-Ông Lê Doãn Hợp nói ở Việt Nam 'không có vùng cấm' đối với báo chí
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp lại nói về 'lề phải' BBC -
Ông Lê Doãn Hợp, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Nam nhiệm kỳ sắp hết trả lời phỏng vấn báo Việt Weekly và Phố Bolsa TV về tự do thông tin. Trích đoạn cuộc phỏng vấn mà Việt Weekly nói là dài hơn một tiếng hiện có trên YouTube và cũng đang được đưa lên các Bấm diễn đàn của người Việt hải ngoại.
Bất chấp các đơn thư gần đây phản đối báo chí Việt Nam không đưa tin hoặc đưa không trung thực về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, ông Lê Doãn Hợp khẳng định Việt Nam không cấm đoán báo chí.
Ông trả lời câu hỏi về tự do báo chí ở Việt Nam: "Trước hết mà nói là không có vùng cấm.
"Báo chí chúng tôi được đưa tin đầy đủ những vấn đề trên nguyên tắc phải trung thực."
Báo chí chúng tôi được đưa tin đầy đủ những vấn đề trên nguyên tắc phải trung thực.
Bộ trưởng Lê Doãn Hợp
Các nhà báo Việt Nam, mặc dù không công khai, đã nhiều lần thừa nhận họ chịu sự chỉ đạo về nội dung thông tin của Đảng Cộng sản, tổ chức coi các nhà báo là các "chiến sỹ cách mạng" và là công cụ của đảng.
Vùng cấm đối với báo chí, theo các cây viết Việt Nam, nay đã thu hẹp lại so với trước nhưng là "bất khả xâm phạm".
Họ giải thích "trước đây có thể thỉnh thoảng 'chọc' vào được" vùng cấm nhưng nay họ không còn được phép làm như vậy.
Điều này giải thích tại sao trong những vụ việc quan trọng gần đây trong đó có vụ xử Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, vụ bất ổn ở Mường Nhé và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, báo chí đưa tin dựa theo Thông Tấn xã Việt Nam.
Lề trái, lề phải
Ông Lê Doãn Hợp được biết nhiều tới với khái niệm báo chí 'lề phải', được hiểu là báo chí đi đúng theo sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên ông nói ông đã bị trích dẫn sai.
Ông giải thích với Việt Weekly:
"Vấn đề báo chí đi đúng lề đường bên phải là tôi nói đầy đủ nhưng mà nhiều khi anh em báo chí cứ cắt gọn đi, tức là có câu giữa nhưng không có câu trước và câu sau.
"Trong khi anh em báo chí nói thì tôi có nói thế này: Gần như tất cả mọi nghề nghiệp trên thế giới, muốn an toàn và tự do đều phải làm đúng luật. Cái đó là văn minh của loài người. Luật lệ càng kỹ bao nhiêu, càng đồng bộ bao nhiêu thì văn minh của loài người càng cao bấy nhiêu...
"Tôi nói cái ý đó là tất cả mọi ngành nghề trong đất nước này muốn an toàn và tự do thì phải làm đúng luật, cũng như người đi bộ khi tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề đường bên phải. Chứ còn mình nhảy ra đường xe máy mình đi, mình nhảy sang đường ô tô mình đi thì làm sao an toàn được.
"Phải nói đầy đủ như vậy, nhiều khi nó cứ cắt đi thì 'lề đường bên phải' như trói buộc, nhưng không phải."
Báo chí tư nhân
Trước câu hỏi khi nào Việt Nam sẽ có báo chí tư nhân của Việt Weekly, ông Hợp giải thích:
"Báo chí tư nhân để cho ra đời thì Việt Nam phải có một lộ trình và phải giải quyết căn cơ ba vấn đề.
Chúng tôi hiện có 17.000 phóng viên nhưng mà tính chuyên nghiệp chưa cao.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp
"Thứ nhất là luật lệ. Luật lệ Việt Nam nói thật chúng tôi mới vào cuộc mấy chục năm Đổi Mới nên luật lệ phải sửa liên tục và nó không theo kịp cái vận động cuộc sống và hội nhập thế giới.
"Cái luật hiện nay còn quá lỏng và các chế tài xử lý không nghiêm...
"Cái thứ hai, mà tôi cho là rất quan trọng, là tính chuyên nghiệp của những người làm báo. Chúng tôi hiện có 17.000 phóng viên nhưng mà tính chuyên nghiệp chưa cao...
"Và cái thứ ba là dân trí.
"Chúng ta phải nâng dân trí lên để dân có thể coi là lực lượng giám sát báo chí cao nhất, tối thượng nhất.
"Dân trí Việt Nam còn thấp," ông Hợp nói.
-
Ông Lê Doãn Hợp trả lời phỏng vấn Việt Weekly và Phố Bolsa TV
Phỏng vấn ông Lê Doãn Hợp, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam. Phóng viên Trần Nhật Phong biên tập và thực hiện:
Đây là cách báo chí trong nước đưa tin về cuộc phỏng vấn này:
______________
Trong chuyến công tác này, tối ngày 11/6, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn, cởi mở với một số ký giả thuộc hai cơ quan truyền thông của người Việt ở hải ngoại là Việt Weekly và Phố Bolsa TV.
Bưu điện Việt Nam xin trích giới thiệu những nội dung liên quan tới các lĩnh vực CNTT và báo chí trong cuộc tọa đàm này (Tít bài do Tòa soạn đặt). Buổi toạ đàm diễn ra hơn một tiếng đồng hồ với hơn chục câu hỏi và trả lời. Vì khuôn khổ tờ báo có giới hạn, chúng tôi xin lược thuật một số câu hỏi chính.
Lần này tôi đến Hoa Kỳ có 5 nhiệm vụ. Thứ nhất là quảng bá Chiến lược sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về thông tin và truyền thông vào năm 2020, làm cho mọi giới trong và ngoài nước hiểu, cùng hợp tác và cùng hỗ trợ với nhau thực hiện đề án, hay nói cách khác là kêu gọi nước ngoài đầu tư, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đề án.
Nhân dịp này tôi cũng muốn nói cho đồng bào hải ngoại biết được nội dung của đề án để chia sẻ, động viên và cổ vũ, không chỉ riêng ngành thông tin và truyền thông mà cả nước Việt Nam trong việc thực hiện đề án.
Chúng tôi xây dựng đề án này có ba lợi thế rất quan trọng: Một là ngành viễn thông và CNTT Việt Nam đang phát triển rất nhanh, tạo đà rất tốt, 5 năm gần đây tốc độ phát triển năm sau gần gấp đôi năm trước. Khi tôi về làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (năm 2007), doanh thu của ngành bưu chính viễn thông là 25 ngàn tỉ đồng Việt Nam và 4 năm sau, tức là 2010, đã đạt mức doanh thu là 227 ngàn tỉ đồng Việt Nam (bốn năm tăng gấp 09 lần). Bây giờ chúng ta đầu tư, chuyển nhận thức, chuyển hành động sẽ bứt phá nhanh hơn. Thứ hai là tiềm năng về phát triển viễn thông và CNTT của Việt Nam còn rất lớn, chúng ta phải biết khai thác hết tiềm năng và lợi thế của mình. Thứ ba là Việt Nam đang có lực lượng lao động trẻ, khoảng 70% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Lao động trẻ ngoài việc nhanh nhạy, có tri thức lại rất đam mê CNTT. Chúng tôi coi đây là cơ hội vàng của dân tộc, cơ hội này chỉ còn khoảng 15 đến 17 năm nữa, nếu chúng ta đánh mất cơ hội này thì sẽ không bao giờ trở lại. Chính vì thế mới ra đời đề án quan trọng này. Nếu đề án thực hiện tốt, sẽ nâng thứ hạng của Việt Nam lên một tầm cao mới. Sẽ thay đổi được thứ bậc của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới nói chung và CNTT nói riêng. Thực hiện đề án, chính là thực hiện khát vọng của Bác Hồ là xây dựng nước Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu, đó là điểm xuất phát của đề án này.
Đề án chiến lược này có 6 nội dung quan trọng để tổ chức thực hiện. Thứ nhất là đào tạo nhân lực CNTT-TT, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay chúng ta có 22,6 vạn kỹ sư CNTT, phấn đấu đến năm 2015 là 50 vạn và năm 2020 là một triệu. Và đây là con đường làm giàu nhanh nhất cho đất nước. Hiện nay mỗi kỹ sư CNTT giỏi có thể tạo ra giá trị 1 năm khoảng 10 tỉ đồng Việt Nam. Đây thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế tri thức của đất nước. Ngành viễn thông và CNTT là sự kết hợp bộ não với bầu trời (tần số), tạo ra của cải và càng tạo ra bao nhiêu thì thương hiệu tri thức của Việt Nam càng tỏa sáng bấy nhiêu. Mục tiêu thứ hai là phát triển hạ tầng băng thông rộng, đến tận xã, tận xóm và đến tận hộ gia đình. Mục tiêu thứ ba là đẩy mạnh sản xuất công nghiệp CNTT, cả công nghệ phần cứng và phần mềm, trong đó công nghiệp phần mềm và nội dung số là cốt lõi. Mục tiêu thứ tư là xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT trong xã hội, đây là con đường ngắn nhất để chúng ta quản lý hành chính tốt hơn, giải quyết công việc cho nhân dân nhanh hơn, nhiều hơn và ít tiêu cực hơn. Mục tiêu thứ năm là chúng ta đưa các thiết bị nghe nhìn đến từng hộ gia đình. Chúng tôi cho rằng, trong tất cả những thứ cho dân thì cho thông tin là quyết định nhất. Vì mọi sự đổi mới luôn luôn bắt đầu và lệ thuộc vào việc cung cấp thông tin để đổi mới nhận thức. Nhận thức là chìa khoá của hành động và hành động là thước đo của nhận thức. Đó chính là con đường ngắn nhất để chúng ta làm giàu, và là một cuộc cách mạng cả về tư duy, văn hóa và kinh tế. Chúng tôi xác định 5 thiết bị cần đưa đến từng gia đình là TV, điện thoại, phát thanh, máy tính và đường truyền Internet. Mục tiêu thứ sáu là xây dựng các doanh nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông làm chủ quốc gia và vươn ra quốc tế. Để đến năm 2020, doanh thu và giá trị của ngành thông tin và truyền thông phải đạt được từ 22% đến 25% tổng GDP của đất nước. Ngành Thông tin và Truyền thông sẽ trở thành ngành chính trị quan trọng, kỹ thuật thời đại, kinh tế mũi nhọn. Đó là cách tốt nhất để chúng ta tôn vinh dân tộc trong cơ chế hội nhập quốc tế ngày nay.
Nhiệm vụ thứ hai là gặp gỡ các doanh nghiệp lớn của nước Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua, để cảm ơn và bàn tiếp tục hợp tác ở tầm cao hơn. Hầu như tất cả doanh nghiệp lớn về CNTT của nước Mỹ đều đã đầu tư vào Việt Nam và có hiệu quả, như là Intel, Cisco hay IBM.
Nhiệm vụ thứ ba là đi thăm các trường đào tạo để từ các mô hình, kinh nghiệm đào tạo ở nước Mỹ, về đổi mới hệ thống đào tạo của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cấp các trường đào tạo, chuẩn hóa các trường đại học, cơ cấu lại các ngành đào tạo và từng bước di chuyển các trường đào tạo từ đô thị ra ngoại thành. Đợt khảo sát này sẽ cho tôi một tầm nhìn để tổ chức lại các trường đào tạo, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa hội nhập thế giới, đồng thời liên kết đào tạo trong nước với quốc tế như trao đổi giáo viên, đổi mới giáo trình, học hỏi kinh nghiệm đào tạo, xây dựng mô hình, nâng cấp chất lượng thi tuyển cả đầu vào và đầu ra.
Nhiệm vụ thứ tư là trao đổi với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán để tìm hiểu nhu cầu thông tin của nước Mỹ nói chung và của Việt kiều nói riêng, để có những chương trình, những dự án cung cấp thông tin cho đồng bào trong nước và đồng bào ngoài nước gắn kết với nhau tốt hơn, giúp đồng bào ngoài nước hiểu đúng tình hình trong nước. Từ đó, có tiếng nói đồng cảm thống nhất cao hơn, hợp lực đoàn kết tốt hơn trong cuộc phấn đấu chấn hưng đất nước.
Và nhiệm vụ cuối cùng tôi nghĩ rất quan trọng, đó là tôi sẽ đến Washington, để có các cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng, tổng kết lại các nội dung hợp tác trong những năm qua, ký kết hợp tác toàn diện hơn giữa ngành Thông tin và Truyền thông Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian tới. Đó là 5 nhiệm vụ cơ bản trong chuyến đi này của tôi.
Về thông tin đối với nước Mỹ chúng tôi đang làm, đó là trao đổi các đoàn phóng viên để đưa đủ thông tin về hai đất nước, thông qua đó mà 2 nước sẽ hiểu nhau hơn, và khi đã hiểu nhau thì hợp tác tốt hơn. Thứ 2 là trao đổi các đoàn cán bộ quản lý, chuyên gia để học tập kinh nghiệm quản lý của nhau. Việt Nam đi sau, chúng ta hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu, học tập kinh nghiệm các nước tiên tiến để không phải mò mẫm, mà tận dụng thành công của các nước đi trước. Dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống học hỏi, làm theo có sáng tạo trên vùng đất hiện thực của mình. Đó là cách học nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thứ ba là phối hợp với nhau để cung cấp thông tin, theo hướng thiếu cái gì thì cung cấp cái đó. Bởi vì trong cuộc đời quản lý, tôi sợ nhất là thiếu thông tin và nhiễu thông tin. Trong rất nhiều trường hợp nhiễu thông tin, chủ yếu là do thiếu thông tin. Vì thiếu thông tin nên phải tìm cách đưa đủ thông tin. Và điểm thứ tư đó là lịch sử quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam có rất nhiều thăng trầm. Chúng ta phải biết khai thác điều tốt để phát huy. Những điều không hay để tránh và những thuận lợi thì phải biết khai thác, tận dụng. Rất nhiều điều tốt sau hơn 15 năm, 2 nước bình thường hóa quan hệ phải được tổng kết nhân lên sâu rộng hơn.
Phía người Việt hải ngoại cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có sự ngăn chặn thông tin từ hải ngoại về trong nước bằng “bức tường lửa” (firewall) với mục đích để kiểm soát thông tin. Theo ông, đây có phải là một đối sách tốt với những người bên ngoài Việt Nam muốn tìm hiểu Việt Nam và giúp người dân trong nước hiểu thêm về xã hội ngoài Việt Nam hay không?
Xét về mặt quan điểm, chủ trương và luật lệ, với tư cách là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, tôi khẳng định không có sự cấm đoán nào. Tôi cũng xác định đây là thời kỳ hội nhập và thông tin đa chiều. Mọi người phải biết tự vệ để chọn lọc thông tin. Trong thực tế có thể có mạng này mạng kia thường bị hacker tấn công như mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông đang quản lý là VietnamNet đã từng bị đánh sập nên bạn đọc không truy cập được. Chúng ta có thể suy diễn, ngờ vực, nhưng nghi ngờ và sự thật không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.
Một cơ quan truyền thông ở hải ngoại muốn đặt văn phòng báo chí để tiếp cận và thông tin về đất nước Việt Nam, theo ông cần phải có những điều kiện nào?
Trước hết là thông qua các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán để trao đổi thông tin. Với tư cách là Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi đón chào báo giới vào Việt Nam và tạo điều kiện cho các ký giả tác nghiệp, khi thực hiện nhiệm vụ phải tôn trọng phương châm hành động 10 chữ là: “Trung thực, nhanh nhạy, sáng tạo, hội nhập, hướng thiện”. Rút ngắn hơn còn 4 chữ là “Trung thực, Hướng thiện”. Một nền báo chí trung thực là một nền báo chí lành mạnh. Một xã hội hướng thiện là một xã hội phát triển.
Khi ký giả từ hải ngoại về trong nước tác nghiệp, nhà nước Việt Nam có ngăn chặn họ vào lấy thông tin ở những khu vực “nhạy cảm”, như các vụ điển hình như PMU18, Vinashin hay Bauxite? Điểm thứ hai là cách đây vài năm ông đã từng phát biểu về báo chí phải đi “lề bên phải”, hôm nay xin ông nói rõ ý của nhận định này?
Nhà nước không hề cấm, báo chí được đưa tin đầy đủ các vấn đề trên với nguyên tắc là phải trung thực. Thú thật là xử lý hai chữ trung thực rất vất vả. Về vấn đề Vinashin, báo chí đã đưa tin rồi, Quốc hội cũng đã chất vấn và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời khá rõ rồi, vụ án đã được khởi tố, đã bắt giam 8 thành viên trong tập đoàn này. Hiện nay Nhà nước Việt Nam có chủ trương tôi thấy rất đúng là khi các vụ án đã được khởi tố thì báo chí tạm thời không đưa tin để các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập, bảo đảm công minh, khách quan, chính xác. Ví dụ, việc đưa tin về vụ PMU18 là không tốt. Có thể nói rất nhiều thông tin trong vụ PMU18 là sai lệch. Lúc đó tôi làm Phó Ban thường trực Ban Tư tưởng văn hóa TƯ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra để trả lời đơn thư. Phải nói là rất nhiều thông tin đưa về vụ PMU18 không đúng sự thật so với kết quả điều tra sau này. Nếu đưa tin không chính xác sẽ tạo ra những áp lực không tốt, không đảm bảo tính khách quan của pháp luật. Tôi cho rằng, khách quan và chính xác là tiêu chuẩn cao nhất của người làm báo. Báo chí được phép đưa thông tin, không có vùng cấm. Nhưng khi vụ án đang điều tra thì không đưa tin, phải chờ xét xử rồi mới đưa tin. Có thể nói rất nhiều tiêu cực được phát hiện nhờ báo chí, Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao báo chí trong chống tiêu cực và chống tham nhũng.
Phần câu hỏi thứ hai các anh đưa ra, tôi rất mừng vì có dịp để tôi nói lại. Tôi nói đầy đủ là: gần như tất cả mọi nghề trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam, muốn an toàn và tự do thì phải làm đúng luật. Đó là tiêu chí văn minh của loài người, luật lệ càng chặt chẽ bao nhiêu, thì văn minh của loài người càng tốt bấy nhiêu. Nền tảng văn minh của con người, chính là an toàn và tự do, vì thế mọi ngành nghề khi tác nghiệp, muốn an toàn và tự do thì phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ khi tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề đường bên phải. Nếu đi lấn sang phần đường của ô tô, xe máy thì làm sao an toàn được. Tôi nói đủ ý là vậy, nhưng báo chí cắt xén làm cho nhiều người hiểu sai là không thiện chí.
Có những than phiền rằng giá cả viễn thông của Việt Nam quá cao so với các quốc gia khác, ông nghĩ thế nào?
Tôi nói ngay rằng đánh giá đó không đúng. Theo tôi biết, giá cước viễn thông Việt Nam hiện nay vào loại thấp nhất trong khu vực và thế giới. Nhân đây, chúng tôi muốn quảng bá 3 điều tốt nhất và đáng tự hào về ngành Viễn thông Việt Nam: Thứ nhất là ngành Viễn thông đã chuyển hóa từ một dịch vụ cao cấp cho những người có địa vị xã hội và có thu nhập khá, thành dịch vụ bình dân dành cho tất cả mọi người. Hiện nay, Việt Nam có hơn 140 triệu thuê bao điện thoại trên tổng số 86 triệu dân, đạt 1,27 thuê bao điện thoại trên 1 người dân. Thứ hai là ngành Viễn thông đã chuyển hóa từ một ngành độc quyền thành ngành cạnh tranh sôi động và toàn diện. Và thành công thứ 3 là trong 3 năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế suy giảm, lạm phát leo thang thì ngành Viễn thông Việt Nam vẫn là một điểm sáng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) vì vẫn giảm giá cho dân mà vẫn tăng trưởng cao (trên 40%) cả doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người và nộp thuế cho nhà nước.
Bài viết đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 76
Đây là cách báo chí trong nước đưa tin về cuộc phỏng vấn này:
______________
“Báo chí Việt Nam không có vùng cấm”
ICTnews - Từ ngày 9-14/6/2011, Đoàn công tác của Bộ TT&TT do Bộ trưởng Lê Doãn Hợp dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Mỹ nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển thương mại song phương trong lĩnh vực CNTT-TT.Trong chuyến công tác này, tối ngày 11/6, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn, cởi mở với một số ký giả thuộc hai cơ quan truyền thông của người Việt ở hải ngoại là Việt Weekly và Phố Bolsa TV.
Bưu điện Việt Nam xin trích giới thiệu những nội dung liên quan tới các lĩnh vực CNTT và báo chí trong cuộc tọa đàm này (Tít bài do Tòa soạn đặt). Buổi toạ đàm diễn ra hơn một tiếng đồng hồ với hơn chục câu hỏi và trả lời. Vì khuôn khổ tờ báo có giới hạn, chúng tôi xin lược thuật một số câu hỏi chính.
Nâng thứ hạng Việt Nam lên một tầm cao mới
Kính chào ông Bộ trưởng. Xin ông cho biết mục đích lần này ông đến Hoa Kỳ?Lần này tôi đến Hoa Kỳ có 5 nhiệm vụ. Thứ nhất là quảng bá Chiến lược sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về thông tin và truyền thông vào năm 2020, làm cho mọi giới trong và ngoài nước hiểu, cùng hợp tác và cùng hỗ trợ với nhau thực hiện đề án, hay nói cách khác là kêu gọi nước ngoài đầu tư, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đề án.
Nhân dịp này tôi cũng muốn nói cho đồng bào hải ngoại biết được nội dung của đề án để chia sẻ, động viên và cổ vũ, không chỉ riêng ngành thông tin và truyền thông mà cả nước Việt Nam trong việc thực hiện đề án.
Chúng tôi xây dựng đề án này có ba lợi thế rất quan trọng: Một là ngành viễn thông và CNTT Việt Nam đang phát triển rất nhanh, tạo đà rất tốt, 5 năm gần đây tốc độ phát triển năm sau gần gấp đôi năm trước. Khi tôi về làm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (năm 2007), doanh thu của ngành bưu chính viễn thông là 25 ngàn tỉ đồng Việt Nam và 4 năm sau, tức là 2010, đã đạt mức doanh thu là 227 ngàn tỉ đồng Việt Nam (bốn năm tăng gấp 09 lần). Bây giờ chúng ta đầu tư, chuyển nhận thức, chuyển hành động sẽ bứt phá nhanh hơn. Thứ hai là tiềm năng về phát triển viễn thông và CNTT của Việt Nam còn rất lớn, chúng ta phải biết khai thác hết tiềm năng và lợi thế của mình. Thứ ba là Việt Nam đang có lực lượng lao động trẻ, khoảng 70% dân số Việt Nam dưới 30 tuổi. Lao động trẻ ngoài việc nhanh nhạy, có tri thức lại rất đam mê CNTT. Chúng tôi coi đây là cơ hội vàng của dân tộc, cơ hội này chỉ còn khoảng 15 đến 17 năm nữa, nếu chúng ta đánh mất cơ hội này thì sẽ không bao giờ trở lại. Chính vì thế mới ra đời đề án quan trọng này. Nếu đề án thực hiện tốt, sẽ nâng thứ hạng của Việt Nam lên một tầm cao mới. Sẽ thay đổi được thứ bậc của Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới nói chung và CNTT nói riêng. Thực hiện đề án, chính là thực hiện khát vọng của Bác Hồ là xây dựng nước Việt Nam sánh vai các cường quốc năm châu, đó là điểm xuất phát của đề án này.
Đề án chiến lược này có 6 nội dung quan trọng để tổ chức thực hiện. Thứ nhất là đào tạo nhân lực CNTT-TT, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay chúng ta có 22,6 vạn kỹ sư CNTT, phấn đấu đến năm 2015 là 50 vạn và năm 2020 là một triệu. Và đây là con đường làm giàu nhanh nhất cho đất nước. Hiện nay mỗi kỹ sư CNTT giỏi có thể tạo ra giá trị 1 năm khoảng 10 tỉ đồng Việt Nam. Đây thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế tri thức của đất nước. Ngành viễn thông và CNTT là sự kết hợp bộ não với bầu trời (tần số), tạo ra của cải và càng tạo ra bao nhiêu thì thương hiệu tri thức của Việt Nam càng tỏa sáng bấy nhiêu. Mục tiêu thứ hai là phát triển hạ tầng băng thông rộng, đến tận xã, tận xóm và đến tận hộ gia đình. Mục tiêu thứ ba là đẩy mạnh sản xuất công nghiệp CNTT, cả công nghệ phần cứng và phần mềm, trong đó công nghiệp phần mềm và nội dung số là cốt lõi. Mục tiêu thứ tư là xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng CNTT trong xã hội, đây là con đường ngắn nhất để chúng ta quản lý hành chính tốt hơn, giải quyết công việc cho nhân dân nhanh hơn, nhiều hơn và ít tiêu cực hơn. Mục tiêu thứ năm là chúng ta đưa các thiết bị nghe nhìn đến từng hộ gia đình. Chúng tôi cho rằng, trong tất cả những thứ cho dân thì cho thông tin là quyết định nhất. Vì mọi sự đổi mới luôn luôn bắt đầu và lệ thuộc vào việc cung cấp thông tin để đổi mới nhận thức. Nhận thức là chìa khoá của hành động và hành động là thước đo của nhận thức. Đó chính là con đường ngắn nhất để chúng ta làm giàu, và là một cuộc cách mạng cả về tư duy, văn hóa và kinh tế. Chúng tôi xác định 5 thiết bị cần đưa đến từng gia đình là TV, điện thoại, phát thanh, máy tính và đường truyền Internet. Mục tiêu thứ sáu là xây dựng các doanh nghiệp trong ngành Thông tin và Truyền thông làm chủ quốc gia và vươn ra quốc tế. Để đến năm 2020, doanh thu và giá trị của ngành thông tin và truyền thông phải đạt được từ 22% đến 25% tổng GDP của đất nước. Ngành Thông tin và Truyền thông sẽ trở thành ngành chính trị quan trọng, kỹ thuật thời đại, kinh tế mũi nhọn. Đó là cách tốt nhất để chúng ta tôn vinh dân tộc trong cơ chế hội nhập quốc tế ngày nay.
Nhiệm vụ thứ hai là gặp gỡ các doanh nghiệp lớn của nước Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam trong thời gian qua, để cảm ơn và bàn tiếp tục hợp tác ở tầm cao hơn. Hầu như tất cả doanh nghiệp lớn về CNTT của nước Mỹ đều đã đầu tư vào Việt Nam và có hiệu quả, như là Intel, Cisco hay IBM.
Nhiệm vụ thứ ba là đi thăm các trường đào tạo để từ các mô hình, kinh nghiệm đào tạo ở nước Mỹ, về đổi mới hệ thống đào tạo của ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang có chủ trương nâng cấp các trường đào tạo, chuẩn hóa các trường đại học, cơ cấu lại các ngành đào tạo và từng bước di chuyển các trường đào tạo từ đô thị ra ngoại thành. Đợt khảo sát này sẽ cho tôi một tầm nhìn để tổ chức lại các trường đào tạo, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa hội nhập thế giới, đồng thời liên kết đào tạo trong nước với quốc tế như trao đổi giáo viên, đổi mới giáo trình, học hỏi kinh nghiệm đào tạo, xây dựng mô hình, nâng cấp chất lượng thi tuyển cả đầu vào và đầu ra.
Nhiệm vụ thứ tư là trao đổi với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán để tìm hiểu nhu cầu thông tin của nước Mỹ nói chung và của Việt kiều nói riêng, để có những chương trình, những dự án cung cấp thông tin cho đồng bào trong nước và đồng bào ngoài nước gắn kết với nhau tốt hơn, giúp đồng bào ngoài nước hiểu đúng tình hình trong nước. Từ đó, có tiếng nói đồng cảm thống nhất cao hơn, hợp lực đoàn kết tốt hơn trong cuộc phấn đấu chấn hưng đất nước.
Và nhiệm vụ cuối cùng tôi nghĩ rất quan trọng, đó là tôi sẽ đến Washington, để có các cuộc hội đàm cấp Bộ trưởng, tổng kết lại các nội dung hợp tác trong những năm qua, ký kết hợp tác toàn diện hơn giữa ngành Thông tin và Truyền thông Hoa Kỳ và Việt Nam trong thời gian tới. Đó là 5 nhiệm vụ cơ bản trong chuyến đi này của tôi.
Báo chí được phép đưa thông tin, không có vùng cấm
Theo lời ông, một trong những mục tiêu của chuyến đi của đoàn là tìm hiểu đồng bào hải ngoại thông qua lãnh sự quán về cách đưa thông tin, như vậy ý của ông là chỉ đưa thông tin từ trong nước ra hay là 2 chiều, tức là đưa thông tin từ nước ngoài này về?Về thông tin đối với nước Mỹ chúng tôi đang làm, đó là trao đổi các đoàn phóng viên để đưa đủ thông tin về hai đất nước, thông qua đó mà 2 nước sẽ hiểu nhau hơn, và khi đã hiểu nhau thì hợp tác tốt hơn. Thứ 2 là trao đổi các đoàn cán bộ quản lý, chuyên gia để học tập kinh nghiệm quản lý của nhau. Việt Nam đi sau, chúng ta hoàn toàn có thể đi tắt đón đầu, học tập kinh nghiệm các nước tiên tiến để không phải mò mẫm, mà tận dụng thành công của các nước đi trước. Dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống học hỏi, làm theo có sáng tạo trên vùng đất hiện thực của mình. Đó là cách học nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thứ ba là phối hợp với nhau để cung cấp thông tin, theo hướng thiếu cái gì thì cung cấp cái đó. Bởi vì trong cuộc đời quản lý, tôi sợ nhất là thiếu thông tin và nhiễu thông tin. Trong rất nhiều trường hợp nhiễu thông tin, chủ yếu là do thiếu thông tin. Vì thiếu thông tin nên phải tìm cách đưa đủ thông tin. Và điểm thứ tư đó là lịch sử quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam có rất nhiều thăng trầm. Chúng ta phải biết khai thác điều tốt để phát huy. Những điều không hay để tránh và những thuận lợi thì phải biết khai thác, tận dụng. Rất nhiều điều tốt sau hơn 15 năm, 2 nước bình thường hóa quan hệ phải được tổng kết nhân lên sâu rộng hơn.
Phía người Việt hải ngoại cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã có sự ngăn chặn thông tin từ hải ngoại về trong nước bằng “bức tường lửa” (firewall) với mục đích để kiểm soát thông tin. Theo ông, đây có phải là một đối sách tốt với những người bên ngoài Việt Nam muốn tìm hiểu Việt Nam và giúp người dân trong nước hiểu thêm về xã hội ngoài Việt Nam hay không?
Xét về mặt quan điểm, chủ trương và luật lệ, với tư cách là Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, tôi khẳng định không có sự cấm đoán nào. Tôi cũng xác định đây là thời kỳ hội nhập và thông tin đa chiều. Mọi người phải biết tự vệ để chọn lọc thông tin. Trong thực tế có thể có mạng này mạng kia thường bị hacker tấn công như mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông đang quản lý là VietnamNet đã từng bị đánh sập nên bạn đọc không truy cập được. Chúng ta có thể suy diễn, ngờ vực, nhưng nghi ngờ và sự thật không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.
Một cơ quan truyền thông ở hải ngoại muốn đặt văn phòng báo chí để tiếp cận và thông tin về đất nước Việt Nam, theo ông cần phải có những điều kiện nào?
Trước hết là thông qua các Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán để trao đổi thông tin. Với tư cách là Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi đón chào báo giới vào Việt Nam và tạo điều kiện cho các ký giả tác nghiệp, khi thực hiện nhiệm vụ phải tôn trọng phương châm hành động 10 chữ là: “Trung thực, nhanh nhạy, sáng tạo, hội nhập, hướng thiện”. Rút ngắn hơn còn 4 chữ là “Trung thực, Hướng thiện”. Một nền báo chí trung thực là một nền báo chí lành mạnh. Một xã hội hướng thiện là một xã hội phát triển.
Khi ký giả từ hải ngoại về trong nước tác nghiệp, nhà nước Việt Nam có ngăn chặn họ vào lấy thông tin ở những khu vực “nhạy cảm”, như các vụ điển hình như PMU18, Vinashin hay Bauxite? Điểm thứ hai là cách đây vài năm ông đã từng phát biểu về báo chí phải đi “lề bên phải”, hôm nay xin ông nói rõ ý của nhận định này?
Nhà nước không hề cấm, báo chí được đưa tin đầy đủ các vấn đề trên với nguyên tắc là phải trung thực. Thú thật là xử lý hai chữ trung thực rất vất vả. Về vấn đề Vinashin, báo chí đã đưa tin rồi, Quốc hội cũng đã chất vấn và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trả lời khá rõ rồi, vụ án đã được khởi tố, đã bắt giam 8 thành viên trong tập đoàn này. Hiện nay Nhà nước Việt Nam có chủ trương tôi thấy rất đúng là khi các vụ án đã được khởi tố thì báo chí tạm thời không đưa tin để các cơ quan tư pháp hoạt động độc lập, bảo đảm công minh, khách quan, chính xác. Ví dụ, việc đưa tin về vụ PMU18 là không tốt. Có thể nói rất nhiều thông tin trong vụ PMU18 là sai lệch. Lúc đó tôi làm Phó Ban thường trực Ban Tư tưởng văn hóa TƯ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, điều tra để trả lời đơn thư. Phải nói là rất nhiều thông tin đưa về vụ PMU18 không đúng sự thật so với kết quả điều tra sau này. Nếu đưa tin không chính xác sẽ tạo ra những áp lực không tốt, không đảm bảo tính khách quan của pháp luật. Tôi cho rằng, khách quan và chính xác là tiêu chuẩn cao nhất của người làm báo. Báo chí được phép đưa thông tin, không có vùng cấm. Nhưng khi vụ án đang điều tra thì không đưa tin, phải chờ xét xử rồi mới đưa tin. Có thể nói rất nhiều tiêu cực được phát hiện nhờ báo chí, Đảng và Nhà nước Việt Nam đề cao báo chí trong chống tiêu cực và chống tham nhũng.
Phần câu hỏi thứ hai các anh đưa ra, tôi rất mừng vì có dịp để tôi nói lại. Tôi nói đầy đủ là: gần như tất cả mọi nghề trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam, muốn an toàn và tự do thì phải làm đúng luật. Đó là tiêu chí văn minh của loài người, luật lệ càng chặt chẽ bao nhiêu, thì văn minh của loài người càng tốt bấy nhiêu. Nền tảng văn minh của con người, chính là an toàn và tự do, vì thế mọi ngành nghề khi tác nghiệp, muốn an toàn và tự do thì phải làm đúng luật. Cũng như người đi bộ khi tham gia giao thông sẽ an toàn và tự do nếu mình đi đúng lề đường bên phải. Nếu đi lấn sang phần đường của ô tô, xe máy thì làm sao an toàn được. Tôi nói đủ ý là vậy, nhưng báo chí cắt xén làm cho nhiều người hiểu sai là không thiện chí.
Có những than phiền rằng giá cả viễn thông của Việt Nam quá cao so với các quốc gia khác, ông nghĩ thế nào?
Tôi nói ngay rằng đánh giá đó không đúng. Theo tôi biết, giá cước viễn thông Việt Nam hiện nay vào loại thấp nhất trong khu vực và thế giới. Nhân đây, chúng tôi muốn quảng bá 3 điều tốt nhất và đáng tự hào về ngành Viễn thông Việt Nam: Thứ nhất là ngành Viễn thông đã chuyển hóa từ một dịch vụ cao cấp cho những người có địa vị xã hội và có thu nhập khá, thành dịch vụ bình dân dành cho tất cả mọi người. Hiện nay, Việt Nam có hơn 140 triệu thuê bao điện thoại trên tổng số 86 triệu dân, đạt 1,27 thuê bao điện thoại trên 1 người dân. Thứ hai là ngành Viễn thông đã chuyển hóa từ một ngành độc quyền thành ngành cạnh tranh sôi động và toàn diện. Và thành công thứ 3 là trong 3 năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế suy giảm, lạm phát leo thang thì ngành Viễn thông Việt Nam vẫn là một điểm sáng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) vì vẫn giảm giá cho dân mà vẫn tăng trưởng cao (trên 40%) cả doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người và nộp thuế cho nhà nước.
Bài viết đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 76