Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Đã từng có mùa xuân Bắc Kinh vào năm 1989?

-Lluís Bassets (El Pais, Tây Ban Nha) – Về những kẻ bắn vào nhân dân-Phạm Nguyên Trường dịch
Họ cai trị nhân danh nhân dân, nhưng khi cần, họ bắn vào nhân dân. Đấy là quyết định khó khăn đối với những chế độ sống bằng huyền thoại về nhân dân, người chủ của cuộc đời mình. Những người lính của nhân dân được lệnh bắn vào những người công nhân, sinh viên hoặc bắn vào những người lính khác, cũng xuất thân từ nhân dân, cái nhân dân được gán cho là có sứ mệnh lịch sử đặc biệt. Nhưng mệnh lệnh bắn giết lại được ban ra từ miệng các lãnh tụ được nhân dân yêu mến. 



Đấy là chuyện thường xảy ra trong thế kỷ XX. Trường hợp đầu tiên là ở Kronstadt (đảo Кронштадт ở gần Saint Peterburg hiện nay – ND), khi cuộc nổi dậy của các thủy thủ bị đàn áp một cách dã man. Vụ này xảy ra vào năm 1921, khi Hồng quân nằm dưới quyền chỉ huy của Trotsky, còn Lenin thì đứng đầu chính phủ Liên Xô. Đối với người sáng lập nhà nước Xô viết, những sự kiện này giống “như một tia chớp, chiếu ánh sáng rõ ràng lên thực tế.” Sau việc đàn áp tàn bạo của cuộc nổi dậy, là thời kì chính sách kinh tế mới, cho phép hoạt động kinh doanh tư nhân sau giai đoạn cộng sản thời chiến.

Còn vụ bắn giết cuối cùng xảy ra cách đây 25 năm, tại quảng trường Thiên An Môn, bên cạnh lăng của Mao Trạch Đông, khi phe xã hội chủ nghĩa đang lay lắt sống những ngày cuối cùng. Mấy tháng sau vụ tàn sát này, chế độ cộng sản ở châu Âu lần lượt sụp đổ mà không có đổ máu, mà một trong những lí do là không ai muốn hoặc không ai có thể ra lệnh bắn vào nhân dân, như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã làm trước đó không lâu hay các nhà lãnh đạo Liên Xô đã làm trong nhiều trường hợp khác .

Tất cả các chế độ nhân danh dân trong khi chà đạp ý chí của họ, trước sau gì cũng phải đối mặt với nghịch lý đẫm máu này. Kẻ không có khả năng bắn nhân dân của mình, không thể giải quyết được bài toán này. Ngay cả đối với những nhà độc tài, đây cũng là bi kịch, nhưng không phải vì những người lính xuất thân từ nhân dân lại bắn vào nhân dân, mà vì bản chất kinh hoàng của sự kiện đó. Và, khi không có chế độ dân chủ và nhà nước pháp quyền thì những vụ bạo động của dân chúng và các cuộc xung đột nội bộ sẽ dẫn đến những vụ đàn áp và tội ác do nhà nước thực hiện.

Sau các sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn, chế độ đã giải thoát khỏi các nhà lãnh đạo mềm yếu và có thái độ nghi ngờ và quyết định tiếp tục phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, dựa trên nguyên tắc: không có tự do dân sự và tự do tối đa cho những người muốn thành công trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù ban đầu đã gặp sự khó chịu và phản đối từ phương Tây, cả thế giới đã nhanh chóng quên hết. Ở Trung Quốc, những sự kiện trên quảng trường Thiên An Môn trở thành đề tài cấm kỵ. Còn những người duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh thì không muốn nhắc đến chúng. Chúng ta đã đánh đổi quyền tự do của người dân Trung Quốc lấy sự thịnh vượng của tất cả những người sử dụng nền kinh tế toàn cầu. Đây chính là Thiên An Môn.

 Giải pháp ở qui mô và bi kịch như vậy có một đặc điểm căn bản và vì vậy mà thường xuyên nhắc nhở về mình. Cần phủ lên nó bức màn im lặng dày đặc, như các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã làm trong suốt 25 năm qua. Nhưng mọi người đều biết rằng thảm kịch đã xảy ra, người ta nhận thấy nó trên quảng trường trống vắng, đấy là nơi cảnh sát không người dân bước vào. Quá khứ không được để xảy ra những chuyện tương tự trong tương lai.

Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ http://inosmi.ru/world/20140606/220845032.html

-
Lý Hiểu Minh, một cựu sỹ quan quân đội, đã đứng trước máy quay hình và kể lại trải nghiệm của mình trong cuộc đàn áp Phong trào Sinh viên Lục Tứ đẫm máu do chính quyền cấp cao khởi xướng.




Ông liên tục rơi nước mắt khi nhắc lại và cho biết đó là khoảng thời gian xấu hổ trong đời ông.

Ông Lý là trung úy trung đoàn pháo phòng không 1164, binh chủng 39, quân khu Thẩm Dương.

Những ngày gần đây, trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NOW Hồng Kông, ông đã kể về trải nghiệm của mình khi nhận lệnh nổ súng.

Ông Lý cho biết, khi binh chủng 39 hành quân từ phía Đông thành phố Bắc Kinh tới Thiên An Môn, họ bị người dân chặn lại và yêu cầu không được xả súng vào sinh viên và dân thường.

Đến đêm mùng 3 tháng 6, họ được tin một vài binh lính đã bị người dân giết chết.

Sau khi nghe tin này, tất cả hết sức tức giận với sinh viên.

Đó chính là lúc họ nhận đạn từ cấp trên và được lệnh tuần tra Thiên An Môn nhằm quét sạch các phần tử bằng mọi giá.

Ông Lý cũng phơi bày việc đại tá phụ trách cử người giám sát Thiên An Môn đêm mùng 3 tháng 6 và các binh chủng khác xả súng vào sinh viên.

Rạng sáng mùng 4 tháng 6, binh chủng 39 tiến vào quảng trường.
Họ giúp cảnh sát bắt những sinh viên bỏ trốn và những nhà hoạt động trong phong trào Dân chủ.

Khi nhớ lại sự việc 25 năm trước, ông Lý vẫn không thể ngăn những giọt nước mắt rơi và không ngừng lặp lại " thật xấu hổ".

"Tối mùng 3 tháng 6, quân đội tiến vào quảng trường Thiên An Môn, bắn và giết người dân và sinh viên.

Nguyên nhân chủ yếu là do những người lính này bị lừa dối bởi tuyên truyền của chính phủ.

Giới cầm quyền đã tống sinh viên vào trại tạm giam mà không cần trao đổi với họ để tìm hiểu thực hư.

Chính quyền nói dối rằng nhiều binh lính của binh chủng giới nghiêm đã bị bắt cóc, giết hại; bị cướp vũ khí và một cuộc bạo loạn đã xảy ra ở Bắc Kinh.

Vì thế họ cho rằng một cuộc bạo động phản đối cách mạng đã diễn ra."

Ngô Nhân Hóa là nhân chứng của sự kiện Lục Tứ và ông từng xuất bản cuốn Binh chủng Giới nghiêm trong sự kiện Lục Tứ.

Nó miêu tả chi tiết hoạt động của binh chủng giới nghiêm trong sự kiện Lục Tứ, như hành quân tiến vào Bắc Kinh, những gì họ làm sau khi tới Bắc Kinh và họ phải thực hiện nhiệm vụ gì vào đêm thảm sát.

Tạ Văn Thanh là cựu giám đốc của Tân Hoa Xã, ông từng giữ chức cựu thứ trưởng bộ Phát thanh Truyền hình.

Tạ dường như cũng đã trải qua đêm kinh hoàng của cuộc đàn áp đẫm máu trong sự kiện Lục Tứ.

-


Tù nhân Thiên An Môn cuối cùng?
Khi những con phố yên lặng trở lại và tiếng súng không còn vang lên sau vụ trạm chán bạo lực giữa người biểu tình và binh lính hồi tháng Sáu năm 1989, chính quyền Trung Quốc bắt đầu bắt giữ những người họ cho là tội phạm.

Nhiều người bị tạm giữ và sau đó được thả nhưng 1.600 người bị kết án tù.

Các bài liên quan

Kỷ niệm 25 năm phong trào Thiên An Môn
Tâm sự của cựu sinh viên Thiên An Môn
TQ sắp xử vụ tấn công Thiên An Môn


Giờ người ta tin rằng chỉ còn duy nhất một người bị kết án khi đó còn ngồi tù.

Chúng tôi không có ảnh của ông mà chỉ có tên: Miêu Đức Thuận.

Ông Miêu là công nhân nhà máy ở Bắc Kinh và bị kết tội gây hỏa hoạn vì ném rổ vào xe tăng đang bốc cháy.

Vì vi phạm tưởng không có gì to tát này, ông bị kết án tử hình treo và vài năm sau được giảm xuống chung thân.

Theo lịch giam giữ hiện nay, ông Miêu sẽ không được tự do cho tới ngày 15/9/2018.

"Ông là người ít nói và cũng hay bị trầm cảm," bạn tù Đổng Thịnh Khôn và người cũng bị kết án vì vụ Thiên An Môn nhớ lại.

Tất cả những người biết ông Miêu mà BBC từng phỏng vấn nói ông gầy trơ xương.

"Cả hai chúng tôi đều bị kết án tử hình treo và đáng ra phải bị cùm chân," ông Đổng nói.

"Tôi bị cùm chân nhưng ông ấy không bị. Ông nói có thể những người lính gác nghĩ ông gầy quá không đeo cùm nổi. Ông khó có thể đi lại được nếu bị cùm chân."
Sống hay chết?

Những người quản lý nhà tù ở Bắc Kinh từ chối trả lời các câu hỏi liên quan tới Miêu Đức Thuận và nói thêm họ không bao giờ phản hồi các câu hỏi từ nhà báo nước ngoài.

Tuy nhiên tổ chức Đối Thoại có trụ sở ở Hoa Kỳ và bảo vệ quyền pháp lý của tù nhân Trung Quốc nói khó có khả năng ông Miêu là tù nhân cuối cùng của vụ Thiên An Môn hồi năm 1989.





"Khi người ta kết án tù, những người dân thường bị kết án nặng nhất... Vương Đan, một trong những nhà tổ chức, chỉ chịu án bốn năm tù."


Cựu tù nhân Trưởng Bảo Quân

Dĩ nhiên có thể ông Miêu đã chết trong tù cách đây vài năm mà người ta chưa biết. Ban quản lý nhà tù chỉ xác nhận tình trạng của tù nhân với người thân của họ.

Nhưng nếu ông Miêu còn sống thì tại sao ông vẫn phải ở tù trong khi hầu hết những người khác đã được thả?

Hầu hết các cựu tù nhân đều đồng tình rằng ông Miêu đã không ký đơn thú lỗi vì tham gia biểu tình ở Thiên An Môn như nhiều tù nhân khác.

Ông cũng không chịu lao động trong tù mà ngồi trong xà lim đọc báo.

"Ông ấy là tù nhân cuối cùng vì ông ông bao giờ nhận mình sai, không chấp hành các quy định và không tham gia lao động cải tạo," cựu tù nhân Tôn Lập Dũng nói.

Ông Tôn hiện sống ở Sydney, Australia và làm công nhân xây dựng. Ông cũng dành thời gian rỗi để giúp các nạn nhân và cựu tù nhân của vụ Thiên An Môn.

Ông nói ông không chắc là ông Miêu còn sống:

"Tôi giữ liên hệ với các bạn tù và lần nào tôi cũng hỏi xem họ có biết gì về ông Miêu không.

"Lần cuối người ta thấy ông đã cách đây 10 năm rồi."


Ông Miêu bị chuyển tới nhà tù Diên Khánh ở nơi xa xôi hẻo lánh



Nhưng những cựu tù nhân khác lại cho rằng án tù dài của ông Miêu là do xuất thân không có gì nổi bật của ông.

"Khi người ta kết án tù, những người dân thường bị kết án nặng nhất," cựu tù nhân Trưởng Bảo Quân nói

"Những người có quan hệ tốt và những người được các hội đoàn bảo vệ chịu án nhẹ hơn.

"Không ai bảo vệ những người như chúng tôi cả," ông Trưởng nói. "Vương Đan, một trong những nhà tổ chức, chỉ chịu án bốn năm tù.

"Hồi đầu thập niên 1990 gia đình ông ấy [Miêu Đức Thuận] tới thăm nhưng ông không gặp gia đình," ông Đổng Thịnh Khôn nói.

"Ông không muốn bố mẹ già phải lặn lội đường xa tới thăm ông.

"Kể từ đó không ai gặp ông nữa. Đôi khi tôi và ông Miêu bị nhốt trong cùng phòng, xà lim của tôi đối diện với xà lim của ông ấy.

"Người ta đối xử với ông như thể ông bị điên. Tôi nghe nói sau này ông bị chuyển đi Diên Khánh," ông Đổng nói và cho biết ông không biết gì thêm về nhà tù đó ngoài chuyện nó ở rất xa.
'Lương tâm trong sạch'

BBC đã lái xe nhiều giờ qua các dãy núi để tới cổng nhà tù Diên Khánh, nơi giam giữ các tù nhân già và bị bệnh thần kinh.

Địa điểm xa xôi này cho thấy Miêu Đức Thuận đã bị mang đi rất xa khỏi chính trị Thiên An Môn.

Các cựu tù nhân năm xưa cũng đã cố gắng để tìm lại cuộc sống thường ngày.


Biểu tình Thiên An Môn hồi năm 1989 cho thấy sự chia rẽ trong giới lãnh đạo TQ



Sau khi ra tù hồi năm 2003, ông Trưởng Bảo Quân đã làm nhiều việc khác nhau để giúp vợ và con nhỏ, vốn sinh ra sau khi ông hết hạn tù.

Ông coi thời gian ở tù là "vết nhơ" trong lý lịch và tự chất vấn hành động của chính ông hồi năm 1989.

"Tôi sẽ không tham gia vào chuyện gì tương tự như thế nữa. Thật là vô nghĩa.

"Chúng tôi chẳng thể thay đổi đất nước dù chúng tôi cố gắng tới đâu," ông Trưởng giải thích.

Còn ông Đổng Thịnh Khôn không thể tìm được việc làm toàn phần nào kể từ khi ra tù tám năm về trước.

Ông cũng sống ly thân với vợ con và sống với mẹ già 76 tuổi.

Nhưng ông không hối tiếc về lựa chọn của mình.

"Lương tâm tôi hoàn toàn trong sạch," ông nói.

"Nhiều người đã hy sinh rất nhiều. Họ không hy sinh cho xã hội theo chủ nghĩa vật chất ngày nay.

"Người Trung Quốc đã giàu lên nhưng chúng ta không thể bớt quan tâm tới xã hội vì chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn."

Khi được hỏi về ông Miêu Đức Thuận, ông Đổng nói:

"Tôi không ngạc nhiên nếu ông ấy vẫn bị giam. Đã 25 năm rồi nhưng chính quyền vẫn có thể làm bất cứ điều gì họ muốn."
**************

-Báo Việt Nam 'rút bài Thiên An Môn'

Bình về chuyện các bài về Thiên An Môn trên báo Việt Nam nay không còn đọc được, nhà báo Bấm Nguyễn Vạn Phú của Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết trên Facebook: "Ối, sao kỳ lạ vậy. Tất cả các bài về sự kiện Thiên An Môn trên các báo trong nước tự nhiên biến đâu mất? Vì sao?

"Chuyện ở Trung Quốc, cách đây đã 25 năm, có liên quan gì mà phải gỡ? Nếu muốn giải thích sự kiện đó dưới nhãn quan gì thì cứ viết bài, trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bút ký, chính luận, sao cũng được, sao lại chọn cách blackout thông tin giùm cho Trung Quốc?"


Cũng trên Facebook, nhà báo Mạnh Quân của tạp chí Forbes ấn bản Việt Nam đặt giả thiết phải chăng có "lệnh của cả Cơ quan quản lý báo chí Trung Quốc".

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/06/140604_viet_media_tiananmen.shtml




nó lan ra 181 thành phố
A Time-Lapse Map of Protests Sweeping China in 1989
The 'Beijing Spring' was never just about Beijing.
-ALEXA OLESEN

JUNE 3, 2014
nty-five years ago in the southern Chinese province of Hunan, a group of small-town high school students listening to shortwave radio heard news of a deadly crackdown on pro-democracy demonstrators nearly 1,000 miles away in the capital of Beijing. Although it was late at night and pouring rain, they grabbed metal washbasins and took to the streets, clanging the pots and shouting, "There's been a massacre!" For the next two days, they demonstrated, with factory workers joining their ranks. They handed out fliers and hung a banner in front of the town cinema showing the official government tally (later revised downwards): "300 dead, 7,000 wounded." 
This anguished scene, captured in the 1991 book The Pro-Democracy Protests in China: Reports from the Provinces, played out in different ways across China in the days leading up to and following the massacre of protesters in central Beijing's Tiananmen Square on June 4, 1989. Protesters took to the streets in the southern metropolis of Shanghai, the regional capital of Urumqi deep in China's west, and in countless towns in between. In some cities, the marches were massive: They swelled to a reported 400,000 in southern Guangzhou, and in Shanghai, Tianjin, and Nanjing, many tens of thousands marched. Participants wore black armbands, sang dirges, laid wreaths, and built coffins in tribute to those shot by soldiers or run over by tanks in downtown Beijing. Indeed, dozens of protests swept China in the days leading up to, and following, the Tiananmen uprising. The below map shows some of those protests as they occurred, from April 22 to June 8, 1989:
The map assuredly does not contain every protest in China in the time period it covers, but does reflect over 115 distinct data points sourced from The Tiananmen Papers, by the pseudonymous Zhang Liang and edited by scholars Andrew Nathan and Perry Link, one of the few books to catalog the protests based on internal government documents. (The authenticity of those materials cannot be verified because the ruling Communist Party has not made its internal deliberations from that period public.) It says protest activity was recorded in at least 181 cities, including all provincial capitals. Those figures point to something that many forget to this day: 



What many call China's 1989 "Beijing Spring" was not limited to one city. It was a nationwide movement.


What many call China's 1989 "Beijing Spring" was not limited to one city. It was a nationwide movement.

The Tiananmen-inspired, funeral-tinged demonstrations in 181 cities from June 5 to 10, 1989, were the capstone to weeks of protest that had been bubbling across China. Some of the campaigns were inspired by events in Beijing; others were emphatically local, and only coincided with developments in the capital. Many focused on universal complaints, such as corruption and income inequality. Others were triggered by distinct local grievances that student protesters in Beijing had probably never heard of.
The movement flowered prior to mobile phones, Internet, or email, but students across the country developed ingenious ways of sharing information. They created digests of BBC and Voice of America broadcasts and mimeographed them for posting on light poles or to hand out as fliers from rickshaws.
Nevertheless, much of the fine detail of those countless scattered protests remains buried in history. A quarter-century after the fact, there is no comprehensive research illuminating which Chinese cities and towns saw protests and their scale or focus. “No one in China has been able to map it out,” Jonathan Unger, a professor at the Australian National University, told Foreign Policy via Skype from Canberra. “I think it will be lost to history.”
Some memories will prove hard to erase. Deborah Pellow, a professor of anthropology at Syracuse University, was in Shanghai that year and recalls that demonstrations there started quickly after news of the death of senior leader Hu Yaobang, who had been sympathetic to earlier student protests in 1987. "I was in bed reading and I heard glass breaking," Pellow told FP via email. It was "to represent the 'breaking' of [then-leader] Deng Xiaoping," whose name is homophonous with "little bottle."
Kristen Parris, a political science professor at Western Washington University in Bellingham, Washington, was in Hangzhou, near Shanghai, studying for her Ph.D. in 1989. "I witnessed many demonstrations during that spring in Hangzhou, including many marches and also a sit-in and hunger strike at the city square," Parris told FP via email. She said that for much of May 1989, the demonstrations in Hangzhou were notable for their "collective effervescence." "The carnival feeling, sense of fun, and joy in the air was palpable," she said.
Bethany Allen and Shujie Leng contributed research. Map via Emma Carew Grovum. 




--Osin HuyDuc 
Thiên An Môn rạng sáng 4-6-1989 tại hiện trường & Thiên An Môn rạng sáng 4-6-2014 trên CNN, chương trình phát qua truyền hình cab Việt Nam.




KM To  BBC, CNN phát trên các kênh truyền hình cáp tại VN đều bị làm trễ từ 3 đến 10 phút so với bản tin gốc (có thể dễ dàn kiểm chứng khi so đồng hồ trên màn ảnh với đồng hồ của mình) và vì vậy khi các nhà kiểm duyệt họ xem qua mà cho rằng "dân việt nam không nên xem tin này" thì dân sẽ được xem hàng chũ trên. Viết thông báo vậy có lẽ là áp lực của các hãng tin, chứ trước đây khi cần cắt thì chỉ có mấy cái sọc màu hiện lên thôi (làm như là lỗi kỹ thuật vậy).
Tóm lại, ở VN người dân hoàn toàn được tự do tiếp cận thông tin mà đài đã phát.

******************
*Cuộc tấn công bằng quân sự tại Bắc Kinh xảy ra vào đêm 4.6.1989: Sau bảy tuần sinh viên biểu tình ôn hòa tranh đấu đòi đổi mới Dân chủ, quân đội cho thiết giáp tiến vào quản trường Thiên An Môn và khai hỏa. Mãi đến 25 năm sau, bây giờ người ta vẫn chưa nắm rõ con số người bị giết trong vụ thảm sát Thiên An Môn này. Chính quyền giữ kín bí mật trong khi các tổ chức Nhân quyền cho biết có hàng trăm nạn nhân. Cho đến nay, tại Trung công không ai được phép thảo luận về cuộc thảm sát này. Ai mở miệng thì sẽ bị bắt hoặc bị quản thúc tại gia.
china-peking-tiananmen-jahrestag-01Giữa tháng 5 năm 1989, hàng trăm ngàn sinh viên Bắc Kinh tuyệt thực tại quản trường Thiên An Môn. Họ tranh đấu cho một Trung Quốc dân chủ. | © Catherine Henriette / AFP / Getty Images

china-peking-tiananmen-jahrestag-02Ngay lập tức các sinh viên chạm trán với một lực lượng quân sự đông đảo không kém. Ngòi nổ cho vụ phản kháng là cái chết của chủ tịch cải cách Hồ Diệu Bang, người đã bị hạ bệ trước đó hai năm.

china-peking-tiananmen-jahrestag-03Người biểu tình đòi hỏi phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang cũng như tự do báo chí, cuộc chiến chống tham nhũng và công bố công khai tài sản các nhà lãnh đạo và gia đình của họ.
china-peking-tiananmen-jahrestag-04Những cuộc biểu tình xảy ra trên hàng trăm thành phố. Công nhân, giáo chức, nhà báo, cán bộ, sinh viên, học sinh v.v… đều tham gia vào các cuộc biểu tình.

china-peking-tiananmen-jahrestag-05Sang ngày thứ ba của cuộc tuyệt thực, người biểu tình đầu tiên ngã gục. Một nhân viên y tế cõng người thanh niên trẻ vào bệnh viện.

china-peking-tiananmen-jahrestag-06Kể từ ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung quốc vào năm 1949, nhà nước Trung Cộng lần đầu tiên phát lệnh thiết quân luật trên toàn bộ khu vực Bắc kinh vào ngày 20.5.1989. Ba ngày sau một người vô danh lấy tấm màn che khuất bức chân dung của nhà lãnh đạo cộng sản Mao Trạch Đông. Trên tấm biểu ngữ ghi: „Những cái này không phải là tác phẩm của sinh viên.“

china-peking-tiananmen-jahrestag-07Người biểu tình dương cao tay với dấu hiệu chiến thắng Victory và nắm đấm khi chận xe chở lính đang di chuyển.

china-peking-tiananmen-jahrestag-08Trên sân đại học gần quản trường Thiên an Môn, sinh viên đang hoàn thành một bức tượng. Một ngày sau đó bức tượng sẽ được đưa ra dựng trên giữa quản trường dưới tên gọi: „Nữ thần Dân Chủ“.

china-peking-tiananmen-jahrestag-09Nhà cầm quyền dùng trực thăng rải truyền đơn kêu gọi sinh viên giải tán, rời khỏi quản trường ngay lập tức.

china-peking-tiananmen-jahrestag-10Sinh viên không chấp nhận giải tán. Sang ngày 2.6 có thêm hàng trăm ngàn người tụ về trên quản trường Thiên An Môn. Ngay giữa biển người là bức tượng cao mười mét „Nữ Thần dân Chủ“ – lấy cảm hứng từ bức tượng Nữ thần Tự do tại New York.

china-peking-tiananmen-jahrestag-11Vào đêm mồng ba bước sang ngày 4.6, tình hình trở nên căng thẳng. Sinh viên phá hàng rào cảnh sát quân đội…

china-peking-tiananmen-jahrestag-12…Binh lính dùng vũ lực đánh lại người biểu tình. Trong đêm 4.6.1989 binh lính và thiết giáp tiến vào để giải tán người biểu tình trên quản trường Thiên an Môn. Quân đội khai hỏa bắn người biểu tình ôn hòa, tay không.

china-peking-tiananmen-jahrestag-13Hiện tại không có nhiều hình ảnh chứng nhân đêm đụng độ tại Bắc kinh: Hình cho thấy người biểu tình đốt xe quân đội.

china-peking-tiananmen-jahrestag-14Hình chụp đám đông tấn công một lính lái xe thiết giáp.

china-peking-tiananmen-jahrestag-15Người biểu tình dùng xe đạp đưa hai người bị thương ra khỏi nơi đụng độ. Về sau báo chí cho biết có chừng 7000 người bị thương.

Reuters-00772529-HighResÁo đẩm máu, một cái nón sắt trên tay. Binh lính cũng bị tử thương trong trận thảm sát.

china-peking-tiananmen-jahrestag-16Khói, xe bị đốt, người bị thương: Vào sáng hôm sau nhiều người mới đánh giá rõ ràng mức độ của vụ đàn áp phong trào dân chủ.
Nguồn: Die Zeit


******
Tháng 6 3, 2014
Lưu Hiểu Ba
Phạm Thị Hoài dịch
Phần trích dịch sau đây rút từ tiểu luận „Tiếng nói của những người mẹ Thiên An Môn“ viết năm 2004, nhân 15 năm Sự kiện Lục Tứ. Lưu Hiểu Ba dành phần đầu bài viết cho số phận của những nạn nhân được tập hợp trong một cuốn sách nhỏ, do bà Đinh Tử Lâm, nguyên Giáo sư Triết trường Đại học Nhân dân Trung Quốc tự xuất bản. Con trai bà, 17 tuổi, là một trong những thanh niên đầu tiên bị giết tại Quảng trường Thiên An Môn. Cùng với những người mẹ và gia đình mất con khác, bà thành lập nhóm „Những người mẹ Thiên An Môn“ (Thiên An Môn Mẫu thân Vận động) kiên trì đòi công lí cho các nạn nhân. Lưu Hiểu Ba, bị coi là một trong những người „giật dây“ của phong trào dân chủ Trung Quốc và sau đó bị kết án tù, ngay từ đầu đã tận tình ủng hộ Những người mẹ Thiên An Môn.
Trong phần cuối bài viết, Lưu Hiểu Ba một lần nữa đặt câu hỏi về vai trò và vị thế của giới trí thức tinh hoa Trung Quốc trong phong trào 89. Sự phê phán của ông, tuy trước hết và đồng thời là tự phê phán, nhưng vẫn gây sóng gió trong giới đấu tranh dân chủ Trung Quốc. Tiểu luận „Chúng ta bị công lí của chính mình đè bẹp“ của ông, viết năm 1993, nhân 4 năm Sự kiện Lục Tứ, mà tôi đã giới thiệu trênpro&contra năm ngoái, cũng chung mạch tự phê phán và phản tỉnh đó. Bản dịch tập trung vào phần cuối này của tiểu luận.
Người dịch
__________
Phần lớn các tù nhân chính trị của ngày 4 tháng 6 bị kết án nặng mà tôi biết đều là những người hoàn toàn bình thường. Một sinh viên Viện Truyền thanh Bắc Kinh bị kết án mười một năm tù vì tham gia chặn không cho xe quân sự tiến vào Quảng trường. Một chàng trai trẻ ở Thanh Đảo bị kết án mười tám năm tù vì đã công khai phản đối bạo lực của chính quyền khi vụ thảm sát bắt đầu diễn ra. Nhà thơLiệu Diệc Vũ, người Tứ Xuyên, từng ở chung nhà giam với nhiều tù nhân chính trị bị kết án trên mười năm vì vụ Lục Tứ. Còn rất nhiều những tù nhân chính trị vô danh như thế của ngày 4 tháng 6 đang ở khắp các trại tù trong toàn quốc.
Còn những nhân vật danh tiếng thì sao? Khi đó họ kẻ cả nhìn xuống đám dân thường, nhưng không một ai trong số họ phải thiệt mạng hay bị thương trong vụ thảm sát ở Thiên An Môn, và cũng chỉ một số ít bị kết án nhiều hơn mười năm tù. Họ đều thoát khỏi lưỡi rìu đao phủ và sống sót, có thể đang ở một nhà tù nào đó trong nước hay lưu vong ở nước ngoài, nhưng đều còn sống, đều ít nhiều nổi tiếng, ít nhiều được dư luận chú ý. Trong „những kẻ giật dây vụ Lục Tứ“ nổi tiếng, chỉ có Vương Quân Đào và Trần Tử Minh bị kết án 13 năm tù, nhưng giữa thập niên 90 họ được tại ngoại để chữa bệnh. Từ tháng 6 năm 1989 đến nay, tôi, cũng là một đầu sỏ „giật dây“, bị kết án ba lần, song cũng chỉ bị ngồi tù tổng cộng không đầy 6 năm.
Nói như vậy không phải là để so bì nạn nhân. Là một trong những nhân vật cầm trịch và „giật dây“ tôi chỉ muốn đặt ra câu hỏi, rằng cuối cùng đâu là sự thực lịch sử của vụ Lục Tứ. Khi tình huống bắt đầu diễn biến kinh hoàng, vì sao những người bị trừng phạt nặng nề, những người đứng ra lo giúp các nạn nhân nguy kịch vì thương tích, những người bỏ mạng trong vụ thảm sát, vì sao họ đều là những người dân hoàn toàn bình thường, trong khi phong trào 89 lại do sinh viên và giới tinh hoa trí thức cầm đầu?
Vì sao những người đã phải trả cái giá cao nhất là sinh mạng của mình lại phần lớn thuộc về đám đông thầm lặng trong nước, không có nổi cái quyền thuật lại câu chuyện của mình, trong khi giới tinh hoa thuộc về phía sống sót lại cho mình cái quyền ba hoa chém gió không biết đâu là dừng?
Vì sao sau Lục Tứ, máu của những người dân chất phác ấy lại bị đem ra nuôi những kẻ cơ hội lớn nhỏ và cho phép một số kẻ ăn theo vô liêm sỉ trong chốn hội chợ phù hoa, tranh đua hóa „phong trào dân chủ“?
15 năm đã qua, dường như máu của ngày 4 tháng Sáu đã không hề khiến dân tộc lãnh cảm này bước thêm một bước nào đáng kể, nếu không tính đến cái mùi „anh hùng“ sặc sụa được đem ra phun vào những nhân vật trọng yếu, những kẻ quen xơi món màn thầu chấm máu người. Giới được coi là tinh hoa của đất nước này đã không hề tiến bộ hơn; đến hôm nay cảm giác về sự ô nhục, cảm giác về tội lỗi vẫn còn rất hiếm hoi, và chúng ta cũng chưa học được cách biến khổ đau thành một tài nguyên tinh thần để từ đó, bằng phẩm giá và tư cách bình đẳng, dấn thân cho sự khổ đau của những con người bình thường, cụ thể.
Những kẻ tự phong mình vào hạng tinh hoa văn hóa ở thập niên 80 như tôi, những nhân vật trọng yếu của sự kiện 1989 như tôi, đã làm được gì cho những hồn ma ấy? Suốt 15 năm qua, tôi thường xuyên bị ám ảnh vì một cảm giác tội lỗi. Tôi đã viết một bản nhận tội trong nhà tù Tần Thành, bán rẻ phẩm giá của cá nhân mình và cũng bán luôn cả máu của những hồn ma Thiên An Môn. Khi được thả, tôi vẫn tiếp tục ít nhiều nổi tiếng và được hưởng sự chia sẻ từ khắp nơi. Nhưng những nạn nhân bình thường kia thì sao? Những con người tàn phế đã mất tất cả từ lâu kia, họ thì sao? Và những người vô danh hiện vẫn bị giam cầm thì sao? Họ được gì? Trong một bài thơ, tác giả Liệu Diệc Vũ, bị tù bốn năm vì hai bài thơ, bài „Thảm sát“ và bài „Lễ cầu hồn“, tự hỏi: „Ai sống sót? Sống sót là rác rưởi!“
Trước số phận cay nghiệt của những con người bình thường ghi trong tập sách này, tôi thấy mình thậm chí không có cả cái quyền làm một kẻ „sống sót“! Dù tôi là một trong những người cuối cùng rời khỏi Thiên An Môn hôm ấy, nhưng sau vụ tắm máu tôi đã không đứng thẳng lên để bày tỏ một nhân cách, điều chỉ hiện ra qua hành động. Sau khi rời Quảng trường, tôi đã không quay lại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, ngôi trường cũ của tôi, để giúp những sinh viên từ Quảng trường chạy về; tôi lại càng không ra đường giúp cáng thương và gom xác chết, tôi đã chui vào tòa nhà tương đối an toàn của Bộ Ngoại giao để trốn. Không có gì đáng ngạc nhiên, nếu những con người bình thường đã đích thân trải qua ngày 4 tháng 6 đẫm máu ấy lên tiếng hỏi: Khi Bắc Kinh chìm trong vụ thảm sát, các vị „cầm trịch“ bỗng biến đi đằng nào?
15 năm đã trôi qua. Dù sự kiện Lục Tứ chưa thay đổi được sự tàn nhẫn của những kẻ đã gây nên vụ thảm sát, nhưng ít nhất ta có thể hỏi những nhân vật trọng yếu thời ấy hiện đang ưỡn ngực phô phù hiệu nạn nhân rằng: Các vị không thấy có trách nhiệm gì với những nạn nhân tuyệt không được hưởng một chút gì hoặc thậm chí còn ít hơn thế hay sao? Các vị không thấy lương tâm cắn rứt ư? Chẳng lẽ các vị không thấy ít ra cũng nên giữ những điều kiện tối thiểu cho nhân tính tồn tại, chẳng hạn việc xiển dương tự do và xiển dương cội nguồn của công lí mà vô số người đã hi sinh đời mình để bảo vệ – cái cội nguồn duy nhất mà chúng ta có để chống lại một chế độ toàn trị? Trước những người mẹ kiên tâm đòi công lí cho hồn ma của con cái họ, giới tinh hoa sống sót thời đó không lẽ nào lại không sẵn lòng chia sẻ một chút tình người, thực hành một chút tình đoàn kết bình đẳng và một tí xíu công bằng, để bù lại cho những con người đã chịu nhiều khổ đau hơn hẳn ấy mức công bằng mà họ xứng đáng được hưởng?
Tôi xin cảm ơn thân nhân của những nạn nhân ấy. Họ đã để lại cho Trung Quốc hình ảnh những con người bình thường trong vụ thảm sát ngày 4 tháng 6.
Nguồn: Trích dịch từ bản tiếng Đức, tiểu luận “Die Stimme der Mütter von Tiananmen”, trong tuyển tập tác phẩm của Lưu Hiểu Ba Ich habe keine Feinde, ich kenne keinen Hass, tr. 23-33. Fischer Taschenbuch. Frankfurt am Main, 2013. Nhan đề của người dịch.
Bản tiếng Việt © 2014 pro&contra
*************
-Cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn: Washington đã làm ngơ!
Sài Linh (Chai Ling), cựu lãnh tụ sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn năm 1989 hôm 29/05/2014 trước Quốc hội Hoa Kỳ khẳng định, đại sứ Mỹ tại Trung Quốc vào thời đó đã thổ lộ là Washington không hề ngó ngàng đến phong trào.
Sài Linh, lãnh tụ các sinh viên xuống đường đòi dân chủ, cho biết cô đã từng hy vọng Hoa Kỳ sẽ can thiệp, trong vụ đàn áp đẫm máu của Bắc Kinh đêm 3 rạng 4 tháng Sáu năm 1989 làm cho hàng trăm thậm chí hàng ngàn người chết.

Trong buổi điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 25 năm vụ thảm sát, cô Sài Linh nói:“Chúng tôi đã ở lại trên quảng trường Thiên An Môn cho đến sáu giờ sáng. Đã hy vọng rằng người Mỹ sẽ đến giúp đỡ, nhưng người Mỹ chẳng bao giờ đến”.
Sài Linh - đã trốn khỏi Trung Quốc đến Hồng Kông trong một container, sau đó tới Pháp rồi đến Mỹ - kể tiếp, cô đã nói chuyện với đại sứ Hoa Kỳ thời đó là James Lilley sau khi ông này rời Bắc Kinh. “Tôi hỏi ông ấy: Thưa ông, tại sao? Tại sao người Mỹ lại không đến?” Và ông đã nói riêng với tôi: ‘Họ chẳng thèm quan tâm’. Tôi cảm thấy rụng rời, nhưng buồn thay, đó lại là sự thật!”
Cô cho biết cũng đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Dan Quayle, ông ngỏ lời xin lỗi vì sự án binh bất động của nước mình.
Tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush, cựu đại sứ tại Bắc Kinh, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt giới hạn đối với Trung Quốc vì vụ đàn áp Thiên An Môn, trong khi vẫn bí mật gởi các viên chức Mỹ đến trấn an lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình.
Đại sứ Lilley, qua đời năm 2009, trong hồi ký đã viết rằng ông lấy làm tiếc về việc sử dụng vũ lực ở Thiên An Môn, tuy nhiên điều quan trọng đối với Hoa Kỳ là duy trì quan hệ với Trung Quốc và cổ vũ chế độ Bắc Kinh mở cửa với thế giới bên ngoài.

25 năm sau khi nghiền nát « Mùa Xuân Bắc Kinh », sự độc tôn lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc lại càng được củng cố mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và giờ đây, để làm việc này, thay vì dùng xe tăng súng đạn, Bắc Kinh dùng tăng trưởng kinh tế và bộ máy kiểm soát khổng lồ của công an và cảnh sát để bóp nghẹt mọi sự phản kháng.
Phong trào đòi dân chủ năm 1989 làm rung chuyển đến tận nền móng chế độ, và đã bị chính quyền Bắc Kinh dìm trong biển máu. Từ đó, đảng Cộng sản Trung Quốc đã tìm mọi cách bóp chết từ trong trứng mọi mầm mống phản kháng, qua việc tăng cường bộ máy an ninh, trấn áp, đồng thời tìm mọi cách thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao liên tiếp chưa từng thấy.
Cựu lãnh đạo phong trào biểu tình ở Thiên An Môn, ông Ngô Nhĩ Khai Hi (Wuer Kaixi), là nhân vật đứng hàng thứ hai trong số những người bị công an Trung Quốc truy lùng, hiện tỵ nạn ở Đài Loan, nhận định : « Ngày nay, chính phủ Trung Quốc, đảng Cộng sản Trung Quốc có kỹ thuật tốt hơn để kiểm soát các hoạt động của người dân so với thời kỳ năm 1989 ».
Theo ông, đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra thỏa thuận, theo kiểu : « Chúng tôi cho các vị tự do kinh tế, đổi lại, các vị chấp nhận hợp tác chính trị ».
« Họ cũng thắt chặt quản lý, tăng cường lực lượng cảnh sát, các đơn vị chống bạo động và nhờ vậy, có được một sự kiểm soát xã hội chặt chẽ hơn ».
Chính sách phát triển kinh tế, được khởi đầu cách nay hơn 30 năm, cùng với việc mở cửa nền kinh tế - và mức tăng trưởng đã tăng gấp đôi trong những năm sau vụ đàn áp Thiên An Môn – đã cho phép hàng trăm triệu người dân Trung Quốc thoát ra khỏi cảnh nghèo đói và có được ngày càng nhiều quyền tự do cá nhân hơn.
Thế nhưng, sự thỏa thuận giữa chế độ và xã hội này đã không cho phép chấm dứt tình trạng phản kháng : Theo Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc, có ít nhất 180 ngàn cuộc biểu tình đã được thống kê trong năm 2010, với nhiều nguyên nhân, như trưng thu đất đai, quyền làm việc, chính sách kiểm duyệt, hay tình trạng ô nhiễm.
Sự tức giận của người dân ngày nay lan rộng do thông tin được truyền tải nhanh chóng trên internet.
Ông Ngô Nhĩ Khai Hi nhận định, « nhu cầu thông tin của người dân rất lớn ». Họ cũng tìm mọi cách vượt qua các giới hạn, kiểm soát.
Tuy nhiên, theo ông David Goodman, giáo sư ở đại học Sydney, Úc, quy định về chế độ độc đảng lại rất ít khi bị đe dọa : « Một số người nói rằng nguồn gốc của vấn đề là đảng Cộng sản, họ phải ra đi. Nhưng đây không phải là ý kiến của đa số ».
Chuyên gia này nhận định : « Chừng nào hệ thống không gặp khó khăn về kinh tế, thì không có vấn đề gì ».
Cùng với những thành công kinh tế, đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường triển khai một lực lượng « duy trì ổn định » khổng lồ, với việc theo dõi đại trà, kiểm duyệt internet và bỏ tù những người phản kháng dám lên tiếng mạnh mẽ.
Với phuơng pháp cây gậy và củ cà rốt, chính quyền Trung Quốc đã áp dụng đối với các cuộc biểu tình ồ ạt của những người lao động trong một nhà máy khổng lồ sản xuất giầy dép, ở tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc. Trước việc hàng chục nghìn công nhân bãi công trong hai tuần, chính quyền đã ra lệnh cho nhà máy thỏa mãn các yêu sách của họ, đồng thời đe dọa bắt giữ những người chủ xướng đình công.
Ngày nay, chính quyền Trung Quốc tránh sử dụng bạo lực vì rất tổn hại cho hình ảnh của họ. Nhưng giải pháp bạo lực không bị loại bỏ hoàn toàn, đó là nhận định của ông Vương Đan (Wang Dan), một trong những lãnh đạo của phong trào Thiên An Môn, người đứng đầu danh sách bị truy lùng vào thời kỳ đó, và đã bị bỏ tù hai lần trước khi được phép sang Hoa Kỳ định cư.
Từ Đài Loan, ông nói với AFP : « Khi một chính phủ sử dụng quân đội để chống lại chính người dân, thì liệu chính phủ đó có còn đại diện cho dân hay không ? ».
« Tôi nghĩ rằng nếu điều đó lại xẩy ra, chính phủ sẽ không trấn áp ngay lập tức, chắc chắn lúc đầu, họ sẽ tìm cách giải quyết một cách hòa bình. Nhưng nếu giải pháp này thất bại, tôi cho rằng hoàn toàn có thể họ huy động quân đội ».
Năm 1989, đảng Cộng sản Trung Quốc đã bị chia rẽ trong quyết định điều động quân đội chống lại những người biểu tình, nhưng cuối cùng, phe cứng rắn do Đặng Tiểu Bình đứng đầu, đã thắng thế.
Theo ông Tằng Duệ Sanh (Steve Tsang), chuyên gia về chính trị Trung Quốc, ở đại học Nottingham, ngày nay, việc sử dụng vũ lực sẽ tế nhị hơn, do tốc độ lan truyền thông tin trên internet và điện thoại di động.
Những phương pháp ít phũ phàng hơn – được hỗ trợ với lời đe dọa sẽ sử dụng vũ lực khi cần – cũng đủ đề kiềm tỏa sự phản kháng của người dân.
Chuyên gia Tằng Duệ Sanh giải thích : « Thực chất của vấn đề là đảng Cộng sản nói với người dân : Đừng cố thử vận may thì có thể chúng tôi sẽ không dùng vũ lực ».



Xe cảnh sát túc trực trên quảng trường Thiên An Môn - Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 03/03/2012.REUTERS/David Gray

-Lãnh đạo phong trào Thiên An Môn 1989 muốn được trở về Trung Quốc
Xe cảnh sát túc trực trên quảng trường Thiên An Môn - Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 03/03/2012.
Trong lời kêu gọi do Tổ chức Nhân quyền Trung Quốc - Human Rights in China HRIC- công bố hôm nay, 08/04/2012, nhiều nhân vật lãnh đạo phong trào thanh niên sinh viên dân chủ 1989 yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải để cho họ trở lại quê hương.

Lời kêu gọi do các cựu sinh viên Vương Đan, Ngô Nhĩ Lai Hy, Hồ Bình, Vương Quân Đào, Ngô Nhân Hoa, Hạng Tiểu Cát đồng ký tên. Theo nhận định của các cựu lãnh đạo phong trào Mùa xuân Bắc Kinh hiện đang lưu vong thì từ lâu nay chính quyền Trung Quốc viện lý do chính trị đã không gia hạn hộ chiếu hoặc từ chối cấp visa cho họ.
Họ kêu gọi Bắc Kinh hãy bỏ « cách hành xử lỗi thời ngăn cấm người bất đồng chính kiến về nước ». Những người một thời đứng đầu phong trào dân chủ làm rung chuyển chế độ Trung Quốc cam kết sẵn sàng thảo luận công khai với chính quyền để « giải quyết một cách cụ thể vấn đề hồi hương này trong tinh thần cởi mở và thiện chí ».
Vương Đan và Ngô Nhĩ Lai Hy là hai gương mặt tiêu biểu của phong trào sinh viên trong 7 tuần lễ biểu tình và tuyệt thực tại quảng trường Thiên An Môn trước khi lãnh đạo đảng Cộng sản huy động xe tăng và quân đội từ Nội Mông về đàn áp.
Giới ly khai thẩm định có hàng ngàn thanh niên sinh viên bị thiệt mạng trong đêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6 năm 1989 trước mũi súng của quân đội. Chính quyền Trung Quốc xem cuộc phản kháng đòi tự do dân chủ và nhân quyền ngay trung tâm Bắc Kinh là một phong trào « phản cách mạng ».
Vương Đan bị kết án 4 năm tù vào năm 1991, được thả năm 1993 cho đến 1996 bị bắt lại và lần này lãnh bản án 11 năm tù. Khi Trung Quốc chuẩn bị đón tiếp Tổng thống Mỹ Bill Clinton thì đột nhiên Vương Đan được tự do « với lý do sức khỏe » và sang Mỹ định cư.
Ngô Nhĩ Lai Hy là sinh viên thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ đã thành công trốn sang Hồng Kông rồi qua Pháp tỵ nạn. Hiện nay ông sống tại Đài Loan. Hồ Bình là một trong những cây bút nồng cốt của tạp chí Bắc Kinh Chi Xuân, cơ quan ngôn luận của giới ly khai.
Sau vụ đàn áp, Ngô Nhân Hoa với tài năng sưu tập tài liệu và nghiên cứu đã ghi lại trong ba tập tài liệu dầy cộm về trách nhiệm của quân đội Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn.
Lời yêu cầu muốn được hồi hương của nhóm lãnh đạo sinh viên 1989 được đưa ra trong bối cảnh đảng Cộng sản Trung Quốc sửa soạn thay đổi thế hệ lãnh đạo trong năm nay.

Tại Trung Quốc, hơn 2000 người bị bắt khi đi tảo mộ nạn nhân Thiên An Môn-rfi -Tin theo lời tuyên bố cởi mở của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bão, nhiều người dân đã muốn đặt hoa tại quảng trường Thiên An Môn và đi tảo mộ tại nghĩa trang Bắc Bảo Sơn và nhân ngày lễ Thanh Minh. Đây là nơi an nghỉ của nhiều thanh niên bị giết trong phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh 1989. Hậu quả là hơn 2000 người bị bắt.
- Các Bà Mẹ Thiên An Môn
 Các Bà Mẹ Thiên An Môn: "Vào Ngày 4 tháng Sáu, cả thế giới đã khóc"

Trong bản tin hàng năm để tưởng niệm vụ thảm sát phong trào Dân Chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, một nhóm bao gồm gia đình các nạn nhân kêu gọi nhà cầm quyền đối thoại "trước khi quá trễ" và vì "sự thật, không phải tiền". Nhắc đến các biến động tại Trung Đông: "Bắc Kinh sợ Dân chủ lan tràn đến Trung Hoa, và đó là lý do họ đàn áp nhân quyền."



Beijing (AsiaNews) - Năm nay, kỷ niệm 22 năm phong trào Dân Chủ Thiên An Môn đúng vào thời điểm các cuộc tranh đấu cho dân chủ, tự do, và nhân quyền tại Bắc Phi và Trung Đông lan toả như đám cháy rừng. Là người thân của những người bị giết trong phong trào năm 1989, ký ức của chúng tôi vẫn sắc cạnh với những đau đớn không cùng khi nhớ lại kết cuộc bi thảm không cùng chiều của thảm hoạ đó.

Chúng tôi luôn vững tin rằng tất cả những gì xảy ra trong ngày sụp đổ 4 tháng Sáu đã in sâu vào lương tâm con người, dân tộc Trung Hoa, nhất là người dân Bắc Kinh, không thể nào quên được các biến cố trong ngày 4 tháng Sáu. Họ không thể quên những thanh niên, thiếu nữ bị bắn và nghiến nát bởi quân đội Trung Quốc. Cuộc thảm sát ngày 4 tháng Sáu sẽ không bị quên lãng, dù rằng người ta che giấu và ngăn chận. Nó sẽ mãi mãi tồn tại trong những trái tim. Nó đã in khắc một cách không thể xoá mờ trong lịch sử.

Vào đêm kinh hoàng 3/6/1989 đó, những đội quân Trung Quốc, có bóng tối đồng loã và với xe tăng, võ trang mở đường, tiến vào Thiên An Môn từ mọi hướng, chúng tới đâu rượt, bắn người túi bụi đến đó, sinh viên cũng như thường dân thương vong trầm trọng. Khi các sinh viên biểu tình rút lui trong ôn hoà và trật tự khỏi Thiên An Môn vào sáng sớm mùng 4, những xe tăng quân đội đã đuổi theo và cán họ, gây tử thương và thương tích trầm trọng hơn chục sinh viên ngay tại đó. Thậm chí cho đến ngày 6 tháng Sáu, nhà cầm quyễn vẫn chưa cho quân đội ngưng hoạt động. Ngày đó, chỉ một con đường Fuxingmenwai, ba người bị giết và ba người bị thương trầm trọng, người nhỏ nhất trong ba chỉ mới 13 tuổi. Trong khoảnh khắc, trời đất sụp đổ trọn khắp thành phố Bắc Kinh. Tiếng than khóc khắp nơi. Trong khoảnh khắc, những khuôn mặt và thân hình xinh đẹp trẻ trung, người nối người trở thành cát bụi, biến vào lòng đất.


Một bà mẹ có con bị giết ở Thiên An Môn
Nguồn: AP

Cho đến nay chúng tôi đã bỏ 22 năm để thu thập được tài liệu của 203 nạm nhân của ngày 4 tháng Sáu. Vẫn còn rất nhiều các nạn nhân chúng tôi chưa tìm thấy, hoặc các chưa có tin tức người thân của các nạn nhân.

Trong số 203 nạn nhân được ghi nhận, một số bị đánh đập đến chết khi phản đối quân đội xử dụng bạo lực với thường dân; một số bị bắn khi họ đang cứu những người bị thương hay mang vác người chết; có những người bị đám thiết quân luật đuổi tận vào các hẻm phố và giết chết; có những người bị những viên đạn lạc của đám binh sĩ thiết quân luật bắn ngay trong nhà riêng của họ; và có những người bị bắn chết khi họ đang chụp hình những cảnh xảy ra. Những điều tra và xác minh lập lại của chúng tôi ghi nhận không một nạn nhân nào có hành vi bạo động. Tất cả họ đều là những công dân và những người biểu tình ôn hoà.

Chúng tôi có tên, phái tính, tuổi, nơi làm việc, và nghề nghiệp của hầu hết nạn nhân. Chúng tôi có địa chỉ, tên trường, cấp lớp của tất cả các sinh viên. Họ đã chết một cách bi tráng. Chúng tôi không thể không chìm trong tuyệt vọng mỗi khi nhớ đến họ.

Chúng ta những người còn sống - cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái của các bạn - hãy khóc và thương tiếc vì sự ra đi của các bạn ! Những người trung niên, và nhất là những người trẻ, hãy đứng thật nghiêm trang để tưởng niệm các bạn!

Tục ngữ xưa nói "Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt." Cuộc thảm sát ngày 4 tháng Sáu không thể là một hành xử tuỳ tiện, mà là một hành xử có quyết định từ cấp cao nhất và bởi những người thừa hành trực tiếp. Có người đã chết, những người khác còn sống. Tội họ đã làm không thể thoát khỏi sự kiểm soát của luật pháp. Là chủ của món nợ lịch sử to lớn này, tất cả chúng tôi đều hiểu một luật bất di bất dịch: "Có vay thì phải có trả."

Chúng tôi đã kiên trì trong cuộc chiến đấu gay go suốt hơn hai mươi năm lẻ để phục hồi danh dự cho những người đã chết và an ủi những tâm hồn chưa thanh thản. Chúng tôi đã nhiều lần viết gửi Uỷ ban Thường trực của Quốc hội, yêu cầu họ cung cấp nguồn ngọn sự thật và trách nhiệm về vụ giết những nạn nhân vô tội trong ngày 4 tháng Sáu. Chúng tôi cũng đòi hỏi Uỷ ban Thường trực thay đổi thái độ vô cảm của họ với ước vọng của người dân và tính giả điếc của họ trước các thỉnh nguyện của các gia đình có người chết, và mở cuộc đối thoại thẳng thắn, trung thực về những nạn nhân ngày 4 tháng Sáu với gia đình họ. Nhưng chúng tôi không hề nhận được bất cứ hồi đáp nào cho các thỉnh cầu này.

Vào cuối tháng Hai 2011, vào buổi tối của "Hai Hội Nghị" thường niên - Quốc Hội Nhân dân Quốc gia (NPC) và Hội nghị Tư vấn Chính trị của Nhân dân Trung Hoa (CPPCC)- một người thân của nạn nhân trong nhóm Những Bà Mẹ Thiên An Môn đã được Bộ an ninh chung trong khu vực họ liên lạc, cho một cuộc gọi-là giao dịch riêng và trao đổi ý kiến. Ít lâu sau, vào đầu tháng Tư, nhân viên an ninh đã có một cuộc nói chuyện nữa với gia đình đó. Người này đã không nói tới việc làm sáng tỏ sự thật, thực thi những điều tra pháp luật, hay cho bất cứ sự giải thích nào về trường hợp mỗi nạn nhân. Thay vào đó, họ chỉ nêu lên câu hỏi về bồi thường tiền bạc, nhấn mạnh rằng điều này chỉ có nghĩa với trường hợp cá nhân này, chứ không cho chung các gia đình trong nhóm.

Các Bà Mẹ Thiên An Môn đã liên tục kêu gọi chính phủ suốt 16 năm cho một cuộc đối thoại, nhưng chính phủ đã làm ngơ chúng tôi. Năm nay, cuối cùng, sự yên lặng đã mở. Điều này nên được hoan nghênh. Nhưng câu trả lời trễ tràng này có nghĩa là gì? Nếu các vị có thẩm quyền chỉ đơn giản muốn dàn xếp sự cố 4 tháng Sáu bằng tiền và qua giao dịch ngầm thì việc này có được thành quả gì?

Năm 1995, chúng tôi có ba yêu sách để giải quyết vấn đề ngày 4 tháng Sáu: sự thật, bồi thường và trách nhiệm. Năm 2006, theo những tình huống lúc đó, chúng tôi thêm một nghị trình bổ xung: vì cách giải quyết vấn đề 4 tháng Sáu một cách công bằng đòi hỏi một tiến trình nhất định, chúng ta có thể theo nguyên tắc xử trí những vấn đề đơn giản hơn trước. Những vấn đề có tính xung đột ý kiến tạm để qua. Những điểm có những ý kiến khác biệt nghiêm trọng, không thể dễ dàng thoả thuận - chẳng hạn, bản chất thật của biến cố 4 tháng Sáu có thể tạm thời gác lại. Thay vào đó, chúng ta có thể dàn xếp trước các vấn đề có liên quan tới các quyền lợi căn bản của nạn nhân. Có 6 vấn đề, bao gồm việc gỡ bỏ tất cả những theo dõi và cấm đoán cá nhân áp đặt trên những nạn nhân 4 tháng Sáu và gia đình họ, cho phép gia đình những kẻ xấu số để tang và thương tiếc mà không bị ngăn cấm ; và các cơ quan chức năng nhà nước trợ giúp nhân đạo cho những nạn nhân gặp khó khăn.

Cách giải quyết phụ này có nguyên tắc cơ bản và một lằn mức cuối cùng. Đó là: linh hồn của những ngưới bị thảm sát sẽ không bị xúc phạm; gia đình họ sẽ không bị khinh rẻ. Chúng tôi hôm nay xin lập lại: tất cả các vấn đề đều có thể thương lượng ngoại trừ hai điểm này.


"Tăng (tank) nhân" đang đứng chận đoàn xe tăng đang tiến về hướng tây trên đại lộ An bình Vĩnh cửu (Ave of Eternal Peace) gần quảng trường Thiên An Môn trong thời gian sinh viên biểu tình ở đây năm 1989. Bức hình được chụp từ tầng sáu của khách sạn Bắc Kinh, hôm 5 tháng Sáu 1989 bởi phóng viên Jeff Widener (AP). Nguồn: The Associated Press


Con đường đối thoại của chúng tôi với chính quyền lúc nào cũng rộng mở. Sự khởi đầu luôn là điều khó khăn nhất trong bất cứ nỗ lực nào. Để chứng tỏ thiện chí, chính quyền nên phái hoặc chỉ định một viên chức riêng trách nhiệm cho việc đối thoại, hơn là xử dụng an ninh địa phương hay nhân viên an ninh chính phủ, những người giám sát và theo dõi chúng tôi hàng ngày để “nói” với chúng tôi. Điều này không đúng và vô ích. Vậy để phản ảnh tính cách bao gồm cho đối thoại, chúng tôi hy vọng rằng, thay vì những thảo luận cá nhân, chính quyền nên quy tụ nhiều gia đình nạn nhân _ không chỉ một, hai, nhưng ba, bốn, hay ngay cả với nhóm do các gia đình nạn nhân tổ chức _ cho đối thoại. Chúng tôi hy vọng đó sẽ không là những trao đổi kín, mà là một thảo luận mở, thẳng thắn và công khai, với tất cả các vấn đề, không che giấu bất cứ dữ kiện và khác biệt gì, và có như thế chúng ta mới hoàn thành trách nhiệm đối với những người chết và lịch sử. Chúng tôi không hề ảo tưởng những vấn đề của ngày 4 tháng Sáu có thể giải quyết đơn giản. Nếu là những bàn thảo, thì chúng phải là bàn thảo thật, giải quyết từng vấn đề trong ngọn ngành, hầu để đi tới sự đồng thuận một cách rốt ráo hay kết cục đồng thuận có cơ sở.

Từ khoảng đầu năm, các cuộc biểu tình và phản đối đòi hỏi tự do dân chủ đã nổ ra khắp các nước Trung Đông và Bắc Phi. Chính quyền Trung Hoa nhắc đến và xếp loại các phong trào này là “biến loạn”; chúng chưa hề đựoc đề cập là những kêu goi cho tự do dân chủ. Tại sao? Câu trả lời là sợ hãi. Nỗi sợ hãi biến động tại Trung Đông và Bắc Phi sẽ lan tới Trung Quốc, và lo sợ nó sẽ dẫn đến những biến cố tương tự như Phong trào Dân chủ 1989. Nhà cầm quyền vì vậy thắt chặt kiểm soát trên xã hội dân sự và tăng cường đàn áp, đưa tới sự thoái hóa nghiêm trọng nhân quyền tại Trung Hoa; cụ thể, tình trạng từ tháng Hai năm nay là tồi tệ nhất kể từ biến cố 4 tháng Sáu. Một thời kỳ khắc nghiệt nhất tính từ 4/6/1989. Sự im lặng bao trùm cả nước. Chúng tôi ngạc nhiên, trong bối cảnh này mà các cơ quan an ninh lại chủ động có những đối thoại riêng tư với các gia đình nạn nhân Thiên An Môn. Không lạ sao được?



© DCVOnline





Nguồn:
Tiananmen Mothers: "On June 4, the whole world wept" The AsiaNews, 4 June 2011




- - Trung Quốc sẽ bồi thường nạn nhân Thiên An Môn? (RFI)- Trong một bức thư ngỏ được công bố trên mạng Internet hôm nay (31/05/11), hiệp hội bảo vệ các nạn nhân Thiên An Môn cho biết : lần đầu tiên từ sau phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989, công an Trung Quốc nêu lên khả năng bồi thường cho gia đình các nạn nhân đã thiệt mạng trong đợt đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn.
Công an Trung Quốc tuần tra trên quảng trường Thiên An Môn ngày 31/5/2011
REUTERS/StringerLá thư ngỏ nói trên do 127 thành viên thuộc hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn ký tên, không cho biết thêm chi tiết về các khoản tiền bồi thường. Cục An Ninh Trung Quốc trước mắt từ chối bình luận về nội dung bức thư ngỏ của hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn, cũng như về nội dung các cuộc tiếp xúc với gia đình nạn nhân phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh.
Theo tổ chức Các Bà Mẹ Thiên An Môn, trong tháng Hai vừa qua, họ đã được công an Trung Quốc tiếp hai lần và đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh bắt đầu thay đổi thái độ trên một vấn đề mà tới nay vẫn bị coi là « cấm kỵ » tại quốc gia này. Vào thời điểm năm 1989, giới lãnh đạo Trung Quốc đã coi đây là một cuộc « phản cách mạng », để thẳng tay đàn áp người biểu tình.
Vẫn theo nguồn tin trên, trong các cuộc tiếp xúc vừa qua, phía chính quyền chỉ đề cập đến khả năng bồi thường tài chính cho các gia đình nạn nhân. Công an Trung Quốc cũng đã nói rõ là sẽ xem xét từng trường hợp cá nhân, chứ không giải quyết tập thể.
Hàng năm hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn vẫn cho công bố một bức thư ngỏ trước ngày 4/6 để tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong cuộc thảm sát đêm 3 rạng sáng 4/6/1989, khi quân đội Trung Quốc nổ súng vào đoàn người biểu tình, sát hại hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn người.
Hiệp hội Các Bà Mẹ Thiên An Môn tiếc là chính quyền không chính thức lên tiếng xin lỗi và cũng không nêu đích danh những thủ phạm đã ra lệnh cho quân đội bắn vào thường dân. Từ 16 năm qua, tổ chức này luôn kêu gọi Nhà nước đối thoại với gia đình các nạn nhân, nhưng lời yêu cầu đó cho tới nay vẫn không được Bắc Kinh đáp ứng và đây là lần đầu tiên Trung Quốc dường như thay đổi thái độ. Theo giới quan sát, Trung Quốc tính đến khả năng bồi thường cho các gia đình nạn nhân Thiên An Môn trong bối cảnh chính quyền đang gia tăng đàn áp các nhà ly khai, sau khi ông Lưu Hiểu Ba được trao tặng giải Nobel Hòa Bình và sau khi làn sóng dân chủ dấy lên tại các nước Ả Rập.
-China discusses "under the table" payments for Tiananmen victims DPA

Tổng số lượt xem trang