Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Nhà môi giới Hồng Kông mất tích, phải chăng bị Trung Quốc bắt cóc?

-TLQ: - Truyền thông Trung Quốc phản ứng gay gắt trước việc ông Lý Gia Thành rút tài sản khỏi thị trường nước này
-
Nhà môi giới Hồng Kông mất tích, phải chăng bị Trung Quốc bắt cóc?
-Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy
30 Tháng Mười Một , 2015


Đôi khi người ta bị mất tích và lại xuất hiện một vài giờ hoặc vài ngày sau đó mà không có bất kỳ vấn đề gì.

Khi vị Giám đốc điều hành (CEO) chi nhánh Hồng Kông của một trong những công ty môi giới lớn nhất của Trung Quốc bị mất tích, nó đặt ra một số câu hỏi nghiêm trọng. Đặc biệt là sau khi Trung Quốc tăng cường kiểm tra những người tham gia thị trường tài chính trong bối cảnh sụp đổ thị trường chứng khoán Trung Quốc.


Công ty Guotai Junan International Holdings Ltd. đang tìm kiếm Giám đốc điều hành chi nhánh Hồng Kông của mình, ông Yim Fung kể từ ngày 18 tháng 11. Hãng Bloomberg đã cố gắng liên hệ với ông Yim, nhưng các cuộc gọi đều đi thẳng vào hộp thư thoại.


(Thông điệp Twitter: TIN ĐẶC BIỆT: Chủ tịch công ty Guotai Junan Int’l, công ty môi giới lớn nhất của 1 Trung Quốc “, bị “ mất tích”; Công ty cho biết không thể tìm thấy ông)


Ông Yim bị “mất tích” và “hiện không thể thực hiện nhiệm vụ của mình”, công ty đã tuyên bố với Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào ngày 23 tháng 11. Công ty chỉ định giám đốc Qi Haiying là CEO tạm thời.


Trong những trường hợp bình thường, mọi người sẽ giả định ông Yim bị ốm, bị đánh mất điện thoại của mình, hoặc do ông đã có công việc quá căng thẳng nên muốn nghỉ làm việc vài ngày.


Không phải như vậy sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đổ vỡ trong tháng 7. Nhà cầm quyền (Trung Quốc) đã đang sách nhiễu, bắt giữ và đe dọa tất cả mọi người, từ các nhà báo đến các thành viên tham gia thị trường tài chính, với mục đích ngăn chặn thị trường chứng khoán tiếp tục đổ vỡ.


Ít nhất 16 người đã bị bắt, đang bị điều tra, hoặc bị buộc rời bỏ nhiệm vụ công việc của mình để hỗ trợ chính quyền đại lục, theo báo cáo và thông báo của Bloomberg.


Reuters dẫn lời một trong những nhà quản lý quỹ bị lôi đi thẩm vấn nói: “Nếu tôi không quay trở lại, hãy chăm sóc vợ tôi”.


Ông Vương Tiểu Lỗ (Wang Xiaolu), phóng viên tạp chí Tài Kinh (Caijing), sau khi đã loan tin rằng nhà cầm quyền (Trung Quốc) sẽ không hỗ trợ thị trường chứng khoán nữa, đã thú nhận công khai: “Tôi không nên đăng tin một báo cáo với một tác động tiêu cực lớn lên thị trường tại một thời điểm nhạy cảm như vậy. Tôi không nên làm điều đó, chỉ để gây sự chú ý và nó đã khiến đất nước và các nhà đầu tư mất mát lớn như vậy. Tôi hối tiếc và sẵn sàng thú nhận tội lỗi của mình”.


“Sau khi bong bóng thị trường chứng khoán bùng nổ [chính quyền Trung Quốc] đã tiếp tục kiểm soắt chặt chẽ thị trường, tước bỏ quyền mua bán, tạo ra một môi trường mà mọi người lo sợ mua bán (chứng khoán) mặc dù họ không làm gì sai”, Fraser Howie, một chuyên gia Trung Quốc và tác giả cuốn sách “Tư bản đỏ” nói.

Vì thế, điều gì ông Yim có thể đã làm sai? Theo sohu.com, nó có thể liên quan đến việc điều tra về ông Diêu Cương (Yao Gang), một phó chủ tịch của Ủy ban Quản lý Giám sát Chứng khoán Trung Quốc, người đã bị bắt ngày 13 tháng 11 về tội tham nhũng.
-Người Trung Quốc sử dụng Bitcoin để tuồn tiền ra khỏi đất nước như thế nào?
Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy

Vào mùa thu năm 2015, chúng ta biết rằng về tổng thể, kinh tế Trung Quốc không được tốt. Mọi người đều đang cố gắng chuyển tiền ra khỏi đất nước một cách nhanh nhất có thể.

Một số phương pháp, như sử dụng các ngân hàng ngầm hoặc thuê người mang trực tiếp tiền mặt ra khỏi đất nước, khó có thể thực hiện đối với những người gửi tiết kiệm Trung Quốc thông thường.



Bitcoin có thể hoàn toàn không thể phát hiện được do đó cơ quan có thẩm quyền sẽ không bắt được người đã chuyển tiền ra khỏi đất nước.
Thay vào đó, họ có thể sử dụng đồng tiền kỹ thuật số bitcoin để tuồn tiền ra khỏi đất nước.
“Một số thương nhân Trung Quốc đã trình bày quan điểm về tỷ giá đồng Nhân dân tệ sau đợt phá giá lần cuối và các nhà đầu cơ đại lục muốn chuyển sang các tài sản khác khi thị trường chứng khoán đổ vỡ”, Jack C.Liu, người đứng đầu International at OKCoin nói với tạp chí Bitcoin Magazine.
Kết quả là trị giá bitcoin đã tăng khoảng hai lần kể từ khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bắt đầu bán ra vào giữa tháng 7 năm 2015, và đã tăng tốc sau khi phá giá tiền tệ vào tháng 8 năm 2015.
Price of Bitcoin in U.S. Dollars over the past three months. (Google FInance)
Giá Bitcoin theo Đô la Mỹ trong 3 tháng cuối (Google Finance)
Bitcoin có thể hoàn toàn không thể phát hiện được do đó cơ quan có thẩm quyền sẽ không bắt được người đã chuyển tiền ra khỏi đất nước.
Mô tả dưới đây cho thấy điều đó đã diễn ra như thế nào:
Một người gửi tiết kiệm Trung Quốc, lo sợ sẽ mất khoản tiết kiệm cả đời của mình vốn đã được đầu tư vào bất động sản, thị trường chứng khoán hoặc tiền gửi ngân hàng, mang tiền mặt đến một sàn đổi tiền ngầm.
Sau đó, sàn đổi tiền ngầm cấp cho người gửi tiết kiệm một Ví bitcoin nặc danh. Địa chỉ IP, vật duy nhất nối kết đồng bitcoin với người chủ, có thể được che giấu bằng việc sử dụng Mạng Riêng Ảo (VPN) hoặc mạng TOR (phần mềm máy tính có chức năng xóa giấu vết).
Sau đó người gửi tiết kiệm có thể đổi đồng bitcoin sang Đô La Mỹ ở bất cứ sàn đổi Bitcoin nào trên thế giới mà không ai có thể biết danh tính của anh ta.
Chỉ có duy nhất một vấn đề rắc rối là lấy đồng Đô la Mỹ từ Ví bitcoin ở ngoài Trung Quốc. Điều này cần phải có một tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, nhưng ít nhất nhà cầm quyền Trung Quốc không thể can thiệp vào quá trình này.
Sàn đổi tiền ngầm có nhiều cách truyền thống hơn để chuyển tiền ra khỏi đất nước (Trung Quốc), sử dụng các kênh khác nhau để có ngoại tệ.
Cuối cùng thì, họ sẽ phải sử dụng ngoại tệ đó để mua bitcoin chuyển sang cho các khách hàng Trung Quốc của mình. Điều này giải thích tại sao gần đây giá (bitcoin) đã tăng một cách chóng mặt đối với tất cả các đồng tiền chủ chốt.
Sàn đổi tiền ngầm cũng có thể mua được bitcoin trực tiếp từ cái gọi là ‘bitcoin miner’ (phần mềm để làm ra bitcoin), rất nhiều bitcoin miner hoạt động tại Trung Quốc và cần phải thanh toán các tiện ích phục vụ bằng đồng Nhân dân tệ.
Do tính nặc danh của các giao dịch, nên sẽ không thể lượng hóa được có bao nhiêu tiền đã được chuyển đi bằng việc sử dụng phương thức này.

Bitcoin tại Washington, D.C., ngày 1 tháng 5 năm 2014. (KAREN BLEIER/AFP/Getty Images)
Trong năm ngoái, gần 31 triệu bitcoin đã được mua bán tại Công ty BTC China, sàn trao đổi Bitcoin lớn nhất của Trung Quốc. Với giá hiện nay, số tiền đó giá trị gần 15 tỷ Đô La Mỹ, và khiến con số 1.4 tỷ Đô La Mỹ được trao đổi trong cùng kỳ tại sàn Bitstamp – sàn trao đổi bitcoin – Đô la Mỹ lớn nhất (thế giới) trở nên nhỏ bé.
Tuy nhiên, người Trung Quốc không phải sử dụng quy trình bí mật này. Công ty BTC China đã công bố ngày 4 tháng 11 rằng họ sẽ chấp nhận các khoản tiền gửi trực tiếp từ các công dân Trung Quốc, sau đó nó có thể đổi sang bitcoin.
Đồng tiền kỹ thuật số đã tăng giá hơn 20%, được mua bán với giá 487 Đô La Mỹ, theo bản tin ngày 4 tháng 11.
Để phán đoán tổng cộng nó có thể tăng lên bao nhiêu, thật thú vị khi xem xét trường hợp của Cộng hòa Síp năm 2013. Các khoản gửi tiết kiệm ở hòn đảo Địa Trung Hải nhỏ bé này đã bị đóng băng trong quá trình khủng hoảng nợ công. Vì thế những tỷ phú người Nga đã sử dụng bitcoin để chuyển tiền ra nước ngoài.
Trong năm 2013, đồng bitcoin đã hồi phục từ 13 Đô La Mỹ lên 121 Đô La Mỹ chỉ sau cuộc khủng hoảng và trước khi cơn sốt đầu cơ đẩy nó lên đến 1.127 Đô La Mỹ. Ở Síp, chúng ta đã nói về hàng tỷ Đô la Mỹ tiết kiệm. Ở Trung Quốc chúng ta đang nói về hàng ngàn tỷ.
Một lượng 5 tỷ Đô la Mỹ tiền bitcoin có thể hấp thu được bao nhiêu? Câu trả lời là toàn bộ, nó chỉ phụ thuộc vào giá.

Xa xỉ niềm tin Tuấn Khanh 13/05/2015..
Theo tờ Wall Street Journal cho biết, nhiều năm qua, hàng ngàn gia đình nhà giàu Trung Quốc đã ào ạt mang tiền của ra đi đến Mỹ, Úc, Châu Âu… do không còn niềm tin vào đất nước của mình đang sống. Nỗi sợ hãi về luật pháp không công minh, ô nhiễm, nạn tham nhũng, văn hoá suy đồi… là động lực chính khiến họ ra đi. Đáng nói hơn là 2/3 trong số những người được hỏi, ai nấy đều mơ đến quốc tịch khác của một nước tư bản.

Niềm tin vào cuộc sống ngay tại quê nhà của mình đã trở nên xa xỉ, và để đi tìm một cuộc sống khác cho con cái mình về sau, mỗi gia đình Trung Quốc đã tốn ít nhất là 500 ngàn USD cho visa cư trú lâu dài, như chương trình EB-5 của Mỹ chẳng hạn
Thế nhưng đó là những con người may mắn hiếm hoi trong đất nước hào nhoáng có hơn tỷ dân, nhưng niềm tin đang mỗi lúc tàn tạ theo hiện thực đất nước của họ. Những bức ảnh hiện thực tăm tối sau cánh màn nhung của Trung Quốc rực rỡ, do nhà nhiếp ảnh Lu Guang giới thiệu với thế giới, đủ làm những ai tin vào phép lạ kinh tế của Bắc Kinh đều tỉnh mộng.
Hoá ra, phát triển thần kỳ đại nhảy vọt hay ngập các con số tăng trưởng không là điều quan trọng nhất. Niềm tin của dân tộc mình vào đất nước mới là trái tim của sự sống và trường tồn. Khi biến niềm tin ấy thành xa xỉ, thành ảo mộng… thì đó là thảm cảnh mở đầu cho vở đại kịch sụp đổ.
Câu chuyện chị Huỳnh Thị Ánh Hồng, người mua bán ve chai vô tình mua được đồ bỏ đi có 5 triệu yên Nhật, nhưng có thể bị tịch thu số tiền ấy, hoặc phải chờ đến một thập niên nữa mới có cơ may làm chủ số tiền ấy đang là đề tài của rất nhiều người. Người ta nói về niềm tin, người ta nói về sự trung thực trong đời sống, và thậm chí hẹn nhau nếu cơ may đó có thì sẽ không dại gì để làm một người tốt.
Trên báo chí, truyền thông, luật A, B nào đó được viện dẫn tràn trề để giam tiền, để giữ lại hy vọng của người khác mà quên rằng luật lệ để bảo vệ con người chứ không phải để xiềng xích họ. Luật lệ không được dựng nên để tiêu diệt niềm tin và công lý tự nhiên của đời sống. Và lâu nay, những điều kỳ lạ ấy vẫn nhan nhản ở mọi nơi mà tiếng nói của đám đông tử tế vẫn bị nhấn chìm trong sự độc đoán.
Suốt trong vài năm, bà Nguyễn Thị Sắc ở Tỉnh Gia Lai đã phải đối mặt với chính quyền ở mọi hình thức doạ nạt, trấn áp, dụ dỗ… để buộc bà giao nộp tảng đá quý thiên nhiên mà bà tìm thấy khi đào ao. Thậm chí chính quyền còn cho giam cục đá lại như một tang vật hình sự. Sau cùng, tháng 2-2014, vì quá mệt mỏi và sợ hãi, bà Sắc đành chấp nhận mức “hỗ trợ” của chính quyền tỉnh Gia Lai để họ mang hòn đá đó đi. Cũng rất hài hước là các quan chức của tỉnh này giao điều kiện là bà Sắc không được nói thoả thuận này cho ai biết, nếu không vừa mất đá và mất luôn cả tiền “hỗ trợ”.
Rất nhiều câu chuyện như vậy, mà nếu không nêu rõ địa danh, người ta có thể nhầm tưởng đó là chuyện của Châu Phi hoặc một quốc gia lạc hậu nào đó ở Trung Mỹ. Quyền con người bị xéo, vặn… với nhiều hình thức khác nhau – có lúc viện dẫn hùng hồn bằng luật – chỉ đề nhằm thoả mãn mục đích nào đó, không thuộc về nhân dân.
Năm 2013, ông Phạm Chứng ở Tây Ninh cho dựng một vườn tượng nghệ thuật trong sân nhà mình. Nhưng sau đó ông bị Sở VHTT- DL tỉnh này buộc phải đập bỏ vì bị đánh giá là “kinh dị”. Mọi thứ vô lý đến mức kinh ngạc vì mức độ mê tín và ấu trĩ của những người làm văn hoá có chức quyền. Hơn cả vậy, chủ tịch Hội Mỹ Thuật TP.HCM còn nhận định rằng “sự sáng tạo đó đi ngược với luật pháp”. Cũng may, đó mới chỉ là những tượng đá có dạng mô phỏng điêu khắc cổ của nền văn hoá Vinca có từ 7000 năm trước công nguyên, ở Đông Nam Châu Âu, chứ nếu mô phỏng tranh Guernica của Picasso thì cũng có thể bị đập bỏ vì méo mó, bạo lực và kinh dị.
Mọi thứ một chút, xã hội bất an dần dần theo cách những người điều hành ứng xử bằng niềm tin, nhân danh nhiều kiểu khác nhau, và làm rệu rã niềm tin của đám đông đối với cuộc sống. Mọi thứ bất hợp lý và quái lạ cứ xuất hiện. Xã hội Việt Nam quá mệt mỏi khi cứ phải vật vã tranh cãi liên tục cho điều hiển nhiên, dễ dàng xác định trong một tầm mức văn hoá hiểu biết trung bình.
Trong The Red Violin (1998), một tay Hồng vệ binh trong cuộc Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc đã chất vấn một giáo sư dạy đàn rằng vì sao nhân dân Trung Quốc cũng có các cây đàn dây dân tộc, sao vị giáo sư này không dạy mà chọn một nhạc cụ dây của thế lực thù địch phương Tây. Ở ngoài đời, liệu vị giáo sư đó có tranh cãi không, hay im lặng thở dài? Chắc chắn ông sẽ gật đầu xin lỗi tay Hồng vệ binh đó nhưng niềm tin của ông đã sụp đổ từ đó.
Và với chị bán ve chai tội nghiệp ở Sài Gòn đang vật vã với chuyện 9 triệu yên, nếu may mắn như nhận được, liệu chị có theo chân các nhà giàu Trung Quốc đi tìm cuộc sống mới, do đã giận mình quá xa xỉ khi mang vác một niềm tin?
Tham khảo thêm:
Ảnh của Lu Guang, về đời sống hiện thực của Trung Cộng hôm nay
Một vài ảnh của về văn hóa Vinca



-Suy ngẫm về thời cuộc

Nguyễn Trung

Bài viết phục vụ công việc nghiên cứu của sinh viên và giảng viên. Tác giả giữ bản quyền
Xem và tải về: https://app.box.com/s/b5d2ig202dti9mlisdvf

-Son Tran
Dịch Lý: THỜI CƠ của Thiên thời - Địa lợi sẽ dẫn đến NHÂN HÒA
khi NHÂN làm CHỦ phát động cải cách, sửa đổi...
*
Đổ vỡ, nguy cơ biến dạng cho ĐẢNG CSVN HIỆN HỮU là cái chắc.
Nhưng cái “mất mát” trên lại là nguyên nhân và là tiền đề cho Độc lập Dân tộc và Phát triển Quốc gia!
Hỡi các đảng viên và Đồng bào VN yêu Nước hãy chọn lựa Quyền Lợi Đất Nước là tối thượng.
Đây cũng là phân tích gợi ý và cũng là đề nghị của tác giả Nguyễn Trung theo mô hình đổi mới thực sự của Miến Điện : thay “đổi chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar sang thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ..”
Việt Nam hiện tại không thiếu…gương mặt sáng giá như Bà Ung San Suchi, Nhà Đấu tranh Dân Chủ Miến, chỉ khác là chưa có cơ hội để xuất hiện mà thôi.
Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa sẽ đến nếu NHÂN làm CHỦ.
Mong thay!

– Tô Văn Trường: TS Tô Văn Trường: Góp ý bài viết Suy ngẫm về thời cuộc của Anh Nguyễn Trung (NLG).Kính gửi: Anh Nguyễn Trung

Nhiều người “Suy ngẫm về thời cuộc” nhưng cất công sưu tầm khối lượng thông tin tư liệu đồ sộ, phân tích đánh giá một cách bài bản, khách quan như Anh Trung vẫn là của hiếm, rất đáng trân trọng.
Bổ sung một số đặc điểm chung
Bài viết nên bổ sung, một số nước đang thực thi và áp đặt chính sách bá quyền, bành trướng của mình lên toàn thế giới. Do đó, này sinh hai mâu thuẫn chủ yếu. Một là mâu thuẫn giữa các cường quốc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình, chiếm vị trí siêu cường (vì khó có khả năng dành độc quyền). Hai là mâu thuẫn giữa các nước khác với các cường quốc đó nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mình. Nói cách khác, tuy Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ phi thực dân hóa, nhưng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vẫn phải được tiếp tục dưới những hình thức mới, thủ đoạn mới.
Cuộc chiến tranh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN, trước đây được gọi là chiến tranh lạnh. Cuộc chiến tranh này dường như được coi là kết thúc khi các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Thế nhưng cuộc chiến tranh về ý thức hệ để thực hiện cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thế chế độ xã hội TBCN bằng một chế độ xã hội mới vẫn đang tiếp diễn dưới nhiều hình thức khác nhau. Cuộc chiến tranh này vẫn có quan hệ trực tiếp với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Mỹ, Trrung Quốc (và có thể còn phải nói đến 1 số cường quốc khác) đã điều chỉnh các chính sách, thủ đoạn mới cho phù hợp với điều kiện phát triển mới của thế giới, trước sự đấu tranh trên các bình diện như đã nói ở trên. Nếu Anh Trung làm rõ được sự điều chỉnh, phân tích sâu hơn đặc điểm của các chính sách, thủ đoạn mới này thì bài viết càng có “sức nặng” hơn.
Một số vị lãnh đạo và cơ quan tuyên giáo hay dùng thuật ngữ thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. Đây không chỉ là thủ đoạn của riêng Mỹ mà cả Trung Quốc cũng áp dụng. Theo nhiều người đánh giá, thủ đoạn diễn biến hòa bình của Trung Quốc có phần tinh vi và thâm độc hơn của Mỹ vì bản thân Trung Quốc đã có hàng nghìn năm kinh nghiệm trên lĩnh vực này.
Không phải Trung Quốc là nước theo chủ nghĩa dân tộc đại Hán mà phải nói chính xác hơn là lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc đã từ chỗ đứng trên lập trường của giai cấp công nhân chuyển sang lập trường của chủ nghĩa dân tộc đại Hán với sự pha trộn của chủ nghĩa tư bản. Sự chuyển dịch này bắt đầu khởi phát từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc thực hiện giải phóng lục địa, dành chính quyền và thành lập nước Trung Hoa như hiện nay. Nước VN đã bắt đầu chịu tác động của chủ nghĩa dân tộc đại Hán này ngay tại Hội nghị Giơ ne vơ. Tiếp sau đó, ngay từ 1954, chúng ta đã đứng trước thủ đoạn mua móng chân con Trâu, mua rễ cây hồi, đặt vị trí nối tiếp đường ray từ TQ sang VN lấn xâu vào lãnh thổ VN vv.... Thế giới chứng kiến tác động của chủ nghĩa dân tộc đại Hán với việc tranh chấp quyền lãnh đạo cách mạng giữa LX với TQ qua câu gió đông thổi bạt gió tây.
Mô hình CNXH kiểu Trung Quốc là mô hình nào ? Phải chăng đó là mô hình phản động của CHXN phong kiến đại Hán, kết hợp với mô hình bảo thủ của CNXH tư sản (Xin coi thêm Phần III của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản nói về các mô hình khác nhau của CNXH) . Từ đó đặt câu hổi :
- Mô hình CNXH của Liên Xô có thực chất là mô hình CNXH khoa học của Mác-Ăng ghen được V.I.Lê nin, J.Sta lin vận dụng vào điều kiện của LX không hay đó cũng còn là sự pha táp giữa mô hình CNXH khoa học với mô hình CNXH khác được nêu tại Tuyên ngôn ?
- Tại VN, chúng ta thực hiện quá độ lên CNXH có phải là vận dựng CNXH khoa học của Mác Ăng ghen vào điều kiện của VN không hay là có sự pha trộn của các CNXH khác. Có ý kiến cho rằng có thể có sự pha trôn của mô hình phản động của CNXH tiểu tư sản (xin coi thêm Văn kiện ĐH VI nói về khuynh hướng tư tưởng tiểu tư sản tả khuynh và hữu khuynh dẫn đến các sai lầm nghiêm trọng kéo dài từ 1954 đến ĐH VI). Từ sau ĐH VI, chúng ta thực hiện đổi mới để khắc phục những sai lầm nghiêm trọng kéo dài nên đã có những thành công nhất định. Thế nhưng bên cạnh đó, chúng ta vẫn mắc phải không ít sai lầm nghiêm trọng và kéo dài mới, được các ĐH từ ĐH VII đến ĐH XI liên tục đề cập.
Nếu anh Trung làm rõ hơn được nguyên nhân dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, kéo dài từ ĐH VI đến nay, gây nhiều bức xúc trong nhân dân, dẫn đến sự phát triển không đồng thuận trong xã hội, đến tình hình vai trò lãnh đạo của Đảng bị giảm sút, chưa có bao giờ người dân coi thường lãnh đạo như ngày nay thì bài viết càng có giá trị hơn.
Nhận xét riêng
Nhìn chung, tôi tán thành quan điểm đánh giá của GS Pham Gia Khai nhưng không hiểu ý kiến về "điều kiện được tạo ra từ bên ngoài" là gì? Dẫu biết rằng nếu không có sự hy sinh lợi ích nhóm, vì lợi ích quốc gia, thì tự lột xác là điều không tưởng. Kinh tế "hấp hối" nhưng không chết, điều này cũng đúng cho cơ chế chính trị hiện nay vì nhóm lợi ích, mà người ta kéo dài sự hấp hối của một thể chế, chứ đừng mong họ tự lột xác.
Tuy nhiên, chúng ta đều rõ nếu sự vật không tự thân vận động thì làm gì có chuyển hóa?. Quy luật của biến dịch là chất bị dồn nén đến một ngưỡng nào đó sẽ biến đổi thành lượng.
Ở một cá nhân nào đó, ngưỡng đó xuất hiện sớm hơn, họ trở thành người đi tiên phong và thường là những nạn nhân hy sinh, lót đường cho bánh xe lịch sử tiến lên. Những hy sinh đó không phải là vô ích mà là những đóng góp cho thời đại, tích góp lại để cho toàn xã hội đạt đến một ngưỡng chung. Khi đó sẽ diễn ra quy luật "Vật cùng tắc biến".
Bao nhiêu năm qua Đảng CS đã xây dựng một hệ thống chính trị, trong đó giới lãnh đạo, công chức và cả người dân "Vừa là cai tù vừa là tù nhân" hoặc "Vừa là tù nhân vừa là cai tù", cho nên việc thay đổi, chuyển hóa được nó là rât khó.
Tuy nhiên thời đại thông tin, với vai trò tiên phong của trí thức, sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đó nhanh hơn, và quan trọng hơn, đó là một quá trình không thể cưỡng lại được.
Đi tìm chân lý
Nhiều người dân tự hỏi tại sao VN, một nước nghèo chịu bao đau thương mất mát trong chiến tranh, hòa bình đã thông nhất đã 38 năm mà cứ tụt hậu về mọi mặt, lại cứ thích loay hoay mò mẫm tìm mô hình phát triển chẳng khác gì đem đất nước, dân tộc ta ra làm con “chuột bạch khốn cùng”!
Viết đến đây, tôi nhớ câu chuyện phiếm “đi tìm chân lý” của người bạn (AITAA) kể rằng: Một anh ngủ mê đến nỗi anh em bạn đùa, cạo trọc đầu, khiêng bỏ vào chùa, vẫn không hay biết gì cả. Khi tỉnh dậy, anh ta thấy mình nằm trong chùa. Sờ tay lên đầu, thấy đầu trọc lóc, liền nghi ngờ không biết có phải mình hay là sư! Ngồi thừ ra một hồi lâu, anh ta tự nhủ: "Cứ về nhà thì biết. Hễ là ta, thì chó không cắn, mà là sư, tất nó phải cắn!". Về đến nhà, con chó thấy đầu anh ta trọc lóc, khác ngày thường, xô ra cắn. Anh ta nghĩ bụng: "Thế là không phải mình rồi." Liền bỏ nhà đi biệt!.
Vì bận công việc chuyên môn, tranh thủ viết nhanh ít dòng chia sẻ với Anh Trung và các anh chị.
Kính
Tô Văn Trường


Thư ông Phùng Liên Đoàn gửi ông Nguyễn Trung




Ngày 20 tháng 2, năm 2013
Thưa anh Trung:
Tôi đã đọc thư ngỏ của anh gửi các nhà lãnh đạo Việt Nam, và tôi thấy thấm thía từng câu từng chữ trong thư đó.
Hôm trước tôi có dịp đi Bangkok vài tuần. Tôi đã đi bộ trên 30 cây số và đi xe điện, taxi, đi thuyền trên vài trăm cây số khắp thành phố Bangkok từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, từ bến thuyền số 1 tới bến thuyền số 31. Tôi cũng có đi trên đường Wireless và nhìn thấy Đại sứ quán Việt Nam nằm gần các đại sứ quán Thụy Sĩ, Hà Lan, Nhật, Mỹ… Tôi nhớ anh đã từng đại diện nước Việt Nam làm việc tại đó, nhớ tới lần gặp anh tại Hà Nội và đọc những bài viết rất tâm huyết của anh. Xin có vài nhận xét:
  • Về vật chất, các thành phố Saigon, Hanoi, Đanang, HaiPhong… có thể thua Bangkok khoảng hơn 50 năm, nhưng về dân trí tôi e rằng nước ta thua Thai Lan cả trăm năm. Khó có thể mường tượng được tới khi nào lãnh đạo ta mở rộng tầm mắt giao thiệp với mọi nước trên thế giới một cách khiêm nhường như các vua Thái từ giữa thế kỷ 19. Khó có thể mường tượng được tới khi nào người dân ta đối xử với nhau hiền hòa như người Thái, bởi vì tại Thái Lan người người đều có Phật trong tâm và kính trọng đức vua như thánh sống. Khó có thể mường tượng được khi nào người Việt Nam lái xe không bóp còi, chờ đợi không tranh giành, đi đường không xả rác như tôi thấy tại Bangkok; và suốt hai tuần đi khắp các hang cùng ngõ hẻm tôi không thấy một vụ cãi nhau hoặc một nhóm thanh niên ăn chơi ầm ĩ (chắc vì tôi đi ban ngày!). Bangkok có nhiều xe hơn Saigon, đâu đâu cũng thấy có chợ và nhà thương, nhưng chợ của họ thì sạch sẽ vệ sinh, và nhà thương của họ thì nhân viên làm việc rất quy củ, nghề nghiệp, lặng lẽ, kính trọng bệnh nhân (chính tôi thăm viếng hai nhà thương). Bangkok có xe điện ngầm và xe điện trên không, xây cất theo kỹ thuật tân tiến nhất, chuyên chở hằng ngày cả nửa triệu người (do tôi quan sát và tính nhẩm); bến xe rộng rãi, có máy lạnh và không một cọng rác. Đặc biệt là người đi xe tuy ào ạt nhưng rất lịch sự, không chen lấn nhau, và đã hơn một lần có người đã đứng dậy nhường chỗ ngồi cho tôi mặc dầu tôi vẫn tự cho rằng mình “không già lắm”. Tuy Thái Lan cũng còn nhiều bất cập, như vỉa hè cũng hẹp và lồi lõm như vỉa hè Hanoi, Saigon; và báo chí cũng đưa tin về tệ nạn xã hội, tôi thấy có nhiều dấu hiệu rất tích cực của một xã hội càng ngày càng dân chủ văn minh. Một vài dấu hiệu này là: công an tại các trạm xe rất nghề nghiệp và lễ độ với người đi xe; rất ít nghe còi hú vì tai nạn xe cộ hoặc chuyên chở cấp cứu; đọc tin trên báo (tiếng Anh) thấy rất nhiều vấn đề các bộ trưởng, vụ trưởng làm việc thúc đẩy kết quả nhanh nhẹn cho người dân; và có cả chuyện ông thủ tướng bị kết án vì hối lạm, các giao kèo bị dò xét vì có dấu hiệu tham nhũng. 
  • Tôi nhớ tới lời anh thuật chuyện ta tự hào đã đánh được Tàu, Pháp, Mỹ, thì một chính khách Thái nói họ cũng rất tự hào là suốt 200 năm không phải đánh ai. Vậy thì đâu là sự thật về dân trí của một quốc gia? Dân trí có phải là mọi người đều hăng say “phanh thây uống máu quân thù” để đánh ngoại xâm, sau đó lại bị thống trị bởi vua quan mới, không có cơ hội làm việc và nuôi con cái cho ăn học đầy đủ, rồi cái nghèo hèn lại biến các người dân anh hùng của ta thành nô lệ cho những người có quyền, có tiền trong nước và khắp thế giới? Hay dân trí là sự hiểu biết và cách làm cách sống của người dân trong một xã hội pháp trị hài hòa được chèo lái bởi lãnh đạo biết mình biết người, không nói một đằng làm một nẻo? Tôi e rằng dân trí của Việt Nam bị kìm hãm trong cá tính bộ lạc, hung hãn, tự kỷ của người Việt Nam, lãnh đạo cũng thế và người dân cũng thế. Thái Lan thì khác. Người Thái hầu hết đều có đạo trong tâm và luôn luôn kính trọng vua của họ là người đã có viễn kiến biết nhường quyền cai trị cho chính phủ. Dân trí của Thái Lan giúp Thái dễ dàng hơn trong việc xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, văn minh.
Làm sao đây để cải tiến cái tư duy bạo tàn và bộ lạc nằm trong huyết quản ta qua môi trường man rợ mà ông bà cha mẹ ta đã từng trải và vô hình chung kéo dài để nó thành gen trong con người Việt Nam? Chính vì muốn tẩy uế cái gen đó nên tôi vẫn kiên trì tìm cách thâu góp kinh nghiệm của Việt Nam và của nhân loại (như anh cũng đã nhấn mạnh) để viết Hạnh Phúc Giáo Khoa Thư, cố gắng hình dung ra Việt Nam 100 năm sau này dựa trên 7 yếu tố của hạnh phúc mà Liên Hiệp Quốc đã đúc kết. Đó là, người ta chỉ thấy hạnh phúc khi có (1) an ninh cái ăn, (2) an ninh sức khỏe, (3) an ninh kinh tế (giáo dục, việc làm), (4) an ninh cá nhân (không bị “làm việc” vô cớ hoặc bị cướp bóc có tổ chức hoặc vô tổ chức), (5) an ninh cộng đồng (xã hội công dân), (6) an ninh môi trường – vệ sinh công cộng, và (7) an ninh cơ chế. Trong 7 yếu tố đó, an ninh cơ chế bao trùm mọi yếu tố khác, và vấn đề này chính là chủ đề của lá thư của anh và các kiến nghị của các trí thức.
Rồi đây anh và tôi, cũng như mọi người tốt xấu trong lịch sử sẽ trở về với cát bụi. Nhưng việc chúng ta làm ngày nay may ra cứu giúp con cháu Việt Nam tránh được nhiều đau khổ vì nô lệ dưới mọi hình thức. Người dân các nước dân chủ văn minh được tương đối hạnh phúc là nhờ công trình của nhiều vĩ nhân tiếp tay với nhau, từ thế hệ này qua thế hệ khác, xây dựng 7 yếu tố trên một cách bền vững, trong một môi trường văn minh, biết mình biết người. Các lãnh đạo “tự tạo” của ta cần theo gương các lãnh đạo của Thái mà ngộ ra cái bất cập của cá nhân mình trong văn minh nhân loại và sự quan trọng của việc tạo hạnh phúc cho người dân trong thời gian rất ngắn mình tại chức. Và người dân Việt Nam cần được học thế nào là hạnh phúc ngay từ khi tập nói, để nếu trở thành lãnh đạo thì làm việc tốt hơn cho người dân, nếu chỉ là người dân thông thường thì làm việc và sống một cách hài hòa với mọi người. Kiên trì giáo dục và thực hành như vậy qua nhiều thế hệ thì may ra ta mới tẩy uế được cái gen cá nhân, chủ quan, bộ lạc, bạo tàn, nô lệ, trong huyết quản ta. 100 năm có đủ không? Nếu tích cực thì may ra có thể đủ, nhưng nếu tiêu cực thì ta cũng vẫn là Việt Nam sau chiến thắng ngoại xâm Nguyên, Minh, Thanh, Pháp… mà thôi. Vì thế, tôi nghĩ ta cần giáo dục về Hạnh Phúc suốt từ mẫu giáo tới đại học, dưới mọi hình thức từ thực tế tới trừu tượng. 
Xin cảm ơn anh về các đóng góp hết sức quan trọng. Hi vọng các vị tại quyền ngày nay và sau này hãy lắng tai nghe anh, chăm chú đọc anh. 
Kính thư,
Phùng Liên Đoàn 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN



http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/20/1624-thu-ngo-cua-ong-nguyen-trung-gui-quoc-hoi-chinh-phu-va-dcsvn-ve-sua-doi-hien-phap/

1624. Thư ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội, Chính phủ và ĐCSVN về sửa đổi Hiến pháp



 - ...
-Nguyễn Trung: Thư ngỏ gửi Quốc hội, Bộ Chính trị, Chính phủ (viet-studies 19-2-13)   "Xin đề nghị Bộ Chính trị tự đặt ra cho mình mức kỷ luật là:Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI hết nhiệm kỳ này sẽ thôi không tham gia vào bất kỳ cấp ủy nào của Đảng dù ở địa phương hay trung ương" ◄◄

Nguyễn Trung
10(60A) ngõ 45 A phố Võng Thị
Phường Bưởi, Quận Tây Hồ
Hà Nội

Hà Nội, ngày 19-02-2013                        

Thư ngỏ

Kính gửi

- Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
- Toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt nam,
- Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


 Kính thưa,

               Tôi là Nguyễn Trung, 78 tuổi, trú tại 10(60A) ngõ 45A, phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tư cách là một trong những người tham gia Kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức về việc sửa đổi Hiến pháp[1] (gọi tắt: Kiến nghị 72),  xin được phép trình bầy một số suy nghĩ của tôi liên quan đến việc sửa đổi Hiến pháp đang được lấy ý kiến nhân dân cả nước

• Một là, tôi nghĩ rằng sau 37 năm độc lập thống nhất, lần đầu tiên đất nước lại đứng trước nhiều nguy cơ lớn. Đó là:

-    Cuộc khủng hoảng toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa hiện nay đất nước đang lâm vào khoảng một thập kỷ nay trầm trọng đến mức đe dọa sự mất còn chế độ chính trị và Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Điều này cũng có nghĩa cuộc khủng hoảng này đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải báo cáo tình hình này trước cả nước tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, Bộ Chính trị nhận trách nhiệm về mình và đã xin lỗi trước cả nước và toàn Đảng.  

-    Chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán đang trở thành vấn đề của cả thế giới - đặc biệt là đối với khu vực Biển Đông, uy hiếp trực tiếp các nước tại đây; đồng thời căng thẳng đang leo thang với nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh trên Biển Đông. Sự lũng đoạn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng – đặc biệt ở Đông Nam Á – đã tới mức nguy hiểm, trong đó có Việt Nam với tính cách là chướng ngại vật tự nhiên đầu tiên mà Trung Quốc nhất thiết phải khuất phục trên đường vươn ra đại dương. Cần nhìn thẳng vào sự thật là sự lũng đoạn mọi mặt của Trung Quốc hiện nay trên thực tế đã đặt Việt Nam lọt thỏm vào vòng kiềm tỏa nhiều mặt của Trung Quốc. Không ít ý kiến trong nhân dân cho rằng về nhiều mặt Việt Nam trên thực tế đã trở thành một chư hầu kiểu mới của chủ nghĩa thực dân mới siêu cường Đại Hán.

-   Hệ thống chính trị của Việt Nam có quá nhiều bất cập để có thể cùng một lúc giải quyết 3 vấn đề lớn nóng bỏng đang đặt ra cho đất nước: (1) cần ổn định kinh tế để tìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới, nhưng hiện nay vẫn chưa có kế sách khả thi nào, nguy cơ kinh tế rơi xuống đáy sâu hơn nữa vẫn là thường trực; (2) chế độ chính trị tha hóa và quá yếu kém; tình hình đã đến mức vô hiệu hóa nhiều nỗ lực cứu chữa đã bỏ ra, tiếp tục kìm hãm sự phát triển của đất nước; trong khi đó hệ thống chính trị vẫn tiếp tục lún sâu hơn nữa vào độc tài toàn trị, để xảy tay có thể dẫn đến đổ vỡ; (3)đất nước vừa cần một sức mạnh bên trong làm nền tảng cho chính sách đối ngoại, vừa cần một đường lối đối ngoại độc lập tự chủ để đứng vững được trong tình hình căng thẳng và rất nhạy cảm hiện nay – đặc biệt là trên Biển Đông; song hiện nay cả hai đòi hỏi này cho mặt trận đối ngoại đều chưa có.

Có thể nói, những yếu kém của đất nước trong bối cảnh mới của tình hình quốc tế và khu vực – nhất là hiện tượng leo thang gây căng thẳng của Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông  – đang uy hiếp nghiêm trọng độc lập chủ quyền và kìm hãm sự phát triển của đất nước ta.

• Hai là, toàn bộ tình hình nêu trên đã được hàng nghìn ý kiến cảnh báo trong những kỳ chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI của ĐCSVN, rất tiếc rằng không được lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu.

Trong những ý kiến cảnh báo ấy, ý kiến quan trọng nhất là nhận định cho rằng nguyên nhân cơ bản của tình hình đất nước hiện nay là sự tha hóa và bất cập của toàn bộ hệ thống chính trị, bắt đầu từ Đảng. Nhận định này kết luận: Tình hình đòi hỏi phải thực hiện một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện để mở lối ra cho đất nước. Song trong thực tế, đòi hỏi vô cùng quan trọng này chẳng những bị gạt đi, mà toàn bộ hệ thống chính trị của đất nước trong gần một thập kỷ vừa qua ngày càng tiếp tục lún sâu vào bảo thủ, giáo điều, quan liêu; tệ nạn tiêu cực và tham nhũng ngày càng nặng; các quyền tự do dân chủ của nhân dân ngày càng bị xâm phạm. Chính thực trạng này là nguyên nhân gốc làm cho những năm vừa qua là thời kỳ phát triển xấu nhất, nguy hiểm nhất trong suốt 37 năm độc lập đầu tiên của đất nước.

Nói riêng về ĐCSVN, những năm vừa qua cũng là thời kỳ quyền lực Đảng phạm nhiều sai lầm và có nhiều hiện tượng hư hỏng, suy đồi chính trị và đạo đức nhất kể từ khi thành lập.  

• Ba là, Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã phần nào nhận ra thực trạng nguy hiểm nêu trên của đất nước và của Đảng, nhưng lại bất cập không dám nhìn thẳng vào toàn bộ sự thật, do đó chưa nhìn ra được nguyên nhân gốc là lỗi của hệ thống chính trị và của những quan điểm sai lầm của Đảng trong đường lối chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước.

Với cách nhìn sự thật phiến diện như vậy, Hội nghị Trung ương 4 lấy tự phê bình và phê bình kiểm điểm cá nhân là phương thức giải quyết mọi sai lầm và yếu kém hay là bước đột phá đầu tiên; trong khi đó tiếp tục giữ nguyên và xiết chặt hơn nữa hệ thống chính trị theo hướng tăng cường “đảng hóa”, với mục đích tăng cường khả năng đối phó của Đảng với sự bất bình chính đáng đang ngày càng tăng trong nhân dân về mọi vấn đề của đất nước. Điển hình nhất của tình trạng “xiết” này là những hiện tượng: tăng cường “19 điều cấm trong Đảng”, sự kìm kẹp chưa từng thấy đối với trên 700 báo chí các loại của hệ thống chính trị (được gọi là báo chí “lề phải”), xuất hiện cái gọi là “đội ngũ dư luận viên” chưa hề có ở một quốc gia dân chủ nào, thẳng tay trấn áp đối với những người bất đồng chính kiến và đối với những cuộc biểu tình của nhân dân bảo vệ biển đảo của tổ quốc… v.v…    

Cũng với cách nhìn sự thật theo kiểu tránh né nguyên nhân gốc như vậy. Hội nghị Trung ương 5 và 6 sau đó lấy chống tham nhũng là mặt trận chính. Quyết định này sai lầm ở chỗ (a) chủ yếu nhằm vào xử lý vụ việc, chứ không phải nhằm vào sửa lỗi hệ thống là chính, (b)đặt vấn đề chống tham nhũng lên trên mọi vấn đề cấp bách khác quan trọng hơn nhiều, nghĩa là rất cảm tính và thiên lệch – ví dụ như vấn đề ổn định kinh tế vỹ mô, trả lại các quyền tự do dân chủ của dân để thực hiện được chủ quyền của nhân dân cho phát huy sức mạnh nội lực, vấn đề tạo ra sự công khai minh bạch trong đời sống mọi mặt của đất nước, đòi hỏi trả lại vai trò phải có cho nhà nước pháp quyền để cả nước – bao gồm cả Đảng  ̶  phải tuân thủ pháp luật… Với hai sai lầm lớn như vậy trong việc đặt ra vấn đề chống tham nhũng, lại thực hiện trong tình trạng Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị có quá nhiều tiêu cực và yếu kém, nên đến nay kết quả thực hiện các nghị quyết của các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6 liên quan đến chủ đề này có nhiều biến tướng rất đáng lo ngại, đến nay có thể nói là thất bại. Chính đồng chí Tổng bí thư không dưới một lần gián tiếp nhưng đã phải công khai thừa nhận như vậy.

Hơn nữa, trong khi tập trung mũi nhọn vào chống tham nhũng một cách phiến diện như vậy, đã xảy ra một số sự việc, một số phát ngôn rất thiếu cân nhắc, thiếu trách nhiệm (đôi khi có cả thứ ngôn ngữ mang đặc tính “anh chị”) của một số người có trọng trách… Những hiện tượng này hình như cho thấy câu chuyện đang diễn ra không phải chỉ có việc chống tham nhũng, mà còn là biểu hiện bên trong của những động cơ, những hiện tượng “đánh nhau”, “đối phó với nhau”… không thèm đếm xỉa đến tác động như thế nào đối với  kỷ cương, sự uy nghiêm và mối an/nguy của quốc gia. Những hiện tượng này hoàn toàn không được phép xảy ra với những chính khách chân chính!

Qua các Hội nghi Trung ương 4, 5 và 6, quyền lực của Đảng đang tự mình tiếp tục làm mất thêm uy tín của Đảng và gây thêm nhiều khó khăn nguy hiểm cho đất nước. Đơn giản bởi lẽ “nhóm” nào thắng thì đất nước cũng thua; vì hệ thống chính trị có quá nhiều sai lầm và quyền lực của nó vẫn được bảo toàn nguyên vẹn, thậm chí đang được “siết” thêm. Trong khi đó trí tuệ và nguồn lực mọi mặt của đất nước không được tập trung vào xử lý những vất đề cấp bách nhất của đất nước; xảy ra quá nhiều hiện tượng “vạch áo cho người xem lưng” làm ảnh hưởng đến an ninh và thể diện quốc gia. Toàn bộ tình hình nhạy cảm này chỉ tăng thêm cơ hội cho sự lũng đoạn của Trung Quốc…

Tình hình mọi mặt hiện nay của đất nước đã đi tới thời điểm không thể trì hoãn cuộc cải cách chính trị toàn diện. Bối cảnh quốc tế vừa đòi hỏi, thách thức, cũng vừa tạo ra những thuận lợi chưa từng có cho một cuộc cải cách chính trị để xây dựng nên một thể chế chính trị dân chủ cho Việt Nam. Đất nước ta hiện nay lại đang đứng trước yêu cầu bức thiết phải sửa đổi Hiến pháp và thực tế đang cho thấy Hiến pháp 1992 dù sửa thế nào cũng không thể đáp ứng những đòi hỏi phát triển mới của đất nước; vì những lẽ này, xây dựng một Hiến pháp mới phù hợp là bước khởi đầu đúng đắn cho tiến hành cải cách chính trị.

• Bốn là, tôi xin trình bầy một số điểm chính về cải cách chính trị, với tất cả mong muốn thiết tha ĐCSVN không được trốn tránh – (1) vì lẽ: Đảng nợ nhân dân nhiệm vụ lịch sử sau khi đất nước đã được độc lập thống nhất, đó là xây dựng một thể chế chính trị dân chủ để thực hiện những quyền và hạnh phúc của nhân dân như đã ghi trong Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945; và (2) còn vì lẽ: ĐCSVN cần tranh thủ cơ hội cuối cùng này để tự giải phóng chính mình khỏi sự nô lệ của quyền lực, giành lại vai trò lãnh đạo dựa vào tính tiền phong chiến đấu của mình như ĐCSVN đã từng có một thời trong cộng đồng dân tộc suốt giai đoạn kháng chiến cứu nước, để trên cơ sở này phấn đấu trở thành đảng cầm quyền trong hệ thống nhà nước pháp quyền dân chủ.

Dưới đây là một số ý kiến cụ thể:

1.   Kết thúc Hội nghị Trung ương 6, Bộ Chính trị đã nhận lỗi trước nhân dân và trước toàn Đảng về trách nhiệm đã để cho đất nước gặp nhiều khó khăn và lâm vào hoàn cảnh bị uy hiếp như hôm nay, đã tự giác tuyên bố sẵn sàng nhận kỷ luật của Đảng. Cá nhân tôi đánh giá cao việc nhận lỗi này. Tuy nhiên, tôi xin đề nghị Bộ Chính trị tự đặt ra cho mình mức kỷ luật là: Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI hết nhiệm kỳ này sẽ thôi không tham gia vào bất kỳ cấp ủy nào của Đảng dù ở địa phương hay trung ương.

Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI cam kết trước cả nước và toàn Đảng sẽ dẹp hết sang một bên mọi khúc mắc riêng tư với nhau, một lòng cùng nhau trong suốt thời gian còn lại của nhiệm kỳ khóa Đại hội XI này đem tất cả tinh thần và nghị lực với ý thức trách nhiệm cao nhất phát huy trí tuệ cả nước và toàn Đảng để

(a) tháo gỡ những khó khăn cấp bách nhất,
(b) thực hiện thắng lợi giai đọan đầu của cuộc cải cách chính trị;
(c) xây dựng được Hiến pháp mới và thiết lập được thể chế của nhà nước pháp quyền dân chủ.

2.   Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN khóa XI cũng phải cùng chịu trách nhiệm với Bộ Chính trị khóa XI về tình hình đất nước hiện nay, cần nhận lỗi trước toàn dân và toàn Đảng. Với tinh thần này, và đồng thời đáp ứng yêu cầu đem lại cho Đảng sức sống mới, toàn thể các đảng viên đã tham gia 2 khóa là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng sẽ thôi không tham gia vào danh sách bầu cử hay tự ứng cử vào BCHTƯ khóa XII nữa; và từ đây trở đi hình thành nguyên tắc không đảng viên nào được tham gia BCHTƯ quá 2 nhiệm kỳ, xóa bỏ hẳn cái “lệ” sống lâu lên lão làng. Từ đây tạo cơ hội thay đổi hoàn toàn việc tổ chức và xây dựng Đảng cho đúng với đòi hỏi phấn đấu trở thành đảng cầm quyền trong một thể chế chính trị dân chủ của nhà nước pháp quyền.

3.   Bộ Chính trị khóa XI huy động trí tuệ cả nước và tận dụng kinh nghiệm các nước đi trước cũng như khai thác mọi thành quả của văn minh nhân loại, phát huy bằng được chủ quyền và quyền năng của nhân dân, dấy lên tinh thần đoàn kết – hòa giải dân tộc, cùng nhau xây dựng thành công Hiến pháp mới cho một nước Việt Nam là tổ quốc muôn vàn yêu quý và là quê hương độc lập – tự do – hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam. Nước ta sẽ cùng dấn thân với cả loài người tiến bộ cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, tất cả cho con người và vì quyền con người.

Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ căn cứ vào Hiến pháp mới do dân định này, để xây dựng và tổ chức lại đảng mình, để có được khả năng, ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo trong xã hội dân sự, để từ đó phấn đấu được nhân dân lựa chọn (qua bầu cử trung thực) làm đảng cầm quyền theo những đòi hỏi và quy định của nhà nước pháp quyền (đặc biệt là những quy định về tự do bầu cử, tự do ứng cử và về sự tuyển chọn công chức của nhà nước pháp quyền).

Hiến pháp mẫu 2013 kèm theo Kiến nghị 72 rất đáng được đưa ra thảo luận rộng rãi trong nhân dân; cần khuyến khích có thêm một vài hiến pháp mẫu như thế và trao đổi công khai mọi ý kiến đóng góp khác nhau cho vấn đề Hiến pháp để nhân dân dễ so sánh, đối chứng.., qua đó tối ưu hóa sự lựa chọn của nhân dân.

 Xin lưu ý: Chủ quyền tối cao của quốc gia thuộc về nhân dân, kể cả ĐCSVN cũng phải phục tùng và tuân thủ; vai trò lãnh đạo của ĐCSVN phải được thể hiện ở chỗ tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ chủ quyền này. Đảng phải coi nội dung lãnh đạo như thế là nhiệm vụ tối cao và thiêng liêng nhất của mình trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

4.   Đề nghị Quốc Hội, Bộ Chính trị và Chính phủ giao nhiệm vụ cho trên 700 báo chí của toàn bộ hệ thống chính trị tìm hiểu, nắm vững những kiến thức tiên tiến nhất của văn minh thế giới về hiến pháp, nhằm tổ chức học tập và quảng bá rộng rãi trong cả nước và trong toàn Đảng những kiến thức mới về xây dựng một chế độ chính trị dân chủ dựa trên kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự. Toàn bộ nguồn lực trí tuệ của cả nước cần được huy động cho việc nâng cao dân trí, nâng cao khả năng của nhân dân thực hiện chủ quyền của mình đối với đất nước và đối với chế độ chính trị, cổ vũ nhân dân tham gia xây dựng Hiến pháp mới, coi đây là nhiệm vụ đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ quá trình cải cách chính trị của đất nước.

Đồng thời Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ thả hết những người bất đồng chính kiến đang bị tù tội, chỉ thị cho các cấp và các địa phương phải tôn trọng mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận và sự công khai minh bạch phải được bảo đảm trong mọi lĩnh vực của đời sống đất nước.

Cải cách chính trị cần được xem là một quá trình thường trực, lâu dài, để luôn luôn đổi mới, và cần được tiến hành song song – vừa là cứu cánh, vừa là tiền đề - với sự nghiệp canh tân đất nước.

5.   Đề nghị Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ huy động trí tuệ cả nước, đăc biệt là cố sao mời gọi được trí tuệ của các trí thức có tầm nhìn và tâm huyết với đất nước, hình thành một chiến lược tổng thể và thiết kế các bước đi của một cuộc cải cách chính trị triệt để, nhằm thay đổi đất nước toàn diện và sâu sắc, sao cho quá trình cải cách này diễn ra một cách hòa bình, hài hòa, kinh tế ổn định và có hướng phát triển mới, đồng thời tiếp tục nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước. Rất đáng tham khảo kinh nghiệm của Myanmar cho cuộc cải cách chính trị này ở nước ta – đặc biệt là những kinh nghiệm về phát huy chất xám của trí thức, kinh nghiệm thiết kế trình tự và tiến độ rất hợp lý các bước đi, sự lồng ghép các bước đi… trong quá trình thực hiện dân chủ, để vừa giữ được ổn định, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn và phát triển kinh tế, tiến hành được cải cách hệ thống nhà nước pháp quyền, đồng thời nâng cao vị thế quốc tế để gìn giữ an ninh quốc gia.

Trong cải cách, cũng như trong khắc phục những sai lầm trên mọi phương diện kinh tế và chính trị, cần chú trọng quan tâm đến khắc phuc những lỗi hệ thống và những yếu kém vỹ mô là chủ yếu; cố gắng thực hiện tối đa nguyên tắc khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố; đồng thời nỗ lực hết mức thực hiện hòa giải, cố tránh hết sức có thể việc hình sự hóa các vấn đề… Tất cả nhằm giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất và đổ vỡ mới, phòng ngừa phát sinh những rạn nứt mới có thể xảy ra trong quá trình cải cách, đồng thời nhờ đó có thể tạo ra sự tin cậy nhau và đồng tâm hiệp lực hướng về phía trước, phát huy tối đa mọi khả năng và nguồn lực cho việc mau chóng chuyển đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới.

Hòa giải, khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ, không hồi tố, tránh hết mức có thể việc hình sự hóa – đấy là cách mở lối thoát cho những vấn đề bế tắc hay có thể gây xung đột lớn trong quá trình cải cách, để vĩnh viễn khép lại quá khứ, để giảm xuống mức thấp nhất mọi tổn thất, để bảo tồn và chắt chiu mọi nguồn lực cho nhiệm vụ mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước. Riêng những vấn đề liên quan đến ruộng đất, cần được giải quyết trên cơ sở ưu tiên lợi ích của nông dân.  

Toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang cần được giữ nguyên trong quá trình cải cách để bảo đảm sự vận hành liên tục và thông suốt mọi hoạt động của quốc gia, điều duy nhất phải thay đổi là toàn bộ bộ máy nhà nước và các lực lượng vũ trang từ nay chịu sự điều hành của Hiến pháp và các cơ quan hiến định.

Xây phải được đặt ở vị trí quan trọng hơn chống như trình bầy trên trong cải cách chính trị chính là với ý nghĩa: thỏa hiệp chấp nhận sự (đã) trả giá cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản hoang dã vừa qua, để từ đây chấm dứt thời kỳ này, để hòa bình và sớm chuyển nhanh một cách hài hòa sang thể chế mới, thời kỳ phát triển mới.[2].

Xin lưu ýChính quyền của tổng thống Myanmar Thein Sein trong vòng 20 tháng đã hoàn thành được cả 3 việc khó tương tự như ở nước ta là: (1) cải cách chính trị, (2) ổn định và phát triển kinh tế, (3)nâng cao vị thế quốc tế của quốc gia. Đáng chú ý là việc chuyển đổi chính quyền quân phiệt độc tài Myanmar sang thể chế chính trị của nhà nước pháp quyền dân chủ, không tốn một phát súng, không mất một nhân mạng. Nguyên nhân thành công chủ yếu là những người nắm quyền lực cao nhất của đất nước này đã thấy được sự cần thiết và đồng lòng nhất trí tiến hành cuộc cải cách có ý nghĩa sống còn này, huy động được chất xám trong lòng dân tộc theo tinh thần hòa giải cho sự thành công của cải cách. Đấy chính là một cuộc cải cách chính trị tử trên xuống và thành công ngoạn mục, mặc dù đấy mới chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường vạn dặm để tiến tới một Myanmar phát triển.

Nhân đây xin cảnh báo: “Đục nước béo cò”, “cướp cờ”, “nguy cơ xuất hiện Lê Chiêu Thống đời mới” (ví dụ nhân danh bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN…) luôn luôn là những thủ đoạn các con buôn cơ hội đủ mọi chủng loại, dù là trong nước hay nước ngoài, thường xử dụng để kiếm lợi trên tổn thất và xương máu của đất nước ta vào lúc đất nước ta thực hiện bước ngoặt đi vào cải cách. Mong trí tuệ cả nước đừng bao giờ mất cảnh giác!

          Tôi xin nhấn mạnh, việc sửa đổi/soạn thảo Hiến pháp mới nhất thiết phải được coi là bước mở đầu và là nền tảng cho toàn bộ quá trình tiến hành cải cách chính trị và cải cách ĐCSVN. Không cải cách chế độ chính trị và hệ thống nhà nước hiện hành, không cải cách và tổ chức lại ĐCSVN, Hiến pháp được sửa đổi hay Hiến pháp mới dù được viết hay như thế nào cũng sẽ là vô nghĩa, thậm chí sẽ chỉ càng gây thêm hiểm họa mới cho đất nước.


Kính thưa Quốc hội, Bộ Chính trị và Chính phủ,             
           
Khép lại quá khứ, không ngoái lại quá khứ và vượt lên nỗi sợ, quyết tâm dựa hẳn vào dân, lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay ngồi lại với nhau thì hoàn toàn có thể cùng nhau hội đủ mọi điều kiện trong tay thực hiện thắng lợi một cuộc cải cách chính trị từ trên xuống để đổi đời đất nước và đổi đời chính ĐCSVN trong hòa bình, mở đầu bằng xây dựng một Hiến pháp mới. Chắc chắn cả nước sẽ một lòng sắt đá với tinh thần Diên Hồng đứng đằng sau một quyết định hòa bình đổi đời như thế của lãnh đạo Đảng và Nhà nước! Như thế có gì mà sợ? Chỉ ở Việt Nam mới có tình huống này. Diễn tiến của lịch sử Việt Nam khách quan tạo ra như vậy. Càng để muộn, cơ hội này có nguy cơ lại vuột đi, như ba lần cơ hội lớn đã vuột đi trong gần bốn thập kỷ vừa qua[3].

Xin cứ ngẫm mà xem, trên cả thế giới này, chỉ một mình Việt Nam mới có những điều kiện đặc thù lịch sử dành cho ĐCSVN khả năng thực hiện một kịch bản hòa bình đổi đời như thế, nhất thiết lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay phải có tâm và đủ bản lĩnh nắm lấy! Đó cũng là kịch bản tối ưu duy nhất, đáng mong muốn nhất cho đất nước và kế thừa được truyền thống vinh quang trước đây của ĐCSVN, là trách nhiệm không thể thoái thác của ĐCSVN trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước. Ở các nước khác mà như ta hiện nay sẽ khó có chuyện này, chí ít thì cũng đã phải xảy ra vài ba cuộc “mùa xuân Ả Rập” rồi!.. Tuy nhiên cũng phải nhắc nhở: Sự chịu đựng của nhân dân ta đang ở mức báo động đỏ.

Nếu lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay bạc nhược bỏ lỡ kịch bản hòa bình đổi đời này, một kịch bản sụp đổ như ở Liên Xô vào lúc nào đó, sớm muộn sẽ xảy ra ở nước ta, do chế độ chính trị đang ngày càng mục nát bên trong và không đương đầu nổi những thách thức quyết liệt từ bên ngoài. Khác chăng so với Liên Xô hồi ấy là: Ở Việt Nam sẽ rất hỗn loạn và đẫm máu.

Trong cuộc chiến tranh 17-02-1979, Trung Quốc trong cùng một giờ đã cho khoảng nửa triệu quân ào ạt tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc nước ta; sự việc này cho thấy: Một khi xảy ra sụp đổ chế độ chính trị như thế ở Việt Nam, không loại trừ xuất hiện tình huống vì bất kể lý do gì, quân đội Trung Quốc lúc nào đó sẽ can thiệp… Đất nước ta sẽ đi về đâu?.. Thế rồi sẽ làm sao tránh khỏi nguy cơ vấn đề Biển Đông là chuyện đã rồi như Hoàng Sa?!.. Vân vân và vân vân…

Sự nghiệp đất nước độc lập thống nhất phải hy sinh chiến đấu nhiều thế hệ mới giành được làm sao có thể bảo toàn nếu cứ kéo dài mãi tình trạng đất nước èo uột, lệ thuộc như hiện nay?! Lấy gì giữ vững sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia trong tình hình mới? Giữ đại cục mà nhiều yếu kém thế này liệu đất nước có được yên? Giữ đại cục đến mức nào thì là sự đầu hàng trá hình?..

Câu chuyện ngày càng rõ: Ngày nay giữ nước phải có toàn dân tộc và cả thế giới, chứ không phải là giữ Đảng như đang là đảng hiện nay! Ngày nay giữ nước, đất nước càng phải mau chóng trở thành một quốc gia phát triển!

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cần nghiêm túc nghĩ lại tất cả! Dứt khoát cần thông qua cải cách chính trị xốc toàn dân tộc đứng dậy phát triển đất nước bền vững, xây dựng Việt Nam là một thành trì bất khả xâm phạm, cùng với cả thế giới gìn giữ hòa bình.

Bí quyết thành công của Cách mạng Việt Nam là: Tinh thần yêu nước Việt Nam đã từng đủ bản lĩnh giương cao ngọn cờ dân tộc dân chủ làm nên Cách mạng Tháng Tám và hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, tranh thủ được sự hậu thuẫn của cả thế giới cho sự nghiệp vẻ vang này, và đồng thời đã xác lập được cho quốc gia vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Trước những thách thức mới quyết liệt từ bên ngoài, trước những đòi hỏi phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, hơn bao giờ hết Việt Nam cần tiếp tục giương cao ngọn cờ dân tộc – dân chủ với trí tuệ mới,  để xây dựng được đất nước độc lập – tự do – hạnh phúc, để có thể dấn thân cùng đi với cả thế giới. Tinh thần này cần trở thành linh hồn cho một Hiến pháp mới của đất nước bây giờ và mãi mãi về sau.

Bốn cuộc chiến tranh trong vòng một đời người, và biết bao nhiêu thương đau đến hôm nay đất nước vẫn đang còn phải chịu đựng, như thế là quá nhiều rồi! Mà đến hôm nay đất nước vẫn chưa ra khỏi cái nghèo và lạc hậu, có nhiều mặt tiếp tục lạc lõng! Tôi không thể chấp nhận nhân dân ta, đất nước ta lúc nào đó lại một lần nữa sẽ phải trầm luân trong một cuộc bể dâu mới đẫm máu.

Vì vậy tôi cho rằng phải thông qua hòa giải dân tộc để thực hiện cải cách toàn diện, nhờ đó thực hiện sự nghiệp canh tân đổi đời đất nước đến nay vẫn bị bỏ lỡ. Tiến bộ của văn minh nhân loại, của khoa học kỹ thuật và công nghệ, toàn cầu hóa ở nấc thang hiện tại.., tất cả vừa tạo cơ hội, vừa thách thức nước ta phải lựa chọn con đường của phát triển, bắt đầu từ thực hiện tự do, dân chủ.  

Đúng ra phải nói thật với nhau cải cách chính trị đã để muộn mất 37 năm rồi – ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, chí ít là muộn 23 năm nay rồi – ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc và Việt Nam hoàn toàn có thể đứng trên hai chân của mình! Không thể để muộn hơn nữa!

Chính sự chậm trễ này là nguyên nhân gốc làm cho đất nước độc lập mà nhân dân vẫn chưa có tự do, lối ra cho cuộc khủng hoảng đất nước đang lâm vào chưa rõ, mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020 trở thành ảo tưởng.

Chính sự chậm trễ này khiến cho đất nước đang lâm vào tình trạng bị động chiến lược đầy nguy hiểm: Chưa có một tầm nhìn, một lời giải nào thuyết phục cho những thách thức kinh tế và chính trị, đối nội và đối ngoại đất nước đang phải đối mặt trong bối cảnh siêu cường đang lên Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới mà Việt Nam ở vào vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa kinh tế và địa chính trị cực kỳ nhậy cảm.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước bây giờ đòi hỏi hơn bao giờ hết phải có toàn dân tộc và cả thế giới, sự chậm trễ này chưa giúp chúng ta trả lời làm như thế nào?!

Vì những lẽ trên, cải cách hệ thống chính trị của đất nước trở thành chuyện sống còn. Đòi hỏi xây dựng Hiến pháp mới đang cho đất nước một cơ hội.

Không có một thế lực nào bên trong hoặc bên ngoài có thể cấm nước ta đi vào một cuộc cải cách chính trị triệt để và toàn diện như thế, chỉ có sự tha hóa của hệ thống chính trị và tình trạng kìm hãm không dám thức tỉnh sự giác ngộ của nhân dân đang cản trở đất nước tiến hành nhiệm vụ này. Tự nhận về mình vai trò lãnh đạo, tại sao ĐCSVN không dám đứng lên tiền phong chiến đấu khắc phục hai trở lực này?

Tuy nhiên, mười bạn của tôi hôm nay, thì có đến chín người nói đòi hỏi ở ĐCSVN hiện nay, đòi hỏi chế độ chính trị này tự mình đổi đời bây giờ là điều không thể. Không ít bạn bè chí cốt và người thân trong nhà mắng tôi tư duy cải cách như thế là kẻ ngu trung, quở trách tôi sao không để cho ngôi nhà đã mục nát sụp đổ quách đi cho nhanh, kéo dài sự đau khổ của đất nước làm gì!?..  Vậy chỉ còn cách những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay hạ quyết tâm vượt qua điều không thể này.

Tôi nghĩ lãnh đạo Đảng và Nhà nước đang đứng trước cơ hội và có trách nhiệm ràng buộc khởi xướng cuộc cải cách chính trị hòa bình đổi đời đất nước và đổi đời chính bản thân ĐCSVN, bắt đầu từ xây dựng một Hiến pháp mới. Hoặc là để vuột mất cơ hội này và mắc tội đối với đất nước? Tôi không thay đổi được suy nghĩ của mình.

                                                            Kính thư,
                                                            Nguyễn Trung

 


[1] Xin gọi tắt là Kiến nghị 72, ngày 04-02-2013 đã được trao chính thức cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
[2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, tiểu thuyết “ http://viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm
[3] (1) Cơ hội thực hiện hòa giải và thống nhất dân tộc ngay sau 30-04-1975; (2) Cơ hội độc lập đi với cả thế giới sau khi LXĐÂ sụp đổ; (3) Cơ hội đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Mỹ, gia nhập ASEAN và gia nhập WTO.


Tác giả gửi cho viet-studies ngày 19-2-13

---

Tổng số lượt xem trang