xe ngược chiều vì muốn khẩn trương thoát khỏi đám ùn tắc.
Trong cuộc họp khẩn giữa Phòng CSGT Hà Nội cuối tháng 3, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội... các cơ quan chức năng đã thống nhất lắp đèn tín hiệu giao thông 3 pha tại nút giao thông Khuất Duy Tiến vào đầu tháng 4. Do chỉ lắp đặt tạm thời (vì còn chờ đường trên cao chạy qua khu vực này hoàn thành) nên hệ thống đèn tín hiệu cũng sẽ được lắp đặt theo hướng tiết kiệm. |
Nguyễn Lê
"Trí tuệ quá lùn, ý thức quá tởm!?"
VIT - Hàng nghìn nguời dân đã phải chịu cảnh phơi nắng nhiều giờ dưới cái nắng gay gắt đầu hè, hít no khói thải ra từ các ống xả của ô tô xe máy, mà nguyên nhân là do thiếu vắng cảnh sát giao thông. Có vẻ như người dân vẫn chưa hiểu ra và biết ơn cảnh sát giao thông - những người vẫn ngày đêm cần mẫn phục họ.
Sáng 10/5, nhiều khu vực của Hà Nội bị cắt điện, đèn tín hiệu giao thông vì thế mà cũng bị cắt theo. Sau nhiều giờ làm việc dưới nắng nóng đầu hè, cộng thêm với ý thức bất hợp tác của dòng người tham gia giao thông cảnh sát giao thông khu vực kiệt sức và cảm nắng.
Tât cả đều mắc kẹt và đứng yên tại chỗ (ảnh vnexpress)
Chỉ chờ vắng bóng cảnh sát giao thông, ngay khi đó, các dòng xe ồ ạt chen lấn không ai chịu nhường ai, và kết quả là ùn tắc xuất hiện ở tứ phía.
Đám đông thì không có trí tuệ, người người kiên nhẫn tìm mọi cách chen lấn và kết quả là đám đông càng thêm đông và càng nêm chặt thêm. Người dân bắt đầu nhìn nhau với ánh mắt thiếu thiện cảm, người này xì xào người kia nào là "không nhường một tý được à", nào là "trí tuệ quá lùn, ý thức quá tởm."
Thiết nghĩ hệ thống giao thông ở các thành phố lớn ở Việt Nam đã quá tải, và nếu không có lực lượng cảnh sát giao thông hết lòng phục vụ thì các thành phố lớn đã trở thành các thành phố chết. Giống như đàn kiến ngày đêm cần mẫn, lực lượng cảnh sát giao thông đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng sức sản xuất và giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật cho toàn xã hội.
Nguồn tin: Vnexpress