Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Giúp tự do hơn là cấp viện bằng tiền’

--Giúp tự do hơn là cấp viện bằng tiền’

BBC Tiếng Việt 30 tháng 11 2015
Một ý kiến từ Hoa Kỳ nói thúc đẩy tự do sẽ giúp người nghèo trên thế giới hơn là dùng tiền để cấp viện cho các chính phủ tham nhũng, áp bức.
Ông William Easterly, giáo sư kinh tế học từ New York University nói:

“Người nghèo biết rõ nhất họ cần làm gì để cải thiện đời sống, trong việc chọn ngành nghề, trồng cấy và sử dụng đất,”
Vì thế, các chính phủ Anh, Mỹ và các quỹ từ thiện cần giúp họ giành các quyền làm việc đó.
Trong bài trên Sunday Times 29/11/2015, tác giả cho rằng có những phần từ các khoản viện trợ củ̀a Ngân hàng Thế giới, các chính phủ và nhà hảo tâm, gồm cả tỷ phú Bill Gates, đã giúp các chế độ áp chế.
Giải pháp chỉ mang tính kỹ thuật?
Đây không phải là chuyện mới, ông Easterly nêu ví dụ từ một vụ cưỡng chế đất tại Mubende, Uganda từ 2010.
Quân đội dùng súng đàn áp 20 nghìn dân Uganda, đẩy họ ra khỏi cộng đồng làng mạc để lấy đất cho một dự án có tiền của công ty Anh và Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Theo Giáo sư Easterly, các định chế quốc tế đôi khi đóng vai hệt như chế độ thuộc địa ngày trước ở châu Phi: nhân danh phát triển và trợ giúp kỹ thuật để “cải tạo đời sống người dân nghèo, lạc hậu”.
Ông trích lời Lord Hailey từ năm 1938 bào chữa cho thực dân Anh ở châu Phi rằng “người nghèo không quan tâm đến các quyền chính trị mà chỉ muốn cuộc sống được cải thiện.
Ngày nay, các đại công ty, các chính phủ Phương Tây và nhiều quỹ từ thiện cũng cho rằng vấn đề nhân đạo, các quyền sở hữu đất là thứ hoàn toàn có thể bỏ qua.
Ngay cả ông Bill Gates, theo Giáo sư William Easterly, cũng có ảo tưởng về giải pháp kỹ thuật:
“Gates ôm ấp đúng thứ ảo tưởng kỹ trị và nhưng không ý thức được rằng các nhà độc tài không hề tạo ra tiến bộ mà chỉ tạo ra đói nghèo.”
Quỹ của Bill Gates đã chi 265 triệu USD cho các dự án y tế và phát triển tại Ethiopia trong 10 năm qua và có “quan hệ tuyệt vời” với chế độ của ông Meles Zenawi.
Theo ông Easterly, điều tốt nhất các nước Phương Tây nên làm để cải thiện tình hình của người nghèo trên thế giới là thúc đẩy cuộc đấu tranh vì tự do, giúp nông dân có quyền định đoạt về ruộng đất của chính họ.
“Nếu có quyền sở hữu đúng đắn, người nông dân sẽ chọn cho họ cách khai thác đất tốt nhất, họ cũng biết hoàn cảnh của mình tốt hơn giới chuyên gia từ bên ngoài, và sẽ có động cơ tốt để sử dụng đất phù hợp với chính họ và khách hàng.”
Gần đây có thêm nhiều ý kiến đặt câu hỏi về viện trợ từ Phương Tây có đạt được mục tiêu giảm đói nghèo và giúp các xã hội, cộng đồng lạc hậu thăng tiến hay không.
Nhà báo Ben Riley-Smith trong bài trên báo Anh, Telegraph 31/10/2014 phê phán chính phủ Anh đã tăng tiền viện trợ phát triển hải ngoại lên 28% năm trước đó.
Năm 2015, Anh Quốc cam kết chi cho mục tiêu viện trợ ở nước ngoài 12,75 tỷ bảng Anh.
Nhưng dù Anh chi 0,7 % GDP để cấp viện, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, nhiều khoản tiền từ Anh Quốc đã “chi cho các hoạt động tham nhũng, đàn áp”.
Nhà báo Riley-Smith trích báo cáo của Ủy ban Độc lập và tác động của viện trợ (Independent Commission for Aid Impact) cho rằng Anh đã giúp chính quyền Ethiopia hơn 1 tỷ bảng trong khi an ninh Ethiopia “tra tấn, giết và hãm hiếp người dân”.
Viện trợ của Anh cũng giúp cho cảnh sát ở Nigeria và Nepal dù giới vận động nói những công an viên này “nhận hối lộ theo cách vô cùng xấu xa”.
Các tờ báo Anh nói trong năm 2014, chừng 450 triệu bảng Anh đã được cấp cho 10 quốc gia “tồi tệ nhất” về các vấn đề nhân quyền.
Chính phủ Anh luôn nói họ nghiêm túc xem xét các khoản viện trợ và có các chương trình chống nạn tham nhũng ở những nước nhận viện trợ.
Cuối năm 2014, Anh và các nhà cấp viện gồm EU, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Nhật…đã cùng đồng ý ngưng khoản 490 triệu USD cho Tanzania sau khi xảy ra vụ quan chức nước này chuyển 122 triệu USD thẳng từ tài khoản ngân hàng trung ương sang cho họ.
Tự do khai thác
Cũng liên quan đến tăng trưởng kinh tế và quyền sử dụng đất, các báo tiếng Anh gần đây đã bắt đầu phê phán ý thức hệ ‘chủ nghĩa tự do’ trong kinh tế, hàm ý tự do khai thác các nguồn lợi vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Một bài trên The Guardian hồi tháng 4/2015 nói rằng chủ nghĩa tư bản tự do trong phát triển kinh tế có mặt trái của nó khi áp dụng tại Việt Nam.
“Dù có mở rộng thành công kinh tế khá nhanh, Việt Nam nay có vấn đề bất công trở lại, theo Ngân hàng Thế giới. Từ 2004 đến 2010, thu nhập của 10% dân nghèo nhất đã giảm đi 1/5, còn 5% những người giàu nhất nay bỏ túi gần 1/4 thu nhập cả nước,”
“Bất bình đẳng cao nhất là vùng nông thôn. Hàng triệu nông dân bị đẩy khỏi ruộng đất của họ để lấy chỗ cho các nhà máy, đường xá.
Đầu thập niên 1990, gần như tất cả các hộ nông dân (91.8%) còn có đất. Đến 2010, gần một phần tư (22.5%) trở thành người dân mất đất.”
“Làn sóng nông dân nghèo nay đổ về đô thị và họ góp mặt cùng hàng trăm nghìn công nhân từ các cơ xưởng của nhà nước bị sa thải.”
Nay, Việt Nam vừa có một hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa độc đoán lại vừa có một ý thức hệ tự do tư bản không ai kiểm soát, theo trang báo Anh.


-Giáo sư vừa đoạt giải Nobel Kinh tế: "Viện trợ nước ngoài có hại nhiều hơn lợi"

Đó là kết luận từ vị giáo sư người Scotland Angus Deaton, sau khi bỏ ra 35 năm để nghiên cứu các quốc gia đang phát triển.

"Tôi tin rằng chúng ta, những người được may mắn sinh ra vào đúng những quốc gia phát triển, có nghĩa vụ giúp giảm thiểu đói nghèo và bệnh tật cho toàn thế giới... Mặc dù có nhiều chương trình viện trợ đã làm được nhiều điều tốt đẹp, chẳng hạn như các nỗ lực chống HIV/AIDS hay bệnh đậu mùa, nhưng giờ đây tôi tin rằng hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài có hại nhiều hơn lợi. Nếu như viện trợ làm ảnh hưởng đến cơ hội phát triển của các nước nghèo, thì không có lý gì để tiếp tục các chương trình đó chỉ với lý do là 'chúng ta nên làm gì đó để giúp họ'. Điều mà chúng ta cần làm chính là nên ngưng viện trợ."


Đó là quan điểm khá "khác người" trong cuốn sách "Cuộc đào thoát vĩ đại" (The Great Escape) của giáo sư Angus Deaton, người vừa đoạt giải Nobel Kinh tế 2015 nhờ các thành tựu đặt nền móng cho lĩnh vực kinh tế lượng. Ở tuổi 69, ông Deaton đang giảng dạy môn kinh tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton (Mỹ), và cũng là vị giáo sư thứ tư của đại học này được trao giải Nobel trong vòng 15 năm qua.

Theo nhiều người đánh giá, đóng góp lớn nhất của Deaton cho ngành kinh tế là ở chỗ ông đã xây dựng được phương pháp tổng hợp dữ liệu vi mô từ các hộ gia đình để dùng cho các thống kê vĩ mô. Chính những quy tắc này đã được Deaton sử dụng cho việc nghiên cứu các quốc gia đang phát triển.

Trong cuốn The Great Escape, giáo sư Deaton đã giải thích sự nghi ngờ của ông đối với viện trợ như sau: "Nếu như tình trạng đói nghèo không phải đến từ việc thiếu tài nguyên hay cơ hội, mà đến từ các thể chế kém, năng lực hành chính yếu và một nền chính trị đầy chia rẽ, thì việc trao viện trợ cho các nước như vậy - hay nói chính xác hơn là trao viện trợ cho chính phủ của họ - sẽ có nhiều khả năng kéo dài thay vì xóa bỏ tình trạng đói nghèo".

Một trong những ví dụ có tính thuyết phục nhất mà giáo sư Deaton đưa ra chính là việc Trung Quốc và Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ như thế nào trong vài thập kỷ qua, mặc dù nhận được lượng viện trợ tính theo đầu người khá thấp. Mức cao nhất mà Trung Quốc từng nhận được là 2,9 USD cho một đầu người vào năm 1995, còn của Ấn Độ là 3,1 USD trong năm 1991.

Trong khi đó, "thiên đường lạm phát" Zimbabwe từng có lúc nhận được tới 60 USD cho một đầu người vào năm 2010, nghĩa là họ nhận được một lượng viện trợ tương đương với 10% GDP. Bàn về điều này, giáo sư Deaton đã giải thích thêm:

"Việc nhận được nhiều viện trợ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành và cải cách thể chế. Các dòng vốn viện trợ dồi dào thường xuyên làm tha hóa bộ máy chính trị và gây ảnh hưởng xấu đến các thể chế cần thiết cho tăng trưởng lâu dài... Những tác động có hại đó cần phải được xem xét công bằng bên cạnh những lợi ích mà viện trợ đem lại, chẳng hạn như giúp trẻ em đến trường và cứu sống nhiều sinh mạng".

Trong một bài xã luận vào năm 2013 của mình, giáo sư Deaton cũng kết luận: "Các quốc gia đang phát triển không thể sống bằng hệ thống y tế được vận hành bởi nước ngoài mãi mãi được. Viện trợ thường xuyên gây thiệt hại tới điều mà người nghèo cần nhất: một chính phủ đủ hiệu quả để phục vụ họ cả hôm nay và ngày mai".

Và ông cũng đưa ra một số giải pháp đáng suy ngẫm dành cho lãnh đạo các nước phát triển: "Một trong những điều có thể làm ngay là vận động các chính phủ của chúng ta ngưng thực hiện những chính sách làm cho nước nghèo không thoát nghèo được. Hãy hạn chế việc buôn bán vũ khí, thay đổi những chính sách bảo hộ của các nước phát triển, thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật không gắn liền với viện trợ, và phát triển những loại thuốc không chỉ dành cho người giàu. Chúng ta không thể giúp người nghèo bằng cách làm suy yếu những thể chế vốn đã yếu kém của họ".


-VN còn ăn xin đến bao giờ?-(Tuan Nguyen)

Thật ra, đó là câu hỏi của người đại diện JICA (Quĩ Hợp tác Quốc tế của Nhật) dành cho phía Việt Nam trong cuộc họp báo hai ngày trước ở VN (1). Điều vui vui là phóng viên đặt câu hỏi rằng Quốc hội VN về tài trợ của Nhật có ràng buộc (như phải thông qua hay dùng nhà thầu Nhật), ông đại diện nói rất thẳng là “Tôi nghĩ đến câu chuyện Việt Nam lúc nào không cần ODA nữa. Đến nay Việt Nam đã nhận ODA 20 năm. Bao giờ Việt Nam không cần cần nữa? 10 năm hay 20 năm nữa?" Có thể hiểu câu đó một cách nôm na là: các anh còn ăn xin đến chừng nào nữa, 10 năm hay 20 năm? Đã ăn xin mà còn cao giọng đòi hỏi! Phải nói rằng đó là một lời bình rất thật, hơi trịch thượng, và có thể làm cho người có tự trọng cảm thấy rất nhục.




Ông đại diện JICA không chỉ mắng là ăn xin đến khi nào, mà còn gõ đầu cảnh cáo về tình trạng tham nhũng hối lộ. Ông nói thẳng thừng: "Nếu có vụ tham nhũng nữa, Nhật sẽ ngưng viện trợ ODA cho VN". Bất quá tam. Thú thật, đọc câu đó thoạt đầu tôi cứ tưởng là chuyện “Cá Tháng Tư”, chứ có ngờ đâu là tin thật. Cảm giác đầu tiên dĩ nhiên là thấy nhục nhã, bởi vì để cho một nước khác nói thẳng như thế, nói trong tư thế của kẻ bề trên. Nhưng nghĩ lại thì thấy cũng … đáng. Quen thói “ăn không chừa thứ gì” (lời của một quan chức cao cấp) thì cũng phải đến ngày bị người ngoài mắng cho một trận nên thân. Chỉ tội đa số người dân Việt phải hứng chịu sự khinh bỉ của người khác.

Tại sao người Nhật họ có thể nói thẳng như thế? Câu trả lời là vì họ là người chủ nợ lớn nhất của Việt Nam. Trong quá khứ và cho đến nay, Nhật đã tài trợ cho VN rất nhiều. Một bài báo năm ngoái cho biết trong thời gian 20 năm qua, Nhật đã hỗ trợ cho VN 20 tỉ USD (2), và con số vẫn còn tăng. Chỉ riêng năm 2014 Nhật đã tài trợ cho VN gần 2 tỉ USD, có lẽ là nguồn tài trợ lớn nhất cho VN (?). Có lẽ chính vì thế mà Nhật có tư cách cảnh báo VN như cha cảnh báo con: cứ tối ngày phung phí thì coi chừng, nghe chưa con! Thật ra, nói là tài trợ, nhưng thực tế là vay, và thế hệ con cháu phải trả số tiền vay này trong tương lai.

Nhưng VN không chỉ nhận từ Nhật, mà còn từ một nguồn quan trọng khác là Ngân hàng Thế giới (WB). Tôi thử tra số liệu của WB thì thấy tiền vay ODA từ WB qua các thời gian như sau:

1995-1999: 2.94 tỉ USD
2000-2004: 3.59 tỉ USD
2005-2009: 4.11 tỉ USD

Số tiền này rất lớn so với các nước khác. Thật ra, các nước như Phi Luật Tân và Nam Dương thì họ giảm vay ODA (riêng Thái Lan và Mã Lai thì không thấy vay ODA nữa, chắc là họ đã "ok"). Số liệu của Nam Dương:

1995-1999: 1.39 tỉ USD
2000-2004: 419 triệu USD
2005-2009: 67 triệu USD

và Phi Luật Tân:

1995-1999: 531 triệu USD
2000-2004: không vay
2005-2009: 5.14 triệu USD

Ngay cả Lào cũng có xu hướng giảm vay ODA. Năm 1995-1999, Lào vay 414 triệu USD, đến năm 2005-2009 thì còn 409 triệu USD. Còn Kampuchea thì chỉ vay khoảng 700 đến 800 triệu USD mỗi 5 năm, và không thấy tăng.

Tất cả những con số trên cho thấy VN là nước vay rất nhiều từ WB, và xu hướng đang tăng (xem biểu đồ). Nếu dân số năm 2014 là khoảng 89.7 triệu, thì tính trung bình số tiền vay (5 năm) là 46 USD mỗi người dân. Có lẽ vì vay nhiều thế, nên có chuyên gia tính toán rằng hiện nay, mỗi người Việt nợ 900 USD (?).


Biểu đồ về số tiền vay ODA từ Ngân hàng Thế giới trong thời gian 1995-2009 của Việt Nam, Nam Dương, Lào, và Phi Luật Tân. Đơn vị là triệu USD


VN vay nhiều nhưng "ăn" cũng nhiều. Nguồn tin từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì cho biết trong các nước mà WB tài trợ, thì VN là nước bị than phiền nhiều, đứng hàng thứ 2 (chỉ sau Ấn Độ). Người ta than phiền VN ăn hối lộ, ăn chận tài trợ của WB. Lĩnh vực bị than phiền nhiều là giao thông vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, và cấp nước (4). Đã ngửa tay ăn xin mà còn tham nhũng! Chính vì thế mà VN bị khinh bỉ trên trường quốc tế.

Thuỵ Điển đã cúp viện trợ. Vài nước khác cũng đang sắp cúp viện trợ cho VN. Cuối cùng thì có lẽ VN nhờ vào kiều hối, nhưng số này cũng sẽ giảm vì thế hệ thứ 2 người Việt ở nước ngoài sẽ không có gắn bó gì với VN, và họ sẽ chẳng gửi tiền về VN nữa.

Quay lại câu hỏi nhức nhối (ăn xin đến khi nào), nên nhớ rằng viên đại diện Nhật không phải là người đầu tiên nói như thế. Theo ông Lê Đăng Doanh thuật lại trong một buổi báo cáo cho trung ương đảng với cách nói thẳng và không màu mè (5):

"Ngày 01 tháng 12 này cũng có một cái Hội nghị tài trợ. Tôi xin báo cáo rất chân thành với các anh là ra đấy chỉ khổ tâm thôi. Nhiều thằng nó nói với tôi là chúng mày định ngửa tay đi ăn xin đến bao giờ nữa? Chúng mày là người thông minh, có học, về mặt nào đấy chúng mày không kém gì chúng tao cả... Tại sao chúng mày cứ ăn xin miết thế. Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến như thế là thế nào? Chúng mày cứ đề ra cái mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng có đi ăn xin nữa được không? Nó nói với tôi trắng trợn và thẳng lắm chứ, y nguyên như tôi nói với các anh chị."

Ông nói thêm:

"Nó bảo mày phải nghĩ đi, mà phải nghĩ cả phẩm giá, tư cách của mày đi xem mày là thế nào đi, lúc nào rồi dân tộc của mày sẽ như thế này sao? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Ta cứ tưởng nó cho tiền mãi là vinh dự. Tôi thấy vinh dự vừa phải thôi, chứ trong thâm tâm tôi như muối xát vào ruột chứ không đơn giản đâu. Vì nó nói đến như thế. Thằng không nói thì trong thâm tâm nó cũng nghĩ thế cả, thằng bỗ bã thì nó nói toẹt vào mặt chứ không phải đơn giản đâu. Cho nên, có người nói với tôi là, vậy thì bây giờ mình có lãnh đạo ASEAN được không, tức ông phải trả lời trước hết ông lãnh đạo thì ông có tiền ông bao thằng khác không? Hai là ông có cái học thuyết gì để hướng dẫn cho người ta không? Thứ ba nữa là ông muốn lãnh đạo thì thằng Washington và thằng Bắc Kinh nó có tin ông không? Hai thằng ấy mà nó không tin ông nó cho ông mấy chưởng thì lúc bấy giờ, ông chưa lãnh đạo nó đã cho ông què cẳng rồi. Thì thôi, bây giờ coi như ông đừng lãnh đạo; chứ ông mà lên tiếng, ông mạnh mồn ra tiếng lãnh đạo, hò hét thì đừng là nó cho ông mấy chưởng ngay chứ không phải không đâu. Mà nó có nhiều võ hơn mình, nhiều tiền hơn mình, nhiều công cụ hơn mình”.

Hãy đọc và suy nghĩ! Ai làm cho đất nước này và con người Việt Nam nhục như thế, để cho thiên hạ mắng mình ngay trong đất nước mình và mắng trên mặt báo.

===







-Anh sẽ dừng viện trợ cho Việt Nam vào năm 2016
Việc công bố chấm dứt chương trình viện trợ trước thời hạn 5 năm được thực hiện với sự tôn trọng và tin tưởng giữa hai Chính phủ
Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID) Alan Duncan đã đưa ra tuyên bố tại London ngày 1/3, về kết quả của chương trình Đánh giá Viện trợ Song phương/Đa phương, với mục đích đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả viện trợ của  Anh, thông qua việc tập trung nỗ lực vào các quốc gia, nơi mà từng đồng bảng viện trợ có thể mang lại kết quả tốt nhất cho việc chống đói nghèo và xây dựng một thế giới an toàn hơn, cũng như nơi mà nước Anh ở vị trí tốt nhất để thực hiện công tác viện trợ một cách hiệu quả.


Với kết quả của chương trình đánh giá này, Vương quốc Anh sẽ tôn trọng các cam kết của mình tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong năm năm còn lại của Thỏa thuận Quan hệ Đối tác Phát triển 10 năm (DPA, 2006 – 2016), trong bối cảnh của Tuyên bố Đối tác Chiến lược cấp cao ký kết tháng 9/2010.
“Do Việt Nam giờ đây đã là một nền kinh tế đang nổi đầy năng động – một thành tựu rất to lớn – chúng tôi sẽ chấm dứt viện trợ cho Việt Nam vào năm 2016 để có thể tập trung viện trợ vào các quốc gia nghèo hơn và cần đến viện trợ hơn” – ngài Alan Duncan nói.
Theo Bộ trưởng Alan Duncan, từ nay tới năm 2016, Vương quốc Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên các lĩnh vực giáo dục tiểu học, vệ sinh môi trường và phòng chống HIV/AIDS. Chúng tôi dự kiến sẽ tập trung các nỗ lực vào các vấn đề đang nổi lên như biến đổi khí hậu, quản trị, thương mại và đầu tư, nhằm đảm bảo tính bền vững của các chương trình, sau khi chương trình viện trợ của Anh kết thúc. Bộ trưởng Alan Duncan khẳng định, việc công bố chấm dứt chương trình viện trợ trước thời hạn 5 năm được thực hiện với sự tôn trọng và tin tưởng giữa hai Chính phủ, và chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc thảo luận cấp Bộ trưởng để hòan tất các chi tiết cho mối quan hệ hợp tác phát triển trong 5 năm tới.
Trên phương diện Đánh giá Viện trợ Đa phương, Bộ trưởng Phát triển Quốc tế cũng xem xét kỹ càng liệu các khoản viện trợ của Anh cho 43 tổ chức quốc tế có đạt được giá trị tối đa cho các đồng tiền đóng thuế của người dân hay không. Bản đánh giá này đã đưa những nhận định tổng hợp về điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng tổ chức, nghiên cứu kỹ mục tiêu, mục đích, cũng như mức độ hiệu quả của họ trong việc đạt được các mục tiêu của mình./.


The cease of the aid program is to recognize Vietnam’s progress in fulfilling the United Nations Millennium Development Goals, said the press release posted on the website of the Vietnamese foreign ministry.
Other assistance sources of the UK through the European Union and other multilateral mechanisms including World Bank and United Nations will still be continued, said the press release of the fourth strategic dialogue between Vietnam and the UK.
China.org.cn | Mar 02, 2015
The United Kingdom (UK) will stop aid program for Vietnam from March 2016, according to a press release out here on Friday.
The cease of the aid program is to recognize Vietnam’s progress in fulfilling the United Nations Millennium Development Goals, said the press release posted on the website of the Vietnamese foreign ministry.
Other assistance sources of the UK through the European Union and other multilateral mechanisms including World Bank and United Nations will still be continued, said the press release of the fourth strategic dialogue between Vietnam and the UK.
According to statistics by the World Bank, a country with gross national income (GNI) per capita ranging between 1,000 U.S. dollars and 12,000 U.S. dollars is considered a middle income country.
In 2011, Vietnam posted a GNI per capita of 1,260 U.S. dollars, becoming a middle income country. In late 2013, Sweden announced to stop Official Development Assistance for Vietnam.
During the Vietnam-UK dialogue, held in Hanoi, the two sides focused on discussions of issues of international economic integration, defense, security and global developments.
Both sides reaffirmed their commitments to soon conclude negotiations of a Free Trade Agreement between them.
The two sides agreed to further strengthen cooperation in areas of education, civil nuclear energy, anti-corruption and climate change, among others.
Both sides discussed the issue of human rights and urged the design of a Vietnam-UK 2015 Action Plan.
Vietnam and the UK established diplomatic ties in 1973.


- Vốn ODA cho Việt Nam vay bị ăn bớt đến 40% HÀ NỘI (NV) .- Có tới 40% vốn tín dụng phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng bị ăn chặn nhưng những cá nhân có liên quan chỉ bị cảnh cáo.




Vì bị các quan ăn chặn, trường học lẽ ra phải hai tầng với 6 phòng học trở thành một dãy nhà cấp 4 có ba phòng học. (Hình: VietNamNet)

ODA là ba chữ viết tắt của Official Development Assistance (hỗ trợ phát triển chính thức). ODA có thể là các khoản cho vay không tính lãi hoặc tính lãi thấp với thời gian vay dài. Đôi khi ODA là viện trợ. Mục tiêu của ODA là trợ giúp để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở quốc gia nào đó.

Tại Việt Nam, nhiều năm qua, ODA luôn là một nguồn béo bở để các viên chức từ trung ương đến địa phương xà xẻo, bỏ túi riêng. Rất nhiều dự án lớn sử dụng tín dụng ODA bị đám quan chức lươn lẹo ăn cắp, nổi tiếng như Dự án xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn đến các dự án do công ty thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN quản lý gọi là PMU 18, bị phơi bày trên mặt báo cho người ta thấy phần nổi của tảng băng chìm tham nhũng ở Việt Nam.

Chuyện mới nhất vừa được phanh phui vì ăn chặn ODA xảy ra tại Hà Tĩnh. Theo báo điện tử VietNamNet, Trong các năm từ 2009 đến 2010, sau khi Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây dựng trường học, đường sá, hạ tầng, một phụ nữ mà báo điện tử VietNamNet không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề “chạy dự án”, với điều kiện khi thành công, phải “cắt” cho bà ta 40%.

Sau đó, nguồn vốn ODA vừa kể được rót về ba xã: Gia Phố (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Minh (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Trong đó, xã Gia Phố được nhận 80.000 USD để xây dựng trường Tiểu học Đông Hải và chính quyền xã này đã lấy 8.000 USD chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 USD chi cho người phụ nữ làm môi giới. Chuyện tương tự cũng xảy ra tại hai xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, chỉ có một khác biệt là người phụ nữ làm môi giới được chia tới 40% “hoa hồng”.

Do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã vừa kể đều phải giảm quy mô và chất lượng tất nhiên cũng giảm. Chẳng hạn trên giấy tờ, trường Tiểu học Đông Hải ở xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là một khu nhà hai tầng với 6 phòng học nhưng trên thực tế chỉ là một dãy nhà cấp 4 với ba phòng học.

Điểm đáng chú ý là dù ăn chặn trắng trợn như thế nhưng khi sự việc đổ bể, không rõ tại sao hệ thống tư pháp Việt Nam lại lờ đi, không xem xét trách nhiệm hình sự của bất kỳ ai. Người phụ nữ làm môi giới dự án vẫn là một nhân vật không ai rõ tên tuổi, không hiểu vì sao bà ta chạy dự án và các viên chức cấp xã tham gia ăn chia vốn ODA chỉ bị cảnh cáo.

Cho đến nay vẫn chưa thấy Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam có ý kiến về vụ tham nhũng vừa kể. Trong quá khứ, Nhật – quốc gia dẫn đầu về cấp ODA cho Việt Nam – đã từng tuyên bố cắt nguồn ODA, đòi Việt Nam phải điều tra, truy tố các viên chức tham nhũng sau khi vụ tham nhũng ở dự án “Đại lộ Đông – Tây” tại Sài Gòn bị đổ bể.

Hồi cuối tháng 5, Đan Mạch – một trong những quốc gia dẫn đầu trong nhóm cấp ODA cho Việt Nam, cũng đã dừng việc cấp ODA để thực hiện ba dự án tài trợ cho Việt Nam, sau khi phát giác có dấu hiệu gian lận và lãng phí từ phía Việt Nam. Lúc đó, ông Christian Friis Bach, Bộ trưởng Phát triển của Đan Mạch tuyên bố rằng, cần phải tìm ra những tổ chức và cá nhân sử dụng sai mục đích nguồn vốn viện trợ của Đan Mạch để làm rõ hậu quả. Ông Bach nhấn mạnh: “Những hành vi gian dối đó phải bị chặn đứng và trừng phạt” .

Tuy không đề cập chi tiết nhưng theo báo chí Đan Mạch thì các dự án bị dừng có liên quan tới việc nghiên cứu biến đổi khí hậu, do Danida - môt tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao Đan Mạch, cấp vốn. Theo đó, lý do khiến Đan Mạch ngưng cấp ODA là vì phát giác phía Việt Nam chi quá nhiều cho các dịch vụ đáng ngờ. Số tiền bị nghi là tham nhũng được ước đoán khoảng 550 ngàn USD. Phía Đan Mạch đã chính thức yêu cầu chính phủ Việt Nam hỗ trợ điều tra nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa cho biết kết quả. (G.Đ)- Vốn ODA cho Việt Nam vay bị ăn bớt đến 40%

-Phối hợp điều hành kinh tế vĩ mô quy về một bộ (VnE 8-8-13) - Bad idea! Chính Thủ tướng phải làm việc này! (Kinh nghiệm: Ở miền Nam vào khoảng năm 1970-72, ông Thiệu cũng lập Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia với nhiệm vụ tương tự, nhưng các Bộ "mạnh" khác như Bộ Tài Chính, Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước.. không ai nghe Bộ Kế hoạch cả, mà đi thẳng lên ông Thiệu. Rốt cuộc Bộ Kế Hoạch và Phát triển Quốc Gia chỉ ngồi chơi xơi nuớc!)
Bầu Kiên bị truy tố 4 tội, kê biên 3 khu đất (VNN 8-8-13) Đề nghị truy tố Bầu Kiên, ông Trần Xuân Giá... (TP 8-8-13)
Bốn thành phố trong TP.HCM (TT 8-8-13)
Hết thời bạc tỷ chảy vào túi (TP 8-8-13)
Thức ăn nhanh: Cuộc đua khốc liệt (NLĐ 8-8-13)
Những điều chưa biết về Dự án 6,7 tỷ USD của Tân Tạo (TTVN 8-8-13)
Đại gia tặng quà tiền tỷ cho các mỹ nhân Việt (NĐT 8-8-13)
Khi nữ công nhân 'làm thêm nghề... gái gọi' (NĐT 8-8-13)
Phó chủ tịch xã bị kỷ luật vì sinh con thứ 3 (DV 8-8-13) -- Ông Nguyễn Tấn Dũng có mấy người con nhỉ?
Cường Đôla ’sỹ diện cao, không chịu nổi áp lực la mắng’ (PN Today 8-8-13) -- Rất tâm đắc với lối đặt tít của báo này!
Sầu riêng không mùi: nên sầu hay vui? (SGTT 8-8-13)
Tôn giáo ở Việt Nam: Bringing God Along For the Ride (NYT 8-8-13)
Cướp đất ở Đông Nam Á: The Great Southeast Asian Land Grab (Diplomat 8-8-13) -- Không chỉ ở Việt Nam


Các đại thụ làng văn dưới góc nhìn của nữ nhà văn 8X (infonet 8-8-13)
BTC Hoa khôi trí tuệ VN trắng trợn mạo danh báo Giáo dục Việt Nam (GD 8-8-13)
Các giá trị văn hóa truyền thống được đề cao (CAND 8-8-13) -- "Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5, tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam chuyển biến quan trọng. Các giá trị văn hoá truyền thống được đề cao; nhiều giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức mới từng bước được hình thành phù hợp với xu thế hội nhập. Không khí dân chủ trong xã hội được mở rộng. Đội ngũ sáng tạo VHNT phát triển cả về số lượng và chất lượng" Ở... Việt Nam?


"Thắt lưng buộc bụng" với đặc tính Trung Quốc: Austerity with Chinese Characteristics (Foreign Affairs 7-8-13) -- Why China's Belt-Tightening Has More To Do With Confucius Than Keynes


Tổng số lượt xem trang